Kiểm định INDEPENDENT T-TEST...51 Trang 5 DANH MỤC BẢNGBảng 1: Thang đo các khái niệm nghiên cứu...19Bảng 2: Bảng thống kê tần số thông tin đối tượng khảo sát...29Bảng 3: Thống kê mô tả
Lý do chọn đề tài
Nhiều khu vực trên thế giới hiện nay đang phải đối mặt với các vấn đề môi trường nghiêm trọng, những vấn đề này được gây ra bởi sự phát triển công nghiệp, hành vi bất cẩn của con người và hành vi du lịch không bền vững Tuy nhiên nhu cầu đi du lịch của con người thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội (Heckman & cộng sự, 1967) Thực trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tác động làm thay đổi mục đích đi du lịch của du khách cũng như tác động tới sự quan tâm của khách hàng tới loại hình du lịch thân thiện với môi trường, nhiều yếu tố trực tiếp tác động lên hành vi của khách du lịch trong việc hạn chế rác thải Người trẻ hiện nay có xu hướng du lịch có trách nhiệm hơn, góp phần không nhỏ giúp nâng cao nhận thức và sự tôn trọng của cộng đồng đối với các yếu tố văn hóa, xã hội, thiên nhiên tại các điểm đến.Loại hình du lịch xanh ngày càng trở nên gần gũi và phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, đối với một quốc gia tương đối mạnh về ngành du lịch như ViệtNam, các nghiên cứu về loại hình này vẫn còn khá ít Trong khi đó, Việt Nam là một đất nước có tiềm năng lớn trong việc phát triển du lịch xanh với nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp cùng với các di tích lịch sử.Việt Nam hiện nay có nhiều sự chuyển biến trong cách thiết kế tour du lịch xanh, các phương tiện di chuyển ít khói bụi, các sản phẩm hữu cơ, hạn chế rác thải nhựa được khách du lịch ưa chuộng, Với những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch xanh của người dân tại TP HCM.” với mục đích khám phá ra những yếu tố tác động đến hành vi du lịch xanh của người dân sống tại TP HCM, từ đó đưa ra những đề xuất hoàn thiện và phát triển cho ngành du lịch, dịch vụ nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng.
Bối cảnh nghiên cứu
Những thập kỷ vừa qua, trái đất đã gánh chịu vô số những tác động tiêu cực của thiên nhiên cùng với biến đổi khí hậu, trong khi đó nguyên nhân chính đều bắt nguồn từ hành vi của con người, bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội và xu thế tiêu dùng phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sự suy thoái môi trường Vậy nên, việc nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường trong mỗi cá nhân là điều tất yếu Ngành du lịch cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, do đó việc hình thành du lịch xanh là phương pháp cứu vãn hành tinh xanh Không chỉ mang ý nghĩ to lớn với thiên nhiên mà còn mở ra con đường phát triển kinh tế, đa dạng hình thức du lịch cho mỗi quốc gia Chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn tới những biện pháp liên kết, đổi mới công nghệ và đặc biệt là tiếp cận với nền kinh tế xanh
Trên thế giới, khái niệm du lịch xanh không còn quá xa lạ Các mô hình kinh doanh bền vững đã được nhiều công ty du lịch sinh thái tích hợp thành công, tạo ra các hoạt động có lợi cho môi trường, mang lại những trải nghiệm du lịch đáng nhớ cho khách hàng và tăng doanh thu thông qua các mô hình kinh doanh bền vững Tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, ngành du lịch quan tâm cơ cấu lại theo hướng phát triển bền vững dựa trên chuỗi cung ứng giá trị và chất lượng dịch vụ du lịch, cụ thể là tạo ra những mối quan hệ đối tác mới và đa dạng việc phát triển kinh doanh
Ngoài ra, nhu cầu của du khách cũng dần thay đổi, họ quan tâm hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến Nếu một nơi cung cấp nhiều hoạt động thú vị để làm, du khách sẽ ở lại lâu hơn Một xu hướng mới cho dòng du khách xanh, du lịch thân thiện với môi trường, được phát triển từ những du khách tiên phong bắt đầu phong trào đó Xu hướng tìm kiếm các giá trị văn hóa đặc trưng và hệ sinh thái nguyên sơ ngày càng phổ biến vì khách du lịch thế hệ mới là những người yêu quý, tôn trọng và có trách nhiệm với môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Xác định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch xanh của người dân đang sinh sống và làm việc tại TP HCM Từ đó phân tích, đánh giá kết quả thu được để có những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy ngành du lịch tại TP HCM nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung trên thì bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm giải quyết những mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất: Thứ nhất, áp dụng cơ sở lý thuyết, xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch xanh của người dân đang sinh sống và làm việc tại TP HCM và phát triển các thang đo.
Thứ hai: Thứ hai, đo lường, đánh giá và so sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố qua việc thu thập dữ liệu thông qua khảo sát trực tuyến bằng bảng hỏi, sau đó tiến hành xử lý dữ liệu, xác định độ tin cậy và tính giá trị của các thang đo cũng như xem xét sự khác biệt về động cơ đến hành vi du lịch xanh của người dân đang sinh sống và làm việc tại TP HCM.
Thứ ba: Đưa ra các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của các yếu tố, đồng thời khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực Từ đó, đề xuất hàm ý quản trị giúp ngành du lịch xanh cũng như các doanh nghiệp trong ngành có những điều chỉnh phù hợp với tâm lý và hành vi du lịch của người dân đang sinh sống và làm việc tại TP HCM nhằm mục đích đưa du lịch xanh trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Câu hỏi nghiên cứu
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi du lịch xanh của người dân đang sinh sống và làm việc tại TP HCM?
- Mức độ ảnh hưởng của những yếu tố này đến hành vi du lịch xanh của người dân đang sinh sống và làm việc tại TP HCM như thế nào?
- Những giải pháp nào để có thể tìm được nhằm mục đích đưa du lịch xanh trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tác động đến hành vi du lịch xanh của người dân tại TP HCM
● Đối tượng khảo sát: Người dân có kiến thức cùng trải nghiệm về du lịch xanh Phạm vi nghiên cứu:
● Phạm vi không gian: TP HCM
● Phạm vi thời gian: Thông tin, dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu, thu thập trên các bài báo, bài nghiên cứu khoa học; thông tin, dữ liệu sơ cấp sẽ được điều tra,thu thập thông qua khảo sát bảng câu hỏi với hình thức phỏng vấn trực tiếp và gửi qua email đến các đối tượng khảo sát trong trong thời gian từ lúc bắt đầu nghiên cứu tháng 11/2022 đến lúc kết thúc nghiên cứu tháng 4/2023
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành theo hai bước chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng:
● Phương pháp nghiên cứu định tính:
Tiến thành tìm hiểu, khám phá các thông tin, ý kiến của các khách hàng cho cuộc nghiên cứu định tính thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn người dân về những tác động đến hành vi du lịch xanh trên địa bàn TP HCM
● Phương pháp nghiên cứu định lượng:
Tiến hành thu nhập, xử lý thông tin và phân tích dữ liệu cho cuộc nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế và xây dựng sẵn bằng cách qua những cuộc khảo sát trên mạng xã hội bằng Google Form, dữ liệu thu thập sẽ được sự hỗ trợ của phần mềm SPSS Đối với các biến của thang đo, để đánh giá mức độ đồng ý của người tiêu dùng, bảng câu hỏi được thiết kế với thang đo Likert 5 mức độ với 1 là “hoàn toàn không đồng ý” đến 5 là “hoàn toàn đồng ý” với 250 phiếu khảo sát được phát ra Đối tượng được khảo sát là người dân có kiến thức cùng trải nghiệm về du lịch xanh tại địa bàn TP HCM, thời gian khảo sát từ11/2022 đến lúc kết thúc nghiên cứu 4/2023 Sau khi thu thập đủ số lượng mẫu yêu cầu, dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS nhằm kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA.Sau đó các nhân tố được rút trích từ tập dữ liệu sẽ được đưa vào phân tích tương quan và phân tích hồi quy nhằm đánh giá mô hình đề xuất và kiểm định các giả thuyết.
