Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quản lý tài chính là một bộ phận quan trọng của công tác quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp và mang tính tổng hợp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng hình thức giá trị Cùng với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, việc cải cách sâu sắc thể chế doanh nghiệp và quản lý kinh doanh, quản lý tài chính ngày càng được các nhà quản trị coi trọng, vị trí của nhân viên quản trị ngày càng được nâng cao.
Hiện nay nước ta đã tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, đang ở trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp cần phải không ngừng điều chỉnh kết cấu sản phẩm và kết cấu ngành nghề Ở cương vị nhà quản lý kinh doanh, không nắm được kiến thức về tài chính, không hiểu bản chất kinh doanh, không biết quản lý tài chính thì rất khó để quản lý có hiệu quả Do đó, quản lý tài chính là chủ đề luôn luôn được nhà quản trị doanh nghiệp coi trọng, tìm hiểu, học tập và áp dụng các mô hình quản lý chuyên nghiệp Việc quản lý tài chính hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển lâu dài, đề ra các giải pháp nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, cũng như khẳng định, tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin nhằm thu hút đầu tư, cũng như khẳng định thương hiệu trên thị trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai của doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói quản lý tài chính có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp hoặc tổ chức vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn – Công ty Xăng dầu Bắc Thái là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu Việc chi tiêu, hạch toán hợp lý, tiết kiệm được đặt lên hàng đầu trong đó quản lý tài chính tốt, hiệu quả là rất quan trọng Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường xăng dầu thế giới và trong nước có nhiều biến động như hiện nay, hệ thống quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn còn một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý vốn, hàng tồn kho, công nợ, tiền mặt và chất lượng của bộ máy quản lý tài chính dẫn tới hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính chưa thực sự đạt kết quả như kỳ vọng Chính vì những lý do đó, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại Chi nhánh, hoàn thiện công tác quản lý tài chính để Chi nhánh thực hiện thành công chiến lược phát triển của mình, tiếp tục phát triển bền vững trong tiến trình hội nhập, chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển bền vững.
Từ những nguyên do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn – Công ty Xăng dầu Bắc Thái ” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh tế của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng về công tác quản lý tài chính Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại đây.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại các Doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn – Công ty Xăng dầu Bắc Thái giai đoạn 2016-2018.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Chi nhánhXăng dầu Bắc Kạn trong thời gian tới.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn đóng góp một phần về mặt lý luận trong việc nhận định tầm quan trọng của việc hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn nói riêng.
4.2 Giá trị thực tiễn của đề tài
Luận văn cũng là tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu các giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Chi nhánh Xăng dầu BắcKạn cũng như của các Doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, các nội dung chính của luận văn được trình bày trong 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính tại Doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc KạnChương 4: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Chi nhánhXăng dầu Bắc Kạn
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và quản lý tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp
* Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một trong những mắt xích quan trọng cấu thành hệ thống tài chính của nền kinh tế Tài chính doanh nghiệp là một khái niệm kinh tế xuất hiện cùng với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp sẽ xác lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ Khi đó, các luồng tiền tệ phát sinh cùng với các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động mua sắm vật tư, hàng hóa hay tiêu thụ sản phẩm, hoạt động đầu tư Như vậy, có thể nói, sự vận động của các luồng tài chính được tạo thành từ các luồng tiền tiền tệ đến và ra khỏi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội đưa ra khái niệm “Tài chính doanh nghiệp là hệ thống những mối quan hệ kinh tế diễn ra dưới hình thức giá trị giữa doanh nghiệp và môi trường xung quanh, nó phát sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những hoạt động cơ bản nhất đối với mỗi doanh nghiệp, nếu được duy trì và phát triển một cách ổn định thì sẽ tạo tiền đề và nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động khác của doanh nghiệp vận động và phát triển Hoạt động tài chính doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu như huy động, khai thác vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cũng như phân bổ và sử dụng các nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả”.
* Bản chất của tài chính doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp, muốn có được sự tăng trưởng, đạt được tỷ suất lợi nhuận tối đa, trước hết phải đảm bảo được dự đồng bộ, phối hợp ăn khớp các hoạt động liên quan tới các thị trường của doanh Sự chuyển động của vốn tiền tệ trong tiến trình đó là do hàng loạt những quan hệ kinh tế với các đối tác khác của doanh nghiệp được phát sinh Tất cả các mối quan hệ này chính là bản chất của tài chính doanh nghiệp.
1.1.1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp
Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tài chính doanh nghiệp có các chức năng sau:
“Một là chức năng tổ chức, huy động, luân chuyển vốn, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục” Mỗi doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở có chức năng tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nên đều phát sinh nhu cầu về vốn Lượng vốn này có thể do nhà nước cấp, vốn từ cổ phần, liên doanh hay vốn tự có và vốn vay Điều này tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp.
“Hai là chức năng phân phối thu nhập: Thu nhập bằng tiền từ bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, lợi tức cổ phiếu, lãi cho vay, thu nhập khác của doanh nghiệp được tiến hành phân phối để bù đắp hao phí vật chất, lao động đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí vật tư như nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, công cụ lao động nhỏ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền (kể cả các khoản thuế gián thu)” Đối với phần lợi nhuận trước thuế còn lại cũng sẽ được phân phối tiếp để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, hiện nay được tính bằng 28% thu nhập chịu thuế, hoặc bù lỗ năm trước, bù đắp các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ, chia phần cho các đối tác góp vốn khác và trích các loại quỹ của doanh nghiệp.
“Ba là chức năng giám đốc (kiểm soát) đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Giám đốc tài chính là việc thực hiện kiểm soát quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp Cơ sở của chức năng giám đốc tài chính là xuất phát từ tính quy luật phân phối sản phẩm quyết định (ở đâu có phân phốí tài chính thì ở đó có giám đốc tài chính) và xuất phát từ tính mục đích của việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh”.
Muốn cho đồng vốn của doanh nghiệp tạo ra được có hiệu quả kinh tế cao,sinh lời nhiều thì điều tất yếu là phải phải kiểm soát toàn bộ tình hình tổ chức tạo lập, phân phối sử dụng quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa các chức năng của tài chính doanh nghiệp theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội: “Chức năng phân phối và chức năng giám đốc bằng tiền của tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau Chức năng phân phối là tiền đề của hoạt động sản xuất kinh doanh, nó xảy ra trước và sau một chu trình sản xuất kinh doanh Chức năng giám đốc bằng tiền luôn theo sát chức năng phân phối, ở đâu có sự phân phối thì ở đó có giám đốc bằng tiền và có tác dụng điều chỉnh quá trình phân phối cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hai chức năng này cùng tồn tại và hỗ trợ cho nhau để hoạt động tài chính doanh nghiệp diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao nhất”.
1.1.1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Vai trò đầu tiên của tài chính doanh nghiệp chính là thực hiện việc tổ chức, huy động và phân phối, sử dụng các nguồn lực tài chính sao cho đạt hiệu quả nhất. Vốn chính là yếu tố vật chất cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Theo bản chất của nền kinh tế thị trường thì vốn cũng được coi như một loại hàng hóa, vì vậy doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ phải chịu một khoản chi phí nhất định. Như vậy, nhiệm vụ quan trọng đối với doanh nghiệp là phải tổ chức sử dụng vốn sao cho tối ưu nhất Do đó, khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần chủ động trong việc xác định lượng vốn cần thiết, sau đó lên kế hoạch tổ chức cơ cấu vốn để hoạt động đạt được hiệu quả tối ưu Có thể nói vấn để tiên quyết ảnh hưởng đến sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hiện nay chính là vốn.
Vai trò tiếp theo của tài chính doanh nghiệp là thiết lập các đòn bẩy tài chính để thúc đẩy, điều chỉnh các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp Ta thấy, để có thể tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải thực hiện sự phối hợp đồng bộ của nhiều thành viên, nhiều bộ phận trong doanh nghiệp để hình thành các mối quan hệ kinh tế với nhau Vì vậy, nếu các mối quan hệ phân phối của tài chính được sử dụng linh hoạt, sáng tạo thì sẽ có tác động tích cực tới các chính sách lương, thưởng, cơ chế khuyến khích, động viên bằng vật chất khác.
Từ đó, đẩy mạnh việc tăng năng suất, kích thích các nhu cầu tiêu dùng, vòng quay vốn được tăng nhanh, hiệu quả kinh tế đạt được như mong muốn của doanh nghiệp đặt ra.
Ngoài ra, tài chính doanh nghiệp còn có vai trò là công cụ để kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vai trò này xuất phát từ một nguyên lý trong kinh doanh, đó là: Nếu thực hiện đầu tư vốn kinh doanh thì mọi doanh nghiệp đều mong muốn số vốn đó có hiệu quả kinh tế cao nhất Chính vì vậy, tài chính với nhiệm vụ là một công cụ quản lý hoạt động kinh doanh thì nhất thiết phải có vai trò kiểm tra, đánh giá hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp, để căn cứ vào đó, doanh nghiệp có thể có những giải pháp để nâng cao tính tiết kiệm và hiệu quả của đồng vốn Tài chính doanh nghiệp thực hiện kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động bằng dòng tiền và thông qua hoạt động phân tích các chỉ tiêu tài chính một cách thường xuyên, liên tục.
1.1.1.4 Các mối quan hệ trong tài chính doanh nghiệp a Các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước Đây là mối quan hệ phát sinh đầu tiên đối với mỗi doanh nghiệp Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội: “Doanh nghiệp muốn xuất hiện trên thị trường thì trước tiên doanh nghiệp phải có được giấy phép hoạt động do Nhà nước cấp và doanh nghiệp muốn tồn tại thì mọi hoạt động của doanh nghiệp phải diễn ra trên khuôn khổ của hiến pháp, pháp luật do Nhà nước quy định Doanh nghiệp vừa nhận được các lợi ích từ Nhà nước vừa phải chịu các nghĩa vụ đối với Nhà nước mà biểu hiện cụ thể nhất là các khoản thuế phải nộp Nhà nước”. b Các mối quan hệ của doanh nghiệp với thị trường
Mối quan hệ với thị trường tài chính: Theo Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội:
“Thị trường tài chính đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp Vì vốn là điều kiện tiên quyềt đối với mỗi doanh nghiệp khi xuất hiện trên thị trường, nó quyết định đến quá trình thành lập, quy mô và tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể tiến hành kinh doanh các mặt hàng này trên thị trường tài chính để thu lợi nhuận, góp phần giải quyết một phần nhu cầu về vốn của doanh nghiệp” Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể huy động được vốn thông qua ngân hàng để đầu tư ngược trở lại vào thị trường tài chính hoặc thực hiện các quan hệ tín dụng với các đối tác.
Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính tại Doanh nghiệp
1.2.1 Kinh nghiệm quản lý tài chính tại một số Doanh nghiệp Nhà nước trong nước
1.2.1.1 Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên
Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên thành lập ngày 11.01.1997, trên cơ sở tách Chi nhánh Xăng dầu Hải Hưng, thành lập Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên và Chi nhánh Xăng dầu Hải Dương.
Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hoá dầu và quản lý gần 30km đường ống dẫn xăng dầu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và 03 xã thuộc huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội Nhiệm vụ chủ yếu của Chi nhánh xăng dầu Hưng Yên tập trung vào trực tiếp xuất bán kinh doanh các loại xăng dầu phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và các vùng lân cận.
Theo < https://b12.petrolimex.com.vn/nd/xang-dau-hung-yen > :
“Tổng số cửa hàng xăng dầu của Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên hiện nay là
27 và 02 cửa hàng kinh doanh gas - dầu mỡ nhờn với quy mô, trang thiết bị hiện đại Trong những năm qua, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã đầu tư thay thế toàn bộ các thế hệ cột bơm Tiệp bằng cột bơm điện tử Nhật Bản, trang bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy tại chỗ như bể nước, bể cát, xô, xẻng, chăn chiên, bình bột, bình khí đảm bảo đủ cơ sở theo quy định, lắp đặt hệ thống công nghệ nhập - xuất xăng dầu kín, lắp đặt hệ thống thu hồi hơi xăng dầu, cải tạo sửa chữa hệ thống thu gom và bể lắng gạn dầu, trang bị thùng chứa chất thải nguy hại và định kỳ tổ chức vận chuyển, xử lý theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất thải nguy hại.
Thực hiện quy định của pháp luật, cũng là giữ vững chữ “tín” trong kinh doanh, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác quản lý đo lường, quản lý chất lượng hàng hoá Với hệ thống cột bơm điện tử Nhật có độ tin cậy cao về đo lường, song vẫn duy trì chế độ kiểm tra thường xuyên sai số của cột bơm nhằm phát hiện và hiệu chỉnh kịp thời đảm bảo quyền lợi của khách hàng, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc giao nhận và lưu mẫu hàng hoá. Các dụng cụ kiểm tra như bình chuẩn, bộ ca đong, thước đo, nhiệt kế, tỷ trọng kế được trang bị đầy đủ để các cửa hàng tự kiểm tra, kiểm soát số lượng, chất lượng hàng hoá trong từng ca bán hàng.
Một mặt, đơn vị chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, trang bị hệ thống máy tính kết nối từ văn phòng đến các cửa hàng, và kết nối với Công ty, Tập đoàn, ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại theo như phần mềm quản trị nguồn nhân lực - SAP, chương trình quản lý cửa hàng xăng dầu - POSM, phần mềm quản lý nguồn lực Petrolimex - PHR Mặt khác, Chi nhánh áp dụng và triển khai thực hiện có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2008 và hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2010”.
Tại địa bàn, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên luôn là đơn vị đi đầu trong quản lý số lượng, chất lượng sản phẩm trong kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu Sản lượng, doanh thu, nộp ngân sách Nhà nước năm sau luôn tăng trưởng cao hơn năm trước; Với những thành tích đã đạt được, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (2009) và nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành Trung ương, địa phương và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Đối với công tác quản lý tài chính, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã xây dựng được các quy định, quy chế cụ thể về chính sách trong lĩnh vực tài chính kế toán, ban hành quy chế về quản lý tài chính, quy chế về các phần hành kế toán tài chính như: nguồn vốn, các loại quỹ kể cả quỹ đầu tư phát triển công nghệ, công nợ, chi phí hành chính trong và ngoài nước, các quy chế về tài sản, trang thiết bị văn phòngquy chế về quản lý vốn, quy chế về quản lý công nợ, quy định về công tác hành chính, chi phí hành chính trong và ngoài nước, quy định về sử dụng tài sản, trang thiết bị văn phòng Đồng thời, trên cơ sở chiến lược phát triển kinh doanh đã đặt ra, đơn vụ đã lập các kế hoạch và thực hiện kiểm soát kế hoạch ngân sách của mình, trong đó quan trọng là kế hoạch về nguồn vốn, kế hoạch tài chính và dòng tiền tương ứng. Đơn vị sử dụng đồng bộ hệ thống ERP trong công tác lập kế hoạch và dự báo tài chính tổng thể cùng với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam và các công ty thành
Ban lãnh đạo đơn vị đã xác định 10 chủ đề trọng tâm trong chiến lược tăng trưởng trên nền tảng sử dụng vốn hiệu quả của Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên: Quản lý chi phí vốn; Danh mục đầu tư tối ưu; Triển vọng kinh doanh; Các dự án trọng điểm; Cắt giảm chi phí; Vốn lưu động; Các mục tiêu về dòng tiền; Xác định giá bán và Phát triển thị trường.
Về hàng tồn kho, Chi nhánh Xăng dầu Hưng Yên đã xây dựng các hệ thống phân phối theo định mức, kiểm soát được trị số tồn kho và trị số này đang giảm theo kế hoạch qua từng năm Về phần công nợ, đơn vị đã ban hành các định mức về công nợ phải thu đặc biệt với hàng tự kinh doanh, liên tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công nợ, hạn chế bán định mức vượt công nợ, giảm thiểu rủi ro về tài chính 1.2.1.2 Công ty Xăng dầu B12
Nhìn chung, công tác quản lý tài chính tại Công ty xăng dầu B12 về cơ bản đã đạt được yêu cầu là “phiên dịch” các số liệu từ báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định có cơ sở thông tin Các báo cáo phân tích về cơ bản đã đạt được các yêu cầu cần thiết nhất như tính có thể hiểu, phù hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh.
Theo :
“Hằng năm, các báo cáo tài chính của Công ty đều lập đúng thời hạn của BộTài chính để có thể trình duyệt Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Đây cũng là cơ sở đểCông ty lập báo cáo quyết toán tài chính giúp cho quá trình quản lý cũng như quá trình phân tích được thuận lợi Hơn nữa, với đội ngũ nhân viên kế toán dày dạn kinh nghiệm, luôn trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu để việc lập báo cáo tài chính nhanh và chính xác Việc Công ty cập nhật số liệu trên mạng vi tính đã giúp giảm nhẹ rất nhiều trong quá trình xử lý dữ liệu, nhất là khi quá trình kinh doanh của Công ty đòi hỏi phải luôn cần cập nhật phục vụ nhanh chóng cho việc ra quyết định.
Dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, ngay từ đầu năm Công ty đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt công tác điều động, có phương án bơm chuyển hàng hoá hợp lý đồng thời đa dạng hoá các phương thức bán hàng, tăng cường giữ vững thị trường, thực hiện tiết kiệm chi phí góp phần tăng lợi nhuận Ngoài ra, Công ty còn chỉ đạo thực hiện cơ chế khoán chi phí với các khoản chi có thể khoán được, nhất là lượng hao hụt xăng dầu.
Quản lý và sử dụng vốn của công ty là khá hiệu quả thể hiện lợi nhuận của các năm đếu đạt ở mức cao Có được kết quả như vậy chính là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của Công ty tạo được niềm tin đối với bạn hàng và sự giao phó của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Quản lý công nợ cũng từng bước được quan tâm đúng mức, tích cực thu hồi công nợ cũ, không có nợ khó đòi phát sinh, luôn tận dụng mọi nguồn vốn nhàn rỗi để phục vụ cho kinh doanh Nhờ sự cố gắng của Công ty trong công tác kinh doanh, công ty luôn đứng vững trong điều kiện cạnh tranh gay gắt (với các công ty trực thuộc cũng như các công ty nhập khẩu khác) và có lợi nhuận đạt mức tương đối cao”.
Nói chung, công tác quản lý tài chính của Công ty có các mặt mạnh sau : Thứ nhất, nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Công ty qua ba năm 2016,
2017, 2018 đều tăng Nếu xét về mục tiêu tăng trưởng thì đây là kết quả tốt bởi quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng không ngừng Hiện nay, sự gia tăng nguồn vốn là một trong những điều kiện tiên quyết và thuận lợi giúp công ty có thể đứng vững trên thị trường đồng thời tận dụng được các thời cơ trong kinh doanh.
Thứ hai, kết cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty có đặc điểm tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn công nợ phải trả Chính vì điều này mà khả năng tài trợ đối với các hoạt động của công ty mới được đảm bảo, công ty cũng luôn quan tâm và không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Số liệu và thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, kế toán, báo cáo tổng kết tình hình hoạt động, các bảng thống kê số liệu của các phòng, ban trong Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn.
Các bài luận văn, giáo trình về quản lý tài chính để tìm hiểu thêm thông tin về tình hình công tác quản lý tài chính tại Doanh nghiệp Nhà nước.
Các số liệu tổng quan được thu thập từ các sách báo, mạng Internet, tạp chí chuyên ngành liên quan.
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin:
Phương pháp chọn lọc: Sử dụng để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu Số liệu và thông tin thu thập được qua sự hỗ trợ của máy tính được sắp xếp, chọn lọc các số liệu cần thiết, loại bỏ những số liệu và thông tin không cần thiết dể tổng hợp thành các số liệu hợp lý, đảm bảo yêu cầu cơ sở khoa học theo các chỉ tiêu phân tích, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là phương pháp thống kê Sử dụng phần mềm Exel để tính toán và xử lý các số liệu thu thập được.
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp mở đầu cho các phân tích thống kê nói chung và phân tích kinh tế xã hội nói riêng Có thể nói phương pháp này được sử dụng để khai phá số liệu, tổng hợp số liệu và mô tả những đặc trưng cơ bản của nội dung cần nghiên cứu, sau đó phát hiện ra những đặc điểm quan trọng khác của nội dung cần nghiên cứu và mối quan hệ cũng như ảnh hưởng qua lại giữa nội dung nghiên cứu với các yếu tố xung quanh hoặc các quan hệ phát sinh trong chính nội tại của chúng.
