1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quan hệ công chúng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh rạch sỏi kiên giang

109 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quan Hệ Công Chúng Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi Nhánh Rạch Sỏi Kiên Giang
Tác giả Cao Vương Thảo
Người hướng dẫn TS. Võ Thanh Hải
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 720,76 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam trong những năm gần đây đang trong giai đoạn hội nhập, đổi mới và phát triển không ngừng trong tất cả các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong lĩnh vực tài chính, tuân theo xu hướng toàn cầu hóa, các Ngân hàng Thương Mại ở Việt Nam bao gồm Quốc Doanh và Cổ Phần đã có nhiều nỗ lực để ngày càng hoàn thiện mình về mọi mặt. Ở thời điểm hiện tại, chiến lược quan trọng hàng đầu của các Ngân hàng là tập trung nguồn lực hướng đến khách hàng. Trong quá trình mở cửa và hội nhập, các ngân hàng Thương mại Nhà nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ các NH Thương mại cổ phần, các NH nước ngoài, các Quỹ tín dụng với nhiều thế mạnh khác nhau: Đội ngũ nhân viên trẻ và năng động, trình độ khoa học quản lý chuyên nghiệp, nhiều dịch vụ sản phẩm phong phú và đa dạng. Điều này tạo ra rất nhiều áp lực khiến các NH Thương mại Nhà nước phải tìm mọi cách để ngày càng phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Cùng với tốc độ phát triển của các ngành nghề kinh tế, ngành Quan hệ công chúng (Public Relations viết tắt là PR) ở Việt Nam cũng đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Ngành PR Việt Nam đã được hình thành cách đây hơn 20 năm xuất phát từ nhu cầu của các công ty đa quốc gia khi bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Các công ty cần triển khai hoạt động Quan hệ Công chúng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ, và đồng thời làm cho tổ chức trở nên gần gũi hơn với người dân địa phương để được đón nhận tốt hơn. Điều này đã gia tăng nhu cầu về các dịch vụ PR ở Việt Nam, và đã dẫn đến hàng loạt các công ty PR được hình thành. Hiện nay, có khoảng 200 công ty PR độc lập hoạt động tại Việt Nam (chủ yếu là quy mô nhỏ từ 1020 người). Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính riêng trên địa bàn TPHCM, trong số 228 doanh nghiệp tham gia khảo sát số lượng nhân viên làm việc trong bộ phận PR là 152 người, và nhu cầu sẽ tiếp tục tăng cao trong giai đoạn 20202025. Các tập đoàn lớn, các công ty lớn của Việt Nam cũng chủ trương đầu tư và thành lập bộ phận PR nội bộ của họ để quản lý hành vi và thái độ của người dân đối với sản phẩm dịch vụ, chính sách bán hàng cũng như tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Vai trò của Quan hệ công chúng đối với việc tạo lập thương hiệu cho các Doanh nghiệp và tổ chức bất kể quy mô hay hình thức, đang ngày càng đóng vai trò thiết yếu và được thừa nhận ở khắp nơi, thì Ngân Hàng, tuy là hình thức kinh doanh đặc biệt, cũng không ngoại lệ. Đặc biệt với tình hình cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên cả nước nói chung và địa bàn nói riêng, để Agribank Rạch Sỏi nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị trí thị phần và không ngừng phát triển trong thời gian tới thì cần thay đổi nhiều mặt, trong đó công tác Quan hệ công chúng là một trong những mục tiêu cần được quan tâm hàng đầu. Chính vì thế, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác Quan hệ công chúng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Rạch Sỏi Tỉnh Kiên Giang ” cho luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 1

CAO VƯƠNG THẢO

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

CHI NHÁNH RẠCH SỎI KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG - 2021

Trang 2

CAO VƯƠNG THẢO

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆT NAM CHI NHÁNH RẠCH SỎI KIÊN GIANG

Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh

Mã số : 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học : TS Võ Thanh Hải

ĐÀ NẴNG - 2021

Trang 3

Đầu tiên, Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến TS.Võ Thanh Hải làGiảng viên hướng dẫn đã giúp đỡ tôi nghiên cứu, hoàn chỉnh luận văn, đề tài

“Hoàn thiện công tác quan hệ công chúng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp vàPhát Triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh Rạch Sỏi Kiên Giang )”

Tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp công tác tại Agribank chi nhánhRạch Sỏi Kiên Giang đã hỗ trợ Tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, thầy côtrường Đại học Duy Tân đã cung cấp kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợicho Tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện, Tôi mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫncủa giáo viên hướng dẫn và quý thầy cô để củng cố thêm kiến thức và toànthiện luận văn của mình

Xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Cao Vương Thảo

Trang 4

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướngdẫn khoa học của TS.Võ Thanh Hải.

Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từngđược ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác và có nguồn gốc

rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Cao Vương Thảo

Trang 5

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài: 1

2 Mục tiêu nghiên cứu: 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 3

5 Tổng quan về đề tài: 3

6 Bố cục luận văn: 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG 6

1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG: 6

1.1.1 Khái niệm Quan hệ công chúng: 6

1.1.2 Chức năng, vai trò của Quan hệ công chúng: 7

1.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 9

1.2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại: 9

1.2.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại: 10

1.3 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG: 14 1.3.1 Nghiên cứu trong Quan hệ công chúng: 15

1.3.2 Lập kế hoạch trong Quan hệ công chúng: 18

1.3.3 Thực thi giao tiếp trong Quan hệ công chúng: 19

1.3.4 Đánh giá quan hệ công chúng: 22

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG: 23

1.4.1 Nhân tố bên trong: 23

Trang 6

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT

NAM CHI NHÁNH RẠCH SỎI KIÊN GIANG 29

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH RẠCH SỎI KIÊN GIANG: 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Rạch Sỏi: 29

2.1.2 Các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh Rạch Sỏi : 30

2.1.3 Cơ cấu tổ chức: 31

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Argibank Chi nhánh Rạch Sỏi Kiên Giang:

33 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH RẠCH SỎI KIÊN GIANG : 37

2.2.1 Nghiên cứu trong Quan hệ công chúng: 37

2.2.2 Lập kế hoạch trong Quan hệ công chúng: 38

2.2.3 Thực thi giao tiếp trong Quan hệ công chúng: 39

2.2.4 Đánh giá Quan hệ công chúng: 47

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH RẠCH SỎI KIÊN GIANG: 49

2.3.1 Phân tích kết quả khảo sát khách hàng về công tác Quan hệ công chúng tại Agribank chi nhánh Rạch Sỏi Kiên Giang: 49

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân về công tác Quan hệ công chúng tại chi nhánh Rạch Sỏi: 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 59

Trang 7

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: 60

3.1.1 Xu hướng phát triển trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng: .60

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng phát triển của chi nhánh Rạch Sỏi: 61

3.2 XÁC ĐỊNH KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU: 62

3.2.1 Phân khúc thị trường: 62

3.2.2 Khách hàng mục tiêu của Chi nhánh Rạch Sỏi Kiên Giang: 65

3.3 GIẢI PHÁP TOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH RẠCH SỎI KIÊN GIANG: 69

3.3.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu Quan hệ công chúng: 69

3.3.2 Lập kế hoạch trong quan hệ công chúng: 70

3.3.3 Thực thi giao tiếp trong Quan hệ công chúng: 74

3.3.4 Đánh giá Quan hệ công chúng: 84

3.3.5 Giải pháp hỗ trợ: 84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 89

KẾT LUẬN 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development

Trang 9

Kiên Giang 34

Bảng 2.2 Đặc điểm mẫu khảo sát 49

Bảng 2.3 Yếu tố lựa chọn Ngân hàng 51

Bảng 2.4 Sự nhận diện thương hiệu 53

Bảng 2.5 Bảng đánh giá về Agribank Rạch Sỏi 55

Bảng 3.1 Điểm tính giá trị KH dựa vào số dư tiền gửi bình quân 66

Bảng 3.2 Điểm tính lòng trung thành của KH 66

Bảng 3.3 Điểm tính giá trị KH qua thời gian gửi tiền 67

Bảng 3.4 Phân khúc Khách hàng 67

Bảng 3.5 Chính sách QHCC cho từng nhóm KH 68

Bảng 3.6: Dự trù kế hoạch ngân sách quan hệ công chúng năm 2021 73

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Việt Nam trong những năm gần đây đang trong giai đoạn hội nhập, đổimới và phát triển không ngừng trong tất cả các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội.Trong lĩnh vực tài chính, tuân theo xu hướng toàn cầu hóa, các Ngân hàngThương Mại ở Việt Nam bao gồm Quốc Doanh và Cổ Phần đã có nhiều nỗlực để ngày càng hoàn thiện mình về mọi mặt Ở thời điểm hiện tại, chiếnlược quan trọng hàng đầu của các Ngân hàng là tập trung nguồn lực hướngđến khách hàng Trong quá trình mở cửa và hội nhập, các ngân hàng Thươngmại Nhà nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn từ các NH Thươngmại cổ phần, các NH nước ngoài, các Quỹ tín dụng với nhiều thế mạnh khácnhau: Đội ngũ nhân viên trẻ và năng động, trình độ khoa học quản lý chuyênnghiệp, nhiều dịch vụ sản phẩm phong phú và đa dạng Điều này tạo ra rấtnhiều áp lực khiến các NH Thương mại Nhà nước phải tìm mọi cách để ngàycàng phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt hơn

Cùng với tốc độ phát triển của các ngành nghề kinh tế, ngành Quan hệcông chúng (Public Relations viết tắt là PR) ở Việt Nam cũng đã phát triểnnhanh chóng trong những năm gần đây Ngành PR Việt Nam đã được hìnhthành cách đây hơn 20 năm xuất phát từ nhu cầu của các công ty đa quốc giakhi bắt đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam Các công ty cần triển khaihoạt động Quan hệ Công chúng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ, vàđồng thời làm cho tổ chức trở nên gần gũi hơn với người dân địa phương đểđược đón nhận tốt hơn Điều này đã gia tăng nhu cầu về các dịch vụ PR ởViệt Nam, và đã dẫn đến hàng loạt các công ty PR được hình thành Hiện nay,

có khoảng 200 công ty PR độc lập hoạt động tại Việt Nam (chủ yếu là quy mônhỏ từ 10-20 người) Theo khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính riêng

Trang 12

trên địa bàn TPHCM, trong số 228 doanh nghiệp tham gia khảo sát số lượngnhân viên làm việc trong bộ phận PR là 152 người, và nhu cầu sẽ tiếp tục tăngcao trong giai đoạn 2020-2025 Các tập đoàn lớn, các công ty lớn của ViệtNam cũng chủ trương đầu tư và thành lập bộ phận PR nội bộ của họ để quản

lý hành vi và thái độ của người dân đối với sản phẩm dịch vụ, chính sách bánhàng cũng như tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Vai trò của Quan hệ công chúng đối với việc tạo lập thương hiệu chocác Doanh nghiệp và tổ chức bất kể quy mô hay hình thức, đang ngày càngđóng vai trò thiết yếu và được thừa nhận ở khắp nơi, thì Ngân Hàng, tuy làhình thức kinh doanh đặc biệt, cũng không ngoại lệ Đặc biệt với tình hìnhcạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên cả nước nói chung và địa bàn nói riêng,

để Agribank Rạch Sỏi nâng cao năng lực cạnh tranh, giữ vững vị trí thị phần

và không ngừng phát triển trong thời gian tới thì cần thay đổi nhiều mặt, trong

đó công tác Quan hệ công chúng là một trong những mục tiêu cần được quan

tâm hàng đầu Chính vì thế, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác Quan hệ công chúng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Rạch Sỏi Tỉnh Kiên Giang ” cho luận văn thạc sĩ

của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Hệ thống hóa lý luận về Quan hệ công chúng

- Đánh giá thực trạng công tác Quan hệ công chúng tại Agribank Chinhánh Rạch Sỏi Kiên Giang

- Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động Quan hệ công chúng tạiAgribank Rạch Sỏi Kiên Giang

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn về công

tác Quan hệ công chúng tại Agribank Chi nhánh Rạch Sỏi Kiên Giang

Trang 13

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác Quan

hệ công chúng tại Agribank Chi nhánh Rạch Sỏi Kiên Giang trong thời gian

từ 2017 đến 2019

4 Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề trong

đề tài bao gồm: Thống kê, thu thập, tổng hợp, so sánh, phân tích từ đó lý luận

và giải thích để đưa ra biện pháp giải quyết các vấn đề có liên quan đến đốitượng nghiên cứu tại Agribank Chi nhánh Rạch Sỏi Kiên Giang

Một số công trình nghiên cứu về Quan hệ công chúng trong hệ thốngngân hàng thương mại như:

Nguyễn Thu Thủy, (2002): “Quy trình xây dựng chiến lược Quan hệ công chúng”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại Thương Hà nội Khóa luận

phân tích, diễn giải các bước cơ bản trong một quy trình xây dựng chiến lược

và đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt độngquan hệ công chúng Khóa luận mang tính khái quát và chưa đi sâu vào từngmục tiêu cụ thể

Nguyễn Thị Bích Ngọc, (2005): “Giải pháp phát triển Quan hệ công chúng tại Việt Nam”, khóa luận tốt nghiệp, Đại học Ngoại Thương Khóa

luận mô tả bức tranh tổng thể về Quan hệ công chúng ở Việt Nam trongnhững ngày đầu và đề xuất một số giải pháp sơ bộ nhằm phát triển và nâng

Trang 14

cao nhận thức của Doanh nghiệp cũng như Chính phủ về hoạt động Quan hệcông chúng.

Nguyễn Đỗ Quyên, (2006): “Quan hệ công chúng với việc nâng cao vị thế cạnh tranh của các Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập’, công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ Công trình đã xây dựng hệ thống lý

luận về Quan hệ công chúng ở Việt Nam và đưa ra những chiến lược trongcông tác phát triển Quan hệ công chúng cho các khối doanh nghiệp nhằmcạnh tranh với các công ty nước ngoài

Nguyễn Vũ Ngọc Trinh (2011), “Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam”, luận văn thạc sĩ kinh tế, đại học Kinh Tế

TP.HCM Đề tài xây dựng cơ sở lý luận, phản ánh thực trạng hoạt độngMarketing doanh nghiệp, đưa ra giải pháp, đề xuất chiến lược Marketing chonhóm khách hàng doanh nghiệp của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

Lê Văn Cường (2009), “Đẩy mạnh hoạt động quan hệ công chúng bên

ngoài của các Doanh nghiệp Việt Nam”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Ngoại

Thương Tác giả đã đưa ra một số giải pháp phát triển hoạt động PR nhằm

thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhưng chưa đi sâu vào công tác chăm sócnhân viên nội bộ

Phạm Văn Phi (2012), “Hoạt động Marketing tại Ngân hàng Thươngmại cổ phần Ngoại thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế.Luận văn Nghiên cứu các hoạt động marketing tại ngân hàng Thuơng mại cổphần (TMCP) Ngoại thuơng Việt Nam từ năm 2007 đến nay Luận văn tậptrung nghiên cứu hoạt động marketing của các đối thủ cạnh tranh chính, từ đóphân tích, so sánh các hoạt động marketing của các đối thủ để rút ra bài họckinh nghiệm để áp dụng vào ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Hương (2010), “Quan hệ công chúng ở Trung tâm

phân phối điện thoại di động Nokia thuộc Công ty phân phối FPT: Một số

Trang 15

giải pháp Marketing hoàn thiện”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh doanh và

Công nghệ Hà Nội Luận văn đề cập tới những vấn đề cơ bản về công tác PR,thực tiễn hoạt động và một số giải pháp hoàn thiện tại trung tâm phân phốiđiện thoại di động Nokia thuộc công ty phân phối FPT

Chương 3 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quan hệ công chúng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Rạch Sỏi Tỉnh Kiên Giang.

