1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ - Full 10 điểm

177 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Thu Hút Đầu Tư Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Các Tỉnh Bắc Trung Bộ
Tác giả Bùi Đức Tính, Lê Nữ Minh Phương, Phạm Thị Thanh Xuân, Trần Đăng Huy, Nguyễn Thị Trà My, Trần Vinh Phương, Phạm Đăng Nhật
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Toàn
Trường học Đại học Huế
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 177
Dung lượng 3,45 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (21)
    • 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu (21)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (11)
    • 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (24)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (25)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (34)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (34)
    • 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP (34)
      • 1.1.1. Lý do đầu tư vào nông nghiệp (34)
      • 1.1.2. Những lý luận về đầu tư và đầu tư nông nghiệp (37)
      • 1.1.3. Thu hút đầu tư vào nông nghiệp (43)
    • 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (62)
      • 1.2.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản (62)
      • 1.2.2. Điều kiện tự nhiên gắn với hoạt động nuôi trồng thủy sản (63)
      • 1.2.3. Các lĩnh vực và đối tượng nuôi trồng ven biển (63)
      • 1.2.4 Một số khó khăn và thách thức trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta (64)
    • 1.3. CÁC NHÂN TỐ THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (67)
      • 1.3.1. Điều kiện tổng thể hoạt động NTTS (68)
      • 1.3.2. Cơ sở hạ tầng (69)
      • 1.3.3. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất (69)
      • 1.3.4. Mức độ phụ thuộc của người dân vào hoạt động NTTS (70)
      • 1.3.5. Qui mô và chất lượng nguồn nhân lực (70)
      • 1.3.6. Năng lực cạnh tranh (70)
      • 1.3.7. Rủi ro thiên tai (71)
    • 1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (71)
      • 1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư (71)
      • 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển ngành thủy sản (71)
      • 1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi tôm (72)
      • 1.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng thu hút đầu tư NTTS (72)
    • 1.5. CƠ SỞ THỰC TIỄN THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (73)
      • 1.5.1. Tình hình đầu tư NTTS (73)
      • 1.5.2. Chính sách thu hút đầu tư NTTS (77)
      • 1.5.3. Trường hợp thu hút đầu tư NTTS tỉnh Bạc Liêu (79)
  • CHƯƠNG 2: (81)
    • 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (81)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (81)
      • 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (82)
    • 2.2. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (84)
      • 2.2.1. Nuôi trồng thủy sản trong mối tương quan cả nước (84)
      • 2.2.2. Biến động diện tích, năng suất, sản lượng NTTS của các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2016 (91)
      • 2.2.3. Đóng góp của NTTS vào giá trị sản xuất NTTS cả nước và ngành thủy sản Bắc Trung Bộ (99)
      • 2.2.4. Kết luận về NTTS BTB (100)
    • 2.3. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG BẮC TRUNG BỘ (101)
      • 2.3.1. Điểm đánh giá theo từng nhân tố của từng vùng (101)
      • 2.3.2. Xếp hạng MTĐT NTTS không có nhân tố thống trị (kịch bản 1) (106)
      • 2.3.3. Xếp hạng MTĐT NTTS có trọng số (kịch bản 2) (107)
    • 2.4. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (108)
      • 2.4.1. Thực trạng và hiệu quả đầu tư nuôi tôm của 2 tỉnh khảo sát (108)
      • 2.4.2. Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi xen ghép tại tỉnh Thừa Thiên Huế (126)
      • 2.4.3. So sánh hiệu quả mô hình nuôi xen ghép và mô hình nuôi chuyên tôm tại tỉnh Thừa Thiên Huế (131)
    • 2.5. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐẦU TƯ HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN (132)
      • 2.5.1. Nhu cầu về vốn đầu tư (133)
      • 2.5.2. Các cản trở đầu tư nuôi tôm (133)
  • CHƯƠNG 3 (135)
    • 3.1. CĂN CỨ VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (135)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển nông nghiệp và NTTS (135)
      • 3.1.2. Định hướng thu hút đầu tư vào nông nghiệp và NTTS (139)
      • 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nuôi tôm (142)
      • 3.2.2. Giải pháp thu hút đầu tư và kế hoạch thu hút đầu tư vào NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ . 128 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (148)
    • 1. KẾT LUẬN (152)
    • 2. KIẾN NGHỊ (153)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (155)
    • Hinh 2.11. Cơ cấu DT NTTS theo đối tượng nuôi của các tỉnh BTB năm 2016 (99)