Trong luận văn, tác giả đã dựa vào các số liệu thống kê thu thập được về thực trạng tình hình tài chính và công tác quản lý tài chính Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn để tiến hành thực hiện phương pháp thống kê mô tả các chỉ tiêu tài chính được nghiên cứu, thể hiện trên các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị Từ kết quả của các bảng biểu để phân tích tình hình tài chính, các đặc trưng của công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh và đưa ra những nhận định, đánh giá về các nội dung nghiên cứu này.
So sánh là phương pháp được dùng chủ yếu, rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng Mục đích của phương pháp này là làm rõ sự khác biệt hoặc những đặc trưng riêng của nội dung nghiên cứu Kết quả sẽ giúp cho người ra quyết định có căn cứ để đề ra quyết định của mình.
Các chỉ tiêu nếu muốn sử dụng phương pháp so sánh thì phải đồng nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp nghiên cứu, về không gian và thời gian và về đơn vị đo lường.
Gốc so sánh được xác định phụ thuộc và mục đích nghiên cứu, có thể là gốc không gian hoặc thời gian Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch Các dạng so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh sánh bằng số tương đối và so sánh với số bình quân.
Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để thực hiện các bảng biểu so sánh các chỉ tiêu kinh doanh và tài chính của Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn của năm 2018 với các năm tài chính trước đó là năm 2017 và 2016 Từ kết quả so sánh, thấy được sự tăng giảm của các chỉ tiêu và nhận định sự tăng giảm đó là tốt hay không tốt đối với tình hình tài chính của đơn vị Từ đó đánh giá kết quả của công tác quản lý tài chính của Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn đã có những thành tựu gì, còn những vấn đề gì phải giải quyết để hoàn thiện được công tác quản lý tài chính tại đơn vị này.
Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Để thể hiện các đặc trưng tài chính của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sử dụng 4 nhóm chỉ tiêu sau:
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu về kết cấu tài chính (tỷ trọng nợ)
Nhóm chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động, sử dụng các nguồn lực
Nhóm chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận.
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán a Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời còn được gọi là khả năng thanh toán ngắn hạn, được tính như sau:
Tỷ số thanh toán hiện hành Tài sản ngắn hạn
Hệ số này thể hiện khả năng thanh toán hiện tại của doanh nghiệp, nó chỉ ra những yêu cầu của chủ nợ trong kỳ hạn nợ được đảm bảo bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền để thực hiện thanh toán.
Nếu hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt b Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện về khả năng trả nợ ngay bằng tiền không tính đến việc bán vật tư hàng hoá (kể cả sản phẩm dở dang).
Vốn bằng tiền + các khoản phải thu
Tỷ số thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn
Hệ số này càng cao càng tốt và nếu lớn hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp đạt được khả năng thanh toán nhanh.
2.3.2 Nhóm chỉ tiêu về kết cấu tài chính a Chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn (cơ cấu vốn).
+ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này thể hiện rằng ứng với một đồng vốn chủ sở hữu đang đảm bảo thì có bao nhiêu đồng vốn vay Tỷ lệ này càng thấp thì mức tài trợ của cổ đông càng cao và mức độ an toàn tức là khả năng thu hồi được nợ từ doanh nghiệp các chủ nợ trong trường hợp giá trị tài sản giảm hay bị thua lỗ càng tốt.
+ Tỷ số nợ trên tài sản
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tổng tài sản
Chỉ số này càng nhỏ sẽ càng tốt, nếu ở mức cao có thể dẫn tới tình trạng mất an toàn về tài chính Tỷ số này tùy theo chính sách tài chính công ty đang áp dụng mà có thể biến động thay đổi Mức tối ưu là khoảng từ 30% - 70% Nếu cao hơn 70% thì doanh nghiệp sẽ có khả năng gặp nguy cơ về tài chính nếu môi trường kinh doanh bị bất lợi. b Tỷ số cơ cấu tài sản
Tỷ số cơ cấu tài sản Tổng tài sản
Tỷ số này cao hay thấp còn phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp c Tỷ số cơ cấu nguồn vốn
Tổng vốn chủ sở hữu
Tỷ số cơ cấu nguồn vốn Tổng tài sản
Chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng an toàn về tài chính và thể hiện khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng tốt Tùy theo chính sách tài chính của doanh nghiệp mà tỷ số này có thể thay đổi.
2.3.3 Nhóm chỉ tiêu về đặc trưng hoạt động, sử dụng các nguồn lực
Các chỉ tiêu này thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các nhà quản trị doanh nghiệp có thể nhận định từ các số liệu tính toán để tác động vào khâu nào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao tỷ số hoạt động , cải tiến chất lượng kinh doanh, để đạt hiệu quả lợi nhuận cao. a Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho
Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó thể hiện sự hiệu quả của hoạt động quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp và hàng tồn kho luân chuyển càng nhanh thì chất lượng càng mới và mức độ khả nhượng càng cao. b Vòng quay vốn lưu động
Doanh thu Vòng quay vốn lưu động Tài sản lưu động
Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ kinh doanh của doanh nghiệp, nó cho biết một đồng doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ bao nhiêu đồng tài sản lưu động trong một chu kỳ kinh doanh Chỉ tiêu này càng cao sẽ càng tốt. c Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Thể hiện khả năng khai thác TSCĐ trong việc kinh doanh
Doanh thu thuần Tài sản cố định
Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp Số vòng quay TSCĐ càng lớn thể hiện TSCĐ được doanh nghiệp sử dụng càng có hiệu quả. d Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Thể hiện khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Tổng tài sản
2.3.4 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận
Các chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đây là những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp Các nhà quản trị phải đảm bảo thông số này đạt càng cao càng tốt, ít nhất cũng không nên thấp hơn tỷ suất bình quân của nghành.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ a Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Thể hiện mức độ doanh thu tương ứng với bao nhiêu lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng ROS Doanh thu thuần
Tỷ suất này ở kỳ này cao hơn kỳ trước là tốt Tỷ suất này nhỏ hơn 1 và càng lớn càng tốt. b Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Thể hiện mức độ sinh lời từ tổng tài sản của doanh nghiệp.
Lợi nhuận ròng ROA Tổng tài sản
ROA là tỷ số quan trọng đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. ROA của kỳ này cao hơn kỳ trước là điều tốt Tuy nhiên, tỷ suất này có thể thấp khi doanh nghiệp đang thực hiện dự án đầu tư lớn. c Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận ròng ROE Vốn chủ sở hữu
Chỉ số này cho biết doanh nghiệp có đạt được hiệu quả trong việc tạo ra thu nhập cho các cổ đông của họ hay không? Có thể nói đối với các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp, thì đây là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó cho thấy khả năng sinh lời cho vốn đầu tư của họ trong doanh nghiệp.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU BẮC KẠN – CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI
Khái quát chung về Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi: Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn. Địa chỉ: Tổ 9, Phường Phùng Chí Kiên, Thành phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn.
Mã số thuế: 4600128263-001 Điện thoại: (02093)870562
Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn (Chi nhánh) là một đơn vị Doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn Thành phố Bắc Kạn Là đơn vị trực thuộc Công ty Xăng dầu Bắc Thái – Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, được thành lập theo QĐ số 53/XD – QĐ ngày 16/01/1997 Kể từ ngày mới thành lập Chi nhánh mới chỉ có 3 cửa hàng trực thuộc và 1 kho trung tâm Cho đến nay Chi nhánh đã phát triển lên tới 22 cửa hàng xăng dầu, 5 cửa hàng chuyên doanh gas, 4 Cửa hàng Kinh doanh tổng hợp và 1 Trung tâm kinh doanh Mặt hàng kinh doanh chủ yếu là Xăng dầu, Gas, các sản phẩm hoá dầu Ngoài ra, Chi nhánh còn kinh doanh các mặt hàng khác như Sơn, Nước giặt, divhj vụ Bảo hiểm, dịch vụ Ngân hàng.
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn là một Doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Xăng dầu Bắc Thái – Tập đoàn xăng dầu Việt Nam có chức năng là phục vụ đảm bảo mọi nhu cầu an ninh quốc phòng, mục tiêu chính trị, văn hoá và tiêu dùng của nhân dân trên toàn địa bàn Bắc Kạn, hoạt động theo nguyên tắc “ lấy thu bù chi” kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách với nhà nước, hoạt động kinh doanh theo pháp luật Nhà nước đồng thời không ngừng nâng cao phúc lợi và đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh, quan tâm làm tốt công tác xã hội và từ thiện; Xây dựng Chi nhánh ngày càng phát triển Chi nhánh được xác định là đại diện duy nhất của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX) tại Bắc Kạn có nhiệm vụ cụ thể là:
Nhận định nhu cầu, lập kế hoạch tiếp nhận và tổ chức kinh doanh có hiệu quả các mặt hàng xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn… thoả mãn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của địa bàn theo cơ chế thị trường có điều tiết, đảm bảo bình ổn về giá xăng dầu trên thị trường khu vực trong từng giai đoạn theo quy định của nhà nước.
Tiến hành tổ chức hạch toán, quản lý và kinh doanh có lãi trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn được giao Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng và đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đồng thời mở rộng mạng lưới cửa hàng bán lẻ phục vụ có hiệu quả cho công tác kinh doanh và thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu xăng dầu cho địa bàn Bảo đảm an toàn cháy nổ, hàng hoá, con người, bảo vệ môi sinh môi trường Giữ gìn an toàn chính trị, trật tự an toàn xã hội trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
Thực hiện quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả Thực hiện việc phân phối kết quả sản xuất kinh doanh cho CBCNV đúng chế độ, chính sách Bên cạnh đó, không ngừng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần và điều kiện làm việc cho người lao động Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ CBCNV đạt được sự trưởng thành về mọi mặt, có trình độ quản lý, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh và phát triển trong thời đại mới.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy Để hoàn thành các kế hoạch đã đặt ra và các nhiệm vụ được giao, bộ máy tổ chức quản lý cần phải được quan tâm xây dựng và đổi mới phù hợp với đặc điểm quản lý, hạch toán kinh doanh của Chi nhánh Từ đó,khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng và thế mạnh của đơn vị Hiện tại, bộ máy tổ chức quản lý của Chi nhánh được xây dựng và tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Chi nhánh hiện nay gồm có:
Ban giám đốc bao gồm: 01 Giám đốc phụ trách chung, 02 Phó giám đốc giúp việc Bốn phòng nghiệp vụ gồm: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán tài chính, Phòng Quản lý Kỹ thuật.
Khối cửa hàng trực thuộc bao gồm: 22 Cửa hàng xăng dầu, 05 Cửa hàng Gas, 04 Cửa hàng Kinh doanh tổng hợp, 01 Trung tâm Kinh doanh.
