113C.1 Thống kê mô tả biến nhân khẩu 113C.2 Tần suất các biến nhân khẩu 113C.3 Thống kê mô tả của các phong cách lắng nghe, thỏa mãn nhu cầu tự chủ và sự hài lòng trong mối quan hệ lãn
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu các mối quan hệ của các phong cách lắng nghe, sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn và thỏa mãn nhu iv cầu tự chủ của người trưởng thành trẻ, trong đó thỏa mãn nhu cầu tự chủ được xem là yếu tố điều tiết mối quan hệ giữa các phong cách lắng nghe và sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác định cơ sở lý luận, lịch sử hình thành các vấn đề xung quanh ba yếu tố: các phong cách lắng nghe, sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn và thỏa mãn nhu cầu tự chủ; sau đó tóm lại các quan điểm khoa học về cách tiếp cận vấn đề này Bên cạnh đó là đề xuất những nghiên cứu sâu rộng góp phần làm rõ các khía cạnh
Tập trung khảo sát về giai đoạn phát triển mối quan hệ lãng mạn; trong đó các yếu tố quan trọng về các phong cách lắng nghe, sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn và mức độ thỏa mãn nhu cầu tự chủ của nhóm khách thể
Tìm hiểu về mối liên hệ giữa ba yếu tố trên và xác định liệu có tồn tại vai trò điều tiết của thỏa mãn nhu cầu tự chủ trên mối quan hệ giữa các phong cách lắng nghe và sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn của nhóm khách thể.
Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ thực hiện trên người trưởng thành trẻ trong độ tuổi từ 18 –
40 và không có các chẩn đoán lâm sàng về các rối loạn tâm thần hoặc sức khỏe sinh lý trước khi tham gia nghiên cứu.
Đóng góp của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài này giúp cung cấp những chứng cứ đầu tiên về mối quan hệ giữa phong cách lắng nghe và sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn tại Việt Nam Hơn nữa, đề tài này đi sâu vào phân tích từng phong cách lắng nghe khác nhau để làm rõ hơn các phát hiện, từ đó có thể cung cấp các khuyến nghị ứng dụng kết quả để hướng dẫn cho các cặp đôi trong trị liệu, giúp họ có thể chuyển hóa phong cách lắng nghe chưa phù hợp và củng cố phong cách lắng nghe phù hợp Ngoài ra, đề tài này cũng là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đề xuất kiểm tra vai trò điều tiết của thỏa mãn nhu cầu tự chủ trên mối quan hệ giữa phong cách lắng nghe và sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn
Kết quả phi thực nghiệm của đề tài này sẽ là nền tảng chứng cứ ban đầu để thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (randomized controlled trials) trong tương lai nhằm kiểm chứng tác động của phong cách lắng nghe và thỏa mãn nhu cầu tự chủ trên các đối tượng khác nhau
Về mặt lâm sàng: Khuyến khích các nhà trị liệu làm gương và hướng dẫn phương pháp lắng nghe để thấu hiểu và cảm nhận thỏa mãn nhu cầu tự chủ trong trị liệu cá nhân hoặc cặp đôi nhằm giúp làm giảm các khó khăn nội tâm trên cá nhân có thể ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ Cách tích hợp này cũng có thể giúp cụ thể hóa mục tiêu trị liệu nhằm giúp thân chủ có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt được mong đợi (Ví dụ: Thân chủ gặp khó khăn về mặt tự chủ và không chia sẻ được với đối tác -> nhà trị liệu và thân chủ tập trung vào việc Hiểu – Đón nhận – Chuyển hóa trên phạm vi đã xác định) Nhờ vậy thân chủ có thể phát triển khả năng lắng nghe để thấu hiểu và duy trì được các mối quan hệ quan trọng