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  ***  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ “NGHIÊN CỨU THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ ” Mã số: B2016 - DHH - 1 2 Chủ nhiệm đề tài: PGS TS NGUYỄN VĂN TOÀN Huế, 8 /2018 i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  ***  BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ “ NGHIÊN CỨU THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ ” Mã số: B2016 - DHH - 1 2 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài PGS TS Nguyễn Văn Toàn Huế, 11 /2018 i DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI STT Họ và tên Đơn vị công tác 1 Bùi Đức Tính Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế 2 Lê Nữ Minh Phương Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế 3 Phạm Thị Thanh Xuân Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế 4 Trần Đăng Huy Đại học Huế 5 Nguyễn Thị Trà My Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế 6 Trần Vinh Phương TT ƯT &CGCN, Thuỷ sản 7 Phạm Đăng Nhật UBND Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh CƠ QUAN PHỐI HỢP CHÍNH STT Tên cơ quan Nội dung phối hợp nghiên cứu 1 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Thừa Thiên Huế - Phối hợp thực hiện nghiên cứu, - Tổ chức các hội thảo, thảo luận nhóm - Triển khai mô hình thí điểm 2 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Quảng trị - Phối hợp thực hiện nghiên cứu, - Tổ chức các hội thảo, thảo luận nhóm - Triển khai mô hình thí điểm 3 Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế - Phối hợp thực hiện nghiên cứu, - Tổ chức các hội thảo, thảo luận nh óm - Triển khai mô hình thí điểm 4 Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Bình - Phối hợp thực hiện nghiên cứu, - Tổ chức các hội thảo, thảo luận nhóm - Triển khai mô hình thí điểm 5 Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Quảng Bình - Phối hợp điều tra - Thu thập số liệu thứ cấp 6 Trung tâm khuyến nông khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế - Phối hợp điều tra - Thu thập số liệu thứ cấp 7 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Thừa Thiên Huế - Phối hợp thực hiện nghiên cứu, - Tổ chức các hội thảo, thảo l uận nhóm 8 Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tỉnh Quảng trị - Phối hợp thực hiện nghiên cứu, - Tổ chức các hội thảo, thảo luận nhóm ii MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 4 Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 14 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢ N 14 1 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP 14 1 1 1 Lý do đầu tư vào nông nghiệp 14 1 1 2 Những lý luận về đầu tư và đầu tư nông nghiệp 17 1 1 3 Thu hút đầu tư vào nông nghiệp 23 1 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 42 1 2 1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản 42 1 2 2 Điều kiện tự nhiên gắn với hoạt động nuôi trồng thủy sản 43 1 2 3 Các lĩnh vực và đối tượng nuôi trồng ven biển 43 1 2 4 Một số khó khăn và thách thức trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta 44 1 3 CÁC NHÂN TỐ THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 47 1 3 1 Đi ều kiện tổng thể hoạt động NTTS 48 1 3 2 Cơ sở hạ tầng 49 1 3 3 Hệ thống d ịch vụ hỗ trợ sản xuất 49 1 3 4 Mức độ phụ thuộc của người dân vào hoạt động NTTS 50 1 3 5 Qui mô và chất lượng nguồn nhân lực 50 1 3 6 Năng lực cạnh tranh 50 1 3 7 Rủi ro thiên tai 51 1 4 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 51 1 4 1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư 51 1 4 2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển ngành thủy sản 51 1 4 3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi tôm 52 1 4 4 Các nhân tố ảnh hưởng thu hút đầu tư NTTS 52 1 5 CƠ SỞ THỰC TIỄN THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 53 iii 1 5 1 Tình hình đầu tư NTTS 53 1 5 2 Chính sách thu hút đầu tư NTTS 57 1 5 3 Trường hợp thu hút đầu tư NTTS tỉnh Bạc Liêu 59 CHƯƠNG 2: 61 THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ 61 2 1 ĐẶC ĐIỂM CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ 61 2 1 1 Điều kiện tự nhiên 61 2 1 2 Điều kiện kinh tế - xã hội 62 2 2 TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ 64 2 2 1 Nuôi trồng thủy sản trong mối tương quan cả nước 64 2 2 2 Biến động diện tíc h, năng suất, sản lượng NTTS của các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2016 71 2 2 3 Đóng góp của NTTS vào giá trị sản xuất NTTS cả nước và ngành thủy sản Bắc Trung Bộ 79 2 2 4 Kết luận về NTTS BTB 80 2 3 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢ N VÙNG BẮC TRUNG BỘ 81 2 3 1 Điểm đánh giá theo từng nhân tố của từng vùng 81 2 3 2 Xếp hạng MTĐT NTTS không có nhân tố thống trị (kịch bản 1) 86 2 3 3 Xếp hạng MTĐT NTTS có trọng số (kịch bản 2) 87 2 4 HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 88 2 4 1 Thực trạng và hiệu quả đầu tư nuôi tôm của 2 tỉnh khảo sát 88 2 4 2 Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi xen ghép tại tỉnh Thừa Thiên Huế 106 2 4 3 So sánh hiệu quả mô hình nuôi xen ghép và mô hình nuôi chuyên tôm tại tỉnh Thừa Thiên Huế 111 2 5 ĐÁ NH GIÁ NHU CẦU ĐẦU TƯ HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 112 2 5 1 Nhu cầu về vốn đầu tư 113 2 5 2 Các cản trở đầu tư nuôi tôm 113 CHƯƠNG 3 115 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ 115 3 1 CĂN CỨ VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ 115 3 1 1 Định h ướng phát triển nông nghiệp và NTTS 115 3 1 2 Định hướng thu hút đầu tư vào nông nghiệp và NTTS 119 iv 3 2 GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ 122 3 2 1 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nuôi tôm 122 3 2 2 Giải pháp thu hút đầu tư và kế hoạch thu h út đầu tư vào NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ 12 8 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 132 1 KẾT LUẬN 132 2 KIẾN NGHỊ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 135 v D AN H MỤC BẢNG Bảng 1 Các nhân tố tác động MTĐT NTTS 7 Bảng 2 Tỷ lệ lạm phát từ 1997 – 2011 12 Bảng 3 Đánh giá đa tiêu chí được hình thành 13 Bảng 2 1 Một số tiêu chí về dân cư, xã hội năm 2016 63 Bảng 2 2 Biến động diện tích NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ so với cả nước 65 Bảng 2 3 Biến động sản lượng NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ so với cả nước 66 Bảng 2 4 Biến động diện tích NTTS theo đối tượng nuôi BTB so với cả nước 67 Bảng 2 5 Biến động sản lượ ng NTTS theo đối tượng nuôi BTB so với cả nước 69 Bảng 2 6 Biến động năng suất NTTS theo đối tượng nuôi BTB so với cả nước 71 Bảng 2 7 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng NTTS của các tỉnh BTB 72 Bảng 2 8 Biến động diện tích, sản lượng và năng suất nuôi Cá của các tỉnh BTB 74 Bảng 2 9 Biến động diện tích, sản lượng và năng suất nuôi Tôm các tỉnh BTB 76 Bảng 2 10 Biến động diện tích, sản lượng, năng suất NTTS khác các tỉnh BTB 78 B ảng 2 11 Giá trị sản xu ất nuôi trồng thủy sản các tỉnh Bắc Trung Bộ so với cả nước (theo giá so sánh 2010) 79 Bảng 2 12 Biến động giá trị sản xuất ngành thủy sản các tỉnh Bắc Trung Bộ 80 Bảng 2 13 Điều kiện tự nhiên NTTS 81 Bảng 2 14 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội 82 Bảng 2 15 Hệ thống hỗ trợ sản xuất và tổ hợp tác, làng nghề 83 Bảng 2 16 Mức độ phụ thuộc NTTS 84 Bảng 2 17 Lao động và lao động đã qua đào tạo theo vùng 85 Bảng 2 18 So sánh năng lực cạnh tranh các vùng 85 Bảng 2 19 Mức độ nguy hiểm của t ai biến theo vùng 86 Bảng 2 20 Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ tỉnh Thừa Thiên Huế 89 Bảng 2 21 Sản lượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ tỉnh Thừa Thiên Huế 90 Bảng 2 22 Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ 92 Bảng 2 23 Đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra nuôi tôm 96 Bảng 2 24 Điều kiện sản xuất của các hộ nuôi 98 Bảng 2 25 Chi phí đầu tư của nhóm hộ điều tra bình quân 1 ha 99 Bảng 2 26 Chi phí nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh bình quân 1 ha 101 Bảng 2 27 Hiệu quả kinh tế vụ nuôi năm 2017 phân theo hình thức nuôi 103 Bảng 2 28 Hiệu quả đầu tư nuôi tôm của các hộ điều tra (bình quân 1 ha) 105 Bảng 2 29 Đặc điểm hộ nuôi nuôi tôm xen ghép 107 vi Bảng 2 30 Chi phí đầu tư nuôi tôm xen ghép 108 Bảng 2 31 Chi phí hoạt động nuôi xen ghép 109 Bảng 2 32 Hiệu quả kinh tế vụ nuôi năm 2017 phân theo hình thức nuôi xen ghép 111 Bảng 2 33 Hiệu quả kinh tế vụ nuôi năm 2017 phân theo hình thức nuôi xen ghép 112 Bảng 2 34 Vốn đầu tư bình quân hộ và tỷ lệ hộ đi vay vốn 113 Bảng 2 35 Các khó khăn mà hộ nuôi tôm phải đối mặt 114 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1 1 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn 41 Hình 2 1 Cơ cấu diện tích NTTS theo vùng năm 2016 65 Hình 2 2 Cơ cấu sản lượng NTTS theo vùng năm 2016 66 Hình 2 3 Cơ cấu diện tích NTTS theo đối tượng nuôi năm 2016 68 Hình 2 6 Cơ cấu sản lượng NTTS 70 Hình 2 7 Cơ cấu DT NTTS theo tỉnh năm 2016 72 Hình 2 8 Cơ cấu DT nuôi cá theo tỉnh năm 2016 74 Hình 2 9 Cơ cấu DT nuôi tôm theo tỉnh năm 2016 75 Hình 2 10 Cơ cấu DT NTTS khác ngoài tôm cá theo tỉnh năm 2016 77 Hinh 2 11 Cơ cấu DT NTTS theo đối tượng nuôi của các tỉnh BTB năm 2016 79 Hình 2 12 Xếp hạng MTĐT NTTS không có nhân tố thống trị 87 Hình 2 13 Xếp hạng MTĐT theo 4 kịch bản 88 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chú thích BTB Bắc Trung Bộ BTB Bắc Trung Bộ Duyên Hải Miền Trung CPĐT Chi phí đầu tư ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐNB Đông Nam Bộ ĐVT Đơn vị tính GAP Good Agricultural Practices GTSX Giá trị sản xuất LN Lợi nhuận NTTS Nuôi trồng thủy sản NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn PMT Hiện giá thu nhập hằng năm PV Hiện giá QĐ Quy định QB Quảng Bình TTH Thừa Thiên Huế TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc TN Tây Nguyên UBND Ủy ban nhân dân ix BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đơn vị: Đại học Huế THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1 Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu thu hút đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh Bắc Trung Bộ - Mã số: B2016 - DHH - 12 - Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Toàn - Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế - Thời gian thực hiện: 2016 – 8 /2018 2 Mục tiêu: a Mục tiêu chu ng: Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư cho hoạt động NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ b Mục tiêu cụ thể Thực hiện đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: 1 Là m rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư phát triển NTTS trên thế giới và Việt Nam 2 Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu phát triển NTTS và hiệu quả đầu tư của các mô hình nuôi điển hình các tỉnh Bắc Trung Bộ 3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng thu hút đầu tư vào NTTS 4 Đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn để nâng cao khả năng thu hút đầu tư vào hoạt động NTTS các tỉnh BTB 3 Tính mới và sáng tạo: Hoạt động đầu tư đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong phát triển kinh tế xã hội Nông dân cần tiết kiệm để có thể đầu tư tuy nhiên không phải bất cứ hộ sản xuất nào cũng có thể tiết kiệm được vốn để tiến hành đầu tư, vì vậy với nguồn vốn hạn chế làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của ngành Để tránh được vòng luẩn quẩn của nghèo đói và phát triển bền vững theo chu kỳ “Tiết kiệm, đầu tư và phát triển” Trong thời gian qua, các tỉnh miền Trung đang được nhiều nhà kinh tế, nhà kỹ thuật, nông dân x và c ác cấp chính quyền quan tâm Tuy nhiên, hoạt động đầu tư vào NTTS phụ thuộc nhiều vào các nhân tố vĩ mô và vi mô liên quan đến địa phương và nguồn vốn dành cho hoạt động NTTS còn ở mức thấp Đánh giá về đầu tư của NTTS cho thấy nhu cầu vốn đầu tư NTTS chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn vì vậy các vấn đề qui hoạch nuôi, thu hút đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước sẽ góp phần nâng cao tỷ suất đầu tư và hiệu quả NTTS Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để phát triển kinh tế biển, thuỷ sản, nông l âm ngư kết hợp Phương pháp chung nhất áp dụng trong phân tích về môi trường đầu tư đó là gom các yếu tố thành phần thành 1 biến và chạy hồi qui để xác định mức độ tác động của từng yếu tố Nhưng bất lợi của việc phân tích chạy hồi qui không thể xác định được vị trí từng yếu tố thành phần Phương pháp phân tích nhân tố được áp dụng khi phân tích nhiều nhân tố nhưng điều kiện qui mô mẫu khảo sát lớn và thực hiện cho từng vùng Vì vậy, áp dụng phương pháp phân tích đa tiêu chí MCA là tương đối mới đối với ng hiên cứu môi trường đầu tư Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm đã được nhiều nghiên cứu tiến hành cả trong nước (Long (2016), Phúc & Hùng (2009), Thu & Xuân (2014)) và ngoài nước (Adeoye et al, (2012), Sara et al (2014)) Một số các nghiên cứu trong nước sử dụng bộ chỉ tiêu GO, VA, C, VA/IC, GO/TC, LN/TC để đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm Tuy nhiên, một số nghiên cứu nước ngoài như (Adeoye et al, (2012), Sara et al (2014)) đã sử dụng chỉ tiêu phân tích tài chính Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để tính cho 1 vụ nuôi và dùng các chỉ tiêu phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả đầu tư Nuôi tôm cần có chi phí đầu tư ban đầu lớn và cần thiết phải cải tạo ao sau một thời gian khai thác; vì vậy, nghiên cứu sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính giá trị hiện tại ròng (NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ tiêu lợi ích chi phí (B/C), lợi nhuận bình quân hàng năm (PMT), thời gian hoàn vốn (T) (Nguyệt, 2012) để đánh giá hiệu quả đầu tư nuôi tôm từ khi khai thác đến tại thời điểm nghiên cứu 4 Kết quả nghiên cứu: BTB mặc dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi NTTS do có số km bờ biển dài nhất và có vũng vịnh thuận lợi cho hoạt động NTTS nhưng lại là vùng có nhiều nhân tố cản trở thu hút đầu tư NTTS nhất Vì vậy có thể khẳng định rằng BTB chưa khai thác được tiềm năng vốn có của địa phương BTB hạn chế nhất là cơ sở hạ tầng kém phát triển bên cạnh xi đó hệ thống dịch vụ đầu vào đầu ra trong NTTS cũng hạn chế như hệ thống chợ, cửa hàng vật tư, dịch vụ tài chính và cơ hội liên kết trong sản xuất thấp Ngoài ra, để cải thiện MTĐT NTTS cần xây dựng cơ chế phòng chống thiên tai BTB gồm 7 tỉnh thành nên để cải thiện MTĐT thông qua chỉ số PCI khó hơn so với vùng ĐNB và ĐBSCL ĐBSCL được đánh giá là MTĐT N TTS tốt nhất và điểm số đánh giá MTĐT NTTS cao khác biệt so với 3 vùng ven biển Nhân tố cản trở nhất trong đầu tư NTTS của vùng ĐBSCL là qui mô và chất lượng lao động thấp hơn so với các vùng khác ĐBSCL cũng bị tác động lớn bởi thiên tai và biến đổi khí hậu nhưng thấp hơn BTB Vì vậy để tạo thuận lợi cho MTĐT NTTS vùng ĐBSCL cần phải đầu tư vào hệ thống giáo dục đặc biệt tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu NTTS hay các chương trình tập huấn nâng cao năng lực hộ sản xuất bằng cách cung cấp các kiến thức k hoa học kỹ thuật phát triển thủy sản, tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế hộ ĐBSH mặc dù có điều kiện NTTS thấp hơn nhiều so với BTB nhưng có qui mô nuôi lớn gần gấp ½ BTB, mặc dù đã tận dụng và khai thác được những điều kiện thuận lợi nhưng chất lượng đ iều hành kinh tế và quản lý của cơ quan chính quyền cấp tỉnh thuộc vùng ĐBSH cản trở đầu tư ĐNB là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhờ vào công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên với điều kiện tự nhiên có thể phát triển NTTS song song với các hoạt động n ông nghiệp khác 4 mô hình nuôi xen ghép cho thấy ưu điểm của các hình thức này như lợi nhuận cao và môi trường được bảo vệ cũng như rủi ro dịch bệnh thấp hơn so với hình thức nuôi chuyên tôm Đồng thời hình thức nuôi xen ghép chi phí bằng tiền không quá l ớn như hình thức nuôi chuyên tôm nên các hộ có nguồn tài chính hạn chế rất thích hợp với hình thức nuôi này Tuy nhiên đối với hình thức nuôi xen ghép người dân chỉ nuôi 1 vụ vì một vụ kéo dài từ 6 - 7 tháng trong khi đó một vụ nuôi chuyên tôm chỉ kéo dài từ 3 - 4 tháng Nên các hộ nuôi chuyên tôm 1 năm có thể nuôi 2 vụ, trong khi đó đối với hộ nuôi xen ghép chỉ nuôi 1 vụ chính và 1 vụ phụ nếu như mất mùa hoặc thả bổ sung qui mô nhỏ và năng suất thấp Ngược lại, các hộ nuôi chuyên tôm đặc biệt là nuôi thâm canh có chi phí đầu tư thức ăn lớn , đầu tư ao hồ hiện đại, chi phí đầu tư cao tuy nhiên đến vụ thu hoạch đạt được doanh thu lớn xii Nuôi tôm theo hình thức bán thâm canh kém hiệu quả hơn so với hình thức xen ghép thể hiện thông qua các chỉ tiêu lợi nhuận LN/GO v à LN/TC Vì vậy số hộ nuôi chuyên tôm theo hình thức bán thâm canh ngày càng giảm và đang chuyển dần sang nuôi xen ghép Hình thức nuôi chuyên tôm thâm canh tốt hơn so với hình thức nuôi xen ghép với qui mô lợi nhuận 1 vụ nuôi là 85,5 triệu đồng/ha, và cao hơn hình thức nuôi xen ghép của mô hình 4 (80,1 triệng đồng/ha) Các hộ nuôi thâm canh thường nuôi một năm 2 vụ nhưng các hộ nuôi xen ghép mỗi năm chỉ nuôi 1 vụ, vì vậy hiệu quả kinh tế của các hộ nuôi thâm canh cao hơn so với hình thức nuôi xen ghép 5 Sản phẩm: a Các bài báo khoa học: Có 2 bài báo được xuất bản: - Nguyễn Văn Toàn và Lê Nữ Minh Phương (2018), Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế phát triển , tập 127, số 5A, tra ng 39 - 51 - Lê Nữ Minh Phương, Trần Đoàn Thanh Thanh (2018), So sánh môi trường đầu tư NTTS vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung so với các vùng ven biển, Tạp chí Kinh tế dự báo, số 36 ( 12/2018 ) , trang 107 - 110 b Sách chuyên khảo Nguyễn Văn Toàn, Lê Nữ Minh Phương (Đồng chủ biên) (2018) Thu hút đầu tư và phát triển nuôi trổng thủy sản , Việt Nam , Nhà Xuất Bản xã hội c Hướng dẫn Học viên cao học và Cử nhân - Đã có 2 Học viên cao học: Lê Phương Thảo: Phân tích mối liên kết giữa cơ sở nuôi tôm và cơ sở chế biến tôm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quyết Định 539/QĐ - ĐHKT, Ngày 15 tháng 08 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Huế Hoàng Quang Huy : Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm huyện Quảng Đi ền Quyết Định số 705/QĐ – ĐHKT, Ngày 11 tháng 10 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học kinh tế Huế Đã có 3 sinh viên tốt nghiệp: xiii - Nguyễn Văn Phúc (K48D KHĐT) , (2017) Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Giáo viên hư ớng dẫn: Lê Nữ Minh Phương - Võ Thị Th ù y Trang (K47C KHĐT) , (2017) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Quảng Bình Giáo viên hướng dẫn: Lê Nữ Minh Phương - Trần Thị Mai Anh (k47KTNN), (2017) Hiệu quả nuôi cá nước ngọt huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình Giáo viên Hướng dẫn: Phạm Thị Thanh Xuân 6 Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được phát triển thành 2 bài báo và 1 sách chuyên khảo được xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín trong nước Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng chuyển tải các kết quả nghiên cứu của đề tài đến các b ên tham gia Các bài báo và sách chuyên khảo đã và được chia sẻ trên các cổng thông tin điện tử, các thư viện liên quan đến thu hút đầu tư nông nghiệp đặt biệt là NTTS Kết quả nghiên cứu của đề tài còn là nguồn tài liệu quan trọng có thể bổ sung làm tài l iệu tham khảo trong các đơn vị quản lý, thư viện tỉnh và các trường đại học trong lĩnh vực kinh tế Đề tài đã đào tạo được 2 thạc sĩ và 3 cử nhân, đây cũng là những sản phẩm quan trọng, góp phần nâng năng lực nghiên cứu đưa ra các bước công việc hoàn thi ện môi trường đầu tư NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ Các bài báo khoa học và sách chuyên khảo có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy chuyên ngành kinh tế tại các trường đại học, cao đẳng Ngày tháng năm Tổ chức chủ trì (ký, họ và tên, đóng dấu) Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) xiv INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1 General information: Study on attracting investment in development aquaculture at provinces in North Central Region Code number: B2016 - DHH - 12 Coordinator: Dr Nguyen Van Toan Implementing institution: University of Economics, Hue University Duration: from May /2016 to - May /2018 2 Objective(s): a General objective: T o study the situation of attracting investment and determine the investment efficiency so as to propose a system of solutions to raise the capacity of attracting investment in aquaculture in the North Central Region b Specific objectives I mplement this topic to achieve the following specific objectives: 1 Clarify the theoretical and practical basis for attracting investment and some experience in attracting investment for aquaculture in the World and in Vietnam 2 Research the situation of the attract ing investment in aquaculture at North Central Region and investment efficiency of the typical aquaculture models in the northern central provinces 3 Analyze all factors affecting the attracting investment in aquaculture in North Central Region 4 Propose practical solutions to improve the ability to attract investment in aquaculture in North Central Region 3 Creativeness and innovativeness Investment plays a particularly important role in socio - economic development Farmers need to save in order to invest, but not all farmers can save capital to invest, however farmers with limited capital caused the ov erall agricultural growth rate How to avoid the vicious circle of poverty “Saving, investment and development” that is needed to considered? In re cent years, North Central Region has applied many economic models combined many actors: economists, technicians, farmers and authorities However, xv investment in coastal economic models, particularly aquaculture, is highly dependent on locally relevant micr o and macro factors and the amount of capital available for aquaculture is limited low The assessment of aquaculture investment shows that the demand of aquaculture investment only accounts for a modest proportion, so the issues of aquaculture planning a nd investment attraction of domestic and foreign organizations that will contribute to the success of investment The state has issued many policies to develop the marine, fishery and agro - forestry economy The most common method used in the analysis of t he investment climate is to combine the elements into one variable and run regression to determine the level of impact of each factors However, the disadvantage of running regression is that can not determine the level of each component Exploratory Facto r Analysis is applied to analyze a wide range of factors, but the size of survey sample was not large and implemented for each region Therefore, applying the Multi - Criteria Analysis - MCA method is relatively new to investment climate Economic assessmen t of shrimp culture has been carried out in a nation (Long (2016), Phúc & Hùng (2009), Thu & Xuân (2014)) and abroad (Adeoye et al, (2012), Sara et al (2014)) A number of in - country studies use the GO, VA, C, VA/IC, GO/TC, LN/TC indicators to assess the e conomics of shrimp farming However, some foreign studies such as (Adeoye et al, (2012), Sara et al (2014)) have used financial analysis criteria This study uses the economic accounting method to account for one crop and uses financial analysis indicators to assess the effectiveness of the investment Shrimp farming requires a large initial investment and it is necessary to improve the pond after a period of exploitation; Therefore, the research uses these financial indicators: net present value (NPV), i nternal rate of return (IRR), cost - benefit ratio (B/C), profit margin PMT, payback period (T) (Nguyet, 2012) to evaluate the effectiveness of shrimp culture investment from the time of harvesting to the time of the study 4 Research results: xvi Although Nor th Central Region has favorable natural conditions for aquaculture due to having the longest coastline and lagoons favorable to aquaculture, is the area with the most o bstacles to aquaculture T herefore , it can be argued that North Central Region has not e xploited the inherent potential of the locality The most restrictive of North Central Region is underdeveloped infrastructure In addition, the system of input - output services in aquaculture is limited, such as the market system, materials stores, financi al services and associate opportunities in production low In addition, in order to improve the aquaculture environment, it is necessary to develop a disaster prevention mechanism North Central Region has seven provinces, so it is more difficult to improv e the investment climate via the PCI compared to the Mekong Delta and the Mekong Delta The Mekong Delta is the best aquaculture ecosystem and the assessment score of aquaculture is different from the three coastal areas The biggest obstacle in aquacultur e investment in the Mekong Delta is the size and quality of labor is lower than other regions The Mekong Delta is also highly impacted by natural disasters and climate change, but less so than by the North Central Region Therefore, to facilitate the aquaculture in the Mekong Delta, it is necessary to invest in the special education system , to organize intensive training courses on aquaculture , or training programs to improve the production capacity by providing scientific and technical knowledge on fi sheries, production organization and management of agricultural activities Although the aquaculture habitat in Red River Delta is much lower than that of North Central Region, Red River Delta has a large scale of more than ½ North Central Region, although it has exploited and exploited the favorable conditions but the quality of economic management and management of the fish hampers investment The quality of economic management and p rovincial authorities in the Red River Delta hamper investment South Eas t Region is a region with high economic growth rate thanks to industry and services, but it is natural that aquaculture can be developed in parallel with other agricultural activities T he four aqua - polyculture models have the advantages in terms of high p rofitability and environmental protection D isease risks are lower than those of shrimp culture At the xvii same time, the form of polyculture is not so big as in shrimp culture, so the households with limited financial resources are very suitable for this typ e of culture However, for polyculture, the farmers cultivate only one crop because it lasts 6 - 7 months, while the shrimp culture lasts only 3 - 4 months It is recommended that one - year shrimp raising households can raise 2 crops, while for polyculture hous eholds, only one main crop and one rice crop will be used if the crop is poor or small and low productivity In contrast, shrimp farming households, especially intensive farming, have a high feed conversion cost that is high in capital, but the value is la rge at the time of harvest so it is possible to invest more Semi - intensive shrimp farming is less effective than polyculture