1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

84 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng
Tác giả Nguyễn Tuyết Ngọc
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 1,31 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (12)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
  • 3. Tình hình nghiên cứu (14)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 5. Đối tượng nghiên cứu (16)
  • 6. Phạm vi nghiên cứu (16)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 8. Ý nghĩa nghiên cứu (17)
    • 8.1. Ý nghĩa khoa học (17)
    • 8.2. Ý nghĩa thực tiễn (18)
  • 9. Kết cấu luận văn (18)
  • CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI (19)
    • 1.1. Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại (19)
      • 1.1.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng thương mại (19)
      • 1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại (22)
      • 1.1.3. Đặc trưng pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại (23)
      • 1.1.4. Vai trò của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại (26)
      • 1.2.1. Nguồn pháp luật điều chỉnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại (29)
      • 1.2.2. Pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại (33)
      • 1.2.3. Nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại (35)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN (39)
    • 2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại (39)
      • 2.1.1. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại (39)
        • 2.1.1.1. Có hành vi vi phạm hợp đồng (39)
        • 2.1.1.2. Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra (40)
        • 2.1.1.3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân gây ra thiệt hại (46)
      • 2.1.2. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại (47)
        • 2.1.2.1. Trường hợp các bên có thỏa thuận (48)
        • 2.1.2.2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng (49)
        • 2.1.2.3. Trường hợp hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia (50)
        • 2.1.2.4. Trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng (51)
    • 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân (53)
      • 2.2.1. Tình hình giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân (53)
      • 2.2.2. Một số bất cấp, vướng mắc trong áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp (56)
    • 2.3. Giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại (68)
  • KẾT LUẬN (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (79)
    • I. Văn bản pháp luật (79)
    • II. Bản án (79)
    • III. Tài liệu trong nước (80)
    • IV. Tài liệu website (83)
    • V. Tài liệu nước ngoài (84)

Nội dung

Phạm vi nghiên cứuPhạm vi về nội dung: luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các quy định của phápluật Việt Nam liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồngthương mại th

Mục tiêu nghiên cứu

Việc nghiên cứu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại nhằm phát hiện ra những vấn đề trong thực tiễn lý luận và đề xuất hướng giải quyết vấn đề để góp phần hoàn thiện pháp luật Để thực hiện được mục tiêu trên, tác giả lần lượt đi tìm hiểu các mục tiêu nhỏ sau:

Thứ nhất, luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại.

Thứ hai, phân tích và đánh giá được những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng tại Tòa án nhân dân.

Thứ ba, đưa ra định hướng và đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại cũng như việc giải quyết tranh chấp của Tòa án.

Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại theo Luật Thương mại năm 2005 Cụ thể các công trình này như sau:

Phạm Hồng Quang (2018), “Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Công trình này đã nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn trong hợp đồng mua bán hàng hóa về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và các đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về phạt vi phạm cũng như bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam.

Trần Thị Thùy Vân (2017), “Vấn đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp Khóa luận trình bày những vấn đề chung về vấn đề miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam Đồng thời, tác phẩm nêu lên các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng, qua đó đưa ra một số nhận xét và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

Nguyễn Thị Hồng Trinh (2009), “Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại Quốc tế qua luật thương mại Việt Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 22 năm 2009 Tác giả đã cố gắng chỉ ra những điểm khác biệt trong các quy định về chế tài bồi thường thiệt hại của luật thương mại năm 2005, Công ước viên 1980, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế Tác giả phân tích sự khác biệt giữa Luật Thương mại năm 2005,Công ước viên 1980, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế về chế tài bồi thường thiệt hại về phạm vi thiệt hại được đền bù, về tính dự đoán trước của thiệt hại, về cách tính toán thiệt hại, về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại, về đồng tiền tính toán thiệt hại, về điều khoản tiền lãi.