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THỎA MÃN
Khái niệm công cụ 1 1 Mối quan hệ lãng mạn (romantic relationship) 1 2 Sự hài lòng trong mối quan hệ (relationship satisfaction) 1 3 Các phong cách lắng nghe (listening styles) 1
1.1.1 Mối quan hệ lãng mạn (romantic relationship)
Trọng tâm của nghiên cứu này sẽ tập trung vào mối quan hệ cụ thể đó là mối quan hệ lãng mạn của cặp đôi Thuật ngữ "mối quan hệ lãng mạn" nói đến một sự tương tác tự nguyện đang diễn ra với sự công nhận lẫn nhau (mutually) giữa hai người So với các mối quan hệ đồng đẳng khác, mối quan hệ lãng mạn thường có độ mãnh liệt đặc trưng, thể hiện rõ qua biểu hiện của yêu thương và các hành vi mang tính tình dục đang diễn ra hoặc có thể thấy trước Định nghĩa này áp dụng cho cả trường hợp mối quan hệ đồng tính và dị tính (Collins, Welsh & Furman, 2009)
1.1.2 Sự hài lòng trong mối quan hệ (relationship satisfaction)
Sự hài lòng trong mối quan hệ được xác nhận là mức độ gần gũi hoặc chất lượng của cặp đôi, đặc biệt hơn là mức độ hạnh phúc và sự hài lòng trong mối quan hệ (Burns & Sayers, 1988) Theo nghiên cứu đã dẫn, Burns và Sayers cho rằng việc đánh giá sự hài lòng trong mối quan hệ bao gồm các yếu tố: cách giao tiếp và mức độ sẵn lòng chia sẻ, khả năng giải quyết xung đột và tranh cãi, mức độ tình cảm và quan tâm, sự thân mật và gần gũi, hài lòng với vai trò cá nhân trong mối quan hệ, hài lòng với vai trò là người còn lại và hài lòng chung với mối quan hệ
1.1.3 Các phong cách lắng nghe (listening styles)
Lắng nghe liên cá nhân là một hoạt động diễn ra trong đối thoại, có nhiều khía cạnh và đa dạng chức năng tùy theo tình huống cụ thể và ngữ cảnh của cuộc đối thoại (Worthington & Bodie, 2018) Vì những lý do này, các nhà nghiên cứu về lắng nghe cho rằng chỉ có một định nghĩa duy nhất về lắng nghe là không thực tế và được khuyến nghị rằng, các nhà nghiên cứu nên xác định các đặc điểm cốt lõi của việc lắng nghe phù hợp với bối cảnh cụ thể đang nghiên cứu (Worthington & Bodie,
2018, trang 11) Mô tả cụ thể về đặc điểm và ý nghĩa của các phong cách lắng nghe (lắng nghe để thấu hiểu và lắng nghe để phản ứng của cặp đôi trong mối quan hệ
2 lãng mạn) từ quan điểm của các học thuyết nhân văn và xử lý kép (dual processing) được trình bày trong phần bên dưới
Lắng nghe để thấu hiểu (listening to understand) là một hình thức đặc trưng của phong thái lắng nghe chủ động, kiên nhẫn, không phán xét và thấu cảm
Nó đòi hỏi người nghe phải tập trung chú ý và nhạy cảm hơn với thông điệp có lời, không lời của đối tác Bằng cách này, người lắng nghe vừa có thể "thấy" được các động cơ, nhu cầu tiềm ẩn để có thể "hiểu" hơn những gì đối tác đang cố gắng truyền đạt và vừa đánh giá được những điều đối tác đang cảm thấy về những gì họ đang giao tiếp Thái độ lắng nghe để thấu hiểu được biểu hiện qua sự tập trung chú ý, cởi mở và hiện diện Đặc biệt, các hành vi như cử chỉ có lời (ví dụ, đặt câu hỏi mở, hỏi về cảm xúc,…) và không lời (ví dụ, giao tiếp mắt, gật đầu,…) được sử dụng là để phản hồi, để tìm kiếm sự rõ ràng hơn, để hiểu hơn về những gì đối tác đang nói Hơn nữa, khi lắng nghe để thấu hiểu, người nghe cho phép bản thân gạt bỏ những định kiến của mình về cách thức và nội dung mà đối tác đang cố gắng chia sẻ, thay vào đó là một thái độ cởi mở trước nỗ lực tỏ bày các quan điểm chân thật của người đối diện Do đó, phong cách lắng nghe này tạo nên một bầu không khí khuyến khích và nuôi dưỡng sự giao tiếp cởi mở, chân thành và đón nhận, trong bầu không khí này các khó khăn có thể được khám phá theo cách không đối đầu và là nơi các cá nhân trong cặp đôi có thể học hỏi cùng với nhau hoặc giúp họ tạo ra những trải nghiệm đáng nhớ do đã có kết nối sâu sắc cùng nhau (Doell và Reid 2002)
