TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: NGỮ VĂN & CTXH ----- ----- VÕ THỊ HỒNG QUYÊN DẤU ẤN QUẢNG NAM TRONG TIỂU THUYẾT QUÊ NỘI CỦA VÕ QUẢNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Qu ả ng Nam, tháng 5 n ă m 2017 1 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Thầy giáo- Th S Trịnh Minh Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nhiệt tình về phương pháp và kiến thức để em hoàn thành khóa luận này Đồng thời em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn của trường Đại học Quảng Nam đã hướng dẫn, giảng dạy, cung cấp kiến thức trong suốt bốn năm học qua Chính vì sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các Thầy, Cô mà hôm nay em trưởng thành hơn rất nhiều về kiến thức lẫn kinh nghiệm để làm hành trang bước vào đời Do trình độ nghiên cứu và thời gian có hạn nên khóa luận này chắc chắn không trành khỏi tình trạng sai sót Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ dẫn của Thầy, Cô Cuối cùng em xin chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người Em xin trân trọng cảm ơn! Quảng Nam, tháng 4 năm 2017 Tác giả khóa luận VÕ THỊ HỒNG QUYÊN 2 MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 4 1 Lí do chọn đề tài 4 2 Mục đích nghiên cứu 6 3 Lịch sử nghiên cứu đề tài 6 3 1 Những đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng 6 3 2 Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm Quê nội 7 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 5 Phương pháp nghiên cứu 9 6 Đóng góp của đề tài 9 7 Cấu trúc khóa luận 9 8 Ghi chú 9 B NỘI DUNG 11 CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ VÕ QUẢNG VÀ TÁC PHẨM QUÊ NỘI 11 1 1 Tác giả Võ Quảng 11 1 1 1 Cuộc đời 11 1 1 2 Sự nghiệp văn học 12 1 2 Tác phẩm Quê nội 15 CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI QUẢNG NAM 16 2 1 Con người được thể hiện qua hai phương diện 16 2 1 1 Tình yêu quê hương đất nước 16 2 1 2 Tính cách nhân vật mang đậm phong cách người Quảng 20 2 2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí nhân vật 26 2 3 Nghệ thuật kể chuyện qua ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật 34 CHƯƠNG 3: THIÊN NHIÊN QUẢNG NAM 43 3 3 1 Làng Hòa Phước 43 3 2 Sông Thu Bồn 45 3 3 Từ không gian vùng núi đến vùng biển 49 3 4 Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên 51 C KẾT LUẬN 58 D TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 4 A MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài “ Quê h ươ ng là gì h ở m ẹ Mà cô giáo d ạ y ph ả i yêu Quê h ươ ng là gì h ở m ẹ Ai đ i xa c ũ ng nh ớ nhi ề u ?” (Quê hương - Đỗ Trung Quân) Quê hương – hai từ nghe sao rất đỗi thân thương, trìu mến từ lâu đã đi sâu vào trong tiềm thức và trái tim của mỗi chúng ta như một lẽ tự nhiên vốn có Đó là nơi sinh ra, lớn lên và đã từng gắn bó với rất nhiều kỉ niệm đẹp Dù có làm gì, đi đâu, ở bất cứ nơi nào thì hai từ quê hương vẫn luôn in hằng trong tâm thức mỗi người Phải chăng sự đánh thức ấy bắt nguồn từ những câu hát ru ngọt ngào của bà, của mẹ; trong những câu ca dao, những câu chuyện cổ tích hay những trang sách mang bóng dáng tuổi thơ đầy ắp tiếng cười hồn nhiên, trong sáng Quê n ộ i cũng là một truyện như thế, sinh động mà cũng gần gũi, tha thiết Tác giả Võ Quảng đã gửi vào tác phẩm những kí ức đẹp về thời thơ ấu, quê hương và cách mạng một cách đầy hấp dẫn, thú vị Những trang văn Võ Quảng chan chứa một tình yêu quê và yêu Tổ Quốc vô bờ bến Đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam- một tỉnh miền Trung nước ta, cũng chính là quê hương của tác giả, một vùng đất luôn mang nặng nghĩa tình Miền quê ấy đã gieo vào lòng nhà văn một tình yêu sâu sắc Đất Đại Hòa khá trù phú bởi vùng này là ngã ba sông, nơi hai con sông Thu Bồn và Vu Gia gặp nhau, hàng năm bồi đắp thành nương bãi và khi nước lên, phù sa tràn trề mặt ruộng Dọc bờ sông, mía bắp mọc kín mít Đặc biệt làng Hòa Phước, nơi tắm mát tuổi thơ, nơi ghi dấu biết bao kỉ niệm đẹp trong cuộc đời nhà văn Cả vùng đất Đại Lộc được ôm ấp bởi hai dòng sông lớn Ở đây còn có hát hò khoan, hát bài chòi, hò giã gạo… những vẻ đẹp cả về tự nhiên lẫn văn hóa của vùng quê ấy đã sớm thấm 5 đượm, in sâu trong tâm hồn tác giả từ thuở ấu thơ Tác giả kể chi tiết đến từng dáng nét, từng sắc màu, từng âm thanh, từng tiếng động của một vùng quê đồng vọng lại từ một quá khứ xa xưa nhưng không khô héo mà đằm thắm trong một tình yêu, một nỗi niềm nhớ thương vời vợi, sâu thẳm Tác giả vẫn còn giữ nguyên vẹn một cảm xúc sâu lắng, chan chứa tình yêu quê hương của mình Với “ Quê n ộ i ”, Võ Quảng tỏ rõ sự am hiểu tinh tế tính cách, tâm lí của người dân xứ Quảng Không đi sâu vào miêu tả nội tâm, song chỉ qua cách miêu tả cử chỉ, hành động, lời ăn tiếng nói, những tình huống dí dỏm…tác giả đã khắc họa từng nhân vật rất điển hình, phản ánh sinh động tính cách của những con người đang tập làm chủ xã hội và làm chủ số phận mình Đó là những con người rất “Quảng Nam” từ cách đi đứng, nói năng Họ như từ cuộc sống bình dị ở quanh ta đi vào trong trang sách của Võ Quảng một cách tự nhiên mà không cần phải nhào nặn, gọt dũa Điều đó tạo nên cho thơ văn của Võ Quảng rất đậm đà phong vị xứ Quảng Qua những trang văn ấy, tác giả như muốn nhắc nhở chúng ta hãy có cái nhìn sâu sắc, mới mẻ về các nhân vật để thấy rõ vẻ đẹp ẩn sâu trong tâm hồn họ, đó là những con người rất đỗi bình dị, đôn hậu, chất phác Cảnh vật và con người hiện lên trong tác phẩm, từ làng Hòa Phước, sông Thu Bồn đến các nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động, tính cách…đều mang những nét đặc trưng riêng, không lẫn với bất cứ vùng quê nào khác Điều đó đã tạo nên được dấu ấn Quảng Nam trong “ Quê n ộ i ” Tác phẩm như được viết lên bằng tất cả niềm xúc động và tình yêu dành cho quê hương tha thiết của nhà văn Quê hương dưới ngòi bút của Võ Quảng như bừng sáng rực rỡ hơn, từ cỏ cây đến hoa lá chim muông, vạn vật, con người Tất cả đều trở nên sống động, có tâm hồn, cảm xúc, có ước mơ, đôi khi có cả triết lí về cuộc sống Qua những trang văn, ta cảm nhận được hình bóng của một miền quê Quảng Nam yêu dấu với những dấu ấn riêng biết, đặc sắc 6 Là một người yêu thích những truyện viết về vùng đất Quảng Nam, về quê hương của chính mình nên khi đọc tác phẩm Quê n ộ i của Võ Quảng đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng, nhiều cảm xúc sâu lắng về một vùng đất Quảng đầy yêu thương và ấm áp nghĩa tình Đồng thời bồi đắp thêm trong tôi một tình yêu quê hương tha thiết Chính vì thế mà tôi chọn đề tài “ D ấ u ấ n Qu ả ng Nam trong ti ể u thuy ế t Quê n ộ i c ủ a Võ Qu ả ng ” để nghiên cứu trong bài khóa luận của mình 2 Mục đích nghiên cứu Tôi nghiên cứu khóa luận này với mục đích tìm hiểu kĩ hơn về những dấu ấn Quảng Nam trong tác phẩm Quê n ộ i của nhà văn Võ Quảng Khóa luận khai thác trên hai phương diện chính là con người Quảng Nam và thiên nhiên Quảng Nam Từ đó làm nổi bật lên những nét riêng biệt về xứ Quảng và tình yêu đối với quê hương mình 3 Lịch sử nghiên cứu đề tài Võ Quảng là tác giả nổi tiếng viết về đề tài thiếu nhi, được giới nghiên cứu phê bình và độc giả rất trân trọng Vì vậy có rất nhiều bài viết về tác giả và các tác phẩm cụ thể trên nhiều góc độ và phương diện khác nhau Chúng tôi xin quy về hai khía cạnh sau: 3 1 Những đánh giá về con người và sự nghiệp sáng tác của Võ Quảng Trong cuốn Truy ệ n vi ế t cho thi ế u nhi d ướ i ch ế độ m ớ i , Vân Thanh đã dành hẳn một phần trong chương 3 để biểu dương Võ Quảng như một đại diện tiêu biểu nhất lúc bấy giờ, chuyên sáng tác cho thiếu nhi cùng với Nguyễn Huy Tưởng và Tô Hoài Ở đó đã có cái nhìn tổng lược về toàn bộ chặng đường sáng tác của Võ Quảng, từ những tác phẩm thơ đến những sáng tác văn xuôi của ông Vân Thanh nhận định về thành công trong sáng tác của Võ Quảng là do nhà văn nắm chắc được phương hướng giáo dục của Đảng, am hiểu cuộc sống và tâm lí thiếu nhi, biết dày công lao động nghệ thuật, không bao giờ chịu bằng lòng với mình, luôn cố gắng đi tìm một cách viết độc đáo[14; tr 160] 7 Ở bài viết Tác ph ẩ m và con ng ườ i Võ Qu ả ng , Đoàn Giỏi nhấn mạnh về tính nhân đạo, tinh thần nhân văn cao đẹp trong sáng tác của Võ Quảng Đó chính là tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên và ý thức trách nhiệm của việc giáo dục trẻ thơ bằng văn học Đoàn Giỏi đã nhận định: Võ Qu ả ng r ấ t có ý th ứ c v ề tính giáo d ụ c và tinh th ầ n s ư ph ạ m trên t ừ ng trang v ă n Cách ch ọ n t ừ ng ữ ở m ỗ i câu, m ỗ i m ẫ u đố i tho ạ i đề u có s ự cân nh ắ c, nghiên c ứ u, ch ọ n l ọ c Tác gi ả t ỏ ra r ấ t có trách nhi ệ m đố i v ớ i vi ệ c giáo d ụ c các em [14; tr 447] Trong bài Nhà v ă n Võ Qu ả ng và v ấ n đề giáo d ụ c thi ế u nhi , Nguyễn Thi Nhất khẳng định: D ướ i ngòi bút c ủ a Võ Qu ả ng, th ế gi ớ i chung quanh nh ư b ừ ng sáng lên, r ự c r ỡ h ơ n C ỏ cây, mây tr ờ i, chim thú, cho đế n nh ữ ng đồ v ậ t nh ư cái mai, cái ch ổ i, chi ế c b ồ tre, c ũ ng tr ở nên s ố ng độ ng, c ũ ng có tâm h ồ n có tình c ả m, có ướ c m ơ , có suy t ư , đ ôi khi có c ả m ộ t tri ế t lí rõ r ệ t v ề lí do t ồ n t ạ i c ủ a b ả n thân mình [14; tr 466] Cuốn Võ Qu ả ng- con ng ườ i, tác ph ẩ m do chính vợ của Võ Quảng, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu, dịch thuật văn học là bà Phương Thảo biên soạn, đã tập hợp khá đầy đủ các bài viết giúp người đọc hình dung về cuộc đời và sự nghiệp của ông Có thể thấy rằng, khi nhận xét về sự nghiệp văn học của Võ Quảng, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học luôn dành cho ông những lời khen ngợi Đồng thời, họ cũng đánh giá rất cao tài năng của ông qua những sáng tác dành cho thiếu nhi trong nền văn học Việt Nam đương đại 3 2 Những nhận xét, đánh giá về tác phẩm Quê n ộ i Trần Thanh Địch trong bài viết Võ Qu ả ng đánh giá: Quê n ộ i c ũ ng nh ư T ả ng sáng âm th ầ m nh ư m ộ t mùi h ươ ng gây mê, có s ứ c h ấ p d ẫ n và quy ế n r ũ l ạ lùng… b ạ n đọ c ng ườ i l ớ n c ũ ng nh ư tr ẻ em Có là c ụ c đ á thì m ớ i không xúc độ ng, xao xuy ế n v ớ i nh ữ ng trang t ả c ả nh đồ ng bào ta g ọ i nhau đ i h ọ c bu ổ i t ố i, nh ữ ng trang 8 bà Hi ế n h ọ c đ ánh v ầ n, nh ữ ng trang ch ấ m phá hình dáng v ề cây sung qua bu ổ i chi ề u vàng… và bao nhiêu chi ti ế t ng ắ n dài qua t ừ ng ch ươ ng sách [14; tr 489- 493] Vũ Tú Nam trong bài Tài n ă ng miêu t ả c ủ a Võ Qu ả ng nhận định: Võ Qu ả ng n ặ ng tình v ớ i Quê n ộ i đ ã giúp nhà v ă n mô t ả thiên nhiên và con ng ườ i không ph ả i ch ỉ b ằ ng ch ữ ngh ĩ a mà b ằ ng c ả trái tim, b ằ ng k ỉ ni ệ m b ồ i h ồ i và n ỗ i nh ớ Nh ị p đ i ệ u và âm s ắ c trong th ơ v ă n Võ Qu ả ng là ti ế ng vang trong tr ẻ o c ủ a tâm h ồ n v ừ a đầ m ấ m v ừ a đ ôn h ậ u, v ừ a ng ộ ngh ĩ nh vui t ươ i, r ấ t g ầ n v ớ i b ạ n đọ c thi ế u nhi Đ i sâu h ơ n vào th ế gi ớ i ngh ệ thu ậ t, nhà v ă n còn nh ậ n xét v ă n miêu t ả c ủ a Võ Qu ả ng g ọ n, độ ng, r ấ t g ầ n v ớ i th ơ [14; tr 459] Vương Trí Nhàn trong bài Ch ấ t hài h ướ c trong sáng tác v ă n xuôi c ủ a Võ Qu ả ng cho rằng: Ch ấ t hài trong Quê n ộ i và T ả ng sáng g ắ n li ề n v ớ i hai nhân v ậ t chính trong t ậ p sách là C ụ c và Cù Lao và t ậ p th ể các b ạ n nh ỏ tu ổ i ở Hòa Ph ướ c và chúng ta c ầ n r ấ t nhi ề u tác ph ẩ m v ă n h ọ c bi ế t c ườ i nh ư Quê n ộ i và T ả ng sáng [14; tr 480-482] Nhà văn Inadimonia của Nga trong khi giới thiệu Quê n ộ i năm 1978 đã nhận định: Võ Qu ả ng là m ộ t trong nh ữ ng nhà th ơ , nhà v ă n đượ c thi ế u nhi Vi ệ t Nam yêu thích nh ấ t Trong lời nói đầu bản dịch Quê n ộ i sang tiếng Pháp, nhà văn Alice Kahn khẳng định : Đ ây là m ộ t lo ạ i Tom Sawyer c ủ a Vi ệ t Nam, C ụ c và Cù Lao đ ã đư a l ạ i cho ng ườ i Pháp s ự hi ể u bi ế t nhi ề u h ơ n v ề m ộ t n ướ c Vi ệ t Nam h ầ u nh ư còn hoàn toàn xa l ạ [14; tr 511] Tuy có nhiều bài viết về Võ Quảng cũng như những nhận xét về tác phẩm Quê n ộ i Tuy nhiên chưa có một công trình nào nghiên cứu về dấu ấn Quảng Nam trong tác phẩm “ Quê n ộ i ” của Võ Quảng Và đó là lí do mà tôi chọn đề tài này để nghiên cứu 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 - Đối tượng nghiên cứu khóa luận là con người Quảng Nam và thiên nhiên Quảng Nam - Trong tiểu thuyết Quê n ộ i của Võ Quảng 5 Phương pháp nghiên cứu Khóa luận kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó nổi bật là các phương pháp sau: -Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp này dùng để phân tích những phương diện về dấu ấn trong tác phẩm nhằm làm sáng tỏ hơn những nét riêng biệt, đặc sắc của vùng đất Quảng Nam Bên cạnh đó, tôi dùng phương pháp này để phân tích những dẫn chứng cụ thể nhằm chứng minh cho các luận điểm của mình Sau khi phân tích nguồn dữ liệu, phương pháp tổng hợp sẽ giúp tôi khái quát nên kết quả nghiên cứu -Phương pháp đối chiếu, so sánh Phương pháp này dùng để so sánh tác phẩm Quê n ộ i với những tác phẩm khác để thấy sự tương đồng khi miêu tả những hình ảnh 6 Đóng góp của đề tài - Giúp bạn đọc thấy được một tình yêu tha thiết, gắn bó, một niềm xúc động chân thành của tác giả đối với quê hương mình- đó là vùng đất Quảng Nam - Giúp mọi người hiểu rõ hơn con người và quê hương xứ Quảng qua những dấu ấn đặc sắc mà tác phẩm Quê n ộ i của Võ Quảng đã in bóng 7 Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: Tác giả Võ Quảng và tác phẩm Quê nội Chương 2: Dấu ấn con người Quảng Nam Chương 3: Thiên nhiên Quảng Nam 8 Ghi chú 10 Để thuận lợi cho việc nghiên cứu cũng như tìm hiểu, tôi sử dụng kí hiệu sau để ghi chú thích: [Số tài liệu; số trang] 11 B NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ VÕ QUẢNG VÀ TÁC PHẨM QUÊ NỘI 1 1 Tác giả Võ Quảng 1 1 1 Cuộc đời Võ Quảng sinh ngày 01 tháng 03 năm 1920 ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, bên bờ sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng Võ Quảng sinh ra trong một gia đình nông dân Cha là một nhà nho hay ngâm vịnh Từ nhỏ Võ Quảng đã rất thích được nghe cha ngâm thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ…Ông đã truyền cho con trai mình lòng yêu thơ ngay từ nhỏ Năm 16 tuổi, Võ Quảng học trường Quốc học Huế Từ năm 1935 Võ Quảng đã tham gia hoạt động cách mạng và chính thức gia nhập tổ chức thanh niên Dân chủ năm 1936 ở Huế Năm 1938 vào Đoàn Thanh niên phản đế và năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên phản đế Tháng 9/1941 do những hoạt động cách mạng chống lại chính quyền thực dân, ông bị Pháp bắt và giam ở nhà lao thừa phủ Huế Cuối năm 1941 ông bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở xã Đại Hòa Trong thời gian này, Võ Quảng được anh của mình đưa cho một số sách văn học, triết học…để đọc giết thời gian trong lúc bị quản thúc Càng đọc, Võ Quảng càng si mê văn học và ông lại bắt đầu làm thơ và nhà thơ Khương Hữu Dụng là thầy giáo dạy Võ Quảng Ngoài ra, trong thời gian này, ông còn làm một số bài thơ chữ Hán Sau cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, Võ Quảng rất bận rộn với công tác chính quyền, đoàn thể cách mạng nên không có thời gian cho việc sáng tác văn học Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm Uỷ viên tư pháp thành phố Đà Nẵng, tiếp đó làm Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Hành chính Đà Nẵng Năm 1947 làm Hội thẩm chính trị (Phó chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam Từ năm 1948 đến năm 1955 làm Uỷ viên ủy ban thiếu niên và Nhi đồng Trung ương Năm 1971 12 về công tác ở Hà Nội, phụ trách văn học thiếu nhi đến khi về hưu Ông sáng tác khá nhiều và đều đặn những tác phẩm dành cho thiếu nhi Với những gì đã cống hiến, Võ Quảng xứng đáng được Nhà nước tặng Huân chương độc lập, Huân chương kháng chiến chống Pháp và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 cùng nhiều huân chương, giải thưởng của các tổ chức, đoàn thể khác trong và ngoài nước Võ Quảng mất ngày 15 tháng 06 năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội sau một thời gian bệnh nặng 1 1 2 Sự nghiệp văn học Với hơn nửa thế kỉ cầm bút, Võ Quảng đã tạo dựng được một sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng, nhiều giá trị Mỗi nhà văn, ngay từ khi bắt đầu cầm bút thường vẫn chọn cho mình một đối tượng sáng tác cụ thể Là người trực tiếp cầm bút, đồng thời cũng là người từng nhiều năm phụ trách lãnh đạo Nhà xuất bản Kim Đồng, Võ Quảng đã có nhiều bài viết, bài phát biểu, lời tâm sự…trực tiếp nói lên quan niệm của ông về văn học thiếu nhi Ông quan niệm: “ Thi ế u nhi chi ế m non n ử a dân s ố Do đ ó m ọ i v ấ n đề liên quan đế n thi ế u nhi đề u mang tính ch ấ t đồ s ộ ” và ông cũng từng tâm sự rằng “ Hãy dành cho con tr ẻ nh ữ ng gì đẹ p đẽ , tinh khi ế t nh ấ t ngay t ừ khi tr ẻ b ướ c vào đờ i” Cùng viết cho thiếu nhi nhưng tùy từng lứa tuổi, từng đối tượng mà ông có cách viết khác nhau nhưng phần tâm huyết nhất là những truyện viết cho lứa tuổi thiếu niên Nhìn lại cuộc đời của Võ Quảng và con đường của ông đến với văn học thiếu nhi, chúng ta có thể thấy rằng, cho dù đến có chậm, nhưng chính hành trang trong cuộc sống, qua những trải nghiệm đời thường cùng với tình yêu hết lòng vì tuổi thơ và nhất định không thể không nói đến tài năng Đó là những yếu tố quyết định làm nên thành tựu sáng tạo nghệ thuật của ông 13 Trong mấy chục năm cầm bút sáng tác, Võ Quảng chủ yếu viết cho lứa tuổi thiếu nhi và ông để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam những tác phẩm có giá trị rất cao, đồng thời đem đến cho người đọc những tinh hoa mà tác giả đã chắt lọc được trong cuộc đời của mình Võ Quảng vừa làm thơ, vừa viết truyện, viết tiểu luận, phê bình văn học Truyện: Cái l ỗ c ử a (1956) , Cái th ă ng (1961) , Ch ỗ cây đ a đầ u làng (1964) , Cái mai (1967) , Nh ữ ng chi ế c ấ m đấ t (1970) , Quê n ộ i (1973) , Bài h ọ c t ố t (1975) , T ả ng sáng (1978) , V ượ n hú (1993) , Kinh tuy ế n v ĩ tuy ế n (1995) , Tuy ể n t ậ p Võ Qu ả ng (1998) Ngoài ra, còn có những truyện tiêu biểu như : Chuy ế n đ i th ứ hai, Hòn đ á , Mèo t ắ m , Tr ă ng th ứ c , M ắ t gi ế c đỏ hoe , Trai và ố c gai , Đ ò ngang … Truyện của Võ Quảng tạo nên một thế giới nghệ thuật sinh động làm cho các em yêu mến hơn các loài động vật và cả những loài vật gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, làm thức dậy trong các em một thế giới tưởng tượng phong phú, đa dạng cùng với ý thức tò mò muốn tìm hiểu sự vật, hiện tượng… và góp phần hình thành nhân cách sống, thái độ sống cho các em trong cuộc đời Mỗi một truyện của ông đều tràn ngập tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, hoa lá Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ Những truyện của ông chủ yếu được viết với giọng văn hóm hỉnh, hài hước lại giàu tính giáo dục, rất hợp với tâm lí thiếu nhi Đó thực sự là những “công trình sư phạm”, góp phần giáo dục các em về cả trí tuệ thẩm mĩ và cách ứng xử trong cuộc sống Thơ: Gà mái hoa (1957) , Th ấ y cái hoa n ở (1962) , N ắ ng s ớ m (1965) , Anh đ om đ óm (1970) , M ă ng tre (1970) , Én hát và đ u quay (1972) , Qu ả d ư a đỏ (1980) , Ánh n ắ ng s ớ m (1993) … Đọc thơ ông, các em có cảm giác như được dạo chơi trong công viên kì thú Ở đó biết bao nhiêu là chim, cỏ thơm, có cả những giọt sương, những mầm non, những ánh nắng ban mai, những bông hoa, gió… thiên nhiên rộn ràng âm thanh, sặc sỡ sắc màu, vui mắt vui tai nhưng cũng thật thơ mộng và óng ả Qua thế giới sinh động, tươi tắn của cỏ cây hoa lá, ông dạy các em lòng yêu 14 thương thiên nhiên để từ đó hướng tới một mục tiêu rộng hơn, đó là lòng yêu điều thiện, yêu cái đẹp Thơ Võ Quảng rất giàu nhạc điệu Chính nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ cảm xúc, nhờ vậy, nó phát huy được chủ đề tư tưởng Cũng chính nhờ nhạc điệu đó mà các em có thể vừa hát, vừa vui chơi, nhảy múa cùng thơ ông Những bức tranh trong thơ Võ Quảng toát lên vẻ đẹp của cuộc sống đa dạng phong phú với nhiều mảng màu, hình khối và đường nét khác nhau làm cho các em càng yêu đời, yêu cuộc sống xung quanh Ngoài truyện và thơ, Võ Quảng còn có trên 50 bài viết về tiểu luận, phê bình xung quanh sáng tác về thiếu nhi Ông đã nêu ra những suy nghĩ khá toàn diện về những vấn đề thời sự xoay quanh bài viết cho thiếu nhi như: C ầ n nh ữ ng sáng tác t ố t h ơ n n ữ a cho thi ế u nhi ; Phát huy tác d ụ ng c ủ a v ă n h ọ c đố i v ớ i vi ệ c rèn luy ệ n ph ẩ m ch ấ t đạ o đứ c cho thi ế u nhi ; Ngh ĩ và vi ế t cho các em ; V ề sách vi ế t cho thi ế u nhi ; V ề ng ườ i đọ c sách vi ế t cho thi ế u nhi ; Nói v ề ngôn ng ữ v ă n h ọ c vào nhà tr ườ ng … Chính từ những bài viết này, chúng ta không chỉ hiểu thêm suy nghĩ và nỗi lòng thường trực của một nhà văn đối với tuổi thơ Không chỉ thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về sáng tác cho thiếu nhi mà còn có tác động trực tiếp và gián tiếp vào việc xây dựng một nền văn học dành riêng cho các em trong nền văn học hiện đại nước ta nói chung Tác phẩm Quê n ộ i và T ả ng sáng là hai truyện thành công nhất của Võ Quảng Có thể nói sau tác phẩm Quê n ộ i là một bước tiến vượt bậc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả Tác phẩm đánh dấu một sự thành công xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của Võ Quảng Quá trình hình thành nên tác phẩm đã được chuẩn bị rất kĩ lưỡng, chu đáo Tính từ khi ấp ủ dự định đến khi hoàn thành, tác phẩm xuất bản và đến được tay bạn đọc, Võ Quảng đã mất mười lăm năm để viết chưa đầy bốn trăm trang sách Tuy thời gian Võ Quảng dành cho thơ văn không nhiều do công tác cách mạng, kháng chiến, công tác đoàn thể chính trị… nhưng 15 những gì ông để lại cho đời, trên những trang giấy có một giá trị rất lớn trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam 1 2 Tác phẩm Quê n ộ i Quê n ộ i là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng Đây là một trong số ít tác phẩm tiêu biểu và sâu sắc nhất về đề tài cách mạng tháng Tám của Võ Quảng Tác giả đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam- một tỉnh nằm giữa nước Việt Nam vào thời điểm sau cách mạng tháng Tám, sau ngày lễ tuyên bố độc lập của nước Việt Nam năm 1945, một thời kì mà mãi đến nay vẫn còn để lại dấu tích trong nền văn học Việt Nam Tác phẩm phản ánh tâm trạng phấn khởi có phần hơi ngây thơ của dân làng, lòng tin tưởng kì diệu của họ vào tương lai đất nước, mặc dù chính họ là những con người phải gánh chịu bao nỗi đau, mất mác nảy sinh từ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp Hai nhân vật chính của tác phẩm là Cục, cậu bé sống ở Hòa Phước, cũng là nhân vật xưng “tôi” trong truyện và Cù Lao, cậu bé trạc tuổi Cục ở xa mới theo cha trở lại làng…Chú Hai Quân, cha của Cù Lao, vốn ở làng Vì bị lí trưởng đánh đòn nên uất ức bỏ làng, bỏ vợ con ra đi Sau mấy năm, biết tin vợ ở quê đã mất, trong một lần ra Cù Lao Chàm bán thuốc, chú Hai Quân được giới thiệu cho một cô gái Chú lấy vợ mới và ở lại quê vợ Cù Lao lên ba thì mẹ mất Khi cậu bé mười hai tuổi thì Tổng khởi nghĩa nổ ra Chú Hai Quân đưa Cù Lao trở về làng, nhận lại họ hàng, ruột thịt Cùng với sự trở về của cha con chú Hai Quân, cả làng Hòa Phước như được hồi sinh Tất cả hồ hởi cùng bắt tay nhau vào xây dựng cuộc sống mới nhưng không ai quên quá khứ đau buồn Ngay từ những chương đầu, Võ Quảng đã cho ta thấy cuộc sống ở làng quê Hòa Phước những ngày sau cách mạng tháng Tám đến những ngày đầu toàn quốc kháng chiến Làng Hòa Phước trước kia bị đè nén bao nhiêu năm trong bóng tối, thì nay lại hân hoan trong niềm vui đổi đời, mọi người ai cũng phấn khởi, tràn ngập 16 niềm vui Họ tất bật với công việc hằng ngày như trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải …bên cạnh đó cũng hăng hái tham gia xây dựng lại trường học, tập luyện tự vệ, dạy lớp bình dân học vụ cho những người trong làng…mọi hoạt động được tác giả miêu tả cụ thể và chân thực gợi lên không khí sôi nổi ở làng quê và niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn Khi có tin Pháp chiếm Nam Bộ, các hoạt động chuẩn bị kháng chiến được đẩy mạnh như các cán bộ làng đi học các lớp huấn luyện, đội tự vệ tăng cường diễn tập, thành lập các căn cứ địa phương…mỗi người một nhiệm vụ, cả Cục và Cù Lao tuy còn nhỏ nhưng cũng rất hăng hái và dũng cảm tham gia Phần Quê n ộ i kết thúc khi chú Hai Quân ra công tác ngoài Đà Nẵng Cù Lao đi theo cha và chia tay Cục, tạm biệt Hòa Phước Những lời từ biệt của Cục và Cù Lao được thể hiện qua tiếng hát của các cô lái đò xuôi Hội An Lần chia tay thứ hai trái lại là một sự rứt ra đột ngột ở bến đò Hòa Phước đang lúc nhốn nháo giữa chiến tranh Và câu chuyện của Cục và Cù Lao cũng kết thúc ở đây Tác phẩm đã mang đậm dấu ấn về con người và cảnh vật của vùng đất Quảng Nam đầy nắng và gió, một miền quê hiện ra với thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, vừa mang được nét riêng của xứ Quảng nhưng cũng thể hiện được nét chung của làng quê Việt Nam Chính vì giá trị riêng - chung ấy mà tác phẩm đã được tuyển chọn để giảng dạy ở chương trình Trung học cơ sở (Bài “ V ượ t thác ” trích từ chương XI của truyện Quê n ộ i được in trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6) CHƯƠNG 2: CON NGƯỜI QUẢNG NAM 2 1 Con người được thể hiện qua hai phương diện 2 1 1 Tình yêu quê hương đất nước Trong nền văn học Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước là đề tài muôn thuở và xuyên suốt qua các thời kì lịch sử khác nhau Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều có những tình cảm thiêng liêng, cao quý đối với quê hương, đất nước, nó đã khắc sâu vào trong trái tim, tiềm thức, tâm hồn mỗi người Bởi không ai sống 17 ở nơi khác mà không nhớ về quê hương, về nơi “chôn rau cắt rốn” của mình Vì thế, từ những hoạt động, hình ảnh rất chân thật trong cuộc sống hằng ngày, các nhà văn đã xây dựng nên những bức tranh rất riêng, đặc sắc về quê hương xứ sở mình với những gì tốt đẹp nhất Mỗi bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu nước thầm kín, bộc lộ qua tình yêu với con người, cảnh vật, thiên nhiên Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong các bài thơ đem lại những cảm xúc rất riêng làm rung cảm bao thế hệ độc giả Một địa danh thôn Vĩ đã đi vào nỗi nhớ, gắn kết với ân tình xứ Huế trong Đ ây thôn V ĩ D ạ của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo của nắng hàng cau, nắng mới lên, cái huyền ảo của bến sông trăng, cái bâng khuâng sương khói mờ ảo của mảnh đất cố đô Hay không gian của buổi chiều thu cho đôi lứa tìm đến nhau trong Th ơ Duyên cũng khiến ta cảm nhận thiên nhiên hòa hợp quấn quýt trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nhỏ, sắc nắng trở chiều, màu mây biếc và bâng khuâng với “con cò trên ruộng cánh phân vân” Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ của thi sĩ Huy Cận, ông đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu quê hương, chuyển tải bao tâm sự nỗi niềm của người dân mất nước, khi đối diện với không gian bao la, rộng lớn: nỗi “sầu trăm ngả” lan tỏa trên sóng nước, con thuyền, cành củi, cánh bèo, sông dài, trời rộng kết lại thành “lòng quê dợn dợn vời con nước- không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” khơi dậy tình yêu với giang sơn, Tổ Quốc Quê hương còn đẹp giản dị trong Chi ề u xuân của Anh Thơ, làng quê Việt Nam đẹp tuyệt vời trong cỏ xanh, mưa xuân, đàn bò đủng đỉnh…qua những rung cảm của tâm hồn thiếu nữ Tất cả những bài thơ ấy đều thể hiện tình yêu nước sâu sắc mà cũng kín đáo của tác giả Trong Quê n ộ i thì Võ Quảng cũng đã dành những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất cho quê hương của mình, một vùng đất, một địa danh đã từng gắn bó thân thiết, thấm đượm ân tình với tác giả ngay từ thuở ấu thơ- đó là làng Hòa Phước nằm bên dòng sông Thu Bồn Đây là nơi mà tác giả sinh ra và lớn lên với rất nhiều 18 kỉ niệm và kí ức đẹp về tuổi thơ Dù có ở bất cứ nơi đâu thì làng quê ấy vẫn luôn in hằng trong tâm hồn Võ Quảng Tình yêu quê hương đất nước thể hiện rõ qua sự gắn bó với thiên nhiên Đó là những dãy núi hùng vĩ, đồ sộ như núi Chúa, núi Phù Nam, núi Quắp, núi Cu Đê… hình thành sau những trận chiến ác liệt của vị Thượng Ngàn Đó còn là hình ảnh con sông Thu Bồn duyên dáng Tác giả tô đậm hình ảnh thiên nhiên gắn liền với cuộc chiến tranh gian khổ của con người nơi đây Với hình ảnh rất chân thật, tác giả đã tả con sông Thu Bồn “hình thế giống như một con rùa nằm cạnh bờ bể Bể đó là một rừng dâu xanh” Hình ảnh con sông Thu Bồn không chỉ đẹp ở cảnh sắc hữu tình mà còn đẹp ở cảnh vật thiên nhiên với màu xanh mượt của rừng dâu bạt ngàn gắn liền với nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa của người dân Theo thời gian, cho dù cuộc sống có thay đổi nhưng non sông đất nước thì muôn đời vẫn không thay đổi, vẫn tồn tại theo năm tháng như một dấu tích để mỗi người càng thêm yêu quý, tự hào Trong Quê n ộ i , Võ Quảng viết về quê hương của chính mình, ca ngợi sự đổi mới của làng Hòa Phước sau cách mạng Quê n ộ I là một câu chuyện nối liền nhau, trong đó tác giả chọn bốn nhân vật với bốn cá tính khác nhau là nạn nhân của bốn tai họa chính mà đất nước ta, dân tộc ta phải gánh chịu trong thời gian dài Đó là nạn áp bức thống trị, nạn nghèo đói, nạn dốt và nạn mê tín dị đoan Chính vì vậy đã làm cho đất nước ta rơi vào thời kì tăm tối trong thời gian dài Cách mạng bùng nổ, bốn người đó đã sống lại, rồi cùng với nhân dân vùng dậy, dần dần họ trở thành những chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, dám quên mình vì Tổ Quốc, vì nhân dân, kiên cường đấu tranh để giành lấy độc lập Câu chuyện cho ta thấy một khi con người đã nắm bắt được chân lí, đã biết tin yêu thì sẽ làm chủ được vận mệnh của mình và bộc lộ những khả năng vô tận Đây là câu chuyện của một địa phương nhưng cũng là câu chuyện chung của cả nước, của dân tộc 19 Hơn nữa, tình yêu quê hương đất nước còn là niềm tự hào của tác giả thể hiện qua những con người giàu lòng yêu nước Với những người dân làng Hòa Phước, quê hương như là máu thịt, là nguồn sống, gắn bó với họ cả một đời Chính vì thế, họ luôn kiên quyết đấu tranh để giành lấy sự sống, sự tự do cho dân tộc mình, không bao giờ chịu khuất phục để mất nước Trong chiến tranh, một lớp người tập hợp lại với nhau để tìm cách liên lạc giúp đỡ nhau giành lấy độc lập, tự do cho xóm làng như chú Năm Mùi, thầy Lê Hảo, dượng Hương Thư, anh Bốn Linh, ông Kiểm Lài, chị Ba… Họ là những người hoạt động cách mạng rất gan dạ, dũng cảm, kiên cường, dù có khó khăn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ luôn chung sức, đồng lòng để bảo vệ đất nước mình Những người sống nơi đây từ người lớn tuổi đến người nhỏ tuổi đều tự ý thức sâu sắc về trách nhiệm, sứ mệnh của mình Vì vậy, Cục và Cù Lao- đôi bạn tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã xung phong đi tiếp tế cho cán bộ, đi làm liên lạc để biết tin tức giữa các vùng từ Hòa Phước đi Phú Đa rồi đi Bến Dầu, Túy Loan… vượt qua bao khó khăn, gian khổ cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ Còn một số người sống nơi khác bị giặc đánh chiếm như hai vợ chồng ông đốc Thụ với con gái Tuyết Hạnh thì đến Hòa Phước cũng hòa mình vào người dân nơi đây, dùng những vốn hiểu biết của mình giúp đỡ và giải thích cho họ hiểu về cuộc đấu tranh diễn ra rất ác liệt, gian khổ Kết quả là chúng ta đã lập nên nhiều chiến công huy hoàng như đánh chiếm lô cốt của địch xây dựng ở Hòa Phước, giành lại một vùng tự do cho bà con làng Hòa Phước Có được thắng lợi đó là nhờ vào tinh thần bất khuất, dũng cảm, không ngại khó khăn, gian khổ của những người yêu quê hương, đất nước Họ quyết tâm đấu tranh để giành lại tự do cho dân tộc, đem lại cho làng quê sự yên bình Mọi người dân làng Hòa Phước đều có ước mơ là xây dựng một xã hội mới văn minh Họ luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn, tất cả mọi người đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên, xóa bỏ nạn áp bức thống 20 trị, nạn đói, nạn dốt như trước kia, đặc biệt là sự trưởng thành về hiểu biết và hi vọng vào tương lai của đất nước Đối với Võ Quảng, ông rất yêu quê hương, đất