Ý nghĩa của đề tài
● Về mặt khoa học: Bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch xanh của người dân tại TP HCM.” là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về hành vi du lịch xanh Giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách du lịch cũng như thấy rõ được tác động của du lịch xanh đến cuộc sống thực và môi trường như thế nào Đây còn là cơ sở luận cho các nghiên cứu tiếp theo ở trong lĩnh vực.
● Về mặt thực tiễn: Kết quả của bài nghiên cứu là sự đóng góp quan trọng vào thực tiễn Nghiên cứu sẽ giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của xu thế du lịch xanh Từ đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các kết quả nghiên cứu để có những điều chỉnh phù hợp với tâm lý và hành vi du lịch của người dân đang sinh sống và làm việc tại TP HCM để đưa du lịch xanh trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
Kết cấu của đề tài
Đề tài của nhóm được kết cấu làm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - Trình bày cơ sở lý luận của các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch xanh, đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Trình bày thiết kế nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu và xử lý dữ liệu, xây dựng và kiểm định các thang đo nhằm đo lường các đối tượng nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận, hàm ý quản trị và kiến nghị - Đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu trải nghiệm ngày càng cao của khách hàng
Các khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1 Khái niệm và sự phát triển du lịch xanh
Theo định nghĩa của tác giả Martin Oppermann (Bách khoa toàn thư về Du lịch, 2002): Du lịch xanh là một hình thức du lịch thay thế thường liên quan đến du lịch nông thôn, là một hình thái của du lịch thiên nhiên, thân thiện với môi trường và hầu như không tạo ra tác động về sinh thái tại điểm đến du lịch
Trong tình hình môi trường bị tàn phá nặng nề, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, con người và động thực vật đều bị đe dọa nghiêm trọng, việc bảo vệ môi trường, gìn giữ thiên nhiên là một điều cấp thiết, và việc hình thành du lịch xanh là tất yếu, là phương pháp cứu vãn tương lai Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên là chính, trên nguyên tắc hạn chế tối đa những tác động xấu tới môi trường như xả khói bụi, xả rác, tàn phá động thực vật, Bên cạnh đó, du lịch xanh còn có thể khắc phục hậu quả do biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tái tạo và phát huy các di sản văn hóa, các sản phẩm thân thiện môi trường Do đó, khai thác du lịch nhưng không ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên, môi trường là châm ngôn của du lịch xanh hiện nay. Trong những năm gần đây, du lịch xanh không chỉ là một khái niệm mà đã trở thành một xu hướng, đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều nước trên thế giới Hình thức du lịch này ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của khách du lịch, của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và cộng đồng xã hội nói chung Du lịch xanh đang ngày một phổ biến với người dân Việt Nam Như vậy, ta có thể thấy được, mặc dù du lịch xanh chỉ mới nở rộ tại Việt Nam những năm gần đây nhưng tầm quan trọng và sự phổ biến của nó là không thể phủ nhận Có thể nói, phát triển du lịch xanh là chìa khóa để phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, đảm bảo du lịch bền vững.
2.1.2 Tổng quan về du lịch xanh
Trong xã hội mà tình trạng ô nhiễm đang là vấn đề nhức nhối, thì xu hướng “sống xanh” đang ngày càng được chú ý Với xu hướng này, ngày càng nhiều người muốn được trở về với cuộc sống ít xô bồ, náo nhiệt; khách du lịch cũng muốn tìm đến những địa điểm thân thiện với môi trường, được nghỉ dưỡng và bảo đảm sức khỏe, tinh thần.
Do đó, du lịch xanh tại Việt Nam ngày càng lên ngôi khi được các doanh nghiệp quan tâm hơn, ngành du lịch Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững
Phát triển du lịch xanh có thể hiểu là du lịch có trách nhiệm với tự nhiên, bảo tồn môi trường, duy trì, gìn giữ văn hóa và cuộc sống của người dân bản địa Không chỉ giảm thiểu các tác động về thể chất, xã hội, hành vi và tâm lý, du lịch xanh còn xây dựng văn hóa tôn trọng và bảo vệ môi trường, đồng thời cung cấp những trải nghiệm tích cực cho du khách Rất nhiều địa phương trên cả nước cũng đang tích cực triển khai thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh như: TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cần Thơ, Kiên Giang
2.1.3 Xu hướng về hành vi du lịch xanh:
2.1.3.1 Xu hướng du lịch xanh hạn chế sử dụng đồ nhựa
Trong những chuyến du lịch, việc giảm thiểu các vật dụng làm từ nhựa là vô cùng cần thiết, và là xu hướng trong du lịch xanh hiện nay Thay vào đó, du khách có thể sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng, các sản phẩm thân thiện với môi trường như túi vải, bình nước, muỗng, thìa, ống hút bằng inox,
2.1.3.2 Tham gia dọn rác tại địa điểm du lịch xanh
Các hoạt động làm sạch môi trường, cải thiện hệ sinh thái tại các địa điểm du lịch ngày càng được quan tâm và lan tỏa rộng rãi ở nhiều tỉnh thành trên cả nước Khi đi du lịch, nhiều nhóm du khách đã có những hành vi du lịch xanh, sạch, chẳng hạn như dọn sạch rác trên các bãi biển, các khu phố đi bộ, trên các dòng kênh để góp phần bảo vệ môi trường, trả lại những địa điểm đẹp đẽ, thơ mộng như vốn có.
2.1.3.3 Du lịch xanh với phương tiện công cộng
Thay vì di chuyển bằng xe máy hay ô tô, khi đi du lịch, nhiều du khách lựa chọn trải nghiệm các phương tiện công cộng như xe buýt, xe điện, xe tuktuk nhằm hạn chế lượng khí thải độc hại ra môi trường Di chuyển trên những phương tiện công cộng như xe buýt, xe tuktuk vừa giúp hạn chế lượng khí thải độc hải, vừa là một cách để bạn gặp gỡ và gần gũi hơn với người dân bản địa.
Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết hành vi hợp lý
Thuyết hành động hợp lý TRA được Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được hiệu chỉnh mở rộng theo thời gian Mô hình TRA (Ajzen và Fishbein, 1975) cho thấy xu hướng tiêu dùng là yếu tố dự đoán tốt nhất về hành vi tiêu dùng Để quan tâm hơn về các yếu tố góp phần đến xu hướng mua thì xem xét hai yếu tố là thái độ và chuẩn chủ quan của khách hàng.
Hình 1: Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
Trong đó, thái độ là thái độ đối với một hành động hoặc một hành vi, thể hiện những nhận thức tích cực hay tiêu cực của cá nhân về việc thực hiện một hành vi, có thể được đo lường bằng tổng hợp của sức mạnh niềm tin và đánh giá niềm tin này (Hale, 2003) Nếu kết quả mang lại lợi ích cá nhân, họ có thể có ý định tham gia vào hành vi (Fishbein và Ajzen, 1975) Còn chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân, với những người tham khảo quan trọng của cá nhân đó cho rằng hành vi nên hay không nên được thực hiện (Fishbein và Ajzen, 1975).
Thuyết hành động hợp lý quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng cũng như xác định khuynh hướng hành vi của họ, trong khuynh hướng hành vi là một phần của thái độ hướng tới hành vi (cảm giác chung chung của sự ưa thích hay không ưa thích của họ sẽ dẫn đến hành vi) và một phần nữa là các chuẩn chủ quan (sự tác động của người khác cũng dẫn tới thái độ của họ).
2.2.2 Thuyết hành vi có kế hoạch
Thuyết hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1991) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí Tương tự như lý thuyết TRA, nhân tố trung tâm trong lý thuyết hành vi có kế hoạch là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định.
Hình 2: Mô hình thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
Trong lý thuyết mới này, tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuẩn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi.
Ba yếu tố quyết định cơ bản trong lý thuyết này:
(1) Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực hiện hành vi;
(2) Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của áp lực hay sự bắt buộc có tính quy tắc nên được gọi là chuẩn chủ quan; và
(3) Cuối cùng là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005) Lý thuyết cho thấy tầm quan trọng của thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi.