through LN/GO and LN/TC profitability indicators Therefore, the number of households specializing in semi - intensive shrimp is de creasing and is gradually moving to polyculture Shrimp culture is more intensive than intercropping with a profit of 85 5 million VND per ha, and higher than that of model 4 (80 1 million VND/ha) Households with intensive culture usually breed two crops a year, but the households pollinated only one crop per year, so the economic efficiency of intensive farming is higher than that of polyculture 5 Products a Journal papers: There was two articles published: - Nguyen Van Toan and Le Nu Minh Phuong (2018), Investment and investment efficiency in shrimp farming in Quang Dien district, Thua Thien Hue province, Hue University of Science Journal: Development Economics, Vol 127 No 5A , pp 39 - 51 - Le Nu Minh Phuong, Tran Doan Thanh Thanh (2018), Comparat ive Investment Environment for Aquaculture in the North Central and Central Coastal Areas, Journal of Economic Forecasting, No 36 (12/2018), pp 107 - 110 b Reference Book Nguyen Van Toan , Le Nu Minh Phuong (Co - authors) (2018), To attract investment in de velopment aquaculture at provinces in the North Central region, Vietnam , Social Publisher C Undergraduate and Graduate Student xviii There was two master students completed thesis: L e Phuo ng Th a o: Analyzing market linkages of shrimp aquaculture farmers and shrimp processors in Quang Binh Decision No 539/QĐ - ĐHKT, dated on 15 th , August, 2017 , of the Rector of Hue University of Economics Hoang Quang Huy: Investment and investment in shrimp farming in Quang Dien district Decision No 705 / QD - DHU, October 11, 2017 of the Rector of Hue University of Economics There was three undergraduate student s completed thesis with a participation and supervision in t his research project - Nguyen Van Phuc (K48D KHDT ) Situation of attracting investment capital into Thua Thien Hue industrial zone Supervisor : Le Nu Minh Phuong - V o Thi Thuy Trang (K47C KHDT ) Factors affecting investment attraction in Quang Binh Super visor : Le Nu Minh Phuong - Nguyen Thi Hien (2018 – K48KTNN) Supply Chain of Pepper Production in Vinh Thanh, Vinh Linh, Quang Tri Supervisor: Pham Thi Thanh Xuan 6 Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results: The research results developed into two articles and one monograph published This is an important reference source for the research results of the study to the participants Articles and monograph ha d be en shar ing on electronic portals and librar ies related to attract agricultural investment, especially aquaculture The results of the research are also important sources and can be add ed as reference materials in management units, provincial libraries and universities in the field of economics The subject has trained two masters and three bachelors, these are also important products contributing to improve the research capacity to work steps to improve aquaculture investment environment in the North Central provinces Sc ientific articles and monogr aph can be used as reference material for teaching economics at universities and colleges Date: 25 th August, 2018 Organization Project coordinator 1 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất của một quốc gia có xu hướng ngày càng giảm Với tốc độ gia tăng dân số, nhu cầu lương thực ngày càng tăng vì vậy áp lực về lương thực thực phẩm ngày càng lớn Đầu tư vào nông nghiệp là mộ t trong những cách hiệu quả nhất để giảm đói nghèo, thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp, tăng cường an ninh lương thực Thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp thấp hơn so với các lĩnh vực khác do đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp cần thời gian dài hơn để thu hồi vốn (Epaphara và Mwakalasya , 2017 ) vì vậy thu hút đầu tư vào nông nghiệp cần thiết được sự quan tâm của chính phủ Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc cho thấy đến năm 2050 dân số thế giới sẽ tăng từ 6,8 tỷ người lên 9,1 tỷ người, tăng 34% trong v òng 41 năm (FAO, 2009) FAO ước tính sản phẩm nông nghiệp cần tăng 70% so với cùng kỳ để nuôi sống dân số này Gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu đang dần thay đổi đối với sản phẩm có giá trị cao hơn và hàm lượng calo thấp và sử dụng sản phẩm thay thế cho nhu cầu thịt gia tăng (FAO, 2009) Mở rộng đầu tư trong nông nghiệp và đặc biệt nuôi trồng thủy sản (NTTS) đang gặp phải vấn đề thiếu vốn đầu tư vì vùng nông thôn có đặc điểm đói nghèo và năng suất lao động thấp Kinh t ế th ủ y s ả n đ ó ng g ó p 30 - 35% G DP trong kh ố i nông - lâm - n gư nghi ệ p, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 9 tỷ USD T ổ n g s ả n lư ợ n g th ủ y s ả n đ ạ t 6,5 - 7 tri ệ u t ấ n, trong đ ó nuôi tr ồ ng chi ế m 65 - 70% t ổ ng s ả n lư ợ ng (Quyết định 1690 Thủ tướng chính phủ) Hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng đặc biệt và đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nói chung và từng vùng, từng ngành sản xuất nói riêng Nông dân không thể tiết kiệm thì không thể đầu tư và bất kỳ hoạt động kinh tế nào thông qua những khoản tiết kiệm không bền vững Tiết kiệm không chỉ cần thiết để tăng vốn mà còn để bù đắp cho sự hao mòn mức vốn hiện tại Khả năng đầu tư của nông dân phụ t huộc vào khả năng tiết kiệm của họ Vì vậy, tăng cường tiết kiệm hộ nông dân sẽ thúc đẩy đầu tư, dẫn đến tăng đầu tư vào nông nghiệp Những nổ lực của người nông dân là tăng tiết kiệm và đầu tư nhằm thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói và phát triển bền 2 vững theo chu kỳ “Tiết kiệm, đầu tư và phát triển” Trong thời gian qua, các mô hình kinh tế ven biển miền Trung đang được nhiều nhà kinh tế, nhà kỹ thuật, nông dân và các cấp chính quyền quan tâm Tuy nhiên, hoạt động đầu tư vào các mô hình kinh tế ven b iển đặc biệt là NTTS phụ thuộc nhiều vào các nhân tố vĩ mô và vi mô liên quan đến địa phương và nguồn vốn dành cho hoạt động NTTS còn ở mức thấp Hội nghị trực tuyến giữa Bộ NN&PTNT với các địa phương năm 2014 đã chỉ ra vốn đầu tư cho ngành NTTS phải chiế m 20 - 30% tổng vốn đầu tư trong ngành nông nghiệp Hiện nay vốn đầu tư cho NTTS còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với vị trí của ngành này trong nền kinh tế Vì vậy, vấn đề qui hoạch vùng nuôi, thu hút đầu tư của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước sẽ góp phần nâng cao tỷ suất đầu tư và hiệu quả NTTS Xuất phát từ thực tế đó, trong những năm qua Nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách để phát triển kinh tế biển, thuỷ sản, nông lâm ngư kết hợp Quan điểm của nền kinh tế Việt Nam: (1) Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân d ân thành nghề cá hiện đại; (2) tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá, gắn với việc tổ chức lại sản xuất ngành thủy sản ở tất cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, cơ khí hậu cần dị ch vụ và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất ng uyên liệu đến chế biến tiêu thụ ; (3) nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng đồng ngư dân và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển thủ y sản; (4) phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát tr iển nguồn lợi và an sinh xã hội Theo quyết định số 1114/QĐ - TTg đã qui hoạch tổng thể phát triển dựa trên đặc điểm vùng và định hướng phát triển các lĩnh vực đến 2020, cả nước được phân thành 6 vùng Nghiên cứu chỉ tập trung vào Bắc Trung Bộ là vùng ven biển có bờ biển dài 700 km, m ặ c dù đã có qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng nhưng không có nhiều nghiên cứu tiến hành thực hiện trên phạm vi vùng mà chủ yếu nghiên cứu trên địa bàn một tỉnh 3 Nguyên nhân số lượng các nghiên cứu trên phạm vi vùng ít được thực hiện do hạn chế số l iệu thứ cấp, qui hoạch phát triển của từng tỉnh thành chưa tính đến liên kết phát triển vùng Mặc dù chính sách chính phủ được thực hiện trên phạm vi cả nước tuy nhiên dựa trên vị trí địa lý và lợi thế so sánh của mỗi vùng mà mức độ thu hút đầu tư NTTS mỗi vùng khác nhau Đ ầu tư vào phát triển các mô hình kinh tế, nhất là NTTS đang tiềm ẩn những rủi ro làm cho nhà đầu tư phải cẩn trọng hay chần chừ mặc dầu đầu tư này luôn luôn nuôi hy vọng sẽ có lợi nhuận rất cao Trường hợp sự cố môi trường Formosa năm 201 6 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế đất nước đặt biệt 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế Sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất NTTS và đời sống của người dân Bên cạnh đó, n hu cầu vay vốn của các hộ NTTS cao hơn tương đối so với ngành trồng trọt chăn nuôi, nhưng ít hộ có thể tiếp cận nguồn vốn vay chính thức từ phía ngân hàng, họ thường dùng các kênh tài chính khác có tỷ lệ lãi suất cao và mang tính ngắn hạn Vì vậy ngoài yếu tố rủi ro do dịch bệnh, thời tiết khí hậu, các hộ NTTS còn phải gánh thêm khoản chi phí tài chính cao Nên vấn đề cải tiến công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật càng khó khăn đối với hộ hay tổ chức kinh tế thiếu vốn Mặc dù tỷ lệ đầu tư của hoạt động NTTS được đánh giá là thấp nhưng đầu tư và thu hút đầu tư vào hoạt động này phải nhắm đến đầu tư phát triển bền vững Nghị định 67/TTg về một số chính sách đầu tư thuỷ sản, ngày 07/7/2014 Trong 5 năm trở lại đây, nhiều nguồn tài chính từ tư nhân, trong dân đã đầu tư nguồn tài chín h lớn đến hàng tỷ Đô la Mỹ vào sản xuất NTTS Việc có một cơ chế tài chính hay tín dụng hoặc chính sách thu hút đầu tư như thế nào cho hợp lý và phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế để phát huy tiềm năng vốn có vùng ven biển miền Trung đang đặt ra nhiều câu hỏi Từ đó, chúng tôi đề xuất nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thu hút đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản các tỉnh Bắc Trung Bộ ” 2 Mục tiêu nghiên cứu c ủa đề tài 2 1 Mục tiêu chung 4 Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư từ đó đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao khả năng thu hút đầu tư cho hoạt động NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ 2 2 Mục tiêu cụ thể Thực hiện đề tài này nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau: 1 Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư phát triển NTTS trên thế giới và Việt Nam 2 Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu phát triển NTTS và hiệu quả đầu tư củ a các mô hình nuôi điển hình các tỉnh Bắc Trung Bộ 3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thực tr ạng thu hút đầu tư vào NTTS 4 Đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn để nâng cao khả năng thu hút đầu tư vào hoạt động NTTS các tỉnh BTB 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3 1 Đối tượng nghiên cứu Với các mục tiêu nghiên cứu đã được xác đ ị nh, đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và thực tiễn của thu hút đầu tư phát triển NTTS ở các tỉnh Bắc Trung Bộ 3 2 Phạm vi nghiên cứu Vùng Bắc Trung Bộ là một trong năm vùng trọng điểm có hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản Các tỉnh Bắc Trung Bộ tập trung NTTS nước mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vùng Bắc Trung B ộ, sản lượng NTTS chủ yếu tập trung ở các tỉnh Nghệ An (40,4 ngàn tấn), Thanh Hóa (32,7 ngàn tấn), các tỉnh có sản lượng thấp hơn như: Hà Tĩnh (12,4 ngàn tấn), Quảng Bình (12,2 ngàn tấn), Thừa Thiên Huế (11,3 ngàn tấn) Thừa Thiên Huế có hệ thống đầm ph á ven biển lớn với diện tích gần 22 000 ha được xếp vào loại lớn của thế giới Hệ thồng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô chạy dọc suốt 5 huyện ven biển Thừa Thiên Huế, từ Phong Điền đến Phú Lộc, là một vùng đầm phá nước lợ với hệ sinh thái sông biển pho ng phú và đặc sắc là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nhiều loại thủy sinh phát triển, một lợi thế cho nghề NTTS Quy hoạch năm 2015 tổng diện tích qui hoạch đất mặt nước và diện tích ao nuôi là 3 066,8 ha 5 Quảng Bình có diện tích NTTS khá lớn với 5 c ửa sông Tổng diện tích 15 000 ha Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10 - 15 km dao động từ 8 - 30%o và độ pH từ 6,5 - 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nu ôi tôm cua (Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình) Diện tích nuôi trồng theo quy hoạch phát triển tổng thể năm 2015 của hoạt động NTTS là 6 250ha và 1 450 lồng với tổng sản lượng nước ngọt và nước lợ là 15 310 tấn Điều kiện tự nhiên của hai tỉnh Thừa T hiên Huế và Quảng Bình có nhiều ưu thế phát triển NTTS nhưng sản lượng thu được lại tập trung chủ yếu vào hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa Diện tích qui hoạch khai khác đối với hoạt động NTTS thấp tương ứng so với nguồn lực điều kiện tự nhiên của hai vùng N ên vấn đề thu hút đầu tư mở rộng diện tích nhưng phát triển bền vững là vấn đề tất yếu Vì vậy trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và giới hạn nguồn lực, đề tài sẽ lựa chọn 2 địa bàn nghiên cứu là Thừa Thiên Huế và Quảng Bình Theo mục tiêu NTTS năm 2015 của t ỉnh Thừa Thiên Huế cơ cấu sản lượng NTTS đạt 19 516 tấn, trong đó tôm chân trắng đạt 9 316 tấn, tôm sú đạt 2 700 tấn, các loại cua, cá nước lợ, nhuyễn thể, … Theo quyết định số 621/QĐ - UBND ngày 18/03/2011, đ ến năm 2020 sản lượng NTTS đạt 24 116 tấn trong đó tôm chân trắng và tôm sú chiếm 63% Theo báo cáo tình hình NTTS ở tỉnh Quảng Bình năm 2014 cho thấy sản lượng nuôi tôm chiếm tỷ lệ 40% trong tổng sản lượng NTTS Như vậy, tôm là thủy sản có tỷ trọng hàng hóa cao chiếm vị thế chủ đạo trong hoạt động NTTS ở hai tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế Vì thế tôm là thủy sản được lựa chọn làm đối tượng khảo sát của đề tài này Như vậy, trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và giới hạn về nguồn lực, đề tài sẽ lựa chọn nghiên cứu NTTS tôm tại 2 tỉnh Quảng Bình và Thừa Thi ên Huế NTTS dựa trên đặc điểm tự nhiên, nguồn lực địa phương cùng với năng lực của hộ NTTS mỗi địa phương có hình thức nuôi, loại thủy sản khác nhau Để đánh giá được hiệu quả của mô hình NTTS , nghiên cứu tiến hành khảo sát các hình thức nuôi điển hình củ a tỉnh Thừa Thiên Huế để làm cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư NTTS 4 Phương pháp n ghiên cứu 4 1 Cách tiếp cận và t rình tự nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài có thể tiếp cận dưới hai hướng (1) hộ nuôi thủy sản (2) chuỗi giá trị cung ứng thủy sản Trong chuỗi cung ứng sản phẩm và đặc biệt là sản 6 phẩm thủy sản , người nông dân trong chuỗi luôn là vị trí yếu thế nhất vì thế nghiên cứu chọn hướng tiếp cận hộ NTTS và đặc biệt là nuôi tôm Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng công tác thu hút đầu tư vào hoạt động NTTS, bao gồm nguồn vốn nước ngoài, ngân sách chính phủ và vốn từ dân Như vậy để thu hút được nguồn vốn đầu tư thì c ần thiết trả lời các câu hỏi sau: 1 Môi trường đầu tư của hoạt động NTTS có những khó khăn , thuận lợi nào? 2 Khả năng sinh lợi của nghề NTTS đặc biệt là tôm và những thuận lợi và khó khăn đối với nghề này ? 3 Giải pháp nào để thu hút đầu tư vào hoạt động NTTS và đặc biệt là tôm? Để trả lời câu hỏi đó nghiên cứu tiến hành trình tự từng bước như sau: Bước 1 : Nghiên cứu này sẽ đánh giá những yếu tố tác động đến môi trường đầu tư, những cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, và mức độ ảnh hưởng của các n hân tố đó đến thu hút đầu tư vào NTTS Bước 2 : Xem xét hiệu quả đầu tư NTTS và đặc biệt nuôi tôm Điều tra hộ nuôi tôm, phân tích hiệu quả đầu tư nuôi tôm thông qua phân tích chi phí đầu tư, chi phí hoạt động, doanh thu, lợi nhuận Hoạt động đầu tư NTTS được xem xét từ khi bắt đầu xây dựng ao nuôi đến khi hết giá trị sử dụng Như vậy quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động nuôi tôm được xem như đánh giá dự án đầu tư Tr ên 2 địa bàn khảo sát chọn mô hình nuôi điển hình để đánh giá so sánh hiệu quả của từng mô hình Kết quả của bước nghiên cứu này xếp hạng hiệu quả của từng mô hình nuôi Bước 3 : Từ kết quả nghiên cứu của bước 2, chọn mô hình NTTS hiệu quả nhất làm mô hình điển hình thu hút đầu tư Từ kết quả bước 2 kết hợp phân tích tổng quan môi trường đầu tư của bước 1, nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân nào làm hạn chế đầu tư cụ thể, từ đó đề xuất mô hình có phối hợp được nguồn vốn từ dân, tổ chức tài chính, quỹ hỗ trợ để th úc đẩy đầu tư Đề xuất định hướng lĩnh vực nào trong hoạt động NTTS nên ưu tiên thu hút đầu tư 4 2 Phương pháp thu thập số liệu a Thông tin và số liệu thứ cấp Nguồn thông tin số liệu thứ cấp được thu thập từ Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉ nh, Chi cục NTTS , trung tâm khuyến nông khuyến ngư và cục quản lý 7 nguồn lợi thủy sản tại hai tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và một số dự án đang hoạt động trong lĩnh vực này Thu thập các báo cáo khoa học có liên quan đến nghiên cứu, lựa chọn và phân tích các mô hình NTTS đặc biệt là nuôi tôm, các chính sách hỗ trợ khuyến khích đầu tư của chính phủ hiện tại, các báo cáo về kế hoạch qui hoạch tổng thể hoạt động NTTS phát triển bền vững Một số các báo cáo về tổng quan phát triển của địa bàn nghiên cứu như b áo cáo về kế hoạch hàng năm của tỉnh, huyện và các Sở, Ban ngành liên quan cũng được thu thập và nghiên cứu Đây là nguồn thông tin quan trọng để khái quát bối cảnh vùng nghiên cứu, thực trạng phát triển và môi trường đầu tư của hoạt động NTTS tại địa bàn nghiên cứu Niên giám thống kê cả nước đã có một số tiêu chí thống kê theo vùng nhưng không đầy đủ các tiêu chí như các chỉ tiêu trên phạm vi cả nước và tỉnh thành Nghiên cứu này nhằm đánh giá các nhân tố tác động MTĐT NTTS giữa các vùng vì vậy nghiên c ứu này phối hợp sử dụng số liệu từ các nguồn sau: - Niên giám thống kê cả nước năm 2016 - Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 - PCI các tỉnh năm 2016 (www pcivietnam org) - Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi r o thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu - Thông tin nông thôn Việt Nam Dựa trên các nhân tố tác động đến MTĐT NTTS kết hợp với số liệu từ các nguồn, nghiên cứu sử dụng các nhân tố cho từng tiêu chí như sau: Bảng 1 Các nhân tố tác động MTĐT NTTS Nhân tố Chỉ tiêu đo lường Nguồn số liệu Điều kiện NTTS - Số km bờ biển - Thông tin nông thôn Việt Nam Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - Tỷ lệ xã có điện - Đường (Tỷ lệ xã có đường ô tô từ UBND huyện đến UBND xã, thôn có đường xe ô tô đến trụ sở UBND xã) - % thôn có hệ thống loa truyền thanh - Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra năm 2016 8 - % xã đạt chuẩn nông thôn mới - % xã đạt tiêu chí về thủy lợi Cơ sở hạ tầng xã hội - Giáo dục (% xã có trường tiểu học, trung học cơ sở , trung học phổ thông) - % xã có nhà văn hóa - % xã có sân/khu thể thao - % xã có loa truyền thanh - % xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế - Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra năm 2016 Hệ thống hỗ trợ sản xuất - % xã có chợ - % xã có cửa hàng vật tư cho sản xuất và thu gom - % xã có ngân hàng, chi nhánh, quỹ tín dụng - % xã có tổ hợp tác - % xã có làng nghề - Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra năm 2016 Mức độ phụ thuộc vào NTTS - % hộ NTTS - % trang trại NTTS - Diện tích mặt nước NTTS - Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra năm 2016 - NGTK 2016 Qui mô và chất lượng nguồn nhân lực - % lao động ≥ 15 tuổi - % lao động từ ≥15 tuổi đã được đào tạo - NGTK 2016 Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - Điểm PCI bình quân - PCI 2016 Rủi ro thiên tai - Đánh giá tình trạng tổn thương do bão, lụt, nhiễm mặn, nước biển dân, hạn hán - Báo cáo về rủi ro thiên tai (P 151) Nguồn Tổng hợp của tác giả b Số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp được thu thập từ các mẫu đại diện của các mô hình nuôi tôm được lựa chọn nghiên cứu tương ứng với địa bàn Các thông tin chung về hộ sản xuất, thông tin về thực trạng đầu tư NTTS, những tồn tại khó khăn liên quan đến vấn đề nghiên cứu sẽ đượ c thu thập thông qua các phương pháp: p hương pháp phỏng vấn người am hiểu ( k ey i nformant i nterview), p hương pháp thảo luận nhóm tập trung ( f ocus g roup d iscussion) và phương pháp bảng câu hỏi điều tra ( q uestionnaires s urvey) + Phương pháp phỏng vấn người am hiểu: C ó 30 cuộc phỏng vấn người am hiểu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thực hiện trên mỗi tỉnh P hỏng vấn cấp tỉnh (03 cuộc phỏng vấn), cấp huyện (08 cuộc phỏng vấn), nhà khoa học (02 cuộc phỏng vấn), doanh nghiệp li ên quan (05 phỏng vấn), hộ sản xuất (07 cuộc phỏng vấn), tổ chức tài 9 chính (5 cuộc phỏng vấn) Vì vậy, t rên địa bàn 02 tỉnh sẽ có 60 cuộc phỏng vấn những người am hiểu + Phương pháp thảo luận nhóm: mỗi tỉnh sẽ có 04 cuộc thảo luận nhóm, gồm 01 cuộc cho c ác nhà quản lý nhà nước; 01 cuộc của các tổ chức tài chính; và 02 cuộc thảo luận nhóm cho nhóm hộ sản xuất Mỗi cuộc thảo luận nhóm sẽ bao gồm 8 – 10 người tham gia Nội dung thảo luận nhóm sẽ xoay quanh vấn đề thực trạng và các thách thức trong đầu tư NTT S đặc biệt là nuôi tôm, cách thức liên kết giữa hộ NTTS với các tổ chức tài chính để đầu tư vào mô hình nuôi hiệu quả + Phương pháp bảng câu hỏi điều tra: Để đảm bảo tính đại diện cho mẫu điều tra, phương pháp chọn mẫu quy luật số lớn và chọn mẫu ngẫu nhi ên được sử dụng trong nghiên cứu này Quy mô mẫu điều tra là 100 - 110 hộ nuôi tôm sẽ được thực hiện cho mỗi địa bàn lựa chọn Như vậy, tổng mẫu điều tra của nghiên cứu này là 2 1 0 hộ Các hộ sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên tại các vùng NTTS tập trung 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Bình Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi để thu hút đầu tư vì vậy nghiên cứu tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm ở 2 địa bàn tỉnh TTH và tỉnh Quàng Bình Hình thức nuôi ở tỉnh Quảng Bình chủ y ếu là hình thức nuôi thâm canh, trong khi đó ở tỉnh TTH do bị ảnh hưởng môi trường nên hình thức nuôi xen ghép đang được các hộ nuôi tỉnh TTH lựa chọn Vì vậy khảo sát 100 hộ nuôi chuyên tôm ở tỉnh Quảng Bình, và 50 hộ nuôi chuyên tôm tỉnh TTH và 60 hộ nuô i xen ghép cho 4 công thức nuôi Dựa báo cáo tổng kết NTTS tỉnh Quảng Bình về qui mô nuôi của các huyện và thành phố Đồng Hới, nghiên cứu lựa chọn 2 huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh mỗi huyện khảo sát 30 hộ và khảo sát 20 hộ nuôi tại thành phố Đồng Hới có diện tích nuôi trung bình và đang có xu hướng điều chỉnh giảm Để đánh giá hiệu quả và khó khăn trong hoạt động NTTS nghiên cứu tiến hành khảo sát cả 3 nhóm hộ có qui mô khác nhau: lớn, trung bình và nhỏ theo sự hướng dẫn của cán bộ xã khi lựa chọn hộ k hảo sát Trên địa bàn tỉnh TTH, nghiên cứu tiến hành khảo sát ở tại 2 huyện Phong Điền và huyện Phú Lộ c là 2 huyện có qui mô NTTS lớn và đặc biệt là nuôi tôm Dựa trên báo cáo 10 tổng quan về hoạt động NTTS và đặc biệt là nuôi tôm, nghiên cứu tiến hành khảo sát 2 hình thức nuôi (1) nuôi chuyên tôm (2) nuôi xen ghép Theo quyết định số 621/QĐ - UBND ngày 18/3/2011 , 3 huyện Phong Điền, Phú Vang, và Phú Lộc có diện tích nuôi thâm canh lần lượt là 899 ha, 116 ha và 50 ha , vì vậy nghiên cứu chọn 2 huyện Phú Lộc và huyện Phong Điền, mỗi huyện khảo sát 25 hộ bao gồm cả hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh Ngoài hình thức nuôi chuyên tôm, mô hình nuôi xen ghép đang ngày càng phát triển mạnh vì vậy nghiên cứu tiến hành khảo sát 60 hộ nuôi tôm xen ghép ở 2 địa bàn trên 4 3 Phương pháp phân tích số liệu a Hiệu quả nuôi tôm Đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm đã được nhiều nghiên cứu tiến hành cả trong nước (Long (2016), Phúc & Hùng (2009), Thu & Xuân (2014)) và ngoài nước (Adeoye et al, (2012), Sara et al (2014 )) Một số các nghiên cứu trong nước sử dụng bộ chỉ tiêu GO, VA, C, VA/IC, GO/TC, LN/TC để đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm Tuy nhiên, một số nghiên cứu nước ngoài như (Adeoye et al, (2012), Sara et al (2014)) đã sử dụng chỉ tiêu phân tích tài chính Ng hiên cứu này sử dụng phương pháp hạch toán kinh tế để tính cho 1 vụ nuôi và dùng các chỉ tiêu phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả đầu tư Hạch toán kinh tế Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ điều tra thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), tổng chi phí (TC), lợi nhuận (LN), tỷ suất LN/GO, tỷ suất LN/TC b Phân tích tài chính Nuôi tôm cần có chi phí đầu tư ban đầu lớn và cần thiết phải cải tạo ao sau một thời gian khai thác; vì vậy, n ghiên cứu sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính giá trị hiện tại ròng (NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ tiêu lợi ích chi phí (B/C), lợi nhuận bình quân hàng năm (PMT), thời gian hoàn vốn (T) (Nguyệt, 2012) để đánh giá hiệu quả đầu tư nuôi tôm từ khi khai thác đến tại thời điểm nghiên cứu Đối với một số trường hợp, do thời gian đầu tư khác nhau nên không thể sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư Vì vậy, nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu 11 lợi nhuận bình quân hàng năm để đánh giá lựa chọn hoạt động đầu tư hiệu quả Lợi nhuận bình quân hàng năm được tính theo công thức (1) PMT = NPV i ( 1 + i ) n ( 1 + i ) n − 1 ( 1 ) (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012) Cách bước tính toán Để đánh giá hiệu quả đầu tư nuôi tôm, nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu từ năm 2012 đến năm 2016 và không tiến hành thu thập thông tin về lợi nhuận từ hoạt động nuôi tôm trước năm 2012 vì người nuôi không thể nhớ đến các kết quả của các năm trước, cho nên nghiên cứu dự đoán thu nhập theo các bước sau: Bước 1 Lãi suất suất dùng để tính hiện giá (PV) các khoản thu nhập trong giai đoạn này là 10 % do một số hộ vay được vốn từ ngân hàng chính sách hoặc các quỹ tín dụng với lãi suất 6 – 8 %, một số hộ vay vố n ngân hàng thương mại với lãi suất 9,5 % và một số khác vay tín dụng ngoài ngân hàng với lãi suất 13 – 15% Thời gian bắt đầu đầu tư xây dựng ao nuôi của mỗi hộ khác nhau đối với hộ nuôi theo hình thức BTC đầu tư từ những năm 1997 – 2001, trong khi đó nuôi th eo hình thức TC xây dựng ao năm 2008, nghiên cứu tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính với thời gian theo từng ao nuôi Vì khác nhau về thời gian nuôi nên nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu PMT để đánh giá hiệu quả của hình thức BTC và TC Bước 2 Dựa trên số liệu lợi nhuận 5 năm 2012 – 2016, nghiên cứu tiến hành tính tổng hiện giá thu nhập của các hộ nuôi tại năm 2012 Sau đó tính hiện giá thu nhập của từng hộ nuôi hằng năm theo công thức (2) Thu nhập bình quân / năm = PV ( Tổng thu nhập ) × 0 , 1 ( 1 + 0 , 1 ) 5 ( 1 + 0 , 1 ) 5 − 1 ( 2 ) Bước 3 Trong giai đoạn 2012 – 2016, do ô nhiễm môi trường và dịch bệnh nên kết quả sản xuất thấp hơn giai đoạn trước Căn cứ vào số liệu thống kê sản lượng nuôi tôm của huyện Quảng Điền, nghiên cứu dùng hệ số 1,3 để điều chỉnh thu nhập bình quân các năm tr ước 2012 12 Bước 4 Dựa trên kết quả thu nhập bình quân hàng năm, nghiên cứu điều chỉnh kết quả thu nhập bình quân hàng năm bằng tỷ lệ lạm phát các hộ nuôi theo hình thức nuôi thâm canh, bắt đầu tư năm 2008 và các hộ nuôi BTC bắt đầu nuôi từ 1997, nên nghi ên cứu

