1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tìm hiểu quy trình wash denim bền vững tại văn phòng đại diện asmara

126 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu quy trình “Wash Denim Bền Vững” tại Văn phòng đại diện Asmara
Tác giả Nguyễn Thị Yến Phụng, Trần Thúy Hiền
Người hướng dẫn ThS. Phùng Thị Bích Dung, KS. Nguyễn Thị Thanh Tâm
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ May
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 17,08 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 3 Hình 3. 1 Quy trình Wash Denim bền vững tổng quát (0)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (17)
    • 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu quy trình công nghệ “Wash (17)
    • 1.2 Lí do chọn đề tài (19)
    • 1.3 Mục tiêu nghiên cứu (20)
    • 1.4 Đối tượng nghiên cứu (21)
    • 1.5 Giới hạn đề tài (21)
    • 1.6 Nội dung nghiên cứu (21)
    • 1.7 Phương pháp nghiên cứu (21)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (23)
    • 2.1 Giới thiệu VPĐD Asmara (23)
      • 2.1.1 Lịch sử hình thành VPĐD Asmara (23)
      • 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị VPĐD Asmara (28)
      • 2.1.3 Các hoạt động (29)
      • 2.1.4 Khách hàng (30)
      • 2.1.5 Giới thiệu chung VPĐD Asmara tại Việt Nam (32)
      • 2.1.6 Khách hàng và sản phẩm chủ lực VPĐD Asmara tại Việt Nam (33)
      • 2.1.7 Các nhà máy sản xuất của VPĐD Asmara tại Việt Nam (0)
      • 2.1.8 Các hoạt động tại VPĐD Asmara tại Việt Nam (0)
    • 2.2 Phát triển bền vững (38)
      • 2.2.1 Khái niệm phát triển bền vững (38)
      • 2.2.2 Phát triển bền vững trong ngành may (40)
      • 2.3.1 Quá trình hình thành vải Denim (42)
      • 2.3.2 Khái quát về công nghệ Wash (44)
      • 2.3.3 Các phương pháp Wash truyền thống (45)
      • 2.3.4 Sự ra đời của các công nghệ trong quy trình “Wash Denim bền vững” (0)
  • CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU QUY TRÌNH “WASH DENIM BỀN VỮNG” TẠI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ASMARA (0)
    • 3.1 Wash Denim bền vững (63)
      • 3.1.1 Denim với vấn đề môi trường hiện nay (63)
      • 3.1.2 Quy trình “Wash Denim bền vững” (65)
    • 3.2 Tìm hiểu về các phương pháp wash trong quy trình “Wash Denim bền vững” . - 61 - (69)
      • 3.2.1 Phương pháp wash Laser (69)
      • 3.2.2 Phương pháp wash Ozone (74)
      • 3.2.3 Phương pháp wash E-Flow (79)
    • 3.3 So sánh quy trình “Wash Denim Truyền Thống” và “Wash Denim Bền Vững” - 79 - (87)
      • 3.3.1 Thí nghiệm về độ bền kéo và độ bền màu ma sát của vải Denim trong quy trình “Wash Denim Truyền Thống” và “Wash Denim Bền Vững” (87)
      • 3.3.2 So sánh các tác động lên vải thông qua quy trình “Wash Denim Truyền Thống” và “Wash Denim Bền Vững” (0)
      • 3.3.3 So sánh tác động đến môi trường giữa quy trình “Wash Denim Truyền Thống” và “Wash Denim Bền Vững” thông qua phần mềm EIM (103)
      • 3.3.4 Kết quả (104)
    • 3.4 Đánh giá quy trình “Wash Denim Bền Vững” (105)
      • 3.3.1 Thuận lợi (105)
      • 3.3.2 Hạn chế (107)
  • PHỤ LỤC (0)
    • CHƯƠNG I: TÀI LIỆU KỸ THUẬT MÃ HÀNG 331D2310 (0)
      • 1.1 Hình ảnh mặt trước mặt sau sản phẩm (114)
      • 1.2 Thông số thẩm định (115)
      • 1.3 Khách hàng comment mẫu fit (0)
      • 1.4 Yêu cầu hình ảnh người mẫu mặc sản phẩm (117)
      • 1.5 Bảng thông số nhảy size, size chuẩn size 32 (0)
      • 1.6 Bảng thông số tất cả các size (119)
    • CHƯƠNG II: KẾT QUẢ EIM CỦA “QUY TRÌNH WASH DENIM TRUYỀN THỐNG” VÀ “WASH DENIM BỀN VỮNG” (0)
      • 2.1 Kết quả EIM của “Quy trình Wash Denim truyền thống” (120)
      • 2.2 Kết quả EIM của “Quy tình Wash Denim bền vững” (123)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu quy trình công nghệ “Wash

Thực tế ngày nay, nhu cầu về quần áo Denim đang ngày càng gia tăng, với số lượng được sản xuất nhiều hơn bất kỳ loại vải nào khác trên thị trường Do đó, ngành công nghiệp Denim đang nổi lên như một phần quan trọng của ngành dệt may trên thế giới Denim có đủ hình thức, kiểu dáng và cách Wash để phù hợp với mọi trang phục Thật khó để tin rằng cùng một loại vải Denim ban đầu sử dụng trong quần và yếm được mặc bởi những người khai thác ở bờ biển phía Tây (Hoa Kỳ), mà giờ đây, nhờ một số yếu tố công nghệ đã góp phần đưa Denim trở thành biểu tượng thời trang, bao gồm những cải tiến vượt bậc trong kéo sợi, dệt, hoàn tất, Một trong những phần quan trọng nhất để tạo ra những sản phẩm Denim đẹp là “wash” “Wash” đóng vai trò quan trọng như vậy trong dây chuyền Denim vì có vô số tác động mà người tiêu dùng đang tìm kiếm đối với sản phẩm của họ Quá trình wash cải thiện các đặc tính độ bền của sản phẩm Denim nhuộm màu chàm và ngoài ra bằng cách thay đổi các kiểu wash, bạn sẽ đạt được nhiều kiểu dáng thời trang khác nhau Tuy nhiên, Denim là một trong những loại vải dệt sử dụng nhiều nước, nguy hiểm và tốn nhiều năng lượng nhất trong thời trang Đồng thời, nền kinh tế tuần hoàn và tính bền vững của thời trang là những chủ đề thực tế cho tương lai wash Denim sắp tới, vì khái niệm về tính bền vững đang không ngừng phát triển Sau đây là một số công trình nghiên cứu và các đề tài liên quan đến lĩnh vực này

- CSANÁK DLA (2021), Developing a sustainable Denim collection: View, aspirations & methods of ethical Denim

Trong bài viết này, Tiến sĩ Csanák đã giới thiệu các nguyên tắc cơ bản về tính bền vững trong thời trang và dệt may, đồng thời trình bày các yếu tố quan trọng của Denim bền vững bằng cách phân tích chất thải, sử dụng nước, xử lý hóa chất và quản lý tái chế Bài viết trình bày những công nghệ cải tiến mới nhất được áp dụng trong ngành công nghiệp Denim trong thập kỷ qua, phân tích sự phát triển trong thành phần vải, bông/bông tái chế/bông hữu cơ và sợi tổng hợp Bài viết trình bày những nguyên tắc mới nhất để phát triển bộ sưu tập Denim bền vững, phân tích một cách cô đọng quan điểm, khát vọng, phương pháp và công nghệ đổi mới được áp dụng trong ngành Denim trong thập kỷ qua

Cuốn sách này được trình bày bởi Tiến sĩ Subramanian Senthilkannan Muthu – một chuyên gia về dịch vụ bền vững toàn cầu Cuốn sách bao gồm phần giới thiệu về lịch sử, quá trình sản xuất và vòng đời của vải Denim Nó đề cập đến các khía cạnh bền vững của Denim bằng cách giải quyết ba trụ cột quan trọng của tính bền vững, đó là môi trường, xã hội và kinh tế Cuốn sách chủ yếu sử dụng các nghiên cứu điển hình để xem xét các thách thức về tính bền vững trong suốt vòng đời của Denim và để đánh giá các sáng kiến xanh mới và quy trình tái chế Nó sẽ rất hữu ích cho các chuyên gia, các nhà quản lý phát triển bền vững, các nhà nghiên cứu ngành dệt may và các nhà sản xuất Denim

- Rajkishore Nayak, Majo George, Lalit Jajpura, Asimananda Khandual (2022), Current Opinion in Green and Sustainable Chemistry

Cuốn sách được viết bởi nhóm tác giả đến từ những chuyên ngành và quốc gia khác nhau Cuốn sách nói về Denim, một loại sản phẩm được công nhận trên toàn cầu vì hiệu ứng mòn cổ điển, vẻ ngoài thô ráp và cứng rắn nhưng cũng đem lại sự thoải mái cho người mặc Thị phần của nó đang tăng lên rất nhiều do sự phổ biến của nó trong tất cả các phân khúc người tiêu dùng Mặc dù có một số lợi thế, sản xuất denim lại có tác động tiêu cực đến môi trường vì nó có liên quan đến việc sử dụng một lượng lớn nước, năng lượng, hóa chất và phát thải khí nhà kính Cuốn sách này nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ laser kỹ thuật số và công nghệ ozone không nước để thúc đẩy hóa học bền vững bằng cách giảm ô nhiễm môi trường trong sản xuất denim Sử dụng các tài liệu còn tồn tại và thu thập dữ liệu từ hai công ty khác nhau, bài báo này nêu bật các công nghệ bền vững trong xử lý hóa chất denim và tầm quan trọng của chúng trong thời trang tuần hoàn Nó đã được tìm thấy rằng việc sử dụng công nghệ laser kỹ thuật số trong hoa văn denim, phai màu, và khắc bề mặt làm giảm tiêu thụ năng lượng và nước; tiết kiệm một lượng hóa chất đáng kể; và ngăn nước thải thải ra các vùng nước Tương tự, việc áp dụng ozone trong giặt denim và phai màu đã giúp giải quyết các vấn đề nêu trên trong sản xuất denim Những phát hiện từ hai công ty thời trang Việt Nam cho thấy việc sử dụng công nghệ laser và ozone không chỉ giúp đạt được sự bền vững mà còn dẫn đến sự tuần hoàn thời trang

