1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thu hồi đất trong phát triển đô thị tại quận 10, tp hồ chí minh của dự án tuyến metro số 2

94 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Công Tác Thu Hồi Đất Trong Phát Triển Đô Thị Tại Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh Của Dự Án Tuyến Metro Số 2
Tác giả Dương Tuyết Ngọc
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Bảo Thành
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU (16)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Đối tượng (17)
      • 1.4.2. Phạm vi (17)
    • 1.5. Ý nghĩa của đề tài (17)
      • 1.5.1. Ý nghĩa thực tiễn (17)
      • 1.5.2. Ý nghĩa khoa học (18)
    • 1.6. Nội dung nghiên cứu (18)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN (18)
    • 2.1. Giới thiệu dự án (19)
      • 2.1.1. Tổng quan dự án (19)
      • 2.1.2. Địa điểm giải tỏa theo ranh THĐ tại Quận 10 (21)
      • 2.1.3. Mục tiêu (21)
      • 2.1.4. Yêu cầu (21)
    • 2.2. Thu hồi đất ở Việt Nam (22)
      • 2.2.1. Quá trình thu hồi đất (22)
      • 2.2.2. Trình tự hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (24)
      • 2.2.3. Hạn chế mục đích thu hồi đất bắt buộc (25)
      • 2.2.4. Xác định rõ thủ tục thu hồi đất bắt buộc (25)
      • 2.2.5. Bảo đảm bồi thường công bằng cho người có đất (26)
    • 2.3. Thu hồi đất trên thế giới (26)
    • 2.4. Các nghiên cứu liên quan (30)
    • 2.5. Tham khảo ý kiến chuyên gia (34)
    • 2.6. Tổng hợp các yếu tố gây ảnh hưởng thu hồi đất (34)
      • 2.6.1. Nhóm yếu tố: “Pháp luật và chính sách” gồm có 4 yếu tố thành phần, chi tiết thể hiện tại Bảng 2.7 (34)
      • 2.6.2. Nhóm yếu tố: “Đơn vị thực hiện” gồm có 5 yếu tố thành phần, chi tiết thể hiện tại Bảng 2.8 (36)
      • 2.6.4. Nhóm yếu tố: “Thông tin thửa đất” gồm có 5 yếu tố thành phần, chi tiết thể hiện tại Bảng 2.10 (38)
      • 2.6.5. Nhóm yếu tố: “Người sử dụng đất” gồm có 5 yếu tố thành phần, chi tiết thể hiện tại Bảng 2.11 (39)
      • 2.6.6. Nhóm yếu tố: “Hiệu quả thu hồi đất” gồm có 5 yếu tố thành phần, chi tiết thể hiện tại Bảng 2.12 (40)
    • 2.7. Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (41)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (42)
      • 3.1.1. Nghiên cứu định tính (42)
      • 3.1.2. Nghiên cứu định lượng (42)
    • 3.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu (42)
    • 3.3. Thiết kế bảng câu hỏi (44)
    • 3.4. Mẫu nghiên cứu (44)
      • 3.4.1. Đối tượng khảo sát (44)
      • 3.4.2. Xác định kích thước mẫu (44)
      • 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu (45)
    • 3.5. Phương thức thu thập dữ liệu (45)
    • 3.6. Phân tích dữ liệu (45)
      • 3.6.1. Trị trung bình, xếp hạng các nhân tố (46)
      • 3.6.2. Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha (46)
      • 3.6.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) (47)
      • 3.6.4. Phân tích tương quan PEARSON và hồi quy tuyến tính (48)
    • 3.7. Diễn đạt và mã hóa bảng câu hỏi (49)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (18)
    • 4.1. Thống kê mô tả (51)
    • 4.2. Xếp hạng các nhân tố theo giá trị trung bình MEAN (52)
      • 4.2.1. Các biến độc lập (52)
      • 4.2.2. Các biến phụ thuộc (55)
    • 4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha (55)
      • 4.3.1. Các biến độc lập (56)
      • 4.3.2. Biến phụ thuộc (59)
    • 4.4. Phân tích nhân tố khám phá EFA (59)
      • 4.4.1. Biến độc lập (59)
      • 4.4.2. Biến phụ thuộc (62)
    • 4.5. Kiểm định mô hình (63)
      • 4.5.1. Phân tích tương quan Pearson (64)
      • 4.5.2. Phân tích hồi quy đa biến (64)
    • 4.6. Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính (66)
      • 4.6.2. Kiểm tra về giả định về phân phối phối chuẩn của phần dư (67)
    • 4.7. Kết quả (68)
      • 4.7.1. Nhóm “Tài chính” (68)
      • 4.7.2. Nhóm “Đơn vị thực hiện” (69)
      • 4.7.3. Nhóm “Chính sách và pháp luật” (70)
      • 4.7.4. Nhóm “Thông tin thửa đất” (71)
      • 4.7.5. Nhóm “Người sử dụng đất” (72)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN (18)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (75)

Nội dung

Nguyễn Bảo Thành Học viên thực hiện: Dương Tuyết Ngọc Lớp: MCONM020A Ngày sinh: 29/03/1996 Nơi sinh: Tiền Giang Tên đề tài: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT TRONG P

TỔNG QUAN

Giới thiệu dự án

Dự án đầu tư xây dựng tuyến metro số 2 có chủ đầu tư: Ban quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM có lộ trình tuyến qua các Quận Tân Phú, quận 3, 10, 1, 12 quận Tân Bình xem Hình 2.1, với diện tích là 251,136 m 2 [3]

Hình 2.1 Tuyến metro số 2 (Nguồn: HCMC Metro)

(Nguồn: Ban Quản lý Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh)

Tính đến ngày 10/7/2020, theo Báo cáo của Ban chỉ đạo bồi thường thông qua Bảng 2.1, ta thấy được số hộ nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng khác nhau

Bảng 2.1 Số liệu thu hồi, BT, HT, TĐC tính tới ngày 10/7/2020 [3]

Số hộ đã nhận tiền Số hộ đã bàn giao mặt bằng

Tổng số Th bị ảnh hưởng

1 29 7 7 (có 2 hộ tạm ứng trước đây 2017) 9

12 11 0 9 (có 2 hộ hiến đất không bồi thường) 9

- Đến đầu tháng 03/2022, Quyết định Bồi thường cơ bản đã hoàn tất, đạt 99,67% (584/586 trường hợp, giam 17 trường hợp do không đủ điều kiện để lập phương án BT ở Quận Tân Bình); Trong đó các Quận: 1, 10, 12 Tân Bình và Tân Phú đạt 100% Tỷ lệ bàn giao mặt bằng đạt 83,62% (490/58).[4] Để xây dựng tuyến metro số 2, các bộ phận đã dự toán tổng mức đầu tư như Bảng 2.3 để làm rõ các giai đoạn dự án và được cụ thể trong Quyết định 108/QĐ-STNMT- BTTĐC [32]

Bảng 2.2.Tổng chi phí đầu tư của dự án đầu tư xây dựng tuyến metro số 2 ĐVT: Tỷ đồng

TT Khoản mục chi phí Nội dung trình điều chỉnh

5 Chi phí quản lý dự án 302,95

10 Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư và di dời công trình Hạ tầng kỹ thuật 5.037,86

2.1.2 Địa điểm giải tỏa theo ranh THĐ tại Quận 10

Quá trình thực hiện trường hợp ảnh hưởng 74, trong đó

* Nhà ga S3 - Dân Chủ: Tổng diện tích THĐ: 1.170 m 2 , trong đó:

+ Tổng số hộ dân: 07, diện tích THĐ: 224,5 m 2

+ Tổng số tổ chức: 09, diện tích THĐ: 946,4 m 2

* Nhà ga S4 – Hòa Hưng: Tổng diện tích THĐ: 2.598,0 m 2 , trong đó:

+ Tổng số hộ dân: 53, diện tích THĐ: 1.913,7 m 2

+ Tổng số tổ chức: 09, diện tích THĐ: 684,3 m 2

* Nhà ga S5 – Lê Thị Riêng: Tổng diện tích THĐ: 2.374,0 m 2 , trong đó:

+ Tổng số hộ dân: 02, diện tích THĐ: 21,8 m 2

+ Tổng số tổ chức: 01, diện tích THĐ: 2.352,2 m 2 [38]

Thực hiện xây dựng tuyến metro số 2 có hướng tuyến chạy từ Đông Bắc đến Tây Nam của TP.HCM, đi qua 06 quận là một trong những trục xuyên tâm kết nối các khu vực ven với trung tâm TPHCM; là tuyến đường mang tính huyết mạch giúp giải quyết đáng kể lưu lượng giao thông được bộ dọc theo tuyến đường trục này, góp phần phát triển kinh tế của TP.HCM nói chung và cả nước nói riêng [4]