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

TRỒNG THỦY SẢN 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP

1.1.1 Lý do đầu tư vào nông nghiệp

1.1.1.1 Sự cần thiết đầu tư vào nông nghiệp

Các quốc gia đang phát triển thực hiện quá trình giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực vì vậy giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng nông nghiệp cao Bằng chứng cho thấy rằng các lĩnh vực phục vụ nông nghiệp cũng có mối quan hệ tương quan thuận với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là hiệu quả sử dụng đất đai và năng suất lao động và tổng giá trị sản xuất Ngược lại, sự tồn tại của đói nghèo và an ninh lương thực thường gắn liền với nhau và phần lớn được qui cho tăng trưởng nông nghiệp thấp đi kèm với năng suất lao động thấp, hay năng suất đất đai và lao động thấp Kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy rằng sự tăng trưởng bền vững trong sản xuất nông nghiệp và năng suất là cần thiết để chuyển đổi từ sự trì trệ kinh tế dựa vào nông nghiệp sang tăng trưởng tổng thể

Theo ước tính mới nhất của Liên Hiệp Quốc cho thấy đến năm 2050 dân số thế giới sẽ tăng từ 6,8 tỷ người lên 9,1 tỷ người, tăng 34% trong vòng 41 năm tới FAO ước tính sản xuất nông nghiệp cần tăng 70% so với cùng kỳ để nuôi sống dân số này Gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu đang dần thay đổi đối với sản phẩm có giá trị cao hơn và hàm lượng calo thấp hơn và sản phẩm và sử dụng nhiều hơn sản phẩm thay thế cho nhu cầu thịt gia tăng (FAO, 2009)

Cũng theo FAO (2009) các khoản đầu tư cần thiết ở các nước đang phát triển tập trung vào mở rộng sản xuất nông nghiệp lớn hơn so với nhu cầu hiện tại Tuy nhiên việc mở rộng sản xuất nông nghiệp gặp phải vấn đề khó khăn là thiếu vốn đầu tư ở những khu vực đói nghèo và năng suất lao động thấp Kết quả nghiên cứu quá trình đầu tư dài hạn trong nông nghiệp từ năm 1970 cho thấy các quốc gia thực hiện tốt về giảm đói nghèo cũng như tỷ lệ đầu tư ròng cao hơn trên mỗi lao động nông nghiệp Trong suốt những

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ NÔNG NGHIỆP

1.1.1 Lý do đầu tư vào nông nghiệp

1.1.1.1 Sự cần thiết đầu tư vào nông nghiệp

Các quốc gia đang phát triển thực hiện quá trình giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực vì vậy giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng nông nghiệp cao Bằng chứng cho thấy rằng các lĩnh vực phục vụ nông nghiệp cũng có mối quan hệ tương quan thuận với phát triển nông nghiệp, đặc biệt là hiệu quả sử dụng đất đai và năng suất lao động và tổng giá trị sản xuất Ngược lại, sự tồn tại của đói nghèo và an ninh lương thực thường gắn liền với nhau và phần lớn được qui cho tăng trưởng nông nghiệp thấp đi kèm với năng suất lao động thấp, hay năng suất đất đai và lao động thấp Kinh nghiệm của các nước đang phát triển cho thấy rằng sự tăng trưởng bền vững trong sản xuất nông nghiệp và năng suất là cần thiết để chuyển đổi từ sự trì trệ kinh tế dựa vào nông nghiệp sang tăng trưởng tổng thể

Theo ước tính mới nhất của Liên Hiệp Quốc cho thấy đến năm 2050 dân số thế giới sẽ tăng từ 6,8 tỷ người lên 9,1 tỷ người, tăng 34% trong vòng 41 năm tới FAO ước tính sản xuất nông nghiệp cần tăng 70% so với cùng kỳ để nuôi sống dân số này Gia tăng sản lượng đáp ứng nhu cầu đang dần thay đổi đối với sản phẩm có giá trị cao hơn và hàm lượng calo thấp hơn và sản phẩm và sử dụng nhiều hơn sản phẩm thay thế cho nhu cầu thịt gia tăng (FAO, 2009)

Cũng theo FAO (2009) các khoản đầu tư cần thiết ở các nước đang phát triển tập trung vào mở rộng sản xuất nông nghiệp lớn hơn so với nhu cầu hiện tại Tuy nhiên việc mở rộng sản xuất nông nghiệp gặp phải vấn đề khó khăn là thiếu vốn đầu tư ở những khu vực đói nghèo và năng suất lao động thấp Kết quả nghiên cứu quá trình đầu tư dài hạn trong nông nghiệp từ năm 1970 cho thấy các quốc gia thực hiện tốt về giảm đói nghèo cũng như tỷ lệ đầu tư ròng cao hơn trên mỗi lao động nông nghiệp Trong suốt những

15 năm 1990, ở những nước có ít hơn 2,5% dân số suy dinh dưỡng, giá trị gia tăng cho mỗi công nhân cao hơn khoảng 20 lần so với nước có hơn 35% dân số bị suy dinh dưỡng Qúa trình xây dựng khung chính sách để thúc đẩy đầu tư đòi hỏi người làm chính sách phải hiểu được động lực đầu tư Các chính sách và biện pháp phù hợp phải được thiết kế để thúc đẩy và tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư Nghiên cứu này xác định các động lực đầu tư và sau đó phân tích chính sách hướng đến các động cơ đầu tư vào nông nghiệp

1.1.1.2 Đầu tư trong nông nghiệp để tăng sản xuất và tăng năng suất

Phát triển nông nghiệp phụ thuộc vào tăng trưởng đồng thời của sản xuất và năng suất ở cấp độ hộ sản xuất hay trang trại và các chuỗi giá trị liên kết Chuỗi giá trị bao gồm một loạt các hoạt động ở các qui mô nhỏ và lớn khác nhau liên quan đến cung cấp đầu vào hộ sản xuất, trang trại, chế biến, lưu trữ, phân phối, bán buôn, bán lẻ và xuất khẩu nông sản Vì vậy đầu tư vào nông nghiệp cần phải xem xét đầu tư ở cấp độ nào trong chuỗi giá trị hộ sản xuất, trang trại hay đầu tư ở giai đoạn nào trong chuỗi giá trị nông nghiệp

Tất cả các khoản đầu tư tác động tích cực đến sản xuất và tăng năng suất bắt đầu từ cấp độ hộ sản xuất/trang trại Nghèo đói và mất an ninh lương thực được giải thích một phần do thiếu lương thực, chủ yếu do năng suất nông nghiệp thấp Năng suất nông nghiệp thấp thể hiện thông qua năng suất lao động và đất đai thấp Đất đai là tài sản không sản xuất, được cung cấp cố định, lao động và vốn biến đổi Lực lượng lao động hoặc lượng thời gian làm việc có thể thay đổi tùy thuộc vào dân số hoặc sở thích của người lao động Ở mức độ tổng hợp, nông nghiệp là sự kết hợp bởi đất và vốn lưu động Sự kết hợp này là điển hình của nông nghiệp năng suất thấp trong đó có sự giới hạn qui mô đất, giới hạn nguồn lực tự nhiên và lực lượng lao động Đối với toàn bộ nền kinh tế, tăng diện tích đất nông nghiệp bị giới hạn bởi nguồn lực, đặc biệt khi các mối quan tâm về môi trường được lồng ghép vào hoạt động kinh tế Ngược lại các ngành khác như công nghiệp và dịch vụ các yếu tố tự nhiên, đất đai, môi trường không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển

Theo lý thuyết kinh tế, khi đất đai cố định, năng suất tăng làm suy giảm chất lượng của đất và làm đất mất khả năng sinh sản do các dưỡng chất của đất bị giảm đi do khai

16 thác quá nhiều Thực tế năng suất nông nghiệp tăng chỉ thay đổi nếu có cơ chế bù đắp thông qua cải tạo đất, bón phân Nguyên nhân nông nghiệp kém phát triển do cơ chế bù đắp thấp dẫn đến năng suất thấp Vì vậy để tăng năng suất nông nghiệp cần thiết phải đầu tư một lượng vốn nhất định nhằm tăng cường năng suất của đất đai, bên cạnh đó áp dụng công nghệ mới và nâng cao nhận thức, trình độ của người lao động

Lao động nông nghiệp thuần túy là chi phí của con người dùng trong hoạt động nông nghiệp Giới hạn tự nhiên của lao động thô sơ của con người cũng có thể xem như giới hạn của công cụ và dụng cụ Tuy nhiên lao động nông nghiệp không chỉ đơn thuần là sử dụng lực lượng thể chất mà còn sử dụng kiến thức và kỹ năng để đối phó với những biến động của thời tiết khí hậu, dịch bệnh Công cụ, dụng cụ, kỹ năng và kiến thức là tất cả các yếu tố sản xuất tạo thành một hình thức góp vốn giúp nâng cao năng suất lao động

Có thể nói vốn và công nghệ khác nhau, tuy nhiên khó có thể tách biệt vốn và công nghệ Ngoài ra lý do cơ bản nhất cho việc sử dụng công nghệ kết hợp với vốn là tăng thêm lao động và việc sử dụng phối hợp giữa vốn, lao động và công nghệ làm tăng thêm chi phí vốn trên đất Ở các nước kinh tế đang phát triển, kỹ năng và kiến thức hạn chế, công cụ thô sơ, công nghệ kém dẫn đến năng suất nông nghiệp thấp và năng suất lao động nông nghiệp giảm Đây là tình trạng lao động nông nghiệp tăng nhưng vốn sản xuất thiếu Sự kết hợp giữa lao động thô, đất đai, lao động có kỹ năng cao là cơ sở ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp Năng suất nông nghiệp hiện đại là kết quả của tăng cường lao động vốn và vốn bằng tiền

Trong nền nông nghiệp kém phát triển, độ phì nhiêu của đất giảm không bù được bằng việc cải tạo đất, phân bón và hóa chất, lực lượng lao động không được trang bị kỹ năng, kiến thức, công cụ và dụng cụ hiện đại nên năng suất lao động và năng suất đất đai thấp Năng suất lao động giảm vì hộ gia đình có lao động tăng thêm trong nông nghiệp kết hợp với diện tích đất cố định làm giảm năng suất lao động hay làm giảm lợi nhuận trong nông nghiệp Suy giảm về độ ẩm và độ phì nhiều của đất do suy thoái môi trường và sự suy giảm chất lượng dinh dưỡng từ canh tác nhiều lần cũng khiến năng suất giảm

Năng suất lao động giảm do tăng lao động cơ học, giảm độ phì nhiêu, chất lượng môi trường kém tuy nhiên năng suất lao động có thể tăng nếu áp dụng các kỹ thuật hiện đại vào nông nghiệp, áp dụng công nghệ tương thích với trình độ kỹ thuật, tích hợp công nghệ cải tạo đất và nâng cao chất lượng tài sản tự nhiên (chất lượng đất, chất lượng nước) Sự hình thành vốn trong nông nghiệp đảo ngược quá trình giảm năng suất lao động và đất đai

Tầm quan trọng của hình thành vốn trong nông nghiệp là bằng chứng đầu tư vào máy móc thiết bị và cho phép người nông dân làm việc trên những vùng đất lớn và tận dụng các hình thức vốn khác Đầu tư vào máy móc thiết bị làm tăng năng suất lao động Tầm quan trọng của việc hình thành vốn trong nông nghiệp cho tăng trưởng là điều hiển nhiên từ việc đầu tư máy móc và thiết bị cho phép người nông dân làm việc trên những vùng đất lớn hơn và tận dụng các hình thức vốn khác, như chăn nuôi Việc đầu tư vào máy móc và thiết bị làm tăng lao động, để hiệu quả hơn và bù đắp những ảnh hưởng của lợi nhuận giảm dần Nếu đất đai và các yếu tố đầu vào khác được cố định, đầu vào tăng thêm đất sẽ phản ánh ảnh hưởng của khấu hao đất và giảm thu nhập bằng cách tăng năng suất Tầm quan trọng của việc hình thành vốn cho nông nghiệp được thể hiện khi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp (cơ sở giáo dục, vận chuyển, sản xuất phân bón và thuốc trừ sâu) thành công trong việc nâng cao năng suất nông nghiệp

1.1.2 Những lý luận về đầu tư và đầu tư nông nghiệp

1.1.2.1 Một số khái niệm về đầu tư và đầu tư nông nghiệp Đầu tư là một hoạt động kinh tế, là một bộ phận của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng tiềm lực của nền kinh tế nói chung của từng doanh nghiệp nói riêng Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Nông dân, doanh nghiệp và chính phủ đầu tư nhằm mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp trong tương lai Đầu tư được hiểu theo nghĩa chung là tích lũy vốn và tạo ra lợi nhuận theo thời gian Theo lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Harrod & Domar trước

1970 (1946) cho rằng đầu tư là sự thay đổi về vốn cổ phần, vốn cố định được sử dụng vào

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1.2.1 Khái niệm nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thuỷ sản là hình thức tổ chức sản xuất với mục đích chủ yếu là sản xuất sản phẩm thuỷ sản hàng hoá để bán ra thị trường, có sự tập trung mặt nước - tư liệu sản xuất chính ở một địa bàn nhất định Theo định nghĩa của FAO thì NTTS là các hoạt động canh tác trên đối tượng sinh vật thuỷ sinh như nhuyễn thể, giáp xác, thực vật thuỷ sinh Quá trình này bắt đầu từ thả giống, chăm sóc nuôi lớn cho tới khi thu hoạch xong Có thể nuôi từng cá thể hay cả quần thể với nhiều hình thức nuôi theo các mức độ thâm canh khác nhau như quảng canh, bán thâm canh và thâm canh

Phát triển NTTS có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng bằng cách mở rộng diện tích đất đai, mặt nước, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thuỷ sản thấp kém, sử dụng những kỹ thuật sản xuất giống giản đơn, kết quả nuôi trồng thuỷ sản đạt được chủ yếu nhờ vào độ phì nhiêu đất

43 đai, thuỷ vực và sự thuận lợi của các điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất thấp Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu là tăng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản dựa trên cơ sở đầu tư thêm vốn, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với mỗi hình thức nuôi Như vậy phát triển nuôi trồng theo chiều sâu là làm tăng sản lượng và hiệu quả nuôi trồng thuỷ sản trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm vốn, kỹ thuật và lao động

Phát triển NTTS bao gồm sự gia tăng về quy mô diện tích, năng suất và sản lượng nuôi trồng, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu giá trị sản phẩm và chủng loại thuỷ sản nuôi trồng theo hướng hiệu quả và bền vững Do đó, khi đánh giá sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản cần xem xét kết quả tạo ra của quá trình sản xuất như quy mô diện tích nuôi trồng, sản lượng, giá trị sản xuất, phân tích sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ của các yếu tố đó theo thời gian, đồng thời đánh giá chất lượng tăng trưởng bằng các hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Mặt khác, phát triển nuôi trồng thuỷ sản phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung chủ yếu là phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, quản lý nuôi trồng thuỷ sản, phương thức khai thác và sử dụng các yếu tố nguồn lực, tổ chức các hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nuôi trồng thuỷ sản (VASEP, 2018)

1.2.2 Điều kiện tự nhiên gắn với hoạt động nuôi trồng thủy sản

Nước ta có nhiều sông, hồ, đầm, phá, kênh rạch chi chit và thêm bờ biển dài với vùng biển dồi dào nguồn lợi, lẽ nào người dân không thân thuộc với nghề NTTS Diện tích đất liền của Việt Nam là gần 330 000 km 2 và khoảng 10 triệu ha diện tích đất ngập nước Nếu quy diện tích này thành một hòn đảo hình tròn, thì chu vi - hay tổng chiều dài bờ biển - của hòn đảo ấy sẽ là khoảng 2.000 km Chiều dài đó mới bằng chưa đầy hai phần ba chiều dài bờ biển 3.260 km của Việt Nam So với các vùng lãnh thổ, trung bình cứ 100 km2 diện tích đất liền lại có 1km chiều dài bờ biển - đây là một tỉ lệ bờ biển tuy chưa phải là bậc nhất, nhưng cũng vào loại rất cao trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có biển Đây chính là tiềm năng lớn cho phát triển nghề NTTS Nghề NTTS ở nước ta không dừng lại ở những ao tôm, ao cá hay ruộng lúa nuôi kết hợp, mà còn tiến đến làm chủ các công nghệ nuôi trên biển như công nghệ nuôi hải sản trên biển đang là tiềm năng to lớn cho nghề NTTS ở Việt Nam

1.2.3 Các lĩnh vực và đối tượng nuôi trồng ven biển

1.2.3.1 Nuôi thủy sản nước lợ

Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sản trong vùng nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa Đối tượng nuôi chủ yếu các loài tôm: Tôm sú (P monodon), tôm he (Penaeus merguiensis), tôm bạc thẻ (P indicus), tôm nương (P orientalis), tôm rảo (Metapenaeus ensis), tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei), tôm rằn (P semisulcatus) và một số loài cá như cá vược (chẽm), cá dìa - cá nâu, cá mú (song), cá kình, cá đối…

Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ (nuôi tôm trong điều kiện gần như tự nhhiên, không sử dụng hoá chất, kháng sinh, chất kích thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở đồng bằng sông Cửu Long

1.2.3.2 Nuôi, trồng động, thực vật nước mặn

Nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi biển)

Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thuỷ sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều Đối tượng nuôi chính là tôm, tôm hùm, cá biển (cá mú, cá giò, cá hồng, cá cam…), nhuyễn thể như nghêu, sò huyết, ốc hương, trai ngọc…

Trồng rong câu, rong sụn

Những tỉnh trồng rong câu chủ yếu ở Hải Phòng, TTH và Bến Tre Rong sụn là loài mới được nhập và trồng có kết quả, đang được nhân rộng ở nhiều địa phương ở miền Trung và Nam Bộ

Nhìn chung, với những nỗ lực trong việc mở rộng diện tích NTTS; ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống; chú trọng những đối tượng nuôi thế mạnh của từng vùng; áp dụng phương thức nuôi tiên tiến, đem lại hiệu quả cao, nhất là áp dụng công nghệ nuôi công nghiệp chu trình khép kín, ít thay nước đối với đối tượng tôm sú; phát triển các khu NTTS công nghệ cao, v.v… hoạt động nuôi, trồng các loài động, thực vật thuỷ sinh đã thu được kết quả vượt bậc, tỷ lệ sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản đã tăng từ 29,16% năm 2001 đến 35,08% năm 2003

1.2.4 Một số khó khăn và thách thức trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở nước ta

- Nghề nuôi thuỷ sản ở nước ta có từ lâu đời nhưng nuôi theo hình thức quảng canh là chủ yếu nên năng suất thấp còn chưa đạt tiêu chuẩn cao và an toàn sinh học, cũng như an toàn thực phẩm tốt

- Nghề NTTS còn gặp phải nhiều bệnh rất nan giải và không có khả năng khắc phục được như các bệnh Hội chứng đốm trắng ở tôm sú (WSSV), Hội chứng đầu vàng (Taura) ở tôm thẻ chân trắng, bệnh virút thần kinh ở các mú (VNN) và bệnh sữa ở tôm hùm đã gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng của nhân và doanh nghiệp trong cả nước… Nuôi tôm cũng đang gặp phải những thách thức và khó khăn như vấn đề thức ăn, môi trường nuôi bị ô nhiễm

- Sự yếu kém trong công tác kiểm soát chất lượng môi trường và quản lý những ảnh hưởng của nghề nuôi thuỷ sản thâm canh đến môi trường Chất lượng môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất bừa bãi và đánh bắt không hợp lý

- Nhiều đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế nội địa vẫn chưa được nghiên cứu để phát triển đưa vào nuôi trồng có hiệu quả

- Việc tồn đọng các hóa chất hay các vật liệu của chiến tranh, cũng như sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng không tốt đến các nguồn nước nuôi trồng, gây nên chất sự mất cân bằng hay không an toàn sinh học cho hệ thống NTTS Những tác hại này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề NTTS ở nước ta Cụ thể các khó khăn sau: a Giá thức ăn cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát chặt chẽ

Chi phí thức ăn trong giá thành sản phẩm NTTS chiếm tỷ lệ từ 50 - 70% Do vậy, giá thức ăn cao trong nước và trong khu vực đã tác động bất lợi cho việc phát triển NTTS ở nước ta trong những năm qua

CÁC NHÂN TỐ THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

MTĐT của một vùng, một đất nước hay MTĐT của một lĩnh vực nào đó tùy thuộc vào nhiều nhân tố Hầu hết các nghiên cứu đều nhắm đến MTĐT của một quốc gia (Erdal

