1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Người dân tộc chăm theo đạo tin lành tại ninh thuận những chiều kích của việc chuyển đổi tôn giáo

189 9 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Người Dân Tộc Chăm Theo Đạo Tin Lành Tại Ninh Thuận: Những Chiều Kích Của Việc Chuyển Đổi Tôn Giáo
Tác giả Phan Thanh Sơn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Nghĩa
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Xã hội học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 189
Dung lượng 3,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết đề tài (27)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (29)
    • 2.1. Mục tiêu tổng quát (29)
    • 2.2. Mục tiêu cụ thể (29)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (30)
    • 3.1. Câu hỏi chính (30)
    • 3.2. Câu hỏi phụ (30)
  • 4. Giả thuyết nghiên cứu (30)
  • 5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu (31)
    • 5.1. Đối tượng nghiên cứu (31)
    • 5.2. Khách thể nghiên cứu (31)
    • 5.3. Phạm vi nghiên cứu (31)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (31)

Nội dung

Trang 1 --- ∞0∞--- PHAN THANH SƠN NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM THEO ĐẠO TIN LÀNH TẠI NINH THUẬN: NHỮNG CHIỀU KÍCH CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI TÔN GIÁO LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Trang 3 TRƯỜNG ĐẠI HỌC

Tính cấp thiết đề tài

Tôn giáo là một thiết chế có quá trình lịch sử hình thành từ lâu đời, có vai trò rất quan trọng trong đời sống tình thần của xã hội Thiết chế này được khái quát hóa thành niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức (Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo,

2017) Việt Nam, một trong những quốc gia có truyền thống đa văn hóa, đa tôn giáo Theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính Phủ năm 2018 tổng thể nước ta có 16 tôn giáo chính và 42 tổ chức trực thuộc được công nhận (Tổng Điều Tra Dân Số Và Nhà Ở, 2019)

Mỗi tôn giáo đều có lịch sử hình thành khác nhau, có vai trò, phát triển khác nhau trong công cuộc đóng góp xây dựng đất nước Nhưng đều thực hiện chung một mục đích phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho người dân, tín đồ trong cộng đồng tôn giáo được sinh hoạt, thể hiện niềm tin của mình và giữ vững bổn phận đối với tôn giáo đó (Bùi Thị Thủy, 2018) Cùng với sự biến đổi của đất nước, trong tôn giáo cũng có sự thay đổi rõ rệt mà cụ thể là hiện tượng chuyển đổi từ tôn giáo này sang một tôn giáo khác đang có xu hướng ngày càng phổ biến Sự du nhập của các tôn giáo mới với hệ thống lễ nghi đơn giản, hỗ trợ đời sống vật chất đã phần nào tác động đến niềm tin của người dân Xu hướng này phần lớn thường tập trung nhiều ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi và một bộ phận dân cư này theo đạo Tin Lành Đạo Tin Lành ra đời ở Châu Âu vào đầu thế kỷ XVI ,được du nhập vào Việt

Tôn giáo du nhập tương đối muộn so với với các tôn giáo khác như: Phật giáo, Công giáo Sau năm 1945, đạo Tin Lành có sự phát triển nhanh chóng rõ rệt và nhân rộng ra các địa bàn vùng núi dân tộc thiểu số Đến nay có thể nói đạo Tin Lành tồn tại như một thực thể văn hóa, tác động đến đời sống tinh thần của người dân Việt Nam Nam vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do tổ chức Hội Truyền Giáo CMA

Không ngoài những ảnh hưởng đó, ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng có (The Christian and Missionary Alliance) truyền vào (Nguyễn Thanh Xuân, 2008) những chuyển biến rõ rệt, trong đó có dân tộc Chăm Người Chăm có lịch sử hình thành lâu đời gắn liền với lịch sử đất nước Việt Nam, khởi nguyên từ nhà nước Champa ảnh hưởng sâu sắc nền văn minh Ấn Độ Dân tộc này hiện nay cùng sinh sống xen kẽ với các dân tộc khác, chủ yếu tập trung ở miền Trung và Nam Trung Bộ, bởi đây là vùng đất quốc gia của họ trong quá khứ Cấu trúc văn hóa người Chăm chia làm ba cộng đồng tách biệt theo ba hình thức tôn giáo khác nhau: Chăm Ahier theo đạo Bà La Môn, Chăm Awal theo đạo Bà Ni, trong nhóm Chăm Awal tách làm hai nhóm, một nhóm theo Islam và nhóm còn lại theo Bà Ni (Phan Hữu Dật, 2018) Ninh Thuận là vùng đất người Chăm hiện đang sinh sống nhiều nhất, theo thống kê của tỉnh năm 2019 trên toàn tỉnh có 67,517 người dân tộc Chăm đang sinh cùng với các dân tộc khác (Cục Thống Kê Ninh Thuận, 2019), theo tôn giáo chính là Bà

La Môn, Bà Ni (Hồi giáo cũ) Với những biến động trong tôn giáo cũng như tác động các tôn giáo ngoại sinh cụ thể là đạo Tin Lành, hiện nay trong cộng đồng dân tộc Chăm đã có hiện tượng một số người theo đạo Bà La Môn đã từ bỏ tôn giáo truyền thống tham gia sinh hoạt trong đạo Tin Lành Tại xã Phước Hậu - Ninh Thuận nơi có nhà thờ Tin Lành đang sinh hoạt truyền đạo, với tổng số người Chăm trên toàn xã 8,128 người, phần lớn là dân tộc Chăm Ahier theo đạo Bà La Môn sống xen kẽ với dân tộc Kinh và Raglai Người Chăm tại đây tham gia sinh hoạt trong nhà thờ Tin Lành ngày càng có xu hướng tăng, dưới hai hình thái sinh hoạt chính thức và phi chính thức (điểm nhóm chưa công nhận)

Thay đổi này xuất phát điểm từ nhiều yếu tố khác nhau trong nội bộ tôn giáo truyền thống, xã hội và trên hết là tác động của tôn giáo Tin Lành Vấn đề chuyển đổi hình thức tâm linh này phần nào thể hiện sự suy yếu nền văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm Đồng thời, vấn đề tham gia sinh hoạt đạo Tin Lành ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân vợ chồng người dân tộc, vì xã hội Chăm vẫn theo chế độ mẫu hệ Ngoài ra, trường hợp gia đình chỉ có một người tham gia Tin Lành gây ra mâu thuẫn, xung đột và phá vỡ tính cố kết giữa những thành viên trong hộ gia đình, dòng tộc Quan trọng hơn chính là những người trưởng thôn, sư cả (thầy tế lễ), cùng các người không chuyển đổi họ có sự nhìn nhận về vấn đề này và những người Chăm cải đạo như thế nào? Có gây khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương hay không khi có những biến động trong cộng đồng xã hội? Vì vậy, dưới cách tiếp cận xã hội học, nghiên cứu này tìm hiểu về vấn đề chuyển đổi tôn giáo của người Chăm theo đạo Bà

La Môn khi tham gia sinh hoạt đạo Tin Lành tại xã Phước Hậu tỉnh Ninh Thuận Thông qua các khía cạnh về: Nguyên nhân dẫn đến quyết định chuyển đổi và ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của vấn đề này trong đời sống người Chăm trên phương diện cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những chiều kích về yếu tố tác động, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của vấn đề chuyển đổi tôn giáo của người Chăm theo đạo Tin Lành tại xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận trên ba cấp độ: cá nhân, gia đình dòng họ và cộng đồng Ở mỗi cấp độ, sẽ tìm hiểu ảnh hưởng trên bình diện nhận thức, tinh thần và trên các khía cạnh cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội.

Mục tiêu cụ thể

Trình bày khái quát về tình hình hoạt động của đạo Tin Lành tại xã Phước Hậu và thực trạng vấn đề người Chăm theo đạo Tin Lành

Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định theo đạo Tin Lành của người Chăm tại xã Phước Hậu Giải thích vấn đề chuyển đổi tôn giáo của một số nhóm dân tộc Chăm đang sinh hoạt đạo Tin Lành tại tư gia và nhà thờ

Chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ những thay đổi trong hành vi, nhận thức của người Chăm theo đạo Tin Lành đối với kinh tế, văn hóa, xã hội cùng một số vấn đề xảy ra trong đời sống cá nhân, gia đình dòng họ, tổ chức truyền thống cộng đồng Chăm.

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi chính

Yếu tố nào tác động đến quyết định người Chăm tham gia sinh hoạt trong Hội Thánh Tin Lành? Việc từ bỏ tôn giáo truyền thống theo đạo Tin Lành có thay đổi gì trong lối sống, hành vi, nhận thức của người Chăm? Sự chuyển đổi này có ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và các mối quan hệ xã hội trong đời sống người dân tộc Chăm như thế nào?

Câu hỏi phụ

Vấn đề chuyển đổi tôn giáo của một số người Chăm đã dẫn đến những mâu thuẫn xung đột trong đời sống gia đình - dòng tộc như thế nào? Chế độ mẫu hệ phải chăng có mối liên quan đến sự thay đổi hình thức sinh hoạt tâm linh của người Chăm?

Tổ chức truyền thống của dân tộc Chăm sẽ có những phản ứng như thế nào khi những thành viên trong cộng đồng sinh hoạt theo đạo Tin Lành?

Giả thuyết nghiên cứu

Đạo Tin Lành là một tôn giáo độc thần, với tư duy duy lý đã đưa đến những thay đổi khá lớn ở những người Chăm theo đạo Bà La Môn – là một tôn giáo đa thần và theo tư duy truyền thống bám chặt vào quá khứ

Những hủ tục tốn kém, cộng với yếu tố quyền lợi và tranh giành chức vị trong tôn giáo truyền thống đóng vai trò quan trọng trong việc người Chăm quyết định theo đạo Tin Lành ngày càng có xu hướng tăng tại xã Phước Hậu

Chuyển đổi tôn giáo đem đến thay đổi tích cực trong nhận thức, hành vi của người Chăm về lối sống (không rượu bia, bài bạc,…), kinh tế, văn hóa, xã hội Bên cạnh đó lại có ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến xung đột trong đời sống vợ chồng, ảnh hưởng đến chế độ mẫu hệ vốn làm cho người đàn ông mất tự do, tự chủ trong gia đình

Sự chuyển đổi tôn giáo theo Tin Lành có những tác động đến dòng tộc, tổ chức tôn giáo và cộng đồng địa phương tại xã Phước Hậu.

Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu hướng vào việc tìm hiểu những chiều kích của việc chuyển đổi tôn của người Chăm khi theo đạo Tin Lành xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cụ thể là các yếu tố tác động và ảnh hưởng của sự chuyển đổi này trên ba bình diện: cá nhân, gia đình – dòng họ và cộng đồng xã hội.

Khách thể nghiên cứu

Nhằm để so sánh, nghiên cứu này chủ yếu tập trung tìm hiểu những hộ gia đình Chăm có chuyển đổi theo Tin Lành và hộ không theo đạo Tin Lành tại xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm hiểu ý kiến, quan điểm của lãnh đạo chính quyền địa phương (công an xã, ban Mặt Trận Tổ Quốc xã) và lãnh đạo tôn giáo ở địa phương: các mục sư.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện ở các hộ gia đình dân tộc Chăm tại xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận và các nhóm người Chăm theo đạo Tin Lành sinh hoạt tại tư gia và nhà thờ.

Phương pháp nghiên cứu

Trước khi tiến hành khảo sát, phân tích các dữ liệu trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu từ những công trình có trước liên quan đến vấn đề chuyển đổi tôn giáo của các nhà nghiên cứu Kết quả của phương pháp này giúp phát triển ý tưởng, ứng dụng mô hình lý thuyết, phân tích các khái niệm liên quan, cơ sở lý luận thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu Ngoài ra, đề tài sử dụng các công cụ phân tích và thu thập thông tin khác trong phương pháp định tính và định lượng

6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Tiến hành tìm hiểu sâu về những chuyển đổi về niềm tin trong tôn giáo, những tác động của quá trình này đến đời sống, mối liên hệ giữa những người trong làng xã như thế nào, bên cạnh đó hiểu sâu hơn về nhận thức của người dân tộc Chăm về vấn đề chuyển đổi tôn giáo này

Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp có ghi chép, nhằm mô tả tổng quan về tình hình chuyển đổi tôn giáo của người Chăm, đời sống sinh hoạt, đời sống tâm linh của các hộ chuyển theo tôn giáo Tin Lành Đồng thời so sánh đối chiếu giữa các lễ nghi của tôn giáo truyền thống và đạo Tin Lành Mô tả sinh hoạt của các điểm nhóm sinh hoạt Tin Lành mà chưa được chính quyền cấp phép của người dân tộc Chăm

Chuyển đổi tôn giáo là một vấn đề xã hội có ảnh hưởng đến đời sống của Chăm, đối với phương pháp định lượng bản hỏi không thể khai thác, tìm hiểu sâu hơn về những thay đổi tích cực về hành vi, lối sống của người Chăm theo đạo Tin Lành Bên cạnh đó, vấn đề này gây nên một số mâu thuẫn nhất định trong các mối quan hệ gia đình – dòng tộc Trong luận văn sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu để tìm hiểu về nhận thức của người dân tộc Chăm về vấn đề chuyển đổi tôn giáo Kỹ thuật này sẽ thực hiện trong các hộ gia đình có chuyển đổi và không chuyển đổi, so sánh về sự khác nhau giữa nhóm chính thức và phi chính thức về hoạt động sinh hoạt của họ, vì sao lại tập trung tại điểm nhóm tư gia mà không sinh hoạt tại nhà thờ Bên cạnh đó tìm hiểu sâu đối với các hộ gia đình chuyển đổi theo đạo Tin Lành về ảnh hưởng trên ba phương diện: cá nhân, gia đình, dòng tộc và cộng đồng xã hội Phỏng vấn sâu chọn ra mười người chuyển đổi theo Tin Lành trong xã trên tổng số 30 người được chọn khảo sát, phỏng vấn hai cán bộ lãnh đạo xã và ba mục sư (Xem bảng số 01)

6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính là chủ đạo và bổ sung bằng nghiên cứu định lượng, sử dụng bản câu hỏi với 30 đối tượng khảo sát

6.3 Việc chọn mẫu Đối với khảo sát bản câu hỏi, nghiên cứu tập trung vào xã Phước Hậu, nơi có trụ sở sinh hoạt của đạo Tin Lành và các nhà nguyện tư gia nhỏ Trong kỹ thuật thu thập bằng bản câu hỏi nghiên cứu tiến hành một khảo sát nhỏ 30 người dân tộc có chuyển đổi Đối với phỏng vấn sâu nghiên cứu chọn kỹ thuật phỏng vấn bán cơ cấu, tiến hành phỏng vấn sâu ngẫu nhiên 10 người có chuyển đổi tôn giáo trong số 30 người chọn khảo sát ban đầu Tiến hành phỏng vấn sâu hai cán bộ quản lý địa phương về tình hình quản lý tôn giáo và ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi đức tin trong đời sống người dân Phỏng vấn ba mục sư (một vị về lịch sử hình thành hội Thánh và hai vị về tình hình sinh hoạt hiện nay hội Thánh và các vấn đề liên quan)

7 Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học Ý nghĩa thực tiễn:kết quả của công trình nghiên cứu hỗ trợ cho công tác quản lý tôn giáo tại địa phương và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Ý nghĩa khoa học: nghiên cứu bổ sung và phát triển thêm cho các lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết sự chọn lựa duy lý trong việc giải thích vấn đề chuyển đổi tôn giáo

Dựa trên cơ sở dữ kiện và tài liệu nghiên cứu, ngoài hai mục mở đầu và kết luận luận văn sẽ tiến hành thực hiện theo bốn chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và đặc điểm chung người dân tộc Chăm

Chương 2: Đạo Tin Lành tại Ninh Thuận – Thực trạng chuyển đổi tôn giáo trong dân tộc Chăm

Chương 3: Những ảnh hưởng của chuyển đổi tôn giáo đối với đời sống đồng bào dân tộc Chăm theo Đạo Tin Lành

Bảng 01: Danh sách các trường hợp được phỏng vấn

Năm theo đạo Tin Lành Địa điểm/phương thức phỏng vấn

1 MS A 1963 Đại học 1978 Phan Rang –

2 MS B 1964 Đại học 1979 Nhà thờ Trường

4 CBCQ 1 1965 Trung cấp Uỷ ban xã 22/04/2021

5 CBCQ 2 1983 Đại học Uỷ ban xã 22/04/2021

7 TĐ 2 1942 Trung cấp 2006 Điểm nhóm Chất

13 TĐ 8 1989 Trung cấp 2004 Điện thoại 24/08/2021

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT - PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGƯỜI DÂN TỘC CHĂM