Ngược lại, lắng nghe để phản ứng (listening to respond) là hình thức đặc trưng của lắng nghe có ít chú ý và mang tính thói quen hơn, người lắng nghe theo phong cách này có vẻ dễ dàng bỏ qua ý định hoặc mục đích chia sẻ của đối tác, thay vào đó họ chỉ tập trung vào nội dung của thông tin, những kỳ vọng hoặc diễn giải của riêng họ về những gì đối tác đang muốn nói Cụ thể hơn, người nghe dường như chỉ nghe phần lời được nói ra, hay nói cách khác, chỉ nghe phần nghĩa đen của lời thay vì nỗ lực tìm hiểu các ẩn ý hoặc nhu cầu ngầm ẩn mà đối tác đang cố gắng truyền đạt, hoặc bị cuốn vào những điều họ nghĩ là đối tác đang muốn chia sẻ mà không dừng lại để kiểm tra xem những giải thích này có mức độ phù hợp như thế
3 nào cho đối tác Thái độ lắng nghe để phản ứng biểu hiện qua sự mất tập trung, hay hành vi phản hồi hời hợt Các hành vi có lời (ví dụ: đặt câu hỏi, kết luận sự việc,…) hoặc không lời (ví dụ: tránh giao tiếp mắt, ngáp, biểu cảm trên khuôn mặt,…) chỉ nhằm hướng đến xác nhận thông tin đã xảy ra và làm rõ chi tiết về những gì đang được chia sẻ, thay vì tạo điều kiện để "hiểu" sâu hơn về những suy nghĩ, cảm xúc tiềm ẩn mà đối tác đang có
Lắng nghe để phản ứng còn có đặc điểm là dễ dàng và thụ động, trong đó người nghe chỉ có mục đích hiểu được những gì đối tác của họ đang nói một cách hời hợt bởi vì họ cảm thấy rằng họ đã "hiểu rồi" Thế nên họ rất nhanh thực hiện các hành vi hồi đáp như ngắt lời để chỉnh sửa (to correct) đối phương hoặc phản ứng phòng vệ sau khi đối tác của họ nói xong Bên cạnh đó, người nghe có xu hướng dễ sao nhãng, họ bận tâm vào suy nghĩ của riêng mình về những điều đối tác đang chia sẻ; cũng như chú trọng nhiều hơn vào việc bày tỏ ý kiến của bản thân hơn là thể hiện mình đã hiểu ý kiến của đối tác Hay nói cách khác, người lắng nghe để phản ứng có xu hướng phản hồi với các tiểu tiết của người nói và bỏ lỡ bức tranh lớn hơn để có thể hiểu và kết nối với đối tác một cách sâu sắc
Hành vi lắng nghe để phản ứng sẽ gây ra vấn đề trong bối cảnh một cuộc tương tác Thông thường một người sẽ cảm thấy không được lắng nghe khi người đối diện có thói quen tin rằng "mình đã biết về điều người kia sẽ nói và sẵn sàng đưa ra phản ứng của riêng mình" Chỉ lắng nghe để phản ứng, và đặc biệt là khi thiếu khả năng lắng nghe để thấu hiểu, sẽ tạo ra một môi trường đối đầu giữa hai người trong mối quan hệ, vì từng cá nhân không thể chia sẻ được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân, cũng như vì xung đột và hiểu sai chiếm ưu thế trong bầu không khí Tóm lại, lắng nghe để thấu hiểu và lắng nghe để phản ứng là hai khía cạnh được đo lường trong nghiên cứu này nhằm lượng hóa được tổng mức độ mà một người lắng nghe theo phong cách nào trong các cuộc trò chuyện (Doell và Reid 2002)
1.1.4 Thỏa mãn nhu cầu tự chủ (autonomy need satisfaction)
Thỏa mãn nhu cầu tự chủ được định nghĩa là khi các cá nhân tin rằng những gì họ đang làm trong mối quan hệ lãng mạn đều phản ánh cảm giác tự do lựa chọn hành vi để thể hiện bản thân và cư xử phù hợp với các niềm tin, giá trị và cảm xúc của họ (Ryan & Deci, 2002; Gagn & Deci, 2005).
