MỘT SỐ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA TRI THỨC Ở ĐÔNG Á DƯỚI GÓC NHÌN QUAN HỆ QUỐC TẾ LÊ LÊNA - Full 10 điểm

12 0 0
MỘT SỐ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA TRI THỨC Ở ĐÔNG Á DƯỚI GÓC NHÌN QUAN HỆ QUỐC TẾ LÊ LÊNA - Full 10 điểm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT só XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA TRI THỨC ở ĐÔNG Á DƯỚI GÓC NHÌN QUAN HỆ QUÓC TÉ LÊ LÊNA * * TS Khoa Quốc tế học, Trường Đại học KHXH & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt: Trong nghiên cứu quan hệ quốc té, tri thức thường được coi là cơ sở về mặt thông tin, lý thuyết nhằm xây dựng chính sách hoặc luận giải các hiện tượng quan hệ quốc tế hơn là một yếu tố độc lập có ảnh hưởng tới sự vận động của quan hệ quốc tế Tuy nhiên, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, những thay đổi của quan hệ quốc tế, sự phát triển cùa hệ thống lý thuyết quan hệ quốc tế, và đặc biệt là vai trò ngày càng nổi bật của khoa học - công nghệ trên nhiều phương diện của đời sống quan hệ quốc tế đã khiến tri thức dần được chú ý Nghiên cứu sau đây sẽ xem xét ba xu hướng vận động của tri thức, bao gồm: giáo dục, nghiên cứu - phát triển, và chuyển giao công nghệ tại Đông Á Từ đó, tác giả làm rõ đặc điểm và xu hướng vận động của tri thức tại khu vực này Từ khoá: Yeu tố phi vật chất, tri thức, Đông Ả, vận động V ai trò thiết yếu và có tính quyết định của tri thức đối với phát triển là điều đã được thừa nhận từ lâu và không có gì phải bàn cãi Tuy nhiên, việc ghi nhận vai trò của tri thức đối với quan hệ quốc tế lại xuất hiện khá muộn Trong một thời gian dà nhất đến trước thế kỷ 20, việc nghiên cứu quan hệ quốc tế chủ yếu diễn ra dưới lãng kính chủ nghĩa duy vật với việc đề cao sự chi phối của hoàn cảnh vật chất Đồng thời, quan niệm phổ biến cũng cho rằng quan hệ quốc tế bị tác động chủ yếu bởi các yếu tố vật chất Khi bước sang nửa sau thế kỷ XX, cùng với sự thay đồi của quan hệ quốc tế cũng như sự phát triển của các lý thuyết quan hệ quốc tế, vai trò của các yếu tố phi vật chất đã ngày càng được thừa nhận trong quan hệ quốc tế Tri thức là một trong số các yếu tố phi vật chất đó Dưới góc độ quan hệ quốc tế, tri thức, đặc biệt là khoa học công nghệ đã được coi là một thành tố của quyền lực quốc gia Không chỉ là thành tố, tri thức còn được coi là nguồn của một số thành tố khác như kinh tế trong bối cảnh kinh tế tri thức, lực lượng quân sự trong bối cảnh vũ khí công nghệ cao (1) Vai trò này của tri thức đã dần được các lý thuyết quan hệ quốc tế lớn mang tính duy vật như Chủ nghĩa Hiện thực và Chủ nghĩa Tự do công nhận Bên cạnh đó, vai trò của tri thức trong quan hệ quốc tế còn được Chủ nghĩa Kiến tạo - một lý thuyết quan hệ quốc tế quan trọng mới nổi lên sau Chiến tranh Lạnh - đánh giá cao ở phương diện khác Hiện nay, trong trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tri thức càng có khả năng tác động lớn đến quan hệ quốc tế Nghiên cứu quan hệ quốc tế giờ đây cần phải tính đến yếu tố tri thức này Xuất phát từ quan điểm đó, 42 NGHIÊN CỨU TRUNG QUỐC số 9 (253) - 2022 Một số xu hướng vận động bài viết này sẽ xem xét những xu hướng vận động của tri thức ở Đông Á để từ đó có thể đưa ra một số nhận định về vai trò của yếu tố này đối với khu vực và quan hệ quốc tế trong khu vực Tri thức là kiến thức, thông tin, kỹ năng, công nghệ được hình thành qua quá trình đào tạo, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển Tri thức không chỉ thể hiện ở trinh độ của người dân, ở nhóm tinh hoa, giới lãnh