Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠINHÓM 3NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNHCHẤP NHẬN VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Trang 2
PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Sử dụng phương pháp tiếp cận nghiên cứu định lượng - đây là cách tiếp cận nhấn mạnh đến phương pháp nghiên cứu có cấu trúc chặt nhẽ nhằm thúc đẩy quá trình lặp lại nghiên cứu và những quan sát có thể định lượng được sử dụng cho phân tích thống kê Phương pháp này tập trung vào kết quả, các biến độc lập và tập trung vào thống kê hành vi thay vì ý nghĩa.
Phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý số liệu
Lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất – quả cầu tuyết Các thành vên trong nhóm phát phiếu khảo sát dựa vào hiểu biết, mối quan hệ xung quanh có thể phát hiện ra các sinh viên chưa sử dụng sách điện tử ở Trường Đại học Thương mại và phát phiếu khảo sát cho những sinh viên đó, tiếp theo sẽ nhờ họ giới thiệu đến những người quen của họ cũng chưa sử dụng sách điện tử để tiến hành mở rộng khảo sát.
3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp:dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp thu thập dữ liệu định lượng.
+ Xin ý kiến sinh viên thông qua biểu mẫu google Likert 5 mức Biểu mẫu bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận và sử dụng sách điện tử và một số thông tin về nhân khẩu.
+ Phát phiếu khảo sát trực tiếp cho sinh viên tại các địa điểm phòng đọc thư viện trường, lớp học.
- Dữ liệu thứ cấp: Nhóm chúng tôi tham khảo qua các tài liệu nghiên cứu trước về ý định chấp nhận và sử dụng của sản phẩm, dịch vụ khác cũng như các tạp chí, mạng internet nhằm tổng quan được lý thuyết phục vụ cho bài nghiên cứu.
3.2.2.1 Xây dựng thang đo chính thức
Từ mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu, chúng tôi xây dựng thang đo chính thức gồm 6 thành phần, 25 biến quan sát:
TT Biến quan sát Mã hóa
Nhận thức dễ sử dụng
1 Ai cũng có thể sử dụng sách điện tử SD1
2 Người đọc chỉ cần một thiết bị cài đặt phần mềm đọc sách điện tử như máy tính, smartphone, tablet,… SD2
3 Tìm kiếm nguồn sách điện tử trên mạng rất phong phú và đa dạng SD3
4 Cho phép điều chỉnh (ánh sáng, cỡ chữ,…) để thuận tiện cho người dùng SD4
Nhận thức sự hữu ích
5 Giúp lưu trữ được số lượng lớn do không gian lưu trữ nhỏ và giúp thuận tiện trong bảo quản HI1
6 Kết nối, tương tác với các tài liệu tham chiếu và chia sẻ một cách dễ dàng HI2
7 Giá cả của sách điện tử thường thấp hơn sách in HI3
Giúp ích cho việc học ngoại ngữ do các phần mềm đọc đều tích hợp từ điển để người đọc có thể tra từ, phát âm, định nghĩa theo ngữ cảnh,… HI4
9 Mua sách điện tử sẽ nhận được sách một cách nhanh chóng HI5
10 Bảo vệ môi trường khỏi các chất thải từ hoạt động in ấn và phá rừng lấy gỗ HI6
11 Sách điện tử bảo đảm tính nguyên bản của sách in TT1
12 Bản quyền của sách điện tử được các nhà cung cấp kiểm định TT2
13 Sử dụng sách điện tử có thể duy trì thói quen đọc sách TT3
14 Quá trình thanh toán trực tuyến khi mua sách điện tử được diễn ra an toàn TT4
15 Thông tin và nội dung được cung cấp tối đa các tài liệu nghe, nhìn như chữ in, hình ảnh, âm thanh,video… ĐM1
16 Hỗ trợ tính năng người dùng được phép đặt liên kết ĐM2
17 Sách điện tử có cập nhật các phiên bản ĐM3 Ảnh hưởng của xã hội
18 Các trường học trên cả nước dần triển khai các phần mềm giáo dục trực tuyến và thư viện điện tử AH1
19 Mọi người xung quanh tôi đang sử dụng sách điện tử một cách phổ biến AH2
20 Bản thân được bạn bè, gia đình, người thân giới thiệu sử dụng AH3
21 Bản thân được những người có ảnh hưởng gợi ý, khuyến khích sử dụng AH4 Ý định chấp nhận và sử dụng sách điện tử
22 Tôi dự định sẽ sử dụng sách điện tử YD1
23 Tôi sẵn sàng trả phí khi sử dụng sách điện tử YD2
24 Tôi sẽ giới thiệu sách điện tử cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp, gia đình YD3
25 Tôi cho rằng tương lai sách điện tử có thể thay thế được phần lớn sách in YD4
- Thiết kế bảng câu hỏi:
Phần 1: Thông tin cá nhân của sinh viên điều tra.
Phần 2: Bảng câu hỏi được thiết kế căn cứ và khung nghiên cứu của đề tài Để đo lường các biến quan sát trong Bảng khảo sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ.Dạng thang đo Likert 5 là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đánh giá của đối tượng điều tra, nghĩa là 5 điểm biến thiên từ mức độ đánh giá Hoàn toàn không đồng ý đếnHoàn toàn đồng ý.
Dựa vào nghiên cứu của Hair và cộng sự (1998), phương pháp xác định kích thước mẫu áp dụng dựa theo phân tích nhân tố khám phá EFA, kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát hay tổng số câu hỏi khảo sát
Kích thước mẫu = số biến quan sát x 5 = 25 x 5 = 125 Ước tính tỉ lệ trả lời là khoảng 80%, do đó bài nghiên cứu thu thập dữ liệu với kích thước mẫu tối thiểu là 156 Để đảm bảo tính đại diện cho nghiên cứu, nhóm chúng tôi dự kiến khảo sát với kích thước mẫu là 250 Hình thức khảo sát bằng biểu mẫu google và phỏng vấn trực tiếp.
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 23.
Nhập dữ liệu vào mã hóa các thuộc tính: Name, Type, Width, Decimal, Value Dùng lệnh Frequency để phát hiện các dữ liệu lỗi, sau đó kiểm tra lại và điều chỉnh cho phù hợp.
3.2.3.2 Nghiên cứu mô tả dữ liệu
Sử dụng phương pháp thống kê tần số (số lần xuất hiện của một quan sát trong biến quan sát đó) Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu để thống kê các nhân tố nhân khẩu học: độ tuổi, thu nhập, nơi ở hiện tại Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích thông tin về đối tượng trả lời phiếu khảo sát thông qua trị số Mean, giá trị Min – Max, giá trị khoảng cách.
3.2.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach Alpha:
– Hệ số Cronbach Alpha dùng để tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không và giúp loại bớt các biến không phù hợp Cronbach Alpha được đánh giá theo nguyên tắc như sau:
+ < 0,6: Thang đo nhân tố là không phù hợp (trong môi trường nghiên cứu đối tượng khảo sát không có cảm nhận về nhân tố được đề cập)
+ 0,6 – 0,7: Chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu
+ ≥ 0,95: Chấp nhận được nhưng không tốt, nên xem xét các biến quan sát có hiện tượng “trùng biến”
(Nguồn: Nunnally, 1978, Peterson, 1994; trích bởi Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
– Hệ số tương quan biến tổng cho biết mức độ “liên kết” giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại bằng việc lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng biến còn lại của thang đo Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể
+ Hệ số tương quan biến – tổng > 0,3: chấp nhận biến
+ Hệ số tương quan biến – tổng < 0,3: loại biến
(Nguồn: Nunnally & cộng sự 1994, trích bởi Nguyễn Đình Thọ, 2013)
3.2.3.4 Kiểm định giá trị của thang đo
Kiểm định giá trị thang đo là kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng khái niệm và giữa các khái niệm với nhau thông qua phân tích EFA (Nguyễn Đình Thọ,
2013) Phân tích nhân tố khám phá EFA dùng để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập các nhân tố nhỏ có ý nghĩa hơn
– Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) trong EFA là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc
(2008), hệ số KMO được áp dụng như sau:
+ 0,5 ≤ KMO ≤ 1: đủ điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố
+ KMO < 0,5: phân tích nhân tố không thích hợp với dữ liệu – Phép xoay Varimax và
Hệ số tải nhân tố (Factor loadings): là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố Các hệ số này được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo
+ Giá trị hội tụ: Các biến trong cùng 1 thang đo thể hiện cùng 1 khái niệm nghiên cứu.