1.1 Tổng quan tài liệu về vài công trình nghiên cứu tiếng nước ngoài về chuyển đổi tôn giáo

Chuyển đổi tôn giáo không phải là một vấn đề mới xuất hiện trong xã hội ngày nay, mà thực chất nó đã hình thành từ rất lâu theo tiến trình lịch sử của mỗi quốc gia trên thế giới Trong phạm vi đề tài, tác giả chọn lọc một số công trình nghiên cứu khoa học nước ngoài có liên quan vấn đề chuyển đổi tôn giáo trên các bình diện cá nhân, gia đình và xã hội, cụ thể như:

Tại Ấn Độ, quốc gia với phần lớn dân số đều theo Hindu giáo và có sự phân biệt đẳng cấp, giai cấp rõ ràng trong xã hội Lịch sử quốc gia này trước đây là thuộc địa của thực dân Anh cai trị, vì vậy ngoài đạo Hindu còn thêm một số tôn giáo của phương Tây đã du nhập vào đất nước trong đó có Kitô giáo và Hồi giáo Xã hội Ấn Độ tồn tại mối liên hệ bền chắc và tương đối phức tạp giữa hai thiết chế tôn giáo và chính trị Trong xã hội đương đại, hiện tượng chuyển đổi tôn giáo hay cải đạo đang xảy ra tại đất nước này, những thành viên đạo Hindu thuộc đẳng cấp thấp tham gia sinh hoạt các tôn giáo Kitô giáo và Hồi giáo gây ra mâu thuẫn trong cộng đồng tôn giáo tại Ấn Độ Yếu tố quan trọng dẫn đến xung đột là bất bình đẳng về đẳng cấp tôn giáo, theo Leela Fernandes (2010), “Unsettled Territories: State, Civil Society and the Politics of Religious Conversion in India” Khi nghiên cứu về cải đổi tôn giáo ở Ấn Độ có nhận định rằng: “Nhà nước Ấn Độ hậu độc lập đều coi việc cải đạo trong tôn giáo của các cộng đồng có đẳng cấp thấp đang là mối đe dọa đối với mối quan hệ bấp bênh giữa các cộng đồng tôn giáo ở Ấn Độ” (Leela Fernandes, 2010: tr 14)

Nilesh Wasnik (2019), “Religious Conversion and Dalits: A Sociological Study” Cũng vấn đề chuyển đổi tôn giáo ở Ấn Độ, một nhà nước vẫn còn sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng trên các lĩnh vực mà tôn giáo có thể xem là nguồn gốc phân biệt nặng nhất Những người Dalit (trước đây được xem là những người (dơ bẩn) không được đụng đến (Untouchable)) là những người thuộc về đẳng cấp thấp nhất “họ phải làm những công việc thấp nhất và sống thường xuyên trong nỗi sợ hãi bị làm nhục… bị đánh đập và hãm hiếp bởi những người thuộc các đẳng cấp trên vốn tìm cách kiềm giữ họ (những người Dalit) trong vị thế của họ Chỉ việc đi qua một khu dân cư thuộc đẳng cấp trên đã là sự xúc phạm có thể đe dọa mạng sống của họ” (Nilesh Wasnik,

Những người Dalit này xem việc chuyển đổi tôn giáo là sách lược chống lại sự sỉ nhục họ Họ đã chuyển đổi qua Kitô giáo và Hồi giáo Nhưng khi chuyển đổi sang Kitô giáo, họ vẫn còn bị kỳ thị ở nhà thờ, chuyển đổi sang Hồi giáo thì họ vẫn không được kết hôn với người Hồi giáo thuộc tầng lớp trên Họ chỉ còn tin và chuyển đổi sang Phật giáo, vì đạo Phật cũng xuất phát từ Ấn Độ và không tin tưởng chế độ đẳng cấp (Nilesh Wasnik, 2019: tr 40)