Các tổ chức, và các nhân bị ảnh hưởng tại vị trí nhà ga S5 - Lê Thị Riêng; S4 - Hòa Hưng; S3 - Dân Chủ, tại Quận 10 sẽ được BT, HT, TĐC và bàn giao bộ phận xây dựng tiếp theo

Kết quả thực hiện (đến thời điểm T02/2022), được cập nhật tại Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 21/02/2022 [33] 100% các hộ dân đã bàn giao cho Quận, cụ thể xem tại Bảng 2.3

Bảng 2.3.Số trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án Địa điểm

Trường hợp bị ảnh hưởng

Ban hành Quyết định bồi thường

Trường hợp bàn giao mặt bằng cho Quận Các nhà ga

Tỷ lệ % trên số trường hợp bị ảnh hưởng

Thu hồi đất ở Việt Nam

Trong Luật Đất đai (2013) đã nêu một số khái niệm quan trọng như sau:

“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này”;

“Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”;

“Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.”;

“Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.”;[19] Đối với dự án xây dựng để phát triển đô thị thì đất được thu hồi với mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Tùy theo nhu cầu sử dụng của công trình mà thu hồi các diện tích đất để phù hợp, không để ảnh hưởng đến cuộc sống của các người dân trong vùng bị biến đổi nhiều Theo Phan T.T Huyền (2018), việc thu hồi đất là một trong những thực trạng đang gặp khó khăn, phức tạp [30]

Giải phóng mặt bằng là quá trình tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến di dời nhà cửa, cây cối và các công trình xây dựng trên phần đất nhất định được quy định cho việc thực hiện một dự án, công trình mới trên đó [31] Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành hội đồng giải phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới Đây là một quá trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia và cả của xã hội Nó mang tính quyết định tiến độ của dự án là khâu đầu tiên để thực hiện dự án, trong đó đền bù thiệt hại là khâu quan trọng nhất quyết định tiến độ giải phóng mặt bằng

2.2.1 Quá trình thu hồi đất

Quá trình thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng cho một tuyến đường sắt đô thị ở Việt Nam là một quá trình phức tạp và kéo dài, đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về luật pháp và các quy định chi phối quá trình này Các bước liên quan đến quy trình, từ

- Bước đầu tiên trong quy trình là quy trình thông báo, bao gồm việc chính phủ thông báo cho các bên liên quan về tuyến metro được đề xuất Điều này thường liên quan đến việc gửi thư cho chủ sở hữu đất, cũng như các bên liên quan khác như chính quyền địa phương, công ty tiện ích và các bên khác có thể bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng Thông báo phải bao gồm mô tả chi tiết về dự án được đề xuất, chi phí ước tính, thời hạn hoàn thành và bất kỳ tác động tiềm tàng nào đối với môi trường hoặc các khu vực xung quanh

- Bước thứ hai là quá trình đàm phán, bao gồm việc chính phủ đàm phán với các chủ sở hữu đất để đồng ý về một gói đền bù công bằng Điều này thường bao gồm sự kết hợp của các khoản thanh toán bằng tiền mặt, hỗ trợ tái định cư và các lợi ích khác như ưu đãi thuế Ngoài ra, chính phủ cũng có thể đưa ra các ưu đãi khác như cơ hội việc làm hoặc tiếp cận các dịch vụ công cộng Trong quá trình đàm phán, chính phủ cần đảm bảo rằng gói bồi thường là công bằng và hợp lý, và tất cả các bên đều hài lòng với các điều khoản

- Bước thứ ba là quy trình giải phóng mặt bằng, bao gồm việc chính phủ xin giấy phép cần thiết và sự chấp thuận của chính quyền địa phương để bắt đầu xây dựng Điều này thường liên quan đến việc xin giấy phép sử dụng đất, giấy phép xây dựng và bất kỳ giấy phép hoặc phê duyệt cần thiết nào khác Chính phủ cũng cần đảm bảo rằng tất cả các quy định về môi trường đều được tuân thủ và không gây thiệt hại cho khu vực xung quanh

- Bước thứ tư là quy trình chuyển giao quyền sở hữu, bao gồm việc chính phủ chuyển giao quyền sở hữu đất đai cho công ty vận hành tuyến tàu điện ngầm Điều này thường liên quan đến việc ký kết hợp đồng giữa hai bên, trong đó phác thảo các điều khoản và điều kiện của việc chuyển nhượng Sau khi việc chuyển giao hoàn tất, công ty tuyến tàu điện ngầm chịu trách nhiệm xây dựng và vận hành tuyến tàu điện ngầm

- Cuối cùng, bước thứ năm là hoàn thành dự án, bao gồm việc chính phủ đảm bảo rằng tuyến metro đang hoạt động và tất cả các biện pháp an toàn và an ninh cần thiết đều được áp dụng Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng tuyến tàu điện ngầm được bảo trì thường xuyên và tất cả các quy định về an toàn đều được tuân thủ

Tóm lại, quá trình thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng cho một tuyến metro ở Việt Nam là một quá trình phức tạp và kéo dài, đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về luật và các quy định chi phối quá trình này Vai trò của việc THĐ, BT & GPMB để xây dựng các dự án góp phần giảm ùn tắc giao thông với tình trạng như hiện nay Để phát triển khu vực về lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội Có thể nói, THĐ có hiệu quả có thể làm tăng phát triển vùng trong thời gian ngắn

2.2.2 Trình tự hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng Ở Việt Nam, đất đai là tài sản công, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất Vì vậy, để là người sử dụng đất hợp pháp thì người đang, đã và đang sử dụng đất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao quyền sử dụng đất Trên cơ sở đó, khi Nhà nước cần đất cho những nhu cầu hợp lý thì nhà nước thông qua các cơ quan chức năng THĐ [19]

Trình tự THĐ tổng thể được thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 được cụ thể bằng Hình 2.2 Các trình tự được thể hiện tại tuy nhiên tùy vào thuộc tính của từng dự án, từng khu vực có thể thay đổi một số bước nhưng vẫn theo quy định của Luật Đất đai 2013[19]

Hình 2.2.Trình tự thu hồi đất

Bước 1: Xác định chủ trương thu hồi đất và chuẩn bị hồ sơ địa chính

Bước 2: Trình chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng

Bước 3: Xây dựng, phê duyệt kế hoạch thu hồi đất; giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Bước 4: Thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Bước 5: Thông báo thu hồi đất

Bước 6: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Bước 7: Hoàn chỉnh, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư; quyết định thu hồi đất

Bước 8: Đăng ký kế hoạch vốn hàng năm

Bước 9: Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án được duyệt

Bước 10: Thực hiện công tác phóng mặt bằng

2.2.3 Hạn chế mục đích thu hồi đất bắt buộc

Khoản 3, Điều 54, Hiến pháp Việt Nam quy định Nhà nước THĐ để phát triển kinh tế xã hội như sau: Nhà nước THĐ của tổ chức, cá nhân sử dụng trong những trường hợp cấp thiết theo quy định của pháp luật vào mục đích quốc phòng, an ninh và xã hội phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia, công cộng [12] Trên cơ sở đó, Điều 61 và 62 Luật Đất đai 2013 đã liệt kê tất cả các trường hợp buộc THĐ [19] Tuy nhiên, bất chấp kỳ vọng của Quốc hội, những tranh luận về việc bắt buộc THĐ để phát triển kinh tế vẫn diễn ra Trên thực tế, hơn 70% các vụ khiếu kiện hàng năm ở Việt Nam liên quan đến pháp luật đất đai, đặc biệt là bồi thường, hỗ trợ và tái định cư [39] Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam vẫn sử dụng thuật ngữ “Thu hồi đất” và không có quy định cụ thể hướng dẫn phát triển kinh tế xã hội Kết quả là, dưới danh nghĩa kêu gọi đầu tư, chính quyền một số tỉnh đã THĐ không phải vì mục đích công cộng mà vì lợi ích thương mại Tóm lại, việc THĐ bắt buộc chủ yếu vì mục đích an ninh quốc gia và lợi ích công cộng được pháp luật quy định; các quốc gia khác mở rộng đến lợi ích quốc gia

2.2.4 Xác định rõ thủ tục thu hồi đất bắt buộc

Khoản 3, Điều 54, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: Việc THĐ phải công khai, minh bạch và được BT theo quy định của pháp luật Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 28 của Hiến pháp năm 2013 đã xác định: Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, trả lời các ý kiến, kiến nghị của công dân [12] Vì vậy, hoạt động quản lý nhà nước ở Việt Nam phải gắn với yếu tố công khai, minh bạch Công khai nghĩa là không bí mật để mọi người cùng biết; minh bạch là rõ ràng Khi đề cập đến công khai, minh bạch, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến vấn đề cơ hội, bình đẳng trong tiếp cận thông tin, độ tin cậy, tính nhất quán của thông tin, khả năng dự báo và tính cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và báo cáo những vi phạm về quản lý và sử dụng đất đai, bao gồm giám sát các hoạt động như THĐ, BT, HT và TĐC [19]

