1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu sự ảnh hưởng của yếu tố cá nhân đến hành vi mua sản phẩm smartphone của sinh viên

30 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Sự Ảnh Hưởng Của Yếu Tố Cá Nhân Đến Hành Vi Mua Sản Phẩm Smartphone Của Sinh Viên
Người hướng dẫn Bùi Phương Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,77 MB

Cấu trúc

  • I. Cơ sở lý thuyết (6)
    • 1. Khái niệm hành vi mua hàng của người tiêu dùng (6)
    • 2. Mô hình hành vi của người tiêu dùng (6)
    • 3. Các nhân tố cá nhân ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng (8)
  • II. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến hành vi mua một sản phẩm (11)
    • 1. Kết quả khảo sát thu được từ bảng hỏi (11)
    • 2. Phân tích kết quả khảo sát (19)
  • III. Giải pháp cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp kinh doanh (23)
    • 1. Chính sách cải thiện chất lượng sản phẩm (23)
    • 2. Chính sách về giá thành đối với đối tượng tiêu dùng (23)
    • 3. Chính sách phân phối sản phẩm (24)
    • 4. Chính sách quảng bá sản phẩm (24)
    • 5. Chính sách dịch vụ hỗ trợ đối với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm (25)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (27)

Nội dung

Các hãngSmartphone Việt cần hiểu rõ hơn khách hàng của mình để hiểu vìsao họ chọn sản phẩm của mình, từ đó có các chiến lược quản trịhiệu quả hơn.Hiện nay, việc sở hữu một chiếc smartpho

Cơ sở lý thuyết

Khái niệm hành vi mua hàng của người tiêu dùng

Hành vi mua hàng của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ ra trong quá trình điều tra, mua sắm, sử dụng,đánh giá cho hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.Cũng có thể coi hành vi người tiêu dùng là cách thức mà người tiêu dùng sẽ thực hiện để đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của mình(tiền bạc, thời gian, công sức, ) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Mô hình hành vi của người tiêu dùng

Mô hình hành vi người tiêu dùng được sử dụng để mô tả mối quan hệ giữa ba yếu tố: các kích thích, “hộp đen ý thức”, và những phản ứng đáp lại các kích thích của người tiêu dùng (xem sơ đồ dưới đây). p

Các kích thích: là tất cả các tác nhân, lực lượng bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Chúng được chia làm hai nhóm chính Nhóm 1: Các tác nhân kích thích của marketing:sản phẩm, giá bán, cách thức phân phối và các hoạt động xúc tiến.Các tác nhân này nằm trong khả năng kiểm soát của các doanh nghiệp Nhóm 2: Các tác nhân kích thích không thuộc quyền kiểm soát tuyệt đối của các doanh nghiệp, bao gồm: môi trường kinh tế,cạnh tranh, chính trị, văn hóa, xã hội,

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi…

Marketing căn bản 100% (8) 41 ĐỀ CƯƠNG

Marketing căn bản 100% (7) 68 Đề tài thảo luận nhóm 1 Marketing…

Bai tap tinh huong marketing can ban …

“Hộp đen” ý thức của người tiêu dùng: là cách gọi bộ não của con người và cơ chế hoạt động của nó trong việc tiếp nhận, xử lý các kích thích và đề xuất giải pháp đáp ứng trở lại các kích thích “Hộp đen” ý thức được chia thành hai phần Phần thứ nhất - đặc tính của người tiêu dùng sẽ tiếp nhận các kích thích và phản ứng đáp lại các tác nhân đó như thế nào? Phần thứ hai - quá trình quyết định mua của người tiêu dùng Là toàn bộ lộ trình người tiêu dùng thực hiện các hoạt động liên quan đến sự xuất hiện của ước muốn, tìm kiếm thông tin, mua sắm, tiêu dùng và những cảm nhận họ có được khi tiêu dùng sản phẩm Kết quả mua sắm sản phẩm của người tiêu dùng phụ trách sẽ phụ thuộc vào các bước của lộ trình này có được thực hiện trôi chảy hay không.