48 và Tatoglu (2002), Escribano và cộng sự (2005)), một địa phương (Giao và cộng sự

(2015), Toàn (2010)), nghiên cứu này khác với các nghiên cứu trước là phạm vi nghiên cứu các các tỉnh ven biển và chỉ nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến MTĐT NTTS

Theo Ngân hàng thế giới (2004) vai trò của chính phủ trong việc tạo ra một MTĐT tốt bao gồm: (1) Đảm bảo tính ổn định và an ninh, bao gồm việc bảo vệ quyền đối với đất đai và tài sản khác, thực thi hợp đồng và giảm tội phạm (2) Cải thiện các qui định về thuế đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (3) Cung cấp cơ sở hạ tầng và các định chế tài chính tốt (4) Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động bằng cách bồi dưỡng lực lượng lao động có tay nghề, xây dựng qui chế lao động linh hoạt và công bằng MTĐT của một nước sẽ khác với MTĐT của một vùng và một lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực NTTS

Phát triển nông nghiệp phụ thuộc vào tăng trưởng đồng thời của sản xuất và năng suất ở cấp độ hộ sản xuất/trang trại và các chuỗi liên kết Tất cả các nhà đầu tư nông nghiệp gồm hộ sản xuất/trang trại, doanh nghiệp ở bất kỳ qui mô nào cũng quan tâm đến MTĐT Đối với ngành nông nghiệp, ngoài đánh giá hiệu quả kinh tế từ hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư, hộ sản xuất đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư để đánh giá vị thế MTĐT trong mối quan hệ tương quan với các nội dung sau:

1.3.1 Điều kiện tổng thể hoạt động NTTS Đất đai là tài sản không sản xuất, được cung cấp cố định, vốn và lao động biến đổi Đối với toàn bộ nền kinh tế, có ít khả năng để tăng diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt khi có mối quan tâm về môi trường được lồng ghép vào hoạt động kinh tế Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được, ruộng đất bị giới hạn về diện tích và con người không thể tăng thêm theo quan điểm chủ quan, vì vậy sức tăng ruộng đất là có giới hạn Tương tự như vậy, diện tích NTTS cũng tùy thuộc vào vị trí địa lý của mỗi vùng, chính vì thế sử dụng và khai thác hợp lý hạn chế khai thác quá mức và tránh ô nhiễm môi trường là biện pháp để tăng hiệu quả NTTS

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mang tính vùng như điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, vì vậy sản phẩm nông nghiệp của mỗi vùng khác nhau rõ rệt Ngược lại các ngành khác như công nghiệp và dịch vụ, các yếu tố tự nhiên, đất đai, môi trường không phải là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển Nền nông nghiệp kém phát triển, độ phì nhiêu của đất giảm phải đi kèm với việc cải tạo đất phối hợp với

49 phân bón và hóa chất đồng thời lực lượng lao động được trang bị kỹ năng kiến thức công cụ dụng cụ hiện đại để tăng năng suất

Theo FAO (2012) năng suất nông nghiệp và giảm nghèo có mối quan hệ dương với mức đầu tư công vào nông nghiệp Cơ sở hạ tầng ở các nước đang và kém phát triển ảnh hưởng đến năng suất và khả năng cạnh tranh Cơ sở hạ tầng là nhân tố bổ sung vào giá trị đầu vào trong sản xuất và tăng năng suất vì thế tăng lợi nhuận (Aschauer, 1989) MTĐT thuận lợi phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn Hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, cấp điện, vệ sinh, lưu trữ và các thiết bị viễn thông Ưu tiêu đầu tư công phụ thuộc vào điều kiện của từng địa phương, tuy nhiên đầu tư xây dựng hệ thống đường bộ thường được tập trung đầu tư cao (Mogues, 2011) Mogues (2011) cũng khẳng định rằng trong tất cả các hình thức đầu tư công, đầu tư vào đường bộ mang đến lợi ích cao nhất Ở Bangladesh, các làng có cơ sở hạ tầng tốt có tỷ lệ đầu tư ở cấp độ nông hộ/trang trại cao hơn các làng có cơ sở hạ tầng kém (Ahmed & Hossain, 1990) Sản phẩm thủy sản cần tươi sống khi đến nơi sản xuất và tiêu thụ vì vậy hệ thống đường giao thông tốt sẽ ảnh hưởng chất lượng sản phẩm cũng như tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư NTTS vào địa phương hay vùng đó Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, MTĐT còn chịu ảnh hưởng bởi cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống giáo dục, y tế, dịch vụ công cộng khác Những tiêu chí khác như giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa … ảnh hưởng đến điểm đến quyết định đầu tư

1.3.3 Hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất

Chợ địa phương, cơ sở chế biến quy mô nhỏ, đường trung chuyển địa phương là chìa khóa để phát triển sản xuất hàng hóa ở nông thôn (Bond và cộng sự, 2012) Chợ địa phương, mạng lưới cửa hàng cung cấp giống, nguyên liệu, vật tư và thu mua sản phẩm thủy sản, tổ hợp tác ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp của vùng Xã, huyện, tỉnh và vùng có nhiều tổ hợp tác hay làng nghề thành lập, minh chứng sự liên kết trong sản xuất, sản xuất hàng hóa qui mô lớn, phát triển kỹ thuật công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ ổn định

Các áp lực và cơ hội thị trường hình thành nên quyết định đầu tư, đầu tư tư nhân bị ảnh hưởng lớn bởi chính sách của chính phủ Để tăng năng lực của các doanh nghiệp, hộ sản xuất/trang trại cần thúc đẩy quyền sở hữu đất, sở hữu tài sản Những yếu tố quan

50 trọng thúc đẩy đầu tư gồm tiêu chuẩn, qui định, dịch vụ liên quan đến sản xuất, nghiên cứu, phát triển và các dịch vụ tài chính Để thu hút đầu tư cần tạo một MTĐT thuận lợi với các dịch vụ hỗ trợ có sẵn phục vụ nhà đầu tư tiềm năng đảm bảo cường độ và hiệu quả chung trong liên kết sản xuất kinh doanh trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

1.3.4 Mức độ phụ thuộc của người dân vào hoạt động NTTS

Yếu tố ảnh hưởng quyết định thu hút đầu tư bao gồm qui mô thị trường và mức tăng trưởng thị trường Tỷ lệ lớn các nông hộ/trang trại sản xuất một sản phẩm nông nghiệp minh chứng hiệu quả kinh tế của sản phẩm và ảnh hưởng đến qui mô sản xuất hàng hóa trên thị trường vì vậy sẽ thu hút các nông hộ/trang trại tiếp tục hoặc bắt đầu sản xuất ra nông sản đó hoặc thu hút các dịch vụ hỗ trợ đầu vào và đầu ra Nâng cao năng suất trong nông nghiệp bằng cách nâng cao mức đầu tư cho ngành nông nghiệp

1.3.5 Qui mô và chất lượng nguồn nhân lực

Lao động nông nghiệp thuần túy là chi phí của con người vào hoạt động nông nghiệp Giới hạn tự nhiên của lao động thô sơ của con người cũng có thể xem như giới hạn của công cụ và dụng cụ Tuy nhiên lao động nông nghiệp không chỉ đơn thuần là sử dụng sức người mà còn sử dụng kiến thức và kỹ năng để đối phó với những biến động của thời tiết, khí hậu và dịch bệnh Công cụ, dụng cụ, kỹ năng và kiến thức là tất cả những yếu tố tạo thành hình thức góp vốn giúp nâng cao năng suất lao động Ở các nước kinh tế đang phát triển, kỹ năng và kiến thức hạn chế, công cụ thô sơ, công nghệ kém dẫn đến năng suất nông nghiệp thấp và năng suất lao động nông nghiệp giảm Mehdi (2011) nghiên cứu lao động nông nghiệp ở Iran khẳng định hệ số vốn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có tác động dương đến giá trị gia tăng nông nghiệp và bằng 0,17%, có nghĩa rằng mức tăng phần trăm mỗi năm lao động được đào tạo gia tăng tăng ảnh hưởng tăng giá trị gia tăng nông nghiệp là 0,17% Năng suất lao động nông nghiệp giảm do tăng lao động cơ học, giảm độ phì nhiêu của đất, chất lượng môi trường kém tuy nhiên năng suất lao động có thể tăng nếu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật

MTĐT của một địa phương được đo lường đánh giá thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được các nhà đầu tư quan tâm và là cơ sở để đánh giá chất lượng điều hành kinh tế và quản lý của cơ quan chính quyền cấp tỉnh Theo VCCI (2015) khẳng định yếu tố địa lý không phải là nhân tố quyết định tới các khác biệt về điểm số PCI và

51 thứ hạng của các tỉnh Các nhà đầu tư tiềm năng và nhà đầu tư hiện tại sẽ quan tâm đến chỉ số PCI để vận hành doanh nghiệp và là cơ sở để cân nhắc quyết định đầu tư

Mặc dù chính phủ đã nỗ lực thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nhưng do những yếu tố rủi ro vốn có trong nông nghiệp thường ngăn cản các tổ chức tài chính cho vay Trồng trọt, chăn nuôi hay NTTS đều phát triển theo qui luật sinh học và rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến quá trình phát triển của các loài thủy sản và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất Những rủi ro sản xuất liên quan đến mối nguy hiểm tự nhiên, hạn chế về quyền sở hữu tài sản thế chấp, giá trị tài sản thế chấp quá thấp và sự biến động giá cả nông sản (IFAD (2009) Để tránh được rủi ro thiên tai, bảo hiểm nông nghiệp phát triển là cơ chế bổ sung khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro trong quá trình sản xuất và thúc đẩy đầu tư.

CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tư

-Vốn đầu tư thực hiện

-Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện so với đăng kí (%) = Vốn thực hiện

-Tỉ lệ dự án thực hiện so với đăng kí (%) = Dự án thực hiện

-Vốn đầu tư bình quân của một dự án = Tổng số vốn đầu tư

Ngoài ra, cơ cấu vốn đầu tư theo loại hình doanh nghiệp, ngành kinh tế, đối tác đầu tư cũng cần được xem xét và đánh giá

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển ngành thủy sản

Phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu theo chuỗi thời gian là cơ sở để làm rõ xu hướng phát triển của ngành NTTS BTB giai đoạn 2010 - 2016

- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân/năm: Chỉ tiêu này cho thấy biểu hiện chung nhất lượng tăng (giảm) tuyệt đối tính bình quân cho cả một giai đoạn nghiên cứu nào đó, theo công thức:

∆𝑡̅: Lượng tăng giảm tuyệt đối bình quân hàng năm

𝑄 𝑛 : Giá trị năm cuối trong giai đoạn nghiên cứu

𝑄 1 : Giá trị năm đầu trong giai đoạn nghiên cứu

- Tốc độ phát triển bình quân/năm: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ phát triển trung bình trong cả giai đoạn nghiên cứu nào đó, được tính theo công thức:

𝑡̅: Tốc độ phát triển bình quân/năm

𝑄 𝑛 : Giá trị năm cuối trong giai đoạn nghiên cứu

𝑄 1 : Giá trị năm đầu trong giai đoạn nghiên cứu

1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả nuôi tôm

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm của các hộ điều tra thông qua các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), tổng chi phí (TC), lợi nhuận (LN), tỷ suất LN/GO, tỷ suất LN/TC

Nuôi tôm cần có chi phí đầu tư ban đầu lớn và cần thiết phải cải tạo ao sau một thời gian khai thác; vì vậy, nghiên cứu sử dụng hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính giá trị hiện tại ròng (NPV), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR), chỉ tiêu lợi ích chi phí (B/C), lợi nhuận bình quân hàng năm (PMT), thời gian hoàn vốn (T) (Escribano và cộng sự, 2005) để đánh giá hiệu quả đầu tư nuôi tôm từ khi khai thác đến tại thời điểm nghiên cứu

1.4.4 Các nhân tố ảnh hưởng thu hút đầu tư NTTS

- Điều kiện tổng thể hoạt động NTTS

- Hệ thống dịch vụ hỗ trợ sản xuất

- Mức độ phụ thuộc của người dân vào hoạt động NTTS

- Qui mô và chất lượng nguồn nhân lực

CƠ SỞ THỰC TIỄN THU HÚT ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1.5.1 Tình hình đầu tư NTTS

Theo thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, những năm gần đây, nguồn vốn đầu tư cho thủy sản có tăng nhưng chưa tương xứng với sự phát triển của ngành Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung vào hạng mục mang tính chất đầu mối, hạ tầng về NTTS Để ngành thủy sản phát triển, ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cần kêu gọi đầu tư từ các nguồn vốn FDI, ODA và các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước

Môi trường đầu tư thu hút vào NTTS còn rất hạn chế, nguyên nhân rủi ro trong đầu tư NTTS cao và các chính sách ưu đãi chưa hấp dẫn là nguyên nhân khiến doanh nghiệp trong và ngoài nước chưa có động lực đầu tư vào ngành thủy sản Tuy nhiên, đầu tư thủy sản chỉ tập trung vào những khâu đem lại hiệu quả cao như thương mại thủy sản, thức ăn thủy sản Tuy nhiên vốn đầu tư vào ngành thủy sản vẫn cần tập trung vào đầu tư công

1.5.1.1 Đầu tư công vào NTTS

Thực tế, những năm qua, không chỉ vốn FDI vào thủy sản èo uột, mà vốn ngân sách nhà nước đầu tư vào ngành này cũng rất ít ỏi Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, năm 2010, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành thủy sản chỉ đạt 132,7 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu (Ánh Tuyết, 2010) Trong khi đó, vốn FDI đổ vào lĩnh vực này chiếm chưa tới 1% tổng vốn FDI của cả nước Mười năm qua, rất nhiều dự án, chương trình phát triển thủy sản đã được đưa ra, song không thể triển khai do thiếu vốn

Ngành thủy sản định hướng sẽ thay đổi cơ cấu đầu tư theo hướng tập trung ưu tiên vốn cho hạ tầng thủy sản, dịch vụ hậu cần, các vùng nuôi tập trung, trung tâm giống … theo định hướng tập trung sản xuất thâm canh, áp dụng công nghệ cao, liên kết và tổ chức theo chuỗi sản phẩm Theo đó, đầu tư cho khai thác hải sản tăng từ 27,88% lên khoảng 32%, NTTS giữ mức 25,49%, cơ khí dịch vụ hậu cần tăng từ 16,18% lên 23%

Thực hiện tái cơ cấu đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chuyển dần việc cung cấp một số dịch vụ công sang cho tư nhân và các tổ chức xã hội thực hiện Rà soát, phân loại

54 các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn vốn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án; chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải; loại bỏ các dự án treo, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên Kiện toàn hệ thống tổ chức của ngành đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất, nhanh nhạy, thông suốt, chủ động, hiệu lực và hiệu quả Xây dựng đội ngũ công chức hành chính, viên chức sự nghiệp, chuyên gia giỏi về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế …

1.5.1.2 Doanh nghiệp đầu tư vào NTTS a) Những kết quả chủ yếu

- Về gia tăng số lượng doanh nghiệp nông nghiệp: Thời gian gần đây, ngành nông nghiệp thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong nước quan tâm tìm hiểu và đã đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt là các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Trong giai đoạn 2005 - 2016 số lượng các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực nông lâm thủy sản tăng từ 2.217 doanh nghiệp lên 4.400 doanh nghiệp, bình quân tăng 6,4%/năm Năm 2017, có 1.955 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong lĩnh vực nông nghiệp, đưa số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đạt trên 5.661 doanh nghiệp Tính đến Quý II/2018 có khoảng 7.600 doanh nghiệp nông nghiệp; nếu tính cả doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và doanh nghiệp thương mại hàng lương thực thực phẩm, số lượng đã tăng từ 12.113 doanh nghiệp năm 2005 lên 42.000 doanh nghiệp

Bên cạnh sự tăng lên của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp, một số doanh nghiệp tập đoàn lớn ngoài lĩnh vực nông lâm thủy sản cũng đẩy mạnh đầu tư vào nông nghiệp, như tập đoàn Vingroup, MaSan, Himlam, Viettel, FLC, Hoàng Anh Gia Lai, Pan group… Những đơn vị này cũng áp dụng nhiều quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng công nghệ mới và đã cho những kết quả ban đầu khá tốt Với các dự án đầu tư bài bản, các doanh nghiệp đã bước đầu tạo được hiệu ứng lan tỏa, thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, thắp lửa tinh thần khởi nghiệp cho nông dân trở thành doanh nhân trên chính mảnh đất của họ

- Về quy mô vốn và hiệu quả đầu tư: Trong vòng 10 năm (2005-2015), tổng vốn đầu tư vào khu vực nông nghiệp của doanh nghiệp tăng gấp 4 lần (từ mức 44.273,1 tỷ đồng lên mức 231.334 tỷ đồng) Quy mô vốn bình quân trong các doanh nghiệp nông nghiệp

55 trong nước năm 2016 là 35,8 tỷ đồng/doanh nghiệp (vốn bình quân doanh nghiệp cả nước là 72,82 tỷ đồng/doanh nghiệp) Nếu tính riêng doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản là hơn 73,1 tỷ đồng/doanh nghiệp, cao hơn bình quân cả nước và gấp gần 3 lần so với năm 2005

Mặc dù là ngành chịu nhiều rủi ro về thời tiết, biến đổi khí hậu và thị trường, nhưng các doanh nghiệp nông nghiệp vẫn cho hiệu quả ổn định và có phẩn cao hơn so với các doanh nghiệp khác Tính toán cho cả giai đoạn đủ dài 2007 - 2015, hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA), được tính bằng lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản của doanh nghiệp nông nghiệp luôn đạt trên 10% so với mức 3,4% của các doanh nghiệp nói chung Bên cạnh đó, hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE - được tính bằng lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông nghiệp) đạt bình quân trên 15% trong cả giai đoạn 2007 - 2015, mức cao nhất trong tất cả các ngành Điều này cũng cho thấy nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều tiềm năng và có nhiều doanh nghiệp hoạt động tốt (Phạm Thị Thanh Hằng, 2017)

- Về sử dụng lao động: Sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp có vai trò quan trọng và đóng góp nhiều trong việc thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội Tổng số lao động thường xuyên hiện đang làm việc trong các doanh nghiệp nông nghiệp năm 2017 là hơn 300 nghìn người (chiếm 2,3% tổng số lao động trong khu vực doanh nghiệp cả nước) (Lê Thị Trang, 2019) Bình quân mỗi doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng hơn 30 lao động/doanh nghiệp, cao hơn so với số lao động bình quân trong doanh nghiệp chung cả nước (28 lao động/doanh nghiệp) b) Những tồn tại, hạn chế

- Mặc dù số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng lên nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng trên 1%) trong tổng số các doanh nghiệp của cả nước Nếu tính thêm cả doanh nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và doanh nghiệp thương mại các mặt hàng lương thực thực phẩm, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 8% trong tổng số doanh nghiệp cả nước Bên cạnh đó, có tới trên 95% số doanh nghiệp nông nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang là thách thức lớn trong nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

- Trình độ áp dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp nông nghiệp còn thấp Theo báo cáo của VCCI, có tới 75% doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đang sử dụng máy móc hết khấu hao Các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ vẫn loay hoay không thể thoát ra được những máy móc có công nghệ lạc hậu 2 - 3 thế hệ

- Hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp nông nghiệp chưa cao Theo Tổng cục Thống kê, doanh thu bình quân người lao động trong doanh nghiệp nông nghiệp bằng khoảng 1/5 so với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác

ĐẶC ĐIỂM CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

2.1.1 Điều kiện tự nhiên a Địa hình

Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã, diện tích 51513km2, bao gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, TTH)

Nằm giữa hay vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Trung, phía Tây giáp Lào, phía Đông hướng ra biển Đông Vị trí của vùng giống như cầu nối giữa Bắc và Nam của đất nước, giữa Lào với biển Đông

Nằm trên trục giao thông xuyên Việt (quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất) có nhiều tuyến đường ngang Đông – Tây từ cảng biển đến nước bạn Lào như đường số 7, số

8, số 9 Vị trí thuận lợi giao lưu giữa các địa phương trong nước và quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào

Phía Tây là vùng núi và gò đồi thuộc dải Trường Sơn Bắc, tiếp đến là dải đồng bằng nhỏ hẹp ở giữa và cuối cùng dải cát, cồn cát ven biển Lãnh thổ hẹp ngang, địa hình bị chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ngang ra biển

