Phạm vi nghiên cứu: Thời gian: Tháng 10-Tháng 11/2023Địa điểm: Thành phố Hà NộiNội dung: Thực hiện khảo sát, phỏng vấn, nghiên cứu nhằm làm rõ các nhân tố của công việc làm thêm có tác đ
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4 Ý nghĩa của đề tài
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Một số nghiên cứu liên quan
2.2 Một số vấn đề cơ bản
2.3 Một số lý thuyết tham khảo
2.4 Tính mới của đề tài
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu định tính:
3.2.2 Nghiên cứu định lượng:
3.3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.3.1 Thống kê đặc điểm khách thể nghiên cứu
3.3.3 Đánh giá tác động của công việc làm thêm tới việc học tập của sinh viên
PHẦN IV: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
4.1 Cơ sở đề xuất biện pháp
4.2 Nội dung các biện pháp
PHÀN V: TỔNG KẾT
Trang 3Thứ nhất, sinh viên có thể bị mất kiểm soát trong việc cân bằng giữa công việc làm thêm vàviệc học Nhiều trường hợp thời gian đi làm thêm chiếm phần nhiều trong quỹ thời gian củasinh viên, khiến họ không thể tham dự đầy đủ các buổi học ở trường, làm bài tập và ôn thi.Điều này có thể dẫn đến kết quả học tập giảm sút, thậm chí là bị buộc thôi học.
Thứ hai, sinh viên có nguy cơ bị lạm dụng và đối xử không công bằng Sinh viên chưa đượctrang bị nhiều kinh nghiệm và kiến thức về pháp luật, do đó dễ bị đối xử bất công (trả lươngkhông tương xứng với sức lao động, làm quá giờ, ) tại nơi làm việc Điều này có thể ảnhhưởng đến tâm lý và sức khỏe của sinh viên
Ngoài ra, ở Hà Nội cũng tập trung số lượng lớn sinh viên ngoại tỉnh Những sinh viên nàythường gặp khó khăn trong việc thích ứng với cuộc sống ở Hà Nội, đặc biệt là về mặt tàichính Để trang trải cuộc sống và hỗ trợ gia đình, nhiều sinh viên đã lựa chọn đi làm thêm bêncạnh duy trì việc học ở trường
Từ những lý do trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài "Ảnh hưởng của công việc làm thêm đếnviệc học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội” để nghiên cứu Đề tài này có ýnghĩa quan trọng trong việc giúp sinh viên nhận thức được những rủi ro có thể gặp phải khi đilàm thêm Ngoài ra nghiên cứu này cũng cung cấp một phần thực tiễn để nhà trường và cácnhà hoạch định chính sách để đưa ra những giải pháp kịp thời nhằm hỗ trợ sinh viên cân bằnggiữa công việc làm thêm và kết quả học tập cũng như đảm bảo những mục tiêu khác trongcuộc sống
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu:
Làm rõ thực trạng của việc làm thêm, đánh giá các tác động của công việc làm thêm tới việchọc tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội Từ đó, đề xuất các biện pháp nhằm hạnchế những tác động tiêu cực của việc làm thêm tới kết quả học tập của sinh viên
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Những yếu tố nào của công việc làm thêm có tác động tới việc học tập của sinhviên ở Hà Nội?
Câu hỏi 2: Những biện pháp nào cần được đưa ra để giúp sinh viên cân bằng giữa công việclàm thêm với đảm bảo các mục tiêu khác trong học tập và cuộc sống?