nước, con người nơi đây Tất cả điều đó đã đem lại niềm tự hào về vùng quê của mình- một vùng quê đẹp, hiền hòa, trù phú nằm bên bờ sông Thu Bồn Cùng với đó là những con người gan dạ, kiên cường Họ dám sống, dám đấu tranh cho lí tưởng, hoài bão, cho ước mơ đất nước được độc lập, tự do và ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ 2 1 2 Tính cách nhân vật mang đậm phong cách người Quảng Võ Quảng đã đem đến cho văn học thiếu nhi Việt Nam hương vị làng quê, một thế giới nhân vật với những nét cá tính riêng biệt khi sử dụng ngôn ngữ địa phương làm toát lên sự gần gũi, giản dị Mỗi nhân vật có một nét tính cách khác nhau nhưng đều mang đậm dấu ấn tâm lí của người Quảng Nam Đó là những con người nhiệt huyết, giàu tình nghĩa, biết yêu thương, sẻ chia và bao bọc nhau giữa cuộc sống còn nhiều khó khăn, giữa cuộc chiến đấu còn trường kì, gian khổ và ngay cả khi cách mạng đã về Hai nhân vật chính trong truyện là Cục và Cù Lao đã cho người đọc thấy được một thế giới trẻ thơ sinh động như sống lại trong lòng, làm trỗi dậy một thời thơ ấu ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng của chúng ta Mỗi nhân vật đều có khuôn mặt riêng, ngoại hình riêng, tính cách riêng nhưng đều chung nét hiếu động, tinh nghịch của một đứa trẻ Tuy có một tuổi thơ thiếu thốn về vật chất nhưng trong Cục và Cù Lao đều có một khao khát muốn làm điều tốt, muốn khẳng định về nhân cách, muốn làm những việc quá sức mình, muốn nhanh chóng thành người lớn Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một nét riêng ngộ nghĩnh, đáng yêu, điển hình cho một thế giới trẻ thơ Đặc biệt là tình bạn keo sơn gắn bó giữa đôi bạn này Hai nhân vật đi suốt chiều dài của tác phẩm, tham gia vào tất cả các sự kiện, biến cố 21 Cục sống ở Hòa Phước từ nhỏ, có một tuổi thơ hồn nhiên cùng lũ bạn trong làng, các em cùng nhau chơi giật lá, cùng nhau đi học lớp đồng ấu, thi nhau đấu võ thuật, đi bơi… Cục tỏ ra là một cậu bé rất thông minh, nhanh nhẹn Ngay cả trong nhận thức của Cục cũng rất ngây ngô: “ ngày mai, ngày kia s ẽ làm h ế t th ị t trâu bò để cày máy, phá h ế t nhà c ử a để xây lên nhà cao t ầ ng b ằ ng g ạ ch ngói, s ắ t thép do tàu bay Liên Xô ch ở sang ” Tuy còn nhỏ nhưng Cục đã có những suy nghĩ rất trưởng thành, chín chắn của một người lớn Cục muốn cuộc sống quê mình đổi thay, tiến bộ Vì Cục từ nhỏ đã sống ở quê nên ngôn ngữ rất đậm chất địa phương Tuy nhiên người đọc cũng rất dễ hiểu và cảm nhận được, chẳng hạn qua một số cụm từ: Nó cứ trầm trồ ở đây ai cũng giàu: trầm trồ->nhìn thấy; cái gì nom cũng lạ: nom- >trông thấy; tôi quay lại gạ thằng Cù Lao:gạ- >hỏi; chợt anh ngẩng lên nói oang oang- >nói to, nói lớn; mày ở Cù Lao Chàm làm răng biết được: làm răng-> làm sao; ai lại làm như rứa:như rứa- >như thế; tôi và Cù Lao ăn mít đến ngấy: đến ngấy- >đến ngán; phải đi cúp tóc để ngó cho nó văn minh:ngó- >nhìn; làm ăn ngoài nớ ra răng: ngoài nớ ra răng- >ngoài đó ra sao… hay cả khi Cục nói chuyện với Cù Lao: nè Cù Lao! Mày làm bà Hiến chết đói rồi !; thằng Cù Lao bỏ nốt quả thứ hai vào mồm nhai rao ráo, nuốt ừng ực, ăn nhanh như cọp đói…Ngôn ngữ hằng ngày của Cục khi nói chuyện là ngôn ngữ địa phương nên rất dễ hiểu, gần gũi và làm tăng thêm sự hấp dẫn của truyện Ngoài ra, Cục còn tham gia đi dạy chữ cho những người trong làng, tham gia đội tự vệ của làng, đi làm liên lạc giữa các vùng… với mong muốn giúp ích cho dân làng Đôi lúc trong Cục còn có cả một sự u buồn, lo lắng khi nghĩ về viễn cảnh tương lai Qua đó ta thấy Cục hiện lên là một em bé nhân hậu, yêu mến quê hương, gia đình Cục vừa có nét ngây thơ, hồn nhiên của một đứa trẻ lại vừa mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp của một người trưởng thành, biết yêu thương, giúp đỡ dân làng, không ngại khó khăn, gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 22 Song hành với Cục trong suốt chặng đường là Cù Lao- một cậu bé mới ở Cù Lao Chàm theo cha về quê Lúc đầu, Cù Lao xuất hiện giữa xóm làng như một nhân vật lạ lẫm làm xôn xao cả thế giới trẻ con: Th ằ ng Cù Lao ở Cù Lao Chàm v ề , ng ườ i đ en nh ẻ m, độ i chi ế c m ũ n ồ i có nhi ề u khoanh xanh đỏ và theo b ọ n tr ẻ ch ă n trâu Cù Lao s ố ng ở ngoài bi ể n, nó là m ọ i bi ể n, đ ít có đ uôi, u ố ng n ướ c m ặ n b ằ ng l ỗ m ũ i Lúc đầu chưa quen Cục nhưng rồi tình bạn của hai đứa trẻ cũng theo quy luật “trước lạ sau quen” rồi từ quen đến thân vì cho dù có khác nhau về cá tính và hoàn cảnh sống ban đầu nhưng cùng chung những tình cảm và khát vọng Cục và Cù Lao đã có một tuổi thơ chơi đùa cùng nhau khá lâu Trong những lúc vui chơi, làm việc bên nhau, cả hai luôn thích khám phá nhau, tìm hiểu nhau, trở thành bạn tri kỉ của nhau Cù Lao cũng rất ngây thơ, thật thà, hồn nhiên, mang đầy đủ tính cách của một đứa trẻ Cùng nhau chơi với mấy đứa trẻ con trong làng rồi tham gia tất cả các hoạt động như đi dạy chữ, học lớp đồng ấu, tham gia đội tự vệ cùng với Cục và những người khác Tuy mới về làng nhưng Cù Lao đã rất hăng say, siêng năng giúp ích cho dân làng, quê hương Tuy còn nhỏ tuổi, dáng vẻ thanh mảnh nhưng cậu bé rất kiên cường, dũng cảm, mạnh mẽ khi đi làm liên lạc giữa các vùng tạm chiến, lo đánh giặc, lo việc tiếp tế cán bộ…một công việc cực kì nguy hiểm, khó khăn, đầy thử thách đối với một đứa trẻ còn rất nhỏ tuổi nhưng Cù Lao luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Ước mơ của Cục và Cù Lao thật bình dị nhưng cũng rất đáng yêu, đó là “ xây nhi ề u nhà cao t ầ ng, nhi ề u tr ườ ng h ọ c, nhi ề u ch ỗ ch ơ i… ” Đó cũng là mong ước của tất cả người dân làng Hòa Phước về một cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí của Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã bộc lộ sự hiểu biết sâu sắc, tường tận những nét tinh tế trong tâm lí, tính cách của nhân vật Cục và Cù Lao từ trong quá khứ đã mở ra một lối nhìn vào hiện tại, làm cho hôm qua và hôm nay xích lại gần nhau trong những rung động tuổi thơ, làm cho tuổi thơ sau này không thấy xa lạ với tuổi thơ của các thế hệ đi trước 23 Có thể thấy, những việc của Cục và Cù Lao đã làm dù lớn hay nhỏ, được phân công hay tự nghĩ ra đều đáng trân trọng Có những việc rất khó khăn tưởng chừng như không thể làm làm nổi nhưng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của người lớn, cả hai đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Các em chính là hình ảnh mạnh mẽ, tự tin, dũng cảm, vượt khó, kiên cường của lớp trẻ sau cách mạng Không sợ đối mặt với gian khổ, hiểm nguy, các em đã vượt lên tuổi thơ của mình để trưởng thành về mọi mặt Tự ý thức, tự quyết định và hành động, các em dần trở thành một chiến sĩ cách mạng thực thụ, rất đáng trân trọng và tự hào Cục và Cù Lao là hai nhân vật tiêu biểu trong truyện, hội tụ đủ các tính cách, phẩm chất từ một đứa trẻ hồn nhiên, trong sáng đến người trưởng thành biết lo lắng, suy nghĩ, gan dạ, kiên cường Cục và Cù Lao được ví như hai hành tinh xoay quanh mặt trời, trong hai hành tinh ấy là cả một thế giới tâm hồn trẻ thơ với bao nỗi vui buồn, hờn giận, yêu ghét của trẻ con Qua hai nhân vật Cục và Cù Lao, ta thấy hình bóng của hai nhân vật vừa mang những nét điển hình cho cả một thế hệ trẻ thơ Việt Nam thời chiến tranh vừa mang những nét riêng của trẻ thơ xứ Quảng Bên cạnh đó còn có rất nhiều nhân vật là những người dân trong làng như chú Hai Quân, anh Bốn Linh, chú Năm Mùi, thầy Lê Hảo, dượng Hương Thư, chị Ba, bà Hiến, ông Bốn Rị…với nhiều nét cá tính khác nhau Chú Hai Quân vì ham xem hát sao lãng việc làng, nên bị lí trưởng đánh, uất ức bỏ làng ra đi Ở Cù Lao Chàm, đêm đêm chú kể chuyện làng cho con nghe, nghe đến nỗi Cù Lao thuộc lòng chuyện làng: Từ chuyện nuôi tằm, dệt thao, nấu đường đến chuyện bà Hiến khóc mướng, ông bảy Hóa có cái sẹo sau mông…Những chi tiết này không bày ra một lúc mà cứ dần dà theo nhịp truyện, lúc này, lúc khác, đến lúc ấn tượng đã sâu, đã đầy Qua ngòi bút của mình, tác giả đã cho người đọc thấy được lòng thương nhớ quê nhà của chú Hai Quân không lúc nào nguôi ngoai Chú luôn dành một tình yêu đặc biệt, sâu sắc với quê hương Đến khi trở về làng, một giọng điệu vừa vui vừa buồn làm cho không khí cảnh sum họp trở nên sâu lắng, yêu thương, quan tâm lẫn 24 nhau hơn của mỗi nhân vật Mọi người đến chúc mừng chú Hai trở về và làm tiệc ăn mừng như ngày lễ hội, không khí sôi nổi, hào hứng Ta thấy được một không khí đầm ấm, vui tươi, thấm đẫm tình người, con người nơi đây sống rất tình cảm, gắn bó, sẻ chia, yêu thương nhau như ruột thịt Cuộc hội ngộ vui mừng ấy còn là niềm tin, niềm hi vọng mới ở làng Hòa Phước Trong nhà ngoài cửa ồn ào tiếng nói tiếng cười không dứt, mọi người trong làng hay tin hết người này đến, tới người khác đến chúc mừng như ông Kiểm Lài bên hàng xóm chạy qua, chú Năm Mùi, dượng Hương Thư, ông Bốn Rị ở xóm dưới chạy đến Làng xóm quý nhau ở tình nghĩa, con người sống có nghĩa có tình trước sau trọn vẹn thì được mọi người quý mến Chính cuộc sống hằng ngày đã làm cho người với người xích lại gần nhau, biết quý trọng, yêu thương nhau hơn Khi chú Hai Quân bị làng xã đánh đập gần chết, thì mọi người tìm cách xin tha và kiếm thuốc uống cho mau lành bệnh Tình cảm ấy thật cảm động và trân trọng biết bao khi mọi người biết quan tâm nhau, khi hay tin chú trở về thì mọi người đều vui mừng, hỏi thăm rất nhiều chuyện, nghe chú kể chuyện xảy ra lúc bỏ làng ra đi Vì vậy, cho đến ngày Tổng khởi nghĩa ở ngoài Cù Lao Chàm, cờ đỏ sao vàng phấp phới, các Uỷ ban được thành lập, chú Hai nhận ra một điều: biển cả không còn là nơi cách biệt, con đường về làng từ lâu đã cắt đứt bỗng nhiên nối lại, con sông Thu Bồn bỗng thấy gần đây Chú biết rõ cơn bão táp dữ dội đã quét sạch mây mù ở quê: “ đấ t đ ã lành, chim bay v ề t ổ c ũ ” chú Hai dẫn thằng Cù Lao lên thuyền, rẽ sóng bay về Cửa Đại, chú lên phố Hội An và vội vã đi về Hòa Phước nơi bà con đang chờ chú về Bên cạnh đó, trong không khí cách mạng sôi sục khắp nơi, người ta càng nhận thức cái quá khứ đau khổ của mình, dù cho sống trong lo âu nhưng có việc cần họ, họ luôn sẵn sàng giúp đỡ như: Dì Cửu Phan ở Phú Đa, dì Năm Chi ở Bến Dầu, chú Tư Mai ở Động Khói…tình cảm của mọi người giống như sợi dây ràng buộc khó mà có thể tách rời nhau Vì thế khi giặc chiếm tới Hòa Phước mọi người xôn xao tìm nơi yên bình để tản cư như gia đình của Cục, gia đình anh Bốn Linh, gia đình 25 chú Năm Mùi…họ đã được dì Cửu Phan ở Phú Đa giúp đỡ, dì luôn mong ước được sống gần gũi với mọi người do đường xa cách trở, nay được sống gần nhau dì rất vui mừng, dì còn nói: “ Dì s ẽ dành nhà trên cho mà ở , ngoài v ườ n có m ộ t c ă n nhà b ỏ tr ố ng, gia đ ình anh B ố n Linh và gia đ ình chú N ă m Mùi, ở đ ó r ấ t là ti ệ n ” Khi giặc chiếm tới Phú Đa thì họ được gia đình dì Năm Chi cũng đón tiếp rất nồng nhiệt, tấm lòng của dì Năm Chi như biển cả khi nghe được tin mọi người sẽ lên đây ở, dì rất sung sướng, sự vui sướng của dì tràn ra khắp mặt, khắp mũi, đi kêu gọi tất cả các con lại giới thiệu cho Cục và Cù Lao biết mặt anh em Dì nói rối rít”: “ Ph ả i r ồ i! Đ úng r ồ i! Tránh gi ặ c ph ả i lên đ ây Lên đ ây cho có ch ị có em Ph ả i r ồ i! Nói v ớ i m ẹ là dì b ả o ph ả i lên ngay Dì nh ườ ng h ế t ch ỗ cho m ẹ ở Nhà trên đ ó! Nhà d ướ i đ ó! Ở m ấ y cho h ế t Đ ám c ạ n có Đ ám sâu c ũ ng có Trâu heo c ũ ng có Trên này làm ă n d ễ l ắ m! ” Tình cảm của gì dành trọn cho mọi người Không chỉ có dì Cửu Phan, dì Năm Chi mới giúp đỡ mà còn có rất nhiều người Việt Nam đang sống trong hoàn cảnh như thế cũng sẽ sẵn sàng giúp đỡ Mỗi khó khăn của con người đều vượt qua được nhờ có tinh thần kiên cường, không sợ gian khổ, hiểm nguy Mỗi người đều có một hoàn cảnh và lí do khác nhau để đi đến một ước mơ, một chân trời mới trong cuộc sống Chẳng hạn bác Tùng Sơn, một người tuy không bị áp bức, nhưng bác có chí cao mà không gặp thời, không chịu được thế cuộc đảo điên cũng bỏ làng lên núi như một ẩn sĩ, trị bệnh cứu người Tinh thần đó không chỉ là niềm tự hào riêng của một hay hai người mà là cả thôn Hòa Phước Tinh thần ấy, còn có ông Bùi Kiệt theo đảng Cần Vương bỏ làng ra đi mưu đồ việc lớn Ngoài ra trong truyện còn có rất nhiều nhân vật với những tính cách khác nhau Chú Năm Mùi có tính cách cương trực, làm việc, nói năng dứt khoát Dượng Hương Thư trừ những lúc “vượt thác”, “ăn to nói lớn” ra thì khá hiền lành và đôi khi còn ít nói Thầy Lê Hảo có tâm với sự nghiệp giáo dục Bà Hiến sống khép mình, tách biệt khỏi xã hội nhưng thực ra là người có vốn sống giàu có, giỏi giang 26 Chỉ vì những năm tháng tăm tối trước cách mạng mà bà thu mình lại Chị Ba là cô bé mới lớn nhưng đảm đang tháo vát, biết quán xuyến gia đình và dạy dỗ các em khôn lớn… Tất cả các nhân vật trên dù chỉ được tác giả khắc họa bằng một vài chi tiết nhỏ trong truyện nhưng tính cách và tâm lí của họ phần nào đã hiện lên chân thực và sinh động Họ là những nhân vật điển hình đại diện cho những phẩm chất, những nét tính cách cao quý của người Quảng Nam ngay cả trong thời chiến lẫn thời bình 2 2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí nhân vật Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Những con người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều đối với tác phẩm Nhân vật văn học có thể là con người có tên như Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc, Thạch Sanh…có thể là những người không có tên như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia…hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, như “chàng- thiếp”, “mình- ta” trong ca dao Nhưng trong nhiều trường hợp, nhân vật lại không phải là con người mà có khi chỉ là một “bông hoa” biết nói, một “con cóc” biết kiện trời, thậm chí có cả thần tiên nữa Những sự vật, những đồ vật này trở thành nhân vật khi được “người hóa”, nghĩa là cũng mang tâm hồn, tính cách như con người Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ Mỗi nhà văn sẽ có những thủ pháp xây dựng nhân vật mang đặc trưng phong cách nghệ thuật riêng của mình đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó Bản 27 chất văn học là tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của đời sống Nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ thể hiện đề tài, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của nhà văn Chính vì thế, thành công trong công cuộc xây dựng nhân vật chính là sự thành công trong tác phẩm văn học Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật Điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời, hiểu người và phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc Ngoại hình là một khái niệm chỉ tất cả những gì thuộc dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, bao gồm diện mạo, hình dáng,y phục… Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật Võ Quảng đã chọn lọc các chi tiết rất nhỏ và cụ thể để làm cho nhân vật hiện lên sắc nét, sinh động như thực Đó là những từ ngữ miêu tả gương mặt, dáng vẻ, trang phục của nhân vật Trong quá trình xây dựng nhân vật, Võ Quảng luôn lựa chọn những từ ngữ giàu chất tạo hình, dễ liên tưởng để khắc họa chân dung nhân vật Miêu tả Cù Lao khi mới về làng , tác giả lựa chọn những từ ngữ rất đắt để làm nổi bật sự khác biệt của cậu bé sống ngoài đảo so với lũ trẻ trong làng : “ M ặ t tr ờ i đố t nó cháy đ en thui” do nhuộm nắng và gió biển, “ ng ườ i g ầ y đ ét ” nhìn không thì thật khó đoán tuổi Thân hình kì dị với một phong cách ăn mặc lạ thường “quần dài không ra quần dài, quần xà lỏn không ra quần xà lỏn” làm cậu chẳng giống ai Những tính từ giàu chất tạo hình mà Võ Quảng sử dụng để kích thích trí tưởng tượng của độc giả thật độc đáo Cù Lao trở thành nhân vật có ngoại hình rất riêng, khó bị lẫn với bất kì đứa trẻ nào khác trong truyện Tả diện mạo ông Bảy Hóa, tác giả nhấn mạnh chi tiết tả bộ râu của ông “ v ừ a r ậ m v ừ a dài t ỏ a xu ố ng đế n r ố n”, nó m ọ c quanh mép d ướ i c ằ m, thong dong nh ư râu các v ị quan v ă n trong tu ồ ng hát b ộ i” Miêu tả chú Năm Mùi, nhà văn viết: “ chú có b ộ râu m ọ c dài, tóc ph ả i búi m ộ t đ ùm sau gáy ” Tả bọn trẻ nhà dì Năm thì trông đứa nào đứa 28 nấy cũng “ m ặ t mày nhem nhu ố c, m ũ i dài thò lò ” Tả diện mạo ông Bảy Hóa, nhà văn nhấn mạnh vào chi tiết tả bộ râu “dài đến rốn” của ông Khi ông Bảy cười để lộ “ m ộ t hàm r ă ng đề u và nh ỏ nh ư h ạ t b ắ p ” với “ cái mi ệ ng r ộ ng ” Tham gia cách mạng, khi ở ngoài làng, ông biến thành thầy chùa “ m ặ c áo cà sa, c ổ đ eo tràng h ạ t ”, khi về làng, ông “ m ặ c b ộ đồ c ộ c, đ eo dao g ă m, t ậ p bài quân s ự ” Tả hình dáng của nhân vật, nhà văn sử dụng những chi tiết dù rất nhỏ nhưng làm cho nhân vật hiện lên rõ nét, chân thực Anh Long “ ng ườ i v ừ a cao v ừ a g ầ y ” nhưng “ đ i ệ u b ộ linh l ợ i ” [8;tr 112] Với cách miêu tả ấy làm cho ta liên tưởng đến anh thanh niên nhanh nhẹn và tháo vát Ông Đốc Thụ thì béo tròn “ nh ư m ộ t h ạ t mít ” [8;tr 251] làm cho người đọc liên tưởng đến hình ảnh một người tốt ăn, có cuộc sống đầy đủ, sung túc Ông Biện Thành “ ng ườ i th ấ p, nh ư ng r ấ t nhanh nh ẹ n” [8;tr 256] như một bác nông dân chân chất, mộc mạc Cô Tuyết Hạnh “g ầ y nhom , xanh xao nh ư ng ườ i b ị đ ói ” [8;tr 244]…Với dụng ý nghệ thuật như vậy, nhà văn đã tô vẽ vẻ bề ngoài của các nhân vật bằng những chi tiết rất ấn tượng, mỗi nhân vật mang một đặc điểm riêng biệt Song song với việc miêu tả ngoại hình nhân vật, Võ Quảng còn chú ý ngôn ngữ Đây là phương diện góp phần vào việc thể hiện tính cách nhân vật Cái làm nên bản sắc riêng của Võ Quảng mà không thể lẫn với bất cứ nhà văn nào khác đó là việc sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ xứ Quảng Nó được thể hiện trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày Ngôn ngữ của nhân vật trong Quê n ộ i đậm đà chất hiện thực cuộc sống Đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại rất nhiều khiến cho câu văn giàu nhạc tính, diễn biến câu chuyện nhiều thú vị, bất ngờ Nhà văn đã đem vào tác phẩm hầu như nguyên vẹn những câu nói thường ngày, gần gũi, đậm chất phương ngữ của vùng Hòa Phước Có lẽ được sinh ra và lớn lên ở vùng quê Quảng Nam nên nhà văn đã tiếp thu được toàn bộ nền văn hóa, ngôn ngữ của nhân dân, đặc biệt là ngôn ngữ của người nông dân, người lao động chân chất Ông đi nhiều, am hiểu đời sống nhân dân, phong tục địa phương vùng miền nên ngôn ngữ trần thuật của 29 người kể chuyện thể hiện nét độc đáo ấy Võ Quảng không lạm dụng tiếng địa phương mà chú ý nhiều hơn đến cảm nghĩ của nhân vật và gìn giữ được tính chất trong sáng, thuần nhất của ngôn ngữ tác phẩm Đọc Quê n ộ i , chúng ta có cảm giác gần gũi và yên bình giống như được trở về với tuổi thơ, nơi có những em bé hồn nhiên, vô tư nhưng lại mang trong mình một tình yêu quê hương tha thiết Ngay từ những trang đầu của truyện khi đang chơi trò giật lá, bọn trẻ phát hiện ra sự xuất hiện của Cù Lao bèn chạy ra xem mặt mũi ra sao Chúng tranh nhau đặt câu hỏi, tranh nhau thắc mắc, nhận xét về cậu bé Vừa nhìn Cù Lao có đứa bảo “ Đ en quá hè !” rồi hỏi “ Tên mày là chi ?”và một đứa khác trả lời “ Tên là Cù Lao đ ó Nó ở x ứ Cù Lao Chàm ngoài bi ể n Đ ông nên đặ t luôn th ế m ớ i d ị ch ớ !” Có đứa nhanh nhảu kể chuyện thấy Cù Lao ra chợ nhìn cái “
NỘI DUNG
Võ Quảng sinh ngày 01 tháng 03 năm 1920 ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, bên bờ sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng Võ Quảng sinh ra trong một gia đình nông dân Cha là một nhà nho hay ngâm vịnh Từ nhỏ Võ Quảng đã rất thích được nghe cha ngâm thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ…Ông đã truyền cho con trai mình lòng yêu thơ ngay từ nhỏ
Năm 16 tuổi, Võ Quảng học trường Quốc học Huế Từ năm 1935 Võ Quảng đã tham gia hoạt động cách mạng và chính thức gia nhập tổ chức thanh niên Dân chủ năm 1936 ở Huế Năm 1938 vào Đoàn Thanh niên phản đế và năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên phản đế Tháng 9/1941 do những hoạt động cách mạng chống lại chính quyền thực dân, ông bị Pháp bắt và giam ở nhà lao thừa phủ Huế Cuối năm 1941 ông bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở xã Đại Hòa Trong thời gian này, Võ Quảng được anh của mình đưa cho một số sách văn học, triết học…để đọc giết thời gian trong lúc bị quản thúc Càng đọc, Võ Quảng càng si mê văn học và ông lại bắt đầu làm thơ và nhà thơ Khương Hữu Dụng là thầy giáo dạy Võ Quảng Ngoài ra, trong thời gian này, ông còn làm một số bài thơ chữ Hán Sau cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, Võ Quảng rất bận rộn với công tác chính quyền, đoàn thể cách mạng nên không có thời gian cho việc sáng tác văn học Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm Uỷ viên tư pháp thành phố Đà Nẵng, tiếp đó làm Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Hành chính Đà Nẵng Năm 1947 làm Hội thẩm chính trị (Phó chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam Từ năm 1948 đến năm 1955 làm Uỷ viên ủy ban thiếu niên và Nhi đồng Trung ương Năm 1971
TÁC GIẢ VÕ QUẢNG VÀ TÁC PHẨM QUÊ NỘI
Tác giả Võ Quảng
Võ Quảng sinh ngày 01 tháng 03 năm 1920 ở xã Đại Hòa, huyện Đại Lộc, bên bờ sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng Võ Quảng sinh ra trong một gia đình nông dân Cha là một nhà nho hay ngâm vịnh Từ nhỏ Võ Quảng đã rất thích được nghe cha ngâm thơ Lý Bạch, Đỗ Phủ…Ông đã truyền cho con trai mình lòng yêu thơ ngay từ nhỏ
Năm 16 tuổi, Võ Quảng học trường Quốc học Huế Từ năm 1935 Võ Quảng đã tham gia hoạt động cách mạng và chính thức gia nhập tổ chức thanh niên Dân chủ năm 1936 ở Huế Năm 1938 vào Đoàn Thanh niên phản đế và năm 1939 làm tổ trưởng tổ Thanh niên phản đế Tháng 9/1941 do những hoạt động cách mạng chống lại chính quyền thực dân, ông bị Pháp bắt và giam ở nhà lao thừa phủ Huế Cuối năm 1941 ông bị đưa đi quản thúc vô thời hạn ở xã Đại Hòa Trong thời gian này, Võ Quảng được anh của mình đưa cho một số sách văn học, triết học…để đọc giết thời gian trong lúc bị quản thúc Càng đọc, Võ Quảng càng si mê văn học và ông lại bắt đầu làm thơ và nhà thơ Khương Hữu Dụng là thầy giáo dạy Võ Quảng Ngoài ra, trong thời gian này, ông còn làm một số bài thơ chữ Hán Sau cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, Võ Quảng rất bận rộn với công tác chính quyền, đoàn thể cách mạng nên không có thời gian cho việc sáng tác văn học Cách mạng tháng Tám thành công, ông làm Uỷ viên tư pháp thành phố Đà Nẵng, tiếp đó làm Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến Hành chính Đà Nẵng Năm 1947 làm Hội thẩm chính trị (Phó chánh án) tòa án quân sự miền Nam Việt Nam Từ năm 1948 đến năm 1955 làm Uỷ viên ủy ban thiếu niên và Nhi đồng Trung ương Năm 1971 về công tác ở Hà Nội, phụ trách văn học thiếu nhi đến khi về hưu Ông sáng tác khá nhiều và đều đặn những tác phẩm dành cho thiếu nhi
Với những gì đã cống hiến, Võ Quảng xứng đáng được Nhà nước tặng Huân chương độc lập, Huân chương kháng chiến chống Pháp và giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007 cùng nhiều huân chương, giải thưởng của các tổ chức, đoàn thể khác trong và ngoài nước
Võ Quảng mất ngày 15 tháng 06 năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị, Hà Nội sau một thời gian bệnh nặng
Với hơn nửa thế kỉ cầm bút, Võ Quảng đã tạo dựng được một sự nghiệp văn chương phong phú, đa dạng, nhiều giá trị
Mỗi nhà văn, ngay từ khi bắt đầu cầm bút thường vẫn chọn cho mình một đối tượng sáng tác cụ thể Là người trực tiếp cầm bút, đồng thời cũng là người từng nhiều năm phụ trách lãnh đạo Nhà xuất bản Kim Đồng, Võ Quảng đã có nhiều bài viết, bài phát biểu, lời tâm sự…trực tiếp nói lên quan niệm của ông về văn học thiếu nhi Ông quan niệm: “Thiếu nhi chiếm non nửa dân số Do đó mọi vấn đề liên quan đến thiếu nhi đều mang tính chất đồ sộ” và ông cũng từng tâm sự rằng “ Hãy dành cho con trẻ những gì đẹp đẽ, tinh khiết nhất ngay từ khi trẻ bước vào đời”
Cùng viết cho thiếu nhi nhưng tùy từng lứa tuổi, từng đối tượng mà ông có cách viết khác nhau nhưng phần tâm huyết nhất là những truyện viết cho lứa tuổi thiếu niên
Nhìn lại cuộc đời của Võ Quảng và con đường của ông đến với văn học thiếu nhi, chúng ta có thể thấy rằng, cho dù đến có chậm, nhưng chính hành trang trong cuộc sống, qua những trải nghiệm đời thường cùng với tình yêu hết lòng vì tuổi thơ và nhất định không thể không nói đến tài năng Đó là những yếu tố quyết định làm nên thành tựu sáng tạo nghệ thuật của ông
Trong mấy chục năm cầm bút sáng tác, Võ Quảng chủ yếu viết cho lứa tuổi thiếu nhi và ông để lại cho nền văn học thiếu nhi Việt Nam những tác phẩm có giá trị rất cao, đồng thời đem đến cho người đọc những tinh hoa mà tác giả đã chắt lọc được trong cuộc đời của mình Võ Quảng vừa làm thơ, vừa viết truyện, viết tiểu luận, phê bình văn học
Truyện: Cái lỗ cửa (1956), Cái thăng (1961), Chỗ cây đa đầu làng (1964), Cái mai (1967), Những chiếc ấm đất (1970), Quê nội (1973), Bài học tốt (1975), Tảng sáng (1978), Vượn hú (1993), Kinh tuyến vĩ tuyến (1995), Tuyển tập Võ Quảng (1998) Ngoài ra, còn có những truyện tiêu biểu như : Chuyến đi thứ hai, Hòn đá, Mèo tắm, Trăng thức, Mắt giếc đỏ hoe, Trai và ốc gai, Đò ngang…
Truyện của Võ Quảng tạo nên một thế giới nghệ thuật sinh động làm cho các em yêu mến hơn các loài động vật và cả những loài vật gần gũi trong cuộc sống hằng ngày, làm thức dậy trong các em một thế giới tưởng tượng phong phú, đa dạng cùng với ý thức tò mò muốn tìm hiểu sự vật, hiện tượng… và góp phần hình thành nhân cách sống, thái độ sống cho các em trong cuộc đời Mỗi một truyện của ông đều tràn ngập tình yêu thiên nhiên với cây cỏ, hoa lá Cứ như vậy, ông góp phần làm giàu đời sống tinh thần của con người, bắt đầu từ tuổi thơ Những truyện của ông chủ yếu được viết với giọng văn hóm hỉnh, hài hước lại giàu tính giáo dục, rất hợp với tâm lí thiếu nhi Đó thực sự là những “công trình sư phạm”, góp phần giáo dục các em về cả trí tuệ thẩm mĩ và cách ứng xử trong cuộc sống
Thơ: Gà mái hoa (1957), Thấy cái hoa nở (1962), Nắng sớm (1965), Anh đom đóm (1970), Măng tre (1970), Én hát và đu quay (1972), Quả dưa đỏ (1980), Ánh nắng sớm (1993)… Đọc thơ ông, các em có cảm giác như được dạo chơi trong công viên kì thú Ở đó biết bao nhiêu là chim, cỏ thơm, có cả những giọt sương, những mầm non, những ánh nắng ban mai, những bông hoa, gió… thiên nhiên rộn ràng âm thanh, sặc sỡ sắc màu, vui mắt vui tai nhưng cũng thật thơ mộng và óng ả Qua thế giới sinh động, tươi tắn của cỏ cây hoa lá, ông dạy các em lòng yêu thương thiên nhiên để từ đó hướng tới một mục tiêu rộng hơn, đó là lòng yêu điều thiện, yêu cái đẹp Thơ Võ Quảng rất giàu nhạc điệu Chính nhạc điệu đó làm cho người đọc dễ cảm xúc, nhờ vậy, nó phát huy được chủ đề tư tưởng Cũng chính nhờ nhạc điệu đó mà các em có thể vừa hát, vừa vui chơi, nhảy múa cùng thơ ông Những bức tranh trong thơ Võ Quảng toát lên vẻ đẹp của cuộc sống đa dạng phong phú với nhiều mảng màu, hình khối và đường nét khác nhau làm cho các em càng yêu đời, yêu cuộc sống xung quanh
Ngoài truyện và thơ, Võ Quảng còn có trên 50 bài viết về tiểu luận, phê bình xung quanh sáng tác về thiếu nhi Ông đã nêu ra những suy nghĩ khá toàn diện về những vấn đề thời sự xoay quanh bài viết cho thiếu nhi như: Cần những sáng tác tốt hơn nữa cho thiếu nhi; Phát huy tác dụng của văn học đối với việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cho thiếu nhi; Nghĩ và viết cho các em; Về sách viết cho thiếu nhi; Về người đọc sách viết cho thiếu nhi; Nói về ngôn ngữ văn học vào nhà trường… Chính từ những bài viết này, chúng ta không chỉ hiểu thêm suy nghĩ và nỗi lòng thường trực của một nhà văn đối với tuổi thơ Không chỉ thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về sáng tác cho thiếu nhi mà còn có tác động trực tiếp và gián tiếp vào việc xây dựng một nền văn học dành riêng cho các em trong nền văn học hiện đại nước ta nói chung
Tác phẩm Quê nội và Tảng sáng là hai truyện thành công nhất của Võ Quảng
Có thể nói sau tác phẩm Quê nội là một bước tiến vượt bậc trong hành trình sáng tạo nghệ thuật của tác giả Tác phẩm đánh dấu một sự thành công xuất sắc trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của Võ Quảng Quá trình hình thành nên tác phẩm đã được chuẩn bị rất kĩ lưỡng, chu đáo Tính từ khi ấp ủ dự định đến khi hoàn thành, tác phẩm xuất bản và đến được tay bạn đọc, Võ Quảng đã mất mười lăm năm để viết chưa đầy bốn trăm trang sách Tuy thời gian Võ Quảng dành cho thơ văn không nhiều do công tác cách mạng, kháng chiến, công tác đoàn thể chính trị… nhưng những gì ông để lại cho đời, trên những trang giấy có một giá trị rất lớn trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam.
Tác phẩm Quê nội
Quê nội là một tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng Đây là một trong số ít tác phẩm tiêu biểu và sâu sắc nhất về đề tài cách mạng tháng Tám của Võ Quảng
Tác giả đặt câu chuyện xảy ra tại chính quê hương mình, đó là làng Hòa Phước, tỉnh Quảng Nam- một tỉnh nằm giữa nước Việt Nam vào thời điểm sau cách mạng tháng Tám, sau ngày lễ tuyên bố độc lập của nước Việt Nam năm 1945, một thời kì mà mãi đến nay vẫn còn để lại dấu tích trong nền văn học Việt Nam Tác phẩm phản ánh tâm trạng phấn khởi có phần hơi ngây thơ của dân làng, lòng tin tưởng kì diệu của họ vào tương lai đất nước, mặc dù chính họ là những con người phải gánh chịu bao nỗi đau, mất mác nảy sinh từ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp Hai nhân vật chính của tác phẩm là Cục, cậu bé sống ở Hòa Phước, cũng là nhân vật xưng “tôi” trong truyện và Cù Lao, cậu bé trạc tuổi Cục ở xa mới theo cha trở lại làng…Chú Hai Quân, cha của Cù Lao, vốn ở làng Vì bị lí trưởng đánh đòn nên uất ức bỏ làng, bỏ vợ con ra đi Sau mấy năm, biết tin vợ ở quê đã mất, trong một lần ra Cù Lao Chàm bán thuốc, chú Hai Quân được giới thiệu cho một cô gái Chú lấy vợ mới và ở lại quê vợ Cù Lao lên ba thì mẹ mất Khi cậu bé mười hai tuổi thì Tổng khởi nghĩa nổ ra Chú Hai Quân đưa Cù Lao trở về làng, nhận lại họ hàng, ruột thịt Cùng với sự trở về của cha con chú Hai Quân, cả làng Hòa Phước như được hồi sinh.Tất cả hồ hởi cùng bắt tay nhau vào xây dựng cuộc sống mới nhưng không ai quên quá khứ đau buồn
Ngay từ những chương đầu, Võ Quảng đã cho ta thấy cuộc sống ở làng quê Hòa Phước những ngày sau cách mạng tháng Tám đến những ngày đầu toàn quốc kháng chiến Làng Hòa Phước trước kia bị đè nén bao nhiêu năm trong bóng tối, thì nay lại hân hoan trong niềm vui đổi đời, mọi người ai cũng phấn khởi, tràn ngập niềm vui Họ tất bật với công việc hằng ngày như trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.…bên cạnh đó cũng hăng hái tham gia xây dựng lại trường học, tập luyện tự vệ, dạy lớp bình dân học vụ cho những người trong làng…mọi hoạt động được tác giả miêu tả cụ thể và chân thực gợi lên không khí sôi nổi ở làng quê và niềm tin về một tương lai tươi sáng hơn
Khi có tin Pháp chiếm Nam Bộ, các hoạt động chuẩn bị kháng chiến được đẩy mạnh như các cán bộ làng đi học các lớp huấn luyện, đội tự vệ tăng cường diễn tập, thành lập các căn cứ địa phương…mỗi người một nhiệm vụ, cả Cục và Cù Lao tuy còn nhỏ nhưng cũng rất hăng hái và dũng cảm tham gia
Phần Quê nội kết thúc khi chú Hai Quân ra công tác ngoài Đà Nẵng Cù Lao đi theo cha và chia tay Cục, tạm biệt Hòa Phước Những lời từ biệt của Cục và Cù Lao được thể hiện qua tiếng hát của các cô lái đò xuôi Hội An Lần chia tay thứ hai trái lại là một sự rứt ra đột ngột ở bến đò Hòa Phước đang lúc nhốn nháo giữa chiến tranh Và câu chuyện của Cục và Cù Lao cũng kết thúc ở đây
Tác phẩm đã mang đậm dấu ấn về con người và cảnh vật của vùng đất Quảng Nam đầy nắng và gió, một miền quê hiện ra với thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, vừa mang được nét riêng của xứ Quảng nhưng cũng thể hiện được nét chung của làng quê Việt Nam Chính vì giá trị riêng - chung ấy mà tác phẩm đã được tuyển chọn để giảng dạy ở chương trình Trung học cơ sở (Bài “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện Quê nội được in trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6).