Thu hồi đất trên thế giới

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, Nhà nước THĐ của các chủ sở hữu đất đai cho công dân nhằm mục đích sử dụng công cộng, phát triển xã hội đã được thực hiện từ hàng trăm năm trước các nước tư bản, quyền sở hữu là quyền tự nhiên của con người và là quyền bất khả xâm phạm Vấn đề bắt buộc THĐ ở các nước này được tiếp cận từ góc độ chỉ bị buộc xâm phạm quyền sở hữu vì lợi ích chung Vì vậy, việc THĐ vẫn được thực hiện nhưng với những điều kiện rất khắt khe Tuyên ngôn Cách mạng Pháp 1789 nêu rõ Quyền bất khả xâm phạm và đáng sợ đối với tài sản, không ai phải tước đoạt nó, trừ những trường hợp công khai cần thiết rõ ràng, được xác định một cách hợp pháp và với điều kiện được BT chính đáng trước đó [35]

Bảng 2.4.Tổng hợp nội dung về công tác thu hồi đất tại một số quốc gia trên thế giới [36]

LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH

CÔNG TÁC THU HỒI ĐẤT PHƯƠNG PHÁP

Hiến pháp Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Luật hành chính

Chính sách hạn chế tối đa việc THĐ, GPMB cũng như hạn chế số hộ bị ảnh hưởng bởi việc này phải chuẩn bị chính sách đền bù, tính toán đầy đủ các lợi ích của nhà nước đảm bảo 6–10 lần Nếu không thể tránh khỏi việc THĐ thì Mức chi trả trợ cấp quyết toán từ 4–6 lần và mức chi trả tối đa cho mỗi hecta đất bị thu hồi không cao hơn 15 lần

THĐ bắt buộc là phổ biến trong thực tế

Nguyên tắc so sánh thị trường kinh tế

2 Malaysia Đạo luật THĐ năm

Tiếp cận thông tin và thủ tục minh bạch không được tham gia rộng rãi Một khoản thanh toán bổ sung, có thể là phần trăm giá trị, nên được trả cho tất cả các chủ sở hữu bất động sản Tiếp cận thông tin và thủ tục minh bạch không được tham gia rộng rãi

Giá trị thị trường thích hợp cho việc đền bù đất đai

Quyền được đền bù công bằng và minh bạch trong Đạo luật THĐ, thục hồi và TĐC

Sự phản kháng gay gắt do đền bù không thỏa đáng và mất kế mưu sinh của những hộ bị ảnh hưởng

Tiếp cận thông tin và thủ tục minh bạch không được tham gia rộng rãi

Giá trị thị trường xác định bằng cách kiểm tra các giao dịch mua bán và việc so sánh bán hàng được ưu tiên hơn

Mô tả pháp lý của Na Uy về việc mua lại bắt buộc tuân theo Hiến pháp của Vương quốc

Các phiên điều trần công khai và liên hệ cụ thể với các người sử dụng đất bị ảnh hưởng và được liên hệ 3 lần để xác nhận

Lợi ích của sản lượng điện và bản thân dự án được chia sẻ cho những người bị ảnh hưởng và các bên liên quan tham gia vào quá trình phát triển

Ngay cả trong quá trình tố tụng, thỏa thuận thường thành công Vụ việc bây giờ được đưa đến Định giá tòa án Để đạt được hệ thống đơn giá đất bền vững trong phát triển hạ tầng, sự tham gia các lỗ hổng tổng thể được xác định từ các phần trước như đã được xem xét là khía cạnh thực hiện của hệ thống đơn giá đất dựa trên các nguyên tắc hệ thống Quản trị tốt như pháp quyền, sự tham gia và tiếp cận các thông tin, thủ tục minh bạch và sự tương tác của các đơn vị liên quan Tóm tắt các vấn đề chính về quản lý đất đai và các chỉ số trong định giá, THĐ và BT đất được thể hiện trong Bảng 2.4

Các vấn đề về đơn giá đất như quy định của Pháp luật, thủ tục THĐ và cách tiếp cận đơn giá đất từ góc độ quản lý là quan trọng nhất đối với phát triển hạ tầng đô thị hiện đại

Sự tham gia của cộng đồng, tiếp cận thông tin và thủ tục minh bạch không bao gồm toàn bộ quá trình định giá và mua lại đất để phát triển cơ sở hạ tầng ở Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ Do đó, các dự án không thành công ở các nước đang phát triển Người ta thấy rằng các Quốc gia khác nhau đều có những cách thức khác nhau trong việc thực thi kế hoạch và THĐ cho cơ sở hạ tầng phát triển tùy thuộc vào sự sẵn lòng và khả năng của họ để xem xét các vấn đề đơn giá đất trong kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng

Lợi ích bản thân dự án được chia sẻ cho những người bị ảnh hưởng và các đơn vị liên quan tham gia thực hiện vào quá trình phát triển ở Na Uy Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, phần lớn đất đai bị thu hồi mà không có Quy hoạch toàn diện và sự tham gia rộng rãi hơn của các đơn vị liên quan Sự tham gia của các đơn vị liên quan khác nhau trong việc ra quyết định và thực hiện hệ thống đơn giá đất chưa rõ ràng [36]

Về đơn giá đất, thủ tục THĐ và cách tiếp cận đơn giá đất từ góc độ quản lý đối với phát triển hạ tầng đô thị hiện đại Tiếp cận thông tin và thủ tục minh bạch không bao gồm quá trình định giá và mua lại đất để phát triển hạ tầng cơ sở ở Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ [36] Do đó, ở các nước đang phát triển, sự không thành công của các dự án Chúng ta thấy rằng Nước trên thế giới khác nhau đều có những cách thức khác nhau trong việc thực thi kế hoạch và THĐ cho hạ tầng phát triển tùy thuộc vào sự sẵn lòng và khả năng của họ để xem xét các vấn đề đơn giá đất trong kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị cơ sở

Các quy trình THĐ rất khác nhau trên toàn thế giới, tùy thuộc vào khu vực tài phán và loại đất bị thu hồi Nói chung, quy trình có thể bao gồm các bước sau:

1 Xác định nhu cầu: Bước đầu tiên trong quy trình thu hồi đất là xác định nhu cầu về đất Điều này có thể bao gồm việc xác định mục đích của đất, kích thước của thửa đất và vị trí

2 Nghiên cứu đất đai: Khi đã xác định được nhu cầu, bước tiếp theo là nghiên cứu đất đai Điều này có thể bao gồm nghiên cứu các quy định phân vùng, nghiên cứu tiêu đề và nghiên cứu lịch sử môi trường và văn hóa của vùng đất

3 Đàm phán giá: Sau khi nghiên cứu xong, bước tiếp theo là đàm phán giá đất Điều này có thể bao gồm thương lượng với chủ sở hữu hiện tại của mảnh đất, cũng như bất kỳ bên nào khác có thể quan tâm đến mảnh đất

4 Hoàn tất giao dịch mua: Khi giá đã được thống nhất, bước tiếp theo là hoàn tất giao dịch mua Điều này có thể bao gồm việc ký một thỏa thuận mua bán, nhận tài chính và trả tiền mua đất

5 Chuyển quyền sở hữu: Sau khi hoàn tất việc mua bán, bước tiếp theo là chuyển quyền sở hữu mảnh đất Điều này có thể bao gồm việc đăng ký quyền sở hữu với chính quyền địa phương, cũng như xin mọi giấy phép và giấy phép cần thiết

Các nghiên cứu liên quan

Bảng 2.5.Các nghiên cứu nước ngoài

STT TÁC GIẢ TÊN NGHIÊN CỨU/ BÀI BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÃ

Yifan Zhu và cộng sự

“Key factors affecting land acquisition and compensation for public infrastructure projects in Australia” (Các yếu tố chính ảnh hưởng đến việc thu hồi đất và bồi thường cho các dự án cơ sở hạ tầng công cộng ở Úc) [43]

(1) “Chính sách”, (2) “pháp lý”, (3)”tài chính”, (4)“xã hội”, (5) “chính sách bồi thường”

“Land Acquisition Compensation in China – Problems & Answers”

(Đền bù thu hồi đất ở Trung Quốc – vấn đề & câu trả lời) [5]

(1) “Đặc điểm vị trí thu hồi”, (2) “tình trạng pháp lý”, (3) “công tác tuyên truyền”, (4) “giá trị tài sản”, (5) “chính sách bồi thường”

“Adequacy of Resettlement Scheme: A Post-Resettlement Review of Apo Resettlement Scheme Abuja Nigeria” (Sự phù hợp của kế hoạch tái định cư: Đánh giá sau tái định cư về kế hoạch tái định cư Apo Abuja Nigeria) [9]

