1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quanniệm về tổng hạnh phúc gia đình của sinhviên trường đại học thương mại

52 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quan Niệm Về Tổng Hạnh Phúc Gia Đình Của Sinh Viên Trường Đại Học Thương Mại
Tác giả Nguyễn Danh Thái, Trần Phương Thảo, Phạm Quyết Thắng, Đinh Thị Hoài Thu, Lý Thị Thu, Trịnh Thị Hoài Thu, Nguyễn Thị Thuận, Vương Xuân Tiến, Tô Mạnh Toàn, Đào Đài Trang, Lê Thị Thuỳ Trang, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Thu Trang, Tào Thị Quỳnh Trang
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Nguyệt Nga
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 5,58 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU (6)
    • 1.1. Bối cảnh nghiên cứu (6)
    • 1.2. Tính cấp thiết của đề tài (6)
    • 1.3. Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu (8)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (8)
    • 1.5. Giả thuyết nghiên cứu (9)
    • 1.6. Thiết kế nghiên cứu (9)
    • 1.7. Phương pháp nghiên cứu (9)
    • 1.8. Ý nghĩa nghiên cứu (10)
  • CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (11)
      • 2.1.1. Các khái niệm (11)
      • 2.2.2. Các lý thuyết có liên quan: Mô hình lý thuyết hành vi dự tính (13)
    • 2.2. Các tài liệu có liên quan (14)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (20)
    • 3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (20)
    • 3.2. Thiết kế nghiên cứu (21)
    • 3.3. Phương pháp thống kê được sử dụng (22)
  • CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (29)
    • 4.1. Kết quả khảo sát (29)
    • 4.2 Mô tả kết quả (32)
    • 4.3. Mô tả thống kê (34)
    • 4.4. Kiểm tra độ tin cậy thang đo CronBach Alpha (35)
    • 4.5. Phân tích hồi quy (37)
  • CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN (43)
    • 5.1. Tổng hợp kết quả nghiên cứu (43)
    • 5.2. So sánh đánh giá kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu có từ trước (44)
      • 5.3.1. Những hạn chế trong quá trình nghiên cứu (45)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (45)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (46)
  • PHỤ LỤC (47)

Nội dung

Hướng nghiên cứu tiếp theo...42TÀI LIỆU THAM KHẢO...43PHỤ LỤC...44 Trang 5 DANH MỤC HÌNH ẢNHHình 1: Mơ hình của thuyết hành vi dự tínhHình 2: Mô hình nghiên cứu Quan niệm về tổng hạnh p

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm a Gia đình

- C.Mac và Ph.Ăng-ghen (1995, [3] tr.57), “Morgan nói: “ Gia đình là một yếu tố năng động, nó không bao giờ đứng nguyên một chỗ mà chuyển từ hình thức thấp lên hình thức cao, khi xã hội chuyển từ một giai đoạn thấp sang giai đoạn cao”.”

- Ngô Công Hoàn (2006, [4] tr.8), ông cho rằng “Gia đình là một nhóm nhỏ xã hội, các thành viên có quan hệ gắn bó về hôn nhân hoặc huyết thống, tâm-sinh lý, có chung giá trị vật chất và tinh thần ổn định trong các thời điểm lịch sử nhất dịnh” b Hạnh phúc

Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về hạnh phúc, mỗi tác giả lại đề cập đến hạnh phúc ở một góc độ khác nhau

Theo Richard Layard, “Hạnh phúc là cảm thấy điều tốt đẹp và đau khổ là cảm thấy điều xấu xa, tồi tệ” (Richard Layard (2008), [5], tr.16) “Hạnh phúc là cảm thấy điều tốt lành, vui hưởng cuộc sống và mong muốn cảm giác này còn lại mãi và bất hạnh là cảm thấy điều tồi tệ và cầu mong sự việc sẽ đổi khác.” (Richard Layard, 2008, [5], tr.24, tr.25) “Hạnh phúc là một cảm giác và cảm giác này diễn ra liên tục trong suốt thời gian chúng ta thức Các cảm giác tại những thời điểm nhất định chịu ảnh hưởng của những ký ức về những trải nghiệm trong quá khứ và sự đón trước dự tương lai.” ((Richard Layard, 2008, [5], tr.27)