CON NGƯỜI QUẢNG NAM
Con người được thể hiện qua hai phương diện
2.1.1 Tình yêu quê hương đất nước
Trong nền văn học Việt Nam, tình yêu quê hương đất nước là đề tài muôn thuở và xuyên suốt qua các thời kì lịch sử khác nhau Mỗi chúng ta khi sinh ra và lớn lên đều có những tình cảm thiêng liêng, cao quý đối với quê hương, đất nước, nó đã khắc sâu vào trong trái tim, tiềm thức, tâm hồn mỗi người Bởi không ai sống ở nơi khác mà không nhớ về quê hương, về nơi “chôn rau cắt rốn” của mình Vì thế, từ những hoạt động, hình ảnh rất chân thật trong cuộc sống hằng ngày, các nhà văn đã xây dựng nên những bức tranh rất riêng, đặc sắc về quê hương xứ sở mình với những gì tốt đẹp nhất
Mỗi bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu nước thầm kín, bộc lộ qua tình yêu với con người, cảnh vật, thiên nhiên Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong các bài thơ đem lại những cảm xúc rất riêng làm rung cảm bao thế hệ độc giả Một địa danh thôn Vĩ đã đi vào nỗi nhớ, gắn kết với ân tình xứ Huế trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo của nắng hàng cau, nắng mới lên, cái huyền ảo của bến sông trăng, cái bâng khuâng sương khói mờ ảo của mảnh đất cố đô Hay không gian của buổi chiều thu cho đôi lứa tìm đến nhau trong Thơ Duyên cũng khiến ta cảm nhận thiên nhiên hòa hợp quấn quýt trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nhỏ, sắc nắng trở chiều, màu mây biếc và bâng khuâng với “con cò trên ruộng cánh phân vân” Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ của thi sĩ Huy Cận, ông đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy thiếu quê hương, chuyển tải bao tâm sự nỗi niềm của người dân mất nước, khi đối diện với không gian bao la, rộng lớn: nỗi “sầu trăm ngả” lan tỏa trên sóng nước, con thuyền, cành củi, cánh bèo, sông dài, trời rộng kết lại thành “lòng quê dợn dợn vời con nước- không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” khơi dậy tình yêu với giang sơn, Tổ Quốc Quê hương còn đẹp giản dị trong Chiều xuân của Anh Thơ, làng quê Việt Nam đẹp tuyệt vời trong cỏ xanh, mưa xuân, đàn bò đủng đỉnh…qua những rung cảm của tâm hồn thiếu nữ.Tất cả những bài thơ ấy đều thể hiện tình yêu nước sâu sắc mà cũng kín đáo của tác giả
Trong Quê nội thì Võ Quảng cũng đã dành những tình cảm chân thành và sâu sắc nhất cho quê hương của mình, một vùng đất, một địa danh đã từng gắn bó thân thiết, thấm đượm ân tình với tác giả ngay từ thuở ấu thơ- đó là làng Hòa Phước nằm bên dòng sông Thu Bồn Đây là nơi mà tác giả sinh ra và lớn lên với rất nhiều kỉ niệm và kí ức đẹp về tuổi thơ Dù có ở bất cứ nơi đâu thì làng quê ấy vẫn luôn in hằng trong tâm hồn Võ Quảng
Tình yêu quê hương đất nước thể hiện rõ qua sự gắn bó với thiên nhiên Đó là những dãy núi hùng vĩ, đồ sộ như núi Chúa, núi Phù Nam, núi Quắp, núi Cu Đê… hình thành sau những trận chiến ác liệt của vị Thượng Ngàn Đó còn là hình ảnh con sông Thu Bồn duyên dáng Tác giả tô đậm hình ảnh thiên nhiên gắn liền với cuộc chiến tranh gian khổ của con người nơi đây Với hình ảnh rất chân thật, tác giả đã tả con sông Thu Bồn “hình thế giống như một con rùa nằm cạnh bờ bể Bể đó là một rừng dâu xanh” Hình ảnh con sông Thu Bồn không chỉ đẹp ở cảnh sắc hữu tình mà còn đẹp ở cảnh vật thiên nhiên với màu xanh mượt của rừng dâu bạt ngàn gắn liền với nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa của người dân Theo thời gian, cho dù cuộc sống có thay đổi nhưng non sông đất nước thì muôn đời vẫn không thay đổi, vẫn tồn tại theo năm tháng như một dấu tích để mỗi người càng thêm yêu quý, tự hào
Trong Quê nội, Võ Quảng viết về quê hương của chính mình, ca ngợi sự đổi mới của làng Hòa Phước sau cách mạng Quê nộI là một câu chuyện nối liền nhau, trong đó tác giả chọn bốn nhân vật với bốn cá tính khác nhau là nạn nhân của bốn tai họa chính mà đất nước ta, dân tộc ta phải gánh chịu trong thời gian dài Đó là nạn áp bức thống trị, nạn nghèo đói, nạn dốt và nạn mê tín dị đoan Chính vì vậy đã làm cho đất nước ta rơi vào thời kì tăm tối trong thời gian dài Cách mạng bùng nổ, bốn người đó đã sống lại, rồi cùng với nhân dân vùng dậy, dần dần họ trở thành những chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, dám quên mình vì Tổ Quốc, vì nhân dân, kiên cường đấu tranh để giành lấy độc lập Câu chuyện cho ta thấy một khi con người đã nắm bắt được chân lí, đã biết tin yêu thì sẽ làm chủ được vận mệnh của mình và bộc lộ những khả năng vô tận Đây là câu chuyện của một địa phương nhưng cũng là câu chuyện chung của cả nước, của dân tộc
Hơn nữa, tình yêu quê hương đất nước còn là niềm tự hào của tác giả thể hiện qua những con người giàu lòng yêu nước Với những người dân làng Hòa Phước, quê hương như là máu thịt, là nguồn sống, gắn bó với họ cả một đời Chính vì thế, họ luôn kiên quyết đấu tranh để giành lấy sự sống, sự tự do cho dân tộc mình, không bao giờ chịu khuất phục để mất nước Trong chiến tranh, một lớp người tập hợp lại với nhau để tìm cách liên lạc giúp đỡ nhau giành lấy độc lập, tự do cho xóm làng như chú Năm Mùi, thầy Lê Hảo, dượng Hương Thư, anh Bốn Linh, ông Kiểm Lài, chị Ba… Họ là những người hoạt động cách mạng rất gan dạ, dũng cảm, kiên cường, dù có khó khăn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ luôn chung sức, đồng lòng để bảo vệ đất nước mình Những người sống nơi đây từ người lớn tuổi đến người nhỏ tuổi đều tự ý thức sâu sắc về trách nhiệm, sứ mệnh của mình Vì vậy, Cục và Cù Lao- đôi bạn tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã xung phong đi tiếp tế cho cán bộ, đi làm liên lạc để biết tin tức giữa các vùng từ Hòa Phước đi Phú Đa rồi đi Bến Dầu, Túy Loan… vượt qua bao khó khăn, gian khổ cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ Còn một số người sống nơi khác bị giặc đánh chiếm như hai vợ chồng ông đốc Thụ với con gái Tuyết Hạnh thì đến Hòa Phước cũng hòa mình vào người dân nơi đây, dùng những vốn hiểu biết của mình giúp đỡ và giải thích cho họ hiểu về cuộc đấu tranh diễn ra rất ác liệt, gian khổ Kết quả là chúng ta đã lập nên nhiều chiến công huy hoàng như đánh chiếm lô cốt của địch xây dựng ở Hòa Phước, giành lại một vùng tự do cho bà con làng Hòa Phước Có được thắng lợi đó là nhờ vào tinh thần bất khuất, dũng cảm, không ngại khó khăn, gian khổ của những người yêu quê hương, đất nước Họ quyết tâm đấu tranh để giành lại tự do cho dân tộc, đem lại cho làng quê sự yên bình
Mọi người dân làng Hòa Phước đều có ước mơ là xây dựng một xã hội mới văn minh Họ luôn tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn, tất cả mọi người đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên, xóa bỏ nạn áp bức thống trị, nạn đói, nạn dốt như trước kia, đặc biệt là sự trưởng thành về hiểu biết và hi vọng vào tương lai của đất nước Đối với Võ Quảng, ông rất yêu quê hương, đất nước, con người nơi đây Tất cả điều đó đã đem lại niềm tự hào về vùng quê của mình- một vùng quê đẹp, hiền hòa, trù phú nằm bên bờ sông Thu Bồn Cùng với đó là những con người gan dạ, kiên cường Họ dám sống, dám đấu tranh cho lí tưởng, hoài bão, cho ước mơ đất nước được độc lập, tự do và ngày càng giàu đẹp, văn minh, tiến bộ
2.1.2 Tính cách nhân vật mang đậm phong cách người Quảng
Võ Quảng đã đem đến cho văn học thiếu nhi Việt Nam hương vị làng quê, một thế giới nhân vật với những nét cá tính riêng biệt khi sử dụng ngôn ngữ địa phương làm toát lên sự gần gũi, giản dị Mỗi nhân vật có một nét tính cách khác nhau nhưng đều mang đậm dấu ấn tâm lí của người Quảng Nam Đó là những con người nhiệt huyết, giàu tình nghĩa, biết yêu thương, sẻ chia và bao bọc nhau giữa cuộc sống còn nhiều khó khăn, giữa cuộc chiến đấu còn trường kì, gian khổ và ngay cả khi cách mạng đã về
Hai nhân vật chính trong truyện là Cục và Cù Lao đã cho người đọc thấy được một thế giới trẻ thơ sinh động như sống lại trong lòng, làm trỗi dậy một thời thơ ấu ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng của chúng ta Mỗi nhân vật đều có khuôn mặt riêng, ngoại hình riêng, tính cách riêng nhưng đều chung nét hiếu động, tinh nghịch của một đứa trẻ Tuy có một tuổi thơ thiếu thốn về vật chất nhưng trong Cục và Cù Lao đều có một khao khát muốn làm điều tốt, muốn khẳng định về nhân cách, muốn làm những việc quá sức mình, muốn nhanh chóng thành người lớn Ở Cục và Cù Lao, Võ Quảng đã phát hiện ra một nét riêng ngộ nghĩnh, đáng yêu, điển hình cho một thế giới trẻ thơ Đặc biệt là tình bạn keo sơn gắn bó giữa đôi bạn này Hai nhân vật đi suốt chiều dài của tác phẩm, tham gia vào tất cả các sự kiện, biến cố
Cục sống ở Hòa Phước từ nhỏ, có một tuổi thơ hồn nhiên cùng lũ bạn trong làng, các em cùng nhau chơi giật lá, cùng nhau đi học lớp đồng ấu, thi nhau đấu võ thuật, đi bơi… Cục tỏ ra là một cậu bé rất thông minh, nhanh nhẹn Ngay cả trong nhận thức của Cục cũng rất ngây ngô: “ ngày mai, ngày kia sẽ làm hết thịt trâu bò để cày máy, phá hết nhà cửa để xây lên nhà cao tầng bằng gạch ngói, sắt thép do tàu bay Liên Xô chở sang” Tuy còn nhỏ nhưng Cục đã có những suy nghĩ rất trưởng thành, chín chắn của một người lớn Cục muốn cuộc sống quê mình đổi thay, tiến bộ
Vì Cục từ nhỏ đã sống ở quê nên ngôn ngữ rất đậm chất địa phương Tuy nhiên người đọc cũng rất dễ hiểu và cảm nhận được, chẳng hạn qua một số cụm từ:
Nó cứ trầm trồ ở đây ai cũng giàu: trầm trồ->nhìn thấy; cái gì nom cũng lạ: nom-
>trông thấy; tôi quay lại gạ thằng Cù Lao:gạ- >hỏi; chợt anh ngẩng lên nói oang oang- >nói to, nói lớn; mày ở Cù Lao Chàm làm răng biết được: làm răng-> làm sao; ai lại làm như rứa:như rứa- >như thế; tôi và Cù Lao ăn mít đến ngấy: đến ngấy- >đến ngán; phải đi cúp tóc để ngó cho nó văn minh:ngó- >nhìn; làm ăn ngoài nớ ra răng: ngoài nớ ra răng- >ngoài đó ra sao… hay cả khi Cục nói chuyện với Cù Lao: nè Cù Lao! Mày làm bà Hiến chết đói rồi !; thằng Cù Lao bỏ nốt quả thứ hai vào mồm nhai rao ráo, nuốt ừng ực, ăn nhanh như cọp đói…Ngôn ngữ hằng ngày của Cục khi nói chuyện là ngôn ngữ địa phương nên rất dễ hiểu, gần gũi và làm tăng thêm sự hấp dẫn của truyện
Ngoài ra, Cục còn tham gia đi dạy chữ cho những người trong làng, tham gia đội tự vệ của làng, đi làm liên lạc giữa các vùng… với mong muốn giúp ích cho dân làng Đôi lúc trong Cục còn có cả một sự u buồn, lo lắng khi nghĩ về viễn cảnh tương lai Qua đó ta thấy Cục hiện lên là một em bé nhân hậu, yêu mến quê hương, gia đình Cục vừa có nét ngây thơ, hồn nhiên của một đứa trẻ lại vừa mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp của một người trưởng thành, biết yêu thương, giúp đỡ dân làng, không ngại khó khăn, gian khổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Song hành với Cục trong suốt chặng đường là Cù Lao- một cậu bé mới ở Cù Lao Chàm theo cha về quê Lúc đầu, Cù Lao xuất hiện giữa xóm làng như một nhân vật lạ lẫm làm xôn xao cả thế giới trẻ con: Thằng Cù Lao ở Cù Lao Chàm về, người đen nhẻm, đội chiếc mũ nồi có nhiều khoanh xanh đỏ và theo bọn trẻ chăn trâu Cù Lao sống ở ngoài biển, nó là mọi biển, đít có đuôi, uống nước mặn bằng lỗ mũi Lúc đầu chưa quen Cục nhưng rồi tình bạn của hai đứa trẻ cũng theo quy luật “trước lạ sau quen” rồi từ quen đến thân vì cho dù có khác nhau về cá tính và hoàn cảnh sống ban đầu nhưng cùng chung những tình cảm và khát vọng Cục và
Cù Lao đã có một tuổi thơ chơi đùa cùng nhau khá lâu Trong những lúc vui chơi, làm việc bên nhau, cả hai luôn thích khám phá nhau, tìm hiểu nhau, trở thành bạn tri kỉ của nhau Cù Lao cũng rất ngây thơ, thật thà, hồn nhiên, mang đầy đủ tính cách của một đứa trẻ Cùng nhau chơi với mấy đứa trẻ con trong làng rồi tham gia tất cả các hoạt động như đi dạy chữ, học lớp đồng ấu, tham gia đội tự vệ cùng với Cục và những người khác Tuy mới về làng nhưng Cù Lao đã rất hăng say, siêng năng giúp ích cho dân làng, quê hương Tuy còn nhỏ tuổi, dáng vẻ thanh mảnh nhưng cậu bé rất kiên cường, dũng cảm, mạnh mẽ khi đi làm liên lạc giữa các vùng tạm chiến, lo đánh giặc, lo việc tiếp tế cán bộ…một công việc cực kì nguy hiểm, khó khăn, đầy thử thách đối với một đứa trẻ còn rất nhỏ tuổi nhưng Cù Lao luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Ước mơ của Cục và Cù Lao thật bình dị nhưng cũng rất đáng yêu, đó là “xây nhiều nhà cao tầng, nhiều trường học, nhiều chỗ chơi…” Đó cũng là mong ước của tất cả người dân làng Hòa Phước về một cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn
Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí nhân vật
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Những con người này có thể được miêu tả kĩ hay sơ lược, không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều đối với tác phẩm Nhân vật văn học có thể là con người có tên như Thúy Kiều, Thúy Vân, Kim Trọng, Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc, Thạch Sanh…có thể là những người không có tên như thằng bán tơ, viên quan, mụ quản gia…hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó như một số nhân vật xưng tôi trong các truyện ngắn, như “chàng- thiếp”, “mình- ta” trong ca dao Nhưng trong nhiều trường hợp, nhân vật lại không phải là con người mà có khi chỉ là một “bông hoa” biết nói, một “con cóc” biết kiện trời, thậm chí có cả thần tiên nữa Những sự vật, những đồ vật này trở thành nhân vật khi được “người hóa”, nghĩa là cũng mang tâm hồn, tính cách như con người
Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác Ở đây, nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là ngôn từ Mỗi nhà văn sẽ có những thủ pháp xây dựng nhân vật mang đặc trưng phong cách nghệ thuật riêng của mình đòi hỏi người đọc phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó Bản chất văn học là tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của đời sống Nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ thể hiện đề tài, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của nhà văn Chính vì thế, thành công trong công cuộc xây dựng nhân vật chính là sự thành công trong tác phẩm văn học Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khả năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm bền vững ở nhân vật Điều này đòi hỏi nhà văn phải hiểu đời, hiểu người và phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc
Ngoại hình là một khái niệm chỉ tất cả những gì thuộc dáng vẻ bên ngoài của nhân vật, bao gồm diện mạo, hình dáng,y phục… Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật.Võ Quảng đã chọn lọc các chi tiết rất nhỏ và cụ thể để làm cho nhân vật hiện lên sắc nét, sinh động như thực Đó là những từ ngữ miêu tả gương mặt, dáng vẻ, trang phục của nhân vật.Trong quá trình xây dựng nhân vật,
Võ Quảng luôn lựa chọn những từ ngữ giàu chất tạo hình, dễ liên tưởng để khắc họa chân dung nhân vật Miêu tả Cù Lao khi mới về làng , tác giả lựa chọn những từ ngữ rất đắt để làm nổi bật sự khác biệt của cậu bé sống ngoài đảo so với lũ trẻ trong làng : “Mặt trời đốt nó cháy đen thui” do nhuộm nắng và gió biển, “người gầy đét” nhìn không thì thật khó đoán tuổi Thân hình kì dị với một phong cách ăn mặc lạ thường “quần dài không ra quần dài, quần xà lỏn không ra quần xà lỏn” làm cậu chẳng giống ai Những tính từ giàu chất tạo hình mà Võ Quảng sử dụng để kích thích trí tưởng tượng của độc giả thật độc đáo Cù Lao trở thành nhân vật có ngoại hình rất riêng, khó bị lẫn với bất kì đứa trẻ nào khác trong truyện Tả diện mạo ông Bảy Hóa, tác giả nhấn mạnh chi tiết tả bộ râu của ông “vừa rậm vừa dài tỏa xuống đến rốn”, nó mọc quanh mép dưới cằm, thong dong như râu các vị quan văn trong tuồng hát bội” Miêu tả chú Năm Mùi, nhà văn viết: “chú có bộ râu mọc dài, tóc phải búi một đùm sau gáy” Tả bọn trẻ nhà dì Năm thì trông đứa nào đứa nấy cũng “mặt mày nhem nhuốc, mũi dài thò lò” Tả diện mạo ông Bảy Hóa, nhà văn nhấn mạnh vào chi tiết tả bộ râu “dài đến rốn” của ông Khi ông Bảy cười để lộ “một hàm răng đều và nhỏ như hạt bắp” với “cái miệng rộng” Tham gia cách mạng, khi ở ngoài làng, ông biến thành thầy chùa “mặc áo cà sa, cổ đeo tràng hạt”, khi về làng, ông “mặc bộ đồ cộc, đeo dao găm, tập bài quân sự”
Tả hình dáng của nhân vật, nhà văn sử dụng những chi tiết dù rất nhỏ nhưng làm cho nhân vật hiện lên rõ nét, chân thực Anh Long “ người vừa cao vừa gầy” nhưng “ điệu bộ linh lợi” [8;tr.112] Với cách miêu tả ấy làm cho ta liên tưởng đến anh thanh niên nhanh nhẹn và tháo vát Ông Đốc Thụ thì béo tròn “như một hạt mít” [8;tr.251] làm cho người đọc liên tưởng đến hình ảnh một người tốt ăn, có cuộc sống đầy đủ, sung túc Ông Biện Thành “người thấp, nhưng rất nhanh nhẹn” [8;tr.256] như một bác nông dân chân chất, mộc mạc Cô Tuyết Hạnh “gầy nhom, xanh xao như người bị đói” [8;tr 244]…Với dụng ý nghệ thuật như vậy, nhà văn đã tô vẽ vẻ bề ngoài của các nhân vật bằng những chi tiết rất ấn tượng, mỗi nhân vật mang một đặc điểm riêng biệt
Song song với việc miêu tả ngoại hình nhân vật, Võ Quảng còn chú ý ngôn ngữ Đây là phương diện góp phần vào việc thể hiện tính cách nhân vật Cái làm nên bản sắc riêng của Võ Quảng mà không thể lẫn với bất cứ nhà văn nào khác đó là việc sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ xứ Quảng Nó được thể hiện trong lời ăn, tiếng nói hằng ngày Ngôn ngữ của nhân vật trong Quê nội đậm đà chất hiện thực cuộc sống Đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại rất nhiều khiến cho câu văn giàu nhạc tính, diễn biến câu chuyện nhiều thú vị, bất ngờ Nhà văn đã đem vào tác phẩm hầu như nguyên vẹn những câu nói thường ngày, gần gũi, đậm chất phương ngữ của vùng Hòa Phước Có lẽ được sinh ra và lớn lên ở vùng quê Quảng Nam nên nhà văn đã tiếp thu được toàn bộ nền văn hóa, ngôn ngữ của nhân dân, đặc biệt là ngôn ngữ của người nông dân, người lao động chân chất Ông đi nhiều, am hiểu đời sống nhân dân, phong tục địa phương vùng miền nên ngôn ngữ trần thuật của người kể chuyện thể hiện nét độc đáo ấy Võ Quảng không lạm dụng tiếng địa phương mà chú ý nhiều hơn đến cảm nghĩ của nhân vật và gìn giữ được tính chất trong sáng, thuần nhất của ngôn ngữ tác phẩm Đọc Quê nội, chúng ta có cảm giác gần gũi và yên bình giống như được trở về với tuổi thơ, nơi có những em bé hồn nhiên, vô tư nhưng lại mang trong mình một tình yêu quê hương tha thiết Ngay từ những trang đầu của truyện khi đang chơi trò giật lá, bọn trẻ phát hiện ra sự xuất hiện của Cù Lao bèn chạy ra xem mặt mũi ra sao Chúng tranh nhau đặt câu hỏi, tranh nhau thắc mắc, nhận xét về cậu bé Vừa nhìn Cù Lao có đứa bảo “Đen quá hè!” rồi hỏi “Tên mày là chi?”và một đứa khác trả lời “Tên là Cù Lao đó Nó ở xứ