Bùi Thị Thanh Hằng (2017), “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, Luận văn Tiến sĩ học Công trình này đã trình bày lý luận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, nghiên cứu các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và năm 2015, Luật Thương mại năm 2005 và các quy định của các văn bản pháp luật có liên quan đến bồi thường thiệt hại Từ đó, tác giả đã đưa ra các ý kiến đánh giá và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Đỗ Văn Đại (2017), “Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án”. Theo tác giả thì sách chuyên khảo này đã cho chúng ta thấy được các quy định của pháp luật về từng vấn đề cụ thể và có được cái nhìn thực tiễn về điều luật đó được áp dụng như thế nào tại Toà án cũng như có những bình luận từ góc độ của pháp luật hiện hành Tuy nhiên, công trình này theo tôi là chưa thật sự làm cho người đọc hệ thống, xâu chuỗi được các quy định về chế tài vi phạm sẽ bao gồm những quy định như thế nào, mà chỉ nắm được theo từng quy định đơn lẻ Tác giả chỉ dừng lại ở việc làm sáng tỏ vấn đề mà chưa nêu lên những bất cập khi áp dụng trên thực tế và kiến nghị hoàn thiện.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trước đây chưa có tính hệ thống, chỉ nghiên cứu về một vấn đề riêng lẻ Do đó, tác giả thấy rằng việc nghiên cứu công trình này sẽ giúp giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại được quy định trong Luật Thương mại năm 2005. Công trình nghiên cứu này sẽ giúp cho người đọc dễ dàng xâu chuỗi được các vấn đề được quy định về các loại chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo Luật Thương mại năm 2005 Mặt khác, tác giả còn nghiên cứu thực tiễn xét xử về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại tại Tòa án, từ đó có cái nhìn thực tế việc áp dụng pháp luật vào quá trình xét xử tranh chấp kinh doanh thương mại của Tòa án các cấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại Từ các bản án,quyết định của Toà án trong các vụ án thực tế đã được xét xử, các doanh nghiệp sẽ tiên lượng được các tình huống cụ thể của doanh nghiệp mình đang cần tham khảo.

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đặt ra một số câu hỏi nghiên cứu:

Thứ nhất, cơ sở lý luận và pháp luật quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng như thế nào?

Thứ hai, thực tiễn xét xử các tranh chấp về trách nhiệm bồi thường thiệt do vi phạm hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân ở nước ta như thế nào?

Thứ ba, thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại có những bất cập gì?

Thứ tư, tác giả đưa ra những giải pháp gì để hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại?

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp so sánh được tác giả dùng để so sánh giữa Luật Thương mại năm

2005 và Bộ luật dân sự 2015, Công ước viên 1980, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế, Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa

Kỳ về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại để thấy được sự tương đồng và sự khác biệt Đặc biệt là để tìm ra sự khác biệt giữa thực tiễn và quy định của pháp luật.

Phương pháp phân tích được tác giả dùng để làm rõ các quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại.

Phương pháp bình luận được tác giả dùng để bình luận các vấn đề lý luận và thực tiễn công tác xét xử của Toà án nhân dân ở nước ta về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại.

Phương pháp tổng hợp và đánh giá được tác giả dùng để tổng hợp và đánh giá các sự bất cập, vướng mắc từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại.

Ý nghĩa nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học

Xét về phương diện lý luận, thông qua đề tài nghiên cứu để làm rõ một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại sẽ góp phần vào việc làm rõ, làm sáng tỏ, củng cố, hoàn thiện những vấn đề lý luận về hợp đồng trong khoa học pháp lý tại Việt Nam Ngoài ra, tác giả hướng tới luận văn trở thành công trình nghiên một cách có hệ thống ở góc độ lý luận đánh giá đúng thực trạng pháp luậtViệt Nam về biện pháp bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại.

Ý nghĩa thực tiễn

Xét về phương diện thực tiễn, những quan điểm và kiến nghị đề xuất hoàn thiện pháp luật mà đề tài nghiên cứu nên lên, liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng cũng có giá trị là tài liệu tham khảo cho các nhà lập pháp, các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng Đặc biệt, luận văn cũng có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình thương thảo hợp đồng sẽ nhìn nhận thận trọng về hệ quả tất yếu của việc giải quyết tranh chấp khi có xảy ra vi phạm hợp đồng thì các bên có quyên đề nghị áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại như thế nào là phù hợp Bên cạnh đó, tác giả cũng mong muốn luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan như Tòa án, trọng tài thương mại trong việc giải quyết các tranh chấp có liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại.

