Từđó, em sẽ phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết quản trị kinh doanh nhằm xác địnhnhững ưu và nhược điểm trong quá trình này của Doanh nghiệp.- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, để
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ PHẬN NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT
Trang 2BỘ TÀI CHÍNHTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -
BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ PHẬN NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT
Trang 3NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Công ty TNHH Nội thất Seetra xác nhận:
Sinh viên Trần Đỗ Kim Khanh, MSSV: 2121012519, Trường ĐH Tài chính – Marketing đã thực tập tại bộ phận Hành chính – Nhân sự của Công ty TNHH Nội thất Seetra từ ngày 12/5/2023 đến ngày 21/7/2023
- Về thái độ thực tập:
- Về năng lực và kiến thức:
- Về kĩ năng làm việc:
- Nội dụng:
Người hướng dẫn tại nơi thực tập:
, ngày … tháng … năm …
NGƯỜI NHẬN XÉT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
Trang 4NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT:
(Ký, ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Trang 5Trong quá trình thực hiện báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 với đề tài “Tìm hiểu công tác
tổ chức bộ phận nhân sự tại Công ty TNHH Nội thất Seetra”, em đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ, hỗ trợ, cũng như được tạo nhiều điều kiện để có thể hoàn thành tốt bài báocáo đến từ nhiều người khác nhau
Trước tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến giảng viên cô Vũ Hồng Vân của trường Đạihọc Tài chính – Marketing vì những hướng dẫn quý báu của cô đã giúp đỡ em hoàn thànhbài báo cáo một cách tốt nhất trong thời gian qua
Em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty TNHH Nội thất Seetra đã tạo điềukiện và hỗ trợ em trong suốt thời gian làm thực tập tại đây để em có thể hoàn thành bàibáo cáo này Em cũng xin chân thành cảm ơn đến các anh chị, thành viên trong ban Hànhchính – Nhân sự của Công ty đã hết mình giúp đỡ và hướng dẫn em nhiệt tình và tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho em
Hơn nữa, em cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanhcủa Trường Đại học Tài chính – Marketing vì đã cung cấp cho em các kiến thức chuyênngành cần thiết để hoàn thành báo cáo Tuy nhiên, do vẫn đang trong quá trình học tập vàthực tập nên kiến thức chuyên môn và thời gian bị hạn chế, nên báo cáo của em vẫn cònnhiều thiếu sót Do đó, em mong muốn được các thầy cô nhận xét, và sẵn sàng nhậnnhững lời góp ý từ các thầy cô để em có thể hoàn thiện hơn và làm tốt hơn trong tươnglai
Em chân thành cảm ơn mọi người!
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU:
1 Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam đang từng bướchội nhập cũng như nâng cao vị thế của mình Nhờ việc gia nhập WTO, mà nền kinh tếcủa đất nước ngày càng phát triển và càng ngày càng có nhiều công ty mới được thànhlập với mục tiêu phát triển chung là Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa Từ đó, cũng dẫnđến việc cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp trên thị trường cũng phần nào trở nên gay gắthơn trước Vì vậy, để có thể tồn tại và phát triển trong thị trường, thì các Doanh nghiệpcần phải có biện pháp là sử dụng tối đa nguồn lực của mình để có thể đáp ứng nhanhchóng và nâng cao khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp Trong đó, con người là yếu tốquan trọng nhất cần được chú trọng trong quá trình này