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG

1.1 KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG:

Khái niệm Public Relations (PR) được dịch theo tiếng Việt với nhiềucách khác nhau như: quan hệ công chúng, quan hệ cộng đồng, giao tiếp cộngđộng, giao tế nhân sự Trong phạm vi luận văn, trên cơ sở được nhiều tác giảViệt Nam thừa nhận và được sử dụng trong giáo trình giảng dạy của cáctrường đại học, tác giả định nghĩa khái niệm Public Relations là Quan hệ côngchúng (QHCC)

1.1.1 Khái niệm Quan hệ công chúng:

Hiệp hội PR đến từ nhiều nước trong một cuộc họp vào tháng 8 năm

1978 diễn ra ở thành phố Mexico, đã phát biểu : “PR là một nghệ thuật và

môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn cho các nhà lãnh đạo tổ chức, và thực hiện các chương trình hành động

đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và công chúng”

(World Assembly of Public Relations Associates, 1978)

Học viện Quan hệ công chúng Anh quốc (England Institute of Public

Relations – IPR), một tổ chức chuyên môn hàng đầu thế giới về Quan hệ công

chúng định nghĩa: “Quan hệ công chúng là một nỗ lực có kế hoạch và mang

tính lâu dài nhằm thiết lập và duy trì sự tín nhiệm cũng như sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và các đối tượng công chúng có liên quan” (1987)

Frank Jefkins (Public Relations- Frameworks, Financial Times, 1998),

theo bản dịch của Nhà xuất bản Trẻ (Phá vỡ bí ẩn PR, 2004) cho rằng:

“Quan hệ công chúng bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế

Trang 17

hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau”

Vào tháng 2 năm 2012, Hiệp hội Quan hệ công chúng Mỹ đã công bố

định nghĩa về PR trong một cuộc bình chọn do họ tổ chức: “Quan hệ công

chúng là quá trình truyền thông chiến lược nhằm xây dựng mối quan hệ cùng

có lợi giữa tổ chức và công chúng của họ” (Public Relations Society of

America - PRSA, 2012)

Qua các định nghĩa trên ta có thể hiểu Quan hệ công chúng (QHCC) làhoạt động của một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp cụ thể chủ động quản lýcác quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn hình ảnh tích cực củacông ty, tổ chức mình với khách hàng của họ nhằm đạt được các mục tiêu đãlên kế hoạch để đạt được những lợi ích cho cả hai bên, chủ doanh nghiệp vàcông chúng

1.1.2 Chức năng, vai trò của Quan hệ công chúng:

1.1.2.1 Chức năng của Quan hệ công chúng:

Chức năng quản lý:

Thể hiện ở việc tư vấn, đề ra chiến lược cho Ban lãnh đạo từ đó xâydựng chính sách QHCC hợp lý cho khách hàng và nội bộ

Chức năng giao tiếp:

Giao tiếp trong Quan hệ công chúng là hệ thống giao tiếp hai chiều Quátrình QHCC thường được quan niệm đồng hành với nhiệm vụ và mục đíchgiao tiếp Các thông điệp của Doanh nghiệp và Tổ chức sẽ được truyền tảiđến công chúng mục tiêu và những phản hồi của công chúng mục tiêu sẽ đượcdoanh nghiệp tiếp nhận thông qua bộ phận QHCC Thấu hiểu và xây dựngmột mối quan hệ tốt với khách hàng, đối tác hay chính quyền là chìa khoáquan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Trang 18

Chức năng ảnh hưởng cộng đồng:

Đây là chức năng cơ bản của Quan hệ công chúng, điều đó đã bao gồm

trong bản chất của QHCC (duy trì mối quan hệ với cộng đồng) Để thực hiện

việc này, những nhân viên QHCC thực hiện nhiều hoạt động nhắm tới việcnâng cao uy tín doanh nghiệp, bằng cách: Tạo dựng mối quan hệ với cộngđồng, tạo hình ảnh tích cực về doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, tạo sựgần gũi, thân thiện giữa doanh nghiệp và công chúng

Chức năng xử lý khủng hoảng:

Hoạt động QHCC giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình thị trường, dựbáo những biến cố rủi ro có thể xảy ra: tình hình chính trị, hành động của đốithủ cạnh tranh, sự khan hiếm về nguồn hàng dẫn đến quan hệ căng thẳng vớinhà cung cấp Hoạt động nghiên cứu và phân tích tình hình giúp cho doanhnghiệp trở thành công cụ dự báo rủi ro hữu hiệu

1.1.2.2 Vai trò của Quan hệ công chúng:

Quan hệ công chúng có vai trò vô cùng quan trọng đối với các Tổ chức

và Doanh nghiệp hiện nay Nó giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, tăngcường quan hệ cộng đồng, quảng cáo giá trị thương hiệu của Tổ chức vàDoanh nghiệp đối với nhóm khách hàng của họ

Hình ảnh thương hiệu của DN sẽ được tăng cường khi khách hàng mụctiêu tìm hiểu nó thông qua một bên thứ 3 Một chiến lược quan hệ công chúngtốt giúp thương hiệu xây dựng hình ảnh của mình theo cách mà họ muốn từ

đó mở rộng thị trường mục tiêu

Quan hệ công chúng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các DN vừa

và nhỏ vì chi phí cho hoạt động PR thấp hơn quảng cáo hay các loại hìnhkhuyến mãi khác

Quan hệ công chúng đạt hiệu quả tốt còn có thể giúp DN vượt quanhững rủi ro trong quá trình kinh doanh, xử lý thông tin xấu phát sinh Khi có

Trang 19

rủi ro (sự cố), DN sẽ tìm được ủng hộ, bênh vực và hỗ trợ từ phía cộng đồng,

hoặc tìm cách cữu vãn và giữ nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp khi gặpkhó khăn

QHCC cũng giúp DN thu hút được những nhân viên có chất lượng vàgiữ chân họ Bằng hình ảnh được tạo dựng thích hợp hay tuyên truyền vănhóa nội bộ hấp dẫn, DN nhiều khả năng nhận được sự quan tâm, hứng thú củangười lao động Hoạt động QHCC nội bộ có hiệu quả cũng giúp nhân viênnâng cao năng suất lao động, tinh thần đoàn kết và gắn bó với DN, ngay cảtrong điều kiện khó khăn về kinh tế

1.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:

1.2.1 Khái quát về Ngân hàng Thương mại:

Ngân hàng Thương mại là một tổ chức ra đời từ rất lâu với hình tháikinh doanh đặc thù và hàng hóa kinh doanh đặc thù là “tiền tệ” Ngân hàngđưa ra các điều kiện thuận lợi để thu hút đồng vốn đồng thời cung cấp ra thịtrường bằng các công cụ, nghiệp vụ chuyên môn với mục đích tối đa hóa lợinhuận và đảm bảo dòng tiền luôn được lưu thông trong nền kinh tế

Các quốc gia có các định nghĩa khác nhau về Ngân hàng Thương mai.Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia:

Ngân hàng Thương mại ở Mỹ được định nghĩa: “Ngân hàng thương

mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.

Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: “Ngân hàng

thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”.

