1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếucủa các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thịtrường chứng khoán việt nam

134 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Thị Giá Cổ Phiếu Của Các Doanh Nghiệp Ngành Thực Phẩm Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
Tác giả Lê Thị Thanh Xuân, Nguyễn Đào Phương Uyên, Nguyễn Thị Như Thúy, Hoàng Hương Trà
Người hướng dẫn TS. Đặng Thị Lan Phương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 8,3 MB

Cấu trúc

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Kết cấu đề tài (12)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (14)
    • 1.1 Tổng quan về chứng khoán và cổ phiếu (14)
      • 1.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán (14)
      • 1.1.2. Tổng quan về chứng khoán (27)
      • 1.1.3. Tổng quan về cổ phiếu (32)
    • 1.2. Những vấn đề chung về giá cổ phiếu (35)
      • 1.2.1. Mệnh giá và mệnh giá cổ phiếu (35)
      • 1.2.3. Giá trị thực của cổ phiếu (40)
      • 1.2.4. Giá trị thị trường của cổ phiếu (42)
    • 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu ngành thực phẩm (43)
      • 1.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trước đó (43)
      • 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu ngành thực phẩm (48)
  • CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (57)
    • 2.1 Mô hình nghiên cứu (57)
      • 2.1.1 Xây dựng mô hình (57)
      • 2.1.2. Các biến và giả thuyết nghiên cứu (57)
      • 2.1.3 Kiểm định mô hình (61)
    • 2.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu (63)
      • 2.2.1 Các biến và nguồn thu thập số liệu (63)
      • 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu (66)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỊ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (69)
    • 3.1 Thực trạng ngành thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2015-2021 (69)
      • 3.1.1. Doanh nghiệp thực phẩm ở Việt Nam (69)
      • 3.1.2 Đặc điểm về cổ phiếu của doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam giai đoạn 2017-2021 (76)
      • 3.1.3. Những đóng góp của các doanh nghiệp ngành thực phẩm vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2014-2021 (76)
    • 3.2 Thực trạng các nhân tố môi trường bên ngoài và nhân tố bên trong của các (80)
      • 3.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp (80)
      • 3.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp (84)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (85)
    • 4.1 Phân tích mô tả ảnh hưởng của các nhân tố đến thị giá cổ phiếu của DN ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (85)
    • 4.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình (92)
    • 4.3 Kết quả hồi quy và kiểm định mô hình (93)
    • 4.4 Phân tích kết quả mô hình hồi quy biến phụ thuộc PRI (96)
  • CHƯƠNG 5: TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (98)
    • 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu (98)
    • 5.2 Bối cảnh kinh tế tác động đến cổ phiếu DN ngành thực phẩm (99)
    • 5.3 Cơ hội và thách thức của cổ phiếu doanh nghiệp ngành thực phẩm (102)
    • 5.4. Một số kiến nghị (104)
      • 5.4.1. Những kiến nghị với doanh nghiệp ngành thực phẩm có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (104)
      • 5.4.2. Những hàm ý chính sách với Nhà nước Việt Nam (112)
    • 5.5 Hạn chế của bài nghiên cứu (115)
  • KẾT LUẬN (39)
  • PHỤ LỤC (88)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG***********Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếucủa các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thịtrường ch

Phương pháp nghiên cứu

-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu các công trình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu ngành thực phẩm.

-Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu sẽ được sử dụng báo cáo thường niên đã được kiểm toán của các doang nghiệp thực phẩm và thị giá của các mã cổ phiếu đã được công bố trong 5 năm từ 2015 – 2021.

-Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đưa ra những đặc tính cơ bản của các dữ liệu đã thu thập được Tiếp đó sử dụng phương pháp hồi quy nhằm xây dựng mô hình các nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu Từ đó nhóm nghiên cứu tiến hành hàng loạt các giả thuyết nghiên cứu Phần mềm được sử dụng trong bài nghiên cứu là Stata 17

-Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá đo lường ảnh hưởng của các nhân tố đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết cấu đề tài

Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, bài nghiên cứu được kết cấu thành năm chương như sau:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Tổng quan về chứng khoán và cổ phiếu

1.1.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán: a Khái niệm về thị trường chứng khoán:

Thị trường chứng khoán là nơi các hoạt động phát hành, giao dịch, mua bán, trao đổi các loại chứng khoán được diễn ra Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán, và thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành từ thị trường sơ cấp Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán.

Hàng hóa được giao dịch trên thị trường chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt, đó chính là quyền sở hữu về tư bản Chứng khoán là sản phẩm tài chính, bao gồm trái phiếu, cổ phiếu, và một số công cụ tài chính trung và dài hạn khác, được phát hành để huy động vốn cho doanh nghiệp và chính phủ Ở Việt Nam, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán chủ yếu giao dịch cổ phiếu

Như vậy, thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi diễn ra quá trình phát hành mua bán chứng khoán có lắp các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn (còn gọi là công cụ sở hữu) Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu vốn đầu tư Giá chứng khoán chứa đựng các thông tin về chi phí vốn, hay gọi là giá của vốn đầu tư Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Chứng khoán được phát hành và mua bán trên thị trường chứng khoán bao gồm nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu thức phân loại.Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng vốn sẽ có chứng khoán ngắn hạn và chứng khoán dài hạn.Các chứng khoán ngắn hạn thường được mua bán trên thị trường tiền tệ Các chứng khoán dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu thường được phát hành, mua bán trên thị trường chứng khoán.Vì vậy trên thực tế đôi khi người ta đồng nhất giữa thị trường chứng khoán với thị trường vốn. b Lịch sự hình thành thị trường chứng khoán

Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán của thế giới:

Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và dần hình thành lên một khu chợ riêng Đến cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành "thị trường" với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia " thị trường".

Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là

"Bourse" tức là "mậu dịch thị trường" hay còn gọi là "Sở giao dịch" Sau đó, các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu.Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị trường chứng khoán với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.

Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch thủ công kết hợp \với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay cho thủ công trước kia.Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục bao gồm cả các nước trong khu vực Đông nam Á phát triển vào những năm

1960 -1970 vào ở các nước ở Đông Âu như Balan, Hungary, Séc, Nga, và Châu Á như Trung quốc vào những năm 1980 - đầu năm 1990.

Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành.

Kinh nghiệm đối với những thị trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt về hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước Song cũng có một số sự trục trặc của thị trường chứng khoán như hoạt động trì trệ một thời gian dài do thiếu hàng hoá và do không được quan tâm đúng mức, hay kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất hoạt động hoặc gặp trục trặc do việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp, …

Lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam Để tìm hiểu về lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam, cùng điểm qua các mốc thời gian quan trọng sau đây:

- Ngày 28/11/1996: Uỷ ban chứng khoán nhà nước được thành lập.

- Ngày 11/07/1998: ngày khai sinh của thị trường chứng khoán Việt Nam Đồng thời thành lập trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh - HOSTC.

- Ngày 28/07/2000: thị trường chứng khoán chính thức hoạt động với phiên giao dịch đầu tiên với 2 cổ phiếu REE và SAM Thời điểm này một tuần chỉ có 2 phiên giao dịch.

- Năm 2005: trung tâm lưu ký Việt Nam (VSD) được thành lập Cũng trong năm đó, ngày 08/03/2005, khai trương Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Tiền thân của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội - HNX)

- Ngày 19/11/2007: thời gian giao dịch trên HNX được mở rộng từ 8h30 đến 11h, thay vì từ 9h đến 11h.

- Ngày 24/06/2009: chính thức vận hành sàn Upcom.

- Ngày 06/02/2012: ra mắt chỉ số VN30

- Ngày 04/09/2012: thời gian thanh toán được rút ngắn từ T+4 xuống T+3.

- Ngày 15/01/2013: điều chỉnh biên độ giao dịch HOSE +/- 7%, HNX +/- 10%.

- Ngày 22/07/2013: HOSE kéo dài thời gian giao dịch đến 15h.

- Ngày 29/07/2013: HNX kéo dài thời gian giao dịch đến 15h đồng thời bổ sung các loại lệnh mới (ATC, lệnh thị trường).

- Ngày 01/07/2015: Upcom điều chỉnh biên độ giao dịch từ +/- 10% lên +/- 15%.

- Ngày 01/01/2016: rút ngắn thời gian thanh toán từ T+3 xuống T+2.

- Ngày 01/07/2016: các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán hoạt động dựa theo các nguyên tắc:

Chỉ mua chứng khoán khi được sự bảo lãnh thanh toán của ngân hàng lưu ký Các giao dịch mua bán đảm bảo hoàn thành trong ngày

Giao dịch mua/bán cổ phiếu quỹ tuân theo quy định quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý

Lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi xuất hiện đến nay đã trải qua quá trình liên tục cải tiến và phát triển để hoạt động diễn ra hiệu quả nhất Xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn dài hạn của nền kinh tế, chức năng của thị trường chứng khoán là nhằm huy động vốn của toàn xã hội phục vụ các mục tiêu kinh tế

Sự ra đời của thị trường chứng khoán đã giải quyết vấn đề phân bổ nguồn vốn không hiệu quả khi hệ thống ngân hàng là nơi duy nhất cung cấp vốn cho nhu cầu của xã hội. c Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Những vấn đề chung về giá cổ phiếu

1.2.1 Mệnh giá và mệnh giá cổ phiếu Định nghĩa của mệnh giá:

Mệnh giá (hay còn gọi là giá trị danh nghĩa) là giá trị mà tổ chức phát hành ấn định cho chứng khoán và được ghi trên chứng khoán đó.

Mệnh giá được hiểu cơ bản là giá in trên mặt cổ phiếu, trái phiếu hoặc các công cụ tài chính khác Chẳng hạn một công ty cổ phần phát hành cổ phần thông thường với mệnh giá 10 nghìn đồng Tuy nhiên, giá trị thị trường của cổ phiếu này có thể cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá, tùy thuộc vào cung và cầu về nó Trong đó:

– Mệnh giá cổ phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu.

– Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi trên trái phiếu Giá trị này được gọi là số vốn gốc. Ý nghĩa của mệnh giá cổ phiếu

+ Giá trị mệnh giá của cổ phiếu không có liên quan đến giá trị thị trường Giá trị mệnh giá của một cổ phiếu là giá trị được ghi cụ thể trong điều lệ công ty Công ty phát hành hứa hẹn sẽ không phát hành thêm cổ phiếu có giá thấp hơn mệnh giá, vì vậy các nhà đầu tư có thể tự tin rằng không ai khác sẽ nhận được giá phát hành có lợi hơn Chính bởi vì thế, mệnh giá được hiểu là giá trị danh nghĩa của một chứng khoán được xác định bởi công ty phát hành và là giá tối thiểu của nó Điều này quan trọng hơn nhiều trong các thị trường chứng khoán không được kiểm soát so với các thị trường được quản lý tồn tại ngày nay, nơi mà giá phát hành cổ phiếu thường phải được công bố.

+ Mệnh giá cổ phiếu thông thường được sử dụng để ghi sổ sách kế toán của của công ty.

+ Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với nhà đầu tư khi đã đầu tư nên mệnh giá cổ phiếu sẽ không liên quan đến giá trị trường của cổ phiếu đó Nói cách khác, mệnh giá không tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu.

+ Mệnh giá cổ phiếu thường chỉ có ý nghĩa quan trọng vào thời điểm công ty phát hành cổ phiếu thường trong lần đầu tiên huy động vốn thành lập công ty Tại thời điểm đó mệnh giá thể hiện số tiền tối thiểu công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà công ty phát hành ra.

+ Luật pháp ở một số quốc gia cho phép công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá. Ưu điểm của việc phát hành loại cổ phiếu thường này là có thể bán chúng với bất cứ giá nào mà họ tin là có thể bán trên thị trường Tuy nhiên luật pháp của một số nước cũng cấm các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu thường không có mệnh giá như ở Anh hay Hàn Quốc.

1.2.2 Giá trị sổ sách và giá trị sổ sách cổ phiếu a Khái niệm:Giá trị sổ sách hay còn gọi là Book Value, đây là giá trị của một doanh nghiệp, và được xét theo sổ sách kế toán phản ánh nhờ vào báo cáo tài chính Sổ sách kế toán này mô tả các báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo tháng, quý, nửa năm hoặc 1 năm Giá trị sổ sách thể hiện cụ thể tổng số tiền thu được nếu toàn bộ tài sản của một công ty được thanh lý sau khi đã trừ đi các khoản nợ phải trả Đó cũng chính là số tiền mà bên phía những chủ nợ, cổ đông hoàn toàn có thể nhận được khi công ty bị phá sản Nói chung đây là chỉ số quan trọng trong công tác làm việc quản trị doanh nghiệp.

Nguồn quỹ: Giá trị sổ sách là nguồn tiền mà công ty sử dụng mua các loại tài sản Các tài sản này sẽ tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ cho công ty.

Tài sản ròng: Giá trị sổ sách còn được xem là tài sản ròng của công ty đó Tài sản ròng là giá trị còn lại khi lấy tổng tài sản của công ty trừ đi nghĩa vụ nợ Trong đó nghĩa vụ nợ bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn.

Giá trị sổ sách của cổ phiếu (Book value per Share) là phần giá trị sổ sách tính trên một cổ phiếu đang lưu hành. b Vai trò của giá trị sổ sách của cổ phiếu:

Giá trị sổ sách được coi là quan trọng về mặt định giá vì nó thể hiện bức tranh công bằng và chính xác về giá trị của một công ty Giá trị sổ sách của một doanh nghiệp hay tập đoàn được xem là tài sản đang có của doanh nghiệp đó Nó được nắm giữ bởi thực thể riêng biệt, cố định (chủ sở hữu, cổ đông, vốn hóa thị trường).

Trong trường hợp công ty phát hành cổ phiếu, thì giá trị sổ sách cũng cho thấy được con số chi phí mua lại công ty/ tập đoàn trong trường hợp rủi ro Đồng thời giá trị trường của cổ phiếu cũng bị tác động bởi nhân tố này

Theo thống kê, doanh nghiệp nào có giá trị sổ sách càng cao thì giá trị cổ phiếu sẽ càng cao, tiềm năng phát triển cũng ổn định hơn so với các doanh nghiệp mà tổng tài sản đang xấp xỉ với các khoản nợ cần chi trả

Các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu ngành thực phẩm

1.3.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đó a Các nghiên cứu trong nước:

Theo (Mạnh, 2017)Từ việc nghiên cứu 359 công ty đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2012-2016, nghiên cứu này đã tìm thấy có các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu niêm yết đó là: Cổ tức (DIV); Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS); Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E); Chỉ số giá tiêu dùng (CPI); Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Trong đó, Cổ tức (DIV); Thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS); Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E);Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu đúng như giả thuyết và dự đoán ban đầu.Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại có tương quan thuận chiều với thị giá, điều này trái với dự đoán ban đầu của nghiên cứu Ngoài ra, kết quả từ mô hình hồi quy còn cho thấy số năm niêm yết, quy mô doanh nghiệp và giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu có quan hệ cùng chiều với thị giá cổ phiếu trong khi số năm thành lập có tác động ngược chiều Tuy nhiên, các mối quan hệ đó không có ý nghĩa về mặt thống kê Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý công ty.

[ CITATION Huỳ15 \l 1033 ] nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có 5 nhân tố tác động: Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu (NAVPS), Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV), Quy mô doanh nghiệp (Size), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ quan trọng đối với các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên sàn HOUSE là khác nhau Các nhân tố như: Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV); Thu nhập trên mỗi cổ phiếu(EPS); Giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu(NAVPS); Quy mô doanh nghiệp(Size), Tổng sản phẩm quốc nội(GDP) luôn biến động thuận chiều với giá cổ phiếu Đồng thời, các nhân tố đó cũng chính là các nhân tố chính xác định giá cổ phiếu cảu các công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết giá trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhân tố Chỉ số tiêu dùng biến động ngược chiều với giá cổ phiếu.Trên cơ sở của kết quả, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị với các công ty trong ngành thực phẩm đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán.

(Ngọc & Cường, 2016)Nghiên cứu các nhân tố tác động đến giao động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Các nhân tố nghiên cứu bao gồm: khả năng sinh lời (ROA), quy mô, cấu trúc vốn và chính sách cổ tức.

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung xác định các nhân tố tác động đến dao động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng dựa trên số liệu từ báo cáo tài chính của 95 công ty niêm yết trong giai đoạn 2008-2013 (bao gồm 570 quan sát) Ứng dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố nội sinh của doanh nghiệp như khả năng sinh lời (ROA), quy mô, cấu trúc vốn và chính sách cổ tức có tác động đến dao động giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xác định được một số nhân tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát cũng có ảnh hưởng đến dao động giá cổ phiếu Từ đó, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

(Minh & Linh, 2022)đã thu thập thông tin và nghiên cứu các nhân tố về các chỉ số tài chính ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các công ty dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Các nhân tố bao gồm: EPS, BVPS, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và PE của toàn bộ 60 công ty Dược phẩm niêm yết trên sàn HOSE, HNX và UPCOM vào thời điểm kết thúc niên độ trong 6 năm từ 2012–2018 thông qua website của CafeF.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, chiều tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc phù hợp hầu hết với kết quả của các nghiên cứu trước đây tại thị trường Việt Nam và cả các thị trường khác trên thế giới Các chỉ số tài chính là EPS, BVPS và PE đều có tác động thuận chiều lên giá cổ phiếu Biến duy nhất có kết quả ngược lại với dự đoán và lý thuyết là ROA Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự phù hợp của bài quả nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây có cùng đề tài mặc dù sự phù hợp trong phương pháp nghiên cứu vẫn có nhiều sự thay đổi Đồng thời, có thể thấy, chỉ số tài chính có tác động tương đối thống nhất đối với các cổ phiếu của công ty thuộc ngành nghề khác nhau Tuy nhiên, mức độ tác động vẫn có sự khác biệt vì bản chất các ngành nghề vẫn có những sự khác nhau về tính chất và đặc thù riêng.Từ kết quả đó, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị cho nhà đầu tư và các công ty đang niêm yết.

(Đỗ et al., 2022) Nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu ngành ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên thị giá cổ phiếu, đưa ra các hàm ý chính sách kiểm soát thị giá cổ phiếu ngành ngân hàng.

Kết quả chỉ ra được: Các biến có ý nghĩa, có tác động đến thị giá cổ phiếu là: quy mô ngân hàng (TTS), lãi trên cổ phiếu (EPS), tỷ lệ nợ xấu (NPL) Trong đó, các nhân tố tổng tài sản, lãi trên cổ phiếu có tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu, còn tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều với thị giá cổ phiếu Nhóm nghiên cứu thực hiện hồi quy với dữ liệu bảng qua mô hình hồi quy OLS, đồng thời thực hiện các kiểm định gồm kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số thay đổi và kiểm định mô hình bỏ sót biến thích hợp để lựa chọn được mô hình phù hợp nhất Từ kết quả mô hình phù hợp FEM cho thấy các nhân tố kể trên là các nhân tố quan trọng trong quyết định mua cổ phiếu của các nhà đầu tư trên thị trường. b Các nghiên cứu nước ngoài.

(Pradhan1 & Dahal, 2016) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tại ngân hàng thương mại Nepalese, mô hình nghiên cứu có biến phụ thuộc là "Giá thị trường của cổ phiếu” (MPS) Các biến độc lập được chọn là: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS); Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS); Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS); Hệ số giá thị trường của cổ phiếu trên thu nhập (P/E); Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA); Quy mô doanh nghiệp (Size);Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tỷ lệ lạm phát (INF)

Sử dụng dữ liệu của 14 ngân hàng được liệt kê trong NEPSE, kết quả cho thấy các biến cụ thể của công ty như Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS),Cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu(BVPS), Hệ số giá thị trường của cổ phiếu trên thu nhập (P/E),Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và Quy mô doanh nghiệp(Size) có tác động cùng chiều tới giá cổ phiếu, đồng thời cũng là các nhân tố chính xác định giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại ở Nepal Trong số các biến, Quy mô doanh nghiệp(Size) được coi là biến quyết định quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Có nghĩa là, quy mô công ty lớn hơn, giá cổ phiếu sẽ cao hơn Trong số các biến số kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc nội(GDP)và tỷ lệ lạm phát (INF)là các biến số chính ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Từ đó tác giả đưa ra một số đề xuất đối với các ngân hàng thương mại ở Nepal.