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và kinh doanh, các Doanh nghiệp cần phải triển khai chínhsách nhân sự và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả Và một trong những vấn đề quantrọng nhất trong quá trình quản trị mà các Doanh nghiệp luôn phải đau đầu đó là công táclập kế hoạch nhân lực sao cho hợp lý nhất Bởi vì, các chính sách nhân sự và phát triểnnguồn nhân lực yêu cầu phải đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của Doanhnghiệp
Công ty TNHH Nội thất Seetra đã đáp ứng nhu cầu nhân lực cơ bản và cũng rất chú trọngđến công tác đào tạo và lập kế hoạch nhân lực Tuy nhiên, công ty vẫn còn một số cònhạn chế và cần được giải quyết để nâng cao chất lượng nhân sự và đáp ứng các nhu cầuphát triển, cạnh tranh và hội nhập trên thị trường Với sự hướng dẫn của cô Vũ Hồng Vân– giáo viên hướng dẫn, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu công tác tổ chức bộ phận nhân sự tạiCông ty TNHH Nội thất Seetra” để nghiên cứu trong bài báo cáo thực hành nghề nghiệp1
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 7Discover more from:
Trang 8- Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức bộ phận nhân sự tại Doanh nghiệp Từ
đó, em sẽ phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết quản trị kinh doanh nhằm xác địnhnhững ưu và nhược điểm trong quá trình này của Doanh nghiệp
- Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý, để Doanh nghiệp khắc phục nhượcđiểm và nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức bộ phận nhân sự tại Doanhnghiệp
3 Nội dung nghiên cứu
- Khái quát chung về hệ thống cơ sở lý thuyết về quá trình lập kế hoạch nhân sựcủa Doanh nghiệp
- Giới thiệu chung về sự hình thành, quá trình phát triển và hoạt động của Doanhnghiệp
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác tổ chức bộ phận nhân sự của Doanhnghiệp Từ đó xác định những ưu và nhược điểm của những mặt mà trong côngtác tổ chức bộ phận nhân sự còn hạn chế
- Đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý mang lại hiệu quả cho công tác dựatrên những dữ liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu và đưa ra các giảipháp để khắc phục những mặt còn hạn chế của Doanh nghiệp
4 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng kết hợp các phương pháp đánh giá, so sánh, tổng hợp, thu thập từ thực tế
Trang 9- Chương 2: Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
- Chương 3: Thực trạng bộ phận nhân sự của Doanh nghiệp, nhận xét về công tác
tổ chức bộ phận nhân sự tại Công ty
- Chương 4: Đề xuất các giải pháp cho công cuộc tổ chức bộ phận nhân sự củaDoanh nghiệp giúp mang lại hiệu quả cao hơn cho Doanh nghiệp
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ PHẬN NHÂN SỰ TẠI
DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ PHẬN NHÂN SỰ
1.1.1 Các khái niệm về công tác tổ chức bộ phận nhân sự
Khái niệm về công tác tổ chức
Khái niệm tổ chức xuất phát từ thuật ngữ Hy Lạp: “Organon” được hiểu như là một công
cụ, một dụng cụ giúp con người có thực hiện một công việc, một hoạt động nào đó để đạthiệu quả Trong từ điển Việt Nam thì khái niệm tổ chức được hiểu với các nghĩa như là:
“Làm cho thành một chỉnh thể, một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng chung nhấtđịnh”, hoặc đơn giản là: “Làm cho thành trật tự, có nền nếp”, và tổ chức cũng “Làm côngtác tổ chức của cơ quan và công tác cán bộ, tổ chức cán bộ”, Còn đối với một nhà quảntrị thì tổ chức trong công tác tổ chức chính là thiết lập nên một hệ thống đồng nhất các vịtrí của từng cá nhân và các bộ phận sao cho các cá nhân cũng như bộ phận này phối hợpvới nhau một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức
Trang 10Khái niệm về bộ phận nhân sự
Bộ phận nhân sự tiếng anh còn được gọi là Human Resources (HR), bộ phận này của mộtdoanh nghiệp hay tổ chức giữ nhiệm vụ đào tạo và phát triển nhân viên hay công nhân,những người được coi là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của công ty Nhiệm
vụ của bộ phận này là đảm bảo nhân viên của công ty được quản lý đầy đủ nhất, nhậnđược đãi ngộ thích hợp với năng lực từng người và được đào tạo hiệu quả
Khái niệm về công tác tổ chức bộ phận nhân sự
Công tác tổ chức bộ phận nhân sự trong một doanh nghiệp là quá trình doanh nghiệp xâydựng nên, phân chia và phối hợp các bộ phận, cũng như các chức năng và nhiệm vụ củaphòng nhân sự để đảm bảo hoạt động hiệu quả của nguồn nhân lực Và công tác tổ chức
bộ phận nhân sự cũng cần phải phù hợp với từng lĩnh vực, quy mô, chiến lược và mụctiêu mà doanh nghiệp đó đặt ra
1.1.2 Mục tiêu của công tác tổ chức bộ phận nhân sự
Dick Cacson – một nhà quản trị nổi tiếng của Mỹ đã nhận xét: Khoảng 70 – 80% nhữngkhiếm khuyết trong quá trình thực hiện mục tiêu là do ảnh hưởng của việc doanh nghiệp
đã có một công tác tổ chức chưa tốt Và trên thực tế chúng ta cũng thấy rằng nhữngdoanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh mới thuận lợi và có hiệu quả cao đều lànhững doanh nghiệp đã làm tốt công tác tổ chức của mình Chúng ta cũng có thể nhìnthấy được điều này ở bộ phận nhân sự của doanh nghiệp Bởi bộ phận nhân sự là mộttrong những bộ phận quan trọng của doanh nghiệp có chức năng lớn nhất là tìm kiếmnguồn nhân lực cho doanh nghiệp Chính vì vậy, nếu bộ phận này không được tổ chức tốt
sẽ dẫn đến nhiều hệ quả về sau cho doanh nghiệp
Mục tiêu của công tác tổ chức bộ phận nhân sự trong một doanh nghiệp chính là đảm bảotính hiệu quả và hiệu suất cao của bộ phận này tại doanh nghiệp Điều này đảm bảo rằngdoanh nghiệp có bộ phận nhân sự vận hành một cách chuyên nghiệp và đáp ứng đượcnhu cầu đa dạng của tổ chức Ngoài ra, còn có những mục tiêu khác như tổ chức được cácquy trình, xây dựng chính sách nhân sự hiệu lực, hay là tối ưu hóa nguồn lực nhân sự
Trang 11giúp việc phân chia công việc, trách nhiệm trở nên rõ ràng, phù hợp từ đó tận dụng đượckhả năng và kỹ năng của các nhân viên một cách hiệu quả Mục tiêu của công tác tổ chức
bộ phận nhân sự còn là xây dựng một môi trường làm việc tốt cho nhân viên của mình,khuyến khích sự hợp tác, sáng tạo và phát triển cá nhân Mục tiêu cuối cùng của công tác
tổ chức bộ phận nhân sự còn là đảm bảo rằng bộ phận này hoạt động đồng bộ và phối hợptốt với các bộ phận khác trong tổ chức Điều này đảm rằng các quy trình nhân sự đượctích hợp hợp lý với các hoạt động và chiến lược toàn bộ của doanh nghiệp
Tuy nhiên, mục tiêu của công tác tổ chức bộ phận của mỗi doanh nghiệp vẫn phải khoahọc, khả thi và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của doanh nghiệp
1.1.3 Chức năng của công tác tổ chức bộ phận nhân sự
Công tác tổ chức bộ phận nhân sự là quá trình xây dựng, phân chia và phối hợp các bộphận, chức năng và nhiệm vụ của phòng nhân sự để đảm bảo hoạt động hiệu quả củanguồn nhân lực
Chức năng của công tác này bao gồm các hoạt động cụ thể như: xác định và phân bổcông việc cho từng vị trí trong bộ phận một cách công bằng và phù hợp với năng lực và