2.2.3 Lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh
Thúc đẩy hành vi mua hàng thân thiện với môi trường của khách hàng là yếu tố cơ bản tạo nên thành công của các công ty khách sạn thân thiện với môi trường Nghiên cứu của tác giả Heesup Han đã phát triển một lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh (TGPB) giải thích rõ ràng và đầy đủ hành vi tiêu dùng có trách nhiệm với môi trường của khách hàng đối với các sản phẩm khách sạn xanh, chẳng hạn như khách sạn xanh và nhà hàng xanh Các phương pháp hỗn hợp dựa trên phương pháp đo lường tâm lý đã được sử dụng để phát triển lý thuyết
Trong lý thuyết, thái độ, trách nhiệm được đưa vào và chuẩn mực xã hội trực tiếp tác động đến chuẩn mực cá nhân Các loại tác nhân này hình thành dựa trên nhận thức về hậu quả, hình tượng, thế giới quan sinh thái và giá trị môi trường Ngoài ra, hành vi trong quá khứ cũng góp phần làm tăng hành vi Lý thuyết này được hỗ trợ đầy đủ và chứng minh thông qua cả quá trình định tính và định lượng Hành vi tiêu dùng xanh đã được lý thuyết đề xuất giải thích thỏa đáng Lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh bao gồm khả năng dự đoán mạnh mẽ hơn các lý thuyết ủng hộ xã hội hiện có và nó có thể áp dụng cho các bối cảnh hành vi khách sạn, du lịch, người tiêu dùng đa dạng
Hình 3: Mô hình Lý thuyết về hành vi tiêu dùng xanh (TGPB)
Các nghiên cứu thực hiện trước đây
2.3.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi du lịch xanh ở Việt Nam
Bài nghiên cứu thực hiện bởi Nguyễn Đình Thanh và Nguyễn Thị Thuỳ Vinh (2021). Nhằm thiết lập các chiến lược phù hợp nhằm khuyến khích tiêu dùng xanh trong du lịch và đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, bài viết chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch xanh của du khách Để thu thập 315 mẫu khảo sát từ du khách nội địa đã từng tham quan, lưu trú và trải nghiệm các địa điểm du lịch xanh, dịch vụ khách sạn cũng như các khu nghỉ dưỡng xanh tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng lý thuyết TRA và lý thuyết TBP cùng với phương pháp nghiên cứu định lượng. Kết quả phân tích chỉ ra rằng việc lựa chọn du lịch xanh bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cả nhận thức về biến đổi khí hậu và nhận thức về du lịch vừa bảo vệ môi trường Do đó, cần phải hành động để tăng khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến và khuyến khích người dân địa phương tích cực tham gia bảo vệ môi trường và phát triển du lịch xanh một cách có cơ bản, đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. 2.3.2 Nghiên cứu nước ngoài:
2.3.2.1 Exploring Antecedents of Green Tourism Behaviors: A Case Study in Suburban Areas of Taipei, Taiwan
Thực hiện bởi Cheng, J.C.H.,Chiang, A.H.,Yuan,Y & Huang, M.Y (2018), gồm 2 phần nghiên cứu Điều tra các biến số ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân vào du lịch xanh là mục tiêu chính của nghiên cứu Nghiên cứu khám phá này đã sử dụng một kỹ thuật hỗn hợp để điều tra xem các cá nhân ở Đài Loan cảm thấy thế nào về du lịch xanh và điều gì thúc đẩy động cơ, ý định và hành vi của họ Phương pháp định tính điều tra các biến số bên trong và môi trường có thể ảnh hưởng đến quyết định tham gia du lịch xanh của mọi người Để hiểu các yếu tố quyết định việc tham gia du lịch xanh trong quá khứ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi du lịch xanh của mọi người, các phương pháp định lượng được sử dụng để thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch xanh Để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sẵn sàng tham gia du lịch xanh của người dân, mã hóa ba bước của Strauss và Corbin đã được sử dụng để phân tích dữ liệu từ 450 phiếu khảo sát cho phần 2 và 35 bảng câu hỏi cho phần 1 Kết quả chứng minh rằng ý thức cá nhân về môi trường và các tiện nghi của điểm đến có tác động đến mong muốn tham gia vào du lịch xanh của mọi người Những phát hiện này đưa ra các khuyến nghị để thúc đẩy chương trình du lịch xanh trong tương lai cho các tổ chức chính phủ, ngành du lịch và lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, các nhà quy hoạch thành phố và các nhà phát triển.
2.3.2.2 Ecosystem services research in China: Progress and perspective
Bài nghiên cứu được thực hiện bởi Biao Zhang , Wenhua Li, Gaodi Xie (2010) Nhằm mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị của các vấn đề sinh thái và tài nguyên sinh học, đồng thời thúc đẩy việc thiết lập các cơ chế đền bù sinh thái ở Trung Quốc Các phương pháp định giá dịch vụ hệ sinh thái được sử dụng chủ yếu như phương pháp chi tiêu chi phí, phương pháp chi phí cơ hội và phương pháp chi phí thay thế cùng các lý thuyết được Li (2008) sử dụng để đưa ra kết quả tổng các giá trị chức năng sinh thái tại một số vùng như Thẩm Dương của Trung Quốc Bên cạnh đó phương pháp định giá thị trường, phương pháp kỹ thuật bóng tối, phương pháp chi phí cơ hội và phương pháp chi phí thay thế để định giá các chức năng của hệ sinh thái rừng trong Khu dự trữ sinh quyển núi Trường Bạch Sơn Trên cơ sở trả lời bảng câu hỏi sinh thái của 200 chuyên gia Trung Quốc, Xie & cộng sự (2003) đã thiết lập diện tích đơn vị giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái trong các hệ sinh thái trên cạn Hiện tại, các nghiên cứu về dịch vụ hệ sinh thái ở Trung Quốc đã nâng cao đáng kể nhận thức của công chúng về các dịch vụ có giá trị do thiên nhiên cung cấp và điều chỉnh thái độ bi quan, nâng cao nhận thức của người dân, trở thành một cách hiệu quả để đánh giá nhiều lợi ích do các hệ sinh thái tự nhiên này mang lại.
2.3.2.3 Exploring the Subtle Relationships between Environmental Concern and Ecologically Conscious Consumer Behavior
Bài nghiên cứu được thực hiện bởi James A.Roberts và Donald R Bacon (1997) Bài nghiên cứu có dữ liệu về thang đo Mô hình Môi trường Mới (NEP-NewEnvironmental Paradigm) và thang đo được thiết kế để đo lường hành vi của người tiêu dùng có ý thức về mặt sinh thái (ECCB-Ecologically conscious consumer behavior) được thu thập từ một mẫu thư quốc gia gồm 572 người trả lời Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định mối quan tâm về môi trường và hành vi người tiêu dùng, nghiên cứu đánh giá được tầm quan trọng của yêu cầu sinh thái trong hệ thống tiêu chí lựa chọn của khách hàng, mọi người nhận thức được hành vi của họ và cảm thấy có trách nhiệm bảo vệ môi trường trước khi họ hành động Mục đích để khám phá tính đa chiều của thang đo Mô hình Môi trường Mới và để kiểm tra mối quan hệ giữa các phạm vi con của thước đo Mô hình Môi trường Mới cùng với một loạt các hành vi tiêu dùng có ý thức về mặt sinh thái, cải thiện hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ phức tạp giữa mối quan tâm về môi trường và hành vi của người tiêu dùng, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện giúp đưa ra các hình thức kinh doanh cân bằng mong muốn bảo vệ môi trường và hành vi của người tiêu dùng Đây là nghiên cứu chính và dữ liệu đã được thu thập thông qua bảng câu hỏi và cho mục đích phân tích, phần mềm SPSS được sử dụng để phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy phát hiện ra mối quan hệ tích cực giữa thái độ và hành vi đối với môi trường.