Khó khăn: Địa hình phức tạp bị chia cắt, hẹp ngang, kéo dài Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi, sườn Đông hướng ra biển có độ dốc lớn Đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt Sông suối dốc, chảy xiết thường gây lũ lụt b Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới giá mùa ẩm nhưng khắc nghiệt nhất so với các vùng trong nước, mùa đông ít lạnh mưa nhiều, mùa hạ khô nóng, lắm thiên tai như bão, lũ lụt, gió phơn Tây Nam, hạn hán Gió mùa thổi theo hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên toàn khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh kèm theo mưa Đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa Đông vùng Bắc Bộ Đến mùa Hè không còn hơi nước từ

62 biển vào nhưng có thêm gió mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng, vào thời điểm này nhiệt độ ngày có thể lên tới trên 40 0 C, trong khi đó độ ẩm không khí lại rất thấp Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không cùng xảy ra vào một thời kỳ trong năm của hai vùng khí hậu Bắc Bộ và Nam Bộ

Thừa Thiên - Huế là một trong các tỉnh có lượng mưa nhiều nhất ở Việt Nam với lượng mưa trung bình năm vượt trên 2.600mm, có nơi lên đến 4.000mm Có các trung tâm mưa lớn như khu vực Tây A Lưới - Động Ngại (độ cao 1.774m) có lượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 5.000mm, khu vực Nam Đông - Bạch Mã - Phú Lộc có lượng mưa trung bình năm từ 3.400 - 5.000mm Đồng bằng duyên hải Thừa Thiên - Huế có lượng mưa ít nhất, nhưng trung bình năm cũng từ 2.700 - 2.900mm

Hàng năm có từ 200 - 220 ngày mưa ở các vùng núi, 150 - 170 ngày mưa ở khu vực đồng bằng duyên hải Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày mưa Những đợt mưa kéo dài nhiều ngày trên diện rộng thường gây ra lũ lụt lớn Địa hình phía Tây từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế bao gồm các dãy núi cao Các dòng sông ở đây có dòng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển thường có lòng sông hẹp, độ dốc lớn, diện tích lưu vực nhỏ nên với lượng mưa tương đối lớn trút xuống sẽ sinh ra lũ, lên nhanh và gây lụt lội cho các khu vực đồng bằng thấp phía Đông Với lượng mưa chiếm 68 - 75% lượng mưa trong năm, sẽ phát sinh lũ lụt lớn và gây thiệt hại sản xuất, tài sản, tính mạng cư dân, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái Ngược lại, trong mùa ít mưa thì nước lại không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của một số địa phương trong vùng Mùa mưa lũ ở Bắc Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 c Tài nguyên Đất có 3 loại chính: đất pheralit ở miền núi, đất phù sa bồi tụ ven sông, đất cát ven biển có giá trị sản xuất kém Vùng biển có bờ biển dài 700km với 23 cửa sông trong đó một số cửa công lớn đã xây dựng cảng, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đầm phá để NTTS

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình dân số, lao động

Bắc Trung Bộ là địa bàn cư trú của 25 dân tộc, người Kinh sống chủ yếu ở đồng bằng ven biển, còn vùng núi gò đồi phía Tây là địa bàn cư trú của dân tộc ít người chủ yếu là Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều, …

Bảng 2.1 Một số tiêu chí về dân cư, xã hội năm 2016

Tiêu chí Đơn vị Bắc Trung Bộ Cả nước

Mật độ dân số Người/km 2 207 280

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 0,65 1,07

Thu nhập bình quân đầu người/tháng 1000 đồng 3.049 2.432

Tỷ lệ người từ 15 tuổi biết chữ % 95,4 95

Tuổi thọ trung bình Năm 72,8 73,4

Nguồn Niên giám thống kê cả nước Đời sống dân cư nhất là vùng cao, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn, một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội thì Bắc Trung Bộ vẫn là vùng khó khăn của cả nước Tuy nhiên đây là vùng dân cư có trình độ học vấn tương đối khá, người dân có truyền thống cần cù, dũng cảm giàu nghị lực đấu tranh với thiên nhiên Bắc Trung Bộ là địa bàn có nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa và di sản thế giới

2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế a Công nghiệp

Bắc Trung Bộ có nhiều khoáng sản quý, đặc biệt là đá vôi nên có điều kiện phát triển ngành khai thác khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng, đây là ngành quan trọng nhất của vùng Ngoài ra vùng còn có các ngành khác như chế biến gỗ, cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm phân bố không đồng đều Các trung tâm có nhiều ngành công nghiệp: Thanh Hóa, Vinh, Huế với quy mô vừa và nhỏ Cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết bị, nhiên liệu cũng đang được cải thiện Cung ứng được nhiên liệu, năng lượng Hiện nay Thanh Hóa là tỉnh có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất vùng b Nông nghiệp

Có nhiều thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc: số lượng trâu có (750 nghìn con chiếm 1/4 cả nước) Đàn bò (1,1 triệu con chiếm 1/5 đàn bò cả nước) Vùng này còn thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp lâu năm, đã hình thành các khu chuyên canh cây công nghiệp như: mía (Thanh Hóa), chè (Nghệ An), cao su (Quảng Bình), hồ tiêu (Quảng Bình) thái bình

Vùng đồng bằng hẹp ven biển:

Trừ đồng bằng Thanh Hóa có diện tích sản xuất và sản lượng lương thực lớn nhất miền Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ, thổ nhưỡng của các tỉnh còn lại chủ yếu là đất feralit và đất pha cát, không phù hợp trồng cây lúa mà thích hợp với các cây công nghiệp hàng năm: thuốc lá, lạc Đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp và thâm canh lúa Lương thực đầu người còn thấp: 348 kg/ người c Dịch vụ

TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

2.2.1 Nuôi trồng thủy sản trong mối tương quan cả nước

2.2.1.1 Biến động diện tích NTTS Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2016

Số liệu bảng 2.2 cho thấy biến động diện tích mặt nước NTTS Bắc Trung Bộ so với cả nước Giai đoạn 2010 - 2016 diện tích NTTS BTB có xu hướng tăng qua các năm; bình quân mỗi năm tăng khoảng 970 ha với tốc độ tăng bình quân là 1,71%/năm, cao hơn bình quân chung của cả nước (0,31%) và đứng thứ hai cả nước sau vùng trung du và miền núi phía Bắc (2,13%) Xét cơ cấu diện tích theo vùng; số liệu bảng 2.2 và hình 2.1 cho thấy ĐBSCL luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước qua các năm trong giai đoạn 2010

- 2016 Cụ thể, năm 2016 ĐBSCL chiếm 71,97%; tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng 11,93%; vùng Bắc Trung Bộ là thứ 3 chiếm 5,59%

Tuy nhiên, trên thực tế diện tích có thể phát triển NTTS của các tỉnh BTB là rất lớn với 163.896 ha trong đó NTTS nước ngọt chiếm khoảng 70% Điều này có nghĩa các tỉnh BTB có tiềm năng diện tích NTTS lớn, diện tích mặt nước đã đưa vào sử dụng hiện nay chỉ chiếm khoảng 37% tổng diện tích có thể phát triển NTTS của các tỉnh BTB Vì vậy, việc quy hoạch tổng thể phát triển NTTS và có kế hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên mặt nước NTTS nhằm phát huy tiềm năng của các tỉnh là rất quan trọng

Bảng 2.2 Biến động diện tích NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ so với cả nước

NƯỚC Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi phía Bắc

Bộ Đồng bằng sông Cửu Long

Lượng tăng giảm bq/năm 3,27 0,57 0,92 0,97 0,13 0,13 -4,28 4,83

Tốc độ PT bq/năm 0,31 0,45 2,13 1,71 0,51 1,00 -10,82 0,64

(Nguồn: Tính toán từ NGTK cả nước và các Tỉnh Bắc Trung Bộ 2016)

Hình 2.1 Cơ cấu diện tích NTTS theo vùng năm 2016

2.2.1.2 Biến động sản lượng NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2016

Tương tự như biến động diện tích; sản lượng NTTS của các tỉnh Bắc Trung Bộ cũng có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ phát triển bình quân/năm là 6,74% cao hơn bình quân chung của cả nước (4,93%).

Bảng 2.3 Biến động sản lượng NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ so với cả nước

NƯỚC Đồng bằng sông Hồng

Trung du và miền núi phía Bắc

Bộ Đồng bằng sông Cửu Long

Tốc độ PT bình quân GĐ 2010

(Nguồn: Tính toán từ NGTK cả nước và các Tỉnh Bắc Trung Bộ 2016)

Hình 2.2 Cơ cấu sản lượng NTTS theo vùng năm 2016

Xét cơ cấu sản lượng theo vùng; số liệu bảng 2.3 và hình 2.2 cho thấy ĐBSCL luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất cả nước qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2016 Cụ thể, năm

2016 ĐBSCL chiếm 69,67%; tiếp đến là Đồng bằng Sông Hồng 16,87%; các tỉnh Bắc Trung Bộ là thứ 3 chiếm 3,94%; thấp nhất là Tây Nguyên 0,92% Tuy nhiên, nếu so sánh giữa các vùng ta thấy mặc dù tốc độ tăng diện tích của các tỉnh BTB là lớn hơn các vùng Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên nhưng tốc độ tăng sản lượng lại thấp hơn, điều này cho thấy việc phát triển NTTS BTB vẫn còn theo chiều rộng, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhờ mở rộng diện tích mặt nước và năng suất NTTS của vùng Bắc Trung Bộ còn thấp; điều này sẽ được làm rõ hơn khi chúng ta xem xét biến động diện tích, năng suất và sản lượng theo đối tượng nuôi trồng của các tỉnh Bắc Trung Bộ so với cả nước

2.2.1.3 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng theo đối tượng NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2016

Bảng 2.4 Biến động diện tích NTTS theo đối tượng nuôi BTB so với cả nước

Chỉ tiêu Cả Trong đó Bắc

Nước Cá Tôm Khác Cá Tôm Khác

(Nguồn: Tính toán từ NGTK cả nước và các Tỉnh Bắc Trung Bộ 2016)

Giai đoạn 2010 - 2016 diện tích các loại thủy sản nuôi trồng BTB có xu hướng tăng qua các năm; trong đó diện tích nuôi cá bình quân mỗi năm tăng khoảng 780 ha (chiếm đến 80,41% diện tích NTTS tăng bình quân mỗi năm của toàn các tỉnh BTB) tương ứng

68 với tốc độ tăng 1,94%/năm cao hơn bình quân chung của cả nước (diện tích nuôi cá của cả nước có xu hướng giảm với tốc độ giảm bình quân mỗi năm là 0,42%) Diện tích nuôi tôm các tỉnh BTB chỉ tăng bình quân mỗi năm 30 ha tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 0,25%/năm, trong khi đó cả nước lại tăng cao hơn với tốc độ phát triển bình quân là 1,01%/năm tương ứng tăng 6680 ha/năm Diện tích NTTS khác tăng bình quân mỗi năm

160 ha tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 4,82%/năm ngược lại cả nước lại giảm với tốc độ 3,08%/năm

Hình 2.3 Cơ cấu diện tích NTTS theo đối tượng nuôi năm 2016

Xét cơ cấu diện tích theo đối tượng nuôi; số liệu bảng 2.4 và hình 2.3 cho thấy trong phạm vi cả nước thì diện tích nuôi tôm chiếm tỷ trọng lớn qua các năm Cụ thể, năm

2016 tỷ trọng diện tích nuôi tôm của cả nước chiếm 63,87%; nuôi cá chiếm 30,68%; còn lại là NTTS khác chiếm 5,46% Ngược lại, các tỉnh Bắc Trung Bộ lại có tỷ trọng diện tích nuôi cá lớn, năm 2016 tỷ lệ này là 71,83%; nuôi tôm chỉ 21,73%; NTTS khác 6,44% Điều này cho thấy xu hướng chuyển dịch diện tích NTTS theo đối tượng nuôi của các tỉnh Bắc Trung Bộ ngược lại với cả nước

Tương tự như biến động diện tích, số liệu bảng 2.5 cho thấy sản lượng nuôi trồng thủy sản cá, tôm và các đối tượng khác của các tỉnh BTB trong giai đoạn 2010 - 2016 đều có xu hướng tăng lên qua các năm Cụ thể, sản lượng nuôi cá BTB bình quân mỗi năm tăng khoảng 4213,17 tấn tương ứng với tốc độ tăng 5,45%/năm, cao hơn tốc độ tăng của cả nước (3,45%/năm) Sản lượng nuôi tôm BTB tăng bình quân mỗi năm 1142,50 tấn tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 5,15%/năm thấp thua bình quân chung của cả nước (6,69%) Sản lượng NTTS khác tăng bình quân mỗi năm 2394,00 tấn tương ứng với Đồ thị 3 Cơ cấu DT NTTS theo đối tượng nuôi năm 2016

69 tốc độ tăng bình quân là 15,76%/năm cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước (14,61%/năm)

Bảng 2.5 Biến động sản lượng NTTS theo đối tượng nuôi BTB so với cả nước

Chỉ tiêu Cả Trong đó Bắc

Nước Cá Tôm Khác Cá Tôm Khác

(Nguồn: Tính toán từ NGTK cả nước và các tỉnh Bắc Trung Bộ 2016)

Xét cơ cấu sản lượng theo đối tượng nuôi ta thấy, mặc dù diện tích nuôi cá của cả nước thấp thua diện tích nuôi tôm nhưng do năng suất nuôi cá lớn nên tổng sản lượng cá chiếm tỷ trọng lớn qua các năm Đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ thì sản lượng nuôi cá chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng NTTS của toàn vùng Cụ thể, năm 2016 tỷ trọng sản lượng tôm của cả nước chiếm 18,21%; nuôi cá chiếm 70,76%; còn lại là NTTS khác chiếm 11,03% Đối với các tỉnh BTB thì tỷ trọng sản lượng nuôi cá chiếm đến 64,54%; nuôi tôm chiếm 18,35 %; NTTS khác 17,11% (hình 2.6) Đồ thị 4 Cơ cấu SL NTTS theo đối tượng nuôi năm 2016

Hình 2.6 Cơ cấu sản lượng NTTS

Số liệu bảng 2.6 cho thấy, trong giai đoạn 2010 - 2016 năng suất NTTS bình quân chung các tỉnh BTB có xu hướng tăng lên và dao động trong khoảng 1,79 tấn/ha (năm

2010) đến 2,38 tấn/ha (năm 2016) tuy nhiên so với bình quân chung cả nước là 2,59 tấn/ha đến 3,4 tấn/ha thì năng suất NTTS của BTB là thấp hơn Xét theo đối tượng nuôi; năng suất nuôi cá cả nước gấp hơn 3,7 lần BTB nhưng ngược lại năng suất nuôi tôm BTB lại gấp hơn 2 lần bình quân chung cả nước; năng suất NTTS khác của các tỉnh BTB không có sự chênh lệch lớn

Bảng 2.6 Biến động năng suất NTTS theo đối tượng nuôi BTB so với cả nước

NTTS cả nước với BTB (Lần)

(Nguồn: Tính toán từ NGTK cả nước và các Tỉnh Bắc Trung Bộ 2016)

2.2.2 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng NTTS của các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2010 - 2016

2.2.2.1 Biến động diện tích, năng suất, sản lượng NTTS chung của các tỉnh Bắc Trung Bộ

Số liệu bảng 2.7 cho thấy biến động diện tích NTTS của các tỉnh Bắc Trung Bộ Nhìn chung diện tích NTTS của tất cả các tỉnh đều có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn

2010 - 2015 nhưng năm 2016 thì có giảm so với năm 2015 Nguyên nhân chính là do vấn đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và thiên tai, trong điều kiện đầu tư vào nông nghiệp nói chung và NTTS có độ rủi ro cao, nhất là đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ, nơi thường xảy ra bão lụt, hạn hán; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, xa các trung tâm kinh tế; tính năng động chưa cao thể hiện qua chỉ số năng lực cạnh tranh của các tỉnh trong vùng còn thấp (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh PCI có trọng số của các Tỉnh BTB năm 2016 là Nghệ An 21 (63,52 điểm); Thanh Hóa 28 (62,46 điểm); TTH 29 (62,37 điểm); Hà Tĩnh 33 (61,99 điểm); Quảng Bình 45 (60,84 điểm); Quảng Trị 54 (59,25 điểm) [4]

Hình 2.7 Cơ cấu DT NTTS theo tỉnh năm 2016

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Hoạt động NTTS phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, theo kết quả của bảng 2.13, BTB có bờ biển dài nhất và thuận lợi trong NTTS, tiếp theo đó là ĐBSCL BTB có chiều dài bờ biển hơn 1000km có ưu thế NTTS do có nhiều vũng, vịnh, đầm phá cửa sông ven biển Mặc dù ĐBSCL có số km bờ biển thấp hơn so với BTB nhưng NTTS của Việt Nam chủ yếu được thực hiện ở ĐBSCL với diện tích NTTS lớn ĐBSH và ĐNB có số km bờ biển gần tương đương nhau nên điểm likert của 2 vùng này đều là 1 điểm

Bảng 2.13 Điều kiện tự nhiên NTTS

Tiêu chí ĐBSH BTB ĐNB ĐBSCL

Số km bờ biển (km) 400 1000 350 732

% số km bờ biển 16,12 40,29 14,10 29,49 Điểm likert 1 4 1 3

(Nguồn: Thu thập và tính toán của tác giả) 2.3.1.2 Cơ sở hạ tầng

Tiêu chí cấu thành cơ sở hạ tầng kỹ thuật gồm điện, đường, hệ thống loa truyền thanh, nông thôn mới, thủy lợi, kết quả tính toán bảng 2.14 cho thấy ĐNB có cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt nhất, tiếp sau đó là ĐBSH, ĐBSCL, thấp nhất là vùng BTB Tiêu chí

82 thành phần “% xã đạt tiêu chí về thủy lợi” của BTB thấp khác biệt so với các vùng khác trong khi đó 2 vùng ĐNB và ĐBSCL có hệ thống thủy lợi tốt Bên cạnh tiêu chí về thủy lợi, BTB có số xã đạt chuẩn nông thôn mới (94,28%) thấp nhất trong 4 vùng

Bảng 2.14 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội

Tiêu chí ĐBSH BTB ĐNB ĐBSCL

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- % xã có điện phân theo địa phương 99,99 98,89 99,77 99,93

- Hệ thống đường giao thông 99,58 98,31 98,10 73,68

+ % xã có đường xe ô tô từ trụ sở UBND huyện đến

+% thôn có đường xe ô tô đến trụ sở UBND xã 99,69 97,39 98,10 73,68

- % hệ thống thôn có hệ thống loa truyền thanh 98,18 92,47 97,24 87,04

- % xã đạt chuẩn nông thôn mới 39,92 21,88 47,02 20,08

- % xã đạt tiêu chí quy hoạch nông thôn mới 99,79 94,28 96,91 96,02

- % xã đạt tiêu chí về thủy lợi 68,03 56,03 88,96 86,95 Điểm % cơ sở hạ tầng kỹ thuật 84,36 77,83 89,91 82,68

Cơ sở hạ tầng xã hội

+ % xã có trường tiểu học 99,74 99,78 99,67 99,78

- % xã có nhà văn hóa 58,59 47,83 48,17 69,03

- % xã có sân/khu thể thao xã 61,13 42,66 57,00 75,48

- % xã có thư viện xã, tủ sách 18,42 11,39 14,67 45,38

- % xã có loa truyền thanh 89,74 69,86 95,50 100

- % xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế 69,76 52,3 67,00 70,11 Điểm % cơ sở hạ tầng xã hội 61,06 48,71 58,96 71,89 Điểm likert cơ sở hạ tầng 3 1 4 4

(Nguồn: Thu thập và tính toán của tác giả)

Tương đồng với cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội cũng nằm ở vị trí thấp nhất và điểm phần trăm cơ sở hạ tầng xã hội của BTB thấp (48,71%) khác biệt so với 3 vùng còn lại Nguyên nhân BTB thấp nhất là do các tiêu chí tỷ lệ xã có trường THPT, nhà văn hóa, thư viện, loa truyền thông, y tế có tỷ lệ bao phủ kém nhất Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội của vùng ĐNB và ĐBSCL đứng ở vị trí tốt nhất, thất nhất là vùng BTB

2.3.1.3 Hệ thống hỗ trợ sản xuất

Tỷ lệ xã có chợ cao nhất là ĐNB và ĐBSCL với tỷ lệ tương ứng là 76,77% và 75,25%, tỷ lệ xã có chợ của vùng BTB chỉ chiếm 63,59%, đây là con số khiêm tốn so với các 4 vùng ven biển Chợ đóng vai trò quan trọng trong trao đổi nông thủy sản, thì cửa hàng vật tư đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra vì vậy tỷ lệ xã có cửa hàng vật tư càng cao thì hoạt động NTTS càng thuận tiện tiết kiệm được chi phí đầu vào và thứ tự cửa hàng vật tư được sắp xếp theo trật tự giảm dần là ĐBSCL, ĐBSH, ĐNB và BTB Hộ sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSH có khả năng tiếp cận với các quỹ tài chính tốt nhất, tiếp sau đó là các vùng ĐNB, ĐBSCL và BTB Như vậy, trong 4 vùng ven biển BTB có hệ thống dịch vụ cung cấp đầu vào và kênh tiêu thụ đầu ra kém nhất

