1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất in nhanh tại xưởng in khoa in và truyền thông

125 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Xây Dựng Quy Trình Sản Xuất In Nhanh Tại Xưởng In Khoa In Và Truyền Thông
Tác giả Hồ Quang Trường, Nguyễn Mai Thanh Vũ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Long Giang
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật In
Thể loại Đồ Án Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 9,6 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUÁT (22)
    • 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (22)
    • 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI (23)
    • 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (23)
    • 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (23)
    • 1.5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI (23)
  • CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN (25)
    • 2.1. TỔNG QUAN VỀ IN NHANH (25)
    • 2.2. ĐẶC TRƯNG CỦA IN NHANH (26)
      • 2.2.1. S ẢN PHẨM (26)
      • 2.2.2. C HẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN (28)
      • 2.2.3. N HÂN SỰ VẬN HÀNH QUY TRÌNH (28)
    • 2.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT (29)
      • 2.3.1. Đ ẶC ĐIỂM CHUNG CỦA QUY TRÌNH SẢN XUẤT (29)
      • 2.3.2. M ỘT SỐ CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT IN NHANH VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ (31)
    • 2.4. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN (33)
  • CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN AN NHÂN (36)
    • 3.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN AN NHÂN (36)
      • 3.1.1. Q UY TRÌNH XỬ LÝ FILE TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN A N N HÂN (36)
      • 3.1.2. Q UY TRÌNH IN KỸ THUẬT SỐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN A N N HÂN (37)
      • 3.1.3. Q UY TRÌNH THÀNH PHẨM SAU IN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN A N N HÂN . 17 3.1.4. Q UY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN A N N HÂN (38)
    • 3.2. THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN AN NHÂN (44)
      • 3.2.1. T HIẾT BỊ IN (44)
      • 3.2.2. T HIẾT BỊ THÀNH PHẨM (46)
  • CHƯƠNG IV: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT IN (57)
    • 4.1. THỰC TRẠNG TẠI XƯỞNG IN KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG (57)
    • 4.2. QUY TRÌNH VẬN HÀNH XƯỞNG IN NHANH TẠI KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG (62)
      • 4.2.1. T ỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI XƯỞNG IN NHANH KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG (62)
      • 4.2.2. Q UY TRÌNH XỬ LÝ FILE (62)
      • 4.2.3. Q UY TRÌNH IN (63)
      • 4.2.4. Q UY TRÌNH THÀNH PHẨM SAU IN (63)
    • 4.3. BỘ TEMPLATE SẢN PHẨM MẪU (78)
  • CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP (87)
    • 5.1. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN (87)
    • 5.2. ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT XƯỞNG IN NHANH TẠI (88)
    • 5.3. TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN CỦA XƯỞNG IN NHANH TẠI KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG (88)
    • 5.4. ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT XƯỞNG IN NHANH TẠI KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG (95)
      • 5.4.1. N GUỒN NHÂN LỰC (96)
      • 5.4.2. T HIẾT BỊ (96)
  • CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN (120)
    • 6.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC (120)
    • 6.2. KIẾN NGHỊ (120)
    • 6.3. THIẾU SÓT CỦA ĐỀ TÀI (120)
    • 6.4. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI (120)

Nội dung

- Tìm hiểu quy trình xử lý file, in ấn, gia công thành phẩm, các loại sản phẩm mang tính đặc trưng, các thiết bị gia công thành phẩm tại công ty An Nhân - Thu thập cách thức vận hành thi

TỔNG QUÁT

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật và đời sống xã hội Nhu cầu về hàng hóa của ngành in để phục vụ thị trường cũng tăng cao, nhưng do vấn đề thời gian và chi phí, các phương pháp in truyền thống không thể đáp ứng được hết các tệp khách hàng của mình Vì vậy, ở trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, công nghệ in kỹ thuật số đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ, không chỉ là một phương pháp in hỗ trợ cho các công nghệ in khác, in Kỹ thuật số có thể thay thế hoặc chiếm thị phần lớn của các công nghệ in truyền thống khác Cùng với sự bùng nổ internet, in kỹ thuật số tiếp tục phát triển vì nó cho phép sản xuất hàng loạt sản phẩm cá nhân hóa mà có thể in dữ liệu biến đổi, không phụ thuộc vào việc chế tạo bản in vật lý, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí của khách hàng Hệ thống máy in mới đẩy mạnh năng suất và chất lượng thúc đẩy sự cạnh tranh của các công ty sản xuất Thị phần của kỹ thuật số trên toàn thị trường tăng về giá trị từ 15,7% năm 2017 lên 19,3% vào năm 2022

Thị trường in Kỹ thuật số đã sẵn sàng cho sự tăng trưởng vượt bậc, qua nhiều năm cùng với sự phát triển của các thương hiệu lớn về in Kỹ thuật số như Xerox, Konika, HP, Epson,…đã đáp ứng được các nhu cầu sản xuất từ các đơn hàng nhỏ đến các đơn hàng lớn với các dòng sản phẩm xoay quanh như catalog, namecard, brochure, tờ rơi, … ngoài ra còn có các khách hàng tiềm năng như học sinh, sinh viên có nhu cầu in ấn các tài liệu học tập in nhanh cũng có thể đáp ứng

Nhận thấy vấn đề đó, nhóm chọn đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất in nhanh tại xưởng in khoa in và truyền thông” dựa trên điều kiện sản xuất thực tế tại trường làm đề tài thực hiện với mục đích nghiên cứu thực trạng và đề xuất quy trình vận hành thiết bị tại xưởng in, từ đó xây dựng cho mình và người đọc có được một nền tảng kiến thức cho việc xây dựng một quy trình sản xuất cho xương in nhanh tại xưởng in khoa in và truyền thông

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu thực trạng và tính hiệu quả của quy trình in cho bộ sản phẩm tại xưởng in khoa in và truyền thông

- Phân tích ưu, nhược điểm của quá trình vận hành thiết bị thực tại và đề xuất các phương án cải tiến quy trình sản xuất

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình hiện tại và quy trình cải tiến dựa trên điều kiện sản xuất tại xưởng in khoa in và truyền thông.

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu quy trình sản xuất các sản phẩm đặc trưng của in nhanh dựa trên thực trạng và điều kiện sản xuất thực tế ở xưởng in khoa in và truyền thông

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Quan sát, ghi nhận cách thức vận hành quy trình sản xuất tại Công Ty Cổ Phần

- Thực hành vận hành thiết bị dựa trên kiến thức có được và sự hướng dẫn của người hỗ trợ tại xưởng in khoa in và truyền thông

- Tổng hợp, so sánh và đánh giá vấn đề nghiên cứu.

GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Do hạn chế về thời gian thực nghiệm nhóm tập trung vào nghiên cứu và đề xuất quy trình sản xuất xưởng in nhanh tại khoa in và truyền thông và bộ sản phẩm đồ án tốt nghiệp của sinh viên, bộ đồ án tốt nghiệp của sinh viên khoa thiết kế đồ

CƠ SỞ LÝ LUẬN

TỔNG QUAN VỀ IN NHANH

Trong suốt quá trình phát triển của ngành in nói chung và các kỹ thuật in nói riêng tại Việt Nam, in nhanh (hay còn được biết là in kỹ thuật số) chỉ mới có mặt tại thị trường in ấn Việt Nam trong khoảng thời gian gần đây nhưng đã gây dựng được một lượng khách hàng tiềm năng

Với sự phát triển của xã hội và công nghệ kỹ thuật , nhu cầu in nhanh ngày càng cao vì những ưu điểm và lợi ích của công nghệ in này đem lại so với các kỹ thuật in khác So về chất lượng, các sản phẩm của in nhanh không thể nào đạt được chất lượng như các sản phẩm của Offset, Flexo,… nhưng về thời gian và chi phí thì in nhanh đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu cho mọi tệp khách hàng như các doanh nghiệp, một cá nhân, tổ chức và đặc biệt là học sinh, sinh viên

Tại Việt Nam, in nhanh chuyên về các sản phẩm phục vụ cho in thương mại như (catalog, brochure, namecard, voucher, thiệp, tem nhãn, hộp giấy, các loại tài liệu giáo trình….) phục vụ cho mọi tệp khách hàng khi tìm đến in nhanh Thời gian in nhanh chóng, khách hàng có thể cầm được trên tay sản phẩm của mình cần mong muốn, giá thành phải chăng với lượng hàng mà in nhanh có thể đáp ứng được Đối với sinh viên hiện nay, phải đối mặt với vấn đề in các tài liệu học tập hay các sản phẩm từ các đồ án môn học của mình, chi phí và thời gian là hai trở ngại lớn nhất của sinh viên Nhưng với công nghệ in nhanh điều đó có thể đáp ứng được Giá thành thấp, tiết kiệm thời gian cũng như có thể in được trên nhiều loại vật liệu khác nhau và nội dung có thể dễ dàng thay đổi vì dữ liệu in là dữ liệu kỹ thuật số không cần phải sử dụng các khuôn in vật lý (in dữ liệu biến đổi – VDP)

Nhưng với sự đa dạng về các sản phẩm như vậy, in nhanh cũng cần một lượng lớn nhân sự để vận hành các quy trình sản xuất một cách chuyên nghiệp để đáp ứng được mọi nhu cầu của thị trường Việc xây dựng xương in nhanh cũng được phát triển trong thời gian vừa qua, thường thấy tại các trung tâm thành phố lớn vì có lượng khách hàng phù hợp với công nghệ in nhanh

ĐẶC TRƯNG CỦA IN NHANH

Sản phẩm in nhanh là các loại sản phẩm quen thuộc trong đời sống hiện nay như namecard, catalog, tờ rơi, tem nhãn,… để đáp ứng các nhu cầu đặc biệt về sản phẩm, các xưởng in nhanh cũng cần đầu tư các thiết bị in và gia công phù hợp cho từng loại sản phẩm Do đó, các lượng hàng được mở rộng ra không chỉ gói gọn trong một số loại sản phẩm, ví dụ như sinh viên tại trường có thể in được các ấn phẩm đồ án tốt nghiệp của mình một cách nhanh chóng và sáng tạo hơn về mẫu mã, chi tiết gia công cũng như các đồ án cần nhiều sản phẩm kết hợp lại với nhau như đồ án của các sinh viên thiết kế đồ họa, in nhanh cũng có thể đáp được tất cả các nhu cầu trên

STT Tên sản phẩm Quy cách

1 Tem nhãn - Vật liệu: decal mặt giấy, nhựa, màng, nhôm,…

- Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của khách hàng, thông thường là hình tròn hoặc chữ nhật bo góc

- Yêu cầu thành phẩm: cán màng, bế demi hoặc cắt thành phẩm từng nhãn

2 Hộp, túi xách, bao thư - Vật liệu: giấy, cuộn màng, keo sữa, keo phá màng, dây xỏ, cuộn nhũ,…

- Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của khách hàng

- Yêu cầu thành phẩm: cán màng, ép nhũ, cấn, bế, đục lỗ, dán thủ công

3 Sách bìa mềm, catalog - Vật liệu: giấy, cuộn màng, keo nhiệt, ghim, kim, chỉ, cuộn nhũ,…

- Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của khách hàng

- Yêu cầu thành phẩm: cán màng, ép nhũ, khâu chỉ, đóng ghim, vào bìa keo nhiệt, cấn bìa, cắt

4 Sách bìa cứng, menu - Vật liệu: giấy, cuộn màng, bìa cứng, cuộn nhũ, kim, chỉ, keo nhiệt,…

- Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của khách hàng

- Yêu cầu thành phẩm: cán màng, ép nhũ, khâu chỉ, cắt, bồi bìa, đục lỗ

5 Giấy khen, thiệp mời, namecard, brochure

- Vật liệu: giấy, cuộn màng, cuộn nhũ,…

- Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của khách hàng, thông thường khổ name card là 90 x 55 (mm), giấy khen và brochure là khổ A4

- Yêu cầu thành phẩm: cán màng, ép nhũ, cắt, cấn, bế

6 Sổ tay, lịch để bàn - Vật liệu: giấy, cuộn nhũ, lò xo, bìa cứng, kim, chỉ,…

- Hình dạng: đa dạng theo thiết kế của khách hàng

- Yêu cầu thành phẩm: cán màng, ép nhũ, khâu chỉ, bồi bìa (đế lịch), cắt, đục lỗ, đóng lò xo, khâu chỉ

Bảng 2 1 Một số sản phẩm in nhanh

2.2.2 Chất lượng sản phẩm in

Chất lượng sản phẩm in luôn là tiêu chí mà nhiều doanh nghiệp cũng như khách hàng hết sức chú trọng, nó là yếu tố quyết định được sự tin tưởng của khách hàng dành cho doanh nghiệp Ngày nay nhiều người còn có thói quen so sánh các sản phẩm in nhanh với các sản phẩm từ phương pháp in truyền khác, đáng nói đến là các sản phẩm từ in Offset được xem là tiêu chuẩn đánh giá các sản phẩm in kỹ thuật số Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và kết hợp các tính năng tự động hóa vào máy in kỹ thuật số, giúp chất lượng sản phẩm được gia tăng đáng kể giúp xây dựng được chỗ đứng trong ngành dành cho phương pháp in kỹ thuật số Qua đó các sản phẩm in nhanh đã và đang đáp ứng được nhu cầu in thương mại về màu sắc, chất liệu in, đồ bền của sản phẩm và giá thành

2.2.3 Nhân sự vận hành quy trình

Cũng giống với các xưởng in Offset trên thị trường ngày nay, xưởng in nhanh cũng gặp một tình trạng chung đó chính là nhân sự được tuyển dụng đa số là

8 những người không có kinh nghiệm trước đó về in ấn, chỉ được đào tào và rèn luyện kỹ năng từ những đồng nghiệp đi trước nên không có một kiến thức nền cụ thể về công việc mình đang làm, từng bộ phận tại các công ty đều phải qua các lớp đào tạo gần như lại từ đầu về các kỹ năng làm việc để có thể vận hành được quy trình sản xuất Do đó phải xây dựng một quy trình sản xuất chuẩn cụ thể từng bộ phận để họ có thể thao tác theo các bước đã được lên từ trước dựa vào quy trình sản xuất của xưởng đưa ra, để đảm bảo rằng dù người không có kinh nghiệm vẫn có thể học tập và nắm bắt được công việc một cách hiệu quả nhất, đồng thời kiểm soát được chất lượng sản phẩm ở các khâu trong quy tình, giúp nâng cao năng suất, giảm thiểu sai sót và tiết kiệm được thời gian, chi phí đáp ứng được tiêu chí in nhanh giao hàng nhanh.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT

2.3.1 Đặc điểm chung của quy trình sản xuất

 Trao đổi ý tưởng với khách hàng

Bên cạnh những thiết kế có sẵn mình đã tạo dựng cho khách hàng lựa chọn, thì phần lớn khách hàng thường mong muốn sản phẩm mình được thiết kế in ấn theo cách thức của riêng của mình Do đó cần làm việc kỹ với khách hàng về file thiết kế để phù hợp với loại giấy, khổ giấy in cũng như màu sắc mà thiết bị in tại xưởng có thể đáp ứng

- Phải hiểu được ý tưởng của khách hàng về loại sản phẩm để đưa ra phương án in phù hợp

- Mục đích sản phẩm dùng để làm gì để đưa ra phưng án gia công phù hợp

- Chốt số lượng và thời gian giao hàng với khách hàng

Hình ảnh hóa các ý tưởng của khách hàng trên các phần mềm thiết kế đã được xây dựng một market có sẵn tại xưởng để phù hợp với phương án in của xưởng bao

9 gồm, hình dạng, cấu trúc, thông tin và hình ảnh sản phẩm của khách hàng Thiết kế file hoàn chỉnh để sử dụng cho bộ phận in

Sau khi thiết kế file hoàn chỉnh, cần in thử mẫu để các bộ phận kiểm tra lại sản phẩm về các chi tiết như hình ảnh, màu sắc, kích thước và các bước gia công để đảm bảo đúng với yêu cầu của khách hàng sau đó mới được phép sản xuất hàng loạt

Nhờ bản in mẫu mà hai bên có thể kiểm tra được các yếu tố trước khi thống nhất sản xuất:

- Nội dung thông tin, hình ảnh: kiểm tra có lỗi chính tả khng Dùng hình ảnh đã hợp lý chưa ? Nội dung có chỗ nào bất hợp lý ?

- Phông chữ: Lựa chọn phông chữ đã phù hợp Kích thước, màu sắc hay các lỗi liên quan căn chỉnh chữ viết…

- Màu sắc: Độ lệch màu ở mức nào Dùng màu này có tốt không Có cần thay đổi thông số màu sắc hay không ?

- Chỉnh lề, bố cục các khối hình, chữ viết

- Chuẩn bị file và nhập file vào máy in

- Chuẩn bị vật liệu in phù hợp với sản phẩm

- Điều chỉnh các thông số trên máy in để in ấn dựa theo vật liệu đã chuẩn bị

- Kiểm tra các lỗi in khi trước khi in và trong quá trình in gặp phải

- Điều chỉnh thông số màu sắc khi có sự can thiệp bởi các yếu tố đến từ những bộ phận

- khác như trước in và sau in

- In đúng số lượng và in bù hao nếu cần thiết

Sau khi in xong, tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm, công ty sẽ tiến hành các bước gia công sau in như:

- Cấn, bế: Là quá trình dùng máy bế để cắt và tạo rãnh tờ in theo hình dạng thiết kế

- Dập chìm, dập nổi: Kỹ thuật để nhấn mạnh một chi tiết trên bao bì như logo, biểu tượng, phần chữ… nổi lên hoặc chìm xuống trên mặt phẳng của ấn phẩm

- Cán màng bóng, màng mờ: Là phủ lên bề mặt ấn phẩm một lớp màng Polyme Cán màng bóng đem lại sự tươi sáng, cán màng mờ tạo sự tinh tế, sang trọng

- Ép kim: Mục đích của kỹ thuật này tương tự dập chìm, dập nổi, là nhấn mạnh một phần chi tiết trên bề mặt sản phẩm bằng nhũ vàng, nhũ bạc hay màu sắc khác

Sau đó là kiểm soát điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, không gian…) để đảm bảo chất lượng sản phẩm

 Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Tùy thuộc vào từng sản phẩm sẽ có từng tiêu chuẩn riêng để kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm Dựa vào tiêu chuẩn đã đưa ra, kiểm tra xem sản phẩm đạt hoặc không đạt những yêu cầu nào sau đó mới được giao cho khách hàng Việc xây dựng tiêu chuẩn riêng cho xưởng phải được thông qua nhiều ý kiến của các kỹ thuật viên tại xưởng để đưa ra tiêu chuẩn tốt nhất cho quy trình kiểm tra sản xuất

2.3.2 Một số công đoạn sản xuất in nhanh và tiêu chí đánh giá

In nhanh cũng giống như những công nghệ in truyền thống khác cũng cần có các công đoạn chuẩn bị trước khi in ấn Mỗi sản phẩm sẽ có phương pháp gia công khác nhau nên các bước chuẩn bị khác nhau Khi đó cần cân nhắc lựa chọn các thiết bị

11 dựa trên các tiêu chí sau

 Chuẩn bị khổ giấy in tối ưu:

Các máy in nhanh ngày nay thường được có khổ in tối đa là A3 chuẩn hoặc A3+, tuy nhiên để tiết kiệm vật tư cũng như chi phí sản xuất của doanh nghiệp Người ta thường tính toán các khổ in có thể lọt vào khổ click-charge tối đa của máy in (click-charge là chi phí trả cho nhà cung cấp thiết bị tính trên 1 bản in chạy qua máy, không phụ thuộc vào lượng mực in tiêu thụ nhiều hay ít) Vì vậy, cần chọn ra một khổ giấy in tối ưu để tiện lợi trong việc chuẩn bị vật tư (giấy, màng, khuôn bế,…), tiện lợi trong việc bình file cũng như quy trình thành phẩm sau in

 Số lượng in bù hao:

Sản lượng in nhanh đa số ít nên các công đoạn gia công sau in cũng không tốn quá nhiều lượng tờ in để bù hao, do đó tại các công ty in họ thường bình file tối ưu lượng giấy để tránh trường hợp sai hỏng để không phải in bù hao quá nhiều và tránh trường hợp lượng in được tính vào click-charge của máy in

- Cắt xén: đây là công đoạn cơ bản nhất ở mọi xưởng in Công đoạn này có thể thực hiện ở khâu chuẩn bị giấy (tề xén giấy đúng kích thước) trước khi in, hoặc cắt xén bán thành phẩm cho các khâu gia công sau in, hoặc cắt thành phẩm hoàn chỉnh

- Cán màng: là công đoạn thường thấy khi sản xuất các sản phẩm tờ rơi, tem nhãn, catalog, namecard, hộp giấy… Các sản phẩm in nhanh đều sử dụng máy cán màng nhiệt hoặc cán màng băng keo vì đảm bảo được độ bám dính lên lớp mực in, giảm thiểu thời gian canh chỉnh máy và vật tư bù hao, cũng như rút ngắn thời gian gia công

- Cấn, gấp: là công đoạn định hình sản phẩm bằng tác động cơ học, dùng cho các sản phẩm như tờ gấp, thiệp mời, hoặc gia công cấn bìa sách trước

12 khi đóng cuốn Hiện nay có nhiều loại máy cấn được sản xuất chuyên dùng cho in nhanh, từ loại thao tác hoàn toàn bằng sức người đến loại tự động hóa

- Ép nhũ: là công đoạn gia công bề mặt sản phẩm nhằm tăng giá trị sản phẩm bằng cách tạo hình các chi tiết ánh kim Rất nhiều sản phẩm in nhanh có sử dụng kỹ thuật này như: namecard, bao thư, bìa sách, bìa catalog, tem 12 nhãn, hộp sản phẩm Hiện tại một số công ty của Việt Nam đã sản xuất được nhiều loại máy ép nhũ nhỏ gọn, dễ thao tác, có thể trang bị cho xưởng in nhanh có diện tích nhỏ hẹp, thậm chí có loại máy rất nhỏ có thể để trên bàn làm việc

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN

STT Công đoạn Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

-Đầu tiên, kiểm tra và sắp xếp các tài liệu, hình ảnh, đồ họa, và bố cục để tạo thành một file in hoàn chỉnh

Quan sát trên máy tính

13 Đảm bảo rằng tất cả các thành phần đều đã được định dạng và chuẩn bị sẵn sàng

-Xử lý độ phân giải: Đảm bảo độ phân giải của file in đủ cao để đảm bảo chất lượng in Thông thường, độ phân giải dùng cho in ấn là 300dpi

- Bài in thể hiện đầy đủ các chi tiết có trên sản phẩm, màu sắc giống với bài mẫu

- Nội dung, kích thước đúng mẫu

- Đúng khổ thành phẩm, bleed

- Đúng khoảng cách chừa xén: xén đầu 2mm; xén bụng và chân 3mm

- Đủ bon (bon cắt, chồng màu, gấp, bon ktra thứ tự tay sách)

- Cà gáy đúng vị trí

- Kiểm tra dư keo, thiếu keo

- Kiểm tra độ kết dính giữa các tay sách

Quan sát bằng mắt, Tay

- Ép kim đúng vị trí

- Kiểm tra hình ảnh hiện thị của phần thực hiên gia công

- Kiểm tra nhiệt độ, áp lục của máy

Quan sát bằng mắt, Tay

- Kiểm tra hình ảnh hiển thị của sản phẩm

- Kiểm tra độ kết dính của màng với tờ in

- Kiểm tra nhiệt độ máy cán màng

Quan sát bằng mắt, Tay

Bảng 2 2 Quy trình đánh giá chất lượng sản phẩm

THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN AN NHÂN

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN AN NHÂN

3.1.1 Quy trình xử lý file tại công ty cổ phần in An Nhân

Trong quá trình xử lý file, bộ phận bình file đều phải trải qua các khâu xử lý cơ bản trong việc xử lý file in ấn Khác với phương pháp in truyền thống như in Offset cần bản kẽm, in ống đồng cần khắc các trục ống đồng thì in kỹ thuật số chỉ cần file JPG hoặc file PDF do đó công việc của nhân bình file chỉ cần thao tác trực tiếp trên file của khách hàng

Sau khi được nhân viên kinh doanh của công ty báo giá, khách hàng sẽ gửi file gốc cho bộ phận kinh doanh để họ lên đơn sản xuất và gửi lên ứng dụng chung của công ty, khi đó bộ phận bình file sẽ tiến hành nhận file và xử lý

 Quy trình xử lý file tại công ty cổ phần in An Nhân như sau :

- Đọc thông tin và nhận file khách đã ghi chú tại ứng dụng chung của công ty (số lượng, kích thước, loại giấy, phương pháp gia công)

- Kiểm tra kích thước sản phẩm cũng như khuôn vẽ của sản phẩm ( sai hỏng nhỏ có thể tự sửa, nếu không phải báo lại với khách)

- Xử lý tràn màu và chừa bleed tránh trường hợp sản phẩm sau khi in bị lé trắng hoặc phạm phải các chi tiết khi gia công

- Xử lý các màu Pantone nếu có vì máy in Kỹ thuật số không thể hiểu được màu và không in được Xử lý bằng cách xoá nó đi khỏi file trước khi xuất

- Kiểm tra số trang nếu nội dung sản phẩm có đánh số trang

- File xử lý không được lưu chồng vào file gốc của khách để trách trường hợp nếu có sai hỏng thì có file gốc của khách để đối chứng

- Sau khi xử lý file xong phải gửi file vào thư in chờ in để phòng in nhận file

 Tùy thuộc vào nhu cầu in ấn, chúng ta cần xuất ra những định dạng file phù hợp:

- Xuất chỉ 1 file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Có thể sử dụng trong việc in văn phòng, in hiflex kỹ thuật số, in PP…)

- Xuất file gốc đã convert font + file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Đây là cách thường thấy trong in ấn File gốc để in, file hình ảnh JPG để xem và đối chiếu)

- Xuất file gốc đã convert font + file có đuôi “.dpf” (file nào cũng có thể in, tùy theo mức độ và chất lượng)

- Trọn bộ: File gốc chưa convert font + Bộ font chữ sử dụng trong mẫu thiết kế + File có đuôi “.dpf” + file có đuôi “.JPG” + Hình ảnh link trong mẫu thiết kế (Có thể đóng gói theo cách lưu tất cả file riêng lẻ vào 1 folder hoặc nếu đang thiết kế trong chương trình)

3.1.2 Quy trình in kỹ thuật số tại công ty cổ phần in An Nhân

Quy trình in tại công ty An Nhân cũng như đa số các công ty in nhanh khác trên thị trường đều vận hành theo một quy trình chung, nhầm đảm bảo quá trình làm việc đạt được sản phẩm tốt nhất và tránh các sai sót không đáng có

- Định dạng tệp: Tệp thiết kế nên được lưu dưới định dạng vector, ví dụ như.AI,.EPS hoặc.PDF Định dạng vector cho phép thay đổi kích thước mà không ảnh hưởng đến độ phân giải và độ sắc nét hình ảnh

- Chất lượng hình ảnh: Hình ảnh nên được thiết kế với độ phân giải cao để đảm bảo rằng chúng in được với độ sắc nét và chi tiết cao nhất

- Màu sắc: In kỹ thuật số cung cấp nhiều tùy chọn màu sắc đối với vật phẩm in, từ màu CMYK cơ bản đến màu sắc đặc biệt như Pantone Nên xác định các màu sắc cần thiết trước khi in để đảm bảo sự nhất quán giữa

- Vật liệu in: Lựa chọn vật liệu in phù hợp với mục đích sử dụng, như giấy, decal, Nếu không chắc chắn về vật liệu thích hợp, hãy hỏi nhà cung cấp in ấn để được tư vấn

- Định vị và định hướng: Đảm bảo rằng file in được định vị và định hướng đúng

- Kiểm tra chi tiết: File in cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng không có bất kỳ lỗi nào trong quá trình in

- Độ chính xác: Để đạt được độ chính xác cao, quá trình in và cắt nên được thực hiện bằng máy móc và công nghệ hiện đại

Quy trình in kỹ thuật số trong một công ty in nhanh có thể thay đổi tùy thuộc vào công nghệ và quy trình làm việc của từng công ty Tuy nhiên, quy trình trên sẽ giúp khách hàng hiểu được các bước cơ bản của quy trình in kỹ thuật số tại công ty in

3.1.3 Quy trình thành phẩm sau in tại công ty cổ phần in An Nhân

Các sản phẩm của in nhanh tại công ty An Nhân cũng trải qua các khâu thành phẩm tương tự như các phương pháp in truyền thống Mỗi sản phẩm sẽ cần các bước gia công khác nhau, có sản phẩm đơn giản như tờ rơi chỉ cần cắt xén, trong khi các sản phẩm khác như catalog hay cuốn menu, sách bìa cứng lại cần nhiều công đoạn hơn, nhiều thiết bị hơn

Khi lựa chọn thiết bị và đưa ra quy trình thành phẩm cho một sản phẩm in nhanh nào đó, chúng ta cần chú ý đến các yếu tố sau:

 Khổ giấy in tối ưu:

- Các máy in nhanh có khổ in tối đa là A3+, tuy nhiên thực tế để tiết kiệm vật tư và giá thành bản in, người ta thường tính toán các khổ in có thể lọt vào khổ click-charge tối đa của máy in (click-charge là chi phí trả cho nhà cung cấp thiết bị tính trên 1 bản in chạy qua máy, không phụ thuộc vào lượng mực in tiêu thụ nhiều hay ít) Hiện tại các máy in kỹ thuật số trên thị trường thường tính theo bản in A4, tuy nhiên khổ giấy đưa vào in có thể lớn hơn A4 (ví dụ trên máy Konica Minolta tại Công ty An Nhân cho phép in khổ giấy tối đa 330 mm x 355 mm mà máy in vẫn chỉ báo 1 click-charge) Vì vậy, cần chọn ra một khổ giấy in tối ưu để tiện lợi trong việc chuẩn bị vật tư (giấy, màng, khuôn bế,…), tiện lợi trong việc bình file cũng như quy trình thành phẩm sau in Thiết bị thành phẩm cũng cần chọn loại phù hợp, vừa đủ để đảm bảo tiết kiệm diện tích đặt máy, nguồn điện cũng như nguyên vật liệu

- Khổ giấy in cũng quyết định đến việc thiết kế quy trình thành phẩm, ví dụ đối với sản phẩm là catalog, vì máy in chỉ in được khổ tối đa A3+, cũng như máy in có thể in từng bộ riêng biệt, do vậy ở khâu thành phẩm sẽ không có bước bắt tay sách hoặc xếp 2 vạch, 3 vạch, mà thay vào đó là việc cấn giữa bằng máy cấn kỹ thuật số hoặc máy bế đặt tay

 Số lượng bản in vào bù hao:

- Sản phẩm của in nhanh thường có số lượng đặt hàng ít, do đó lượng tờ in cần gia công và tờ in bù hao cho thành phẩm cũng không nhiều Vì thế, tại các công đoạn gia công sau in cần thiết kế quy trình phù hợp để tiêu tốn ít giấy bù hao nhất cho các công việc canh chỉnh, lên khuôn,…

THIẾT BỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN AN NHÂN

Bảng 3 1: Thông số kỹ thuật máy Konica Minolta C6085

Khổ giấy in tối đa 330 x 487 mm

Tốc độ tối đa 85 trang A4/phút Định lượng giấy 52 – 400 gsm

Công suất tối đa 1 800 000 bản/tháng

Bảng 3 2: Thông số kỹ thuật máy Konica Minolta C2060

Khổ giấy in tối đa 330 x 487 mm

Tốc độ tối đa 60 trang A4/phút Định lượng giấy 62 – 350 gsm

Công suất tối đa 750 000 bản/tháng

Hình 3 10: Máy Canon OCE VarioPrint 115

Bảng 3 3 Thông số kỹ thuật máy Canon OCE VarioPrint 115

Khổ giấy in tối đa 320 x 488 mm

Tốc độ 117 trang A4/phút Định lượng giấy 50 – 300 gsm

Công suất tối đa 1 700 000 bản/tháng

Hình 3 11: Máy cán màng nhiệt SMFM-390

Bảng 3 4 Thông số kỹ thuật máy cán màng nhiệt SMFM-390

Khổ cán lớn nhất 370 mm

Hình 3 12: Máy khâu chỉ SX-340DP

Bảng 3 5 Thông số kỹ thuật máy khâu chỉ SX-340DP

Kích thước khâu lớn nhất 340 x 310 mm

Kích thước khâu nhỏ nhất 100 x 100 mm

Tốc độ làm việc 40 lần/phút

Công suất 0.55 kW Điện áp 220V 50Hz

Hình 3 13 Máy vào bìa keo nhiệt Horizon BQ-270

Bảng 3 6 Thông số kỹ thuật máy vào bìa keo nhiệt Horizon BQ-270

Khổ sách Tối đa: 320 mm x 320 mm

Kích thước bìa Tối đa: 320 mm x 660 mm

Tối thiểu: 135 mm x 230 mm Độ dày Từ 1 đến 50 mm Định lượng giấy bìa 82 đến 302 gsm

Chiều cao chồng giấy bìa Tối đa 70 mm

Nhiệt độ bể keo 120 đến 180 °C

Thời gian làm nóng bể keo 40 phút

Tốc độ vào bìa Tối đa 500 quyển/giờ Điện áp sử dụng 3 pha 220V/230V/240V 50Hz/60Hz Độ dày phay gáy tối đa 3 mm

Hình 3 14: Máy ép nhũ thủy lực khổ A3

Bảng 3 7 Thông số kỹ thuật máy ép nhũ thủy lực khổ A3

Kích thước bàn ép nhũ 300 x 400 mm

Kích thước bàn inox 750 x 900 mm

Tốc độ ép 400 – 800 tờ/giờ

Bảng 3 8 Thông số kỹ thuật máy GRAPHTEC CE7000

Khổ ngang tối đa của vật liệu 480 mm

Khổ cắt tối đa 380 mm

31 Độ dày vật liệu tối đa 0.63 mm

Kích thước kí tự tối thiểu Xấp xỉ 5 mm (thay đổi tùy theo phông chữ và vật liệu)

Tốc độ cắt tối đa ~ 600 mm/giây Điện áp 220 V

Hình 3 9 Máy cấn giấy bán tự động Dumor 331

Bảng 3 9 Thông số kỹ thuật máy cấn giấy bán tự động Dumor 331

Chiều rộng đường cấn 1.0 mm

Số đường cấn tối đa 32 Độ chính xác ~ 0.3 mm

Hình 3 10 máy bế đặt tay ML-750

Bảng 3 10 Thông số kỹ thuật máy bế đặt tay ML-750

Kích thước tối đa 750 x 520 mm

Tốc độ 28 ± 2 lần dập/phút

Công suất động cơ 2.2 kW

 Những lỗi sai hỏng có thể xảy ra trong quá trình vận hành thiết bị

Bảng 3 11 Các sai hỏng thường gặp ở khâu cán màng

STT Sai hỏng Nguyên nhân

- Màng chưa được căng đều, màng bị chùng

- Không dừng máy khi chưa đưa tờ in vào máy

- Không kịp đưa tờ in tiếp nối tờ trước, tạo khoảng hở lớn

3 Màng khó đứt, rách giấy

Do dao bấm màng chưa được điều chỉnh sát vào cuộn màng, làm việc tách từng tờ khó khăn, dễ làm rách giấy

- Các tờ đưa vào gối đầu lên nhau quá nhiều

 Máy vào bìa keo nhiệt

Bảng 3 12 Các sai hỏng thường gặp ở khâu vào bìa keo nhiệt

STT Sai hỏng Nguyên nhân

1 Đúp tờ - Hơi thổi tách tờ không đủ

- Giấy bị dính lại với nhau do tĩnh điện

- Canh chỉnh nạp giấy chưa đúng

2 Xì keo gáy - Canh chỉnh máy không đúng (thời gian nhả keo quá sớm hoặc quá trễ)

3 Nhăn gáy Canh chỉnh các thông số cài đặt trên máy chưa chuẩn xác (độ rộng gáy chưa đúng), lượng keo chưa phù hợp

4 Bìa bị bung Canh chỉnh các thông số cài đặt trên máy chưa chuẩn xác, lượng keo chưa phù hợp

5 Bìa gáy bị lệch Canh chỉnh các thông số cài đặt trên máy chưa chuẩn xác

Bảng 3 13 Các sai hỏng thường gặp ở khâu cắt

STT Sai hỏng Nguyên nhân

1 Mép giấy bị tưa, không sắc

Tờ cuối cùng cắt không đứt khi cắt giấy mỏng

- Canh chỉnh dao chưa đúng lúc lắp dao (vặn ốc nâng hạ dao)

- Thớt bị hư (te ra)

3 Sai kích thước - Người cắt lập trình sai

- Sai số thiết bị sau thời gian sử dụng dài (hiếm)

4 Mép cắt bị dơ Keo dính vào dao gây bám bụi (trước đó cắt decal)

5 Cắt bị méo Do bàn răng lượt hoặc tay kê hông không chuẩn

 Máy cắt kỹ thuật số

Bảng 3 14 Các sai hỏng thường gặp ở khâu bế demi

STT Sai hỏng Nguyên nhân

1 Đường cắt mặt decal không đứt, răng cưa, sần sùi

- Trụ dao bị kẹt khi cắt trục không xoay

- Áp lực cắt không đủ

2 Đứt đế - Áp lực cắt quá lớn

- Lắp trụ dao nhầm lỗ (lỗ cắt đứt và lỗ bế)

Hình cắt bị lệch, méo (hình tròn thành hình elip)

- Lắp trụ dao nhầm lỗ (lỗ cắt đứt và lỗ bế)

4 Đường cắt bị lệch khi cắt khổ dài

- Người vận hành canh giấy không thẳng

- Bánh tỳ bị gãy, hoặc lò xo của cần gạt bị giãn

- Bánh lăn giữ giấy bị mòn, hết nhám

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT IN

THỰC TRẠNG TẠI XƯỞNG IN KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

Các máy in kỹ thuật số ngày nay được đầu tư mạnh mẽ về tốc sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm Kết hợp với sự phát triển của tự động hóa, các công việc trên máy in kỹ thuật số ngày nay sẽ dễ dàng, chính xác và hiệu quả hơn đáp ứng được các nhu cầu khắc khe của mọi khách hàng khó tính

Bảng 4 1 Thông số kỹ thuật của máy Xerox® Versant® 2100 Press

1 Năng suất - Khối lượng in trung bình hàng tháng: 75.000–250.000

2 Khổ giấy - Khổ giấy tối đa: 13" x 19,2"

- Kích thước tờ tối thiểu: 5,5" x 7,2"

(139 mm x 182 mm), bộ chèn khay hỗ trợ 3,9" x 5,8" (98 mm x 148 mm)

- Diện tích in tối đa: 12,83" x 18,98" (326mm x 482mm)

- Đảm bảo hình ảnh in tối đa: 12,48" x 18,98" (317 mm x 482 mm)

4 Tốc độ in - 100 trang/phút (216 x 279.5/khổ

Với thông số kỹ thuật của thiết bị in tại xưởng in khoa in và truyền thông, máy có thể đáp ứng được nhu cầu in ấn với khổ giấy 320 x 430 mm là khổ giấy tiện lợi và tối ưu để tiết kiệm vật tư và giá thành in, khổ in lọt vào khổ click – charge tối đa của máy in

Hình 4 2 Máy cắt tốc độ cao POLAR N115

Bảng 4 2 Thông số kỹ thuật máy cắt tốc độ cao POLAR N115

Chiều rộng khổ cắt 1150 mm

Chiều sâu bộ phận cấp giấy 1150 mm Độ mở kẹp giấy tối đa 165 mm

38 Độ sâu của bàn phía trước 715 mm

Kích thước chiều dài chiều rộng Dài 2560 mm x Rộng 2360 mm

Hình 4 3: Máy khâu chỉ sách SX – 01

Bảng 4 3 Thông số kỹ thuật máy khâu chỉ sách SX – 01

Tốc độ khâu 43-45 tệp/ phút

Khổ sách khâu lớn nhất 430x250mm

Khổ sách khâu nhỏ nhất 150x100mm

Số lượng mũi khâu tối đa 6 mũi

39 Độ dài mũi khâu 14,13 – 18,84 – 32,97 mm

Công suất mô-tơ 0,55 Kw

Hình 4 4: Máy ép nhũ STMminima-F

Bảng 4 4 Thông số kỹ thuật Máy ép nhũ STMminima-F

Tốc độ máy 20 nét / phút

Chiều rộng màng 10mm – 150 mm

Kích thước bàn 350 mm x 350 mm Áp lực 500 kgf

Bảng 4 5 Thông số kỹ thuật máy cắt Kongsberg

Diện tích bề mặt làm việc 800 x 1100 mm Kích thước vật liệu tối đa 1000 x 1500 mm

Kích thước tổng thể 1630 x 1580 mm

Tốc độ tối đa 64 m/phút

QUY TRÌNH VẬN HÀNH XƯỞNG IN NHANH TẠI KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

4.2.1 Tổng quan về quy trình sản xuất tại xưởng in nhanh khoa in và truyền thông

- Kiểm tra file in: Trước khi in, cần kiểm tra tổng thể các thiết kế có phù hợp với yêu cầu của khách hàng Tiếp theo, cần chuẩn bị file in, bao gồm các yêu cầu về kích thước, độ phân giải hình ảnh, định dạng tài liệu và bảng màu

- Chuẩn bị mực và vật liệu hỗ trợ: Đảm bảo các loại mực, bộ khuôn, giấy dán hoặc các vật liệu hỗ trợ khác được chuẩn bị sẵn sàng để sử dụng

- Lựa chọn vật liệu in: Trước khi bắt đầu in ấn, cần lựa chọn vật liệu in phù hợp với yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng của khách hàng Vật liệu in phổ biến bao gồm giấy in, vải in, decal, vinyl, vv

- In ấn: Sau khi các bước trên đã được thực hiện, quá trình in ấn được thực hiện thông qua máy in kỹ thuật số với các thiết lập phù hợp với vật liệu in và công nghệ được sử dụng

- Gia công sau in: Sau khi in thực hiện các quy trình gia công sau in để tăng giá trị sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng

- Đóng gói và lưu trữ: Các sản phẩm in ấn sau khi hoàn tất cần được cắt, sắp xếp và đóng gói trước khi được giao cho khách hàng Phần còn lại của vật liệu in cần được lưu trữ đúng cách để sử dụng cho các dự án tiếp theo

4.2.2 Quy trình xử lý file

- Kiểm tra file có phù hợp hay không ( Sai hỏng báo lại với khách hoặc sửa lỗi nếu không ảnh hưởng đến bài và có sự đồng ý của khách)

- Sự dụng template có sẵn để thay đổi nội dung in khi nhận file khách

Hình 4 6 Quy trình xử lý file

4.2.4 Quy trình thành phẩm sau in

- Bước 1: Cán màng (nếu có) bằng máy cán màng nhiệt

+ Chọn loại màng phù hợp, theo nhu cầu khách hàng

+ Canh chỉnh nhiệt độ lô, tốc độ ép dựa trên loại vật liệu, độ dày vật liệu,

+ Chạy thử và hiệu chỉnh

+ Kiểm tra màng phủ toàn bộ chi tiết in, mức độ bám keo màng, các lỗi nhăn giấy, bụi, bong bóng

- Bước 2: Cắt khổ thành phẩm

+ Vệ sinh bàn cắt, dao cắt

+ Do kích thước hoặc canh thủ công và cắt theo đúng bon cắt trên tờ in

+ Kiểm tra và hiệu chỉnh so cho đúng kích thước và vị trí cắt

- Bước 3: Cấn tạo đường gấp (đối với giấy có định lượng từ 120 gsm trở lên)

+ Đo chiều dài từ mép giấy đến các vị trí gấp (mép đưa vào máy)

+ Nhập dữ liệu vào máy

+ Điều chỉnh tay kê hông sao cho vừa khít khổ giấy vào

+ Sắp xếp 2 dao âm dương cho phù hợp với hướng gấp

+ Cấn thử và hiệu chỉnh

- Bước 4: Gấp thành phẩm (nếu khách hàng yêu cầu)

+ Gấp theo đường đã cấn hoặc canh mép đối với tờ in không cấn trước

+ Gấp đúng kiểu gấp (kiểu zig zag, gấp lồng, ), đúng kích thước khổ thành phẩm

+ Áp lực vuốt mép giấy vừa phải không làm trầy hình ảnh in

Hình 4 8 Quy trình thành phẩm Brochure

- Bước 1: Cán màng bằng máy cán màng nhiệt (nếu khách hàng yêu cầu) tránh tránh làm bể đường cấn gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm

- Bước 2: Cấn bế bằng máy bế đặt tay

+ Vệ sinh bàn đặt giấy (tháo miếng định vị, lao hết keo dán còn trên bàn đặt)

+ Hiệu chỉnh áp lực ép phụ thuộc vào loại và độ dày giấy

+ Gắn chỉ bế lên khuôn

+ Lắp khuôn và bế 1 lần để phần chỉ bế dính vào bàn đặt giấy và lột miếng nhựa chỉ

+ Dán tờ giấy bất kì lên bàn và dập, từ đó dựa vào tờ in bao thư thật xác định và dán tay kê lên bàn đặt giấy

+ Bế thử và hiệu chỉnh

- Bước 3: Xé rìa thủ công

+ Tách phần bao thư và phần rìa theo từng xấp

- Bước 4: Gấp hông (theo từng xấp)

+ Trải từng xấp bao thư (chừa tay dán hông)

+ Quét keo lên tay dán và dán

+ Trải từng xấp bao thư (chừa tay dán đáy)

+ Quét keo lên tay dán và dán

Hình 4 9 Quy trình thành phẩm bảo thư

- Bước 1: Cán màng bằng máy cán màng nhiệt (nếu khách hàng yêu cầu)

- Bước 2: Xén thành phẩm đúng kích thước chuẩn theo yêu cầu của khách hàng

+ Trách xén hụt kích thước

+ Hạn chế xếp nhiều tờ in xén thành phẩm cùng một lúc tránh trường hợp lệch thành phẩm kích thước

+ Không để thành phẩm cuối bị lé trắng do cắt hụt kích thước

- Bước 3: Dập chìm nổi hoặc ép nhũ các chi tiết (nếu khách hàng yêu cầu)

Hình 4 10 Quy trình thành phẩm namecard

+ Sau khi in, túi giấy sẽ được cán một lớp màng để bảo vệ màu sắc và độ bền cho túi giấy

+ Giấy in sẽ được đưa vào khuôn bế để bế tạo mép gấp, đường gấp hay tạo khung

- Bước 3: Cắt và gấp thành túi

+ Đây là khâu gấp tạo hình dạng hoàn chỉnh của chiếc túi giấy

- Bước 4: Đục lỗ, dập dây và dập đáy

+ Đây là khâu cuối cùng, đục lỗ và dập dây cho túi tạo nên vẻ đẹp phong cách và sự tiện dụng cho túi

Hình 4 11 Quy trình thành phẩm túi giấy

+ Sau khi in, hộp giấy sẽ được cán một lớp màng để bảo vệ màu sắc và độ bền cho hộp giấy

+ Cắt là công đoạn đưa sản phẩm hộp giấy về đúng kích thước mà khách hàng yêu cầu Thường các bộ phận sẽ thiết kế rời rạc trên một bản in và cắt theo tỷ lệ kích thước hợp lý nhất Thiết bị máy phục vụ cho công đoạn này là máy xén giấy

+ Bế là công đoạn phức tạp và không thể dùng bằng máy Bế là công đoạn tạo ra các đường bế, sao cho tạo ra được các đường bế rõ ràng, sắc nét, sát với hình được bế, chính xác với số kích thước thiết kế Những đường bế chính xác, sắc nét sẽ tạo được điểm thu hút nổi bật cho ấn phẩm

+ Công đoạn này sử dụng khi khách hàng yêu cầu trong bản thiết kế, sau đó xưởng mới tiến hành bế thủng một ô cửa sổ rồi áp vào đó một lớp màng nhựa trong suốt giúp khách hàng có thể quan sát được sản phẩm bên trong hộp giấy

+ Đây là khâu gấp tạo hình dạng hoàn chỉnh của chiếc hộp giấy

Hình 4 12 Quy trình thành phẩm hộp giấy

- Bước 1: Cán màng, ép nhũ (nếu có)

- Bước 2: Bế Demi bằng máy cắt kỹ thuật số GRAPHTEC CE7000

+ Gửi file khuôn cắt vào mạng máy

+ Cho giấy vào máy cắt

+ Canh chỉnh bánh xe định vị tờ in bằng tay

+ Khởi chạy máy để máy đo giấy và định vị các bon

+ Bế thử và điều chỉnh (tốc độ, độ cao của dao, chế độ cắt tùy theo loại vật liệu) + Tiến hành bế sản lượng, thường xuyên kiểm tra đường bế

Hình 4 13 Quy trình thành phẩm tem nhãn

Cuốn đồ án tốt nghiệp

 Ruột cuốn đồ án tốt nghiệp

- Bước 1: Gấp và bắt tay sách

+ Gấp tay sách theo bon gấp trên tờ in thủ công

+ Sắp xếp tay sách theo đúng thứ tự

- Bước 2: Khâu chỉ bằng máy khâu SX-01

+ Kiểm tra thứ tự sắp xếp các tay sách và chất lượng chỉ khâu

+ Đo kích thước và xác định số mũi khâu

+ Cho từng tay sách vào khâu liên kết với nhau

+ Kiểm tra mức độ liên kết giữa các tay sách

+ Cắt chỉ khi khâu xong một cuốn

- Bước 3: Quét keo gáy thủ công

+ Sử dụng bàn ép ép chặt ruột sách, để phần gáy khâu chỉ ra ngoài

+ Sử dụng cọ quét keo cố định các tay sách và đợi khô

Lưu ý: Đảm bảo keo dính đều và chắc chắn khi khô

+ Vệ sinh bàn cắt, dao cắt

+ Tiến hành lập trình máy cắt đúng bon và đúng kích thước khổ thành phẩm (xén 2 đầu sau đó xén bụng sách)

+ Kiểm tra: vị trí cắt và kích thước khổ thành phẩm ruột (chiều dài, chiều dày và chiều rộng)

 Bìa cuốn đồ án đồ án tốt nghiệp

- Bước 1: Cắt vật liệu áo bìa và bìa cứng

+ Cắt theo kích thước được tính toán trước dựa trên thông số kích thước khổ thành phẩm

+ Kiểm tra kích thước va chất lượng sản phẩm

+ Ghép bìa thử để chỉnh sửa kích thước nếu cần

- Bước 2: Ghép áo bìa vào bìa cứng

+ Bôi keo đều và mỏng lên vật liệu áo bìa và dán tờ bìa cứng vào đúng vị trí

+ Gấp và dán các mép bìa trên dưới và 2 bên

+ Ép chặt áo bìa vào bìa cứng cho không bị phồng

+ Kiểm tra lượng keo bồi, độ kết dính, và kích thước tấm bìa

+ Dán băng chỉ đầu vào ruột

+ Dán chỉ đánh dấu trang vào tờ bìa (nếu có)

+ Quét keo vào mặt trong của bìa , đưa ruột vào ghép với bìa cứng

+ Ép giữ cho đến khi keo khô

+ Kiểm tra độ bám dính keo và khả năng đóng mở của sản phẩm

Hình 4 14 Quy trình thành phẩm cuốn đồ án tốt nghiệp

BỘ TEMPLATE SẢN PHẨM MẪU

 Bộ template mẫu cho các sản phẩm

Hình 4 24 Template tem nhãn decal

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN

- Bình file in nhanh chóng và chính xác nhờ có kinh nghiệm lâu năm cùng với các template đã có sẵn

- Các khâu thành phẩm như tạo đường cấn, đóng kim, thực hiện đơn giản, nhanh chóng nhờ các thiết bị phụ trợ nâng cao năng suất

- Quy trình sản xuất được kiểm tra chặt chẽ qua từng khâu

- Thao tác vận hành thiết bị nhanh chóng nhờ kinh nghiệm làm việc lâu dài với các loại sản phẩm đặc trưng

- Thường gặp một số lỗi ở các khâu cán màng, cắt, dán keo gáy và bế demi

- Năng suất chưa được nâng cao do thiếu thiết bị phụ trợ cho một số khâu thành phẩm

- Mức độ am hiểu về thiết bị của công nhân vận hành chưa hoàn thiện.

ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH SẢN XUẤT XƯỞNG IN NHANH TẠI

IN VÀ TRUYỀN THÔNG Ưu điểm

- Được đặt tại xưởng in khoa in và truyền thông giúp sinh viên có thể đến và sử dụng dịch vụ một cách tiện lợi và nhanh chóng

- Sinh viên có thể tự thực hiện tất cả các bước in ấn tại xưởng dựa trên quy trình đã xây dựng chặt chẽ

- Giá thành thấp hơn so với các công ty in ở ngoài

- Thiết bị in hiện đại và đáp ứng được nhiều nhu cầu sản phẩm cho sinh viên

- Nhân sự vận hành tại xưởng in không đủ đáp ứng nhu cầu khi tham gia sản xuất

- Thiết bị thành phẩm còn nhiều hạn chế dẫn đến việc không đáp ứng được nhu cầu sản phẩm khách hàng đặt ra.