2.3.2.4 The impact of green space exposure on satisfaction with active travel trips Nghiên cứu này được thực hiện bởi Na Ta, Hong Li, Yanwei Chai và Jiayu Wu (2021). Trong bài báo này, nhóm đã nghiên cứu mức độ tiếp xúc với không gian xanh ở cấp độ đường phố ảnh hưởng đến sự hài lòng khi đi lại chủ động của cá nhân thông qua thiết bị GPS Các phát hiện cho thấy sự khác biệt đáng kể trong việc tiếp xúc với không gian xanh ở cấp độ đường phố giữa các hành trình du lịch Lượng thời gian mọi người dành cho không gian xanh khi đi du lịch có tác động thuận lợi đến mức độ hài lòng của họ với chuyến đi Tùy thuộc vào phương thức, độ dài và mục đích của chuyến đi, việc tiếp xúc với không gian xanh có những tác động khác nhau đến việc tận hưởng chuyến du lịch Theo như kết quả của phân tích từ phần mềm SPSS, phân tích hồi quy cho kết quả thuyết phục rằng tác động của việc tiếp xúc với không gian xanh đối với hạnh phúc khi đi du lịch tích cực Khi điều chỉnh các biến nội bộ và giữa các cá nhân, phân tích mô hình logit theo thứ tự đa cấp cho thấy mối tương quan thuận lợi giữa việc tiếp xúc với không gian xanh và sự hài lòng trong chuyến đi Những kết quả này hỗ trợ nghiên cứu trước đây cho thấy rằng việc tiếp xúc với không gian xanh giúp cải thiện sức khỏe chủ quan của mọi người Nghiên cứu này nâng cao kiến thức của chúng ta về việc tiếp xúc với không gian xanh ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người như thế nào khi họ đi du lịch thường xuyên.
Các giả thuyết nghiên cứu và mô hình đề xuất
2.4.1 Các giả thuyết nghiên cứu đề xuất
● Nhận thức về môi trường
Con người càng hiểu biết và nhận thức rõ các vấn đề về môi trường sẽ càng nhận rõ những hệ quả môi trường trong tương lai gây ra bởi các hành vi tiêu dùng của bản thân, từ đó có những hiểu biết cũng như sự thay đổi trong ý định tiêu dùng của mình. Ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người Điều này tác động tới thái độ của khách du lịch đối với dịch vụ du lịch xanh Họ ngày càng quan tâm và ưu tiên lựa chọn loại hình du lịch này Tham gia vào các chương trình du lịch xanh đồng nghĩa với việc tiếp cận phương pháp mới trong việc bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động cụ thể như sử dụng phương tiện công cộng, lựa chọn cơ sở lưu trú xanh, trải nghiệm văn hóa bản địa
H1: Nhận thức về môi trường có tác động tích cực đến thái độ về du lịch xanh
● Nhận thức về lợi ích của du lịch xanh
Dịch vụ du lịch xanh ngày càng thu hút sự quan tâm và lựa chọn của khách du lịch. Chương trình du lịch xanh đem lại các trải nghiệm thú vị như việc khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, kết hợp với việc thực hành xanh trong quá trình đi du lịch, đặc biệt góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên Hơn nữa, du lịch xanh đem lại nhiều ích lợi cho sức khỏe khách du lịch trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm cũng là yếu tố thu hút sự lựa chọn của khách du lịch Chính vì thế, các lợi ích mà DLX đem lại cũng là yếu tố tác động tới thái độ của du khách về loại hình dịch vụ du lịch này.
H2: Nhận thức về du lịch xanh có tác động tích cực đến thái độ về du lịch xanh
● Thái độ về du lịch xanh
Khi khách du lịch nâng cao nhận thức về môi trường cũng như hiểu rõ được các lợi ích của loại hình du lịch xanh thì thái độ của khách du lịch càng trở nên rõ rệt Những năm gần đây, du lịch xanh đang ngày càng được ủng hộ, đi cùng với những hoạt động bảo vệ môi trường ý nghĩa được lan tỏa mỗi ngày Điều đặc biệt của những chuyến du lịch ngày nay không chỉ là khoảnh khắc vui vẻ cùng người thân, bạn bè, mà còn là những giá trị tốt đẹp cho xã hội ở những nơi du khách đã đặt chân đến
H3: Thái độ về du lịch xanh có tác động tích cực đến hành vi du lịch xanh
Hình ảnh điểm đến là sự biểu hiện của tất cả các hiểu biết, ấn tượng, sự tưởng tượng, cảm xúc của một cá nhân, một nhóm người về một địa phương nào đó Mỗi nơi có một hình ảnh riêng, nhưng một số nơi có thể có hình ảnh hấp dẫn hơn, ấn tượng hơn so với nơi khác hay ngược lại Hình ảnh điểm đến ảnh hưởng đến cảm nhận chủ quan của khách du lịch, góp phần tạo nên sự hài lòng của họ.
H4: Hình ảnh điểm đến tác động tới việc hình thành ý định tham gia du lịch xanh
Chuẩn chủ quan là yếu tố quyết định xã hội về phản ánh áp lực xã hội đối với hành vi. Các ảnh hưởng chuẩn chủ quan này có thể là ảnh hưởng khác nhau giữa các nền văn hoá và ảnh hưởng yếu tố xã hội về niềm tin của một người về việc ý kiến những người khác đồng tình việc mua lựa chọn du lịch xanh như các luật và quy định do chính phủ ban hành để thúc đẩy du lịch xanh và lời khuyên từ những người quan trọng xung quanh Tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam cũng dễ bị ảnh hưởng “hiệu ứng bầy đàn” nên họ thường thông qua việc quan sát hành vi của mọi người xung quanh để tìm hiểu và yên tâm hơn khi có người đã sử dụng, nên ý định du lịch xanh của du khách sẽ bị ảnh hưởng bởi những người khác
H5: Chuẩn chủ quan tác động tới việc hình thành ý định tham gia du lịch xanh
Mô hình nghiên cứu kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó và bổ sung một số giả thuyết mới Trong hành vi lựa chọn du lịch xanh thì thái độ của khách du lịch thể hiện hành động bảo vệ môi trường, nhận thức biến đổi khí hậu và nhận thức du lịch xanh là chuẩn chủ quan của khách du lịch và kiểm soát hành vi thể hiện ở ý định tham gia du lịch xanh Như vậy, quan hệ giữa những biến số như nhận thức, thái độ và ý định của bản thân có thể ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn du lịch xanh Các giả thuyết nghiên cứu được mô tả tóm tắt trong Hình 2.4.
Hình 4: Mô hình các giả thuyết nghiên cứu
Thang đo các khái niệm nghiên cứu
Thang đo trong mô hình của đề tài là cơ sở để đưa ra những câu hỏi cho phương nghiên cứu định lượng Bằng phương pháp định tính phỏng vấn một nhóm người sau đó thiết lập bảng câu hỏi Thang đo được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu trước đó, thang đo các biến nhận thức về môi trường và nhận thức DLX trong việc đưa ra quyết định lựa chọn DLX của khách du lịch Các biến tiềm ẩn được đo lường theo thang điểm Likert 5 điểm từ 1 - Hoàn toàn không đồng ý tới 5 - Hoàn toàn đồng ý
Khái niệm Biến Mô tả Nguồn
Nhận thức về môi trường
NTMT1 Ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng
NTMT2 Ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người
NTMT3 Hệ quả môi trường trong tương lai gây ra bởi các hành vi của con người
NTMT4 Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường là điều cần thiết
Nhận thức về lợi ích của hành vi
NTLI1 DLX góp phần bảo vệ môi trường
NTLI2 DLX tốt cho sức khỏe khách du lịch NTLI3 DLX bảo tồn văn hóa địa phương
NTLI4 DLX góp phần giáo dục về môi trường
Thái độ với DLX TD1 DLX ngày càng thu hút sự quan tâm của tôi
TD2 DLX là một xu hướng du lịch tích cực
TD3 Tôi ủng hộ DLX
HADD1 Chương trình hoạt động môi trường tại điểm đến
Zhang (2010) Kostakis & Sardianou (2012) Meei Lee & cộng sự (2016) HADD2 Chính sách bảo vệ môi trường của
Chính phủ tại điểm đến
HADD3 Các dịch vụ bổ trợ thân thiện với môi trường
HADD4 Truyền thông về hành vi DLX tại điểm đến
Chuẩn chủ quan CCQ1 Hành vi DLX của tôi chịu ảnh hưởng của những người trong gia đình
CCQ2 Các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, TV, internet…) hiện nay đưa nhiều thông tin về DLX.
CCQ3 Chính phủ hiện nay khuyến khích du khách DLX.
