Trong điều kiện kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với thế giới, khi nguồn thu còn nhiều hạn chế, tình hình bội chi ngân sách nhà nước liên tục diễn ra thì việc kiểm soát các khoản chi ngân sách sử dụng đúng mục đích, chế độ, hiệu quả có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Kiểm soát chi ngân sách nhà nước là một quá trình phức tạp phải thực hiện kiểm soát từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, sử dụng và thanh quyết toán; nó liên quan đến tất cả các bộ, các ngành, các lĩnh vực và các địa phương. Chi ngân ngân sách nhà nước bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước nói chung và lĩnh vực kiểm soát các khoản chi ngân sách nói riêng. Trong đó, Kho bạc Nhà nước giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện cấp phát các khoản chi thường xuyên theo đúng quy định. Kho bạc Nhà nước phải thực sự trở thành một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện công cuộc cải cách hành chính mà đặc biệt là cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của Nhà nước, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia. Sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, Kho bạc Nhà nước Đắk Nông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại địa phương. Tuy nhiên quá trình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại đơn vị vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định cần được khắc phục, hoàn thiện như: tình trạng lãng phí ngân sách nhà nước và chưa tạo sự chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân sách trong sử dụng ngân sách nhà nước, mặc dù đã có cơ chế khoán, tự chủ, tự chịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động; việc phân công nhiệm vụ kiểm soát chi trong hệ thống Kho bạc Nhà nước còn bất cập, công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và cải cách tài chính công trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông” nhằm tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và kiến nghị một số giải pháp nhằm giải quyết những hạn chế còn tồn tại, góp phần đạt được các mục tiêu trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước mà Kho bạc Nhà nước đã đề ra.
Trang 1PHAN NGỌC TRANG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
ĐÀ NẴNG, 2021
Trang 2PHAN NGỌC TRANG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA
KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐĂK NÔNG
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN LỢI
ĐÀ NẴNG, 2021
Trang 3quả của Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021
Học viên
Phan Ngọc Trang
Trang 4Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Lợi, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và có những ý kiến đóng góp quý báu giúp em hoàn thành luận văn này
Hơn nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa sau đại học trường Đại học Duy Tân đã trang bị cho tác giả rất nhiều kiến thức trong 2 năm được học tập ở đây
Với sự hiểu biết và kinh nghiệm làm việc còn hạn chế nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ Thầy, Cô và bạn bè
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021
Học viên
Phan Ngọc Trang
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục của luận văn 4
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 9
Trang 51.1.3 Phân loại chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước 10
1.1.4 Đặc điểm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước 12
1.1.5 Vai trò chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước 13
1.1.6 Kiểm tra, kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước 13
1.2 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 14
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước 14
1.2.2 Kho bạc Nhà nước với công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước 17
1.2.3 Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 22
1.2.4 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 23
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 25
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC 27
1.3.1 Nhân tố chủ quan 27
1.3.2 Nhân tố khách quan 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK NÔNG 32
2.1 KHÁI QUÁT VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK NÔNG 32
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Đắk Nông 32
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Đắk Nông 32
Trang 6NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK NÔNG 46
2.2.1 Đối tượng kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước theo hình thức rút dự toán qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông 46
2.2.2 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông 46
2.2.3 Nội dung và kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông 48
2.2.4 Mức độ hài lòng của đơn vị sử dụng ngân sách khi thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước 62
2.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK NÔNG 66
2.3.1 Kết quả đạt được 66
2.3.2 Tồn tại và hạn chế 68
2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 74
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK NÔNG 75
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 75
3.1.1 Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 75
3.1.2 Mục tiêu cụ thể của Kho bạc Nhà nước đến năm 2025 75
3.1.3 Định hướng hoạt động kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc nhà nước Đắk Nông 78
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC ĐẮK NÔNG 79
Trang 73.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán
bộ, công chức 82
3.2.4 Tiếp nhận, xử lý, chấn chỉnh kịp thời những ý kiến, phản ánh của đơn vị sử dụng ngân sách trong công tác kiểm soát chi thường xuyên 84
3.2.5 Nâng cao chất lượng công tác tự kiểm tra và quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát chi thường xuyên 85
3.2.6 Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi theo hướng kiểm soát các khoản chi thường xuyên theo mức độ rủi ro 86
3.2.7 Phối hợp với các cơ quan ban ngành trong thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước 88
3.2.8 Nâng cao ý thức chấp hành chế độ chi ngân sách nhà nước 88
3.3 KIẾN NGHỊ 89
3.3.1 Kiến nghị với Bộ Tài chính 89
3.3.2 Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước 90
3.3.3 Kiến nghị với các Bộ, ngành, địa phương 91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 92
KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8Kho bạc Nhà nước Đắk Nông giai đoạn 2018-2020 49Bảng 2.2 Kết quả chi thường xuyên ngân sách nhà nước, giai đoạn 56Bảng 2.3 Kết quả chi thường xuyên ngân sách nhà nước, giai đoạn 2018-2020(Theo cấp ngân sách) 59Bảng 2.4 Kết quả giải quyết hồ sơ kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcgiai đoạn 2018-2020 61Bảng 2.5 Tỷ lệ tạm ứng chi thường xuyên ngân sách nhà nước giai đoạn 2018-2020 62
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Đắk Nông 36
Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạcNhà nước Đắk Nông 47
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với thế giới, khinguồn thu còn nhiều hạn chế, tình hình bội chi ngân sách nhà nước liên tục diễn rathì việc kiểm soát các khoản chi ngân sách sử dụng đúng mục đích, chế độ, hiệu quả
có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước và thựchiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng,thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước
Kiểm soát chi ngân sách nhà nước là một quá trình phức tạp phải thực hiệnkiểm soát từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, sử dụng vàthanh quyết toán; nó liên quan đến tất cả các bộ, các ngành, các lĩnh vực và các địaphương Chi ngân ngân sách nhà nước bao gồm hai bộ phận chính là chi đầu tư pháttriển và chi thường xuyên, trong đó chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn và có vịtrí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước Thời gian qua, Đảng và Nhànước đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nướctrong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước nói chung và lĩnh vực kiểm soát các khoảnchi ngân sách nói riêng Trong đó, Kho bạc Nhà nước giữ vai trò quan trọng trongviệc kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện cấp phát các khoản chi thường xuyêntheo đúng quy định Kho bạc Nhà nước phải thực sự trở thành một trong những công
cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện công cuộc cải cách hành chính màđặc biệt là cải cách tài chính công theo hướng công khai, minh bạch, góp phần thựchành tiết kiệm, chống lãng phí, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các nguồntài chính của Nhà nước, giữ vững ổn định và phát triển nền tài chính quốc gia
Sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, Kho bạc Nhà nước Đắk Nông đãhoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại địa phương Tuy nhiênquá trình thực hiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại đơn
vị vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định cần được khắc phục, hoàn thiện như: tìnhtrạng lãng phí ngân sách nhà nước và chưa tạo sự chủ động cho các đơn vị sử dụng
Trang 11ngân sách trong sử dụng ngân sách nhà nước, mặc dù đã có cơ chế khoán, tự chủ, tựchịu trách nhiệm sử dụng biên chế và kinh phí hoạt động; việc phân công nhiệm vụkiểm soát chi trong hệ thống Kho bạc Nhà nước còn bất cập, công tác kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu quản
lý và cải cách tài chính công trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế Xuất phát từ
những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác kiểm soát
chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông” nhằm
tổng hợp cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và kiến nghị một số giải pháp nhằm giảiquyết những hạn chế còn tồn tại, góp phần đạt được các mục tiêu trong công tác kiểmsoát chi thường xuyên ngân sách nhà nước mà Kho bạc Nhà nước đã đề ra
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước Đắk Nông, tìm ra các giải pháp đểhoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại đơn vị giúpcho công chức làm công tác kiểm soát chi tại đơn vị có cái nhìn tổng thể về quátrình kiểm soát chi thường xuyên và vận dụng một cách có hiệu quả, đáp ứng yêucầu hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành ngân sách nhà nước, phù hợp với quátrình cải cách tài chính công, chuẩn mực và thông lệ quốc tế
- Đề xuất những giải pháp có tính thực tiễn và khoa học nhằm hoàn thiện côngtác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ĐắkNông
Trang 123 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về công tác kiểmsoát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và thực tiễn côngtác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ĐắkNông do Phòng Kiểm soát chi và Phòng Kế toán Nhà nước thực hiện kiểm soát
Kế toán Nhà nước thực hiện kiểm soát
Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập, xử lý, phân tích trong giaiđoạn từ năm 2018 đến năm 2020 và đề ra giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chithường xuyên ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông trong nhữngnăm tiếp theo
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử; các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước để phân tích, đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước
4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp thu thập số liệuthứ cấp (lấy số liệu thực tế từ báo cáo thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2018-2020); Báo cáo tổng kết kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước giai đoạn2018-2020 kết hợp kiến thức trong quá trình nghiên cứu tài liệu trên sách báo, tạp chí,báo cáo số liệu tại Kho bạc Nhà nước Đắk Nông
4.2 Phương pháp tổng hợp
- Tổng hợp những kết quả nghiên cứu từ các đề tài khoa học, các bài viết trên
Trang 13Tạp chí Quản lý ngân quỹ của Kho bạc Nhà nước.
