Trang 1 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCMKHOA TÀI CHÍNH ----TIỂU LUẬNMƠN HỌC: QUẢN TRỊ HỌCĐỀ TÀI: QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG SAI SỰ THẬT – HÀNH VILỪA DỐI NGƯỜI TIÊ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI: QUẢNG CÁO THỰC PHẨM CHỨC NĂNG SAI SỰ THẬT – HÀNH VI
LỪA DỐI NGƯỜI TIÊU DÙNG DƯỚI GÓC NHÌN ĐẠO ĐỨC
TRONG KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện: Trần Ngọc Anh Thư Lớp:
MSSV: HCMVB120213186
TP.HCM, ngày 24 tháng 04 năm 2023
Trang 2Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 các hình thức quảng cáo ngày càng được đa dạng trên các phương tiện thông tin đại chúng qua các kênh như: Các kênh truyền thông, tivi, báo đài, các trang mạng xã hội Youtube, Facebook, Tiktok,… Trong số đó thì quảng cáo, tiếp thị thực phẩm chức năng đã trở thành một lĩnh vực đang được quan tâm và thu hút sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng vì nó đánh vào tâm lý sức khỏe của người tiêu dùng Tuy nhiên, đằng sau sự quan tâm đó, thực tế cho thấy rất nhiều quảng cáo thực phẩm chức năng đang làm không đúng sự thật, quảng cáo “thổi phồng” công dụng sản phẩm và đánh lừa người tiêu dùng Các sản phẩm này thường được các nhãn hàng thuê những cá nhân có sức ảnh hưởng đến người dùng như nghệ sĩ nổi tiếng, KOLs (Key Opinion Leaders – những người có sức ảnh hưởng) có lượt tương tác cao trên mạng xã hội quảng cáo tuyên bố có tác dụng chữa được bệnh nan y, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe, giảm cân nhanh chóng, tăng cường sinh lý nam nữ và nhiều lời hứa khác nhưng không nói đến tác dụng phụ của những thực phẩm chức năng này Tuy nhiên, nhiều sản phẩm này không có bằng chứng khoa học để chứng minh tính hiệu quả và an toàn của chúng Do đó, việc quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật có thể gây ra tác hại lớn cho sức khỏe của người tiêu dùng, thậm chí nặng hơn là làm bệnh tình ngày càng xấu đi gây ảnh hưởng đến tính mạng người tiêu dùng và làm mất lòng tin của họ đối với các sản phẩm này Gây hoang mang trong dư luận và để tìm hiểu, phân tích kỹ hơn thực trạng Quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật dưới góc nhìn đạo đức trong kinh doanh thì chúng ta cùng đến với thực trạng nhức nhối và đáng lên án này
Trước khi đến với việc nêu lên thực trạng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, thì chúng ta phải hiểu được đạo đức trong kinh doanh là như thế nào Cụ thể theo định nghĩa của Wikipedia thì “Đạo đức kinh doanh là tập hợp các giá trị đạo đức và nguyên tắc trong các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Nó bao gồm các khía cạnh như công bằng, trung thực, tôn trọng đối tác, phân phối các tài nguyên và sản phẩm trong một cách minh bạch, đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật Ngoài ra, đạo đức kinh doanh còn liên quan đến việc xem xét tác động của các hoạt động kinh doanh đến môi trường, cộng đồng và xã hội Trong nền kinh tế hiện đại, nhiều người cho rằng đạo đức kinh doanh là
Trang 3điều cần thiết để xây dựng và duy trì một hình ảnh đáng tin cậy của doanh nghiệp” Kèm theo đó đạo đức trong kinh doanh cần phải tuân thủ theo những chuẩn mực như:
Thứ nhất là tính trung thực trong kinh doanh được hiểu không dùng các thủ đoạn dối trá, lừa gạt để kiếm lời Luôn phải giữ đúng lời hứa, uy tín trong kinh doanh phải thực hiện đúng trong việc nói và làm Phải đảm bảo rằng bạn sẽ luôn đưa ra những thông tin chính xác
và đúng sự thật về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, tránh gây ra những tai tiếng và mất lòng tin của khách hàng Chữ tín là đức tính hàng đầu trong kinh doanh, là việc tôn trọng sự thật lẽ phải trong hành vi ứng xử và là cơ sở cho các mối hợp tác lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh Như ông bà ta có câu “Một sự thất tín, vạn sự bất tin”
Thứ hai là tính tôn trọng con người là rất quan trọng bởi vì người tiêu dùng là những người có đóng góp rất lớn vào sự thành công của doanh nghiệp Việc tôn trọng thông qua phẩm giá, quyền và lợi chính đáng, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mực, tôn trọng quyền tự do, hợp pháp theo quy định của pháp luật Tôn trọng nhu cầu,
sở thích và tâm lý khách hàng Tôn trọng lợi ích của đối thủ
Và cuối cùng là tính sáng tạo được hiểu là hoạt động kinh doanh diễn ra trong thời buổi luôn có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Chính vì vậy để tồn tại và phát triển bắt buộc chúng ta phải sáng tạo, biết kết hợp tính khoa học, công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Sau khi đã hiểu được đạo đức trong kinh doanh cũng như các chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh thì chúng ta sẽ quay trở lại phân tích thực trạng của vấn đề “Quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật” thông qua các nội dung phóng sự, bài báo của Báo điện tử VTV, Công an nhân dân Online, Tuổi trẻ, Thanh niên, Người lao động online lên án các nhãn hàng thực phẩm chức năng thuê các Nghệ sĩ nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng đến người tiêu dùng để thổi phồng công năng chữa bệnh của các loại thực phẩm chức năng Cụ thể như sau:
Trường hợp thứ nhất, theo bài báo phóng sự của Báo Tuổi trẻ về nội dung: “Điều
tra lật tẩy thần dược giả, quảng cáo dỏm” đăng ngày 03/01/2023: Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều clip về thuốc trị bệnh được đặt tên rất "kêu", quảng cáo là thần dược chữa khỏi
Trang 4bệnh mắt, huyết áp, xương khớp, tiểu đường do các "thần y miền sơn cước" bào chế Sự thật là gì?
Phóng viên Báo Tuổi Trẻ đã vào cuộc xác minh và phát hiện đường dây lừa đảo, "Bẫy" người đang bệnh rất bài bản khi mua phải thuốc dỏm với giá cao cắt cổ Nguy hiểm hơn là các loại thuốc này uống vào không có tác dụng mà trái lại có người phải nhập viện cấp cứu Nhiều phóng sự review thuốc Minh Mục Đan, Minh Mục Cao (dạng viên, cao) phát trên YouTube được giới thiệu thu hút hàng trăm ngàn lượt xem chỉ sau 1 đến 2 ngày đăng tải Phát hiện những người bệnh trong phóng sự trên chỉ là diễn viên không chuyên được một công ty ở Hà Nội thuê đóng quảng cáo, đến nhà thuốc Phúc Sinh Đường khám bệnh, hướng dẫn điều trị và cho uống thuốc Minh Mục Đan Sau đó vào vai người đã khỏi bệnh chữa khỏi thoái hóa điểm vàng sau khi uống Minh Mục Đan
Sự thật về thần dược Minh Mục Đan được được ghi nhận không có người tới mua thuốc, thăm khám tấp nập như hình ảnh trong phóng sự quảng cáo Ngoài bốc thuốc, gia đình này còn bày bán thêm thuốc lào, lưới đánh cá, móc câu Người dân ở gần tiệm thuốc này cho hay không hề biết những "thầy thuốc" nói trên Khi tìm gặp "thầy thuốc" Đặng Xuân Phúc ngỏ ý muốn làm đại lý phân phối thuốc và mở rộng thị trường cho Minh Mục Đan Khi hỏi kỹ về thành phần trong thuốc, ông Phúc tiết lộ thuốc này đã được trộn cả thuốc tây vào Từ bao bì đến tem mác được làm rất chuyên nghiệp, nhưng chỉ tay vào hộp Minh Mục Đan, ông Phúc tiết lộ nó là thuốc giả với mục đích lấy thương hiệu của nhà để bán Sau đó, cục Quản lý Dược - Bộ Y tế có văn bản số 13603 gửi báo Tuổi Trẻ cho biết qua rà soát thì đơn vị này chưa cấp giấy đăng ký lưu hành cho các sản phẩm có tên thuốc: Minh Mục Đan, Minh Mục Cao, Cao Tâm Phế Vương Theo Cục Quản lý dược, thuốc được phép lưu hành trên thị trường phải được cấp giấy đăng ký lưu hành theo quy định của Luật dược năm 2016
Theo Cục Quản lý Dược, khi các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh thuốc (sản xuất, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc) phải tuân thủ các quy định của Luật dược năm 2016 Để được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, doanh nghiệp phải nộp
bộ hồ sơ đăng ký cấp giấy đăng ký lưu hành theo quy định tại khoản 2 điều 56 Luật dược và
Trang 5theo quy định tại điều 27 thông tư số 08 ngày 5/9/2022 của Bộ Y tế quy định về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Trường hợp thứ hai, theo bài báo phóng sự của Báo VTV News & Thanh niên về nội
dung: “Nhiều người lạm dụng vai trò nghệ sĩ nhận tiền quảng cáo thực phẩm chức năng sai
sự thật” (Thanh niên – 28/12/2022); “Mạo danh VTV quảng cáo thực phẩm chức năng sai
sự thật” (VTV News đăng ngày 17/04/2022)
Đó là nhận định của diễn viên Huỳnh Kiến An trước tình trạng quảng cáo tràn lan, bất chấp của một số đồng nghiệp hiện nay Còn với nghệ sĩ Trung Dân ông trăn trở nếu quảng cáo không khéo, mình rất dễ tiếp tay cho những việc xấu và nạn nhân chính là khán giả của mình
Vẫn tràn ngập video clip nghệ sĩ, diễn viên quảng cáo sai sự thật hồi tháng 6/2021,
Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch từng có công văn đề nghị chấn chỉnh nghệ sĩ quảng cáo sai
sự thật, có nội dung không đúng hoặc gây nhầm lẫn về công dụng của sản phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản và niềm tin của người tiêu dùng Dù vậy, từ đó đến nay, tình trạng quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội của một số nghệ sĩ vẫn liên tục diễn ra, thể hiện sự bất chấp cơ quan quản lý
Cũng ở trường hợp này, theo bài báo phóng sự của Báo Người Lao động về nội dung:
“Tràn lan nghệ sĩ quảng cáo lố, thổi phồng sản phẩm” đăng ngày 22/02/2023 Khi Nghệ sĩ
ưu tú Cát Tường, nghệ sĩ Quyền Linh cùng nhiều nghệ sĩ khác bị cộng đồng mạng lên án gay gắt khi quảng cáo lố các loại thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm… Trên mạng xã hội, một số nghệ sĩ khẳng định mình bị lợi dụng hình ảnh
Trên nhiều trang mạng xã hội, khán giả thường xuyên bị nhồi nhét những quảng cáo từ thuốc chữa bệnh tiểu đường, đau nhức xương khớp cho đến các loại thực phẩm chức năng nhiều công dụng Tham gia quảng cáo cho những sản phẩm này có không ít nghệ sĩ nổi tiếng Trong đó Nghệ sĩ ưu tú Cát Tường, nghệ sĩ Quyền Linh liên tục quảng cáo về công dụng của một loại sữa sẽ chữa đau xương khớp, tê bì chân tay,… Cùng các quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm khác
Việc các nghệ sĩ xuất hiện trong các video clip quảng cáo với đủ các loại bệnh đã diễn
ra từ lâu, khiến cư dân mạng bức xúc và châm biếm bằng một bài vè: "Thoát vị đĩa đệm thì
Trang 6gặp Quyền Linh; U xơ trong mình, đến Hồng Vân gấp; Vai gáy tê thấp, thì gặp NSƯT Cát Tường Nếu bị tiểu đường, Quang Tèo chữa khỏi Đột quỵ đừng đợi, gặp ngay Trấn Thành Quang Thắng chữa nhanh, dạ dày trào ngược Nếu không chữa được, lại gặp Quyền Linh" Sau nhiều đợt bị chỉ trích dữ dội thì đã có rất nhiều nghệ sĩ phải xin lỗi trên trang cá nhân,
gỡ bỏ các quảng cáo sản phẩm không rõ nguồn gốc, số lượng các video clip quảng cáo của nghệ sĩ có giảm nhưng gần đây lại tràn lan Một số nghệ sĩ cho rằng bản thân bị cắt ghép hình ảnh chứ không tham gia quảng cáo lố các loại thuốc, thực phẩm chức năng và cho biết
sẽ thu thập tất cả mọi bằng chứng liên quan để đưa ra pháp luật
Không chỉ bức xúc hay lên án, nhiều người còn bày tỏ sự thất vọng bởi niềm tin của họ đặt sai chỗ Đây chỉ là số ít trong hàng ngàn bình luận từ khán giả về việc các nghệ sĩ nhận thù lao cao ngất ngưỡng của nhãn hàng để rồi quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng
sự thật: "Những nghệ sĩ có uy tín nên giữ phẩm chất cao đẹp, đừng vì chút lợi lộc mà đánh mất thiện cảm của công chúng đối với mình Nghệ sĩ chỉ vì tiền mà quảng cáo gian dối hại người là tự bán rẻ danh dự của mình", "Mở mạng ra là thấy nghệ sĩ có tên tuổi quảng cáo nhức con mắt Xin đừng vì tiền, nghề nào cũng cần có đạo đức", "Thật buồn vì nhiều nghệ
sĩ nổi tiếng, tức là họ được nhiều khán giả yêu mến, nhưng lại phản bội lòng tin yêu đó để quảng cáo sai sự thật, chỉ để có thêm nhiều tiền", "Những nghệ sĩ nổi tiếng đều giàu có, nhưng một số người lại sử dụng ảnh hưởng của mình để quảng cáo cho những sản phẩm kém chất lượng, thậm chí gian dối Tôi thật sự đánh giá thấp những người này, họ đã lạm dụng sự yêu mến của người hâm mộ để đánh lừa chính những người này "
Trao đổi với Phóng viên Báo Thanh Niên, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ nhiệm
Đoàn luật sư Tp.HCM cho biết bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, không phân biệt là nghệ sĩ hay không? Nếu thực hiện hành vi quảng cáo sản phẩm sai sự thật tức là đã vi phạm luật Quảng cáo 2012 Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật Trong trường hợp áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xem xét xử phạt theo Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo Cụ thể, người thực hiện hành vi quảng cáo sản phẩm sai sự thật sẽ bị xử phạt theo Khoản 5 Điều 34 Nghị định
Trang 7số 38/2021/NĐ-CP với mức phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi quảng cáo, tiếp thị sản phẩm không đúng hoặc gây nhầm lẫn về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng
Trường hợp thứ ba, Theo Báo điện tử VTV.vn - Những hình ảnh gắn logo Đài
Truyền hình Việt Nam (VTV) nhưng rất nhiều video trên mạng là mạo danh, quảng cáo trá hình để lừa người tiêu dùng như clip quảng cáo thực phẩm chức năng như nhãn hàng Cát Vượng Hoàn Thời gian gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) liên tục phản ánh về tình trạng mạo danh bác sĩ, lương y, thậm chí có cả những câu lạc bộ diễn viên quần chúng chuyên đóng giả bệnh nhân để lừa bán thực phẩm chức năng, thuốc đặc trị các bệnh Dù các
cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc xử lý nhiều trường hợp nhưng tình trạng này vẫn diễn
ra ngang nhiên đến mức giả mạo cả chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) để đánh lừa người bệnh
Một phóng sự quảng cáo loại thực phẩm chức năng có tên Cát Vượng Hoàn được đưa lên nhiều trang mạng xã hội Mới nhìn qua ai cũng nghĩ những phóng sự này được phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vì có gắn logo ở góc màn hình nhưng thực tế clip này hoàn toàn không phải do VTV sản xuất Nhân vật thần y trong phóng sự cũng là giả mạo được thổi phồng, thiêu dệt với khả năng chữa khỏi tất cả các loại bệnh viêm mũi, viêm xoang Tất nhiên, người xem thì không thể nào biết điều này nên chính vì thế nên dù không
có bệnh, những người này vẫn cố diễn như thật nhằm tiếp tay cho những đối tượng gian thương Thực phẩm chức năng nhưng lại thổi phồng, thét giá lên như thần dược để bán với giá gần 800.000 đồng/hộp Dù liên tục bị vạch trần nhưng những đơn vị sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng vẫn dựng lên hết thần y này đến lương y khác vẫn được dựng lên nhằm bòn rút những đồng tiền cuối cùng của người bệnh
Cơ quan chức năng tỉnh Hà Giang đã khẳng định những lương y, bài thuốc gia truyền
và cơ sở khám chữa bệnh đều là giả mạo Dù mức xử phạt cho hành vi quảng cáo sai sự thật lên đến hơn 50.000.000 đồng và chỉ trong vòng vài tháng qua đã có hàng chục đơn vị sản xuất, phân phối thực phẩm chức năng bị Cục An toàn Thực phẩm xử phạt Tuy nhiên, số tiền phạt này chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận cực khủng mang lại từ việc rao bán thực phẩm chức năng trên mạng xã hội