Tổng số lao động toàn chi nhánh gồm 70 người Trong đó: 29 cán bộ quản lý,
41 công nhân lành nghề Trình độ thạc sỹ: 01 người (1,4%), trình độ đại học: 23 người (32,9%) Trình độ cao đẳng, trung cấp: 46 người (65,7%)
CH 30 CH 31 CH 32 CH 33 CH 34 CH 35 CH 36 CH 37
CH 38 CH 39 CH 40 CH 41 CH 42 CH 43 CH 44
CH 45 CH 46 CH 47 CH 49 CH 90 CH 91
Sơ đồ 3.1 Bộ máy quản lý của Chi nhánh Xăng dầu bắc Kạn * Giải thích sơ đồ:
- Ban giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung trong công việc chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh, thông qua các phòng ban chức năng Các phòng đều có trưởng phòng và các nhân viên, làm việc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc theo nhiệm vụ chức năng riêng của mình.
- Phòng Kế toán tài chính: Có nhiệm vụ giám sát, cập nhập, phản ánh kịp thời đầy đủ mọi thông tin cần thiết về vốn và tài sản, tình hình mua vào, bán ra và toàn bộ chi phí phát sinh… Quản lý trực tiếp mọi khoản chi tiêu trong đơn vị một cách hợp lý và có hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và triển khai thực hiện kế hoạch tài chính này, đi sâu vào các nghiệp vụ hạch toán kế toán tác nghiệp giúp ban giám đốc về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
- Phòng Kinh doanh: Là phòng chuyên tác nghiệp giúp cho giám đốc về mặt hoạt động kinh doanh có nhiệm vụ khai thác, tiếp thị, điều động hàng hoá và xây dựng kế hoạch một cách đầy đủ đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ xăng dầu- các sản phẩm hoá dầu của các cửa hàng và từng khách hàng trong toàn doanh nghiệp Ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi về công nghệ thông tin.
- Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng tổ chức và quản lý hoạt động của con người trong toàn chi nhánh, tổ chức phân phối lao động tiền lương, chịu trách nhiệm về mọi thủ tục giấy tờ hành chính của đơn vị.
- Phòng Quản lý Kỹ thuật: Là phòng quản lý mảng kỹ thuật xăng dầu, an toàn, phòng cháy chữa cháy và chịu trách nhiệm về các lĩnh vực này.
- Hệ thống các cửa hàng trực thuộc: Có nhiệm vụ tiếp nhận và bảo quản bán xăng dầu - các sản phẩm hoá dầu nhằm phục vụ cho mục tiêu an ninh, quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.1.4 Đặc điểm, tình hình, kết quả hoạt động Để tồn tại, phát triển và khẳng định thương hiệu Petrolimex của mình trên thị trường, Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn luôn đặt chữ Tín lên hàng đầu, coi việc phục vụ khách hàng là niềm vinh hạnh lớn nhất của mỗi cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh Không ngừng tìm mọi cách khắc phục khó khăn, tạo ra các biện pháp thích hợp với đơn vị mình để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình kinh doanh.
Với sự linh hoạt nhạy bén, Chi nhánh đã sử dụng đồng vốn có hiệu quả trên cơ sở tổ chức lao động khoa học hợp lý Doanh thu hàng năm của Chi nhánh đạt khoảng gần 400 tỷ, vòng quay vốn lưu động nhanh, linh hoạt, trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng được tăng cường, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn chuyên kinh doanh các ngành hàng: xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas, các sản phẩm hóa dầu, sơn, nước giặt Trong đó, xăng dầu là mặt hàng dễ bay hơi, dễ cháy nổ, độc hại và nguy hiểm Do đó, đòi hỏi trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh phải đề cao tinh thần trách nhiệm, quản lý chặt chẽ, nghiêm ngặt, luôn có ý thức cảnh giác và chủ động phòng ngừa các nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường gây hậu quả nặng nề cho đơn vị và làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người Phương châm phát triển kinh doanh luôn phải đi đôi với đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, giữ gìn môi trường tự nhiên trong sạch
3.1.4.1 Địa bàn kinh doanh và tình hình cạnh tranh
Khái quát về tình hình tài chính của Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn
3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Mặc dù kinh doanh xăng dầu trong những năm qua luôn gặp nhiều khó khăn nhưng với bề dày truyền thống, qua 22 năm xây dựng và phát triển của mình, Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn đã đạt được những thành tựu to lớn, luôn giữ vững vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của ngành và phát triển của nền kinh tế đất nước Nhất là trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đạt được những kết quả, thể hiện qua các bảng sau:
Bảng 3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh ĐVT: trđ
CHỈ TIÊU Mã Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017
2016 2017 2018 số Giá trị % Giá trị %
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02
4.Giá vốn hàng bán 11 329.977 330.867 331.769 890 100,27 902 100,275.Lợi nhuận gộp về bán
6.Doanh thu hoạt động tài chính 21
CHỈ TIÊU Mã Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017
2016 2017 2018 số Giá trị % Giá trị %
Trong đó: Chi phí lãi
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25
10.LN thuần /(lỗ) từ hoạt động KD 30
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 51
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
(Nguồn : Báo cáo tài chính – Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn)
Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2017 giảm 118 triệu đồng so với năm 2016
(tương đương 47,58%) Sang năm 2018 lợi nhuận sau thuế TNDN giảm mạnh hơn nữa, giảm 313 triệu đồng Lợi nhuận bị giảm mạnh là do mức độ tăng chi phí mạnh hơn mức độ tăng của doanh thu, trong đó giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng
3.2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn
Bảng 3.3 Bảng cân đối kế toán (trích) Đơn vị tính: Trđ
II Tài sản cố định 220 21.055 26.403 26.845 5,348 125.40 442 101.67
- Giá trị hao mòn luỹ
3 Tài sản cố định vô
- Giá trị hao mòn luỹ
VI Tài sản dài hạn
- LNST chưa phân phối lũy kế đến CK 421A 1.861 2.109 2239 248 1,13 130 1,06 trước
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Chi nhánh) Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính quan trọng nhất thể hiện tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Qua các số liệu đó, người dùng có thể nắm bắt được thông tin về toàn bộ giá trị tài sản hiện có, các hình thái vật chất của tài sản và các guồn hình thành tài sản đó Bên cạnh đó là đánh giá khái quát được tình hình tài chính, tình hình quản lý, tổ chức, huy động, sử dụng các nguồn vốn, sự biến động tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu và như khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Vì vậy, cho phép nhận định được xu hướng phát triển kinh tế và tình hình tài chính của doanh nghiệp trong các thời kỳ tiếp theo.
Từ bảng Cân đối tài khoản trên, ta thấy, tổng tài sản năm 2017 tăng 3.867 triệu đồng (tương đương 9,69%) so với năm 2016 Nguyên nhân là do Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn đều tăng, đặc biệt là tài sản ngắn hạn tăng đáng kể Tài sản ngắn hạn tăng 3.017triệu đồng (tương đương 54,42%) trong đó khoản phải thu ngắn hạn tăng 1.725 triệu đồng (tương đương 178,76%) Chứng tỏ năm 2017 công tác thu tiền bán hàng của Chi nhánh chưa tốt, bị khách hàng nợ nhiều Như vậy, Chi nhánh phải thay đổi chính sách thu hồi nợ sao cho hiệu quả, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính Ngoài ra, việc tăng của hàng tồn kho cũng khiến cho tài sản ngắn hạn tăng lên So với năm 2016, hàng tồn kho năm 2017 tăng thêm 786 triệu đồng (tương đương 19,65%) Tài sản dài hạn 797 tăng triệu đồng (tương đương 2,33%), nguyên nhân là do phải thu dài hạn tăng 171 triệu (tương đương 5,61%). Tài sản cố định tăng 5.607 triệu đồng (tương đương 26,96%) Xây dựng cơ bản dở dang giảm 6.351 triệu Chi phí trả trước tăng 1.628 triệu đồng (tương đương 42,79%) Nguyên nhân là do năm 2017, chi nhánh hoàn thành xây dựng trụ sở mới, đi vào hoạt động.
Năm 2018, tổng tài sản giảm 488 triệu đồng (tương đương 1,11%) so với năm 2017 Điều này là do mức giảm của tài sản ngắn hạn cao hơn mức tăng của tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn giảm 1.417 triệu đồng (tương đương 16,26 %) so với năm 2017 Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm rất mạnh, 1.002 triệu đồng (tương đương 37,25%) Việc giảm khoản phải thu của khách hàng chứng tỏ sang năm 2018, Chi nhánh đã có các biện pháp tích cực để thu hồi nợ, giảm lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng Hàng tồn kho cũng giảm 312 triệu (tương đương 6,32%) Điều này được đánh giá là tốt.
Năm 2018, việc mua sắm tài sản cố định cho văn phòng mới vẫn làm choTSCĐ tăng 442 triệu đồng (tương đương 1,67%) Chi phí trả trước dài hạn tăng 442 triệu đồng (tăng 1,67%) Điều này làm cho tài sản dài hạn tăng 929 triệu đồng (tương đương 2,65%) so với năm 2017.
Năm 2017, nguồn vốn tăng 3.867 triệu đồng (tương đương 9,69 %) so với năm 2016, chủ yếu do nguyên nhân sau: Nợ ngắn hạn tăng 3.603 triệu đồng (tương đương 11,92%) Trong đó, nợ phải trả nội bộ tăng 3.659 triệu đồng (tương đương 17,13%) Điều này được giải thích là do để phục vụ cho việc hoàn thiện trụ sở văn phòng mới, Chi nhánh đã phải nhận thêm nhiều thiết bị, máy móc từ Tập đoàn và Công ty Vốn chủ sở hữu tăng 130 triệu (tương đương 1,72%) do lợi nhuận sau thuế tăng 130 triệu đồng (tương đương 6,21%)
Nguồn vốn năm 2018 giảm 488 triệu (tương đương 1,11%) Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn giảm 402 triệu đồng (tương đương 1,19%) và vốn chủ sở hữu giảm
183 triệu (tương đương 8,21%) Điều đáng nói là nợ phải trả nội bộ giảm được 883 triệu đồng (tương đương với 3,53%) Điều này cho thấy cơ cấu vốn của Chi nhánh phụ thuộc nhiều vào nợ phải trả, kém tự chủ về mặt tài chính Điều đáng chú ý là lợi nhuận sau thuế giảm 183 triệu đồng (tương đương 8,21%) Việc lợi nhuận giảm chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh năm 2018 đã kém hiệu quả hơn năm 2017 và 2016.
Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn
3.3.1 Hoạch định tài chính Để các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định tài chính chuẩn xác và có cơ sở khoa học thì điều kiện tiền đề cần thiết chính là phải hoạch định tài chính Khi hoạch định tài chính, nhà quản lý tài chính thực hiện phân tích môi trường, điều kiện của hoạt động tài chính và những cơ hội cần nắm bắt cũng như các vấn đề, rủi ro thể gặp phải.
Tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn, quá trình hoạch định tài chính phần lớn chú trọng tới việc lựa chọn phương án hoạt động cho các thời kỳ kinh doanh tương lai Khi các lãnh đạo xác định đượng tương đối đầy đủ và chính xác về những xu hướng phát triển trong tương lai của tình hình tài chính thì mới đưa ra các quyết định và chính sách về tài chính Điều này giúp Chi nhánh tránh và giảm bớt được tổn thất do rủi ro tài chính gây nên, đồng thời nắm bắt được các thời cơ có tính thời điểm Từ đó, giúp đơn vị đạt được mục tiêu tài chính theo dự tính Kế hoach tài chính của Chi nhánh được xây dựng bởi Trưởng phòng Kế toán tài chính Phạm Quang Vinh dưới sự giám sát và phê chuẩn của Giám đốc Nguyễn Văn Nam.
3.3.1.1 Cơ sở xây dựng kế hoạch tài chính
Căn cứ để xây dựng kế hoạch tài chính của Chi nhánh là:
Bảng kế hoạch cho các mục tiêu trong năm của Công ty, Chi nhánh.
Các bảng biểu kết quả phân tích tình hình tài chính hiện tại của Chi nhánh và dự báo môi trường dựa vào số liệu của phòng kế toán, thống kê và tài chính thông qua Báo cáo tài chính.
Các bảng biểu phân tích, so sánh, đánh giá về từng nguồn huy động vốn (Do phòng kế toán tài chính thực hiện)
Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh từng giai đoạn của Chi nhánh Có sự ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.
Sự thay đổi của các thị trường liên quan: thị trường xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas, nước giặt, thị trường tài chính tiền tệ.
Các mục tiêu đầu tư cụ thể trong từng thời kì.
3.3.1.2 Quy trình hoạch định tài chính
Người xây dựng kế hoạch sẽ căn cứ vào các nguồn tài liệu của Công ty, Chi nhánh để đưa ra kế hoạch.
Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường Tiến hành phân tích môi trường bên ngoài Chi nhánh để xác định được những cơ hội và vấn đề đối với Chi nhánh. Tiến hành phân tích môi trường bên trong Chi nhánh để nhìn ra điểm mạnh cũng như hạn chế còn tồn tại của Chi nhánh, từ đó có những giải pháp phát huy các điểm mạnh và khắc phục những hạn chế Cụ thể là cuối năm 2018, Trưởng phòng Kế toán tài chính đã tiến hành phân tích thực trạng của Chi nhánh (thông qua sự hỗ trợ của các chuyên viên phòng Kế toán tài chính) của những năm trước đó và năm, làm cơ sở cho việc hoạch định tài chính năm 2019.
Bước 2: Xác định mục tiêu quản lý tài chính
Giám đốc cùng với Ban lãnh đạo của Chi nhánh đã hop thống nhất về mục tiêu hoạt động tài chính năm 2019 của Chi nhánh như sau:
Bảng 3.4 Mục tiêu sản lượng năm 2019
2 Dầu mỡ nhờn rời Lít 16.000
3 Dầu mỡ nhờn lon Lon 25.000
Bảng 3.5 Mục tiêu tài chính năm 2019
2 Nộp Ngân sách Tỷ đồng 35
3 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 250
4 Thu nhập bình quân Triệu đồng/tháng 7
- Tiếp tục tổ chức theo dõi, phân tích diễn biến giá thép thế giới và trong nước để chủ động xây dựng kế hoạch nhập hàng, bán hàng, đề ra các cơ chế, chính sách bán hàng phù hợp đảm bảo tồn kho hàng hóa là thấp nhất; duy trì các kênh tiêu thụ hiện có; triển khai xây dựng chiến lược kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn
Bước 3: Đưa ra các phương án thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.
- Đánh giá đúng tình hình khó khăn ngay từ đầu năm,tăng cường công tác quản trị trên tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển.
- Triển khai đồng bộ các biện pháp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chỉ đạo kiên quyết, kiểm soát chặt chẽ việc tiết giảm chi phí mua bán vật tư phụ tùng, sửa chữa thiết bị, quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, thực hiện tiết kiệm, giảm các chỉ tiêu tiêu hao, rà soát chi phí chung, chi phí sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa ở mức thấp nhất.
- Chỉ đạo quyết liệt công tác thị trường, tiếp thị, xây dựng chính sách giá, cơ chế phù hợp với từng thời điểm, đặc biệt trong lúc tiêu thụ khó khăn.
- Tổ chức việc kiểm tra, hướng dẫn các chi nhánh thực hiện quy chế quản lý tài chính, mua sắm vật tư thiết bị; tăng cường kiểm soát chặt chẽ công tác bán hàng; đôn đốc thu hồi công nợ, tích cực làm việc với các nhà thầu để giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quá trình quyết toán.
Bước 4: Thể chế hoá kế hoạch tài chính bằng văn bản , phổ biến xuống toàn thể các phòng ban, cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.
Hiện tại chủ yếu công ty tập trung lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn (1 năm tài chính), chưa chú trọng đến kế hoạch tài chính dài hạn Về kế hoạch dài hạn thì mới chỉ dừng lại ở kế hoạch 15 năm giai đoạn 2010 – 2015, nhưng chưa đi vào chi tiết cho từng chỉ tiêu, từng mục cụ thể.
3.3.1.3 Phương pháp thực hiện lập kế hoạch
Phương pháp thực hiện việc lập kế hoạch: Hiện Chi nhánh áp dụng phương pháp diễn giải để lập kế hoạch tài chính, dựa vào các mục tiêu đề ra của Ban Giám đốc, sau đó Trưởng phòng KTTC sẽ cụ thể hóa thành những ngân sách ở các bộ phận nhằm thực hiện mục tiêu Nhưng việc lập kế hoạch này dựa vào cảm tính của người lập kế hoạch là chủ yếu và đây cũng chính là một trong những hạn chế của công tác hoạch định tài chính của Chi nhánh.
Kiểm tra tài chính là một nhiệm vụ vô cùng quan trong, cần thiết mà Chi nhánh phải thực hiện thường kỳ Dựa vào báo cáo kết quả kiểm tra tài chính, Ban lãnh đạo Chi nhánh mới có thể nhìn ra những sai lệch giữa tiêu chuẩn, thực hiện và kế hoạch, từ đó có những quyết định xử lý kịp thời Đồng thời, kiểm tra tài chính còn giúp Chi nhánh xác định lượng vốn thừa hay thiếu hụt ở khâu nào để tổ chức phân phối lại các nguồn tài chính của Chi nhánh cho hợp lý, đạt hiệu quả tốt hơn.
3.3.2.1 Nguyên tắc kiểm tra tài chính
Chi nhánh đã luôn thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc kiểm tra tài chính như sau:
Nguyên tắc tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Nguyên tắc kiểm tra tài chính chính xác, công khai, khách quan, thường xuyên và phổ cập.
Nguyên tắc hiệu lực và hiệu quả trong kiểm tra tài chính.
3.3.2.2 Bản chất kiểm tra tài chính của Chi nhánh:
Kiểm tra tiến độ huy động, nguồn khai thác vốn; rồi sau đó tiến hành so sánh với kế hoạch tài chính đã xây dựng.
Kiểm tra hoạt động tổ chức, phân phối, sử dụng các nguồn tài chính của Chi nhánh nhằm đảm bảo việc Chi nhánh đang thực hiện theo đúng như kế hoạch đã lập ra và tính khách quan, công khai vẫn phải đảm bảo.
Kiểm tra tài chính bằng cách nghiên cứu và và phân tích các số liệu thể hiện trên các báo cáo tài chính, tính toán các chỉ tiêu tài chính.
Xác định và tiến hành phân tích các nguyên nhân của những sai lệch và khác biệt, đề ra các biện pháp để khắc phục, sửa chữa đối với những sai lệch và khác biệt tồn tại.
Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn
Hiện nay Chi nhánh xăng dầu Bắc Kạn đang được đánh giá là một trong những Doanh nghiệp tạo được uy tín lớn trên thị trường và hoạt động ngày càng có hiệu quả, đồng thời Chi nhánh được sự quan tâm, ủng hộ của các Công ty xăng dầu khu vực I – Hà Nội (Công ty đầu mối Xăng dầu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) và Công ty xăng dầu Bắc Thái.
Cùng với sự phát triển lớn mạnh đó của Chi nhánh, công tác quản lý tài chính nói chung đã không ngừng được thay đổi và hoàn thiện Xứng với vai trò là một công cụ quản lý đắc lực, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp đồng thời góp phần quản lý và hạch toán một cách có hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Chi nhánh.
Nhìn chung, công tác quản lý tài chính tại Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn đã đảm bảo đúng yêu cầu về công tác kế toán tài chính theo chuẩn mực và chế độ kế toán quy định Các chỉ tiêu kế toán, tài chính được tính toán kịp thời, rõ ràng, trung thực đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh của toàn Chi nhánh, Công ty và Tập đoàn. Các thông tin đó làm căn cứ quan trọng cho Giám đốc Chi nhánh ra những quyết định đúng đắn và hiệu quả Hơn thế nữa nó còn cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lý cấp trên, các đơn vị quản lý tài chính như: Cục thuế tỉnh Bắc Kạn, Sở thống kê tỉnh Bắc Kạn… và các đối tượng khác quan tâm đến Chi nhánh.
Qua đó, công tác phân tích tài chính tại Chi nhánh về cơ bản đã đạt được yêu cầu là “phiên dịch” các số liệu từ báo cáo tài chính thành những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định có cơ sở thông tin Các báo cáo phân tích về cơ bản đã đạt được các yêu cầu cần thiết nhất như tính có thể hiểu, phù hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh.