- Hệ thống văn bản, chế độ của Nhà nước, Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước cóliên quan đến công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước nói chung và chi thườngxuyên tại Kho bạc Nhà nước nói riêng để làm rõ thêm về cơ sở khoa học và thực tiễn
về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với cơ quan hànhchính nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nói chung và Kho bạc Nhà nước Đắk Nôngnói riêng
4.3 Phương pháp phân tích
- Phân tích bảng số liệu được xử lý tính toán trên máy tính theo phần mềmExcel để đánh giá và đưa ra kết quả
- Sử dụng số liệu thu thập được xử lý thông qua phần mềm Excel để thống kê,
mô tả từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá
- Xem xét phân tích các chỉ tiêu dựa trên so sánh với một chỉ tiêu gốc qua cácnăm
5 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương với nộidung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyênngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong thời gian qua có rất nhiều đề tài khoa học, nghiên cứu khoa học củanhững nhà khoa học trong và ngoài ngành, các luận văn, bài báo viết về Kho bạc Nhànước với nhiều góc độ khác nhau, nhằm hoàn thiện về tổ chức bộ máy, về chức năng,nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Trong đó kiểm soát chi thường xuyên Ngân sáchNhà nước qua Kho bạc Nhà nước là một trong những đề tài mang tính thời sự, nhất là
Trang 14giai đoạn thực hiện cải cách hành chính công Đây là đề tài mang tính thực tiễn cao,phù hợp với công cuộc cải cách hành chính và định hướng phát triển của Kho bạcNhà nước.
Liên quan đến công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước thì cómột số đề tài nghiên cứu như:
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua Khobạc Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chínhthuộc tỉnh Khánh Hòa” năm 2015 của tác giả Phạm Thị Hồ Lan, bảo vệ tại trườngĐại học Nha Trang Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủtài chính, phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soátchi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước đối với đơn vị sựnghiệp công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính thuộc tỉnh Khánh Hòa
- Luận văn cao học “Kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước quaKho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” năm 2015 của tác giả Lê Xuân Tuấn,bảo vệ tại trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng Qua tổng hợp lý luận và thựctrạng kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước ĐắkNông, tác giả làm rõ vai trò, vị thế và trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước Đắk Nôngtrong việc quản lý và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước cũng như tráchnhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách; tuy nhiên tác giả mới chỉ đi sâu vào phần cơ sở
lý luận, phần thực trạng mới chỉ nêu chung chung công tác kiểm soát chi trước khi cóLuật ngân sách nhà nước và sau khi có Luật ngân sách nhà nước và một số nội dung
đã không còn phù hợp với các quy định về kiểm soát chi thường xuyên hiện nay, nêncần nghiên cứu, bổ sung cho hoàn thiện
- Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước qua Kho bạc nhà nước Krông Pắc, Tỉnh Đắk Lắk” năm 2019 của tácgiả Nguyễn Hồng Anh Phương, bảo vệ tại trường Đại học Duy Tân Các tác giả đãkhái quát được cơ sở lý luận, phân tích đánh giá được tồn tại, nguyên nhân tồn tại và
đề ra được các giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát chi, tuy nhiên hiện cơ chế
Trang 15chính sách liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên đã có nhiều thay đổi so vớitrước, nên một số tồn tại và giải pháp đã không còn phù hợp, cần tiếp tục nghiên cứu
để hoàn thiện trong thời gian tới
- Phan Quảng Thống (2006), “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi ngânsách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia (số 5).Tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm hoạt thiện cơ chế kiểm soát chi ngân sáchnhà nước qua Kho bạc Nhà nước, tuy nhiên hiện cơ chế chính sách liên quan đếnkiểm soát chi thường xuyên đã có nhiều thay đổi so với trước, nên một số tồn tại vàgiải pháp đã không còn phù hợp, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện trong thờigian tới
- Phạm Thị Thanh Vân (2010), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng côngtác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước”, Tạp chí quản lý ngânquỹ quốc gia (số 102) Tác giả đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng caocông tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nước, tuy nhiênhiện cơ chế chính sách liên quan đến kiểm soát chi thường xuyên đã có nhiều thayđổi so với trước, nên một số tồn tại và giải pháp đã không còn phù hợp, cần tiếp tụcnghiên cứu để hoàn thiện trong thời gian tới
- Nguyễn Công Điều (2015), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chithường xuyên trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (số159) Ngoài việc chỉ ra những điểm bất cập của Thông tư 161/2012/TT-BTC ngày02/10/2012 của Bộ Tài chính tác giả đã cho thấy, tác giả cũng trình bày một số vấn đềnảy sinh chưa phù hợp với quy định của Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày26/11/2013, Nghị định số 63/2014NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy địnhchi tiết thi hành một số điều của luật đấu thầu và các văn bản quy định khác có liênquan Từ việc nghiên cứu dự thảo sửa đổi và xuất phát từ thực tiễn kiểm soát chi, tácgiả đã đề xuất một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện về nội dung, quy trình, thủtục kiểm soát chi mà Bộ Tài chính đang dự kiến ban hành trong thời gian tới như vềphạm vi và đối tượng điều chỉnh, về chế độ chi tiêu tiền mặt, về việc tạm ứng theohợp đồng, về quy định hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi
Trang 16- Dương Công Trinh (2016), “Trao đổi về công tác kiểm soát chi thườngxuyên Ngân sách Nhà nước”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (số 174) Bài báođặt vấn đề để công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước an toàn vàhiệu quả, công khai và minh bạch, phù hợp với Luật ngân sách nhà nước năm 2015thì cần phải tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện các văn bản trong thời gian tới.Theo đó, tác giả cho rằng cần cải cách thủ tục hồ sơ, giao quyền tự chịu trách nhiệmnhiều hơn cho các đơn vị sử dụng Ngân sách đồng thời có những giải pháp đảm bảocác khoản chi được kiểm soát chặt chẽ; hạn chế áp lực và rủi ro cho công chức kiểmsoát chi của Kho bạc Nhà nước Cụ thể: trong tháng, ngoài những khoản chi lương,phụ cấp mang tính cố định, các khoản chi như nghiệp vụ chuyên môn, dịch vụ, côngtác phí, hội nghị căn cứ vào hoá đơn chứng từ, đơn vị sử dụng Ngân sách lập Giấyrút dự toán gửi đến Kho bạc Nhà nước đề nghị thanh toán cho đơn vị cung cấp hànghoá dịch vụ; cuối tháng, tổng hợp các khoản chi, đơn vị sử dụng Ngân sách lập Bảng
