1.2 Các kĩ năng cần thiết trong học tập đội/nhóm - Xây dựng kế hoạch hoạt động chung- Lập ra quy định hoạt động nhóm- Phân chia công việc cụ thể, rõ ràng, công bằng - Tự giác hồn thành c
Trang 1ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
Trang 2I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
1 Khái niệm chính
Đội là tập hợp được cấu thành từ hai người trở lên, các thành viên có kĩ năng bổ trợcho nhau, cùng tương tác và kết hợp làm việc cùng nhau để hoàn thành một mục tiêuchung được đề ra Bên cạnh đó, họ cùng sẻ chia và chịu trách nhiệm cho kết quả hoạtđộng chung
1.1 Yếu tố hình thành đội
- Thứ nhất: cần có hai người trở lên
- Thứ hai: Thành viên trong một đội luôn quan hệ tương tác với nhau – đây là yếu tố vôcùng quan trọng
- Thứ ba: tất cả thành viên trong đội cùng chia sẻ một mục tiêu thực hiện chung
- Thứ tư: Tất cả các thành viên cùng cam kết tận tụy và có trách nhiệm trong việc thựchiện mục tiêu chung
1.2 Các kĩ năng cần thiết trong học tập đội/nhóm
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung
- Lập ra quy định hoạt động nhóm
- Phân chia công việc cụ thể, rõ ràng, công bằng
- Tự giác hoàn thành công việc của mình
- Sử dụng thời gian hợp lý
- Thảo luận, đóng góp ý kiến, trao đổi
- Tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu
- Giải quyết mâu thuẫn, xung đột
- Lắng nghe, thấu hiểu một cách chủ động
- Trách nhiệm với công việc
- Tự kiểm tra – đánh giá hoạt động của nhóm
Trang 3“Làm việc nhóm là khả năng làm việc cùng nhau hướng đến tầm nhìn chung Là khảnăng dẫn dắt những thành tích cá nhân vì các mục tiêu của tổ chức Đây là nguồn nhiênliệu giúp những người bình thường có thể đạt được những kết quả phi thường.” – AndrewCarnegie
Học theo đội nhóm không những là một yêu cầu bắt buộc mà còn là một phươngpháp học cần thiết được khuyến khích, ủng hộ áp dụng rộng rãi đối với học sinh, sinhviên nhất là trong thời đại phát triển ngày hôm nay Đây chính là một môi trường vô cùng
lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm (team work skill) – hành trang cơ bản
và vô cùng cần thiết để chúng ta bước vào đời như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyếttrình, làm việc nhóm chung với nhau
2 Khác biệt giữa đội và nhóm
Kết quả công việc mang tính tập thể Kết quả công việc mang tính cá nhân
Điều khiển các cuộc họp theo hướng
khuyến khích thảo luận không giới hạn
Điều khiển các cuộc họp mặt có tính hiệusuất
Thảo luận, quyết định và chia sẻ công
Trang 4Những năm gần đây, ta dễ dàng thấy được ngành giáo dục đang dần đổi mới vềchương trình, phương pháp giảng dạy cho cả học sinh lẫn sinh viên, tập trung chú trọngvào phát huy tinh thần tự học và tương tác làm việc nhóm của người học Đây là mộtphương pháp vô cùng thiết thực, giúp sinh viên trở nên hứng thú hơn về chủ đề đượcgiảng dạy, giúp họ cảm thấy việc nắm những kiến thức đó không còn nhàm chán và khôkhan nữa Bên cạnh đó, còn giúp họ tích cực hơn trong việc tự giác tìm tòi các tài liệutham khảo, nghiên cứu thêm, lắng nghe, thấu hiểu những ý kiến của người khác, đưa ra ýkiến của mình để cùng nhau thảo luận và giải quyết vấn đề