Trang 20

Theo Luật các Tổ chức Tín dụng năm 1997 được sửa đổi bổ sung của

Việt Nam năm 20004 thì được định nghĩa như sau: “Ngân hàng thương mại

là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”

Mới nhất, Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã định

nghĩa: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả

các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.

1.2.2 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại:

Khái niệm Ngân hàng Thương mại tuy có nhiều định nghĩa khác nhaunhưng có thể thấy được các hoạt động cơ bản của một ngân hàng thương mạilà: hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn và các dịch vụ trung gian.Tuỳ theo điều kiện kinh tế và mức độ phát triển của mỗi nước, các hoạt độngkinh doanh của NHTM có thể khác nhau về phạm vi và công nghệ nhưngluôn có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau để hình thành hoạt động kinhdoanh của NHTM trong nền kinh tế

1.2.2.1 Hoạt động Huy động vốn:

Các hình thức huy động vốn gồm có: Huy động từ nguồn vốn nợ gồmnhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân và đi vay trên thị trường vốn thôngqua phát hành các giấy nợ; Vay vốn từ các Tổ chức tín dụng hay vay củaNgân hàng Trung ương; Huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu thông quaviệc góp vốn của các cổ đông

Tiền gửi có 2 loại là Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi được khách

hàng gửi vào các tổ chức tín dụng để thực hiện các khoản chi trả, thanh toán.Đây không phải là khoản tiền mà khách hàng để dành, nên khách hàng có thể

rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải thực hiện yêu cầu này; Tiền gửi có kỳ

Trang 21

hạn: Là loại tiền gửi được uỷ thác vào ngân hàng mà có sự thoả thuận về thời

gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng

Phát hành giấy tờ có giá: Các giấy tờ có giá là một công cụ vay nợ trên

thị trường tiền tệ, thị trường vốn dưới hình thức nhận nợ hoặc chứng chỉ tiềngửi, trong đó Tổ chức tín dụng cam kết trả gốc, trả lãi cho người mua sau mộtthời gian nhất định Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng phát hành gồm: Giấy

tờ có giá ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng) như: Kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi

ngắn hạn tín dụng và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; Giấy tờ có giá dài hạn

(thời hạn từ 12 tháng trở lên) như: Trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn, và

các giấy tờ có giá dài hạn khác

Tiền vay: bao gồm Vay trên thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ hỗ trợ

cho hoạt động của các Ngân hàng, bổ sung kịp thời cho nhu cầu vốn bằngviệc điều hoà vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu thông qua việc mua bán trái phiếungắn hạn Thị trường tiền tệ góp phần sử dụng vốn có hiệu quả các nguồn vốn

đã có tại các ngân hàng Thị trường tiền tệ giúp cho NHTM tìm được nguồnvay, đồng thời giúp cho NHTM nào khi dư thanh khoản có được cơ hội sinhlời Ngoài ra, để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, các NHTM còn có

thể vay từ các NHTM và các tổ chức tín dụng khác; Vay của Ngân hàng

Trung ương (NHTW): Tất cả các NHTM đều được quyền vay tiền tại NHTW

trong tình huống thiếu hụt dự trữ hoặc các nhu cầu cấp bách NHTW có thể

áp dụng mức lãi suất chiết khấu hoặc lãi suất phạt cao phụ thuộc vào chínhsách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng để hạn chế hay kích thích cho vay

1.2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn:

Tín dụng: Tín dụng ngân hàng là nghiệp vụ chuyển nhượng quyền sử

dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định Hoạt động tín dụng bao gồm các hình thức: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống của các cá thể; Cho

Trang 22

vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Bảo lãnh: NHTM được bão lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bão lãnh

thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàngkhác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảolãnh Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của mộtNHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM

Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá

ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thươngphiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác

Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng

phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng Việc thành lập, tổ chức vàhoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chínhphủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính

1.2.2.3 Dự trữ tiền mặt:

Đây là hoạt động nhằm duy trì khả năng thanh khoản của ngân hàng Để

đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên của khách hàng, NHTMphải duy trì một lượng tiền mặt nhất định để thực hiện nghiệp vụ dự trữ Mức

dự trữ này cao hay thấp tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng

Dự trữ tại kho: Các NHTM bao giờ cũng phải giữ một khoản dự trữ

tiền mặt nhất định tại kho của mình vào mỗi ngày để đề phòng những chi trảbất ngờ cho khách hàng vào đầu ngày hôm sau Dự trữ tiền mặt tại kho củacác ngân hàng ở các nước phát triển hiện nay xấp xỉ mức 1 đến 2% tổng tàisản có

Kí gửi tại NHTW:Các NHTM bao giờ cũng phải giữ một khoản dự trữ

tiền mặt nhất định tại kho của mình vào mỗi ngày để đề phòng những chi trảbất ngờ cho khách hàng vào đầu ngày hôm sau Dự trữ tiền mặt tại kho của

Trang 23

các ngân hàng ở các nước phát triển hiện nay xấp xỉ mức 1 đến 2% tổng tàisản có.

Tiền mặt trong quá trình thu: Tiền mặt đã được các đơn vị vay, các

đơn vị có trách nhiệm trả nợ ký cam kết thanh toán rồi và đang thu về; Tiềnmặt được thu lại do một số tờ séc của ngân hàng phát ra không được chấpnhận hoặc không thanh toán được và phải trả lại cho ngân hàng

1.2.2.4 Các hoạt động đầu tư:

Ngân hàng có thể đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực như kinh doanh bấtđộng sản, kinh doanh vàng bạc đá quý, kinh doanh chứng khoán… Đầu tưvào chứng khoán là loại hình phổ biến trong tài sản có của các NHTM Có hai

loại chứng khoán là chứng khoán nhà nước (chủ yếu là trái phiếu kho bạc) và

chứng khoán công ty

1.2.2.5 Các Dịch vụ trung gian:

Mở và sử dụng tài khoản: Tài khoản ngân hàng là một trong số các

công cụ quan trọng đặc biệt của NHTM Thông qua tài khoản, ngân hàngcung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ như thu hộ tiền, chuyển tiền,các tài khoản tiết kiệm không kì hạn…

Thanh toán: Dịch vụ bao gồm việc cung ứng phương tiện thanh toán,

thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện việc thu hộ, chi hộ,…

Thanh toán không dùng tiền mặt: Đây là hoạt động dùng để chỉ các

dịch vụ chi trả tiền hàng, dịch vụ và các khoản khác trong nền kinh tế đượcthực hiện bằng cách chuyển khoản trong hệ thống các tổ chức tham gia thanhtoán hoặc bù trừ công nợ mà không dùng tiền mặt

Thanh toán quốc tế: Thanh toán xuất nhập khẩu nói riêng cũng như

thanh toán nói chung được thực hiện trên cơ sở cam kết giữa các chủ thểthanh toán trong hợp đồng ngoại thương hoặc trong hợp đồng thanh toán

Trang 24

NHTM đóng vai trò là trung gian thanh toán Khách hàng có thể sử dụngnhiều phương thức thanh toán khác nhau của ngân hàng như chuyển tiền, nhờthu, tín dụng chứng từ,

Kinh doanh ngoại tệ: Kinh doanh ngoại tệ là một trong những dịch vụ

ngân hàng đầu tiên Đây là hình thức ngân hàng đứng ra mua bán một loạitiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ Kinh doanh ngoại tệđược thực hiện chủ yếu ở các ngân hàng lớn do mức độ rủi ro cao và đòi hỏiđội ngũ nhân viên phải có trình độ chuyên môn.

