Ô nhiễm không khí xảy ra khi các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông, các hoạt động sản xuất của con người xả các chất thải, hoá chất, khói bụi ramôi trường ngày càng qu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ MÔI TRƯỜNG
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 3
Lời nói đầu 4
CHƯƠNG 1 Cơ sở lý thuyết 5
2 Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Làng Gốm Bát Tràng 12
2.1 Khái quát về Làng Nghề Gốm Bát Tràng 12
2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường 13
2.2.1 Quy trình sản xuất tại Làng Nghề Gốm Bát Tràng 13
2.2.2 Ô nhiễm không khí 15
2.2.3 Ô nhiễm đất 15
2.2.4 Ô nhiễm tiếng ồn, chất thải 16
2.2.5 Ô nhiễm nguồn nước 16
2.3 Ảnh hưởng ô nhiễm môi trường [1] [2] 16
2.3.1 Mức sống và sức khỏe của dân cư 17
2.3.2 Cơ cấu kinh tế, lao động và sử dụng đất 17
2.3.3 Chất lượng đường giao thông 17
2.4 Quản lý ô nhiễm môi trường tại làng Gốm Bát Tràng 18
2.4.1 Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất 18
2.4.2 Các cấp chính quyền 19
2.5 Đánh giá thành công, tồn tại hạn chế và nguyên nhân 19
3 Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường tại Làng Gốm Bát Tràng 20
3.1 Đối với doanh nghiệp 20
3.2 Đối với chính quyền địa phương 23
Lời kết 24
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] D B Phượng, Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, Hà Nội: NXB Khoa học Xã hội, 2001
[2] N H T N T M v n Hà Vĩnh Tân, Dự án điều tra khảo sát chất lượng môi trường làng nghề thủ công nghiệp gốm sứ truyền thống, Hà Nội, 12/2003
[3] G Petro, "Giải pháp tiết kiệm gas cho lò nung gốm sứ Bát Tràng," 26 08 2022 [Online] Available: https://gaspetro.vn/giai-phap-tiet-kiem-gas-cho-lo-nung-gom-su-bat-trang.html.[4] N M Thu Trang, "Công Thương," 20 09 2019 [Online] Available: https://congthuong.vn/bat-trang-giau-sach-nho-lo-nung-gas-125490.html
[5] T Long, "Thiên Long," 20 10 2022 [Online] Available:
https://xulymoitruongthienlong.com/xu-ly-nuoc-thai-lang-nghe-gom-su/
Trang 4Lời nói đầu
Từ khi thực hiện cơ chế thị trường, các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương cũng dần được phục hồi và phát triển Sản phẩm của các làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn lợi lớn, cải thiện đời sống của tầng lớp dân cư nông thôn Như chúng ta đã biết Bát tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng với nhữngsản phẩm gốm sứ hết sức tinh xảo và có giá trị kinh tế cao Làng gốm Bát tràng không những chỉ sản xuất ra những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng toàn quốc mà còn là một địa điểm du lịch nổi tiếng cho du khách các miền gần xa Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà phát triển làng nghề mang lại
là những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường Hầu hết các làng nghề gốm sứ đều sử dụng thancủi và than đá nên gây ra ô nhiễm môi trường như: bụi, hơi nước, SO2, CO2, CO, NOx… Để làm rõhơn ảnh hưởng của việc sản xuất gốm sứ đến môi trường chúng tôi đã chọn đề tài “Hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ Bát Tràng’’
Trang 5CHƯƠNG 1 Cơ sở lý thuyết
1.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác Ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường
1.2 Phân loại ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng môi trường đất bị nhiễm bẩn bởi các hóa chất và chất thải
xả ra, ngấm vào đất và gây ô nhiễm Đây là hậu quả do các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con người Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng
Trang 6Ví dụ : Rác thải, nước thải chưa qua xử lý, thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, nhiễm phèn, nhiễm mặn;
Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi theo chiều tiêu cực của các tính chất vật lý – hóa học – sinh học của nước, khi các chất thải, hoá chất độc hại xả ra sông, suối, ao, hồ nhưng không được xử
lý chặt chẽ làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật và làm giảm độ đa dạng các sinh vật trong nước Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất
Trang 77-Kinh tế
môi… 100% (4)
63
Bài tập Ngoại ứng KINH TẾ MÔI…
-Kinh tế
môi… 100% (3)
2
Nhóm 8 KTMT Thực trạng hoạt…
Trang 8Hiện nay môi trường nước tại các thành phố lớn, khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm nặng nề bởi lượng chất xả thải lớn ra nguồn nước mặt Hơn nữa, rất nhiều cơ sở sản xuất xả thải thẳng ra ngoài môi trường mà không thông qua xử lý chất thải đúng cách.Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa
và gia tăng dân số gây nên những áp lực nặng nề cho môi trường nước Thậm chí có những con sông, hồ lớn “chết trắng” vì ô nhiễm
Ví dụ : sự cố tràn dầu trên biển; các loại hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải ra sông, biển mà chưa qua xử lý; các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư,sông suối,
Câu hỏi ôn tập ktmt
Kinh tế môi trường 100% (1)
4
Trang 9Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn
xa do bụi Ô nhiễm không khí trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn cầu, không riêng gì một quốc gia nào Bởi chất lượng không khí đang ngày càng sụt giảm, bụi mịn có xu hướng gia tăng gâyảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người và hệ sinh thái
Trang 10Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các động thực vật Ô nhiễm không khí xảy ra khi các nhà máy, khu công nghiệp, các phương tiện giao thông, các hoạt động sản xuất của con người xả các chất thải, hoá chất, khói bụi ramôi trường ngày càng quá tải gây ra những biến đổi cực kỳ nặng nề, tiêu biểu là hiện tượng nhà kính, biến đổi khí hậu,
Ví dụ: Con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt; các nhà máy, xí nghiệp thải vào môi trường một lượng lớn khí thải; khí thải từ các phương tiện giao thông như ô tô,
xe máy,
Ô nhiễm tiếng ồn cũng là một dạng ô nhiễm gây khá nhiều nhức nhối và phiền toái Việc quá tải
từ các phương tiện lưu thông trên đường cùng tắc đường đã tạo nên những tiếng còi xe inh ỏi và những tạp âm từ xe cộ, các công trình xây dựng, các hoạt động sửa chữa, khai thác, gây khó chịu
và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, lâu dài có thể gây những hậu quả khôn lường
Ví dụ : tiếng ồn từ máy bay; tiếng ồn từ các khu công nghiệp; từ các phương tiện giao thông,
Trang 11Ô nhiễm tầm nhìn xảy ra khi môi trường sống xung quanh chúng ta bị cản trở bởi quá nhiều yếu
tố như: các công trình, tòa nhà cao tầng, sương mù dày đặc, bụi mịn, gây cản trở tầm nhìn nghiêm trọng gây cảm giác khó chịu cho con người thậm chí nguy hiểm khi tham gia giao thông
Ô nhiễm ánh sáng thường xảy ra nhiều hơn tại các thành phố lớn, nơi các tòa cao ốc, trung tâm thương mại, siêu thị, mọc lên như nấm với những ánh đèn màu đan xen vào nhau có khi là suốt đêm Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều điện năng không cần thiết như vậy là vô cùng lãng phí
Trang 12Ô nhiễm nhiệt là hiện tượng nhiệt độ nước bị thay đổi và giảm sút chất lượng Khi mực nước dâng cao và tiếp xúc gần hơn với ánh sáng mặt trời gây thay đổi nhiệt độ việc các nhà máy đưa nước vào làm chất làm mát cũng gây thay đổi nhiệt độ đột ngột khi đưa nước trở lại môi trường bình thường khiến cho các sinh vật dưới nước khó có thể thích nghi và có thể chết do bị sốc nhiệt.