kê chứng từ thanh toán (ghi cụ thể đối với các khoản chi có quy định tiêu chuẩn địnhmức) gửi Kho bạc Nhà nước kiểm soát (thay thế cho từng lẫn thanh toán) Trong quátrình kiểm soát, trường hợp có những khoản chi chưa rõ, Kho bạc Nhà nước đề nghịđơn vị sử dụng Ngân sách cung cấp hồ sơ chứng từ (bản gốc) để kiểm soát, nếu pháthiện những khoản chi sai, vượt chế độ tiêu chuẩn định mức, Kho bạc Nhà nước làmthông báo từ chối và đề nghị đơn vị nộp trả lại cho ngân sách nhà nước
- Nguyễn Thị Bạch Trúc (2017), “Trao đổi về quy định kiểm soát chi Ngânsách nhà nước qua kho bạc Nhà nước”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (số 182).Nội dung chủ yếu của bài báo là nêu lên thực tiễn việc áp dụng Thông tư 39 của BộTài chính quy định về chế độ kiểm soát thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước cho thấy vẫn còn những điểm chưa phù hợp, qua đó, bài viếtđưa ra một số kiến nghị đề xuất nhằm Tăng cường hơn nữa quy định về chế độ kiểmsoát thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Bài báođưa ra kiến nghị: một là, đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư của các dự án cótổng mức vốn từ 1 tỷ trở lên thuộc cấp Ngân sách xã hoặc do xã làm chủ đầu tư thì ápdụng Thông tư 28 cho phù hợp; hai là, về hồ sơ lưu trữ hằng ngày hay lưu trữ cuối
Trang 17năm: Thông tư 39 chưa nêu rõ cách lưu trữ hồ sơ dẫn đến một số trường hợp vướngmắc về cách lưu hồ sơ trong ngày phát sinh hay lưu vào cuối năm Kiến nghị Kho bạcNhà nước có hướng dẫn quy định hồ sơ kiểm soát có nội dung phục vụ cho một lầnhoặc lần cuối cùng kiểm soát thanh toán chi trả (danh sách chi ngoài giờ, danh sáchchi công tác phí, hợp đồng chi trả một lần ) thì lưu trữ cùng với chứng từ thanh toántheo ngày; nếu hồ sơ có nội dung phục vụ kiểm soát thanh toán nhiều lần thì lưu hồ
sơ kiểm soát chi cuối năm lưu trữ Riêng hợp đồng thanh toán nhiều lần thì lưu vào
hồ sơ ngày thanh toán lần cuối của hợp đồng
- Cao Văn (2019), “Giải pháp tăng cường kiểm soát chi thường xuyên quaKho bạc Nhà nước Đồng Nai”, Tạp chí quản lý ngân quỹ quốc gia (số 206) Tác giả
đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát chi ngân sáchnhà nước qua Kho bạc Nhà nước nước, tuy nhiên hiện cơ chế chính sách liên quanđến kiểm soát chi thường xuyên đã có nhiều thay đổi so với trước, nên một số tồn tại
và giải pháp đã không còn phù hợp, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện trong thờigian tới
Tác giả thấy rằng tất cả các công trình nghiên cứu và các bài viết trên tạp chí
đã công bố nói trên là những tài liệu hết sức quý giá về mặt lý luận và thực tiễn Là
cơ sở để tác giả kế thừa và tham khảo Tuy nhiên công tác kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước đã có nhiều thay đổi, nhiều văn bản mới được ban hành.Nhằm tiếp cận vấn đề đa dạng và nghiên cứu vấn đề phù hợp trong giai đoạn mới, tácgiả thực hiện nghiên cứu theo hướng phân tích thực trạng kiểm soát chi thường xuyênngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông, đưa ra những giải pháp đồngthời đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngânsách nhà nước tại đơn vị
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 KHÁI QUÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1.1 Khái niệm Ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, Nhà nướcbằng quyền lực chính trị và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiệnchức năng, nhiệm vụ của mình đặt ra những khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.Điều này cho thấy chính sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối với đờisống kinh tế - xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và tính chất hoạtđộng của ngân sách nhà nước Trong thực tế quản lý và điều hành tại Việt Nam:
“Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.”[13]
Ngân sách nhà nước có tính niên hạn với niên độ hay năm tài khoá thường làmột năm Ở nước ta hiện nay, năm ngân sách bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và kết thúcvào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhấttheo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấpquản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm Trong đó, Quốc hội là cơ quan cao nhất cóquyền quyết định dự toán và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
Về bản chất ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữaNhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng cácnguồn Tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điềuhành nền kinh tế -xã hội của mình
1.1.2 Khái niệm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Tại khoản 4, điều 4, Luật ngân sách nhà nước 2015 (số 83/2015/QH13 doQuốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/6/2015) định
Trang 19nghĩa: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự
toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
Chi thường xuyên ngân sách nhà nước: Là nhiệm vụ chi của ngân sách nhànước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chínhtrị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thườngxuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
Chi ngân sách nhà nước là hoạt động của nhà nước nhằm phân phối sử dụngquỹ ngân sách nhà nước theo dự toán để đảm bảo cho bộ máy nhà nước vận hành,thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước
Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi đầu tư phát triển; chi dự trữquốc gia; chi thường xuyên; chi trả nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi khác theo quyđịnh của pháp luật;
1.1.3 Phân loại chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Phân loại các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước là việc sắp xếp cáckhoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo những tiêu thức, tiêu chí nhất địnhtuỳ thuộc vào các mục tiêu khác nhau mà có các cách phân loại khác nhau, cụ thể:
a Theo tính chất kinh tế
Căn cứ vào tính chất kinh tế, chi thường xuyên bao gồm 4 nhóm mục cụ thể như sau:
Nhóm các khoản chi thanh toán cho cá nhân gồm: Tiền lương; tiền công trả
cho lao động thường xuyên theo hợp đồng; phụ cấp lương; học bổng học sinh, sinhviên; tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp; chi cho cán bộ xã, thôn bảnđương chức; các khoản thanh toán khác cho cá nhân
Nhóm các khoản chi về hàng hóa, dịch vụ gồm: Chi thanh toán dịch vụ công
cộng; vật tư văn phòng; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; hội nghị; công tác phí; chiphí thuê mướn; chi đoàn ra, đoàn vào; chi sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyênmôn và duy tu, bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng từ kinh phí thường xuyên; Chi
Trang 20phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành.