kỹ năng của từng nhân viên, định rõ cơ cấu tổ chức của bộ phận nhằm xác định rõ ràng sốlượng và loại hình vị trí, cũng như nắm bắt được mối quan hệ giữa các vị trí từ đó phânchia trách nhiệm giữa các vị trí Một trong những chức năng quan trọng của công tác tổchức bộ phận nhân sự đó là tuyển dụng và lựa chọn nhân viên mới sao cho phù hợp vớiyêu cầu của công việc và công ty để đảm bảo bộ phận có đủ nguồn nhân lực và có đượcchất lượng của nguồn nhân lực đó Công tác tổ chức bộ phận nhân sự còn đảm bảo việcđào tạo và phát triển nhân viên để nhân viên nâng cao năng lực và tăng hiệu suất làmviệc Ngoài ra, còn có thiết lập hệ thống đánh giá hiệu suất, theo dõi và đánh giá hiệu suấtcủa nhân viên để xác định được điểm mạnh yếu của từng nhân viên
Các chức năng trên giúp doanh nghiệp đảm bảo rằng bộ phận nhân sự được tổ chức vàhoạt động có hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu nhân sự của tổ chức
1.2 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ PHẬN NHÂN SỰ
Trang 12Trong một tổ chức, thì công việc thiết kế cũng như hoàn thiện bộ máy tổ chức, các phòngban, công việc, là những công việc có tầm quan trọng chiến lược rất lớn không được sơsuất Bởi vì, như chúng ta đã biết dù chỉ là một sai sót nhỏ trong công tác tổ chức thôicũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều mặt hoạt động quản trị khác Chính vì vậy, để có thểhạn chế những sai lầm đó, thì chúng ta phải tuân thủ một hệ thống các nguyên tắc tổ chứckhoa học trong quá trình thực hiện công tác tổ chức các bộ phận trong doanh nghiệp
Muốn công tác tổ chức bộ phận nhân sự có hiệu quả trong tổ chức thì cũng phải tuân thủtheo hệ thống các nguyên tắc tổ chức khoa học đó Và sau đây là một số nguyên tắc tổchức mà một nhà quản trị cần nắm bắt để thực hiện tốt công tác tổ chức bộ phận nhân sự:
- Phải luôn gắn với mục tiêu của tổ chức: Một bộ phận nhân sự của một tổ chức
bản thân nó không thể tự gắn với mục tiêu của tổ chức được mà chính nhà quản trịcủa tổ chức đó phải là người trong quá trình thiết kế, xây dựng nên bộ máy phảiluôn ghi nhớ trong đầu rằng điểm xuất phát là từ mục tiêu của tổ chức và luôn đặtmục tiêu của tổ chức lên đầu để có thể xây dựng được một bộ phận nhân sự phùhợp với tổ chức nhất Điều này đảm bảo việc tìm kiếm được các sáng kiến mới,các nhân tài phù hợp nhằm đóng góp vào sự thành công của tổ chức
- Phải đảm bảo tính hiệu quả của bộ máy: Thước đo giá trị cho mọi hoạt động
của một tổ chức chính là sự hiệu quả Bộ phận nhân sự được tổ chức ở nguyên tắcnày đòi hỏi phải đem lại kết quả, hiệu quả hoạt động xứng đáng với chi phí, côngsức mà doanh nghiệp đã bỏ ra Để có thể đáp ứng được nguyên tắc này, bộ máy tổchức cần tuân thủ các yêu cầu như:
Bộ phận nhân sự này phải là một bộ phận đảm bảo được các khoản chi phídành cho các hoạt động nhân sự là nhỏ nhất, nhưng thu lại kết quả lớn nhấttrong khả năng có thể cho tổ chức
Bộ phận này phải xây dựng được môi trường văn hóa giữa các nhiệm vụ,giữa các chức vụ trong bộ phận với nhau Giúp cho các chức vụ trong bộphận hiểu được vị trí, giá trị cũng như sự liên kết giữa các chức vụ Các
Trang 13thành viên trong bộ phận phải hòa đồng, vui vẻ đoàn kết với nhau, cấp trênthì phải có trách nhiệm với cấp dưới của mình, không chèn ép nhân viên đểtạo ra một không khí thoải mái, tích cực giúp các thành viên trong bộ phận
có hiệu suất làm việc tốt hơn
Bộ phận phải đảm bảo giao đúng người đúng việc, giao công việc phải phùhợp với trình độ, khả năng của người được giao Đối với người quản lý củacác chức vụ trong bộ phận phải thực sự có năng lực, có khả năng làm lãnhđạo, kiểm soát và điều hành chức vụ Điều này góp phần giúp đảm bảođược hiệu suất công việc của tổ chức