Lý thuyết tiếp cận
1.2.1 Cơ sở lý thuyết của sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn ở người trưởng thành trẻ
Lý thuyết phát triển tâm lý xã hội của Erikson nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hình thành các mối quan hệ lãng mạn ở giai đoạn trưởng thành trẻ Theo ông, dám thiết lập mối quan hệ lãng mạn giai đoạn này sẽ dẫn đến việc cảm giác thân mật, thuộc về một mối quan hệ khác được phát triển và điều này rất quan trọng đối với sức khỏe tâm lý nói chung Bởi vì một mối quan hệ lãng mạn ngoài việc mang đến cho cá nhân cảm giác hài lòng và thỏa mãn, nó còn hỗ trợ về mặt cảm xúc, sự đồng hành và cảm giác thân thuộc; những yếu tố này góp phần tạo nên cảm giác hạnh phúc tổng thể cũng như sức khỏe tâm lý lành mạnh của cá nhân Hơn thế nữa, chất lượng của mối quan hệ lãng mạn đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các mối quan hệ trong tương lai, bởi vì những trải nghiệm tích cực và sự hài lòng trong một mối quan hệ lãng mạn đóng vai trò là hình mẫu cho các mối quan hệ lành mạnh khác được phát triển Các cá nhân có thể học cách giao tiếp, tin tưởng và thỏa thuận với đối tác, đây là những kỹ năng cần thiết để duy trì mối quan hệ lành mạnh Không những vậy, khi cá nhân ở trong mối quan hệ mà họ cảm thấy hài lòng thì cá nhân có thể hướng đến việc phát triển bản sắc đích thực (Erikson,
Bên cạnh đó, học thuyết động lực trong mối quan hệ (Relationship motivation theory - RMT ) cho rằng động lực tự chủ là một yếu tố dự báo quan trọng về sự hài lòng trong mối quan hệ và sức khỏe tâm lý cho cả hai đối tác trong mối quan hệ lãng mạn (Ryan & Deci, 2017) Một nguyên lý quan trọng của RMT là sự quan tâm và kết nối mà một người dành cho đối tác của mình, nó được thực hiện
5 một cách tự do và hết lòng (tức là tự chủ), trái ngược với sự ép buộc hoặc bị ép buộc (tức là bị kiểm soát) Do đó, việc trải nghiệm động lực tự chủ để tham gia vào mối quan hệ sẽ gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của cá nhân, hơn là tham gia vào mối quan hệ để nhận phần thưởng bên ngoài hoặc áp lực bên trong (Ryan & Deci,
Bằng chứng ban đầu cho giả định rằng động lực tự chủ của các cặp đôi là để duy trì mối quan hệ, đồng thời có thể nâng cao hạnh phúc cá nhân và cảm giác hài lòng về mối quan hệ đã được ghi nhận trong nghiên cứu cắt ngang (Blais và cộng sự, 1990) Knee, Lonsbary, Canevello & Patrick (2005) trong nghiên cứu thứ hai cho thấy rằng quyền tự chủ trong mối quan hệ dự đoán khả năng giảm sự phòng thủ và tăng sự hiểu biết nhiều hơn trong các cuộc xung đột, và chúng có liên quan đến sự hài lòng về mối quan hệ cao hơn Đồng quan điểm với RMT, Mikulincer và Shaver (2007) cũng đề cập đến sự hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn được đáp ứng khi các nhu cầu thân mật, tự chủ, kết nối, an toàn của mỗi cá nhân trong mối quan hệ được thỏa mãn Các cuộc giao tiếp trong một mối quan hệ lãng mạn đóng vai trò quan trọng để đáp ứng các nhu cầu này Nhiều nghiên cứu trước đã chỉ ra rằng, giao tiếp là một yếu tố quan trọng, nó có thể tạo điều kiện dẫn đến sự ổn định (Haynes, Chavez, & Samuel, 1984; Markman, 1981) hoặc cản trở sự thân mật trong các mối quan hệ cặp đôi nói chung Trải nghiệm tích cực trong giao tiếp với đối tác, thường có liên quan đến mức độ an toàn và hài lòng cao trong mối quan hệ Ví dụ như các đối tác cảm thấy hài lòng với nhau nhiều hơn khi cả hai xác nhận là có thể cùng thảo luận về những điểm yếu của mình và bộc lộ bản thân với nhau (Laurenceau & cộng sự, 1998; Mitchell & cộng sự, 1988; Laurenceau & cộng sự, 2005) Ngược lại, những cá nhân thiếu khả năng giao tiếp, chẳng hạn như không có khả năng lắng nghe thì khi phải lắng nghe những bận tâm của đối tác, họ có xu hướng ít đồng cảm hơn, dễ xao nhãng hơn và bị đối tác của họ coi là những người giao tiếp kém (Gottman, 1999) Khả năng lắng nghe kém thường được thể hiện trong các cuộc trò chuyện là, một