CCQ4 Nhiều người xung quanh tôi đều tham gia DLX
Tôi chọn phương tiện công cộng nếu có
HV2 Tôi tự mang theo chai nước khi đi du lịch
HV3 Tôi tự mang theo túi mua sắm khi đi du lịch
HV4 Tôi mang theo bàn chải đánh răng và khăn tắm khi đi du lịch
HV5 Tôi chọn mua quà lưu niệm với ít bao bì hơn
Bảng 1: Thang đo các khái niệm nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Hình 5: Các bước trong quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này phát triển các giả thuyết dựa trên những lý thuyết nền tảng và nghiên cứu trước đây nên cần được kiểm chứng thực nghiệm bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Nghiên cứu định tính
Mục đích của phương pháp thảo luận nhằm:
Khám phá những nhân tố tác động đến hành vi du lịch xanh và các biến quan sát đo lường những nhân tố này.
Khẳng định những nhân tố tác động đến hành vi du lịch xanh của người dân được nhóm đề xuất trong mô hình lý thuyết, các biến quan sát đo lường những nhân tố này được phát triển trong thang đo của nghiên cứu định tính, trên cơ sở đó điều chỉnh, bổ sung và phát triển thang đo.
Thang đo được sử dụng để thiết kế bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn 10 đáp viên tại TP HCM nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh về nội dung, hình thức của các phát biểu và khả năng cung cấp thông tin của đáp viên Từ đó điều chỉnh thành bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn nghiên cứu định lượng Các thành viên tham gia thảo luận được chia thành 2 nhóm (1 nhóm 5 người).
Kết quả thảo luận nhóm là cơ sở để nhóm hiệu chỉnh mô hình lý thuyết được đề xuất trong chương 2 và thang đo được phát triển dựa trên các khái niệm nghiên cứu tổng kết từ lý thuyết và các nghiên cứu trước Trong đó, việc đánh giá nội dung được thể hiện trên các khía cạnh:
● Đáp viên có hiểu được các phát biểu hay không?
● Đáp viên có thông tin để trả lời hay không?
● Đáp viên có sẵn sàng cung cấp thông tin hay không?
● Đánh giá về hình thức kiểm tra mức độ phù hợp về mặt từ ngữ, cú pháp và ngôn ngữ được sử dụng trong các phát biểu nhằm đảm bảo tính thống nhất, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho đáp viên khi tham gia phỏng vấn.
Kết quả của thảo luận nhóm nhìn chung khẳng định được những nhân tố tác động đến hành vi du lịch xanh của người dân tại TP HCM được đề xuất trong mô hình lý thuyết là những nhân tố chính Như vậy, có thể rút ra kết luận, mô hình lý thuyết những nhân tố ảnh hưởng và các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất ở chương 2 được giữ nguyên để thực hiện các bước nghiên cứu tiếp theo.
Nghiên cứu định lượng
3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Một trong những điểm quan trọng hàng đầu trong đề tài nghiên cứu này đó là yêu cầu phải có đủ số lượng người trả lời bởi nó sử dụng các mô hình phương trình cấu trúc(SEM) làm kỹ thuật phân tích dữ liệu sơ cấp Kích thước mẫu gồm 200 người đã được khuyến cáo trong các tài liệu của SEM như một tiêu chuẩn làm việc (Bollen, 1989; Hair et al., 1998; Hulland et al., 1996) Trường hợp cỡ mẫu lớn và không biết tổng thể thì cỡ mẫu n được tính như sau:
- z là giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1.96 )
- p là ước tính tỷ lệ % của tổng thể
- q = - p (thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể)
- e = sai số cho phép (±3%, ±4%, ±5% ) Để áp dụng phân tích nhân tố thì cỡ mẫu phải đủ lớn, thông thường thì số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng, 1999) Theo Tabacknick và Fidell (2019), đối với các nghiên cứu có mối quan hệ tương quan hồi quy, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là: n = 50 + 8*m Trong đó, n là số mẫu cần khảo sát; m là số nhân tố (biến độc lập) Theo công thức này thì số mẫu cần khảo sát trong nghiên cứu này là n = 50 + 8*6 = 98 mẫu Theo nghiên Hair et al.
(2006), đối với phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích cấu trúc tuyến tính SEM thì kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát (n = 5*m) Trong đó: n là số mẫu cần khảo sát; m là số biến quan sát Áp dụng công thức này, ta có số mẫu cần khảo sát là n = 5*41 = 205 mẫu
Từ những lý thuyết trên, đề tài dự kiến kích thước mẫu là 350, với cỡ mẫu theo dự kiến, có thể kết luận cỡ mẫu đủ lớn để chạy mô hình, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
3.3.2 Thu thập thông tin mẫu nghiên cứu
Thông tin mẫu nghiên cứu được thu thập dưới dạng dữ liệu sơ cấp thông qua Google biểu mẫu theo khung mẫu nghiên cứu đã xác định.
Kết quả phỏng vấn, sau khi khi gạn lọc các mẫu không đạt yêu cầu như đã xác định trên đây, được chuyển sang phần mềm SPSS 22 để xử lý và phân tích số liệu, từ đó kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả.
3.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Thống kê tần số thường áp dụng cho các biến định tính Ví dụ như: giới tính, tuổi tác, học vấn, thu nhập Thống kê tần số để xác định số lần xuất hiện của một giá trị cụ thể trong tổng thể.
● Thống kê mô tả Được sử dụng để hiểu đặc điểm của người tham gia Nhằm khái quát chung các yếu tố mô tả cơ bản nhất như giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
● Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha Đánh giá độ tin cậy và giá trị (Reliability and Validity): Độ tin cậy nhất quán nội tại (Internal Consistency Reliability) thông qua Composite Reliability, Cronbach’s Alpha và Ro-h Giá trị độ tin cậy tổng hợp này sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1, với giá trị càng cao, gần với 1 cho thấy mức độ tin cậy càng cao Nó được hiểu giống như Cronbach's alpha Đặc biệt, với nghiên cứu khám phá (exploratory research), giá trị độ tin cậy từ 0.6 - 0.7 được chấp nhận (Hair và cộng sự, 2016).
● Phân tích nhân tố EFA
Là nhân tố xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.
Trong tính giá trị (phân tích nhân tố khám phá EFA), chúng ta cần quan tâm tới các chỉ số dưới đây:
- Hệ số Factor Loading: Được định nghĩa là là trọng số nhân tố hay hệ số tải nhân tố + Nếu 0.3 = 0.7: Biến quan sát có ý nghĩa thống kê rất tốt
- Hệ số KMO: Là chỉ số dùng để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố, cụ thể là so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến với hệ số tương quan riêng phần của chúng
=> Để sử dụng EFA, thì KMO > 0.50.
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading): Là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích EFA Theo Hair & ctg (1998) thì factor > 0,3 thì xem đạt mức tối thiểu; factor > 0,4 được xem là quan trọng; factor > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
- Phương sai trích và Eigenvalue: Hair & ctg (1998) yêu cầu rằng phương sai trích phải > 50% và Eigenvalue > 1 Phương sai trích cho biết các nhân tố được trích giải thích % sự biến thiên của các biến quan sát
● Phân tích tương quan (kiểm định đa cộng tuyến)
- Phân tích hệ số tương quan Pearson nhằm xác định mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các biến hay đo mức độ kết hợp tuyến tính giữa các biến trước khi tiến hành phân tích hồi quy tiếp theo.
- Giá trị tuyệt đối của Pearson càng gần 1 thì hai biến có mối tương quan tuyến tính càng chặt chẽ Đồng thời cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập với nhau nhằm phát hiện những mối tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập Vì những tương quan như vậy có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
+ Pearson Correlation < 0,2 - Tương quan yếu
+ 0,2 < Pearson Correlation ≤ 0,5 - Tương quan trung bình
+ Pearson Correlation > 0,5 - Tương quan mạnh
Thống kê tần số
Thống kê tần số thường áp dụng cho các biến định tính Ví dụ như: giới tính, tuổi tác, học vấn, thu nhập Thống kê tần số để xác định số lần xuất hiện của một giá trị cụ thể trong tổng thể.
T• lệ phần trăm hợp lệ (%)
Nữ 81 27.7 27.2 100.0 Độ tuổi Dưới 22 tuổi
Thu nhập Dưới 5 triệu/tháng
Bảng 2: Bảng thống kê tần số thông tin đối tượng khảo sát
- Về giới tính: Trong số 298 đáp viên có 81 người là nữ chiếm tỉ lệ 27.7%, còn lại 217 người là nam chiếm tỉ lệ 72.8%.
