Tổng công ty may Đồng Nai với mặc hàng may mặc trong những năm vừaqua công ty có được nhiều thành quả lớn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu,đẩy mạnh đầu tư, mở rộng thị trường, t
Mục tiêu nghiên cứu
Một là tìm hiểu quy trình nhập khẩu hàng may gia công của công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai.
Hai là từ đó tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu trong quy trình của công ty để tìm ra biện pháp khắc phục giúp quy trình này trở nên ngày càng chặt chẽ hơn và có lợi cho cả hai bên Mua và Bán Từ đó có thể học hỏi được những kinh nghiệm cũng như cách thức thực hiên một hợp đồng nhập khẩu hàng may gia công từ các thị trường nước ngoài của công ty cổ phần tổng công ty may Đồng Nai cũng như hệ thống lại kiến thức chuyên ngành đã học.
Bố cục bài nghiên cứu
Nội dung bài báo cáo thực hành nghề nghiệp gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI Chương 2: Tìm hiểu quy trình nhập khẩu của công ty cổ phần TỔNG CÔNG
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI
Giới thiệu về tổng công ty may Đồng Nai
1.1 Giới thiệu khái quát công ty:
Tên công ty: TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI
Người đại diện: Ông Bùi Thế Kích
Hình 1.1: Logo công ty Địa chỉ: Đường số 2, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, Phường An Bình, Biên Hòa, ĐồngNai.
Website: www.donagamex.com.vn
Email: donagamex@donagamex.com.vn
Qúa trình hình thành và phát triển.
CTCP Tổng Công ty May Đồng Nai tiền thân là Quốc tế sản xuất Y Trang – International Garment Manufacturer (“IGM”) ra đời vào năm 1974.
Tháng 5/1975 Quốc tế sản xuất Y Trang được tiếp quản và đổi tên là Nhà máy quốc tế Y Trang.
Ngày 05/9/1977 Tổng cục Công nghiệp nhẹ ra Quyết định số: 673/CNn-TSQL chuyển đổi sở hữu Nhà máy quốc tế Y Trang với tên gọi mới là Xí nghiệp May Đồng Nai.
Ngày 22/6/1992 Bộ Công Nghiệp nhẹ ra Quyết định số 491/CNn-TCLĐ nâng cấp Xí nghiệp May Đồng Nai thành Công ty May Đồng Nai.
Ngày 24/4/1993 Bộ Công Nghiệp Nhẹ ra quyết định số: 415/ CNn - TCLĐ thành lập Công ty May Đồng Nai - Thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp May Việt Nam.
Ngày 29/4/1995 Công ty May Đồng Nai là thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam (“VINATEX”) – Nay là Tập đoàn Dệt May Việt Nam theo Quyết định số 253/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 25/5/2001 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 640/QĐ-TTg chuyển Công ty May Đồng Nai thành Công ty cổ phần May Đồng Nai.
Ngày 13/8/2001 Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần May Đồng Nai.
Ngày 29/6/2007 Công ty chính thức là Công ty đại chúng thứ 455 được đăng ký với Ủy ban chứng khoán Nhà nước với mức vốn điều lệ là 13 tỷ đồng, đến nay là: 109,35 tỷ đồng.
Tổng Công ty May Đồng Nai là thành viên Tập đoàn Vinatex, (theo Hợp đồng mới nhất số: 296/HĐ-TĐDMVN, ngày 04/01/2011, hiệu lực đến 31/12/2015).
Kể từ ngày 01/7/2010, Công ty CP May Đồng Nai chính thức hoạt động theo mô hình Tổng Công ty với tên gọi mới Công ty CP Tổng Công ty May Đồng Nai theo Quyết định số 278/QĐ-ĐHCĐ ngày 29/6/2010 và Giấy CN.ĐKKD sửa đổi lần 6, số 3600506058.