6 trong hai người có cảm giác "bức bối" hoặc vô cảm, thờ ơ khi người còn lại đang nói, điều này có liên quan đến việc giảm sự hài lòng trong hôn nhân và tan rã mối quan hệ (Gottman & Levenson, 1992)
Ngoài ra, các mối quan hệ lãng mạn như hôn nhân có thể cung cấp các nhu cầu tiềm năng như: người đồng hành suốt đời, sự hỗ trợ, thỏa mãn tình dục và cam kết, v.v… Tuy nhiên, một tỷ lệ cao các cặp đôi đã trải qua sự xói mòn những phẩm chất tích cực này theo thời gian, và đối với một số người, sự hài lòng trong mối quan hệ đã bị xói mòn đến mức phải chấm dứt mối quan hệ Khi các mối quan hệ thân mật như hôn nhân gặp trục trặc, cái giá phải trả rất đắt có thể là: đau khổ trong hôn nhân, ly thân, ly hôn và chúng có liên quan đến bất kỳ vấn đề thể chất hoặc sức khỏe tinh thần nào mà ta quan tâm (Beach & Whisman, 2013; Fincham & Beach, 2010; Robles, Slatcher, Trombello & McGinn, 2014)
Do đó, những nghiên cứu trước đây cho rằng sự hài lòng của mối quan hệ nên tiếp tục là biến kết quả cần được nghiên cứu nhiều hơn Bởi vì đầu tiên, sự hài lòng trong mối quan hệ liên quan đến khả năng đối phó với khó khăn Thứ hai, sự hài lòng trong mối quan hệ là thành phần chính của sự hài lòng trong cuộc sống (Heller, Watson, & Iles, 2004) Thứ ba, mức độ hài lòng trong mối quan hệ tỷ lệ nghịch với mức độ bất ổn và tan rã trong mối quan hệ (Gottman & Levenson,
1992) Cuối cùng, sự hài lòng trong mối quan hệ có liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tâm lý và thể chất của mỗi cá nhân (ví dụ: Beach, Katz, Kim, & Brody, 2003; Kiecolt-Glaser & cộng sự, 2005; Proulx, Helms & Buehler, 2007; Mikulincer & Shaver, 2016) Vì vậy, không gì đáng ngạc nhiên khi sự hài lòng trong mối quan hệ được xem như tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu để đánh giá kết quả can thiệp nhằm giảm bớt căng thẳng trong mối quan hệ (Fincham, Rogge & Beach, 2018)
1.2.2 Cơ sở lý thuyết của phong cách lắng nghe
Theo Gere & Schimmack (2013), lắng nghe liên quan đến sự hài lòng trong cuộc sống Mongrain, Chin & Shapira (2011) cho rằng sự hài lòng trong cuộc sống được tăng lên khi hai người kết nối với nhau bằng cách lắng nghe hay xây dựng các mối quan hệ tích cực và tham gia vào việc bộc lộ sự đồng cảm, thấu cảm và trắc ẩn,
7 v.v… những điều này ảnh hưởng đến mức độ cảm nhận hạnh phúc của một người Ngoài ra, các đánh giá tích cực về cuộc sống cũng đến từ những kết nối với người khác và với mối quan hệ cá nhân mang lại sự hài lòng (Martin, 2008) Ví dụ, giao tiếp cởi mở tại nơi làm việc làm tăng cảm giác hạnh phúc và hài lòng với cuộc sống cũng như giảm căng thẳng (Rego & Cunha, 2012) Demir (2008) cũng chỉ ra rằng chất lượng từ các mối quan hệ lãng mạn góp phần vào sự hài lòng trong cuộc sống của một người
Ngoài ra, lắng nghe liên quan mật thiết đến sức khỏe tinh thần của một người, Kluger & Itzchakov (2022) chỉ ra rằng, các nhân viên y tá cảm nhận được sự lắng nghe từ cấp trên có tương quan thuận với mức độ hiệu quả bản thân và cảm giác được trao quyền hoặc một số thực nghiệm được thực hiện trên những người nói tiếng Israeli, trong các cuộc trò chuyện với người lắng nghe tốt thì cho thấy cảm giác an toàn về mặt tâm lý được tăng lên (Kluger & cộng sự 2021)