Nhóm các khoản chi hỗ trợ và bổ sung gồm: Chi hỗ trợ kinh tế tập thể và dân
cư; chi về công tác người có công với cách mạng và xã hội; chi trợ giá theo chínhsách của Nhà nước; chi lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội; chi bổ sung cho ngânsách cấp dưới
Nhóm các khoản chi khác gồm: Chi cho công tác Đảng ở tổ chức Đảng cơ sở
và các cấp trên cơ sở; chi lập các quỹ của đơn vị thực hiện khoán chi và đơn vị sựnhiệp có thu; các khoản chi khác của mục lục ngân sách nhà nước
b Theo mục đích sử dụng
Theo quy định hiện hành tại Điều 3 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì cáckhoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước được quy định như sau:
- Quốc phòng;
- An ninh và trật tự, an toàn xã hội;
- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
- Sự nghiệp khoa học và công nghệ;
- Sự nghiệp y tế, dân số và gia đình;
- Sự nghiệp văn hóa thông tin;
- Sự nghiệp phát thanh, truyền hình, thông tấn;
- Chi bảo đảm xã hội, bao gồm cả chi hỗ trợ thực hiện các chính sách xã hộitheo quy định của pháp luật;
Trang 21- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
1.1.4 Đặc điểm chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
- Chi thường xuyên ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với hoạt động của bộmáy nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế - chính trị, kinh tế - xã hội Quy mô tổchức bộ máy nhà nước, khối lượng phạm vi nhiệm vụ do nhà nước đảm nhiệm cóquan hệ tỷ lệ thuận với tổng dự toán chi ngân sách nhà nước
- Xét theo cơ cấu chi ngân sách nhà nước ở từng niên độ và mục đích sử
dụng, thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước có hiệulực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội Khinghiên cứu cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo mục đích sử dụng, người ta thườngphân loại các khoản chi thành 2 nhóm: Chi tích lũy và chi tiêu dùng Theo tiêu thứcnày thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên được xếp vào chi tiêu dùng Bởi vì,trong từng niên độ ngân sách đó, các khoản chi chủ yếu nhằm trang trải cho các nhucầu về quản lý hành chính nhà nước; về quốc phòng, an ninh; về các hoạt động sựnghiệp và các hoạt động xã hội khác
- Các khoản chi thường xuyên có tính ổn định cao, nguồn lực tài chính trangtrải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổ tương đối đều giữa các quýtrong năm, giữa các tháng trong quý và giữa các năm trong kỳ kế hoạch
- Các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước gắn chặt với sự vận độngcủa các phạm trù giá trị như tiền lương, giá cả và các phạm trù khác thuộc lĩnh vựctiền tệ
- Các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước thường mang tính chấtkhông bồi hoàn trực tiếp Đặc điểm này giúp chúng ta phân biệt các khoản chi ngânsách nhà nước với các khoản tín dụng, các khoản chi cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh…
- Các khoản chi thường xuyên thường được xem xét tính hiệu quả ở tầm vĩ
mô, tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được xem xét một cách toàn diện
và dựa vào mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà Nhà nước đã đề ratrong từng thời kỳ
Trang 221.1.5 Vai trò chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Có thể nói chi thường xuyên có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ chi ngânsách nhà nước, cũng như giúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường
để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước Chi thường xuyên là quá trình phânphối, sử dụng nguồn lực tài chính của Nhà nước nhằm trang trải những nhu cầu củacác cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội thuộc khu vực công, qua đó thựchiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực
- Chi thường xuyên có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chức năngcủa Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội, là một trong những nhân tố có ý nghĩaquyết định đến chất lượng, hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước
- Chi thường xuyên là công cụ để Nhà nước thực hiện mục tiêu ổn định vàđiều chỉnh thu nhập, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, thực hiện các chínhsách xã hội… góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội
- Chi thường xuyên được xem là một trong những công cụ kích thích pháttriển và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
- Chi thường xuyên là công cụ ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh.Thông qua chi thường xuyên, Nhà nước thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo
ổn định, an toàn xã hội và an ninh, quốc phòng
Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên còn có ý nghĩa quan trọng trong việcphân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính Chi thường xuyên hiệu quả vàtiết kiệm sẽ tăng tích lũy vốn ngân sách nhà nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
1.1.6 Kiểm tra, kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
Kiểm tra, kiểm soát chi ngân sách nhà nước là quá trình các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhànước theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định vàđược thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình quản lý chi ngân sách nhà nước
Trong giai đoạn lập dự toán, công tác kiểm tra ngân sách nhà nước được thựchiện nhằm xem xét lại các dự báo, đánh giá số liệu dự toán của các đơn vị đảm bảophù hợp với thực tế phát sinh, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị hoặc của từng cấp,
Trang 23từng ngành, qua đó thực hiện công tác kiểm soát việc giao dự toán, tránh tình trạnggiao dự toán quá thấp không đủ kinh phí hoạt động cho đơn vị hoặc giao dự toánquá cao dẫn đến lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, giúp nâng caochất lượng dự toán,
Trong giai đoạn chấp hành ngân sách nhà nước, việc kiểm tra được thực hiệnnhằm xem xét, đánh giá các điều kiện theo quy định đối với các khoản chi, cùng với
đó, công tác kiểm soát ngân sách nhà nước được thực hiện nhằm đảm bảo cáckhoản chi phải đủ điều kiện theo quy định trước khi xuất quỹ ngân sách nhà nướcchi trả cho đối tượng thụ hưởng ngân sách nhà nước, giúp phát hiện, ngăn chặn kịpthời những khoản chi không đúng chế độ quy định, tránh lãng phí và thất thoát ngânsách nhà nước
Trong giai đoạn quyết toán chi ngân sách nhà nước, kiểm tra tình hình sửdụng kinh phí của đơn vị sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo sự đúng đắn, chính xáccủa các khoản chi ngân sách nhà nước trước khi ngân sách nhà nước được quyếttoán.Việc kiểm soát sau khi chi được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyềnquyết định dự toán, cơ quan kiểm toán và cơ quan tài chính
1.2 KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Ngân sách nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia, làcông cụ để Nhà nước thực hiện kiểm soát và cân đối ngân sách đảm bảo thực hiệnnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội Thông qua ngân sách nhà nước (ngân sách nhànước) các nguồn tài chính tập trung vào Nhà nước qua các hình thức: thu thuế, lệphí, phí…sẽ được Nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ củamình trên cơ sở luật định
Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, HĐND quyết định dự toán thu– chi ngân sách địa phương; quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điềuchỉnh dự toán ngân sách địa phương và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương.Xác định đây là một trong các vấn đề quan trọng của địa phương, nó ảnh hưởng và
Trang 24tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của cộng đồng và nhândân địa phương nên HĐND cấp xã có vai trò đặc biệt coi trọng công tác thẩm tra,giám sát dự toán và quyết toán ngân sách do UBND trình.
* Cơ quan tài chính các cấp
Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm: Thẩm tra việc phân bổ dự toánngân sách nhà nước cho các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước Trường hợp việcphân bổ không phù hợp với nội dung trong dự toán do cơ quan nhà nước có thẩmquyền giao, không đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, thì yêu cầu cơquan phân bổ ngân sách điều chỉnh lại; Bố trí nguồn để đáp ứng nhu cầu chi, trườnghợp nhu cầu chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách nhà nước,thì cơ quan tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quyđịnh để bảo đảm nguồn; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngânsách ở các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
* Cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương
Cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm: Hướng dẫn,theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực do cơquan quản lý và của các đơn vị trực thuộc; Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện chingân sách nhà nước và các báo cáo tài chính khác theo chế độ quy định
* Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
- Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm về việc quản lý, sửdụng ngân sách theo dự toán được giao, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, bảođảm hiệu quả, tiết kiệm, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách
- Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụng ngân sách cónhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán nhànước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến nghịthủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp viphạm [13]
* Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước trong việc quản lý, cấp phát và kiểmsoát chi thường xuyên ngân sách nhà nước đối với cơ quan hành chính nhà nước
Trang 25Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thựchiện thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quyđịnh Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyềntrong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng,
số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách tại Kho bạcNhà nước Kho bạc Nhà nước có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thôngbáo bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách biết; đồng thời, chịu trách nhiệm vềquyết định của mình trong các trường hợp sau:
- Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quy định
- Không đủ các điều kiện chi theo quy định Kho bạc Nhà nước không chịutrách nhiệm về những hồ sơ, chứng từ theo quy định không phải gửi đến Kho bạcNhà nước để kiểm soát [3]
- Đối với cán bộ kiểm soát chi: Cán bộ kiểm soát chi có trách nhiệm hướngdẫn đơn vị sử dụng ngân sách nộp hồ sơ kiểm soát chi; xem xét hồ sơ, kiểm tra sơ
bộ về sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ; Thực hiện việc kiểm soát hồ sơ,đảm bảo việc kiểm soát chi thường xuyên đúng pháp luật, chính sách, chế độ củaNhà nước Sau khi hồ sơ đã có kết quả xử lý, cán bộ kiểm soát chi thông báo kếtquả và trả lại hồ sơ, chứng từ cho đơn vị sử dụng ngân sách
- Đối với Kế toán trưởng: Kế toán trưởng Kho bạc Nhà nước có trách nhiệmkiểm tra lại toàn bộ hồ sơ kiểm soát chi mà cán bộ kiểm soát chi trình, nếu hợp lệ,hợp pháp, đúng quy định thì tiến hành ký trên các hồ sơ chứng từ Thường xuyêntheo dõi, kiểm tra cán bộ kiểm soát chi trong việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ, tinhthần thái độ phục vụ khách hàng, đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ chứng từ kiểm soátchi
- Đối với Ban Giám đốc: Ban Giám đốc có trách nhiệm toàn diện về việctriển khai thực hiện giao dịch trong kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước; Quy định giao nhận hồ sơ trong nội bộ đơn vị, thời gian giải quyết công việccủa các bộ phận nghiệp vụ bảo đảm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà
Trang 26nước, đúng thời hạn quy định, không gây phiền hà cho khách giao dịch; Niêm yếtcông khai tại trụ sở Kho bạc Nhà nước về các quy định, thủ tục hành chính, hồ sơ
và thời hạn giải quyết công việc
Như vậy, trong quy trình kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcqua Kho bạc Nhà nước đã phân công trách nhiệm rõ ràng và cụ thể cho từng thànhviên tham gia vào quy trình, việc phân công trách nhiệm như trên có ý nghĩa quantrọng trong việc theo dõi, giám sát thực hiện đúng quy trình giải quyết công việc, nó
là căn cứ cơ sở pháp lý để xử lý, quy trách nhiệm cho từng cá nhân khi khách hàngkhiếu nại, tố cáo cán bộ Kho bạc Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi
1.2.2 Kho bạc Nhà nước với công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
a Khái niệm kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước làviệc kiểm tra, xem xét các khoản chi ngân sách nhà nước đã được thủ trưởng đơn
vị sử dụng ngân sách nhà nước quyết định chi gửi đến cơ quan Kho bạc nhằm đảmbảo chi đúng theo dự toán được duyệt, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi tiêu do Nhà nước quy định, đồng thời thông qua hoạt động này nhằm pháthiện và ngăn chặn các khoản chi trái với quy định hiện hành của nhà nước
Công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước bao gồm kiểm soát trước khi chi,kiểm soát trong khi chi và kiểm soát sau khi chi Cụ thể:
Kiểm soát trước khi chi: Là việc kiểm soát trước hồ sơ đơn vị sử dụng Ngânsách gửi đến cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch Mục đích củahoạt động này là để kiểm soát việc chấp hành các điều kiện thanh toán, đảm bảođơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước phải lập dự toán ngân sách nhà nước hàngnăm, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở đúng chế độ, tiêu chuẩn, địnhmức chi tiêu ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.Kiểm soát việc lập, quyết định và phân bổ dự toán là khâu đầu tiên của chu trìnhquản lý Ngân sách nhằm bảo đảm cho việc bố trí Ngân sách tiết kiệm ngay từ đầu
Trang 27và đảm bảo được việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trước khibước vào thực chi
Kiểm soát trong khi chi hay còn gọi là kiểm soát quá trình thanh toán cáckhoản chi của ngân sách nhà nước Đây là giai đoạn có tính chất quyết định đến tínhhiệu quả và tiết kiệm của chi ngân sách và kiểm soát chi, giúp ngăn ngừa, loại bỏ cáckhoản chi không đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn, đơn giá, đối tượng, mục đíchđảm bảo vốn ngân sách nhà nước sử dụng có hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí
Kiểm soát sau khi chi là kiểm soát tình hình sử dụng ngân sách nhà nước saukhi xuất quỹ ngân sách nhà nước, được tiến hành thông qua các báo cáo kế toán và
do các cơ quan chức năng và cơ quan có thẩm quyền quyết định quyết toán nhưQuốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp, cơ quan Tài chính, Thanh tra, Kiểm toánNhà nước thực hiện
b Sự cần thiết kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước là quá trình những cơquan có thẩm quyền thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi theocác chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định và trên
cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng giaiđoạn Như vậy, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước là nhu cầu đối vớimỗi Quốc gia, dù đó là Quốc gia phát triển hay đang phát triển.
Đối với nước ta hiện nay, kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướclại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng do yêu cầu của công cuộc đổi mới, trong quátrình đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung và cơ chế quản lý ngân sách nhànước nói riêng đòi hỏi các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước phảiđược bảo đảm tiết kiệm và có hiệu quả. Điều này là một tất yếu khách quan, bởi vìnguồn lực của ngân sách nhà nước bao giờ cũng có hạn, chủ yếu là tiền của và côngsức lao động do nhân dân đóng góp do đó không thể chi tiêu một cách lãng phí Vìvậy, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nước thực sựtrở thành mối quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và
Trang 28của toàn xã hội Thực hiện tốt công tác này sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong việc thựchành tiết kiệm, tập trung mọi nguồn lực tài chính để phát triển kinh tế xã hội, chốngcác biểu hiện tiêu cực, chi tiêu lãng phí, góp phần lành mạnh hoá nền tài chínhQuốc gia, ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát
Mặt khác trước xu hướng hội nhập kinh tế cùng phát triển, hội nhập để nắmbắt những công nghệ, giải pháp hiện đại của thế giới phục vụ chiến lược phát triểnnền tài chính công cũng như chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước trong tươnglai, đòi hỏi phải có một kế hoạch để mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tếvới nhiều nước, nhiều tổ chức tài chính quốc tế để học hỏi kinh nghiệm, được hỗ trợ
tư vấn của nhiều chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đáp ứng đượcyêu cầu hoàn thiện và phát triển hệ thống Kho bạc Nhà nước ngày càng vững mạnh
và đóng vai trò quan trọng trong nền tài chính quốc gia
c Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Mục tiêu của việc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước là nhằm đảm bảo tất cả các khoản chi thường xuyên từ ngân sách nhànước được kiểm soát chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả,chống thất thoát, lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích, giải quyết hài hòa mối quan
hệ về lợi ích kinh tế giữa một bên là Nhà nước và một bên là các chủ thể sử dụngvốn ngân sách nhà nước Nâng cao trách nhiệm và phát huy vai trò của các ngành,các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng ngânsách nhà nước Đặc biệt, theo Luật ngân sách nhà nước quy định, hệ thống Kho bạcNhà nước chịu trách nhiệm kiểm soát thanh toán, chi trả trực tiếp từng khoản chingân sách nhà nước cho các đối tượng sử dụng đúng với chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn đã được Nhà nước giao, góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính.Khắc phục những hạn chế còn tồn tại của cơ chế quản lý chi thường xuyên ngânsách nhà nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hiện tượng tiêu cực, đồngthời phát hiện những kẽ hở trong cơ chế quản lý để từ đó có kiến nghị bổ sungchỉnh sửa Đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới cơ chế quản lý tài chính và quản
Trang 29lý ngân sách nhà nước đòi hỏi mọi khoản chi thường xuyên ngân sách nhà nướcphải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập với nền tài chính trongkhu vực và thế giới.