Hàng năm, các báo cáo tài chính của Chi nhánh đều lập đúng thời hạn của
Bộ Tài chính để có thể trình duyệt Công ty Xăng dầu Bắc Thái và hợp nhất số liệu toàn công ty để chuyển số liệu về Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Hơn nữa, với đội ngũ chuyên viên kế toán dày dạn kinh nghiệm, luôn trau dồi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quan trọng hàng đầu để việc lập báo cáo tài chính nhanh và chính xác Việc Chi nhánh cập nhật số liệu trên SAP đã giúp giảm nhẹ rất nhiều trong quá trình xử lý dữ liệu, nhất là khi quá trình kinh doanh của Chi nhánh đòi hỏi phải luôn cần cập nhật phục vụ nhanh chóng cho việc ra quyết định.
Dưới sự chỉ đạo của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và Công ty Xăng dầu Bắc Thái ngay từ đầu năm Chi nhánh đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt công tác điều động, có phương án bơm chuyển hàng hoá hợp lý đồng thời đa dạng hoá các phương thức bán hàng, tăng cường giữ vững thị trường, thực hiện tiết kiệm chi phí góp phần tăng lợi nhuận Ngoài ra, Chi nhánh còn chỉ đạo thực hiện cơ chế khoán chi phí với các khoản chi có thể khoán được, nhất là lượng hao hụt xăng dầu.
3.4.1.1 Đánh giá về công tác quản lý vốn cố định:
Chi nhánh luôn chú trọng đến công tác quản lý TSCĐ, tuân thủ các quy trình quy phạm kỹ thuật trong quá trình sử dụng TSCĐ Tại Chi nhánh, có một bộ phận kỹ thuật chuyên đảm nhận việc sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ.
3.4.1.2 Đánh giá về công quản lý vốn lưu động
Quản lý vốn lưu động của Chi nhánh tập trung trên các mặt như quản lý vốn bằng tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý khoản phải thu. Đối với quản lý vốn bằng tiền, Chi nhánh cũng đã tính toán vốn bằng tiền tối ưu, song việc tính toán dựa vào những dự báo chủ quan của người quản lý Việc thực hiện lập kế hoạch vốn bằng tiền giúp Chi nhánh có sự chủ động trong các giao dịch hàng ngày, giữ uy tín đối với các bạn hàng, tạo tâm lý tin tưởng lẫn nhau. Đối với các khoản phải thu, Chi nhánh thực hiện nhiều biện pháp để đốc thúc thu hồi nợ, tăng nhanh vòng quay các khoản phải thu Chi nhánh cũng đã thực hiện đúng chế độ kế toán về quản lý các khoản phải thu, thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Đối với hàng tồn kho, Chi nhánh đã cố gắng tăng nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
3.4.1.3 Đánh giá về công tác quản lý doanh thu
Doanh thu của Chi nhánh phần lớn là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm toàn bộ số tiền mà Chi nhánh thu được từ việc bán xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu… sau khi đã trừ đi toàn bộ các khoản giảm trừ theo quy định của chế độ kế toán Trong công tác quản lý doanh thu, Chi nhánh luôn chú trọng các chính sách nhằm khuyến khích tăng doanh số, nâng cao thị phần và ảnh hưởng của Chi nhánh trên thị trường.
3.4.1.4 Đánh giá về công tác quản lý chi phí
Việc quản lý chi phí chặt chẽ nhằm tiết kiệm chi phí luôn được Chi nhánh đặc biệt quan tâm Bởi lẽ chi phí bán hàng là một trong những nhân tố quan trọng xác định lợi nhuận và xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Đặc thù Chi nhánh là một doanh nghiệp thương mại, nên các chi phí bán hàng bao gồm toàn bộ các chi phí phục vụ cho quá trình nhập, xuất hàng hóa đến các chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm và chi phí quản lý Trong quá trình kinh doanh, Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để quản lý chi phí và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Chi nhánh đã xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Chi nhánh Các định mức này được phổ biến tới từng cán bộ, công nhân viên.
3.4.1.5 Đánh giá về công tác hoạch định tài chính
Thứ nhất, căn cứ theo chiến lược và mục tiêu phát triển của Công ty Xăng dầu Bắc Thái và Chi nhánh mà phòng Kế toán tài chính đưa ra kế hoạch tài chính phù hợp và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chung của đơn vị.
Thứ hai, căn cứ vào kết quả kinh doanh của những năm trước đó mà có hướng đưa ra kế hoạch tài chính nhằm khắc phục những tồn tại của những năm trước, đồng thời đảm bảo kế hoạch này phù hợp với năng lực và khả năng thực hiện thực tế của Chi nhánh, tránh được tình trạng kế hoạch đưa ra thì tốt nhưng không phù hợp với năng lực thực tế dẫn đến không hoàn thành kế hoạch.
Thứ ba, căn cứ vào những diễn biến trên thị trường kinh tế nói chung và thị trường ngành nói riêng để có những kế hoạch phù hợp, ứng phó được với những thay đổi từ môi trường Từ đó, đảm bảo tính ổn định cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Công tác hoạch định tài chính tại luôn chú trọng tới việc sử dụng vốn, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn nói riêng và kết quả hoạt động kinh doanh nói chung.
3.4.1.6 Đánh giá về công tác kiểm tra tài chính
Công tác kiểm tra tài chính luôn được Chi nhánh chú trọng, đặc biệt là công tác kiểm tra tài chính thường xuyên Nhằm đảm bảo rằng kế hoạch tài chính đang được thực hiện tốt, dồng thời đảm bảo cái sai sót được phát hiện và sửa chữa kịp thời, hạn chế ảnh hưởng lên việc thực hiện kế hoạch chung Hơn thế nữa, là có những động thái kịp thời phản ứng lại với những thay đổi từ môi trường kinh doanh bên ngoài, tránh tình trạng “nước tới chân mới nhảy”.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CHI NHÁNH XĂNG DẦU BẮC KẠN – CÔNG TY XĂNG DẦU BẮC THÁI
Định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển của Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn trong những năm tới
4.1.1 Định hướng chiến lược của Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn đến năm 2025 4.1.1.1 Tầm nhìn và sứ mệnh
Lãnh đạo Chi nhánh thống nhất thông qua Slogan “Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn - Công ty xăng dầu Bắc Thái là sự lựa chọn số một, sự lựa chọn tốt nhất trên thị trường”
Sứ mệnh: Tôn trọng và thấu hiểu khách hàng Có hàng hóa và dịch vụ bán hàng tốt nhất Thân thiện, Trung thực, Trách nhiệm, Sáng tạo Đem lại thành công và hạnh phúc cho người lao động Đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của Tập đoàn, của Địa phương và Cộng đồng.
4.1.1.2 Chiến lược kinh doanh a Mặt hàng xăng dầu
Phát triển mở rộng thị trường, xây dựng kênh phân phối: bán buôn, đại lý để duy trì khách hàng và tăng trưởng sản lượng Tổ chức tốt công tác tạo nguồn hàng hóa đầu vào, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng tích lũy nguồn lực khi có điều kiện Tiếp thị, quảng cáo, tạo khác biệt Tổ chức tốt công tác tiếp thị giao dịch bán hàng Tuyên truyền quảng cáo để tăng khả năng nhận biết cho khách hàng.Chuẩn bị các điều kiện về con người, vật chất để đón nhận hội nhập quốc tế Khai thác triệt để thế mạnh về thương hiệu Bên cạnh đó phải phảo vệ thương hiệu,không để đối thủ lợi dụng, làm nhái thương hiệu Xây dựng cơ chế chính giá bán linh hoạt đối với bán buôn, đại lý Tăng cường hỗ trợ bán lẻ, giá bán theo lô, nhà máy xí nghiệp Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành bán hàng nhằm tiết giảm chi phí cũng như hiệu quả công việc Tổ chức thiết lập, quản lý hệ thống khách hàng Đánh giá khách hàng xây dựng phương án ký hợp đồng các năm tiếp theo Quản lý tồn kho hàng hóa các mặt hàng Xây dựng quy trình quản lý hàng hóa Rà soát hệ thống sổ sách tại đơn vị, triển khai tốt 5S. b Mặt hàng Dầu mỡ nhờn.
Xác định khách hàng mục tiêu: Tập trung phát triển khách hàng đi cùng với sản phẩm, chủng loại Dầu rời khách hàng công nghiệp, vận tải, khai thác, cảng Đa dạng hóa chủng loại, để đáp ứng thị trường Hướng khách hàng sử dụng các sản phẩm có chất lượng cao và chất lượng phù hợp với từng thiết bị máy móc đảm bảo hiệu quả cho khách hàng Hàng năm đánh giá khách hàng có chính sách chăm sóc khách hàng sau bán hàng Thiết lập các kênh phân phối đảm bảo các nguyên tắc đảm bảo hài hòa các chính sách: về chăm sóc khách hàng, dịch vụ, khuyến mại, đầu tư Tổ chức các chương trình quảng cáo trên thông tin đại chúng: truyền hình, Internet, biển quảng cáo tấm lớn trên tuyến quốc lộ, cửa hàng, điểm bán lẻ Chính sách khoán sản lượng phù hợp có thường có phạt với cửa hàng Giá bán phù hợp với từng đối tượng, mức sản lượng, công nợ ưu tiên tiền ngay Đồng bộ về nhận diện thương hiệu và thiết bị dịch vụ hỗ trợ Trưng bày hàng hóa bắt mắt, cửa hàng khang trang, hàng hóa đa dạng tăng khả năng cạnh tranh Vận tải theo luồng tuyến, đăng ký đơn hàng thông qua phần mềm website.
Bán lẻ: Xác định khách hàng mua lẻ là trọng tâm, xây dựng các chính sách bán hàng xoay quanh đối tượng khách hàng này Hỗ trợ tối đa cửa hàng gặp gỡ khách hàng và chăm sóc khách hàng Xây dựng và đổi mới các chương trình bán hàng lưu động theo từng giai đoạn để quảng bá thương hiệu.
Bán buôn: Phòng kinh doanh lập danh sách, xây dựng kế hoạch đến gặp gỡ, tiếp thị đến các nhà máy, doanh nghiệp lớn trên địa bàn có sử dụng Dầu nhờn.
Bán Đại lý: Bán đến đại lý xăng dầu, các điểm sửa xe, gara ô tô. c Mặt hàng Gas - Phụ kiện.