Học tập theo đội nhóm còn góp phần giúp nâng cao tinh thần tập thể Bởi vậy, côngviệc sẽ được chỉnh chu hơn, sáng tạo hơn, hoàn thành nhanh và đạt kết quả tốt hơn
4 Ưu điểm và hạn chế của làm việc theo đội nhóm
4.1 Ưu điểm
- Đẩy nhanh tốc độ, năng xuất xử lý vấn đề, làm việc: Các thành viên trong đội phối hợp
để thực hiện hoạt động nhanh chóng
- Nâng cao tinh thần tích cực đổi mới, sáng tạo: Trong đội bao gồm nhiều thành viên có
kĩ năng, tư duy, thế mạnh, góc nhìn khác nhau nên họ sẽ tạo ra nhiều sự đột phá sáng tạo
- Cam kết thực hiện nhiệm vụ lớn hơn
- Thông qua hoạt động tập thể để sẻ chia, lôi kéo và động viên tốt hơn
Trang 5- Kiểm soát và kỷ luật công việc tốt hơn: Khi làm việc theo đội nhóm thì phải xây dựngnguyên tắc, quy định cụ thể vậy nên việc kiểm soát và kỉ luật công việc sẽ được thực hiệnhiệu quả hơn
- Phát triển tố chất lãnh đạo của các thành viên: Các thành viên được luân phiên đảmnhận vị trí lãnh đạo trong nhóm nên mỗi thành viên đều có cơ hội thể hiện tố chất củamình
- Thỏa mãn được các nhu cầu đa dạng của cá nhân nhiều hơn
4.2 Hạn chế
- Phải từ bỏ tính độc lập cá nhân: Khi trở thành một bộ phận của đội, sự thành công củacông việc phụ thuộc vào đội do đó phải lệ thuộc vào mức độ hoàn thành của tất cả cácthành viên khác Chính vì thế khi làm việc theo đội nhóm phải dựa vào chấp nhận hi sinhbản thân để lấy sự thành công của cả đội Điều đáng nói ở đây đó là khi đặt lợi ích củađội lên trên hết sẽ có thể gây tổn thương đến cá nhân
- Xuất hiện lười biếng xã hội: Nêu việc phân công công việc không được thực hiện rõràng thì dễ xuất hiện những tình trạng đùn đẩy, ỷ lại, thụ động
- Sự khác biệt và tính cách, phong cách làm việc có thể tạo ra xung đột gây ảnh hưởngtiêu cực đến họat động đội
- Khi nhiệm vụ không rõ ràng, kế hoạch làm việc mơ hồ, các vấn đề xác định không đúng
sẽ gây ra kết quả kém cho đội
- Nếu các thành viên không đủ niềm tin, thường xuyên xung đột, mâu thuẫn, thiếu tráchnhiệm, không tự giác trong công việc thì sẽ dẫn đến việc vận hành bị xáo trộn
- Tổ chức đội thiếu chuyên nghiệp sẽ gây mất nhiệt huyết của các thành viên
- Làm việc nhóm cần thảo luận, đưa ra ý kiến, nên việc tham gia những cuộc họp rất cầnthiết và điều này dẫn đến việc mất nhiều thời gian
5 Các hình thức của đội
Trang 6- Các đội chức năng: được cấu thành bởi nhà quản trị và các thành viên trong cùng mộtchức năng như: Bộ phận phân tích tài chính, Kiểm soát chất lượng, Quản trị nguồn nhânlực…
- Các đội đa chức năng: được cấu thành từ các thành viên ở các bộ phận chức năngkhác nhau
6 Đặc trưng của đội
6.1 Quy mô của đội
Hai nguyên tắc chung để xác định quy mô đội
- Đội phải được xây dựng với quy mô đủ lớn để hợp nhất được các kĩ năng đa dạng củacác thành viên để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó
- Đội phải được hình thành đủ nhỏ để các thành viên cảm nhận được sự thân thiết khi trởthành một mảnh ghép không thể tách rời của đội và góp phần giúp công tác truyền thôngtrở nên hiệu quả cùng hiệu suất cao
6.2 Sự đa dạng của đội
- Đa dạng về kỹ năng, chức năng
- Đa dạng về cách thức tư duy
- Đa dạng về tính cách
Trang 7- Đa dạng về giới tính