Phật giáo xuất hiện với chủ trương bình đẳng, không có sự phân biệt với các đẳng cấp này, tạo cho họ cảm giác được công nhận trong xã hội và không bị phân biệt đối xử, chính vì thế mà tôn giáo này là điểm đến mà những Dalits hướng tới Trong nghiên cứu này, tác giả xác định rằng: “Cải đạo tôn giáo không chỉ đơn giản là một hành động của sự chuyển giao từ đức tin tôn giáo này sang đức tin tôn giáo khác Bởi vì bên cạnh đó nó bao hàm các khía cạnh xã hội, tâm lý hoặc thần học và chính trị Thứ hai, nếu đúng như vậy thì nguyên nhân của việc cải đạo cũng chứa đựng một số yếu tố chính trị Từ sự cải đổi này có ảnh hưởng tích cực đến danh tính cá nhân về thể chế xã hội, những người theo đạo Hindu khao khát sự chuyển đổi xã hội và họ muốn rũ bỏ gánh nặng đẳng cấp của họ, một trong hai các tôn giáo xuất hiện để cung cấp một sự thay thế hấp dẫn” (Nilesh Wasnik, 2019: tr 41)

Irina Paert (2016), “Religion and generation: exploring conversion and religious tradition through autobiographical interviews with Russian Orthodox believers in Estonia” Trong những năm 1980 – 1990, ở đất nước Nga, hiện tượng cải đạo của người dân tại Estonia diễn ra cực kỳ mạnh mẽ Yếu tố thúc đẩy đến quyết định cải đổi này chính là sự nghèo nàn trong đời sống vật chất và tinh thần Những người sinh ra vào giai đoạn này họ sống với chủ nghĩa vô thần Tôn giáo là một điều gì đó xa vời đối với họ, bên cạnh đó sự tác động từ nhà trường vào tư duy của tầng lớp học sinh, sinh viên về thế giới quan không tôn giáo Những thay đổi trong cuộc sống đã dẫn dắt họ đến với nhà thờ Chính Thống Giáo Bước đầu chỉ vì đời sống mong được nhà thờ, linh mục hỗ trợ, nhưng về sau thì thông qua những hoạt động, sinh hoạt trong nhà thờ, trải nghiệm giáo lý họ đã thay đổi niềm tin từ người chủ nghĩa vô thần mà tham gia tôn giáo nhất thần (Irina Paert, 2016: tr 192) Sự cải đổi tôn giáo của các gia đình tại Estonia có ảnh hưởng đến cả hai khía cạnh: cá nhân và gia đình Thứ nhất, cá nhân người cải đổi có sự bình an khi thực hành giáo lý và ổn định về tư tưởng tâm linh Thứ hai, cải đổi tôn giáo giúp họ ổn định được đời sống gia đình ngoài yếu tố vật chất, thì những vấn đề xảy ra trong gia đình họ đều nhờ sự giúp đỡ từ nhà truyền giáo Thực tế có nhiều trường hợp ban đầu họ đến với đạo vì vật chất hay khó khăn cuộc sống, nhưng về sau dần dần được trải nghiệm những cái mới trong giáo lý, họ có thể thay đổi đức tin về tôn giáo này một cách hoàn toàn

Sâu xa hơn, chuyển đổi tôn giáo không chỉ là thay đổi về đức tin hay tìm đến một chỗ dựa tâm hồn mới mà nó có tác động đến sự thay đổi căn cước, tiểu sử của bản thân một con người Các câu chuyện về trường hợp cải đổi tôn giáo ở Ottoman cho chúng ta thấy rõ vấn đề thay đổi ở hai phương diện cá nhân và mối quan hệ xã hội của người chuyển đổi Tại Đế chế Ottoman vào thế kỷ XVII, nhiều trường hợp chuyển đổi tôn giáo của người Kitô giáo, Do Thái giáo, phụ nữ nô lệ, theo Hồi giáo đã thay đổi hoàn toàn về địa vị, vai trò trong xã hội Bởi lẽ, những người chuyển đổi sang Hồi giáo được sự bảo hộ của tòa án Sharia về một số quyền lợi nhất định, tòa án này chỉ sử dụng riêng cho thành viên là tín đồ của đạo Hồi Marc Baer (2004),

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w