(1) “Chính sách”, (2) “pháp lý”, (3) “vị trí thửa đất”

Girma Debele và cộng sự

“Determining factors affecting land acquisition for urban infrastructure projects in Ethiopia” (Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hồi đất cho các dự án cơ sở hạ tầng đô thị ở Ethiopia) [9]

(1) “Vị trí đất thu hồi”, (2) “pháp lý”, (3)

“giá thu hồi”, (4) “triển khai thực hiện”,

“Factors influencing foreign land acquisitions and sustainable development in Nigeria” (Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hồi đất nước ngoài và phát triển bền vững ở Nigeria) [43]

(1) “Các quy định và chính sách của Chính phủ”

6 Amarender Reddy và cộng sự (2018)

“Involuntary Resettlement as an Opportunity for Development: The Case of Urban Resettlers of the New Tehri Town” (Tái định cư bắt buộc như một cơ hội để phát triển: Trường hợp của những người tái định cư đô thị ở thị trấn Tehri mới) [1]

(1) “Khó khăn trong việc xác định người nhận tiền bồi thường, tái định cư”; (2) “ Điều kiên khu tái định cư”

Nana Akua Anyidoho và cộng sự

“An exploration of factors affecting compensation for land acquisition in Ghana: the case of the Bui Dam Project” (Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến bồi thường khi thu hồi đất ở Ghana: trường hợp Dự án Bui Dam) [22]

(1) “Đặc điểm vị trí dự án”, (2)”tình trạng pháp lý”, (3) “giá bồi thường”, (4) “chính sách bồi thường”, (5) “chính sách khen thưởng"

8 Subash Ghimire và các cộng sự (2017)

“Governance in Land Acquisition and Compensation for Infrastructure Development” (Quản trị thu hồi đất và bồi thường để phát triển cơ sở hạ tầng) [36]

(1) “Luật và các quy định”, (2) “thủ tục về đất thu hồi và đền bù” (3) “Các phương pháp đơn giá đất”

“Municipal Service Quality and Citizen Satisfaction in Southern Thailand” (Chất lượng dịch vụ đô thị và sự hài lòng của người dân ở miền Nam Thái Lan) [21]

(1) “pháp lý chính sách”, (2) “Sự phản hồi” (3) “điiều kiện tái định cư”, (4) “thu nhập”

Bảng 2.6.Các nghiên cứu trong nước

STT TÁC GIẢ TÊN NGHIÊN CỨU/

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐÃ

“Thu hồi đất theo Luật Đất đai 2013: Nghiên cứu trường hợp tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” [28]

(1)“Giá đền bù” (2) “Chính sách hiện hành”

Vũ T.T Thủy và các cộng sự (2022)

“Đánh giá thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” [40]

(1) “Giá đến bù”; (2) “Nguồn gốc đất”;

(3) “Yếu tố tuyên truyền vận động”

3 Nguyễn V Bài (2021) “Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng một số dự án thu hồi đất trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” [26]

(1) “Đơn giá bồi thường”; (2) “Nguồn gốc đất”

“Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả giải phóng mặt bằng tại tỉnh Hưng Yên” [8]

(1)”Địa chính”, (2) “pháp lý”, (3) “kinh tế”, (4) “xã hội”, (5) “chính sách bồi thường”

“Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, tại dự án tổ hợp bauxit - nhôm Lâm Đồng” [17]

(1) “Chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”; (2) “Mức giá bồi thường, hỗ trợ”; (3) “Thông tin thửa đất”; (4) “Giải quyết phàn nàn, khiếu nại”

“Sự hài lòng của người dân về bồi thường, giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng đô thị mới Phước Kiển - Nhơn Đức giai đoạn 1 tại huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh” [25]

(1) “Thủ tục pháp lý”; (2) “Giá bồi thường”; (3) “Tái định cư”; (4) “Độ tin cậy”; (5) “Năng lực phục vụ của nhân viên dự án”; (6) “Mức độ đồng cảm”; (7)

7 Nguyễn T T Hương và các cộng sự (2018)

“Giải pháp hoàn thiện công tác thu hồi đất cho phát triển cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định” [24]

(1) “Thủ tục quy định” (2) “Giá đất đền bù hỗ trợ”

8 Phan T.T Huyền và cộng sự (2018)

“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường, Giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố hà tĩnh, Tỉnh Hà Tĩnh” [30]

Nghiên cứu đưa ra 05 nhóm yếu tố:

“Nhóm yếu tố chính sách, pháp luật đất đai”: (1) “Quy hoạch, kế hoạch SDĐ” (2)

“Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” (3)

“Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ” (4) “Giải quyết khiếu nại, tố cáo đất đai”

“Nhóm yếu tố tài chính”: (5) “Giá đất bồi thường” (6) “Giá bồi thường tài sản” (7)

“Nhóm yếu tố về thửa đất”: (8) “Vị trí, khả năng sinh lợi” (9) “Diện tích” (10) “Mục đích SDĐ” (11) “Yếu tố pháp lý của thửa đất”

“Nhóm yếu tố liên quan đến người SDĐ”:

(12) “Thu nhập của người dân” (13)

“Trình độ dân trí” (14) “Hiểu biết pháp luật về đất đai”

“Nhóm yếu tố tổ chức thực hiện”: (15)

“Xây dựng phương án bồi thường, GPMB” (16) “Triển khai công tác bồi thường, GPMB” (17) “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai” (18) “Khả năng xử lý công việc của cán bộ chuyên môn”

Tham khảo ý kiến chuyên gia

Nhằm đảm bảo tính đúng đắn các câu hỏi được hỏi trong bảng khảo sát, có thể nói, mỗi khu vực, mỗi vùng miền đều có điều kiện kinh tế xã khác nhau Để có thể chắn chắc các nhân tố này là phù hợp, nghiên cứu thực hiện bước tham khảo ý kiến của 5 chuyên gia có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực BT, GPMB là những người thường tiếp xúc với người dân bị ảnh hưởng bởi công tác THĐ (02 chuyên gia từ Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10; 02 chuyên gia là cán bộ địa chính xây dựng – môi trường Phường 12, Quận 10 và 01 chuyên gia là cán bộ địa chính xây dựng – môi trường Phường

Sau khi được trình bày nội dung và các đối tượng khảo sát hướng tới, các chuyên gia vận dụng các kinh nghiệm và thực tế tiếp xúc với người dân đã chỉnh sửa, bổ sung các từ ngữ địa phương để người đọc có thể hiểu được hết ý nghĩa các yếu tố các chuyên gia cũng thêm 02 yếu tố vào nhóm Tài chính: “Thời gian thực hiện GPMB kéo dài quá lâu (≥ 02 năm) nhưng chưa có quy định điều chỉnh đơn giá” và “Tổng chi phí thực hiện công tác GPMB vượt mức dự toán”

Tổng hợp các yếu tố gây ảnh hưởng thu hồi đất

Từ việc kết hợp các nghiên cứu trước liên quan và tham khảo ý kiến chuyên gia Luận văn đưa ra các yếu tố gây ảnh hưởng trong công tác THĐ trong phát triển đô thị như sau:

2.6.1 Nhóm yếu tố: “Pháp luật và chính sách” gồm có 4 yếu tố thành phần, chi tiết thể hiện tại Bảng 2.7

Bảng 2.7 Nhóm yếu tố “Pháp luật và chính sách”

STT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

1 “Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương”

2 “Luật và các quy định về đất đai”

3 “Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư”

4 “Chính sách khen thưởng người dân sớm bàn giao mặt bằng”

- “Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương” vai trò rất quan trọng trong quá trình thu hồi đất và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất Nếu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được lập trình hợp lý và đúng quy trình, sẽ giúp cho quá trình thu hồi đất trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn Tuy nhiên, nếu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất không được lập trình đúng quy trình hoặc không phù hợp với tình hình thực tế, sẽ gây ra nhiều tranh chấp và khó khăn trong quá trình thu hồi đất

- “Luật và các quy định về đất đai” Nếu quy định này quá phức tạp hoặc không rõ ràng, điều này có thể làm chậm quá trình thu hồi đất và khiến cho việc thực hiện các chính sách này trở nên đắt đỏ hơn Luật và các quy định về đất đai quy định quyền sở hữu đất đai của người dân và các tổ chức Nếu các quy định này không rõ ràng hoặc không được thực hiện đầy đủ, điều này có thể dẫn đến các tranh chấp về quyền sở hữu đất đai và làm chậm quá trình thu hồi đất Giá đất và chính sách bồi thường: Luật và các quy định về đất đai quy định giá đất và chính sách bồi thường khi thu hồi đất Nếu giá đất và chính sách bồi thường không hợp lý hoặc không đáp ứng được nhu cầu của người dân, điều này có thể khiến quá trình thu hồi đất trở nên khó khăn hơn Đất đai trong quy hoạch: Luật và các quy định về đất đai quy định việc sử dụng đất đai trong các kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