(Uddin, Rahman, & Hossain, 2013)đã nghiên cứu các nhân tố quyết định giá cổ phiếu trong các công ty trong lĩnh vực tài chính ở Bangladesh- Một nghiên cứu về

Sở giao dịch chứng khoán Dhaka (DSE) Một số biến thích hợp như: Lợi nhuận ròng sau thuế (LNST), Tỷ lệ thu nhập giá (P/E), Giá trị tài sản ròng (NAV), Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đã được lựa chọn từ các tài liệu trước đó để quyết định các nhân tố quyết định giá cổ phiếu (SP)

Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu này đã tạo ra một bước tiến lớn để xác định nhân tố quyết định giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán chỉ tập trung vào về lĩnh vực tài chính của Bangladesh Dữ liệu đã được thu thập từ các công ty như Ngân hàng, Bảo hiểm, Cho thuê Các công ty liên kết với lĩnh vực tài chính từ năm 2005 đến năm 2011 từ Sở giao dịch chứng khoán Dhaka (DSE) Kết quả cho thấy các biến Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), Giá trị tài sản ròng (NAV), Lợi nhuận ròng sau thuế (LNST) và Tỷ lệ thu nhập giá (P/E) có mối quan hệ chặt chẽ với giá cổ phiếu, hay có thể nói các biến có tác động thuận chiều đến giá cổ phiếu Từ cơ sở đó, tác giả đã đưa ra một số đề xuất và kiến nghị đối với các công ty trong lĩnh vực tài chính ở Bangladesh đang niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Dhaka(DSE).

(Taimur et al., 2015) Các tác giả nghiên cứu và phân tích dữ liệu từ 41 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Bahrain giai đoạn 2006-2010 và chỉ ra tám biến ảnh hưởng tới giá cổ phiếu của Bahrain: lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), tỷ suất cổ tức (DPS/EPS), thu nhập từ giá (P/E), nợ trên tài sản và quy mô công ty (size).

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết và những lý luận nêu trên, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được phương trình sau:

P = �� + ��DPS/EPS + ��EPS + ��P/E + ��CPI + ��GDP + ��Size + ��ROA + ��ROE + ��

2.1.2 Các biến và giả thuyết nghiên cứu

Biến phụ thuộc là biến số mà ta quan tâm đến giá trị của nó, thường nằm ở vế trái của phương trình Biến phụ thuộc còn được gọi là biến được giải thích (explained variable) hay biến phản ứng Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc chính là: Thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán

Biến độc lập là biến số được cho là tác động đến biến phụ thuộc, thường nằm ở vế phải của phương trình Biến độc lập còn được gọi là biến giải thích (explanatory variable) hay biến điều khiển (control variable) Trong nghiên cứu này, các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu ngành ngân hàng trên thị trường chứng khoán Việt Nam chính là các biến độc lập, cụ thể là 6 biến độc lập sau: a Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR)

Tỷ lệ chi trả cổ tức (DPS/EPS) tác động cùng chiều đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam b Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)

Lãi trên cổ phiếu là một trong những nhân tố quan trọng chi phối quyết định của nhà đầu tư Trong nghiên cứu của Uddin, Reaz, Zahidur Rahman & Rajib Hossain (2013), Phạm Tiến Mạnh (2017), Huỳnh Thị Anh Đào(2015), Minh, N H

(2022, June 12) và Prof Dr Radhe S Pradhan1 and Subash Dahal (2016) đã chỉ ra rằng có mối quan hệ đồng biến giữa lãi trên cổ phiếu với giá cổ phiếu Để khẳng định rõ hơn về điều này, nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết nghiên cứu như sau:

Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) tác động cùng chiều đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam c Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E)

Hệ số giá trên thu nhập cho thấy mức độ mà thu nhập mỗi cổ phần trên giá cổ phiếu Hệ số giá trên thu nhập nói lên rằng giá cổ phiếu của doanh nghiệp thực phẩm đang được định giá thấp hay quá cao Nói chung, hệ số giá trên thu nhập của doanh nghiệp thực phẩm cao giúp các nhà đầu tư hy vọng tăng trưởng lợi nhuận cao trong tương lai so với những doanh nghiệp thực phẩm có P/E thấp hơn Phạm Tiến Mạnh

(2017), Minh, N H (2022, June 12), Prof Dr Radhe S Pradhan1 Subash Dahal và

(2016), Uddin, Reaz, Zahidur Rahman and Rajib Hossain (2013)đã chỉ ra rằng tỷ lệ giá trên thu nhập có mối quan hệ tích cực với giá cổ phiếu của doanh nghiệp Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu tiếp theo tác giả đưa ra là:

Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu (P/E) tác động cùng chiều đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam d Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Theo Phạm Tiến Mạnh (2017), từ việc nghiên cứu 359 công ty đang niêm yết trên

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn 2012-2016, nghiên cứu này đã tìm thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lại có tương quan thuận chiều với thị giá, điều này trái với dự đoán ban đầu của nghiên cứu Để kiểm định tác động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đến thị giá cổ phiếu ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ta có giả thuyết:

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tác động ngược chiều đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam e Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Khi nền kinh tế có xu hướng phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng GDP sẽ tăng qua các năm và tác động cùng chiều đến hoạt động của các doanh nghiệp thực phẩm, thị giá cổ phiếu ngành thực phẩm sẽ tăng và ngược lại Nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng tốc độ tăng trưởng GDP tăng thì thị giá cổ phiếu ngành thực phẩm tăng Theo Phạm Tiến Mạtnh (2017), Huỳnh Thị Anh Đào(2015), Prof Dr Radhe S Pradhan1 and Subash Dahal (2016) tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu Để kiểm định tác động của tăng trưởng GDP đến thị giá cổ phiếu ngành thực phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ta có giả thuyết:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tác động cùng chiều đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam f.Quy mô doanh nghiệp (TTS)

Nhiều nhà khoa học có chung quan điểm rằng thị giá cổ phiếu có mối quan hệ chặt chẽ với quy mô doanh nghiệp Huỳnh Thị Anh Đào(2015), Prof Dr Radhe S Pradhan1 and Subash Dahal (2016) đề xuất rằng quy mô công ty có xu hướng tương quan tích cực với thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp ngành thực phẩm vì các công ty lớn hơn có phương tiện để có được chuyên môn quản lý, quy mô kinh tế, mô tả vị trí thị trường tốt hơn và uy tín công chúng tốt, được các nhà đầu tư tin tưởng hơn và từ đó thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm được cải thiện Dựa vào các nghiên cứu đi trước, giả thuyết về tác động của quy mô doanh nghiệp đến thị giá cổ phiếu được đặt ra như sau:

Quy mô doanh nghiệp (TTS) tác động cùng chiều đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam g Khả năng sinh lời (ROA, ROE)

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Các biến và nguồn thu thập số liệu

Bảng 2.1: Các biến và nguồn thu thập số liệu

Công thức Đơn vị đo lường

PRI Giá cổ phiếu Đồng cafef.vn, tự tính toán DPS/EP

Tỷ lệ chi trả cổ tức

Tỷ lệ chi trả cổ tức

= Cổ tức hàng năm trên mỗi cổ phiếu / Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu

= Cổ tức / Thu nhập ròng

EPS Thu nhập trên một cổ phiếu

EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông. Đồng finance.viet stock.vn

Phạm Tiến Mạnh (2017),Huỳnh Thị Anh Đào(2015), Minh, N H

12), Prof Dr Radhe S Pradhan1 and Subash Dahal

(2016), Uddin, Reaz, Zahidur Rahman and Rajib Hossain (2013)

P/E Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu

P/E = Thị giá cổ phiếu (Price) / Lợi nhuận trên

1 cổ phiếu (EPS) EPS = Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi /

Số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành

Lần finance.viet stock.vn

12), Prof Dr Radhe S Pradhan1 and Subash Dahal

(2016), Uddin, Reaz, Zahidur Rahman and Rajib Hossain (2013)

CPI Chỉ số giá tiêu dùng

= (Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ /Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở) x 100

% gso.gov.vn (Tổng cục thống kê)

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

Theo phương pháp chi tiêu (tính tổng chi tiêu) GDP = C + G + I + NX

% gso.gov.vn (Tổng cục thống kê)

Phạm Tiến Mạnh (2017), Huỳnh Thị Anh

Theo phương pháp chi phí (tính theo thu nhập) GDP = W + I + Pr + R + Ti + De

Theo phương pháp sản xuất

GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu Hoặc GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu Đào(2015), Prof Dr Radhe

Size Quy mô doanh nghiệp

ROA = (Lợi nhuận ròng hay lợi nhuận sau thuế dành cho cổ đông / Tổng số vốn đầu tư của doanh nghiệp) * 100 Đồng Báo cáo tài chính của công ty

Huỳnh Thị Anh Đào(2015), Đinh Bảo Ngọc

Dr Radhe S Pradhan1 and Subash Dahal (2016)

ROA Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản

ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu)

% finance.viet stock.vn Đinh Bảo Ngọc

Dr Radhe S Pradhan1 and Subash Dahal (2016)

ROE Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu

% finance.viet stock.vn (Taimur et al.,

Các sai số ngẫu nhiên

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau Qua bước thống kê này sẽ giúp chúng ta thuận tiện hơn trong việc tóm tắt và so sánh số liệu, đồng thời biết được các thuộc tính cơ bản như giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn nhất (Maximum), giá trị trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

Phương pháp kiểm định đa cộng tuyến:

GS.TS Nguyễn Quang Dong, TS Nguyễn Thị Minh [10, Tr.235] cho rằng khi giữa các biến độc lập không có quan hệ đa cộng tuyến hoàn hảo nhưng có mối liên hệ tuyến tính khá chặt chẽ, ta nói rằng mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến Khi trong mô hình có hiện tượng đa cộng tuyến cao sẽ làm cho hệ số xác định �2 lớn, gây ra một số hậu quả cho các ước lượng OLS như: khoảng tin cậy trở nên rộng, nghĩa là ước lượng kém chính xác, không cung cấp được thông tin hữu ích, hệ số ước lượng dễ mất đi ý nghĩa thống kê (sai số chuẩn quá lớn làm cho các tỷ số t trở nên quá bé)… Chính vì vậy, ta cần kiểm định đa cộng tuyến để kiểm tra tính chính xác của mô hình, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục tốt nhất Để xem xét mô hình hồi quy có hiện tượng giá thông qua độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance inflation factor) Theo Nguyễn Quang Dong, Nguyễn Thị Minh, nếu VIF >

10, Tolerance < 0,1 thì đó là dấu hiệu đa cộng tuyến cao

Phương pháp kiểm định phương sai sai số:

Hiện tượng “Phương sai sai số thay đổi” (Heteroskedasticity) gây ra khá nhiều hậu quả tai hại đối với mô hình ước lượng bằng phương pháp OLS Hiện tượng phương sai thay đổi làm cho các ước lượng của hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả (tức là không phải là ước lượng phù hợp nhất), ước lượng của các phương sai bị chệch làm kiểm định các giả thuyết mất hiệu lực khiến cho các nhà nghiên cứu đánh giá nhầm về chất lượng mô hình hồi quy tuyến tính.

Phương pháp hồi quy tuyến tính:

Hồi quy là một mô hình thống kê được sử dụng để dự đoán giá trị của biến phụ thuộc (Dependence variable) hay còn gọi là biến kết quả dựa vào những giá trị của ít nhất một66 biến độc lập (Independence variable) hay còn gọi là biến nguyên nhân Nếu mô hình hồi quy phân tích sự phụ thuộc của một biến phụ thuộc vào một biến độc lập được gọi là hồi quy đơn, nếu có nhiều biến độc lập được gọi là hồi quy bội Hồi quy tuyến tính là mô hình hồi quy trong đó mối quan hệ giữa các biến biểu diễn bởi một đường thẳng Phân tích hồi quy tuyến tính được coi là một trong những phương pháp phân tích số liệu thông dụng nhất trong lĩnh vực thống kê Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ tập trung tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội.

Hồi quy tuyến tính bội:

Là khảo sát có từ ba biến trở lên, trong đó có 1 biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập, nghiên cứu mối quan hệ, quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập Mô hình hồi quy tuyến tính bậc k biến có dạng tổng quát như sau:

Yt: biến phụ thuộc trong lần quan sát thứ i

X1i, X2i, X3i,…, Xki: các biến độc lập

� � �0, 1, 2, … ��: các hệ số góc hay độ dốc của mô hình

Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) để phân tích mối tương quan, liên hệ giữa các biến nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu ngành ngân hàng trên TTCK Việt Nam để kiểm định các giả thiết nghiên cứu.

Việc sử dụng phương pháp OLS có nhiều ưu điểm cũng như khuyết điểm Đầu tiên ưu điểm của phương pháp ước lượng OLS là ước lượng tuyến tính không chệch cho kết quả tốt nhất khi các giả thuyết của OLS được thỏa mãn, phương pháp dễ tính toán và chấp nhận rộng rãi Tuy nhiên nhược điểm phải kể đến là các giả thiết của OLS quá chặt, nếu có quan sát bất thường sẽ phóng đại sự ảnh hưởng của quan sát đó và phương pháp chi nghiên cứu các tác động đến giá trị trung bình của biến phụ thuộc.

Phương pháp kiểm định phương sai sai số: Hiện tượng “Phương sai sai số thay đổi” (Heteroskedasticity) gây ra khá nhiều hậu quả tai hại đối với mô hình ước lượng bằng phương pháp OLS Hiện tượng phương sai thay đổi làm cho các ước lượng của hệ số hồi quy không chệch nhưng không hiệu quả (tức là không phải là ước lượng phù hợp nhất), ước lượng của các phương sai bị chệch làm kiểm định các giả thuyết mất hiệu lực khiến cho các nhà nghiên cứu đánh giá nhầm về chất lượng mô hình hồi quy tuyến tính

THỰC TRẠNG THỊ GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Thực trạng ngành thực phẩm ở Việt Nam giai đoạn 2015-2021

3.1.1 Doanh nghiệp thực phẩm ở Việt Nam

Theo Nicolas Minos (1998), chế biến thực phẩm được là quy trình chế biến các mặt hàng nông nghiệp thành các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống con người, bao gồm các hoạt động như làm sạch, phân loại, bảo quản, xây xát, đóng hộp, đông lạnh, chế biến,… Quỹ

Hội đồng Thông tin Thực phẩm Quốc tế (2010) định nghĩa chế biến thực phẩm là bất kỳ hoạt động chế biến có chủ ý nào trong thực phẩm, biến đổi các nguyên liệu thô không ăn được được thành các loại thực phẩm hữu ích hơn, ổn định và ngon miệng hơn cho con người.

Ngành thực phẩm luôn được xem như nền tảng cho sự phát triển ở tất cả các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia nông nghiệp. Đây là một bộ phận hợp thành của công nghiệp, thực hiện các hoạt động bảo quản, giữ gìn, cải biến và nâng cao giá trị sử dụng của nguyên liệu từ nông nghiệp thông qua quá trình cơ nhiệt hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, và là một kênh dẫn nối giữa người nông dân (hoặc ngư dân) và người tiêu dùng cuối cùng (Nicolas Minos

Như vậy, có thể định nghĩa các DN trong ngành thực phẩm là các tổ chức kinh doanh thực hiện hoạt động chế biến thực phẩm để phục vụ cho cuộc sống của con người, hoạt động như một kênh dẫn nối giữa người nông dân (hoặc ngư dân) và người tiêu dùng cuối cùng.

Tại Việt Nam, các DN được phân định, sắp xếp vào các ngành theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 6 tháng 7 năm 2018 số 27/2018/QĐ-TTg Dựa trên các tiêu chí sắp xếp về “ngành kinh tế”, hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được chia làm 5 cấp, trong đó có 21 ngành cấp 1; 88 ngành cấp 2; 242 ngành cấp 3; 486 ngành cấp 4 và 734 ngành cấp 5 Ngành thực phẩm là ngành cấp 2, được mã hóa bằng hai số 10 theo ngành cấp 1 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Ngành thực phẩm được chia thành 8 ngành cấp 3; 16 ngành cấp 4 và 26 ngành cấp 5 Ngành này được định nghĩa là “ngành bao gồm: Các hoạt động xử lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi gia súc và thủy sản thành thực phẩm và đồ uống phục vụ cho con người và động vật”.

Nó còn bao gồm hoạt động “sản xuất ra các sản phẩm thực phẩm trung gian khác nhau mà không phải là thực phẩm trực tiếp, các hoạt động tạo ra các phụ phẩm có giá trị nhỏ hơn hoặc lớn hơn (ví dụ như da sống có từ giết mổ gia súc, bánh dầu từ sản xuất dầu)”.

Ngành này cũng gồm “các hoạt động liên quan đến các loại sản phẩm khác nhau như: thịt, cá, hoa quả và rau, mỡ và dầu, sản phẩm sữa, sản phẩm bột gạo xay, cho động vật ăn, sản phẩm thực phẩm khác và đồ uống Sản xuất có thể được thực hiện cho chính mình cũng như là cho bên thứ ba như trong giết mổ truyền thống” Một vài hoạt động khác cũng được xem như là sản xuất như hoạt động chế biến thực hiện trong các hiệu bánh mỳ, cửa hàng bánh ngọt và các cửa hàng chế biến thịt, nơi bán sản phẩm của họ) mặc dù có sự bán lẻ sản phẩm tại các cửa hàng của người sản xuất.

(Theo Bộ NN & PTNT, 2017),Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp quan trọng đối với các sản phẩm: gạo, thủy sản, thực phẩm tươi, và thực phẩm đã qua chế biến Ngành thực phẩm được định hướng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu do đó đến nay Việt Nam đã trở thành một ngành kinh doanh có quy mô lớn với sự tham gia của hơn 7000 DN với gần một triệu lao động trong đó 84% là các DN nhỏ và vừa có số lượng lao động dưới 50 người, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành thực phẩm trong 10 năm qua đạt bình quân 10% và đóng góp 15% tổng sản phẩm quốc nội

(GDP) cho nền kinh tế Việt Nam.

Bảng 3.2: Lịch sử phát triển ngành thực phẩm việt Nam

Thời kỳ xã hội phong kiến với nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất tự cung tự cấp và chỉ dừng lại ở việc trao đổi hàng hóa dư thừa dưới dạng thô Đến khi nền sản xuất phát triển hơn, sản phẩm nông nghiệp được tạo ra ngày càng nhiều dần chuyển sang cơ chế tích lũy, dự trữ và trao đổi giữa các hộ gia đình, các vùng miền khác nhau Từ đó các hoạt động bảo quản, thực phẩm cũng phát triển theo Tuy nhiên cũng chỉ dừng lại ở một số nhóm người chuyên sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm do nông nghiệp làm ra và mới chỉ dừng lại ở mức chế biến có tính chất công nghiệp.

1858 – 1954 Đây là thời kỳ ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp thực phẩm nói riêng đạt mức cơ khí và cơ khí Cũng trong giai đoạn này, ở các vùng quê Việt Nam, hình thành nên các làng nghề thực phẩm như: nghề làm bún, làm chả, giò, nem… Sau cách mạng tháng Tám, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 79 thành lập Bộ Canh nông, Bộ này có chức năng quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó có ngành thực phẩm Đây cũng là giai đoạn cho ra đời hàng loại các xí nghiệp, nhà máy sản xuất thực phẩm phục vụ phát triển công nghiệp nói chung và kháng chiến nói riêng như: nhà máy Rượu Hà Nội, nhà máy Bia Hà Nội, nhà máy Xay Hải Phòng…

1975 Đại hội Đảng III (năm 1960) nhấn mạnh ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm Trong thời kỳ này, với sự ủng hộ của Liên

Xô và các nước đông Âu, hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp thuộc ngành công nghiệp thực phẩm như: Cao-Xà-Lá, nhà máy đồ hộp Hạ Long… được ra đời Tuy nhiên, trong giai đoạn này dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị mới chỉ được trang bị ở giai đoạn cơ khí bán tự động.

Nhà nước ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trong cả nước thành một cơ cấu công – nông nghiệp Với chủ trương đó, chúng ta đã đạt được một số kết quả nhưng do quy định hạn chế phát triển công nghiệp nặng quá mức nên chưa thực sự phát huy được tiềm năng và lợi thế của ngành.

1986 đến nay Đại hội VI, tháng 12 năm 1986 đưa ra nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong giai đoạn này là thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: “lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”, với mục đích sản xuất đủ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, có tích luỹ và xuất khẩu Đến nay, Việt Nam đã trở thành một quốc gia được thế giới biết đến bởi những thành tựu phát triển kinh tế vượt trội trong khu vực Sự thành công này có sự đóng góp đáng kể của ngành nông nghiệp và ngành thực phẩm Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực (năm 1988 nhập khẩu khoảng 450 ngàn tấn) đến nay Việt Nam đã sản xuất không chỉ đủ cho tiêu dùng trong nước mà còn có dư để xuất khẩu hàng triệu tấn gạo, mở đầu cho thời kỳ gạo và các mặt hàng nông sản, thực phẩm khác hiện diện trên thị trường thế giới Hiện ta, nước ta đã có nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên một tỷ USD, trong đó hơn một nửa là các sản phẩm thực phẩm chế biến.

Nguồn: NCS Nguyễn Thị Mỹ Nguyệt tổng hợp

(Theo Bộ NN & PTNT,2017), các DN kinh doanh thực phẩm chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng số các DN trong cả nước Cụ thể, sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, số lượng DN kinh doanh thực phẩm chiếm xấp xỉ 2% tổng số DN trong cả nước và không ngừng tăng trưởng qua các năm Năm 2012 trong cả nước có 5.644

DN kinh doanh thực phẩm thì đến năm 2017 đã lên tới 7.173 DN.

Trung bình mỗi năm tăng trung bình mỗi năm tăng thêm khoảng 300

Thực trạng các nhân tố môi trường bên ngoài và nhân tố bên trong của các

3.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp a Quy luật cung - cầu của thị trường

Cổ phiếu nó cũng chính là mô ¢t loại hàng hóa và chịu tác đô ¢ng của quy luâ ¢t cung cầu Nhu cầu đầu tư cổ phiếu tăng làm cho cổ phiếu đó tăng giá đó là khi các nhà đầu tư kỳ vọng vào đà phát triển, tốc đô ¢ tăng trưởng của doanh nghiệp Nhưng nếu doanh nghiê ¢p có sự phát triển không tốt và có nguy cơ suy thoái Điều này sẽ tác đô ¢ng vào tâm lý của các nhà đầu tư, làm giảm đi nhu cầu mua, đẩy mô ¢t loạt cổ phiếu bán ra Nó sẽ làm cho cổ phiếu giảm giá mạnh và có ít lợi nhuâ ¢n. trưởng GDP có xu hướng phát triển tốt đồng nghĩa với việc người lao động tăng thêm thu nhập Khi thu nhập trở nên ổn định hơn nhiều người sẽ có xu hướng tìm kiếm thêm các kênh đầu tư để tiền sinh lời Ngoài ra khi GDP tăng cao, nền kinh tế phát triển, thu nhập cá nhân gia tăng sẽ kích thích nhu cầu hàng hóa, tiêu dùng Đi kèm là sự thúc đẩy sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, lợi nhuận tăng trưởng sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng cao Do đó có thể thấy mức tăng trưởng GDP là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

3.2.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp a Kết quả hoạt đô xng kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả hoạt đô ¢ng kinh doanh của doanh nghiệp là mô ¢t yếu tố khá quan trọng tác đô ¢ng tới giá cổ phiếu của công ty đó Những cổ phiếu có giá cao, cổ tức cao, lơi nhuâ ¢n cao khi công ty đó có kết quả kinh doanh tốt Nhưng với các công ty hoạt đô ¢ng kém và không hiểu quả, làm ăn thua lỗ sẽ ít được đầu tư và làm cho giá cổ phiếu của công ty đó giảm mạnh. b Hiệu suất hoạt đô xng của ngành

Thị trường chứng khoán với rất nhiều các mã cổ phiếu khác nhau Và chúng sẽ được phân chia theo các nhóm ngành khác nhau Khi mô ¢t ngành có càng nhiều cổ phiếu tăng giá nó sẽ kéo theo sự tăng giá cổ phiếu của ngành đó.

Vì vâ ¢y mà những thông tin ngành cũng là mô ¢t yếu tố tác đô ¢ng trực tiếp đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành đó Nó có thể khiến giá cổ phiếu của các công ty liên quan tăng mạnh hoă ¢c giảm mạnh. c Các giao dịch nội bộ

Khi giao dịch nội bộ được thực hiện nhiều chứng tỏ doanh nghiê ¢p đang kỳ vọng lớn và sự phát triển trong tương lai Nó tác đô ¢ng lên các nhà đầu tư và khiến họ có niềm tin hơn và doanh nghiê ¢p Từ đó gia tăng các quyết định đầu tư và kéo theo đó chính là sự tăng giá của cổ phiếu. d Chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp

Chính sách chi trả cổ tức là mô¢t phần tác đô ¢ng lên tâm lý của nhà đầu tư Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Bên cạnh đó, cổ tức cao và tăng tức doanh nghiê ¢p đó đang có tình hình kinh doanh tốt Khi công ty chi trả cổ tức cao thì các nhà đầu tư sẽ muốn nắm giữ cổ phiếu đó lâu hơn và khiến cho cổ phiếu ngày càng tăng giá.

Bên cạnh đó, có mô ¢t số nhà đầu tư lâu năm, lão làng thường có xu hướng mua lại cổ phiếu ở thời điểm gần sát ngày chốt quyền Nhằm mục đích hưởng được lợi từ viê ¢c chi trả cổ tức và sau đó bán lại Cũng vì vâ ¢y mà giá cổ phiếu của các công ty tăng mạnh vào thời điểm này. e Báo cáo tài chính của công ty Đầu tư cổ phiếu đồng nghĩa với việc gián tiếp đầu tư vào các công ty, các sản phẩm dịch vụ của công ty đó Do đó nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu đó là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Công ty làm ăn tốt giá cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại Do đó để lựa chọn được cổ phiếu tốt, nhà đầu tư cần tìm hiểu các báo cáo tài chính, các chỉ số tài chính và định hướng tương lai của doanh nghiệp Báo cáo tài chính của công ty sẽ nói lên lợi nhuận, doanh thu từ các dự án, quay vòng vốn v.v thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp Nếu một doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, có khả năng vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ có xu hướng tăng mạnh Ngược lại, khi doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh không phát triển, có xu hướng bị đình trệ thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ giảm.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN THỊ GIÁ CỔ PHIẾU DOANH NGHIỆP NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Phân tích mô tả ảnh hưởng của các nhân tố đến thị giá cổ phiếu của DN ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Một là, quy mô doanh nghiệp (TTS) Đây là biến độc lập phản ánh quy mô của doanh nghiệp Nhân tố này có giá trị trung bình là 8292 tỷ VNĐ, giá trị nhỏ nhất là 142 tỷ VNĐ, giá trị lớn nhất là 120915 tỷ VNĐ

Giai đoạn 2015-2021 là giai đoạn tổng tài sản của các DNTP Việt

Nam tăng trưởng liên tục dù đến cuối giai đoạn phải đối mặt thách thức lớn đó là dịch bệnh Covid-19 nhưng tăng mạnh mẽ nhất là giải đoạn 2018-2020 Năm 2015, tổng tài sản của 15 DNTP trong mẫu quan sát khoảng 91 nghìn tỷ VNĐ nhưng đến năm 2021 con số ấy đã tăng lên 176,2 nghìn tỷ VNĐ Vào năm 2016, tổng tài sản tăng mạnh đạt 15% so với năm 2015 nhưng giảm mạnh còn 1,2% vào năm

2017 và đến năm 2018 tăng nhẹ chỉ 1,3% Đến năm 2019 mặc dù dịch bệnh Covid-19 hoành hành nhưng tổng tài tản sản tăng mạnh lên đến 20% và tiếp tục tăng lên đến 22% năm 2020 Tuy nhiên đến năm 2021 tổng tài sản giảm nhẹ xuống còn 12% Trong đó CTCP Tập đoàn Masan (MSN) đứng đầu với tổng giá trị tài sản rơi vào mức

120915 tỷ VNĐ và CTCP Lương Thực Thực Phẩm Safoco (SAF) có tổng giá trị tài sản ở mức thấp nhất là 240 tỷ VNĐ đấy cũng là DNTP có quy mô doanh nghiệp thấp nhất Dưới đây là nội dung phân tích chi tiết quy mô của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2021.

Bảng 4.8: Tài sản và tốc độ tăng trưởng tài sản của 15 doanh nghiệp thực phẩm giai đoạn 2015-2021 Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của các DNTP(2015-2021)

Hai là, tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Đây là biến độc lập phản ánh tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản ROA có giá trị trung bình trong 7 năm đạt được 9,17% Tức là trung bình trong năm năm ( 2015-2021) cứ

100 đồng tổng tài sản mà các DNTP đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì đem lại 9,17 đồng lượi nhuận sau thuế Trong đó tỷ suất ROA lớn nhất là 72,19% và thấp nhất là 0,046% Độ lệch chuẩn là 8,58% cho thấy sự chênh lệch hiệu quả sử dụng tổng tài sản của các DNTP Dưới đây là số liệu phân tích tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản của của DNTP

Bảng 4.9: Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các DNTP giai đoạn 2015-

Nguồn: Báo cáo thường niên của các DNTP (2015-2021)

Ba là, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là biến độc lập đánh giá tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROE có giá trị trung bình vào khoảng 17,34%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu mà các DNTP đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì có 17,34 đồng lợi nhuận sau thuế Trong thời gian 7 năm từ năm 2015 đến năm 2021, ROE của CTCP Tập đoàn KIDO –

KINHDO (KDC) đạt mức cao nhất là 90,45% vào năm 2015 Bên cạnh đó, tỷ suất ROE của CTCP Nam Việt (ANV) năm 2015 lại đạt giá trị thấp nhất vào khoảng 0,11% Độ lệch chuẩn rơi vào mức 12,7%

Bốn là, tốc độ tăng trưởng GDP Đây là biến độc lập phản ánh tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam với giá trị trung bình trong6 năm đạt 5,6% , trong đó tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất khoảng 7,08% năm 2018 và thấp nhất là 2,58% vào năm 2021 Độ lệch chuẩn ở mức khá cao là 1,84%.Dưới đây là diễn biến GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2020:

Tăng trưởng kinh tế sẽ đo lường bởi tốc độ gia tăng trong GDP ở năm t và năm t-1

Do đó GDP tăng chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển nhanh,người dân sẽ tiêu dùng nhiều hơn, nhu cầu hàng hóa, dịch vụ sẽ gia tăng theo thúc đẩy sản xuất phát triển, doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng, nhu cầu đầu tư vào các doanh nghiệp này sẽ gia tăng tạo được nhiều cơ hội để bứt phá và đạt được tăng trưởng như kỳ vọng điều này sẽ khiến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng Từ đó thị giá cổ phiếu cũng sẽ tăng.