TIÊU CHUẨN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN CỦA XƯỞNG IN NHANH TẠI KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

 Công đoạn nhận tờ in

Bảng 5 1 Phương án cải tiến công đoạn nhận tờ in

Kiểm tra Cách thực hiện

Tần số Sai số Ghi chú Sản phẩm

Kiểm tra các đầu định vị, point cắt, point chồng màu

Kiểm tra bằng mắt, thực hiện xòa, rẹt tờ in

Kiểm soát toàn bộ ± 0.05 mm Tờ in phải đầy đủ các point định vị, thiếu phải bổ sung

Tất cả các dòng sản phẩm

Loại bỏ các tờ in bị lem, trầy xước, gắp mép, dính dậm… kiểm tra mức đồ đồng đều màu

Kiểm tra bằng cách lật cả bốn cạnh của tờ in Nhìn màu đồng đều so với bài mẫu chuẩn

Nhảy tay kê Nhìn hệ thống point, cạnh tiêu chuẩn của tờ in

Kiểm soát toàn bộ ± 0.2 – 0.5 mm

Tờ nhảy tay kể để riêng cắt lại cạnh tiêu chuẩn

Số lượng tờ in yêu cầu + bù hao

Kiểm đủ số lượng, đếm số tờ in

Bảng 5 2 : Phương án cải tiến công đoạn cắt

Kiểm tra Cách thực hiện

Tần số Sai số Ghi chú Sản phẩm

Loại sản Phiếu sản Kiểm soát ± 0.5 mm Tờ in có đủ Tất cả sản

69 phẩm, quy cách cắt xuất theo từng chồng cắt bằng cách lấy mẫu kiểm tra point cắt, không có tình trạng

Lưu ý khi cắt có các công đoạn chừa biên cho công đoạn cán màng phẩm

Cắt theo sơ đồ cắt

Theo đúng thứ tự nhát cắt Đường cắt thẳng, vuông góc

Gấp đôi tờ in kiểm tra đường thẳng hai mép giấy Nhát cắt nhẵn, sạch, không tưa, sạt cạnh, tờ in không bị hằn vì áp lực cao

Bảng 5 3 Phương án cải tiến công đoạn cán màng

Kiểm tra Cách thực hiện

Tần số Sai số Ghi chú Sản phẩm

Chất lượng và khối lượng vật tư đầu vào đúng theo yêu cầu phiếu sản xuất

Kiểm tra theo sản phẩm

Sản phẩm sau khi dán màng ngoài những yêu cầu kiểm tra phải đáp

Theo yêu cầu của khách hàng

Máy móc phải kiểm tra trước khi hoạt động

Nhân sự vận hành máy kiểm tra các bộ phận máy

Kiểm tra xác suất ứng được:

-Bền dưới tác động của ngoại lực

-Khô nhanh và đóng rắn tốt không bị bong tróc

-Yêu cầu về hiệu ứng hình ảnh

-Đối với những sản phẩm phải gấp, màng không bị bong tại những điểm gấp

Kiểm tra bề mặt lớp màng

(độ dày màng, độ bóng, độ mờ)

Kiểm tra trực quan hoặc có thể kiểm tra bằng máy đo

Kiểm tra cuộn khi lên máy Độ căng màng, độ bám, dính của màng/keo/giấy

Gấp, bẻ cong không nhăn, không tạo bọt khí, màng không bị bong tróc với tác động cơ học

Kiểm tra xác suất có chu kỳ

Vị trí Kiểm tra bằng trực quan

Kiểm tra trong quá trình dán ± 1 – 2 mm

Tính phù hợp màng và giấy

Kiểm tra bằng trực quan

Kiểm tra xác suất có chu kỳ

Bảng 5 4 Phương án cải tiến công đoạn ép nhũ

Kiểm tra Cách thực hiện

Tần số Sai số Ghi chú Sản phẩm

Loại ép nhũ sử dụng, kích thước khổ cuộn, độ dài cuộn

Yêu cầu thông tin từ vật tư hiện có tại xưởng, xem phiếu sản xuất sử dụng loại nhũ nào

Sử dụng thước kiểm tra khổ cuộn

Kiểm tra trước khi ép

Loại nhũ: theo đúng yêu cầu Kích thước: phù hợp với khoảng cần ép

Sản phẩm sau khi ép nhũ ngoài những yêu cầu kiểm tra phải đáp ứng được : -Bên dưới tác động của ngoại lực, không bị trầy xước

-Đường nét tại vùng ép nhũ phải sắc nét, không bị rách nhũ

-Vùng được ép nhũ không bị biến dạng chìm do lực ép quá lớn

Theo yêu cầu của khách hàng

Kiểm tra khuôn nhũ, bàn ép trước khi in nhũ

Kiểm tra bằng trực quan

Kiểm tra trước khi ép

Kiểm tra tay kê định vị, bước nhũ Ép chỉnh và canh chính xác tay kê

Kiểm tra trước khi ép

Vị trí nhũ trên tờ in

Kiểm tra bằng trực quan có sai

Kiểm từng tờ trong quá trình ép nhũ ± 0.05 – 0.1 mm

72 lệch cho phép Độ bóng, ánh kim của nhũ trên tờ in

Kiểm tra nhiệt độ của khuôn nhũ, lực ép bằng cách tăng giảm nhiệt độ

Nếu ổn định không cần chỉnh sửa

Bảng 5 5 Phương án cải tiến công đoạn bế

Kiểm tra Cách thực hiện

Tần số Sai số Ghi chú Sản phẩm

Hình dạng khuôn bế và hình dạng sản phẩm trên tờ in

Kiểm tra canh chỉnh máy đúng theo yêu cầu sản xuất

Kiểm tra thiết bị trước khi vận hành ± 0.5 – 1 mm

Vị trí cấn bế chính xác theo sơ đồ bế

Chất lượng khuôn bế, cách thức gia cố khuôn trước khi bế

Dao cấn bế có độ cao đúng tiêu chuẩn, chỉ bế phù hợp với từng loại dao

Kiểm tra theo tiêu chuẩn của dao Đường cấn sắc nét, độ sâu vừa phải, đường bế phải đứt hoàn toàn Độ chính xác sau khi

Dựng hộp thử sau khi

Kiểm tra xác suất, ± 0.5 – 1 mm

73 bế rút tờ bế, kiểm tra các đường gấp xem có hụt mí, chồng mí không quan sát bằng mắt hộp sau khi bế đúng khổ, dựng hộp dễ dàng

Bảng 5 6: Phương án cải tiến công đoạn gấp dán

Kiểm tra Cách thực hiện

Tần số Sai số Sản phẩm

Kiểm tra độ chắc đường dán hông

Kiểm tra xác suất, quan sát bằng mắt

Kiểm tra đường dán có bị hụt, chồng mí, xéo, …

Quan sát trực quan đánh giá, chỉnh sửa

Kiểm tra xác suất, quan sát bằng mắt ± 0.5 mm Dung sai góc

Mức độ keo dán, nhiều ít, độ tràn

Kiểm tra bằng mắt và chỉnh sửa độ cao máng keo

Kiểm tra xác suất, quan sát bằng mắt

Dựng hộp gài thử kiểm tra đánh giá chất lượng

Kiểm tra xác suất, quan sát bằng mắt

Hộp dán Kiểm tra xác Kiểm tra xác

74 không tức, phồng suất suất, quan sát bằng mắt

Công đoạn kiểm tra và đóng gói

Bảng 5 7 Phương án cải tiến công đoạn kiếm tra và đóng gói

Kiểm tra Cách thực hiện Tần số Sai số Sản phẩm

Kiểm tra độ chênh lệch màu giữa các sản phẩm

Kiểm tra bằng cách nhìn màu trực quan, so màu với bản in mẫu mà khách hàng đã duyệt

Kiểm tra đồng loạt từng sản phẩm

Kiểm tra bề mặt sản phẩm

(trầy xước, lem, tỳ vết)

Kiểm tra bằng cách nhìn trực quan

Kiểm tra đồng loạt từng sản phẩm Đánh giá tinh thần thẩm mỹ, độ chịu lực thực tế khi xếp chồng

Kiểm tra bằng cách nhìn trực quan

Kiểm tra đồng loạt từng sản phẩm

Dán keo, dán nhãn đúng qui cách thẩm mỹ và chắc chắn

Xé gỡ đường dán hông kiểm tra độ dính đường dán

Kiểm tra đồng loạt từng sản phẩm

ĐỀ XUẤT BỔ SUNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT XƯỞNG IN NHANH TẠI KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

Xây dựng được một quy trình cơ bản qua đó sinh viên có thể thực hiện các thao tác in ấn các sản phẩm của chính mình dưới sự quản lý của người giám sát xưởng in nhanh tại khoa in và truyền thông, dựa vào quy trình sản xuất đã được xây dựng chặt chẽ tử các khâu xử lý file, in và thành phẩm sau in, giúp sinh viên đã biết đến ngành in có thể vận hành một cách tiện lợi và những sinh viên ngoài ngành có cơ hội tiếp nhận và thực hành một cách cụ thể hơn Qua đó giúp các sinh viên ngành in nói riêng và sinh viên ngoài ngành nói chung hiểu biết rõ hơn về lĩnh vực in kỹ thuật số này và giái quyết được vấn đề thiếu hụt nguồn nhân lực vận hành quy trình in

 Máy cắt kỹ thuật số (bế demi)

Quy trình vận hành a/ Khâu chuẩn bị

- Thiết kế mẫu bằng phần mền AI hoặc Corel Draw, thiết kế chú ý vẽ thêm đường cắt và tô bằng một màu riêng biệt để dễ tách layer

- Đặt bon định vị bằng phần mềm Cutting Master 4

- Tách tách riêng đường cắt lên một layer sau đó ẩn đi, chỉ để lại mẫu thiết kế và các bon định vị Sau đó in ra giấy

- Cấp điện và khởi động máy

- Kết nối nguồn điện AC 220V/50Hz với máy cắt và mở công tắc

Hình 5 1: Công tắt nguồn máy cắt kỹ thuật số

- Kết nối với máy tính qua cổng USB hoặc cổng mạng LAN

Hình 5 2: Cổng USB, cổng mạng LAN

- Lắp lưỡi dao vào trụ dao

- Tháo ốc khóa trụ dao, lắp trụ dao vào ổ dao và siết chặt

Lưu ý: ổ đỡ trụ dao có 2 vòng trong để lắp dao bế và ngoài dành để cắt đứt Tránh lắp nhầm điều này có thể dẫn đến việc sai mục đích và hình ảnh cắt sẽ bị lệch 5 mm

Hình 5 3: Hướng dẫn cách lắp dao b/ Khâu bế

+ Gạt cần gạt xuống để nâng 2 bánh xe định vị máy lên

Hình 5 4: Phía sau máy cắt kỹ thuật số

+ Đưa tờ in vào từ phía trước sao cho mép tờ in phải song song và nằm bằng với cạnh nắp trước

Hình 5 5: Cách đưa tờ in vào máy cắt kỹ thuật số đúng

+ Giấy đưa vào không được cong vênh nếu không máy sẽ không tự động dò bon được

Hình 5 6 :Kiểm tra cạnh giấy đưa vào máy cắt kỹ thuật số

+ Gạt cần lên để hạ 2 bánh xe định vị hạ xuống

- Điều chỉnh lực cắt: khi thay dao hoặc đổi loại decal, cần điều chỉnh lại lực cắt cho phù hợp Lực cắt quá lớn sẽ làm đứt đế giấy, mau mòn dao và làm hỏng đế cắt bên dưới, nếu lực cắt quá nhỏ sẽ không bế đứt được mẫu

- Cắt thử để điều chỉnh lực cắt cho phù hợp

- Điều chỉnh tốc độ cắt cho phù hợp: đối với các mẫu hình vuông, hình chữ nhật đường cắt là những đường thẳng song song vuông gốc nhau có thể chỉnh tốc độ nhanh để tiết kiệm thời gian Tuy nhiên đối với các mẫu có hình dạng khác đường thẳng cần chỉnh tốc độ cắt vừa phải

Nếu hình cắt bị méo cần kiểm tra đầu dao cắt có bị rơ hay không bằng cách cầm lắc thử, để chỉnh lại cần tháo nắp đậy ra và siết lại con ốc giữ bạc đạn

Hình 5 7: Điều chỉnh ốc giữ bạc đạn máy cắt kỹ thuật số

- Tiến hành cắt sản lượng

- Thường xuyên kiểm tra hình ảnh cắt và nét cắt để điều chỉnh máy kịp thời, giảm tối thiểu hàng hỏng c/ Sau khi vận hành

- Kiểm tra số lượng sản phẩm

- Tắt công tắt và ngắt nguồn điện

- Vệ sinh sạch sẽ bên trong thân máy, lau những chỗ bị ẩm và phơi khô bo mạch nếu bị ẩm

Lựa chọn loại dao cắt cho phù hợp

Việc chọn lưỡi dao hay chất liệu decal cắt đóng vai trò quan trọng Nếu không hợp thì có thể ra sản phẩm cắt không mong muốn

Hình 5 8: Các loại dao cắt cho máy cắt kỹ thuật số

1 Dao 30 độ (mũi tù) được sử dụng với các vật liệu mỏng hoặc rất mỏng

2 Dao 45 độ là mũi dao thông thường, được sử dụng phổ biến ở mọi máy cắt Dao 45 độ cắt được mọi loại vật liệu thông thường cho máy cắt

3 Dao cắt 60 độ loại mũi nhọn được dùng để cắt các vật liệu dày, cứng như decal phản quang, giấy bìa, hộp, cao su,… Với mũi dao này phải cho máy cắt tốc độ chậm – nếu không vật liệu sẽ bị xước

Phương án cải tiến trong thực tế giúp nâng cao năng suất:

- Thiết kế cần gạt nối dài ra phía trước giúp người vận hành thiệt bị dễ dàng thao tác hơn

- Thiết kế khung sắt bố trí 2 máy trên dưới và xung quanh giúp người vận hành cùng lúc có thể thao tác trên nhiều máy từ đó tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất cũng như diện tích nhà xưởng

- Thiết kế sẵn file đặt bon định vị khổ 32x32 cm trên máy

81 a/ Khâu chuẩn bị, hiệu chỉnh máy

- Kiểm tra trên máy: giàn dây băng vào giấy, các lô trục và kiểm tra tình trạng bôi trơn trên các khớp chuyển động

- Đóng cầu dao tổng trên tủ điện và máy, mở nguồn, nhấp máy, kiểm tra bề mặt trục gia nhiệt, dao cắt màng, các đèn tín hiệu, chuông báo, nút tắt khẩn cấp

- Lau trục gia nhiệt, lô cao su

- Chuẩn bị màng theo đúng yêu cầu (đúng loại, đúng khổ) và các loại vật tư hỗ trợ việc cán màng (băng keo, giẻ lau,…)

- Lắp cuộn màng vào trục, căn chỉnh cuộn màng phù hợp vị trí với tay kê hông, cố định cuộn màng, sau đó tiến hành luồn màng qua các lô

- Cài đặt nhiệt độ trục gia nhiệt, áp lực trục ép theo từng loại giấy, loại màng

- Điều chỉnh lại con lăn và tay kê của máy để giấy cán màng ra thẳng, không bị lệch, ra đều, không ngắt quãng

- Dùng giấy phế phẩm để chạy thử 2 – 5 tờ và kiểm tra chất lượng màng (độ bóng, bề mặt màng) sau đó chỉnh các thông số đã được cài đặt lại cho phù hợp

- Trước khi tiến hành cho chạy máy phải lấy hết các vật dụng, dụng cụ, giẻ lau,… để trên máy xuống b/ Khâu cán màng

- Chất giấy lên bàn đã được vệ sinh sạch sẽ để chuẩn bị đưa vào thiết bị Chú ý: Chất giấy đúng chiều, không để gấp đầu giấy, phát hiện tờ in bị lỗi in thì để sang một bên

- Sau khi cho chạy giấy phế phẩm, kiểm tra không gặp sự cố sẽ tiến hành chạy máy

- Giảm tốc độ, cho từng tờ in nối đuôi vào và chỉnh dần tốc độ đến mức phù hợp duy trì cho đến hết đơn hàng

- Trong quá trình vận hành nếu xảy ra sự cố thì giảm tốc độ hoặc có trường hợp cần dùng nút dừng khẩn cấp để kiểm tra

- Khi gần hết cuộn màng, giảm tốc độ, dừng máy, thay màng c/ Sau khi vận hành

- Kiểm tra, so sánh số lượng đầu vào và đầu ra, nếu không khớp phải báo cho người phụ trách

- Kiểm tra phế liệu, phân tích từng dạng lỗi xảy ra trong quá trình

- Cắt màng, thu hồi cuộn màng rồi lấy băng keo dán cố định

- Khi vệ sinh phải ngưng máy Vệ sinh máy và khu vực sản xuất Lau bề mặt trục bằng giẻ có dầu

Phương án cải tiến trong thực tế giúp nâng cao năng suất:

- Sử dụng máy cán màng có giá đỡ 3 cuộn màng, giúp tiết kiệm thời gian lên xuống trong lúc vận hành cũng như tiết kiệm được nguyên vật liệu trong công đoạn thay màng

- Lắp thêm bộ phận thu cuộn khi cán các loại giấy mỏng hoặc khi cán tem nhãn

- Sử dụng thêm bàn dùng để đựng thành phẩm

- Lựa chọn và sử dụng vật liệu (giấy, màng) có khổ phù hợp với yêu cầu thành phẩm để hạn chế hao phí cũng như hạn chế lỗi gặp phải trong quá trình vận hành

1.2.1 Máy vào bìa keo nhiệt

Quy trình vận hành a/ Khâu chuẩn bị, cài đặt máy

- Mở nguồn điện: Bật công tắc sang phải để mở nguồn cho máy

Hình 5 9 Vị trí công tắc nguồn điện

- Sau khi bật nguồn, máy cần 40 – 50 phút để nung nóng kéo trong lúc đó sẽ xuất hiện màn hình chờ Khi keo đã được nung chảy hoàn toàn, màn hình chờ sẽ tắt

- Kiểm tra an toàn trước khi vận hành: Đảm bảo các chức năng bảo vệ an toàn của thiết bị phải hoạt động bình thường

Hình 5 10 Những vị trí cần kiểm tra an toàn trước khi vận hành

- Trong lúc kiểm tra an toàn nếu màn hình lỗi xuất hiện, chức năng an toàn đang hoạt động bình thường Sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra, nhấn OK để xác nhận

Cài đặt thông số sản phẩm

Hình 5 11 Màn hình tùy chọn kiểu đóng sách

Ngày đăng: 23/02/2024, 10:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w