Những phản ứng đáp lại của người tiêu dùng: là những phản ứng người tiêu dùng bộc lộ trong quá trình trao đổi mà ta có thể quan sát được Chẳng hạn, hành vi tìm kiếm thông tin về hàng hóa, dịch vụ; lựa chọn hàng hóa, nhãn hiệu, nhà cung ứng; lựa chọn thời gian, địa điểm, khối lượng mua sắm

Trong mô hình hành vi người tiêu dùng, vấn đề thu hút sự quan tâm và cũng là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho người làm marketing là: phải hiểu được những gì xảy ra trong “hộp đen ý thức” khi người tiêu dùng tiếp nhận các kích thích, đặc biệt là kích thích marketing.

Một khi giải đáp được “bí mật” diễn ra trong hộp đen thì cũng có nghĩa là marketing đã ở thế chủ động để đạt được những phản ứng đáp lại mong muốn từ phía khách hàng của mình Đây cũng là hai nội dung cơ bản của việc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.

Các nhân tố cá nhân ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng

Đặc tính cá nhân là yếu tố quan trọng, ảnh hưởngp trực tiếp đến quyết định mua của người tiêu dùng Các đặc tính cá nhân marketing cần quan tâm gồm: tuổi tác, nghề nghiệp, điều kiện kinh tế, lối sống, nhân cách và quan niệm về bản thân.

Tuổi đời và các giai đoạn của đời sống gia đình là những mốc thời gian định hình nhu cầu, thị hiếu, sức mua của người tiêu dùng.

Marketing căn bản 92% (12) đề cương marketing căn bản

Marketing cần xác định thị trường mục tiêu theo khuôn khổ các giai đoạn tuổi tác và vòng đời; triển khai sản phẩm, và các kế hoạch marketing thích hợp với từng giai đoạn.

Nghề nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ người tiêu dùng mua sắm Sự lựa chọn quần áo, giày dép, thức ăn, các hình thức giải trí của một công nhân khác biệt với vị giám đốc điều hành của doanh nghiệp nơi họ cũng làm việc.

Marketing cần nhận dạng khách hàng theo nhóm nghề nghiệp, khả năng mua sắm và sự quan tâm của họ về sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp có thể chuyên môn hóa việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho một nhóm nghề nghiệp nào đó Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể cung ứng các loại quần áo, găng tay, kính trang bị cho ngành y tế; hoặc sản xuất “phần mềm” khác nhau cho các nhà kế toán, các bác sĩ, người bán hàng, các nhà thống kê

Cơ hội mua sắm của người tiêu dùng phụ thuộc vào hai yếu tố: khả năng tài chính và hệ thống giá cả của hàng hóa Vì vậy, tình trạng kinh tế bao gồm thu nhập, phần tiết kiệm, khả năng đi vay và những quan điểm về chi tiêu/tích lũy…của người tiêu dùng có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng và cơ cấu sản phẩm mà họ lựa chọn mua sắm, những sản phẩm dịch vụ nhạy cảm với thu nhập và giá cả. Người làm marketing thường xuyên theo dõi xu hướng xảy ra trong lĩnh vực tài chính cá nhân người tiêu dùng để điều chỉnh chiến lược thị trường mục tiêu, định vị marketing-mix của doanh nghiệp cho phù hợp.

3.4 Lối sống, nhân cách và quan niệm về bản thân

Lối sống: Lối sống của một con người hay phong cách sinh hoạt của người đó chứa đựng toàn bộ cấu trúc hành vi được thể hiện qua hành động, sự quan tâm và quan điểm của người đó trong môi trường sống, có thể được mô hình hóa theo những tiêu chuẩn đặc trưng (Ví dụ: khung chuẩn AIO hoặc VAL’s Xem quản trị marketing). Lối sống gắn liền rất chặt chẽ với nguồn gốc xã hội, văn hóa, nghề