d Nguyên tắc kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Thứ nhất tất cả các khoản chi ngân sách nhà nước phải được kiểm tra, kiểmsoát trong quá trình chi trả, thanh toán Các khoản chi phải có trong dự toán ngânsách nhà nước được giao, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyềnquy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủyquyền quyết định chi
Thứ hai mọi khoản chi ngân sách nhà nước được hạch toán bằng đồng ViệtNam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục ngân sách nhà nước Cáckhoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động đượcquy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ, giá hiện vật, ngàycông lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
Thứ ba việc thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhànước thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởnglương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ; trường hợp chưa thựchiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán quađơn vị sử dụng ngân sách nhà nước
Thứ tư trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi ngân sách nhànước các khoản chi sai phải thu hồi hoặc nộp ngân sách Căn cứ vào quyết định của
cơ quan Tài chính hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Kho bạcNhà nước thực hiện việc thu hồi cho ngân sách nhà nước theo đúng trình tự quyđịnh
e Vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năngtham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà
Trang 30nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhànước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triểnthông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Kiểm soát chi ngân sách nhà nước là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các
cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước; trong
đó hệ thống Kho bạc Nhà nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng Luật ngân sách nhànước đã quy định mọi khoản chi của ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khiđáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, đồng thời theo nguyên tắc thanh toán trựctiếp cho đơn vị sử dụng Ngân sách và các tổ chức được Ngân sách hỗ trợ thườngxuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, chịu sự kiểm tra của cơ quan Tàichính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán và sử dụng kinh phí
Vì vậy có thể khẳng định rằng, Kho bạc Nhà nước có một vai trò hết sức quantrọng đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước, được Nhànước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của Nhà nước ra khỏi quỹ ngânsách nhà nước Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán đối với các khoản chikhông có trong dự toán, không đúng mục đích, không có hiệu quả hoặc không đúngchế độ của Nhà nước qua đó đảm bảo cho quá trình quản lý, sử dụng ngân quỹ quốcgia được chặt chẽ, góp phần kiểm soát việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán, chốngtiêu cực, đề cao kỷ cương, kỷ luật trong quản lý Tài chính - Tiền tệ
Thông qua quá trình cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước,Kho bạc Nhà nước tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình chi ngân sáchnhà nước qua Kho bạc Nhà nước theo từng địa bàn, từng cấp ngân sách từ đó cónhững nhận xét, đánh giá về những kết quả đã đạt được, những hạn chế, tồn tại vànguyên nhân; cùng các cơ quan hữu quan nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế kiểmsoát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước qua hệ thống Kho bạcNhà nước Đồng thời cung cấp thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành củalãnh đạo chính quyền các cấp
Đến nay hệ thống Kho bạc Nhà nước đã xây dựng được cơ chế, quy trìnhquản lý, kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước phù hợp với
Trang 31thông lệ quốc tế; tăng cường phương thức cấp thanh toán trực tiếp cho các đơn vịcung cấp hàng hóa dịch vụ; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công táckiểm soát chi, thông qua công tác này đã góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãngphí và phòng chống tham nhũng.
1.2.3 Nội dung công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhànước bao gồm các nội dung sau:
a Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ:
Khi có nhu cầu chi tiêu, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước nộp các
hồ sơ cần thiết cho Kho bạc Nhà nước, bao gồm các hồ sơ gửi Kho bạc Nhà nướclần đầu và các hồ sơ liên quan đến từng khoản chi thường xuyên
Hồ sơ gửi Kho bạc Nhà nước lần đầu bao gồm: Dự toán năm được cấp cóthẩm quyền giao; Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; Quyết định giao quyền tự chủcủa cấp có thẩm quyền của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định
số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ; Quy chế chi tiêu nội bộ đối với
cơ quan nhà nước thực hiện theo nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005của Chính phủ
Đối với các hồ sơ liên quan đến từng khoản chi thường xuyên: Đơn vị sửdụng ngân sách nhà nước lập và gửi Kho bạc Nhà nước các hồ sơ, tài liệu, chứng từthanh toán có liên quan theo quy định: Giấy rút dự toán ngân sách nhà nước, giấyrút tiền mặt, các hồ sơ khác tùy theo tính chất của từng khoản chi
b Tiến hành kiểm soát chi:
Cán bộ kiểm soát chi sẽ kiểm tra các điều kiện chi trên cơ sở các hồ sơ, tàiliệu và chứng từ chi của đơn vị, cụ thể:
- Kiểm tra, đối chiếu khoản chi với dự toán được giao để bảo đảm các khoảnchi phải có trong dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, số dư tài khoản
dự toán của đơn vị còn đủ để chi Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện thanh toán cáckhoản chi ngân sách nhà nước khi khoản chi đó đã có trong dự toán chi ngân sách
Trang 32nhà nước được giao, trừ các trường hợp khác theo quy định.
- Kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ có liênquan Các hồ sơ, chứng từ đơn vị gửi đến Kho bạc Nhà nước là căn cứ pháp lý đểKho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước Vì vậymỗi khoản chi đều phải được lập đúng theo biểu mẫu chứng từ quy định và hồ sơchứng từ thanh toán kèm theo phải đầy đủ, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ Kho bạcNhà nước có trách nhiệm kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ,chứng từ đó trước khi thanh toán, chi trả kinh phí ngân sách nhà nước cho đơn vị sửdụng ngân sách
- Kiểm tra các yếu tố hạch toán, tùy theo từng nội dung chi thì đơn vị sửdụng ngân sách phải hạch toán đúng mã chương, loại, khoản, mục, đúng tính chấtnguồn kinh phí, theo quy định của mục lục ngân sách
- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi, bảo đảm chấp hành đúng chế độ, tiêuchuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyđịnh Đối với những khoản chi chưa có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sáchnhà nước, thì Kho bạc Nhà nước căn cứ vào dự toán chi của đơn vị được cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt để kiểm soát
c Quyết định sau kiểm soát chi:
Sau khi kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ của đơn vị sử dụng ngân sách, nếu đủđiều kiện thì Kho bạc Nhà nước thực hiện chi cho đơn vị (thanh toán hoặc tạm ứng)theo quy định Trường hợp không đủ điều kiện chi, Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ,
từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho đơn vị sử dụng ngân sách đượcbiết, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định của mình
1.2.4 Quy trình kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Bước 1: Cán bộ kiểm soát chi
- Kiểm soát hồ sơ, chứng từ của đơn vị: Cán bộ kiểm soát chi có trách nhiệmkiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi đảm bảo đầy đủ các yếu tố trên chứng từ, đúngmẫu dấu, chữ ký của đơn vị sử dụng ngân sách Trường hợp hồ sơ, chứng từ của
Trang 33đơn vị đảm bảo yếu tố pháp lý theo quy định thì thực hiện ký vào chứng từ thanhtoán của đơn vị sử dụng ngân sách Trường hợp hồ sơ, chứng từ của đơn vị khôngđảm bảo yếu tố pháp lý theo quy định thì cán bộ kiểm soát chi trả lại cho đơn vị.