- “Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư” Sự phức tạp của chính sách: Các chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phức tạp có thể làm cho việc thực hiện chúng trở nên khó khăn Nếu các chính sách này quá phức tạp, điều này có thể làm chậm quá trình thu hồi đất và khiến cho việc thực hiện các chính sách này trở nên đắt đỏ hơn

Sự đồng ý của người dân: Việc thu hồi đất phụ thuộc vào sự đồng ý của người dân Nếu người dân không đồng ý với chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, điều này có thể gây ra các tranh chấp và khiến quá trình thu hồi đất trở nên khó khăn hơn Chất lượng của chính sách: Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được thiết kế sao cho phù hợp với tình hình thực tế của khu vực đó Nếu chính sách không phù hợp hoặc không đáp ứng được nhu cầu của người dân, điều này có thể khiến quá trình thu hồi đất trở nên khó khăn hơn

- “Chính sách khen thưởng người dân sớm bàn giao mặt bằng” là một biện pháp tích cực để khuyến khích người dân hợp tác trong quá trình thu hồi đất Tuy nhiên, việc ảnh hưởng đến thu hồi đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự hiểu biết, quan điểm của người dân về quy hoạch, công trình cần thiết được xây dựng trên đất đó, sự đồng ý của họ với giá cả và điều kiện bồi thường, và sự tin tưởng của họ đối với cơ quan chính quyền

2.6.2 Nhóm yếu tố: “Đơn vị thực hiện” gồm có 5 yếu tố thành phần, chi tiết thể hiện tại Bảng 2.8

Bảng 2.8 Nhóm yếu tố “đơn vị thực hiện”

STT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

1 “Công tác tuyên truyền, vận động người dân tại khu vực dự án bị GPMB”

2 “Công tác triển khai thực hiện của cơ quan nhà nước quản lý tại địa phương”

3 “Công tác hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương”

4 “Công tác cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện quyết đoán, triệt để”

5 “Khó khăn trong việc xác định người nhận tiền bồi thường”

- “Công tác tuyên truyền, vận động người dân tại khu vực dự án bị GPMB” Nếu công tác này được thực hiện đầy đủ, hiệu quả của việc thu hồi đất sẽ được nâng cao Người dân sẽ hiểu rõ về quy trình và quy định giải phóng mặt bằng, từ đó sẽ đồng ý cộng tác và hỗ trợ cho quá trình thu hồi đất diễn ra thuận lợi hơn Nếu công tác tuyên truyền và vận động không được thực hiện tốt, người dân sẽ không hiểu rõ về quá trình thu hồi đất, có thể phản đối và gây ra trở ngại cho quá trình thu hồi đất Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của việc thu hồi đất, kéo dài thời gian thực hiện dự án

- “Công tác triển khai thực hiện của cơ quan nhà nước quản lý tại địa phương” Thời gian giải quyết hồ sơ giải phóng mặt bằng: Nếu cơ quan nhà nước quản lý tại địa phương triển khai và thực hiện chậm chạp, thủ tục phức tạp và khó khăn trong việc giải quyết hồ sơ giải phóng mặt bằng, quá trình thu hồi đất sẽ bị kéo dài và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình này Mức độ giải phóng mặt bằng: Cơ quan nhà nước quản lý tại địa phương phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đầy đủ, chính xác và đảm bảo quyền lợi cho người dân

- “Công tác hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương” Giúp người dân hiểu rõ quy trình giải phóng mặt bằng: Nếu người dân được tuyên truyền đầy đủ về quy trình giải phóng mặt bằng, họ sẽ dễ dàng hiểu và chấp nhận quá trình này Điều này giúp cho quá trình giải phóng mặt bằng diễn ra nhanh chóng hơn Giúp người dân đồng ý với mức giá bồi thường: Nếu người dân được tuyên truyền đầy đủ về giá bồi thường và hiểu rõ cách tính toán giá này, họ sẽ dễ dàng đồng ý hơn Giúp người dân tìm được những giải pháp mới: Nếu người dân được tuyên truyền đầy đủ về kế hoạch phát triển khu vực sau khi giải phóng mặt bằng, họ sẽ tìm được những giải pháp mới để cải thiện cuộc sống của mình

- “Khó khăn trong việc xác định người nhận tiền bồi thường” Khó khăn trong việc xác định quyền sở hữu đất: Khi một khu đất bị thu hồi, việc xác định chủ sở hữu đất có thể là một vấn đề phức tạp, đặc biệt là trong những trường hợp mà đất đã được chia nhỏ hoặc được chuyển nhượng nhiều lần Trong trường hợp này, việc xác định người nhận tiền bồi thường có thể trở nên khó khăn

2.6.3 Nhóm yếu tố: “Tài chính” gồm có 5 yếu tố thành phần, chi tiết thể hiện tại Bảng 2.9

Bảng 2.9 Nhóm yếu tố “Tài chính”

STT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

1 “Nguồn vốn sử dụng của dự án”

3 “Thời gian thực hiện GPMB kéo dài quá lâu (≥ 02 năm) nhưng chưa có quy định điều chỉnh đơn giá”

4 “Tổng chi phí thực hiện công tác GPMB vượt mức dự toán”

- “Nguồn vốn sử dụng của dự án” (bao gồm cả vốn nhà nước và vốn nhà đầu tư) cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi đất Trong trường hợp dự án sử dụng vốn nhà nước, ngân sách nhà nước sẽ phải cân đối và quản lý nguồn vốn một cách hợp lý, đảm bảo đủ kinh phí cho các công tác giải phóng mặt bằng Nếu kinh phí không đủ hoặc không được quản lý tốt, quá trình giải phóng mặt bằng có thể bị kéo dài hoặc không đạt được kết quả như mong đợi, ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi đất Trong khi đó, với dự án sử dụng vốn nhà đầu tư, việc thu hồi đất có thể phụ thuộc vào tính khả thi của dự án, đặc biệt là trong việc thu hồi lợi nhuận để đầu tư trở lại Nếu dự án không đạt được kết quả kinh doanh như kỳ vọng hoặc đầu tư ban đầu quá lớn, việc thu hồi đất có thể bị ảnh hưởng và làm giảm hiệu quả đầu tư

- “Mức giá bồi thường” ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi đất: mức giá bồi thường có thể ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi đất Cụ thể, nếu giá bồi thường quá thấp, người sở hữu đất có thể không đồng ý nhượng lại đất của họ, hoặc họ có thể yêu cầu mức giá cao hơn để đảm bảo được sự công bằng trong thương thảo Tuy nhiên, nếu giá bồi thường quá cao, chính phủ hoặc các tổ chức thu hồi đất có thể gặp khó khăn trong việc thu hồi đất do chi phí thu hồi trở nên quá cao Điều này có thể dẫn đến tình trạng tiêu cực như tăng chi phí đầu tư, giảm động lực đầu tư, và tăng tỷ lệ thất thoát ngân sách

- “Thời gian thực hiện GPMB kéo dài quá lâu (≥ 02 năm) nhưng chưa có quy định điều chỉnh đơn giá” Thời gian thực hiện giải phóng mặt bằng kéo dài quá lâu có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi đất, đặc biệt là trong trường hợp giá đất tăng cao trong khoảng thời gian đó Nếu không có quy định điều chỉnh đơn giá, giá đất cũng như giá bồi thường sẽ không phản ánh được giá trị thực tế của đất và có thể khiến cho người dân không được hưởng lợi công bằng

- “Tổng chi phí thực hiện công tác GPMB vượt mức dự toán” có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình thu hồi đất Nếu chi phí vượt quá dự toán ban đầu, tổng chi phí thu hồi đất sẽ tăng lên, dẫn đến mức chi phí đầu tư cao hơn, giảm hiệu quả đầu tư và đẩy lùi thời gian hoàn vốn Điều này có thể gây khó khăn cho chính phủ và các tổ chức thu hồi đất trong việc quản lý tài chính, đồng thời cũng ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ triển khai dự án

2.6.4 Nhóm yếu tố: “Thông tin thửa đất” gồm có 5 yếu tố thành phần, chi tiết thể hiện tại Bảng 2.10

Bảng 2.10 Nhóm yếu tố “thông tin thửa đất”

STT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

1 “Pháp lý của thửa đất”

4 “Diện tích khu vực GPMB lớn”

5 “Mật độ dân cư của khu vực thực hiện dự án”

- “Pháp lý của thửa đất”: Pháp lý liên quan đến quy trình và thủ tục pháp lý để giải phóng mặt bằng, bao gồm các quy định về giá cả, quyền sử dụng đất và các quy định liên quan khác Việc hiểu rõ về pháp lý giúp cho quá trình thu hồi đất được tiến hành theo đúng quy trình và giải quyết các tranh chấp pháp lý liên quan đến giải phóng mặt bằng

