Trang 1 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG “TÀI NĂNG KINH TẾ TRẺ” – LẦN 11, 2022 NGHIÊN
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“TÀI NĂNG KINH TẾ TRẺ” – LẦN 11, 2022
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Lĩnh vực nghiên cứu: Giáo dục
TP.HCM, 05/ 2022
Trang 3BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG
“TÀI NĂNG KINH TẾ TRẺ” – LẦN 11, 2022
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn: ThS Ngô Vũ Quỳnh Thi
Sinh viên thực hiện:
- Nguyễn Thị Vân Anh (Nhóm trưởng)
- Châu Ngọc Trang Đoan
- Nguyễn Thị Mỹ Hằng
- Bùi Thị Thu Hậu
- Nguyễn Thị Ngọc Hương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Khoa Marketing, Trường Đại học Tài chính – Marketing, bằng sự biết ơn và kính trọng, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường
Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Cô Ngô Vũ Quỳnh Thi, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại địa bàn TP.HCM”.Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong đề tài nghiên cứu khoa học này không tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè tiếp tục có những ý kiến đóng góp, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tháng 05 năm 2022
Nhóm sinh viên thực hiện
Trang 5MỤC LỤC
2.2 10
2.2.2 Mô hình lý thuyết về phân bổ thời gian của sinh viên và kết quả học tập - A theoretical model of student time allocation and academic performance (Bratti &
Trang 6Production Approach, Working paper (Dickie, 1999) 12 2.3 13
2.4 20
3.4 34
3.5 34
4.2 41
4.5.1 Model fit - Kiểm định độ phù hợp của mô hình khảo sát với 616 mẫu 48 4.5.2 Kiểm định tính hội tụ, tính phân biệt và sự tin cậy trong phân tích CFA 49 4.6 Kiểm định độ thích hợp của mô hình nghiên cứu và các giả thuyết (SEM) 50
Trang 710
Fpsyg1001652 BẢN KHẢO SÁT VÀ…
Logistics 100% (2)
4
Femh107 Nil Interactive Science…
Trang 8-CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 66
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HỌC
BẢNG KẾT QUẢ XUẤT TỪ PHẦN MỀM PHÂN TÍCH DỮ LIỆU SPSS VÀ AMOS
f
2018 11.29 - Coyle Chapter 5 - Sourcin…
Logistics 100% (1)
6
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 4 2: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần yếu tố Nhà trường 38 Bảng 4 3: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần yếu tố Gia đình 39
Bảng 4 6: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần Kiên định học tập 41 Bảng 4 7: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần Động cơ học tập 41 Bảng 4 8: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo thành phần Kết quả học tập 42
Trang 11DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2 2 Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại
Hình 2 3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm
Hình 2 4 Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên – Ví dụ thực tiễn tại
Hình 2 5 Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Khoa Kỹ thuật và
Hình 2 6 Phân tích các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên kinh tế
Hình 2 7 Mô hình nhân quả của các yếu tố đóng góp vào thành tích học tập của sinh
Hình 2 8 Ảnh hưởng của môi trường gia đình đến kết quả học tập của sinh viên trong
Hình 2 9 Mô hình nghiên cứu môi trường gia đình và động lực học tập đến kết quả học
Hình 2 10 Mô hình nghiên cứu đề xuất “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến Error! Bookmark not defined
Hình 4 2 Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích EFA Error! Bookmark not defined
Trang 14TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Sinh viên chính là lực lượng tri thức trẻ có tiềm năng và năng lực sáng tạo Vì vậy đòi hỏi sinh viên phải luôn chủ động học hỏi những điều mới, nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn để có cơ hội chọn được nghề nghiệp và hướng đi phù hợp với bản thân góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh Tuy nhiên nhiều sinh viên hiện nay vẫn không đạt được kết quả mong muốn mặc dù vẫn rất cố gắng, chăm chỉ Do
đó để tìm hiểu vấn đề này, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại địa bàn TP.HCM”
Để nghiên cứu, tác giả đã xây dựng mô hình và thực hiện khảo sát 616 sinh viên tại TP.HCM Kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
có tầm ảnh hưởng giảm dần: Nhà trường, xã hội, động cơ học tập, kiên định học tập và gia đình Theo kết quả này, nhóm tác giả cũng đưa ra một số đề xuất giúp Nhà trường, gia đình nâng cao hơn nữa kết quả học tập của sinh viên cũng như nâng cao khả năng, năng lực của chính sinh viên
Từ khóa: Gia đình, kết quả học tập, nhà trường, sinh viên, yếu tố ảnh hưởng
Trang 15ABSTRACT Students are a force of young knowledge with potential and creative capacity Therefore, it requires students to always actively learn new things, make efforts to study, cultivate professional knowledge to have the opportunity to choose a career and a suitable direction for themselves, contributing to building the country today stronger However, many students today still do not achieve the desired results, despite their efforts and hard work Therefore, to find out this issue, the author decided to carry out the topic "Research on factors affecting student learning outcomes in Ho Chi Minh City."