- Phải đảm bảo nguyên tắc công bằng: Nguyên tắc giúp tạo sự ổn định cho tổ
chức và hạn chế tình trạng lạm dụng chức quyền Người được đào tạo cao, có trình
độ chuyên môn cao phải được giao những công việc tương xứng với họ, ngược lạiđối với những người có trình độ chuyên môn tương đối cũng phải được giaonhững nhiệm vụ, công việc tương xứng với họ Hay nói một cách dễ hiểu, nhiệm
vụ và công việc phải được phân chia rõ ràng, giữa nhiệm vụ, trách nhiệm, quyềnlực, lợi ích phải có sự cân xứng và cụ thể Có như vậy, doanh nghiệp mới có thểđánh giá được năng lực nhân viên của mình, mới có thể phát triển bền lâu được
- Phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất chỉ huy: Tức là mỗi người thực hiện sẽ chỉ
có một cấp trên, nhận lệnh và báo cáo công việc với chỉ một cấp trên Điều nàykhông những giúp cho các báo cáo, thông tin được truyền đi nhanh chóng, kịpthời, chính xác, mà còn giúp cho người nhận nhiệm vụ không bị hoang mang dẫnđến việc hiệu suất kết quả nhiệm vụ được giao thấp, mà tập trung cao độ hoànthành tốt nhiệm vụ được giao
- Phải đảm bảo nguyên tắc linh hoạt: Với tình hình nền kinh tế đang phát triển
không ngừng hiện nay, thì doanh nghiệp luôn phải chịu nhiều sự tác động của môitrường từ sự phát triển này Để có thể thích ứng điều này, buộc các doanh nghiệpphải luôn theo dõi, bắt kịp với xu hướng mới mỗi ngày, trở nên linh hoạt với
Trang 14những sự đổi mới đó để không bị lạc hậu với các đối thủ cạnh tranh Cũng tương
tự với bộ phận nhân sự, mỗi ngày đều có nhiều sự đổi mới liên quan đến lĩnh vựcnhân sự, chính vì vậy bộ phận nhân sự phải luôn cập nhật mỗi ngày để từng bướcxây dựng và phát triển bộ phận trở nên tốt hơn
Ngoài những nguyên tắc trên, còn có một số nguyên tắc như:
- Đảm bảo về một kênh truyền thông hiệu quả: Bộ phận nhân sự cùng với các
phòng ban khác cần thiết lập nên các kênh truyền thông nhằm chia sẻ thông tin kịpthời và đúng lúc
- Đảm bảo về chính sách và quy trình nhân sự: Phát triển và thực hiện chính sách
nhân sự công bằng trong bộ phận một cách công bằng, nhất quán và tuân thủ cácluật lao động và quy định
- Đảm bảo chất lượng hơn số lượng
- Đảm bảo chuyên môn hóa, khoa học, hợp lý
Tuy nhiên, chúng ta nên nhớ rằng ngoài năm nguyên tắc chính, thì việc tuân thủ thêm cácnguyên tắc cụ thể nào có thể sẽ còn thay đổi tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề và vănhóa của doanh nghiệp
1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ PHẬN NHÂN SỰ
Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp là tổng hợp tất cả các bộ phận kể cả đơn vị và cánhân có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau, được chủ doanh nghiệp chuyên môn hóa,
có trách nhiệm và quyền hạn theo từng cấp bật và vị trí khác nhau và để hoàn thành cácnhiệm vụ được giao phó trong doanh nghiệp
Bản chất của cơ cấu tổ chức là sự phân chia quyền hạn, nhiệm vụ từ trên xuống trong quátrình quản lý Nhờ cơ cấu tổ chức mà các nhà quản lý, lãnh đạo sẽ dễ nắm bắt được quátrình vận hành của công ty Cùng với đó, mọi nhân viên cũng sẽ xác định rõ được vị trí vàvai trò cụ thể của mình trong doanh nghiệp
Trang 15Cơ cấu bộ phận nhân sự kết hợp với cơ cấu tổ chức để tổ chức, phối hợp và kiểm soát cáchoạt động trong bộ phận nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức bộphận nhân sự của một doanh nghiệp có thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào quy mô và yêu cầu