- Quan điểm của c5c thuy6t kh5c nhau v1 hạnh ph3c:

Thuyết hoan lạc (Hedonism) lại cho rằng khoái lạc là cùng đích của cuộc sống Họ đánh đồng hạnh phúc với khoái lạc: “Hạnh phúc là triệt để hưởng thụ đời này cho đến hơi thở cuối cùng” (Epicure) Như vậy, hạnh phúc theo thuyết hoan lạc chính là tổng cộng các khoảnh khắc khoái lạc của đời người Cùng đề cập đến khoái lạc, thuyết duy hạnh phúc (eud…monisme) với các đại biểu là Aristote, Platon, Socrate cũng không loại bỏ lạc khoái ra khỏi cuộc sống, khoái lạc là hệ quả của sự tốt đẹp (Trịnh Thị Linh, 2015, [6])

Học thuyết hạnh phúc của Tal Ben (2009, [7], tr.50) thì khẳng định: “Hạnh phúc không phải là leo đến đỉnh núi, cũng không phải là leo không mục đích quanh ngọn núi Hạnh phúc là trải nghiệm chuyến hành trình leo tới đỉnh núi” Từ định nghĩa hạnh phúc là “trải nghiệm niềm vui và ý nghĩa trọn vẹn” Ben Shahar chỉ ra 2 yếu tố tạo nên hạnh phúc chính là: Niềm vui và ý nghĩa † đây, niềm vui được hiểu là trải nghiệm những cảm xúc tích cực trước mắt, những lợi ích hiện tại; và tiến tới mục tiêu cuối cùng là đạt được lợi ích trong tương lai qua những việc làm trong hiện tại Học thuyết của ông dựa trên những tư tưởng của Freud và Frankl Với Freud, niềm vui của con người xuất phát từ nhu cầu thuộc bản năng Còn Frankl cho rằng chúng ta được thúc đˆy bởi quyết tâm đạt mục tiêu của đời hơn là quyết tâm có được niềm vui Theo Frankl “Đấu tranh để tìm ra ý nghĩa của cuộc đời là động lực thúc đˆy cao nhất của con người” Kết lại, muốn có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, chúng ta phải vừa có được cảm giác mãn nguyện với quyết tâm có được niềm vui trong hiện tại và quyết tâm đạt được mục tiêu trong cuộc đời.

Nhà tâm lý học Martin Seligman (2002, [8]) – cha đẻ của Tâm lý học tích cực định nghĩa: “Hạnh phúc là sự kết hợp của một cuộc sống với niềm vui, một cuộc sống có sự tham gia và một cuộc sống có ý nghĩa” Theo M Seligman (2012, [9], tr.24) có 5 yếu tố cần thiết để sống tích cực, năm yếu tố này hoàn toàn độc lập với nhau, mỗi yếu tố có một mục đích, mục tiêu riêng, lợi ích riêng của nó Yếu tố này không là hệ quả của các yếu tố khác và không phải luôn luôn ảnh hưởng lên yếu tố khác Năm yếu tố này là:

⮚ Những cảm xúc tích cực (P – Positive Emotions)

⮚ Sự gắn kết, sự tham gia (E – Engagement)

⮚ Những mối quan hệ tích cực (R – Positive Relationships)

⮚ Thành tích (A – Accomplishments/Achievement) b Tổng hạnh phúc gia đình

Tổng Hạnh phúc Gia đình: Động lực gia đình có tác động mạnh mẽ đến mỗi chúng ta bởi vì mối quan hệ với cha mẹ và anh chị em là yếu tố cấu thành tất cả các mối quan hệ con người sau này của chúng ta “Gia đình có thể là tổ ấm tràn đầy thương yêu, tin tưởng và cảm giác an toàn, nhưng đáng tiếc nó cũng có thể là nơi khởi nguồn của rất nhiều bất hạnh và tổn thương Do đó, đem hạnh phúc vào từng gia đình là tạo dựng nền tảng vững chắc nhất cho hạnh phúc của mỗi cá nhân và của toàn xã hội” (Hà Vĩnh Thọ, 2021, [10], tr.191) c Tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên

Theo Himalaya Happy Mandala [11] ta có “When it comes to GNH, we must start by looking at ourselves We need to look at the outer conditions of our lives and how they can be improved or transformed We also need to investigate our inner dimension This will help us discover not only the sources of our suffering and how they can be transformed or healed,but also how to strengthen the positive qualities we have, as well as any additional competencies we can develop intentionally” Tạm dịch: Tổng Hạnh phúc gia đình của sinh viên: Phải bắt đầu bằng cách nhìn lại bản thân Chúng ta cần nhìn vào các điều kiện bên ngoài của cuộc sống của chúng ta và làm thế nào chúng có thể được cải thiện hoặc biến đổi. Chúng ta cũng cần nhìn nhận thế giới ở sâu bên trong chúng ta Điều này sẽ giúp chúng ta không chỉ khám phá ra nguồn gốc của đau khổ và cách chúng có thể được biến đổi hoặc chữa lành, mà còn là cách củng cố những phˆm chất tích cực mà chúng ta có, cũng như bất kỳ năng lực bổ sung nào mà chúng ta có thể phát triển một cách có chủ đích.

2.2.2 Các lý thuyết có liên quan: Mô hình lý thuyết hành vi dự tính a, Khái niệm:

Theo thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991), tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi sẽ chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố như thái độ đối với hành vi, tiêu chuˆn chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi - Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lí (Ajzen và Fishbein, 1975), lí thuyết này được tạo ra do sự hạn chế của lí thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. b, Các yếu tố:

Ba yếu tố quyết định cơ bản trong lý thuyết này:

(1) Yếu tố cá nhân là thái độ cá nhân đối với hành vi về việc tích cực hay tiêu cực của việc thực hiện hành vi

(2) Về ý định nhận thức áp lực xã hội của người đó, vì nó đối phó với nhận thức của áp lực hay sự bắt buộc có tính quy tắc nên được gọi là chuˆn chủ quan

(3) Cuối cùng là yếu tố quyết định về sự tự nhận thức (self-efficacy) hoặc khả năng thực hiện hành vi, được gọi là kiểm soát nhận thức hành vi (Ajzen, 2005) Lý thuyết cho thấy tầm quan trọng của thái độ đối với hành vi, chuˆn chủ quan và kiểm soát nhận thức hành vi dẫn đến sự hình thành của một ý định hành vi c, Mô hình:

Hình 1: Mô hình của thuy6t hành vi dự tính

Các tài liệu có liên quan

a Hạnh phúc là con đường [10]

- Tên tài liệu: Hạnh phúc là con đường

- Tên tác giả: Hà Vĩnh Thọ

- Phương pháp nghiên cứu kết hợp: Phương pháp định tính và phương pháp định lượng

+ Phương pháp lý thuyết nền: Trích dẫn T.S.Eliot, trích lời của thiền sư Thích Nhất Hạnh, trích dẫn Rainer Maria Rilke, trích dẫn Ban Ki Mon, trích dẫn lời John Muir, tổng thống Hoa Kỳ Robert Kennedy, Trích lời của Thomas Berry

+ Phương pháp nghiên cứu tình huống: từ những trải nghiệm thực tế của tác giả ở Bhutan

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Cuốn sách “Hoàng tử b…” của Antoine St. Exupery; cuốn sách “Tâm tình với Đất Mẹ” của thiền sư Thích Nhất Hạnh

+ Dữ liệu thứ cấp: thống kê số lượng người sử dụng một căn hộ tại Châu Âu, sử dụng số liệu của Tổ chức Liêm chính Tài chính Toàn Cầu; Nghị quyết 65/309 của Liên hợp quốc năm 2011; thống kê mức khảo sát đối với 9 lĩnh vực của GNH

+ Mô hình nghiên cứu: Đưa ra mô hình Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia (GNH) bao gồm 5 ngưỡng và mối quan hệ giữa chúng: Nhu cầu, Chương trình phát triển toàn diện, Sử dụng tài nguyên có trách nhiệm, Thành quả, Các kỹ năng hạnh phúc.

+ Nêu rõ bốn trụ cột chính của GNH là: Bảo tồn hạnh phúc môi trường; Phát triển kinh tế xã hội bền vững và quân bình; Gìn giữ và quảng bá văn hóa; Quản trị tốt.

+ Nêu và áp dụng phân tích chính lĩnh vực sau của GNH trong một số lĩnh vực:

3 Sử dụng thời gian cân bằng

5 Bảo tồn và đa dạng văn hóa

8 Bảo tồn và đa dạng sinh thái

+ “Hạnh phúc là con đường” đem đến cho người đọc rất nhiều bài tập rèn luyện về cảm xúc, nâng cao nhận thức về Hạnh Phúc, tầm quan trọng của Tổng hạnh phúc Quốc Gia. Cho ph…p người đọc tham gia vào một quá trình học tập mang tính chuyển hóa nhằm hiểu biết sâu hơn về triết lý, nguyên lý và giá trị của GNH.

+ Đem đến trải nghiệm sống động cho người đọc về GNH và giúp người đọc triển khai các dự án lấy cảm hứng của GNH từ trong gia đình cho tới quốc gia b Gắn kết gia đình và hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu niên, Trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh [12]

- Tác giả: Đào Lan Hương

- Khái niệm liên quan: Thanh thiếu niên, Hài lòng với cuộc sống, Gắn kết gia đình

- Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp giữa định tính và định lượng

Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp xử lý số liệu thống kê bằng toán học

Phương pháp thu nhập và xử lý dữ liệu Áp dụng thang đo Hài lòng với cuộc sống (Satisfaction with Life Scale) của Diener, Emmons, Larsen và Griffin (1985) đo mức độ hài lòng với cuộc sống nói chung của mỗi cá nhân Xây dựng thang đo Gắn kết gia đình dưới dạng likert bao gồm 2 tiểu thang: Gắn kết cảm xúc (chia sẻ, gần gũi về không gian) và gắn kết hành vi (đưa ra quyết định dựa vào gia đình)

Thu thập thêm dữ liệu về các biến số nhân khˆu – xã hội và một số câu hỏi về các vấn đề gia đình có thể gây sang chấn cho thiếu niên (mất người thân, bạo hành gia đình,xung đột gia đình, sức khỏe của người thân trong gia đình) Sử dụng các kỹ thuật thống kê mô tả và thống kê suy luận để phân tích dữ liệu (tần suất, so sánh điểm trung bình, tương quan Person và mô hình hồi quy tuyến tính).

Thông qua nghiên cứu thực hiện trên 257 thanh thiếu niên (độ tuổi từ 12 đến 18 trong đó có 99 nam và 158 nữ) đang học tại 6 trường THCS và THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu niên ở mức trung bình, có sự khác biệt giữa hài lòng với cuộc sống ở các biến như độ tuổi khác nhau, kiểu gia đình khác nhau Nghiên cứu chỉ ra được những yếu tố xung đột gia đình đều có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng với cuộc sống và gắn kết gia đình của thanh thiếu niên.

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố gắn kết gia đình đóng vai trò quan trọng trong cảm nhận hạnh phúc gia đình với thanh thiếu niên, đặc biệt là gắn kết cảm xúc có ảnh hưởng đến sự hài lòng với cuộc sống của thanh thiếu niên. c 7 thói quen tạo hạnh phúc gia đình [1]

- Tên tác giả: Stephen R.Covey

- Năm đầu tiên xuất bản: 1997 bởi Công ty Franklin Covey

-Nghiên cứu tập trung vào các yếu tố gắn kết giữa bố mẹ và con cái Tác giả đã quan sát và thực nghiệm từ chính gia đình mình và các gia đình khác Ông đưa ra 7 thói quen áp dụng trong mỗi gia đình: Sống chủ động; Bắt đầu với một mục tiêu; Ưu tiên những việc quan trọng; Tư duy cùng thắng; Hiểu người trước, hiểu mình sau; Hợp lực; Rèn giũa bản thân.