Dịch vụ ngân quỹ: Dịch vụ ngân quỹ bao gồm các hoạt động ký gửi,

thuê kho két, thu hộ và chi hộ tiền mặt… Đối với các NHTM Việt Nam hoạtđộng ngân quỹ chiếm một tỷ trọng lớn về lao động và chi phí bởi nhu cầuthanh toán và chuyển tiền thanh toán bằng tiền mặt lớn và ít hạn chế

Dịch vụ ủy thác: Ủy thác là dịch vụ quản lý tài sản cho người khác

được thực hiện dưới hình thức và cách sắp xếp khác nhau Người sử dụngdịch vụ uỷ thác là người uỷ thác còn người cung cấp các dịch vụ uỷ thác làngười phụ thác Việc cung cấp các dịch vụ uỷ thác có thể do nhiều tổ chức, cánhân thực hiện Các ngân hàng thương mại với quan hệ rộng khắp nhiều lĩnhvực ngày càng có điều kiện để mở rộng việc thực hiện các dịch vụ uỷ thác

1.3 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG:

Tác giả John Marston vào năm 1979 đã đưa ra mô hình RACE rất nổi

tiếng về quá trình PR trong cuốn sách “Modern Public Relations Theory” (tạm dịch: “Học thuyết Quan hệ Công chúng Hiện Đại”) của mình.

Thuật ngữ RACE là cụm từ bao gồm các chữ cái đầu của các từ sau:

Research (Điều tra): bước đầu tiên tìm hiểu vấn đề PR là gì?

Action (Hành động): bước lập kế hoạch, chiến lược, chính sách hoặc

chương trình PR để giải quyết vấn đề ở bước một

Communication (Giao tiếp): bước tiến hành thực hiện những kế

Trang 25

hoạch, chính sách hoặc chiến lược ở bước hai, ở bước này công cụ chủ yếuđược sử dụng là khả năng giao tiếp.

Evaluation (Đánh giá): bước cuối cùng trong quá trình PR nhằm đánh

giá phân tích xem những mục tiêu, mục đích đã đạt được như thế nào và tìm

1.3.1 Nghiên cứu trong Quan hệ công chúng:

Trang 26

Nghiên cứu là nghiệp vụ thu thập và phân tích một cách có hệ thống các thông tin nhằm tăng cường hiểu biết về các vấn đề truyền thông Mục đích của việc nghiên cứu là tiến hành đánh giá chương trình để nhận diện ra những vấn đề làm nền tảng cho chương trình QHCC của doanh nghiệp Sau khi kiểm chứng một giả thiết sẽ tiến hành hoạch định chương trình.

1.3.1.1 Quá trình nghiên cứu thông qua 03 quá trình:

Nghiên cứu đầu vào: là nghiên cứu các vấn đề hay cơ hội mà tổ chức

đang gặp phải (Opportunities/problems )

Thông tin đầu vào bao gồm những phản ánh về điều kiện, hoàn cảnh môitrường bên trong và bên ngoài của tổ chức Mục đích nghiên cứu này nhằmxác định vấn đề, cơ hội cho chiến dịch QHCC Thông in đầu vào này là lý dotrực tiếp buộc tổ chức phải thực hiện chương trình QHCC

Nghiên cứu đầu ra: là nghiên cứu các hoạt động của một chương trình

QHCC Thông tin đầu ra phản ánh về vấn đề phân phối các thông điệp ví dụnhư: Số lượng hoạt động được tiến hành, Số lượng thông điệp được chuyểnđến công chúng, các hoạt động có thể tạo hiệu ứng cao, các thông điệp có thểkhông đạt được kì vọng vv Mục đích nghiên cứu đầu ra nhằm điều chỉnh,sửa đổi hoặc thay đổi chương trình cho hiệu quả hơn Phản hồi cho giai đoạnhoạch định (phát triển chiến lược/chiến thuật) giúp nâng cao khả năng phânphối thông điệp

Nghiên cứu hiệu quả: là nghiên cứu kết quả tác động của đầu ra lên

công chúng mục tiêu Thông tin hiệu quả là những thông tin phản ánh sự thayđổi của công chúng về nhận thức, thái độ, hành vi đối với Doanh nghiệp vàsản phẩm Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả chương trình QHCC

và tiếp tục cung cấp thông tin đầu vào cho hoạch định các chương trình kếtiếp

1.1.3.2 Phương pháp nghiên cứu gồm 03 phương pháp:

Trang 27

Nghiên cứu định lượng và định tính: Nghiên cứu định lượng là thu

thập các dữ kiện có thể diễn giải bằng các con số. Nghiên cứu định tính là thu thập các dữ kiện không diễn giải bằng các con số.

Nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp: Nghiên cứu sơ cấp là nghiên cứu lần

đầu Tìm kiếm các thông tin sơ khởi chưa có nguồn nào công bố Nghiên cứu thứ cấp là nghiên cứu tại bàn, thu thập những thông tin từ các nguồn đã xuất bản

Nghiên cứu theo thể thức và không theo thể thức: Nghiên cứu theo thể

thức là nghiên cứu có hệ thống, có thủ tục, có phương pháp, có phân tích đầy

đủ Nghiên cứu không theo thể thức là nghiên cứu không có hệ thống cụ thể, mang tính cá nhân và tự phát

1.1.3.3 Kỹ thuật nghiên cứu QHCC gồm 06 kỹ thuật cơ bản:

Phân tích dữ liệu có sẵn: là phân tích tài liệu có sẵn của tổ chức nhằm

xác định cách thức tổ chức giao tiếp như thế nào với công chúng

Phân tích nội dung: Đây là kỹ thuật nghiên cứu đặc trưng của PR,

phương pháp này là đếm hoặc phân loại một cách có hệ thống hoặc theo mụcđích của nội dung được chọn từ các tin bài về một nội dung hay tổ chức nàođó

Theo dõi truyền thông: là thống kê các mẫu tin bài từ báo in, phát

thanh, truyền hình nhằm đo lường mức độ bao phủ của tin bài

Nhóm trọng điểm: là chọn mẫu theo từng nhóm có cùng đặc tính, đại

diện cho toàn bộ công chúng nhằm thu thập thông tin về thái độ và động cơcủa nhóm công chúng mục tiêu, các thông tin định tính có thể giúp thiết kếthông điệp

Phỏng vấn sâu : là lựa chọn nhóm công chúng mục tiêu theo tiêu chí

đặc biệt nhằm thu thập các dữ liệu sâu hơn về thái độ, niềm tin và hành độngbằng những giải thích chi tiết; cung cấp thông tin đầu vào, hiệu quả củachương trình

Trang 28

Điều tra : đây là cách lập bảng câu hỏi để điều tra thông qua phỏng vấn

trực tiếp, điện thoại, thư tín, trực tuyến để thu thập dữ liệu về mức độ hiểubiết, thái độ, niềm tin, quan điểm của công chúng; cung cấp thông tin đầuvào, đầu ra và hiệu quả của chương trình QHCC

1.3.2 Lập kế hoạch trong Quan hệ công chúng:

Thiết lập những mục tiêu mang tính thực tế là vô cùng quan trọng nếu

tổ chức muốn chương trình hay chiến dịch QHCC có phương hướng rõ ràng

và có khả năng đạt được một kết quả nhất định Mục tiêu của QHCC là tácđộng đến thái độ và hành vi công chúng, cụ thể như khuyến khích khách hàng

sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty, hoặc duy trì cổ phần của họ trongcông ty, hay đứng ra bảo vệ cho công ty khi xảy ra sự cố Tuy nhiên để tácđộng đến thái độ của người khác là cả một hành trình gồm nhiều bước

Thông thường có 03 cấp độ để thiết lập mục tiêu PR như sau :

Nhận thức: hướng suy nghĩ của công chúng đến một điều gì cụ thể và

cố gắng thúc đẩy mức độ hiểu biết cao hơn ở họ

Thái độ và ý kiến: kích thích công chúng hình thành một tư tưởng hay

thái độ nào đó về một chủ đề nhất định

Hành vi: làm cho công chúng hành động theo hướng mong muốn

Các quy tắc trong việc thiết lập kế hoạch PR:

Phù hợp với những mục tiêu của tổ chức Các chương trình hay chiến

dịch QHCC phải hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức, nếu không sẽ lãng phí nỗ lực vào những công việc có thể mang tính thú vị nhưng thực chất lại không quan trọng

Thiết lập kế hoạch trong lĩnh vực chuyên môn Các chuyên viên nên

tránh sa đà vào việc thiết lập những kế hoạch mà bản thân không thông thạohay hiểu biết sâu sắc, như vậy sẽ khiến các chương trình QHCC khó mà hoạt

Trang 29

động hiệu quả.