Cù Lao Chàm ngoài biển Đông nên đặt luôn thế mới dị chớ!” Có đứa nhanh nhảu kể chuyện thấy Cù Lao ra chợ nhìn cái “dung” gọi là cái vung, cái “trã” gọi là cái trách làm bà bán nồi “chịu chết, không biết nó nói cái chi chi” Đi “dề” nhà thì nó nói đi huề nhà Kể chuyện Cù Lao không biết ăn nhộng, điệp từ “úy” được lặp lại nhiều lần Nhà văn đã rất tinh tế, tỉ mỉ quan sát, lắng nghe và thấu hiểu tâm lí các em để xây dựng câu chuyện Những cậu bé ở làng là “ma cũ” đã không ngần ngại hỏi “ma mới” đến làng bằng một loạt những câu hỏi khiến Cù Lao sợ đến khiếp, đứng lặng một chỗ Cậu bé lập tức bỏ chạy để lại sau lưng tiếng cười đắc ý của bọn trẻ Trẻ con là thế Còn lạ thì e dè, sợ sệt nhưng một khi đã quen thân rồi thì chúng sẽ vô tư bộc lộ tính cách của chúng Sự xuất hiện đột ngột của Cù Lao và màn chào hỏi đầy ấn tượng của đám trẻ con ở Hòa Phước khi ấy tưởng sẽ khó có dịp chúng gặp lại nhau Vậy nhưng chung cuộc thì chúng nhanh chóng trở thành bạn, thậm chí là rất thân, yêu thương nhau như anh em một nhà Có được điều đó là do sự hồn nhiên, dí dỏm, tinh nghịch nhưng cũng rất tình cảm của các em Thông qua các câu thoại đã bộc lộ lên nét tính cách đáng yêu, ngây thơ, trong sáng của các em Võ Quảng đã khai thác triệt để tác dụng của vốn từ vựng khá phong phú trong phương ngữ xứ Quảng để xây dựng hình ảnh và câu văn của mình Sự xuất hiện của một loạt các từ ngữ có giá trị nghệ thuật tạo ra sắc thái ngữ nghĩa với các từ: hè, thiệt, úy, chớ, chi…Tiểu từ hình thái “nè” cũng được sử dụng nhiều Ngoài ra ta còn bắt gặp những hệ thống từ nói về đặc trưng của xứ Quảng như: (Khu) Gò Nổi, (chợ) Quảng Huế, (núi) Cu Đê, (núi) Chúa và tên các món ăn Cao lầu, mì Quảng… làm hiện lên trước mắt người đọc vùng quê với một nền văn hóa giàu bản sắc
Nhà văn hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ nhân vật nên trong sáng tác của mình ông đã chú ý tạo cho nhân vật một thứ ngôn ngữ riêng Trong Quê nội, đó là ngôn ngữ khá gần gũi với cuộc sống Ông đưa lời ăn tiếng nói của quần chúng vào văn chương một cách chọn lọc khiến văn chương mang một ngôn ngữ tự nhiên, thoải mái Những câu đối thoại không màu mè mà rất gần với ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày với những từ ngữ rất đời thường của người Quảng Nam Tác giả đã chú trọng đến những yêu cầu về cách dùng từ, dễ hiểu về nghĩa để các độc giả dễ dàng tiếp cận với tác phẩm của mình một cách trọn vẹn Chính việc sử dụng từ ngữ địa phương và ý đồ nghệ thuật ấy của Võ Quảng đã làm cho vùng quê Hòa Phước hiện lên hấp dẫn, thích thú đối với người đọc, từ đó góp phần tạo nên giá trị cho tác phẩm
Ngoài ra, Võ Quảng còn chú ý đến hành động, tâm lí của các nhân vật trong tác phẩm một cách chi tiết, cụ thể, sinh động Hành động là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật Đây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi người là căn cứ quan trọng nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất của người đó Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển tính cách và thúc đẩy sự diễn biến của cốt truyện Đó là những việc làm cụ thể của nhân vật trong quan hệ ứng xử với các nhân vật khác và trong những tình huống khác nhau Hành động của các nhân vật có khi được miêu tả thông qua lời kể của Cục cũng có khi qua ngôn ngữ của các nhân vật khác trong truyện như Cù Lao, chú Hai Quân, chú Năm Mùi, chị Ba… Hành động của các nhân vật khá nhất quán và liền mạch trong một chuỗi Bên cạnh đó, Võ Quảng còn xâu chuỗi các việc làm theo một trình tự thống nhất trước sau phù hợp với quy luật tất yếu của cuộc sống Ở “Quê nội”, khi kể về việc gia đình anh Bốn Linh mừng chú Hai Quân và Cù Lao trở về làng sau bao năm lưu lạc nơi đất khách quê người, một loạt những hành động của các nhân vật đã được nhà văn miêu tả Đầu tiên là Cục và chị
Ba phát hiện ra “tiếng khóc” và “tiếng kể lể” từ phía nhà anh Bốn Linh đưa lại Ngay lập tức, chị Ba “gác chày cối lên, bỏ chạy” và Cục cũng tiếp nối hành động đó “vứt sào chạy theo” Sang đến nơi thì trước nhà anh Bốn Linh “bọn trẻ con đang nhốn nháo”, trong nhà “bà Úc ngồi xếp bằng trên phản cười tủm tỉm”, “thầy Lê
Hảo cười hà hà”, “chú Năm Mùi cười hì hì”, “ông Bảy Hóa cười như người ta ho khẹc, khẹc”, “bà Hiến đang khóc”, “chị Bảy, chị Năm ngồi chung quanh cũng thút thít” [8;tr.22-23] Miêu tả một chuỗi các hoạt động và trạng thái đối ngịch nhau như vậy, Võ Quảng muốn làm nổi bật niềm xúc động, vui mừng của mọi người khi đón chú Hai Quân trở về Kẻ khóc, người cười nhưng ai cũng vui vẻ Những giọt nước mắt đó là của hạnh phúc, của niềm vui sum họp Kể về nguyên nhân vì sao chú bỏ làng ra đi, tác giả đã tái hiện lại khung cảnh sinh hoạt văn hóa là buổi hát bội ở miếu bà Tằm với một chuỗi hoạt động của chú Khi ấy chú làm giúp việc, sai vặt trong làng Vốn dĩ chú đam mê văn nghệ nên rất háo hức Chú “ngồi băm thịt” mà “bụng dạ cứ để đâu đâu” Khi thấy “người ta tán thưởng nhiều quá”, không chịu được nữa, chú “buông con dao chạy sang rạp hát lúc nào không biết” Từ những hành động này ta thấy tính cách chú dần dần được bộc lộ Rồi vì đông người không chen lọt, chú “trèo” lên một cành cây, “thả người” xuống mái rạp, “vạch tranh dòm xuống” Cho đến khi có ai đó “nắm chân kéo”, chú “với tay” không kịp,
“ngã quay” xuống đất mới biết tai họa ập tới Chú bị tên lí trưởng tặng cho mấy cái bạt tai nảy lửa “nhào sấp” xuống đất Rồi mặc cho chú vừa “thét” vừa “đấm đá”,
“giãy giụa” bọn nha dịch của làng hò nhau “đè lên người”, “cởi dây thắt lưng”,
“trói quặt” hai cánh tay và hai chân chú lại Chú bị thằng xã Cống quật cho đến nát chiếc roi mây trên tay, quần áo chú “rách bươm”, “khắp người rớm máu” Bọn chúng thật dã man, là tay sai của chế độ thực dân nửa phong kiến tàn bạo, bất công, chà đạp lên quyền sống, quyền làm người của con người Vì bị đối xử tệ bạc như vậy nên chú mới bỏ làng ra đi Nhà văn đã để cho nhân vật của mình không ngừng hành động Qua một loạt những hành động đó làm cho từng nhân vật được khắc họa rõ nét, chân thực, sinh động, diễn biến câu chuyện được phát triển
Võ Quảng hay kể về chuyện đời thường với những cảnh mưu sinh, tình cảm bình dị nên các hành động trong tiểu thuyết của ông cũng mang tính đời thường nhưng phản ánh được tính cách nhân vật Trong Quê nội, hình ảnh dượng Hương Thư hiện lên thật đẹp Giữa khung cảnh thiên nhiên đầy hiểm trở, hoang dã hiện lên hình ảnh người lao động với những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư khi vượt thác “Dượng Hương Thư đánh trần, đứng sau lái, co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc” Thép đã cắm vào sỏi!Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước Chiếc sào của dượng Hương dưới sức chống cong lại Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước” [8;tr.164] Nhìn dượng lúc này như “một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” [8;tr.164] Qua những hành động trên, ta thấy dượng Hương Thư là người vừa dũng cảm, gan dạ, lại là người chỉ huy dày dặn kinh nghiệm chẳng khác nào người lái đò trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân miêu tả con sông Đà rất đẹp gắn với hình ảnh ông lái đò với cá tính mạnh mẽ, đôi khi dữ tợn, dịu êm và cuối cùng con người đã chinh phục được thiên nhiên Võ Quảng tập trung miêu tả các tư thế, động tác và ngoại hình nhân vật với nhiều hình ảnh so sánh giàu tính biểu cảm, tượng trưng So sánh dượng như một pho tượng đồng đúc là để thể hiện ngoại hình khỏe khoắn, săn chắc của nhân vật còn so sánh dượng giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ lại để thể hiện tư thế hào hùng, dũng cảm của con người trước thiên nhiên.Ngoài ra, tác giả còn so sánh dượng Hương Thư mạnh mẽ khi vượt thác đối lập với hình ảnh của dượng ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì càng làm nổi bật lên vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường của dượng Không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, hiền lành trong cuộc sống đời thường nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách Ngoài những nhân vật là con người, trong truyện còn xuất hiện một nhân vật đặc biệt là con trâu Bĩnh Qua nghệ thuật xây dựng của Võ Quảng, hình ảnh trâu Bĩnh hiện lên như một con người Trâu Bĩnh đã gắn bó với gia đình Cục đã bảy tám năm nay, chú là ân nhân đã nuôi sống gia đình Cục Tuy nhiên vào lúc cuộc sống khó khăn, thực dân Pháp tấn công Hòa Phước, gia đình Cục phải bán trâu Bĩnh đi Cục nhớ lại những ngày tháng cậu và trâu Bĩnh cùng nhau đi ép nước mía thuê khắp làng để kiếm năm xu đem về đưa mẹ mua gạo Dù khỏe mạnh nhưng mỗi khi thấy cái ách tre nó đã hoảng sợ “Nó lùi lại”, Cục phải kéo dây mũi thật căng, thợ ép mía phải “cho một roi thẳng cánh vào đít” nó mới chịu bước “Trâu Bĩnh choãi chân rướn cổ cố bước” nhưng bước được một chốc tiếng thở đã “ho he”, “nước dãi trào ta trắng xóa” Người đọc cảm nhận được sự cố gắng của chú khi cùng chủ đi kiếm từng đồng về mua gạo nuôi sống gia đình nên dù rất mệt, rất sợ, “hai chân không bước được nữa” chú ta vẫn cố “rướn lên” Qua những hành động đó ta không khỏi xót xa, thương cảm cho chú và thấy được một tài năng xây dựng nhân vật “đặc biệt” này của Võ Quảng Rồi gia đình Cục phải bán đi cho một tên lái Dường như chú dự cảm được điều không lành sắp đến với mình nên “cứ trì lại không chịu bước”, “nghếch mõm nhìn về phía chị Ba” Những chi tiết cho thây trâu Bĩnh là một nhân vật đáng thương, luôn trung thành với chủ của mình
Cùng với ngoại hình, ngôn ngữ thì hành động là yếu tố đầu tiên để nhà văn khắc họa cá tính nhân vật Nhà văn luôn lựa chọn ra được những chi tiết tiêu biểu, nổi bật để vừa xây dựng nhân vật một cách đời thường, giản dị vừa khắc họa được những nét tính cách riêng biệt mà chỉ nhân vật đó mới có.
Nghệ thuật kể chuyện qua ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật
Trong bất cứ cuộc hội thoại nào cũng đều xuất hiện của ngôi kể Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể chuyện sử dụng nhằm tạo nên cái hay của tác phẩm Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất - xưng “tôi”, có khi kể theo ngôi thứ ba- dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện
Nếu truyện được kể ở ngôi thứ ba tạo ra sự linh hoạt cho người kể thì truyện được kể ở ngôi thứ nhất sẽ làm câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi hơn Truyện kể ngôi thứ ba thuật lại những sự việc khách quan và đi sâu khám phá đời sống nội tâm của nhân vật thì truyện kể ngôi thứ nhất sẽ kéo người đọc cùng nhập cuộc với các nhân vật trong tác phẩm
Trong Quê nội, Võ Quảng lựa chọn ngôi kể thứ nhất để kể về những điều đã trải qua, đã chứng kiến và chiêm nghiệm Cậu bé Cục trong vai người kể chuyện cũng là nhân vật chính, người trong cuộc Vì thế mà Cục thể hiện được tất cả những cung bậc cảm xúc của mình trong tiến trình câu chuyện Cục kể về những tháng ngày lớn lên ở Hòa Phước, lớn lên cùng cách mạng tạo điều kiện cho người đọc được trải nghiệm tất cả những việc mà nhân vật đã trải qua để cùng lắng nghe, bình luận và suy ngẫm Quá trình kể được lồng ghép với những đoạn phát ngôn trực tiếp Với ngôi kể xưng “tôi” ấy, câu chuyện được kể trở thành câu chuyện như đã xảy ra trong cuộc đời tác giả, chân thật và đầy hấp dẫn Chọn đúng ngôi kể là nhà văn đã hoàn toàn chinh phục được niềm tin của các độc giả nhỏ tuổi về những tình tiết, sự kiện xảy ra trong truyện Sự chân thật chính là điểm lôi cuốn các em, giúp các em tin câu chuyện mà tác giả kể ở đây là hoàn toàn có thật, mọi tình tiết trong truyện cũng là thật được rút ra từ quãng thời gian thơ ấu ngọt ngào của các em Mở đầu tác phẩm, Cục dẫn dắt người đọc bước vào những ngày tháng ở quê hương sau cách mạng tháng Tám Theo dòng hồi tưởng của cậu bé, bức tranh sinh hoạt của con người dần hiện ra tỉ mỉ và chi tiết Từ cảnh thiên nhiên buổi sớm mai hay buổi chiều muộn, cảnh con người lao động và tham gia kháng chiến nhiệt tình Cảnh cả làng quê cùng nhau xây dựng căn cứ kháng chiến tại chỗ, thành lập đội tự vệ phản ứng nhanh để bảo vệ xóm làng khi giặc tràn về Cảnh tăng gia sản xuất cho kịp thời vụ của nông dân Cục vừa là người quan sát, vừa là người trực tiếp tham gia vào những hoạt động ấy nên cậu có đủ điều kiện tốt nhất để nhìn nhận mọi việc Cậu không chỉ tường thuật lại một cách tỉ mỉ, cụ thể từng sự việc đã xảy ra mà còn trực tiếp bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của bản thân mình về các nhân vật khác Đó là một cái tôi trung thực, một người kể chuyện đáng tin cậy Cách kể chuyện của cậu rất hấp dẫn, thú vị Cậu bình thản, tự nhiên kể lại tất cả những gì mình trải qua và chứng kiến Có đôi khi Cục kể về người khác như kể về chính mình, tường tận, tỉ mỉ Cậu nhập vai chú Hai để kể về những ngày tháng lưu lạc ngoài Cù Lao Chàm, nhập vai ông Hội để kể chuyện bắt hổ của ông Tác phẩm này đã để lại dấu ấn riêng cho Võ Quảng qua tác dụng của ngôi kể thứ nhất Ngôi kể này đã thực sự tạo được niềm tin rất lớn cho bạn đọc hơn hẳn ngôi kể thứ ba Với ngôi kể thứ nhất này, tác phẩm đã đạt hiệu quả nghệ thuật tối ưu
Ngôi kể đóng vai trò quan trọng trong các tác phẩm truyện, đó là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của truyện Với Quê nội, Võ Quảng đã lựa chọn được một ngôi kể hoàn toàn phù hợp với mục đích và ý đồ nghệ thuật của mình nhằm mang tác phẩm đến gần hơn với bạn đọc
Cùng với ngôi kể thì điểm nhìn trần thuật cũng là một yếu tố quan trọng chi phối trực tiếp đến tính trần thuật của người kể Theo giáo sư Trần Đình Sử trong
Giáo trình dẫn luận thi pháp học thì điểm nhìn trần thuật là “cách cảm thụ thế giới của tác giả” và “khái niệm điểm nhìn mang tính ẩn dụ, bao gồm mọi nhận thức, đánh giá của chủ thể đối với thế giới” [12, tr.156]
Với Quê nội, tác giả đã sử dụng điểm nhìn bên trong- người kể chuyện là nhân vật xưng “tôi” đã kể lại câu chuyện Điểm nhìn bên trong đặt ở vị trí của Cục khi kể về quê hương, gia đình, bạn bè sau Cách mạng tháng Tám Dưới điểm nhìn của Cục, làng Hòa Phước hiện lên đẹp như một bức tranh từ sáng sớm cho đến xế chiều Con người thì ai cũng nhiệt tình, tốt bụng, hăng say với công việc Bọn trẻ con trong làng thì đứa nào cũng hồn nhiên, trong sáng và đáng yêu Điểm nhìn bên trong đó đã khiến cho người đọc như được cảm nhận sâu sắc hơn bao giờ hết sự chân thật, sinh động của cuộc sống được trải ra trên từng trang văn Đó là một bức tranh sinh hoạt làng quê với nhiều gam màu tươi tắn, là những con người tinh thần lúc nào cũng lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống Cái nhìn của “tôi” vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính đại chúng khiến cho cái được kể vừa mang tính chủ quan của người trong cuộc lại có tính khách quan của người ngoài cuộc Đôi khi điểm nhìn của Cục lại ẩn dưới điểm nhìn của người khác Đó là điểm nhìn của các nhân vật như chú Năm Mùi khi nhìn về cuộc kháng chiến Đó là điểm nhìn của bà Hiến khi tham gia lớp bình dân học vụ Đó còn là điểm nhìn của Cù Lao khi sống lại những ngày tháng còn ở ngoài đảo Sự di chuyển điểm nhìn như vậy tạo nên tính chân thực cho sự việc được kể Điểm nhìn của Cục còn được di chuyển sang điểm nhìn thứ ba khi kể về việc chú Hai Quân bị đánh đập phải bỏ làng ra đi, kể về những tháng ngày lưu lac nơi đất khách quê người Nhân vật “tôi” không tân mắt chứng kiến nhưng kể lại rất rành rọt Không chỉ di chuyển điểm nhìn mà Võ Quảng còn kết hợp linh hoạt giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài Cục tự bộc lộ tính cách cũng như suy nghĩ của bản thân khiến cho câu chuyện có độ tin cậy Điểm nhìn bên ngoài được thể hiện qua cách nhìn nhận của cậu về công cuộc chuẩn bị cho kháng chiến Đó là phong trào tập đội tự vệ ở làng hay hoạt động xóa mù chữ bình dân học vụ, là quá trình ngược lên thượng nguồn sông Thu Bồn để chuẩn bị chỗ tản cư cho gia đình khi giặc Pháp tấn công Hòa Phước Tất cả được kể một cách khách quan, chân thực và sinh động Như vậy, trong điểm nhìn của
“tôi” có cả điểm nhìn bên trong lẫn điểm nhìn bên ngoài Việc kết hợp hai điểm nhìn đó góp phần giúp người đọc cảm nhận được bức tranh chân thực của cuộc sống tạo ra giọng điệu đa thanh cho tác phẩm
Võ Quảng đã rất khéo léo trong việc kết hợp giữa điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài một cách hợp lí Điều này tạo nên tính chân thực và sức hấp dẫn cho câu chuyện mà tác giả viết
Trong Quê nội, Võ Quảng đã sử dụng giọng điệu một cách linh hoạt để kể lại câu chuyện của mình Giọng điệu góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật làm cho bức tranh sinh hoạt thêm sinh động, linh hoạt hơn Võ Quảng thường lựa chọn lối viết đầy hài hước và hóm hỉnh giúp các em thích thú và tiếp thu câu chuyện một cách dễ dàng Chúng ta dễ bắt gặp giọng điệu hài hước ngay từ những dòng đầu tiên của truyện khi Cục nhớ lại cảnh tập tự vệ với tiếng hô dõng dạc của chú Năm Mùi:
“Tất cả quay bên phải Bên phải là bên tay ta cầm đũa Nghe chưa? Chị Ba tôi đang tập liền hỏi to: Tôi cầm đũa tay trái, tôi quay bên nào?” [8;tr.09] Lối pha trò của chị Ba là một trong những sự hài hước cần có để người đọc khám phá những trang truyện tiếp theo Chuyện thầy Lê Hảo đang dạy học cho đám học trò trong làng thì chợt vùng dậy hét thất thanh: “Uý thôi rồi! Các trò ơi! Con heo của tôi nhảy chuồng!” Nghe tiếng kêu của thầy, ngay lập tức lũ học trò đồng loạt “bật lò xo, sách vở ra góc sân”, “đứa nào cũng sẵn sàng hi sinh tính mạng bắt cho kì được con lợn của thầy” Không khí thật là khẩn trương Thầy Lê Hảo thì chửi: “Mẹ cha mày! Phen ni phải mời cho được lão bán thịt Không vong thì quay về, không tao xuỵt chó cắn chết!” [8; tr.90] Còn con lợn thì dường như không biết đến sự hoảng hốt của thầy và trò nên cứ “ung dung ngoắt đuôi rúc rào chui sang vườn bên cạnh” [8; tr.91] Sau một hơi cả lợn lẫn người “quần nhau” mệt lử, “nhiều đứa ngã uỵch, đứa nào nghe cũng đuối sức, có đứa mệt quá đã nằm dài, chân tay duỗi thẳng, mồm thở hồng hộc” thì thằng Cù Lao “phóng lên”, “nhào về phía trước” và con lợn lúc này đã “dính chặt trong tay nó, đang vùng vẫy la hét”.Bọn trẻ con cho rằng:
“Thằng Cù Lao chạy quá tài!”, “nó không chỉ nhanh mà còn mạnh nữa” Những chi tiết như vậy cứ bày ra liên tiếp mang lại cho người đọc, đặc biệt là các em những tràng cười sảng khoái
Sự hài hước luôn là một trong những yếu tố thu hút độc giả Đoạn kể về Cù Lao khi mới về làng thấy cái gì cũng lạ và cho là độc đáo, là đặc biệt, là phi thường làm ta không thể không cười Cù Lao thấy nhà nào trong làng cũng giàu, cũng nhiều đồ dùng, nhiều của Ông Kiểm Lài làm nghề tráng bánh đa, nghèo xác xơ nhưng Cù Lao cho nhà ông giàu vì ông có nào là cối xay bột, nồi bánh tráng, cái sấy bằng tre, mành bằng nan, còn anh Bốn Linh là người giàu nhất vì anh có đến hai mươi cái nong, một cái nia, một cái đuổi để tằm Ngoài ra còn nào là cây chống , nẹp tra Giỏ tre to bằng vại muối mắm Ngay đến nhà bà Hiến nghèo cháy gắp nó cũng khen là nhà bà có lắm cái đẹp Xung quanh nhà bà có vô số chum vỡ, lọ vỡ, ống bơ, những đồ người ta vứt đi, bà Hiến nhặt về, nó tỏ ra thích thú Giọng điệu hài hước còn được nhà văn lột tả qua những màn đối thoại giữa đôi bạn nhỏ trong truyện, cách mà các em nói chuyện thật hài hước và thú vị:
“- Này Cù Lao, bọn chăn trâu nói mày là mọi có đuôi đó!
- Ừ, có một cái đuôi thì thiệt thích! Được một cái đuôi dài như đuôi ngựa, phất qua phất lại mà hay!