For research, the author built a model and conducted a survey of 616 students in
Ho Chi Minh City The results show that there are 5 factors affecting students' learning outcomes with decreasing influence: School, society, learning motivation, study steadfastly, and family According to this result, the authors also make some suggestions
to help schools and families further improve students' learning outcomes as well as improve students' own abilities and capabilities
Keywords: Family, influencing factors, learning outcomes, school, students
Trang 161
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến đầu năm 2021, Việt Nam chúng ta là nước đang phát triển và không ngừng phấn đấu hội nhập với nền kinh tế thế giới – nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt
và khốc liệt Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng đây cũng là cơ hội lớn để ta tiếp cận với nền kinh tế năng động, hiện đại, sự tiên tiến của khoa học và kỹ thuật để ngày càng nâng cao vị thế của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế Bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn đặt ra trước mắt chúng ta như nền kinh tế từ trước đến nay vẫn còn lạc hậu, khoa học kỹ thuật vẫn chưa hiện đại và tiên tiến, đời sống của người dân vẫn gặp không
ít khó khăn và thiếu thốn Đặc biệt trình độ đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng lao động hỗ trợ cho sự phát triển Kinh tế – Xã hội của đất nước còn gặp vướng mắc
Để thực hiện được mục tiêu trên Việt Nam cần có một đội ngũ trí thức có năng lực nhằm không ngừng phát triển bản thân, mà giáo dục chính là chìa khóa để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này Theo thống kê của Bộ Giáo dục – Đào tạo, năm học 2019 -
2020 cả nước có 5.517.000 trẻ mầm non, 17.055.000 học sinh bậc phổ thông và 1.518.986 sinh viên đại học Muốn đạt được những mục tiêu đặt ra trong tương lai thì điều đầu tiên mà chúng ta cần quan tâm đó là phải có những kế hoạch rõ ràng để phát triển thế hệ trẻ đầy tiềm năng này Trong đó đại học chính là môi trường đào tạo, nơi sinh ra những nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước và sinh viên chính là lực lượng tri thức trẻ có tiềm năng và năng lực sáng tạo Vì vậy đòi hỏi sinh viên phải luôn chủ động học hỏi những điều mới, nỗ lực học tập trau dồi kiến thức chuyên môn để có
cơ hội chọn được nghề nghiệp và hướng đi phù hợp với bản thân góp phần xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường Đại học được thành lập, và việc học Đại học trở nên phổ biến hơn với trước Theo báo cáo của Vụ Giáo dục Đại học năm 2019 thì hệ thống giáo dục của đại học Việt Nam hiện nay đang có 237 trường đại học, học viện (bao gồm 172 trường công lập, 60 trường tư thục và dân lập, 5 trường có 100% vốn nước ngoài), 37 viện nghiên cứu khoa học được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ tiến sĩ,
31 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm Trong điều kiện thuận lợi
Trang 17như vậy, sự chủ động và tích cực của sinh viên trong việc học Đại học phải cao hơn bao giờ hết Tuy nhiên nhiều sinh viên hiện nay vẫn không đạt được kết quả mong muốn mặc dù vẫn rất cố gắng, chăm chỉ vì có thể là phương pháp học tập chưa hợp lý Mặt khác, trong năm học 2019 - 2020 Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM đã đưa thông báo cảnh báo đến 2.252 sinh viên với lý do tự ý bỏ học Vào tháng 10-2018, Trường Đại học Luật TP.HCM cũng đã ra cảnh báo học vụ buộc thôi học hơn 170 sinh viên, ở Trường Đại học Sư phạm TP.HCM là gần 450 sinh viên Năm 2018, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM cũng cảnh báo học vụ đến 2.135 sinh viên, trong đó
257 sinh viên đã bị đuổi học Tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM hơn 2.500 sinh viên nợ học phí kéo dài, có nguy cơ bị cấm thi Trường Đại học Ngân hàng TP HCM, sau mỗi học kỳ có khoảng 400 sinh viên bị cảnh báo học vụ và bị buộc thôi học khoảng 200 sinh viên Gần đây, Trường Đại học Tài chính Marketing đã quyết định ngừng học một năm với 117 sinh viên hệ cao đẳng do xếp loại rèn luyện kém Không những thế, hiện tượng này còn xảy ra ở nhiều trường, thậm chí là ở những trường top như Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP.HCM Ngoài ra, theo thống kê củanhiều trường Đại học khác như: Trường Đại học Nông lâm TP.HCM, Trường Đại học Bách khoa TP.HCM, Trường Đại học Mở TP.HCM,… mỗi khoa có khoảng 30% có sinh viên sẽ nghỉ học so với năm đầu tiên vào trường Có nghĩa là cứ 10 người thì sẽ có khoảng 3 người không tiếp tục với việc học nữa Lý do ở đây rất nhiều như tình trạng kinh tế không ổn định, sinh viên bỏ học, bị đuổi học hoặc phần lớn là do sinh viên bị nợ môn, học lại nhiều nên nản chí không muốn tiếp tục nữa Nhất là lên Đại học các sinh viên sẽ học theo hình thức học Tín chỉ nên nếu rớt môn thì sinh viên có thể đăng ký học lại, học đến khi nào ra trường được thì thôi mà kết quả vẫn chỉ có vậy, không nâng cao lên được Điều này ảnh hưởng không ít đến tâm lý là mình có thể tiếp tục học được không
Theo báo cáo đánh giá tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp năm 2020 của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực - Bộ Giáo dục - Đào tạotỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp tăng dần theo thứ hạng Sinh viên tốt nghiệp với thứ hạng càng cao thì tỷ lệ có việc làm càng cao Tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp loại trung bình chỉ là 77,8%, sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc lại có tỷ lệ tìm được việc làm
là 94,5%,thực trạng này là một minh chứng rất sinh động về nỗ lực học tập, rèn luyện,
Trang 183
trau dồi kiến thức của sinh viên khi trong suốt những năm theo học ở giảng đường Bên cạnh đó, sinh viên đại học sau khi ra trường muốn tìm được một việc làm đúng chuyên ngành, đúng với sở thích của bản thân, có mức thu nhập ổn thì với bằng tốt nghiệp trung bình thì cơ hội tìm kiếm sẽ khó hơn một chút với những người có trong tay chiếc bằng khá hoặc giỏi Với những người đang ngồi trên ghế nhà trường nói chung và sinh viên nói riêng thì kết quả học tập đạt được sau mỗi kỳ học rất quan trọng Vì sinh viên hầu hết rất quan tâm đến việc xếp loại học lực và tấm bằng mà họ có được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo học tập của nhà trường Kết quả học tập còn là chỉ tiêu quan trọng để tuyển công nhân viên vào các tổ chức và doanh nghiệp Đặc biệt là các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn, uy tín hàng đầu Kết quả học tập là chỉ tiêu quan trọng để xếp loại sinh viên mà còn đánh giá chất lượng đào tạo của các trường Đại học Vì thế các trường Đại học đang rất tích cực tìm hiểu nhu cầu của sinh viên cũng như cố gắng đáp ứng những nhu cầu đó nhằm nâng cao thành tích, danh tiếng của Trường
Đứng trước thực trạng đã nêu và trong một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố thuộc đặc điểm sinh viên và KQHT (Checchi và cộng sự, 2000) đã chỉ ra những đặc điểm của sinh viên đại diện là trí thông minh, mức
độ cố gắng có tác động tích cực đến KQHT của họ Nghiên cứu của (Võ Thị Tâm, 2010)
về mối quan hệ giữa khía cạnh tâm lý của chính bản thân SV và KQHT như động cơ học tập, mức độ kiên định, cảm nhận của sinh viên Để hiểu rõ hơn những yếu tố nào đã
có tác động mạnh mẽ đến KQHT của sinh viên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài:
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên” và có thể đưa
ra cái nhìn khách quan hơn cho vấn đề Thấy được những nhân tố, đặc điểm quan trọng tác động đến kết quả học tập để mỗi sinh viên có cái nhìn đa chiều hơn và ngày càng nỗ lực hơn nữa Đồng thời đưa ra kết luận và đề xuất một số giải pháp cho hai phía Nhà trường và sinh viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và kết quả học tập ngày một được nâng cao
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại khu vực TP.HCM Từ đó tìm ra yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên Cụ thể:
Trang 19− Sử dụng hợp lý thang đo các vấn đề liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến KQHT của sinh viên tại TP.HCM
− Phân tích, kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đề xuất đến nhận thức và kết quả học tập của sinh viên trên địa bàn TP.HCM
− Kiểm định giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên ở các nghiên cứu trước có phù hợp đối với sinh viên tại TP HCM hay không để điều chỉnh mô hình nghiên cứu
− Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện kết quả học tập của sinh viên, hỗ trợ nhà trường trong việc tiếp cận, hiểu rõ nguyên nhân để có thể đưa ra biện pháp nhằm cải thiện chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tác động ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại TP.HCM
Đối tượng khảo sát: Các sinh viên đang sinh sống và học tập tại các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian
Phạm vi về không gian: thực hiện nghiên cứu tại TP.HCM vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các tác động ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại TP.HCM
1.3.2.2 Phạm vi thời gian
Đề tài tập trung nghiên cứu từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp kết hợp định tính và định lượng thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ (sơ bộ định tính, sơ bộ định lượng) và nghiên cứu định lượng chính thức
Trang 205
1.4.1 Nghiên cứu sơ bộ
1.4.1.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính
− Phương pháp nghiên cứu tại bàn
Nghiên cứu tại bàn được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thứ cấp từ các bài nghiên cứu và báo cáo liên quan đến đề tài Từ đó tiến hành chọn lọc thông tin, so sánh, đối chiếu và đặt cơ sở cho việc đề xuất mô hình và phát triển thang đo nháp
− Phương pháp thảo luận nhóm
Tiến hành bằng kỹ thuật thảo luận nhóm trực tuyến với sự tham gia của 10 bạn sinh viên từ các trường đại học tại TP.HCM Nhằm thảo luận chi tiết về các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình học tập của các bạn tại trường đại học, đồng thời là cơ sở để hình thành và điều chỉnh thang đo trong mô hình nghiên cứu
1.4.1.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo sát online được tạo bằng Google biểu mẫu với 30 đáp viên
là các bạn sinh viên đang học tập tại các trường đại học tại TP.HCM
Từ dữ liệu thu thập được, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định độ tin cậy của thang đo, loại bỏ những thang đo không đạt yêu cầu Kết quả nghiên cứu định lượng sẽ được sử dụng để điều chỉnh bảng câu hỏi lần cuối và áp dụng bảng câu hỏi này cho nghiên cứu chính thức
1.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức
Phương pháp lấy mẫu được chọn theo phương pháp nghiên cứu bằng bảng câu hỏi phỏng vấn gián tiếp qua Google Biểu mẫu đến các đối tượng mục tiêu
Khảo sát định lượng chính thức được tiến hành với thang đo chuẩn trên quy mô mẫu lớn Đối tượng nghiên cứu là là sinh viên đang học tập tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM
Đáp viên là những sinh viên, giảng viên đang học tập và giảng dạy tại các trường đại học trên địa bàn TP.HCM Cách thức lấy mẫu là thiết kế chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện
Trang 21Phân tích dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để thống kê mô tả mẫu khảo sát cũng như các biến quan sát, đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ
số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Sử dụng phần mềm AMOS 20.0 kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình đo lường CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1 Ý nghĩa khoa học
Hướng nghiên cứu về những tác động ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
là vấn đề mà đang được các nhà giáo dục trên thế giới quan tâm Nghiên cứu giúp làm sáng tỏ thực trạng, yếu tố, đặc điểm và tầm quan trọng của những nhân tố tác động đến kết quả học tập
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp nắm bắt đặc điểm của sinh viên từ đó thấy được tầm quan trọng của nó để đưa những kế hoạch rõ ràng và chi tiết để giúp kết quả học tập của sinh viên tăng lên một cách đáng kể và hiệu quả hơn Kết quả của mô hình nghiên cứu giúp cho nền giáo dục Việt Nam có một cái nhìn khác, bổ sung giúp nâng cao chất lượng đào tạo một cách tối ưu hơn Và hơn hết bản thân mỗi sinh viên sẽ có cái nhìn khách quan hơn về các vấn đề liên quan từ đó nỗ lực để có thành tích tốt hơn
Kết quả của nghiên cứu này cũng góp một phần cho các nghiên cứu sau đó để tìm ra thêm nhiều nhân tố khác tác động đến việc học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học của giảng viên và sinh viên Việt Nam
1.6 Kết cấu đề tài
Nội dung của đề tài nghiên cứu được trình bày trong 5 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trang 227
Trang 23TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã giới thiệu tổng quát về những vấn đề xung quanh của nghiên cứu như: tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu Qua những số liệu cho thấy tính cấp thiết của đề tài ở chương này nhóm quyết định thực hiện nghiên cứu với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên” có thể đưa ra cái nhìn khách quan hơn Nghiên cứu xác định đối tượng là các nhân tố tác động ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại TP.HCM thông qua khảo sát các sinh viên đang sinh sống và học tập tại các trường Đại học trên địa bàn TP.HCM
Về phương pháp nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp kết hợp định tính và định lượng thông qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ (sơ bộ định tính, sơ bộ định lượng) và nghiên cứu định lượng chính thức với thời gian tập trung nghiên cứu từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2021
Trang 249
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1 Khái niệm Kết quả học tập
Kết quả học tập là kiến thức, kỹ năng thu nhận của sinh viên trong quá trình trao dồi và học tập và cũng là mục tiêu quan trọng nhất của các trường đại học cũng như của toàn thể sinh viên Các trường đại học luôn cố gắng trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết Sinh viên nào học tập cũng mong muốn họ sẽ thu nhận những kiến thức cần thiết để phục vụ quá trình làm việc và phát triển sự nghiệp của họ
Có nhiều quan điểm và cách thức đo lường kết quả học tập của sinh viên, kết quả học tập có thể do sinh viên tự đánh giá về quá trình học tập và kết quả tìm kiếm việc làm (Clarke & cộng sự, 2001)
Theo Nguyễn Đức Chính (2008)thì: “Kết quả học tập là mức độ đạt được kiến thức, kĩ năng hay nhận thức của người học trong một lĩnh vực nào đó (môn học)” Kết quả học tập cho biết mức độ thành tích mà một chủ thể học tập đã đạt được xem xét trong mối quan hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra, với mục tiêu xác định (kết quả học tập theo tiêu chí); đồng thời, kết quả học tập còn là mức độ thành tích của một người học so với các bạn học khác (kết quả học tập theo chuẩn)
Mục đích của giáo dục là sự tiến bộ của người học Đây chính là kết quả cuối cùng của quá trình học tập nhằm thay đổi hành vi của người học Khi nhìn nhận mục tiêu giáo dục theo hướng kết quả học tập, cần phải lưu tâm rằng chúng ta đang đề cập đến những sản phẩm của quá trình học tập chứ không phải bản thân quá trình đó Mối liên hệ giữa mục tiêu giáo dục (sản phẩm) và kinh nghiệm học tập (quá trình) được thiết kế nhằm hướng tới những thay đổi hành vi theo như mong muốn (Norman, 1985)
Từ nhiều định nghĩa khác nhau ta có thể rút ra như sau: Kết quả học tập là tổng thể các biểu hiện phản ánh sự thay đổi trên phương diện nhận thức, năng lực, thái độ, cũng như hành vi mà cá nhân có được thông qua hoạt động học tập Theo nhóm nghiên cứu thì kết quả học tập của sinh viên được hiểu là những đánh giá tổng quát của chính sinh viên về kiến thức, kỹ năng và sự tiến bộ về điểm số họ thu nhận được trong quá trình học tập các môn học cụ thể tại trường đại học
Trang 252.1.2 Khái niệm Sinh viên
Điều 59 của Luật Giáo dục Đại học quy định: Sinh viên là người tham gia “chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học.” Đối tượng “sinh viên” được xét đến trong bài viết này là những người học tập chính quy, toàn thời gian tại cơ sở đào tạo, được xét tuyển theo kì thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng tổ chức hàng năm Có thể nói rằng thời gian làm sinh viên là một trong những quãng thời gian đáng nhớ nhất của đời người, do đây là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng, khi sự ràng buộc từ phía gia đình