Hệ số tải nhân tố < 0,5 thì nên loại biến quan sát đó để đảm bảo giá trị hội tụ giữa các biến Hệ số này phải thỏa điều kiện > 0,5 (Nguyễn Đình Thọ, 2013)
Xử lý và phân tích dữ liệu
3.3.1 Kết quả thống kê mô tả
Theo kích thước mẫu đã được xác định ở mục trước là 200 Do đó, để đảm bảo độ tin cậy và tính đại diện của mẫu nghiên cứu 265 bảng câu hỏi được phát ra.
Theo thực tế, kết quả thu về có 15 mẫu không hợp lệ (5,6%) do trả lời sai yêu cầu, thiếu hoặc bỏ sót thông tin và 250 mẫu hợp lệ (94,4%) được sử dụng làm dữ liệu phân tích.
3.3.1.2 Thống kê mô tả biến quan sát
Dựa trên phương pháp nghiên cứu đã trình bày, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê tần số các thông tin gồm: Khoá, Khoa
Thông tin Nội dung Số lượng %
Hệ thống thông tin và Thương mại điện tử 13 5,2
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế 137 54,8
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng 10 4,0
Bảng 3.1: Kết quả thống kê quan sát
Với tổng số 250 phiếu trả lời Theo quá trình học tập (48%) sinh viên đang học năm thứ 2 khóa 57, (44,4%) sinh viên đang học năm thứ 3 khóa 56, còn lại là sinh viên khóa 55, khoá 54 với tỷ trọng lần lượt là 5,6% và 2% Nghiên cứu cho thấy sinh viên năm 2 và sinh viên năm 3 có ý định tiếp cận với sách điện tử nhiều hơn cả do nhu cầu sử dụng sách điện tử lớn hơn khi phải đối mặt với hình thức học trực tuyến trong thời gian dài.
Theo khối ngành, sinh viên đang theo học (54,8%) khối ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế (đứng vị trí thứ nhất) và 11,6% sinh viên học khối ngành quản trị kinh doanh(đứng thứ 2) Nghiên cứu cho thấy, khi học ngành đòi hỏi sự linh hoạt, kiến thức rộng, cấp thiết thì sinh viên kinh doanh có xu hướng tìm đến sách điện tử càng nhiều để trau dồi thêm kiến thức, vừa nhanh vừa tiện lợi.
3.3.1.4 Thống kê mô tả các yếu tố tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng sách điện tử:
- Nhân tố “Sự dễ sử dụng”:
Nhân tố “Sự dễ sử dụng” có 4 biến quan sát, mức độ không đánh giá cao nhất là 1 và đánh giá cao nhất là 5, giá trị đánh giá trung bình cao nhất là 4.16 đối với biến “cho phép điều chỉnh (ánh sáng, cỡ chữ,…) để thuận tiện cho người dùng” Điều này thể hiện các nền tảng sách điện tử hiện nay rất dễ sử dụng, đa dạng chế độ và chức năng đi kèm, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi đọc sách.
- Nhân tố “ Sự hữu ích”:
Nhân tố “Sự hữu ích” có 6 biến, mức độ đánh đánh giá cao nhất là 5, giá trị trung bình cao nhất là 4.26 đối với biến “Bảo vệ môi trường khỏi các chất thải từ hoạt động in ấn và phá rừng lấy gỗ” và giá trị 4.19 đối với biến “Giúp lưu trữ được số lượng lớn do không gian lưu trữ nhỏ và giúp thuận tiện trong bảo quản” Nhìn chung sinh viên có quan tâm đến vấn đề môi trường và hài lòng với sự hữu ích mà sách điện tử mang lại.
- Nhân tố “ Sự tin tưởng”:
Nhân tố “Sự tin tưởng” có 4 biến quan sát, qua kết quả thống kê mô tả cho thấy sinh viên chủ yếu đánh giá cao biến “Quá trình thanh toán trực tuyến khi mua sách điện tử được diễn ra an toàn” với giá trị trung bình là 3.77 và “Sử dụng sách điện tử có thể duy trì thói quen đọc sách” không được đánh giá cao với giá trị trung bình là 3.51 Do đó, có thể nhận thấy sinh viên chưa hoàn toàn tin tưởng sử dụng sách điện tử lâu dài để phát triển thói quen đọc sách của mình.
- Nhân tố “ Tính đổi mới”: Đối với 3 biến của nhân tố “Tính đổi mới”, giá trị trung bình được quan tâm nhiều nhất là 3.96 của biến “Thông tin và nội dung được cấp tối đa các tài liệu nghe, nhìn như chữ in, hình ảnh, âm thanh, video…” và 3.84 của biến “Sách điện từ có cập nhật các phiên bản” Như vậy, sinh viên hài lòng với những tính năng mới, tiện ích của sách giúp hấp dẫn sinh viên hơn trong quá trình đọc.
- Nhân tố “Ảnh hưởng của xã hội”:
Nhân tố “Ảnh hưởng của xã hội” gồm 4 biến quan sát, có thể thấy từ kết quả thống kê các biến “Các trường học trên cả nước dần triển khai các phần mềm giáo dục trực tuyến và thư viện điện tử” và “Mọi người xung quanh tôi đang sử dụng sách điện tử một cách phổ biến” là cao nhất với giá trị trung bình lần lượt là 3.98, 3.64 Nhìn chung sinh viên quan tâm nhiều đến sự phổ biến và được sử dụng rộng rãi của sách điện tử
- Nhân tố “ Ý định chấp nhận và sử dụng sách điện tử”:
Nhân tố này gồm 4 biến quan sát, với mức 3.9, biến quan sát có mức độ đánh giá cao nhất là “Tôi dự định sẽ sử dụng sách điện tử” Đối với biến quan sát có giá trị trung bình thấp nhất là 3.58 là “ Tôi sẵn sàng trả phí khi sử dụng sách điện tử” và “ Tôi cho rằng tương lai sách điện tử có thể thay thế được phần lớn sách in” Từ đó cho thấy người dùng vẫn chưa hoàn toàn hài lòng về giá cả và tầm quan trọng của sách điện tử.
3.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhằm loại bỏ các biến không phù hợp, tránh gây nhiễu trong quá trình phân tích Hệ số Cronbach's Alpha và Hệ số tương quan biến – tổng theo như trình bày trong phần Phương pháp xử lý số liệu
Khi biến đo lường thỏa các điều kiện trên sẽ được giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Ngược lại, biến đo lường nào không thỏa mãn một trong các điều kiện trên sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu.
Biến quan sát Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến này Nhận thức dễ sử dụng (SD): Cronbach’s Alpha = 0.738
Nhận thức sự hữu ích (HI): Cronbach’s Alpha = 0.793
Sự tin tưởng (TT): Cronbach’s Alpha = 0.80
Tính đổi mới (ĐM): Cronbach’s Alpha = 0.795 ĐM1 0.603 0.757 ĐM2 0.661 0.695 ĐM3 0.654 0.705 Ảnh hưởng của xã hội (AH): Cronbach’s Alpha = 0.846
AH4 0.722 0.787 Ý định chấp nhận và sử dụng sách điện tử (YD): Cronbach’s Alpha = 0.811
Bảng 3.2: Kết quá đánh giá độ tin cậy của thang đo
Như vậy, qua kết quả kiểm tra độ tin cậy của thang đo, có 21 biến quan sát của 5 thang đo sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA, những biến quan sát này giữ nguyên theo những biến quan sát ban đầu đưa vào mô hình Ngoài ra, 4 biến quan sát của ý định chấp nhận và sử dụng sẽ được đưa vào phân tích nhân tố.
3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Kiểm định giá trị thang đo hay phân tích nhân tố là kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của từng khái niệm và giữa các khái niệm với nhau thông qua phân tích nhân tố khám phá.
Kết quả thu được khi tiến hành phân tích nhân tố EFA:
Dựa vào kết quả thu được ta có thể thấy các chỉ tiêu về hệ số KMO và kiểm định Bartlett đều đảm bảo yêu cầu và có 5 nhân tố được giữ lại trong mô hình nghiên cứu.