2
Trang 41.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên đang theo học hệ Cử nhân tại các trường Đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Tháng 10-Tháng 11/2023
Địa điểm: Thành phố Hà Nội
Nội dung: Thực hiện khảo sát, phỏng vấn, nghiên cứu nhằm làm rõ các nhân tố của công việc làm thêm có tác động tới việc học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài này có ý nghĩa trong việc làm rõ thực trạng và ảnh hưởng của việc làm thêm tới việchọc tập của sinh viên Kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin quan trọng để cácnhà hoạch định chính sách và các đơn vị giáo dục đưa ra chính sách hợp lý Ngoài ra đề tài
mở ra cơ hội cho các nghiên cứu tương tự ở các vùng khác, giúp làm rõ tác động của côngviệc làm thêm với sinh viên trong ngữ cảnh địa lý cụ thể
Trang 5PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Một số nghiên cứu liên quan
Hiện nay đã có một số nghiên cứu đưa ra những đánh giá khác nhau về tác động của côngviệc làm thêm (còn được gọi là công việc làm bán thời gian) đối với việc học tập của sinhviên đại học Theo Onyu (2019), tiến trình học tập của sinh viên không bị ảnh hưởng đáng kểbởi việc làm thêm của họ, trong khi đó Carney (2005) phát hiện ra rằng sức khỏe tâm lý vàthể chất của một người bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ bởi công việc bán thời gian, điều này cóthể ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu suất học tập Wang (2010) phát hiện ra rằng tác động củaviệc làm bán thời gian đối với hiệu suất học tập khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳnghạn như động cơ để làm việc, và mối quan hệ giữa công việc và lĩnh vực học của sinh viên.Tessema (2014) phát hiện ra rằng sự hài lòng và điểm trung bình học tập của sinh viên tănglên khi làm việc ít hơn mười giờ, nhưng làm việc hơn mười một giờ làm giảm cả hai yếu tốnày Nhìn chung, sự đa dạng trong các kết quả cho thấy tác động của việc làm bán thời gianđối với học tập là phức tạp và có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như số giờ làmviệc và mức độ liên quan của công việc đến lĩnh vực học tập
đó sẽ có kết quả học tập tốt hơn so với những sinh viên không nhận được những sự hỗ trợtương đương
Học tập: Nhóm tác giả Malini, E Arasi, Dr N Kalai trong nghiên cứu về thói quen học tập
và hiệu quả học tập, xác định các khía cạnh cụ thể của thói quen học tập, chẳng hạn như độnglực học tập và sự chuẩn bị cho kỳ thi, có liên quan đến kết quả học tập Còn tác giả Emmanuel(2014) nhấn mạnh tác động của thói quen học tập đến thành công trong học tập Như vậy hiệusuất học tập là kết quả và thành tích học tập của một người trong môi trường giáo dục, thườngđược đo bằng cách xem xét điểm số, kiến thức, và sự tham gia trong học tập
Sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội: Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, xãhội của cả nước, là nơi đón đầu những làn sóng thay đổi Vì thế sinh viên ở đây được tiếp xúcvới nhiều luồng tư tưởng mới, có sự nhạy cảm với thời cuộc Trong bối cảnh nghiên cứu này,sinh viên tại Hà Nội được tiếp xúc với nhiều hình thức công việc làm thêm đa dạng, đồng thờicũng bị chi phối bởi nhiều nhân tố khác dẫn đến động lực đi làm thêm Ngoài ra, ở Hà Nội tậptrung nhiều trường đại học lớn, có chất lượng tốt, sinh viên ở đây vì thế cũng sẽ trở thành lựclượng lao động tinh hoa Sinh viên tại Hà Nội ít nhiều đều có ý thức về tự do tài chính, pháttriển sự nghiệp, và luôn tìm kiếm những cơ hội để nâng cao giá trị của bản thân trong cuộcsống hàng ngày Vì thế, cần có sự hỗ trợ để giúp đỡ sinh viên hạn chế những tác động tiêu cựccủa việc làm thêm tới học tập để đảm bảo đầu ra tương lai cho sinh viên
4
Trang 62.3 Một số lý thuyết tham khảo
Lý thuyết về sự cân nhắc giữa công việc và học tập (Work-Study Balance Theory): Lý thuyếtnày cho rằng việc làm thêm có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên nếu sinh viênkhông thể cân nhắc được thời gian và nỗ lực giữa việc học và việc làm Nếu sinh viên dànhquá nhiều thời gian cho việc làm thêm mà không có đủ thời gian và năng lượng cho việc học,kết quả học tập có thể bị ảnh hưởng tiêu cực