Ví dụ : sử dụng nước làm mát trong nhà máy điện;
Trang 131.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
+ Gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở
+ Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị
+ Gây nên tình trạng đau đầu, bệnh về tim mạch, chóng mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ thần kinh, stress
+ Nguồn nước bị ô nhiễm gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người theo đường ăn uống và tiếp xúc Nếu sử dụng nguồn nước ô nhiễm để ăn uống sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe và có nguy cơ mắc cácbệnh như: Viêm não, thương hàn, tiêu chảy, dịch tả, viêm gan, các bệnh do muỗi truyền nhiễm, thiếu máu…
+ Quá trình sử dụng các loại hóa được trong sản xuất nông nghiệp gây dư thừa lượng hóa chất và ngấm vào lòng đất Khi đó hệ sinh thái sẽ bị mất cân bằng và nhiễm độc ở đất, ảnh hưởng tới sức khỏe con người Những bệnh lý con người có thể mắc phải khi đất bị ô nhiễm như: Hệ di truyền, gan to, hệ thần kinh, giảm chỉ số thông minh ở trẻ em
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu, Trái Đất nóng lên khiến khí hậu bất ổn định, ảnh hưởng trực tiếp đếnquá trình sản xuất và sức khoẻ của con người
+ Trái Đất nóng lên khiến cho băng ở 2 cực tan chảy, đe dọa tới môi trường sống của các loài động thực vật ở đây, đặc biệt là gấu
+Nguồn nước dần cạn kiệt và trở nên ô nhiễm bởi sự tiêu dùng quá mức và xả thải tràn lan.+Khí hậu thất thường, thiên tai triền miên và con người là nạn nhân chính phải hứng chịu tất cả những điều đó Từ bệnh tật, suy giảm sức đề kháng thậm chí là tử vong
2 Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Làng Gốm Bát Tràng
2.1 Khái quát về Làng Nghề Gốm Bát Tràng
Làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách trung tâm Hà Nội hơn 10km về phía Đông Nam Làng tiếp giáp công trình thủy nông Bắc Hưng Hải của tỉnh Hưng Yên Vị trí này khá thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ cho việc giao lưu vận chuyển nguyên nhiên liệu phục vụ sản xuất cũng như thuận lợi cho khách du lịch, lao động và buôn bán sản phẩm.Nghề gốm ở Bát Tràng có lịch sử phát triển gần 600 năm Đây là trung tâm gốm sứ của cả vùng, không những có doanh thu lớn, quy mô, số lượng mà chất lượng, mẫu mã và loại hình sản phẩm đều được thị trường trong nước và quốc tế ưa thích
Bát Tràng có diện tích tự nhiên 164,03 ha, trong đó 3/4 diện tích nằm ngoài đê, hàng năm vào mùa nước lớn thường bị ngập lụt Làng nghề Bát Tràng thường gọi là xã Bát Tràng, gồm 2 thôn Bát
Trang 14Tràng và Giang Cao với 6980 nhân khẩu ở 1450 hộ, trong đó 5.118 nhân khẩu thuộc 1245 hộ tham gia vào ngành nghề gốm sứ.