- Kiểm tra số dự toán còn được sử dụng của đơn vị: Trường hợp số dự toáncòn được sử dụng, nếu đủ thì thực hiện thanh toán cho đơn vị Trường hợp số dư dựtoán của đơn vị không đủ thanh toán, cán bộ kiểm soát chi chuyển trả hồ sơ và nêu
rõ lý do cho đơn vị
- Nhập chứng từ vào hệ thống: Trường hợp hồ sơ, chứng từ của đơn vị đủđiều kiện thanh toán và có đủ số dự toán để thanh toán, cán bộ kiểm soát chi xácđịnh phân hệ hạch toán, ghi định khoản bút toán và hạch toán trên máy tính theoquy trình; đệ trình phê duyệt, ghi số bút toán lên chứng từ giấy
- Trình Kế toán trưởng: Cán bộ kiểm soát chi ký tên vào từng liên chứng từ
và chuyển KTT (hoặc người ủy quyền) toàn bộ chứng từ giấy đã nhập và đệ trìnhphê duyệt trên hệ thống
Bước 2: Kế toán trưởng
- Kiểm soát hồ sơ, chứng từ kế toán của đơn vị: Kiểm soát tính hợp lệ, hợppháp và các điều kiện thanh toán của hồ sơ chứng từ, kiểm tra các bút toán ghi trênchứng từ, phân hệ hạch toán
- Kiểm soát việc hạch toán trên hệ thống:
+ Trường hợp bút toán đã hạch toán trên máy tính khớp đúng với bút toánghi trên chứng từ giấy của đơn vị thì thực hiện ký chứng từ giấy và phê duyệt trên
hệ thống, sau đó chuyển trả hồ sơ, chứng từ đã phê duyệt cho cán bộ kiểm soát chi
+ Trường hợp Hồ sơ, chứng từ của đơn vị chưa hợp lệ hoặc định khoản, phân
hệ hạch toán chưa đúng, hạch toán sai các yếu: KTT chuyển trả lại hồ sơ, chứng từcủa đơn vị cho cán bộ kiểm soát chi và từ chối phê duyệt
Bước 3: Cán bộ kiểm soát chi
- Đối với các hồ sơ chứng từ theo quy định phải có chữ ký của Giám đốc: saukhi KTT ký kiểm soát trên chứng từ giấy và ký trên hệ thống, cán bộ kiểm soát chitrình Giám đốc (hoặc người ủy quyền) ký duyệt
Trang 34- Đối với các khoản chi không cần chữ ký của Giám đốc (hoặc người được
uỷ quyền): cán bộ kiểm soát chi xếp riêng thành tập để xử lý tiếp
- Đối với hồ sơ, chứng từ của đơn vị mà KTT từ chối phê duyệt: cán bộ kiểmsoát chi sửa lại các thông tin trên máy tính và đệ trình KTT phê duyệt hoặc chuyểntrả cho đơn vị tuỳ từng trường hợp cụ thể
Bước 4: Giám đốc Kho bạc Nhà nước
Giám đốc (hoặc người ủy quyền) kiểm soát các yếu tố pháp lý của hồ sơchứng từ, nếu đủ điều kiện và chứng từ đã có đủ chữ ký của cán bộ kiểm soát chi,KTT, Giám đốc thực hiện:
- Ký vào các liên chứng từ theo quy định
- Ký trên hệ thống máy tính (nếu có)
- Trường hợp phát hiện các yếu tố không phù hợp: Giám đốc yêu cầu GDV,KTT giải thích hoặc cung cấp đầy đủ các chứng từ liên quan để chứng minh tínhđúng đắn của hồ sơ, chứng từ thanh toán
Bước 5: Cán bộ kiểm soát chi
- Đóng dấu và luân chuyển chứng từ: Sau khi hồ sơ, chứng từ của đơn vị đãđược hạch toán trên hệ thống và có đầy đủ các chữ ký của KTT, Giám đốc (nếu có),sau khi đóng dấu lên các chứng từ theo quy định; đồng thời thực hiện phân loạichứng từ để tách trả khách hàng và thực hiện lưu trữ theo quy định
- Đối chiếu số liệu: Cuối ngày cán bộ kiểm soát chi thực hiện in Bảng liệt kêchứng từ của từng phân hệ theo mã nhân viên đã hạch toán trong ngày và đối chiếu
số liệu giữa chứng từ với Bảng liệt kê chứng từ đảm bảo đầy đủ, chính xác, trườnghợp phát hiện sai sót phải điều chỉnh kịp thời
1.2.5 Các tiêu chí đánh giá kết quả công tác kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
a Tổng số chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Tổng số chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước thểhiện quy mô hoạt động của công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà
Trang 35nước qua Kho bạc Nhà nước, là tổng số giá trị xuất quỹ ngân sách nhà nước cho cáckhoản chi thường xuyên được thực hiện qua Kho bạc Nhà nước Tổng số chi thườngxuyên ngân sách nhà nước thường được phân chia theo cấp ngân sách hoặc theonhóm mục chi, từ đó đánh giá được mức độ bố trí phù hợp các nguồn lực cho côngtác kiểm soát chi thường xuyên theo từng cấp ngân sách, xác định nhóm mục chicần được chú trọng để nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi.
b Số lượng hồ sơ Kho bạc Nhà nước giải quyết trước hạn, đúng hạn, quá hạn
Tiêu chí này thể hiện khả năng của Kho bạc Nhà nước trong việc bố trí, sắpxếp giải quyết thanh toán cho đơn vị sử dụng kịp thời, theo đúng thời gian quy định.Công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nướcđòi hỏi sự chính xác về mặt số liệu, chứng từ, an toàn trong chi trả, thanh toán, hạnchế tình trạng lợi dung, chiếm đoạt tiền, tài sản của Nhà nước Đồng thời Kho bạcNhà nước cũng phải có biện pháp bố trí, sắp xếp giải quyết thanh toán cho đơn vị sửdụng ngân sách kịp thời, đảm bảo thời gian theo quy định
c Số món và số tiền Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán qua kiểm soát chi
Tiêu chí này thể hiện mức đóng góp của Kho bạc Nhà nước trong việc pháthiện và ngăn chặn kịp thời các khoản chi vi phạm chế độ quản lý tài chính ngânsách nhà nước trước khi xuất quỹ ngân sách để thanh toán, chi trả, đồng thời phảnánh được ý thức tuân thủ, chấp hành luật pháp của đơn vị sử dụng ngân sách trongviệc sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước Chỉ tiêu này phụ thuộc vào các yếu tốnhư: sự đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, nhất quán của các văn bản quy định về chế độ, tiêuchuẩn, định mức chi của Nhà nước, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực chi ngânsách nhà nước Số đơn vị và số món bị Kho bạc Nhà nước từ chối cấp phát, thanhtoán được thống kê theo các nội dung kiểm soát chi cụ thể, bao gồm: chưa đầy đủ
hồ sơ, thủ tục; vi phạm về chế độ chứng từ; sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức
Bên cạnh đó, một điểm cần lưu ý khi sử dụng tiêu chí này để đánh giá côngtác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước là kết
Trang 36quả của nó vừa thể hiện nỗ lực phát hiện và ngăn chặn các vi phạm của Kho bạcNhà nước vừa thể hiện ý thức tuân thủ của các đơn vị sử dụng ngân sách.