- Về độ tuổi: Trong số 298 đáp viên có 191 người dưới 22 tuổi chiếm tỉ lệ 64.1%, 68 người trong độ tuổi từ 23-35 chiếm tỉ lệ 22.8% và cuối cùng có 39 người thuộc độ tuổi trên 35 chiếm tỉ lệ 13.1%.
- Về trình độ học vấn: Trong số 298 đáp viên có 10 người có học vấn THPT chiếm tỉ lệ 3.4%, 16 người có học vấn cao đẳng/trung cấp chiếm tỉ lệ 5.4%, đại học có 187 người chiếm tỉ lệ 62.8% và sau đại học có 85 người chiếm tỉ lệ 28.5%
- Về nghề nghiệp: Trong số 298 đáp viên có 172 người là sinh viên với tỉ lệ 57,7%, 14 người là công nhân với tỉ lệ 4,7%, 63 người là nhân viên văn phòng với tỉ lệ 21,1%,
49 người làm về kinh doanh với tỉ lệ16,4%.
- Về thu nhập: Trong số 298 đáp viên có 134 người có thu nhập dưới 5 triệu chiếm tỉ lệ 45%, từ 5-10 triệu có 44 người chiếm tỉ lệ 14,8% và trên 10-15 triệu có 68 người chiếm tỉ lệ 22,8% và trên 15 triệu có 52 ngừơi chiếm tỉ lệ 17,44%
Thống kê mô tả trung bình
Nhằm khái quát chung các yếu tố mô tả cơ bản nhất như giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn,
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 3: Thống kê mô tả trung bình các biến quan sát của nhân tố Nhận thức môi trường Với biến Nhận thức về môi trường (NTMT), giá trị nhỏ nhất mà các đáp viên trả lời là
1 và giá trị lớn nhất là 5 Giá trị trung bình đạt từ 4.0705 đến 4.3826 (NTMT3, NTMT1), nghĩa là các đáp viên tham gia khảo sát đồng ý với các quan điểm về Nhận thức của họ về môi trường Độ lệch chuẩn của các biến quan sát có giá trị từ 0.79643 đến 0.94477, số liệu này cho thấy đáp viên trả lời các đáp án không chênh lệch nhiều.
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 4: Thống kê mô tả trung bình các biến quan sát của nhân tố Nhận thức lợi íchVới biến Nhận thức lợi ích (NTLI), giá trị nhỏ nhất mà đa số các đáp viên trả lời là 1,giá trị lớn nhất là 5 Biến NTLI có giá trị trung bình từ 3.8826 đến 3.9933 (NTLI2,NTLI1), như vậy dữ liệu cho thấy rằng mức độ đồng ý của đáp viên nằm ở mức gần như đồng ý với các lợi ích của du lịch xanh Độ lệch chuẩn của các biến quan sát có giá trị từ 0.90433 đến 0.97075, điều này cho thấy đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều.
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 5: Thống kê mô tả trung bình các biến quan sát của nhân tố Thái độ Với biến Thái độ về du lịch xanh (TD), giá trị nhỏ nhất mà đa số các đáp viên trả lời là
1, giá trị lớn nhất là 5 Các giá trị trung bình từ 3.6745 đến 3.9530 (TD4, TD2), nghĩa là các đáp viên đa số đều đồng ý về quan điểm Thái độ với Du lịch xanh Độ lệch chuẩn của các biến quan sát có giá trị từ 0.90517 đến 1.13918, điều này cho thấy đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 6: Thống kê mô tả trung bình các biến quan sát của nhân tố Hình ảnh điểm đến Với biến Hình ảnh điểm đến (HADD), giá trị nhỏ nhất mà đa số các đáp viên trả lời là
1, giá trị lớn nhất là 5 Biến HADD có giá trị trung bình từ 3,7953 đến 3.9799 (HADD2, HADD1), như vậy dữ liệu cho thấy rằng các đáp viên gần như đồng ý với quan điểm Hình ảnh điểm đến du lịch xanh Độ lệch chuẩn của các biến quan sát có giá trị từ 0.82166 đến 0.91996, điều này cho thấy đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều.
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 7: Thống kê mô tả trung bình các biến quan sát của nhân tố Chuẩn chủ quan Với biến Chuẩn chủ quan (CCQ), giá trị nhỏ nhất mà các đáp viên trả lời là 1 và giá trị lớn nhất là 5 Giá trị trung bình đạt từ 3.5906 đến 3.7584 (CCQ4, CCQ2), nghĩa là các đáp viên tham gia khảo sát đa số trung lập với các quan điểm về các ảnh hưởng đến việc tham gia du lịch xanh của họ Độ lệch chuẩn của các biến quan sát có giá trị từ 0.88116 đến 1.03484, số liệu này cho thấy đáp viên trả lời các đáp án không lệch nhiều.
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 8: Thống kê mô tả trung bình các biến quan sát của nhân tố Hành vi Với biến Hành vi (HV), giá trị nhỏ nhất mà đa số các đáp viên trả lời là 1, giá trị lớn nhất là 5 Biến HV có giá trị trung bình từ 3.7483 đến 4.0336 (HV5, HV2), như vậy dữ liệu cho thấy rằng đa số các đáp viên đồng ý với quan điểm về Hành vi du lịch xanh Độ lệch chuẩn của các biến quan sát có giá trị từ 0.84864 đến 0.98152, điều này cho thấy đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều.
Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha
● Mục đích của kiểm định
Cronbach’s Alpha Thang đo được định nghĩa là một tập các biến quan sát con có khả năng đo đếm được và phải thể hiện được tính chất của nhân tố mẹ Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích cũng như đánh giá độ tin cậy của thang đo Mục đích của kiểm định Cronbach’s Alpha là để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation Thông qua đó, cho phép loại bỏ được những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu trước khi phân tích nhân tố EFA
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan giữa biến và tổng
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nhận thức môi trường (NTMT): Cronbach's Alpha=0.773
Nhận thức lợi ích (NTLI): Cronbach's Alpha=0.792
Thái độ (TD): Cronbach's Alpha=0.804
Hình ảnh điểm đến (HADD): Cronbach's Alpha=0.765
Chuẩn chủ quan (CCQ): Cronbach's Alpha=0.712
Hành vi (HV): Cronbach's Alpha=0.750
Bảng 9: Kết quả phân tích độ tin cậy các thang đo trong mô hình nghiên cứu
- Cronbach’s Alpha của yếu tố Nhận thức về môi trường (NTMT) có hệ số Alpha 0.773 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng NTMT1 = 0.523; NTMT2 = 0636; NTMT3
= 0.553; NTMT4 = 0.597 đều lớn hơn 0.3 Vậy thang đo đạt yêu cầu, phù hợp để tiến hành đưa vào nghiên cứu
- Cronbach’s Alpha của yếu tố Nhận thức lợi ích của du lịch xanh (NTLI) có hệ số Alpha = 0.792 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng NTLI1 = 0.570; NTLI3 = 0.578; NTLI4 = 0.606; NTLI4 = 0.655 đều lớn hơn 0.3 Vậy thang đo đạt yêu cầu, phù hợp để tiến hành đưa vào nghiên cứu.