Kết cấu luận văn

Chương 1 Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Chương 2 Thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân

Chương 3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI

Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

1.1.1 Khái niệm vi phạm hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại là hợp đồng phổ biến được sử dụng trong hoạt động kinh doanh của các bên, mà theo đó các bên sẽ thiết lập nên các thoả thuận của quá trình hoạt động kinh doanh với nhau dựa trên các quy định hiện hành 1 Luật Thương mại 2005 không quy định rõ về hợp đồng thương mại, tuy nhiên có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận giữa các thương nhân về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại Hoạt động thương mại là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác 2 Khi hợp đồng được các bên giao kết phát sinh hiệu lực thì các bên phải tuân thủ, thực hiện đúng theo những giao kết trước đó trong hợp đồng Hợp đồng là cơ sở, là căn cứ để các bên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình và là cơ sở để thực hiện hợp đồng của các bên đến giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan.

Khi các bên thực hiện đúng theo các cam kết của hợp đồng thì các bên sẽ đạt được những mong muốn về lợi ích mà các bên hướng đến thông qua hợp đồng Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân chủ quản hoặc khách quan làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên Việc không thực hiện đúng những cam kết theo hợp đồng sẽ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên bị vi phạm Nếu một trong các bên có hành vi vi phạm hợp đồng tức là bên đó đã vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng và phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm đó gây ra 3

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên có thể sẽ phát sinh nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan làm cho những cam kết của các bên

1 Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại, Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, trang 7.

2 Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005

3 Nguyễn Việt Khoa (2011), “Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo luật Thương mại 2005”, Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp, số 14 (199) 7/2011, trang 46 không thể thực hiện được Từ đó sẽ dẫn đến các hành vi vi phạm của bên vi phạm và gây thiệt hại cho bên bị vi phạm 4 Hiện nay có rất nhiều khái niệm về vi phạm hợp đồng:

Theo từ điển Black's Law (phiên bản lần 9) thì vi phạm hợp đồng là vi phạm các nghĩa vụ hợp đồng bằng việc không thực hiện lời hứa của ai đó, từ chối thực hiện hoặc ngăn cản việc thực hiện của bên kia 5 Theo đó thì vi phạm hợp đồng là việc không thực hiện lời hứa, từ chối thực hiện hoặc việc ngăn cản việc thực hiện của bên có nghĩa vụ thực hiện Ở đây có thêm cách hiểu so với các khái niệm khác là việc ngăn cản nghĩa vụ của bên kia cũng được xem là hành vi vi phạm hợp đồng.

Theo Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ thì vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ đã không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ 6 Dựa vào quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì vi phạm được biểu hiện bằng các hành vi như thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng đúng thời hạn… hay có thể hiểu là các nghĩa vụ phải được thực hiện đúng nếu không được thực hiện đúng thì được xem là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng Các căn cứ để xác định các hành vi vi phạm hợp đồng gồm các điều khoản được thoả thuận trong hợp đồng; các tập quán thương mại do các bên thiết lập từ trước; các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại (phát sinh trong trường hợp các thoả thuận trong hợp đồng trái với quy định của luật hoặc các bên không có sự thỏa thuận nào) 7

Ngoài ra, cũng có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm về vi phạm hợp đồng như:

“Vi phạm hợp đồng là hành vi của một bên đã xử sự trái với những cam kết trong hợp

4 Đỗ Văn Đạt (2012), Khoá luận tốt nghiệp “Chế định về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại 2005”, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội.

5 (Bryan, A.Garner, Black’s Law Dictionary, 9th ed, West, 2009) trích bởi Võ Sĩ Mạnh (2015), Luận án Tiến sĩ Luật học” Vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam”,

Trường ĐH Luật TPHCM, trang 29

6 Khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015

7 Bùi Thị Thanh Hằng (2017), “Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội - Luật học, tập 33, số (2/2017) đồng hoặc trái với quy định của pháp luật, nếu trong hợp đồng không quy định” 8 Theo đó, một bên đã có những xử sự trái lại với các cam kết theo hợp đồng mà các bên đã thoả thuận trước đó hoặc trái với quy định của pháp luật nếu trong hợp đồng giữa các bên không quy định Hay Dương Anh Sơn và Nguyễn Ngọc Sơn (2007):“Vi phạm hợp đồng là những biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động trái với nội dung mà các bên đã thoả thuận trước đó” 9

Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về vi phạm hợp đồng như theo quy định tại khoản 1 Điều 351 Bộ luật dân sự năm 2015 “Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung nghĩa vụ”, hay quy định tại khoản 12, Điều 3, Luật Thương mại 2005 “Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này” Theo đó, có thể hiểu vi phạm hợp đồng là việc một bên hoặc các bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo các quy định của pháp luật.

