Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, tuy nhiên chi tiêu cho Giáo dục đang chiếm tỷ lệ đáng kể trong ngân sách nhà nước. Một trong những thay đổi lớn trong ngành Giáo dục là việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường công lập. Cơ chế tự chủ tài chính đòi hỏi việc quản lý tài chính phải đảm bảo hiệu quả tài chính, đồng thời nâng cao quy mô và chất lượng đào tạo. Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng tiền thân là Trường Trung học Thể dục Thể thao Trung ương 3, được thành lập từ năm 1977, năm 1997 nâng cấp thành Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng và năm 2007 nâng cấp thành Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Từ khi thành lập Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, trường đã được phân loại là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần về tài chính. Trên cơ sở các văn bản hiện hành của Nhà nước và căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị có định mức thu chi cụ thể được xây dựng trong Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường. Nhìn chung, Tổ chức công tác kế toán tại Trường những năm qua cơ bản đã phát huy vai trò là công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, cũng như các đơn vị sự nghiệp khác, nhà trường cũng đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn khi được nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cũng như hoạt động của đơn vị. Để phù hợp với cơ chế quản lý tài chính theo mô hình tự chủ hoàn toàn thì tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng còn nhiều bất cập, điều nàysẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động quản lý điều hành đơn vị, chính vì vậy, xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán của Nhà trường sao cho vừa phù hợp với cơ chế chính sách của Nhà nước vừa phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị .
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HỒ TUẤN VŨ
ĐÀ NẲNG, 2020 LỜI CẢM ƠN
Trang 3Trường Đại học Duy Tân, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quátrình theo học tại Trường
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường Đại học TDTT Đà nẵng đã tạo điềukiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài để hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa họccủa Trường Đại học Duy Tân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này./
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn
Mạc Trần Hoài Giang
Trang 4Các số liệu, bảng biểu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, cónguồn gốc rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoahọc nào khác.
Tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này
Tác giả luận văn
Mạc Trần Hoài Giang
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Tổng quan nghiên cứu luận văn 3
6 Bố cục của luận văn 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRƯỜNG CÔNG LẬP THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 6
1.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CÔNG LẬP 6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vai trò của trường công lập 6
1.1.2 Phân loại trường công lập 7
1.2 CƠ CHẾ TỰ CHỦ ĐỐI VỚI TRƯỜNG CÔNG LẬP 8
1.2.1 Khái niệm, vai trò và mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính 8
1.2.2 Những đổi mới cơ chế tài chính trường công lập của nước ta hiện nay và trong thời gian tới 10
1.2.3 Nội dung của cơ chế tự chủ tài chính trong trường công lập 12
1.3 NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP 20
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 20
1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 24
1.3.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 24
1.3.4 Vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán 26
1.3.5 Tổ chức phân tích thông tin tài chính và hệ thống báo cáo kế toán 26
1.3.6 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán 28
Trang 62.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ
NẴNG 31
2.1.1 Giới thiệu khái quát về Trường Đại học TDTT Đà Nẵng 31
2.1.2 Nhiệm vụ của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng 31
2.1.3 Đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng 34
2.1.4 Cơ chế quản lý tài chính của Trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng 36 2.2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG 41
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán 41
2.2.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 42
2.2.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 52
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán 53
2.2.5 Tổ chức phân tích thông tin kế toán và báo cáo tài chính 57
2.2.6 Tổ chức công tác kiểm tra và công khai tài chính 58
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG 59
2.3.1 Những kết quả đạt được 59
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 64
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG 65
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG 65
Trang 7TDTT Đà Nẵng 68
3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG 68
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán 68
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 70
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 72
3.2.4 Giải pháp hoàn thiện tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán 77
3.2.5 Giải pháp hoàn thiện tổ chức hệ thống phân tích thông tin và báo cáo tài chính 78
3.2.6 Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra tài chính- kế toán 81
3.2.7 Các giải pháp khác 83
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86
KẾT LUẬN CHUNG 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
BVHTT&DL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
CC-VC-NLĐ Công chức-Viên chức-Người lao động
KHCNTDTT Khoa học công nghệ thể dục thể thao
Trang 9Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Bộ máy kế toán của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
41
Hình 2.3 Quy trình luân chuyển chứng từ ở Trường ĐH TDTT ĐN 43
Hình 2.4 Quy trình thu học phí bằng tiền mặt 44
Hình 2.5 Quy trình thu học phí bằng chuyển khoản 45
Hình 2.6 Giao diện phần mềm kế toán ……….……….53
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán sau khi hoàn thiện 69
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài.
Giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội, tuy nhiên chi tiêu cho Giáo dụcđang chiếm tỷ lệ đáng kể trong ngân sách nhà nước Một trong những thayđổi lớn trong ngành Giáo dục là việc áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đối vớicác trường công lập Cơ chế tự chủ tài chính đòi hỏi việc quản lý tài chínhphải đảm bảo hiệu quả tài chính, đồng thời nâng cao quy mô và chất lượngđào tạo
Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng tiền thân là Trường Trunghọc Thể dục Thể thao Trung ương 3, được thành lập từ năm 1977, năm 1997nâng cấp thành Trường Cao đẳng TDTT Đà Nẵng và năm 2007 nâng cấpthành Trường Đại học TDTT Đà Nẵng Từ khi thành lập Trường Đại họcTDTT Đà Nẵng, trường đã được phân loại là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảmbảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và được Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch giao cho quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm một phần về tài chính Trên cơ sở các văn bản hiện hành của Nhà nước và căn cứ vào tình hìnhthực tế, đơn vị có định mức thu chi cụ thể được xây dựng trong Quy chế chitiêu nội bộ của Nhà trường Nhìn chung, Tổ chức công tác kế toán tại Trườngnhững năm qua cơ bản đã phát huy vai trò là công cụ quan trọng trong quản lýkinh tế tài chính của đơn vị Tuy nhiên, cũng như các đơn vị sự nghiệp khác,nhà trường cũng đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn khi được nhànước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cũng như hoạt độngcủa đơn vị Để phù hợp với cơ chế quản lý tài chính theo mô hình tự chủ hoàntoàn thì tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng cònnhiều bất cập, điều nàysẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động quản lý điều hành đơn
vị, chính vì vậy, xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, tôi đã quyết định
Trang 11lựa chọn đề tài “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đưa ra một số giải pháp để hoàn thiệncông tác kế toán của Nhà trường sao cho vừa phù hợp với cơ chế chính sáchcủa Nhà nước vừa phù hợp với thực tiễn hoạt động của đơn vị
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán theo môhình tự chủ tải chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại họcTDTT Đà Nẵng trong thời gian vừa qua
- Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kếtoán tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng trong giai đoạn 2020 trở đi
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại họcTDTT Đà Nẵng
- Không gian nghiên cứu : Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
- Thời gian nghiên cứu : Thực trạng tổ chức công tác kế toán giai đoạn2017-2019 và giải pháp cho giai đoạn từ năm 2020 trở về sau
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp phân tích thống kê
Trên cơ sở các số liệu thu thập được qua các năm 2017, 2018, 2019 từcác nguồn của Trường đại học thể dục thể thao Đà Nẵng, tác giả sẽ sử dụngphương pháp thống kê mô tả để phân tích tổ chức công tác kế toán tại Trườngđại học thể dục thể thao Đà Nẵng
- Phương pháp so sánh
Phương pháp này được dùng để đánh giá sự biến động của số liệu về tổ
Trang 12chức công tác kế toán qua các năm đã thu thập được, từ đó tìm nguyên nhâncủa sự biến động.