- Cronbach’s Alpha của yếu tố Thái độ với du lịch xanh (TD) có hệ số Alpha = 0.804
> 0.6 và hệ số tương quan biến tổng TD1 = 0.533; TD2 = 0.561; TD3 = 0.698; TD4 0.701 đều lớn hơn 0.3 Vậy thang đo đạt yêu cầu, phù hợp để tiến hành đưa vào nghiên cứu
- Cronbach’s Alpha của yếu tố Hình ảnh điểm đến (HADD) có hệ số Alpha = 0.765 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng HADD1 = 0.541; HADD2 = 0.523; HADD3 0.646; HADD4 = 0.553 đều lớn hơn 0.3 Vậy thang đo đạt yêu cầu, phù hợp để tiến hành đưa vào nghiên cứu
- Cronbach’s Alpha của yếu tố Chuẩn chủ quan (CCQ) có hệ số Alpha = 0.712 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng CCQ1 = 0.460; CCQ2 = 0.469; CCQ3 = 0.543; CCQ4
= 0.526 đều lớn hơn 0.3 Vậy thang đo đạt yêu cầu, phù hợp để tiến hành đưa vào nghiên cứu
- Cronbach’s Alpha của yếu tố Hành vi du lịch xanh (HV) có hệ số Alpha = 0.750 >0.6 và hệ số tương quan biến tổng HV1 = 0.483; HV2 = 0.523; HV3 = 0.524; HV4 0.497; HV5=0.550 đều lớn hơn 0.3 Vậy thang đo đạt yêu cầu, phù hợp để tiến hành đưa vào nghiên cứu.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Mục đích: Để định hình lại cấu trúc các nhóm thang đo, xem xét sự hội tụ và phân biệt của các nhóm biến, đồng thời giúp loại bỏ đi những biến quan sát rác giúp cải thiện kết quả nghiên cứu. Ý nghĩa:
Phân tích nhân tố (EFA – Exploratory Factor Analysis) là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998) Bên cạnh đó, thang đo đạt tính giá trị là thang đo đo đúng giá trị cần đo.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 Đối với biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .928
Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 2670.134 df 190
Bảng 10: Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy trị số của KMO = 0.928 (lớn hơn 0.5) và mức ý nghĩa Sig= 0.000 (nhỏ hơn 0.05) Kết quả này chỉ ra rằng, các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và việc phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp
Bảng 11: Bảng ma trận xoay lần 1Tại các giá trị Eigenvalues = 1,123 lớn hơn 1, phân tích yếu tố đã trích được 3 nhân tố từ 20 biến quan sát và với phương sai trích là 54,947% (lớn hơn 50%) nên đạt yêu cầu Như vậy 54,947% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 5 nhân tố.
Kết quả phân tích của bảng Rotated Component Matrix cho thấy biến NTMT1, HADD2 không có hệ số tải, biến CCQ2 tải lên 2 nhóm nhân tố và chênh lệch hệ số tải nhỏ hơn 0.3 nên loại bỏ các biến này ra khỏi thang đo và tiến hành chạy phân tích khám phá nhân tố lần 2.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .926
Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 2219.183 df 136
Bảng 12: Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 cho thấy trị số của KMO = 0.926 (lớn hơn 0.5) và mức ý nghĩa Sig=0.000 (nhỏ hơn 0.05) Kết quả này chỉ ra rằng, các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và việc phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.
Bảng 13: Bảng ma trận xoay lần 2Kết quả phân tích của bảng Rotated Component Matrix sau khi phân tích nhân tố EFA lần 2 cho thấy tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 nên đạt yêu cầu và 22 biến quan sát đã được chia thành 3 nhân tố như sau:
+ Nhân tố Nhận thức môi trường (NTMT), bao gồm 3 biến quan sát NTMT2, NTMT3, NTMT4 Được đặt tên là Nhận thức môi trường (Ký hiệu: NTMT)
+ Nhân tố Nhận thức lợi ích của du lịch xanh (NTLI), bao gồm 4 biến quan sát NTLI1, NTLI2, NTLI3, NTLI4 Được đặt tên là Nhận thức lợi ích (Ký hiệu: NTLI)
+ Nhân tố Thái độ với du lịch xanh (TĐ), bao gồm 4 biến quan sát TD1, TD2, TD3, TD4. Được đặt tên là Thái độ (Ký hiệu: TĐ)
+ Nhân tố Hình ảnh điểm đến (HADD), bao gồm 3 biến quan sát HADD1, HADD3, HADD4 Được đặt tên là Hình ảnh điểm đến (Ký hiệu: HADD)
+ Nhân tố Chuẩn chủ quan (CCQ), bao gồm 3 biến quan sát CCQ1, CCQ3, CCQ4 Được đặt tên là Chuẩn chủ quan (Ký hiệu: CCQ) Đối với biến phụ thuộc
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .793
Bảng 14: Bảng kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy trị số của KMO = 0.793 (lớn hơn 0.5) và mức ý nghĩa Sig=0.000 (nhỏ hơn 0.05) Kết quả này chỉ ra rằng, các biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và việc phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.
Bảng 15: Bảng ma trận xoay đối với biến phụ thuộc
Tại giá trị Eigenvalues = 2,503, phân tích yếu tố đã trích được 1 nhân tố từ 5 biến quan sát và với phương sai trích là 50,060% (lớn hơn 50%) nên đạt yêu cầu Như vậy 50,060% biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 1 nhân tố.
Phân tích tương quan (kiểm định đa cộng tuyến)
Mục đích của việc chạy tương quan Pearson là kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập Bởi vì điều kiện để hồi quy là trước nhất phải tương quan Tiếp đến đó là nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau Dấu hiệu đa cộng tuyến sẽ được xem xét khi phân tích hồi quy.
NTMT NTLI TD HADD CCQ HV
Bảng 16: Bảng kết quả tương quan
Từ kết quả phân tích bảng cho thấy với mức ý nghĩa 5%, các giá trị Sig giữa các biến độc lập Nhận thức môi trường (NTMT), Nhận thức lợi ích của du lịch xanh (NTLI), Thái độ với du lịch xanh (TĐ), Hình ảnh điểm đến (HADD), Chuẩn chủ quan (CCQ), đều nhỏ hơn 0,05 nên các biến độc lập có quan hệ tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Vậy nên có thể kết luận sơ bộ rằng các biến độc lập này có thể đưa vào mô hình hồi quy bội để giải thích cho biến phụ thuộc.
- Nhận thức môi trường tác động cùng chiều và có độ tương quan mạnh đến hành vi du lịch xanh của người dân TH HCM (Pearson Correlation = 0,526).
- Nhận thức lợi ích của du lịch xanh tác động cùng chiều và có độ tương quan mạnh đến hành vi du lịch xanh của người dân TH HCM (Pearson Correlation = 0,643).
- Thái độ với du lịch xanh tác động cùng chiều và có độ tương quan mạnh đến hành vi du lịch xanh của người dân TH HCM (Pearson Correlation = 0,666).
- Hình ảnh điểm đến tác động cùng chiều và có độ tương quan mạnh đến hành vi du lịch xanh của người dân TH HCM (Pearson Correlation = 0,659).
- Chuẩn chủ quan tác động cùng chiều và có độ tương quan mạnh đến hành vi du lịch xanh của người dân TH HCM (Pearson Correlation = 0,546).
Phân tích hồi quy tuyến tính (kiểm định phân phối chuẩn)
Nhằm xác định được nhân tố nào đóng góp nhiều/ít/không đóng góp vào sự thay đổi của biến phụ thuộc, để từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết và kinh tế nhất
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Standardized Coefficients t Sig Collinearity Statistics
B Std Error Beta Tolerance VIF
Bảng 17: Bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Căn cứ vào bảng, có thể thấy hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF) của NTLI, TD và HADD đều lớn hơn 2 Vậy nên cần loại bỏ NTLI, TD và chạy lại hồi quy.
Standardized Coefficients t Sig Collinearity Statistics
B Std Error Beta Tolerance VIF
Bảng 18: Bảng kết quả phân tích hồi quy tuyến tính chạy lần 2
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy hệ số R^2= 0,531, điều này thể hiện mô hình hồi quy đa biến được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 53,1% hoặc có thể nói với tập dữ liệu thu thập được thì khoảng 53,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc Hành vi (HV) bị ảnh hưởng bởi 5 biến độc lập: Nhận thức môi trường (NTMT), Nhận thức lợi ích của du lịch xanh (NTLI), Thái độ với du lịch xanh (TĐ), Hình ảnh điểm đến (HADD), Chuẩn chủ quan (CCQ) Còn lại 46,9% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên
Mục đích của kiểm định F trong bảng ANOVA chính là để kiểm tra xem mô hình hồi quy tuyến tính này có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không Cụ thể trong trường hợp này, giá trị sig của kiểm định F là 0.000 < 0.05 Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể
Căn cứ vào bảng 4.16, có thể thấy hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor – VIF) đều nhỏ hơn 2 Điều này cho thấy các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu không có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Do đó, mối quan hệ giữa các biến độc lập không ảnh hưởng đến kết quả giải thích của mô hình hồi quy Từ kết quả bảng cho thấy các nhân tố có số đều nhỏ hơn 0.05 Với mức ý nghĩa 5%:
- NTMT tác động cùng chiều đến HV (Sig = 000 < 05 và Beta = 278 > 0).
- HADD tác động cùng chiều đến HV (Sig= 000 < 0.05 và Beta = 373 > 0)
- CCQ tác động cùng chiều đến HV (Sig=.0000)
Adjusted R Square bằng 0.531 -> Giải quyết được 53.1% vấn đề
Kết luận về mô hình hồi quy tuyến tính
Phương trình hồi quy: HV = 0,278*NTMT + 0,341*HADD + 0.255* CCQ (*)
Theo phương trình (*), 3 nhân tố có ảnh hưởng quan trọng đến Hành vi Mức độ tác động của từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số beta trong mô hình Từ kết quả của phương trình trên cho thấy Hành vi chịu tác động bởi ba nhân tố là Nhận thức môi trường (hệ số beta = 0.278), Hình ảnh điểm đến ( hệ số beta=0,341) và Chuẩn chủ quan (hệ số beta=0,255)
Hình 6: Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa
Từ kết quả hình 4.1 cho thấy, một đường cong phân phối chuẩn được đặt chồng lên biểu đồ tần số Đường cong này có dạng hình chuông, phù hợp với dạng đồ thị của phân phối chuẩn Giá trị trung bình Mean là 7.13E-15 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là0.993 gần bằng 1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.
Hình 7: Biểu đồ tần số P-P
Từ kết quả hình 4.2 cho thấy, các chấm tròn tập trung thành dạng một đường chéo, nên phần dư có phân phối chuẩn Hay nói cách khác, giả định hồi quy về phân phối chuẩn phần dư không bị vi phạm.
Hình 8: Biểu đồ phân tán
Từ kết quả hình 4.3 cho thấy các điểm phân bố của phần dư có dạng đường thẳng và phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quanh đường tung độ 0 Vì vậy giả định quan hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Kiểm định Chi-Squared
Mục đích Được sử dụng khi muốn đánh giá xem liệu có mối quan hệ giữa hai biến định tính hay biến phân loại (categorical variables) trong một tập dữ liệu hay không.
Kết quả kiểm định Chi-square:
Value Asymp Sig (2- sided) Chi-Square Tests
Bảng 19: Kết quả kiểm định Chi-square của 2 biến giới tính - học vấn
Từ kết quả phân tích bảng 4.17 cho thấy giá trị Asymptotic Significance (2- sided) hàng Pearson Chi-Square bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05, nên 2 biến giới tính và học vấn có mối quan hệ với nhau Ngoài ra, chỉ số Value của Cramer's V trong trường hợp này là 0.343, như vậy 2 biến này có sự tương quan ở mức trung bình.
Value Asymp Sig (2- sided) Chi-Square Tests
Bảng 20: Kết quả kiểm định Chi-square của 2 biến giới tính và độ tuổi
Từ kết quả phân tích bảng 4.18 cho thấy giá trị Asymptotic Significance (2- sided) hàng Pearson Chi-Square bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05, nên 2 biến giới tính và độ tuổi có mối quan hệ với nhau Ngoài ra, chỉ số Value của Cramer's V trong trường hợp này là 0.305, như vậy 2 biến này có sự tương quan ở mức yếu.
Value Asymp Sig (2- sided) Chi-Square Tests
Bảng 21: Kết quả kiểm định Chi-square của 2 biến giới tính và thu nhập
Từ kết quả phân tích bảng 4.19 cho thấy giá trị Asymptotic Significance (2- sided) hàng Pearson Chi-Square là 0.000 nhỏ hơn 0.05, nên 2 biến giới tính và thu nhập có mối quan hệ với nhau Ngoài ra, chỉ số Value của Cramer's V trong trường hợp này là 0.307, như vậy 2 biến này có sự tương quan ở mức yếu.
Bảng 22: Kết quả kiểm định Chi-square của 2 biến giới tính và nghề nghiệp
Từ kết quả phân tích bảng 4.20 cho thấy giá trị Asymptotic Significance (2- sided) hàng Pearson Chi-Square bằng 0.001 nhỏ hơn 0.05, nên 2 biến giới tính và nghề nghiệp có mối quan hệ với nhau Ngoài ra, chỉ số Value của Cramer's V trong trường hợp này là 0.242, như vậy 2 biến này có sự tương quan ở mức yếu.
Value Asymp Sig (2- sided) Chi-Square Tests
Bảng 23: Kết quả kiểm định Chi-square của 2 biến độ tuổi và thu nhập
Từ kết quả phân tích bảng 4.21 cho thấy giá trị Asymptotic Significance (2- sided) hàng Pearson Chi-Square bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05, nên 2 biến độ tuổi và thu nhập có mối quan hệ với nhau Ngoài ra, chỉ số Value của Cramer's V trong trường hợp này là0.563, như vậy 2 biến này có sự tương quan ở mức trung bình. Độ tuổi - Học vấn
Value Asymp Sig (2- sided) Chi-Square Tests
Bảng 24: Kết quả kiểm định Chi-square của 2 biến độ tuổi và học vấn
Từ kết quả phân tích bảng 4.22 cho thấy giá trị Asymptotic Significance (2- sided) hàng Pearson Chi-Square bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05, nên 2 biến độ tuổi và học vấn có mối quan hệ với nhau Ngoài ra, chỉ số Value của Cramer's V trong trường hợp này là 0.613, như vậy 2 biến này có sự tương quan ở mức trung bình.
Value Asymp Sig (2- sided) Chi-Square Tests
Bảng 25: Kết quả kiểm định Chi-square của 2 biến thu nhập và học vấn
Từ kết quả phân tích bảng 4.23 cho thấy giá trị Asymptotic Significance (2- sided) hàng Pearson Chi-Square bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05, nên 2 biến thu nhập và học vấn có mối quan hệ với nhau Ngoài ra, chỉ số Value của Cramer's V trong trường hợp này là0.448, như vậy 2 biến này có sự tương quan ở mức trung bình.
Kiểm định One Sample T-Test
Nhằm so sánh trung bình (Mean) của tổng thể với một giá trị cụ thể nào đó Chẳng hạn như kiểm tra xem điểm trung bình kỳ thi cuối kỳ của sinh viên trong lớp là cao hơn, thấp hơn hay bằng 3,2/4 điểm.
Kết quả kiểm định One sample T-test:
Test Value = 4 Biến quan sát Sig (2-tailed) Mean
Bảng 26: Kết quả kiểm định One sample T-test các biến quan sát của nhân tố
Từ kết quả bảng 4.24 có thể thấy tiêu chí HV2, HV3, HV4 có giá trị sig lớn hơn 0.05. Như vậy, điểm đánh giá trung bình của đáp viên đối với tiêu chí HV1, HV2, HV3, HV4 là bằng 4 Còn lại 2 tiêu chí HV1 và HV5 có các giá trị sig nhỏ hơn 0.05, nên điểm đánh giá trung bình của đáp viên đối với 2 tiêu chí này là khác 4 Khi này sẽ sử dụng bảng One-Sample Statistics để nhận xét tiếp Kết quả từ bảng One-Sample Statistics cho thấy rằng, giá trị trung bình của các tiêu chí HV1 VÀ HV5 dao động từ 3.7483 đến 3.8691 cả 2 đều nhỏ hơn mức đồng ý 4 Như vậy, đáp viên đang có mức độ đồng ý với 2 tiêu chí HV1 và HV5 dưới mức đồng ý 4.
Kiểm định INDEPENDENT T-TEST
Independent-Samples T Test so sánh trung bình giữa hai nhóm giá trị với nhau So sánh trị trung bình về một chỉ tiêu nghiên cứu nào đó giữa 2 đối tượng quan tâm Ta sẽ kiểm định phương sai bằng hệ số sig ở cột Levene’s Test for Equality of Variances. Nếu:
- Giá trị sig của Levene < 0.05: ta xét giá trị sig hàng Equal variances not assumed ở cột t-test for Equality of Means Nếu:
- Giá trị sig của t-test > 0.05: ta bác bỏ giả thuyết H o
- Giá trị sig của t-test< 0.05: ta nhận giả thuyết H o
- Giá trị sig của Levene > 0.05: ta xét giá trị sig, hàng Equal variances assumed ở cột t-test for Equality of Means Nếu:
- Giá trị sig của t-test > 0.05: ta bác bỏ giả thuyết H.
- Giá trị sig của t-test