1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phòngtrọ của sinh viên ngoại tỉnh đại học thương mại

80 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Lựa Chọn Phòng Trọ Của Sinh Viên Ngoại Tỉnh Đại Học Thương Mại
Tác giả Nhóm 05
Người hướng dẫn Ths. Vũ Thị Thùy Linh
Trường học Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 7,23 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
    • 1.2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu (11)
      • 1.2.1. Mục đích nghiên cứu (11)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
      • 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu (12)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu (13)
    • 1.5. Kết cấu đề tài (13)
  • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 2.1. Tổng quan các nghiên cứu tài liệu (13)
  • CHƯƠNG 3 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (16)
    • 3.1. Khái niệm cơ bản về nhà trọ (16)
    • 3.2. Phân loại nhà trọ sinh viên (17)
      • 3.2.1. Nhà trọ theo dãy (17)
      • 3.2.2. Nhà thuê riêng (17)
      • 3.2.3. Nhà chung chủ (17)
      • 3.2.4. Chung cư mini (17)
      • 3.2.5. Ký túc xá (17)
    • 3.3. Khung lý thuyết (17)
    • 3.4. Mô hình nghiên cứu (20)
    • 3.5. Giả thuyết nghiên cứu (21)
    • 3.6. Phương pháp nghiên cứu (22)
      • 3.6.1. Thiết kế nghiên cứu (0)
      • 3.6.2. Quy trình nghiên cứu (23)
    • 3.7. Nghiên cứu định tính (24)
    • 3.8. Phương pháp thu thập số liệu và kích thước mẫu (27)
      • 3.8.1. Phương pháp thu thập số liệu (27)
      • 3.8.2. Tổng thể nghiên cứu và khung mẫu (27)
      • 3.8.3. Phương pháp chọn mẫu (28)
      • 3.8.4. Tiến hành chọn mẫu và điều tra (28)
      • 3.8.5. Công cụ nghiên cứu (28)
      • 3.8.6. Kích thước mẫu (29)
      • 3.8.7. Cách thức thu thập và xử lý số liệu (29)
    • 3.9. Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá sơ bộ các thang đo (31)
      • 3.9.1. Xây dựng bảng câu hỏi (31)
      • 3.9.2. Xây dựng thang đo (31)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN (37)
    • 4.1. Phân tích thống kê mô tả (37)
    • 4.2. Kiểm định Cronbach's Alpha (46)
      • 4.2.1. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập (46)
      • 4.2.2. Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc (49)
    • 4.3. Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory FactorAnalysis) (49)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố EFA với các biến độc lập (49)
      • 4.3.2. Phân tích EFA cho biến phụ thuộc (52)
    • 4.4. Phân tích tương quan Pearson (53)
    • 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy (55)
      • 4.5.1. Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư (55)
      • 4.5.2. Kiểm định vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư (60)
      • 4.5.3. Liên hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập (60)
    • 4.6. Tổng quan kết quả nghiên cứu (61)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (64)
    • 5.1. Kết luận (64)
    • 5.2. Kiến nghị (64)
      • 5.2.1. Giá cả (64)
      • 5.2.2. Vị trí (65)
      • 5.2.3. Dịch vụ (65)
  • PHỤ LỤC (69)

Nội dung

Với tầm quan trọng của vấn đề trên, nhóm chúng em sẽ tiến hành nghiên cứuđề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phòng trọ của sinhviên ngoại tỉnh Đại học Thương mại”

PHẦN MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Nhà trọ dành cho sinh viên luôn là một trong những đề tài được rất nhiều bậc phụ huynh cũng như của những bạn tân sinh viên quan tâm tìm hiểu Thật vậy, mỗi

9 khi đỗ đại học, việc tìm được một phòng trọ phù hợp với nhu cầu bản thân các sinh viên là rất quan trọng, việc này tốn cũng không ít thời gian cũng như công sức bỏ ra.

Nhà trọ là nơi cư trú, nơi đảm bảo môi trường sống, là nơi để sinh viên tự học tập, nghiên cứu sau những giờ lên lớp, đồng thời còn là nơi tái tạo sức khoẻ sau khi học tập mệt mỏi Việc sinh viên phải sống trong điều kiện tạm bợ, mất an ninh, môi trường không tốt, giá cả phòng trọ cao hay các nhà trọ không đủ tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn, vệ sinh, về phòng cháy chữa cháy cũng như môi trường tự học tập của sinh viên thuê trọ là một thực tế rất cần được quan tâm Nếu không được giải quyết kịp thời thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên Chính vì thế, vấn đề nhà trọ cho sinh viên là hết sức thiết thực và cấp bách, thế nhưng vấn đề này chỉ nhận được rất ít sự quan tâm, chỉ là hình thức quy mô nhỏ, chưa đi sâu từ nhiều phía: chính sách hỗ trợ từ nhà nước, lãnh đạo các cơ quan ban ngành, các cơ quan đơn vị trường học, địa phương nơi sinh viên đang sống và học tập.

Qua các năm, số lượng sinh viên Trường Đại học Thương mại ngày càng tăng cao nên nhu cầu về nhà trọ, chỗ ở là một vấn đề vô cùng cần thiết Do đó, kinh doanh nhà trọ trở thành loại hình kinh doanh khá hấp dẫn Hiểu biết cặn kẽ các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê phòng trọ của sinh viên sẽ giúp cho trường có hướng đi đúng đắn trong việc hỗ trợ việc thuê phòng trọ cho sinh viên cũng như là một dữ liệu quan trọng cho việc xây dựng ký túc xá sau này Hơn nữa sẽ giúp cho các chủ trọ thay đổi để thu hút và đáp ứng được nhu cầu ở trọ của sinh viên.

Với tầm quan trọng của vấn đề trên, nhóm chúng em sẽ tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại” để từ đó giúp cho nhà trường có nhìn nhận chính xác hơn trong việc ra quyết định thuê phòng trọ của sinh viên cũng như có hướng đi đúng đắn trong việc là cầu nối giữa sinh viên với phòng trọ.

Xác lập các vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Mục đích nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm mục đích giúp các bạn sinh viên ngoại tỉnh nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê phòng trọ, từ đó có thể có các biện pháp cân nhắc, xem xét kĩ lưỡng về việc thuê trọ sao cho phù hợp và đảm bảo tốt các nhu cầu của bản thân về sinh hoạt và học tập, đồng thời giúp cho các chủ trọ có biện pháp thu hút nhiều sinh viên ngoại tỉnh đến thuê trọ

Tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên trường Đại học Thương mại; Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên trường Đại học Thương mại; Đề xuất giải pháp cho việc đưa ra quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại sao cho phù hợp với nhu cầu bản thân.

Câu hỏi nghiên cứu khái quát:

Nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại?

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

Nhân tố giá cả có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại không?

Nhân tố cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại không?

Nhân tố vị trí địa lý có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại không?

Nhân tố an ninh có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại không?

Nhân tố dịch vụ có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại không?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.

Về không gian: Tiến hành nghiên cứu tại trường Đại học Thương mại

Về thời gian: Từ 29/08/2021 đến 01/11/2021

Khách thể nghiên cứu: Sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại

Ý nghĩa nghiên cứu

Đối với sinh viên: Giúp các bạn sinh viên có thêm lý luận để đưa ra quyết định lựa chọn phòng trọ cho phù hợp, thuận tiện trong học tập và sinh hoạt, để tránh gặp phải những tình huống xấu, lừa đảo hoặc không phù hợp với khả năng chi trả. Đối với gia đình sinh viên: Từ bài nghiên cứu, gia đình có thể giúp con mình tìm được trọ phù hợp, phần nào cảm thấy yên tâm khi con đi học xa và đáp ứng được nguồn tài chính Đối với cộng đồng xã hội (ở đây là chủ các nhà trọ): Qua những thông tin có trong bài nghiên cứu, các chủ trọ dựa vào các yếu tố được nêu để cải thiện/thay đổi phòng trọ mình, thu hút được nhiều sinh viên thuê trọ, tăng thu nhập cho bản thân.

Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài gồm 5 chương:

KHUNG LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khái niệm cơ bản về nhà trọ

Nhà trọ là những ngôi nhà ở hay là cơ sở, công trình kiến trúc được xây dựng hoặc sử dụng để cung cấp chỗ ở tạm thời cho một hay nhiều người và người thuê phải trả cho người chủ trọ một khoản phí là tiền thuê trọ Phòng trọ là một phòng trong một tòa nhà hoặc dãy nhà.

Phân loại nhà trọ sinh viên

Loại này thường tập trung ở các làng sinh viên, nơi mà có mật độ sinh viên cao với đặc điểm: diện tích lớn; xây dựng dưới dạng nhà cấp bốn, nhà dãy

Thuê nhà riêng được khá nhiều bạn sinh viên lựa chọn thay thế cho những khu nhà trọ chật chội Sinh viên thuê những khu nhà lớn và ở từ 15 đến 30 người

Loại phòng này vừa có đặc điểm của nhà dãy vừa có đặc điểm của nhà riêng Sinh viên ở cùng chủ nhà dưới dạng thường gặp là: chủ nhà ở tầng 1, cho sinh viên thuê tầng 2, tầng 3, hoặc chủ nhà thừa 1, 2 phòng dành cho sinh viên thuê

Chung cư mini là một dạng chung cư thu nhỏ của các cá nhân đứng ra mua bán, thường có diện tích từ 25 – 50 m và phù hợp với những người có nguồn tài chính 2 từ tầm thấp đến tầm trung.

Ký túc xá của nhà trường luôn được các bạn sinh viên ưu tiên hàng đầu Sống trong kí túc, tạo tâm lý yên tâm cho sinh viên trong học tập với mức giá thuê hợp lí, phù hợp với khả năng chi tiêu, các dịch vụ công cộng với mức giá thấp, sinh viên còn được cập nhật thông tin về lớp một cách nhanh nhất.

Khung lý thuyết

Hệ thống các lý thuyết

Thuyết vị thế chất lượng của Hoàng Hữu Phê và Wakely

Theo thuyết vị thế - chất lượng của Hoàng Hữu Phê và Wakely, giá trị nhà ở tạo bởi hai thành phần là vị thế xã hội và chất lượng nhà ở, trong đó vị thế xã hội là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà Tùy theo hình thái xã hội, các khu dân cư tạo các vành đai đồng tâm quanh các thế cực xã hội

Theo logic của thuyết vị thế - chất lượng, vị thế sẽ được đo bằng sự gần gũi đối với việc làm ở trung tâm thành phố và như vậy khoảng cách vật lý từ trung tâm sẽ trùng với khoảng cách vị thế Vị trí về chỗ trọ là một địa điểm cụ thể được xác định trên một khu vực, nơi mà sinh viên quan tâm khi thuê trọ, đảm bảo gần trường học, các dịch vụ tiện lợi và các trung tâm (anh ngữ, tin học, v.v ) để thuận tiện cho việc di chuyển và tiết kiệm thời gian.

Thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow

Theo thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người được phân chia thành 5 loại:

Hình 3.1: Tháp nhu cầu của Maslow

Trong 5 tầng trên, nhu cầu của con người đi từ đáy lên đến đỉnh tháp Nghĩa là nhu cầu dưới đáp ứng đầy đủ theo mong muốn, họ sẽ chuyển dần lên các nhu cầu cao hơn.

Thang bậc 1 – Nhu cầu sinh lí Đây là nhu cầu cơ bản nhất, bắt buộc phải đáp ứng được để con người có thể sống, tồn tại Các nhu cầu khác chỉ được kích hoạt khi nhu cầu này được đáp ứng

Khẳn g Tôn trọng Giao tiếp xã hội

Nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu như hơi thở, thức ăn, nước uống, quần áo, nơi ở,… Khi những nhu cầu này được thỏa mãn thì con người mới có thể hoạt động và phát triển tốt.

Thang bậc 2 – Nhu cầu an toàn Đây là nhu cầu được kích hoạt khi nhu cầu thể chất được thỏa mãn và xảy ra trước các nhu cầu khác Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu an toàn Nếu nhu cầu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không được tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không được thực hiện.

Thang bậc 3 - Nhu cầu quan hệ tình cảm

Khi tất cả những nhu cầu cơ bản của bản thân được đáp ứng đầy đủ họ bắt đầu muốn mở rộng mối quan hệ của mình như tình bạn, tình yêu, đồng nghiệp,… vì họ lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập cộng đồng.

Thang bậc 4 – Nhu cầu được kính trọng

Con người luôn mong muốn được người khác coi trọng, chấp nhận.

Nhu cầu kính trọng trong tháp nhu cầu của Maslow được chia làm 2 loại: Lòng tự trọng là một yếu tố cực kì quan trọng để phát triển bản thân, nó thể hiện ở việc tự coi trọng phẩm giá đạo đức của bản thân

Nhu cầu được người khác tôn trọng được thể hiện thông qua danh tiếng, địa vị trong xã hội hoặc trong một tổ chức tập thể nào đó. Để đạt được nhu cầu kính trọng này, con người cần phải cố gắng nỗ lực để phát triển bản thân, chuyên môn Nhu cầu này được thể hiện rõ nhất ở việc cố gắng thăng tiến trong công việc.

Thang bậc 5 – Nhu cầu phát huy bản ngã Đây là nhu cầu cao nhất của con người, nó nằm ở đỉnh của tháp nhu cầu Maslow Khi bạn đã thỏa mãn được 4 nhu cầu bên dưới, nhu cầu muốn thể hiện bản thân để được ghi nhận bắt đầu xuất hiện Theo Maslow cho rằng nhu cầu này không xuất phát từ việc thiếu một cái gì đó như 4 nhu cầu trên mà nó xuất phát từ mong muốn phát triển con người.

Thuyết về sự lựa chọn trong tiêu dùng của Mankiw.

Theo N Gregory Mankiw: “Quá trình ra quyết định của cá nhân được định hướng bởi sự tối đa hóa tính hữu ích trong một lượng ngân sách hạn chế”.

Theo đó, với giả thuyết con người là duy lý và thông tin trên thị trường là hoàn hảo, hành vi của người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng bởi hai yếu tố cơ bản sau:

Thứ nhất, sự giới hạn của ngân sách (thu nhập): mọi người đều chịu sự giới hạn hay ràng buộc về mức thu nhập của họ Khi quyết định mua một loại hàng hóa nào đó, người ta thường phải xem xét đến khả năng chi trả, khả năng đánh đổi của họ để có được hàng hóa này thay vì hàng hóa khác

Thứ hai, mức hữu dụng cao nhất: người tiêu dùng chỉ lựa chọn những loại hàng hóa, dịch vụ nào mang lại lợi ích lớn nhất - tổng hòa những giá trị mà người tiêu dùng nhận được khi lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ đó.

Mô hình nghiên cứu

Sau khi nghiên cứu mô hình và tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại, nhóm đã kế thừa các nghiên cứu trước đó và dự kiến sử dụng khung phân tích với 5 nhân tố phổ biến như sau:

H2(+) Quyếết đ nh l a ch n ị ự ọ phòng tr c a sinh ọ ủ viến ngo i t nh Đ i ạ ỉ ạ

Hình 3 2 : Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại

- Biến phụ thuộc: Quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại

- Biến độc lập: Giá cả (H1); Cơ sở vật chất (H2); An ninh (H3); Vị trí (H4);Dịch vụ (H5).

Giả thuyết nghiên cứu

Giá cả thuê trọ là khoản tiền người chủ cho thuê phòng đặt ra và người đi thuê đồng ý trả theo tháng/quý/năm để được quyền sở hữu, sử dụng chỗ ở đó Đây luôn là vấn đề sinh viên rất quan tâm do đây là thành phần có thu nhập thấp nên sẽ có những sự lựa chọn khác nhau Theo thuyết về sự lựa chọn trong tiêu dùng của Mankiw, đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 1 (H1): Nhân tố giá cả ảnh hưởng cùng chiều đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.