- Phương pháp mô hình hóa
Các qui trình về tổ chức công tác kế toán đều được mô hình hóa đểngười đọc có thể dễ dàng nắm bắt các bước của từng công tác
- Phương pháp suy diễn quy nạp
Từ các lý luận chung về tổ chức công tác kế toán, kết hợp với thực trạngcông tác này tại Trường đại học thể dục thể thao Đà Nẵng, tham chiếu vớicác văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để rút ra những điểm còn bấtcập trong các quy định về tổ chức công tác kế toán tại Trường đại học thể dụcthể thao Đà Nẵng Trên cơ sở đó có những đề xuất giải pháp và kiến nghịthích hợp
5 Tổng quan nghiên cứu luận văn
Để thực hiện luận văn, tác giả đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứunhư sau:
Luận án Tiến sỹ “Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở Y tế vớiviệc tăng cường quản lý tài chính ngành y tế Việt Nam” của tác giả Lê KimNgọc (2009), Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Với luận án này, tác giả đãtập trung các luận chứng pháp lý, phân tích thực trạng công tác tổ chức kếtoán của các cơ sở y tế Việt Nam nói chung, trên cơ sở định hướng pháp triểnngành, tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức kế toán ở tầm
vĩ mô cho các cơ sở ngành y tế
Luận án Tiến sĩ Kinh tế “Tổ chức kế toán ở các trường Đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo” của tác giả Nguyễn Thị Minh Hường (2014),
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trong công trình này tác giả chỉ trình bàynhững vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức công tác kế toán nói chung áp dụngcho mọi đơn vị kế toán mà không đi vào tìm hiểu tổ chức công tác kế toán
Trang 13trong các đơn vị sự nghiệp Các kiến nghị và giải pháp chủ yếu đề cập đếnvấn đề quản lý tài chính chứ không đi sâu vào việc hoàn thiện tổ chức côngtác kế toán ở các trường đại học.
Luận văn Thạc sỹ với đề tài “Tổ chức công tác kế toán thu, chi hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Quảng Ngãi” (2017)
của tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân - Học viện Tài chính Trọng tâm của đề tàinày là nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán thu, chi hoạt động trong cácđơn vị sự nghiệp nói chung của tỉnh Đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận
cơ bản về tổ chức kế toán thu, chi hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp cônglập và đánh giá tình hình thực tế về cơ chế quản lý tài chính cũng như côngtác kế toán thu, chi hoạt động tại các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh QuảngNgãi Từ đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện khoa học, hợp lý và khả thinhằm nâng cao công tác kế toán thu, chi hoạt động tại các đơn vị sự nghiệptrên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại Cục dự trữnhà nước khu vực Đà Nẵng” của tác giả Đoàn Minh Trang, (2018) Luận văn
đã nêu được cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị hànhchính sự nghiệp đặc thù ngành dự trữ, chỉ ra được những bất cập trong tổchức công tác kế toán tại Cục dự trữ nhà nước khu vực Đà nẵng và đề xuấtcác giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị này trong điềukiện chế độ kế toán ngành dự trữ có nhiều thay đổi Tuy nhiên, đề tài này đisâu vào đặc thù của kế toán ngành dự trữ nên phạm vi nghiên cứu bị giới hạn.Đối với lĩnh vực giáo dục, vấn đề hoàn thiện công tác kế toán trong điềukiện tự chủ tài chính chưa được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Đa số cáctác giả đều nghiên cứu tách rời nội dung công tác tổ chức kế toán và nội dung
tự chủ tài chính trong các trường công lập trong ngành giáo dục
Trang 14Trong giai đoạn hiện nay khi cả nước đang triển khai thực hiện tăngcường tự chủ tại hệ thống các trường công lập thì nhu cầu nghiên cứu thựctrạng công tác kế toán tại hệ trường công lập để tìm ra những giải pháp hoànthiện đặt ra ngày càng lớn Ngoài ra, chưa có một công trình nghiên cứu mộtcách chuyên biệt nào về vấn đề hoàn thiện tổ chức công tác kế toán theo môhình tự chủ tài chính hoàn toàn tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng
6 Bố cục của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 3 chương với nội dung như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán trường công lậptheo cơ chế tự chủ tài chính
- Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại họcTDTT Đà Nẵng
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại TrườngĐại học TDTT Đà Nẵng
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRƯỜNG
CÔNG LẬP THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
1.1 TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CÔNG LẬP
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm vai trò của trường công lập
1.1.1.1 Khái niệm
Theo luật giáo dục 2019, Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dânđược tổ chức theo các loại hình: Trường công lập, trường ngoài công lập Vàtrường tư thục.Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các hoạt động chi thường xuyên [13]
Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 củaChính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhànước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấpdịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp cônglập) [7]
Trường công lập là đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập hoạt động tronglĩnh vực giáo dục được xác định dựa vào các tiêu chuẩn sau: Có văn bảnquyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương hoặc địaphương; được Nhà nước cung cấp kinh phí và tài sản để thực hiện nhiệm vụchính trị, chuyên môn và được phép thực hiện một số khoản thu theo quy địnhcủa Nhà nước; có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kếtoán theo chế độ Nhà nước quy định; là đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản riêng mở tại Kho bạc Nhà nước
Trang 16“Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân
sự và tài chính của đơn vị sự nghiệp công [7]
Như vậy, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổchức bộ máy, biên chế và tài chính không chỉ áp dụng cho các đơn vị sựnghiệp có nguồn thu mà còn được áp dụng đối với cả các đơn vị sự nghiệpkhông có nguồn thu hoặc có nguồn thu ít
1.1.1.2 Đặc điểm, vai trò của các trường công lập
Các trường công lập hoạt động với quy mô khác nhau, đều có một sốđặc điểm, vai trò chung nhất định như [7]:
Thứ nhất, trường công lập là một tổ chức hoạt động theo nguyên tắccung cấp dịch vụ
Thứ hai, sản phẩm của trường có đầy đủ tính chất kinh tế như các loạidịch vụ hàng hóa khác, có tính bền vững và gắn bó hữu cơ với quá trình tạo racủa cải vật chất
Thứ ba, hoạt động của trường công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởicác chương trình phát triển kinh tế xã hội
Thứ tư, các đơn vị trường công lập có nguồn thu hợp pháp từ hoạt động
sự nghiệp giáo dục
1.1.2 Phân loại trường công lập
Theo chủ thể quản lý thì trường công lập được phân thành [7]:
- Trường công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý
- Trường công lập do các Bộ quản lý
- Trường công lập do UBND các cấp quản lý
Theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tàichính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định 16/2015/ND-CPngày 16/2/2015 của Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:
Trang 17- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên
- Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (do giá,phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí, được Nhà nước đặt hàng,giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công theo giá, phí chưa tính đủ chiphí)
- Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (theochức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thu hoặcnguồn thu thấp)
Theo quan điểm trên tiêu chí để phân loại trường công lập là mức độ tựđảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của trường, được xác định bằngcông thức sau:
Tổng nguồn thu và tổng số chi hoạt động thường xuyên tính theo dự toánthu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định
1.2 CƠ CHẾ TỰ CHỦ ĐỐI VỚI TRƯỜNG CÔNG LẬP
1.2.1 Khái niệm, vai trò và mục tiêu của cơ chế tự chủ tài chính
Cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp nói chung và cơ chế tự chủtrường công lập nói riêng được quy định tại Nghị định số 16/2015/ND-CPngày 16/02/2015 của Chính phủ Trong đó trường công lập được trao quyền
tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tạo lập và sử dụng nguồn tài chính đểthực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực hoạt động của mình [7]
Vai trò cơ chế tự chủ tài chính đối với các trường
+ Đối với cơ quan quản lý cấp trên:
Mức tự bảo đảm chi phí Tổng số nguồn thu
hoạt động thường xuyên = - x 100 của trường (%) Tổng số chi hoạt động thường xuyên
Trang 18Thứ nhất, tạo lập vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển các trường cônglập và huy động các nguồn tài chính trong xã hội.
Thứ hai, thúc đẩy quá trình đa dạng hoá các loại hình, phương thức vàhình thức của các hoạt động sự nghiệp
Thứ ba, tạo môi trường thuận lợi cho các trường công lập phát triểnthông qua việc phân bổ vốn đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực tập trung, cótrọng điểm
Thứ tư, kiểm tra, giám sát tài chính trong mọi hoạt động tài chính củacác trường công lập đảm bảo
+ Đối với bản thân các trường công lập
Thứ nhất, cân đối giữa việc hình thành, tạo lập và sử dụng các nguồn lựctài chính của trường
Thứ hai, cơ chế tự chủ tài chính đối với trường đóng vai trò quan trọng,đảm bảo tính công bằng hợp lý trong việc phân phối, sử dụng các nguồn lựctài chính giữa các loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, nhằm tạo môi trườngbình đẳng, cũng như sự phát triển hài hòa giữa các ngành, các lĩnh vực khácnhau trong khu vực sự nghiệp có thu
Thứ tư, cơ chế tự chủ tài chính đối với trường góp phần tạo hành langpháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính trong các đơn vị sựnghiệp có thu
Việc tạo ra một cơ chế tự chủ tài chính thích hợp đối với các trường cônglập sẽ giúp đạt được những mục tiêu sau:
- Đảm bảo cho bộ máy của các trường hoạt động có hiệu quả đáp ứngnhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội
- Tạo động lực khuyến khích các trường tích cực chủ động đổi mới tổchức và sắp xếp biên chế một cách hợp lý theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối
Trang 19tổ chức và phân công lao động hợp lý, nâng cao chất lượng, hiệu suất côngviệc gắn với việc sử dụng kinh phí một cách hiệu quả.
- Nêu cao ý thức tiết kiệm, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí và tăngcường chống tham ô, lãng phí
- Phát huy tối đa khả năng và nâng cao chất lượng công việc cũng nhưtăng thu nhập, nâng cao đời sống của cán bộ, công chức
1.2.2 Những đổi mới cơ chế tài chính trường công lập của nước ta hiện nay và trong thời gian tới
Những năm qua, cơ chế chính sách của nhà nước đối với trường công lập
đã từng bước đổi mới Qua thực tế triển khai cho thấy việc thực hiện cơ chế tựchủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ làđúng hướng và đạt nhiều kết quả nổi bật Cụ thể, đã từng bước giảm bớt sựcan thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước đối với các trường công lập; tạo điềukiện cho các trường công lập thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, pháthuy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động; tạo quyền tự chủ,chủ động cho đơn vị trong việc quản lý chi tiêu tài chính Cùng với sự pháttriển của nền kinh tế- xã hội, những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành cácchính sách nhằm từng bước đổi mới cơ chế hoạt động của các trường cônglập; đồng thời xây dựng chính sách ưu đãi thu hút các đơn vị thuộc các thànhphần kinh tế khác tham gia cung cấp dịch vụ giáo dục [7]
Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt các nhu cầucủa xã hội do một số nguyên nhân như: vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào
sự bao bọc của Nhà nước;
Vì vậy, cần thực hiện hai giải pháp đột phá quan trọng đó là: Đổi mới cơcấu và phương thức đầu tư của ngân sách Nhà nước; và đổi mới cơ chế tính
và thu giá dịch vụ đào tạo và các hoạt động dịch vụ liên quan theo hướng từng
Trang 20bước tính đủ các chi phí (trong đó có tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phíquản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Theo chỉ thị về nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT,Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục, tăng đầu tư đốivới các lĩnh vực giáo dục phù hợp với khả năng của NSNN:
- Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạotrong cả nước
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cáccấp
- Đổi mới giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướngnghiệp, định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông
- Nâng cao chất lượng giáo dục dạy học và trình độ đào tạo ngoại ngữ
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục
- Đẩy mạnh và giao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình đối vớicác cơ sở GD&ĐT
- Hội nhập quốc tế trong GD&ĐT
- Tăng cường CSVC bảo đảm chất lượng các hoạt đồng GD&ĐT
- Phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao
Để đổi mới chính sách và phương thức quản lý tài chính, sẽ tiếp tục thựchiện đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các đơn vị sự nghiệp cung cấp cácdịch vụ giáo dục có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạtđộng
Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiệnnhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầucủa xã hội, được quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ cácchi phí hợp lý, đúng pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành; được Nhànước giao vốn, xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế
Trang 21giao vốn cho doanh nghiệp; được quyền quyết định việc huy động vốn, sửdụng vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ được giao theo quy định để mở rộng việccung cấp dịch vụ sự nghiệp công, tự quyết định số người làm việc và trảlương trên cơ sở thang bảng lương của Nhà nước và hiệu quả, chất lượngcông việc.