5 nghiệp, nhóm xã hội, tình trạng kinh tế, đặc tính cá nhân người tiêu dùng Lối sống liên quan đến việc người tiêu dùng sẽ mua cái gì và cách thức ứng xử của họ Mỗi kiểu lối sống đòi hỏi một kiểu marketing Lối sống một con người theo đuổi có thể thay đổi theo thời gian cùng với những biến động của môi trường sống Hành vi mua sắm của người tiêu dùng cũng thay đổi theo Cập nhật những biến đổi trong lối sống của người tiêu dùng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nghiên cứu marketing khám phá mối liên quan giữa sản phẩm và lối sống, chọn thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm và làm marketing-mix theo lối sống… đã đem lại thành công cho nhiều doanh nghiệp đặc biệt là trong kinh doanh mỹ phẩm, du lịch, xe hơi, xe máy, nhà ở…

Nhân cách: Nhân cách là những đặc tính tâm lý nổi bật, đặc thù tạo ra thế ứng xử những phản ứng đáp lại có tính ổn định và nhất quán đối với môi trường xung quanh của mỗi con người Nhân cách thường được mô tả bằng những đặc tính vốn có của cá thể như: tính tự tin, tính thận trọng, tính tự lập, tính khiêm nhường, tính thích hơn người (hiếu thắng), tính ngăn nắp, dễ dãi, tính năng động, tính bảo thủ, tính cởi mở Nhân cách và hành vi mua sắm có mối quan hệ chặt chẽ Thị hiếu, thói quen trong ứng xử, giao dịch của người tiêu dùng có thể dự đoán được nếu chúng ta biết nhân cách của họ Hiểu biết nhân cách người tiêu dùng sẽ tạo được thiện cảm với họ khi chào hàng, thuyết phục mua và truyền thông.

Quan niệm về bản thân: Quan niệm về bản thân hay sự tự niệm là hình ảnh trí tuệ của một cá nhân về chính bản thân họ Nó liên quan tới nhân cách của mỗi con người Điều quan trọng marketing cần đặc biệt quan tâm khi nghiên cứu sự tự quan niệm là những sản phẩm, thương hiệu được khách hàng ưa chuộng khi chúng thể hiện được hình ảnh của cá nhân Hiểu được mối quan tâm giữa sự tự quan niệm với sản phẩm, dịch vụ người tiêu dùng muốn mua sắm, chúng ta sẽ hiểu được động cơ thầm kín thúc đẩy hành vi của họ Tạo được sản phẩm, xây dựng hình ảnh định vị và các chương trình truyền thông thể hiện được “chân dung” người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu, cần coi là trọng tâm của các nỗ lực marketing trong kinh doanh.

Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân đến hành vi mua một sản phẩm

Kết quả khảo sát thu được từ bảng hỏi

Sau khi tiến hành khảo sát, nhóm đã thu về 160 câu trả lời có kết quả như sau:

1.1 Kết quả điều tra giới tính

Giới tính của người tham gia khảo sát cũng có sự chênh lệch lớn khi 70% người tham gia là nữ

→ Do tỉ lệ người tham gia khảo sát có sự chênh lệch khá lớn nên kết quả điều tra cũng vì thế mà bị ảnh hưởng.

1.2 Kết quả điều tra năm học của sinh viên

Nữ 48 30% Độ tuổi của các bạn sinh viên là từ 18 - 22 tuổi, trong đó phần lớn các bạn sinh viên tham gia khảo sát chủ yếu là sinh viên năm nhất và sinh viên năm hai, chiếm tới 88.8% trên tổng số 160 người tham gia khảo sát.

1.3 Kết quả điều tra thu nhập hàng tháng và lựa chọn giá của smartphone

Từ kết quả khảo sát thu được cho thấy 108 người chưa có thu nhập chiếm 67.5% (do phần lớn đối tượng khảo sát là sinh viên năm 1 chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc) nhưng có tới 63.8% người tham gia quan tâm tới Smartphone có giá trên 10 triệu đồng Điều này cho thấy thu nhập của sinh viên không ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone có giá trên 10 triệu đồng Vậy nên hoàn cảnh kinh tế gia đình sinh viên mới ảnh hưởng nhiều đến hành vi mua Smartphone.

1.4 Kết quả điều tra hãng smartphone đang sử dụng và hãng mong muốn mua

Số lượng Tỷ lệ Chưa có thu nhập

Vấn đề thương hiệu chắc hẳn là một trong những điều các bạn sinh viên quan tâm và không dễ dàng bỏ qua Vì người tiêu dùng thường có tiêu chí lựa chọn những sản phẩm đến từ các thương hiệu lớn, có uy tín.

Hơn một nửa người dùng hiện đang sở hữu Smartphone đến từ Apple với 50.6%. Tuy nhiên, số lượng người muốn mua Iphone cao hơn số người hiện có với 112 người chiếm 70%.

Theo sau đó là Samsung với 21.9% người đang sở hữu, nhưng con số này đã giảm khi chỉ còn 18.1% người dùng mong muốn mua điện thoại mới của hãng này.

1.5 Kết quả điều tra sự hài lòng và lý do đổi smartphone

Hãng smartphone Đang sử dụng Muốn mua

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

Từ kết quả trên cho thấy số người hài lòng với chiếc Smartphone hiện tại của bản thân là 78.1% tuy nhiên vẫn có những người muốn đổi sang một chiếc Smartphone mới do nhiều nguyên nhân khác nhau Có 55.6% người tham gia cho rằng máy ít dung lượng là điều khiến họ muốn đổi máy và theo sau đó là do máy hiện tại quay phim, chụp ảnh cho chất lượng không tốt, chiếm 48.1%.

1.6 Kết quả điều tra những chức năng sử dụng trên smartphone

Như chúng ta đã biết, điện thoại di động ban đầu được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu liên lạc thông thường là nghe, gọi và nhắn tin Chính vì thế mà khi lựa chọn

Smartphone theo chức năng sử dụng thì có 82.5% người quan tâm tới chức năng cơ bản là nghe, gọi và nhắn tin.

Theo sau là sự quan tâm tới nhu cầu giải trí với tỷ lệ cao trong việc xem video, clip (76.9%); chụp hình, quay phim (61.3%), lướt web (55%) Với nhu cầu chơi game và xem tin tức thì có số lượng người quan tâm ngang nhau, cụ thể là 71 người chiếm 44.4% trên tổng số người tham gia.

Cũng có tỷ lệ người dùng lựa chọn nhiều đó là phục vụ cho công việc với 60.6%.

Xếp ở vị trí cuối cùng là phục vụ cho việc làm cảnh và học chỉ có 1 người với 0.6%.

Có thể nhận thấy phần lớn người dùng sử dụng Smartphone chủ yếu để liên lạc, giải trí và làm việc.

1.7 Kết quả điều tra hình dáng và chất lượng smartphone mong muốn

Khi lựa chọn mua một chiếc Smartphone mới, người dùng sẽ đánh giá trên hai tiêu chí: Hình dáng và chất lượng sản phẩm.

Có 93 người trả lời rằng họ muốn một chiếc Smartphone nhỏ gọn, dễ dàng đem theo, chiếm 58.1% Theo sau với 30% người dùng mong muốn một chiếc Smartphone màn hình mỏng.

Bên cạnh đó, cũng nhiều người kỳ vọng vào chất lượng của Smartphone Các tiêu chí được lựa chọn nhiều như: bền, dung lượng cao, dung lượng pin lớn, quay phim,chụp hình đẹp… với các tỷ lệ tương ứng lần lượt 75.6%, 73.5%, 67.5%, 65.6%. Tuy cũng có nhiều người lựa chọn nhưng chỉ có 41.9% người tham gia mong muốn một chiếc Smartphone có diện mạo đẹp Điều này cho thấy phần lớn người dùng quan tâm tới chất lượng hơn thiết kế.

1.8 Kết quả điều tra các nhân tố cá nhân ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên

Các yếu tố Rất không đồng ý

Không đồng ý Trung lập Đồng ý Rất đồng ý Độ tuổi Độ tuổi thích hợp để sử dụng

4.375% 7.5% 14.375% 42.5% 15.625% Độ tuổi sử dụng smartphone nhiều nhất hiện nay là giới trẻ (19-29)

Người lớn tuổi không cần thiết phải sử dụng smartphone

Công việc Công việc cần sử dụng Smartphone 3.125% 2.5% 16.25% 50.625% 26.25%

Smartphone thường xuyên sẽ làm chậm trễ công việc

Smartphone có cấu hình khỏe để chơi game, xem video, lướt web mượt mà

Smartphone có camera sắc nét có thể thỏa mãn đam mê chụp ảnh

Giá cả và điều kiện thanh toán là điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi đưa ra quyết định mua sản phẩm

Tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm

Bị ảnh hưởng từ những đánh giá và góp ý về sản phẩm của người khác

Có thói quen sử dụng điện thoại cũ còn sử dụng được thay vì mua một chiếc mới

Cá tính và sự tự quan niệm

Người cá tính và luôn muốn bắt kịp xu hướng

Người rất quan trọng về vẻ ngoài, mẫu mã của chiếc smartphone

Luôn đặt yếu tố chất lượng sản phẩm (đặc điểm kỹ thuật, dung lượng pin, chất

2.5% 3.125% 15.625% 46.875% 30.625% liệu, ) lên hàng đầu Điều kiện kinh tế

Có thể mua được một chiếc

Mức thu nhập hàng tháng đủ để mua một chiếc

Phân tích kết quả khảo sát

2.1 Độ tuổi Độ tuổi của các bạn sinh viên tham gia khảo sát là từ 18 - 22 tuổi và chủ yếu là các bạn sinh viên năm nhất và năm hai:

Trong đó 58.125% cho rằng độ tuổi thích hợp để sử dụng Smartphone là trên 14 tuổi, ở độ tuổi này nhắm tới đối tượng là học sinh cấp THPT đã trang bị đủ kiến thức, nhận thức với việc sử dụng Smartphone và biết được những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên cũng có 11.875% phản đối ý kiến này

Với sự phát triển của công nghệ, luôn đi theo những xu hướng mới thì giới trẻ ở độ tuổi 19-29 được cho là nhóm người sử dụng smartphone nhiều nhất hiện nay với 77.5%.

Bên cạnh đó với ý kiến người lớn tuổi không cần sử dụng smartphone đã nhận về sự phản đối của 63.125%

→ Thông qua những kết quả trên thì có thể nhận thấy yếu tố lứa tuổi cũng ảnh hưởng đến việc mua Smartphone.

Trong cuộc sống hiện nay, cuộc sống của công nghệ thông tin thì có rất nhiều công việc gắn liền với smartphone Có lẽ vì vậy mà 76.875% người dùng cho rằng công việc của họ cần sử dụng smartphone và 69.375% cho rằng nếu không có smartphone sẽ khiến tiến độ công việc của họ bị ảnh hưởng.

→ Nhu cầu sử dụng smartphone là rất cần thiết, dần trở thành công cụ không thể thiếu đối với nhiều người Và những công việc khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng những loại smartphone khác nhau.

Phần đông người tham gia mong muốn một chiếc smartphone có cấu hình khỏe để có thể chơi game, xem video và lướt web mượt mà hơn với 72.5% → nhu cầu mua smartphone phục vụ cho nhu cầu giải trí, thư giãn.

Tuy nhiên, vượt lên cả nhu cầu thư giãn là đam mê chụp ảnh với 76.25% Có lẽ do tỷ lệ chênh lệch giới tính tham gia khảo sát cũng ảnh hưởng rất nhiều.

Có vẻ phần đông người tham gia đều cho rằng lối sống ảnh hưởng nhiều tới việc mua Smartphone Với 80.625% người thực hiện khảo sát cho rằng vấn đề về giá cả và điều kiện thanh toán là điều mà họ quan tâm khi quyết định có mua một sản phẩm nào đó hay không Đi kèm theo đó là sự tính toán kỹ lưỡng trước việc mua một sản phẩm với 78.75% người tham gia đồng tình với điều đó Điều này cũng dễ hiểu khi phần lớn sinh viên tham gia khảo sát là những người không có thu nhập, vì vậy việc băn khoăn về giá cả cũng như việc tính toán kỹ lưỡng là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, có 77.5% người tham gia cho rằng họ bị ảnh hưởng từ những đánh giá và góp ý về sản phẩm từ người khác Điều này cho thấy các đánh giá của khách hàng trước, những review đến từ các KOL, Idol, nghệ sĩ, hay của nhân viên bán hàng là vô cùng cần thiết.

Cũng có nhiều người cho rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng điện thoại cũ khi nó còn sử dụng được thay vì mua một chiếc mới (58.125%) Đây là một thói quen tốt vì đối với phần lớn sinh viên thì vấn đề tiền bạc là vô cùng quan trọng

2.5 Cá tính và sự tự quan niệm

Do người tham gia khảo sát là sinh viên, những người trẻ tuổi và năng động nên có rất nhiều người luôn muốn bắt kịp xu hướng, chạy theo những sản phẩm “hot”, tỉ lệ người tham gia chạy theo xu hướng chiếm 34.375%.

Tuy chỉ là vấn đề sở thích cá nhân và quan điểm mỗi người nhưng có tới 43.125% người dùng coi trọng “mẫu mã” của sản phẩm.

Theo như số liệu cung cấp thì 77.5% sinh viên quan tâm đến chất lượng của chiếc smartphone Vấn đề có lẽ nằm ở khối lượng công việc cũng như tần suất sử dụng điện thoại của mỗi người nên cấu hình và chức năng quan trọng hơn vẻ ngoài Khi nhu cầu sử dụng cho công việc càng cao thì hệ thống xử lý dữ liệu cũng cần phải được tối ưu để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

Theo khảo sát trước đó về thu nhập thì 67.5% sinh viên cho rằng họ không có thu nhập nhưng 38.75% sinh viên tham gia khảo sát cho rằng điều kiện kinh tế của họ đủ để mua một chiếc smartphone trên 10 triệu đồng Tương tự cũng có 28.125% cho rằng mức thu nhập hiện tại của họ đủ để mua smartphone trên 10 triệu đồng.

→ Có thể thấy, phần lớn sinh viên tham gia khảo sát không thể tự mua một chiếc smartphone trên 10 triệu đồng mà cần đến sự hỗ trợ từ gia đình.

Giải pháp cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp kinh doanh

Chính sách cải thiện chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên uy tín và thương hiệu của các doanh nghiệp Các sản phẩm smartphone dành cho sinh viên cần phải chú ý một số yếu tố như thiết kế mỏng nhẹ, tinh tế, dễ dàng mang theo; đầu tư nâng cấp các hiệu năng, đặc biệt là camera, chất lượng âm thanh, dung lượng pin và bộ nhớ; tạo nguồn cung sản phẩm đa dạng, nhiều chủng loại.

Hiện nay, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 cũng tác động đến lớn đến hành vi mua smartphone của sinh viên Các hình thức dạy học trực tuyến dần phổ biến dẫn tới nhu cầu sử dụng smartphone, laptop và các sản phẩm di động ngày càng tăng cao.

Các dòng sản phẩm smartphone cần được tích hợp đầy đủ các tính năng học tập và làm việc trực tuyến như có webcam, micro, âm thanh, đồng thời cần cải thiện chất lượng màn hình để chống lóa, mỏi mắt với người sử dụng smartphone liên tục.pp

Chính sách về giá thành đối với đối tượng tiêu dùng

Khi hướng tới đối tượng khách hàng là sinh viên phần lớn có điều kiện kinh tế còn hạn hẹp nên doanh nghiệp cần áp dụng các chương trình ưu đãi như: trả góp với lãi suất thấp hoặc 0%; đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá Đặc biệt đối với các sinh

19 viên năm nhất vừa tốt nghiệp Trung học phổ thông, doanh nghiệp bán lẻ nên nên đưa ra những chương trình ưu đãi đối với những sinh viên có thành tích thi đại học tốt như giảm giá, tặng kèm những vật dụng liên quan như tai nghe, sạc dự phòng, tặng voucher khi mua thêm những sản phẩm khác, p

Chính sách phân phối sản phẩm

Trong chính sách phân phối thì địa điểm, cách thức phân phối, không gian trưng bày đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp Việc bố trí cửa hàng sao cho thuận lợi đang là câu hỏi đau đầu không phải của riêng doanh nghiệp nào Các doanh nghiệp kinh doanh có thể bố trí cửa hàng của mình ở gần trường học, khu dân cư đông đúc, đảm bảo vị trí thuận lợi, dễ tìm kiếm. Các doanh nghiệp kinh doanh cũng cần chú ý đảm bảo số lượng máy để phục vụ nhu cầu của sinh viên.p

Mặt khác, thương mại điện tử ngày càng được ứng dụng phổ biến hơn và tạo nên một kênh phân phối đặc biệt hiệu quả Đa số khách hàng tham khảo thông tin qua trang web, internet nhưng chủ yếu vẫn là tham khảo ở các trang bán lẻ, rất ít khi xem từ trang web chính thống của hãng Vì vậy các giao dịch ứng dụng thương mại điện tử thông qua các công cụ hỗ trợ như website, facebook và các trang mạng xã hội khác cần được chú trọng hơn nữa Các doanh nghiệp kinh doanh smartphone nên xây dựng trang web thân thiện, dễ tìm kiếm trên internet, nội dung cung cấp một cách dễ hiểu về các thông tin sản phẩm để người đọc có thể nắm bắt các thông số dễ dàng và tăng thiện cảm đối với nhà sản xuất.p

Chính sách quảng bá sản phẩm

Quảng cáo sản phẩm vẫn luôn là mũi nhọn để xúc tiến quá trình bán hàng Trong thời đại 4.0 hiện nay thì việc các trang mạng xã hội như: Facebook, TikTok, Youtube, Instagram, chiếm trọn thời gian rảnh của hầu hết sinh viên Đặc biệt là nền tảng TikTok vàFacebook Các doanh nghiệp kinh doanh smartphone có thể lợi dụng điểm này để áp dụng các kênh quảng cáo, các chương trình khuyến mãi, hay thậm chí là sử dụng đến các reviewer để review, quảng bá sản phẩm của mình đến các bạn trẻ sinh viên

Ngoài ra, còn có thể lập các kênh video content về smartphone, về những mẹo vặt hay mà không phải người sử dụng nào cũng biết,review về các dòng máy, các sản phẩm phụ kiện, phù hợp với học sinh sinh viên Không những thế, dù đã quảng bá, tuyên truyền trên mạng xã hội, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến thương mại như việc phát tờ rơi, dán poster, băng rôn, ở các địa điểm công cộng, nhiều người qua lại, mọi người dễ chú ý đến vào những dịp khuyến mãi, lễ tết.

Chính sách dịch vụ hỗ trợ đối với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm

Dĩ nhiên chẳng ai muốn mua sản phẩm ở một cửa hàng, doanh nghiệp nếu như họ không được tư vấn, tiếp đón niềm nở khi mua hàng Vậy nên doanh nghiệp cần phải đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, có đủ những hiểu biết về smartphone để tư vấn cho khách hàng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần phát triển hơn nữa dịch vụ chăm sóc khách hàng sau bán (bảo hành) Bởi mặc dù khi mua tại bất kỳ cửa hàng, nhà bán lẻ nào thì người tiêu dùng cũng đều được cam kết bảo hành sản phẩm sau mua, nhưng quá trình này thường diễn ra rất phức tạp, rất dễ đem đến cho khách hàng những trải nghiệm, cảm giác không hài lòng Nên phát triển dịch vụ bảo hành sản phẩm tận nhà, trước khi hết thời hạn bảo hành sản phẩm 1-2 tháng, thường xuyên gọi hỏi khách hàng có gặp vấn đề gì hay có cần hỗ trợ gì về sản phẩm không? Điều này tuy đơn giản nhưng sẽ tạo cho khách hàng cảm giác được quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình, và cũng một phần nào đó thúc đẩy việc tiếp tục mua hàng lần hai.

Nói chung, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua smartphone của sinh viên, quan trọng là người làm marketing cần đem sự thỏa mãn tích cực cho khách hàng hiện tại bằng cách duy trì sự ổn định về phẩm chất, dịch vụ, giá cả,… Ngoài ra, cũng cần cố gắng thu hút những người mua mới bằng cách đưa ra các tính năng,đặc điểm mới của sản phẩm.

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w