Nói xong nó cười hì hì tỏ ra vẻ khoái trá Tôi nói rằng:
- Chúng nó cho mày là dân dã man, uống nước bằng lỗ mũi đó
- Uống nước bằng lỗ mũi! Phải tập lâu mới uống được chớ Uống được bằng lỗ mũi thì được vào làm xiếc, sang trọng lắm!
Tôi ngờ ngợ thấy thằng Cù Lao nói có lí Giả sử tôi có một cái đuôi và uống nước bằng lỗ mũi thì sẽ được mọi người trầm trồ, chẳng khác gì dã man cả”
Dường như chỗ nào có hai cậu bé là đoạn truyện đó sẽ mang lại cho ta tiếng cười Đoạn miêu tả Cục tập ăn thịt chó đã khiến ta bật cười bởi giọng điệu hóm hỉnh mà Võ Quảng thể hiện ở đây Chuyện sẽ không có gì đáng bàn nếu như trước đây cậu không bị nhiễm lối suy nghĩ của người lớn trong làng là ăn thịt chó thật
THIÊN NHIÊN QUẢNG NAM
Làng Hòa Phước
Quảng Nam là một tỉnh nằm ở miền Trung Việt Nam, được xem là cầu nối giữa hai miền đất nước Đúng như tên gọi, Quảng Nam có nghĩa là vùng đất mở rộng về hướng Nam của Tổ Quốc Nơi đây có rất nhiều địa danh nổi tiếng, phong cảnh đẹp, hữu tình mà nhiều du khách gần xa mong muốn được một lần ghé thăm Đây cũng là vùng đất “chưa mưa đà thấm, rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say”
Câu ca dao rất đỗi quen thuộc từ ngàn xưa và là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Quảng Từ trong chiến tranh gian khó, địa danh này đã phải hứng chịu rất nhiều sự bắn phá, sự hủy diệt tàn khốc của bom đạn quân thù Mọi làng quê, mọi ngóc ngách, nẻo đường đều bị giày xéo Làng Hòa Phước, xã Đại Lộc, Quảng Nam cũng là một trong những nơi đau thương như thế Đây cũng là quê hương của tác giả, một làng quê nằm bên bờ sông Thu Bồn trù phú Ngôi làng này đã gắn bó thân thiết như ruột thịt với người dân nơi đây từ trong chiến tranh cho đến bây giờ Trong truyện, vùng đất Quảng Nam được tác giả miêu tả với cảnh sắc thiên nhiên rất đẹp, thơ mộng, trữ tình Hình ảnh những bãi dâu trải ra bạt ngàn, xa tít đến tận những làng gợi lên cảm giác yên bình của làng quê Vườn tược thì um tùm, tươi tốt, cỏ cây hoa lá cũng tràn đầy sức sống Chiều xuống, khắp vườn ve kêu râm ran, ngoài đồng thì tiếng chó sủa, tiếng chim hót, tiếng vẹt kêu…gợi lên không khí sôi nổi nhưng cũng rất ấm áp, trong lành, mang đậm nét phong cảnh của làng quê
Hòa Phước nói riêng và Quảng Nam nói chung Cảnh vật hiện ra thật đẹp mắt khi hoàng hôn buông xuống làm đỏ ối cả dòng sông Thu Bồn, một làn sương phủ nhẹ lên mặt sông và gió nồm từ phía biển thổi tới đã mở ra một không gian thơ mộng, trong lành, ấm áp gợi ra sự thư thái trong tâm hồn mỗi người Rồi những buổi chiều bọn trẻ trong làng cùng nhau vui đùa, chăn trâu trên những cánh đồng ruộng bát ngát, phì nhiêu, cò bay thẳng cánh Lũ trẻ nằm ngửa nhìn lên trời thấy nhiều chòm sao lưa thưa đã bắt đầu hiện ra rồi thả hồn theo những vì sao kia Tác giả đã vẽ ra một khung cảnh thiên nhiên thật bình yên, hiền hòa ở một miền quê bên dòng sông Thu Bồn duyên dáng Qua đó làm gợi lại một vùng kí ức đẹp về tuổi thơ với bao kỉ niệm sâu sắc nhất về quê hương của mỗi người con xứ Quảng Dù ở bất cứ nơi đâu thì trong tâm trí họ vẫn luôn hiện hữu hình ảnh của làng quê Quảng Nam với những cánh đồng, dòng sông, cây đa, bến nước, con thuyền…
Trước kia ở làng Hòa Phước, con người sống rất tăm tối, khổ sở vì phải chịu trăm ngàn nỗi sợ: sợ vua quan, sợ địa chủ, sợ ma quỷ thần thánh Chú Hai Quân vì mê xem hát xao lãng việc làng bị lí trưởng đánh đập dã man mà không chống cự lại được Rồi ở làng cũng xuất hiện ma quỷ phá phách người dân, làm đảo lộn cuộc sống yên bình vốn có: “Một số cô hồn phải ở lại trần gian Chúng nổi lên phá phách, bắt mọi người phải cúng lễ Một số thay đổi hình dạng Có lúc chúng biến thành chim, thành cá hoặc hóa thành những ông già, hoặc những người bạn thân thiết Có người đang ngồi nói chuyện với một người bạn, chợt người đó hóa thành hai, giống nhau như đúc Người nào cũng cho mình là bạn thật, làm không biết đâu là thật, đâu là giả Bọn ma quỷ gieo rắc hoang mang giữa bạn bè, anh em, cha con”[8; tr.29-30] Còn “Vào lúc trời hửng sáng hoặc lúc mưa lâm thâm có người đã thấy bọn quỷ Bạch Thố Năm Nanh ngồi đu đưa trên cành cây vừa ru con vừa chải chấy, tóc xõa dài tới đất Ai chẳng may nhìn thấy chúng đều bị nổ mắt hoặc phải hộc máu trào cơm Trước ngày Tổng khởi nghĩa, đêm đêm ngọn lửa đó cứ chập chờn, lúc phụt tắt như ma trơi trông rất ghê sợ”[8; tr.31] Nhờ có vị đạo sĩ dẹp loạn mà làng mới hết ma quỷ và nhân dân yên ổn làm ăn Khi viết về cuộc sống đau thương của quê hương mình, Võ Quảng đã thể hiện nỗi buồn, nỗi cảm thông, sẻ chia trước từng số phận của người dân Cũng chính từ không thời gian hoài niệm về quá khứ, ông đã làm nổi bật lên cuộc sống hiện tại ở một làng quê đang từng bước hồi sinh và đổi đời sau cách mạng tháng Tám và những ngày đầu kháng chiến chống Pháp Mở đầu tiểu thuyết là tiếng gà gáy râm ran vào buổi sáng sớm, mỗi con gà ở mỗi nhà như cố gáy một giọng gáy khác nhau Gà anh Bốn Linh tiếng gáy lanh lảnh, dõng dạc nhất xóm, gà ông Kiểm Lài tiếng nghe khàn khàn, gà bà Hiến tiếng gáy còn vướng trong cổ, chưa ai mê được, gà thầy Lê Hảo, gà ông
Tư Đàm, gà chú Năm Mùi cũng thi nhau gáy nghe loạn xị Đó như là khúc ca vang lên báo hiệu bình minh của một cuộc sống mới, một cuộc đổi đời mới của những người dân trong làng Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra kỉ nguyên độc lập tự do cho đất nước, cả dân tộc thoát khỏi xiềng xích nô lệ, áp bức vận mệnh mình
Võ Quảng đã chọn một bối cảnh lịch sử- xã hội rất có ý nghĩa, gắn với vận mệnh của những người dân ở một vùng quê với cuộc đổi đời chung của dân tộc Cả làng như có thêm một tia hi vọng, một ánh sáng mới, dự báo về một tương lai tốt đẹp hơn Để có một bức tranh làng quê yên bình trong tâm hồn các em trẻ, để có thêm một bức tranh quê hương Hòa Phước như hôm nay thì Võ Quảng đã không ngừng sáng tạo và có vốn hiểu biết sâu sắc về chính làng quê mình Viết về quê hương, Võ Quảng tha thiết với nguồn cảm hứng về cách mạng, về sự hồi sinh Đó là sự hồi sinh của làng Hòa Phước khi cách mạng tới.
Sông Thu Bồn
Tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất Quảng Nam con sông Thu Bồn với phong cảnh hữu tình, thơ mộng Dòng sông huyền thoại ấy đã đi vào ca dao từ rất lâu:
“Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn”
Trên hành trình xuôi ra biển của mình, con sông Thu Bồn chở nặng phù sa còn để lại cho đời những cánh đồng màu mỡ để con người đến khai phá, dựng bản, dựng làng Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, cư dân sinh sống trên những vùng đất phù sa tươi tốt ở Duy Xuyên, Điện Bàn, Hội An, Đại Lộc(Quảng Nam) vẫn tôn thờ sông Thu Bồn là “sông Mẹ” như khẳng định một ý niệm đầy tính nhân văn Đó là con sông đã hiện hữu và gắn bó với cư dân đôi bờ, ban phát mùa màng và sự ấm no “Sông mẹ” Thu Bồn ra đến cửa Đại tạo nên một cảnh quang vừa mênh mông hùng vĩ vừa nên thơ sâu lắng, những cảnh làng chài, những chiếc vó, chiếc nơm rực vàng trong ánh hoàng hôn…gợi lên cảnh làm ăn yên bình của người dân Trước khi về với biển, sông Thu Bồn chồm lên thành những ngọn sóng kiêu hãnh nặng phù sa hòa mình vào biển lớn Và từ đây đã hoàn thành sứ mệnh chở phù sa bồi đắp cho ruộng đồng và văn hóa của con người xứ Quảng Nhắc đến Quảng Nam là nhớ đến sông Thu Bồn thấm đượm ân tình, nó đã đi vào những câu hát, những câu ca dao, tục ngữ về Quảng Nam mà mỗi người ai cũng tự hào Con sông như là mạch máu, là nguồn sống xứ Quảng
Trong tiểu thuyết Quê nội thì hình ảnh con sông Thu Bồn được tác giả miêu tả cụ thể và sinh động với nhiều sắc thái khác nhau Đó là một dòng sông hiền hòa, duyên dáng nhưng đôi khi cũng rất dào dạt tạo nên những cảnh tượng khác lạ chưa từng thấy “hình thế giống như một con rùa nằm cạnh bờ bể Bể đó là một rừng dâu xanh”[8; tr.27] Tiếp đó tác giả kể lại truyền thuyết ra đời của con sông Thu Bồn:
“Lúc khai thiên lập địa, trời đất còn hỗn mang, chưa có sông Thu Bồn Tất cả nguồn nước không chảy về phía đông mà cứ chảy loanh quanh ở phía tây, vì ở đó có con giao long khổng lồ hút hết nước Thuở ấy thần Mưa tính hay lơ đễnh, có lúc quên cả những việc có thể gây ra cái chết cho cả trăm loài Một năm thần Mưa quên gọi Mây tưới nước xuống phía đông, gây ra những cơn hạn hán khủng khiếp
Ao hồ cạn nước, cây cối khô queo Lưới lửa suốt ngày cứ bập bùng Loài biết bò và loài biết bay, loài có râu và loài không râu đều cháy ra tro bụi Hồi đó trên non cao có một vị thần tên là Thượng Ngàn Ngài cao to khác thường và biết nhìn xa trông rộng Ngài hay qua lại giữa khoảng trăng sao Một hôm nhìn về hướng đông biết có cơn hạn hán lớn, ngài vội vã đi tìm con giao long hút nước Ngài nhổ sẵn nhiều cụm núi rồi đứng đợi Giao long vừa há mồm, ngài lập tức tọng nhiều quả núi vào họng nó Nó giãy lên làm núi non ào ào sụp đổ Một phen đất chạy đá bay! Giao long bị quật chết, ngã sóng sượt, xương xẩu nanh vuốt của nó chất thành núi như núi Mĩ Yên, núi Lập Thạch trùng điệp và lởm chởm đến vài mươi dặm, hiện nay còn thấy Nước không bị giao long hút cứ tràn ra Vị Thượng Ngàn phải chẻ núi, vạch nguồn Chiên Đàn, nguồn Thu Bồn, và nguồn Ô Da Tất cả ba nguồn Chiên Đàn, Thu Bồn, Ô Da ngài cho nhập lại thành một con sông to Đó là sông Thu Bồn ngày nay” [8; tr.27-28] Khi con sông Thu Bồn hình thành thì dân cư hóa đông đúc, nhộn nhịp
Hình ảnh sông Thu Bồn xuất hiện rất nhiều và gần như xuyên suốt trong tác phẩm Mỗi lần mang mỗi đặc điểm riêng rất độc đáo Đầu tiên là hiện ra qua cái nhìn của vị tiên nữ tên là Tây Lăng đang du sơn du thủy, chợt thấy trước mắt phong cảnh hữu tình “ Đó là con sông Thu Bồn giống như dải thắt lưng của tiên nga múa lượn Hoa màu trải ra như gấm vóc Nhớ đến cảnh những nàng tiên ngồi quay tơ ca hát, bà Tây Lăng nghĩ nên bày cho nhân dân ở đấy trồng dâu và nuôi tằm Nhờ bà Tây Lăng, bãi dâu dọc sông Thu Bồn trải ra xanh nghít Tiếng thoi reo vui, lụa phơi óng ánh”[8; tr31] Sông Thu Bồn không chỉ đẹp ở cảnh sắc hữu tình mà còn đẹp ở cảnh vật thiên nhiên với màu xanh mượt của rừng dâu bạt ngàn gắn liền với nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa của người dân nơi đây
Con sông được miêu tả ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm và ở mỗi thời điểm thì nó hiện lên mỗi khác: Cho đến tháng chín trời bỗng âm u, rồi những con mưa tối đất “ Con sông Thu Bồn duyên dáng bỗng phềnh to vùng lên gào thét giống như con bạch tuộc giương những vòi dài vào các làng xóm, dìm tất cả xuống nước”.[8; tr.32] Chợt một hôm, da trời trở xám Mây chăng mù mịt Thỉnh thoảng lất phất vài hạt lưa thưa Mưa nặng hạt dần Mưa ào ào đổ “sông Thu Bồn nước xanh leo lẻo trở đục ngầu, đôi bờ rộng dần ra Rác kết thành bè trôi nhanh hơn ngựa tế”[8; tr.120] Hay khi chiều bắt đầu xuống “ráng chiều làm đỏ ối cả dòng sông Thu Bồn”[8; tr.203] Đến tháng mười có gió heo may, có mây mù Mưa lại đổ
“con sông Thu Bồn lại phềnh ra, đổi màu xanh ra màu vàng Nhưng chỉ hơn một tháng sau nước lại xanh leo lẻo Vạn Hòa Phước trong veo, thấy được từng hòn sỏi dưới đáy nước”[8; tr.238] Vào mỗi tháng trong năm thì con sông cũng thay đổi từ hình dáng đến màu sắc, lúc thì đục, lúc thì trong tạo nên nhiều biểu tượng khác nhau Đôi lúc con sông còn được miêu có những hành động giống như con người Sau mùa mưa lụt, trời ban mai càng cao, càng xanh như có ai vừa chùi quét: “Con sông Thu Bồn rì rào khe khẽ”[8; tr.249] Đặc biệt là hình ảnh con sông hiện lên rất kì lạ và đặc sắc qua đoạn văn miêu tả trong chuyến thuyền vượt thác do dượng Hương Thư chỉ huy lên thượng nguồn để lấy gỗ về xây trường học: “Con sông Thu
Bồn ở đoạn trên này tính nết khác hẳn Nó không khoan thai, hiền lành như tôi thường thấy ở Hòa Phước Nó vung vẩy, nhảy nhót, chốc chốc chơi trò nhào lộn Những con sóng lực lưỡng quất thẳng cánh vào vách đá dựng ngược Chúng nhảy chồm chồm tung bọt, gào rống rồi kéo nhau vụt chạy Cảnh tượng như ở một thế giới nào lạ Sông Thu Bồn tả xung hữu đột ra khỏi Phường Rạch mới thở phào, xả hơi, bước những bước khoan thai, lượn giữa những ngàn dâu xanh xuống Hòa Phước, dang đôi tay ôm vào lòng vùng Gò Nổi”[8; tr.283-284]
Con sông Thu Bồn hiện lên qua những trang viết trong truyện rất độc đáo và thơ mộng dưới ngòi bút của Võ Quảng Con sông như một dấu tích lịch sử từ ngàn xưa Trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến động, đổi thay, dòng sông ấy vẫn tồn tại và xanh ngắt như một chứng cứ còn lại cho tinh thần đấu tranh không ngừng mệt mỏi của người dân nơi đây Có lẽ đằng sau bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy là một tấm lòng yêu quê hương tha thiết, nỗi nhớ quê khôn nguôi và lòng tự hào về quê hương của tác giả, cũng là quê hương của tất cả các nhân vật trong truyện Đó là những yếu tố giúp cho trang văn của Võ Quảng sống mãi trong tâm trí bạn đọc.
Từ không gian vùng núi đến vùng biển
Cảm hứng chung trong tác phẩm Quê nội là quê hương trong sự hoài niệm của tác giả Bức tranh không gian nghệ thuật ấy mang hình ảnh của làng quê Hòa Phước Ở đây, không gian trải dài và rộng từ vùng núi cao cho đến vùng đồng bằng, vùng biển xa xôi Ở mỗi nơi, thiên nhiên mỗi khác nhưng đều mang những nét riêng, đặc sắc của vùng đất Quảng Nam Đầu tiên là cảnh rừng núi âm u, hoang vắng hiện ra trong sự chứng kiến của chú Hai Quân khi chú bỏ làng ra đi và lạc lên núi xa Lúc đầu chú ở với bác Tùng Sơn nhưng trong một chuyến về thăm làng, bác đi biệt không quay lại Vắng bác Tùng Sơn, chú Hai quay ra quay vào chỉ một thân một bóng , lúc này “rừng núi càng hóa quạnh hiu Suốt đêm vượn hú Chú trằn trọc nhớ nhà Một tiếng động rất khẽ Chú nhìn ra ngoài thấy một vầng trăng như gần lắm”[8; tr.44] Ròng rã hai tháng trời “rừng núi như trải qua một cơn điên loạn Tất cả đều ngập ngụa, cây cối ngổn ngang Cảnh hoang tàn bày ra khủng khiếp Chú Hai thấy mình đã lạc vào một thế giới nào lạ”[8; tr.45] Cảnh núi đồi thật là đáng sợ Không gian nơi đây rất đìu hiu, cô quạnh, chẳng có gì ngoài những tiếng động nhẹ càng làm cho cảnh vật thêm buồn, hoang vắng, tĩnh mịch Đối lập với không gian rừng núi ảm đạm là không gian vùng sông nước ở vạn chài Hòa Phước với không khí đông vui, tấp nập người mua kẻ bán Thuyền ở đây rất nhiều, khoảng mười mấy chiếc, cập bến và rời bến bất thường gợi cảnh làm ăn sung túc của người dân Vạn Hòa Phước còn là trung tâm mua bán, đầu mối lên các ngõ nguồn nên lúc nào cũng sôi nổi, nhộn nhịp “Thuyền vùng biển ghé vạn mua lá keo về trồng khoai Đêm xuống, họ đốt lửa nấu khoai sáng rực cả bờ sông Hấp dẫn nhất là thuyền bán đồ “Nha Trang” Thuyền thường đến trước Tết, chở đầy những mâm hoa quả, những nải chuối vàng hườm, những quả cam rực rỡ, nhưng toàn bằng đất sét Ngoài hoa quả, còn có những con cò trắng bạch đứng bên lá sen, những con nhái ngồi xổm trên ống tre Khi thuyền Nha Trang đến, chúng tôi ù té chạy xem, không ngớt ca ngợi, vì những nải chuối thật, những con nhái thật cũng không đẹp hơn những đồ đó được”[8; tr.159-160] Cảnh sinh hoạt, mua bán ở vạn chài Hòa Phước diễn ra trong không khí hăng say, tất bật của người lao động nơi đây
Trong truyện, không gian còn được mở rộng và hiện ra rất đẹp mắt qua cái nhìn của Cục cùng những người khác khi lên núi lấy gỗ về xây trường học: “Sáng hôm sau, chúng tôi rời Dùi Chiêng để lên Bình Kiều và Thạch Bích Từ Dùi Chiêng đi Bình Kiều, núi non hai bên bờ lúc khép lại, lúc mở ra Càng lên cao, sông càng hẹp lại, chảy xiết giữa những bậc đá chất chồng Núi Thạch Bích trước mặt hiện ra sừng sững Dòng sông phóng từ trên cao xuống giữa hai vách đá đồ sộ, thẳng tắp giống như một cổng trời cao vút Vách đá láng bóng không một vết lồi lõm Nước lao vun vút như đàn ngựa phi nước đại Tiếng nước chảy vang lên như có hàng trăm chiếc cồng cùng đánh một lúc”[8; tr.175] Một loạt những động từ mạnh được tác giả dùng để tả những dãy núi, con sông rất độc đáo làm cho người đọc cảm nhận được một không gian rừng núi thật hùng vĩ, dữ dội, mở ra nhiều chiều nhưng đồng thời cũng tạo nên những cảnh tượng rất đẹp, nên thơ, cuốn hút
Trong Quê nội, tác giả còn nhắc đến rất nhiều địa danh của vùng đất Quảng Nam như Phú Đa, Bến Dầu, Túy Loan, động Tư Khói… đây là những nơi mà người dân chọn để di cư đến khi giặc tấn công bởi rất khó có thể tìm ra nơi này Hay những dãy núi với rất nhiều cái tên đẹp và lạ như núi Cà Tang, núi Chúa, núi
Cu Đê, núi Quắp….Những địa danh này gắn liền với vùng đất xứ Quảng từ xa xưa và trở thành điểm đến lí tưởng của những du khách bốn phương mong muốn được một lần đặt chân đến đây để khám phá và trải nghiệm cảnh núi rừng hùng vĩ, bạt ngàn của Quảng Nam
Cuối truyện mở ra không gian làng Hòa Phước, quê nội của Cục hiện ra thật yên bình Bãi sông, bến nước, cây đa hiện ra mỗi lúc càng rõ nét Sông Thu Bồn long lanh Những dãy núi nối dài về một phía Sông với núi với bãi dâu cồn cát càng thấy rõ, như xít gần nhau lại Làng quê thơ mộng, hiền hòa, cảnh vật thì đẹp càng làm cho ta thêm yêu quê hương mình.
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
Lần theo từng trang viết trong tác phẩm, người đọc như được đến với một khung cảnh làng quê vừa bình dị, gần gũi, thơ mộng vừa mang được những vẻ đẹp riêng biệt của vùng đất Quảng Nam
Hình ảnh bình minh và hoàng hôn xuất hiện với tần suất khá nhiều trong truyện nhưng không hề tạo cảm giác nhàm chán cho người đọc bởi cách miêu tả xuất sắc của nhà văn Trang văn này tả cảnh chiều buông bằng những vì sao tinh tú lúc ẩn, lúc hiện chưa rõ như đêm về thì trang văn kia, cảnh hoàng hôn lại là cảnh ráng chiều đỏ ối cả dòng sông Thu Bồn làm nao lòng bao lữ khách tha phương Chiều bắt đầu xuống là khi “ phía Tây của làng, cây sung như ngập trong lửa, bãi dâu dần sẫm lại và nhòa dần đi trong bóng tối”[8; tr.203] Những câu văn ấm áp đã đưa chúng ta trở về với quãng thời gian êm đẹp của tuổi thơ
Thiên nhiên phổ rộng xuyên suốt trong tác phẩm Khi lũ tràn về, nhà văn đã sử dụng một loạt những cặp từ láy tượng hình lẫn tượng thanh khiến ta mường tượng sự dữ tợn của cơn lũ Bắt đầu bằng hình ảnh da trời chợt “trở xám”, “mây chăng mù mịt”, thỉnh thoảng có lất phất vài hạt mưa Kế đó, mưa nặng hạt dần rồi đổ “ào ào” như trút nước xuống mặt đất Sông Thu Bồn bình thường nước xanh
“leo lẻo” thì nay trở “đục ngầu” Rác kết thành bè “trôi nhanh hơn ngựa tế”, nước lụt “chảy” vào hói, “trườn” lên các bãi dâu” Chỉ mới qua một đêm mà cả đất trời như đổi khác Những hàng bả đậu đã “lút” đâu mất Ghe thuyền ngoài vạn “nhấp nhô” ngay cạnh miếu bà Tằm Nước bạc “trải mênh mông”, làng mạc nom “xa tít”, tiếng chèo đập nước cứ “bì bõm”, thuyền vớt củi từ ngoài sông đã chèo vào, trong khoang chất đầy củi mục, dân chài lưới kéo nhau đi xúc cá Thời tiết ấy ắt hẳn ai ai cũng đoán sẽ có bão to vì có cầu vồng mọc ở phía núi Cu Đê nhưng “không hiểu sao mưa lại tạnh dần” và đến chiều thì “hửng sáng” Lúc mặt trời lặn, đột ngột cỏ cây hoa lá nhuộm một màu vàng rực Tất cả bật thành tiếng Đàn chim sẻ chiêm chiếp, rộn lên Bọn bồ chao kêu hót om sòm Gà xôn xao nổi gáy Vịt cạc cạc không biết mỏi miệng Chỉ có nước là lặng im Nước lặng im một lúc rồi lại róc rách để trút xuống Kể về chuyện lên rừng đi xem gỗ, giọng điệu trữ tình lại một lần nữa đưa người đọc đến với khung cảnh thiên nhiên thắm sắc xanh của chim muông nơi thú rừng Đầu tiên là cảnh “một ngọn nước từ trên cao rơi xuống, bọt tung như hoa trắng”, tiếp đến là hình ảnh “một con chim lông màu đá ngực vàng óng, nổi lên: Rết ta ra! Rết ta ra!” Một vài chim câu lưng màu xanh, cổ màu hồng, cất cánh nghe một tiếng “roặc” “Chợt có tiếng lao xao trên cành cây cao Một khuôn mặt tí tẹo với cặp mắt trong veo của một chú khỉ đang nhìn xuống”[8; tr.174]
Cách mạng Tháng tám thành công mở ra một cuộc sống mới cho nhân dân Niềm vui của con người nhuốm màu lên vạn vật tới độ nhìn đâu cũng ra màu hạnh phúc Năm ấy, mùa mía đường ngọt mà “chưa thấy mía nào ngọt bằng mía năm đó”; mùa tơ tằm cũng “chưa thấy sợi tơ nào mượt bằng sợi tơ năm đó”; ngô nướng có một “vị ngọt khác thường” Những câu văn ngắn nhưng toát lên niềm vui, niềm hân hoan của lòng người Ngay cả Cục đi dọc đường làng mà lòng cảm thấy xốn xang, nghe tiếng chim hót cậu háo hức cảm nhận Nào là “tiếng bồ chao vang lừng; tiếng bồ các ấm áp” Đặc biệt hơn là khi chiền chiện nổi hát, cậu tưởng như
“có nghìn tiếng chuông ngân vang” Cảnh vật như cũng có sự “thay da đổi thịt”
Núi Cà Tang, núi Phước Tường “bỗng sáng quắc” Sông Thu Bồn “hóa long lanh” Bãi dâu “hóa xanh rì” Cây sung đầu làng “càng óng mượt” Cây cỏ dọc đường như rung lên, reo vui, trò chuyện Con đường làng trước đây cứ mỗi ngày ngắn lại thì cho đến năm 1946 nó bỗng dưng “dài ra”; “thênh thang vô tận” Một loạt các cụm tính từ, cụm động từ được nhà văn sử dụng để miêu tả sự đổi khác mạnh mẽ và toàn diện của cuộc sống Thiên nhiên dưới ngòi bút của Võ Quảng như bừng sáng rực rỡ, vui tươi hơn qua nghệ thuật nhân hóa Dường như cỏ cây, hoa lá, chim muông, cả con đường cũng cảm nhận được niềm vui, niềm hân hoan cùng con người
Những trang miêu tả của Võ Quảng luôn khiến độc giả cảm thấy thích thú Miêu tả về bức tranh sinh hoạt nơi vạn chài Hòa Phước ta thấy nét gần gũi với quê hương của mỗi người con Quảng Nam “Vạn Hòa Phước có khoảng mười chiếc thuyền buồm Thuyền nào ở đằng mũi cũng có hai sừng giống đôi sừng trâu Đằng mũi còn có thêm hai con mắt Mỗi thuyền buồm thường kèm theo một vài xuồng con Xuồng con đậu quanh bụng mẹ Khi có gió, thuyền nhẹ “cót két”, “rên rỉ” Xuồng con húc híc vào mạn thuyền mẹ như đòi bú tí Thuyền lớn khi nằm ở bến trông nặng nề uể oải, khi rời bến bỗng hóa nhẹ tênh, cánh buồm giương cao lướt trên sóng biếc bay đến chỗ chân trời trông sáng quắc như những thanh gươm nhọn”[8; tr.158] Bằng cách sử dụng một loạt các tính từ, động từ cùng với thủ pháp so sánh, nhân hóa giàu sức liên tưởng của tác giả đã làm cho người đọc hình dung ra được cảnh reo vui, nhộn nhịp nơi vạn Hòa Phước, đó cũng gợi lên cảnh sung túc, hứa hẹn những ngày tháng no đủ, hạnh phúc của con người nơi đây Miêu tả khung cảnh về thiên nhiên thanh bình trong mỗi buổi sớm mai làm cho tâm hồn người đọc cảm thấy thư thái Bình minh chào đón ngày mới bằng cảnh “bóng tối đã bắt đầu rời khỏi cây sung đầu làng, sao Mai trên trời đã bạc thếch Một con chèo bẻo đứng trên nóc miếu bà Tằm đập cánh kêu mấy tiếng choèn choẹt”[8; tr.12] Hoàng hôn buông xuống là lúc “một làn sương phủ nhẹ lên mặt sông”[8; tr
68] Khi ấy, “Núi Cà Tang và núi Chúa mờ mờ xa Một mảnh trăng rời rợi móc vào cành tre đung đưa theo gió nồm từ phía biển thổi tới”[8; tr 68] Chỉ một cơn gió thổi qua cũng làm chất trữ tình nồng đượm quyện lấy từng từ, từng câu: “Ngọn gió từ phía sông ập vào vườn, rung những tàu lá chuối nghe lộp độp như mưa Có tiếng gọi đò, tiếng vang xa như từ một thời xa xôi nào dội lại Bên kia sông, một ngọn lửa bật sáng”[8; tr.75] Buổi chiều thả trâu ăn ngoài bãi mới thật yên bình làm sao Lũ trẻ con trong làng nằm ngửa nhìn lên trời Khi ấy, nhiều chòm sao lưa thưa đã bắt đầu hiện ra, bọn trẻ kể cho nhau nghe sự tích các vì sao rồi thả hồn theo những vì sao tinh tú lấp lánh nơi xa xôi Nhà văn đã vẽ ra một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng nơi vùng quê yên bình mà dù sống ở thời nào đi nữa, ai ai cũng khao khát Những câu văn gợi tả, len lỏi sâu thẳm vào trong tâm hồn mỗi người, làm thức dậy một vùng kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ
Thiên nhiên được miêu tả sinh động nhờ hàng loạt các từ láy gợi hình, gợi cảm Mùa hạ về trên vạn chài nhỏ bên sông Thu Bồn được mô tả có hình, có khối, có hương, có sắc Nắng sớm “cuồn cuộn” vàng hoe chan hòa trên từng tản sương tan xanh lơ để lộ ra những mép núi “long lanh” sáng Khi chiều xuống mặt trời tưởng như đã chìm hẳn lại “rầu rĩ” nhô ra và đêm đến, gió ngoài sông thổi chốc vào “hiu hiu” như tiết trời tháng mười Trời khuya có trăng là vật duy nhất tỏa sáng cũng được mô tả bằng các từ láy gợi hình: “ông trăng ngoài rằm thảnh thơi tỏa ánh sáng nhạt xuống mặt đất, đến nửa đêm trăng sáng vằng vặc” Trăng đầu tháng “lơ lửng” xuống sau rặng tre bên kia Tiếng mưa cũng được miêu tả với những âm thanh khác nhau “những hạt mưa lẹt đẹt trên tàu lá”, mưa “lộp độp” rồi đổ “ồ ồ” lên mái gianh Tiếng “rì rào liên miên” đan khít hai bên tai Âm thanh của những con chim thì nghe “lao xao”, “lầm rầm” Với những từ láy đó, cảnh vật hiện lên đầy sinh động và lôi cuốn Qua đó ta thấy Võ Quảng thật tinh tế trong quá trình quan sát và miêu tả Ngôn ngữ giàu chất tạo hình còn thể hiện ở những câu đơn ngắn gọn mà biểu cảm: “Tiết trời đã chuyển, những trận gió nam từ lâu ngớt thổi
Khắp trời mù mịt Ngàn dâu không xanh như mấy tháng trước Khắp bãi dâu ngả màu trắng đục Dâu trên cành chỉ còn những chùm lá li ti như tụm lông chim”[8; tr.101]
Trong truyện, hình ảnh con sông Thu Bồn được tác giả khắc họa đa tính cách bằng nghệ thuật so sánh, nhân hóa làm cho con sông có những tính cách giống như con người Sông Thu Bồn lúc thì hiền hòa Lúc thì hung dữ : “ Con sông Thu Bồn duyên dáng bỗng phềnh to vùng lên gào thét giống như con bạch tuộc giương những vòi dài vào các làng xóm, dìm tất cả xuống nước”[8; tr.32] Lúc thì được miêu tả như con người: “Con sông Thu Bồn ở đoạn trên này tính nết khác hẳn Nó không khoan thai, hiền lành như tôi thường thấy ở Hòa Phước Nó vùng vẫy, nhảy nhót, chốc chốc chơi trò nhào lộn Những con sóng lực lưỡng quất thẳng cánh vào vách đá dựng ngược Chúng nhảy chồm chồm tung bọt gào rống rồi lén nhau vụt chạy Cảnh tượng như ở một thế giới nào lạ Sông Thu Bồn tả xung hữu đột ra khỏi Phường Rạch mới thở phào, xả hơi, bước những bước khoan thai, lượn giữa những ngàn dâu xanh xuống Hòa Phước, dang đôi tay ôm vào lòng vùng Gò Nổi”[8;tr
283-284] Một loạt từ láy miêu tả những hành động rất táo bạo của con sông như
“vùng vẩy”, “nhảy nhót”, “chồm chồm” cùng với nghệ thuật nhân hóa đã khiến người đọc cảm nhận được dường như con sông Thu Bồn cũng mang những tâm trạng giống như con người Ở mỗi nơi, mỗi thời điểm khác nhau thì tính cách cũng thay đổi theo Điều đó thể hiện được sự am hiểu rất sâu sắc và tinh tế của tác giả về quê hương mình
Trong truyện, cảnh thiên nhiên sông nước còn hiện lên rất đặc sắc qua đoạn văn miêu tả trong cảnh vượt thác của dượng Hương Thư cùng những người khác khi lấy gỗ Ở đây, cảnh vật có sự thay đổi theo con mắt nhìn của tác giả qua ba chặng Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy Đoạn ở đồng bằng thì êm đềm, hiền hòa thơ mộng, thuyền bè tấp nập, quang cảnh hai bên trù phú “ xung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít”[8; tr.163] Sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: “ Càng về ngược, vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”[8; tr.164] Ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: “nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn”[8; tr.164] Ở đoạn cuối, dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao sừng sững nhưng dường như đã bớt hiểm trở và mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về chiến thắng: “Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”[8; tr.165] Nét đặc sắc trong đoạn văn này là sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật so sánh và nhân hóa Nổi bật nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài Đoạn đầu khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả và khi đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên đổi khác: những chòm cổ thụ mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước vừa như báo trước một khúc sông nguy hiểm, vừa như mách bảo con người hãy dồn nén sức mạnh để chuẩn bị vượt thác, thiên nhiên như cũng có tâm trạng lo lắng trước những thử thách mà con người trên thuyền sắp phải đương đầu.Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây nhỏ xung quanh vừa lại biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người khi vượt qua được nhiều ghềnh thác nguy hiểm, đưa con thuyền tiến về phía trước Cùng là những chòm cây cổ thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện nhiều tầng nghĩa khác nhau, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước miền Trung thêm thú vị Mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thổ nước ta đều là những bức tranh tuyệt đẹp đang vẫy gọi chúng ta khám phá
Có lẽ được sinh ra và lớn lên ở vùng quê Quảng Nam nên nhà văn đã có rất nhiều những kỉ niệm đẹp về quê hương mình Hơn thế nữa, tình yêu thiên nhiên luôn ẩn sâu trong tâm hồn ông Vì thế mà Võ Quảng mới có thể tả lại một cách rất chân thực, sâu sắc và sinh động làng quê của mình với thiên nhiên thơ mộng, hiền hòa và tươi đẹp như thế
Qua những trang sách miêu tả thiên nhiên trong truyện hiện ra với bao nhiêu là hương thơm, ánh sáng, cỏ cây hoa lá, tiếng chim ca, thuyền buồm, những dãy núi, con sông Thu Bồn…tất cả rất chân thực, sắc nét càng làm cho ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống xung quanh và yêu quê hương mình hơn.
KẾT LUẬN
Võ Quảng là một trong những nhà văn, nhà thơ đa tài trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam Ông đem đến cho các em những tác phẩm văn chương thật đặc sắc, đa dạng và phong phú Những sáng tác của Võ Quảng thường trong sáng, giản dị, dễ hiểu, gần gũi với người đọc, người nghe tạo nên phong cách rất riêng trong thơ văn Võ Quảng Đặc biệt là Quê nội - tác phẩm mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng
Qua việc phân tích hai phương diện của “Dấu ấn Quảng Nam trong tiểu thuyết Quê nội của Võ Quảng” đã giúp cho người đọc hiểu biết rõ hơn về những con người Quảng Nam với một tình yêu quê hương sâu sắc cùng với đó là tinh thần bất khuất, kiên cường, biết sẻ chia, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cả trong chiến tranh lẫn thời bình Họ là những người có tấm lòng yêu thương rộng mở, giàu lòng nhân ái Với ngôn ngữ mang đậm chất “quần chúng”, đời thường làm toát lên sự bình dị, tự nhiên, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của con người xứ Quảng Cùng với con người thì thiên nhiên trong Quê nội cũng hiện lên rất đặc sắc, thơ mộng Đó là làng Hòa Phước, sông Thu Bồn, những dãy núi, con sông…những địa danh này đã rất quen thuộc và gắn bó với con người xứ Quảng từ bao đời nay Một miền quê Quảng Nam hiện ra với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hiền hòa mà ít nơi nào có được
Võ Quảng là cây bút có sức sáng tạo dồi dào Với những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, những sáng tác dành cho thiếu nhi của Võ Quảng, đặc biệt trong tiểu thuyết Quê nội đã đem lại vốn hiểu biết phong phú về nhiều phương diện con người và lịch sử, văn hóa, góp phần bồi dưỡng cho bạn đọc những tình cảm cao đẹp, tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc Quê nội là một tiểu thuyết ưu tú, kết tinh tâm hồn, trí tuệ, vốn sống và lao động nghệ thuật của nhà văn Thông qua hình tượng trung tâm của đôi bạn thiếu nhi ở Hòa Phước những ngày sau Cách mạng tháng Tám, tác giả đã làm nổi bật những phẩm chất đáng quý của trẻ em và cuộc thay đổi vĩ đại của cả dân tộc do cách mạng đem lại Qua đó nhà văn không chỉ mang đến những hiểu biết nhất định về cuộc sống của người dân Quảng Nam nói riêng, người dân Việt Nam nói chung mà còn góp phần tìm hiểu và lí giải tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc qua bao thăng trầm, biến động của lịch sử, khơi dậy những khát vọng và tình cảm đẹp đẽ ở người đọc Tình cảm yêu thương, tôn trọng trẻ em được gửi gắm vào trong những trang sách của Quê nội có ý nghĩa rất lớn trong thời đại ngày nay, khi cả nước đang ra sức xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc
Trang sách cuối cùng của tác phẩm gấp lại nhưng trước mắt ta như vẫn thấy dòng sông Thu Bồn long lanh chảy với đôi bờ xanh biếc nương dâu Cùng với đó là núi Phước Tường, dãy Cu Đê, núi Cà Tang, Hòn Đền hiện thành một dãy dài đi về một phía Đâu đó vẫn hiện lên hình ảnh Cục, Cù Lao và những người bà con thân yêu ở làng Hòa Phước, Đại Lộc Vùng đất ấy có thể chúng ta chưa từng đến nhưng nói như nhà văn Đoàn Giỏi, nó vẫn hiện ra thành nỗi nhớ “như quê hương tiền kiếp” Được như vậy, Võ Quảng không chỉ có vốn sống phong phú, lao động nghệ thuật cần mẫn mà còn phải có một tình yêu tha thiết với quê hương, đất nước thì mới có thể viết nên những trang sách độc đáo đến vậy Võ Quảng xứng đáng là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
2 Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX- những vấn đề lịch sử và lí luận, NXB Giáo dục, Hà Nội
3 Hà Minh Đức (2003), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội
4 Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn
5 Phong Lê (1998), Võ Quảng- 40 năm thơ văn cho thiếu nhi, Tuyển tập Võ Quảng, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội
6 Phương Lựu (2003), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội
7 Phương Lựu (2005), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
8 Võ Quảng (2005), Quê nội, NXB Kim Đồng
9 Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn
10 Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục
11 Trần Đình Sử (1998), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục
12 Trần Đình Sử (2003), Giáo trình dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục
13 Trần Đình Sử (2004), Tinh tuyển văn học Việt Nam- tập 8, NXB Khoa học xã hội
14 Vân Thanh (1982), Truyện viết cho thiếu nhi dưới chế độ mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
15 Vân Thanh (1999), Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
16 Vân Thanh (2003), Văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Kim Đồng, Hà Nội
17 Vân Thanh (2006), Tác giả văn học thiếu nhi Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội
18 Phương Thảo (2008), Võ Quảng- con người, tác phẩm, NXB Đà Nẵng