1.2.3 Nội dung của cơ chế tự chủ tài chính trong trường công lập
1.2.3.1 Tự chủ trong quản lý thu, chi và sử dụng các quỹ
a Nguồn thu của trường:
* Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp [7]
Đơn vị muốn nhận được kinh phí phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc cácquy định của Luật NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán nguồnNSNN cấp Đơn vị chỉ được cấp kinh phí NSNN khi có trong dự toán đượcduyệt, chi đúng tiêu chuẩn định mức, có đầy đủ hồ sơ chứng minh việc chitiêu của đơn vị Việc phân loại dựa trên khả năng đảm bảo chi phí hoạt độngthường xuyên để từ đó có cơ sở cấp ngân sách là một biện pháp nhằm giảmbớt gánh nặng cho NSNN đồng thời tăng cường tính chủ động cho cáctrường
* Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp
Nguồn thu chính hiện nay của các trường công lập là từ học phí và nhân
tố ảnh hưởng lớn đến nguồn thu này chính là mức thu phí
- Phần được để lại từ số thu phí cho đơn vị sử dụng theo quy định củanhà nước;
- Thu từ hoạt động dịch vụ
- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có)
* Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho (nếu có) theo quy định củapháp luật
* Nguồn khác theo quy định của pháp luật:
Trang 22- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, huy động của viên chức,người lao động trong đơn vị, …
- Nguồn vốn tham gia liên doanh liên kết của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước theo quy định của pháp luật
* Đơn vị được tự chủ các khoản thu và mức thu theo quy định như sau:
- Trường công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí,
lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơquan nhà nước quy định, được công bố rõ rang trong chi tiêu nội bộ củatrường
- Đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàngthì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
- Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết đơn vị đượcquyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắpchi phí và có tích lũy
- Trong điều kiện tự chủ tài chính, trường cần phải đẩy mạnh việc liêndoanh, liên kết, mua sắm thêm trang bị máy móc, đầu tư con người để nângcao chất lượng Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, đơn vị cần triển khai các hoạtđộng dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội, quản lý chặt chẽ một số nguồn thungoài dịch vụ giáo dục như cho thuê kiot, trông giữ xe, căn tin, thuê sân bãi;tham gia cung ứng các dịch vụ ngoài đơn vị và các hoạt động dịch vụ khác đểtăng nguồn thu Lúc này, nguồn tài chính của trường sẽ tương đối phức tạphơn nhiều so với hiện nay Vì vậy, trong điều kiện của cơ chế mới, công tác
kế toán của trường cần phải thay đổi cách làm cũ; nâng cao trình độ nghiệp
vụ, chuyên môn sâu; phân công, phân nhiệm rõ ràng; ban hành các quy trìnhthực hiện cụ thể thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý tài chính củađơn vị
Trang 23b Tự chủ trong quản lý chi
Các khoản chi được phân chia thành: khoản chi thường xuyên và khoảnchi không thường xuyên Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồntài chính, cũng như Quy chế Chi tiêu nội bộ của mỗi đơn vị, thủ trưởng đơn vịđược quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hoặcthấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tùy thuộc vàoloại hình của đơn vị do ngân sách nhà nước nhà đảm bảo kinh phí như thế nào[7]
- Căn cứ tính chất công việc, thủ trưởng đơn vị được quyết định phươngthức khoán chi phí cho từng khoa, phòng, đơn vị trực thuộc
- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm mới và sửa chữa lớn tài sản thựchiện theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP.Đối với khoản tiền lương, tiền công đơn vị được chi như sau:
- Đối với những hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao,chi phí tiền lương, tiền công cho viên chức và người lao động (gọi tắt là ngườilao động), đơn vị tính theo lương cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định
- Đối với những hoạt động cung cấp sản phẩm do nhà nước đặt hàng cóđơn giá tiền lương trong đơn giá sản phẩm được cơ quan có thẩm quyền phêduyệt, đơn vị tính theo đơn giá tiền lương theo quy định
- Đối với những hoạt động dịch vụ có hạch toán chi phí riêng, thì chi phítiền lương, tiền công cho người lao động được áp dụng theo chế độ tiền lươngtrong doanh nghiệp nhà nước
- Nhà nước khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giản biênchế, tăng thêm thu nhập cho người lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụđược giao, sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; tùytheo kết quả hoạt động tài chính trong năm, đơn vị được xác định tổng mứcchi trả thu nhập cho người lao động trong năm
Trang 24Việc chi trả thu nhập cho người lao động trong đơn vị thực hiện theonguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việctăng thu, được tính tiền ngoài giờ Thủ trưởng đơn vị chi trả thu nhập theoquy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Trong cơ chế tự chủ tài chính, các khoản chi của đơn vị cũng rất đa dạng
và phức tạp Công tác kế tác cần phải năng động, sáng tạo vận dụng linh hoạtcác quy định về tài chính để công tác chi vừa kịp thời, đảm bảo phát huy hiệuquả, vừa giảm thiểu chi thấp nhất cho trường nhưng không ảnh hưởng đếnchất lượng
c Tự chủ trong quản lý, sử dụng các quỹ
Cuối năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính sau khi trang trải cáckhoản chi phi và các khoản chi khác, số chênh lệch thu lớn hơn chi, phân bổtheo quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và sử dụng theođúng mục đích của các quỹ [7]
+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: dùng để đầu tư, phát triển nângcao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, muasắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹthuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề nănglực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanhliên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt độngdịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị
và theo quy định của pháp luật
+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: dùng để đảm bảo thu nhập cho ngườilao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút, không đảm bảo kế hoạch đềra
+ Quỹ khen thưởng: dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cánhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng gópvào hoạt động của đơn vị
Trang 25+ Quỹ phúc lợi: dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chicho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấpkhó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trưởng hợp nghỉ hưu, nghỉ mấtsức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế.