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, cụ thể là:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Tìm hiểu, tổng hợp các yếu tố từ các nghiên cứu trước đây và tập hợp các yếu tố, phân nhóm Để có thể tương thích và phù hợp với từng địa phương, nghiên cứu hỏi ý kiến 05 chuyên gia trong ngành trực tiếp tác nghiệp, thỏa thuận và làm việc với những người dân bị ảnh hưởng ở các dự án khác tại Quận 10 có liên quan về THĐ để điều chỉnh, bổ sung và chỉnh sửa từ ngữ các biến quan sát, xây dựng thang đo sơ bộ về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác THĐ

Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để xây dựng, kiểm định thang đo và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác THĐ Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức được thể hiện thông qua bảng khảo sát khảo sát câu hỏi (theo mẫu chọn n = 121) bởi những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án tuyến metro số 2 tại đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, 13, 15, Quận 10 và cán bộ các phòng ban chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước Quận 10 tham gia thực hiện quá trình THĐ, BT và GPMB Dữ liệu thu thập được xử lý bằng SPSS20

Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ được thực hiện theo hai bước:

- Bước 1: Dựa vào tổng quan lý thuyết và ý kiến chuyên gia để xác định các biến liên quan

- Bước 2: Từ danh sách các biến đã được xác định ở trên, tiến hành lập thành bảng câu hỏi Sau đó sử dụng bảng câu hỏi này để thu thập dữ liệu

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu

Tham khảo các nghiên cứu trước trong và ngoài nước

Xác định yếu tố ảnh hưởng đến thu hồi đất

Tham khảo ý kiến chuyên gia và những người có kinh nghiệm

Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát

Hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức và tiến nhà khảo sát thu thập số liệu

Xử lý, Phân tích dữ liệu bằng SPSS,

EXCEL Đưa ra kết quả phân tích

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Thu hồi đất trong phát triển đô thị

Tiến hành khảo sát thử Chỉnh sửa

Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa trên bảng tổng hợp các nguyên nhân của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những người có kinh nghiệm trong việc thực hiện THĐ, BT, GPMB để thiết kế bảng câu hỏi

Bố cục bảng câu hỏi như sau:

- Phần giới thiệu: Giới thiệu tên đề tài, mục đích của cuộc khảo sát để người được khảo sát hiểu và hợp tác cho nghiên cứu này

- Phần A: Trình bày những yếu tố ảnh hưởng đến việc THĐ, BT, GPMB và các mục trả lời theo 5 mức độ của thang đo Likert để đánh giá mức độ ảnh hưởng

- Phần B: Phần thông tin chung, phần này nhằm mục đích thu thập khái quát thông tin về người tham gia thực hiện khảo sát, nhưng đây cũng được xem là một phần quan trọng trong việc quyết định kết quả khảo sát

Bảng câu hỏi chi tiết được đính kèm trong Phụ lục số 2

Mẫu nghiên cứu

- Nhóm 1: Những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án đầu tư xây dựng tuyến metro số 2, Quận 10, TP.HCM;

- Nhóm 2: Các cán bộ làm việc tại:

+ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực Quận 10

+ Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng Quận 10

+ Phòng Tài nguyên môi trường Quận 10

+ Ủy ban nhân dân Phường 12, Phường 13

3.4.2 Xác định kích thước mẫu

Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy tuyến tính Đối với những phân tích này đòi hỏi phải có một cỡ mẫu đủ lớn Theo Hair (2014) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, Hoelter và Gorsuch cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là

200 [27] Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), quy tắc kinh nghiệm để xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thì thông thường số quan sát (kích thước

(1) = Rất không ảnh hưởng (2) = Không ảnh hưởng (3) = Bình thường (4) = Khá ảnh hưởng (5) = Rất ảnh hưởng mẫu) ít nhất phải bằng 5 lần số biến trong phân tích nhân tố [13] Nghiên cứu đạt kết quả cao và có giá trị khi mẫu được thu thập, phân tích phải có tính đại diện cho tổng thể

Vì vậy số lượng mẫu giữ vai trò quan trọng quyết định kết quả của nghiên cứu Theo như nghiên cứu này có 23 biến quan sát thì số lượng mẫu tối thiểu cần thiết là 115 mẫu Qua kết quả khảo sát, thu thập được 121 bảng khảo sát

Phương pháp lấy mẫu được sử dụng là lấy mẫu thuận tiện (convenience sampling)

Vì đối tượng để thu thập dữ liệu là những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án tuyến Metro số 2 và những cán bộ làm việc liên quan đến công tác THĐ nên được khảo sát trực tiếp có cấu trúc là cách thức thu thập dữ liệu thích hợp.

Phương thức thu thập dữ liệu

Bảng câu hỏi được chuyển trực tiếp đến người khảo sát, trong đó các nhóm đối tượng được hướng đến trong nghiên cứu là những người dân bị ảnh hưởng bởi dự án tuyến metro số 2, Quận 10 trên đường Cách Mạng Tháng Tám và những người tham gia công tác THĐ, BT và GPMB ở các phòng, ban chuyên môn và các cơ quan quản lý nhà nước tại Quận 10;

Kết quả thu được: 150 bảng câu hỏi được phát đi và kết quả thu lại được 132 bảng câu hỏi chiếm tỷ lệ 88%, trong đó có 121 bảng trả lời hợp lệ, còn 11 bảng trả lời không hợp lệ.

Phân tích dữ liệu

Nội dung, phương pháp và công cụ phân tích kết quả nghiên cứu (xem bảng 3.1)

Bảng 3.1.Tổng hợp nội dung, phương pháp và công cụ phân tích [13]

STT NỘI DUNG/ PHÂN TÍCH DỮ

LIỆU PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ

1 Phân tích thống kê mô tả

- Thể hiện qua biểu diễn dữ liệu: Bảng biểu, đồ thị và tổng hợp dữ liệu, tính các tham số mẫu như trung bình mẫu, phương sai mẫu

- Sử dụng phần mềm SPSS22

2 Phân tích độ tin cậy - Hệ số Cronbach’s alpha

- Sử dụng phần mềm SPSS22

STT NỘI DUNG/ PHÂN TÍCH DỮ

LIỆU PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ

- Rút gọn & phân nhóm các yếu tố mới phù hợp với dữ liệu khảo sát thực tế (Nhận diện các nhân tố giải thích cho biến thành phần)

- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

- Sử dụng phần mềm SPSS22

4 -Kiểm định mô hình, giả thuyết

- Xác định mức độ ảnh hưởng

-Phân tích tương quan Pearson -Phân tích hồi quy tuyến tính -Sử dụng phần mềm SPSS22

3.6.1 Trị trung bình, xếp hạng các nhân tố:

Theo mức đánh giá của thang đo Likert năm mức độ của người được khảo sát, trị trung bình mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản lý chi phí được sử dụng để phân tích các nội dung sau:

- Sắp xếp được thứ hạng của các yếu tố theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp

- Phân tích, dùng lý luận kết hợp với thực tế giải thích vị trí thứ hạng của các nhân tố

- Đưa ra các nhận xét đánh giá về trị trung bình của các nhân tố

3.6.2 Phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha:

Hệ số Cronbach’s alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau [13]

Khi đánh giá thang đo, cần phải dùng Cronbach’s alpha để loại bỏ các biến rác trước khi thực hiện EFA Nếu không theo trình tự này các biến rác có thể tạo thành các yếu tố giả (Artifical factors) [27]

Hệ số Cronbach’s alpha được tính theo công thức sau: [7]

𝛿 𝑋 2 ] Trong đó: α: Hệ số Cronbach’s alpha

K: Số biến quan sát trong thang đo δ Y 2 i : Phương sai của biến quan sát thứ i

𝛿 𝑋 2 : Phương sai của tổng thang

Bảng 3.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo với các tiêu chuẩn

STT NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

Có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là cùng đo lường một nội dung nào đó) Hiện tượng này gọi là hiện tượng trùng lặp trong đo lường (redundancy) [7]

2 Hệ số Cronbach alpha ϵ [0.70 – 0.90] Thang đo có độ tin cậy tốt [13]

3 Nếu Cronbach alpha ≥ 0.60 Thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy [29]

4 Hệ số tương quan biến tổng hiệu chỉnh

(corrected item total correlation) ≥ 0.3 Đạt yêu cầu [29]

3.6.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis):

EFA là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau (interdependence technique), không có sự phân biệt biến phụ thuộc hay biến độc lập, trong đó toàn bộ các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F= 1

- Tổng phương sai trích Variance extracted >= 50% [2]

Các tác giả Mayers và cộng sự (2006) đề cập rằng: Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất

Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA [11]:

- Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu

- Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng

- Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn

Hệ số factor loading được chọn theo cỡ mẫu: với cỡ mẫu 121 thì factor loading phải lớn hơn 0.5 [11]

3.6.4 Phân tích tương quan PEARSON và hồi quy tuyến tính a Phân tích tương quan Pearson

Phân tích tương quan là phương pháp sử dụng một thông số thống kê có tê là hệ số tương quan Pearson (ký hiệu là r) để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng Trị tuyệt đối của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính Giá trị tuyệt đối của r tiến gần đến 1 khi hau biến có mối tương quan tuyến tính chặt chẽ Giá trị r = 0 chỉ ra rằng hai biến không có mối liên hệ tuyến tính b Phân tích hồi quy tuyến tính (đa biến)

Phân tích hồi quy đa biến là một phương pháp được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến có dạng:

Mục đích của việc phân tích hồi quy là dự đoán mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong một phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập Các tham số thống kê quan trọng trong phân tích hồi quy đa biến bao gồm:

Hệ số hồi quy riêng phần 𝛽 𝑛 : là hệ số đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình

Y khi 𝑋 𝑛 thay đổi một đơn vị, giữ các biến độc lập còn lại không đổi

Hệ số biến thiên 𝑅 2 : hệ số xác định tỷ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong phương trình hồi quy Đó cũng là thông số đo lường độ thích hợp của đường hồi quy theo quy tắc 𝑅 2 càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng thích hợp, 𝑅 2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu Tuy nhiên,

𝑅 2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong mô hình Trong tình huống này 𝑅 2 điều chỉnh (Adjusted R square) được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến vi nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của 𝑅 2

Kiểm định F trong bảng phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể Nếu giả thuyết 𝐻 0 của kiểm định

F bị bác bỉ thì có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính đa biến phù hợp với tập dữ liệu có thể sử dụng được [13]

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Dữ liệu được thu thập từ các cá nhân của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi tuyến metro số 2 và những cán bộ làm việc trong lĩnh vực THĐ, BT và GPMB tại Quận 10 Có 150 bảng câu hỏi được phát đi và kết quả thu lại được 132 bảng câu hỏi chiếm tỷ lệ 88%, trong đó có 121 bảng trả lời đạt yêu cầu, còn 11 bảng khảo sát trả lời không hợp lệ Sau khi thống kê Vậy tổng số bảng câu hỏi đạt yêu cầu để thực hiện phân tích là 132, đủ tiêu chuẩn cỡ mẫu đã đề ra

Sau khi tổng hợp và phân tích số liệu ta có các bảng, biểu đồ sau:

Bảng 4.1.Thống kê giới tính

Nhóm tuổi Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ tích lũy %

Nhận xét: Qua biểu đồ ở Bảng 4.1 cho thấy, đối tượng khảo sát là Nam giới nhiều hơn Nữ giới, nam chiếm 66,9%, nữ chỉ chiếm 33,1%

Bảng 4.2.Thống kê trình độ học vấn

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ tích lũy %

Trung cấp/cao đẳng 9 7,4 8,3 Đại học 91 75,2 83,5

Nhận xét: Qua biểu đồ ở Bảng 4.2 cho thấy, đối tượng khảo sát là ở trình độ Đại học chiếm đa số khoảng 75,2% với 91 người, thấp nhất là trình độ trung học phổ thông chỉ chiếm 0,8% chỉ có 1 người Theo thứ tự giảm dần là Sau đại học 16,5% và trung cấp/cao đăng 7,4% Với phần lớn đối tượng khảo sát có trình độ đại học và cao học thì có thể các đánh giá, lựa chọn nhận định về các yếu tố ảnh hưởng có khả năng phù hợp

Bảng 4.3.Bảng thống kê nghề nghiệp

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ % Tỷ lệ tích lũy %

Công chức/Viên chức nhà nước 79 65,3 66,1

Nhận xét: Qua biểu đồ ở Bảng 4.3 cho thấy, đối tượng khảo sát là công chức/ viên chức nhà nước chiếm đa số 63,5%, có thể thấy đánh giá đưa ra sẽ phù hợp với đề tài nghiên cứu Chiếm tỷ lệ thứ 2 là nghề nghiệp kinh doanh, vì đa số các người dân ảnh hưởng bởi dự án họ làm kinh doanh, mua bán cho thuê mặt bằng tại khu vực phạm vi bị ảnh hưởng.

Xếp hạng các nhân tố theo giá trị trung bình MEAN

Bảng 4.4 Bảng xếp hạng trị trung bình của nhóm yếu tố PL

Ký hiệu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hạng

Theo bảng 4.4 thì yếu tố PL2 có tác động lớn nhất trong nhóm PL trong đó yếu tố PL2 có tác động lớn nhất, tiếp theo là biến PL3 rồi đến PL4, và cuối cùng là yếu tố PL1

Bảng 4.5 Bảng xếp hạng trị trung bình của nhóm yếu tố DV

Ký hiệu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hạng

Theo bảng 45, yếu tố DV5 có tác động lớn nhất trong nhóm yếu tố DV Yếu tố cũng có tác động không nhỏ tiếp theo là DV2, công tác triển khai ì ạch, dẫn đến chậm tiến độ của cả giai đoạn

➔ Trong nhóm yếu tố, có biến DV4 có giá trị trung bình = 2,87 < 3 nên loại

DV4 = “Công tác cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất thực hiện quyết đoán, triệt để” Việc cưỡng chế để thực hiện có thể nói là phương án xấu nhất trong quá trình thực hiện thu hồi Với những hộ dân có thể bị vi phạm hoặc chống đối các đơn vị thực hiện nhiều lần mới thực hiện cưỡng chế Từ đó cho thấy, trong dự án tuyến metro số 2 tại Quận 10 có thể rất hiếm hoặc không có trường hợp nào bị cưỡng chế

Bảng 4.6 Bảng xếp hạng trị trung bình của nhóm TC

Ký hiệu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hạng

Qua bảng 4.6 cho thấy, yếu tố TC2 có tác động lớn đến hiệu quả quá trình THĐ, có thể nói sự thỏa thuận giá đền bù cho người dân bị ảnh hưởng nhiều, người dân không hài lòng với giá đền bù nên có thể gây mất thời gian trong giải quyết và dẫn đến tiến độ của công tác THĐ bị ảnh hưởng yếu tố TC3 cũng có tác động không nhỏ đến hiệu quả của công tác THĐ, thời gian GPMB kéo dài quá lâu, dẫn đến thời điểm lúc phê duyệt không còn phù hợp so với hiện tại, có thể thay đổi nhiều ít

Bảng 4.7 Bảng xếp hạng trị trung bình của nhóm TD

Ký hiệu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hạng

Qua bảng 4.7, yếu tố TD4 có tác động lớn nhất trong nhóm, tiếp theo là TD3 có tác động lớn cũng không kém

Bảng 4.8 Bảng xếp hạng trị trung bình của nhóm NSD

Ký hiệu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hạng

Quang bảng 4.8, yếu tố NSD2 có tác động lớn nhất, tiếp theo là NSD1

➔ Trong nhóm yếu tố, có biến NSD3 có giá trị trung bình = 2,44 < 3 nên loại

NSD3 = “Phong tục tập quán và tính cách của người dân địa phương” Yếu tố này cho thấy, tai dự án xây dựng tuyến metro sô 2 ở Quận 10 trong công tác thu hồi, cho dù người bị ảnh hưởng bởi dự án có phong tục tạp quán như thế nào, tính cách vẫn không ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi đất

Từ giá trị trung bình, đã loại 2 biến có giá trị trung bình nhỏ hơn 3 trong tổng 23 biến Như vậy còn 21 biến sẽ tiếp tục được phân tích được thể hiện tại bảng 4.9

Bảng 4.9 Bảng tổng hợp các yếu tố độc lập sau khi loại giá trị trung bình

TRUNG BÌNH ĐỘ LỆCH CHUẨN

TRUNG BÌNH ĐỘ LỆCH CHUẨN

Bảng 4.10 Bảng tổng hợp các yếu tố phụ thuộc

Ký hiệu Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Hạng

Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

Kiểm tra độ tin cậy của thang đo, khi thang đo tin cậy thì những kết quả thu nhận được mới tin cậy Mục đích của việc kiểm tra thang đo là kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của thang đo trước khi phân tích

4.3.1 Các biến độc lập a Nhóm PL

Bảng 4.11 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhóm PL

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả từ bảng 4.11 cho thấy:

- Hệ số Cronbach’s Alpha nhóm = 0.760 > 0.6;

- Các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3;

- Hệ số Conbach’s alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.760 (hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm)

➢ Qua kết quả cho thấy dữ liệu có độ tin cậy cao và có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên tiếp tục được sử dụng để phân tích tiếp theo b Nhóm DV