Phương pháp sản xuất Denim bền vững đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây, do các mối quan tâm về môi trường, bền vững, sức khỏe, an toàn, và thời trang Bằng các phương pháp đổi mới công nghệ liên tục gia tăng để giảm ảnh hưởng của nó, một số sửa đổi bao gồm loại bỏ đá, sử dụng enzym, giảm đáng kể lượng nước và năng lượng, tẩy sạch các sản phẩm hóa học và đưa vào quá trình hoàn thiện bằng ôzôn, đồng thời tăng cường sử dụng phương pháp xử lí bằng laser Quy trình wash Denim sẽ ngày càng được cải tiến nhiều hơn trong những năm tới, đáp ứng mong muốn về thời trang bền vững đồng thời quan tâm đến môi trường Wash Denim có tiềm năng mở ra thị trường và bước tiến mới cho ngành công nghiệp Denim bằng cách kết hợp các quy trình giặt mới và hiệu suất tốt hơn

Sau thời gian thực tập tại VPĐD Asmara, nhóm tác giả mong muốn được tìm hiểu quy trình Wash sản phẩm Denim Bền Vững và cách thức làm việc tại VPĐD, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế, vận dụng, đổi mới, sáng tạo trong môi trường làm việc của doanh nghiệp để từ đó mang đến những điều mới mẻ cho chính bản thân nhóm tác giả và hơn nữa là sinh viên ngành Công Nghệ May.

Lí do chọn đề tài

Theo thống kê của Jeannologia, được biết ngành dệt may chịu trách nhiệm cho 20% ô nhiễm toàn cầu, gây ra 10% lượng khí thải CO2 Hơn nữa 15% sản lượng dệt may không bao giờ sử dụng và kết thúc ở các bãi chôn lấp hoặc đốt Trong hàng dệt may, quần Jean là một trong những sản phẩm may mặc được bán nhiều nhất và tác động môi trường lớn nhất trong suốt quá trình sản xuất

Có thể bạn chưa biết, mỗi năm sản xuất khoảng 2 tỷ chiếc quần Jean để đáp ứng nhu cầu của con người Tuy nhiên để sản xuất quần Jean theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (Phó Tổng thư ký Hiệp Hội Dệt May Việt Nam), cụ thể trong quá trình sản xuất Jean từ vải Denim có công đoạn Wash “ thì đây là khâu gây ô nhiễm môi trường nhất từ nước xả thải” Mỗi năm trên thế giới khoảng 2 tỷ chiếc quần Jean được sản xuất ra thị trường, trong khi đó phải dùng từ 70 – 80 lít nước để hoàn thành một chiếc quần jean Điều này tương đương với việc chúng ta phải tiêu hao 160 tỷ lít nước mỗi năm chỉ để sản xuất quần Jean Đồng thời, để có được sự đa dạng về màu sắc và hình dáng thì Denim phải trải qua một số công đoạn tẩy rửa rất mạnh Tất cả những chất tẩy rửa đó ảnh hưởng trực tiếp đến bộ não con người và động vật khi thải ra môi trường Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả quá trình cho những sản phẩm Jean một cách thủ công, gây mất nhiều thời gian và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người

Vậy mục tiêu hướng đến là gì ? Làm thế nào để sản xuất Denim nhưng vẫn bảo vệ môi trường ? Đó chính là tiến hành thay đổi quy trình sản xuất Denim truyền thống sang sản xuất Denim bền vững, cụ thể ở đây là công đoạn Wash Hiện nay chưa có thống kê cụ thể nào về số lượng nhà máy sử dụng quy trình Wash Denim bền vững tại Việt Nam, nhưng được biết số lượng đó là rất ít Theo như tham quan thực tế thì PPJ Phong Phú là đối tác duy nhất của Asmara sử dụng quy trình Wash Denim bền vững vào sản xuất quần Jean Điều đó cho thấy quy trình Wash Denim bền vững vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam Mặc dù nó nằm trong kế hoạch “Xanh hóa ngành dệt may” Và đó là điều đương nhiên vì một quy trình tốt phải đi đôi với thách thức lớn

Sau đại dịch Covid 19 tất cả các lĩnh vực đều hướng đến phát triển bền vững, và tất nhiên dệt may là điều không bao giờ ngoại lệ “ Con người, Trái đất, sản phẩm, lợi nhuận” là bốn yếu tố mà một chiếc quần Jean bền vững hướng đến Trong quá trình thực tập và tìm hiểu tại VPĐD Asmara nhóm tác giả nhận thấy được sự khác biệt giữa Wash Denim truyền thống và Wash Denim bền vững về lợi ích, thách thức, và cơ hội trong tương lai Nhóm đã quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu quy trình “Wash Denim bền vững” tại Văn phòng đại diện Asmara ” Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quy trình bền vững này, truyền tải thông điệp “Xanh hóa ngành dệt may” để loại bỏ 100% chất thải ô nhiễm trong chiếc quần Jean trên toàn thế giới vào năm 2025.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu quy trình “ Wash Denim bền vững” của VPĐD Asmara để khẳng định tầm quan trọng của quy trình phát triển bền vững Wash Denim đối với sản phẩm sản xuất, môi trường và con người

So sánh hai quy trình “Wash Denim truyền thống” và “Wash Denim bền vững”

Tạo nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên ngành Công nghệ May về lĩnh vực Wash Denim

Tiếp cận môi trường làm việc đa quốc gia, học hỏi văn hóa, phong cách giao tiếp, quy trình làm việc, tạo cơ hội trau dồi khả năng ngoại ngữ lẫn kỹ năng chuyên môn.

Đối tượng nghiên cứu

Quá trình hình thành sản phẩm Denim

Quy trình Wash Denim bền vững của VPĐD Asmara International Limited Việt Nam liên kết với Công ty Quốc tế Phong Phú PPJ

Quy trình Wash Denim truyền thống của VPĐD Asmara International Limited Việt Nam liên kết với Công ty Quốc tế Phong Phú PPJ.

Giới hạn đề tài

Nhóm tác giả chỉ tìm hiểu quy trình Wash Denim bền vững của VPĐD Asmara International Limited Việt Nam

Nội dung chỉ xác định trong khuôn khổ VPĐD Asmara International Limited Việt Nam, trong thời gian từ tháng 2 năm 2023 đến tháng 05 năm 2023.

Nội dung nghiên cứu

Tìm hiểu về Wash Denim bền vững

Tìm hiểu các phương pháp Wash trong quy trình “Wash Denim bền vững”

So sánh quy trình “Wash Denim truyền thống” và “Wash Denim bền vững” Đánh giá quy trình “Wash Denim bền vững”.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu giáo trình chuyên ngành được học ở trường đại học và tài liệu của VPĐD, nghiên cứu qua sách báo, tư liệu internet

Asmara, tiến hành phân tích tài liệu liên quan đến công nghệ Wash bền vững, trình tự công việc của nhân viên, sau đó tổng hợp, hệ thống dữ liệu thành quy trình cụ thể

Phương pháp thực nghiệm: Đi thực tế từ các nhà máy, xưởng Wash để hiểu rõ quy trình Wash sản phẩm Denim và đặc biệt là các công nghệ cao được dùng trong Wash Denim bền vững sau đó tổng hợp tại VPĐD Asmara.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Giới thiệu VPĐD Asmara

2.1.1 Lịch sử hình thành VPĐD Asmara

Hình 2 1 Logo của Asmara

Asmara International Limited là một công ty thời trang toàn cầu cung cấp nguồn cung ứng dịch vụ cho các hàng thời trang quốc tế ( Châu Á, Châu Âu, Hoa Kỳ) Asmara xuất phát từ tiếng Indonesia có ý nghĩa TÌNH YÊU và CẢM THỤ Công ty được thành lập đầu tiên vào năm 2000 tại Ấn Độ và đang phát triển mạnh mẽ Ngày nay Asmara là một công ty toàn cầu hoạt động hơn 13 quốc gia

Văn phòng: HONG KONG ASMARA INTERNATIONAL LIMITED Địa chỉ: UNIT 88, TONG YUEN FACTORY BUILDING, 505 CASTLE PEAK ROAD, LAI CHI KOK KOWLOON, HONG KONG Điện thoại: (+852) 27442255

Văn phòng: ASMARA AMERICAS INC Địa chỉ: 214 WEST 39 TH STREET, SUITE 704, NEW YORK, NY 10018, USA Điện thoại: (+1) 646 368 1100 nitin@asmarausa.com

Văn phòng: ASMARA SOURCING S.L Địa chỉ: Calle Pere IV 29-35, 4 ◦ 3 ◦, 08018 - Barcelona, Spain Điện thoại: (+34) 935222017 contact@es.asmaragroup.com

Văn Phòng: ASMARA SOURCING FZE Địa chỉ: JAFZA – 1, OFFICE NO.914, JEBEL ALI, DUBAI P.O.BOX: 263896 Điện thoại: (+971) 4 881 6601

Email: contact@ae.asmaragroup.com

Văn Phòng: JEFFREY REVELS Điện thoại: (+61) 477 800 904 contact@au.asmaragroup.com

Văn Phòng: PT ASMARA KARYA ABADI Địa chỉ: JL H ACHMAD ADNAWIJAYA No 168-178, BOGOR UTARA 16152, INDONESIA Điện thoại: (+62) 251 8371506 contact@id.asmaragroup.com