Các cơ sở sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng gồm một doanh nghiệp nhà nước, 2 doanh nghiệp quân đội,
2 hợp tác xã, 3 tổ hợp tác, 19 công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân với 1.307 lò nung hộp và 115
lò nung đốt bằng gas, đả sản xuất từ 85 - 100 triệu sản phẩm/năm, trong đó có 50% gốm sứ mỹ nghệ, còn lại là gốm sứ xây dựng và các sản phẩm khác đem lại tổng doanh thu toàn xã năm 2003 khoảng 150 tỷ đồng
2.2 Vấn đề ô nhiễm môi trường
2.2.1 Quy trình sản xuất tại Làng Nghề Gốm Bát Tràng
Quy trình sản xuất, gốm sứ gồm nhiều giai đoạn Mỗi giai đoạn có các đặc thù riêng và tiêm ấn khả năng gãy ô nhiễm môi trường ở mức độ khác nhau
Nguyên nhiên liệu chính để sản xuất gốm sứ là các loại cao lanh, đất sét và than
Ngoài ra còn có thạch anh, đất làm khuôn, men gốm, tro, các hợp chất như CaO, BaO, MgO, TiO2, Al203, ThO2, B20 Cr203, Mn02 và một số kim loại quý: Au, Ag, Nguồn nguyên liệu này khi
Trang 15mua về hầu như không được quản lý, kiểm soát, về số lượng và chất lượng Khâu vận chuyển, bốc xếp, chế biến là nguyên nhân chính gây ô nhiễm bụi, phóng xạ và hơi dung môi.
Các giai đoạn chính trong quy trình sản xuất gốm sứ gồm: Chuẩn bị nguyên liệu ->Gia công nguyênliệu và chuẩn bị phôi liệu -> Phối liệu —> Tạo hình -> Sấy sản phẩm —>Nung sản phẩm và ra lò.Trong sản xuất gốm sứ, gia công và chuẩn bị phối liệu giữ vai trò rất quan trọng vì nó là cơ sở cải thiện nhiều tính chất của nguyên nhiên liệu cũng như làm tăng chất lượng của sản phẩm nung Các bước của công đoạn này bao gồm: làm giàu và tuyên chọn nguyên liệu, gia công thô và gia công tinh nguyên liệu, chuẩn bị phôi liệu theo yêu cầu của từng loại sản phẩm Nghiền nguyên liệu được thực hiện cẩn thận nhưng các máy nghiền hiện đang sử dụng lại quá thô sơ và chủ yếu chế tạo ở trong nước nên độ phát tán bụi, tiếng ồn rất lớn
Khâu tạo hình nhằm tạo ra các bản thành phẩm có kích thước, hình dáng đẹp Quá trình này đòi hỏi hoàn toàn bằng lao động thủ công và trình độ tay nghề cao, nhiều thành phẩm đòi hỏi phải dùng cả chân và tay để xoay vuốt nên người thợ gốm có thể bị dị dạng sau nhiều năm làm việc
Khi pha chế thủ công men và bột màu, người thợ có thể tiếp xúc với các loại men có chứa những loại oxit độc hại cho sức khỏe và gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường xung quanh.Trong quá trình tạo hình đã thêm vào phôi liệu một lượng nước nhất định, vì thế phải thực hiện sấy bán sản phẩm trước khi nung Các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp thuồng thực hiện quá trình sấy bằng hồng khô sản phẩm trong xưởng sản xuất Đấy là phương pháp tốn ít chi phí nhưng đòi hỏi diện tích đặt sản phẩm sấy lớn và thời gian sấy sản phẩm dài
Nung cũng là một công đoạn rất quan trọng trong kỹ thuật sản xuất gốm sử vì nó ảnh hưởng quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm Đây chính là công đoạn cuối cùng của một quy trình sản xuất gốm sứ và cũng là công đoạn tạo ra nhiều chất gây ô nhiễm môi trường
Các lò nung hình hộp, là loại lò đốt dạng ủ than cám, thiếu hệ thống thông thoáng và xử lý khí, nên thải ra các khí độc hại SO2, CO2, CO, NO, Các lò tuynel dùng để hấp đề can cho những sản phẩm bát, đĩa, tích, chén cũng là lò đốt dạng ủ dùng than Khác với lò hộp, lò tuynel có chiều cao thấp hơn 2m Các lò này có thể không có hoặc có ống thoát khí thải với chiều cao khoảng 2m Mặt khác khu vực sản xuất của những nơi đặt lò tuynel lại rất thấp, nén dễ bị ô nhiễm môi trường
Các lò nung gốm đốt gas có cấu tạo gọn nhẹ, nung được nhiều loại sản phẩm, chế độ nhiệt tốt, nên khí thải thoát ra là sản phẩm của quá trình cháy gần như hoàn toàn Tuy nhiên, kinh phí xây dựng một lò gas khá lớn, khoảng 500 triệu đồng, đồng thời giá tiêu hao nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm cao, nên vốn đầu tư đang là khó khăn lớn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp sản xuất gốm sứ
2.2.2 Ô nhiễm không khí
Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng cho thấy sự phát triển kinh tế cũng như hội nhập của các làng nghề Nhưng bên cạnh sự phát triển đó là tình trạng ô nhiễm đáng báo động, đặc biệt là ô nhiễm không khí
Trang 16Theo khảo sát mới đây của Sở Tài nguyên-Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng bụi ở đây vượt quá mức tiêu chuẩn môi trường 3-3,5 lần, nồng độ các khí CO2 và SO2 trong không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-2 lần Càng đi sâu vào trong làng, ô nhiễm càng nặng Khắp nơi bao phủ một lớp bụi đất nung, bụi gốm Con đường vào làng bụi mù mịt, nhất là khi có ôtô chạyqua.