và nhà trường đối với mỗi cá nhân đã giảm đáng kể, và thay vào đó là khả năng tự chịu trách nhiệm về hành vi, cách cư xử và tương lai của họ Thực tế cho thấy có nhiều sinh viên tận dụng tốt thời gian này và đã trưởng thành nhanh chóng, trở thành những người
có ích, phục vụ cho đất nước Ngược lại, cũng có những sinh viên ỷ lại, lãng phí thời gian và trở thành gánh nặng không nhỏ cho xã hội
Theo Bùi Hiền (2001): “Sinh viên là người học của cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học” và cũng theoLuật Giáo dục Đại học (2012): Sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học
Theo đề tài thì sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp Ở đó họ được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học
2.2 Cơ sở lý thuyết - các mô hình lý thuyết về kết quả học tập của sinh viên 2.2.1 Mô hình 3P trong giảng dạy và học tập (Biggs, 1999)
Theo Nguyễn Thị Mai Trang và cộng sự (2009), mô hình 3P của Biggs (1999) là
mô hình phổ biến nhất trong giảng dạy và học tập, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường giảng dạy, đặc điểm của sinh viên, hoạt động học tập, và kết quả học tập của sinh viên, các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau
Trang 2611
Tiên liệu đầu vào (Presage) bao gồm các yếu tố về đặc điểm sinh viên (kiến thức
đã có, khả năng và động cơ học tập, vv…) và môi trường giảng dạy Môi trường giảng dạy thể hiện những gì sẽ dạy (mục tiêu), dạy chúng như thế nào (phương pháp giảng dạy, cách thức đánh giá), môi trường học tập và các yếu tố về trường đại học, vv… Quá trình học tập (Process) được thể hiện qua 02 cách tiếp cận của sinh viên, với cách tiếp cận bằng phương pháp học sâu là nhằm hướng đến mục tiêu nắm rõ ý nghĩa cơ bản của vấn đề và ứng dụng chúng vào thực tế Ngược lại, với cách tiếp cận bằng phương pháp học nông thì chỉ dừng lại ở mức học để biết và đạt yêu cầu qua các kỳ thi với mức độ đầu tư thấp Sản phẩm (Product) của quá trình học hỏi là kiến thức thu nhận được của sinh viên, kết quả thi và cảm xúc của sinh viên đối với môn học (Nguyễn Thị Mai Trang
và cộng sự, 2009)
Trong nghiên cứu này, chỉ dừng lại ở mức độ vận dụng mô hình 3P trong giảng dạy và học tập để đo lường các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên, không tiến hành phân tích sự tác động qua lại lẫn nhau của các yếu tố này
Trang 272.2.2 Mô hình lý thuyết về phân bổ thời gian của sinh viên và kết quả học tập - A theoretical model of student time allocation and academic performance (Bratti & Staffolani, 2002)
Theo Bratti và Staffolani (2002), kết quả học tập của sinh viên chủ yếu được xác định bởi thái độ học tập của sinh viên, bởi vì sự phân bổ thời gian cho việc học tùy thuộc vào quyết định của họ Do đó, kết quả học tập của sinh viên phần lớn phụ thuộc vào thái
độ học tập của sinh viên Bratti và Staffolani (2002) cho rằng kết quả học tập (Gi) phụ thuộc vào thời gian tự học (Si), thời gian học ở lớp (ai), và năng lực của người học (ei), thể hiện qua phương trình:
Gi = G(Si,ai)ei
Trong mô hình Bratti và Staffolani, đặc điểm của sinh viên đóng vai trò chính, là yếu tố duy nhất có mối quan hệ trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên Đây là ưu điểm của mô hình bởi vì nó nhấn mạnh vai trò quan trọng của yếu tố tự học, điểm khác biệt chính giữa sinh viên đại học và học sinh trung học Tuy nhiên, hạn chế của mô hình
là xem nhẹ vai trò của các yếu tố bên ngoài mà nó cũng có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên
2.2.3 Mô hình đầu tư chính thức cho giáo dục - A formal model of educational investment (Checchi và cộng sự, 2000)
Mô hình này được xác định bởi Checchi và cộng sự (2000) nhằm dự đoán về mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục của cha mẹ và kết quả học tập của con cái Cơ sở của
mô hình này là cha mẹ phải dành một phần thu nhập của mình đầu tư vào việc học tập của con cái Nếu việc đầu tư vào việc học cho con cái tăng lên, tiêu dùng của cha mẹ sẽ giảm đi nhưng thu nhập tương lai của con cái sẽ tăng lên
P = P(A,E,S,Yf)
Từ phương trình nhận thấy, kết quả học tập (P) được tác động bởi các yếu tố: điều kiện gia đình đại diện là thu nhập của gia đình (Yf), số tiền đầu tư vào giáo dục cho con cái (S), đặc điểm của sinh viên đại diện là trí thông minh (A) và mức độ cố gắng của người học (E) Ứng dụng vào trường hợp sinh viên học đại học, cho dù sinh viên hoàn toàn độc lập và có trách nhiệm về kết quả học tập của họ nhưng nguồn lực gia đình vẫn
có ảnh hưởng mạnh lên kết quả học tập của sinh viên
Trang 2813
2.2.4 Mô hình nghiên cứu Đầu vào của gia đình, Chất lượng trường học và Thành tích Giáo dục: Phương pháp Tiếp cận Sản xuất Hộ gia đình, Tài liệu làm việc - Family Inputs, School Quality and Educational Achievement: A Household Production Approach, Working paper (Dickie, 1999)
Theo kết quả nghiên cứu của Dickie (1999) đã xác lập một mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả học tập được thể hiện dưới dạng:
A* = A*(F,S,K,α)
Trong đó, đặc trưng gia đình (F), nguồn lực của nhà trường (S), đặc điểm của người học (K), và năng lực cá nhân (α) có thể tác động đến kết quả học tập của người học (A*) Điều này có ý nghĩa kết quả học tập của người học là kết quả của mối quan hệ tương hỗ của ba nhóm yếu tố đại diện là gia đình, nhà trường và người học Đây cũng là mô hình thông dụng nhất vì nó bao hàm sự ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố trên
Bốn mô hình được giới thiệu trên có phạm vi nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên xét
về mặt tổng thể, các nghiên cứu tập trung vào 3 nhóm yếu tố chính tác động đến kết quả học tập của sinh viên đó là đặc điểm của người học, điều kiện gia đình và trường học.Các nghiên cứu có liên quan
2.3 Các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề
2.3.1 Các nghiên cứu trong nước
❖ Đề tài: Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Kinh Tế TP.HCM” (Võ Thị Tâm, 2010)
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố thuộc bản thân sinh viên tác động đến kết quả học tập và mức độ tác động của các yếu tố này lên kết quả học tập của sinh viên, đánh giá có sự khác biệt hay không giữa nhóm sinh viên nam so với sinh viên
nữ và giữa nhóm sinh viên thành phố so với nhóm sinh viên tỉnh
Võ Thị Tâm (2010) đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Trang 29để rút trích ra các nhân tố có thể tác động đến kết quả học tập của sinh viên, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) để đánh giá lại thang đo và phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để kiểm định mô hình lý thuyết
Kết quả phân tích cho biết có 06 nhân tố được rút trích ra có thể tác động đến kết quả học tập của sinh viên là (i) cạnh tranh học tập, (ii) ấn tượng về trường học, (iii) động
cơ học tập, (iv) hoạt động học tương tác, (v) kiên định học tập, và (vi) hoạt động tự học Ngoài ra, kết quả phân tích còn cho biết có mối tương quan thuận giữa tính kiên định trong học tập, ấn tượng về trường học và phương pháp học tập với kết quả học tập của sinh viên, đồng thời mối quan hệ giữa phương pháp học tập với kết quả học tập của sinh viên nữ là mạnh mẽ hơn sinh viên nam
❖ Đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học Trường Đại học Mở TP.HCM” (Biện Chứng Học, 2015)
Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học
Hình 2 SEQ Hình_2 \* ARABIC 3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đế n kết quả học tập của sinh viên hệ vừa làm vừa học Trường Đại học Mở
TP.HCM (Nguồn: Biện Chứng Học, 2015)
Trang 30kê theo tác động từ mạnh đến yếu cụ thể như sau: (i) phương pháp học tập của sinh viên, (ii) khu vực đào tạo, (iii) số giờ tự học, (iv) phương pháp sư phạm của giảng viên, (v)
sự quan tâm của gia đình, (vi) giới tính sinh viên, (vii) hoạt động xã hội, (viii) thể chất của sinh viên, và (ix) năm học đại học của sinh viên
Ngoài ra, khi xét trên khía cạnh sự khác biệt về trị trung bình của điểm TBTL giữa các nhóm sinh viên cho thấy nhóm sinh viên đang đi làm có điểm TBTL thấp hơn so với nhóm sinh viên chưa đi làm là 0,2932 điểm, còn nhóm sinh viên đang làm việc với toàn thời gian thì có điểm TBTL cao hơn nhóm sinh viên đang làm việc thời vụ ở mức 0,1928 điểm một cách có ý nghĩa thống kê
❖ Đề tài” Nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên –
Ví dụ thực tiễn tại Trường Đại học Lạc Hồng” (Đỗ Hữu Tài và cộng sự, 2016)
Hình 2 4 Các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên – Ví dụ thực tiễn tại Trường
Đại học Lạc Hồng
(Nguồn: Đỗ Hữu Tài và cộng sự, 2016)
Trang 31Qua tóm tắt kết quả nghiên cứu cho thấy được động lực học tập của sinh viên không bị tác động bởi yếu tố như giới tính, độ tuổi và niên học Cũng như thấy rằng nhân tố môi trường học tập, và nhân tố gia đình và bạn bè có tác động quan trọng nhất đến sự hình thành động lực bên ngoài của sinh viên, tiếp đến là các yếu tố xã hội và khu vực sống Như vậy, trong quá trình học tập, những nhân tố như môi trường học tập, biến động xã hội cũng như tác động của gia đình và bạn bè có thể làm thay đổi động lực học tập của sinh viên Trong các nhân tố tác động này, các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung
và các nhà giáo dục nói riêng, có thể giúp sinh viên củng cố thêm động lực học tập của mình nếu có những điều chỉnh phù hợp, những hoạt động đào tạo thích hợp
❖ Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Khoa
Kỹ thuật và Công nghệ, Trường Đại học Trà Vinh” (Phan Thị Phương Nam và cộng sự, 2018)
Hình 2 5 Các nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên Khoa Kỹ thuật và Công nghệ,
Trường Đại học Trà Vinh (Nguồn: Phan Thị Phương Nam và cộng sự, 2018)
Nghiên cứu sử dụng phép kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) và phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra sáu nhân tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên gồm: công tác hỗ trợ sinh viên, chất lượng giảng viên, kĩ năng sống của sinh viên
và chương trình đào tạo có tương quan nghịch; trong khi hai nhân tố còn lại là cơ sở vật
Trang 3217
chất và đời sống vật chất của sinh viên có tương quan thuận Trong số các nhân tố trên, nhân tố công tác hỗ trợ sinh viên và kỹ năng sống của sinh viên là hai nhân tố mới ảnh hưởng đến động cơ học tập của sinh viên mà trong các nghiên cứu trước đó không có
❖ Đề tài: Nghiên cứu “Phân tích các nhân tố tác động đến động lực học tập của sinh viên kinh tế Trường Đại học Cần Thơ” (Hoàng Thị Mỹ Nga và Nguyễn Tuấn Kiệt, 2016)
Nghiên cứu sử dụng phân tích hồi quy cho thấy kết quả là các nhân tố độc lập đều
có mối quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc là Động cơ học tập Trong đó, nhân tố
“Hoạt động phong trào” có tác động mạnh nhất (0,381), nhân tố thứ 2 là “Chất lượng giảng viên” (0,359), nhân tố mạnh thứ 3 là “Chương trình đào tạo” (0,345), nhân tố mạnh thứ 4 là “Môi trường học tập” (0,151) và nhân tố yếu nhất là “Điều kiện học tập” (0,131)
2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài
❖ Mô hình nhân quả của các yếu tố đóng góp vào thành tích học tập của sinh viên Đại học Quốc tế Thái Lan - A Causal Model Of Factors Contributing To Academic Achievement Of International College Students In ThaiLand (Sukarna Chakma,
Trang 33Nghiên cứu này cho thấy đặc điểm lãnh đạo, sự hỗ trợ của phụ huynh, quản lý, đặc điểm của sinh viên, hành vi của giảng viên và chiến lược giảng dạy góp phần vào việc học tập của sinh viên tại các trường đại học quốc tế ở Thái Lan Đặc điểm lãnh đạo và
hỗ trợ của phụ huynh có tác động gián tiếp tích cực đến chiến lược giảng dạy Quản lý,
Trang 3419
đặc điểm của sinh viên và hành vi của giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược giảng dạy Sự hỗ trợ của phụ huynh có ảnh hưởng trực tiếp đáng kể đến thành tích học tập và gián tiếp ảnh hưởng đến chiến lược giảng dạy Cuối cùng, chiến lược giảng dạy
đã có tác động trực tiếp tích cực đến thành tích học tập của sinh viên
❖ Ảnh hưởng của môi trường gia đình đến kết quả học tập của sinh viên trong bài học IPS ở SDN 83 Kota Tengah Kota Gorontalo - The Influence Of The Family Environment On Student Learning Outcomes In Ips Lesson In SDN 83 Kota Tengah Kota Gorontalo, (Elmia Umar, 2020)
Từ kết quả phân tích đã được thực hiện, ta biết rằng biến môi trường gia đình có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập của sinh viên tại SDN83 Kota Tengah Kota Gorontalo Sau đó bước tiếp theo là phân tích mức độ ảnh hưởng của môi trường gia đình đến kết quả học tập của học sinh Từ phân tích mô hình hồi quy thu được là R Square = 0, 354 Nghiên cứu này cho thấy yếu tố Môi trường gia đình có mức ảnh hưởng đối với kết quả học tập của của học viên tại SDN83 Kota Tengah Kota Gorontalo là 35,4%
❖ Ảnh hưởng của môi trường gia đình và động lực học tập đến kết quả học tập của sinh viên ngành kế toán lớp X SMK Solok South Stage - Effect Of Family Environment And Student Learning Motivation To Accounting Students Learning Outcomes Class X 1 SMK Solok South Stage, (Husnan Jamil và cộng sự, 2013)
Hình 2 9 Mô hình nghiên cứu môi trường gia đình và động lực học tập đến kết quả học tập của
sinh viên ngành kế toán lớp X SMK Solok South Stage
(Nguồn: Husnan Jamil và cộng sự, 2013)
Mục tiêu của nghiên cứu này là nhận xét mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của môi trường gia đình và động cơ học tập của sinh viên đến kết quả học của sinh viên ngành kế toán lớp X SMK N 1 Nam Solok Dựa trên phân tích dữ liệu và kiểm tra giả
Trang 35Hình 2 SEQ Hình_2 \* ARABIC 10 Mô hình nghiên cứu đề xuất “Nghiên cứ u các
yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại địa bàn TP.HCM ”
thuyết đã được thực hiện, cho thấy rằng môi trường gia đình và động lực học của sinh viên có ảnh hưởng quan trọng đối với kết quả học tập ngành kế toán của sinh viên lớp
X SMK N 1 Nam Solok Nghiên cứu có thể được kết luận rằng:
Môi trường gia đình có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa đối với kết quả học của sinh viên ngành kế toán lớp X SMK Bang 1 Nam Solok Động cơ học tập của sinh viên
có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa đối với kết quả của sinh viên ngành kế toán lớp X SMK Bang 1 Nam Solok Môi trường gia đình và động lực học tập đồng thời có ảnh hưởng quan trọng đối với kết quả học tập của sinh viên ngành kế toán lớp X SMK N 1 Nam Solok
2.4 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
Nhà trường
Từ các nghiên cứu của Đỗ Hữu Tài và cộng sự (2016) Yếu tố từ nhà trường được cho là có sự tác động đáng kể đối với kết quả học tập của sinh viên Các biến được nhóm trích ra từ biến nhà trường bao gồm: Sự tác động của giảng viên: Trình độ giảng viên,
sự thu nhận ý kiến và cách truyền đạt của giảng viên; Cơ sở vật chất: phòng học, thư viện và hệ thống máy tính Cơ sở vật chất là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào quá trình giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục để đạt được những mục đích về giáo dục
Kết quả học tập
H1H2
H3
H4
H5
H6
Trang 36H2: Có mối quan hệ thuận giữa gia đình và động cơ học tập của sinh viên
Xã hội
Các yếu tố từ xã hội như: Việc nắm bắt xu hướng ngành nghề, sự cạnh tranh khẳng định bản thân là động cơ giúp sinh viên phấn đấu vươn lên trong học tập Bên cạnh đó, hình mẫu lý tưởng là mẫu người mà một người muốn noi theo và có thể đạt được những thành tựu giống họ, chính vì vậy hình mẫu lý tưởng chính là động cơ học tập tốt mà các bạn sinh viên nên có Những biến động xã hội cũng như tác động của bạn bè có thể làm thay đổi động lực học tập của sinh viên (Đỗ Hữu Tài & cộng sự, 2016) Việc có những người bạn tốt để cùng nhau vươn lên trong học tập sẽ giúp sinh viên có tinh thần phấn đấu hơn trong học tập
H3: Có mối quan hệ thuận giữa xã hội và động cơ học tập của sinh viên
Động cơ học tập
Theo Dương Thị Kim Oanh (2013), động cơ học tập là yếu tố tâm lý phản ánh đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của người học, định hướng, thúc đẩy và duy trì hoạt động học tập của người học nhằm chiếm lĩnh đối tượng đó Động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng là những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cơ bản trong tâm lý học Động cơ học tập đúng đắn hay lệch lạc có ý nghĩa quyết định sự thành bại của hoạt động và chiều hướng phát triển nhân cách của con người