Các nghiên cứu trên cho thấy hai điều; thứ nhất, kết quả nghiên cứu về việc lắng nghe khá chung chung và trên bình diện rộng, nó chưa thể hiện được sự khác biệt giữa các mức độ lắng nghe khác nhau Stephen Covey cho rằng có năm mức độ lắng nghe khác nhau dẫn đến hệ quả hoặc kết quả trong quá trình tương tác giữa hai người Mức độ đầu tiên là phớt lờ (Ignoring), ở mức độ này, dường như người nghe không sử dụng ngôn ngữ cơ thể để lắng nghe (ví dụ: ánh mắt nhìn sang chỗ khác thay vì nhìn vào mắt người đối diện); mức độ thứ 2 là giả vờ lắng nghe (Pretend Listening), người nghe có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện mình đang quan tâm và lắng nghe những gì đối tác đang chia sẻ nhưng tâm trí thì đang ở một nơi khác, và điều này có thể là do cố tình hoặc vì người nghe có điều khác để bận tâm Nếu bị phát hiện, người nghe có thể có hành vi yêu cầu người nói lặp lại nội dung vừa chia sẻ, hoặc trong tình huống nhận được câu hỏi hay yêu cầu thì người nghe không thể trả lời câu hỏi hoặc không có hành động phù hợp Mức độ kế tiếp là lắng nghe chọn lọc (Selective Listening), người nghe có thái độ, hành vi tương tự với mức độ lắng nghe giả vờ ở chỗ cho người nói cảm thấy đang được lắng nghe thông qua ngôn ngữ cơ thể, tuy nhiên người nghe chỉ nghe được một số phần nhất định
8 hoặc chỉ tham gia vào câu chuyện khi có những phần bản thân quan tâm Các mức độ lắng nghe trên đã dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như chán nản hoặc thất vọng trong mối quan hệ (Overall và cộng sự 2010; Sasaki & Overall, 2021)
Mức độ lắng nghe tiếp theo là lắng nghe tập trung (Attentive Listening), có nghĩa là người nghe tập trung vào những gì đang được chia sẻ và phản hồi một cách phù hợp Bên cạnh đó, người nghe còn kết hợp ngôn ngữ cơ thể tương ứng để thể hiện mình đang lắng nghe và không bị phân tâm Mức độ cuối cùng là lắng nghe thấu cảm (Empathetic Listening), ở mức độ lắng nghe này, người nghe không chỉ có hành vì lắng nghe những điều đang được nói ra mà còn lắng nghe để thấu hiểu Điều này hàm nghĩa là người nghe đang đặt mình vào vị trí của người nói để thấu hiểu người nói đang cảm thấy như thế nào, điều gì đã xảy ra và dẫn đến quyết định chia sẻ,… bằng cách lắng nghe này, người nghe có thể đưa ra những phản hồi phù hợp hơn với đối tác của mình (được trích dẫn bởi Epler, D 2014; Công ty TNHH Biến Đổi Học Tập Và Phát Triển, 2023) Hai mức độ lắng nghe còn lại đã giúp cho mối quan hệ nói chung hay cuộc trò chuyện giữa hai người đã trở nên hiệu quả và kết nối hơn như đã trích dẫn bên trên
Thứ hai, phong cách lắng nghe chưa được khám phá đa chiều để có thể nhìn thấy được nhiều mặt và có giải pháp toàn diện Vào năm 2002, Doell và Reid đã phát triển một khái niệm mới để làm rõ cách thức mà các đối tác trong mối quan hệ lãng mạn lắng nghe lẫn nhau Dựa trên những quan sát lâm sàng, các tác giả phát hiện ra trong cuộc giao tiếp, khi đối tác đang chia sẻ thì người còn lại thường không hiểu đầy đủ ý nghĩa nội dung mà họ đang nói; thay vào đó, người đang lắng nghe lại có xu hướng nghĩ rằng họ hiểu hết những gì mà đối tác đã nói Điều này hàm nghĩa là, các cá nhân có xu hướng bị cuốn theo những gì họ cho rằng đối tác của họ đang cố gắng truyền đạt, dẫn đến việc cản trở khả năng lắng nghe và thấu hiểu thật sự các tầng ý nghĩa sâu sắc đằng sau những gì đối tác của họ đang truyền đạt Hoặc giả khi các đối tác đang ở trong những mối quan hệ đau khổ, họ thường chỉ nghe đủ những gì đối tác của họ đã nói để có thể phản hồi lại bằng phản ứng của chính họ Trong nhiều trường hợp, đây không phải là hành vi cố ý mà là một trong những thói quen
Tổng quan về các nghiên cứu cùng chủ đề trên mối quan hệ lãng mạn
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vai trò của phong cách lắng nghe có mang lại những kết quả tích cực hướng đến sự hài lòng trong mối quan hệ ở trong các quần thể người ở độ tuổi trung niên nói chung, nghiên cứu về quần thể người trưởng thành trẻ vẫn còn hạn chế Trong đó, các nghiên cứu về người trưởng thành trẻ hoặc người trong độ tuổi trung niên đang ở trong mối quan hệ lãng mạn thì thường chỉ đo lường một mặt của phong cách lắng nghe (ví dụ: lắng nghe chất lượng cao, lắng nghe thấu cảm) mà bỏ qua khía cạnh còn lại là lắng nghe chất lượng thấp, lắng nghe để phản ứng, v.v…
Mặt khác, các nghiên cứu trước đây cũng chưa làm rõ vai trò của thỏa mãn nhu cầu tự chủ với phong cách lắng nghe đặc thù dành riêng cho mối quan hệ cặp đôi nói chung và mối quan hệ lãng mạn nói riêng
Ngoài ra, một số nghiên cứu thường tập trung vào những điều phổ quát như mức độ hài lòng trong cuộc sống, mức độ hạnh phúc (well-being) mà chưa tập trung cụ thể hơn một kiểu hành vi trong một mối quan hệ Do đó, tác giả sẽ tổng quan các công trình nghiên cứu bên dưới và chỉ ra những hạn chế của các nghiên cứu trên
1.3.1 Những công trình nghiên cứu từ nước ngoài
Năm 2008, nghiên cứu của Ahmad và Reid đã tìm hiểu mối quan hệ giữa sự tuân thủ các kỳ vọng trong hôn nhân truyền thống, từng loại phong cách lắng nghe với sự hài lòng trong mối quan hệ của các cặp vợ chồng người IndoPakistan Kết quả cho thấy việc tuân thủ các kỳ vọng trong hôn nhân truyền thống có tương quan nghịch chiều với mức độ lắng nghe và sự hài lòng trong hôn nhân Ngoài ra, các tác giả cũng phát hiện phong cách lắng nghe để thấu hiểu đóng vai trò trung gian trong
20 mối quan hệ giữa niềm tin của một người vào sự bình đẳng trong mối quan hệ và sự hài lòng trong hôn nhân Thế nhưng, hạn chế ở đây là, thứ nhất là nghiên cứu đo lường các phong cách lắng nghe của đối tác thay vì của chính mình Thứ hai, nghiên cứu cũng chưa đo lường thỏa mãn nhu cầu tâm lý và hài lòng trong mối quan hệ lãng mạn chưa kết hôn
Năm 2018, Kuhn & cộng sự đã điều tra mối quan hệ giữa lắng nghe chú tâm (attentive listening) khi đối tác bày tỏ sự căng thẳng, hành vi ứng phó của hai bên và sự hài lòng trong mối quan hệ Kết quả cho thấy, lắng nghe chú tâm trong khi đối tác bày tỏ sự căng thẳng có mối liên hệ đáng kể với các hành vi ứng phó của hai bên tốt hơn và sự hài lòng trong mối quan hệ cũng cao hơn Ngược lại, khi đối tác thể hiện việc lắng nghe ít chú tâm hơn trong lúc người còn lại đang bày tỏ sự căng thẳng cũng tham gia vào việc đối phó theo hướng có vấn đề nhiều hơn và đối phó tiêu cực hơn Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ nghiên cứu một chiều kích trong hành vi lắng nghe của cặp đôi
Năm 2020, Pourmeydani & cộng sự đã khảo sát tính hiệu quả của việc tích hợp các liệu pháp tâm lý như Hệ thống tích hợp (Integrating systemic), tâm động năng (psychodynamic) và trị liệu hành vi cặp đôi (behavioral couple therapy) với các phong cách lắng nghe trên các cặp đôi đang có đời sống hôn nhân kém chất lượng đang trị liệu tại trung tâm trị liệu Ahvaz Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 12 phiên trị liệu, chỉ số thay đổi (Reliable change index) của lắng nghe để thấu hiểu và lắng nghe để phản ứng trong điều trị và theo dõi sau trị liệu có ý nghĩa thống kê (p