d Số dư tạm ứng chi thường xuyên so với tổng chi thường xuyên
Tiêu chí này góp phần đánh giá đầy đủ hơn chất lượng công tác kiểm soátchi thường xuyên ngân sách nhà nước Trên thực tế, trong số các khoản chi thườngxuyên ngân sách nhà nước được Kho bạc Nhà nước giải ngân, có những khoản chichưa có đủ hồ sơ chứng từ nhưng Kho bạc Nhà nước vẫn được phép giải ngân chođơn vị bằng hình thức tạm ứng Tuy nhiên, có những đơn vị sử dụng ngân sáchkhông chú trọng đến việc thanh toán tạm ứng hàng tháng theo quy định mà để đếncuối năm mới thực hiện thanh toán, dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn ngân sáchnhà nước, cần phải được chú ý khắc phục trong công tác kiểm soát chi
e Mức độ hài lòng của đơn vị sử dụng ngân sách khi thực hiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Cùng với công cuộc cải cách hành chính đang được thực hiện trong bộ máynhà nước, Kho bạc Nhà nước cũng thực hiện những cải tiến nhằm hoàn thiện hơnchất lượng phục vụ, trong đó có công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước qua Kho bạc Nhà nước Kết quả công tác kiểm soát chi qua Kho bạc Nhànước không chỉ được thể hiện trên góc độ quản lý mà còn được đánh giá qua chấtlượng phục vụ của Kho bạc Nhà nước đối với các đơn vị sử dụng ngân sách Việckhảo sát mức độ hài lòng của các đơn vị sử dụng ngân sách giao dịch tại Kho bạcNhà nước nhằm giúp Kho bạc Nhà nước có được những ý kiến khách quan từ phíađơn vị sử dụng ngân sách trong đánh giá công tác kiểm soát chi thường xuyên quaKho bạc Nhà nước từ đó xây dựng các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại hạnchế, phục vụ tốt hơn nữa cho các đơn vị sử dụng ngân sách
1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG
XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC
1.3.1 Nhân tố chủ quan
- Năng lực lãnh đạo, quản lý: Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm
quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của Kho bạc Nhà nước nói chung và công tác
Trang 37kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước nói riêng, thể hiện qua năng lực
đề ra các chiến lược trong hoạt động, đưa ra các kế hoạch triển khai công việc mộtcách hợp lý, rõ ràng, tạo nên một cơ cấu tổ chức hài hòa, có sự phân định rõ ràngtrách nhiệm, quyền hạn giữa các thành viên cũng như giữa các khâu, các bộ phậncủa tổ chức hoạt động Qua đó đảm bảo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trịcủa đơn vị, mà nhất là nhiệm vụ kiểm soát chi thường xuyên qua Kho bạc Nhànước
- Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ: Năng lực, trình độ đội ngũ công
chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi là nhân tố quyết định đến hiệu quả công táckiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước Chất lượng công tác kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước phụ thuộc rất lớn vàotrình độ công chức làm công tác quản lý tài chính nói chung và kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước nói riêng, đòi hỏi đội ngũcông chức cần có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vựcchuyên ngành mình quản lý, khả năng phân tích, tổng hợp tốt, cập nhật kịp thời và
áp dụng chính xác các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi Bên cạnh đóphải có phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo: “Vừa hồng, vừa chuyên” để đảm đươngnhiệm vụ kiểm soát chi một cách chặt chẽ, hiệu quả; đồng thời, cũng không phátsinh các hiện tượng cửa quyền, sách nhiễu, hách dịch và tiêu cực trong quá trìnhkiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
- Tổ chức bộ máy hoạt động: Bộ máy kiểm soát chi thường xuyên ngân sách
nhà nước của Kho bạc Nhà nước phải được tổ chức khoa học, đồng bộ Nếu việc tổchức bộ máy kiểm soát chi không thống nhất, chồng chéo hoặc phân tán sẽ dẫn đếntình trạng quản lý không chặt chẽ và làm hạn chế hiệu quả công tác kiểm soát chi.Việc quy định chức năng, nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước một cách rõ ràng, cụ thể
sẽ tăng cường vị trí, vai trò của Kho bạc Nhà nước trong công tác kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả của công tác này
- Quy trình nghiệp vụ: Quy trình nghiệp vụ là cơ sở pháp lý để Kho bạc Nhà
nước tổ chức thực hiện các khâu trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên ngân
Trang 38sách nhà nước Do đó quy trình cần phải phù hợp với pháp luật, chế độ hiện hànhcủa nhà nước, đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả, mang tính ổn định, được xây dựng
rõ ràng, dễ hiểu, đồng bộ theo hướng cải cách thủ tục hành chính Quy trình kiểmsoát phù hợp, đầy đủ, gọn nhẹ quy định rõ trách nhiệm, mối quan hệ giữa các cánhân, các bộ phận và thời gian xử lý Từ đó đảm bảo vừa kiểm soát chặt chẽ, chínhxác, nhanh chóng vừa thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách mà không gây thấtthoát ngân sách
- Công nghệ quản lý: Hiện đại hóa công nghệ Kho bạc Nhà nước là một
trong những điều kiện quan trọng góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soátchi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Trang bị cơ sở vậtchật, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong công tác kiểm soátchi thường xuyên ngân sách nhà nước giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc, thờigian thanh toán, tăng cường tính chính xác trong cập nhật, tổng hợp số liệu, tạo tiền
đề để những cải tiến quy trình nghiệp vụ được thực hiện một cách hiệu quả hơn, đápứng công tác chỉ đạo điều hành Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ lớn mạnh, hiện đại
và an toàn là cơ sở cho việc kết nối, trao đổi thông tin giữa Kho bạc Nhà nước, cơquan Tài chính và đơn vị SDNN, giúp cho việc giao dịch thuận lợi hơn, tăng tínhminh bạch đối với công tác kiểm soát chi, thực hiện tốt mục tiêu nâng cao hiệu quảquản lý sử dụng vốn ngân sách nhà nước
- Công tác kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước: Công tác kiểm tra nội bộ được tiến hành thường xuyên sẽ giúp các đơn vị
Kho bạc Nhà nước kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót phát sinh trongquá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục, hướng dẫnquy trình nghiệp vụ trong nội bộ hệ thống Kho bạc Nhà nước Thông qua công táckiểm tra nội bộ cũng góp phần quan trọng vào việc củng cố kỷ cương, kỷ luật trongcác đơn vị Kho bạc Nhà nước, đảm bảo sự đúng đắn, minh bạch trong hoạt độngnghiệp vụ Kho bạc Nhà nước Vì vậy việc kiểm tra nội bộ thường xuyên có hiệuquả sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng nghiệp vụ kiểm soát chithường xuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước
Trang 39- Cơ chế quản lý ngân sách nhà nước: Chi thường xuyên ngân sách nhà nước
được thực hiện nhằm đạt dược những mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳnhất định Tùy theo mục tiêu kinh tế xã hội cụ thể đã đặt ra mà Nhà nước có những
cơ chế phù hợp, do vậy cơ chế kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướccũng phải thay đổi theo những mục tiêu này Cơ chế quản lý chi thường xuyên ngânsách nhà nước cần thể hiện ở sự phân định rõ ràng chi tiết chức năng, nhiệm vụquản lý ngân sách nhà nước của các cấp quản lý, cơ chế về tài chính đối với đơn vị
sử dụng ngân sách theo hướng tự chủ, tự chiệu trách nhiệm
- Phương thức cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước: Việc lựa chọn phương
thức cấp phát phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài và bên trong của hệ thống quản lýngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, là cơ sở cho việc xác định nhiệm vụ kiểmsoát các điều kiện cơ bản để hình thành một khoản chi ngân sách nhà nước
- Chất lượng dự toán ngân sách nhà nước: Chất lượng dự toán chi ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng kiểm soát chi thường xuyên Dự toán chi ngân sáchnhà nước phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ choKho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị
- Ý thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Ý
thức chấp hành của các đơn vị sử dụng kinh phí ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soátchi của Kho bạc Nhà nước, đồng thời hoạt động kiểm soát chi thường xuyên củaKho bạc Nhà nước cũng tác động đến ý thức chấp hành chế độ, quy định quản lýchi ngân sách nhà nước của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước Đặc biệt, nhân
tố quan trọng là ý thức tuân thủ của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
Trang 40TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong nội dung Chương 1 tác giả đã khái quát được các khái niệm, những
nguyên tắc cơ bản, những nội dung chủ yếu trong công tác kiểm soát chi thườngxuyên ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Đặc biệt tác giả đã đi sâu vàophân tích những nhân tố tác động đến kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước qua Kho bạc Nhà nước từ đó có cách nhìn nhận khách quan, khoa học trongviệc đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướctại địa phương Kiểm soát chi thường xuyên không phải chỉ đơn thuần là công việccủa Kho bạc Nhà nước mà nó bao gồm nhiều khâu liên quan đến nhiều cấp, ngành
và nhiều cơ quan, đơn vị Từng Kho bạc Nhà nước các cấp phải phối hợp tốt với các
cơ quan đơn vị trên địa bàn, tranh thủ sự hỗ trợ của cấp uỷ, chính quyền địaphương, chủ động tham mưu cho UBND, HĐND ban hành đầy đủ các văn bảnthuộc lĩnh vực ngân sách để có cơ sở pháp lý thực hiện kiểm soát các khoản chingân sách do địa phương quản lý
Ngoài ra các cơ sở lý luận về công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sáchnhà nước qua Kho bạc Nhà nước được trình bày ở trên sẽ làm cơ sở cho việc nghiêncứu và đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhànước qua Kho bạc Nhà nước Đắk Nông trong Chương 2 và đưa ra các giải phápnhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước qua Khobạc Nhà nước Đắk Nông trong Chương 3