d Nội dung tự chủ trong mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản
Thực hiện theo Thông tư 162/2014/TT-BYT ngày 06/11/2014 của BộTài chính Trường thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhànước theo quy định của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sựnghiệp Đối với tài sản cố định sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiệntrích khấu hao thu hồi vốn theo quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nhànước Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền thu từ thanh lý tài sảnthuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đơn vị được để lại bổ sung Quỹ pháttriển hoạt động sự nghiệp
Trong điều kiện tự chủ tài chính, trường sẽ sử dụng TSCĐ một cách đanxen vào các hoạt động sự nghiệp và hoạt động dịch vụ Vì vậy, công tác kếtoán phải phân định rõ ràng loại TSCĐ có nguồn gốc từ NSNN dùng cho hoạtđộng sự nghiệp và TSCĐ có nguồn gốc NSNN dùng cho các hoạt động dịch
vụ khác để từ đó có hướng hạch toán, theo dõi cũng như trích và hạch toánhao mòn TSCĐ đúng quy định
1.2.3.2 Cơ chế quản lý chênh lệch thu-chi
Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoảnkhác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) đơn vị được sửdụng theo trình tự sau [7]:
* Đối với đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư:
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập: Đơn vị được tự quyết định mức tríchQuỹ bổ sung thu nhập (không khống chế mức trích)
Trang 26- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 thángtiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lậpcác quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
* Đối với đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên:
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập: Đơn vị được tự quyết định mức tríchQuỹ bổ sung thu nhập nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch,bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 3 thángtiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lậpcác quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
* Đối với đơn vị tự chủ tài chính sự nghiệp công tự đảm một phần chithường xuyên (do giá, phí dịch vụ sự nghiệp công chưa kết cấu đủ chi phí,được Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp côngtheo giá, phí chưa tính đủ chi phí):
- Trích tối thiểu 15% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lươngngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 2 thángtiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
- Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại (nếu có) sau khi đã trích lậpcác quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
Trang 27Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹtiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết định
sử dụng theo trình tự sau: Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; Quỹ phát triểnhoạt động sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ khác (nếu có).Việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo Quy chế chitiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị
* Đối với các đơn vị sự nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên(theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, không có nguồn thuhoặc nguồn thu thấp):
- Trích tối thiểu 5% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;
- Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 01 lần quỹ tiền lươngngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp lương do Nhà nước quy định;
- Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi tối đa không quá 01 thángtiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị;
- Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật;
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹtiền lương ngạch, bậc, chức vụ thực hiện trong năm, đơn vị được quyết địnhmức trích vào các quỹ cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.Việc sử dụng các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo Quy chế chitiêu nội bộ và phải công khai trong đơn vị
Qua các quy định tên ta thấy Quy chế Chi tiêu nội bộ đóng vai trò rấtquan trọng trong việc quản lý nguồn chi của trường Nếu Quy chế Chi tiêu nội
bộ được xây dựng kỹ lưỡng, ràng buộc pháp lý cao, phù hợp với hoàn cảnhthực tế của đơn vị, đồng thời phải được giám sát thực hiện thường xuyên, liêntục và minh bạch thì công tác chi của trường sẽ phát huy hiệu quả và khôngmắc các lỗi tài chính theo quy định Nhà nước Quan trọng hơn, phân phối thunhập tăng thêm và bình xét khen thưởng hàng tháng theo Quy chế Chi tiêu nội
Trang 28bộ được triển khai làm tốt nâng cao được đời sống vật chất, tình cho nhânviên sẽ là động lực cho nhân viên toàn đơn vị phấn đấu, cống hiến Công tác
kế toán của trường đóng vai trò then chốt trong việc tham mưu xây dựng quychế cũng như kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thực hiện Quy chế nhằm đảmbảo hiệu lực, đạt hiệu quả cao, công khai minh bạch đẻ tránh hiểu lầm gâymất đoàn kết trong nội bộ đơn vị
1.2.3.3 Cơ chế tự chủ tài chính tác động đến tổ chức công tác kế toán
Các trường khi được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đãchủ động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước (NSNN) giao hiệu quả hơn đểthực hiện nhiệm vụ; đồng thời, chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực đểphát triển và nâng cao chất lượng đào tạo, huy động nguồn vốn đầu tư, liêndoanh- liên kết, tạo thêm nhiều nguồn lực tài chính cho trường
Cơ chế tự chủ đã tạo điều kiện cho các trường được quyền quyết định vềnhân sự nói chung, lao động kế toán nói riêng Trước đây các trường côngphần lớn chỉ được phụ trách về chuyên môn mà không có quyền tự quyết khiđiều hành nên khó phát triển Cơ chế tự chủ tài chính đã tạo hành lang pháp lýcho các trường công lập có quyền chủ động hơn về biên chế, quản lý, sử dụnglao động kế toán khi hoàn thiện tổ chức bộ máy cũng như hoàn thiện tổ chứccông tác kế toán để đáp ứng với nhu cầu quản lý tài chính trong xu thế mới
Cơ cấu tổ chức bộ máy, năng lực của đội ngũ nhân viên của trường cônglập đặc biệt là đội ngũ nhân viên tài chính- kế toán là nhân tố ảnh hưởng đếnchất lượng, hiệu quả hoạt động tài chính của trường, góp phần vào việc mởrộng, tăng nguồn thu và tiết kiệm chi, nâng cao chất lượng Vì vậy, việctrường tổ chức tốt công tác kế toán giúp chủ động hơn trong hoạt độngchuyên môn, nâng cao hiệu quả góp phần giảm chi và tăng thu cho trường.Song cơ chế tự chủ cũng có những mặt trái của nó nếu không điều hành
và kiểm soát chặt chẽ hoạt động tài chính Dựa vào quyền tự quyết định, nếu
Trang 29phương án tự chủ tài chính thực hiện thiếu kiểm soát chặt chẽ, tạo nên bộ máyquản lý nói chung, bộ máy kế toán nói riêng cồng kềnh, hoạt động kém hiệuquả Công tác kế toán nặng về hình thức, mang tính định tính; chưa có đủ cáctiêu chí để xác định, định lượng, đánh giá thật khách quan, chính xác; nếu quytrình kiểm tra, kiểm soát, giám sát không được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽthì công tác kế toán tại trường sẽ không đáp ứng được yêu cầu, không tạođược môi trường tốt về tài chính để huy động đầu tư, tăng cường nguồn thucũng như hạn chế thấp nhất các khoản chi tránh lãng phí, thất thoát nhưng vẫnđảm bảo được tiêu chí nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, hướng tới sự hàilòng của người học và nâng cao đời sống vật chất- tinh thần cho đội ngũ laođộng tại trường.
