Trong bối cảnh hiện nay, để nền kinh tế phát triển bền vững Chính phủ phải tạo được các kênh huy động vốn có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong doanh nghiệp, vốn là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công trong quá trình hoạt động. Đối với các NHTM với tư cách là doanh nghiệp, một định chế tài chính trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, vốn có vai trò hết sức quan trọng. Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Đồng thời, quyết định năng lực cạnh tranh và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường. Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh diễn biến hết sức phức tạp, những rủi ro trong kinh doanh tiềm ẩn cao không chỉ ở danh mục các sản phẩm đầu ra mà cả trong các sản phẩm đầu vào là huy động nguồn. Tính chất rủi ro diễn biến phức tạp, khiến các NHTM gặp khó khăn trong huy động nguồn, đồng thời kéo theo chi phí huy động nguồn vốn ngày càng gia tăng. Việc tìm các biện pháp nhằm mở rộng và từng bước nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn là vấn đề hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Thực tiễn cho thấy lượng tiền nhàn rỗi không chảy vào các NHTM mạnh mẽ như trước nữa. Phần lớn chảy vào các kênh đầu tư hấp dẫn hơn như: bất động sản, chứng khoán, ngoại tệ … đã làm cho tình hình huy động vốn của các NHTM trở nên khó khăn hơn. Hơn nữa, đối tượng khách hàng của Agribank chủ yếu là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Việc huy động vốn trong khu vực nông thôn đang gặp rất nhiều khó khăn. Đòi hỏi Agribank chi nhánh Quảng Ngãi phải tăng cường công tác huy động vốn. Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, tác giả chọn đề tài “Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành tài chính ngân hàng. Thông qua luận văn này, tác giả mong muốn đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Agribank chi nhánh Quảng Ngãi trong thời gian đến.
Trang 1NGUYỄN THỊ NHUNG
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
ĐÀ NẴNG – 2021
Trang 2NGUYỄN THỊ NHUNG
GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học: TS HỒ VĂN NHÀN
ĐÀ NẴNG – 2021
Trang 3Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tậntình của thầy TS Hồ Văn Nhàn, các thầy cô Khoa Sau đại học Trường Đại họcDuy Tân, sự giúp đỡ của lãnh đạo và nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả xin gửi tới thầy TS Hồ Văn Nhàn, các thầy cô Khoa Sau đạihọc Trường Đại học Duy Tân, sự giúp đỡ của lãnh đạo và nhân viên Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh QuảngNgãi Ngãi lòng biết ơn sâu sắc đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả
Trang 4Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập củariêng tôi và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nào trước đây Số liệu vànội dung được sử dụng trong Luận văn chính xác, trung thực, có nguồn gốc rõràng Tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường về cam đoan này.
Đà Nẵng, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Nhung
Trang 5LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu luận văn 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 7
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế 8
1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 9
1.2 HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 12
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại 12
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 18
1.2.3 Hệ thống các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại 23
Trang 61.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 27 1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 29 1.4 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 30 1.4.1 Kinh nghiệm huy động vốn tại một số ngân hàng thương mại trong nước 30 1.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Ngãi 32 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI 35 2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI 35 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Ngãi 35 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Ngãi 36 2.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Ngãi 38
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank chi nhánhQuảng Ngãi 40
2.1.5 Các điều kiện cần thiết để huy động vốn tại Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi 43 2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 46
Trang 72.2.3 Thực trạng về cơ cấu nguồn vốn huy động 51
2.2.4 Chi phí huy động vốn của Ngân hàng 57
2.2.5 Thị phần huy động vốn của chi nhánh 58
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI 59
2.3.1 Những mặt thành công 59
2.3.2 Những mặt hạn chế 61
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI 67
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 67
3.1.1 Định hướng phát triển của ngân hàng NN &Phát triển nông thôn Việt Nam 67
3.1.2 Chiến lược phát triển của ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Ngãi giai đoạn 2020 đến năm 2025 68
3.1.3 Mục tiêu hoạt động huy động vốn của ngân hàng Agribank chi nhánh Quảng Ngãi giai đoạn 2020 đến năm 2025 69
3.2 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI 70
3.2.1 Giải pháp về hoạch định và thực hiện chiến lược 70
3.2.2 Phát triển dịch vụ bổ sung và đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi75 3.2.3 Xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt và hợp lý 78
3.2.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing 80
3.2.5 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng 82
KẾT LUẬN 85
Trang 8TCTD : Tổ chức tín dụng.
NHTW : Ngân hàng trung ương
NHTM : Ngân hàng thương mại
Trang 9Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh Quảng Ngãi 38
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động giai đoạn 2017 – 2019………41Bảng 2.2 Bảng thống kê nguồn vốn huy động giai đoạn 2017 -2019 49 Bảng 2.3 Bảng thống kê Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn giai đoạn 2017-2019 50 Bảng 2.4 Bảng thống kê cơ cấu nguồn vốn vay theo kỳ hạn 51 Bảng 2.5 Bảng thống kê cơ cấu nguồn vốn vay theo loại tiền tệ 54 Bảng 2.6 Bảng thống kê cơ cấu nguồn vốn vay theo nguồn huy động 55 giai đoạn 2017 -2019 56 Bảng 2.8 Bảng thống kê tỷ lệ chi phí huy độngvốn giai đoạn 2017 -2019 57 Bảng 2.9 Bảng thống kê thị phần huy động vốn của các ngân hàng
thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2019 58
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, để nền kinh tế phát triển bền vững Chính phủphải tạo được các kênh huy động vốn có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu pháttriển sản xuất, kinh doanh Trong doanh nghiệp, vốn là một trong những yếutố quyết định tới sự thành công trong quá trình hoạt động Đối với các NHTMvới tư cách là doanh nghiệp, một định chế tài chính trung gian hoạt độngtrong lĩnh vực tiền tệ, vốn có vai trò hết sức quan trọng Vốn quyết định quy
mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng Đồng thời,quyết định năng lực cạnh tranh và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thịtrường Vì vậy, các NHTM rất chú trọng đến công tác huy động vốn
Trong những năm gần đây, môi trường kinh doanh diễn biến hết sứcphức tạp, những rủi ro trong kinh doanh tiềm ẩn cao không chỉ ở danh mụccác sản phẩm đầu ra mà cả trong các sản phẩm đầu vào là huy động nguồn.Tính chất rủi ro diễn biến phức tạp, khiến các NHTM gặp khó khăn trong huyđộng nguồn, đồng thời kéo theo chi phí huy động nguồn vốn ngày càng giatăng Việc tìm các biện pháp nhằm mở rộng và từng bước nâng cao hiệu quảhuy động nguồn vốn là vấn đề hết sức cấp thiết trong bối cảnh hiện nay Thựctiễn cho thấy lượng tiền nhàn rỗi không chảy vào các NHTM mạnh mẽ nhưtrước nữa Phần lớn chảy vào các kênh đầu tư hấp dẫn hơn như: bất động sản,chứng khoán, ngoại tệ … đã làm cho tình hình huy động vốn của các NHTMtrở nên khó khăn hơn
Hơn nữa, đối tượng khách hàng của Agribank chủ yếu là nông nghiệp,nông dân và nông thôn Việc huy động vốn trong khu vực nông thôn đang gặprất nhiều khó khăn Đòi hỏi Agribank chi nhánh Quảng Ngãi phải tăng cườngcông tác huy động vốn Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên, tác giả chọn đề
Trang 11tài “Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sĩ
chuyên ngành tài chính ngân hàng Thông qua luận văn này, tác giả mongmuốn đóng góp một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động
vốn tại Agribank chi nhánh Quảng Ngãi trong thời gian đến.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của ngân hàngthương mại
- Phân tích thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ngãitrong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào công tác huy động vốn
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnhQuảng Ngãi
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về vấn đề lý
luận và thực tiễn về công tác huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
+ Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác
huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 – 2019 và xây dựng các giải phápcho vấn đề này giai đoạn 2020 – 2025
Trang 12-4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứuđịnh tính, trong đó dựa vào nền tảng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra,
tác giả thực hiện phân tích định tính Tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều nguồnthông tin khác nhau Cụ thể:
+ Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã được đúc kết trongcác giáo trình chuyên ngành trong nước và quốc tế; các báo cáo tổng kết côngtác huy động vốn tại Agribank chi nhánh Quảng Ngãi
- Phương pháp thống kê: Sau khi thu thập dữ liệu liên quan đến đề tài
nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập và xử lýthông tin có liên quan Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác huyđộng vốn tại Agribank chi nhánh Quảng Ngãi
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi sử dụng phương pháp thống kê
để tổng hợp các số liệu liên quan đến đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phântích, tổng hợp để đúc kết từ thực tiễn và kết hợp với cơ sở lý luận để đánh giácông tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 –
2019 và xây dựng giải pháp cho vấn đề này giai đoạn 2020 – 2025
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chươngcụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Agribank chi nhánh Quảng Ngãi
Chương 3: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Agribank chi nhánh Quảng Ngãi
Trang 136 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong những năm gần đây, vấn đề huy động vốn được nhiều người quantâm, các bài viết nghiên cứu về vấn đề này tiếp cận ở những phạm vi và giác
độ khác nhau Một số công trình nghiên cứu quan trọng có liên quan như:
- Nguyễn Hữu Huấn, Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinhdoanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Đề tài
đã tập trung đề cập phân tích và làm rõ thực trạng hoạt động kinh doanh củaNgân hàng này giai đoạn trước năm 2015 Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống cácgiải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tạiAgribank những năm tới Song gắn với chủ đề về HĐV của các NHTM, côngtrình này còn nhiều hạn chế, thể hiện ở chỗ: Luận án này mới chỉ dừng lại ởmột số vấn đề mang tính chất khái quát về HĐV, chưa đi sâu phân tích vấn đềHĐV của Ngân hàng này Hơn nữa, tư liệu phân tích là trước năm 2015 nêngiá trị tham khảo của luận văn này ít nhiều cũng bị suy giảm, do tính chất vàđặc điểm kinh doanh tại các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó cóAgribank nói riêng đã có nhiều biến đổi
- Phạm Thanh Thủy (2009) “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngânhàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm” Luận văn thạc sĩ kinh
tế trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Luận văn đã hệ thống hóa cácvấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động huy động vốn trong hệ thống ngânhàng thương mại Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng hoạt động huyđộng vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm Kếtquả phân tích đã giúp tác giả đánh giá những mặt thành công và hạn chế trongcông tác huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánhHoàn Kiếm Căn cứ vào hệ thống cơ sở lý luận và những vấn đề còn tồn tạihạn chế, tác giải xây dựng 4 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
Trang 14động hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Công thương Việt nam – Chinhánh Hoàn Kiếm trong thời gian đến.
- Nguyễn Thị Thiên Hương (2013), Huy động vốn tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Quốc Tế chi nhánh Đăk Lăk, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Tài
chính ngân hàng, Học viện Hành chính Luận văn cũng đã hệ thống hóa đượccác vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại như:các phương thức huy động vốn, quan niệm về hiệu quả huy động vốn, các tiêuchí đánh giá hiệu quả huy động vốn, các nhân tố tác động đến hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng thương mại, kinh nghiệm và bài học của một số ngânhàng Luận văn phân tích thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàngthương mại cổ phần Quốc Tế chi nhánh Đăk Lăk và đánh giá công tác nângcao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh Từ đó đưa ra những giải pháp như:Nhóm giải pháp đa dạng hóa hình thức và phương thức huy động; Xây dựng
cơ chế lãi suất huy động vốn linh hoạt; nhóm giải pháp cải thiện cơ cấu nguồnvốn, sáng tạo trong việc cung cấp các sản phẩm của Ngân hàng TMCP QuốcTế; Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, chăm sóc; Mở rộng,
đa dạng hóa khách hàng; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
- Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện chính sách huy động vốn tạiAgribank chi nhánh Đông Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh” của tác giảHoàng Trần Ngọc Hà (2012), trường Đại học Lạc Hồng
- Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốnvà sử dụng vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Kỳ Hòa, thành phố
Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Ngọc Thùy (2012), trường Đại học Kinh tế
- tài chính thành phố Hồ Chí Minh
- Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn Việt nam – Chi nhánh Lý Thường Kiệt Quảng Bình”của tác giả Đinh Thị Quỳnh Như (2015), Học viện Hành chính quốc gia
Trang 15Trên cơ sở những hướng nghiên cứu chính đã thực hiện, kết quả của cácnghiên cứu này bước đầu đã làm rõ được một số vấn đề cơ bản về HĐV, cácnhân tố ảnh hưởng đến công tác HĐV của NHTM Bên cạnh những nội dung
đã được giải quyết, các công trình nghiên cứu liên quan vẫn còn một sốkhoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết
+ Thiếu vắng những nghiên cứu đầy đủ và toàn diện cơ sở lý luận vềHĐV và quản lý vốn huy động của NHTM
+Vấn đề nâng cao hiệu quả huy động vốn nói chung của các ngân hàngthương mại hiện nay đã được đề cập khá nhiều trong các văn kiện của Đảng,các tạp chí chuyên ngành kinh tế, tài chính… Song chưa đủ và cần có nhiềucông trình nghiên cứu về tăng cường huy động vốn của các NHTM một cáchtoàn diện
+ Chưa có nghiên cứu nào đánh giá phân tích toàn diện về thực trạng huyđộng vốn huy động của Agribank chi nhánh Quảng Ngãi
Vì vậy, tác giả cho rằng công trình nghiên cứu tác giả lựa chọn nói trênkhông trùng tên với bất kỳ đề tài, luận án nào đã được công bố và cam đoanđây là công trình khoa học độc lập của tác giả
Trang 16CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sựphát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thươngmại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tếhàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao củanó – kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiệnvà trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được
Thuật ngữ “Ngân hàng” bắt đầu được sử dụng từ năm 323 trước côngnguyên cho tới nay, thuật ngữ này đã được dùng để gọi tên cho một thiết chếkinh tế mà hoạt động của nó luôn ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới đời sốngcon người và xã hội
Nước Pháp coi “Ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở hành nghề thườngxuyên, nhận của công chứng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các sốtiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, Tín dụng hay tàichính” (Luật Ngân hàng Pháp năm 1941)
Đan Mạch thì coi “Ngân hàng là nơi thực hiện các nghiệp vụ thiết yếu baogồm: thu nhận tiền ký thác; buôn bán vàng bạc; hành nghề thương mại và cácgiá trị địa ốc, các phương tiện Tín dụng và hối phiếu; bảo lãnh các món nợ; thựchiện các nghiệp vụ chuyển ngân; đứng ra bảo hiểm, bảo đảm ký quỹ; tham dựvào thiết lập các xí nghiệp” [7]
Ở Việt Nam, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về NHTM:
- Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các Dịch vụtài chính đa dạng nhất - đặc biệt là Tín dụng tiết kiệm, Dịch vụ thanh toán và
Trang 17thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế.[3]
- Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả cáchoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định củaLuật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.[4]
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại có các vai trò đốivới nền kinh tế như sau:
- Thứ nhất: Ngân hàng là trung tâm tập trung vốn tiền tệ nhàn rỗi trongnền kinh tế vào mục đích cho vay phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh vàtiêu dùng khác của xã hội Ngân hàng có vai trò này nhờ nó là trung gian tàichính, thực hiện chức năng cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư Tuy nhiên, Ngânhàng thể hiện vai trò này như thế nào lại tùy thuộc vào tính chuyên nghiệptrong hoạt động cũng như sự hoàn thiện của môi trường pháp lý về tài chính –Ngân hàng Ngân hàng hoạt động có tính chuyên nghiệp càng cao thì vai tròtập trung vốn và cho vay càng được phát huy tốt Cũng tương tự như vậy, môitrường pháp lý về lĩnh vực tài chính - Ngân hàng càng đồng bộ và hoàn thiệnthì càng tạo thuận lợi cho các Ngân hàng phát huy vai trò là trung tâm trongHĐV và cho vay đối với nền kinh tế
- Thứ hai: Ngân hàng là trung tâm thanh toán lớn của nền kinh tế, gópphần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa, dịch vụ Các Ngân hàng đóngđược vai trò này là nhờ có sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật, đòi hỏi tất cảcác DN tổ chức kinh tế muốn được thành lập và đi vào hoạt động đều phải mở
TK và ký quĩ tại Ngân hàng, đồng thời, trong quá trình hoạt động kinh doanh,tất cả các khoản thanh toán đều phải thông qua TK tại các Ngân hàng Nhữngyêu cầu mang tính pháp lý này khiến Ngân hàng trở thành trung tâm thanhtoán lớn trong nền kinh tế Các NHTM sẽ phát huy vai trò là trung tâm thanh
Trang 18toán trong nền kinh tế thông qua việc tạo ra các phương tiện và phương thứcthanh toán phong phú, đa dạng cho nền kinh tế.