Sự khác biệt về khả năng cũng như động cơ học tập của sinh viên ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và giảng dạy (Cole & cộng sự, 2004) Dựa theo nghiên cứu của Noe (1986), Nguyễn Đình Thọ (2008) cho rằng, động cơ học tập của sinh viên là lòng ham muốn tham dự và học tập những nội dung của chương trình học
Trang 37Như vậy, có thể chia động cơ học tập thành 2 loại (động cơ bên trong và động cơ bên ngoài) Động cơ bên trong (nội lực) là động cơ xuất phát từ nhu cầu, sự hiểu biết, niềm tin của người học đến đối tượng đích thực của hoạt động học tập, là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc học tập Loại động cơ này giúp người học luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài, đồng thời, giúp sinh viên duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tìm tòi, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập Động cơ bên ngoài là loại động cơ chỉ những tác động từ bên ngoài lên hoạt động học tập của sinh viên như: Đáp ứng mong đợi của cha
mẹ, lòng hiếu danh, sự lôi cuốn vào bài giảng của giảng viên, sự khâm phục của bạn bè,… Tuy động cơ này mang tính tiêu cực nhưng nó cũng góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú và nhu cầu cho người học tiếp thu tri thức, kỹ năng trong quá trình học tập Động cơ học tập của sinh viên được định nghĩa là lòng ham muốn tham dự học tập những nội dung của môn học hay chương trình học Trong khi khả năng học tập phản ánh năng lực của sinh viên trong học tập, động cơ học tập là quá trình quyết định của sinh viên về định hướng, mức độ tập trung và nỗ lực của sinh viên trong quá trình học tập Kết quả học tập của sinh viên sẽ gia tăng khi động cơ học tập của họ cao vì mức độ cam kết vào việc tích lũy kiến thức và ứng dụng những chiến lược học tập có hiệu quả (Nguyễn Đình Thọ & cộng sự, 2009) Vì vậy, động cơ học tập ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên, giả thuyết sau đây được đề nghị
Giả thuyết H4: Có mối tương quan thuận giữa động cơ học tập và kết quả học tập của sinh viên
Kiên định học tập
Kiên định học tập thể hiện qua sinh viên dành hết tâm trí và sức lực, chịu đựng và hành động tích cực và đón nhận thay đổi trong quá trình học tập và sinh hoạt của mình tại trường học (Nguyễn Đình Thọ, 2010) Trong thời gian đi học, sinh viên thường gặp nhiều căng thẳng trong quá trình học tập Với những sinh viên có tính kiên định cao trong học tập, họ có khả năng kiểm soát căng thẳng trong quá trình học tập của họ Khả năng này giúp họ biến đổi những căng thẳng trong học tập thành những thú vị của cuộc sống trong quá trình học tập Khi sinh viên vượt qua được những áp lực trong việc học thông qua việc giải quyết những bài học, bài tập, dự án và bài thi trên lớp Vì vậy, kiên
Trang 38Giả thuyết H6: Có mối tương quan thuận giữa phương pháp học tập và kết quả học tập của sinh viên
Trang 39TÓM TẮT CHƯƠNG 2 Trong chương 2 đã trình bày các cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên tại TP.HCM
Các giả thuyết nghiên cứu và các bài nghiên cứu áp dụng được đưa ra phù hợp với
mô hình nghiên cứu và phù hợp với đối tượng nghiên cứu là sinh viên đang học tập và sinh sống tại địa bàn TP.HCM
Mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài với 6 giả thuyết tác động đến kết quả học tập của sinh viên tại TP.HCM, các giả thuyết đó là: nhà trường, gia đình, xã hội, động
cơ học tập, kiên định học tập và phương pháp học tập
Nội dung chương 2 là nền tảng để thiết lập thang đo cho nghiên cứu sơ bộ các thang đo và quy trình tiến hành phân tích dữ liệu sẽ được trình bày ở các chương sau
Trang 4025
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp và quy trình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu này được tiến hành theo 3 bước Đầu tiên, nghiên cứu sơ
bộ định tính tiếp theo là nghiên cứu sơ bộ định lượng và cuối cùng là nghiên cứu chính thức bằng định lượng Cụ thể từng bước như sau:
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ định tính được tiến hành bằng 2 phương pháp
Nghiên cứu tại bàn được thực hiện bằng cách thu thập dữ liệu thứ cấp từ các bài nghiên cứu và báo cáo liên quan đến đề tài Để tiến hành chọn lọc thông tin, so sánh, đối chiếu và đặt cơ sở cho việc đề xuất mô hình và phát triển thang đo nháp
Tiến hành bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của 10 bạn sinh viên từ các trường đại học tại TP.HCM Nhằm thảo luận chi tiết về các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến quá trình học tập của các bạn tại trường, đồng thời là cơ sở để hình thành
và điều chỉnh thang đo trong mô hình nghiên cứu
3.1.2 Nghiên cứu sơ bộ định lượng
Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn gián tiếp thông qua bảng câu hỏi khảo sát online được tạo bằng Google biểu mẫu với 30 đáp viên là các bạn sinh viên đang học tập tại các trường đại học tại TP.HCM
Từ dữ liệu thu thập được, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định độ tin cậy của thang đo, loại bỏ những thang đo không đạt yêu cầu Kết quả nghiên cứu định lượng
sẽ được sử dụng để điều chỉnh bảng câu hỏi lần cuối và áp dụng bảng câu hỏi này cho nghiên cứu chính thức
3.1.3 Nghiên cứu định lượng chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát online được tạo bằng Google biểu mẫu với kích thước mẫu là n=330 Sau đó, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để thống kê mô tả mẫu khảo sát cũng như các biến quan sát, đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA Sử dụng phần mềm AMOS 20.0 kiểm định