Bán buôn trực tiếp đến Nhà máy, xí nghiệp, trường học… Bán Đại lý: Các đại lý trung gian, giá cả cạnh tranh Bán lẻ người tiêu dùng trực tiếp, giá cả hợp lý.Nâng cao chất lượng phục vụ, hàng hóa đảm bảo uy tín và chất lượng Phát triển sản phẩm gas dân dụng bình 12kg đến người dùng lẻ ưu tiên bình van đứng, bình 48 kg đến nhà hàng, khách sạn Quảng cáo trên WEB, băng rôn, Poster, tờ rơi Xây dựng chương trình quảng cáo tư vấn tiêu dùng trên truyền hình Giá bán các phương thức bán lẻ, bán buôn, đại lý theo tiêu trí đảm bảo lãi gộp và lợi nhuận Cơ chế giá linh hoạt cho từng khách, địa bàn Thường xuyên tổ chức khuyến mại Xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ: mở rộng cửa hàng bán lẻ đến các trung tâm huyện, mở Showroom tại Trung tâm TP Biển hiệu, thống nhất khách hàng dễ nhận biết Gas Petrolimex Bổ sung lao động có trình độ kinh nghiệm kinh doanh Gas, luôn chuyển cán bộ khi không đáp ứng được yêu cầu. d Mặt hàng nước giặt
Bán qua kênh bán lẻ: bán trực tiếp tại cửa hàng chuyên doanh Đối tượng khách hàng là hộ tiêu dùng trực tiếp.
Bán qua kênh Đại lý, bán buôn: Xây dựng hệ thống đại lý trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn Đối tượng khách hàng các hộ kinh doanh, doanh nghiệp có nhu cầu làm Đại lý.
Tổ chức các chương trình giới thiệu sản phẩm đến các vùng địa phương, trung tâm Đầu tư một số biển lớn tại các cửa hàng Trung tâm, tuyến đường quốc lộ Quảng cáo trực tiếp: bán hàng lưu động, giới thiệu qua cửa hàng, người thân Thường xuyên tổ chức các trương trình bán hàng khuyến mại, tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại hội chợ thương mại trên địa bàn tỉnh Xây dựng và phát triển hệ thống kênh phân phối Xây dựng mỗi trung tâm huyện, thành phố 1 điểm giới thiệu sản phẩm và kinh doanh Hệ thống đại lý: xây dựng từ 3-5 Đại lý tiêu thụ tại các huyện.
4.1.1.3 Chiến lược tài chính Đảm bảo kinh doanh, quản lý tài chính an toàn hiệu quả Dành nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất hiện đại nâng cao hình ảnh đơn vị, đáp ứng phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng của người dân Đầu tư xây dựng và ứng dụng các phần mềm tin học phục vụ cho công tác điều hành và quản lý Xây dựng các cơ chế khoán chi phí cho các bộ phận, tạo cơ hội cho các bộ phận phát triển mang lại hiệu quả kinh doanh. Vận dụng giải pháp bảo lãnh thanh toán của ngân hàng đối với các khách hàng có độ tín nhiệm không cao Thường xuyên gửi cán bộ đi đào tạo các lớp ngắn hạn, dài hạn nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng đáp ứng hoạt động kinh doanh Xây dựng mối quan hệ hợp tác với các cơ quan quản lý, khách hàng trên địa bàn kinh doanh và mối quan hệ nội bộ Tập đoàn.
4.1.1.4 Chiến lược tổ chức – nhân sự Để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả tối đa cần phải áp dụng khoa học kỹ thuật cùng với bộ máy lãnh đạo, CBCNV
“ Chuyên nghiệp hóa, sống nhân văn, có khát vọng” , đi vào quản lý hoạt động kinh doanh công tác tổ chức - nhân sự với các nội dung: a Cơ cấu lại tổ chức
Căn cứ chiến lược phát triển để xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp với từng thời kỳ Cơ cấu tổ chức lại đối với các phòng nghiệp vụ Chi nhánh Sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo, điều hành, gọn nhẹ linh hoạt đối với văn phòng chi nhánh Kiện toàn các hội đồng, ban, đội, tổ thống nhất Chi nhánh, các khối thi đua Định biên lao động theo chức danh công việc cụ thể đối với Văn phòng Chi nhánh và các đơn vị cơ sở trực thuộc. b Nâng cao quản trị nguồn nhân lực.
Phân tích công việc từ đó xác định bản mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc cho các chức danh hoặc nhóm chức danh (áp dụng mô hình 5W1H: What, Why, When, Who, Where, How) Xây dựng thang, bảng lương theo cơ chế mới của Tập đoàn (áp dụng mô hình trả lương 3P: theo vị trị, năng lực, kết quả công việc). Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc (áp dụng mô hình KPIs - chỉ số đánh giá kết quả công việc) Căn cứ vào phân tích công việc, tiêu chuẩn công việc xây dựng tiêu chuẩn khung năng lực để phục vụ công tác: Tuyển dụng, đào tạo, bố trí, bổ nhiệm Triển khai và duy trì 5S Khuyến khích CBCNV tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Đào tạo Cán bộ quản lý về quản trị, ngoại ngữ …trọng tâm là cán bộ trẻ, cán bộ nguồn Đào tạo cho CBCNV về các kỹ năng Giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng lập và tổ chức công việc, kỹ năng trình bày, kỹ năng bán hàng và thu hồi công nợ Đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn Cử cán bộ tham gia học tập ở nước ngoài do Tập đoàn, Công ty tổ chức Tham gia đào tạo hoặc tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. c Nâng cao chất lượng công tác hành chính
Giám sát, đôn đốc, chấm điểm dự án 5S Ban hành, chuẩn hóa hệ thống văn bản quản lý nội bộ Chuẩn hóa công tác kiểm tra, thanh tra Chuẩn hóa các công cụ, dụng cụ hành chính tại Văn phòng Chi nhánh Chuẩn hóa công tác tổ chức các sự kiện Chuẩn hóa công tác phục vụ.
4.1.1.5 Chiến lược đầu tư phát triển
Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính của Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn
4.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý tài chính
Hiện nay, cán bộ quản lý tài chính của Chi nhánh còn thiếu và chưa chuyên nghiệp Công tác quản lý, phân tích tài chính chỉ do kế toán tổng hợp thực hiện tập hợp số liệu và Trưởng phòng Kế toán tài chính thực hiện phân tích mà kế toán tổng hợp chỉ được đào tạo về nghiệp vụ kế toán Do vậy, kết quả phân tích chưa kịp thời, chất lượng kết quả phân tích chưa cao Do vậy, Chi nhánh cần tăng cường và nâng cao trình độ cán bộ quản lý, phân tích để chuyên nghiệp hơn nữa bộ máy quản lý tài chính của đơn vị.
Với bộ máy quản lý tài chính chuyên nghiệp, công tác phân tích tài chính của Chi nhánh sẽ được tổ chức và thực hiện hiệu quả, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính kịp thời của kết quả phân tích, phục vụ hữu hiệu cho việc đề ra quyết định của các nhà quản trị Chi nhánh.
Căn cứ vào khối lượng công việc quản lý tài chính, Chi nhánh cần có một đội ngũ cán bộ gồm 4 người, trong đó:
- 02cán bộ bán chuyên trách, một là nhân viên phòng Tài chính – Kế toán và một là nhân viên phòng Kỹ thuật – Đầu tư.
- 01 cán bộ chuyên trách về công tác phân tích tài chính.
- 01 cán bộ là Trưởng phòng Kế toán tài chính chịu trách nhiệm đề ra các giải pháp tài chính, cùng với Ban Giám đốc đưa ra các quyết định tài chính
Cán bộ phân tích tài chính là người sẽ tiến hành việc thu thập và phân tích những thông tin tài chính của Chi nhánh, phân tích xu hướng tài chính và đưa ra các dự báo kinh tế cho Chi nhánh Nhưng hiện nay, Chi nhánh chưa chú trọng đến công tác phân tích tài chính và việc bố trí cán bộ chuyên trách vào vị trí công tác này Vai trò của cán bộ phân tích tài chính vô cùng quan trọng trong việc đề xuất giải pháp tài chính của họ sẽ giúp các nhà quản trị Chi nhánh trong việc đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn và chính xác Chính vì vậy đòi hỏi trình độ của cán bộ phân tích phải đạt yêu cầu theo quy định, phải được đào tạo chuyên ngành và tự nghiên cứu nhiều để thông thạo các vấn đề về quy định của pháp luật, thông tin thị trường, sự biến động thị trường, các tình hình kinh tế xã hội được đăng tải trên các nguồn sách báo, tạp chí, internet Nếu không tách riêng công việc phân tích tích tài chính với việc hạch toán kế toán thì nhân viên kế toán khó có thể làm tốt công việc được phân công của mình.
Vì vậy với tình hình hiện nay, Chi nhánh cần tập trung thực hiện những việc sau: Tuyển chọn và bố trí những chuyên viên của cho bộ phận tài chính phải có trình độ chuyên môn cơ bản về tài chính và có thời gian công tác tại vị trí tương tự ít nhất 2 năm kinh nghiệm, thường xuyên tổ chức lớp đào tạo hoặc cử các cán bộ chuyên trách đi tham dự các khoá đào tạo của Công ty, Tập đoành, Bộ tài chính, trường Đại học chuyên nghành Tài chính.
Nhanh chóng cập nhật những thay đổi về chính sách kế toán tài chính và hệ thống chuẩn mực kế toán mới Liên tục phải cập nhật thông tin, kiến thức về pháp luật, các chính sách của Nhà nước về tài chính qua các trang mạng chính thức, sahcs báo, tạp chí chuyên ngành Cập nhật thông tin kinh tế xã hội trong và ngoài nước từ các phương tiện thông tin đại chúng.
Chi nhánh nên cán bộ tài chính đi học, hoặc tạo điều kiện cho họ tham gia các chương trình học, các khóa đào tạo của Tập đoàn hoặc tại các nước tiên tiến trên thế giới Nội dung cần phải tìm hiểu thêm về kiến thức quản lý và tài chính doanh nghiệp hiện đại Chi nhánh phải thực hiện tin học hoá đội ngũ cán bộ tài chính.
Trong ngắn hạn, khó có thể thấy được ngay những kết quả của việc tăng cường và nâng cao trình độ của cán bộ phân tích tài chính Tuy nhiên, việc coi trọng và đầu tư đúng mức vào việc chuyên môn hóa công tác này sẽ đưa ra những kết quả hữu ích và phù hợp, đáp ứng được mọi yêu cầu cao cấp và khó khăn hơn của các nhà quản trị.