Vi phạm hợp đồng được biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động mà hành động này trái với các thỏa thuận trước đó giữa các bên Hay theo Luật Thương mại 2005 vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại 2005 10

Như vậy, vi phạm hợp đồng thương mại là việc các bên không thực hiện đúng những cam kết mà các bên đã thoả thuận và giao kết theo hợp đồng, việc vi phạm này ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bên còn lại Không thực hiện đúng những cam kết đã giao kết trong hợp đồng ở đây được hiểu là việc thực hiện không đúng, thực hiện không đầy đủ các điều khoản mà các bên đã giao kết trước đó trong hợp đồng.

8 Trường ĐH Luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật Thương mại Việt Nam tập II-, NXB Tư pháp, trang

301 9 Dương Anh Sơn và Nguyễn Ngọc Sơn (2007), “Tác động của các hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ nguyên tắc trung thực và thiện chí”, Tạp chí khoa học pháp lý số 1(38)/2007, trang 13

10 Khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005

Hành vi vi phạm này sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp mà bên bị vi phạm mong muốn được nhận từ việc thực hiện hợp đồng với bên vi phạm Bên vi phạm hợp đồng chỉ xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên còn lại trong hợp đồng, không xâm hại đến các chủ thể khác ngoài hợp đồng Các hành vi cụ thể của việc vi phạm hợp đồng thường được bên vi phạm thể hiện như việc giao hàng kém chất lượng, không thanh toán đúng hạn, không giao hàng đúng hạn, không nhận hàng, giao hàng không đủ số lượng, 11

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Hiện nay, Bộ luật Dân sự không đưa ra khái niệm về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mà chỉ có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ Cụ thể Bộ luật Dân sự 2015 đã nêu: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” 12 Dựa vào quy định trên thì bồi thường thiệt hại chỉ xảy ra khi có thiệt hại từ hành vi vi phạm nghĩa vụ Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng chính là một chế tài buộc bên vi phạm hợp đồng thực hiện trách nhiệm dân sự nhằm khôi phục, bù đắp các thiệt hại vật chất và những thiệt hại khác (nếu có) 13

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

Thực trạng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

2.1.1 Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại là một hình thức trách nhiệm pháp lý nên chỉ phát sinh khi có những căn cứ nhất định do pháp luật quy định Điều 303 Luật Thương mại năm 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều

294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: (1) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (2) Có thiệt hại thực tế; (3) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”.

2.1.1.1 Có hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý cần thiết để áp dụng đối với tất cả các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng Khoản 12, Điều 3 Luật Thương mại năm

2005 quy định: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này” Theo quy định này, để xem xét một hành vi có vi phạm hợp đồng hay không thì cần dựa trên hai căn cứ.

Một là, có tồn tại hợp đồng hợp pháp và có hiệu lực pháp luật Hợp đồng thể hiện sự thống nhất ý chí của các bên tham gia, nó quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên Vì vậy, chỉ khi có hợp đồng, đối chiếu với những điều khoản quy định nội dung của nghĩa vụ hợp đồng, các điều kiện thực hiện nghĩa vụ, mức độ thực hiện thì mới có thể đánh giá được hành vi có vi phạm hợp đồng hay không 45 Khi hợp đồng chưa hình thành, hợp đồng chưa có hiệu lực pháp luật hoặc hợp đồng bị vô hiệu toàn bộ thì không làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý ràng buộc các bên với nhau, do vậy không có hành vi vi phạm hợp đồng Trong quá trình thực hiện hợp đồng, có thể phát sinh các tình huống bất ngờ dẫn đến việc hai bên phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng Họ có thể thực hiện việc này thông qua fax, telex, các phụ lục hợp đồng các tài liệu thỏa thuận này được coi như là một phần hợp đồng các bên cũng cần phải lưu ý tới các văn bản thỏa thuận này 46

Hai là, có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật Theo Luật Thương mại, vi phạm hợp đồng không chỉ là việc vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà còn là vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ những quy định của pháp luật Bởi vì, nội dung của hợp đồng không chỉ bao gồm những điều khoản do các bên thỏa thuận mà còn bao gồm cả những điều khoản các bên không thỏa thuận nhưng theo quy định của pháp luật, các bên có nghĩa vụ phải thực hiện Nếu các bên không thỏa thuận với nhau về những điều khoản này thì coi như các bên mặc nhiên công nhận những điều khoản đó Nếu các bên thỏa thuận thì không được thỏa thuận trái pháp luật.