Bảng 4.12 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhóm DV

Cronbach's Alpha if Item Deleted

Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy:

- Các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3;

- Hệ số Conbach’s alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.757 (hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm)

➢ Qua kết quả cho thấy dữ liệu có độ tin cậy cao và có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên tiếp tục được sử dụng để phân tích tiếp theo c Nhóm TC

Bảng 4.13 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhóm TC

Cronbach’s Alpha if Item Deleted

Kết quả từ bảng 4.13 cho thấy:

- Các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3;

- Hệ số Conbach’s alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.784 (hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm)

➢ Qua kết quả cho thấy dữ liệu có độ tin cậy cao và có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên tiếp tục được sử dụng để phân tích tiếp theo d Nhóm TD

Bảng 4.14 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhóm TD

Cronbach’s Alpha if Item Deleted

Kết quả từ bảng 4.14 cho thấy:

- Các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3;

- Hệ số Conbach’s alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.813 (hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm)

➢ Qua kết quả cho thấy dữ liệu có độ tin cậy cao và có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên tiếp tục được sử dụng để phân tích tiếp theo e Nhóm NSD

Bảng 4.15 Kiểm định độ tin cậy của thang đo nhóm NSD

Cronbach’s Alpha if Item Deleted

Kết quả từ bảng 4.15 cho thấy: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.813 > 0.6; Các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3;

- Hệ số Conbach’s alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.813 (hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm)

➢ Qua kết quả cho thấy dữ liệu có độ tin cậy cao và có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên tiếp tục được sử dụng để phân tích tiếp theo

Bảng 4.16 Kiểm định độ tin cậy của thang biến phụ thuộc HQ

Cronbach’s Alpha if Item Deleted

Kết quả từ bảng 4.16 cho thấy:

- Các hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3;

- Hệ số Conbach’s alpha nếu loại biến tương ứng trong nhóm đều nhỏ hơn 0.834 (hệ số Cronbach’s alpha tổng của nhóm)

➢ Qua kết quả cho thấy dữ liệu có độ tin cậy cao và có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên tiếp tục được sử dụng để phân tích tiếp theo.

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Tiến hành phân tích với 21 biến sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo cùng với phương pháp trích Principal components với phép quay Varimax

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Từ bảng 4.17 kiểm định KMO and Bartlett's Test cho ta thấy:

- Hệ số KMO = 0.785 > 0.5 vì vậy sử dụng phân tích nhân tố cho nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp

- Kiểm định Bartlett’s test với mức ý nghĩa Sig = 0.00 < 0.05, cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và phân tích nhân tố EFA là thích hợp

Vì bác bỏ giả thuyết Ho (Giả thiết Ho: các biến không có mối tương quan trong tổng thể)

Bảng 4.18 Phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Extraction Method: Principal Component Analysis

Từ bảng 4.18 cho thấy: Dữ liệu dung để phân tích nhân tố hoàn thoàn phù hợp:

- Tại Eigenvalue = 1.239 (1.239 > 1 đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, thì nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất)

- Tổng phương sai trích được là 61.339 % (> 50)

Bảng 4.19 Ma trận xoay kết quả EFA

Theo bảng 4.19, hệ số tải Factor Loading của các biến quan sát trong ma trận xoay đều lớn hơn 0.5, như vậy các biến quan sát này đều có ý nghĩa đóng góp vào mô hình

Bảng 4.20 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling

Kết quả từ bảng 4.20 cho thấy:

- Hệ số KMO = 0.859 > 0.5 vì vậy sử dụng phân tích nhân tố cho nghiên cứu này là hoàn toàn phù hợp

- Kiểm định Bartlett’s test với mức ý nghĩa Sig = 0.00 < 0.05, cho thấy các biến quan sát có tương quan với nhau

Bảng 4.21 Phần trăm giải thích cho các biến và tổng phương sai trích

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared

Extraction Method: Principal Component Analysis

Kết quả từ bảng 4.21 cho thấy: Dữ liệu dung để phân tích nhân tố hoàn thoàn phù hợp:

- Tổng phương sai trích được là 60.633 % (> 50%) Dữ liệu để phân tích nhân tố EFA hoàn toàn phù hợp

Bảng 4.22 Ma trận kết quả EFA

Kiểm định mô hình

Sau khi thực hiện việc xác định độ tin cậy và kiểm định của các thang đo, nghiên cứu đã xác định được 5 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả THĐ Trước khi kiểm định tương quan, phân tích hồi quy, tiến hành định danh lại giá trị nhân tố mới bằng giá trị trung bình của các biến quan sát thành phân thuộc nhóm nhân tố đó

PL = mean (PL1; PL2; PL3; PL4)

DV = mean (DV1; DV2; DV3; DV5)

TC = mean (TC1; TC2; TC3; TC4)

TD = mean (TD1; TD2; TD3; TD4; TD5)

NSD = mean (NSD1; NSD2; NSD4; NSD5)

HQ = mean (HQ1; HQ2; HQ3; HQ4; HQ5)

Phân tích hồi quy nhằm xác định sự tương quan tuyến tính và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi đất

4.5.1 Phân tích tương quan Pearson

Dựa vào mô hình nghiên cứu, tiên hành phân tích tương quan giữa các biến PL; DV; TC; TD; NSD Kết quả phân tích tương quan quyết tính được trình bày theo bảng 4.23 dưới đây cho thấy các biến độc lập: PL; DV; TC; TD; NSD đều có tương quan với biến phụ thuộc HQ (tất cả hê số Sig đều nhỏ hơn 0,05)

Bảng 4.23 Ma trận hệ số tương quan Pearson

HQ PL DV TC TD NSD

4.5.2 Phân tích hồi quy đa biến

Sau khi phân tích tương quan và xác định được mối quan hệ tương quan tuyến tính

TD; NSD và biến phụ thuộc HQ nhằm mục đích xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Phân tích hồi quy được thực hiện bằng phương pháp ENTER Các biến được đưa vào cùng một lúc để chọn lọc dựa trên tiêu chí chọn những biến có mức ý nghĩa < 0.05

Bảng 4.24 Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter (Model Summary)

R R 2 R 2 Hiệu chỉnh Độ lệch chuẩn

Theo bảng 4.24, hệ số R 2 hiệu chỉnh = 0.679 có nghĩa là có khoảng 67,9% phương sai mức hiệu quả công tác THĐ được giải thích bởi 5 biến độc lập là PL; DV; TC; TD; NSD Điều này cho thấy hơn 60% sự khác biệt của mức độ ảnh hưởng hưởng hiệu quả THĐ có thể giải thích bởi sự khác biệt về Tài chính, Pháp lý và chính sách, đơn vị thực hiện thông tin thửa đất và người sử dụng đất

Bảng 4.25 Phân tích phương sai ANOVA

Mô hình Tổng bình phương df Bình phương trung bình F Mức ý nghĩa Sig

Theo bảng 4.25, kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể Ý tưởng của kiểm định này về mối quan hệ tuyến tính giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Trong bảng phân tích Anova, ta thấy giá trị Sig rất nhỏ = 0.000 < 0.05, nên mô hình hồi quy đa biến phù hợp với tập dữ liệu có thể sử dụng được Với mức ý nghĩa kiểm định 5% các giả thuyết được chấp nhận thông qua kết quả kiểm định

Bảng 4.26 Hệ số hồi quy sử dụng phương pháp Enter

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy chuẩn hóa t Sig Hệ số

Giá trị B Sai số chuẩn Beta

Theo bảng 4.26, hệ số độ chấp nhận của biến (tolerance) đều có giá trị khá cáo (thấp nhất là 0.659), hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 Do đó, giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy đa biên không bị vi phạm

Theo đó, ta có phương trình hồi quy như sau:

HQ = 0,335*TC + 0,326*DV + 0,273*PL + 0,163*TD + 0,119*NSD

Dò tìm sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính

4.6.1 Kiểm tra về giả định liên hệ tuyết tính

Hình 4.1 cho thấy các điểm trên đồ thị phân tán ngẫu nhiên, không có mối liên hệ gì giữa các giá trị dự đoán và phần dư Do đó, có thể kết luận rằng mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu phân tích Như vậy, giả định về mối tuyến tính không bị vi phạm

4.6.2 Kiểm tra về giả định về phân phối phối chuẩn của phần dư

Biểu đồ của hình 4.2 của tần số phần dư chuẩn hóa cho thấy phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn (Trung bình MEAN = 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0.979 gần bằng 1)

Hình 4.3 Biểu đồ NORMAL P-P PLOT

Biểu đồ tần số P-P plot tại hình 4.3 cho thấy các điểm quan sát thực tế phân tán stas với đường chéo các phân vị của phân phối chuẩn Do đó, phân phối phần dư có thể xem như chuẩn, có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN