Sự tăngtrưởng chậm chạp trong các khu vực công nghiệp và dịch vụ cộng với tốc độ tăng quánhanh của lực lượng lao động làm cho khu vực công nghiệp hiện nay ở các nước đangphát triển chỉ t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
Địa điểm: online trên Google Meet
Thời gian: 20h00 đến 21h15 ngày 5 tháng 3 năm 2023
Thành viên tham gia:
wordNguyễn Ngọc Linh Soạn thảo bài trình bày slides
Phạm Thị Hường Tổng quan lý thuyết
Trang 341 Phạm Thị Hường Nội dung
42 Quản Thành Khôi Nội dung
43 Trần Đức Kiên Nhóm trưởng, thuyếttrình
44 Tòng Thị Thu Kim Nội dung
45 Bùi Lương Khánh Linh Nội dung
46 Bùi Thị Ngọc Linh Word
47 Khiếu Vũ Diệu Linh Nội dung
48 Nguyễn Ngọc Linh Powerpoint
49 Nguyễn Phạm Khánh Linh Nội dung
50 Nguyễn Phương Linh Nội dung
MỤC LỤC
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
Trang 51.1 Một số khái niệm liên quan
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất
tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người Lao động
là sử dụng sức lao động để tạo ra thứ gì đó
Trong quá trình lao động con người vận dụng sức mình, sử dụng công cụ lao động để tácđộng vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất tự nhiên, biến đổi vật chất đó, làm chochúng có ích cho đời sống của mình
Vì thế vai trò của lao động là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong đời sốngcon người Lao động là một sự tất yếu vĩnh viễn, là môi giới trong sự trao đổi vật chấtgiữa tự nhiên và con người Ngoài ra, vai trò của lao động còn là sự thúc đẩy xã hộikhông ngừng sáng tạo, đổi mới và phát triển
Lao động giúp con người làm chủ được bản thân và cuộc sống của mình, không bị phụthuộc Lao động còn mang đến niềm vui, tiếng cười, giúp con người hiểu được ý nghĩacủa cuộc sống, từ đó biết cách trân trọng cuộc sống, và sống hạnh phúc hơn
Quốc gia đang phát triển là
Thị trường lao động của Việt Nam là
1.2 Vai trò của lao động với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Lao động đối với quá trình phát triển kinh tế
- Lao động, một mặt là một bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào khôngthể thiếu được của quá trình sản xuất Mặt khác lao động là một bộ phận của dân số,những người được hưởng lợi ích của sự phát triển
- Sự phát triển kinh tế suy cho đến cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sốngvật chất, tinh thần cho con người
Lao động với tăng trưởng kinh tế
- Vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế được xem xét qua các chỉ tiêu về số lượnglao động, trình độ chuyên môn, sức khoẻ người lao động và sự kết hợp giữa lao động vàcác yếu tố đầu vào khác
Trang 6- Các chỉ tiêu này được thể hiện tập trung qua mức tiền công của người lao động Khi tiềncông của người lao động tăng có nghĩa chi phí sản xuất tăng, phản ánh khả năng sản xuấttăng lên Đồng thời khi mức tiền công tăng làm cho thu nhập có thể sử dụng của người laođộng cũng tăng, do đó khả năng chi tiêu của người tiêu dùng tăng Đây cũng được coi như
1 cách để tạo động lực cho người lao động
- Ở các nước đang phát triển, mức tiền công của người lao động nói chung là thấp, do đó
ở những nước này lao động cha phải là động lực mạnh cho sự phát triển Để nâng cao vaitrò của người lao động trưởng phát triển kinh tế cần thiết có các chính sách nhằm giảmbớt lượng cung lao động, đồng thời tạo ra các nguồn lực khác một cách đồng bộ
1.3 Đặc điểm nguồn lao động ở các nước đang phát triển
a) Số lượng lao động tăng nhanh
- Số lượng lao động tăng nhanh là hệ quả trực tiếp của tốc độ tăng dân số nhanh ở cácnước đang phát triển Theo số liệu của Liên hợp quốc, năm 2000 dân số thế giới là trên6,2 tỷ, trên bốn phần trăm dân số nói trên sống ở các quốc gia đang phát triển và 90% dân
số tăng thêm ở các quốc gia này Ở các nước phát triển, tỉ lệ tăng dân số chỉ ở mức dưới1% trong khi con số này ở các nước đang phát triển lên tới 2% Chính sự gia tăng dân sốnày ở các nước đang phát triển là nguyên nhân dẫn tới tỉ lệ tăng nhanh lực lượng laođộng
TỐC ĐỘ TĂNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG 1980-2010
Tốc độ tăng lực lượng lao động 1980- 20101980-1999 1999-2010( dự đoán)
Trang 7Kinh tế
thương… 100% (6)
210
Nhóm câu hỏi 2 kttmđc
Kinh tế
thương… 100% (6)
14
KINH TẾ THƯƠNG MAI 1 GIÁO Trình
Trang 8Nguồn: Word Development Indicators 2001, WB
Ta thấy tốc độ tăng lực lượng lao động ở các nước đang phát triển ở mức 2% Với tỉ lệnày, các nước đang phát triển chỉ cần 33 năm để tăng gấp đôi lực lượng lao động củamình trong khi các nước phát triển phải mất tới 90 năm Sự gia tăng nhanh chóng lựclượng lao động ở các nước đang phát triển tạo ra áp lực về việc làm và thu nhập Sự tăngtrưởng chậm chạp trong các khu vực công nghiệp và dịch vụ cộng với tốc độ tăng quánhanh của lực lượng lao động làm cho khu vực công nghiệp hiện nay ở các nước đangphát triển chỉ thu hút được 20-35% lực lượng lao động gia tăng.Vì vậy, con số thất nghiệp
và thiếu việc làm ngày một gia tăng Trong điều kiện công nghệ không thay đổi, theothuyết nhân khẩu Malthus, thì lương thực tăng theo cấp số cộng trong khi đó dân số tăngtheo cấp số nhân Kết cục là lương thực không đáp ứng được lượng dân số tăng lên, ngườidân rơi vào tình trạng khốn cùng Để lượng hoá mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế vàgia tăng dân số, nhà kinh tế học người Nhật Bản đã đưa ra quy luật Okun phát biểu rằng:nếu dân số tăng lên 1% thì tăng trưởng kinh tế phải tăng lên 3% để xã hội ở trạng tháibình thường Điều đó có nghĩa là, với tốc độ tăng dân số là 2-3%, các nước đang pháttriển thì phải đạt tốc độ tăng trưởng từ 6-9% nếu muốn duy trì trạng thái bình thường củanền kinh tế Đây là một thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển
b) Lao động ở các nước đang phát triển chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp
ôn KTTMĐC revision
-Kinh tếthương… 100% (2)
5
Trang 9Lao động ở các nước đang phát triển chủ yếu là lao động nông nghiệp vì nông nghiệpchiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế Nếu như ở các nước có thu nhập trung bình và cao,
tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chưa tới 40% của nền kinh tế thì ở các nước có thu nhậpthấp tỉ lệ lên tới 69%
TỈ LỆ LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ PHÂN THEO CÁC NHÓM NƯỚC, 1990
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Các nước T.N trung bình 32 27 41
Nguồn: World Development Report 1997, WB
Ở Việt Nam con số này mặc dù tuy đã giảm trong những năm gần đây nhưng vẫn daođộng ở mức 60%
BẢNG CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM THEO KHU VỰC KINH TẾ
% trên
tổng số
1991 1994 1995 1996 1997 19981 1999 2000
Tổng số 100.00 100.00 100.00 100.000 100.00 100.00 100.00 100.00Nông
Trang 10Dịch vụ 13.72 15.39 17.02 19.86 21.78 24.58 23.95 23.76Nguồn: Bộ Lao động thương binh và Xã hội và Viện Nghiên cứu và Quản lí kinh tế TrungƯơng
Không những thế, lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển còn nhận được tiềncông thấp hơn nhiều so với lao động công nghiệp và năng suất lao động trong nôngnghiệp cũng rất thấp Do năng suất lao động thấp nên trong sản xuất nông nghiệp có hiệntượng thất nghiệp trái hình, nghĩa là người lao động có việc làm nhưng đóng góp của họvào sản lượng thấp và tiền công nhận được cũng thấp Đây sẽ là thách thức chủ yếu đốivới chính sách phát triển, để tạo năng suất lao động cao hơn cũng như thu hút hết sốlượng người lao động vào quá trình sản xuất
c) Thị trường lao động chưa hoàn hảo
Thị trường hoàn hảo là thị trường mà ở đó hàng hoá được phân phối một cách có hiệu quảthông qua giá cả, nghĩa là giá cả bao giờ cũng được xác định tại mức cân bằng cung cầu
và có tác động điều tiết cung cầu hàng hoá trên thị trường Thị trường lao động ở cácnước đang phát triển là thị trường chưa hoàn hảo, tính không hoàn hảo thể hiện ở hai khíacạnh: thứ nhất, tiền lương(giá cả của lao động) không hoàn toàn do cung và cầu lao độngquyết định ; thứ hai, thị trường lao động bị chia cắt, không phải là một thị trường thốngnhất nên tiền lương cũng không thực hiện được chức năng điều tiết cung – cầu lao độngtrên thị trường
Một nước chậm phát triển điển hình có thể đặc trưng bằng cơ cấu thị trường lao động babậc, trong đó bao gồm thị trường lao động khu vực thành thị chính thức, khu vực thànhthị không chính thức và khu vực nông thôn
Thị trường lao động khu vực thành thị chính thức
Khu vực thành thị chính thức bao gồm các cơ quan nhà nước, các đơn vị sản xuất kinhdoanh lớn tại các thành phố, thị xã… Dân chúng chờ đón cơ hội được làm việc trong khuvực này vì được trả lương cao và việc làm ổn định Khu vực này chủ yếu có nhu cầu sửdụng những lao động có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản Mức lương ở thịtrường này là cao hơn mức lượng cân bằng trên thị trường lao động, do vậy luôn luôn có
Trang 11lượng cung về lao động lớn hơn lượng cầu về lao động- chỉ cần có một thông báo tuyểnlao động sẽ có hằng trăm hoặc hàng nghìn người xin việc.
Thị trường lao động khu vực thành thị không chính thức
Khu vực thành thị không chính thức bao gồm những cơ sở sản xuất kinh doanh vừa vànhỏ do các cá nhân và các hộ gia đình tổ chức và quản lí tại các thành phố, thị xã…Đây làkhu vực sản xuất kinh doanh có vốn đầu tư nhỏ, quy mô nhỏ, sản xuất sản phẩm đa dạng,tính linh hoạt cao Đa số người lao động làm việc ở khu vực thành thị này là những người
ít vốn, không có trình độ chuyên môn tay nghề cao Việc gia nhập và rời khỏi khu vựcthành thị không chính thức là dễ dàng, vì chỉ với một số vốn nhỏ người ta có thể bán hàngrong ngoài phố, đạp xích lô hoặc được thuê vào làm một công việc gì đó ở các cơ sở sảnxuất tư nhân Do đó khu vực thành thị không chính thức có khả năng cung cáp một khốilượng việc làm lớn với mức lương thấp hơn so với khu vực thành thị chính thức Thịtrường lao động ở khu vực này có xu hướng cân bằng và mức lương trên thị trường nàyđược xác định ở mức cân bằng
Thị trường lao động khu vực nông thôn
- Ở các nước đang phát triển, lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỉ trọng lớn Lao độngtại khu vực này thường làm việc trong phạm vi gia đình, mục đích không phải là lấy tiềncông mà đóng góp phần mình vào sản lượng của gia đình Thế nhưng vẫn tồn tại một thịtrường lao động làm thuê tiềm tàng, nhất là trong thời kì mùa vụ Do năng suất lao độngtrong nông nghiệp rất thấp, do sức ép dân số và do thiếu đất canh tác nên ở các nước đangphát triển luôn tồn tại một lượng lao động lớn có nhu cầu tìm việc làm bởi vì họ khôngkiếm đủ ăn cho gia đình
d) Tỷ lệ lao động không có việc làm cao
Để biểu hiện tình trạng thiếu việc làm ở các nước đang phát triển người ta dùng hai thuậtngữ là thất nghiệp hữu hình (hay thất nghiệp chính thức) và thất nghiệp vô hình.Thất nghiệp hữu hình là những người không có việc làm nhưng vẫn sẵn sàng làm việc vàđang tích cực tìm kiếm việc làm, bao gồm cả những đã từng có việc làm nhưng hiện tại bị
sa thải cộng với những người tự nguyện nghỉ việc Như vậy thất nghiệp tự nguyện có thểchia được ra thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện Thất nghiệp tự
Trang 12nguyện là những người không có việc làm nhưng cũng không có nhu cầu tìm kiếm việclàm( trong điều kiện hiện tại), còn thất nghiệp không tự nguyện là những người có nhucầu tìm kiếm việc làm nhưng không tìm được Thất nghiệp tự nguyện xảy ra khi người laođộng cảm thấy chi phí cơ hội của việc làm cao hơn so với việc không đi làm.
TỶ LỆ THẤT NGHIỆP MỘT SỐ NƯỚC
Tên nước Tỉ lệ thất nghiệp(%) Tên nước Tỉ lệ thất nghiệp(%)
1980-82 1996-98 1980-82 1996-98Các nước đang
P.T
Các nướcphát triển
Trang 13* Theo báo cáo phát triển con người Việt Nam 2000, tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm
1998 là 2,2
Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia; đặc biệt là với những quốc gia đangphát triển – nơi mà tổng thu nhập quốc dân vô cùng thấp chủ yếu là do chưa tận dụngđược nguồn lao đông dồi dào Thất nghiệp không chỉ tác động về mặt kinh tế mà tác động
cả khía cạnh xã hội Nó không những làm cho thu nhập bình quân đầu người thấp mà còntạo ra và khuyến khích những tệ nạn xã hội Không có việc làm, người ta lao vào conđường tội lỗi như buôn lậu, hút chích, mại dâm, rượu chè, cờ bạc- một là để có tiền, hai là
để quên đi những ngày tháng khốn cùng của mình
- Tỉ lệ thất nghiệp của các nước đang phát triển vẫn chưa phản ánh được thự ctrangj củaviệc sử dụng lao động ở các nước này Điều này được thể hiện thông qua hiện tượng thấtnghiệp vô hình
+ Thất nghiệp vô hình bao gồm những người có việc làm nhưng năng suất lao động thấp,thu nhập thấp và đóng góp của họ vào sản lượng trong nền kinh tế là không đáng kể
- Ở các nước đang phát triển chỉ có số liệu về tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, cònthất nghiệp vô hình chưa được thống kê đầy đủ, mà thất nghiệp vô hình ở các nước đangphát triển có thể ví như phần chìm của tảng băng trôi Như vậy có thể nói rằng tình hình
sử dụng lao động ở các nước đang phát triển là không hiệu quả do tỉ lệ lao động không cóviệc làm trong nền kinh tế chiếm tỉ trọng lớn
- Để giải quyết vấn đề này, các nước đang phát triển không chỉ cần tạo thêm việc làm đểgiảm bớt số thất nghiệp công khai mà còn phải có những biện pháp nhằm giảm tình trạngthất nghiệp trá hình và bán thất nghiệp Điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sựphát triển, mở rộng của các ngành trong nền kinh tế; chính sách phân bố lao động cũngnhư chính sách đào tạo, sử dụng lao động,…
1.4 Chiến lược sử dụng nguồn lao động ở các nước đang phát triển
Nguồn gốc của vấn đề lao động ở các nước đang phát triển là sự gia tăng của dân số vàcủa lực lượng lao động quá nhanh nên vấp phải sự không cân đối giữa cung lao động vàcầu lao động Về lí thuyết, để điều chỉnh sự mất cân đối trên thị trường lao động người ta
có thể tác động tới cả cung và cầu lao động Tuy nhiên, trên thực tế sự tác động vào cung
Trang 14lao động trong ngắn hạn là rất hạn chế do nguồn lao động tăng một cách ổn định Cho nênchiến lược sử dụng nguồn lao động ở các nước đang phát triển chỉ có thể là tác động vàocầu lao động Một số chiến lược cơ bản để tăng cầu lao động ở các nước đang phát triển làchiến lược thu hút lao động thông qua công nghiệp hoá và chiến lược thu hút lao độngthông qua việc lựa chọn công nghệ thích hợp.
a) Chiến lược thu hút lao động thông qua công nghiệp hoá
– Trong những năm 50 và 60, để giải quyết vấn đề “ dư thừa lao động”, vận dụng quanđiểm cơ bản trong mô hình Lewis- Fei-Rains, nhiều nước thuộc thế giới thứ ba đã theođuổi chiến lược công nghiệp hoá nền kinh tế và đã đạt được một số kết quả nhất định, đặcbiệt là giải quyết vẫn đề việc làm Thông qua tích luỹ vốn, công nghiệp sẽ mở rộng đểphục vụ thị trường trong nước và hấp thụ nguồn lao động “ dư thừa” ở khu vực nôngthôn.Công nghiệp hoá sẽ tăng thêm việc làm do thu hút lao động trực tiếp; đồng thời khicông nghiệp phát triển sẽ kéo theo các ngành công nghiệp khác và dịch vụ phát triển, do
đó cũng gián tiếp tạo thêm việc làm
Để tính số việc làm tăng thêm trực tiếp trong lĩnh vực công nghiệp người ta sử dụng côngthức sau:
gi: là tốc độ tăng sản lượng của ngành công nghiệp
Si: tỉ trọng lao động trong công nghiệp được thu hút so với tổng số lực lượng lao động.BẢNG: CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ VIỆC LÀM Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Khu vực Tăng sản lượng công nghiệp(%) Tăng việc làmtrong công
nghiệp(%)
Châu Phi
Trang 15Nguồn: Economic Journal, 84, 9-1974
Số liệu thực tế cho thấy, ở các nước đang phát triển, tốc độ tăng của việc làm trong khuvực nông nghiệp không tương xứng với tốc độ tăng sản lượng trong khu vực này Điềunày là do giá trị của n thấp( khu vực công nghiệp có xu hướng sử dụng tiết kiệm lao độngtrong quá trình sản xuất) Để n tăng lên, nghĩa là để tăng độ co giãn về việc làm thì cầnquan tâm đến cơ cấu đầu tư và lựa chọn công nghệ
b) Chiến lược thu hút lao động thông qua việc lựa chọn công nghệ thích hợp
Để giải quyết được việc làm thì vấn đề cần thiết là công nghệ phải phù hợp với khả năng
về vốn của những nước có thu nhập thấp và trung bình Với những nước có thu nhập cao
Trang 16thì họ luôn chú trọng tới việc tiết kiệm lao động, nhưng điều này sẽ không thích hợp vớicác nước thế giới thứ ba Để giải thích, chúng ta sẽ dùng những nguyên lí của kinh tế học
để xem xét
Giả định rằng chúng ta có hai yếu tố đầu vào biến đổi để sản xuất ra sản phẩm là vốn(K)
và lao động(L) Đương nhiên sự kết hợp hai yếu tố đầu vào này là rất linh hoạt Nguyêntắc tối ưu đó là:
MPL/w= MPK/r
Nghĩa là sản lượng biên do lao động hay vốn tạo ra phải tương đương với tiền thuê chúng
để tối thiểu hoá chi phí Thông thường ở các nước đang phát triển tiền thuê vốn(r) sẽ đắthơn tiền thuê lao động(w), chính vì vậy họ sẽ chú trọng sử dụng nhiều lao động hơn trongquá trình sản xuất, nên công nghệ được sử dụng sẽ là công nghệ tiết kiệm vốn chứ khôngphải là công nghệ tiết kiệm lao động
Thực tế hiện nay ở các nước đang phát triển có một xu hướng là công nghệ mà họ sửdụng thường là không phù hợp với điều kiện và khả năng về vốn của họ nên đã không giảiquyết được vấn đề là tạo ra nhiều việc làm trong các nước đang phát triển Các quốc gianày thường nhập khẩu công nghệ tiết kiệm vốn, vì vậy đây là một trong những nguyênnhân dẫn đến tình trạng tốc độ tăng trưởng của công nghiệp không tương ứng với tốc độtăng của việc làm trong nền kinh tế
Nguyên nhân có thể quy về hai loại như sau:
+ Thứ nhất, hầu hết công nghệ đều do các nước phát triển sáng tạo ra( đến 90% chi phícủa thế giới dành cho nghiên cứu và phát triển công nghệ là do các nước giàu bỏ ra) Dovậy, các nước đang phát triển thường phải tiếp nhận các công nghệ không thích hợp + Thứ hai, do xu hường làm giá cả bị “bóp méo” theo hướng giá thuê vốn thì rẻ hơn sovới giá thuê lao động Sự bóp méo giá cả này làm hạn chế khả năng thu hút lao động ởmột số cấp độ Ở cấp độ khu vực nó có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực có xuhướng sử dụng nhiều vốn( như thép, hoá dầu) nhưng lại cản trở sự tăng trưởng của khuvực có xu hướng sử dụng nhiều lao động (như dệt, may) Ở cấp độ công ty, nó thúc đẩy sựphát triển của những doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, dùng máy móc thay thếcon người.(Nguyên nhân của tình trạng này là đều có sự dính líu của chính phủ, do sự quyđịnh mức lương tối thiểu, quy định mức trần lãi xuất, )
Kinh nghiệm thực tiến cho thấy, các nước NICs đã đầu tư vào những ngành sản xuất sửdụng nhiều lao động, thay vì đầu tư vào những ngành sản xuất sử dụng nhiều vốn và họ
Trang 17đã đạt tới tốc độ tăng việc làm trong công nghiệp bằng 80% tốc độ tăng trưởng côngnghiệp.
Như vậy để công nghiệp thực sự là một chiến lược thu hút lao động thì cần tìm ra conđường làm sao để tăng tích luỹ vốn dẫn tới tăng sản lượng đồng thời tăng cả việc làm.Chúng ta thấy, việc tăng sản lượng có thể đạt tới do kết quả của tăng năng suất lao động
và tăng số lao động được sử dụng trong nền kinh tế Tăng sản lượng sẽ tỷ lệ thuận vớităng việc làm trong điều kiện năng suất lao động cố định nghĩa là tỷ lệ vốn/ sản lượng giữnguyên Nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ sử dụng nhiều lao động ở các nướcđang phát triển, điều đó không có nghĩa là tuyệt đối hoá vai trò của nó và phủ nhận vai tròcủa công nghệ sử dụng nhiều vốn Sự lựa chọn công nghệ thích hợp ở các nước đang pháttriển là sự đan xen giữa công nghệ sử dụng lao động nhưng làm sao cho tỷ lệ gia tăng vốnsản lượng( hệ số ICOR) của nền kinh tế tăng càng chậm càng tốt
Ngân hàng thế giới trong một báo cáo đã đưa ra tính toán rằng: ở những nước có thu nhậpthấp, nếu lực lượng lao động mỗi năm tăng thêm khoảng 2% thì ngành công nghiệp trongnhững nước đó chỉ có thể thu hút được 30% số lượng lao động tăng thêm mỗi năm Điều
đó nghĩa là, tạo ra việc làm tăng thêm trong nền kinh tế ở các nước đang phát triển khôngchỉ là trách nhiệm của ngành công nghiệp mà các ngành khác trong nền kinh tế cũng cóvai trò rất lớn Công nghiệp không thể tự mình tạo ra đủ việc làm để thu hút số lượng laođộng gia tăng mỗi năm , vì vậy cần có những chính sách để tăng số lượng lao động được
sử dụng trong nền kinh tế Lĩnh vực được đặc biệt chú trọng ở các nước đang phát triển làthành phần kinh tế tư nhân và công nghiệp quy mô nhỏ
- Kinh tế tư nhân và công nghiệp quy mô nhỏ sẽ tận dụng các nguồn lực sẵn có, đặc biệt
là nguồn vốn sẽ làm tăng đầu tư trong nền kinh tế, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ Khi đầu
tư trong nền kinh tế tăng, điều đó nghĩa là có thể tăng số lao động được sử dụng trong nềnkinh tế So với thành phần kinh tế Nhà nước và công nghiệp quy mô lớn, thành phần kinh
tế tư nhân và công nghiệp quy mô nhỏ sử dụng ít vốn hơn và nhiều lao động hơn do chỗ
họ không được hưởng tín dụng ưu đãi, không chịu những yếu tố làm cho “ giá cả các yếu
tố đầu vào bị bóp mép” vì vậy họ có thể tạo ra nhiều việc làm hơn trong nền kinh tế.Thêm nữa, doanh nghiệp có quy mô nhỏ và doanh nghiệp tư nhân có thể đặt địa điểm tạicác khu vực dân cư, đặc biệt là địa bàn nông thôn- điều này sẽ thúc đẩy sự công bằng vềthu nhập giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị Mức thu nhập tăng lên, đến lượt nó
sẽ tạo điều kiện để gia tăng số việc làm trong nền kinh tế
Trang 18=> Tóm lại, để giải quyết vấn đề việc làm ở các nước đang phát triển cần một chiến lượcđồng bộ, từ việc tăng cầu về việc làm trong nền kinh tế thông qua việcm ở rộng sản xuấtcông nghiệp cũng như phát triển mạng các ngành sản xuất quy mô nhỏ ở khu vực nôngthôn, tới việc loai trừ những sự bóp méo về giá các yếu tố đầu vào, đến việc lựa chọncông nghệ sản xuất phù hợp với trình độ và khả năng của nền kinh tế.
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ TỒN TẠI TRONG TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1 Các đặc trưng về tình hình lao động và việc làm 5 năm trở lại đây tại Việt Nam
Năm 2018
1 Về số lượng lao động
- Quy mô và phân bố lực lượng lao động
Lực lượng lao động trung bình cả nước năm 2018 là 55,35 triệu người, tăng so với nămtrước 530 nghìn người (0,96%) Lực lượng lao động bao gồm 54,25 triệu người có việclàm và hơn 1,1 triệu người thất nghiệp Nữ giới (47,8%) chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới(52,2%) Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về tỷ trọng lực lượng lao động ở khu vực thànhthị trong những năm gần đây, nhưng vẫn còn 67,4% lực lượng lao động nước ta tập trung
ở khu vực nông thôn
Trang 19Số lượng và phân bố lực lượng lao động năm 2018
Phần trăm nữ trong lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn chênh lệch khôngđáng kể, nhưng lại có sự khác biệt giữa các vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấpnhất (44,1%) và cao nhất là 50,5% ở Đồng bằng sông Hồng Số liệu cho thấy, có sựngược chiều về mức độ tham gia vào lực lượng lao động giữa hai giới ở hai vùng đồngbằng lớn của nước ta
- Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Năm 2018, có hơn ba phần tư (chiếm 76,8%) dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượnglao động (Biểu 1.2) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chênh lệch đáng kể giữa nam(82,3%) và nữ (71,6%) và không đồng đều giữa các vùng Tỷ lệ tham gia lực lượng laođộng của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị tới 13,3 điểm phần trăm
Cả nam giới và nữ giới đều có sự chênh lệch này, song mức độ chênh lệch của nữ giới(khoảng 14,4 điểm phần trăm) lớn hơn của nam giới (khoảng 11,7 điểm phần trăm)
Trang 20Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2018
Đáng chú ý, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất là ở vùng Trung du và miền núiphía Bắc (86,5%) và thấp nhất ở Đông Nam Bộ (69,3%) Tỷ lệ này của thành phố Hà Nội(67,1%) cao hơn thành phố Hồ Chí Minh (65,0%) Số liệu cho thấy, ở cả 6 vùng kinh tế -
xã hội và 2 thành phố lớn nhất cả nước, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới đềuthấp hơn nam giới Thêm vào đó, mức chênh lệch tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữanam giới và nữ giới tăng dần từ Bắc vào Nam
2 Về chất lượng lao động
Về tuổi
Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động theo thành thị/ nông thôn năm 2018
Trang 21Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu vực thành thị
và nông thôn Phần trăm lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (15-24) và già (55 tuổi trở lên)của khu vực thành thị thấp hơn của khu vực nông thôn Ngược lại, đối với nhóm tuổi laođộng chính (25-54) thì tỷ lệ này của khu vực thành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn.Điều này cho thấy, người lao động ở khu vực thành thị tham gia vào lực lượng lao độngmuộn hơn và ra khỏi lực lượng lao động sớm hơn so với người lao động ở khu vực nôngthôn
Trình độ chuyên môn kĩ thuật
Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở nước ta vẫn còn thấp Trong tổng số 55,35 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có khoảng 12,2 triệu người đã được đào tạo, chiếm 22,0% tổng lực lượng lao động Hiện cả nước có hơn 43,1 triệu người (chiếm 78% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT) nhất định Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp
Tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo năm 2018
So sánh số liệu theo 6 vùng kinh tế - xã hội thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất ởvùng Đồng bằng sông Hồng (30,7%) và thấp nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long(13,3%) Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữacác vùng Nơi có tỷ trọng này cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (13,7%), TâyNguyên là vùng có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ từ đại học trở lên thấp nhất
Trang 22(5,7%) Tỷ lệ lao động qua đào tạo của nam cao hơn nữ và ở khu vực thành thị cũng nhưnông thôn đều cho thấy xu hướng này.
3 Về cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn
Tỷ trọng lao động có việc làm chưa bao giờ đi học chiếm 3,6% trong tổng số người cóviệc làm, trong đó nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (60,1%) Gần một phần ba số lao độngtrong nền kinh tế đã tốt nghiệp trung học cơ sở (29,4%) Số liệu cho thấy, ở các trình độhọc vấn thấp (từ chưa bao giờ đi học cho đến chưa tốt nghiệp tiểu học) thì nữ chiếm tỷtrọng cao hơn nam, tuy nhiên càng ở các trình độ cao thì nam lại chiếm tỷ lệ cao hơn nữ
Đơn vị tính: phần trăm
Biểu đồ Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn và giới tính, năm 2018
Cơ cấu lao động có việc làm theo nghề nghiệp
Năm 2018, có 35,6% "Lao động giản đơn" (19,3 triệu người) Các nhóm nghề cơ bảnkhác bao gồm "Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng" (9,6 triệu người tương đương17,7%); "Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm, ngư nghiệp" (5,1 triệu người tươngđương 9,5%) và "Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan" (7,3 triệu người tươngđương 13,5%) Ngược lại, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao và lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số laođộng đang làm việc (tương ứng là 7,1% và 3,4%)
Trang 23Biểu đồ số lượng và cơ cấu nghề nghiệp của lao động có việc làm năm 2018
Có tới 5 trong 9 nhóm nghề sử dụng ít lao động nữ hơn nam giới, đặc biệt chỉ có 27,3%
nữ giới là "Nhà lãnh đạo" Các nghề sử dụng nhiều lao động nữ hơn nam giới là dịch vụ
cá nhân, bảo vệ và bán hàng, chuyên môn kỹ thuật bậc cao, chuyên môn kỹ thuật bậctrung và lao động giản đơn
Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế
Cơ cấu lao động chia theo vùng và khu vực kinh tế năm 2018
Trang 24Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trươnglớn của Đảng và Nhà nước, quá trình này tất yếu làm thay đổi tỷ trọng lao động trong cácngành kinh tế.
Biểu đồ biểu thị tỷ trọng lao động đang làm việc chia theo khu vực kinh tế của từng vùng
Ở các khu vực miền núi và ven biển, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực "Nông, lâmnghiệp và thuỷ sản" còn khá cao, con số này ở Tây Nguyên là 72,0%, Trung du và miềnnúi phía Bắc là 59,2% và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 42,8%, Số liệu chothấy, thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu kinh tế phát triển cao hơn Hà Nội, với 98,7% laođộng làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
4 Về thất nghiệp và thiếu việc làm
Trong khi, lao động thiếu việc làm được tính cho những người có việc đã có tổng số giờlàm cho tất cả các công việc dưới 35 giờ/tuần, mong muốn và sẵn sàng làm thêm giờ Sốliệu và phân tích về tình trạng thất nghiệp sẽ giúp đánh giá tình trạng cân đối giữa cung vàcầu của thị trường lao động Ở các nước đang phát triển, nơi mức độ thất nghiệp và ansinh xã hội thường thấp, việc kết hợp xem xét các chỉ tiêu thiếu việc làm sẽ phản ánh đầy
đủ hơn tình trạng này, đồng thời còn đo lường được mức độ chưa sử dụng hết lực lượnglao động của một nền kinh tế 43 Trong phần này, các chỉ tiêu thất nghiệp và thiếu việclàm sẽ được tính theo nhóm lao động từ 15 tuổi trở lên, trong độ tuổi lao động (nữ từ 15đến 54 tuổi, và nam là từ 15 đến 59 tuổi) và thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi)
Về thất nghiệp
Năm 2018, cả nước có hơn 1,1 triệu lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên Trong đó,48,3% lao động thất nghiệp cư trú ở khu vực thành thị (tương đương 533,7 nghìn người).Xét trên bình diện giới, lao động thất nghiệp nữ hiện vẫn chiếm số đông Khu vực nôngthôn có cùng xu hướng này với toàn quốc, trong khi khu vực thành thị lao động thấtnghiệp nữ cao hơn nam Đáng lưu ý, thanh niên thất nghiệp (từ 15-24 tuổi) hiện vẫnchiếm tới gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả nước (44,2%)
Trang 25Cơ cấu lao động thất nghiệp theo nhóm tuổi, thành thị/nông thôn và giới tính năm 2018
Biểu đồ trên trình bày cơ cấu của lao động thất nghiệp theo trình độ học vấn cao nhất đạtđược Số liệu cho thấy một tỷ trọng tương đối của lao động thất nghiệp đã qua đào tạochuyên nghiệp - trình độ từ cao đẳng trở lên so với tổng số lao động thất nghiệp (18,5%).Trong khi, tỷ trọng thất nghiệp của nhóm “đã qua đào tạo nghề” (bao gồm: 44 sơ cấpnghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) hay nhóm “chưa qua đào tạo/đi học” là rất thấp(tương ứng là 4,2% và 2,4%) Sở dĩ có điều này có thể là do nhóm lao động này sẵn sànglàm các công việc giản đơn trong khi những người có trình độ học vấn cao lại cố gắng tìmkiếm công việc với mức thu nhập phù hợp hơn Điều này phần nào chỉ ra sự bất hợp lýgiữa ngành nghề đào tạo với yêu cầu việc làm của thị trường lao động Tình trạng “thừathầy thiếu thợ” hiện vẫn tồn tại
Về thiếu việc làm
Năm 2018, cả nước có 729,5 nghìn lao động thiếu việc làm từ 15 tuổi trở lên Trong đó,83,9% lao động thiếu việc làm cư trú ở khu vực nông thôn (tương đương 612 nghìnngười) Xét trên bình diện giới, lao động nam thiếu việc làm hiện vẫn chiếm số đông(51,3% tổng số lao động thiếu việc cả nước) Đáng lưu ý, thanh niên thiếu việc làm (từ15-24 tuổi) hiện đã chiếm 20,1% tổng số lao động thiếu việc làm cả nước Tuy nhiên,nhóm lao động thiếu việc làm nhiều nhất thuộc về nhóm tuổi 25-54
Trang 26Số lượng và cơ cấu lao động thiếu việc làm theo một số đặc trưng cơ bản, giới tonhs và
thành thị/nông thôn năm 2018
Biểu đồ trên trình bày cơ cấu của lao động thiếu việc làm theo 3 nhóm ngành kinh tế Tỷtrọng lao động thiếu việc làm cao nhất thuộc về ngành Nông, lâm nghiệp và thủy sản(71,2%) Điều này là phù hợp với đặc điểm việc làm trong lĩnh này do ảnh hưởng của thờigian tạm nghỉ theo mùa vụ Có 80,1% lao động thiếu việc làm có mong muốn làm thêm từ10-39 giờ/tuần Số lao động thiếu việc muốn làm nhiều hơn 39 giờ/tuần chỉ chiếm khoảng5,0%
Năm 2019
1 Lực lượng lao động
Quy mô và phân bố lực lượng lao động
Lực lượng lao động trung bình cả nước năm 2019 là 55,77 triệu người, tăng so với nămtrước 413 nghìn người (0,75%) Lực lượng lao động bao gồm 54,66 triệu người có việclàm và hơn 1,1 triệu người thất nghiệp Nữ giới (47,3%) chiếm tỷ trọng thấp hơn nam giới(52,7%) Mặc dù có sự tăng lên về tỷ trọng lực lượng lao động ở khu vực thành thị trongnhững năm gần đây, nhưng vẫn còn 67,6% lực l ợng lao động nước ta tập trung ở khuƣvực nông thôn
Trang 27Số lượng và phân bố lực lượng lao đô Ong năm 2019
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
Năm 2019, có hơn ba phần tư (chiếm 76,8%) dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia lực lượnglao động Tỷ lệ tham gia lực l ợng lao động chênh lệch đáng kể giữa nam (81,9%) và nữƣ(71,8%) và không đồng đều giữa các vùng Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân sốkhu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị tới 11,0 điểm phần trăm Cả nam giới và nữgiới đều có sự chênh lệch này, song mức độ chênh lệch của nữ giới (khoảng 12,0 điểmphần trăm) lớn hơn của nam giới (khoảng 8,9 điểm phần trăm)
Trang 282 Chất lượng lao động
Về tuổi
Có sự khác nhau đáng kể về phân bố lực lượng lao động theo tuổi giữa khu vực thành thị
và nông thôn Phần trăm lực lượng lao động nhóm tuổi trẻ (15- 24) và già (50 tuổi trở lên)của khu vực thành thị thấp hơn của khu vực nông thôn Ngược lại, đối với nhóm tuổi laođộng chính (25-49) thì tỷ lệ này của khu vực thành thị lại cao hơn của khu vực nông thôn.Điều này cho thấy, người lao động ở khu vực thành thị tham gia vào lực lượng lao độngmuộn hơn và ra khỏi lực lượng lao động sớm hơn so với người lao động ở khu vực nôngthôn
Cơ cấu tuổi của lực lượng lao đô Ong theo thành thị/nông thôn năm 2019 ( Đơn vị:%)
Về trình độ chuyên môn
Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo ở n ớc ta vẫn còn thấp Trong tổng số 55,77ƣtriệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động của cả nước, chỉ có khoảng 12,7triệu người đã được đào tạo, chiếm 22,8% tổng lực lượng lao động Hiện cả nước có hơn43,1 triệu người (chiếm 77,2% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độchuyên môn kỹ thuật (CMKT) nhất định Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồidào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp
Trang 29Tỷ lê O lực lượng lao đô Ong đã qua đào tạo năm 2019
So sánh số liệu theo 6 vùng kinh tế - xã hội thì tỷ lệ lao động đã qua đào tạo cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Hồng (32,4%) và thấp nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (13,3%) Tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng Nơi có tỷ trọng này cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (15,5%), Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ từ đại học trở lên thấp nhất (6,3%)
3 Về cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn
Tỷ trọng lao động có việc làm chưa bao giờ đi học chiếm 3,1% trong tổng số người có việc làm, trong đó nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (61,2%) Gần một phần ba số lao động trong nền kinh tế đã tốt nghiệp trung học cơ sở (29,5%) Số liệu cho thấy, ở các trình độ học vấn thấp (từ chưa bao giờ đi học cho đến tốt nghiệp Trung học phổ thông) thì nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam, tuy nhiên càng ở các trình độ cao (có trình độ chuyên môn kỹ thuật) thì nam lại chiếm tỷ lệ cao hơn nữ
Trang 30Cơ cấu lao đô Ong có viê Oc làm theo trình đô O học vấn và giới tính năm 2019
Cơ cấu lao động có việc làm theo nghề nghiệp
Năm 2019, có 34,5% "Lao động giản đơn" (18,8 triệu người) Các nhóm nghề cơ bản khác bao gồm "Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng" (9,5 triệu người tương đương 17,4%); "Lao động có kỹ thuật trong nông, lâm, ngư nghiệp" (4,0 triệu người tương đương 7,3%) và "Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan" (7,8 triệu người tương đương 14,3%) Ngược lại, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc cao và lao động
có trình độ chuyên môn kỹ thuật bậc trung chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng số laođộng đang làm việc (tương ứng là 7,8% và 3,4%)
Biểu đồ Số lượng và cơ cấu nghề nghiệp của lao động có việc làm, năm 2019
Trang 31Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, quá trình này tất yếu làm thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế
Cơ cấu lao động chia theo vùng và khu vực kinh tế, năm 2019
Biểu thị tỷ trọng lao động đang làm việc chia theo khu vực kinh tế của từng vùng Ở các khu vực miền núi và ven biển, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực "Nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản" còn khá cao, con số này ở Tây Nguyên là 70,2%, Trung du và miền núi phía Bắc là 56,6% và Đồng bằng sông Cửu Long là 40,8%, Số liệu cho thấy, thành phố Hồ ChíMinh có cơ cấu kinh tế phát triển cao hơn Hà Nội, với 98,6% lao động làm việc trong lĩnhvực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
4 Về thất nghiệp và thiếu việc làm
Về thất nghiệp
Năm 2019, cả nước có hơn 1,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp Trong đó,47,3% lao động thất nghiệp cư trú ở khu vực thành thị (tương đương 529,9 nghìn người).Xét trên bình diện giới, lao động thất nghiệp nam chiếm số đông hơn nữ Khu vực nôngthôn có cùng xu hướng này với toàn quốc, trong khi khu vực thành thị lao động thấtnghiệp nữ cao hơn nam Đáng lưu ý, thanh niên (từ 15-24 tuổi) thất nghiệp hiện vẫnchiếm tới gần một nửa tổng số lao động thất nghiệp cả nước (42,1%)
Trang 32Cơ cấu lao động thất nghiệp theo nhóm tuổi, thành thị/nông thôn và giới tính, năm 2019
Về thiếu viê ¨c làm
Số lượng và cơ cấu lao động thiếu việc làm theo một số đặc tr ng cơ bản, giới tính vàƣ
thành thị/nông thôn, năm 2019
Năm 2019, cả nước có 648,1 nghìn lao động từ 15 tuổi trở lên thiếu việc làm Trong đó, 82,4% lao động thiếu việc làm cư trú ở khu vực nông thôn (tương đương 533,8 nghìn người) Xét trên bình diện giới, lao động nữ thiếu việc làm hiện vẫn chiếm số đông