- Đa dạng về sắc tộc, quốc gia…
6.3 Vai trò của các thành viên
* Vai trò chuyên giai để hoàn thành nhiệm vụ:
- Đưa ra các ý tưởng về giải pháp giải quyết vấn đề của đội
- Đề xuất các ý kiến trong quá trình thảo luận các vấn đề của đội
- Giúp đội tra cứu thông tin
- Tổng kết: tập hợp, chia nhóm các dữ liệu liên quan đến vấn đề và đưa ra các
nhận định
- Kích hoạt: Thúc đẩy đội thực hiện hành động khi những mối quan tâm có dấuhiệu suy giảm
* Vai trò tạo cảm xúc xã hội:
- Khuyến khích: khuyến khích các thành viên tích cực trong công việc của đội
- Tạo sự hòa đồng: giải quyết êm đẹp những mâu thuẫn và xung đột trong đội
- Giảm căng thẳng: Giải phóng những cảm xúc tiêu cực khi làm nhóm
- Theo sát: Đồng hành cùng với đội để thực hiện nhiệm vụ, tôn trọng, lắng nghe ýkiến của các thành viên khác trong đội
- Thỏa hiệp: Sẵn sàng thay đổi ý kiến để duy trì sự hòa đồng của đội
6.4 Vai trò của người lãnh đạo đội
Người lãnh đạo mang vai trò vô cùng quan trọng và là người gây nên ảnh hưởngnhiều nhất trong đội Như Orrin Woodward từng nói: “Người lãnh đạo phải truyền cảmhứng, nếu không đội ngũ của anh ta sẽ tan rã”
Trang 8- Lãnh đạo đội
- Điều phối hoạt động của đội
- Hướng dẫn công việc cho các thành viên khác
- Là một thành viên tích cực của đội
6.5 Các giai đoạn phát triển của đội
6.5.1 Giai đoạn hình thành
Đây là giai đoạn trắc nghiệm cá nhân và mang định hướng ban đầu Bên cạnh đó, cácthành viên đầu tiên sẽ gia nhập đội vào gia đoạn này Mọi người sẽ bắt đầu tiếp tiếp xúc,làm quen, tìm hiểu nhau, thành lập mối quan hệ, khám phá các hành vi được chấp nhận.Khi đội có sự đa dạng về văn hóa và nhân khẩu học thì sẽ gây ra khá nhiều khó khăntrong giai đoạn này
6.5.2 Giai đoạn sóng gió
Đây là một thời kì cảm xúc cao và cũng là giai đoạn khó khăn nhất để thành công khivượt qua Giai đoạn này thường có những đặc điểm sau:
- Căng thẳng nổ ra và sự quan tâm của các cá nhân nổi lên khi thực hiện nhiệm vụ
- Bất đồng xung đột giữa các cá nhân và các đội nhỏ bắt đầu xuất hiện
- Sự tương đồng về lợi ích sẽ là điều kiện để các liên minh hay các đội nhỏ đượchình thành
- Xung đột xảy ra khi các cá nhân áp đặt ưu tiên của họ lên người khác
* Các thay đổi của giai đoạn này chỉ xảy ra khi:
- Chương trình làm việc được xây dựng rõ ràng
- Các thành viên hiểu biết phong cách của nhau
- Mọi người bắt quan tâm giải quyết những trở ngại ảnh hưởng tới việc thực hiệnmục tiêu
- Mọi người nỗ lực để thực hiện mục tiêu nhóm và thỏa mãn nhu cầu của cá nhân
Trang 96.5.3 Giai đoạn định chuẩn bị
Giai đoạn định chuẩn là giai đoạn hợp nhất xung quanh chương trình nhiệm vụ và sựvận hành Đây cũng là một phần của “vùng giới hạn” của sự phát triển đội Giai đoạn này
có một số đặc điểm nổi bật Các xung đột đã được giải quyết, sự hòa đồng và thống nhất
đã xuất hiện Bên cạnh đó, các thành viên bắt đầu phối hợp gắn bó và vận hành trênnhững quy tắc ứng xử chung Mọi người bắt đầu chấp nhận sự lãnh đạo của đội và thểhiện những vai trò hữu ích của mình trong hoạt động đội Ngoài ra, sự hòa hợp được nhấnmạnh những quan điểm thiểu số có thể không được khuyến khích
Vùng giới hạn của đội hiệu quả và các giai đoạn phát triển đội