2.1.1.2 Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra

Có thiệt hại vật chất thực tế là căn cứ bắt buộc đối với việc áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại Bên có hành vi vi phạm hợp đồng chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm nếu như hành vi vi phạm của mình gây thiệt hại thực tế cho bên bị vi phạm Hay nói một cách khác, bên bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu bên có hành vi vi phạm bồi thường thiệt hại khi chứng minh có thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm gây ra 47

45 Phan Thị Thanh Thuỷ ( 2014), “Bàn về mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại”.

Tạp chí Khoa học kiểm sát số 02-2014

46 Lê Văn Tranh ( 2017), Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại theo luật thương mại Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.

47 Trần Trung Hiếu (2014), Luật văn Thạc sĩ “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo Luật thương mại Việt Nam”, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Trách nhiệm dân sự nói chung cho phép bồi thường cả những thiệt hại thực tế về tài sản, những tổn thất về tinh thần dẫn đến thiệt hại về tài sản hoặc không dẫn đến thiệt hại về tài sản Khác với trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong dân sự, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại chỉ chấp nhận bồi thường những thiệt hại vật chất Đó là những thiệt hại mang tính chất tài sản có thể tính toán được bằng con số cụ thể Như vậy, về nguyên tắc, Luật Thương mại Việt Nam không chấp nhận việc bồi thường các thiệt hại vô hình như mất uy tín kinh doanh, ảnh hưởng đến thương hiệu, mất thị trường Đối với hợp đồng thương mại quốc tế, khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, một trong những chế tài được áp dụng phổ biến là bồi thường thiệt hại Luật Thương mại năm 2005 quy định về bồi thường thiệt hại tại Điều 302, Công ước viên 1980 về mua bán hàng hóa cũng dành Mục II Chương 5 cho chế tài bồi thường thiệt hại, bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế dành Mục 4 Chương 7 để thống nhất các vấn đề về bồi thương thiệt hại Tuy nhiên, những quy định trên lại có những điểm khác biệt trong thuật ngữ, trong cách giải thích và trong thực tế áp dụng Do vậy, cần có những phân tích sâu, thống nhất cách hiểu, để áp dụng hiệu quả.

Bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được tất cả các hệ thống pháp luật trên thế giới áp dụng Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định về chế tài bồi thường thiệt hại tại Điều 302, theo đó: (i) Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm; (ii) Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Chế tài này sẽ được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi luật điều chỉnh hợp đồng là luật Việt Nam. Điều 74 Công ước Viên 1980 đưa ra khung cơ bản cho việc đền bù thiệt hại:

“Thiệt hại do vi phạm hợp đồng của một bên là tổng số các tổn thất kể cả lợi tức bị mất, mà bên kia phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng Những thiệt hại như vậy không thể vượt quá tổn thất mà bên vi phạm hợp đồng đã dự đoán được hoặc buộc phải dự đoán được trong thời điểm ký kết hợp đồng như là hậu quả có thể xảy ra của vi phạm hợp đồng đỏ, trên cơ sở các thông tin và tình tiết mà bên vi phạm hợp đồng đã biết hoặc phải biết vào thời điểm đó” Bộ nguyên tắc Unidroit đưa ra những quy phạm chung cho hợp đồng thương mại quốc tế với mục tiêu thiết lập một bộ nguyên tắc cân bằng để áp dụng trên thế giới không phụ thuộc vào truyền thống pháp luật và điều kiện kinh tế xã hội của các nước 48

Về phạm vi thiệt hại được đền bù:Khi xác định thiệt hại, cả ba nguồn luật trên đều giới hạn phạm vi thiệt hại được đền bù Luật Thương mại Việt Nam quy định giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm hai loại là tổn thất thực tế, trực tiếp và khoản lợi đáng lẽ được hưởng Công ước CISG thì quy định thiệt hại bao gồm những tổn thất, khoản lợi đáng lẽ được hưởng (lợi tức bị mất) cũng được tính là tổn thất Đối với phạm vi thiệt hại được bồi thường trên, Bộ nguyên tắc Unidroit có những quy định chi tiết hơn và phạm vi bồi thường rộng hơn, cụ thể là:

Thứ nhất, Điều 7.4.2 Bộ nguyên tắc Unidroit quy định nguyên tắc bồi thường toàn bộ, bao gồm cả những thiệt hại vật chất (tổn thất và lợi ích bị mất đi) và cả những thiệt hại phi tiền tệ bắt nguồn đặc biệt từ nỗi đau thể chất hoặc tinh thần trong đó có thiệt hại do mất uy tín (loại thiệt hại mà bên bị thiệt hại đòi bồi thường trong một số tranh chấp điển hình) Điều 302 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 không nói rõ phạm vi thiệt hại có bao gồm thiệt hại phi vật chất hay không, nhưng khi xét Điều 361

Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có thể thấy phạm vi bồi thường thiệt hại có bao gồm những thiệt hại này.

Một loại chi phí cần được xem xét xem có thuộc phạm vi của thiệt hại được bồi thường hay không đó là chi phí luật sư, đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm gần đây, khi mà cả ba nguồn luật trên đều không có quy định chi tiết Thực tiễn khi nghiên cứu các phán quyết về những tranh chấp thương mại điển hình, có thể thấy rằng những yêu cầu về bồi thường chi phí luật sư thường bị bác (một phần nguyên nhân là bên bị thiệt hại không đưa ra được các chứng cứ chứng minh).

48 Nguyễn Thị Hồng Chinh (2009), “Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật thương mại Việt nam, Công ước CISG và bộ nguyên tắc Unidroit”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng quốc hội, số 22 (11/2009), tr.48 52.

Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại tại Tòa án nhân dân

2.2.1 Tình hình giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân

Cùng với phát triển kinh tế, xã hội là các hoạt động trong lĩnh vực thương mại phát triển, nhiều hợp đồng thương mại được ký kết với các đối tác trong nước và nước ngoài từ đó không tránh khỏi một số tranh chấp phát sinh trong thực tế.

Thực trạng trong những năm qua, các tranh chấp phát sinh chủ yếu xuất phát từ các nguyên nhân sau: (1) Một trong các bên không chịu thực hiện đúng hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do, trường hợp này xảy ra do sau khi ký kết hợp đồng thì một trong các bên phát hiện bị bất lợi (như giá quá cao, không thể có lợi nhuận ); (2) Không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã được hưởng các quyền lợi từ hợp đồng, đây là một trong những vi phạm khá phổ biến; (3) Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng (cho dù có thực hiện hợp đồng), trường hợp này xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng do lỗi của một hoặc các bên tìm cách thực hiện theo hướng có lợi cho mình hoặc do hiểu sai nội dung của hợp đồng, nhưng cũng có thể do một bên gặp khó khăn thực hiện không đúng các yêu cầu ghi trong hợp đồng.

Ngoài ra, trong thực tiễn còn có một số vi phạm các quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng như: Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể, nghĩa là người tham gia giao kết hợp đồng không có tư cách pháp lý để ký hợp đồng (người của pháp nhân ký kết hợp đồng kinh tế nhưng không có giấy ủy quyền của người đại diện hợp pháp ); giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã

50 Bùi Thị Thanh Hằng (2016), “Các biện pháp khắc phục đối với hành vi vi phạm hợp đồng dưới gốc nhìn so sánh”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số (12/2016). được pháp luật quy định; hợp đồng không thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng, đây là dạng vi phạm khá phổ biến trong thực tế, nguyên nhân do nhận thức của các bên hoặc do lợi dụng sự hiểu biết của đối tác để lập sẵn hợp đồng mà nội dung không đảm bảo quy định của pháp luật (như hợp đồng mua bán nhưng không ghi rõ giá bán, thuế; hợp đồng vận chuyển nhưng không ghi rõ địa điểm bốc hàng lên, xuống, thời gian vận chuyển ) 51

Công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong hoạt động thương mại ở nước ta luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao, cấp ủy địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ; sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong khối nội chính, đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác chuyên môn.

Theo thống kê của Trang thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2018 đến năm 2022, số vụ án về kinh doanh thương mại, vụ án về hợp đồng thương mại và tranh chấp có yêu cầu bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại cụ thể như sau:

Bảng thống kê số vụ án tranh chấp hợp đồng thương mại có yêu cầu bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2018 đến năm 2022 52

Tranh chấp HĐTM có yêu cầu BTTH Tỷ lệ

51 Hoàng Thị Thu Thuỷ ( 2017), Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế “Chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hoá theo pháp luật thương mại Việt Nam”, Học viện Khoa học xã hội.

