1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại cục dự trữ nhà nước khu vực bình trị thiên

154 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Cục Dự Trữ Nhà Nước Khu Vực Bình Trị Thiên
Tác giả Lê Thị Hiền
Người hướng dẫn TS. Đoàn Tranh
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau với những hình thức và phương pháp khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Do vậy, quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước vừa mang những nét cơ bản của quản lý tài chính công đồng thời lại gắn với đặc điểm và mục đích hoạt động của mỗi cơ quan hành chính nhà nước. Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên là cơ quan hành chính nhà nước, quản lý nhà nước trong lĩnh vực Dự trữ Quốc gia trực thuộc Tổng Cục Dự trữ Nhà nước Bộ Tài chình. Trong thời gian qua công tác quản lý tài chính đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong nhiều mặt. Tuy nhiên, hiện nay Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên vẫn đang đứng trước những khó khăn nhất định trong công tác quản lý tài chính đó là: Để sẵn sàng chủ động đối phó với những diễn biến phức tạp của thiên tai; đảm bảo an ninh quốc phòng và đề phòng những biến động về cung cầu, giá cả trên thị trường đảm bảo cho dự trữ quốc gia là một trong những công cụ quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì đòi hỏi công tác quản lý tài chính vừa phải tính toán đảm bảo nguồn lực dự trữ sao cho hiệu quả, vừa phải đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên cho các đơn vị duy trì hoạt động để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện NSNN cấp ngày càng phải tiết kiệm. Vì vậy, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên cần giải quyết nhiều vấn đề trong công tác quản lý tài chính, từ cơ chế quản lý đến phân bổ, sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực tài chính. Để thực hiện tốt tự chủ tài chính, yêu cầu Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên phải thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tích cực tiết kiệm chi thông qua việc xây dựng định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện tốt công tác quản lý tài chính theo đúng quy định và hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí. Vì vậy, hoàn thiện quản lý tài chính sẽ giúp cho Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên kiểm soát tốt tình hình tài chính và từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển bền vững của Ngành. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên” làm luận văn thạc sỹ của mình.

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Tranh

ĐÀ NẴNG, NĂM 2020

Trang 3

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêngtôi Các tài liệu được sử dụng trong công trình đều có nguồn gốc rõ ràng.Những đánh giá, nhận định trong công trình đều do cá nhân tôi nghiên cứu và

tư duy dựa trên những tư liệu xác thực

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Thị Hiền

Trang 4

Trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đượcrất nhiều sự giúp đỡ và động viên.

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầygiáo TS Đoàn Tranh đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể Thầy Cô giáoTrường Đại học Duy Tân đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức vàkinh nghiệm quý giá trong suốt hai năm học vừa qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng nghiệp vụ, cácchi DTNN trực thuộc Cục Dự trữ nhà nước khu vực Bình Trị Thiên đãnhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu để thực hiệnluận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đồng nghiệpnhững người đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, cổ vũ và động viêntôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Lê Thị Hiền

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của luận văn 4

6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 8

1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 8

1.1.1 Những vấn đề chung về cơ quan hành chính nhà nước 8

1.1.2 Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước 10

1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 16

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước 16

1.2.2 Nội dung cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước 17

1.3 NỘI DUNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC……….20

1.3.1 Lập dự toán thu chi tài chính 20

1.3.2 Thực hiện dự toán trong các cơ quan hành chính nhà nước 27

1.3.3 Quyết toán ngân sách trong các cơ quan hành chính nhà nước 32

Trang 6

TÀI CHÍNH 36

1.4.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng công tác quản lý tài chính 36

1.4.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác quản lý tài chính 36

1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC THUỘC LĨNH VỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA 37

1.5.1 Hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước 37

1.5.2 Đặc điểm hoạt động của đơn vị 38

1.5.3 Quy mô của đơn vị 39

1.5.4 Mối quan hệ và phân cấp quản lý 39

1.5.5 Trình độ quản lý của đơn vị 40

1.5.6 Hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị 40

1.6 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 41

1.6.1 Kinh nghiệm về lý thuyết quản lý theo đầu ra và những ứng dụng trong việc thực hiện kinh phí trọn gói 41

1.6.2 Kinh nghiệm về quản lý kinh phí thường xuyên đối với các đơn vị thụ hưởng kinh phí NSNN 44

1.6.3 Những bài học kinh nghiệm đối với Cục dự trữ Việt Nam 45

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN 49

2.1 TỔNG QUAN VỀ CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN 49

Trang 7

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ nhà nước khu vực Bình Trị Thiên 52

2.1.4 Đặc điểm quản lý tài chính tại tại Cục Dự trữ nhà nước khu vực Bình Trị Thiên 55

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN 62

2.2.1 Công tác lập và phân bổ dự toán chi Ngân sách nhà nước 62

2.2.2 Thực hiện dự toán 65

2.2.3 Thẩm tra quyết toán 81

2.2.4 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài chính 82

2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN QUA SỐ LIỆU ĐIỀU TRA 83

2.3.1 Thông tin về đối tượng điều tra 83

2.3.2 Ý kiến đánh giá về tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý tài chính 85

2.3.3 Ý kiến đánh giá về công tác lập và phân bổ dự toán hàng năm 86

2.3.4 Ý kiến đánh giá về công tác quản lý và sử dụng các khoản chi 88

2.3.5 Ý kiến đánh giá về công tác quyết toán, kiểm tra và báo cáo 90

2.3.6 Ý kiến đánh giá về tính tuân thủ pháp luật trong quản lý tài chính 91

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN 93

2.4.1 Những kết quả đã đạt được 93

2.4.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 95

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 100

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN 101

Trang 8

3.1.1 Mục tiêu chung trong công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước 101

3.1.2 Định hướng trong công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên 106

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN 108

3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý tài chính 108

3.2.2 Đổi mới quy trình lập, phân bổ dự toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước 110

3.2.3 Hoàn thiện chính sách quản lý hàng dự trữ quốc gia 114

3.2.4 Hoàn thiện tổ chức hệ thống báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính 114

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ 115

3.2.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và tin học hóa công tác quản lý tài chính 117

3.2.6 Quy định cụ thể về cơ chế giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm 118

3.3 KIẾN NGHỊ TỔNG CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC 119

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 121

KẾT LUẬN 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

Ký hiệu Diễn giải

CĐVTCT Chuyển đổi vị trí công tácCNH-ĐHH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Trang 10

Bảng 2.1: Dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2018 60Bảng 2.2: Nguồn Dự toán chi NSNN của Cục Dự trữ Nhà nước KV Bình TrịThiên giai đoạn 2016-2018 64Bảng 2.3: Nội dung chi của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiêngiai đoạn 2016-2018 68Bảng 2.4: Tổng hợp kinh phí tự chủ Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình TrịThiên giai đoạn 2016-2018 71Bảng 2.5: Tổng hợp cơ cấu chi thực hiện tự chủ giai đoạn 2016-2018 73Bảng 2.6: Chi tiết các khoản chi thực hiện tự chủ giai đoạn 2016-2018 75Bảng 2.7: Tổng hợp tình hình tiết kiệm chi kinh phí tự chủ giai đoạn

Bảng 2.8: Thông tin về đối tượng điều tra khảo sát 84Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về tổ chức bộ máy vàphân cấp quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Bình Trị Thiên 85Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác lập và phân

bổ dự toán hàng năm tại Cục Dự trữ Bình Trị Thiên 87Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý vàsử dụng các khoản chi tại Cục Dự trữ Bình Trị Thiên 88Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quyết toán,kiểm tra và báo cáo tại Cục Dự trữ Bình Trị Thiên 90Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về tính tuân thủ phápluật trong quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Bình Trị Thiên 92

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang 11

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ kinh phí thực hiện, quyết toán cho đơn vị giai đoạn 2016-2018 62

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của cơ quan hành chính nhànước được sử dụng từ nhiều nguồn khác nhau với những hình thức và phươngpháp khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụtrong hoạt động của cơ quan, đơn vị Do vậy, quản lý tài chính trong các cơquan hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của côngtác quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước vừa mang những nét cơ bảncủa quản lý tài chính công đồng thời lại gắn với đặc điểm và mục đích hoạtđộng của mỗi cơ quan hành chính nhà nước

Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên là cơ quan hành chínhnhà nước, quản lý nhà nước trong lĩnh vực Dự trữ Quốc gia trực thuộc TổngCục Dự trữ Nhà nước - Bộ Tài chình Trong thời gian qua công tác quản lý tàichính đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong nhiều mặt Tuy nhiên,hiện nay Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên vẫn đang đứng trướcnhững khó khăn nhất định trong công tác quản lý tài chính đó là:

Để sẵn sàng chủ động đối phó với những diễn biến phức tạp của thiêntai; đảm bảo an ninh - quốc phòng và đề phòng những biến động về cung -cầu, giá cả trên thị trường đảm bảo cho dự trữ quốc gia là một trong nhữngcông cụ quan trọng điều tiết vĩ mô nền kinh tế thì đòi hỏi công tác quản lý tàichính vừa phải tính toán đảm bảo nguồn lực dự trữ sao cho hiệu quả, vừaphải đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu thường xuyên cho các đơn vị duy trì hoạtđộng để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện NSNN cấp ngày càng phải tiếtkiệm Vì vậy, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên cần giải quyếtnhiều vấn đề trong công tác quản lý tài chính, từ cơ chế quản lý đến phân bổ,sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực tài chính

Trang 13

Để thực hiện tốt tự chủ tài chính, yêu cầu Cục Dự trữ Nhà nước khuvực Bình Trị Thiên phải thường xuyên chỉ đạo các đơn vị tích cực tiết kiệmchi thông qua việc xây dựng định mức chi tiêu trong quy chế chi tiêu nội bộvà thực hiện tốt công tác quản lý tài chính theo đúng quy định và hiệu quả sửdụng nguồn kinh phí Vì vậy, hoàn thiện quản lý tài chính sẽ giúp cho Cục Dựtrữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên kiểm soát tốt tình hình tài chính và từđó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho sự phát triển bền vững củaNgành.

Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính

tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên” làm luận văn thạc sỹ

của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý tàichính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên trong thời gian qua,đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản lý tàichính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên đáp ứng được yêucầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý tài chínhtrong các đơn vị hành chính nhà nước

- Phân tích thực trạng về tình hình quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhànước khu vực Bình Trị Thiên giai đoạn 2016-2018

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại CụcDự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên trong giai đoạn từ nay đến năm2023

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý tài chính ở đơn vị hành chính nhà nước và thực trạngquản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên

Đối tượng điều tra khảo sát: Các Cán bộ quản lý và các chuyên viênlàm công tác kế toán tại Cục và các Chi cục trực thuộc

lý tài chính tại Cục

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý tài chính tại CụcDự trữ nhà nước khu vực Bình Trị Thiên giai đoạn 2016 - 2018 Các số liệu sơcấp được thu thập trong năm 2018 Các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiệncông tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiêntrong giai đoạn từ nay đến năm 2023

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp điều tra, thu thập thông tin, số liệu

- Tài liệu thứ cấp:

+ Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết, tạp chí, tàiliệu thống kế, websites do các phòng nghiệp vụ liên quan của Cục Dự trữNhà nước khu vực Bình Trị Thiên cấp

+ Những tài liệu lý luận chung về quản lý tài chính, hệ thống quy địnhpháp luật về quản lý tài chính của Nhà nước hiện hành Ngoài ra còn thamkhảo các đề tài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên ngành thông quacác cổng thông tin điện tử, mạng Internet

Trang 15

- Tài liệu sơ cấp:

Điều tra nguồn số liệu sơ cấp trên cơ sở tiến hành khảo sát thực tế cáccán bộ quản lý, cán bộ công chức làm công tác kế toán tại các đơn vị thuộc vàtrực thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên thông qua điều trabằng bảng hỏi Hiện tại trong toàn Cục có 41 cán bộ thuộc đối tượng điều tratrên, do đó tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát trên 41 cán bộ này

Nội dung điều tra chủ yếu tập trung:

Phần 1: Thông tin đối tượng được tiến hành điều tra

Phần 2: Nội dung khảo sát đánh giá về công tác quản lý tài chính tạiCục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên trong thời gian vừa qua Bảnghỏi bao gồm các câu hỏi đánh giá về tình hình quản lý tài chính của Cục Dựtrữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên Ghi nhận đánh giá của người được hỏibằng cách sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, người được phỏng vấn sẽ đánh

dấu (x) vào các mức điểm mà họ cho là thích hợp nhất với ý kiến của họ.

Phần 3: Bao gồm các câu hỏi gợi mở đề xuất một số giải pháp mangtính thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính tại đơn vị

- Việc xử lý và tính toán số liệu điều tra được thực hiện trên các phầnmềm thống kê thông dụng như Excel, SPSS

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văngồm có 3 chương:

Trang 16

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính trong các cơquan hành chính nhà nước;

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Cục Dự trữ Nhànước khu vực Bình Trị Thiên;

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục Dựtrữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên

6 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Tác giả khảo sát nội dung các đề tài có liên quan đến Đề tài mình nghiên cứu:

Đỗ Thị Huyền Như, (2008) với đề tài “Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản

lý tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội” luận văn thạc sỹ quản lý kinh

tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Luận văn đã làm rõ được mộtsố cơ sở lý luận chung về quản lý tài chính trong các doanh nghiệp như: kháiniệm, vai trò và các yếu tố cấu thành của tài chính doanh nghiệp, một số nộidung về quản lý tài chính tại Tổng Công ty cũng như một số giải pháp, kiếnnghị Bên cạnh đó, cũng có một số công trình khoa học đáng chú ý bàn về nội

dung này như Trịnh Thị Vân Anh, 2009, Công tác quản lý tài chính tại Công

ty cổ phần xây lắp điện I, luận văn thạc kinh tế, Đại học Thương mại Hà Nội.

Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận chung về quản lý tài tại Luận văn cũng

đã phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây lắp điện I vàđề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lư tài chính tại công ty.Những tài liệu này đã nghiên cứu nội dung quản lý tài chính đối với một sốnội dung cụ thể trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau tuy nhiêncũng chưa đề cập đến quản lý tài chính trong Công ty cổ phần có vốn của nhànước Đề tài “Hoàn thiện quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh

tế - Kỹ thuật Phú Thọ” của tác giả Trần Thị Lan Anh (2013) đã trình bày sơlược về cơ sở lý luận trong vấn đề quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp cóthu, từ đó phân tích thực trạng về quản lý tài chính tại trường Cao đẳng Kinh

Trang 17

tế - Kỹ thuật Phú Thọ, điểm nổi bật của đề tài này là tác giả đã kết hợp thêmphương pháp phỏng vấn các đối tượng bên trong đơn vị nhằm đưa ra một cáinhìn tổng thể hơn trong công tác quản lý tài chính, từ đó tác giả đã đưa ra mộtsố giải pháp khá phù hợp với đơn vị của mình Luận văn với đề tài: “Hoànthiện công tác quản lý tài chính tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnhQuảng Bình” của tác giả Nguyễn Thị Hà Thủy (2017) đã trình bày các vấn đềchung về cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu Bên cạnh đó luậnvăn đã khái quát quá trình nghiên cứu của các tác giả đi trước và tính kế thừa

từ các luận văn này, luận văn cũng đã nói rõ các phương pháp nghiên cứu màluận văn sẽ thực hiện đồng thời đưa ra khung nghiên cứu của luận văn Tacgiả đã trình bày các kết quả nghiên cứu được để mô tả bức tranh toàn cảnh vềcông tác quản lý tài chính tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnhQuảng Bình, làm nổi bật thực trạng mà đơn vị đang phải đối mặt và có nhữngđánh giá về công tác quản lý tài chính tại Sở nhưng đang còn chung chungchưa đi vào cụ thể đánh giá từng nhân tố tác đồng, từ đó kết luận về các vấnđề đã thực hiện, đưa ra những giải pháp đề hoàn thiện công tác quản lý tàuchính tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình đồng thờinêu ra một số kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đơn vị,những giải pháp này mang nặng tính lý thuyết và phù hợp với đơ vị Sở tại Đề

tài của tác giả Phạm Văn Thành“Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà

nước ở tỉnh Bình Định”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, năm

2011 Đề tài này đề cập đến những vấn đề lý luận về NSNN và nội dung hoạtđộng của nó, xem xét khái quát thực trạng về quản lý NSNN tại tỉnh BìnhĐịnh, chỉ ra những tồn tại, hạn chế cơ bản của việc quản lý ngân sách và đưa

ra một số giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn Đề xuất giải pháp vềđổi mới một các toàn diện và đồng bộ hệ thống tổ chức Khuyến khích, thúcđẩy sản xuất, rà soát để đánh giá các chính sách thu hiện nay, khảo sát các

Trang 18

nguồn thu hiện có và dự báo khả năng thu thời gian tới một cách khoa học.Qua nghiên cứu các đề tài trước đây tác giả nhận thấy rằng chưa có côngtrình nghiên cứu đối với đơn vị là thành viên của Tổng cục dữ trữ Việt Namnói chung và Cục dự trữ Bình Trị Thiên nói riêng Do vậy các luận văn trênchưa chỉ ra được các giải pháp đối với các đơn vị với mô hình, đặc tính hoạtđộng khác nhau.

Đặc biệt là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực dự trữ, thuộc loại hìnhđơn vị công lập mặt hàng đặc thù như Cục dự trữ thì chưa có nghiên cứu nàotrình bày về hoạt động quản lý tài chính Chính vì thế, tác giả đã đề xuất đểthực hiện đề tài hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Cục dự trữ nhà nướckhu vực Bình Trị Thiên làm đề tài nghiên cứu của mình

Trang 19

Cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động chấp hành và điều hành tức làthực hiện các quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước; trực tiếp chỉ đạo, điềukhiển các cơ quan, tổ chức, công dân và điều hành các hoạt động đó hàng ngày.

Các cơ quan hành chính Nhà nước được các cơ quan có thẩm quyền củaNhà nước thành lập, hoạt động trên cơ sở của pháp luật, nên luật điều chỉnh cáchoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, đó là những luật công Các

cơ quan Nhà nước thực hiện các công việc trên cơ sở chấp hành các nhiệm vụđược giao, các chỉ đạo theo chủ trương kế hoạch của Nhà nước Các cơ quannày có thể trực tiếp hoặc gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực của Nhà nước,chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực Nhà nước, chịutrách nhiệm và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực đó [7]

Các cơ quan hành chính Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợinhuận mà hoạt động vì mục đích chung phục vụ cho lợi ích cộng đồng

1.1.1.2 Phân loại các cơ quan hành chính

- Phân loại các cơ quan hành chính theo cấp hành chính:

+ Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở Trung ương

Trang 20

+ Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương

- Phân loại các cơ quan hành chính theo cấp cấp dự toán:

+ Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị nhận trực tiếp ngân sách năm do cấpchính quyền tương ứng giao và chịu trách nhiệm phân bổ dự toán ngân sáchnăm xuống cho đơn vị cấp dưới, quản lý điều hành ngân sách năm của cấpmình và cấp dưới trực thuộc;

+ Đơn vị dự toán cấp II: Là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, cónhiệm vụ nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toáncho đơn vị dự toán cấp III, có trách nhiệm tổ chức điều hành quản lý kinh phícủa cấp mình và đơn vị dự toán cấp dưới;

+ Đơn vị dự toán cấp III: Là đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng kinh phí

từ đơn vị cấp II hoặc đơn vị dự toán cấp I nếu không có cấp II, có trách nhiệm

tổ chức thực hiện quản lý kinh phí của đơn vị mính và đơn vị dự toán cấpdưới;

+ Đơn vị dự toán cấp dưới của cấp IV: Là đơn vị được nhận kinh phí đểthực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện việc quản lý kinhphí theo sự hướng dẫn của đơn vị dự toán cấp III [7]

Các cơ quan hành chính nhà nước phải hoạt động theo dự toán đượccấp có thẩm quyền giao, dựa trên nguồn kinh phí do NSNN cấp toàn bộ hoặcmột phần và các nguồn khác dựa nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp Các cơquan hành chính nhà nước với nhiều loại hình hoạt động đa dạng, phức tạpvà hoạt động chủ yếu không vì mục tiêu lợi nhuận

Các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện việc lập dự toán thuchi hàng quý, hàng năm căn cứ trên các định mức, chế độ, tiêu chuẩn do Nhànước quy định và dựa trên quy chế chi tiêu nội bộ đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt (đối với một số khoản chi thường xuyên)

Trang 21

1.1.2 Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước

1.1.2.1 Khái niệm

Quản lý tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước là quá trìnháp dụng các công cụ và phương pháp quản lý nhằm tạo lập và sử dụng cácquỹ tài chính trong các cơ quan hành chính nhà nước để đạt những mục tiêu

đã định

Chủ thể QLTC trong các cơ quan hành chính nhà nước là bộ máyQLTC cụ thể là những con người có trách nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp liênquan đến hoạt động QLTC Trách nhiệm QLTC trong các cơ quan hành chínhnhà nước trước hết thuộc về trách nhiệm của thủ trưởng và Ban lãnh đạo cơquan Mặt khác: QLTC là một nội dung quản lý chuyên ngành nên Phòng tàichính kế toán của các cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân Trưởng PhòngTài chính kế toán cũng thuộc nhóm chủ thể trực tiếp quản lý hoạt động tàichính Bên cạnh đó trưởng các bộ phận Phòng ban trực thuộc các cơ quanhành chính nhà nước cũng như mỗi cá nhân trong cơ quan cũng có nhữngđóng góp quan trọng tạo nên việc quản lý có hiệu quả tài chính trong cơ quan

Đối tượng quản lý của QLTC trong các cơ quan hành chính nhà nướcchính là hoạt động tài chính Đó là các mối quan hệ kinh tế trong phân phốigắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong mỗi cơ quanhành chính nhà nước Cụ thể là việc quản lý các nguồn tài chính cũng nhưnhững khoản chi đầu tư hoặc các khoản chi thường xuyên của cơ quan hànhchính nhà nước

Quá trình QLTC trong các cơ quan hành chính nhà nước có thể được sửdụng nhiều phương pháp như: Phương pháp hành chính, phương pháp tổchức, phương pháp kinh tế cũng như nhiều công cụ quản lý khác nhau: Côngcụ pháp luật, các đòn bẩy kinh tế, kiểm tra giám sát Trong đó với QLTC,công cụ pháp luật được coi là một loại công cụ quản lý có vai trò quan trọng

Trang 22

đặc biệt Công cụ pháp luật được thể hiện dưới dạng: Các chính sách cơ chếQLTC, các chế độ QLTC kế toán, các văn bản pháp luật quy định về các địnhmức tiêu chuẩn về tài chính [17]

1.1.2.2 Đặc điểm

QLTC trong các cơ quan hành chính nhà nước là một trong những nộidung quan trọng của QLTC công Do vậy đặc điểm của QLTC trong cơ quanhành chính nhà nước vừa mang những nét cơ bản của QLTC công đồng thờilại gắn với đặc điểm và mục đích hoạt động của mỗi cơ quan hành chính nhànước Nhìn chung, QLTC công có những đặc điểm liên quan đến chủ thểQLTC, nguồn lực tài chính và việc sử dụng nguồn lực tài chính trong cơ quanhành chính nhà nước

Các cơ quan hành chính nhà nước là những đơn vị được cơ quan nhànước có thẩm quyền ban hành quyết định thành lập nhằm quản lý nhà nước vềmột lĩnh vực nào đó hoặc thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định Cơquan hành chính nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính côngcho xã hội nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các ngành trong xã hội.Với các chức năng và nhiệm vụ như vậy nên những hoạt động của các cơquan hành chính nhà nước hoàn toàn mang tính chất phục vụ nhằm thực hiệncác chức năng của nhà nước và hoạt động của các tổ chức này đặc biệt làhoạt động tài chính không nhằm mục tiêu lợi nhuận Do những điểm riêngnên hoạt động QLTC trong các cơ quan hành chính nhà nước được áp dụngtheo chế độ QLTC đặc thù

Nguồn lực tài chính phục vụ cho hoạt động của cơ quan hành chính nhànước được lấy từ nhiều nguồn khác nhau với những hình thức và phươngpháp khác nhau Tuy nhiên nguồn lực tài chính chủ yếu phục vụ cho hoạtđộng và duy trì sự tồn tại của bộ máy cơ quan hành chính nhà nước là từNSNN Việc tạo lập và sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ quan hành

Trang 23

chính nhà nước căn cứ trên chế độ quy định pháp lý có liên quan hiện hành.

Việc sử dụng nguồn lực tài chính trong các cơ quan hành chính nhànước gắn liền với việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được Nhà nướcgiao cho mỗi cơ quan, nên việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chínhbên cạnh việc đánh giá về mặt kinh tế còn xem xét đánh giá về mặt xã hội vàviệc đạt được những mục tiêu đã định trong sự phát triển xã hội [17]

1.1.2.3 Phạm vi quản lý tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước

Nguồn kinh phí hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước:

Các nguồn lực tài chính trong tổ chức công chủ yếu bao gồm 3 nguồn:Nguồn thu từ NSNN, nguồn tự thu của tổ chức công và nguồn khác theo quyđịnh

Nguồn thu từ NSNN: Là nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách (ngân

sách Trung ương hoặc Ngân sách địa phương) cho các cơ quan hành chínhnhà nước nhằm đảm bảo cho các cơ quan hoạt động để thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ được cơ quan quản lý cấp trên giao

Nguồn tự thu: Là những khoản thu phí, lệ phí thuộc NSNN, những

khoản thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ được để lại đơn vị

Theo tính chất của các dịch vụ thu lệ phí, lệ phí gồm nhiều loại khácnhau Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đền quyền và nghĩa vụ của công dânnhư lệ phí quốc tịch, lệ phí hộ khẩu, lệ phí cấp hộ chiếu…Lệ phí quản lý nhànước liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản như lệ phí trước bạ,lệ phí địa chính….Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất, kinh doanhnhư lệ phí cấp phép hành nghề…Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủquyền quốc gia như lệ phí bay qua vùng trời, lệ phí hoa hồng chữ ký…Lệ phíquản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác như lệ phí công chứng, lệ phí cấpvăn bằng…

Ngoài ra, nguồn tự thu của tổ chức công còn có tiền thu từ những hoạt

Trang 24

động sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn vàchức năng của mỗi cơ quan Những mức thu từ những hoạt động này do thủtrưởng mỗi cơ quan được quyền quyết định dựa trên những quy định phápluật có liên quan và nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí.

Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật: Là những khoản thu từ

các dự án viện trợ, quà biếu tặng và những khoản thu khác theo quy định củapháp luật

Quản lý quá trình thu tại các cơ quan hành chính Nhà nước cần phảiđáp ứng yêu cầu tập trung đầy đủ kịp thời các nguồn lực tài chính để đáp ứngkịp thòi nhu cầu hoạt động trong cơ quan Điều này đòi hỏi các cơ quan hànhchính Nhà nước phải xây dựng được các khoản thu hợp lý đúng đắn theo quyđịnh của các cơ quan chức năng, việc xây dựng kế hoạch thu cần phải theo sátvới tình hình thực tế của đơn vị, quy trình thu phải hợp lý và khoa học, tổchức bộ máy thu hợp lý gọn nhẹ và hiệu quả Các cơ quan hành chính Nhànước cần phải tiến hành kiểm tra thường xuyên và có định kỳ đảm bảo quátrình thu đúng, thu đủ [17]

Các khoản chi trong các cơ quan hành chính nhà nước:

Trong các cơ quan hành chính nhà nước các khoản chi được chia thànhhai loại: Các khoản chi hoạt động thường xuyên và các khoản chi hoạt độngkhông thường xuyên

Các khoản chi thường xuyên: Gồm các khoản chi hoạt động thường

xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Cáckhoản chi cho con người như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấplương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn theo quy định hiện hành; các khoản chi hành chính: Vật tư văn phòng,dịch vụ công công ; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ ; các khoản chi muasắm tài sản, công cụ thiết bị văn phòng, duy tu, sửa chữa thường xuyên tài sản

Trang 25

cố định, cơ sở vật chất và các khoản chi khác theo chế độ quy định.

Các khoản chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí, lệphí và hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức công bao gồm: các khoản tiềnlương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số laođộng trực tiếp phục vụ hoạt động thu phí, lệ phí và hoạt động cung cấp dịchvụ; các khoản chi nộp thuế, tính khấu hao TSCĐ (nếu có), các khoản chinghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoảnchi khác theo chế độ quy định phục vụ cho các hoạt động này tại tổ chứccông

Các khoản chi không thường xuyên: Gồm những khoản chi để thực

hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các khoản chi thực hiện chươngtrình đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức, các khoản chi thực hiện CTMTQuốc gia, các khoản chi thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng theogiá hoặc khung giá do Nhà nước quy định, chi vốn đối ứng thực hiện các dựán có nguồn vốn nước ngoài theo quy định, chi thực hiện các nhiệm vụ độtxuất được cấp có thẩm quyền giao, chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế

độ do nhà nước quy định (nếu có), chi đầu tư phát triển bao gồm: Chi đầu tưxây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thựchiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chi thực hiện các dự án từnguồn vốn viện trợ nước ngoài, chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết vàcác khoản chi khác theo quy định (nếu có) [17]

1.1.2.4 Phạm vi quản lý tài chính trong linh vực Dự trữ Quốc gia

Nguồn kinh phí hoạt động:

Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia thực hiện theo quy địnhcủa Luật ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nướchàng năm

Trang 26

Bộ Tài chính quản lý, phân bổ khoản chi cho mua hàng dự trữ quốc gia,mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất trong năm kế hoạch sau khi được cấp cóthẩm quyền phê duyệt

Các khoản chi trong các cơ quan hành chính nhà nước:

Trong các cơ quan hành chính nhà nước các khoản chi được chia thànhhai loại: Các khoản chi hoạt động thường xuyên và các khoản chi hoạt độngkhông thường xuyên

Các khoản chi thường xuyên: Gồm các khoản chi hoạt động thường

xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm: Cáckhoản chi cho con người như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấplương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí côngđoàn theo quy định hiện hành; các khoản chi hành chính: Vật tư văn phòng,dịch vụ công công ; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ ; các khoản chi muasắm tài sản, công cụ thiết bị văn phòng, duy tu, sửa chữa thường xuyên tài sảncố định, cơ sở vật chất và các khoản chi khác theo chế độ quy định

Các khoản chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí, lệphí và hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức công bao gồm: các khoản tiềnlương, tiền công, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xãhội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số laođộng trực tiếp phục vụ hoạt động thu phí, lệ phí và hoạt động cung cấp dịchvụ; các khoản chi nộp thuế, tính khấu hao TSCĐ (nếu có), các khoản chinghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoảnchi khác theo chế độ quy định phục vụ cho các hoạt động này tại tổ chứccông

Các khoản chi không thường xuyên: Gồm những khoản chi hoạt động

nhập, xuất, mua, bán,bảo quản, bảo vệ, bảo hiểm hàng dự trữ quốc gia; chinghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ bảo quản; Chi đào tạo

Trang 27

bồi dưỡng cán bọ công chức , viên chức làm công tác dự trữ quốc gia và cáckhoản chi phí khác theo quy định của pháp luật [6]

1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước

Khái niệm: Cơ chế tự chủ tài chính là cách thức tổ chức, QLTC của

các cơ quan nhà nước trên cơ sở được trao quyền chủ động trong việc sử dụngbiên chế và kinh phí quản lý hành chính, nhằm hoàn thành tốt chức năng,nhiệm vụ được giao; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thựchành tiết kiệm chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lýhành chính; nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lýhành chính, tăng thu nhập cho người lao động

Mục tiêu:

+ Tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính nhà nước chủ động trongviệc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất đểhoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao

+ Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí trong việc sử dụng lao động, kinh phí quản lý hành chính

+ Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hànhchính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức

+ Thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởngđơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quyđịnh của pháp luật

Nguyên tắc:

+ Một là, tạo điều kiện cho các cơ quan chủ động trong việc sử dụngbiên chế và kinh phí quản lý hành chính một cách hợp lý nhất để hoàn thành

Trang 28

tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

+ Hai là, không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao,trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 của Nghị định số130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ và thúc đẩy việc sắp xếp, tổchức bộ máy tinh gọn, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụnglao động, kinh phí quản lý hành chính [7]

+ Ba là, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lýhành chính, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức

+ Bốn là, thực hiện quyền tự chủ đồng thời gắn với trách nhiệm củaThủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức trong việc thực hiện nhiệm vụ đượcgiao theo quy định của pháp luật

1.2.2 Nội dung cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước

Về biên chế: Căn cứ số biên chế được giao, cơ quan thực hiện chế độ

tự chủ được quyền chủ động trong việc sử dụng biên chế như sau:

- Được quyết định việc sắp xếp, phân công cán bộ, công chức theo vị trícông việc để bảo đảm hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan

- Được điều động cán bộ, công chức trong nội bộ cơ quan

- Trường hợp sử dụng biên chế thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, cơquan vẫn được bảo đảm kinh phí quản lý hành chính theo chỉ tiêu biên chếđược giao

- Được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động đối vớimột số chức danh theo quy định của pháp luật trong phạm vi nguồn kinh phíquản lý hành chính được giao

Về nguồn kinh phí quản lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước:

Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ

Trang 29

từ các nguồn sau: NSNN cấp; các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độquy định; các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tựchủ được xác định và giao hàng năm trên cơ sở biên chế được cấp có thẩmquyền giao, kể cả biên chế dự bị (nếu có) và định mức phân bổ NSNN tínhtrên biên chế; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quyđịnh

- Nội dung chi của kinh phí được giao (chi thường xuyên), gồm:

+ Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấplương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và cáckhoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;

+ Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: Thanh toán dịch vụ côngcộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tácphí trong nước, chi cho các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoànkhách nước ngoài vào Việt Nam, chi phí thuê mướn, chi nghiệp vụ chuyênmôn của từng ngành, mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định;

- Sử dụng kinh phí được giao:

+ Kinh phí được giao được phân bổ vào nhóm mục chi khác của mụclục NSNN Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng

cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự quyết định bố trí số kinh phí được giaovào các mục chi cho phù hợp; được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếuxét thấy cần thiết;

+ Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được vận dụng các chế độ chi tiêutài chính hiện hành để thực hiện, nhưng không được vượt quá mức chi tối đa

do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định

- Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ (chi không thường xuyên):

Trang 30

Ngoài kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ,hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ còn được NSNN bố trí kinh phí đểthực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao,gồm: Chi mua sắm, chi sửa chữa lớn tài sản cố định; chi đóng niên liễm, vốnđối ứng các dự án theo hiệp định với các tổ chức quốc tế; chi thực hiện cácnhiệm vụ có tính chất đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; kinh phí thựchiện các CTMT Quốc gia; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; kinh phí đàotạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; kinh phí nghiên cứu khoa học;kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phêduyệt; kinh phí thực hiện các nhiệm vụ không thường xuyên khác.

- Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được: Kết thúc năm ngân

sách, sau khi đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao, cơ quan thực hiện chế độ tựchủ có số chi thực tế thấp hơn dự toán kinh phí quản lý hành chính được giao đểthực hiện chế độ tự chủ thì phần chênh lệch này được xác định là kinh phí quản

lý hành chính tiết kiệm được

Phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được:

+ Bổ sung thu nhập cho cán bộ, công chức: Cơ quan thực hiện chế độtự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần

so với mức tiền lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thunhập tăng thêm cho cán bộ, công chức;

Trên cơ sở tổng nguồn kinh phí được phép chi trên, cơ quan thực hiệnchế độ tự chủ quyết định phương án chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán

bộ, công chức theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc củatừng người;

+ Chi khen thưởng và phúc lợi: Chi khen thưởng định kỳ hoặc đột xuấtcho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp; chi cho cáchoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ, công chức; trợ cấp khó khăn đột xuất

Trang 31

cho cán bộ, công chức, kể cả đối với những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mấtsức; chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giản biênchế;

+ Khi xét thấy khả năng tiết kiệm kinh phí không ổn định, cơ quan thựchiện chế độ tự chủ có thể trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán

QLTC trong các cơ quan hành chính nhà nước được tiến hành bắt đầu

từ quản lý việc lập dự toán thu chi tài chính sau đó là quản lý việc chấp hànhdự toán cuối cùng là việc quyết toán thu chi tài chính

1.3.1 Lập dự toán thu chi tài chính

Lập dự toán thu chi tài chính trong mỗi các cơ quan hành chính nhànước là khâu mở đầu quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toàn bộ quátrình quản lý tài chính trong tổ chức

1.3.1.1 Khái niệm lập dự toán trong các cơ quan hành chính nhà nước

Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toánnhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi của đơn vị dự kiến có thể đạt được trongnăm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế - tài chính

để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đã đề ra

Lập dự toán là khâu quan trọng trong quá trình quản lý tài chính củađơn vị Trong hoạt động quản lý nhà nước đối với kinh tế, lập dự toán luôn lànhiệm vụ không thể thiếu để hoạt động quản lý nền kinh tế có hiệu quả, lậpdự toán là công cụ quản lý đắc lực của cơ quan chức năng cũng như của chínhbản thân đơn vị Quản lý việc lập dự toán phải chính xác, hiệu quả và đúng

Trang 32

chế độ.

1.3.1.2 Nguyên tắc, yêu cầu của việc lập dự toán

Việc lập dự toán ngân sách phải được thực hiện từ các đơn vị dự toáncấp 3 và được tổng hợp theo quy trình từ các đơn vị dự toán cấp dưới lên đơnvị dự toán cấp trên trực tiếp Dự toán được lập căn cứ theo quy định của LuậtNSNN và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN, căn cứ theo văn bản hướngdẫn xây dựng dự toán của đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp

Các đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp phải tổ chức thẩm định dự toáncủa các đơn vị dự toán cấp dưới trước khi tổng hợp báo cáo dự toán gửi đơnvị dự toán cấp trên Trong quá trình thẩm định dự toán, đơn vị dự toán cấptrên có quyền yêu cầu đơn vị dự toán cấp dưới cung cấp thông tin, tài liệu,căn cứ pháp lý xây dựng dự toán (trường hợp cần thiết có thể tổ chức thảoluận dự toán trực tiếp)

Dự toán ngân sách phải phản ánh đầy đủ các nguồn thu, nhiệm vụ chidự kiến thực hiện của năm kế hoạch và của năm tiếp theo để đảm bảo điềukiện thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, hoạt động của đơn vị, kèmtheo báo cáo thuyết minh rõ ràng về cơ sở, căn cứ tính toán xác định dự toán,trong đó:

- Dự toán thu phải dựa trên cơ sở các khoản thu, mức thu được cấp cóthẩm quyền cho phép thu

- Dự toán chi (bao gồm cả chi từ nguồn thu được để lại theo chế độ)phải dựa trên cơ sở cơ chế quản lý tài chính đối với từng loại hình đơn vị,định mức phân bổ ngân sách, chính sách, chế độ, định mức chi được cấp cóthẩm quyền ban hành và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên

- Nội dung chi phải được lập theo từng lĩnh vực chi và nhóm danh mụcdự toán theo yêu cầu quản lý đã được quy định tại Quyết định số 148/QĐ-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, gồm: Chi đầu tư xây

Trang 33

dựng từ nguồn vốn đầu tư phát triển; Chi thường xuyên, giao thực hiện tựchủ; Chi không thường xuyên, không giao thực hiện tự chủ (hỗ trợ đầu tư xâydựng; cải tạo, sửa chữa lớn; ứng dụng công nghệ thông tin; mua sắm tài sản;nghiệp vụ chuyên môn đặc thù; đoàn ra; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức; nghiên cứu các đề tài khoa học; khác) Trong từng nhóm danh mục dựtoán: nội dung chi tiết dự toán được lập, phân loại theo thẩm quyền phê duyệtcủa các cấp quản lý: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng, Tổng Giámđốc, Thủ trưởng đơn vị …

Dự toán phải được lập theo các mẫu biểu thống nhất tại tất cả các đơnvị dự toán các cấp, đồng thời gửi file dữ liệu điện tử cho đơn vị dự toán cấptrên trực tiếp để thuận lợi trong quá trình thẩm định, tổng hợp dự toán (theomẫu biểu đính kèm và mẫu biểu khác – nếu có sẽ được quy định tại văn bảnhướng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của đơn vị dự toán cấp trên)

1.3.1.3 Quy trình lập dự toán của các cơ quan hành chính nhà nước

Quá trình lập dự toán được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây:Thông báo số kiểm tra; Lập dự toán; Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên

- Thông báo số kiểm tra

Hàng năm, để lập dự toán trong các cơ quan hành chính nhà nước cầnđòi hỏi phải có công tác hướng dẫn lập dự toán của cơ quan tài chính cấp trênvà thông báo số kiểm tra dự toán

Uỷ ban nhân dân các cấp, khi thông báo số kiểm tra về dự toán NSNNcho các đơn vị trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp dưới đảm bảo số thu khôngthấp hơn số kiểm tra, số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơcấu

Đối với ngân sách địa phương qui trình giao số kiểm tra còn diễn ra ởnhiều cấp ngân sách và nhiều đơn vị dự toán thuộc các cấp khác nhau cho đếnkhi nào đơn vị dự toán cơ sở nhận được số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập

Trang 34

dự toán kinh phí, mới được coi là hoàn tất công việc của bước này.

- Lập dự toán:

Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán kinh phí, cácđơn vị dự toán cơ sở tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị dựtoán cấp trên hoặc cơ quan Tài chính

Đối với các cơ quan hành chính nhà nước hàng năm phải lập đầy đủ dựtoán thu và dự toán chi cho các nhiệm vụ từ nguồn thu phí, lệ phí và thu khácđược để lại đơn vị theo chế độ quy định để gửi lên cơ quan chủ quản cấp trên.Công tác lập dự toán được tiến hành vào cuối quý II đầu quý III của năm báocáo Căn cứ vào kết quả thực hiện kế hoạch tài chính năm trước để lập dựtoán năm nay đồng thời trên cơ sở các chính sách, chế độ hiện hành để xácđịnh định mức cụ thể

Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính Quytrình lập, thẩm định, tổng hợp và thảo luận dự toán theo các bước sau:

Bước 1: Khi chưa được giao số kiểm tra.

a Tại đơn vị dự toán cấp 3:

- Đơn vị dự toán trực thuộc đơn vị dự toán cấp 2 thuộc các đơn vị có hệthống dọc: Lập dự toán gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp trước ngày 10/5

- Đơn vị dự toán trực thuộc đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ Tài chính:Lập dự toán gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp trước ngày 15/5

- Đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Tài chính: Lập dự toán gửi Vụ Kếhoạch – Tài chính trước ngày 20/5 (riêng nội dung dự toán chi ứng dụng côngnghệ thông tin đồng thời gửi Cục Tin học và Thống kê tài chính)

b Tại đơn vị dự toán cấp 2 thuộc các đơn vị có hệ thống dọc:

Thẩm định dự toán của các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc và tổng hợpbáo cáo dự toán của toàn đơn vị, gửi đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp trướcngày 25/5

Trang 35

c Tại đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ Tài chính:

Thẩm định dự toán của các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3 trực thuộc vàtổng hợp báo cáo dự toán của toàn đơn vị, gửi Vụ Kế hoạch – Tài chính trướcngày 15/6 (riêng nội dung dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin đồngthời gửi Cục Tin học và Thống kê tài chính)

d Tại đơn vị dự toán cấp 1:

- Cục Tin học và Thống kê tài chính:

Thẩm định và tổng hợp toàn bộ kế hoạch, danh mục dự toán ứng dụngcông nghệ thông tin của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, đảm bảo phù hợp với

Kế hoạch 5 năm hoặc chủ trương đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt và đáp ứng mục tiêu, yêu cầu ứng dụngcông nghệ thông tin trong năm kế hoạch và của năm tiếp theo, gửi Vụ Kếhoạch – Tài chính trước ngày 20/6

- Vụ Kế hoạch – Tài chính:

Thẩm định dự toán của các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3 trực thuộc BộTài chính và tổng hợp sơ bộ dự toán thu, chi ngân sách của Bộ Tài chính, báocáo Bộ xem xét, cùng với việc phân bổ số kiểm tra được Nhà nước giao cho

Bộ Tài chính (dự kiến số kiểm tra sẽ phân bổ và giao cho các đơn vị thuộc BộTài chính trong tháng 6)

Bước 2: Giao số kiểm tra và tổ chức thực hiện rà soát, thẩm định và

tổng hợp dự toán sau khi được giao số kiểm tra

a Giao số kiểm tra:

- Vụ Kế hoạch – Tài chính:

Sau khi Bộ phê duyệt phân bổ số kiểm tra được Nhà nước giao cho BộTài chính, thực hiện giao số kiểm tra cho các đơn vị dự toán cấp 2 và cấp 3thuộc Bộ Tài chính làm cơ sở để các đơn vị rà soát, sắp xếp, bố trí lại dự toáncho phù hợp (đồng thời thông báo số kiểm tra chi ứng dụng công nghệ thông

Trang 36

tin của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính cho Cục Tin học và Thống kê tài chínhbiết để phối hợp thực hiện thẩm định dự toán).

- Các đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ Tài chính:

Trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Tài chính giao sốkiểm tra, đơn vị thực hiện giao số kiểm tra cho các đơn vị dự toán cấp 2 vàcấp 3 thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp làm cơ sở để các đơn vị rà soát,sắp xếp, bố trí lại dự toán cho phù hợp

- Các đơn vị dự toán cấp 2 thuộc các đơn vị có hệ thống dọc:

Trong thời gian tối đa 3 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị dự toán cấptrên giao số kiểm tra, đơn vị thực hiện giao số kiểm tra cho các đơn vị dự toáncấp 3 thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp làm cơ sở để các đơn vị rà soát,sắp xếp, bố trí lại dự toán cho phù hợp

b Tổ chức thực hiện rà soát, thẩm định và tổng hợp dự toán sau khiđược giao số kiểm tra:

- Đơn vị dự toán cấp dưới được đơn vị dự toán cấp trên giao số kiểm traphải tiến hành rà soát, sắp xếp lại nội dung dự toán cho phù hợp với số kiểmtra được giao Trường hợp nhu cầu dự toán cao hơn số kiểm tra được giaophải có thuyết minh, giải trình rõ nhiệm vụ (sắp xếp nội dung, danh mục dựtoán theo thứ tự ưu tiên), báo cáo dự toán với đơn vị dự toán cấp trên để xemxét, thẩm định và tổng hợp dự toán

- Quy trình rà soát, thẩm định và tổng hợp dự toán thực hiện như quyđịnh tại bước 1 Riêng thời gian báo cáo dự toán thực hiện theo quy định sau:

+ Đối với đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc đơn vị dự toán cấp 2 thuộccác đơn vị có hệ thống dọc: Trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngàyđơn vị dự toán cấp trên giao số kiểm tra

Trang 37

+ Đối với đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc đơn vị dự toán cấp 2 thuộc

Bộ Tài chính: Trong thời gian tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị dựtoán cấp trên giao số kiểm tra

+ Đối với đơn vị dự toán cấp 3 thuộc Bộ Tài chính: Trong thời gian tối

đa 7 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Tài chính giao số kiểm tra

+ Đối với đơn vị dự toán cấp 2 thuộc các đơn vị có hệ thống dọc: Trongthời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị dự toán cấp trên giao sốkiểm tra

+ Đối với đơn vị dự toán cấp 2 thuộc Bộ Tài chính: Trong thời gian tối

đa 30 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Tài chính giao số kiểm tra

- Nếu trong phạm vi thời gian quy định nêu trên, đơn vị dự toán cấpdưới không có báo cáo dự toán theo hướng dẫn của bước 2 thì đơn vị dự toáncấp trên chủ động sắp xếp nội dung, danh mục dự toán của đơn vị cấp dướibằng số kiểm tra được giao (căn cứ nội dung đã thẩm định dự toán tại bước1), làm cơ sở để tổng hợp dự toán, báo cáo cơ quan quản lý

- Bộ Tài chính (đơn vị dự toán cấp 1) thẩm định và tổng hợp dự toánthu, chi ngân sách của Bộ Tài chính để gửi các cơ quan có thẩm quyền theoquy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn

Bước 3: Thảo luận chi tiết dự toán.

- Khi Cơ quan Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thảo luận dự toánvới Bộ Tài chính (đơn vị dự toán cấp 1): Các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệmbố trí Lãnh đạo đơn vị, các đơn vị, bộ phận nghiệp vụ có liên quan phối hợptham gia thuyết minh, bảo vệ dự toán của đơn vị

- Trong trường hợp cần thiết phải thảo luận dự toán với các đơn vị cóbáo cáo dự toán cao hơn số kiểm tra được giao, đơn vị dự toán cấp trên tổchức thảo luận dự toán chi tiết với các đơn vị dự toán cấp dưới để thống nhấtnội dung, danh mục dự toán cho phù hợp với khả năng ngân sách và khả năng

Trang 38

tổ chức triển khai thực hiện Riêng đối với kế hoạch, dự toán chi ứng dụngcông nghệ thông tin sẽ do đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin chủ trìthảo luận dự toán (đơn vị quản lý tài chính cùng cấp phối hợp tham gia).

- Sau khi thảo luận dự toán chi tiết, đơn vị dự toán cấp trên phải thôngbáo cho đơn vị dự toán cấp dưới bằng văn bản về kết quả thảo luận, thẩm địnhdự toán (nêu rõ lý do chênh lệch giữa số liệu thẩm định dự toán và số liệu dựtoán đơn vị dự toán cấp dưới xây dựng), làm cơ sở để các đơn vị biết và chuẩnbị kế hoạch, phương án phân bổ dự toán kịp thời khi được cấp thẩm quyền giao

kế hoạch và dự toán ngân sách chính thức

1.3.2 Thực hiện dự toán trong các cơ quan hành chính nhà nước

- Khái niệm: Thực hiện dự toán ngân sách là khâu tiếp theo khâu lập

ngân sách của một chu trình ngân sách Thực hiện dự toán Ngân sách là quátrình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế - tài chính và hành chính nhằmbiến các chỉ tiêu thu chi ghi trong dự toán ngân sách của đơn vị trở thành hiệnthực

- Mục tiêu của thực hiện dự toán ngân sách

+ Biến các chỉ tiêu ghi trong dự toán ngân sách năm của đơn vị từ khảnăng, dự kiến thành hiện thực Từ đó góp phần biến các chỉ tiêu của kế hoạchphát triển kinh tế xã hội của Nhà nước từ khả năng thành hiện thực

+ Thông qua việc thực hiện dự toán ngân sách mà tiến hành kiểm traviệc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế tàichính của nhà nước

Khi tiến hành hoạt động QLTC trong một đơn vị, để đảm bảo thu, chicó hiệu quả đơn vị phải căn cứ vào các Nghị định và thông tư hướng dẫn Quátrình thực hiện thu chi phải đảm bảo đúng theo pháp luật quy định trên cơ sởviệc thực hiện phải cân đối giữa thu và chi

Trang 39

- Nội dung thực hiện dự toán

Các cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ và trách nhiệm thựchiện tốt việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Tổ chức thực hiện dự toánNSNN cũng là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các đơn vị có liênquan đến các hoạt động thu chi NSNN Nội dung tổ chức thực hiện dự toánngân sách như sau:

Khi nhận được số phân bổ về ngân sách, các cơ quan nhà nước và cácđơn vị dự toán cấp I giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm đúngvới dự toán ngân sách được phân bổ, đồng thời thông báo cho cơ quan tàichính cùng cấp và KBNN nơi giao dịch để theo dõi, cấp phát, quản lý Trongtrường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và chỉ tiêu phân bổngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan tàichính các cấp được phép tạm cấp kinh phí cho các nhu cầu chi không thể trìhoãn được cho tới khi dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách được duyệt

Các cơ quan nhà nước trong phạm vi, nhiệm vụ và quyền hạn của mìnhđề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu,chi ngân sách được giao

Các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức và cá nhân phải thực hiện dựtoán nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, sử dụng kinh phíngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả

Các cơ quan tài chính các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộpNSNN, nộp đầy đủ, nộp đúng kỳ hạn các khoản phải nộp vào ngân sách

Tất cả các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào KBNN,trường hợp đặc biệt cơ quan thu được tổ chức thu trực tiếp và phải nộp đầyđủ, đúng thời hạn vào KBNN theo quy định của Bộ trưởng Bộ tài chính

Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ phải được bố trí kinh phí đều

Trang 40

trong năm để chi Các khoản có tính thời vụ hoặc mua sắm lớn phải có kếhoạch với cơ quan tài chính để chủ động bố trí kinh phí.

Việc cấp phát các khoản chi thường xuyên được thực hiện theo quyđịnh sau:

+ Căn cứ vào dự toán NSNN được giao, tiến độ triển khai công việc vàđiều kiện chi ngân sách, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chigửi KBNN nơi giao dịch, kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định

+ KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu do đơn vị sử dụngngân sách gửi, thực hiện việc thanh toán khi có đủ các điều kiện quy định

+ Việc thanh toán thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN chongười hưởng Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thanh toán trực tiếp,KBNN tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự toánđược giao, sau đó thanh toán với Kho bạc theo đúng nội dung, thời hạn quyđịnh

Các đơn vị sử dụng NSNN có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thựchiện NSNN gửi cho cơ quan tài chính Nếu vi phạm chế độ báo cáo, cơ quantài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉ cấp phát kinh phí của tổ chức, cánhân và chịu trách nhiệm về quyết định của mình

- Tổ chức thực hiện dự toán thu

Thực hiện dự toán thu từ nguồn NSNN: Đối với khoản thu từ NSNN,đơn vị được cấp qua KBNN dưới hình thức KBNN sẽ cấp các khoản thu trên

cơ sở dự toán chi thường xuyên và chi không thường xuyên theo dự toán đãđược phê duyệt Hàng tháng căn cứ vào các khoản chi thường xuyên và chikhông thường xuyên đơn vị tiến hành làm thủ tục rút tiền từ Kho bạc

Tổ chức thực hiện và quản lý thu Phí và lệ phí: Tùy theo loại hình hoạtđộng của đơn vị để sử dụng biên lai thu theo đúng quy định của pháp luật.Các khoản thu phí và lệ phí tỷ lệ để lại cho các đơn vị cần phải thực hiện theo

Ngày đăng: 27/02/2024, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w