Bảng 2.15 Hệ thống hỗ trợ sản xuất và tổ hợp tác, làng nghề

Tiêu chí ĐBSH BTB ĐNB ĐBSCL

Hệ thống hỗ trợ sản xuất

- % xã có cửa hàng vật tư, đại lý thu gom 93,37 78,2 85,16 95,67

- % xã có ngân hàng, quỹ tín dụng 36,09 18,56 26,02 18,64 Điểm % hệ thống hỗ trợ sản xuất 67,44 53,45 62,65 63,19

Tổ hợp tác, làng nghề

- % xã có tổ hợp tác 6,79 23,32 61,51 84,3

- % xã có làng nghề 23,15 10,1 3,01 8,28 Điểm % tổ hợp tác, làng nghề 14,97 16,71 32,26 46,29 Điểm % bình quân 41,21 35,08 47,46 54,74 Điểm likert 2 1 3 4

(Nguồn: Thu thập và tính toán của tác giả)

Nông hộ của 3 vùng ĐBSH, ĐBSCL và ĐNB có hệ thống dịch vụ đầu vào và đầu ra tốt, bên cạnh đó các hộ sản xuất của vùng này có nhiều cơ hội liên kết thông qua các tổ hợp tác và làng nghề Tổ hợp tác và làng nghề đóng vai trò quan trọng trong định hướng tổ chức, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ các hộ sản xuất nhỏ lẻ, ít vốn, dễ bị thiệt thòi khi tham gia thị trường, cùng thực hiện sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất Như vậy, MTĐT 3 vùng ĐBSH, ĐBSCL và ĐNB cung cấp dịch vụ đầu vào đầu ra và nhiều cơ hội liên kết sản xuất hơn vùng BTB

2.3.1.4 Diện tích và mức độ phụ thuộc vào NTTS

Mặc dù BTB có số km bờ biển lớn hơn ĐBSCL nhưng diện tích NTTS của vùng ĐBSCL gấp gần 9 lần diện tích BTB Bên cạnh đó vùng ĐBSH có 400 km bờ biển nhưng

84 diện tích NTTS nhiều hơn gấp 1,5 lần diện tích nuôi vùng BTB, diện tích NTTS ở ĐBSH tập trung chủ yếu ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình BTB mặc dù được đánh giá là vùng có thế mạnh phát triển thủy sản nhưng sản lượng thủy sản BTB chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng qui mô cả nước, vì vậy BTB chưa khai thác hết tiềm năng về vị trí địa lý và điều kiện thuận lợi NTTS ĐNB có số km bờ biển 350km là vùng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trên cả nước và các tỉnh của vùng này gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu có thế mạnh về công nghiệp và dịch vụ vì vậy mặc dù một số tỉnh giáp biển nhưng không chú trọng NTTS mà tập trung khai thác thế mạnh cảng biển và du lịch biển

Bảng 2.16 Mức độ phụ thuộc NTTS

Tiêu chí ĐBSH BTB ĐNB ĐBSCL

Diện tích mặt nước NTTS

Mức độ phụ thuộc vào NTTS

-% Hộ TS trong hộ NLTS 5,21 9,22 4,02 18,50

- % Trang trại NTTS 10,04 9,01 0,93 14,43 Điểm % mức độ phụ thuộc NTTS 17,00 24,98 12,23 30,38 Điểm % bình quân 14,82 16,75 7,40 53,33 Điểm Likert 1 1 1 4

(Nguồn: Thu thập và tính toán của tác giả) ĐBSCL có diện tích NTTS lớn nhất đồng thời tỷ lệ hộ nông lâm thủy sản (NLTS) cũng chiếm gần 60%, trong đó gần 20% hộ NLTS là hộ NTTS BTB có tỷ lệ hộ NLTS hơn 55% tuy nhiên số hộ NTTS chỉ chiếm gần 10% Mặc dù tỷ lệ hộ NLTS và NTTS của vùng BTB chỉ đứng sau vùng ĐBSCL tuy nhiên NTTS ĐBSH thể hiện qui mô sản xuất hàng hóa lớn thông qua tỷ lệ trang trại NTTS cao hơn BTB

2.3.1.5 Lao động và lao động qua đào tạo

Vùng ĐBSH có lợi thế nguồn lao động dồi dào nhất chiếm 22,03% lao động của cả nước, đồng thời tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất, sau ĐBSH là ĐNB Vùng BTB bao gồm 14 tỉnh có lực lượng lao động dồi dào chỉ đứng sau vùng ĐBSH và tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tương đối khá (20%) và thấp hơn vùng ĐNB và ĐBSH

Tỷ lệ lao động vùng ĐBSCL cao hơn vùng ĐNB khoảng 3%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của vùng ĐBSCL thấp hơn rất nhiều 3 vùng còn lại và chỉ chiếm 12% Các nhân tố ảnh hưởng đến MTĐT NTTS của vùng ĐBSCL như hệ thống hỗ trợ sản xuất, tổ hợp tác làng nghề, diện tích và mức độ phụ thuộc về NTTS đều đạt điểm likert cao nhất (4), ngược lại nhân tố lao động chỉ nhận điểm likert 1

Bảng 2.17 Lao động và lao động đã qua đào tạo theo vùng

Tiêu chí ĐBSH BTB ĐNB ĐBSCL

% lực lượng lao động đã qua đào tạo 28,4 20,00 26,20 12,00 Điểm % bình quân 25,22 20,84 21,44 15,66 Điểm Likert 4 2 3 1

(Nguồn: Thu thập và tính toán của tác giả) 2.3.1.6 Năng lực cạnh tranh vùng

Bảng 2.18 cung cấp điểm PCI bình quân của các tỉnh trong mỗi vùng, ĐNB là vùng kinh tế phát triển nhất cũng đồng thời là vùng có MTĐT tốt nhất, sau xếp sau ĐNB là ĐBSCL Mặc dù, ĐBSH có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhưng MTĐT kém nhất trong

4 vùng BTB gồm 7 tỉnh thành và tốc độ tăng trưởng kinh tế kém hơn so với ĐBSH nhưng MTĐT BTB tốt hơn MTĐT ĐBSH

Bảng 2.18 So sánh năng lực cạnh tranh các vùng

Tiêu chí ĐBSH BTB ĐNB ĐBSCL Điểm PCI bình quân 59,22 59,50 60,06 59,68 Điểm likert 1 2 4 3

(Nguồn: Thu thập và tính toán của tác giả) 2.3.1.7 Rủi ro thiên tai

Nghiên cứu sử dụng báo cáo về thiên tai và quản lý rủi ro của UNDP làm cơ sở để so sánh mức độ ảnh hưởng của các vùng Báo cáo này đánh giá mức độ thiệt hại của thiên tai thông qua 5 mức thiệt hại ký hiệu ++++, +++, ++, +,-, để phù hợp với thang đo của nghiên cứu chuyển thành thang đo từ 1 đến 5, như vậy 5 tương ứng với mức thiệt hại ít nhất ký hiệu (-) và 1 tương ứng với mức thiệt hại cao nhất ký hiệu (++++) Dựa trên kết quả tính toán ở bảng 2.19, ĐBSH ít bị thiệt hại do thiên tai trong NTTS nhất và BTB là vùng chịu ảnh hưởng lớn bởi thiên tai đặc biệt là bão, lụt ở mức độ cao nhất ĐNB và

86 ĐBSCL mức điểm likert bằng nhau nhưng điểm bình quân chung vùng ĐBSCL thấp hơn vùng ĐNB

Bảng 2.19 Mức độ nguy hiểm của tai biến theo vùng

Thiên tai ĐBSH BTB ĐNB ĐBSCL

Tai biến công nghiệp và môi trường 3 2 4 3 Điểm bình quân chung 3,1 2,3 2,7 2,6 Điểm Likert 4 1 2 2

+++++: rất nguy hiểm: 1; +++: nguy hiểm: 2; ++: nguy hiểm: 3; +: ít nguy hiểm: 4; -: không nguy hiểm: 5

(Nguồn: Thu thập và tính toán của tác giả)

2.3.2 Xếp hạng MTĐT NTTS không có nhân tố thống trị (kịch bản 1)

Kịch bản 1 gồm 7 nhân tố có vai trò giống nhau ảnh hưởng đến MTĐT NTTS và không có nhóm yếu tố thống trị Kết quả đánh giá MTĐT 4 vùng ven biển ở hình 2.12 cho thấy MTĐT NTTS vùng ĐBSCL tốt nhất và hầu hết các nhóm yếu tố đánh giá của vùng ĐBSCL cao hơn các vùng khác duy chỉ 2 nhóm tiêu chí kém là qui mô và chất lượng lao động và thiên tai biến đổi khí hậu Kết quả trên hình 2.12 cho thấy vùng BTB có 6 nhân tố với điểm likert nằm ở điểm 1 và 2, duy chỉ có nhân tố có bờ biển dài nằm ở mức điểm cao nhất nhưng MTĐT NTTS đứng sau vùng ĐNB và ĐBSH Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động NTTS như cơ sở hạ tầng, hệ thống hỗ trợ sản xuất, mức độ phụ thuộc vào NTTS và rủi ro thiên tai biến đổi khí hậu không tạo điều kiện thuận lợi để phát triển NTTS tốt như của ĐBSH, ĐNB và ĐBSCL ĐBSH và ĐNB mặc dù có số km bờ biển chỉ bằng hơn ẵ BTB nhưng ĐBSH và ĐNB lại cú những điều kiện thuận lợi và một số nhân tố dẫn đầu trong 4 vùng

Hình 2.12 Xếp hạng MTĐT NTTS không có nhân tố thống trị

(Nguồn: Thu thập và tính toán của tác giả)

2.3.3 Xếp hạng MTĐT NTTS có trọng số (kịch bản 2)

Kịch bản 2 với 7 nhân tố có vai trò không giống nhau với giả thiết NTTS phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì vậy hệ số điều kiện tự nhiên là 2 Như vậy nếu nhân tố điều kiện tự nhiên là nhân tố thống trị ảnh hưởng đến MTĐT NTTS cao hơn so với các nhân tố khác thì kết quả vị trí MTĐT NTTS thay đổi như hình 2.13 Kịch bản 3 với nhân tố thống trị là hỗ trợ sản xuất và hỗ trợ sản xuất qui mô chất lượng nhân lực Kịch bản 4 với nhân tố thống trị là rủi ro thiên tai Kết quả xếp hạng 4 vùng theo 4 kịch bản như hình 2.13 như sau

HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2.4.1 Thực trạng và hiệu quả đầu tư nuôi tôm của 2 tỉnh khảo sát

2.4.1.1 Tình hình nuôi tôm của 2 tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế a Tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.20 cơ cấu thủy sản và hình thức nuôi có sự chuyển đổi sang các hình thức nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng nuôi để đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại trong sản xuất Một số khó khăn trong nuôi thủy sản giai đoạn 2011-2016 gồm thời tiết khí hậu khắc nghiệt, mưa nắng xen kẻ kéo dài, môi trường đầm phá ngày càng bị ô nhiễm, chất lượng con giống ngày càng thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi ĐBSH, 2

Vùng ĐBSH, 1 BTB, 1 ĐNB, 2 ĐBSCL, 4

89 Ảnh hưởng lớn nhất trong giai đoạn 2011-2016, tác động của môi trường biển Formosa làm ảnh hưởng đến NTTS làm giảm diện tích và sản lượng NTTS

Diện tích nuôi tôm sú đã được thay thế bởi hình thức nuôi tôm xen ghép Nuôi tôm chân trắng có xu hướng phát triển tăng từ 2011 đến 2014, tuy nhiên nuôi tôm chân trắng trong điều kiện hệ thống đê bao và ao hồ không đảm bảo hoặc không tuân thủ các quy định nghiêm ngặt sẽ có nguy cơ rủi ro, hệ lụy là gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh sẽ ảnh hưởng xấu nguy hại đến các đối tượng thủy sản xung quanh Nuôi tôm chân trắng thường mật độ cao, nguồn vốn đầu tư lớn, nếu xảy ra dịch bệnh sẽ gây thiệt hại, thua lỗ lớn Vì vậy, quyết định số 72/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc “Ban hành qui định về nuôi tôm chân trắng trên vùng đầm phá Tam Giang, Cầu Hai, Lăng Cô” Để phát triển ổn định NTTS, diện tích nuôi tôm sú đã được thay thế bằng hình thức nuôi xen ghép Diện tích nuôi chuyên tôm sú giảm dần từ 2011-2016 với tốc độ giảm bình quân hàng năm 26% từ 676ha còn lại 182,7ha

Hình thức nuôi đang được hộ sản xuất tập trung là nuôi xen ghép tôm sú, cua xanh, cá dìa, cá đối, rong câu, … vừa đa dạng đối tượng nuôi, vừa đồng thời kết hợp cải tạo môi trường là một hướng đi đúng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định và bền vững cho người nuôi vùng đầm phá, phù hợp với điều kiện môi trường, thực trạng cơ sở hạ tầng vùng nuôi của địa phương Diện tích nuôi xen ghép trong giai đoạn 2011-2016 có mức tăng bình quân hàng năm 8,6%

Bảng 2.20 Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ tỉnh Thừa Thiên Huế Đvt: ha

Nuôi chuyên tôm sú 676,0 876,4 310,1 223,6 210,6 182,7 -Nuôi chuyên tôm sú cao triều 337,5 363,5 245,9 188,6 148,6 131,5 -Nuôi chuyên tôm sú hạ triều 338,5 199,5 64,2 35,0 62,0 51,2 Nuôi tôm chân trắng trên cát 264,3 313,4 313,8 424,4 249,1 245,4 Nuôi xen ghép, nuôi cá ao 2635,1 3144,0 3704,3 3941,4 3941,4 3978,5 Diện tích nuôi mặn lợ 3875,4 4020,4 4328,3 4582,7 4438,4 4425,6

Nguồn Số liệu tổng hợp của chi cục NTTS TTH

Sản lượng nuôi chuyên tôm qua các năm thấp, ít biến động và năng suất nuôi thấp, bình quân 0,6 tấn/ha/năm Năng suất thấp là do tình hình dịch bệnh nuôi chuyên tôm thường xuyên xảy ra, chất lượng giống tôm sú không đảm bảo, môi trường thường xuyên biến động và cơ sở hạ tầng vùng nuôi không đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật

Bảng 2.21 Sản lượng nuôi trồng thủy sản mặn lợ tỉnh Thừa Thiên Huế Đvt: tấn

Tôm sú, rảo 1193,7 1416,2 1313,5 1483,1 1344,8 1294.5 Tôm chân trắng 3176,0 4419,0 4300,9 6118 1668,4 1578,3

Nguồn Số liệu tổng hợp của chi cục NTTS TTH

Ngược lại với hình thức nuôi chuyên tôm, diện tích và sản lượng nuôi xen ghép ngày càng gia tăng về qui mô và đối tượng nuôi Đối tượng nuôi mở rộng gồm tôm sú, tôm rảo, cua xanh, cá dìa, cá đối mục, cá kình, cá nâu Năng suất tôm sú trung bình 0,3 tấn/ha, cua ghẹ 0,14 tấn/ha, cá 0,4 tấn/ha Các hộ nuôi xen ghép thu được mức lãi trung bình 50-80 triệu đồng/ha, tuy nhiên thị trường mua bán đang còn nhỏ lẻ, người dân chủ yếu thu tỉa bán dần

Sản lượng tôm chân trắng cũng có sự biến động tăng giảm lớn trong giai đoạn 2011-

2016, đạt mức sản lượng lớn nhất vào năm 2014 l là 6118 tấn, sau đó do dịch bệnh và theo chủ trương NTTS của tỉnh sản lượng tôm chân trắng giảm xuống 1578,3 tấn năm

2016 Bên cạnh đó, các loại thủy sản khác như cá nước lợ, cua ghẹ cũng có sự gia tăng sản lượng từ năm 2011 đến năm 2016 Đối với cá nước lợ, sản lượng cũng có mức tăng cao nhất vào năm 2014, tuy nhiên năm 2015 và 2016 sản lượng giảm do ảnh hưởng môi trường biển

Trên địa bàn tỉnh TTH đang có sự chuyển dịch dần hình thức nuôi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến và từ bán thâm canh sang thâm canh Theo báo cáo tổng kết kết quả NTTS của tỉnh năm 2015 cho thấy diện tích nuôi xen ghép gấp hơn 4 lần diện tích nuôi chuyên tôm Đối với mô hình nuôi xen ghép được nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến, ngược lại đối với mô hình nuôi chuyên tôm thì tập trung nuôi theo hình thức thâm canh và bán thâm canh

Trong giai đoạn 2011-2015, cơ quan ban ngành đã can thiệp về qui hoạch vùng nuôi và loài thủy sản cũng như thanh tra kiểm tra chất lượng ao hồ tránh tình trạng xả thải gây

91 ô nhiễm cả vùng nuôi Các biện pháp can thiệp gắn với phát triển NTTS theo hướng bền vững nâng cao hiệu quả kinh tế với bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trên địa bàn toàn tỉnh có 11 cơ sở sản xuất kinh doanh giống (8 cơ sở giống nước lợ, 3 cơ sở giống nước ngọt) Hằng năm các cơ sở giống nước lợ chỉ sản xuất được khoảng 20 triệu con tôm giống/năm, tương đương với 10,5% lượng tôm thả trên địa bàn, số còn lại được cung ứng thông qua trung gian hoặc mua trực tiếp từ trại giống ngoại tỉnh b Tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km, chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Dọc bờ biển có 5 cửa sông chính: Sông Ròon, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ tạo ra nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản Biển Quảng Bình nằm ở Tây Nam cửa vịnh Bắc Bộ, nơi có độ sâu lớn nhất trong vịnh Bắc Bộ nhưng tối đa không quá 100m

Hoạt động NTTS mặn lợ trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Quảng Bình phát triển tương đối ổn định về diện tích và sản lượng thu hoạch Các hộ nuôi hiện nay đang có xu hướng nuôi với mật độ thấp hơn so với trước đây để dễ dàng hơn trong công tác quản lý môi trường và dịch bệnh Con giống ở một số cơ sở trước khi thả được ương/gièo trong ao khoảng từ 25-30 ngày rồi mới thả vào ao nuôi nên đảm bảo tỉ lệ sống và hiệu quả sản xuất khá cao Đây là mô hình cần được áp dụng rộng đối với các hộ nuôi có điều kiện tốt, còn đối với các hộ dân nên mua thả giống của những cơ sở đã được ương gièo để thả Năm 2016 đã thực hiện thành công nhiều mô hình về nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng an toàn sinh học bền vững; nuôi cá chẽm trong lồng ở sông, hồ; nuôi cá Dìa chuyên canh trong ao đất, góp phần thúc đẩy NTTS phát triển mạnh trong những năm tới

Tôm thẻ chân trắng có diện tích nuôi lớn từ chân đèo Ngang (Quảng Trạch) đến Mũi Lạy (Lệ Thủy) tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy Lầu đầu Quảng Bình nuôi thí điểm mô hình nuôi tôm trên cát bằng cách dùng ni-lông làm chất phủ chống thấm để nuôi tôm trên triền cát ven biển Năng suất mỗi vụ bình quân 1,5 đến 1,7ha

ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐẦU TƯ HỘ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

2.5.1 Nhu cầu về vốn đầu tư

Bảng 2.34 cung cấp thông tin về tình hình tài chính của các hộ nuôi tôm tại 2 tỉnh TTH và tỉnh QB Mức vốn đầu tư ban đầu của các hộ nuôi tôm có giá trị lớn so với các trồng trọt hay chăn nuôi Do chi phí đầu tư xây dựng ao lớn nên chi phí đầu tư bình quân hộ của hình thức nuôi TC tỉnh TTH là 589,7 triệu đồng và 935,5 triệu đồng đối với hộ nuôi tỉnh QB vì vậy có sự khác biệt lớn giữa qui mô nuôi giữa tỉnh QB và TTH Ứng với mức chi phí đầu tư ban đầu cao nên các hộ này sử dụng vốn vay để bù vào phần vốn đầu tư ban đầu còn thiếu Tại tỉnh TTH, do vốn đầu tư ban đầu của các hộ BTC chỉ bằng 1/7 chi phí đầu tư ban đầu của hình thức TC vì vậy 55,7% hộ nuôi sử dụng nguồn vốn tự có