Bảng 4.10: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2015-2021 Đơn vị:%

Tốc độ tăng trưởng GDP 6,68 6,21 6,81 7,08 7,02 2,91 2,58

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trước năm 2020, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP cao tuy nhiên khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, tốc độ tăng trưởng giảm giam rõ rệt năm 2020 xuống còn 2,91% Cụ thể tốc độ tăng trưởng

GDP năm 2021 tăng 2,58% so với năm trước (quý I tăng 4,72%; quý

II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) Tuy nhiên với mức tăng trưởng đó, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong bối cảnh có nhiều biến động Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%

Năm là, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Đây là biến độc lập phản ánh mức độ tăng hoặc giảm của giá bán lẻ hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân Chỉ tiêu này đạt trung bình khoảng 2,89% , trong đó cao nhất khoảng

4,74% thấp nhất là 0,6% Độ lệch chuẩn chỉ số giá tiêu dùng giữa các năm là 1,24%

Bảng 4.11:Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2021 Đơn vị: %

Nguồn: Tổng cục Thống kê Bình quân năm 2021, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,84% so với năm trước, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 Tốc độ tăng CPI bình quân các năm từ 2015-2021 so với năm trước lần lượt là: 0,63%, 4,74%; 3,53%; 3,54%; 2,79%; 3,23%; 1,84%

Sáu là, lãi trên cổ phiếu (EPS) Đây là biến độc lập cho thấy phần lợi nhuận sau thuế mà các nhà đầu tư thu được từ 1 cổ phiếu Trong 7 năm từ 2015-2021, lãi cổ phiếu trung bình của các DNTP đạt 4828 đồng/ cổ phiếu Trong đó giá trị lớn nhất là 22961 đồng và giá trị nhỏ nhất là 23 đồng của CTCP Nam Việt (ANV) năm 2015.Dưới đây là số liệu lãi trên cổ phiếu của các DNTP trong giai đoạn 2015-2021 cụ thể như sau :

Bảng 4.12: Lãi trên cổ phiếu của các DNTP trong giai đoạn 2015-2021 Đơn vị: đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên của các DNTP (2015-2021)

Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình

Ma trận hệ số tương quan được sử dụng để thấy được mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình Hai biến có quan hệ tương quan khi mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5% Hệ số r nằm trong khoảng từ -1 đến 1 Hệ số ngày càng gần +/- 1 thì hai biến càng có tương quan chặt, r càng gần 0 thì tương quan giữa các biến càng yếu

Bảng 4.14: Ma trận hệ số tương quan giữa pri với các biến của các DNTP giai đoạn 2015-2021

PRI TTS ROA ROE GDP CPI EPS PE DRP

0 (Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phần mềm Stata17)

Căn cứ vào hệ số tương quan Pearson trên bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy, PRI có mối quan hệ tương quan cùng chiều có ý nghĩa thống kê với TTS, ROA,

ROE, CPI,EPS và DPR Tuy nhiên PRI lại có mối quan hệ tương quan ngược chiều với GDP và PE.

Kết quả hồi quy và kiểm định mô hình

Để dự đoán mức độ phù hợp của các biến trong mô hình tác giả thực hiện chạy mô hình hôi quy tuyến tính Pool OLS thu được kết quả như sau:

Hệ số R- squared của mô hình đạt mức 66,35% cho thấy mức độ phù hợp của các biến trong mô hình tương đối cao Giá trị thống kê F có ý nghĩa thống kê ở mức 1% điều đó cho thấy ước lượng OLS có thể là ước lượng phù hợp

Nghiên cứu thực hiện chạy FEM thu được kết quả như sau:

Bảng 4.15: Kết quả mô hình FEM

Biến Hệ số Sai số chuẩn t P>t Khoảng tin cậy 95% TTS 8.39e-10 2.69e-10 3.12 0.002 3.05e-10 1.37e-09

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phần mềm Stata17)

Kết quả kiểm định thống kê F có p-value nhỏ hơn 0.05 cho thấy có sự khác biệt giữa các đối tượng Trong trường hợp này mô hình tác động cố định là phù hợp hơn so với Pool OLS.

Tiếp tục chạy mô hình REM, kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.16: Kết quả mô hình REM

Biến Hệ số Sai số chuẩn t P>t Khoảng tin cậy 95%

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phần mềm Stata17)

Kết quả ước lượng mô hình theo phương pháp tác động ngẫu nhiên cho giá trị Wald – chi bình phương có p-value nhỏ hơn 0.05 cho thấy mô hình tác động ngẫu nhiên là phù hợp hơn ước lượng Pool OLS

Sau khi kiểm định tác giả tiến hành kiểm định Hausman được tiến hành để lựa chọn giữa mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM)

Kết quả trên cho thấy P-value của kiểm định Hausman bằng 0.5123 lớn hơn 0.05 nên mô hình REM là phù hợp hơn mô hình FEM

KIỂM ĐỊNH TỰ TƯƠNG QUAN Để kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong mô hình, kiểm định Wooldridge đã được sử dụng:

Kết quả trên cho thấy P-value của kiểm định bằng 0.0185 nhỏ hơn 0.05 nên mô hình tồn tại hiện tượng tự tương quan

KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG SAI THAY ĐỔI Để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian multiplier được sử dụng

Kết quả cho thấy P-value của kiểm định phương sai thay đổi bằng 0.0000 nhỏ hơn 0.05 nên mô hình tồn tại phương sai thay đổi Để giải quyết hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai sai số thay đổi, ta sử dụng ước lượng GLS thu được mô hình như sau:

Bảng 4.17: Kết quả chạy mô hình hồi quy biến phụ thuộc PRI

Biến Hệ số Sai số chuẩn t P>t Khoảng tin cậy 95%

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả từ phần mềm Stata17)

Phân tích kết quả mô hình hồi quy biến phụ thuộc PRI

Biến quy mô doanh nghiệp ( TTS) thể hiện mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê với thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2021 Như vậy doanh nghiệp thực phẩm có quy mô càng lớn thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó càng cao Kết quả này phù hợp với kết quả trước đó của Pradhan1 & Dahal (2016), Ngọc & Cường (2016), Đào

(2015), Đỗ et al.( 2022), Mạnh (2017), Taimur et al.(2015)

ROA có mối quan hệ cùng chiều với có ý nghĩa thống kê với thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-2021 Điều này cho thấy khi ROA càng cao thì tỷ lệ nợ phải trả lại càng thấp, lợi nhuận thu về cho từ những cổ phiếu nhà đầu tư càng cao do đó giá cổ phiếu cũng theo đó tăng cao.Kết quả này phù hợp với kết quả trước đó của Ngọc & Cường

(2016), Minh & Linh (2022), Pradhan1 & Dahal (2016), Đỗ et al.( 2022),

GDP có quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê với thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-

2021 Do đó khi tốc độ tăng trưởng GDP càng cao thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó càng cao Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Pradhan1 & Dahal

(2016), Đào (2015), Đỗ et al.( 2022), Mạnh (2017).

EPS có quan hệ cùng chiều có ý nghĩa thống kê với thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2015-

2021 Điều này cho thấy khi EPS càng cao thì thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó càng cao Kết quả này phù hợp với kết quả trước đó của Pradhan1 & Dahal (2016), Đào (2015), Đỗ et al.( 2022), Mạnh (2017), Minh & Linh (2022), Uddin, Rahman, & Hossain (2013).

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Thông qua chạy hồi quy cùng với kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định phương sai sai số và từ kết quả của mô hình phù hợp FEM, với 8 biến độc lập ban đầu bao gồm: tỷ lệ chi trả cổ tức (DPR), thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS), hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu(PE), chỉ số giá tiêu dùng(CPI), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), quy mô doanh nghiệp (TTS), tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) kết quả chỉ ra rằng có 4 biến tác động đến biến độc lập – thị giá cổ phiếu, trong đó cả 4 biến này đều có tác động cùng chiều với thị giá cổ phiếu Đó là các biến sau: quy mô doanh nghiệp (TTS), tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS) Các biến còn lại không có tác động đến biến phụ thuộc

Từ kết quả nêu trên, ta rút ra được những nhân tố được kể trên có ảnh hưởng quan trọng đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kết quả này khá tương đồng với những nghiên cứu trước đó, tuy nhiên nhân tố hệ số giá thu nhập trên một cổ phiếu (P/E) thường có tác động (cùng chiều) đến thị giá cổ phiếu thì ở kết quả này lại không có Điều này cũng không phải vô lý vì chỉ P/E chỉ mang tính tương đối, thường thì giá cổ phiếu và lợi nhuận của doanh nghiệp có tỷ lệ thuận với nhau, khi lợi nhuận tăng được nhiều nhà đầu tư chú ý, vốn hóa tăng lên thì giá cổ phiếu cũng sẽ thay đổi Tuy nhiên, nhiều khi giá cổ phiếu tăng hay giảm không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, chính là không phụ thuộc vào EPS nữa thì chỉ số PE lúc này sẽ chịu sự tác động khác Vì thếEPS có tác động cùng chiều mà PE không có tác động đến thị giá cổ phiếu cũng là điều hợp lí.

Bối cảnh kinh tế tác động đến cổ phiếu DN ngành thực phẩm

Một là, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thuật ngữ “toàn cầu hóa” đã xuất hiện từ thế kỷ XV và dần trở thành xu hướng của thế giới vào cuối thế kỷ XX Theo ủy ban châu Âu (năm 1997) : “Toàn cầu hóa có thể được định nghĩa như là một quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, do đó tính năng động của việc buôn bán hàng hóa và dịch vụ cũng như tính năng động của sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ” Do các quốc gia có sự phụ thuộc lẫn nhau về nguyên liệu sản xuất nên việc một quốc gia nếu cách ly ra khỏi xu hướng “toàn cầu hóa” này thì sẽ không thể đảm bảo rằng quốc gia đó sẽ có đủ những nguyên liệu để sản xuất ra hàng hóa Và Việt Nam cũng không rời bỏ quy luật chung của sự phát triển đó Là một trong những quốc gia có hội nhập kinh tế rất cao: ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) cùng các khuôn khổ hợp tác với các khu vực kinh tế lớn khác, Việt Nam đã đem lại rất nhiều cơ hội phát triển cho DN nói chung và các doanh nghiệp ngành thực phẩm nói riêng Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội, đời sống, bao gồm: cung ứng hàng hóa, trao đổi nguyên, nhiên vật liệu, tiền tệ, ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật,… Thành tựu lớn nhất của ngành thực phẩm Việt Nam khi hội nhập kinh tế quốc tế phải kể đến việc các DN FDI (DN có vốn đầu tư nước ngoài) ngành thực phẩm tăng mạnh Một số DN FDI ngành thực phẩm tại Việt Nam như: công ty Pepsi Việt Nam, công ty TNHH Nestlé Việt Nam, công ty cổ phần

Nipponham Việt Nam,… Việc tham gia của FDI và Việt Nam đã khiến cho ngành thực phẩm thị trường trong nước trở nên sôi động hơn bao giờ hết

Hai là, thời đại cách mạng công nghiệp 4.0

Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hay nền tảng kinh tế số hiện nay đang là mục tiêu, cách thức vận hành của đa số các quốc gia trên thế giới Ngành công nghiệp thực phẩm cũng không ngoại lệ, đặc biệt nhận thức về xu hướng chuyển đổi số trở nên phổ biến và cấp thiết hơn trong đại dịch Covid-19 Những chính sách giãn cách, cách ly toàn xã hội làm các DN thực phẩm phải ngưng hoạt động trong thời gian dài và điều đó đòi hỏi DN thực phẩm phải có biện pháp mới khắc phụ tình trạng này và xu hướng chuyển đổi số ngành công nghiệp thực phẩm sinh ra để làm điều đó Có thể nói, chuyển đổi số chính là một xu thế bắt buộc, liên tục, không thể đảo ngược bởi sự không giới hạn các nhu cầu của khách hàng, của thị trường và sự tiến bộ không ngừng của công nghệ Điều này đã khẳng định vai trò vô cùng quan trong của nền kinh tế số và ngay cả khi dịch Covid-19 kết thúc, chuyển đổi số vẫn là xu hướng của thời đại kinh tế mới Do vậy, một DN thực phẩm muốn tồn tại trong thị trường cạnh tranh gay gắt này cần phải có sự thích ứng nhanh chóng, linh hoạt với những công nghệ mới Việc mà DN thực phẩm cần làm là đổi mới quy trình sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực và quản lý hiệu quả DN, sẵn sàng chịu những thách thức của nền kinh tế số cũng như nắm bắt cơ hội trong nền kinh tế đầy tiềm năng này Một số cách thức chuyển đổi số nền kinh tế cho cách DN thực phẩm có thể kể đến: nhà máy thông minh, tính minh bạch của nguồn đầu vào, tối ưu hóa chuỗi cung ứng (liên kết và mở rộng chuỗi cung ứng thành một hệ thống linh hoạt và bền vững), nâng cao trải nghiệm của người dùng,…

Ba là, đại dịch Covid-19.

Từ khoảng đầu năm 2020-2021, thế giới đã phải trải qua một đại dịch khủng khiếp của thời đại: đại dịch Covid-19 COVID-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động Đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh mẽ lên chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các trung tâm của chuỗi Trong đại dịch COVID-19, các quốc gia chịu tác động nặng nề cũng là các trung tâm của mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ Khi đại dịch bùng nổ, các biện pháp giãn cách xã hội được thực hiện, nhiều hoạt động sản xuất tạm dừng lại Chuỗi cung ứng bị đứt đoạn ảnh hưởng đến các hoạt động đầu tư, thương mại toàn cầu, từ đó làm suy giảm tăng trưởng nền kinh tế thế giới nói chung và nhiều quốc gia, khu vực nói riêng Và Việt Nam cũng là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng bởi đại dịch Covid Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019 và nếu loại trừ yếu tố giá thì còn giảm mạnh hơn, ở mức 5,3% (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,5%) Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2020 tăng 3,4% so với cùng kỳ năm

2019 Những mặt hàng thiết yếu đối với cuộc sống như lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng; nhưng những mặt hàng như may mặc, phương tiện đi lại, văn hóa phẩm, giáo dục… chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các biện pháp giãn cách xã hội có tốc độ giảm

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 cũng đem đến những nhìn nhận mới, rõ nét hơn về cơ hội phát triển, nhất là các hoạt động kinh tế - xã hội trực tuyến như bán hàng trực tuyến, học trực tuyến, họp trực tuyến và thậm chí có những doanh nghiệp có kế hoạch dài hạn cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà COVID-19 đang đẩy nhanh quá trình ứng dụng và cho ra đời những sản phẩm mới từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Và đặc biệt tại ngành công nghiệp thực phẩm đã làm mở rộng thêm xu hướng chuyển đổi số, các DN đã ý thức được rõ hơn xu hướng phát triển của thời đại mới này.

Cơ hội và thách thức của cổ phiếu doanh nghiệp ngành thực phẩm

Một là, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định và các hiệp định quốc tế ký giữa Việt Nam với các quốc gia và các liên kết khu vực như Hiệp định thương mại tự do FTA thế hệ mới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài; chuyển giao công nghệ và cải tiến về khoa học kỹ thuật cho ngành thực phẩm, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước phát triền Bên cạnh đó, các DN ngành thực phẩm cũng liên tục chuyển mình theo hướng tích cực hơn, gia tăng đầu tư cho máy móc, công nghệ, thiết bị, nhà xưởng, kho, bến bãi, hiện đại hóa dây truyền sản xuất và quản trị

DN, và nâng cao năng lực cạnh tranh với thị trường trong nước và quốc tế Sự hoạt động ngày càng hiệu quả của các DN ngành thực phẩm chính là nền tảng cho sự tăng lên về thị giá cổ phiếu của ngành và sự phát triển thị trường chứng khoán trong nước

Hai là, những cơ hội từ thị trường trong nước Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biên thực phẩm chỉ chiếm 1% trong tổng số doanh nghiệp cả nước ngành này lại chiếm 19,1% tỷ trọng trong nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam Tại thị trường trong nước, ngành thực phẩm luôn là ngành được ưu tiên phát triển và chiếm vị trí quan trọng của nền kinh tế Bình quân 5 năm 2016-2020, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam tăng trưởng ổn định ở mức gần 7%/năm Để có một mức tăng trưởng ổn định như vậy, không thể không kể đến những đóng góp của những yếu tố như: mức thu nhập bình quân đầu người tăng, mức sống của người dân được cải thiện, dân số trẻ, quá trình đô thị hóa tăng nhanh

Ba là, hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng trong và sau đại dịch Covid-19 đã có nhiều thay đổi Người tiêu dùng có xu hướng mua những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhiều hơn Một nghiên cứu, khảo sát của PwC với hơn 9.000 người tiêu dùng ở

25 nước, trong đó có Việt Nam đã chỉ ra rằng: “Trên 75% dự kiến duy trì hoặc tăng mức chi tiêu hiện tại trên hầu hết danh mục trong 6 tháng tới, đặc biệt, 47% người được hỏi mong muốn chi tiêu nhiều hơn cho hàng nhu yếu phẩm" Người tiêu dùng có chiều hướng chọn những thực phẩm tốt cho sức khỏe của gia đình hơn như: sữa, gạo, cá,… đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ, thực phẩm sạch Ngoài ra, người tiêu dùng còn có các xu hướng: thói quen chi tiêu chỉ mua những hàng hóa cần thiết; xu hướng mua hàng online qua các trang web, trang thương mại điện tử, trang mạng xã hội; xu hướng tiêu dùng xanh – sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường những thay đổi tRONG hành vi của người tiêu dùng đã làm mở rộng thêm phạm vi sản xuất sản phẩm, phạm vi mua bán, hoạt động kinh doanh, chiến lược marketing của DN.

Một là, tình hình suy thoái kinh tế trên toàn cầu và sự khó dự đoán về tình hình kinh tế trong các năm sắp tới Theo Ngân hàng Thế giới (WB) nền kinh tế thế giới sẽ bước vào khủng hoảng, suy thoái trong năm 2023 WB đã dự báo rằng tốc độ tăng trưởng bình quân nền kinh tế toàn cầu sẽ đạt dưới 2% từ năm 2020-2024, mức bình quân thấp nhất trong 5 năm kể từ thập niên 1960 Cũng theo số liệu của WB, trong năm 2020 cũng là năm phát triển mạnh mẽ của đại dịch Covid-19, nền kinh tế thế giới đã giảm 3,2%, sau đó hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 5,7% trong năm 2021 WB cho rằng các nước có nền kinh tế mới nổi, các nước đang phát triển sẽ có tiển vọng đầy u ám vì đây vốn là những nước đang phải chật vật vì gánh nặng nợ nần, lạm phát, đồng tiền lại mất giá, dẫn đến tăng thu nhập yếu đi, đầu tư vào kinh doạnh giảm sút,…(sẽ có mức tăng trưởng thấp 3,5%) Tuy nhiên, dù cũng là một nước đang phát triển, Việt Nam lại được WB dự báo tăng trưởng kinh tế ở mức 6,7% - một con số khá lạc quan so với triển vọng u ám ở những nền kinh tế khác Sự suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực kinh tế, trong đó có cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm Vốn bị ảnh hưởng bởi covid, tình hình chính trị căng thẳng trên thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng,… nếu doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam chịu thêm tác động của suy thoái thì giá cổ phiếu của doanh nghiệp này sẽ có mức giảm không xác định nổi Dự doán của các tổ chức thế giới đã ảnh hưởng rấ nhiều đến hoạt động kinh doanh của DN và đặc biệt là tâm lý của các nhà đầu tư Khi nhận được các thông tin xấu như vâỵ, đa số các nhà đầu tư sẽ lựa chọn rút đầu tư, giá cổ phiếu các DN ngành thực sẽ giảm không phanh, thị trường chứng khoán mất đà xuống dốc.

Hai là, đứt gãy chuỗi cung ứng Trong thời buổi đại dịch Covid đang hoành hành, các quốc gia trên thế giới thực hiện nhiều chính sách hạn chế xuất nhập khẩu và ngay cả khi thế giới đã dần chấp nhận “sống chung với Covid” thì Trung Quốc – người bạn hàng lớn nhất của Việt Nam vẫn thực thiện chính sách “zero Covid-19” Điều này đã làm cho ngành thực phẩm nói chung và đặc biệt là việc xuất khẩu nông sản gặp nhiều rủi ro Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc bị giảm đáng kể, theo thống kê của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, tính đến quý I năm 2022, giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc chỉ còn hơn 455 triệu USD, giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm 2021 Đứt gãy chuỗi cung ứng đòi hỏi các DN thực phẩm phải có những phương án giải quyết về vấn đề phân phối và logistic khi cước phí vận tải tăng

Ba là, hành vi thay đổi của người tiêu dùng Có thể nói, việc người tiêu dùng thay đổi hành vi tiêu dùng sau một thời gian dài bị gián đoạn bởi Covid-19 vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các DN ngành thực phẩm Theo bà Nguyễn Hương Quỳnh (Chủ tịch Công ty tư vấn kinh doanh The Blue Ocean), khi đại dịch diễn ra, các hành vi tiêu dùng đã có sự thay đổi như: sử dụng các sản phẩm hữu cơ, lành mạnh, thực phẩm sạch; họ có xu hướng lựa chọn những những loại thực phẩm dễ chế biến, mua thực phẩm ở địa phương, nội địa vì nghĩ nó an toàn hơn Đặc biệt, chỉ thị cách ly xã hội khiến nhu cầu giao thức ăn trực tuyến bùng nổ, mua sắm trực tuyến Những thay đổi này đòi hỏi DN thực phẩm phải có những chiến lược thay đổi nhanh chóng để phù hợp với nhu cầu, với xu hướng của thị trường Và đương nhiên những thay đổi đó cần một lượng vốn lớn mà đa số những DN thực phẩm Việt Nam là các DN vừa và nhỏ thì việc đáp ứng được một lượng vốn lớn như vậy để đầu tư là điều rất khó khăn.

Một số kiến nghị

5.4.1 Những kiến nghị với doanh nghiệp ngành thực phẩm có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Từ những cơ sở: (i) Cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, (ii) Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, (iii) Thực trạng thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, (iv) Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các yếu tố đến thị giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, (v) Bối cảnh kinh tế, (vi) Cơ hội của cổ phiếu doanh nghiệp ngành thực phẩm, (vii) Thách thức của cổ phiếu doanh nghiệp ngành thực phẩm, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị sau: a Nâng cao quy mô của DN.

Theo kết quả nghiên cứu ở chương 4, quy mô DN càng lớn thì thị giá cổ phiếu của DN ngành thực phẩm niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam càng cao thể hiện qua biến TTS có hệ số tác động rất mạnh tới PRI là 0.3156 Mô hình nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến thị giá cổ phiếu có kết quả quy mô DN càng lớn thì thị giá cổ phiếu càng thấp Dựa vào kết quả của mô hình hồi quy và mô hình nghiên cứu, quy mô của DN có tác động cùng chiều đến thị giá cổ phiếu của DN thực phẩm Trong đó, quy mô DN được thể hiện qua tổng tài sản (TTS), tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Như vậy, để nâng cao thị giá cổ phiếu, các DN cần sử dụng có hiệu quả tổng tài sản (nguồn vốn) hay chính là sử dụng hiệu quả vốn cố định và vốn lưu động.

Thứ nhất, khuyến nghị DN nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Trong ngành phẩm, vốn cố định đóng vai trò quan trong trong hoạt động sản suất kinh doanh của DN Và trong tài sản dài hạn, tài sản cố định là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất của DN ngành thực phẩm Cụ thể, tài sản cố định bao gồm: máy móc, nhà xưởng, thiết bị đều là những công cụ chính để DN tạo ra sản phẩm Kết quả nghiên cứu của chương 4 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA có tác động cùng chiều và có tương quan khá mạnh với thị giá cổ phiếu với mức 0.2772 cho thấy việc đưa ra những kiến nghị để giải quyết vấn đề về quản lý hiệu quả nguồn vốn cố định là điều cần thiết Ngành thực phẩm là một trong những ngành có tài sản cố định lớn nhưng do tính chất riêng của ngành mà những tài sản cố định này chỉ được sử dụng ở một vài giai đoạn, thậm chí một số DN chỉ sử dụng nó với tính chất thời vụ. Đây là một sự lãng phí và nó cũng gây nên áp lực lớn cho DN về việc quản lý tài sản cố định Do đó, dưới đây là một số khuyến nghị để DN sử dụng một cách có hiệu quả tài sản cố định:

- Đầu tiên, DN cần quan tâm đến sự hao mòn của tài sản cả về vô hình lẫn hữu hình DN cần cân nhắc việc đổi mới máy móc, dây truyền sản xuất, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ máy móc để dây truyền được vận hành trơn tru nhất có thể

- DN cần làm cho chu kỳ sản xuất được thực hiện nhanh nhất có thể để máy móc được hoạt động hết công suất Để làm được điều này, DN cần đẩy mạnh quy trình lưu thông, bán hàng hóa ra ngoài thị trường để thu được vốn tái đầu tư sản xuất.

- Trường hợp DN chỉ sử dụng tài sản cố định trong một vài giai đọạn trong năm, hãy cân nhắc về việc cho thuê một số máy móc, thiết bị tạm thời hoặc chưa sử dụng Nguồn thu từ tài sản cho thuê sẽ phần nào làm giảm áp lực về chi phí quản lý và sử dụng tài sản cố định cho DN.

Ngoài những biện pháp sử dụng hiệu quả máy móc, thiết bị, với các tài sản cố định khác, DN có thể cân nhắc những khuyến nghị sau đây:

- Xây dựng, quản lý chiến lược sản xuất của DN theo đầu tư dài hạn, lựa chọn, thẩm định chiến lược đầu tư dài hạn phù hợp với tình trạng của DN Dự kiến được những thuận lợi và khó khăn DN có thể gặp phải trong quá trình đầu tư.

- Quản lý sát sao quá trình đầu tư dài hạn, có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro.

- Nguồn vốn để đầu tư dài hạn DN nên chọn những nguồn vốn phù hợp như: vay ngân hàng, trái phiếu dài hạn,…

- DN cần nâng cao “tính thanh khoản” của các quỹ đầu tư dài hạn, đảm bảo luân chuyển linh hoạt nguồn vốn giữa các khoản đầu tư.

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn, DN cần quan tâm đến sự hao mòn của tài sản và các khoản đầu tư dài hạn Tuy nhiên, đây chỉ là những khuyến nghị chung cho các DN thực phẩm, do đó các DN nên dựa vào tình trạng cụ thể của DN mình để lựa chọn khuyến nghị cho phù hợp.

Thứ hai, DN nên nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Ngoài vốn cố định, vốn lưu động của DN là phần quan trọng của DN thực phẩm bởi nó xuất hiện trong mọi quy trình sản xuất Tuy nhiên nó lại bị tồn đọng ở nhiều khâu và nhất là đối với ngành thực phẩm thì việc quản lý phần vốn lưu động này là vấn đề khó khăn và tốn kém chi phí của nhiều DN Hiểu được điều đó, dưới đây là một số những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhóm tác giả:

- Lựa chọn đầu vào phù hợp với sản phẩm của DN, cắt giảm lượn đầu vào không cần thiết để cắt giảm chi phí, chọn nhà cung cấp uy tín, đảm bảo cung cấp được hàng hóa thường xuyên, và sẵn sàng có khi DN cần sản xuất Tính sẵn có của sản phẩm nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào sẽ giảm đi lượng hàng tồn kho của DN dẫn đến sự hao phí về quản lý.

- Giảm số lượng hàng tồn kho bằng cách thúc đẩy nhanh quá trình bán hàng.

- DN cần quan tâm đến việc thu hồi công nợ, thanh toán giữa các đối tác Cụ thể: + Nhanh chóng thu hồi công nợ, đặc biệt là các khoản nợ lâu năm.

+ Ngay từ khi ký kết hợp đồng cần thỏa thuận đầy đủ ngày tháng trả nợ, mức phạt nếu không thanh toán đúng hạn giữa các bên để khi có tranh chấp xảy ra hai bên sử dụng luật pháp để giải quyết

+ Có người quản lý về vấn đề thu hồi nợ và các khoản thanh toán của đối tác với

DN Đòi hỏi người quản lý phải theo dõi sát sao và có trách nhiệm với các khoản đó Chủ động liên lạc với khách hàng về các khoản nợ cần thanh toán, nếu không thanh toán đúng hạn DN có thể thực hiện phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có) theo hợp đồng

+Đưa ra những ưu đãi để khuyến khích khách hàng thanh toán trong một lần hoặc trong thời hạn ngắn. b Tăng doanh thu của DN

Dựa vào chương 4, kết quả cho thấy ROA tăng, thị giá cổ phiếu cũng tăng Và cũng theo chương 1 các nhân tố ảnh hưởng của thị giá cổ phiếu ngành thực phẩm, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản được tác động bởi hai yếu tố: lợi nhuận ròng và tổng tài sản Như vậy để tăng ROA thì ngoài cách tăng tổng tài sản – nâng cao quy mô của DN như ở trên thì còn có một cách là tăng lợi nhuận thuần của DN Tuy nhiên lợi nhuận thuần còn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác mà DN không thể can dự được, do đó, dưới góc độ khuyến nghị cho DN, nhóm tác giả sẽ đưa ra một số những biện pháp để tăng doanh thu- một trong những yếu tố quan trọng trong việc tăng lợi nhuận ròng. Thứ nhất, DN nên cân nhắc lựa chọn sản phẩm cho hợp lý.

Có một câu danh ngôn nổi tiếng rằng DN nên bán thứ mà thị trường muốn chứ không phải thứ mà DN đang có Việc nghiên cứu thị trường để tìm ra sản phẩm kinh doanh của DN được coi là bước đầu quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh Nhu cầu của khách hàng không bao giờ là một đại lượng cố định, vì thế một DN muốn tồn tại lâu dài không thể giữ mãi một sản phẩm mà không cải tiến nó hoặc sản xuất sản phẩm mới tuy nhiên, DN cũng không nên sản xuất quá nhiều sản phẩm để tránh không thu hồi kịp nguồn vốn, nợ nần và mất khả năng thanh toán Do vậy việc xác định những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, với điều kiện của DN là điều vô cùng cần thiết.

DN cần xác định sản phẩm sản xuất sao cho vừa phù hợp với tập khách hàng của

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w