1.3 NỘI DUNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Để tổ chức bộ máy kế toán cần phải căn cứ vào các nội dung sau [12]:Một là, tổ chức quản lý của đơn vị Tổ chức bộ máy kế toán trong trườngcông lập cần phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị
Hai là, căn cứ khối lượng công việc kế toán nhằm đảm bảo cung cấp đầy
đủ thông tin kế toán theo yêu cầu, theo dõi, ghi chép các đối tượng kế toán vàđối tượng quản lý chi tiết, xử lý hệ thống chứng từ kế toán, khối lượng dữ liệucần xử lý, hạch toán trên các tài khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh, lập và gửi báo cáo kế toán theo quy định
Ba là, đặc điểm và định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong côngtác quản lý của trường công lập nhằm giảm khối lượng công việc ghi chép,tìm kiếm, xử lý, giảm các hạn chế liên quan đến khối lượng nghiệp vụ, hạnchế về không gian và thời gian
Trang 30Hiện nay, các trường công lập có thể tổ chức bộ máy kế toán theo cáchình thức sau:
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Còn gọi là mô hình một cấp.Đơn vị kế toán độc lập chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm để thực hiệntoàn bộ công tác kế toán từ việc xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp, kếtoán chi tiết, lập báo cáo kế toán, phân tích kinh tế các hoạt động Trường hợptrường có các đơn vị trực thuộc thì không có tổ chức kế toán riêng mà cóchuyên viên làm nhiệm vụ thu thập chứng từ, hướng dẫn và thực hiện hạchtoán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh thuộc phạm vi đơn vịmình, kiểm tra các chứng từ thu nhận được và định kỳ gửi toàn bộ chứng từ
về phòng kế toán trung tâm
Như vậy, ưu điểm nổi bật của mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
là đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểmtra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời tình hình hoạt độngcủa đơn vị thông qua thông tin kế toán cung cấp, từ đó có thể nâng cao hiệusuất công tác kế toán
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nêu trên, có thể thấy mô hình nàykhông phù hợp với những đơn vị có phạm vi hoạt động rộng, các cơ sở củađơn vị phụ thuộc đặt ở xa đơn vị trung tâm; việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của
kế toán đối với các hoạt động của các cơ sở phụ thuộc phần nào bị hạn chế
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán: Còn gọi là mô hình hai cấp
Bộ máy kế toán được phân chia thành hai cấp riêng biệt là cấp trung tâm vàcấp trực thuộc Kế toán ở cả hai cấp đều tổ chức sổ kế toán và bộ máy nhân sựtương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp
Kế toán trung tâm thực hiện các phần hành kế toán phát sinh ở đơn vịchính, công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn đơn vị; hướng dẫn,kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị trực thuộc; thu nhận, kiểm tra các báo
Trang 31cáo tài chính, thống kê của các đơn vị trực thuộc, gửi lên và lập báo cáo tàichính, thống kê tổng hợp cho toàn đơn vị
Kế toán trực thuộc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tàichính phát sinh ở đơn vị mình từ khâu hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán đếnlập các báo cáo tài chính, thống kê định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm
Từ những đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán như mô tả trên, mô hình tổchức bộ máy kế toán phân tán có ưu điểm là công tác kế toán gắn liền với cáchoạt động ở các đơn vị trực thuộc, tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán kiểmtra, kiểm soát trực tiếp các hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ kịp thời cholãnh đạo ở các bộ phận trực thuộc trong việc điều hành và quản lý hiệu quảcác hoạt động ở bộ phận phụ thuộc đó, tạo điều kiện cho tiến hành hạch toánkinh tế nội bộ Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, mô hình này có nhiềunhược điểm như hạn chế sự lãnh đạo tập trung, thống nhất công tác kế toántrong toàn đơn vị, thông tin kinh tế về các hoạt động trong phạm vi toàn đơn
vị không được xử lý và cung cấp kịp thời phục vụ toàn đơn vị không được xử
lý và cung cấp kịp thời phục vụ sự lãnh đạo
Với nội dung, ưu điểm và nhược điểm trên, có thể thấy mô hình tổ chức
bộ máy kế toán phân tán áp dụng thích hợp với những đơn vị có quy mô lớn,địa bàn hoạt động phân tán, chưa trang bị và ứng dụng kỹ thuật hiện đại trongcông tác kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán: Còn gọi là
mô hình hỗn hợp Mô hình này kết hợp đặc trưng của cả hai mô hình tổ chức
bộ máy kế toán tập trung và tổ chức bộ máy kế toán phân tán Theo mô hình
tổ chức bộ máy kế toán này, ở đơn vị chính thành lập phòng kế toán trungtâm, làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra kế toán đơn vị, ở các đơn vị trực thuộclớn, đủ trình độ quản lý được phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ ở mức
độ cao thì cho tổ chức kế toán riêng Còn ở các đơn vị trực thuộc nhỏ hoặc
Trang 32chưa đủ trình độ quản lý, chưa được phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ
ở mức độ cao thì không cho tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viênhạch toán làm nhiệm vụ hướng dẫn hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm trachứng từ ban đầu để định kỳ chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm Với những đặc điểm trên, mô hình này thích hợp với các đơn vị có quy
mô lớn có nhiều đơn vị trực thuộc, hoạt động trên địa bàn vừa tập trung vừaphân tán, mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính, trình độ quản lý khácnhau
Việc tổ chức bộ máy kế toán của trường có thể thực hiện theo các môhình khác nhau, phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động của từng đơn vị.Sau khi xác định, lựa chọn mô hình tổ chức thích hợp từ các mô hình trên, cáctrường công có thể tổ chức phân công công việc cụ thể trong bộ máy Theo đó
kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán của các đơn vị có trách nhiệm phâncông, bố trí nhân viên kế toán đảm trách các phần hành kế toán phù hợp, cụthể:
- Kế toán vốn bằng tiền: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hìnhbiến động của các loại vốn bằng tiền của đơn vị, gồm tiền mặt; tiền gửi tạikho bạc, ngân hàng; vàng, bạc, kim khí quí, đá quý
- Kế toán vật tư, tài sản: Có nhiệm vụ phản ánh số lượng, giá trị hiện có
và tình hình biến động của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ; giá trị haomòn của tài sản cố định tại đơn vị
- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ phản ánh các khoản phải thu, phải trả
và tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả của các đối tượng trong
và ngoài đơn vị
- Kế toán nguồn kinh phí, vốn, quỹ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có vàtình hình biến động các nguồn kinh phí hoạt động, nguồn dự án, nguồn kinh phítheo đơn đặt hàng của nhà nước, kinh phí khác, các loại vốn, quỹ của đơn vị
Trang 33- Kế toán các khoản thu: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời cáckhoản thu phí, lệ phí, thu theo đơn đặt hàng của nhà nước, thu hoạt động dịch
vụ và các khoản thu khác phát sinh tại đơn vị
- Kế toán các khoản chi: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình chi phí chohoạt động, chi thực hiện chương trình, dự án, chi theo đơn đặt hàng của nhànước đã được duyệt, chi hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và chi phí cáchoạt động khác
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp của các phần hành kế toán chitiết Đây là công việc kết nối các phần hành kế toán chi tiết, tạo ra sự hoànchỉnh, thống nhất của hệ thống số liệu kế toán Kết quả của phần hành kế toántổng hợp là các báo cáo tài chính
1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Chi tiết hệ thống chứng từ được hướng dẫn tại Phụ lục số 01 của Thông
tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính,
sự nghiệp [4]
Trên cơ sở xác định loại chứng từ kế toán phù hợp với nội dung của từngnghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán còn phải xác định chứng từ cần sử dụngthuộc loại bắt buộc hay hướng dẫn để lập, tổ chức luân chuyển, quản lý và sửdụng cho đúng chế độ và phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của đơn
vị
Tất cả các chứng từ kế toán do đơn vị lập hoặc từ bên ngoài chuyển đếnđều phải tập trung vào bộ phận kế toán đơn vị Bộ phận kế toán phải kiểm tratoàn bộ chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lýcủa chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước: Lập, tiếpnhận, xử lý chứng từ kế toán; Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và kýchứng từ kế toán hoặc trình Thủ trưởng đơn vị ký duyệt theo quy định trongtừng mẫu chứng từ (nếu có); Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản
Trang 34và ghi sổ kế toán; Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán Việc xác định nội dungtừng bước công việc trong quy trình lập và lưu chuyển chứng từ trong đơn vịSNCL phải căn cứ vào điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, về tổ chức
bộ máy quản lý và bộ máy kế toán, về tổ chức hệ thống thông tin kế toán vàyêu cầu quản lý của đơn vị cũng như đặc thù của từng loại chứng từ kế toán
1.3.3 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Hiện nay, theo Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, hệ thốngtài khoản kế toán được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 02, bao gồm [4]:
- Nhóm tài khoản loại 1: Tiền và vật tư
- Nhóm tài khoản loại 2: Tài sản cố định
- Nhóm tài khoản loại 3: Thanh toán
- Nhóm tài khoản loại 4: Nguồn vốn
- Nhóm tài khoản loại 5: Các khoản thu
- Nhóm tài khoản loại 6: Các khoản chi
- Nhóm tài khoản loại 7: Các khoản thu khác
- Nhóm tài khoản loại 8: Các khoản chi khác
- Nhóm tài khoản loại 9: Kết quả hoạt động
- Nhóm tài khoản loại 0: Tài khoản ngoài bảng
Tài khoản trong công tác kế toán thường được phân thành 3 cấp: Tàikhoản cấp I gồm 3 chữ số thập phân; Tài khoản cấp II gồm 4 chữ số thậpphân (3 chữ số đầu thể hiện Tài khoản cấp I, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoảncấp II); Tài khoản cấp III gồm 5 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện Tàikhoản cấp I, chữ số thứ 4 thể hiện Tài khoản cấp II, chữ số thứ 5 thể hiện Tàikhoản cấp III); Các đơn vị sự nghiệp công lập phải căn cứ vào hệ thống tàikhoản kế toán ban hành này để lựa chọn các tài khoản kế toán sử dụng chođơn vị mình Đơn vị được bổ sung thêm Tài khoản cấp II, cấp III, cấp IV (trừcác tài khoản kế toán mà Bộ Tài chính đã quy định trong hệ thống tài khoản)
Trang 35để phục vụ yêu cầu quản lý của đơn vị Trong trường hợp các đơn vị mở thêmtài khoản cấp I (các tài khoản 3 chữ số) ngoài hệ thống tài khoản kế toán do
Bộ Tài chính quy định phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trướckhi thực hiện
Bên cạnh đó, trong trường hợp các trường sử dụng phần mềm kế toán,công việc quan trọng là hệ thống tài khoản kế toán phải được mã hóa trên cơ
sở số hiệu tài khoản kế toán do chế độ quy định được bổ sung thêm các sốhoặc kết hợp chữ và số hoặc dùng hệ thống ký tự chữ để mã hóa các tài khoảnchi tiết đến cấp 4, cấp 5, cấp 6, đảm bảo tính thống nhất trong toàn đơn vị;đáp ứng yêu cầu có thể chỉnh sửa, bổ sung linh hoạt
1.3.4 Vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán
Tổ chức hệ thống sổ kế toán chính là việc thiết lập cho đơn vị một hệthống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có chủng loại, số lượng, hình thức kếtcấu theo hình thức kế toán nhất định phù hợp với đặc thù của đơn vị bao gồm
Sổ Tổng hợp và Sổ Chi tiết theo quy định tại Phụ lục số 03 của Thông tư107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính [4]
Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán ở trường công lập cần phải đáp ứngđược các yêu cầu sau:
- Phải đảm bảo mối quan hệ giữa ghi sổ theo trật tự thời gian với ghi sổphân loại theo hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ởđơn vị khi tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp
- Phải đảm bảo mối quan hệ giữa ghi sổ kế toán tổng hợp và ghi sổ kếtoán chi tiết đối với các chỉ tiêu kinh tế, tài chính tổng hợp
- Phải đảm bảo quan hệ kiểm tra, đối chiếu số liệu nhằm đảm bảo tínhchính xác tuyệt đối trong quá trình hệ thống hóa thông tin kế toán từ cácchứng từ kế toán
1.3.5 Tổ chức phân tích thông tin tài chính và hệ thống báo cáo kế toán
Trang 361.3.5.1 Tổ chức phân tích thông tin tài chính
Trong điều kiện hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường, sự hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế ngày càng sâu sắc, sức ép cạnhtranh, … chất lượng thông tin tài chính cho quản trị đơn vị đòi hỏi ngày càngcao Mặt khác, với cơ chế tự chủ hiện nay, các đơn vị đã thực hiện đa dạnghóa các loại dịch vụ, đa dạng hóa các nguồn thu (trong đó có cả nguồn vốn tíndụng) và các nguồn thu này ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồnthu của đơn vị Chính vì vậy, việc quản lý, sử dụng và hạch toán các nguồnkinh phí này không còn đơn giản, mà cần phải tính đến hiệu quả của việc sửdụng nguồn vốn này Do đó, việc kiểm tra và phân tích tình hình tài chính,phục vụ cho quản lý tài sản và sử dụng nguồn vốn của trường ngày càng đượcchú trọng Nội dung phân tích cần phải được mở rộng bao gồm phân tích quátrình và kết quả thực hiện kế hoạch thu, chi, sử dụng vốn, kể cả vốn trongngân sách và ngoài ngân sách được phản ánh trên báo cáo tài chính, tài liệu kếtoán và các tài liệu khác có liên quan [4]