Chính xác và cụ thể Các mục tiêu kế hoạch cần sắc bén, trình bày rõ

ràng Hình thành sự nhận thức về điều gì, cho ai, khi nào và bằng cách nào,trong thời gian bao lâu

Tiến hành những mục tiêu khả thi Các chuyên viên nên thiết lập

những mục tiêu khiêm tốn và hoàn thành chúng, thay vì cố gắng vươn đếnnhững mục tiêu xa vời để rồi thất bại Tiến hành đánh giá những lợi ích có thểthu được từ các ý tưởng, thử nghiệm nhỏ trước khi tiến hành các chương trìnhhành động lớn hơn

Định lượng càng nhiều càng tốt Định lượng mục tiêu là công việc khó

khăn và có thể cho kết quả không chính xác, nhưng việc định lượng các mụctiêu sẽ giúp việc đánh giá chương trình dễ dàng hơn rất nhiều

Tuân thủ khung thời gian đã đề ra Cần biết rõ khi nào phải hoàn thành

công việc, để có thể điều chỉnh tốc độ làm việc hoặc yêu cầu thêm sự hỗ trợcần thiết

Tôn trọng phạm vi ngân sách Hoạt động trong phạm vi ngân sách là

điều phải luôn được đặt trên hàng đầu Chuyên chú sáng tạo và không quantâm đến tiền bạc sẽ dẫn đến lãng phí và hao tổn nguồn lực Một người lập kếhoạch giỏi là người biết chính xác mọi công việc sẽ mất bao nhiêu chi phí, và

sẽ có chương trình theo dõi ngân sách chặt chẽ phù hợp với điều kiện của Tổchức hay Doanh nghiệp

Tuân thủ danh sách ưu tiên Các chuyên viên QHCC luôn luôn có rất

nhiều việc để làm và họ gần như luôn phải mở rộng danh sách hoạt động củamình Cần xác định rõ các công việc ưu tiên và triển khai theo một cách chặtchẽ để tránh mất thời gian của cả cá nhân và đơn vị

1.3.3 Thực thi giao tiếp trong Quan hệ công chúng:

1.3.3.1 Khái niệm và mục đích của thực thi giao tiếp:

Trang 30

Thực thi Quan hệ công chúng là sự hợp phần của thực thi hành động

và thực thi giao tiếp Thực thi hành động là sự thay đổi trong chính sách, thủ

tục, sản phẩm, dịch vụ, hành vi của tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu của cả tổchức lẫn các nhóm công chúng Sau đó thực thi giao tiếp là hỗ trợ cho cácchương trình hành động, giúp công chúng hiểu được các hoạt động đó của tổ

chức Mục đích của thực thi giao tiếp trong QHCC là truyền tải thông điệp

đến các nhóm khách mục tiêu một cách ấn tượng và hiệu quả nhất nhằmthuyết phục, thúc đẩy, thay đổi hoặc đạt được sự hiểu biết lẫn nhau

1.3.3.2 Các nội dung thực thi giao tiếp:

Quan hệ công chúng nội bộ: Công chúng nội bộ ở đây là tập thể cán

bộ, nhân viên của công ty, các tổ chức trong công ty và họ được liên kết với nhau bằng các mối quan hệ chuyên môn và công việc Nhiệm vụ của PR nội

bộ là kiểm soát cộng đồng bên trong nhằm tạo ra sự quản lý hiệu quả nhất, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn kết, gắn bó nội bộ và sự tin cậy giữa nhân viên với nhân viên và nhân viên với lãnh đạo đơn vị

Quan hệ với khách hàng: Quan hệ với khách hàng là trách nhiệm

quan trọng của PR, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng Đối tượng khách hàngcủa ngân hàng khá rộng lớn, từ những cá nhân nhỏ lẻ đến các doanh nghiệplớn, từ những khách hàng gửi tiền đến các đối tượng đến vay, khách hàngchuyển tiền kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam; khách du lịch đến ViệtNam,… Do đó, ngân hàng cần phải phân nhóm khách hàng và duy trì quan

hệ tốt với khách hàng là cách để ngân hàng luôn giữ vững và tăng cườngnăng lực tài chính của mình,

Quan hệ truyền thông: Truyền thông, dưới một hình thức nào đó, dù là

đối nội hay đối ngoại đều là vấn đề mà các tổ chức không thể né tránh hoặcphớt lờ Vì vậy mà các ngân hàng cần phải giữ mối quan hệ với giới truyềnthông Nhất là với báo chí, các ngân hàng cần xây dựng quan hệ trong thời

Trang 31

gian dài Quan hệ báo chí, bao gồm: tổ chức họp báo, soạn thảo thông cáo báochí, tổ chức các buổi phỏng vấn, các phóng sự đặc biệt về ngân hàng hoặc tưvấn tiêu dùng hàng hóa…

Các hoạt động tài trợ cộng đồng: Tài trợ cộng đồng là một hình thức

làm công tác xã hội mà ngân hàng thường quan tâm thực hiện và có ngânsách riêng dành cho các hoạt động xã hội này Các hoạt động tài trợ này phầnlớn đều đem đến lợi ích cho cộng đồng bên cạnh mục đích quảng bá thươnghiệu của ngân hàng Các hoạt động này thường rất thiết thực, không lạmdụng quảng cáo mà hình ảnh của ngân hàng trên các phương tiện thông tinđại chúng vẫn rất đẹp và dễ được chấp nhận hơn Cũng như các doanhnghiệp khác, các ngân hàng tham gia vào các hoạt động tài trợ, từ thiện cũngnhư tài trợ thương mại nhằm thể hiện sự quan tâm của mình đến cộngđồng và một phần nhằm khẳng định tiềm lực tài chính của mình

Quan hệ với chính phủ: Quan hệ với chính phủ rất quan trọng đối với

ngân hàng Các ngân hàng thực thi chính sách, đầu tư để các thành phầnkinh tế xã hội phát triển góp phần phát triển kinh tế đất nước, thực hiệnđường lối phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ đồng thời tạo dựng được

uy tín với chính phủ Dưới sự điều chỉnh của các luật liên quan, ngân hàngtạo được môi trường hoạt động kinh doanh hấp dẫn, thông qua đó tạo đượcmối quan hệ tốt với cơ quan chính phủ Hơn nữa, khi một ngân hàng có mốiquan hệ tốt với chính phủ thì cơ hội ngân hàng đó được ưu tiên hỗ trợ trongviệc xử lý sự cố là điều rất dễ xảy ra Từ đó sẽ tạo môi trường đầu tư cho đấtnước và lại quay ngược lại giúp phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng trongnước Tóm lại, quan hệ với chính phủ tốt có ý nghĩa không chỉ về mặt chínhtrị mà còn về kinh tế và xã hội, đối với không chỉ ngân hàng mà với toàn xãhội