Quan điểm về việc làm thêm như một cơ hội học hỏi (Part-Time Work as a LearningOpportunity Perspective): Quan điểm này cho rằng việc làm thêm có thể cung cấp cho sinhviên cơ hội để học hỏi kỹ năng và kiến thức thực tế, từ đó hỗ trợ cho việc học tập của họ Tuynhiên, trong trường hợp sinh viên chọn việc làm thêm không liên quan đến chuyên ngành họccủa sinh viên, nó có thể không hữu ích cho việc học tập của họ và thậm chí có thể làm phântâm họ khỏi việc học
Mô hình về ảnh hưởng của việc làm thêm đến kết quả học tập (Part-Time Work ImpactModel): Mô hình này giúp xác định các biến độc lập và các biến phụ thuộc, điều này giúpngười nghiên cứu xác định được những yếu tố cần tập trung nghiên cứu Dựa trên mô hình,người nghiên cứu có thể đưa ra các giả thuyết về mối quan hệ giữa việc làm thêm và kết quảhọc tập thông qua mối quan hệ giữa các biến Từ đó người nghiên cứu có thể đánh giá hiệuquả của việc làm thêm
2.4 Tính mới của đề tài
Về lý luận: Đề tài sử dụng cách tiếp cận đồng đẳng, khai thác góc nhìn của chính nhữngngười trong cuộc, phát huy vai trò của sinh viên trong việc nghiên cứu cũng như đề xuất biệnpháp
Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể giúp các cơ quan giáo dục, các nhà hoạch định chínhsách, và cả phụ huynh hiểu rõ hơn về thực trạng và tác động của việc làm thêm với sinh viên,
từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề
Trang 7
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu định tính:
Mục đích và ý nghĩa: Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu định tính nhằm tìm ra những yếu tốcủa việc làm thêm có tác động tới kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn thành phố HàNội Dựa trên cơ sở đó, nhóm tiếp tục thực hiện nghiên cứu định lượng và kết hợp kết quả này
để đưa ra những kết luận chính xác
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Thu thập tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đọc, đánh giá, chọn lọc, phântích và tổng hợp nội dung của các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu.Phương pháp phỏng vấn sâu:
Mẫu nghiên cứu định tính được nhóm lựa chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫunhiên phân tầng Nhóm tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc sinh viên đang theo học hệ
Cử nhân tại các trường đại học tại Hà Nội, nhằm mục đích khám phá, kiểm định cácnhân tố, từ đó tạo bảng hỏi sơ bộ Số lượng phỏng vấn 5 sinh viên, 1 phụ huynh và 1giảng viên Những ý kiến của hai đối tượng phụ huynh và giảng viên thường xuyêntiếp xúc với sinh viên nên sẽ có thể đóng góp những đánh giá hợp lý về những yếu tốcủa việc làm thêm Ngoài ra, kinh nghiệm của hai đối tượng này cũng có giá trị trongquá trình nghiên cứu và đề xuất biện pháp
3.2.2 Nghiên cứu định lượng:
Mục đích và ý nghĩa: Nhóm thu thập các dữ liệu liên quan đến thực trạng và các yếu tố củaviệc làm thêm ảnh hưởng tới việc học tập của sinh viên Phân tích các dữ liệu để thấy đượcmức độ tác động, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu và phù hợp nhất
Quy trình xây dựng và xử lý bảng hỏi:
(1) Xác định rõ khái niệm và các biến cần đo lường dựa trên các nghiên cứu có liênquan, (2) Xây dựng bảng hỏi sơ bộ, (3) Khảo sát thử nghiệm, (4) Chỉnh sửa bảng hỏi,(5) Khảo sát chính thức
Về thang đo:
Đối với các nhân tố “Những thuận lợi trong công việc làm thêm của sinh viên”,
“Những khó khăn trong công việc làm thêm của sinh viên”, “Tác động tích cực củacông việc làm thêm tới việc học tập của sinh viên”, “Tác động tiêu cực của công việc
6
Trang 8làm thêm tới việc học tập của sinh viên” Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5điểm, câu trả lời thu được ở mỗi câu bằng cách lựa chọn mức độ phù hợp từ 1 đến 5,trong đó (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý, (3) Trung lập, (4) Đồng ý,(5) Hoàn toàn đồng ý Đối với những câu hỏi khác, người tham gia trả lời bằng cáchchọn những đáp án phù hợp hoặc tự viết câu trả lời.
26 biến quan sát thì số mẫu tối thiểu phải là 130
Thời gian thực hiện lấy mẫu: Từ 14/11/2023 - 19/11/2023
Phương pháp lập mẫu: Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, nhóm tác giả lựa chọnphương pháp lấy mẫu phi xác suất thuận tiện
Cách lấy mẫu: Nhóm nghiên cứu thực hiện lấy mẫu theo phương pháp phát bảng hỏitrực tuyến thông qua mạng xã hội cho sinh viên tại một số trường đại học trên địathành phố Hà Nội
Lý do chọn mẫu: Sau khi khảo sát và nghiên cứu, nhóm tác giả đã tiến hành chọn mẫubởi những lý do cơ bản như sau:
(1) Thứ nhất, dù hạn chế về mặt thời gian và kinh phí nhưng mẫu được chọn vẫn đảmbảo được tính chính xác, tính đại diện và tính thực tế của đề tài
(2) Thứ hai, do một vài lý do khách quan, cơ cấu mẫu của đề tài tập trung vào đốitượng sinh viên năm nhất thuộc khối ngành khoa học xã hội
Thông tin về mẫu: 203 bảng hỏi được điền, có 182 bảng hợp lệ, chiếm tỷ lệ 88.78%Thiết kế bảng hỏi: Bảng câu hỏi được thiết kế làm 3 phần:
Phần 1: Các câu hỏi về Thông tin đối tượng khảo sát
Phần 2: Các câu hỏi về thực trạng việc làm thêm của sinh viên
Phần 3: Các câu hỏi về mức độ tác động của việc làm thêm tới việc học tập theo thang
đo Likert từ 1 đến 5
Phương pháp xử lý dữ liệu: sau khi xử lý sơ bộ, sử dụng phần mềm SPSS 26.0 để phân tích
dữ liệu
Trang 93.3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.3.1 Thống kê đặc điểm khách thể nghiên cứu
Nhóm tác giả tiến hành thu thập những thông tin cơ bản về giới tính, niên học, nhóm ngànhhọc của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội Kết quả được thể hiện ở các biểu đồsau:
Biểu đồ 1: Thống kê đặc điểm về giới tính của khách thể nghiên cứu
Theo kết quả được thống kê, có 36.6% số người được khảo sát là nam, 60.4% số người được khảo sát là nữ, và 3% số người không muốn nêu cụ thể Có thể thấy, khảo sát này được quan tâm nhiều hơn và có mức độ tiếp cận phổ biến hơn đối với các đối tượng là sinh viên nữ
Biểu đồ 2: Thống kê đặc điểm về niên học của khách thể nghiên cứu
Biểu đồ cho thấy khách thể nghiên cứu là sinh viên năm nhất chiếm tỉ lệ cao nhất với 77.2%, tiếp theo là năm thứ hai với tỉ lệ 8.9% Nội dung có tỉ lệ cao thứ ba là sinh viên đang theo học năm thứ ba, ghi nhận ở mức 7.9% Số sinh viên năm thứ tư và các năm khác lần lượt xếp sau với tỉ lệ 3.5% và 2.5%
Bảng 1: Thống kê đặc điểm về niên học của khách thể nghiên cứu
8
Trang 10NHÓM NGÀNH Số lượng %
1 Khoa học tự nhiên - kỹ
thuật: Khoa học tự nhiên
(Sinh học, vật lý, cơ học, hóa
học, toán học, khoa học môi
trường )
Kĩ thuật & Công nghệ kĩ
thuật (Dệt may, cơ điện
tử )
Nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản, sản xuất, chế biến
Kiến trúc, xây dựng, giao
thông vận tải, hạ tầng cơ sở
2 Công nghệ thông tin &
3 Khoa học xã hội: Chính trị
học; Nhân văn; Kinh tế &
thương mại; Thông tin, thư
viện, lưu trữ, bảo tàng; Luật,
quản trị, luật quốc tế; Báo
chí và truyền thông; Tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm,
kế toán, kiểm toán, quản trị
rủi ro
4 Khác: Khoa học giáo dục
và đào tạo giáo viên; Nghệ
thuật và Mỹ thuật; Y khoa;
Trang 113.3.2 Thực trạng việc đi làm thêm của sinh viên đại học tại Hà Nội
Biểu đồ 3: Tỉ lệ đi làm thêm của sinh viên
Theo kết quả khảo sát, 43.6% sinh viên hiện tại có việc làm thêm, 32.2% sinh viên có ý định
đi làm thêm và số liệu thấp nhất là 24.2% sinh viên không đi làm thêm Có thể thấy, gần mộtnửa số sinh viên được khảo sát có nhận thức, có hiểu biết và đã / đang dành thời gian cho việclàm thêm khi vẫn còn đang học đại học
Bảng 2: Tỉ lệ đi làm thêm của sinh viên
Tổng số ca Ca trong ngày Số lượng %
Biểu đồ 4: Thời lượng dành cho việc làm thêm của sinh viên
10
Trang 12Theo kết quả khảo sát, sinh viên dành thời gian để làm thêm nhiều nhất là từ 6 - 12 giờ mỗituần với tỉ lệ là 42%, thời gian làm thêm dưới 6 giờ mỗi tuần là 34.1%, xếp thứ ba và thứ tưlần lượt là các nhóm sinh viên làm thêm từ 12 - 18 giờ và trên 18 giờ, với tỉ lệ là 12.5% và11.4%
Bảng 3: Về động lực đi làm thêm của sinh viên
Tích lũy kinh nghiệm thực tế 70 78.7
Yêu thích việc làm thêm 29 2.3
Bổ sung kiến thức cho ngành
Trang 13là 11.4% Xét thấy điểm trung bình là 3.493, và độ lệch chuẩn là 1.1668, câu hỏi này nhậnđược ít phản hồi tích cực hơn từ các đối tượng khảo sát, cho thấy vẫn còn nhiều sự dao động
về phản hồi liên quan đến việc mức lương làm thêm có khiến sinh viên hài lòng và giảm gánhnặng tinh thần hay không
3.3.3 Đánh giá tác động của công việc làm thêm tới việc học tập của sinh viên Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha kiểm tra mức độ tương quan giữa các chỉ số đo lường Giá trịCronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên được coi là chấp nhận được, từ 0.8 đến gần 1 là tốt, và từ 0.7đến gần 0.8 có thể sử dụng Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi Alpha quá cao (>0.95) vì có thể có
sự trùng lặp ý nghĩa hoặc bỏ sót biến
12