Theo thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, cơ sở vật chất nằm trong nhu cầu sinh lí, là nhu cầu cơ bản nhất của con người Cơ sở vật chất là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu sinh sinh hoạt tối thiểu của con người diện tích phòng, không gian phòng thoáng mát, kết cấu hạ tầng vững chắc, nhà vệ sinh đáp ứng mức tiêu chuẩn cơ bản.

Từ lập luận trên, đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 2 (H2): Nhân tố cơ sở vật chất có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.

An ninh là tình hình trật tự xã hội bình thường, không rối loạn, có khả năng giữ vững sự an toàn trước những mối đe dọa Theo thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow, vấn đề an ninh thuộc thang bậc thứ hai, là nhu cầu tối thiểu đối với con người được khẳng định thông qua mong muốn ít xảy ra các tệ nạn xã hội, đảm bảo an toàn Từ lý thuyết trên, đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 3 (H3):Nhân tố an ninh có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.

Vị trí là nơi chốn hoặc vị trí là địa vị, vai trò trong xã hội Dựa vào lý thuyết vị thế

- chất lượng của Hoàng Hữu Phê và Wakely, ở đề tài này vị trí được hiểu là địa chỉ của trọ, khoảng cách địa lý từ trọ đến trường, đến các điểm trung tâm (bến xe, trung tâm Tiếng Anh…), vị trí mà sinh viên quan tâm khi thuê trọ vì tiện cho việc di chuyển và tiết kiệm thời gian Từ lý thuyết trên, đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 4 (H4): Nhân tố vị trí có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.

Theo thuyết phân cấp nhu cầu Maslow, dịch vụ là sự phục vụ góp phần đáp ứng nhu cầu của cá nhân hay tập thể khác Dịch vụ ở phòng trọ là các dịch vụ cơ bản cần thiết như ăn uống, y tế, điện, nước, wifi,…đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập của con người Từ lý thuyết trên, xây dựng giả thuyết:

Giả thuyết 5 (H5): Nhân tố dịch vụ có tác động cùng chiều đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sẽ vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là các sinh viên ngoại tỉnh tại trường Đại học Thương mại

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp phỏng vấn sâu các bạn sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại nhằm thu thập, phát hiện, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát phù hợp với đề tài nghiên cứu của nhóm.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp phát bảng câu hỏi đến các đối tượng sinh viên ngoại tỉnh, số mẫu thu được là 322 và số mẫu hợp lệ là 303 Từ cơ sở dữ liệu thu thập được tiến hành phân tích mẫu nghiên cứu, kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phương pháp phân tích nhân tố EFA thông qua phần mềm SPSS 20.0.

Nghiên cứu định tính

Nhóm thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các cá nhân khác nhau (đều là sinh viên ngoại tỉnh) đang học tập tại trường Đại học Thương mại Các cuộc phỏng vấn đều diễn ra độc lập từ 05/10/2021 đến 08/10/2021 trên Internet thông qua phần mềm

Zoom Thời lượng cho mỗi cuộc phỏng vấn khoảng 10 – 15 phút Nội dung các cuộc phỏng vấn đều được quay video và ghi âm lại Sau đó, các bản ghi âm được nhóm tiến hành bóc băng và trích xuất dữ liệu chính trong mỗi câu trả lời liên quan đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đó, nhóm tiến hành loại các yếu tố trùng lặp, trao đổi, bàn luận và đưa ra các biến quan sát phù hợp và phổ biến với đề tài nghiên cứu.

Cụ thể, kết quả sau khi bóc băng như sau:

Giá cả là một vấn đề luôn được quan tâm nhất đối với các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên khi đi thuê trọ Điều này càng được khẳng định rõ ràng thông qua việc phỏng vấn 5 nhóm sinh viên ngoại tỉnh của Đại học Thương mại Họ đều đồng quan điểm với nhau về vấn đề giá cả khi thuê trọ là điều quan trọng để đưa ra quyết định có nên thuê trọ hay không Nhìn chung, những bạn được phỏng vấn đều thoải mái chia sẻ về mức giá phòng trọ và đưa ra cảm nhận của bản thân về mức giá đó N53 cho rằng:

“Mình cảm thấy mức giá đó khá phù hợp với mặt bằng chung hiện nay” Một đánh giá khá tốt về mức giá thuê trọ, bởi chúng ta biết rằng, giá cả luôn phù hợp với chất lượng phòng trọ mang lại Vì vậy, các bạn sinh viên đều cảm thấy hài lòng với mức giá đó

Nhân tố cơ sở vật chất

Song song với giá cả phòng trọ đưa ra, cơ sở vật chất của phòng trọ cũng là một nhân tố không thể thiếu trong mỗi phòng trọ N52 cho rằng: “Đi thuê phòng chính là đi thuê cơ sở vật chật của người ta, cho nên cơ sở vật chất là nhân tố quan trọng”.

N55 khẳng định rằng: “Ví dụ mình ở nơi cũ kỹ quá thì cuộc sống khó khăn Khi mình đã bỏ tiền ra thì mình cố gắng tìm những nơi nào sạch sẽ, khang trang, các trang thiết bị đầy đủ một chút Bạn mình ngày xưa cũng thuê phòng trọ hơn 1 triệu/tháng thôi nhưng rất cũ kỹ, nhà vệ sinh cũng không được sạch sẽ Mình không nghĩ là bạn có thể ở đấy được Tiền nào của nấy” Hầu hết các bạn được phỏng vấn đều đồng quan điểm với việc lựa chọn phòng trọ có công trình phụ khép kín, đạt chuẩn xây dựng, cơ sở vật chất tốt, bền, ít hỏng hóc đảm bảo tiện lợi trong sinh hoạt Nói vậy để thấy rằng, cơ sở vật chất bên trong phải luôn đảm bảo phù hợp với mức giá đưa ra và đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên thuê trọ trong sinh hoạt và học tập.

Trong quá trình đi thuê trọ đa số sinh viên cảm thấy vấn đề về an ninh khu vực phòng trọ là quan trọng bởi nó đảm bảo cho sự an toàn của bản thân sinh viên thuê trọ.

Vì vậy, N52 cho rằng: “Mình thuê trọ là ngôi nhà thứ hai của mình rồi và mình cũng ở đấy nhiều cho nên mình thấy an ninh cũng là một nhân tố rất quan trọng cần phải chú ý đến”.N55 khẳng định: “Nhân tố đấy rất quan trọng tại vì ở những nơi hay trộm cắp mình cũng rất lo lắng nên mình phải tìm một nơi nào an ninh tốt một chút thì mình sẽ an tâm hơn” Do vậy, nếu xung quanh phòng trọ mà ồn ào hoặc có tệ nạn xã hội,… thì các bạn sinh viên sẽ không chọn vì nó không đảm bảo an toàn (N51) Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng mong muốn có quy định phòng trọ thật nghiêm khắc như giờ giấc, người lạ ra vào tự do vì muốn kiểm soát được phòng trọ một cách tốt nhất (N53) Hơn nữa, việc phòng trọ có đầy đủ về các phương tiện bảo vệ an ninh sẽ thấy sinh viên an tâm hơn Như vậy, một nơi có an ninh tốt sẽ thu hút được nhiều các bận phụ huynh và các bạn sinh viên đến thuê trọ.

Vị trí thuê trọ là một nhân tố ảnh hưởng đến việc di chuyển, đi lại của sinh viên trong quá trình thuê trọ Bởi vậy, qua phỏng vấn, cả 5 nhóm sinh viên đều cho rằng, nhân tố vị trí rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định thuê trọ Các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên ai cũng mong muốn trọ của mình gần trường để đảm bảo cho việc đi lại cũng như việc học trên trường không bị ảnh hưởng do tắc đường, trọ thuê xa hay phương tiện đi lại hỏng hóc Hơn nữa, có những bạn được phỏng vấn cho rằng:

“Đây cũng là một nhân tố rất quan trọng bởi vì có thể rất nhiều bạn khác trường nhưng lại trọ với nhau.Giống như mình thì trọ với anh trai mình cũng là trường khác nhau và có thể khoảng cách giữa hai trường đó là khá xa Nên là mình sẽ phải chọn một địa điểm trọ hợp lý để khoảng cách tới trường là thoải mái và không tốn quá nhiều thời gian” Do vậy, để tìm được một phòng trọ phù hợp cũng cần phải quan tâm đến nhân tố vị trí.

Qua quá trình phỏng vấn cho thấy các bạn sinh viên được phỏng vấn thì ai cũng để ý những dịch vụ có sẵn trong phòng trọ xem có phù hợp với nhu cầu, mong muốn

25 của bản thân mình không Các bạn sinh viên mong muốn tìm một phòng trọ mà dịch vụ lúc nào cũng phải đầy đủ (N52) và mong muốn chủ trọ phải giải quyết các vấn đề khi đồ đạc trong phòng trọ bị hư hỏng ngoài mong muốn (N55) Ngoài ra, các bạn sinh viên cũng mong muốn khu trọ gần các dịch vụ tiện lợi như quán ăn uống, quần áo,…Có thể nói bên cạnh các nhân tố trên thì nhân tố dịch vụ là nhân tố không thể thiếu khi khi nói về các nhân tố ảnh hưởng của đến quyết định thuê trọ của sinh viên.

Quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại

Sau phỏng vấn cho thấy hầu hết các bạn sinh viên không muốn chuyển trọ và tiếp tục thuê trong tương lai, từ đó có thể thấy phòng trọ phần nào đã đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của các bạn Trong khi đó, còn một số bạn sinh viên muốn thay đổi không gian sống nên quyết định chuyển trọ Nói như vậy để thấy rằng, để đưa ra quyết định lựa chọn một phòng trọ phù hợp và đảm bảo nhu cầu bản thân đòi hỏi các bạn sinh viên cần quan tâm đến các nhân tố như giá cả, cơ sở vật chất, an ninh, vị trí và dịch vụ của phòng trọ Muốn vậy, các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên cần phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định.

Phương pháp thu thập số liệu và kích thước mẫu

3.8.1 Phương pháp thu thập số liệu

Tiến hành nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức kết hợp với nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu sơ bộ: Nhóm tiến hành điều tra sơ bộ các biến quan sát với 5 bạn sinh viên ở trọ theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp Kết quả cho thấy: Về mô hình nghiên cứu: 5/5 sinh viên đều đồng ý rằng quyết định tiếp tục thuê trọ chịu tác động trực tiếp bởi: “Giá cả”, “Vị trí”, “Cơ sở vật chất”, “Dịch vụ”, “An ninh” Phần điều tra bằng phiếu khảo sát (Thang đo được sử dụng là Likert 5 điểm với 5 mức độ) bắt buộc gồm phần câu hỏi về thông tin chung, đánh giá mức độ ảnh hưởng và thông tin cá nhân (không yêu cầu người trả lời cung cấp thông tin về họ tên để đảm bảo tính bảo mật) Trong phiếu khảo sát gồm 41 câu hỏi, trong đó có 28 câu hỏi liên quan đến 5 biến độc lập và biến phụ thuộc Cuộc khảo sát được tiến hành từ 09/10/2021 đến 16/10/2021.

3.8.2 Tổng thể nghiên cứu và khung mẫu

Tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu là khoảng 2000 sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.

Việc điều tra tổng thể với quy mô lớn là việc làm bất khả thi với phần lớn nghiên cứu nên cách điều tra chọn mẫu là phù hợp hơn cả Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện hạn chế về nguồn lực tài chính, thời gian và không có đầy đủ thông tin về tổng thể nên nhóm lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất (phương pháp chọn mẫu thuận tiện) là phù hợp nhất Lựa chọn phương pháp này vì nhóm không thể khảo sat hết tổng thể chung của Đại học Thương mại, hơn nữa với điều kiện nhóm phải thực hiện khảo sát online mà không tiến hành khảo sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, nhóm đã cố gắng lựa chọn các bạn sinh viên ngoại tỉnh.

3.8.4 Tiến hành chọn mẫu và điều tra Đơn vị nghiên cứu: Sinh viên ngoại tỉnh trường Đại học Thương mại. Hình thức điều tra: Phiếu khảo sát online

Công cụ nghiên cứu là một thiết bị hỗ trợ đắc lực giúp cho việc nghiên cứu diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo khoa học và có thể tiếp cận được nhiều người tham gia vào quá trình nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng kênh Internet và phiếu khảo sát google form để khảo sát online những bạn sinh viên ngoại tỉnh có nhu cầu/ đã/ đang thuê trọ tại trường Đại học Thương mại Ngoài ra, để tiếp

Khung mẫu Lấy ý kiến về quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên (quy mô toàn trường)

Tổng thể nghiên cứu: 2000 sinh viên.

Phần tử: Sinh viên chính quy trường Đại học Thương mại.

Năm học: Từ năm 1 đến năm 4.

Khoa: Tất cả các khoa trong trường.

Thuê: đã/ đang/ có nhu cầu thuê trọ. cận trực tiếp những bạn sinh viên, nhóm đã quay video phỏng vấn sâu trực tiếp thông qua phần mềm Zoom

Kích thước mẫu là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm rất nhiều vì nó liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê, mỗi phương pháp phân tích thống kê đòi hỏi kích thước mẫu khác nhau Để xác định kích thước mẫu người ta thường dựa vào các công thức kinh nghiệm (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Theo Hair & ctg 2006 (Trần Văn Quý & Cao Hào Thi, 2009) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu trong phân tích nhân tố khám phá EFA là gấp 5 lần số biến quan sát và số lượng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp 5 lần số biến quan sát Nhóm đã đưa ra 24 biến quan sát cho 5 biến độc lập, như vậy kích thước mẫu tối thiểu sẽ là

120 Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng số lượng mẫu tối thiểu là 10 nhân (x) số biến. Tùy vào phương pháp xử lý mà kích thước mẫu cần thiết là khác nhau Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng “kích thước mẫu được xác định dựa vào kinh nghiệm, tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ biến đo lường tối thiểu là 5:1” Kích thước mẫu trong nghiên cứu này là n = 303, đạt tiêu chuẩn cho mô hình nghiên cứu.

3.8.7 Cách thức thu thập và xử lý số liệu

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được nhập và làm sạch, xử lý qua phần mềm SPSS. Các bước sử dụng để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu:

Bước 1 Lập bảng tần số thống kê để mô tả mẫu:

Bước 2 Đánh giá độ tin cậy thang đo:

Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp (biến rác) và hạn chế các biến rải rác trong quá trình nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Những biến có hệ số tương quan biến - tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại Thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu > 0,6 (Nguyễn Đình Thọ, 2011) Thông thường thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo nghiên cứu có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thang đo tốt nhất.

Bước 3: Phân tích nhân tố khám phá EFA

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy, những biến còn lại được tiếp tục sử dụng tiến hành phân tích nhân tố.

Phân tích nhân tố là một phương pháp thống kê được sử dụng để phân tích mối liên hệ tác động qua lại giữa một số lượng lớn các biến và giải thích các biến này dưới dạng các nhân tố ẩn.

Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu Trong nghiên cứu này có nhiều biến để nghiên cứu, hầu hết chúng có tương quan với nhau và cần được rút gọn để có thể dễ dàng quản lý.

Tiêu chuẩn để lựa chọn là Hệ số tải nhân tố (factor loading) ≥ 0,4 Thang đo đạt yêu cầu khi tổng phương sai trích (Cumulative %) ≥ 50% Để thực hiện EFA cần kiểm tra hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0,5 và Eigenvalue ≥ 1, đồng thời thực hiện phép xoay bằng phương pháp trích Principal component, phép quay Virimax với những trường hợp cần xoay (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Bước 4: Phân tích tương quan

Người ta sử dụng một hệ số thống kê có tên là Hệ số tương quan Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Một hệ số tương quan dương 1 cho thấy hai biến số có mối quan hệ thuận chiều tuyệt đối Nếu giữa 2 biến độc lập có sự tương quan chặt thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.