Quan hệ với nhà đầu tư: Đầu tư là một kênh thu hút nguồn vốn quan

Trang 32

trọng của các Tổ chức Tài chính Bộ phận QHCC sẽ phát huy vai trò củamình trong công tác hỗ trợ ngân hàng tiến hành giao tiếp với các nhà đầu tư.Các nhà đầu tư thực sự rất kì vọng đặt niềm tin vào hoạt động kinh doanh

và luôn giành sự quan tâm lớn tới những hoạt động của ngân hàng Bằngcách xây dựng một mạng lưới liên hệ giữa nhà đầu tư và ngân hàng thôngqua hoạt động QHCC, các NH sẽ thường xuyên thu nhận được những ý kiếnđóng góp có giá trị và từ đó phân tích, nghiên cứu nhằm đưa ra phươnghướng kế hoạch kinh doanh hợp lý

Quản trị khủng khoảng: Ngân hàng là ngành có mức độ rủi ro rất cao,

do đó, việc quản trị khủng hoảng trong hoạt động PR cần được thực sự quantâm, bởi ngân hàng là một ngành quan trọng trong xã hội Nếu ngân hàngkhông xử lý tốt khủng hoảng bất ngờ xảy ra cũng như có thể dự đoán được

có thể xảy ra thì sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng trầm trọng, thậm chí đổ vỡ,phá sản Bởi khi đã mất uy tín, mất niềm tin trong công chúng thì việcxây dựng lại hình ảnh của ngân hàng không hề dễ dàng, chưa kể đến việchiện nay có rất nhiều ngân hàng có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trongngành ngân hàng

1.3.4 Đánh giá quan hệ công chúng:

1.3.4.1 Những lợi ích của việc đánh giá Quan hệ công chúng:

Giúp tập trung nỗ lực: Nếu biết năng lực của mình được xác định dựa

trên những mục tiêu quan trọng đã được thống nhất thì sẽ tập trung vào nhữngmục tiêu đó và luôn giữ cho những mục tiêu thứ cấp trong tầm ngắm

Thể hiện tính hiệu quả: Không có thành công nào giống thành công nào

và kết quả đạt được thể hiện năng lực làm việc của tổ chức

Đảm bảo hiệu suất của chi phí: Việc tập trung vào những hạng mục cần

được ưu tiên là cách thức hiệu quả nhất để sử dụng ngân sách và thời gian vàonhững công việc có thể hỗ trợ và đạt được những kết quả to lớn,

Trang 33

Khuyến khích tổ chức quản lý tốt: Quản lý theo mục tiêu, xác lập các

mục tiêu rõ ràng, mang lại tính sắc bén cho toàn thể hoạt động PR Nhữngmục tiêu không phù hợp sẽ nhanh chóng bị nhận diện và loại bỏ

Tạo điều kiện phát huy tinh thần trách nhiệm: Không chỉ là trách

nhiệm của bản thân trong việc tạo ra kết quả sau cùng, mà điều này còn làmcho những người khác nhận ra trách nhiệm của họ khi giao dịch với tổ chức

1.3.4.2 Các nguyên tắc đánh giá Quan hệ công chúng:

Các mục tiêu là quan trọng nhất : Một chiến dịch QHCC có thể được

xem là hiệu quả khi nó đạt được các mục tiêu trong tầm kiểm soát tốt nhất Vìthế, các mục tiêu cần phải khả thi và có thể đo lường được, và để đảm bảođiều này, bạn cần phải nghiên cứu và thử nghiệm chúng trong các tình huốngkhả dĩ

Quy trình đánh giá cần phải được xem xét ngay từ đầu: Xây dựng

được các cơ chế đo lường ngay từ đầu sẽ giúp quá trình hoạt động được mạchlạc và không chệch hướng

Quá trình đánh giá cần diễn ra liên tục: Những quyết định được thực

hiện xuyên suốt chuỗi hoạt động truyền thông sẽ tác động đến kết quả truyềnthông Chúng ta phải quyết định về thông điệp, phương tiện, hình thức ngônngữ hay hình ảnh, và đảm bảo rằng công chúng mục tiêu của mình tiếp nhận

và diễn giải thông điệp một cách đúng đắn Hoạt động đánh giá phải đượctriển khai suốt chuỗi hoạt động truyền thông Nếu một yếu tố sai lạc thì kếtquả sẽ khó hoàn thành như mong đợi

Quy trình đánh giá phải được thực hiện khách quan và khoa học:

Điều này yêu cầu các chuyên viên QHCC cần phải thực sự có năng lực

Trang 34

chuyên môn vững vàng hoặc phải hợp tác với các chuyên gia nắm vững cácphương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và phương pháp đánh giá.

Tiếp tục đánh giá các chương trình lẫn quy trình sau khi kết thúc: Các

chương trình và chiến dịch QHCC đòi hỏi không chỉ đánh giá kết quả của cáchoạt động truyền thông mà kể cả chính quá trình quản lý chúng

1.4 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG:

1.4.1 Nhân tố bên trong:

Nguồn nhân lực: Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh sôi động như hiện

nay, các doanh nghiệp phải liên tục đưa ra những chiến lược Makerting nhằmnâng cao thị phần trên thị trường và khẳng định thương hiệu của mình Chính

vì vậy, lao động trong ngành QHCC ngày càng được đề cao Trong hoạt độngxúc tiến thương mại, nhân viên QHCC giúp công ty truyền tải các thông điệpđến khách hàng mục tiêu của họ, giúp sản phẩm đi vào nhận thức của kháchhàng Một kế hoạch hoạt động do nội bộ hay nhà tư vấn thực hiện thì chúng tađều phải trả công cho thời gian và chuyên môn của các cá nhân tham gia Bêncạnh đó, mức độ phân bổ nguồn nhân lực phụ thuộc vào hai yếu tố là quy mô

và bản chất của chương trình cần được triển khai Có những công việc phảicần đến những chuyên viên QHCC có năng lực cao nhất để thực hiện Mộtchuyên viên giỏi với sự hỗ trợ thích hợp có thể điều hành một chương trình cóchủ đề khá rộng lớn với độ sâu vừa phải hoặc họ cũng có thể xử lý mộtchương trình chuyên sâu có tính tập trung cao độ Những chương trình càngtoàn diện với càng nhiều lớp đề tài thì càng đòi hỏi mức độ kỹ năng và kinhnghiệm của chuyên viên QHCC Vì vậy, nguồn nhân lực là một trong nhữngyếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động Quan hệ công chúng

Chi phí hoạt động: Khi thực hiện chiến dịch QHCC, doanh nghiệp sẽ có

một mức ngân sách ước tính ban đầu, để dựa trên đó chuyên viên QHCC sẽ

Trang 35

xây dựng một kế hoạch chi tiết với các khoản dự toán chi phí và điều chỉnhthành ngân sách cuối cùng Nếu ngân sách đề xuất không phù hợp, thì một sốhoạt động được đề xuất sẽ phải bị cắt giảm hoặc thu hẹp phạm vi, từ đó ảnhhưởng đến kết quả công việc Các kế hoạch được tính toán cẩn thận về chi phí

sẽ thể hiện những kết quả tích cực, từ đó đem đến lợi ích cao nhất cho toàn bộchương trình.