Văn Phòng: ASMARA APPARELS INDIA PVT LIMITED Địa chỉ: SHED NO 21, NETAJI APPAREL PARK, EETIVEERAMPALAYAM NEW TIRUPUR 641666, INDIA Điện thoại: (+91)421 2267555, 2477715 contact@in.asmaragroup.com

Văn Phòng: ASMARA APPARELS INDIA PVT LIMITED Địa chỉ: PRANAVA LAKE VIEW NO-4, 2ND FLOOR, MEANEE AVENUE ROAD, BANGALORE-560042, KARNATAKA - INDIA Điện thoại : (+91) 80 68357077

Văn phòng: ASMARA APPARELS INDIA PVT LIMITED Địa chỉ: PLOT NO 58, ELECTRICAL AND ELECTRON- IC INDUSTRIAL ESTATE, PERUNGUDI CHENNAI 600096, INDIA Điện thoại: (+91) 44 42899701 contact@in.asmaragroup.com

Văn phòng; ASMARA APPARELS INDIA PVT LIMITED Địa chỉ: PLOT NO 378, UDYOG VIHAR, PHASE 2, GURGAON 122015, INDIA Điện thoại: (+91) 124 4703100 contact@in.asmaragroup.com

Văn phòng: ASMARA BD PVT LTD Địa chỉ: ARHAMS, PLOT-79, (3, 6-7 FLOORS) DHAKA MAYMENSINGH ROAD, SECTOR 07, UTTARA, DHAKA-1230 BANGLADESH Điện thoại: (+88) 02 48955075 contact@bd.asmaragroup.com

9 Văn Phòng tại Trung Quốc

Văn phòng: HANGZHOU ASMARA TRADING CO LTD Địa chỉ: 13TH FLOOR, XIAO HONG MANSION, BIN SHENG ROAD No 1777, BIN JIANG DISTRICT HANGZHOU 310052, CHINA T: (+86) 571 28878878 contact@cn.asmaragroup.com

10 Văn Phòng tại Việt Nam

Văn phòng: ASMARA INTERNATIONAL LIMITED Địa chỉ: 248A NO TRANG LONG STREET, WARD 12, BINH THANH DISTRICT, HỌ CHI MINH CITY, VIETNAM Điện thoại: (+84) 8 62671900 contact@vn.asmaragroup.com

Văn phòng: ASMARA INTERNATIONAL LIMITED Địa chỉ: BAGLAR MAHALLESI, YAVUZ SULTAN SELIM CADDESI NO.15 KAT 1

34212 GUNESLI - BAGCILAR, ISTANBUL - TURKEY Điện thoại: (+90) 212 970 2767 contact@tr.asmaragroup.com

12 Văn Phòng tại Sri Lanka

Văn phòng: ASMARA INTERNATIONAL LIMITED Địa chỉ: 248/7 Main Street, BATTARAMULLA, COLOMBO 10120, SRI LANKA Điện thoại: (+94) 11 207 6789, 288 6862 contact@lk.asmaragroup.com

Văn phòng: ASMARA INTERNATIONAL LIMITED Địa chỉ: BUILDING NO 08, CCA, DHA PHASE 5, LAHORE 54810, PAKISTAN Điện thoại: (+92) 42 36162333, 37182249

Văn phòng: ASMARA INTERNATIONAL LMT Địa chỉ: ATTWOOD BUSINESS CENTER, Unit 1 E4 STREET 110A (RUSIAN BLV) SANGKAT TUK THLAR, KHAN SENSOK, PHNOM PENH, CAMBODIA Điện thoại: (+855) 71331 1184 contact@vn.asmaragroup.com

Văn phòng: ASMARA INTERNATIONAL LIMITED Địa chỉ: UNIT A-02-06 GOLDEN CITY BUSINESS CENTER, 0206 ZONE A, YANKIN ROAD, YANKIN TOWNSHIP, YANGON Điện thoại: (+950) 9771831692 contact@cn.asmaragroup.com

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị VPĐD Asmara a Tầm nhìn của Asmara

- Mong muốn trở thành “công ty thời trang toàn cầu chuyên nghiệp và sáng tạo”

- Trong tương lai là sự phát triển đa dạng của thời trang quần áo, những thứ đẹp đẽ của những người sử dụng chúng và những người tạo ra chúng Sự đa dạng trong cách các nhân viên làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu của mình làm cho thời trang trung hòa với khí hậu Vì thế ASMARA đang cố gắng tìm thấy và hợp tác với các đối tác sản xuất đầu tư vào các công nghệ mới, nhuộm mà không cần nước hoặc hóa chất, tái chế và sử dụng, hồi sinh hàng thủ công và tôn trọng cuộc sống của con người Để cho ra đời những sản phẩm tốt ASMARA đã chăm chỉ để đạt được những mục tiêu và yêu cầu, chú trọng vào thiết kế, trong mỗi văn phòng là các Technicians, Merchandisers, Expert for Quality Assurance và Quality Control, làm việc vì môi trường và quyền lợi b Sứ mệnh

- Thấu hiểu và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của thị trường

- Phát triển và duy trì mối quan hệ vững bền với các nhà cung cấp

- Tìm kiếm và phát triển công nghệ tốt hơn cho con người, môi trường

- Phát triển bền vững tiềm năng nguồn nhân lực con người c Giá trị cốt lõi Để trở thành một “Công ty thời trang toàn cầu” ASMARA theo đuổi 7 giá trị:

- Tin tưởng - tin tưởng lẫn nhau

- Tôn trọng - đánh giá cao lẫn nhau

- Thấu cảm – luôn chu đáo

- Xây dựng – luôn luôn học hỏi và đào tạo huấn luyện

- Làm việc nhóm – cam kết và cộng đồng mở

- Trung thành – tôn trọng lợi ích lẫn nhau

- Quan tâm – luôn luôn có trách nhiệm

Các hoạt động của Asmara được trình bày rõ ràng qua từng bộ phận đảm nhiệm trong mỗi văn phòng

- Merchandising: Mỗi khách hàng đều được phục vụ bởi các nhóm kinh doanh riêng lẻ với đội ngũ bán hàng giàu kinh nghiệm, giao tiếp tốt Có nhiệm vụ lựa chọn các đối tác sản xuất một cách cẩn trọng nhất, giao tiếp với các nhà máy một cách công bằng và luồng công việc phải minh bạch

- Design: Team Design cung cấp hỗ trợ mức độ đầu vào cao trong thiết kế, mang đến cho khách hàng những bước phát triển mới về thiết kế và công nghệ Ngoài ra Design có nhiệm vụ tìm kiếm những món đồ được thiết kế riêng, những đường cắt gọn gàng, sắc nét, quy trình hoàn hảo với những chất liệu đặt biệt dụng ngân hàng hình ảnh, kỹ thuật số để quản lý mọi mẫu gốc do nhóm thiết kế của Asmara phát triển sẽ được trình bày ở đây Đặc biệt Asmara sử dụng ứng dụng di động để số hóa tất cả các quy trình kiểm tra của QC, hợp nhất dữ liệu trên mọi chức năng tiền sản xuất và chuẩn bị họp trước khi sản xuất cho đến kiểm tra cuối cùng

- Quality: QA có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng thông qua phòng lab, sản phẩm phải đạt các yêu mà khách hàng quy định

- Sustainability: Trong những năm gần đây Asmara tập trung vào những hoạt động hướng đến phát triển bền vững Nghiên cứu và phát triển các nguyên liệu thô bền vững, tìm hiểu các tác động trong sản xuất gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đưa ra các giải pháp tìm năng Phát triển hệ thống chuỗi cung ứng xanh từ sơ sợi đến vận chuyển

- Compliance: Tuân thủ về mặt xã hội và hóa chất là một phần trọng tâm trong trách nhiệm của Asmara đối với khách hàng cũng như xã hội

Hình 2 3 Khách hàng tại khu vực USA

Hình 2 4 Khách hàng tại khu vực Canada

Hình 2 5 Khách hàng tại khu vực ASIA-Australia

2.1.5 Giới thiệu chung VPĐD Asmara tại Việt Nam

VPĐD Asmara có mặt với hơn 13 quốc gia, trong đó có Việt Nam Việt Nam có 2 văn phòng được đặt tại TP HCM và Hà Nội VPĐD Asmara tại Việt Nam được thành lập vào năm 2008, đặt văn phòng chính tại thành phố Hồ Chí Minh với mục đích liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh sản phẩm may mặc của Asmara International Limited tại Việt Nam

Hiện tại, Asmara tại Việt Nam có khảng 118 nhân viên thuộc 8 quốc tịch khác nhau Bộ phận quản lý đơn hàng được chia theo bốn nhãn hàng theo các nhóm khách hàng Ngoài ra còn có đội thiết kế, bộ phận công nghệ bao gồm quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng, quản lý chất lượng, phòng thí nghiệm và kiểm xưởng, phòng nhân sự và đội hỗ trợ bao gồm quảng cáo, IT, giao hàng và tài chính

Trong văn phòng đại diện gồm năm phòng trưng bày, một phòng chụp ảnh, một thư viện vải, một nhà kho vải và phòng họp

Hình 2 6 Văn phòng đại diện Asmara tại Việt Nam

2.1.6 Khách hàng và sản phẩm chủ lực VPĐD Asmara tại Việt Nam

Thị trường chính gồm: Canada, France, Germany, Italy, Netherlands, Sweden, UK và USA

- Các khách hàng lớn như: Abercrombie & Fitch, Tom Tailor, Marc O’Polo, Chubbies Bonita, Ann Taylor, Bershka, Silver Jeans, Gerry Weber, Cecil, Dynamite, Garage, Rohan Designs, Quicksilver, Woolrich, Calvin Klein, Cleo, Urban,

Hình 2 7 Các khách hàng của Asmara

- Mặc hàng chủ lực của Asmara là Outerwear, seamless, skiwear, denim, lightweight woven, circular knit (tee, polo, sweat), tailored suits

Hình 2 8 Các sản phẩm Denim của Abercrombie & Fitch

Hình 2 9 Các sản phẩm Outerwear của Tom Tailor

Hình 2 10 Các sản phẩm quần bơi của Chubbies

Hình 2 11 Các sản phẩm Jacket and Bottoms của Rohan

- Các nhà máy tại Việt Nam: Trải dài khắp ba miền, trong đó điển hình là một vài nhà máy như:

+ Khu vực miền Bắc: TNG Sông Công, Chiến Thắng – Thái Nguyên, Vinatex Phú Sinh, TNG Việt Đức, K & L Tuyên Quang,

+ Khu vực miền Trung: PPJ – Quảng Trị, PPJ Huế, Blue, H&C PPJ,

+ Khu vực miền Nam: Kim Sơn, Sinwah, Thịnh Phát, Hải Đăng, DBW, An Minh Phát,

- Giới thiệu về Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú

Công ty Cổ phần Quốc tế Phong Phú (PPJ), nay là Tập đoàn PPJ Group được thành lập vào ngày 19/4/2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh Trải qua nhiều năm sau đó, hiện nay, PPJ Group đã thành lập với rất nhiều các chi nhánh, nhà máy tại các tỉnh, thành phố ở cả 3 miền Bắc Trung Nam của Việt Nam, điển hình là một số nhà máy như PPJ Hồ Chí Minh, PPJ Quảng Trị, PPJ Huế, Blue, H&C PPJ, … Những ngày đầu tiên, PPJ Group tập trung phát triển ngành hàng chủ lực là Denim, bên cạnh đó cũng thành lập và phát triển một số nhà máy sản xuất hàng Woven Casual (Dệt thoi) và hệ thống về Laundry (Giặt là) Tiếp đến, PPJ mở rộng thêm chủng loại hàng Knit (Dệt kim), thành lập chuỗi sản xuất các dòng hàng Suit và Formal Wear cao cấp (thời trang công sở) Không dừng lại ở đó, từ khi trung tâm Phát triển Sản phẩm (PNC) thành phố Hồ Chí Minh được thành lập, nó đã đưa PPJ Group tham gia mạnh mẽ và trọn vẹn vào chuỗi cung ứng ở cả 3 khâu Thiết kế – Sản xuất – Dịch vụ trọn gói với phương thức ODM (Oriented Design Manufacturing)

Hình 2 12 Bản đồ các nhà máy sản xuất hợp tác VPĐD Asmara tại Việt Nam

❖ ASMARA là văn phòng đại diện với các chức năng:

- Phát triển mẫu mới dựa trên yêu cầu của khách hàng, hiện thực hóa các ý tưởng của các nhãn hàng

- Là cầu nối giữa các nhãn hàng trên thế giới và các doanh nghiệp, nhà máy tại Việt Nam

- Là “Trạm kiểm soát” để đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tối ưu nhất khi đến tay khách hàng

- Duy trì và phát triển các mối quan hệ với các nhà cung cấp trong và ngoài nước

- Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động và dày dặn kinh nghiệm đảm bảo đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho cả khách hàng và nhà máy đối tác.

Phát triển bền vững

2.2.1 Khái niệm phát triển bền vững

Hình 2 13 Phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực

Phát triển bền vững chính là sự phát triển trong đó đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không hề làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó đến các thế hệ tương lai trên sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa việc tăng trưởng kinh tế cùng với giải quyết các vấn đề liên quan đến xã hội và việc bảo vệ môi trường

Vấn đề phát triển bền vững bao gồm bốn nội dung chính sau: Thứ nhất là phát triển kinh tế, thứ hai đảm bảo công bằng xã hội, thứ ba là bảo vệ môi trường và thứ tư là tôn trọng các quyền của con người Phát triển bền vững được xây dựng dựa trên sự phát triển của con người, theo nguyên tắc bảo toàn sự bình đẳng các thế hệ

Bởi vì nền kinh tế hiện tại phát triển một cách nhânh chóng và không ngừng thế nên nhiều thách thức được đặt ra cho loài người hiện nay như: Hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, ô nhiễm các môi trường như đất, nước, không khí, dịch bệnh, đói khổ, bất bình đẳng nhiều mặt, Tất cả chỉ giải quyết được ở cấp độ toàn cầu bằng việc thúc đẩy phát triển về mặt kinh tế, môi trường và xã hội

• Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về mặt kinh tế: Sự phát triển bền vững giúp nền kinh tế phát triển nhanh nhưng an toàn và chắc chắn Ở đây tức là sự phát triển của một nền kinh tế lành mạnh, đáp ứng được các nhu cầu trong cuộc sống, giúp nâng cao đời sống con người và cũng tránh được những suy thoái hoặc trì trệ về kinh tế trong bối cảnh tương lai và đặc biệt là tránh được việc gây nợ nần cho thế hệ tương lai sau này

• Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững xã hội: Phát triển bền vững giúp cho xã hội đảm bảo được các mặt về sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo Đảm bảo được sự công bằng xã hội, tạo cơ hội để tất cả thành viên trong xã hội đều được bình đẳng ngang nhau Điều này làm giảm nguy cơ xung đột xã hội và nguy cơ chiến tranh

• Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững môi trường: Phát triển bền vững về mặt môi trường là việc sử dụng một cách hợp lí các nguồn tài nguyên có từ thiên nhiên, duy trì được một nền tảng ổn định để tránh khai thác quá mức các nguồn tài nguyên tái sinh, hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp Bên cạnh đó, hướng các doanh nghiệp từng bước thay đổi mô hình sản xuất thông thường sang mô hình sản xuất ngừa và giảm thiểu các tác động của sự biến đổi khí hậu và lũ lụt, thiên tai

2.2.2 Phát triển bền vững trong ngành may

Hình 2 14 Xanh hóa ngành dệt may Việt Nam

Từ nay đến năm 2030, ngành Dệt May Việt Nam dần chuyển sang phát triển theo hướng bền vững Từ năm 2030 – 2045, phát triển bền vững, hiệu quả dựa trên mô hình kinh tế tuần hoàn Các yếu tố trong phát triển bền vững ảnh hưởng đến doanh nghiệp may:

- Phát triển bền vững thông qua sản xuất xanh:

• Là quá trình sản xuất lành mạnh không gây hại đến môi trường bên ngoài và con người, từ khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu vào cho đến khi sản phẩm đầu ra đều được thực hiện bởi quy trình xanh Sản xuất xanh hiện đang là xu hướng tất yếu và then chốt trong chiến lược tăng trưởng theo hướng xanh hóa ngành dệt may

• Vào năm 2030, Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã đề ra mục tiêu để giúp ngành Dệt may trở nên thân thiện với môi trường hơn: giảm 1/5 sự tiêu thụ nước và giảm 15% mức tiêu thụ năng lượng

• Trong những năm gần đây, rất nhiều Doanh nghiệp Dệt may Việt nam đã tham gia các phong trào và chiến dịch sản xuất xanh để giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe và tác động xấu đến môi trường Các doanh nghiệp cũng chú trọng đến nguyên vật liệu và nhiên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên, hạn chế việc sử dụng các hóa chất độc hại, sử dụng các công nghệ hiện đại, đầu tư hệ thống các nguồn năng lượng tái tạo như mặt trời, gió, nước và chú ý quan tâm đến hệ thống quản lý chất lượng và xử lý nước thải để hướng doanh nghiệp đến tiêu chí sản xuất xanh

- Phát triển bền vững nhờ đầu tư vào công nghệ:

• Nhiều Doanh nghiệp đã nổ lực thay đổi để bắt kịp xu hướng sản xuất xanh, đầu tư máy móc, các trang thiết bị thân thiện với môi trường để đáp ứng nhu cầu thị trường

• Các Doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lí chuỗi cung ứng, bắt nhịp với xu hướng xanh hóa, thúc đẩy phát triển bền vững bằng việc sản xuất sợi từ tự nhiên

• Ngành may mặc Việt Nam nên ưu tiên trong việc cung ứng bao bì và sản xuất cả xơ sợi, vải vóc và việc may Bởi vì phát triển bền vững ngành may cần đi kèm với các quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, tạo ra các sản phẩm tái chế để tạo điều kiện xuất khẩu sang các nước phát triển đoạn chuyển dần sang phát triển bền vững, theo kịp xu hướng của thị trường hiện đại và xu hướng phát triển của thế giới

2.3 Giới thiệu vệ công nghệ Wash trong ngành may

2.3.1 Quá trình hình thành vải Denim

Denim là một loại vải dệt chéo bông bền, trong đó sợi ngang đi qua hai hoặc nhiều sợi dọc Các loại vải denim được dệt với số lượng thô, mật độ sợi cao và kiểu dệt chéo 3/1 Nó thường được sử dụng để làm quần jean, quần yếm và quần áo khác Có thể là bài báo được coi là phong cách nhất hiện nay Theo truyền thống, denim có màu xanh lam với thuốc nhuộm chàm để tạo ra những chiếc quần jean màu xanh lam Denim là một biểu tượng và là một trong những sản phẩm quen thuộc nhất trong ngành dệt may thu hút mọi lứa tuổi

Quá trình sản xuất vải Denim

Tất cả vải Denim đều được trải qua quá trình tương tự như sau để tạo ra một loại vải Denim hoàn chỉnh

Bước 1: Tại các cánh đồng trồng bông trên khắp thế giới, cây bông được thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy

Bước 2: Xơ bông được tách từ hạt bông và sau đó tạo thành sợi bông

Bước 3: Các sợi bông được đóng thành kiện Trọng lượng khoảng 250 Kg/kiện, ước tính may được khoảng 400 chiếc quần jean

Bước 4: Tại các nhà máy kéo sợi, sợi bông sau đó được xe thành sợi

Bước 5: Sợi bông được nhuộm để đạt được màu sắc giống như màu xanh chàm Ichigo cổ điển Bước 6: Sợi được dệt trong khung dệt thoi hoặc máy dệt thoi để tạo thành cuộn denim