4.2.2 Hoàn thiện công tác quản lý vốn lưu động
4.2.1.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: a Xác định lượng hàng tồn kho hợp lý và thiết lập hệ thống quản lý hàng tồn kho hiệu quả, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Việc quản trị tồn kho của Chi nhánh phải lưu ý xem xét sự đánh đổi giữa lợi ích và phí tổn của duy trì tồn kho Hơn nữa, lượng hàng tồn kho qua các thời kỳ phải tương đối ổn định so với giá vốn hàng bán (vòng quay hàng tồn kho cao và ổn định) Điều này sẽ giúp cho Chi nhánh chủ động trong công tác kinh doanh Để làm được điều này, Chi nhánh nên thực hiện một số công việc sau:
Xây dựng hệ thống các phương pháp hạch toán hàng tồn kho phong phú với các phương pháp khác nhau cho từng loại hàng hóa tồn kho Lựa chọn phương pháp hạch toán hàng hóa tồn kho hợp lý giúp đảm bảo cho các chỉ tiêu như giá thành, chi phí… của Chi nhánh được phản ánh sát thực hơn, giúp Chi nhánh chủ động hơn trong việc đối phó với các diễn biến bất thường của thị trường.
Xây dựng hệ thống đánh giá hàng tồn kho và mô hình xác định hàng tồn kho hiệu quả, tối ưu nhất, giảm tới mức thấp nhất chi phí liên quan đến tồn kho và đảm bảo chất lượng hàng tồn kho Hiện nay, người ta thường áp dụng mô hình quyết định lượng đặt hàng kinh tế (EOQ – Economic Odering Quantity) trong quản lý hàng hóa tồn kho Theo mô hình này, chúng ta sẽ quyết định lượng đặt hàng tối ưu cho một loại tồn kho nào đó dựa trên cơ sở ước lượng mức sử dụng, chi phí đặt hàng và chi phí duy trì tồn kho Mô hình EOQ thích hợp cho các loại tồn kho của Chi nhánh, bởi lẽ các hàng hoá tồn kho của Chi nhánh có thể dự trữ để sử dụng cho một thời kỳ hoạch định Chi nhánh có khó khăn về mặt vận tải vì địa bàn ở xa kho hàng của Tập đoàn ở Hà Nội nên chi phí vận tải và công tác điều độ hàng hóa cần nhiều thời gian, nhân lực và chi phí.
Do mặt hàng xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu có sự biến động, thay đổi liên tục, vì vậy để đảm bảo an toàn tài chính, chi nhánh cần thực hiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đầy đủ. b Hoàn thiện hoạt động quản lý các khoản phải thu và xử lý nợ khó đòi
Qua phân tích ở chương 3 ta thấy việc thu hồi nợ của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn, số nợ phải thu tương đối lớn Điều đó yêu cầu Chi nhánh phải xác định được cho mình một chính sách bán nợ hợp lý, có biện pháp phù hợp để kiểm soát khoản phải thu và xử lý nợ khó đòi Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu trước hết phải xuất phát từ việc đánh giá, phân tích, phân loại và xếp loại khách hàng để có các chính sách bán nợ hợp lý. Đối với Chi nhánh, cần xây dựng chính sách quản lý các khoản phải thu thống nhất, làm cơ sở hướng dẫn cho nhân viên trong quản lý các khoản phải thu, bao gồm ba bộ phận cơ bản là: Hệ thống điều khoản bán hàng, phân tích tín dụng khách hàng và chính sách thu nợ khách hàng Chính sách đối với khoản phải thu phải thống nhất như thời hạn nợ tiền, hình thức thanh toán, chiết khấu, phương pháp phân tích … Thực hiện được điều này sẽ giúp Chi nhánh thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá, đồng thời khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh chóng, giảm lượng vốn bị chiếm dụng, phản ánh đúng thực trạng của Chi nhánh.
Với những khách hàng có doanh thu lớn, trước khi ký hợp đồng, Chi nhánh cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ Hợp đồng luôn phải có quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức xử phạt khi vi phạm điều khoản thanh toán và các điều khoản khác của hợp đồng.
Kiến nghị
Tất cả các doanh nghiệp khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải chịu sự tác động của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài Môi trường bên trong là môi trường do chính nội bộ doanh nghiệp hình thành nên Môi trường bên ngoài doanh nghiệp hình thành do những tác động của môi trường vĩ mô, môi trường tác vụ Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn bao gồm khoa học kỹ thuật, kinh tế, pháp luật, chính trị văn hoá xã hội, môi trường quốc tế Môi trường tác vụ là môi trường doanh nghiệp phải kết nối các mối quan hệ để thực hiện hoạt động kinh doanh của mình gồm có khách hàng, đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp, người cung ứng lao động và các cơ quan chính quyền.
Trong phạm vi luận văn, tác giả xin trình bày một số kiến nghị đối với Nhà nuớc và đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam.
Những năm qua, Nhà nước ta cùng với việc mở rộng nền kinh tế thị trường đã ban hành hàng loạt các Nghị định, Thông tư nhằm tạo hành lang pháp lý cho tất cả các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn, do môi trường kinh tế không ngừng thay đổi nên dẫn đến tình trạng nhiều Nghị định, thông tư chưa đi vào hoat động được bao lâu thì đã phải sửa đổi và bổ sung các nội dung khác nhau Điều này vô hình lại tạo ra sự không ổn định trong môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra nhiều “khe hở” cho các thương nhân “lách” luật Hơn nữa nhiều đơn vị chưa kịp cập nhật thông tin Nghị định, thông tư, chính sách thì chúng đã được thay đổi, nên vô tình vi phạm luật kinh tế mà không kịp điều chỉnh. Đối với Tập đoàn xăng dầu Việt Nam nói chung và Chi nhánh Xăng dầu BắcKạn nói riêng ở giai đoạn hiện nay, hoạt động kinh doanh cũng đã có được những thuận lợi hơn Tuy nhiên, cũng vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập mà chỉ có Nhà nước mới giải quyết được.
Thứ nhất: Việc Nhà nước cho phép quá nhiều các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong cả nước (hiện có 9 đơn vị) mà trong đó Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam giữ vai trò chủ đạo đã xảy ra nhiều vấn đề bất cập Trên thực tế, một số các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam chỉ tiến hành kinh doanh theo kiểu chụp giật thời cơ (nếu có lợi nhuận thì kinh doanh và ngược lại) Điều này được chứng minh khi giá dầu thế giới tăng cao, giá bán lẻ trên thị trường nội địa nhà nước khống chế giá trần, khi đó chỉ có Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tiếp tục kinh doanh xăng dầu chịu lỗ vì nhiệm vụ kinh doanh Nhà nước đã giao Còn các doanh nghiệp trên lẩn tránh trách nhiệm, tư lợi riêng cho mình nên đã tạm ngừng hoạt động trong một thời gian ngắn nhất định Không hề chia sẻ khó khăn trong thời điểm đó cùng Nhà nước, dẫn đến tình trạng khan hiếm và thiếu nhiên liệu cho sản xuất kinh doanh gây thiệt hại nhất định cho các ngành sản xuất Vì vậy, Nhà nước xem xét đến việc chỉ cần cho phép một số doanh nghiệp có đủ điều kiện (có cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn) tham gia thị trường xăng dầu và các doanh nghiệp đều phải có trách nhiệm với xã hội (kinh doanh và phục vụ)
Thứ hai: Nhà nước cần ban hành chỉ thị quy định tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều phải thực hiện chính sách cung ứng xăng dầu cho các tỉnh miền núi, hải đảo như Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đang làm Tránh tình trạng chỉ có Tập đoàn xăng dầu Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp xăng dầu tới những nơi xa xôi, hẻo lảnh, công tác vận chuyển khó khăn, chi phí vận chuyển lớn.
Thứ ba: Nhà nước bằng những chính sách điều chỉnh vĩ mô thực hiện vai trò điều tiết của mình để nhất quán thực hiện các điều kiện, tiền đề để bảo đảm vai trò chủ đạo của của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường Trong đó, việc Nhà nước cần làm là tạo ra các hành lang pháp lý một cách hợp lý để các doanh nghiệp Nhà nước có cơ sở hoạt động và cạnh tranh một cách bình đẳng đem lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp Nhà nước Đây là một yêu cầu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
4.3.2 Đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
Là đơn vị chủ quản của Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn, Tập đoàn Xăng dầuViệt Nam phải có những cơ chế mở và phù hợp, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh.
Thứ nhất: Tập đoàn nên có những chiến lược đầu tư phù hợp Không nên tiến hành đầu tư một cách rời rạc và nhỏ lẻ Đối với những công trình xây dựng, sửa chữa cơ sở hạ tầng, cửa hàng, kho xưởng có số vốn nhất định dưới 500 triệu đồng thì Tập đoàn nên giao quyền chủ động cho Chi nhánh tự thiết kế dự toán xây dựng Bởi vì, hiện nay Chi nhánh chỉ được giao quyền chủ động đầu tư trong giới hạn đầu tư dưới 200 triệu đồng, trong khi đó chỉ cần xây dựng một cửa hàng xăng dầu theo tiêu chuẩn của Tập đoàn đã không dưới 500 triệu đồng Ngoài ra, để bảo đảm sự kịp thời trong kinh doanh và không bỏ lỡ các cơ hội đến ngay lập tức Tập đoàn cũng nên thực hiện cơ chế giá giao thống nhất và phù hợp theo vùng, miền Nhằm mục đích không gây nên sự cạnh tranh nội bộ giữa các đơn vị thành viên của Tập đoàn, đồng thời nâng cao trách nhiệm quản lý và sự năng động sáng tạo của các đơn vị trong Tập đoàn.
Thứ hai: Tập đoàn cần phải nhanh chóng triển khai nội dung phân tích tài chính tới toàn hệ thống thông qua việc đưa ra quy định bằng văn bản bắt buộc các đơn vị thành viên tiến hành thực hiện công tác phân tích tài chính định kỳ Bên cạnh đó, cũng phải quy định rõ nhằm đảm bảo toàn Tập đoàn phải sử dụng một hệ thống phương pháp phân tích đồng bộ, khoa học, quy định các nội dung phân tích đầy đủ,thống nhất Đây sẽ là cơ sở tạo điều kiện cho Công ty Xăng dầu Bắc Thái và Chi nhánh Xăng dầu Bắc Kạn cũng như các tổ chức tốt công tác quản lý tài chính tại đơn vị, đồng thời có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của mình với các đơn vị bạn trong Tập đoàn để xác định mục tiêu phấn đấu cũng như có các quyết sách tài chính phù hợp.