52 Tòa án nhân dân tối cao, Trang thông tin điện tử Công bố bản án, quyết định của Toà án.

Dựa vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy số lượng vụ tranh chấp kinh doanh thương mại từ năm 2018 đến năm 2022 có sự biến động không đồng đều Từ năm

2018 đến năm 2020 số vụ tranh chấp kinh doanh thương mại tăng từ 1475 vụ năm

2018 đến 1606 vụ năm 2020; năm 2021 số vụ tranh chấp giảm còn 1332 vụ và đến năm 2022 số vụ tranh chấp tăng lên 1557 vụ Bên cạnh đó, các tranh chấp về hợp đồng thương mại tăng đều qua các năm từ 2018 đến 2022 Cụ thể năm 2018 có 748 vụ, năm

2019 có 831 vụ, năm 2020 có 857 vụ, năm 2021 có 925 vụ, năm 2022 có 1067 vụ.

Trong các vụ tranh chấp về hợp đồng thương mại thì tranh chấp hợp đồng thương mại có yêu cầu bồi thường thiệt hại chiếm tỷ lệ cao và tăng đều qua các năm Năm

2018, số vụ tranh chấp hợp đồng thương mại có yêu cầu bồi thường thiệt hại là 314 vụ, chiếm tỷ lệ 41,97% trong số vụ tranh chấp về hợp đồng thương mại; năm 2019 số vụ tranh chấp hợp đồng thương mại có yêu cầu bồi thường thiệt hại là 385 vụ, chiếm tỷ lệ 46,33%; năm 2020 số vụ tranh chấp hợp đồng thương mại có yêu cầu bồi thường thiệt hại là 376 vụ, chiếm tỷ lệ 43,87%; năm 2021 số vụ tranh chấp hợp đồng thương mại có yêu cầu bồi thường thiệt hại là 625 vụ, chiếm tỷ lệ 67,56%; năm 2022 số vụ tranh chấp hợp đồng thương mại có yêu cầu bồi thường thiệt hại là 689 vụ, chiếm tỷ lệ 64,57%.

Có thể thấy, tranh chấp về hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng thương mại có yêu cầu bồi thường thiệt hại nói riêng ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong các vụ tranh chấp về kinh doanh thương mại Điều này cho thấy nhu cầu thực hiện các hợp đồng thương mại của các bên cũng ngày càng cao, cùng với đó, việc xảy ra các vi phạm, tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng cùng xảy ra ngày càng nhiều.Việc hoàn thiện các quy định pháp luật về hợp đồng thương mại và đặc biệt là giải quyết hiệu quả các tranh chấp về hợp đồng thương mại, yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là vấn đề cấp thiết nhằm bảo vệ quyền lợi các bên và góp phần phát triển kinh tế đất nước, hạn chế những tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra.

2.2.2 Một số bất cấp, vướng mắc trong áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp

Bồi thường thiệt hại là chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp những lợi ích vật chất bị tổn thất của bên bị vi phạm hợp đồng thương mại Việc áp dụng chế tài này tạo sự cân bằng về lợi ích đã bị tổn thất của bên bị vi phạm và bảo đảm quyền lợi của các bên 53 Thực tiễn áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại cho thấy còn nhiều hạn chế, vướng mắc gây khó khăn cho quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án như việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, giá trị bồi thường thiệt hại, việc chứng minh tổn thất hay trường hợp về miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Thứ nhất, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố:

(1) có hành vi vi phạm hợp đồng; (2) có thiệt hại thực tế và (3) có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế Căn cứ bồi thường thiệt hại có ý nghĩa lớn trong khi áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại, tuy nhiên việc xác định căn cứ này vô cùng phức tạp và phát sinh nhiều hạn chế, vướng mắc Điển hình là bản án tranh chấp hợp đồng dịch vụ theo số 140/2019/KDTM-ST, ngày 16/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện L tỉnh Đồng Nai 54 , theo đó, Công ty TNHH D (Công ty D) và Công ty cổ phần N (Công ty N) có ký hợp đồng vận chuyển xăng dầu bằng đường biển từ cảng

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w