6.5.4 Giai đoạn hoàn thiện (thành tựu)
- Giai đoạn đội có sự trưởng thành cao
- Đội vận hành với cấu trúc rõ ràng và ổn định
- Các thành viên được động viên bởi các mục tiêu của đội
- Những thách thức của giai đoạn này là tiếp tục cải thiện sự vận hành và các quan
hệ thiết yếu
Trang 10- Chấm dứt hoạt động
6.6 Các tiêu chuẩn đánh giá sự trưởng thành của một đội
Điểm của đội được tính theo tiêu chí đội trưởng thành của bảng sau:
- Sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân
- Năng lực thích ứng và học tập của đội
Trang 116.8 Chuẩn mực và sự gắn kết
- Chuẩn mực đội: Đó là những “quy tắc” hay “tiêu chuẩn”phi chính thức được
hình thành bởi các thành viên, Nó có tác dụng hướng dẫn hành vi của đội
- Sự gắn kết: Sự gắn kết là mức độ mà mọi thành viên bị thu hút bởi đội và đượcđộng viên để được là một thành viên của đội
6.9 Tư duy nhóm: là sự hội tụ tư duy quanh một tiêu chuẩn mà mọi người trong nhóm
cùng tin là đúng đắn tuy nhiên sự hội tụ tư duy đó được lèo lái bởi áp lực tâm lý nhiềuhơn là bởi tính khách quan
7 Quản trị sự xung đột
7.1 Khái niệm: Có nhiều khái niệm về xung đột tùy theo cách tiếp cận của từng tác giả
* Xung đột là kết cục xảy ra khi giữa hai hay nhiều phía trong quá trình theo đuổi mụctiêu đã đưa ra những hành động không tương đồng và phía này cố gắng ngăn chặn hoặccản trở nỗ lực của phía khác
Vậy xung đột chỉ có thể xuất hiện khi có 2 người hoặc 2 nhóm khác nhau, khi haibên nhận thức được những cản trở hoặc những hành động không tương đồng và khi mụctiêu và lợi ích của hai phía đối nghịch nhau
7.2 Quan điểm về xung đột
- Quan điểm truyền thống
- Quan điểm mối quan hệ con người
- Quan điểm quan hệ tương tác
7.3 Phân loại xung đột
- Xung đột nhiệm vụ (xung đột chức năng)
- Xung đột quan hệ (xung đột phi chức năng)
Trang 127.4 Quá trình xung đột: gồm 4 giai đoạn
- Xuất hiện nguyên nhân
- Nhận thức và cá nhân hóa
- Xuất hiện hành vi ứng xử
- Các kết quả xảy ra (Kết quả chức năng hoặc phi chức năng)
7.5 Nguyên nhân xung đột
- Sự chưa nhận thức rõ về vai trò: không rõ ràng về công việc dẫn đến sự chồng chéotrong quá trình thực hiện giữa các các cá nhân
- Sự thiếu hụt nguồn lực
- Sự phụ thuộc lẫn nhau về nhiệm vụ
- Mục tiêu mang tính cạnh tranh
- Sự khác biệt về cấu trúc: bố trí nhân sự và công việc không phù hợp
- Xung đột trước đây chưa được giải quyết triệt để làm bùng phát trở lại…
- Truyền đạt thông tin sai, thiếu, nhiễu…
- Đặc điểm của nhóm: Quy mô, văn hóa, nguyên tắc…
- Sự khác biệt của các cá nhân: Tư duy, phong cách, sở thích…
7.6 Phong cách quản trị xung đột
- Cạnh tranh hay thống trị áp đặt quyền lực
- Hợp tác hay giải quyết vấn đề
- Né tránh hay rút lui
- Thích nghi hay dàn hòa
- Thỏa hiệp
Trang 13- Đàm phán
8 Ý nghĩa của hoạt động đội nhóm
Theo nhiều nghiên cứu và trải nghiệm thực tế cho thấy rằng sự nỗ lực chung của tậpthể sẽ tạo nên những thành tựu rất lớn lao Cùng một mục tiêu nhưng khi ta góp sức thựchiện cùng nhau thì hiệu quả và kết quả mang lại tốt hơn khi chúng ta làm một mình Cũngnhư Helen Keller đã từng nói rằng: “Khi đơn độc chúng ta làm rất ít, cùng nhau chúng ta
có thể tạo ra nhiều thứ.” Nhóm làm việc có đủ khả năng hoàn thành một dự án hoànchỉnh trong khi mỗi cá nhân chỉ có thể hoàn thành một phần việc Nhóm có thể tận dụngnhững gì tốt nhất của mỗi cá nhân trong công tác chuyên môn và cả ngoài chuyên môn.Các thành viên tự rút ra những gì tốt nhất để học hỏi lẫn nhau, cải thiện thái độ và ứng xửcủa mình
Học tập theo đội nhóm là một phương pháp, một định hướng giáo dục rất phổ biến vàmang lại hiệu quả tích cực cho người học nói chung và sinh viên nói riêng Ở đây chúng
ta chỉ xét một bộ phận nhỏ là sinh viên để dễ dàng phân tích kĩ hơn Với hình thức họctập này thì sinh viên được yêu cầu tham gia và đóng góp ý kiến trực tiếp vào quá trìnhthực hiện mục tiêu, đồng thời sinh viên cũng được yêu cầu chia sẻ, tương tác và làm việccùng nhau để đạt được kể quả học tập chung tốt nhất Trong quá trình làm việc làm chungnày thì các cá nhân sẽ tìm thấy lợi ích cho chính mình đồng thời cho cả thành viên kháctrong đội nhóm, điều này có nghĩa là nó góp phần thúc đẩy sự ảnh hưởng tích cực lẫnnhau trong tập thể sinh viên
II THỰC TRẠNG HỌC TẬP ĐỘI NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌCKINH TẾ
1 Thực trạng học tập đội nhóm
Để phân tích và chứng minh một cách cụ thể và khách quan nhất thực trạng học tậpđội nhóm của sinh viên hiện nay thì tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát nho nhỏ bằng hìnhthực online đối với 100 sinh viên trường Đại học Kinh tế TPHCM Và kết quả cuộc khảosát thu được như sau:
Trang 14 Mức độ thường xuyên
Trang 15Biểu đồ về mức độ thường xuyên hoạt động đội nhóm của sinh viên trường ĐH Kinh tế
TPHCM.
Ở Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, các bạn sinh viên được tạo điều kiện và có rấtnhiều cơ hội để tham gia làm việc theo nhóm 56% sinh viên tham gia hoạt động nhómthường xuyên, 38% thì chỉ thỉnh thoảng mới tham gia thôi còn 6% các bạn sinh viên cònlại thì rất hiếm khi tham gia hoạt động theo đội nhóm
Hình thức phân chia công việc
Biểu đồ tỉ lệ về hình thức phân chia công việc mà các bạn sinh viên trường ĐH Kinh tế
TPHCM lựa chọn.
Trang 16Theo số liệu ở biểu đồ trên ta thấy được hình thức phân chia công việc được các bạnsinh UEH lựa chọn đó là chia đều cho tất cả các thành viên (41%) và phân chia theo nănglực của từng người (47%), chỉ có một số ít là “tự do dân chủ”, cho phép các thành viên tựchọn phần mà mình yêu thích để làm (12%) Sở dĩ hình thức “tự do dân chủ” này chỉchiếm một tỉ lệ rất ít là bởi vì nó tồn tại rất nhiều hạn chế Điển hình là thiếu sự côngbằng và gây ra mất sự đoàn kết giữa các thành viên
Mức độ hiệu quả
Biểu đồ về tỉ lệ đánh giá mức độ hiệu quả của phương pháp học tập theo đội nhóm của
sinh viên trường ĐH Kinh tế TPHCM Theo số liệu thu thập được, có đến 65% trong tổng số 100 sinh viên tham gia khảo
sát cho rằng việc làm nhóm đạt được hiệu quả cao, 25% thấy hiệu quả đạt được ở mứcbình thường và 10% sinh viên cho rằng phương pháp làm việc nhóm là không hiệu quả.Phần lớn 10% này là sinh viên năm nhất và có lẽ họ đã vấp phải những sai sót dẫn đếnthất bại trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ theo hình thức đội nhóm