- Mô hình nghiên cứu: Đưa ra 7 thói quen và áp dụng vào từng gia đình khác nhau.

- Phương pháp nghiên cứu kết hợp: Phương pháp định tính và định lượng.

+ Phương pháp lý thuyết nền: Trích lời của Alfred North Whitehead, trích lời của nhà sử học lỗi lạc Arnold Toynbee.

+ Phương pháp nghiên cứu tình huống: Tình huống từ câu chuyện chiếc máy bay bị chệch hướng; tác giả đưa ra những câu chuyện, những sai lầm, những thành công của gia đình để chia sẻ với bạn đọc.

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiểu thuyết Anna Karenina của Leo Tolstoy.

+ Dữ liệu thứ cấp: Thống kê tỷ lệ sinh con ngoài dã thú, tỷ lệ kết hôn và ly hôn, vấn đề sức khoẻ của phụ nữ châu Mỹ, vấn nạn học đường của thanh thiếu niên.

+ “7 thói quen tạo hạnh phúc gia đình” giúp người đọc tạo dựng “cỗ xe tam mã” giúp cho bản thân và gia đình người đọc luôn đi đúng hướng “Cỗ xe tam mã”, đó là một đích đến rõ ràng, một lộ trình cụ thể và một chiếc la bàn định hướng.

+ Những câu chuyện của các gia đình khác nhau chia sẻ về cách họ áp dụng “7 thói quen” và những gia đình ấy đã thực sự thay đổi tạo nên một văn hoá gia đình vững chắc trong xã hội nhiều biến động ngày nay. d Bí mật hành trình tình yêu [13]

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

- Giả thuyết H1: Yếu tố tài chính của gia đình có thể ảnh hưởng đến quan niệm về Tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên ĐHTM.

- Giả thuyết H2: Yếu tố về tình thương yêu, sự tôn trọng giữa các thành viên trong gia đình có thể tác động tới quan niệm về Tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên ĐHTM.

- Giả thuyết H3: Yếu tố về tư tưởng văn hóa, truyền thống của gia đình có thể ảnh hưởng tới quan niệm về Tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên ĐHTM.

- Giả thuyết H4: Yếu tố bình đẳng, trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình có thể ảnh hưởng tới quan niệm về Tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên ĐHTM.

- Giả thuyết H5: Giữa yếu tố thời gian mỗi thành viên dành cho gia đình và quan niệm về Tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên ĐHTM có thể tác động lẫn nhau. b Mô hình nghiên cứu

Hình 2: Mô hình nghiên cứu quan niệm v1 tổng hạnh ph3c gia đình của sinh viên Trường Đại học Thương Mại

+ Biến phụ thuộc là: Thời gian mỗi thành viên dành cho gia đình; Quan niệm về tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

+ Biến độc lập là: Tài chính; Tình thương yêu, sự tôn trọng giữa các thành viên; Tư tưởng văn hóa, truyền thống; Bình đẳng, trách nhiệm của mỗi thành viên.

Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu định lượng: Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

- Nguyên nhân sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng:

Do tổng thể nghiên cứu lớn.

Phù hợp với đề tài nghiên cứu đã được thực hiện. b Kế hoạch lấy mẫu

- Xác định tổng thể nghiên cứu: Tổng thể nghiên cứu là sinh viên hiện đang theo học tại Trường Đại học Thương Mại.

- Xác định kích thước mẫu tối thiểu là 150.

- Giới tính: cả nam và nữ.

- Sinh viên năm thứ: từ năm nhất đến năm tư.

- Khoa: tất cả các khoa trong Trường Đại học Thương Mại.

- Địa điểm lấy mẫu: Lấy mẫu trực tuyến qua các nhóm của sinh viên Trường Đại học Thương Mại, gửi qua tin nhắn Messenger hoặc Zalo đến các sinh viên của trường.

- Phân công thành viên lấy mẫu: Mỗi thành viên cần lấy tối thiểu 12 mẫu. c Điều tra và thu nhập bảng hỏi

- Điều tra thử với 5 sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Thương Mại, sau đó các thành viên thống nhất bảng hỏi và tiến hành điều tra chính thức.

- Điều tra nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp gửi bảng câu hỏi trực tuyến qua đường link.

- Phát hành bảng câu hỏi trực tuyến qua đường link cho các sinh viên đang theo học tạiTrường Đại học Thương Mại giúp tăng tiến độ làm việc, việc thu thập và xử lý thông tin sẽ dễ dàng hơn nhưng cũng có nhiều hạn chế như không kiểm soát được đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi và không giải đáp thắc mắc kịp thời của đối tượng tham gia trả lời bảng hỏi.

- Khi số lượng mẫu đạt mức mong muốn thì sẽ khóa link khảo sát, tiến hành tổng hợp và xử lý dữ liệu. d Thu thập dữ liệu

Nhóm đã thiết kế bảng câu hỏi khảo sát qua Google Form và tiến hành khảo sát thông qua việc gửi link khảo sát qua messenger, zalo,… cho các sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Thương Mại mà các thành viên trong nhóm quen biết.

Nội dung câu hỏi khảo sát nằm trong các yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm về tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.

Cơ sở lý thuyết là cuốn sách Hạnh phúc là con đường (TS Hà Vĩnh Thọ), tham khảo một số bài nghiên cứu khoa học về hạnh phúc và các bài viết liên quan đến hạnh phúc gia đình.

Phương pháp thống kê được sử dụng

Phân tích thống kê mô tả là kĩ thuật phân tích đơn giản nhất của một nghiên cứu định lượng Bất kì một nghiên cứu định lượng nào cũng tiến hành các phân tích này, ít nhất là để thống kê về đối tượng điều tra.

Các đại lượng thống kê mô tả như trung bình, trung vị, phương sai, độ lệch chuˆn, khoảng biến thiên, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. b Phân tích thu thập, xử lí, phân tích dữ liệu

- Phương pháp thu thập dữ liệu

Với đề tài đã được cho, nhóm thiết kế bảng hỏi với tên bảng là ” Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quan niệm về tổng hạnh phúc gia đình của sinh viên trường Đại học Thương Mại”.

Nhóm nghiên cứu gửi phiếu trực tiếp hoặc online cho tối thiểu 150 sinh viên Trường Đại học Thương Mại Sử dụng Google Form với câu hỏi khảo sát bắt buộc bao gồm câu hỏi về thông tin chung, đánh giá mức độ ảnh hưởng và thông tin cá nhân Đối tượng khảo sát là sinh viên trường đại học Thương Mại

+ Kết quả khảo sát thu về được chọn lọc, kiểm tra, mã hóa, nhập liệu và làm sạch dữ liệu Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý với công cụ phân tích thống kê mô tả.

+ Các biến sau khi được kiểm định thang đo và loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ được đưa vào phân tích nhân tố để xác định lại thang đo nhằm rút gọn tập hợp nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn, đánh giá chính xác và loại bỏ biến đo lường không đạt yêu cầu, đảm bảo thang đo có tính đồng nhất.

+ Phân tích độ tin cậy Cronbach’s alpha

+ Phân tích tương quan và phân tích hồi quy để nhập và phân tích dữ liệu đã thu được.

Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:

Bước 1: Thu nhận thông tin từ phiếu khảo sát, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa thông tin, nhập liệu, phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS.

Bước 2: Thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.

Bước 3: Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng phân tích Cronbach Alpha

Sử dụng hệ số Cronbach Alpha để kiểm định mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát trong thang đo Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ liệu Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng hỏi và được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến. Yêu cầu cơ bản:

+ Thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’ Alpha lớn hơn 0.6.

+ Các biến có hệ số tương quan biến – tổng (Item – total correlation) > 0.3 (loại các item có hệ số tương quan biến tổng

Ngày đăng: 23/02/2024, 09:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w