Lò truyền thống vẫn nung bằng than củi, hằng ngày thải vào không khí một lượng khói bụi rất lớn Với hàng nghìn lò nung gốm bằng than hoạt động giải trí không kể ngày đêm, mỗi năm Bát Tràng tiêu thụ khoảng chừng 70.000 tấn than, phát thải ra không khí khoảng chừng 130 tấn bụi và thải ra môi trường tự nhiên 6.800 tấn tro xỉ
Mặc dù đã có lò gas nhưng chi phí lắp đặt, xây dựng lò gas khá cao ( 100-150 triệu đồng/ 1 lò) nên nhiều gia đình vẫn sử dụng lò nung truyền thống “ Theo người dân thì lúc bấy giờ cả làng
có khoảng chừng hơn 1.000 lò gốm trong đó chỉ có chưa đầy 30 % số hộ sử dụng lò nung khí gas còn lại người dân vẫn dùng những lò nung bằng than ”
Hoạt động giao thông: Hằng ngày có hàng chục xe tải chở nguyên vật liệu gây ra khói bụi.Trong quy trình sản xuất gốm sứ, những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng, dữ gìn và bảo vệ loại sản phẩm, để làm vật liệu men, sơn vẽ … đã gây hại trực tiếp tới thiên nhiên và môi trường không khí ở làng nghề
2.2.3 Ô nhiễm đất
Hiện trạng môi trường đất ở làng nghề Bát Tràng đang ngày được khắc phục, nhưng hiệu quả chưa cao Với sự phát triển của làng nghề ngày càng lớn các quy trình sản xuất gốm sứ mang tính chất thủ công có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và môi trường đất, làm ảnh hưởng đến các tínhchất vật lý và tính chất hóa học của đất
Những ảnh hưởng tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất, hủy hoại cấu trúc đất và những tổ chức triển khai sinh học của chúng do sử dụng những thiết bị, máy móc nặng, những hoạt động giải trí kiến thiết xây dựng, sản xuất, khai thác …
Các loại hóa chất, khí thải của quy trình nung đốt loại sản phẩm gốm sứ bát Tràng được thải trực tiếp hoặc theo nguồn nước thải không được giải quyết và xử lý đã ngấm sâu vào những tầng đấtgây tích tụ những sắt kẽm kim loại nặng, những độc chất tác động ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất phân giải chất hữu cơ làm cho đất chai cứng, mất dinh dưỡng làm đất mất tính năng sản xuất đồng thời làm tăng năng lực hấp thụ những nguyên tố có hại cho cây cối, vật nuôi và từ đó gây hại sức khỏe thể chất con người
2.2.4 Ô nhiễm tiếng ồn, chất thải
Bên cạnh thực trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất thì làng nghề Bát Tràng đang phải gánh chịu vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn và chất thải rắn