Bước 7: Các cuộn vải denim sau đó được đưa đến các nhà máy sản xuất quần jean để dùng cho sản xuất

Hình 2 16 Sơ đồ quá trình sản xuất vải Denim

Hình 2 17 Các màu sắc sau khi hoàn tất của vải Denim

2.3.2 Khái quát về công nghệ Wash

TÌM HIỂU QUY TRÌNH “WASH DENIM BỀN VỮNG” TẠI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN ASMARA

Wash Denim bền vững

3.1.1 Denim với vấn đề môi trường hiện nay

Tính không thân thiện với môi trường được thể hiện rõ ràng trong mọi bước sản xuất Denim, bao gồm thu hoạch bông, kéo sợi, sấy khô, cắt, may và hoàn thiện

Dưới đây là một số vấn đề lớn nhất gây thiệt hại cho môi trường: a Sự tiêu thụ nước

Theo Levi Strauss , hơn 3.780 lít nước được sử dụng để sản xuất chỉ một chiếc quần jean 501® Điều này bao gồm lượng nước cần thiết để trồng bông, một loại cây trồng rất khát nước, và lượng nước cần thiết để xử lý vải Tưới bông chiếm 92% lượng nước tiêu thụ trên một chiếc quần jean và lượng nước tiêu thụ còn lại liên quan đến quy trình sản xuất vải Denim Bông hữu cơ không giống như bông thông thường, cần ít nước hơn - mức tiêu thụ nước trung bình của bông hữu cơ là 182 lít/kg xơ, so với bông thông thường là 2.120 lít/kg xơ (“Textile Exchange”, 2016) Bông hữu cơ cần ít nước hơn vì nó chủ yếu được duy trì nhờ nước mưa, so với các hệ thống tưới tiêu cần thiết để tưới cho bông thông thường b Khí thải Carbon

Mỗi chiếc quần jean đều chứa một lượng lớn khí thải carbon, bao gồm tất cả các giai đoạn trong vòng đời của nó (từ sản xuất đến sử dụng của người tiêu dùng đến thải bỏ) Khoảng 33,4 kg CO2 được thải ra trong suốt vòng đời của nó, trong số đó, 16,2 kg CO2 được Levi's ước tính là khí thải sản xuất (tức là được tạo ra trong các giai đoạn xơ, lắp ráp vải, cắt, may và hoàn thiện, đồ lặt vặt và đóng gói)

Theo Oxfam , lượng khí thải do sản xuất quần jean tạo ra có thể so sánh với việc bay một chiếc máy bay vòng quanh thế giới 2.372 lần hoặc một chiếc ô tô chạy bằng xăng đi hơn 21 tỷ dặm

Sản xuất Denim liên quan đến nhiều hóa chất độc hại khác nhau, bao gồm thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc nhuộm và chất hoàn thiện có hại cho môi trường

Ví dụ, việc sử dụng chàm tổng hợp để nhuộm quần jean khá độc hại và khó phân hủy trong môi trường Các chất hoàn thiện được sử dụng để đạt được một hình thức hoặc kết cấu nhất định trong một chiếc quần có chứa các hóa chất độc hại như formaldehyde, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người lao động d Thế hệ thừa thải

Theo các nghiên cứu, có tới 20% vải bị lãng phí trong quá trình sản xuất quần áo Denim Phần lớn chất thải này kết thúc tại các bãi chôn lấp hoặc bị đốt, góp phần tạo ra khí thải nhà kính và các thiệt hại môi trường khác

Ngoài ra, quá trình sản xuất Denim tạo ra hàng triệu lít nước thải có chứa hóa chất và thuốc nhuộm độc hại Quá trình nhuộm và giặt là thảm họa của sản xuất Denim Hóa chất được sử dụng trong quá trình nhuộm làm cho nước không thể sử dụng được sau quá trình này Lượng nước thải khổng lồ, nhiễm hóa chất độc hại được thải ra môi trường Thật không may, các dòng sông đang chảy trong xanh ở hầu hết các nơi sản xuất vải Denim Sự ô nhiễm đất và nguồn nước có tác động tiêu cực đến cả con người, thực vật và động vật ở các khu vực xung quanh e Tiêu thụ năng lượng

Quá trình sản xuất vải Denim sử dụng nhiều năng lượng, đặc biệt là để kéo sợi, dệt vải và hoàn thiện vải Phần lớn năng lượng đến từ nhiên liệu hóa thạch, góp phần phát thải khí nhà kính và ô nhiễm không khí

May mắn thay, không phải tất cả quần áo Denim đều gây ra nhiều thiệt hại như vậy Ngày càng có nhiều thương hiệu sản xuất Denim bền vững và giúp giảm thiểu những vấn đề này, giúp tạo ra một tương lai bền vững hơn cho hành tinh của chúng ta

3.1.2 Quy trình “Wash Denim bền vững” a Quy trình “Wash Denim bền vững”

Quy trình Wash Denim bền vững không tuân theo một trật nào, nó thay thế một số công đoạn trong wash truyền thống, đem đến những hiệu ứng mong muốn trên sản phẩm và không gây hại cho môi trường

Hình 3 1 Quy trình Wash Denim bền vững tổng quát

EIM (Environmental Impact Measuring – Phần mềm đo lường tác động môi trường) là một công cụ rõ ràng và minh bạch cung cấp các biện pháp đáng tin cậy để giúp đánh giá tác động môi trường của quá trình hoàn thiện như sử dụng nước, tiêu thụ năng lượng, sử dụng các sản phẩm hóa học, sức khỏe người lao động, v.v Nó xác định nơi có tác động lớn nhất và xác định các kế hoạch hành động hiệu quả để cải thiện quy trình hoàn thiện hàng may mặc Bởi vì bước đầu tiên để giảm thiểu tác động đến môi trường này là đánh giá đúng những điểm tốt nhất cần cải thiện Các khía cạnh thường bị hiểu sai và thông qua EIM, việc hình dung các mục tiêu khả thi sẽ thực sự tạo ra sự khác biệt sẽ dễ dàng hơn EIM cung cấp thông tin có giá trị để xác định xem các nỗ lực hoàn thiện hàng may mặc của bạn có dẫn đến mục tiêu mong muốn trong trung và dài hạn hay không: Giảm thiểu tác động của chúng ta đến môi trường Và tất nhiên, giai đoạn sản xuất các sản phẩm từ Denim cũng là một phần đáng để quan tâm trong việc cải thiện hiệu suất môi trường

EIM đánh giá tác động môi trường của quy trình hoàn thiện hàng may mặc bằng cách so sánh điểm chuẩn của các danh mục riêng lẻ sau đây theo một hướng xác định:

Hình 3 2 Điểm chuẩn và phân loại tùy thuộc vào điểm số EIM

- Sự tiêu thụ nước: Được đo bằng lít nước trên mỗi sản phẩm may mặc được sản xuất Tổng mức tiêu thụ sẽ là kết quả của lượng nước được sử dụng trong mỗi bước quy trình

- Tiêu thụ năng lượng: Có nhiều nguồn năng lượng khác nhau để cung cấp cho nhu cầu giặt giũ Trong các nhà máy sản xuất, chúng ta chủ yếu cần:

• Năng lượng cơ học: Năng lượng cần thiết để chạy máy móc và các công cụ khác

• Nhiệt năng: Năng lượng cần thiết để làm nóng nước ở bước giặt và làm nóng không khí ở bước sấy

Tìm hiểu về các phương pháp wash trong quy trình “Wash Denim bền vững” - 61 -

Công nghệ Laser có thể được phân loại dựa trên các môi trường như rắn, lỏng, khí Vải Denim sử dụng Laser khí (CO, trung bình) thay vì phun Kali Permanganat (KmnO4) Laser là nguồn năng lượng được tạo ra từ sự kết hợp giữa CO2 và dòng điện một chiều Nó được áp dụng với cường độ yêu cầu Có ba thành phần khi sử dụng Laser là phần máy tính, phần Siler (phần hóa học) và phần Laser Môi trường hoạt động của Laser đối với Denim là mặt phẳng có cấu trúc tổ ong hoặc thanh kim loại Loại vải khi sử dụng cho môi trường này tối thiểu phải là 98% Cotton (Vải Polyester rất khó sử dụng với tia Laser), vải màu chàm rất tốt cho tia Laser

Hình 3 4 Máy Laser Compact của hãng Jeanologia phai màu trên các đường nối, trên cả những nút kim loại Quá trình phai màu bằng Laser nhanh hơn so với thông thường, giảm sức lao động rất nhiều so với làm phai màu cơ học truyền thống, độ xù lông vải thấp hơn so với truyền thống Sử dụng Wash bằng Laser rất thân thiện với môi trường, không gây lãng phí nước, không sử dụng hóa chất và cần ít nhân lực hơn

Hình 3 5 Sử dụng máy wash Laser để tạo hiệu ứng cho quần Jean Để sử dụng công nghệ wash bằng Laser này, chúng ta tạo mẫu thiết kế bằng máy tính và phát triển mẫu từ ảnh đã chụp bằng cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa đồ họa để khắc Laser Sau đó, chuyển đổi mẫu thành thang màu xám, định dạng bmp (Định dạng ảnh Bitmap) Tiếp đến, ta nhập file thiết kế vào hệ thống Laser, đặt thông số cho thời gian pixel và độ phân giải Đặt quần áo lên bàn cắt tổ ong, xác định vùng khắc Laser và tiến hành khắc Laser trên quần áo Trong quá trình hoạt động, tia Laser đốt cháy bề mặt vải Quá trình hút khói diễn ra từ bên dưới chi tiết gia công và các khoảng trống hoặc cho phép khí lưu thông và để các mảnh vụn xử lí được hút ra khỏi khu vực làm việc

Hình 3 6 Tạo mẫu thiết kế trên máy tính

Hình 3 7 Có thể xem trước mẫu sắp wash dựa trên phần mềm hệ thống

Hình 3 8 Kích thước của vùng hoạt động máy Laser

Hình 3 10 Mô phỏng bố trí vùng hoạt động của máy Laser Compact

Hình 3 11 Quần Jeans với các hiệu ứng được tạo ra từ phương pháp Wash Laser

Bên cạnh Phía trước công nghiệp vừa và nhỏ Tiếp đến, người vận hành cần có chuyên môn cao và cẩn thận, điều này cũng gây bất lợi cho một số trường hợp Việc tạo ra các hiệu ứng tự nhiên rất khó và thường yêu cầu một số thao tác thủ công sau khi làm mờ để sản phẩm có được vẻ đẹp tự nhiên Bản thân chùm tia Laser và khói sinh ra từ phương pháp này đều gây nguy hiểm cho sức khỏe Việc bảo trì và bảo dưỡng hệ thống Laser có thể gặp khó khăn trong một số trường hợp

Vấn đề an toàn Laser cần lưu ý: Khói sinh ra trong quá trình xử lí cũng có thể gây nguy hiểm Các hệ thống Laser cần được trang bị hệ thống chiết xuất để loại bỏ khói xử lí ra khỏi tủ, các hạt trong khói phải được lọc ra trước khi không khí đi vào môi trường

Hình 3 12 Khói đã được loại bỏ các hạt độc hại khi đi vào môi trường

G2 là công nghệ Ozone tiên tiến và hiệu quả nhất trong ngành dệt may Công nghệ này sử dụng không khí từ bầu khí quyển, sau đó tạo ra Ozone để xử lý quần áo bằng cách phản ứng với thuốc nhuộm sợi, mang lại cho sản phẩm vẻ ngoài chân thực khi sử dụng ngoài trời Tất cả những điều này được thực hiện trong quy trình không xả thải, giúp tiết kiệm đáng kể nước và hóa chất, và có cả những lợi ích tuyệt vời khác như làm sạch mọi vết chàm còn sót lại và kiểm soát sự phai màu của vải

Hình 3 13 Máy Ozone G2 Atmos của hãng Jeanologia

G2 phát triển, duy trì công nghệ Ozone tiên tiến nhất để hoàn tất hàng may mặc trên thị trường Jeanologia cải tiến công nghệ G2 của mình bằng kinh nghiệm 20 năm nghiên cứu công nghệ Ozone để hoàn thiện quần áo, mang lại hiệu quả tốt nhất trong sản xuất hàng may mặc Ozone là một loại khí sạch được tạo ra từ oxy tinh khiết, nó luôn có sẵn xung quanh chúng ta, nó tiết kiệm hóa chất, nước, thời gian và chu trình giặt Wash bằng Ozone để thay đổi shade màu mà không có bất kỳ quá trình wash ướt như wash truyền thống Bên cạnh đó, độ bền của vải vẫn được giữ vững như lúc trước Wash Ozone làm sạch bề mặt của quần áo đã nhuộm màu, nó được sử dụng để thay đổi độ bóng sáng của vải, tẩy vết ố trên quần áo, tạo hiệu ứng tương tự như chất tẩy rửa Cách làm này thân thiện với môi trường và cũng đơn giản, bởi vì sau quá trình khi giặt, nước đã bị Ozone hóa, nó có thể dễ bị khử ion bằng bức xạ tia UV điều này giúp tiết kiệm chi phí sử lý nước thải và lao động rất lớn

Hình 3 14 Có thể dễ dàng lấy quần áo một cách tiện lợi bằng hệ thống nghiêng của máy

Trình tự hoạt động: Không khí được đưa vào máy tạo oxi, sau đó không khí được phân hủy thành Oxi Nguyên tử oxy được cải tạo để tạo ra Ozone, tiếp theo, Ozone được giải phóng vào nhào lộn Xử lý quần áo bằng cách xử lý bằng nhuộm sợi, Ozone được phá hủy an toàn và được giải phóng dưới dạng không khí

Theo thống kê của Jeanologia, Wash bằng phương pháp dùng công nghệ Ozon, với khối lượng 0.5 Kg quần áo được wash bằng phương pháp này so với truyền thống ở công đoạn wash đá sẽ giúp tiết kiệm:

Hình 3 15 Tiết kiệm với quy trình khí quyển bền vững của Jeanologia so với cách wash bằng đá truyền thống

Hình 3 16 Hình ảnh kết quả sản phẩm khi wash khô bằng Ozone

Hình 3 17 Hiệu ứng màu sáng tối được tạo từ phương pháp Wash Ozone

Hình 3 18 Hiệu ứng làm phai màu được tạo ra từ phương pháp Wash Ozone

Hạn chế của phương pháp này là khí Ozone khi đưa vào máy rất độc và chi phí máy đắt đỏ

Vấn đề an toàn: Vì khí Ozone rất độc nên khi sử dụng phương pháp này, khi chuẩn bị sử dụng máy, người làm việc cần phải trang bị đồ bảo hộ để hạn chế thấp nhất chất độc ngấm vào cơ thể

Hình 3 19 Ảnh minh họa: Cần trang bị đồ bảo hộ khi sử dụng máy Wash Ozone

E-Flow là công nghệ hiện đại được phát triển vào những năm gần đây, mang lại rất nhiều lợi ích cho Wash Denim nói riêng và ngành dệt may nói chung Làm thay đổi quan điểm ngành Wash:

“Giặt không cần nước” – “Water is Over – Air is the future”

Hình 3 20 Máy Wash E-Flow của Jeanologia

Công nghệ E-Flow sử dụng quá trình vi hạt hóa và phun sương để thay thế các quy trình giặt Denim truyền thống và mang lại hiệu suất hóa học tốt hơn (màu sắc, chất làm mềm, chất chống vi trùng, vv) bằng cách sử dụng bong bóng khí nano thay vì nước Cụ thể hiện nay công nghệ E-Flow tại PPJ Phong Phú đã thay thế được các công đoạn wash Denim ướt như Bleaching, Sortening, Enzyme Flow,…

E- Flow cung cấp tính linh hoạt tuyệt vời cho các quy trình hoàn thiện sản phẩm Denim, giảm chi phí bỏ ra, tiết kiệm lượng nước sử dụng và đảm bảo rằng lượng hóa chất chính xác khi wash được nằm trong quần áo chứ không phải nằm trong nước Dựa vào EIM của Jeanologia cho thấy mức độ tiết kiệm nước, hóa chất, năng lượng là rất tốt

Kết quả EIM của Jeanologia

• Quy trình làm Softening: Nước giảm 95%, hóa chất giảm 90%, năng lượng giảm 40%

• Quy trình Pesing For 3D effect: Nước giảm 40%, hóa chất giảm 40%, năng lượng giảm 40%

• Quy trình Easy care/ Wrinkle free: Nước giảm 40%, hóa chất giảm 40%, năng lượng giảm 40%

• Quy trình Water repellency: Nước giảm 20%, hóa chất giảm 20%, năng lượng giảm 40% Công nghệ E-Flow là tích hợp của 3 công nghệ:

- Micronizing: tạo các hạt nano-bubbles siêu nhỏ trong nước, mang theo hóa chất trên bề mặt, nó có thể tạo ra 1.000.000 bong bóng/cm3

- Dosing: Công nghệ định lượng, bơm đúng lượng hóa chất cần thiết lên lượng vải nhất định

- Spraying: Công nghệ phun, chuyển đổi hóa chất thành sương mù mang các hạt nano-bubbles bám lên bề mặt vải

Hình 3 21 Cơ sở họa động của E-Flow

E-Flow hoạt động theo trình tự như sau:

- Để E-Flow hoạt động, nó sẽ được kết nối với một máy giặt thông thường

Hình 3 22 E-Flow kết nối với máy giặt

- Sau khi E-Flow đã được liên kết với máy giặt, E-Flow được điều khiển bởi một phần mềm Orion, phần mềm này sẽ do con người điều khiển, giúp cho việc quản lý máy móc và kiểm soát hóa chất trở nên dễ dàng hơn

Hình 3 23 Phần mềm Orion điều khiển E-Flow đưa vào E-Flow

Hình 3 24 Nước Được đưa vào E-Flow

- E-Flow lấy không khí từ bầu khí quyển, kết hợp với năng lượng biến đổi nước và hóa chất thành bong bóng nano

Hình 3 26 Khí nước tạo ra bong bóng nano

- Bề ngoài của bong bóng nano là sự kết hợp đồng nhất và hoàn hảo giữa nước, hóa chất, và không khí, lớp bề ngoài của bong bóng nano có nhiệm vụ vận chuyển các đặc tính lên của sản phẩm lên trang phục, để tạo hình dáng và màu sắc của một sản phẩm Wash Denim

Hình 3 27 Bề mặt bên ngoài của bong bóng nano một loại vải hoặc quần áo nào

Hình 3 28 Bong bóng nano được đưa vào quần áo

Hình 3 29 Sản phẩm được nhào lộn bởi máy giặt và bong bóng Nano

So sánh quy trình “Wash Denim Truyền Thống” và “Wash Denim Bền Vững” - 79 -

3.3.1 Thí nghiệm về độ bền kéo và độ bền màu ma sát của vải Denim trong quy trình

“Wash Denim Truyền Thống” và “Wash Denim Bền Vững”

Thí nghiệm Wash sản phẩm Denim bằng hai phương pháp Wash: Truyền thống và bền vững Thông tin thí nghiệm:

- Quần Denim, mã hàng 331D2310 tại công ty Asmara

- Thành phần vải: 91% Cotton, 7% Polyester, 2% Elastane

- Nhà máy thực hiện: Tập đoàn PPJ – Công ty cổ phần công nghệ Wash HNC

Hình 3 30 Quy trình Wash Denim truyền thống mã hàng 331D2310

Hình 3 31 Quy trình Wash Denim bền vững mã hàng 331D2310 a Thí nghiệm về độ bền kéo khi áp dụng quy trình wash Denim bền vững

- Máy kiểm tra lực kéo 2 trụ, thương hiệu TESTEX, model TF002, nguồn gốc Trung Quốc

Hình 3 32 Máy kiểm tra lực kéo 2 trụ

- 2 mẫu vải (6x4 inch) được wash theo phương pháp truyền thống, mã hàng 331D2310 được cắt theo chiều dọc và chiều ngang sợi

- 2 mẫu vải (6x4 inch) được wash theo phương pháp bền vững của mã hàng 331D2310 được cắt theo chiều dọc và chiều ngang sợi

- Đặt mảnh vải vào hai ngàm với khoảng cách giữa hai ngàm là 3 inch, điều chỉnh cho tấm vải không bị đùn, không bị căng

- Lực sử dụng là 12 inch/min (300 mm/ phút)

- Kích thước ngàm là 1.5 inch

- Tiến hành đo độ bền kéo theo chiều dọc và chiều ngang của sợi

- Chuyển động ngàm sẽ được tiếp tục cho đến khi mẫu vải bị đứt ra và kết quả sẽ được ghi lại trên phần mềm của thiết bị máy tính liên kết với máy

Hình 3 33 Tiến hành đo vải theo chiều dài

Hình 3 34 Tiến hành đo vải theo chiều rộng

Hình 3 35 Mảnh vải hoàn chỉnh, trong đó mũi tên thể hiện theo chiều dọc sợi

Hình 3 36 Đặt mảnh vải vào giữa hai ngàm, tiến hành thử nghiệm đo độ bền kéo

Sau khi thực nghiệm thử nghiệm đo độ bền kéo cho hai loại vải wash bằng hai phương pháp wash truyền thống và bền vững, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Hình 3 38 Kết quả thử nghiệm đo độ bền kéo

- Độ bền kéo cho cả sợi dọc và sợi ngang của sản phẩm ứng dụng phương pháp wash bền vững có giá trị lớn hơn wash truyền thống: độ bền kéo của sợi dọc đạt 129.66N và độ bền kéo của sợi ngang đạt 58.49N

- Nguyên nhân là vì ít bị suy thoái xơ và ít ma sát vải hơn xảy ra trong quy trình giặt bền vững b Thí nghiệm về độ bền màu ma sát khi áp dụng quy trình wash Denim bền vững

- Máy đo độ bền màu digiCROCK NX, thương hiệu Paramount, xuất xứ Bangladesh

- Vải thử nghiệm độ ma sát mẫu AATCC, thương hiệu Test Fabric, xuất xứ Mỹ

- Thước xám, thương hiệu AATCC, xuất xứ Mỹ

- Đèn so màu D65, hãng Philip, xuất xứ Châu Âu

Hình 3 39 Hình ảnh máy đo độ bền màu ma sát

Hình 3 40 Vải thử nghiệm độ ma sát AATCC

❖ Phương pháp thí nghiệm: Thực hiện theo tiêu chuẩn AATCC 08

- Nhiệt độ phòng thử mẫu test phải dưới 25ºC

- Phòng thí nghiệm có độ ẩm dưới 65%

- Mẫu để ít nhất 4 tiếng trước khi test

- Khởi động máy và đặt sản phẩm cần thử nghiệm độ bền màu lên máy xéo một góc 45 độ

- Gắn vải thử nghiệm độ ma sát lên finger của máy Crockmeter Chỉnh counter set là 1, nhấn nút Start và đếm 10 chu kì (một lần lên và xuống được tính là 1 chu kì)

- Sau khi đã đủ 10 chu kì, ta nhấn nút Reset để máy dừng Chúng ta tháo vải thử nghiệm ra khỏi finger và ghim vải kết quả lên báo cáo đánh giá, đặt 3 miếng vải thử nghiệm độ ma sát bên dưới mẫu kết quả và sử dụng đèn D65 và thước xám để đánh giá

- Với quy trình kiểm tra độ bền màu ướt, cần phải thêm nước cất sao cho lượng nước ngấm vào vải thử nghiệm đạt 65 +/- 5 % trọng lượng vải Sau đó, gắn vải lên finger của máy và tiến hành thử nghiệm như cách bên trên

Hình 3 41 Tiến hành đo độ bền ma sát trên sản phẩm wash truyền thống

Hình 3 42 Các mẫu vải thu được sau khi thực hiện thử nghiệm Bảng 3 1 Kết quả đo độ bền màu của quy trình wash truyền thống và wash bền vững

- Độ bền màu tốt nhất khi đạt 5, vì vậy độ bền màu ma sát của mẫu vải áp dụng wash bền vững tốt hơn khi so sánh với mẫu vải của wash truyền thống (4.5>4)

Quy trình Wash Độ bền ma sát

Ma sát khô Ma sát ướt

❖ Hình ảnh của các sản phẩm: sản phẩm trước wash, sản phẩm wash theo phương pháp truyền thống, sản phẩm wash theo phương pháp bền vững

Hình 3 43 Sản phẩm trước khi wash

Hình 3 44 Sản phẩm wash theo phương pháp truyền thống

Hình 3 45 Sản phẩm wash theo phương pháp bền vững

Bảng 3 2 Bảng so sánh các tác động thường gặp lên vải khi Wash của phương pháp truyền thống và phương pháp bền vững

Thành phần Wash truyền thống Wash bền vững Nguyên nhân

Các sợi ngang (sợi trắng) sau khi được tạo hiệu ứng mài mòn (destruction) bị đứt nhiều

Các sợi ngang (sợi trắng) sau khi được tạo hiệu ứng mài mòn

(destruction) không còn bị đứt nhiều

Sử dụng tia Laser nên hạn chế được các tác động mạnh, kiểm soát được độ mài mòn vừa đủ

Nền vật liệu liệu lượng hóa chất và nước nên thuốc nhuộm được giữ lâu hơn trên sản phẩm Độ cứng

Quần thô và cứng hơn Quần mềm hơn Sử dụng lượng hóa chất và nước hợp lý trong quy trình wash nên sản phẩm mềm mại hơn

Các passant, các cạnh góc túi dễ bị biến dạng trong quá trình wash

Các thành phần kim loại có trên sản phẩm như nút, dây kéo, đinh tán, dễ bị tróc màu và gỉ sét

Các passant, các cạnh góc túi không còn xảy ra tình trạng rách vải hay đường may trong quá trình wash Các thành phần kim loại được bảo vệ

Quá trình giặt được thay thế bằng các công nghệ wash bền vững giúp giảm được các tác động mạnh do wash bằng đá gây ra

3.3.3 So sánh tác động đến môi trường giữa quy trình “Wash Denim Truyền Thống” và

“Wash Denim Bền Vững” thông qua phần mềm EIM

Hình 3 46 Điểm EIM của phương pháp wash Truyền Thống

Hình 3 47 Điểm EIM của phương pháp wash Bền Vững

Nước Năng lượng Hóa chất Sức khỏe Điểm Truyền

+ Qua bảng điểm EIM trên, ta thấy phương pháp wash bền vững đã giúp giảm thiểu được lượng nước, lượng hóa chất và giảm thiểu đáng kể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người so với phương pháp wash truyền thống

+ Số điểm EIM của wash bền vững ở ngưỡng ảnh hưởng đến môi trường mức trung bình (55 điểm) và số điểm của wash bền vững ở mức cao (67 điểm)

+ Wash bền vững ít ảnh hưởng đến môi trường hơn so với wash truyền thống

Thông qua hai quá trình “Wash Denim Truyền Thống” và “Wash Denim Bền Vững” trên sản phẩm quần Denim mã hàng 331D2310, ta nhận thấy phương pháp wash bền vững đã đem lại những lợi ích đáng kể về tác động lên sản phẩm và đặc biệt là tác động đến môi trường Đối với tác động trên sản phẩm: Trong quá trình wash sản phẩm theo hướng bền vững, các hóa chất xanh được sử dụng để thay thế cho hóa chất truyền thống, các tác động vật lí lên sản phẩm không quá nhiều nên mức độ bào mòn sợi có trong vải xảy ra ít, điều này giúp cho vải được bền hơn khi căng kéo, giữ được màu vải khi ma sát Đối với tác động đến môi trường: Trong quá trình wash bền vững, khi sử dụng Laser,Ozonee, đã thay thế được một số công đoạn của wash truyền thống như: Hiệu ứng râu mèo → Laser/ Manual; Phun thuốc tím(KMnO4) → Ozonee/ Lazer; Giặt tẩy sản phẩm → Ozonee/ E-Flow, tạo tiết kiệm được lượng nước sử dụng, lượng hóa chất có trên sản phẩm và giảm các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người làm việc

Thực sự, phương pháp wash bền vững đã thay thế được một cách vượt trội cho phương pháp wash truyền thống.

Đánh giá quy trình “Wash Denim Bền Vững”

Quy trình Wash Denim bền vững không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà nó đang góp phần làm tăng giá trị bền vững cho ngành dệt may Ozonee, Lazer, E-Flow là sự tích hợp của công nghệ hiện đại mang lại giá trị đáng kể về kinh tế và môi trường Quy trình này đã tiết kiệm được các vấn đề chính mà doanh nghiệp và môi trường mong muốn về năng lượng, nước, hóa chất, và an toàn sức khỏe cho con người

Kết quả thống kê của PPJ Phong Phú cho thấy công nghệ Laser kỹ thuật số giúp tiết kiệm một lượng đáng kể nước (97%), năng lượng (70-90%) và chi phí hóa chất (60-70%) Công nghệ Lazer chỉ cần tốn 2 phút để cho ra sản phẩm, đối với phương pháp truyền thống thì kéo dài từ 30-40 phút trên một sản phẩm Ngoài ra Lazer còn có thể tạo ra nhiều hiệu ứng khác nhau với độ chính xác cao trong vòng vài phút, do vậy doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc làm mẫu thử cho khách hàng duyệt Đối với Ozonee là chất oxy hóa mạnh có thể dùng để tạo hiệu ứng phai màu trong quá trình giặt vải Denim Không giống như các phương pháp giặt thông thường, khí Ozonee có thể loại bỏ vết chàm khỏi bề mặt vải mà không cần sử dụng hóa chất hay ngâm nước Vải Denim khô sau khi được Ozonee hóa sẽ không cần giặt xả bằng nước Nếu Ozonee hóa vải ướt, chỉ cần giặt 1-2 lần là đủ để loại bỏ hết lượng Ozonee còn sót lại và chất chàm đã tẩy khỏi vải Đây là cơ chế giúp tiết kiệm nước của phương pháp này Thực tế cho thấy, một nhà máy Denim với sản lượng áp dụng 906.000 kg/năm đang sử dụng quy trình Ozonee tiết kiệm: 5,4% tương đương với 27.180m3 nước /năm; hóa chất giảm 108 tấn/năm; năng lượng giảm 0,73% tương đương với khoảng 54,3 tấn gỗ nén/năm Với vốn đầu tư là 4.8 tỷ đồng, thì nhà máy tiết kiệm được 935 triệu đồng/năm máy E-flow với tổng chi phí đầu tư là 1.645 triệu đồng, mỗi năm tiết kiệm được 767 triệu đồng, như vậy thời gian hoàn vốn là 2,1 năm

Mục tiêu chính của quy trình Wash Denim bền vững là tiết kiệm thời gian trong mọi thứ hoặc mọi nhà máy sản xuất Sản xuất phụ thuộc vào thời gian và các vật liệu khác, chủ yếu là thời gian có giá trị hơn Giá trị thời gian cao hơn nhiều trong ngành sản xuất Mỗi phút được tính cho sản xuất, vì có thể sản xuất bao nhiêu sản phẩm trong thời gian ngắn hơn Về cơ bản, đây là mục tiêu của các chủ sở hữu công ty Đó là lý do tại sao họ sử dụng quy trình này để sản xuất nhiều hơn trong thời gian ngắn hơn

Năng lượng hay sức mạnh là một thứ có giá trị khác trong nhà máy sản xuất Sử dụng nhiều năng lượng hơn tạo ra nhiều chi phí hơn trong sản phẩm Chi phí sản xuất cao, thu nhập ít Vì vậy, tiết kiệm năng lượng là một yếu tố lớn trong nhà máy sản xuất Nếu bạn tạo ra một sản phẩm giá cao và số lượng nhiều hơn với mức tiêu thụ năng lượng ít hơn, nhà máy sẽ có lợi hơn hoặc được hưởng lợi nhiều hơn Thị trường đầy thách thức bạn tồn tại nhiều thời gian hơn do giá thấp hơn Hiện tại, chi phí lao động và năng lượng cao, vì vậy mọi chủ sở hữu nhà máy đều muốn có năng suất cao hơn và sử dụng ít năng lượng hoặc chi phí lao động hơn

Nước rất cần thiết cho mọi sinh vật sống Nước luôn cần thiết cho canh tác, duy trì sự sống và các nhà máy sản xuất Nước được lấy chủ yếu từ sông, rạch và các tầng ngầm Khi chúng ta sử dụng nhiều nước hơn, cân bằng sinh thái sẽ không còn đúng nữa Sẽ có thảm họa môi trường, sạt lở đất và khan hiếm nước Lúc này, trái đất sẽ mất đi vẻ đẹp của nó, và các loài động vật sẽ mất đi môi trường sống Vì vậy, việc sử dụng nước cần phải hợp lý Để đạt được mục tiêu này, khẩu hiệu hiện tại trong các nhà máy giặt là Giặt bền vững Các phương pháp nhuộm, hoàn thiện và xử lý Denim mới hiện đã có sẵn và các giải pháp bền vững có sẵn mang lại lợi ích cho nhà sản xuất và khách hàng

Ngoài ra quy trình này còn mang lại độ chính xác rất cao, so sánh hai quy trình Wash khác nhau trên cùng một chiếc quần Jean, ta thấy được kết quả từ chiếc quần được áp dụng quy trình Wash

Denim bền vững có khả năng bền màu cao hơn, độ bền kéo chắc chắn hơn, hạn chế được các vấn đề về lỗi sợi, lỗi vật liệu, tính thẩm mỹ của sản phẩm được nâng cao Đặc biệt quy trình này đã giảm đi rất nhiều nhân công trong nhà máy, công nhân đã được hạn chế tiếp trực tiếp với hóa chất và bụi vải từ những công đoạn Wash khô

Trên thực tế thì mọi vấn đề đều có hai mặt, quy trình Wash Denim bền vững là một quy trình mới giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề cho nhà máy sản xuất Denim Nhưng tại sao nó vẫn chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam? Việt Nam là một đất nước đang phát triển, vì thế chủ yếu là các nhà máy vừa và nhỏ vấn đề chi phí để đầu tư sản xuất là một dấu hỏi to lớn được đặt ra khi doanh nghiệp bắt tay vào triển khai sản phẩm Ngoài ra họ phải đầu tư chi phí và thời gian để đào tạo công nhân điều khiển máy móc Vì đây là quy trình công nghệ mới nên việc bảo trì và sửa chửa khi gặp sự cố máy móc trong sản xuất cũng gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp

Về vấn đề sức khỏe và bảo vệ môi trường, thì quy trình “Wash Denim bền vững” vẫn còn một số hạn chế, chưa giải quyết triệt để vấn đề Đối với khí Ozonee là một loại khí rất độc, nên khi sử dụng phương pháp, này sau khi Wash xong công nhân phải đợi một thời gian mới mở cửa lồng giặt và khi làm việc cần phải trang bị đồ bảo hộ, máy khử độc để hạn chế thấp nhất hóa chất tiếp xúc với cơ thể Đối với Laser việc tạo ra các hiệu ứng tự nhiên rất khó và có một số yêu cầu thao tác thủ công sau khi làm mờ để sản phẩm có được vẻ đẹp tự nhiên Bản thân chùm tia Laser và khói sinh ra từ phương pháp này đều gây nguy hiểm cho sức khỏe, vì thế các hệ thống Laser cần được trang bị hệ thống chiết xuất để loại bỏ khói xử lí ra khỏi tủ, các hạt trong khói phải được lọc ra trước khi không khí đi vào môi trường Đối với E- Flow vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề nước thải, trong quá trình Wash E- Flow vẫn thải ra ngoài một lượng nước Nhưng lượng nước và thành phần hóa chất có trong nước là rất ít Tuy nhiên thì lượng nước này sẽ được xử lý sau đó thải ra môi trường 40% và 60% dùng để tái chế vào sản xuất lần wash tầm 30 đến 40 sản phẩm Nhưng vẫn có một số trường hợp bị đốm không đều màu

Và quy trình trên vẫn chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề nhân lực, nó chỉ giúp giảm đi số lượng công nhân, nhưng yêu cầu nhân công phải có trình độ công nghệ cao để điều khiển máy móc kiểm soát lượng hóa chất

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT 4.1 Kết luận

Thông qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện Đồ án tốt nghiệp tại VPĐD Asmara, nhóm tác giả đã hiểu được tầm quan trọng của quy trình “Wash Denim bền vững” trong sản xuất công nghiệp thông qua tìm hiểu song song “Wash Denim bền vững” và “Wash Denim truyền thống” Có cái nhìn tổng quát hơn về ba công nghệ mới tích hợp của Lazer + Ozon + E-Flow, từ đó hiểu hơn về giá trị bền vững mà ngành may mặc đang cố gắng hướng đến

Mặc dù Quy trình “Wash Denim bền vững” đã được biết đến nhiều trên các diễn đàn, tuy nhiên nó vẫn chưa được tổng hợp nội dung cụ thể Vì thế thông qua đề tài này không chỉ giúp bản thân có thêm kiến thức mới và hoàn thành đồ án tốt nghiệp, mà còn tạo nguồn tư liệu hữu ích cho sinh viên ngành công nghệ may trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh về mảng Wash Denim Ngoài ra góp phần nào đó vào việc tổng hợp tư liệu tham khảo của công ty

Bên cạnh đó trong suốt quá trình thực tập và làm việc tại VPĐD Asmara nhóm tác giả đã thật sự tiếp cận được phong thái làm việc của môi trường đa quốc gia Có nhiều cơ hội rèn luyện giao tiếp bằng tiếng anh, đặc biệt đã học hỏi được rất nhiều về kiến thức chuyên ngành Mở mang tầm mắt đối với các nhà máy xanh, sản xuất với quy mô lớn

Cuối cùng thông qua đồ án lần này, nhóm tác giả muốn gửi đến thông điệp “ Xanh hóa ngành dệt may” Tuy điều đó là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhưng đó cũng là cơ hội rất lớn giúp ngành may Việt Nam phát triển mạnh mẽ theo cách bền vững, cạnh tranh với các nước phát triển theo hướng ngành dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Bởi vì hầu hết các khách hiện nay đều mong muốn sản phẩm của họ được sản xuất bởi quy trình xanh

Văn phòng đại diện Asmara là một công ty rất nhiệt tình, giúp sinh viên thực tập trong điều kiện tốt nhất Lên kế hoạch học tập tìm hiểu kiến thức chi tiết theo từng tuần làm việc Không chỉ riêng về Wash Denim, Asmara đã tạo điều kiện tham quan nhiều nhà máy khác nhau trong suốt quá trình thực tập Môi trường làm việc thân thiện, tận tình hướng dẫn, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giúp

Ngày đăng: 26/02/2024, 11:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w