1.3.5.2 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Việc lập các báo cáo kế toán là khâu công việc cuối cùng của một quátrình công tác kế toán, cung cấp thông tin một cách đầy đủ và trực tiếp choquản lý cả trong nội bộ đơn vị và những người bên ngoài có liên quan đến lợiích với đơn vị Chính vì thế, theo tác giả tổ chức lập báo cáo kế toán được đầy
đủ, kịp thời, đúng theo yêu cầu quản lý sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giátình hình được đúng đắn, góp phần làm cho quản lý của đơn vị đem lại hiệuquả ngày càng cao
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lậpđược hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục số 04 của Thông tư 107/2017/TT-BTCcủa Bộ Tài chính, bao gồm các nội dung chính sau [4]:
Thứ nhất, tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
Trang 37Thứ hai, tổ chức hệ thống báo cáo quyết toán
Tóm lại, để thông tin báo cáo kế toán trở thành thông tin hữu ích, giúpcác đối tượng sử dụng thông tin đánh giá đúng thực trạng và đề ra các quyếtđịnh quản lý tài chính đúng đắn, việc lập báo cáo kế toán ở các đơn vị sựnghiệp cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, nội dung thông tin cung cấp phải phù hợp với yêu cầu sử dụngthông tin của đơn vị Thứ hai, nội dung các chỉ tiêu báo cáo, phương pháptính các chỉ tiêu số lượng, giá trị phải nhất quán để đảm bảo có thể tổng hợpđược các chỉ tiêu cùng loại, có thể so sánh được với kỳ trước, với dự toán đểxem xét, đánh giá khi sử dụng thông tin Thứ ba, căn cứ xác định các số liệubáo cáo phải rõ ràng, phải có trong sổ kế toán của đơn vị nhằm đảm bảo tính
có thể tin cậy được của thông tin Thứ tư, các chỉ tiêu số lượng trong báo cáophải đảm bảo chính xác, tức là phải phù hợp với số liệu trong sổ kế toán, saukhi đã kiểm tra tính chính xác của số liệu này trong quá trình hệ thống hóathông tin kế toán Thứ năm, các báo cáo tài chính phải được lập và nộp đúnghạn nhằm phát huy được hiệu lực đối với người sử dụng thông tin
1.3.6 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Tổ chức công tác kiểm tra kế toán là một nội dung của tổ chức công tác
kế toán trong các đơn sự nghiệp công lập nhằm đảm bảo tính chính xác, trungthực, khách quan, đáng tin cậy của thông tin kế toán; kiểm tra việc tổ chức chỉđạo công tác kế toán trong đơn vị; kiểm tra trách nhiệm cá nhân từng nhânviên kế toán, đặc biệt là trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng; kiểmtra kết quả công tác kế toán trong mối quan hệ đối chiếu với các bộ phận liênquan trong đơn vị, … Tổ chức kiểm tra kế toán được tiến hành kịp thời đượccoi là một nhân tố hay biện pháp giám sát vừa chấn chỉnh, vừa ngăn chặnnhững gian lận, sai sót trong công tác kế toán đảm bảo tuân thủ đúng các quiđịnh của pháp luật và được thể hiện tại Khoản 10, điều 4, Luật Kế toán “Kiểm
Trang 38tra kế toán là xem xét đánh giá việc thực thi pháp luật về kế toán, sự trungthực, chính xác của thông tin, số liệu kế toán”
Thông qua kiểm tra kế toán, nhà quản lý có thể đánh giá được mức độtuân thủ các chính sách, chế độ về quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, đánhgiá được tình hình chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quyđịnh của pháp luật Bằng việc đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân vàđưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục, các đơn vị có thể rút kinh nghiệm
và nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính kế toán tại đơn vị
Để thực hiện những nhiệm vụ trên, tổ chức kiểm tra kế toán ở các trườngcông lập cần tuân thủ theo các nội dung sau:
Một là, kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán, gồm: Kiểm tra
về chứng từ kế toán; kiểm tra về tài khoản và sổ kế toán; kiểm tra về báo cáotài chính; kiểm tra việc kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, thực hiện lưu trữ tàiliệu kế toán; kiểm tra việc thực hiện chế độ, kế hoạch kiểm tra kế toán; kiểmtra thuê làm kế toán, làm thuê Kế toán trưởng của đơn vị
Hai là, kiểm tra việc tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, gồm:
- Kiểm tra biên chế, tổ chức bộ máy, việc phân công phân nhiệm trong
bộ máy xem có phù hợp với nhiệm vụ kế toán của đơn vị, cán bộ kế toán cóđảm bảo tiêu chuẩn quy định và yêu cầu công tác của chức trách, nhiệm vụ bộmáy kế toán
- Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổ chức kế toán và quan
hệ giữa tổ chức kế toán với các bộ phận chức năng khác trong trường cônglập có chặt chẽ và đảm bảo cho công tác kế toán thực hiện yêu cầu chính xác,đầy đủ và kịp thời
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ chức trách của cán bộ kế toán nóichung và Kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) nói riêng
Trang 39Ba là, kiểm tra việc tổ chức quản lý và hoạt động nghề nghiệp kế toán,gồm: Kiểm tra thực hiện các tiêu chuẩn điều kiện cho người hành nghề kếtoán; kiểm tra cấp và thu hồi chứng chỉ hành nghề kế toán.
Trang 40KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong bối cảnh Nhà nước đang tăng cường cải cách và nâng cao quyền
tự chủ tài chính cho các đơn vị SNCL, việc làm sáng tỏ lý luận về tổ chứccông tác kế toán trong các trường công lập theo cơ chế tự chủ tài chính là hếtsức quan trọng, làm nền tảng soi sáng cho việc nghiên cứu, đánh giá thựctrạng ở chương 2 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong chương 3 củaLuận văn sau này Trong chương 1, luận văn đã tập trung làm rõ những nộidung như sau:
Thứ nhất, luận văn trình bày một cách toàn diện và có hệ thống về kháiniệm, ý nghĩa cũng như yêu cầu, nguyên tắc và nhiệm vụ của tổ chức công tác
kế toán trong các trường công lập theo cơ chế tự chủ tài chính
Thứ hai, trong quá trình hoạt động của trường công lập, tổ chức công tác
kế toán theo cơ chế tự chủ tài chính có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tốkhác nhau, như đặc điểm của các trường công lập, cơ chế quản lý tài chính,nguồn tài chính đầu tư cho các trường công lập và sự ảnh hưởng của côngnghệ thông tin đối với tổ chức công tác kế toán trong trường công lập Luậnvăn đã đi sâu phân tích và làm rõ những nhân tố chi phối đến tổ chức công tác
kế toán theo cơ chế tự chủ tài chính tại các trường công lập
Thứ ba, luận văn đã phân tích, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về nộidung của tổ chức công tác kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và tổchức bộ máy quản lý trường công lập nhằm đảm bảo tuân thủ khuôn khổ phápluật kế toán
Trên cơ sở phân tích về mặt lý luận, luận văn xác định yêu cầu tất yếukhách quan phải hoàn thiện tổ chức kế toán của trường trong điều kiện tự chủtài chính