Thiết bị công nghệ: Một chương trình hay chiến dịch sẽ không thể hoạt

động hiệu quả trừ khi không có sự hỗ trợ của những loại thiết bị phù hợp Cácchuyên viên QHCC không cần đến nhiều loại thiết bị đa dạng, nhưng điềuquan trọng là chúng phải hiện đại Các chuyên viên truyền thông cần truy cập

và sử dụng các công nghệ thích hợp với nhu cầu của mình Vì vậy, thiết bịcông nghệ là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt độngQuan hệ công chúng của Doanh nghiệp

1.4.2 Nhân tố bên ngoài:

Yếu tố chính trị: Việt Nam là một quốc gia có nền chính trị ổn định, đó

là thuận lợi lớn để phát triển kinh tế, đặc biệt là thu hút được đầu tư từ cáccông ty nước ngoài Chính vì vậy, trong tương lai không xa, sẽ có nhiều cácngân hàng của nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, tham gia thị trường kinhdoanh tiền tệ hiện đang rất sôi động Qua nhiều năm đổi mới, về cơ bản hệthống pháp luật của Việt Nam đã được sửa đổi và hoàn chỉnh hơn để bảo vệcác doanh nghiệp trong nước cũng như khuyến khích các doanh nghiệp nướcngoài vào đầu tư Khung pháp lý về hoạt động truyền thông quy định tươngđối cởi mở, doanh nghiệp có quyền chủ động thực hiện quảng bá, giới thiệu

về doanh nghiệp, về sản phẩm, dịch vụ Việc tổ chức các sự kiện quan hệcông chúng khá dễ dàng, không cần phải xin giấy phép, trừ các chương trìnhdiễn ra với quy mô lớn, ảnh hưởng đến giao thông hoặc trật tự xã hội

Trang 36

Yếu tố kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới trong những năm gần đây có

nhiều biến động khó lường Đặc biệt Dịch bệnh Covid-19 trong năm 2020 đãảnh hưởng lớn đến công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ, gây ralạm phát, tăng trưởng kinh tế có chậm lại Dự báo trong ngắn hạn, tình hìnhkinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn Chi phí cho các hoạt động đều tăng lênđáng kể, việc triển khai các hoạt động quan hệ công chúng cũng đòi hỏi mứcchi lớn hơn mới đảm bảo được các điều kiện như trước đây, bao gồm chi phí

về con người (thuê mướn, trả lương nhân viên QHCC), chi phí thiết bị (mua

hoặc thuê sử dụng)

Tuy nhiên về cơ bản, mức sống của cư dân đô thị đã có những bước pháttriển rõ rệt với một bộ phận không nhỏ cư dân có nhu cầu cao, khả năng chitiêu lớn Thu nhập cao hơn, khả năng chi trả tốt hơn, nhu cầu về các sản phẩmchất lượng tốt cũng cao hơn Hoạt động quan hệ công chúng hướng đến nhómđối tượng này cũng đặt ra những yêu cầu cao hơn mới thu hút được sự quantâm, hưởng ứng của họ

Yếu tố xã hội:

Xu hướng tiêu dùng:

Cùng với xu hướng công nghiệp đang phát triển mạnh thì xu hướng tiêudùng của người dân cũng thay đổi theo, thói quen dùng tiền mặt đã dầnchuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt

Theo thống kê mới nhất của NHNN, tăng trưởng số lượng và giá trị giaodịch thanh toán điện tử năm 2019 qua kênh mobile banking lần lượt là 198%

và 210%; các kênh ineternet banking và ví điện tử cũng đều tăng trưởngkhoảng 37-86% so với cùng kỳ Tỷ trọng giao dịch tại ATM giảm từ 62% củanăm 2018 xuống còn 42% vào cuối năm 2019, cho thấy sự thay đổi thói quen

từ việc rút tiền mặt phục vụ chi tiêu hằng ngày sang các kênh ngân hàng điệntử

Trang 37

Trong một nền kinh tế chủ yếu dựa vào tiền mặt như Việt Nam thì nhữngkết quả này phản ánh triển vọng rất tích cực đối với sự phát triển của ngânhàng.

Dân số:

Trong những năm gần đây, dân số của Tỉnh Kiên Giang không ngừngđược tăng lên và đời sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện Theo

số liệu báo cáo của Tổng cục thống kê, số liệu dân số trung bình của tỉnh năm

2018 là 1.808.180 người, trong đó dân cư ở thành thị chiếm 30% dân số Cơcấu dân số trẻ, với thành phần lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp ngàycàng đông, đây chính là lượng khách hàng tiềm năng cho Agribank chi nhánhRạch Sỏi

Yếu tố công nghệ: Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là

công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến cách thức quản trị cũng như tổ chứcsản xuất, kinh doanh của hầu hết các ngân hàng Trong lĩnh vực hoạt độngquan hệ công chúng, nhiều phương thức truyền thông mới xuất hiện, tác độngmạnh mẽ đến các đối tượng công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ Các loạihình truyền thông, thông tin được cung cấp đa dạng và phong phú Vì vậy,cách thức truyền đạt thông điệp trong hoạt động quan hệ công chúng cũng cần

có sự thay đổi để thu hút được sự quan tâm của đối tượng Các công cụ quan

hệ công chúng theo sự phát triển của công nghệ cũng đa dạng hơn, các mạng

xã hội như Facebook, Zing Me, Twitter, Wechat… và các diễn đàn mạng traođổi thông tin từ những người có uy tín trong cộng đồng mạng có vai trò ngàycàng lớn trong việc tạo dựng hình ảnh của ngân hàng hay sản phẩm, dịch vụ.Đây là điều rất đáng quan tâm trong các hoạt động QHCC của ngân hàng

Trang 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống lý luận chung vềquan hệ công chúng và chính sách quan hệ công chúng, đồng thời trình bày

cơ sở lý luận về quy trình xây dựng chính sách quan hệ công chúng Hệ thống

cơ sở lý luận về hoạt động quan hệ công chúng trong luận văn được thamkhảo, trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu có uy tín, được công nhận rộng rãi Với nội dung cơ sở lý luận chung của quan hệ công chúng, tác giả tổng hợp

và trình bày các khái niệm cơ bản, vai trò, chức năng và nội dung của hoạtđộng QHCC trong doanh nghiệp thông qua mô hình RACE; giới thiệu cáchoạt động và bộ công cụ triển khai chính sách quan hệ công chúng trên cácquan điểm khác nhau của nhiều tác giả Trong khuôn khổ, phạm vi nghiêncứu của luận văn, hệ thống cơ sở lý luận được trình bày mang tính khái quát

Trang 39

và làm nền tảng cho việc đề xuất chính sách quan hệ công chúng cho ngânhàng tại chương 3

Những nội dung được trình bày trong chương 1 là cơ sở để tác giả phântích và đề xuất xây dựng chính sách quan hệ công chúng tại Agribank Chi nhánh Rạch Sỏi Kiên Giang trong chương 2 và chương 3 của luận văn

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUAN HỆ CÔNG CHÚNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI

NHÁNH RẠCH SỎI KIÊN GIANG

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NN&PTNT VIỆT NAM CHI

NHÁNH RẠCH SỎI KIÊN GIANG:

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Chi nhánh Rạch Sỏi:

Agribank chi nhánh Rạch Sỏi Kiên Giang có trụ sở tại số 04 Mai ThịHồng Hạnh, phường Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, là Ngân hàngnhà nước có mặt đầu tiên tại phường Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Trang 40

từ năm 1996 Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ chính trị và các chức năng kinhdoanh tiền tệ, dịch vụ của một ngân hàng thương mại.

Chức năng: Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng

và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theophân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp; Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểmtra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Tổng giám đốc; Thực hiện các nhiệm

vụ khác được Tổng Giám đốc giao phó

Nhiệm vụ: Huy động vốn; Cho vay; Cung ứng các dịch vụ thanh toán

và ngân quỹ; Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác; Thực hiện hạch toánkinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp;Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độnghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp;

Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chếnghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngânhàng Nông nghiệp liên quan đến hoạt động của các chi nhánh; Nghiên cứu,phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạchkinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và

kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương; Thực hiện công tác thông tin,tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ choviệc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệucủa Ngân hàng Nông nghiệp; Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, laođộng, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của Ngânhàng Nông nghiệp; Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quyđịnh và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc

2.1.2 Các sản phẩm, dịch vụ của Chi nhánh Rạch Sỏi :

Các hoạt động huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn

bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư; Nhận tiền gửi tiết

Ngày đăng: 27/02/2024, 13:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w