Bước 5: Phân tích hồi quy bội

Thực hiện hồi quy đa biến để đánh giá quan hệ nhân quả và kiểm định lại các giả thuyết nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu Với mức ý nghĩa 0,000 của chỉ số KMO là yếu tố để đánh giá xem một mô hình có phù hợp với tổng thể hay không. Việc sử dụng hệ số R hiệu chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mô hình được cho là an 2 toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình Dựa vào chỉ số này nhóm sẽ phản ánh được mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy Xem xét mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập được thực hiện thông qua mức ý nghĩa < 0,05, những biến có mức ý nghĩa lớn hơn được đánh giá không đạt ý nghĩa thống kê trong mô hình và sẽ bị loại bỏ Với những biến được chấp nhận (sig < 0,05) mức độ và chiều ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào hệ số beta của biến đó.

Mô hình hồi quy có dạng như sau:

Trong đó: Yi: biến phụ thuộc; β0: hệ số chặn; βi: hệ số hồi quy thứ i; εi: sai số biến độc lập thứ i; Xi: biến độc lập ngẫu nhiên.

Xây dựng bảng câu hỏi và đánh giá sơ bộ các thang đo

3.9.1 Xây dựng bảng câu hỏi

Trong nghiên cứu định lượng sử dụng bảng câu hỏi chi tiết với các trả lời được đo lường theo cấp độ thang đo rõ ràng (Nguyễn Đình Thọ, 2011 – Saris & Gallhoffer, 2007; Schuman & Presser, 1981) Một bảng câu hỏi tốt sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập được dữ liệu cần thiết với mức độ tin cậy cao (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Vì vậy dựa trên những hiểu biết và tham khảo các nghiên cứu trước tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi với nhiều mục hỏi, các nội dung xoay quanh vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại Bảng câu hỏi khảo sát chi tiết được bố trí cuối bài thảo luận Phần chính của bảng hỏi gồm 28 biến quan sát, trong đó 24 biến quan sát đánh giá mức độ về 5 biến độc lập đã nêu trên của sinh viên ngoại tỉnh, 4 biến quan sát còn lại đánh giá mức độ quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại Cụ thể, các thang đo này được thể hiện trong bảng dưới đây với việc sử dụng thang đo Likert 5 điểm với 5 mức độ:

Dựa vào các công công trình nghiên cứu trước đó và qua thảo luận, nhóm đã loại bỏ những mục hỏi chưa rõ ràng, mục hỏi xấu, sau đó hiệu chỉnh lần cuối trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức bằng việc sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA để điều chỉnh các thang đo. Nếu các biến có hệ số tương quan giữa các biến - tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 trong phân tích Cronbach’s Alpha thì sẽ bị loại bỏ và chỉ lấy nếu kiểm tra hệ số Cronbach alpha tổng lớn hơn 0.6, hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,3 Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,7 – 0,8 Nếu Cronbach’s Alpha0,6 là thang đo có thể chấp nhận được được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein, 1994 “Nguyễn Đình Thọ, 2011”) Kế tiếp các biến quan sát có trọng số (hay hệ số tải nhân tố, Factor loading) dưới 0,5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ và kiểm tra tổng phương sai trích (≥ 50%)

Xây dựng thang đo về giá cả

Với sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường, các nhà nghiên cứu đã xác định giá cả và quyết định mua có mối quan hệ sâu sắc với nhau Do đó nếu không xét đến nhân tố này thì trong đề tài nghiên cứu của nhóm sẽ thiếu tính chính xác.

GC1: Mức giá chi cho phòng trọ phù hợp với chất lượng mang lại.

GC2: Mức giá chi cho phòng trọ phù hợp với số tiền hàng tháng bạn có. GC3: Mức giá chi cho phòng trọ không thay đổi thất thường.

GC4: Mức giá chi cho phòng trọ phù hợp với kỳ vọng của bạn

GC5: Mức giá chi cho phòng trọ khu vực lân cận gần bằng nhau với lợi ích tương đương.

Xây dựng thang đo về cơ sở vật chất

Các quyết định thuê phòng trọ của sinh viên cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố cơ sở vật chất của phòng trọ Biến quan sát CS1 và CS3 dùng để quan sát các các nhân tố bên trong phòng trọ Biến quan sát CS4 và CS5 dùng để quan sát các nhân tố bên ngoài căn hộ Biến quan sát CS2 dùng để quan sát điều kiện sinh hoạt khi thuê phòng trọ

CS1: Diện tích của phòng đang thuê trọ đảm bảo chức năng tối thiểu cho sinh viên (chỗ ngủ, học,…).

CS2: Phòng trọ được xây dựng đạt tiêu chuẩn: sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt, đủ ánh sáng.

CS3: Có công trình phụ (WC, bếp,…) trong phòng trọ.

CS4: Vị trí và diện tích phơi đồ rộng rãi, thuận tiện.

CS5: Nhà trọ có hệ thống thoát nước tốt, không bị ngập

Xây dựng thang đo về an ninh của nhà trọ.

Biến quan sát AN1; AN2; AN4 và AN5 dùng để quan sát các vấn đề đàm bảo an toàn bên trong phòng trọ Biến quan sát AN3 dùng để quan sát nhân tố diễn ra ngay sát bên ngoài khu trọ.

AN1: Cổng nhà trọ đảm bảo chắc chắn, an toàn.

AN2: Chỗ để xe an toàn, rộng rãi.

AN3: An ninh khu vực xung quanh nhà trọ (mất trộm, đánh nhau, cờ bạc) tốt. AN4: Các quy đinh về nội quy của nhà trọ(giờ giấc ra vào, người lạ đến phải đăng ký, ) hợp lý - AN5: Đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn (bình xịt chữa cháy, cầu dao ngắt điện tự động, cầu thang thoát hiểm, camera,…) tại nhà trọ.

Xây dựng thang đo về vị trí

Vị trí cũng là một nhân tố quan trọng trong quyết định lựa chọn trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.

VT1: Khoảng cách từ nhà trọ đến trường

VT2: Nhà trọ gần chợ

VT3: Nhà trọ gần nhà người thân, bạn bè

VT4: Nhà trọ gần trung tâm học tiếng anh/ tin học,…

VT5: Địa điểm của phòng trọ mà anh/chị đang thuê là khá hợp lý.

Xây dựng thang đo về dịch vụ

Biến quan sát DV1; DV2; DV3 dùng để quan sát đến vấn đề dịch vụ ngay bên trong phòng trọ Biến quan sát DV4 dùng để quan sát bên ngoài phòng trọ.

DV1: Nhà trọ có Wifi miễn phí, Wifi luôn ổn định

DV2: Chủ nhà trọ sẵn sàng sửa chữa hư hao trong phòng trọ

DV3: Điện, nước trong nhà trọ luôn ổn định, ít bị cúp

DV4: Gần nhà trọ có những quán ăn ngon, hợp vệ sinh.

Xây dựng thang đo về biến phụ thuộc

Có 4 biến quan sát nói lên quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại được đo lường bằng:

QĐ1: Tôi hài lòng với phòng trọ hiện tại.

QĐ2: Tôi nhận thấy quyết định lựa chọn phòng trọ này là một quyết định đúng đắn.

QĐ3: Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục thuê phòng trọ này.

QĐ4: Tôi sẵn lòng giới thiệu khu trọ này với các bạn, người thân (anh, chị, em,

Mã hóa Biến quan sát Nguồn tham khảo

GC1 Mức giá chi cho phòng trọ phù hợp với chất lượng mang lại

(2021) The factors affecting the student’s decision to continue to rent accommodation in Thu Duc district. Science & Technology Development Journal- Economics-Law and Management, 5(2), 1441-1452.

GC2 Mức giá chi cho phòng trọ phù hợp với số tiền hàng tháng bạn có

GC3 Mức giá chi cho phòng trọ không thay đổi thất thường

GC4 Mức giá chi cho phòng trọ phù hợp với kỳ vọng của bạn

GC5 Mức giá chi cho phòng trọ khu vực lân cận gần bằng nhau với lợi ích tương đương

CS1 Diện tích của phòng đang thuê trọ đảm bảo chức năng tối thiểu cho sinh viên (chỗ ngủ, học,…)

Hiếu,T.T(2017). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê trọ của sinh viên Trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM

CS2 Phòng trọ được xây dựng đạt tiêu chuẩn: sạch sẽ, thoáng mát, không ẩm ướt, đủ ánh sáng.

CS3 Có công trình phụ (WC, bếp,…) trong phòng trọ

CS4 Vị trí và diện tích phơi đồ rộng rãi, thuận tiện

CS5 Nhà trọ có hệ thống thoát nước tốt, không bị ngập

An ninh AN1 Cổng nhà trọ đảm bảo chắc chắn, an toàn Hiếu, T.T (2017).

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê trọ của sinh viên Trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM

AN2 Chỗ để xe an toàn, rộng rãi

AN3 An ninh khu vực xung quanh nhà trọ (mất trộm, đánh nhau, cờ bạc) tốt

AN4 Các quy định về nội quy của nhà trọ(giờ giấc ra vào, người lạ đến phải đăng ký, ) hợp lý

AN5 Đầy đủ phương tiện bảo vệ an toàn (bình xịt chữa cháy, cầu dao ngắt điện tự động, cầu thang thoát hiểm, camera,…) tại nhà trọ

VT1 Khoảng cách từ nhà trọ đến trường Hiếu, T.T (2017).

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định thuê trọ của sinh viên Trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM

VT2 Nhà trọ gần chợ

VT3 Nhà trọ gần nhà người thân, bạn bè

VT4 Nhà trọ gần trung tâm học tiếng anh/ tin học,…

VT5 Địa điểm của phòng trọ mà anh/chị đang thuê là khá hợp lý

DV1 Nhà trọ có Wifi miễn phí, Wifi luôn ổn định Phúc, N.T.H & Kha,

L.M (2020) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê nhà trọ của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh

DV2 Chủ nhà trọ sẵn sàng sửa chữa hư hao trong phòng trọ

DV3 Điện, nước trong nhà trọ luôn ổn định, ít bị cúp

DV4 Gần nhà trọ có những quán ăn ngon, hợp vệ sinh

Quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại QĐ1 Tôi hài lòng với phòng trọ hiện tại

QĐ2 Tôi nhận thấy quyết định lựa chọn phòng trọ này là một quyết định đúng đắn

QĐ3 Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục thuê phòng trọ này

QĐ4 Tôi sẵn lòng giới thiệu khu trọ này với các bạn, người thân (anh, chị, em,

Bảng 3.1: Bảng thang đo mức độ quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh

Chương này trình bày một số khái niệm cơ bản về các loại nhà trọ và vận dụng hệ thống các lý thuyết của các nghiên cứu trước đó để đưa ra mô hình nghiên cứu dự kiến cho đề tài, đồng thời đưa ra các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến mô hình. Cùng với đó là việc trình bày phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn sâu và được xử lý dữ liệu trong file tổng quan của nhóm Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua bảng câu hỏi đến các sinh viên đang học tại Đại học Thương mại với việc đưa ra quy trình nghiên cứu cụ thể, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp chọn mẫu; chọn kích thước mẫu và các phương pháp phân tích dữ liệu Cuối cùng là xây dựng thang đo phù hợp với các biến trong mô hình nghiên cứu Chương tiếp theo sẽ trình bày cụ thể kết quả nghiên cứu.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN

Phân tích thống kê mô tả

Nhu cầu và đang thuê trọ

Kết quả thống kê nhu cầu và đang thuê trọ của 303 mẫu nghiên cứu, đối tượng trả lời bảng câu hỏi khảo sát là sinh viên ngoại tỉnh tại trường Đại học Thương mại cho thấy tổng số 100% sinh viên đều có nhu cầu và đang thuê Thống kê của các đối tượng được khảo sát biểu hiện qua Bảng 4.1 như sau:

Nhu cầu và đang thuê trọ

Nhu cầu và đang thuê trọ Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

Số quan sát hợp lệ

Bảng 4.1: Nhu cầu và đang thuê trọ

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Phòng trọ có bao nhiêu người

Thống kê cho thấy có tổng số 303 sinh viên của Đại học Thương mại được khảo sát về số người ở chung phòng trọ, cho thấy 44 sinh viên ở một mình chiếm tỷ lệ14,5%, 122 sinh viên ở 2 người chiếm tỷ lệ 40,3%, 89 sinh viên ở 3 người chiếm29,4%, còn lại 48 sinh viên ở từ 3 người trở lên Từ đó có thể thấy được sinh viên ở chung nhiều nhất là 2 người.

Số người Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

Số quan sát hợp lệ

Bảng 4.2: Số người chung phòng trọ

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả tổng hợp thống kê cho thấy trong tổng số 303 phiếu có 23 sinh viên thuê phòng trọ dưới 1 triệu đồng/tháng chiếm 7,6%, 71 sinh viên thuê phòng trọ từ 1- 1,5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 23,4%, 120 sinh viên thuê phòng trọ từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 39,6%, còn lại 89 sinh viên thuê phòng trọ trên 2,5 triệu đồng/tháng Từ đó có thể thấy sinh viên thuê phòng trọ nhiều nhất là khoảng 1,5- 2,5 triệu đồng/ tháng Qua đó, rút ra được rằng, giá phòng trọ chủ yếu dao động từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/tháng

Giá thuê phòng/tháng Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

Bảng 4.3: Giá thuê phòng /tháng

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả thống kê diện tích phòng trọ của 303 sinh viên ngoại tỉnh cho thấy sinh viên chủ yếu thuê phòng trọ có diện tích dao động nhiều nhất vào khoảng 15 – 20 m 2 Điều đó cho thấy đây là diện tích phù hợp đảm bảo cho việc sinh hoạt và học tập của hầu hết các sinh viên Cụ thể số liệu được thống kê chi tiết trong bảng dưới đây:

Diện tích Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

Số quan sát hợp lệ

Bảng 4.4: Diện tích phòng trọ

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Phòng trọ cách trường bao xa

Theo kết quả số liệu thu được, ta thấy số phiếu khảo sát chiếm tỷ lệ cao nhất về khoảng cách từ trọ đến trường trong khoảng 500 – 2km (chiếm tỷ lệ 39,6%) Điều này cho thấy, lượng lớn sinh viên đều mong muốn thuê trọ gần trường để tiện lợi cho việc di chuyển.

Khoảng cách Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

Số quan sát hợp lệ

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả thống kê cho thấy số lượng sinh viên thuê trọ chung chủ nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 29,7%), ngược lại, không nhiều sinh viên lựa chọn phòng trọ không chung chủ (chiếm tỷ lệ 0,3%) Cụ thể, kết quả được biểu hiện trong bảng dưới đây:

Loại hình phòng trọ Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

39 sát hợp lệ Nhà không chung chủ

Bảng 4.6: Loại hình phòng trọ

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Công trình phụ khép kín

Kết quả thống kê phiếu khảo sát 303 sinh viên cho thấy, có 280 sinh viên trả lời là công trình phụ có khép kín, còn lại là 23 sinh viên trả lời là không khép kín. Độ khép kín Độ khép kín Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

Số quan sát hợp lệ

Bảng 4.7: Công trình phụ khép kín

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0) Ý định chuyển trọ trong tương lai Ý định chuyển trọ trong tương lai Ý định chuyển trọ trong tương lai

Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

Số quan sát Có 142 46,9 46,9 46,9 hợp lệ Không 161 53,1 53,1 100,0

Bảng 4.8: Ý định chuyển trọ trong tương lai

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả cho thấy có 303 sinh viên Đại học Thương mại được khảo sát về ý định chuyển trọ trong tương lai trong đó có 142 sinh viên trả lời có (chiếm tỷ lệ 46,9%),

161 sinh viên trả lời không (chiếm tỷ lệ 53,1%).

Kết quả thống kê giới tính của 303 mẫu nghiên cứu, đối tượng khảo sát là sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại cho thấy có 93 sinh viên Nam chiếm 30,7% và

210 sinh viên Nữ chiếm 69,3% Cụ thể, xem bảng thống kê dưới đây:

Giới tính Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

Số quan sát hợp lệ

Bảng 4.9: Giới tính mẫu nghiên cứu

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0) Sinh viên năm

Kết quả tổng hợp cho thấy tổng số 303 phiếu được khảo sát thì có 20 sinh viên năm nhất chiếm tỷ lệ 6,6%, 213 sinh viên năm hai chiếm tỷ lệ 70,3%, 54 sinh viên năm ba chiếm tỷ lệ 17,8% còn lại 16 sinh viên năm cuối chiếm tỷ lệ 5,3% Qua biểu

41 đồ cho thấy tỷ lệ sinh viên được khảo sát ở năm thứ hai là chủ yếu do đối tượng tiếp cận quen biết của nhóm phần lớn là sinh viên năm hai.

Sinh viên năm Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

Số quan sát hợp lệ

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0) Khoa

Theo thống kê ta thấy số phiếu thu được chủ yếu là sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán (chiếm 38,6% với tổng số 117/303 phiếu) do đối tượng quen biết của nhóm chủ yếu là sinh viên cùng khoa Số liệu biểu hiện cụ thể trong bảng dưới đây:

Khoa Tần số Tỷ lệ % Phần trăm quan sát hợp lệ

Số quan sát hợp lệ

Bảng 4.11: Phân bổ Khoa (Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0) Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

Biến quan sát Mẫu Giá trị nhỏ nhất

Trung bình Độ lệch chuẩn Giá cả

Quyết định lựa chọn phòng trọ của SV ngoại tỉnh ĐHTM

Bảng 4.12: Mô tả thống kê các biến nghiên cứu

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS.20)

Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, nhóm nghiên cứu nhận thấy đa số sinh viên đánh giá tương đối tốt Tất cả các biến quan sát đều có giá trị trung bình (Mean) trong khoảng 3,44 - 4,15 Trong bảng kết quả trên không có biến nào có độ lệch.

Kiểm định Cronbach's Alpha

4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập

Ký hiệu Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Alpha nếu loại bỏ biến

Bảng 4.13: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo giá cả

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả kiểm định cho thấy: Thang đo Giá cả với 5 biến quan sát có hệ số

Cronbach’s Alpha là 0.809 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.534 – 0.709 lớn hơn 0.3 nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Thang đo cơ sở vật chất

Ký hiệu Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Alpha nếu loại bỏ biến

Bảng 4.14: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo cơ sở vật chất

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả kiểm định cho thấy: Thang đo Cơ sở vật chất với 5 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.839 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.596 – 0.685 lớn hơn 0.3 (đạt chuẩn, đảm bảo chất lượng tốt) nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Ký hiệu Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Alpha nếu loại bỏ biến

Bảng 4.15: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo an ninh

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả kiểm định cho thấy: Thang đo An ninh với 5 biến quan sát có hệ số

Cronbach’s Alpha là 0.810 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.544 – 0.619 lớn hơn 0.3 nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Alpha nếu loại bỏ biến

Bảng 4.16: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo vị trí

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả kiểm định cho thấy: Thang đo Vị trí với 5 biến quan sát có hệ số

Cronbach’s Alpha là 0.817 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.575 – 0.645 lớn hơn 0.3 nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Alpha nếu loại bỏ biến

Bảng 4.17: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo dịch vụ

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả kiểm định cho thấy: Thang đo Dịch vụ với 4 biến quan sát có hệ số

Cronbach’s Alpha là 0.852 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.665 – 0.767 lớn hơn 0.3 nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

4.2.2 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Alpha nếu loại bỏ biến

Bảng 4.18: Bảng kiểm định Cronbach’s Alpha cho thang đo quyết định lựa chọn phòng trọ

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả kiểm định cho thấy: Thang đo Quyết định lựa chọn phòng trọ với 4 biến quan sát có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.885 lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan biến tổng nằm trong khoảng từ 0.730 – 0.786 lớn hơn 0.3 nên tất cả biến này đều được giữ lại cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích khám phá nhân tố EFA (Exploratory FactorAnalysis)

Tiêu chuẩn của phương pháp phân tích nhân tố là chỉ số KMO phải lớn hơn 0.5 (Garson, 2003) và kiểm định Bartlett's có mức ý nghĩa sig < 0.05 để chứng tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố là thích hợp và giữa các biến có tương quan với nhau Giá trị Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (KMO)=0.909 Kết quả phân tích nhân tố cho thấy chỉ số KMO là 0.909 > 0.5, điều này chứng tỏ dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn thích hợp Kết quả kiểm định Bartlett’s Test có giá trị sig=0.000 0.5) và mức ý nghĩa sig

Bartlett's Test = 0.000 (< 0.05), như vậy phân tích nhân tố trên là hoàn toàn phù hợp.

Biến quan sát Nhân tố

An ninh Dịch vụ Giá cả Vị trí

Bảng 4.20: Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến độc lập

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả cho thấy: 17 biến quan sát được phân thành 4 nhân tố, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố Factor Loading lớn hơn 0.5 và không còn các biến xấu.

Như vậy, phân tích nhân tố khám phá EFA cho các biến độc lập được thực hiện ba lần Lần thứ nhất, 24 biến quan sát được đưa vào phân tích, có 6 biến quan sát không đạt điều kiện là VT5, CS4, AN2, CS2, CS1 và AN5 được loại bỏ để thực hiện phân tích lại Lần phân tích thứ hai, 18 biến quan sát hội tụ và có 1 biến quan sát không đạt yêu cầu là GC3 loại bỏ và phân tích lại Lần thứ ba (lần cuối cùng), 17 biến quan sát hội tụ và phân tích thành 4 nhân tố.

4.3.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc

Thống kê Chi-bình phương 654,305

Bảng 4.21: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett's biến phụ thuộc KMO and

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả trên cho thấy: Hệ số KMO = 0, 832 (> 0,5) và mức ý nghĩa Sig 0,000 (< 0,05) vì vậy các biến quan sát có tương quan với nhau nên việc phân tích nhân tố trên là hoàn toàn phù hợp

Biến quan sát Nhân tố

Quyết định lựa chọn phòng trọ

Bảng 4.22: Kết quả giá trị phương sai giải thích cho các biến phụ thuộc

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả từ bảng Communalities và Total Variance Explained cho thấy:

Các biến quan sát đều có hệ số Extraction > 0,5 => Biến quan sát tốt. Giá trị Eigenvalue = 2,980 > 1 và trích được 1 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.

Tổng phương sai trích = 74,500% > 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp. Như vậy 1 nhân tố được trích cô đọng được 74,500 % biến thiên các biến quan sát.

Vậy sau khi kiểm định đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), thang đo đã được điều chỉnh cho phù hợp.

Mô hình cũng như giả thuyết nghiên cứu đã có sự thay đổi từ 5 biến độc lập giảm xuống còn 4 biến độc lập (Giá cả, An ninh, Vị trí, Dịch vụ) cùng một biến phụ thuộc (Quyết định lựa chọn phòng trọ).

Phân tích tương quan Pearson

Quyết định lựa chọn phòng trọ

An ninh Dịch vụ Giá cả Vị Trí

Quyết định lựa chọn phòng trọ

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Sig tương quan Pearson của các biến độc lập với biến phụ thuộc nhỏ hơn 0.05 Như vậy, có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến phụ thuộc.

Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy

4.5.1 Kiểm định hiện tượng tự tương quan của phần dư

Mô hình Hệ số R Hệ số R 2

Hiệu chỉnh Ước lượng sai số độ lệch chuẩn

Trị số thống kê Durbin- watson

Bảng 4.24: Hệ số xác định

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0)

Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội cho thấy: Mô hình có = 0,582 và được điều chỉnh = 0,576 Ta nhận thấy hiệu chỉnh nhỏ hơn nên ta dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).

Giá trị R hiệu chỉnh bằng 0.576 > 0.5 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi 2 quy ảnh hưởng 57,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc, còn lại 42,4% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Hệ số Durbin – Watson = 1.840, nằm trong khoảng 1.5 – 2.5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.

Mô hình Tổng bình phương Bậc tự do (df) Bình phương trung bình

Bảng 4.25: Phân tích phương sai ANOVA

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0 )

Nhận xét: Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể Ý nghĩa của kiểm định này là mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.

Thấy được giá trị sig của kiểm định F là 0.000 < 0.05 Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể.

Giá trị của F = 122.949 với Sig.=0.000 < 0.05, có thể kết luận R của tổng thể 2 khác 0.

Mô hình quy hồi tuyến tính có thể suy rộng và áp dụng cho tổng thể

Với biến phụ thuộc là biến “ Quyết định lựa chọn phòng trọ” và 4 biến độc lập được trích ra từ phân tích nhân tố EFA, tiến hành phân tích hồi quy (sử dụng phương pháp đưa vào một lượt Enter) Từ bảng trên phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là “ Quyết định lựa chọn phòng trọ” với các biến độc lập: “An ninh, Dịch vụ, Giá cả, Vị trí”.

Các hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình dùng để xác định mức độ biến độc lập lên biến phụ thuộc Hay nói cách khác các hệ số riêng Beta trong mô hình hồi quy nói lên sức ảnh hưởng của 4 biến quan sát.

Thông qua hệ số Beta trong kết quả phân tích hồi quy ( Bảng 4.26) chúng ta sẽ thấy được tầm quan trọng của các yếu tố đối với lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh trường Đại học Thương mại theo mô hình đề nghị trong nghiên cứu này.

Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Kiểm định T- student

Mức ý nghĩa thống kê (Sig)

Phân tích đa cộng nguyên

Hệ số B Sai số chuẩn

Hệ số phóng đại phương sai

Bảng 4.26: Kết quả mô hình hồi quy

(Nguồn: Xử lí số liệu trên SPSS 20.0) Nhận xét:

Biến ANtb có giá trị Sig kiểm định t bằng 0.272 > 0.05, do đó biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy, hay nói cách khác biến này không có sự tác động lên biến phụ thuộc Các biến còn lại như: DVtb, GCtb, VTtb đều có ý nghĩa thống kê với Sig < 0.05 ( mức ý nghĩa 5%) nên các giả thuyết đều được chấp nhận Đó là các giả thuyết: “Dịch Vụ”, “Giá cả”, “Vị trí”.

Hệ số phóng đại phương sai VIF < 10 do vậy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2018).

Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0 Như vậy tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc.

Kết quả phân tích các hệ số hồi quy trong mô hình cho thấy mức ý nghĩa của

“dịch vụ, giá cả, vị trí” đều có Sig < 0,05 Do đó ta có thể nói rằng các biến độc lập đều có tác động đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên.

Vì các hệ số hồi quy của các thành phần đó đều mang dấu dương, giá trị hồi quy chuẩn của các biến độc lập trong mô hình có giá trị báo cáo lần lượt là:

DV là 0,405; GC là 0,251; VT là 0,202.

Phương trình hồi quy tuyến tính dự đoán các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh trường Đại học Thương Mại có dạng như sau:

QĐ = 0,405DV + 0,251GC + 0,202VT + ԑ Dịch vụ (DV)

Theo bảng trên, bản thân có hệ số Beta = 0,405 thể hiện đúng giả thuyết kì vọng, mang dấu (+) thể hiện sự tương quan cung chiều với biến phụ thuộc sự lựa chọn Do đó chấp nhận giải thuyết H5: “Nhân tố dịch vụ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.” Khi vị trí tăng thêm 1 đơn vị thì sự lựa chọn phòng trọ tăng lên 0,405 đơn vị.

Hệ số Beta chuẩn hóa cho thấy mức độ quan trọng của các nhân tố tham gia mô hình hồi quy, cụ thể, biến giá cả có ảnh hưởng cao nhất (beta chuẩn hóa = 0,405) lên quyết định lựa chọn phòng trọ.

Theo bảng trên, bản thân có hệ số Beta = 0,251 thể hiện đúng giả thuyết kì vọng, mang dấu (+) thể hiện sự tương quan cung chiều với biến phụ thuộc sự lựa chọn Do đó chấp nhận giải thuyết H1: “Nhân tố giá cả ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại.” Khi giá cả tăng thêm 1 đơn vị thì sự lựa chọn phòng trọ tăng lên 0,251 đơn vị.

Hệ số Beta chuẩn hóa cho thấy mức độ quan trọng của các nhân tố tham gia mô hình hồi quy, cụ thể, biến giá cả có ảnh hưởng cao thứ hai (beta chuẩn hóa = 0,251) lên quyết định lựa chọn phòng trọ.

Tổng quan kết quả nghiên cứu

Bài nghiên cứu của nhóm lấy phạm vi nghiên cứu là trường Đại học Thương mại với khách thể nghiên cứu là sinh viên ngoại tỉnh trong trường Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng với bảng khảo sát của 303 sinh viên

Bảng Coefficientsa cho ta thấy, các giả thuyết H1, H4, H5 đều được chấp nhận,quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ảnh hưởng bởi các nhân tố: “giá cả”, “vị trí”, “dịch vụ” Khi tăng các nhân tố trên sẽ làm mức độ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phòng trọ tăng lên Các nhân tố “cơ sở vật chất” và “an ninh” thì bị loại bỏ do 2 biến độc lập này không có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc Từ các yếu tố trên ta có thể kết luận mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận.

Hình 4 3 : Mô hình được kiểm định qua nghiên cứu

Hình cho thấy tầm quan trọng của các thành phần phụ thuộc và giá trị tuyệt đối của các hệ số hồi quy đã chuẩn hóa Thành phần nào có giá trị tuyệt đối càng lớn thì càng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên Do đó ta thấy quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên chịu tác động nhiều nhất từ yếu tố dịch vụ (Beta

= 0.405), quan trọng thứ hai là yếu tố giá cả (Beta = 0.251) và quan trọng cuối cùng là yếu tố vị trí (Beta = 0.202) Các phòng trọ trước tiên cần chú ý đến các dịch vụ mình cung cấp Dịch vụ điện, nước, internet là những dịch vụ thiết yếu mà mọi sinh viên khi lựa chọn phòng trọ sẽ để ý tới Tiếp theo là giá cả, giả cả phòng trọ luôn là yếu tố sinh viên rất quan tâm Giá cả phòng trọ nên phù hợp với giá trị lợi ích nó đem lại, bằng giá với mặt bằng chung của khu vực xung quanh Cuối cùng là yếu tố vị trí, các phòng trọ có vị trí thuận lợi, gần trường, chợ sẽ là lựa chọn yêu thích với sinh viên.

Chương này, trình bày toàn bộ kết quả nghiên cứu:

Quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh

Trước tiên, dữ liệu đã được làm sạch trước khi tiến hành xử lý và cho ra kết quả thống kê suy luận Phần kết quả thống kê mô tả được thực hiện gồm câu hỏi gạn lọc và câu hỏi chung dựa trên các biến độc lập có trong mô hình nghiên cứu dự kiến. Phương pháp thống kê mô tả với giá trị trung bình (Mean) kết hợp với độ lệch chuẩn (SD) được sử dụng để đánh giá mức độ quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh cho thấy, trong các nhân đưa ra thì nhìn chung cả 5 nhân tố “giá cả, cơ sở vật chất, an ninh, vị trí, dịch vụ” đều được sinh viên đánh giá cao, thể hiện giá trị trung bình của các biến quan sát đều khá thấp chứng tỏ thang đo được đánh giá tốt.

Việc xác định độ tin cậy và giá trị của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA cho thấy, từ 5 nhân tố ảnh hưởng giảm xuống còn 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh Đại học Thương mại là “Giá cả, an ninh, vị trí, dịch vụ”.

Phương pháp hồi quy cho kết quả xác định cường độ của các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phòng trọ của sinh viên ngoại tỉnh, có ý nghĩa thống kê theo thứ tự ưu tiên là: Dịch vụ, giá cả, vị trí có tác động cùng chiều.

Chương tiếp theo sẽ bàn luận kết quả nghiên cứu, kết luận và đưa ra một số kiến nghị nhằm các bạn sinh viên có thể đưa ra quyết định lựa chọn phòng trọ phù hợp nhất với bản thân.

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w