Ngày 16/11/2018 cổ phiếu MDN chính thức giao dịch trên sàn Upcom theo Quyết định số 708/QĐ-SGDHN của Sở GD chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 08/11/2018.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Công ty Cổ Phần Tổng Công Ty May Đồng Nai phụ trách sản xuất hàng may sẵn, may trang phục, cho thuê nhà, xưởng, kho bãi, nhà ở Bên cạnh đó còn bán buôn máy móc thiết bị phụ tùng ngành dệt may, máy móc thiết bị phụ tùng sản xuất vải không dệt, máy móc thiết bị y tế Bán buôn hàng may mặc và các sản phẩm của ngành dệt may Ngoài ra, Công ty còn buôn bán máy móc thiết bị phụ tùng ngành in và dịch vụ liên quan đến in.
Công ty đảm bảo hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng kí trong giấy đăng kí thành lập doing nghiệp, chịu trách nhiệm với khách hàng, với pháp luật về những dịch vụ mà công ty cung ứng.
Bên cạnh đó công ty còn mở rộng liên kết với các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện việc sản xuất và xuất nhập khẩu ngành may mặc. Không ngừng đổi mới phương thức sản xuất và trang thiết bị sản xuất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức, đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, tay nghề, hỗ trợ các chính sách xã hội đúng đắn và kịp thời như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các hình thức khen thưởng, kỷ luật, thực hiện các biện pháp về an toàn vệ sinh lao động,…
Xây dựng các kế hoạch, chính sách của công ty theo chiến lược lâu dài và định hướng hằng năm, hằng quý của công ty.
Giới thiệu về cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của công ty
Hình 1-2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tổng công ty may Đồng Nai
(Nguồn: Phòng nhân sự công ty D.G.M )
1.3 Khái quát về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty:
Số lượng cán bộ, nhân viên:
- Tổng số cán bộ chức danh trong Tổng Công ty hợp nhất là: 35 người, trong đó Công ty mẹ: 25 người.
- Tổng số lao động bình quân trong năm 2018 là: 1.213 người = 80% cùng kỳ (hợp nhất 2.321 người = 85% cùng kỳ) Trong đó: + Khối gián tiếp phục vụ là: 345 người (Gián tiếp Tổng Cty là: 124 người + Gián tiếp các đơn vị sản xuất là: 221 người)
= 15% tổng lao động, bằng 93% cùng kỳ.
+ Công nhân trực tiếp sản xuất hợp nhất là: 1.976 người = 85% tổng lao động.
- Chính sách và thay đổi trong chính sách đối với người lao động:
+ Công nhân trực tiếp SX hưởng lương sản phẩm (riêng Công ty Đồng Minh Lộc hưởng lương thời gian), công nhân viên gián tiếp phục vụ hưởng lương thời gian, căn cứ theo kết quả doanh thu SXKD hàng tháng.
* Thay đổi trong năm 2018: Giảm 1 Khu sản xuất (Cty Đồng Phước) do đã chuyển nhượng toàn bộ tài sản, lao động trực tiếp sản xuất giảm, cán bộ chức danh tăng do bổ nhiệm một số cán bộ quản lý các đơn vị sản xuất.
1.3.2 Tình hình sản xuất kinh doanh:
Ch tiêu ỉ ĐVT Công ty Mẹ
Hình 1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty may Đồng Nai
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh:
Doanh thu Công ty Mẹ tăng 17% so cùng kỳ , hợp nhất tang 14% so cùng kỳ và hệ số doanh thu thuần trên tổng tài sản hợp nhất tang từ 1,93 lên 2,09 lần; mức tang trưởng đáng kể của Tổng Công Ty trong tình hình khó khan do cạnh tranh gay gắt và tình hình lao động biến động giảm Hoạt động đầu tư chỉ đạt 14% kế hoạch và 24% cùng kỳ do đầu tư vào dự án Cụm CN Hưng Lộc vẫn còn vướng mắc chủ yếu đầu tư chiều sâu máy móc thiết bị tự động và giải phóng mặt bằng.