Trang 8Qua thực trạng thực và hàng loạt phóng sự, bài báo lên án tế về vấn đề “Quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật” đã chỉ ra rõ đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hiện nay điều chạy theo lợi nhuận, đặt lợi ích của bản thân lên trên sức khoẻ của người tiêu dùng mà thực chất là người bệnh mà quên đi tính trung thực, tôn trọng khách hàng trong các chuẩn mực đạo đức kinh doanh Mà quan trọng hơn hết là việc lợi dụng lòng tin tưởng của người tiêu dùng để thần hóa các loại thực phẩm chức năng là thuốc tiên chữa khỏi được mọi loại bệnh
Sau khi thổi phồi về chức năng, công dụng của những sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc thần dược sẽ là những thủ đoạn đánh lừa tâm lý khách hàng như: Sản phẩm tốt nhưng đang được giảm giá có nhiều ưu đãi khi mua ngay lúc xem quảng cáo, số lượng sản phẩm có hạn và chỉ áp dụng ưu đãi trong thời gian ngắn, đánh đúng vào tâm lý muốn trị hết bệnh và với giá hời như vậy đã khiến người tiêu dùng vội vàng đưa ra quyết định đặt mua sản phẩm khi chưa xác thực về rõ công dụng, chức năng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm Đặc biệt là thực trạng quảng cáo sai sự thật lại diễn ra phổ biến ở những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng như thực phẩm chức năng, thuốc, Trên thị trường hiện nay có những loại thuốc bình thường sau khi được người nhà bán hàng, nghệ sĩ được thuê quảng cáo thổi phồng về công dụng, chức năng trở thành những loại thực phẩm chức năng, thuốc thần dược có thể trị được bá bệnh như: Thực phẩm chức năng trị tiểu đường, thuốc giảm cân, thoái hóa xương khớp, viêm xoang, bệnh trĩ, cải thiện chức năng sinh lý nam nữ,
… Và có những quảng cáo che giấu tác hại, ảnh hưởng không tốt đối với người dùng nhưng vẫn được tiêu thụ với số lượng lớn trên thị trường Vậy chúng ta thử đặt ra câu hỏi lớn là ai
sẽ là người trực tiếp gánh chịu hậu quả từ vấn nạn này?
Trước hết là việc quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc sai sự thật gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ lẫn tinh thần của người dùng Khi tiếp cận với những thông tin quảng cáo người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra một tiền rất lớn so với khoản chi phí đến khám, điều trị bệnh tại các bệnh viện uy tín để mua bằng được được những loại thực phẩm chức năng được thổi phồng công dụng này Sau khi sử dụng thời gian chưa thấy hiệu quả như quảng cáo thì lúc đó người tiêu dùng mới tá hỏa và vỡ mộng về những điều mà quảng cáo đã thổi phồng công dụng chữa trị Thực trạng quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc sai sự thật còn là
Trang 9hành động sai trái, vi phạm đạo đức kinh doanh và gây rối loạn thị trường mua bán, trao đổi hàng hóa vốn diễn ra phức tạp, đồng thời xuất hiện vấn nạn tin giả đầy nhức nhối trên các phương tiện truyền thông đại chúng Bất chấp Luật Quảng cáo đã được ban hành và đưa vào
áp dụng nhưng dường như chưa phát huy được hết tác dụng, chưa đủ sức răng đe Cùng với thời đại công nghệ thông tin 4.0 phát triển, các phương tiện truyền thông rộng rãi qua các trang mạng xã hội dẫn đến việc khó kiểm soát các hoạt động về quảng cáo, tiếp thị Đồng thời, các chủ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với tâm lý một vốn mà tận bốn lời nên đã bất chấp thủ đoạn để thổi phồng công dụng thực phẩm chức năng, cung cấp những thông tin sai sự thật về hàng hóa để đạt được những tham vọng về mức doanh thu, lợi nhuận khủng khiến người mua không tỉnh táo và nhanh chóng đưa ra những quyết định về việc mua sản phẩm
Vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc thần dược chữa được bá bệnh tồn tại đã rất lâu nhưng việc xử lý của cơ quan chức năng còn gặp rất nhiều khó khăn Nên cần phải có những quy định siết chặt hơn nữa trong việc sử dụng hình ảnh cá nhân nghệ sĩ vào những dạng quảng cáo liên quan trực tiếp đến sức khỏe người dân Nhiều nghệ sĩ đã lợi dụng sự nổi tiếng, cùng với số lượng lớn người hâm mộ của mình để giới thiệu, quảng cáo thực phẩm chức năng không đúng với công dụng thực sự của nó Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) đã xử phạt những trường hợp quảng cáo không đúng sự thật
và đề nghị cơ quan truyền thông phải phối hợp chấn chỉnh tình trạng đó Tuy nhiên, việc này đến giờ vẫn chưa xử lý được dứt điểm
Trước tình trạng loạn quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật nói trên, thì ngày 31/3 - Bộ Y tế đã có công văn gửi các Bộ như: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương; Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, UBND các tỉnh/thành phố về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bộ Y tế cho biết trong thời gian vừa qua còn tồn tại rất nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về quảng cáo, chủ yếu tập trung vào các hành vi như: Quảng cáo không đúng bản chất của sản phẩm, quảng cáo khi chưa được thẩm định nội dung và quảng cáo không đúng nội dung đã được thẩm định
Trang 10Nguyên nhân chính dẫn đến việc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật bao gồm: Thứ nhất nhu cầu thị trường do sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm chức năng và nhu cầu sử dụng sản phẩm ngày càng tăng cao, nhiều nhà sản xuất đã lạm dụng quảng cáo để thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình; Thiếu kiểm soát: Hiện tại chưa có các quy định rõ ràng về quảng cáo thực phẩm chức năng, dẫn đến việc những thông tin không chính xác, sai sự thật hay cả một vài thông tin ảo tràn lan trên các phương tiện truyền thông; Thứ hai lợi nhuận dẫn đến nhà sản xuất thực phẩm chức năng có thể đưa ra các tuyên bố không chính xác nhằm tăng doanh số bán hàng
và lợi nhuận của mình
Tuy nhiên, việc quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng nếu họ tin vào những thông tin không đúng và sử dụng sản phẩm mà không biết rõ tác dụng và tác hại của nó Do đó, việc kiểm soát và giám sát về nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng là rất cần thiết
Đối với khách hàng, người dùng vì họ tin rằng những thực phẩm chức năng được thổi phồng như thuốc thần dược sẽ chữa khỏi các căn bệnh mà chính bản thân hoặc người thân của họ đang mắc nên họ không tiết tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để sử dụng, một phần cũng vì họ tin tưởng vào các Nghệ sĩ mà họ thần tượng Nhìn về khía cạnh xa hơn thì khi người tiêu dùng họ phát hiện rằng mình bị lừa một cách trắng trợn như vậy, họ đã sẵn sàng
bỏ ra số tiền lớn để được sử dụng các sản phẩm thực sự tốt và họ cho rằng an toàn nhưng chính các doanh nghiệp đã lừa dối lòng tin của họ, một khi khách hàng đã quay lưng thì vô hình dung sẽ gây ảnh hưởng chung đến toàn thị trường thực phẩm chức năng chân chính, được kiểm định về hiệu quả sử dụng
Nguyên nhân tiếp đến là việc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xem thường sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng, chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt, không nghĩ đến cái lợi lâu dài Song song đó là việc các cơ quan chức năng chuyên môn chưa thực sự quản lý chặt chẽ việc kiểm tra được chất lượng, công dụng của các lạoi thực phẩm chức năng gây cho người tiêu dùng hiểu lầm là thuốc có thể trị bệnh
Đối với việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng quảng cáo sai sự thật về thành phần, công dụng hoặc cách sử dụng, có thể gây hại cho sức khỏe người dùng Thậm chí còn