Tỷ lệ hộ vay vốn đối với hình thức TC của 2 tỉnh TTH và QB lần lượt là 49,6% và 35,2% Như vậy hơn 56% hộ nuôi tôm đã tiến hành vay vốn một phần để đầu tư và có đến 8,4% hộ nuôi tôm tỉnh QB vay vốn toàn phần Mặc dù vốn lớn nhưng nếu quá trình nuôi không bị dịch bệnh rủi ro thì sau 3 năm các hộ có thể thu hồi được vốn bỏ ra Đối với hộ nghèo khó có thể tiến hành đầu tư NTTS nếu như không thể tiếp cận với nguồn vốn chính thống

Bảng 2.34 Vốn đầu tư bình quân hộ và tỷ lệ hộ đi vay vốn

Khoản mục Đvt TTH Quảng Bình

Vồn đầu tư ban đầu Tr.đ/hộ 85,7 589,7 935,5

Tỷ lệ hộ dùng vốn tự có % 55,7 49,6 35,2

Tỷ lệ hộ vay 1 phần vốn % 37,5 43,8 56,4

Tỷ lệ hộ vay toàn phần % 6,8 6,6 8,4

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

2.5.2 Các cản trở đầu tư nuôi tôm

Các cản trở khi hoạt động đầu tư nuôi tôm được được trình bày ở bảng 2.35 Tỷ lệ hộ nuôi tôm trả lời không biết đối với như “Tuân thủ qui định kinh doanh”; “Mua đất hoặc thuê đất”; “Cập nhật kỹ thuật nuôi ”; “Hiện đại hóa máy móc” nguyên nhân là do các hộ này không liên quan đến các tiêu chí đó Thuê lao động có kỹ năng mức độ khó khăn chiếm gần 30%, tuy nhiên không phải hộ nào cũng cũng thuê lao động ngoài hoặc người trực tiếp trả lời không trực tiếp trả lời vì vậy 14% số hộ không đánh gía mức độ khó khăn khi thuê lao động Hình thức nuôi tôm TC cần cập nhật kiến thức và kỹ thuật nuôi và thông tin về hiện đại hóa máy móc thiết bị công nghệ, tỷ lệ các hộ gặp khó khăn

114 trong các nội dung này là 33,5% và 18,4% Bên cạnh đó 24,6% và 36% không quan tâm đến cập nhật kỹ thuật nuôi và hiện đại hóa máy móc thiết bị

So sánh giữa khả năng tiếp cận đầu vào và đầu ra cho thấy khả năng tiếp cận đầu vào dễ dàng hơn so với đầu ra, các hộ nuôi tôm thường bán cho các hộ thu gom nhỏ lẻ và bị ép giá, chỉ có một số hộ nuôi qui mô lớn có khả năng bán trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến ngược lại các hộ nuôi qui mô nhỏ chỉ bán cho các thu gom nhỏ và lớn ở địa phương Tỷ lệ hộ đánh giá tiếp cận giống khó khăn chiếm 34% là do mua được giống nhưng chất lượng giống không ổn định vì vật nghề nuôi tôm nên có được nguồn giống chất lượng ổn định để đảm bảo tỷ lệ sống cao Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng vốn vay cao đối với các hộ nuôi tôm hơn các lĩnh vực khác Chỉ có 35% hộ nuôi tôm tại tỉnh QB sử dụng vốn tự có phần còn lại đi vay vốn vốn, áp lực về vốn vay lớn ảnh hưởng đến khả năng đầu tư nâng cao năng suất của hộ nuôi

Bảng 2.35 Các khó khăn mà hộ nuôi tôm phải đối mặt Đvt: %

Khoản mục Rất khó khăn

Tuân thủ qui định kinh doanh 0,1 3,9 25,3 7,5 2,3 60,9

Mua đất hoặc thuê đất 0,2 7,3 28,7 5,4 1,7 56,7

Thuê lao động có kỹ năng 5,7 23,4 33,3 18,9 4,7 14,0

Cập nhật kỹ thuật nuôi 9,7 23,8 28,4 9,4 4,1 24,6

Hiện đại hóa máy móc 3,9 14,5 31,2 10,6 3,8 36,0

Tiếp cận thị trường đầu vào 1,3 8,8 45,3 33,2 11,4 0,0 Tiếp cận thị trường đầu ra 1,8 17,6 37,8 28,7 14,1 0,0

Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả

CĂN CỨ VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

3.1.1 Định hướng phát triển nông nghiệp và NTTS

3.1.1.1 Định hướng phát triển nông nghiệp

Ngành nông nghiệp thời gian qua có sự chuyển biến mạnh mẽ trong cả chất và lượng, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng nói chung chưa bền vững, chủ yếu theo chiều rộng thông qua gia tăng vốn, lao động trong khi đóng góp của TFP mới ở mức trung bình nhất là giá trị gia tăng của nhiều sản phẩm chưa cao, năng suất lao động thấp, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, cơ cấu ngành chưa bền vững, năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn yếu Trước những áp lực mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và hội nhập quốc tế, mục tiêu đặt ra là phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, theo hướng bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ Định vị vị trí quan trọng của ngành nông nghiệp trong mô hình tăng trưởng trên cơ sở đẩy mại tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững Định vị lại cây, con phù hợp với lợi thế của quốc gia, vùng và địa phương

Phát triển nông nghiệp cần phải đảm bảo hài hòa lợi ích trên 4 khía cạnh gồm kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế lấy người nông dân, người dân nông thôn làm trung tâm của sự phát triển Công nghiệp hỗ trợ ngành nông nghiệp trong nước phải được quan tâm đầu tư nhằm tạo nền tảng vững chắc gia tăng giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp Các chương trình khuyến nông, hỗ trợ người nông dân ứng dụng tiến bộ khoa

116 học, công nghệ cần được đẩy mạnh, coi đây là sách lược quan trọng đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững ngành

Doanh nghiệp nông nghiệp và đặc biệt là người nông dân cần được hỗ trợ rất nhiều về nguồn lực nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập Các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ đang dành rất nhiều nguồn lực để trợ cấp cho nông nghiệp Các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng nhận được sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước làm giảm khó khăn do hạn chế về vốn, công nghệ, nhân lực khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

Các chính sách hỗ trợ Chính phủ cần đặc biệt quan tâm như chính sách tín dụng, thuê đất nông nghiệp, đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong nông nghiệp Kiến thức, thông tin về hội nhập kinh tế quốc tế cần được phổ biến cho doanh nghiệp, người nông dân kịp thời, sát với thực tế hơn nữa, tránh những chi phí không đáng có do thiếu thông tin Trong bối cảnh mới của biến đổi khí hậu và hội nhập, người nông dân sẽ buộc phải đẩy mạnh sản xuất theo quy mô lớn, ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ nhất là áp dụng các mô hình sản xuất tiên tiến theo chuẩn Vietgap, GlobalGap, trong nông nghiệp để sản phẩm làm ra đáp ứng được các cam kết khắt khe trong hội nhập

Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ cơ chế hợp tác hội nhập kinh tế quốc tế vẫn là giúp cho quốc gia, doanh nghiệp, người sản xuất gia tăng việc bán hàng hóa, dịch vụ Mà muốn vậy, chất lượng sản phẩm phải tốt, giá bán phải rẻ Đối với các doanh nghiệp nông nghiệp với đặc thù là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh bị giới hạn trong khi cam kết hàng đầu trong hội nhập là cắt bỏ các biện pháp bảo hộ, gia tăng các quy định liên quan đến chất lượng sản phẩm nên doanh nghiệp sẽ phải đầu tư mạnh mẽ hơn vào công nghệ, hạ giá thành sản phẩm Một vài doanh nghiệp đơn lẻ sẽ khó thực hiện được mà lúc này đòi hỏi các doanh nghiệp, người nông dân phải tự liên kết với nhau thành chuỗi cung ứng nông nghiệp chặt chẽ, chuyên môn hóa cao hơn

Tác động của phát triển nông nghiệp đối với môi trường sinh thái thể hiện qua 2 kênh chính gồm tác động gây phát thải khí nhà kính, đẩy nhanh tốc độ biến đổi khí hậu và làm suy giảm tài nguyên rừng, đất, nước và không khí Ở chiều ngược lại, môi trường

117 sinh thái cũng đang tác động trực tiếp đến phát triển nông nghiệp thông qua làm suy giảm nguồn lực tự nhiên cho hoạt động sản xuất thông qua các hiện tượng của biến đổi khí hậu như hạn hán, lũ lụt, nước biển dâng Do vậy, tận dụng áp lực từ cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, các giải pháp cần tập trung vào những tác động này để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Thay vì trông chờ vào sự tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ để giải quyết lượng lao động dư thừa ở nông thôn thì việc hoàn thiện các mắt xích của chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp sẽ không những tạo ra một lượng lớn việc làm được tạo ra trong chính ngành nông nghiệp mà còn đồng thời kéo công nghiệp và dịch vụ theo ngành nông nghiệp phát triển Muốn vậy, bài toán về công nghiệp hỗ trợ đầu vào và công nghiệp chế biến sau thu hoạch, hoạt động hậu cần trong ngành nông nghiệp cần quan tâm đầu tư hơn nữa để gia tăng khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng nông nghiệp khu vực và thế giới

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn luôn dồi dào và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lực lượng lao động của nền kinh tế quốc dân nhưng chất lượng lao động cũng theo đó mà thấp nhất Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp vô hình chung trở thành rào cản cho việc nâng cao năng suất lao động, hấp thu ứng dụng khoa học kĩ thuật từ hội nhập kinh tế quốc tế mang lại Giải pháp đào tạo tại chỗ thông qua các chương trình khuyến nông, các lớp ngắn hạn sẽ mang tính chiến lược giúp giải quyết nhanh chóng nhưng lâu dài nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là trong bối cảnh mới của hội nhập kinh tế quốc tế, di chuyển tự do nguồn lao động Các hoạt động thuần nông sẽ không thể đảm bảo thời gian làm việc đủ để mang lại thu nhập cho người nông dân trong khi hoạt động đa dạng thu nhập còn hạn chế Việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, đưa các nhà máy, cụm công nghiệp, ngành nghề thủ công về các vùng nông thôn sẽ giúp giải quyết vấn đề công ăn, việc làm cho nông hộ, giải phóng sức lao động, nâng cao thu nhập, giảm sức ép việc làm cho khu vực công nghiệp, dịch vụ ở đô thị

Mặc dù thu nhập của người dân nông thôn đã được cải thiện rất nhiều, nhưng bất bình đẳng về thu nhập giữa hộ giàu và hộ nghèo có xu hướng mở rộng giữa thành thị và nông thôn, giữa ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác và trong nội bộ ngành

118 nông nghiệp Nguyên nhân chính nằm ở sự khác biệt về nguồn lực nhất là vốn giữa các hộ gia đình, khu vực Bên cạnh vốn tài chính, những hộ nghèo ở nông thôn còn thiếu cơ hội tiếp cận với công việc khác do thiếu vốn nhân lực Do vậy, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của chính phủ cần lấy hộ nghèo làm trọng tâm, đối tượng quan tâm bậc nhất trên cơ sở cung cấp nguồn lực sản xuất như điều chỉnh khả năng tiếp cận tín dụng cho những hộ nghèo, hoàn thiện chính sách đất canh tác, phát triển việc làm phi nông nghiệp tại địa phương

Quá trình phát triển nông nghiệp cần triển khai theo hướng “Đi ngay, đi nhanh và đi chính xác cây trồng, vật nuôi, công nghệ phù hợp, mục tiêu lấy hiệu quả làm chính” phấn đấu tiếp cận nhanh với mô hình nông nghiệp thông minh 4.0

3.1.1.2 Định hướng phát triển NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ a Định hướng phát triển NTTS cả nước

Mục tiêu của Dự thảo chiến lược phát triển nuôi biển Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 đang được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến rộng rãi các Bộ, ban, ngành từ Trung Ương đến địa phương là đưa Việt Nam thành một cường quốc nuôi biển trong khu vực và trên thế giới Để làm được điều này cần phải phát triển NTTS bền vững, cần phải phát triển theo hình thức công nghiệp, sự tham gia của các doanh nghiệp qui mô lớn, công nghệ hiện đại, chú trọng bảo vệ môi trường Công nghiệp nuôi biển giúp hình thành những ngành công nghiệp phụ trợ mới, tạo thêm việc làm và sinh kế mới, tăng thu nhập cho ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và bảo vệ an ninh quốc phòng biển, đảo

Mục tiêu phát triển công nghiệp nuôi biển thành ngành sản xuất hàng hóa tập trung qui mô lớn, bền vững, tạo sản phẩm hàng hóa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng cao, có thương hiệu, cung cấp cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Xây dựng được và áp dụng thí điểm các chính sách khuyến khích doanh nghiệp nuôi biển công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp nuôi biển công nghiệp về giao/cho thuê mặt nước, đầu tư, thuế, tín dụng, bảo hiểm để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư nuôi biển Đến năm 2030, hình thành và phát triển các cộng đồng nuôi biển hiện đại diện tích nuôi biển đạt 300.000 ha

119 b Định hướng phát triển NTTS các tỉnh Bắc Trung Bộ

KẾT LUẬN

a Kết luận về tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm

Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS chưa được quy hoạch bài bản và hoàn thiện, môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm Có đến 92 % hộ nuôi trên địa bàn huyện có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có trên 10 năm kinh nghiệm trong nuôi tôm Hình thức nuôi tôm bán thâm canh là chủ yếu và đặc biệt tập trung vào hình thức nuôi xen ghép kết hợp nhiều đối tượng nuôi trên một đơn vị diện tích nhằm tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối tượng nuôi để hạn chế dịch bệnh

Hoạt động nuôi tôm cần thiết phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn, đặc biệt đối với hình thức nuôi TC cần vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu đồng Điều kiện hạn chế về vốn và cơ hội tiếp cận tín dụng thấp dẫn đến khả năng đầu tư mở rộng cũng như chuyển đổi hình thức nuôi khó khăn Đối với hoạt động nuôi tôm, chi phí đầu tư dự kiến vào 5 năm tới của hình thức nuôi TC và BTC lần lượt là 39,1 triệu đồng/ha và 97,8 triệu đồng/ha

Năng suất nuôi TC gấp 2,7 lần nuôi BTC Lợi nhuận vụ nuôi 2017 theo hình thức

TC gấp 5,4 lần so với hình thức BTC và các chỉ số tỷ suất giá trị sản xuất trên tổng chi phí và tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí của hình thức TC tốt hơn hình thức BTC Giá trị hiện tại ròng của hình thức nuôi TC cao gấp 2,26 lần hình thức BTC và thu nhập bình quân hàng năm của TC gấp 3 lần hình thức BTC Do chi phí đầu tư TC lớn hơn gần 5 lần của BTC nờn tỷ lệ lợi ớch chi phớ của TC chỉ bằng ẵ so với BTC b Kết luận về môi trường đầu tư NTTS các tỉnh BTB

BTB mặc dù có điều kiện tự nhiên thuận lợi NTTS do có số km bờ biển dài nhất và có vũng vịnh thuận lợi cho hoạt động NTTS nhưng lại là vùng có nhiều nhân tố cản trở MTĐT NTTS nhất Vì vậy có thể khẳng định rằng BTB chưa khai thác được tiềm năng vốn có của địa phương BTB hạn chế nhất là cơ sở hạ tầng kém phát triển bên cạnh đó hệ thống dịch vụ đầu vào đầu ra trong NTTS cũng hạn chế như hệ thống chợ, cửa hàng vật tư, dịch vụ tài chính và cơ hội liên kết trong sản xuất thấp Ngoài ra, để cải thiện

MTĐT NTTS cần xây dựng cơ chế phòng chống thiên tai BTBD gồm 7 tỉnh thành nên để cải thiện MTĐT thông qua chỉ số PCI khó hơn so với vùng ĐNB và ĐBSCL ĐBSCL được đánh giá là MTĐT NTTS tốt nhất và điểm số đánh giá MTĐT NTTS cao khác biệt so với 3 vùng ven biển Nhân tố cản trở nhất trong đầu tư NTTS của vùng ĐBSCL là qui mô và chất lượng lao động thấp hơn so với các vùng khác ĐBSCL cũng bị tác động lớn bởi thiên tai và biến đổi khí hậu nhưng thấp hơn BTB Vì vậy để tạo thuận lợi cho MTĐT NTTS vùng ĐBSCL cần phải đầu tư vào hệ thống giáo dục đặc biệt tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu NTTS hay các chương trình tập huấn nâng cao năng lực hộ sản xuất bằng cách cung cấp các kiến thức khoa học kỹ thuật phát triển thủy sản, tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế hộ ĐBSH mặc dù có điều kiện NTTS thấp hơn nhiều so với BTB nhưng có qui mô nuụi lớn gần gấp ẵ BTB, mặc dự đó tận dụng và khai thỏc được những điều kiện thuận lợi nhưng chất lượng điều hành kinh tế và quản lý của cơ quan chính quyền cấp tỉnh thuộc vùng ĐBSH cản trở đầu tư ĐNB là vùng có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhờ vào công nghiệp và dịch vụ, tuy nhiên với điều kiện tự nhiên có thể phát triển NTTS song song với các hoạt động nông nghiệp khác.

KIẾN NGHỊ

Tăng cường liên kết thị trường nông sản đã trở nên ngày càng cấp thiết Để có thể thực hiện các giải pháp tăng cường liên kết thị trường một cách có hiệu quả, kiến nghị:

Nhà nước cần xem xét đưa ra các chính sách hỗ trợ người nuôi tôm về vốn vay, các chính sách về thuế sử dụng đất trong NTTS Tuy nhiên các chính sách đưa ra cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng từ thực tiễn và điều kiện thủy vực của từng địa phương để khai thác tốt nhất việc NTTS Bên cạnh đó, nhà nước cần phải cân nhắc đánh giá mức độ đầu tư hợp lý tránh tình trạng đầu tư quá mức gây ô nhiễm môi trường, dư thừa cung và ảnh hưởng chất lượng của các đối tượng nuôi khác

Nhà nước cần phải thành lập các quỹ hỗ trợ các hộ nuôi đặc biệt là những hộ thiệt hại nặng nề vào năm 2016 do tác động của dự cố môi trường biển Đầu tư các cơ cở thu

134 mua, chế biến sản phẩm thủy sản và có chính sách ổn định thị trường tiêu thụ, giá bán tôm để tránh tình trạng người nuôi bị ép giá

Bộ NN&PTNT cần phối hợp với các ban ngành có liên quan ban hành các hướng dẫn cụ thể có tính khả thi liên quan đến việc triển khai các chính sách liên quan như Nghị định số 80/2002/ QĐ- TTg, số 62/2013/QĐ- TTG, số 55/2015/ QĐ - CP, số 57/2015/ QĐ

- CP đến liên kết nông sản Bên cạnh đó, cần được cập nhật, phổ biến và đẩy mạnh áp dụng nhằm hỗ trợ cho hộ sản xuất, doanh nghiệp và các địa phương

2.2 Đối với chính quyền địa phương

Xây dựng chính sách định hướng và quy hoạch ao nuôi một cách hợp lý, hạn chế tình trạng nuôi ồ ạt dẫn đến ô nhiễm môi trường, thường xuyên kiểm tra khu vực nuôi để kịp thời phát hiện dịch bệnh để có biện pháp xử lý hiệu quả Chính quyền địa phương cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ với những hộ NTTS để đưa ra các hỗ trợ cho người dân như: hỗ trợ vay vốn dựa vào việc phát triển các quỹ tín dụng ở xã, huyện và hỗ trợ trợ vốn vay dựa vào việc phát triển các quỹ tín dụng ở thị trấn, hỗ trợ về vật tư sản xuất với thời gian và với mức lãi suất mà người nông dân có thể chấp nhận được

Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật nuôi mô hình thâm canh và mô hình xen ghép tùy theo từng đặc tính của từng địa phương Cần thường xuyên cử cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi để kịp thời chuyển kỹ thuật nuôi trồng cập nhật đến người nuôi Thông qua tổ hợp tác tìm kiếm thị trường mới, giảm bớt sự ép giá của các nhà thu gom nhỏ lẻ ở địa phương Hoặc thông qua liên kết giữa các hộ sản xuất để tiêu thụ thủy sản Chính quyền địa phương phải là cầu nối giữa người nuôi và các doanh nghiệp cung ứng đầu vào đầu ra Để nâng cao vai trò của câu lạc bộ và tổ hợp tác, cần xây dựng và ban hành quy chế hoạt động cho tác tổ chức này

Ngày đăng: 28/02/2024, 17:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w