cụ thể của doanh nghiệp đó Và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách một doanh nghiệp
tổ chức bộ phận nhân sự là các yếu tố như loại hình công nghiệp, quy mô của tổ chức,môi trường kinh doanh và ngân sách của doanh nghiệp đó Và dưới đây là những cáchkhác nhau mà một doanh nghiệp có thể sử dụng trong công tác tổ chức bộ phận nhân sựcủa mình:
Cơ cấu tổ chức theo đường thẳng:
Mô hình cơ cấu tổ chức này còn được gọi là cơ cấu tổ chức trực truyến Hầu hết cácdoanh nghiệp lớn đều sẽ sử dụng mô hình nhân sự được tổ chức theo đường thẳng này
Mô hình này cũng được xem là một mô hình đơn giản nhất và lâu đời nhất Đây là kiểu
mô hình cơ cấu trong doanh nghiệp mà trong đó cấp dưới chỉ chịu sự điều hành và chịutrách nhiệm trước một nhà lãnh đạo duy nhất
Mô hình được tổ chức theo hình thức các chỉ thị và quyết định sẽ được ban hành từ cấpbậc cao nhất cho đến cấp bậc quản lý trung cấp và cuối cùng truyền đến các cấp nhânviên trong bộ phận Các chỉ thị và quyết định này sẽ do nhà lãnh đạo đưa và đồng thờinhà lãnh đạo sẽ giám sát trực tiếp các nhân viên của mình
Trong mô hình cơ cấu tổ chức này, khi một nhân viên muốn trao đổi ý kiến của mìnhhoặc đề xuất một ý kiến nào đó với nhà lãnh đạo, buộc phải nộp ý kiến lên cấp quản lýcủa mình, và sau khi được phê duyệt thì ý kiến của nhân viên mới tiếp tục được trình lêncấp cao hơn, và cứ diễn ra quá trình như thế cho đến khi ý kiến được trình lên đến nhàlãnh đạo Cứ thế, kểt quả xét duyệt hay các kết quả sẽ được phản hồi theo thứ tự lần lượcnhư trên
- Ưu điểm:
Trang 16Trách nhiệm và nghĩa vụ của từng người được xác định và phân công mộtcách rõ ràng và cụ thể, nhờ đó mà mỗi cá nhân cũng sẽ nắm rõ được vị trí
và vai trò của riêng mình và làm tốt công việc được giao
Nhờ cơ cấu tổ chức theo đường thẳng giúp cho nhân viên xác định được rõ
lộ trình thăng tiến trong sự nghiệp của mình
Việc tập trung đào tạo, phát triển nhân viên theo kỹ năng chuyên môn củatừng người cũng trở nên dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp
Sự chậm trễ, trì hoãn tiến độ công việc ở một số bộ phận trung gian cũng làmột nhược điểm đáng chú ý ở cơ cấu tổ chức này Việc này xảy ra là dophải tuân theo trình tự xử lý công việc từng cấp bậc từ trên xuống dưới, và
từ dưới lên trên Đồng thời, cũng bởi vì phân cấp bậc từ cao xuống thấp,nên cũng sẽ sinh ra sự cách biệt trong giao tiếp, đặc biệt là cấp dưới với cấptrên
Vì là vận hành theo đường thẳng, là phân cấp bậc, nên các ban cùng cấpnhau sẽ liên kết với nhau, nhưng lại không có sự liên kết giữa các cấp bậccao thấp với nhau Điều này sẽ làm cho hiệu suất công việc không đượchoàn hảo, và cũng sẽ dễ làm này sinh bất đồng quan điểm giữa các cấp bậc
Cơ cấu tổ chức theo chức năng
Trang 17Định nghĩa của cơ cấu tổ chức chức năng là “Một cơ cấu tổ chức trong đó, các nhân viênđược phân thành nhóm theo các lĩnh vực chuyên môn khác nhau của mình, và người chịutrách nhiệm trong việc phân công công việc, nhiệm vụ cho các nhóm này sẽ là ngườiquản lý dự án.”
Cơ cấu tổ chức theo chức năng là mô hình cơ cấu trong đó chức năng quản lý của mỗi bộphận là khác nhau, được tổ chức riêng rẽ, và mỗi cấp sẽ có thể có nhiều cấp trên trực tiếp.Đây cũng là loại mô hình cơ cấu tổ chức khá phổ biến trên thế giới
Các nhà quản lý chức năng của các bộ phận thường sẽ có kinh nghiệm và rất giỏi vềchuyên môn trong các vai trò mà họ giám sát, đảm bảo rằng các nhân viên đang làm đúngvới kỹ năng chuyên môn của mình Một mô hình cơ cấu tổ chức chức năng sẽ làm tối đa