Về chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh đề tăng mạnh so với cùng kỳ như:
Lợi nhuận hợp nhất tăng 23% so kế hoạch và tăng 16% so với cùng kỳ Thu nhập bình quân đầu người hợp nhất cũng tăng 11% so với kế hoạch và tăng 15% là do năng suất lao động đã cải thiện từ việc đầu tư chiều sâu máy móc thiết bị chuyên dụng, tự động hóa
Chi cổ tức công ty Mẹ là 12%, bằng 13,12 tỷ đồng, bằng với tỷ lệ 2018 Nộp ngân sách hợp nhất tăng 27% so cùng kỳ
Tổng Công ty có những thuận lợi như: Vẫn có khách hang là thị trường truyền thống của Tổng Công ty từ Nhật, Mỹ, EU và thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc Đặc biệt, tỷ lệ lợi nhuận cyar hoạt động sản xuất kinh doanh hang may mặc đã tăng mạnh(lợi nhuận hợp nhất tăng từ 9,2 tỷ lên 35,4 tỷ) Do đó, kết quả sản xuất kinh doanh đạt tích cực Tuy vậy, năm 2019 vẫn là năm có nhiều khó khan như: Tình hình lao động biến động giảm (giảm 20%); nguồn hang, đơn hang nhỏ lẻ và áp lực giá gia công của khách hang, trong khi năng suất lao động của Tổng Công ty vẫn thấp so với doanh nghiệp bạn trong ngành; việc đầu tư mở rộng hiệu quả chưa cao.
1.3.3 Định hướng và phát triển của công ty trong tương lai:
Mục tiêu chủ yếu của Tổng Công ty:
+ Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 5 năm có mức bình quân hàng năm (GTSXCN, Doanh thu) từ 10 - 15%.
+ Hiệu quả SXKD hàng năm duy trì có lợi nhuận tích lũy, bảo toán và phát triển vốn.
+ Hoạt động theo mô hình Tổng Công ty hiệu quả, đạt doanh thu hàng năm trên 1000 tỷ đồng - Tập trung đầu tư mở rộng tại Cụm CN Hưng Lộc do Tổng Công ty làm chủ đầu tư.
+ Đảm bảo hài hòa 4 lợi ích: Mức thu nhập bình quân người lao động đủ để đáp ứng cuộc sống của bản thân và một người phụ thuộc; mức chi cổ tức cho cổ đông cao hơn mức gửi tiết kiệm Ngân hàng; đóng góp ngân sách Nhà nước đúng quy định; duy trì lợi nhuận tích lũy để gia tăng giá trị cổ phiếu và phát triển Tổng Công ty bền vững.
Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Về ngành nghề kinh doanh: Tiếp tục kinh doanh ngành may mặc làm nền tảng, trên cơ sở:
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH NHẬP KHẨU NGUYÊN PHỤ LIỆU DỆT MAY BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI
Phân tích quy trình
2.2.1 Kí kết hợp đồng ngoại thương
Sau khi nhận thông tin đơn hàng từ khách hàng kết hợp với cung cấp định mức (NPL) từ Phòng Kỹ thuật, Phòng KHTH sẽ lập bảng chi phí, tính nhu cầu mua NPL , sau đó trình cho Giám Đốc phê duyệt kết quả cân đối và mua hàng Phòng KHTH- Quản lí đơn hàng sẽ lên đơn hàng mua và tiến hành đặt hàng.
Nếu bên phía khách hàng đồng ý đơn đặt hàng thì 2 bên sẽ tiến hành thỏa thuận kí kết hợp đồng Nhân viên bộ phận hợp đồng sẽ soạn dự thảo hợp đồng, bố cục bao gồm:
- Tên, số hợp đồng, ngày hợp đồng
- Thông tin bên mua, bên bán
- Thông tin hàng hóa: tên hàng, số lượng, đơn giá, trị giá, đơn vị tính, đơn vị tiền tệ……
- Điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, thông tin bộ chứng từ xuất nhập khẩu, thời gian dự kiến giao hàng…
- Trách nhiệm các bên, thông tin ngân hàng, điều kiện bất khả kháng, điều kiện bảo hành (nếu có), điều khoản chung…
Lấy ví dụ về hợp đồng mua bán ngày 18/02/2020 Công ty tổng công ty may Đồng Nai, Việt Nam (Bên B) kí kết hợp đồng với Công ty Asia Fit International CO.,LTD, Đài Loan (Bên A) về việc nhập khẩu hàng hóa Vải Polyester, hợp đồng nhập khẩu số 01/DN-ASF/2020 Trong hợp đồng ghi rõ các điều kiện và điều khoản về:
-Người Bán (Bên A): ASIA FIT INTERNATIONAL CO.,LTD
22F2, NO.5, SEC 3, NEW TAIPEI BLVD, XINZHUANG DIST, NEW TAIPEI CITY
24250, TAIWAN Đại diện: Mr Mark – Giasm đốc –Làm đại diện
-Người Mua (Bên B): CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY MAY ĐỒNG NAI (DONAGAMEX) Đường số 2, KCN Biên Hòa 1, Biên Hòa, Đồng Nai Điện thoại: 84 61 836151
Fax: 84 61 836141 Đại diện: Ông Vũ Đức Dũng, P.Tổng Giasm Đốc-Làm đại diện
-Tên hàng – Số lượng – Đơn giá
STT TÊN NGUYÊN PHỤ LIỆU ĐVT SỐ
Bảng 2.2 Bảng mô tả hàng hoá tại tổng công ty may Đồng Nai
-Giao hàng: Điều kiện giao hàng CIF, HO CHI MINH City, VietNam (Incoterms 2010)
+Chất lượng của sản phẩm vải phải giống với mẫu mà bên A cung cấp.
+Bên A sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về chất lượng vải Trong trường hợp lô vải có số lượng thiếu hoặc chất lượng kém, Bên A phải chịu trách nhiệm bổ sung số lượng hàng hóa thay thế bằng máy bay trong vòng 10 ngày kể từ ngày khiếu nại.
+ Nếu bên A không thực hiện được các điều trên hay giao hàng chậm trễ, bên A sẽ chịu trách nhiệm về thời gian giao hàng thành phẩm đã được thỏa thuận giữa Công ty tổng công ty may Đồng Nai và khách hàng.
-Đóng gói: theo tiêu chuẩn xuất khẩu
Ngày giao: không trễ hơn 30/03/2020
Cho phép giao từng phần Địa điểm đi: Đài Loan Địa điểm đến: TP Hồ Chí Minh, Việt Nam.
-Thanh toán: được thực hiện bằng TT sau khi khi nhận được chứng từ đúng bằng giá trị hợp đồng.
Người thụ hưởng: ASIA FIT INTERNATIONAL CO.,LTD
22F2, NO.5, SEC 3, NEW TAIPEI BLVD, XINZHUANG DIST, NEW TAIPEI CITY
Ngân hàng: Taishin International Bank
+Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện của hợp đồng được nêu ra ở trên.
+Hợp đồng này làm thành 04 bản bằng Tiếng Việt được viết qua email, mỗi bên giữ
02 bản có giá trị ngang nhau và có hiệu lực kể từ ngày kí đến 18/02/2020.
2.2.2 Chuẩn bị cho việc thanh toán
Sau khi thương lượng với nhau về thông tin hàng hóa, số lượng đặt hàng, chất lượng như thế nào, loại hàng nào, giá cả trên một đơn vị hàng hóa, giá tổng hàng hóa, chiết khấu như thế nào…Công ty sẽ thỏa thuận với nhau về phương thức thanh toán Tùy vào từng tình huống và thỏa thuận với phía đối tác, Công ty tổng công ty may Đồng Nai sẽ linh động sử dụng phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền T/T
(Telegraphic Transfer) gồm 2 hình thức chuyển tiền: chuyển tiền trả trước (TTr) và chuyển tiền trả sau (TT after shipment); hoặc thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Áp dụng vào bộ chứng từ được tác giả lấy làm ví dụ, Công ty tổng công ty may Đồng Nai, Việt Nam kí kết hợp đồng với Công ty Asia Fit International, Đài Loan về việc nhập khẩu hàng hóa Vải chính (ngày 18/02/2020) Công ty may Đồng Nai sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền trước để thanh toán tiền hàng cho phía đối tác. Trong hợp đồng ghi rõ:
-Việc thanh toán sẽ được thực hiện bằng TT sau khi bên mua nhận được chứng từ copy đúng bằng giá trị hợp đồng
-Người thụ hưởng: Asia Fit International CO., LTD.
-Địa chỉ: 2F, N0.17, Sec.2, Jianguo, Jhongshan District, Taipei 104, Taiwan. -Tên ngân hàng: Taishin International Bank
-Tất cả chi phí ngân hàng tại Việt Nam do bên mua chịu.
Sau khi kí hợp đồng nhập khẩu công ty sẽ cung cấp hồ sơ chuyển tiền cho Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Bắc Sài Gòn bao gồm:
- 2 Giấy đề nghị bán ngoại tệ
Tiếp đó, Ngân hàng Quân Đội sau khi nhận bộ giấy tờ được chuẩn bị và kiểm tra các thông tin cần thiết sẽ tự động trừ trong tài khoản của Công ty tổng công ty may Đồng Nai một khoản tiền Việt Nam tương ứng với số tiền ngoại tệ trong yêu cầu chuyển tiền, rồi dùng khoản tiền đó mua ngoại tệ để chuyển vào tài khoản thanh toán cho đối tác của Công ty Ở nghiệp vụ thanh toán bằng TT trả trước này, nhân viên phòng Xuất-Nhập Khẩu và Phòng Tài chính-Kế Toán hỗ trợ nhau để nắm bắt những thông tin, điều khoản trong hợp đồng Bộ phận Kế toán sẽ trực tiếp giao dịch với Ngân hàng Quân Đội.
2.2.3 Thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm
Công ty sẽ thỏa thuận với bên đối tác về điều kiện giao hàng trong hợp đồng trong đó có hai loại điều kiện chính bao gồm FOB (Incoterm 2010) hay FOB (Incoterm 2010) được công ty sử dụng trong hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu may bằng đường biển.
Với hợp đồng sử dụng điều kiện FOB, Incoterm 2010, trách nhiệm thuê tàu để chuyên chở hàng về nước là do nhà nhập khẩu, tức công ty chịu Với mặt hàng như đã nêu trên, nhân viên phòng xuất nhập khẩu sẽ chủ động liên hệ với các hãng tàu để cung cấp những thông tin liên quan đến hàng hóa như tên hàng, số lượng hàng, bao bì đóng gói, xếp hàng vào bao nhiêu container 20ft hoặc 40ft,… để phục vụ cho việc thuê tàu Bên cạnh đó với FOB (Incoterm 2010), công ty có thể chủ động trong việc thuê phương tiện thuộc nhà kinh doanh xuất khẩu Việt Nam, có thể lựa chọn những hãng tàu có giá thành rẻ hơn so với giá của nhà nhập khẩu, hơn thế nữa những chứng từ cần thiết liên quan đến việc giao nhận sẽ được giải quyết nhanh, tiết kiệm thời gian và nâng cao tính hiệu quả. Đối với điều kiện CIF, người mua sẽ chỉ cần làm thủ tục hải quan nhập khẩu, còn những vấn đề về bảo hiểm rủ ro, giao hàng là trách nhiệm của người bán Hầu hết các doanh nghiệp tại việt nam không có nhiều kinh nghiệm về vận tải bảo hiểm, họ sợ rủi ro trong thuê tàu chuyên chở và mua bảo hiểm nên khi nhập CIF các doanh nghiệp không phải thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa nên có thể tránh được những rủi ro như: giá cước vận chuyển tăng, phí bảo hiểm tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,… Đối với hợp đồng được tác giả lấy làm ví dụ, Công ty may Đồng Nai thỏa thuận sử dụng điều kiện CIF( Incoterm 2010) để nhập khẩu hàng hóa Theo điều kiện CIF, Incoterm 2010 thì phía công ty sẽ chỉ cần làm thủ tục hải quan nhập khẩu, còn những vấn đề về bảo hiểm rủ ro, giao hàng là trách nhiệm của người bán Khi nhà xuất khẩu thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm thì giá hàng hóa có thể tăng lên, vì vậy nhân viên mặt hàng phụ trách sẽ liên hệ với khách hàng để thỏa thuận được giá tốt nhất cho cả hai bên.
2.2.4 Nhận bộ chứng từ và lệnh cấp D/O từ hãng tàu
2.2.4.1 Xác nhận bộ chứng từ
Khi người mua nhận được thông báo rằng chứng từ cần thiết đã được chuyển giao đến ngân hàng thì nhân viên chứng từ sẽ ra ngân hàng để kiểm tra xem bộ chứng từ đó đã đúng hay chưa, nếu đã đúng rồi thì người mua tiến hành thực hiện thanh toán, còn trong trường hợp bộ chứng từ có xảy ra sai sót hoặc là có những điểm chưa đúng, không hợp lý thì các bạn cần phải hỏi lại ngay tránh bỏ qua những sai sót không đáng có và chỉnh sửa kịp thời Bộ chứng từ thông thường bao gồm:
1 Hợp đồng mua bán, 1 bản sao
2 Hóa đơn thương mại, 1 bản chính và 1 bản sao
3 Phiếu đóng gói,1 bản chính và 1 bản sao
4 Vận đơn đường biển, 1 bản chính và 1 bản sao
5 Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc (C/O), hoặc Giấy khai báo hóa chất, 1 bản chính và 1 bản sao
Nhân viên chứng từ sẽ tiến hành kiểm tra từng loại hạng mục của loại chứng từ, cụ thể như sau:
• Hợp đồng ngoại thương: Số và ngày hợp đồng; tên và địa chỉ bên mua và bên bán; mô tả hàng hóa; tổng giá trị tiền cùng với điều kiện Incoterms; địa điểm xếp hàng và dỡ hàng thỏa thuận Cần lưu ý, đọc kĩ tên loại sản phẩm mà 2 bên kí kết để tìm mã HS và các chứng từ liên quan đính kèm.
• Hóa đơn thương mại: Số và ngày hóa đơn; thông tin bên mua bán; mô tả hàng hóa; tổng giá trị tiền cùng với điều kiện Incoterms; địa điểm xếp hàng và dỡ hàng như thỏa thuận.
•Phiếu đóng gói: Trên phiếu sẽ không mô tả cụ thể hàng hóa mà chỉ nêu ra khối lượng,trọng lượng và thể tích của hàng hóa, nên khi kiểm tra cần xem kỹ phần này để lên tờ khai Ngoài ra cần kiểm tra ngày xuất phiếu đóng gói; thông tin bên mua bán; giá trị đơn hàng.
•Vận đơn đường biển: Đối với chứng từ ngày thì cần kiểm tra kĩ ngày phát hành B/L và số B/L vì số B/L là một trong những thông tin quan trọng khi nhân viên chứng từ làm việc với hãng tàu, thông tin bên mua bán; tên hàng hóa; tổng giá trị tiền cùng với điều kiện Incoterms; địa điểm xếp hàng và dỡ hàng thỏa thuận; tên người vận chuyển; tên tàu.
Những thuận lợi và khó khăn trong quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may tại công ty may Đồng Nai
2.3.1 Thuận lợi Đội ngũ cán bộ công nhân viên sở hữu trình độ chuyên môn cao, am hiểu về nghiệp vụ, kinh nghiệm dồi dào trong giải quyết vấn đề trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Việc phân chia, chuyên môn hóa thực hiện các nghĩa vụ cũng được tiến hành khá chuyên nghiệp Nhờ vậy, các công đoạn trong quy trình nhập khẩu được thực hiện một cách hiệu quả.
Công ty sử dụng phương thức nhập khẩu trực tiếp, nghĩa là công ty tự đứng ra đàm phán, thỏa thuận về hàng hóa, giá cả, kí kết hợp đồng, tự chi trả các chi phí liên quan Bằng việc áp dụng hình thức này, công ty đã thiết lập được quan hệ tốt với các nhà cung cấp thông qua các giao dịch cũng như chủ động hơn trong quá trình nhập khẩu của mình.
Tình trạng thiếu hụt nguyên vậy liệu đã được giải quyết bằng việc nhập khẩu mà công ty đã thực hiện để phục vụ cho quá trình sản xuất Có thể nói nguyên liệu được cung ứng kịp thời nhờ có nhập khẩu, vì thế, quá trình sản xuất được triển khai đúng tiến độ, kịp thời bàn giao cho khách hàng.
Công ty sử dụng phương thức thanh toán TTR vì hầu hết các bạn hang của công ty đều là khách hang lâu năm, uy tín Vậy nên với phương thức này có thể giảm bớt chi phí và thời gian trong quy trình nghiệp vụ.
Mất nhiều thời gian cho việc đi lại để hoàn thiện những thủ thục và giấy tờ vì khoảng cách giữa trụ sở công ty và các cãng, hang tàu khá xa Vì vậy việc hoàn tất thủ tục và bổ sung giấy tờ có thể bị ảnh hưởng và chậm quá trình kinh doanh của công ty. Công ty sử dụng điều kiện giao hang là CIF (Incoterm,2010) trong khi các doanh nghiệp nước ngoài thường sử dụng FOB (Incoterm, 2010) khi nhập khẩu hang hóa vì chưa hoàn thiện trong việc vận chuyển hang hóa và làm Logistic, hơn nữa cũng không có nhiều kinh nghiệm trong vận tải và bảo hiểm.
Sau khi nhận kết quả khai báo hải quan, nếu kết quả trả ra là luồng vàng và đỏ thì công ty phải mất them thời gian và chi phí cho việc kiểm tra hang hóa, từ đó dẫn đến ảnh hưởng quá trình xuất nhập khẩu hang hóa và giảm hiệu suất của công ty. Tóm tắt Chương 2:
Trong chương này, tác giả phân tích về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu NPL bằng đường biển tại công ty tổng công ty may Đồng Nai với từng bước cụ thể Qua đó có thể nhận thấy được những điểm hoàn thiện hay thiếu sót về quy trình của công ty Từ đó có thể lấy làm cơ sở để đưa ra kiến nghị cho chương tiếp theo.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU NPL TẠI CÔNG TY TỔNG CÔNG TY
Mục tiêu và định hướng của công ty trong thời gian tới
Hiệu quả SXKD hàng năm duy trì có lợi nhuận tích lũy, bảo toán và phát triển vốn. Đảm bảo hài hòa 4 lợi ích: Mức thu nhập bình quân người lao động đủ để đáp ứng cuộc sống của bản thân và một người phụ thuộc; mức chi cổ tức cho cổ đông caohơn mức gửi tiết kiệm Ngân hàng; đóng góp ngân sách Nhà nước đúng quy định; duy trì lợi nhuận tích lũy để gia tăng giá trị cổ phiếu và phát triển Tổng Công ty bền vững.
Về ngành nghề kinh doanh: Tiếp tục kinh doanh ngành may mặc làm nền tảng, trên cơ sở:
+ Tập trung tối đa cho phương thức kinh doanh hàng xuất khẩu bán đứt (FOB), tiến tới thực hiện chuỗi giá trị may mặc ODM, trong đó dần chủ động phát triển trước ODM nội địa, đồng thời linh động trong việc thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu.+ Đầu tư mở rộng sản xuất ra các vùng xa trung tâm thành phố lớn để tăng năng lực, đầu tư nâng cấp và đổi mới công nghệ cho các khu sản xuất hiện hữu tại Biên Hòa.+ Phát triển thành Tổng Công ty kinh doanh đa ngành nghề.
Một số kiến nghị về quy trình nhập khẩu hang hóa của Công ty may Đồng Nai
Là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu lâu năm, bên cạnh những khách hàng lâu năm thì việc tìm kiếm bạn hàng mới cũng rất quan trọng Công ty có tăng cường việc tìm kiếm khách hàng mới cho mình bằng việc đẩy mạnh quảng cáo đến nhiều quốc gia, xây dựng website cho công ty với nhiều loại ngôn ngữ, tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế hoặc có thể thông qua báo chí, mạng xã hội, Internet,….Bên cạnh đó còn có rất nhiều các doanh nghiệp có kinh nghiệm và chuyên môn về hang may mặc xuất nhập khẩu, họ có thể là đầu mối cho những nhà phân phối lớn trong nước Đây chính là cơ hội cho doanh nghiệp nếu có thể mở rộng quan hệ, hợp tác đẩy mạnh nghiệp vụ sản xuất, xuất khẩu hàng may mặc, không những tìm kiếm được khách hàng mà còn khẳng định được vị trí, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Việc mở rộng mối quan hệ này cũng là một lợi thế lớn của doanh nghiệp khi có thể tiếp thu, chia sẽ những kinh nghiệp để có thể ứng phó với những biến động bất lợi của thị trường.
3.2.2 Sử dụng điều kiện đi kèm để phòng ngừa rủi ro cho phương thức chuyển tiền T/T trả trước
Việc bổ sung các điều kiện đi kèm sẽ giảm thiểu rủi ro, bảo vệ cho công ty trong các giao dịch trong tương lai Bên cạnh đó, công ty có thể chia nhỏ giá trị tiền hàng thanh toán để chuyển tiền thành nhiều đợt, cụ thể như chuyển 30% số tiền thanh toán để đảm bảo với đối tác công ty sẽ thanh toán đầy đủ Sau đó, sẽ thanh toán thêm 50% giá trị đơn hàng sau khi đã nhận được vận đơn từ phía nhà xuất khẩu hoặc dịch vụ giao nhận, và số tiền còn lại sẽ được thanh toán trước khi hàng cập bến Với giải pháp này, công ty sẽ an tâm hơn trong thời gian chờ hàng cập bến và nhà xuất khẩu cũng sẽ có trách nhiệm hơn trong việc giao hàng đúng hạn.
3.2.3 Cắt giảm chi phí và sai sót trong thủ tục nghiệp vụ hải quan
Về việc tốn nhiều chi phí thuê người cân hàng, bốc hàng, làm thủ tục hải quan thì công ty có thể tuyển nhân có trình độ chuyên môn cao về những lĩnh vực trên, đào tạo nhân viên bởi đội ngũ nhân viên cũ có kinh nghiệm và thường xuyên đưa nhân viên đi học hỏi để tiếp thu, cập nhật những thay đổi về thủ tục hải quan Mặt khác, việc phân luồng tờ khai còn dựa vào thông tin về công ty được khai báo trên phần mềm khai báo điện tử Chính vì thế, để giảm bớt việc nhận được tờ khai phân luồng xấu, công ty nên thực hiện nâng cao hồ sơ công ty dựa trên các tiêu chí đánh giá tuân thủ doanh nghiệp.Ngoài ra công ty cũng cần phải chú ý đến việc tạo dựng được sự tin tưởng trong khi làm việc đối với các Chi cục Hải quan, Bộ Công thương để tạo được uy tín với các cơ quan chức năng Điều đó sẽ thuận lợi nếu công ty tránh được những sai sót và làm việc minh bạch, rõ ràng trong việc làm thủ tục hải quan.
Chương 3 tóm tắt sơ lược về mục tiêu và định hướng của công ty trong những năm tới Bên cạnh đó dựa trên những ưu điểm nhược điểm của chương 2 mà tác giả đưa ra những kiến nghị gửi đến công ty nhằm cải thiện quy trình xuất khẩu NPL tại tổng công ty may Đồng Nai.