- Thứ ba: Ngân hàng góp phần điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ vàthị trường vốn; góp phần ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát Về nguyên tắc,việc kiểm soát và điều tiết thị trường tiền tệ và thị trường vốn thuộc vềNHTW, song NHTW sẽ thực thi chức năng này thông qua các trung gian tàichính, trong đó chủ yếu là các NHTM
-Thứ tư: Ngân hàng là trung tâm thanh toán quốc tế của nền kinh tế.Thương mại quốc tế sẽ khó có thể diễn ra thuận lợi nếu không có sự hiện diệncủa các NHTM, nhằm thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế giữa các nhàxuất nhập khẩu với nhau Nếu các nhà xuất nhập khẩu thiếu sự tín nhiệm lẫnnhau về năng lực chi trả, NHTM làm trung gian bảo đảm khả năng chi trả chocác nhà nhập khẩu sẽ khuyến khích các nhà xuất khẩu tăng cường bán hàngtrả chậm Để thực hiện được vai trò này, đòi hỏi NHTM có đủ uy tín vàthương hiệu trong cộng đồng tài chính quốc tế Khi NHTM thực hiện đượcvai trò này, nó đóng vai trò quan trọng trong hội nhập quốc tế của quốc gia
- Thứ năm: Tham gia vào quá trình "tạo tiền” Bằng cơ cấu nghiệp vụ tựthân, NHTM còn tạo ra tiền gửi từ một lượng cung tiền cơ bản của NHTW.Các khoản tiền tạo ra từ chính quá trình hoạt động của hệ thống NHTM sẽ tạođiều kiện để các Ngân hàng tăng cường mở rộng cho vay đối với nền kinh tế
1.1.3 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
Trang 19- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác họat động tại Việt Nam và của
tổ chức tín dụng nước ngoài
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà Nước
- Các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước
Họat động tín dụng: NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân
dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác,bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngânhàng Nhà nước
- Cho vay: Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,kinh doanh, dịch vụ đời sống; Cho vay trung hạn đề thực hiện các dự án đầu
tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống
- Bảo lãnh: NHTM đuợc bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnhthực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàngkhác bằng uy tín va khả năng tài chính của mình đối vời người nhận bảo lãnh.Mức bảo lãnh đối với 1 khách hàng và tổng mức bảo lãnh không được quá tỷ
lệ so với vốn tự có của NHTM
- Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giángắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thươngphiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác
- Cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chínhriêng Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chínhthực hiện theo Nghị định của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động của công tycho thuê tài chính
Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: NHTM được mở tài khoản
cho khách hàng trong và ngoài nước; thực hiện thanh toán giữa các ngân hàngvới nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, NHTM phải mở tài khoản tiền gửitại Ngân hàng Nhà nước nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tiền gửi dự trữ
Trang 20bắt buộc theo quy định Chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tiền gửi tạichi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, TP nơi đặt trụ sở của chi nhánh Hoạtđộng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm:
- Cung cấp các phương tiện thanh toán
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
- Thu hộ và chi hộ
- Dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
- Dịch vụthanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
- Dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toánliên ngân hàng trong nước
- Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nướccho phép
Hoạt động khác
- Góp vốn và mua cổ phần: dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn,mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nướctheo quy định của pháp luật Góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngânhàng nước ngoài để thành lập Ngân hàng Liên Doanh
- Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nướcthông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị truờng tiền tệ
- Kinh doanh ngoại hối: trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trựcthuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và quốc tế
- Ủy thác và nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đếnhoạt động ngân hàng, kể cả quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhântrong và ngoài nườc theo hơp đồng ủy thác, đại lý
- Cung ứng dịch vụbảo hiểm, thành lập công ty trực thuộc hoặc liêndoanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định Pháp luật
Trang 21- Tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếphoặc thành lập công ty tư vấn trực thuoộc ngân hàng.
- Bảo quản vật quý giá, giấy tờ có giá trị, cho thuê tủ két, cầm đồ và cácdịch vụ khác có liên quan theo quy định của Pháp luật
1.2 HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.1.1 Khái niệm huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của các Ngân hàng hay còn gọi lànghiệp vụ tạo vốn với nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm thu hút vốn
từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế để phục vụ mục đích kinh doanh củamình Vì vậy, nghiên cứu hoạt động huy động vốn là một việc hết sức cầnthiết để qua đó cónhững phương pháp quản lý cũng như sử dụng một cáchhợp lý nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn đáp ứng yêu cầu hoạt động kinhdoanh của ngân hàng
Như vậy, hoạt động huy động vốn định nghĩa như sau: “Hoạt động huyđộng vốn của các ngân hàng thương mại là hoạt động mà trong đó các ngânhàng này tìm kiếm nguồn vốn khả dụng từ các chủ thể khác nhằm đảm bảo sựvận hành bình thường, hiệu quả của bản thân nó theo đúng các quy định phápluật” [10]
Nếu nhìn từ góc độ quản lý: HĐV trong các NHTM là quá trình lập kếhoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm soát hoạt động HĐV nhằm đạt mụctiêu đề ra
Nếu nhìn từ góc độ nghiệp vụ huy động: HĐV của NHTM là việcNHTM thông qua các phương pháp khác nhau, bằng việc sử dụng các công cụkhác nhau để HĐV tiền tệ trong nền kinh tế
Trang 22Một cách chung nhất: Huy động vốn của NHTM là việc NHTM thôngqua công tác lập kế hoạch, lựa chọn sử dụng các phương thức và các công cụkhác nhau để tập trung các nguồn tiền tệ trong nền kinh tế cũng như việc tổchức chỉ đạo thực hiện và kiểm soát công tác HĐV nhằm đạt được mục tiêuđặt ra.
1.2.1.2 Đặc điểm huy động vốn của ngân hàng thương mại
- Vốn huy động trong ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại Các ngân hàng thương mại hoạt
động được chủ yếu nhờ vào nguồn vốn này Cũng như các ngành nghề kinhdoanh khác, để hoạt động kinh doanh được diễn ra thường xuyên và liên tục,cần phải có tư liệu sản xuất Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinhdoanh tiền tệ trong đó tiền là nguyên liệu chính trong việc tạo ra sản phẩm
NH, là một thứ nguyên liệu độc tôn không thể thay thế Hoạt động tìm kiếm
tư liệu sản xuất của Ngân hàng là hoạt động huy động vốn Do đặc trưng củanguồn vốn huy động là luôn có một lượng tồn khoản rất lớn và Ngân hàng cóthể sử dụng lượng tồn khoản này để phục vụ cho quá trình hoạt động kinhdoanh của mình Tình hình hoạt động của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vàotình hình huy động vốn của chính ngân hàng đó Theo quan niệm của các nhàkinh tế học và các nhà ngân hàng, trong tổng nguồn vốn của ngân hàng ngoàinguồn vốn thuộc chủ sở hữu, tất cả các nguồn vốn còn lại được coi là nguồnvốn huy động Như vậy, nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mạichiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng nguồn vốn Vì vậy các hoạt động sửdụng vốn của ngân hàng tồn tại và phát triển được là nhờ nguồn vốn huy độngnày Một ngân hàng không chỉ hoạt động với nguồn vốn tự có và vốn đi vay
vì vốn tự có của ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng cơ cấu vốncủa ngân hàng còn vốn đi vay, ngân hàng phải phụ thuộc vào đối tượng chovay về thời hạn, số lượng và các chi phí khác Do đó ngân hàng sẽ bỏ lỡ
Trang 23những cơ hội kinh doanh Ngược lại nếu ngân hàng có lượng vốn lớn sẽ hoàntoàn chủ động trong hoạt động của mình Nguồn vốn lớn làm tăng khả nănghoạt động của ngân hàng như: chủ động đa dạng hoá các hình thức và phươngthức hoạt động nhằm phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận, phục vụ cho mục tiêucuối cùng của ngân hàng là an toàn và sinh lời.
- Vốn huy động là nguồn vốn không ổn định: Khách hàng có thể rút tiền
của họ mà không bị ràng buộc, do đó NHTM cần phải duy trì một khoản dựtrữ thanh khoản để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng Mộttrong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngân hàng thương mại là đảmbảo khả năng thanh khoản đầy đủ Một ngân hàng thương mại được xem là cókhả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chiphí hợp lý và đúng lúc cần thiết Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lượngngân quỹ dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mượn hoặcbán bớt một số tài sản mà ngân hàng đang có
- Vốn huy động là nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn tương đối cao và chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Cho vay hay đầu tư để sinh lợi từ tiền đã huy động được là
lẽ sống của NHTM Nguồn vốn và sử dụng vốn đó là hai quá trình hoạt độngcủa ngân hàng Công tác cân đối vốn của ngân hàng là một chiến lược huyđộng vốn đúng đắn, phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn trong từng thời kỳ sẽtạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại đạt được mục tiêu lợi nhuận tối
đa và tăng trưởng nguồn vốn kinh doanh Sự hài hoà giữa huy động vốn và sửdụng vốn chính là công tác cân đối vốn của ngân hàng Công tác cân đối vốnlà hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ ngân hàng nào Đó là mộtbiện pháp nghiệp vụ, là một công cụ quản lý của nhà lãnh đạo ngân hàng,thông qua bảng cân đối đa lập, các cán bộ ngân hàng xem xét, phân tích cơ
Trang 24cấu, tỷ trọng các nguồn và từng khoản sử dụng để dự đoán nhu cầu vốn biếnđộng trong tương lai, từ đó có chính sách huy động vốn thích hợp.
- Vốn huy động là nguồn vốn có tính cạnh tranh cao, gay gắt giữa các ngân hàng thương mại Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với kinh tế thị
trường Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranhlà môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăngnăng suất lao động, hiệu quả của các tổ chức, là nhân tố quan trọng làm lànhmạnh hóa các quan hệ xã hội Kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyếtđịnh sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức Vì vậy, các tổ chứcđều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong cạnhtranh Do nhu cầu vốn hoạt động từ các khách hàng một số năm gần đây khálớn, các NHTM đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, hậu mãi để huy độngvốn, sự cạnh tranh nhìn chung là khá quyết liệt và gay gắt
1.2.1.3 Vai trò huy động vốn của ngân hàng thương mại
Huy động vốn góp phần huy động tập trung nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, qua đó phát huy hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế Do tính chất chu kỳ của SXKD cũng như tồn tại khoảng
cách nhất định giữa thu nhập và tiêu dùng, nên trong nền kinh tế luôn tồn tạimột lượng tiền tạm thời nhàn rỗi Qui mô của lượng tiền này lớn hay nhỏ phụthuộc vào qui mô và sự phát triển của nền kinh tế cũng như mức thu nhập củadân chúng Hầu hết lượng tiền này ở dạng “tạm thời nhàn rỗi” do tính chấtchu kỳ trong SXKD hoặc dân chúng chưa tìm kiếm được cơ hội đầu tư sinhlợi và điều này cũng có nghĩa là có một lượng vốn tiền tệ nhất định trong nềnkinh tế đang bị loại khỏi chu kỳ SXKD, điều này gây ra sự lãng phí nguồn lựccho xã hội Nhưng bất cập này sẽ được khắc phục khi các NHTM, với tư cáchcủa một trung gian tài chính, đứng ra huy động tập trung các nguồn vốn tạmthời nhàn rỗi trong nền kinh tế, chuyển chúng tới các địa chỉ cần vốn trong
Trang 25nền kinh tế thông qua các hoạt động cho vay và đầu tư, qua đó phát huy hiệuquả của nguồn vốn tiền tệ này Công tác HĐV của các NHTM càng hiệu quả,thì hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế sẽ càng cao Nhưng muốncông tác HĐV của NHTM đạt hiệu quả theo kỳ vọng thì các nội dung HĐVphải được đề cao.
Huy động vốn góp phần đáp ứng vốn cho nhu cầu đầu tư phát triển của các DN, tổ chức Vốn là nhân tố có tính quyết định đối với sự phát triển kinh
tế và để thúc đẩy sự phát triển kinh tế thì trước hết phải tăng cường vốn đầu
tư Về nguyên tắc, vốn đầu tư chủ yếu được hình thành từ vốn tự có của DN,
tổ chức: Đây là nguồn vốn chủ đạo trong hoạt động đầu tư phát triển Tuyvậy,trong thực tế, hầu như các DN không đủ vốn để thực hiện các dự án đầu
tư và để bù đắp cho số vốn thiếu hụt, các DN có thể huy động từ các nguồnvốn khác, chẳng hạn thông qua phát hành chứng khoán, nhưng việc HĐV vaythông qua kênh này thường không thuận lợi do luôn chịu sự kiểm soát rất chặtchẽ của Ủy ban Chứng khoán; hơn nữa, việc các DN có huy động được nguồnvốn thông qua phát hành chứng khoán hay không còn tùy thuộc vào sự pháttriển của thị trường chứng khoán Vì vậy, cách thông dụng nhất là các DN đivay vốn từ các NHTM Có thể nói rằng hầu hết các nhu cầu vốn tạm thờithiếu hụt trong đầu tư và kinh doanh của các DN, tổ chức và cá nhân trongnền kinh tế đều được các NHTM đáp ứng Do hoạt động có tính chuyênnghiệp cao, nên các nhu cầu về vốn của tất cả các cá nhân và tổ chức đềuđược các NHTM xử lý hiệu quả hơn nhiều so với các nguồn khác trên thịtrường tài chính Nhưng để các NHTM đáp ứng được tất cả các nhu cầu vềvốn trong nền kinh tế, thì trước hết đòi hỏi bản thân NHTM phải xử lý tốtcông tác HĐV Việc tổ chức công tác HĐV càng chuyên nghiệp và hiệu quảthì nguồn vốn huy động càng hiệu quả, từ đó nâng cao hiệu quả các hoạt độngcho vay và đầu tư của NH, đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho đầu tư phát
Trang 26triển trong nền kinh tế Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển càng lớn, thì càngđòi hỏi công tác HĐV của NHTM phải được tăng cường.
Huy động vốn giúp NHTW kiểm soát có hiệu quả lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế Kiểm soát tình hình lưu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế là
chức trách của NHTW và NHTW thông qua việc thực thi chính sách tiền tệcủa mình để kiểm soát nó Song chính sách tiền tệ của NHTW muốn phát huyđược hiệu quả thì phải thông qua kênh trung gian là các TCTD, trong đó quantrọng nhất là phải thông qua các NHTM Các dòng lưu chuyển vốn trong nềnkinh tế thường rất đa dạng và phức tạp, chúng cần được kiểm soát chặt chẽ đểbảo đảm theo định hướng chính sách chung, nâng cao hiệu quả nguồn vốntiền tệ trong nền kinh tế và quan trọng hơn cả là không để cho các dòng tiềnvận động theo các khuynh hướng đầu cơ trên các thị trường tài chính, tạo racác hệ quả không mong đợi đối với môi trường kinh tế vĩ mô Tất cả các yêucầu này sẽ được xử lý hiệu quả thông qua kênh HĐV của các NHTM Thực tếchứng minh rằng nếu như hệ thống Ngân hàng hoạt động hiệu quả, tất cả cácnguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được huy động về hệ thống Ngân hàngthì sẽ ít có khả năng xảy ra các hoạt động đầu cơ khiến thị trường tài chínhluôn diễn biến phức tạp Mặc dù mục tiêu hoạt động kinh doanh của NHTMkhông phải là để giúp thực thi chính sách tiền tệ của NHTW; song như một lẽ
tự nhiên, các NHTM luôn phải tuân thủ các chính sách tiền tệ của NHTW,hơn nữa, trong mọi thời điểm các NHTM đều phải chú ý công tác HĐV bởiđây là nguồn cung thanh khoản trọng yếu của các NHTM Đây chính là tiền
đề tự nhiên giúp NHTW kiểm soát có hiệu quả lưu chuyển tiền tệ trong nềnkinh tế
HĐV góp phần tạo tiền đề để NHTM kinh doanh an toàn và hiệu quả Do
tính chất của một trung gian tài chính là đi vay để cho vay và cung cấp cácdịch vụ tài chính khác, nên vốn huy động luôn đóng vai trò có tính chất quyết
Trang 27định trong kinh doanh của các NHTM, nói cách khác, nếu như công tác HĐVcủa NHTM không được chú ý đúng mức thì hoạt động kinh doanh của Ngânhàng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, làm suy yếu năng lực cạnh tranh, thậm chí ảnhhưởng đến vấn đề an toàn thanh khoản của Ngân hàng Chính vì vậy, để bảođảm hoạt động kinh doanh của NHTM an toàn và hiệu quả thì vấn đề có tínhquyết định vẫn là công tác HĐV
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại
Vốn vừa mang tính chất tiền đề vừa là vấn đề xuyên suốt cho quá trìnhhình thành và phát triển của NHTM Mục tiêu tổng quát của NHTM là antoàn và sinh lời trong kinh doanh Do đó, việc tạo lập một nguồn vốn vữngchắc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngân hàng là điều rất cần thiết.Mỗi ngân hàng hoạt động trong một môi trường, điều kiện cụ thể sẽ có nhữngnghiệp vụ huy động vốn khác nhau Song nhìn chung, các NHTM đều có cáchình thức huy động vốn sau:
1.2.2.1 Phân loại theo đối tượng huy động
- Huy động vốn từ dân cư Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năngcho các ngân hàng Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dânchúng và sau đó chuyển đến cho những người cần vốn để mở rộng đầu tư,kinh doanh Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định
- Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội Đây là nguồnhuy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn.Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớnhay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng Các doanh nghiệp khi bánđược hàng hoá đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần
- Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Trongquá trình hoạt động các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau đểthuận tiện trong giao dịch, thanh toán
Trang 28Ngoài ra, việc vay lẫn nhau giữa các ngân hàng cũng làm tăng nguồn vốnhuy động Điều này tuy không thường xuyên song là cần thiết trong hoạt độngkinh doanh của mỗi ngân hàng thương mại Khi xuất hiện việc thiếu hụt dựtrữ hay khả năng thanh toán bị đe doạ các ngân hàng thương mại có thể vaylẫn nhau Quá trình tăng vốn huy động này có thể được thực hiện ở trên thịtrường nội tệ hay thị trường ngoại tệ Trong số những người cho ngân hàngvay có một người đặc biệt đó là ngân hàng Trung ương NHTW đóng vai tròlà người cho vay cuối cùng để cứu cho các NHTM khỏi các trục trặc xảy ra.Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác tuy cũng khá dễdàng nhưng số lượng thường không nhiều và chi phí huy động thường caohơn Do vậy, hình thức này các ngân hàng sử dụng không nhiều
1.2.2.2 Phân loại căn cứ theo thời gian
Phân loại theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng vì nóliên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi từ nguồn vốn huyđộng cũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng Theo thời gian, hình thứchuy động được chia thành:
- Huy động ngắn hạn: Đây là hình thức huy động chủ yếu trong các ngânhàng thương mại thông qua việc phát hành các công cụ nợ ngắn hạn trên thịtrường tiền tệ và các nghiệp vụ nhận tiền gửi ngắn hạn, tiền gửi thanh toán Phần lớn số này được dùng để cho vay ngắn hạn (dưới 1 năm) hoặc đượcchuyển hoán kỳ hạn để thực hiện cho vay trung hạn Do thời gian ngắn nên lãisuất huy động ngắn hạn thường thấp, tuy nhiên tính ổn định kém
- Huy động trung hạn: Đây là nguồn huy động vốn ngân hàng qua pháthành các công cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trunghạn (từ 1 đến 5 năm) Vốn huy động này ngân hàng có thể sử dụng tương đốidài và thuận tiện Tuy nhiên, lãi suất huy động nguồn này thường cao hơnnguồn ngắn hạn Nguồn huy động trung hạn rất quan trọng và cần thiết để
Trang 29ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, thay đổi công nghệ và cho vaytrung, dài hạn với lãi suất cao
- Huy động dài hạn: Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của ngânhàng trên thị trường vốn, với nguồn huy động này ngân hàng có thể sử dụng
dễ dàng, có tính ổn định cao (từ 5 năm trở lên) Do vậy lãi suất mà ngân hàngphải trả cũng rất cao
1.2.2.3 Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn
Hình thức phân loại này là hình thức chủ yếu được các NHTM sử dụnghiện nay Phân loại theo nghiệp vụ huy động vốn rõ ràng tạo điều kiện thuậnlợi cho ngân hàng khi tiến hành huy động Các hình thức huy động này baogồm:
- Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi
+ Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Đây là phần tiền huy động tương đốiquan trọng ở những nước phát triển có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặtcao Mục đích của các khoản tiền gửi này không phải là để lấy lãi mà chủ yếudùng để thanh toán Khách hàng gửi tiền phần lớn là những tổ chức kinh tế,các doanh nghiệp, các cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toán tiền hàng hoá,dịch vụ liên tục Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc để trảcho người thứ ba Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thức thanhtoán bằng séc Đặc biệt người gửi tiền có thể không cần trực tiếp đến ngânhàng, họ có thể rút qua các máy rút tiền tự động (máy ATM) Ngân hàngthường bảo quản loại tiền gửi này trên hai tài khoản: tài khoản thanh toán vàtài khoản vãng lai:
Tài khoản thanh toán là loại tài khoản tiền gửi mà chủ tài khoản có toànquyền sử dụng số tiền trên tài khoản nhưng chỉ trong phạm vi số dư tiền gửi.Loại tài khoản này luôn luôn có số dư có
Trang 30Tài khoản vãng lai là tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ, thường được sửdụng cho các tổ chức kinh tế Số dư có thể hiện tiền gửi của khách hàng cònsố dư nợ thể hiện khoản tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng vay
+ Huy động tiền gửi có kỳ hạn: Là các tiền gửi của các tổ chức kinh tế,
cá nhân gửi vào ngân hàng và rút ra sau một thời hạn nhất định Khoản nàythường gắn với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định,thời gian thanh toán tiền ổn định, ít có sự biến động Phần tiền gửi này ngânhàng sử dụng dễ dàng nên mức lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng cao hơn.Người gửi tiền ngoài mục đích sử dụng các dịch vụ ngân hàng còn có mụcđích kiếm lời Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ có tác động rất nhanh và rõ nétđối với nguồn vốn huy động của ngân hàng
+ Huy động tiền gửi tiết kiệm: Đây là hình thức phổ biến nhất, lâu đờinhất của các ngân hàng thương mại Bao gồm các loại sau:
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Hình thức này gần giống như huy độngtiền gửi không kỳ hạn Tuy nhiên so với tiền gửi không kỳ hạn thì số dư củaphần này ổn định hơn, ít biến động hơn nên ngân hàng phải trả lãi suất cao hơn.Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại hình tiết kiệm phổ biến nhất,quen thuộc nhất ở nước ta Người gửi tiền gửi vào ngân hàng và rút ra saunhững thời hạn xác định: 3 tháng, 6 tháng Người gửi không được rút trước,nếu rút trước hạn thì sẽ bị phạt Đây là những khoản tiền có tính ổn định rấtcao nên ngân hàng phải trả khách hàng với lãi suất gần như là cao nhất Tuynhiên, ở nước ta hiện nay, để tăng sức cạnh tranh, thu hút được vốn các ngânhàng đã rất linh hoạt trong việc khách hàng rút ra trước thời hạn Có ngânhàng tính lãi cho khách hàng với lãi suất không kỳ hạn, có ngân hàng vẫn tínhvới lãi suất đó với số ngày gửi thực tế
Tiền gửi tiết kiệm có thời hạn dài: Loại hình này khá phổ biến ở nhữngnước phát triển nhưng ở nước ta còn khá mới mẻ Người gửi có thể gửi tiền
Trang 31vào bất cứ lúc nào và chỉ được rút ra khi đến hạn (thời hạn tương đối dài).Loại hình này giúp cho ngân hàng có nguồn vốn ổn định để có thể đầu tưtrung và dài hạn.
- Huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay
Hình thức này ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong môi trường kinhdoanh đầy biến động như hiện nay Các NHTM có thể vay từ nhiều nguồn:+ Vay từ các tổ chức tín dụng: Đó là các khoản vay thông thường mà cácngân hàng vay lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ.Các ngân hàng thường xây dựng các mối quan hệ tốt để khi thiếu hụt vốn cóthể vay lẫn nhau chứ không vay ngân hàng trung ương
+ Vay từ ngân hàng trung ương: Khi ngân hàng thương mại xảy ra tìnhtrạng thiếu hụt dự trữ bắt buộc hay mất khả năng thanh toán thì người cuốicùng mà các ngân hàng có thể cầu cứu là ngân hàng trung ương Ngân hàngtrung ương cho vay dưới hình thức tái chiết khấu thương phiếu Các ngânhàng thương mại có thể mang các thương phiếu lên ngân hàng trung ương đểvay Tuy nhiên, việc vay này cũng có một số khó khăn do NHTW chỉ chongân hàng thương mại một hạn mức tái chiết khấu và việc cho vay này lạinằm trong định hướng của chính sách tài chính quốc gia
- Huy động vốn qua phát hành các công cụ nợ: Đây là hình thức huy
động vốn có hiệu quả khá cao của các ngân hàng thương mại Trong quá trìnhhoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cần phải huy độngthêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn Điều đó có nghĩa làngân hàng huy động vốn ở thế chủ động Ngân hàng xác định rõ quy mô vốnhuy động, loại tiền huy động và đưa ra các mức chi phí hợp lý làm cho việctạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng Để vay trên thị trường, ngânhàng có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu
Trang 32Trái phiếu ngân hàng là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của kháchhàng đối với người chủ ngân hàng với những cam kết như thanh toán một sốtiền xác định vào một ngày xác định trong tương lai với thời hạn xác định chotrước Trái phiếu được phát hành trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, chủ yếulà để huy động vốn trung và dài hạn
Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy tờ nhận nợ ngắn hạn do ngân hàngphát hành nhằm huy động vốn trong dân, chủ yếu là để phục vụ cho những kếhoạch kinh doanh xác định của ngân hàng như: một dự án, một chương trìnhkinh tế
- Huy động vốn qua các hình thức khác Để tăng cường huy động vốn
nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các ngân hàngthương mại sử dụng các hình thức khác về dịch vụ xã hội: làm dịch vụ bảolãnh, đại lý phát hành chứng khoán, trung gian thanh toán, đầu mối trong hợpđồng đồng tài trợ Nền kinh tế càng phát triển, các dịch vụ trên càng manglại cho ngân hàng những nguồn huy động lớn giúp cho ngân hàng có thể kinhdoanh một cách an toàn và hiệu quả
1.2.3 Hệ thống các tiêu chí đánh giá hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của vốn huy động
- Quy mô vốn huy động có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động củaNgân hàng Ngân hàng muốn mở rộng hoạt động cần có quy mô vốn tươngđối lớn, trong đó vốn huy động là một bộ phận quan trọng Không thể nói đếnchất lượng huy động vốn tốt nếu việc huy động không đáp ứng được nhu cầu
về khối lượng vốn kinh doanh Tuy nhiên, không phải có nguồn vốn lớn đãtốt, nó cần phải phù hợp với qui mô hoạt động của Ngân hàng, mức vốn tự có,khả năng cho vay và đầu tư của Ngân hàng… Hơn nữa, việc mở rộng hoạtđộng chỉ thực sự an toàn khi nguồn vốn huy động luôn có tốc độ tăng trưởng
Trang 33ổn định Nếu qui mô vốn hiện tại lớn, nhưng Ngân hàng không kiểm soát,không dự đoán được xu hướng của các dòng tiền gửi vào và rút ra trong giaiđoạn tiếp theo thì sẽ rất khó khăn trong việc cho vay và đầu tư và mất đi sựchủ động của mình.
- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Tốc độ
tăng trưởng =
Vốn huy động năm t - Vốn huy động năm t-1
x 100% Vốn huy động năm t-1
Tốc độ tăng trưởng > 100: Qui mô vốn huy động của NHTM tăng
Tốc độ tăng trưởng < 100: Qui mô vốn huy động của NHTM giảm
Vốn huy động tăng trưởng ổn định theo thời gian sẽ đáp ứng nhu cầu tíndụng cũng như hoạt động kinh doanh khác ngày càng tăng của ngân hàng.Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn đủ lớn phù hợp với quy mô vànhu cầu của mình, giả sử khi có một lượng tiền lớn bị rút ra cũng sẽ khônggây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng, ngân hàng sẽ không gặp khókhăn trong vấn đề thanh khoản Vốn huy động tăng trưởng ổn định sẽ khẳngđịnh được vị thế uy tín và thương hiệu của ngân hàng Một ngân hàng có đủtiềm năng về tài chính cũng như uy tín, mới có thể giữ được mức tăng trưởng
về huy động vốn ổn định qua các năm Tính ổn định của vốn huy động quyếtđịnh một phần an toàn trong kinh doanh ngân hàng và thời hạn tín dụng Nóphản ánh khả năng tìm kiếm các khoản nợ mới nhanh chóng với lãi suất thấpnhằm tăng cường khả năng thanh khoản cho ngân hàng Vốn huy động tăngtrưởng ổn định sẽ tạo lập và định hướng chiến lược kinh doanh cụ thể củangân hàng trong việc sử dụng vốn có hiệu quả
Đối với các Chi nhánh của NHTM, việc đánh giá theo chỉ tiêu này phải
so sánh với tốc độ tăng trưởng chung của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn,
so với kế hoạch, so với năm trước và so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp
1.2.3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn
Trang 34- Cơ cấu vốn cần đa dạng thể hiện ở việc duy trì một tỷ lệ giữa vốn huy động ngắn hạn và dài hạn, giữa vốn nội tệ và ngoại tệ Một Ngân hàng có chất lượng huy động vốn cao sẽ có nguồn vốn dồi dào và cơ cấu vốn cân đối, tránh cho Ngân hàng rơi vào tình trạng căng thẳng về tài chính trong điều kiện môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi.
Cơ cầu nguồn
vốn huy động =
Nguồn vốn huy động loại i
X 100%Tổng nguồn vốn huy động
Sự biến động cơ cấu nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổitrong lợi nhuận, sự chủ động về nguồn vốn của NHTM Chỉ tiêu này được sửdụng để nghiên cứu sự thay đổi cơ cấu vốn huy động theo thời gian, đánh giátính hợp lý của sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM.Hơn nữa, ngân hàng phải dự đoán xu hướng biến đổi cơ cấu nguồn vốnhuy động Yếu tố này cũng rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch sửdụng vốn của ngân hàng Mỗi loại nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêngbiệt trong việc huy động và khai thác Do đó sự biến động về cơ cấu vốn sẽkéo theo sự biến đổi trong cơ cấu cho vay, đầu tư, bảo lãnh… và kéo theo sựthay đổi lợi nhuận, rủi ro trong hoạt động ngân hàng Sự biến đổi cơ cấu vốnhuy động phụ thuộc một phần vào kế hoạch điều chỉnh của Ngân hàng vànhững nhân tố bên ngoài ngân hàng đòi hỏi ngân hàng phải thường xuyênnghiên cứu và tiếp cận thị trường
Để đo lường mức độ phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn hay còn gọi khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh được đo lường bởi chỉ số:
Khả năng đáp ứng nhu
cầu dư nợ kinh doanh =
Dư nợ
Tổng nguồn vốn huy động Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động giúpcho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốnhuy động cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nguồn vốn huyđộng Chỉ số này quá lớn hay quá bé đều không tốt Nếu quá lớn cho thấy khả
Trang 35năng huy động vốn của ngân hàng thấp không đủ khả năng đáp ứng, ngược lạinếu quá nhỏ cho thấy ngân hàng sử dụng vốn không có hiệu quả.
1.2.3.3 Chi phí huy động vốn
Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động huy động vốn vì nóquyết định trực tiếp tới phương thức sử dụng vốn và đặc biệt hơn cả là lợinhuận của ngân hàng
Chi phí huy động vốn là chi phí được cấu thành bởi chi phí lãi phải trảcho các khoản tiền gửi của khách hàng và các chi phí phát sinh khác trong quátrình huy động vốn
Chi phí trả lãi được coi là chi phí lớn nhất trong các chi phí của ngânhàng Trong đó lớn nhất là chi phí trả lãi đầu vào cho tiền gửi có kỳ hạn và trảlãi trái phiếu và kỳ phiếu Định kỳ ngân hàng lập biểu về số dư và lãi suấttương ứng để xác định vốn huy động bình quân và tính toán chi phí trả lãi.Thông thường có ba cách trả lãi: Trả lãi trước, trả lãi khi đến hạn và trả lãinhiều lần theo định kỳ Mỗi cách trả lãi khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chi phí
khác nhau
Quản lý chi phí trả lãi là hoạt động thường xuyên và quan trọng của cácngân hàng Mỗi sự thay đổi về lãi suất hay cơ cấu nguồn vốn đều có thể làmthay đổi chi phí trả lãi, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng Việctính chi phí của từng nguồn vốn cụ thể cho phép các nhà quản lý xác địnhnguồn vốn nào rẻ hơn, có nên thay đổi lãi suất hay không, thu nhập từ tài sảntăng thêm có đủ bù đắp chi phí của nguồn vốn tăng thêm hay không Vềnguyên tắc, những nguồn vốn có thời hạn càng ngắn và tính ổn định thấp, chiphí nguồn vốn cũng phải thấp tương ứng Tuy nhiên, nguồn vốn rẻ đồngnghĩa với giảm tính cạnh tranh của ngân hàng Tính chi phí một cách chínhxác cho phép ngân hàng chủ động lựa chọn những nguồn vốn khác nhau vàđảm bảo doanh thu đủ bù đắp chi phí và đem lại tỷ lệ thu nhập mong đợi
Trang 36Chi phí trả lãi bình quân = Tổng chi phí lãi X 100%
Tổng nguồn vốn huy động
1.2.3.4 Thị phần nguồn vốn huy động
Từ khi hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường, các ngânhàng nhà nước lần lượt cổ phần hóa, nhiều ngân hàng mới được thành lập, thuhút tiền gửi luôn là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng Thời điểmnày, bước vào giai đoạn nước rút của cuộc đua giành thị phần thì những consố về tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ thể hiện sự thành công, mạnhyếu, hay uy tín của mỗi ngân hàng
Thị phần nguồn vốn huy động của NHTM là nguồn vốn huy động màNHTM chiếm lĩnh trên thị trường và được tính theo công thức:
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
Thứ nhất: Môi trường kinh tế vĩ mô
Hoạt động của NHTM luôn chịu sự chi phối trực tiếp của môi trườngkinh tế vĩ mô, trong đó các nhân tố tác động lớn nhất đối với công tác HĐV làlạm phát, tỷ giá, tăng trưởng kinh tế Nếu như trong nền kinh tế lạm phát đượckiểm soát hiệu quả, tỷ giá ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, lànhững nhân tố quan trọng giúp NHTM trong HĐV Nhưng ngược lại, nếu mộttrong các nhân tố trên không được đáp ứng, sẽ gây trở ngại rất to lớn đối vớicông tác HĐV của NH Chẳng hạn, nếu như trong nền kinh tế có lạm phát cao
sẽ khiến Ngân hàng rất khó HĐV và để HĐV theo qui mô cũ đòi hỏi phảităng chi phí huy động
Thứ hai: Môi trường chính trị, pháp lý
Trang 37Hoạt động Ngân hàng có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao nên luôn đòi hỏiphải có sự hậu thuẫn tích cực của hành lang pháp lý; đồng thời, nó cũng luônđòi hỏi tình hình chính trị phải ổn định Nếu các yêu cầu này không được tôntrọng, công tác HĐV của NHTM sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể.Chẳng hạn, nếu tình hình chính trị có biến động phức tạp, nguy cơ rủi rochính trị to lớn, khi đó những người gửi tiền sẽ không muốn chịu rủi ro và họthường chuyển sang nắm giữ các tài sản khác an toàn hơn.
Thứ ba: Mức độ cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong HĐV
Trên thị trường tài chính tồn tại nhiều loại hình tổ chức tài chính hoạtđộng, hầu hết các tổ chức này đều có hoạt động HĐV Do vậy, mức độ cạnhtranh trong HĐV thường cao Thậm chí ở một số nước, việc kiểm soát cácđịnh chế tài chính thường khá lỏng lẻo (cả trong cấp phép hoạt động lẫn tronghoạt động kinh doanh), mức độ cạnh tranh thường rất căng thẳng, thậm chítồn tại sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các định chế tài chính Sự cạnhtranh trong HĐV càng diễn ra căng thẳng, vấn đề HĐV của NHTM sẽ khó đạtđược yêu cầu đặt ra
Thứ tư: Trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội cũng như sự phát riển của thị trường tài chính
Các NHTM huy động lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế,lượng tiền này qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xãhội Nền kinh tế càng phát triển, lượng tiền tạm thời nhàn rỗi càng lớn, nhất làđối với lượng tiền trong dân chúng Qui mô lượng tiền nhàn rỗi trong nềnkinh tế càng lớn càng tạo thuận lợi cho các NHTM trong HĐV Tuy vậy, việccác NHTM HĐV còn tùy thuộc vào thói quen và tâm lý của dân chúng, cũngnhư sự phát triển của thị trường tài chính Thị trường tài chính càng phát triểnthì chi phí HĐV trên thị trường tài chính càng giảm và đây chính là cơ sở đểcác NHTM có thể quản lý tốt công tác HĐV của mình
Trang 381.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Thứ nhất: Quan điểm của lãnh đạo Ngân hàng về HĐV
Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh NH, vai trò của lãnh đạo cótính quyết định Chính lãnh đạo là những người đề ra các mục tiêu, phươnghướng, chính sách hoạt động của NH, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt độngcủa NH, cũng như có trách nhiệm đưa ra các giải pháp cụ thể trong mọi hoạtđộng kinh doanh của NH, trong đó có công tác HĐV Nói cách khác, mọiquyết sách của lãnh đạo NHTM đều ảnh hưởng có tính quyết định đến côngtác HĐV của NHTM
Thứ hai: Uy tín của NHTM
Với tính chất hoạt động là làm trung gian trên thị trường tài chính đểHĐV và qua đó thực hiện cho vay, đầu tư cũng như cung cấp các SPDV tàichính khác, cho nên uy tín là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanhcủa NHTM Nó cũng là cơ sở có tính quyết định trong vấn đề nâng cao côngtác HĐV của NH Uy tín của NHTM thể hiện ở việc Ngân hàng đảm bảo khảnăng đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu Khi NHTM tạodựng được uy tín trong lòng khách hàng, đồng nghĩa với việc khách hàng sẽyên tâm sử dụng dịch vụ của NH, điều này là rất quan trọng để NHTM có thểtriển khai các SPDV truyền thống cũng như các sản phẩm mới để HĐV Nóicách khác, không ngừng tạo dựng uy tín là một nhân tố có tính quyết địnhtrong việc nâng cao công tác HĐV của NHTM
Thứ ba: Cơ sở vật chất của NHTM
Cơ sở vật chất của Ngân hàng là nhân tố quan trọng góp phần tạo dựnghình ảnh của Ngân hàng trong lòng khách hàng Một NHTM có trụ sở kiêncố, bề thế, mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch thuận lợi cùng các trangthiết bị và công nghệ hiện đại là một trong những yếu tố tạo uy tín chokhách hàng gửi tiền vào Ngân hàng Khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng, hay
Trang 39mua công cụ nợ của Ngân hàng dựa trên sự tín nhiệm đối với Ngân hàng Vìvậy, việc tạo dựng niềm tin của khách hàng dựa trên việc cải thiện cơ sở vậtchất (trụ sở, trang thiết bị, thậm chí là phong cách phục vụ của nhân viênNgân hàng ) là rất cần thiết trong hoạt động Ngân hàng, nhất là đối với việcnâng cao công tác HĐV của Ngân hàng.
Thứ tư, Năng lực trình độ, tư cách đạo đức, tính chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên Ngân hàng
Một NHTM xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môntốt, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, năng động, có tính chuyên nghiệp caotrong hoạt động thì sẽ là một lợi thế rất lớn trong công tác HĐV Sở dĩ nhưvậy là bởi giao dịch giữa Ngân hàng với khách hàng chủ yếu vẫn là giao dịch
“mặt đối mặt”, nếu từng cán bộ nhân viên trong Ngân hàng có thái độ phục vụtận tình, có tính chuyên nghiệp cao sẽ tạo ra sự thiện cảm và hài lòng của KH.Theo nguyên lý “hữu xạ tự nhiên hương”, điều này sẽ giúp uy tín vàthương hiệu của Ngân hàng ngày càng được củng cố và đây chính là cơ sở đểNHTM có thể nâng cao công tác HĐV
1.4 KINH NGHIỆM HUY ĐỘNG VỐN TỪ CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.4.1 Kinh nghiệm huy động vốn tại một số ngân hàng thương mại trong nước
- Kinh nghiệm huy động vốn của Vietcombank Quảng Bình
Vietcombank Quảng Bình được thành lập và đi vào hoạt động từ thángnăm 2012, đến nay Ngân hàng đã phát triển mạng lưới thêm 4 phòng giaodịch đặt tại Quảng Trạch, Lệ Thủy, Bố Trạch và Đồng Hới Năm 2018 quy
mô huy động vốn đạt 2,600 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 3,000 tỷ đồng Tăngtrưởng huy động vốn 18,3% so với năm 2017 và đạt 114,1% kế hoạch năm.Tiền gửi dài hạn tăng nhanh hơn tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi ngắn hạn;
Trang 40thanh khoản được đảm bảo, cơ cấu vốn tiếp tục được chuyển đổi theo hướngbền vững, tạo nền tảng ổn định cho các mặt hoạt động khác.
Mặc dù số lượng phòng giao dịch không phải đứng đầu trên địa bànnhưng Vietcombank Quảng Bình thường xuyên tổ chức các chương trìnhkhuyến mãi thu hút nhiều khách hàng dân cư gửi tiền Gần đây nhất là chươngtrình khuyến mãi đón xuân 2019 với chương trình khuyến mại đặc biệt dànhcho khách hàng gửi tiết kiệm với giải thưởng cao nhất là 01 Giải Đặc biệt : 01
Xe máy Honda AirBlade
Bên cạnh đó, Vietcombank Quảng Bình tăng cường các giải pháp bánchéo sản phẩm Không chỉ cung cấp cho khách hàng duy nhất dịch vụ huyđộng tiền gửi mà còn khuyến khích hàng sử dụng các gói sản phẩm, dịch vụtiện ích khác Điển hình nhất là dịch vụ thanh toán điện tử, dịch vụ thanh toán
tự động tiền điện, nước,… Sáng ngày 21/11/2018, tại trụ sở Phòng giao dịchĐồng Hới, Vietcombank Quảng Bình đã trang trọng tổ chức lễ trao giải chươngtrình “Thanh toán tiền điện –Vừa tiện vừa vui” Khách hàng trúng thưởng giải
ba của chương trình đã nhận được phần thưởng trị giá 11,5 triệu đồng
- Kinh nghiệm huy động vốn của Agribank Quảng Trị
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị hiện tại đanglà ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng khắp nhất trên toàn tỉnh và đứngthứ hai về thị phần huy động vốn trên địa bàn Đến nay, Agribank Quảng Bình
đã xây dựng được một mạng lưới hoạt động mạnh mẽ gồm: 02 Ngân hàng cấp
1, 09 Ngân hàng cấp 2 và 13 Phòng giao dịch, với tổng số hơn 300 cán bộ,nhân viên Xác định công tác huy động vốn dân cư là nhiệm vụ trọng tâm hàngđầu, Ngân hàng đã tập trung triển khai công tác huy động vốn dân cư tại địaphương như: Tổ chức phân công cán bộ chuyên trách thực hiện công tác huyđộng vốn tại cơ sở; Thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình thị trường, kháchhàng để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư; Thực hiện giao chỉ tiêu huy