đạo mà còn ở việc áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao tri thức và công nghệ trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống Khi xem xét yếu tố tri thức trong khu vực Đông Á, bài viết này tập trung vào tri thức khoa học công nghệ vốn có ảnh hưởng nhiều nhất đến quan hệ quốc tế Bên cạnh đó, bài viết cũng tập trung vào ba xu hướng vận động của tri thức ở Đông Á là (a) Giáo dục; (b) Nghiên cứu và phát triển (R&D); (c) Chuyển giao công nghệ Đây là ba xu hướng chủ yếu đem lại sự phát triển tri thức ở khu vực này Việc phân chia này chỉ có tính tương đối do trong nhiều trường họp giáo dục, R&D, và chuyển giao công nghệ không hoàn toàn tách bạch và có mối liên hệ hữu cơ (2) Xu hướng phát triển giáo dục ở Đông Ả Trong lịch sử, giáo dục tại khu vực Đông Á gắn nhiều với các tôn giáo, nhất là Phật giáo và Khổng giáo Bên cạnh đó, giáo dục thời kỳ tiền thực dân bị ảnh hưởng nhiều bởi các đặc điểm về ngôn ngữ, văn hoá của địa phương Do vậy, dù có liên quan tới các tôn giáo trên nhưng giáo dục tại khu vực có sự đa dạng lớn Tới thế kỷ thứ 19, khi văn hoá phương Tây theo nhiều con đường khác nhau xuất hiện tại khu vực, nền giáo dục Đông Á chứng kiến những thay đổi lớn và dần có nhiều điểm tương đồng Dưới ảnh hưởng của phương Tây, hệ thống giáo dục hiện đại theo mô hình của các quốc gia phương Tây dần được thiết lập tại nhiều quốc gia Đông Á từ thời còn là thuộc địa hoặc phụ thuộc Dần dần, trên khắp các quốc gia Đông Á, sự phát triển của giáo dục theo mô hình và nội dung của phương Tây ngày càng trở thành xu thế phát triển chính Các biểu hiện chính của xu thế này là sự hình thành đơn vị quản lý giáo dục cấp nhà nước như Bộ Giáo dục về sau này, các cấp học được phân chia theo hệ thống giáo dục của các quốc gia phương Tây, xuất hiện hệ giáo dục đại học và sau đại học, cơ hội học tập bình đẳng dành cho nữ giới, phát triển đào tạo khoa học tự nhiên, gia tăng hàm lượng khoa học trong giáo dục, Tuy vậy, cho tới thế kỷ XX, Đông Á vẫn là nơi đi sau khi xét về phương diện giáo dục hiện đại Trên nhiều lĩnh vực, tri thức phương Tây vẫn chiếm ưu thế Lý thuyết, số lượng công trình nghiên cứu, sáng chế, và số lượng các đơn vị đào tạo bậc cao của các quốc gia phương Tây là vượt trội Xu hướng người học từ các quốc gia Đông Á chọn Anh, Mỹ, Đức, Pháp, là nơi để học tập khá phổ biến (3) Đến cuối những năm 1980 và đặc biệt là sang thập niên 1990, cùng với những thành quả trong phát triển kinh tế, một số quốc gia Đông Á đã có sự bứt phá tương đối ngoạn mục về chất lượng giáo dục Theo đó, một số nghiên cứu dựa trên báo cáo về các kỳ thi Toán và NGHIÊN CỨU TRUNG QUÓC số 9 (253) - 2022 ------------------------------------------------------ 43 LÊ LENA Khoa học Thế giới (International Mathematics and Science Study - TIMSS) và Chương trình Đánh giá Học sinh nước ngoài (Programme for International Student Assessment-PISA) đã chỉ ra rằng từ những năm 1980, học sinh tới từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ Đông Á như Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc đã dần vượt so với học sinh của Mỹ và các quốc gia phương Tây khác (4) xếp hạng dựa trên điểm trung bình của sinh viên các quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự TIMSS cho thấy học sinh của Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản dẫn đầu kỳ thi này Biếu đồ 1: xếp hạng dựa trên điểm thi trung bình kỳ thi TIMSS về toán và khoa học thế giói dành cho học sinh lớp 8

Ngày đăng: 27/02/2024, 23:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan