Việc chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe đã khiến cho nhiều sinh viên trường Đại học Thương mại gặp khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức trên giảng đường, tạo n
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết của đề tài, xác lập đề tài nghiên cứu
“Nghe là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong thời gian dài mới có thể thành thạo và vận dụng vào thực tế.” Kỹ năng lắng nghe không chỉ giúp sinh viên trong môi trường học tập và công việc mà còn áp dụng trực tiếp vào đời sống gia đình, bạn bè và đồng nghiệp xung quanh Bởi vậy kỹ năng lắng nghe là một điều cơ bản, một kỹ năng không thể thiếu của một sinh viên cần rèn luyện cho cuộc sống sau này.” (Đình Anh Vũ, 2021)
Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, nhiều sinh viên trường Đại học Thương mại chưa ý thức được tầm quan trọng của lắng nghe; chưa biết học hỏi và rèn luyện kĩ năng này Việc chưa ý thức được tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe đã khiến cho nhiều sinh viên trường Đại học Thương mại gặp khó khăn trong việc tiếp thu những kiến thức trên giảng đường, tạo nên nhiều thói quen xấu ảnh hưởng đến khả năng lắng nghe như: không tập trung, thích nghe chọn lọc, nghe một cách máy móc, không xác định được mục tiêu, mất động lực trong học tập
Xuất phát từ thực tiễn trên và tầm quan trọng của kỹ năng nghe , có thể nói việc định hướng và phát triển kỹ năng lắng nghe cho sinh viên trường Đại học Thương mại là một nhiệm vụ hết sức cấp thiết Bởi vậy, nhóm 3 quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu
Đề tài sẽ trình bày kết quả điều tra về những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên trường Đại học Thương mại, qua đó tìm cách cải thiện hành vi lắng nghe của sinh viên.
Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên Đại học Thương Mại
- Nghiên cứu và làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên Đại học Thương Mại.
Các câu hỏi nghiên cứu
- Nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên Đại học Thương mại?
- Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hành vi lắng nghe của sinh viên Đại học Thương mại như thế nào?
Câu hỏi 1: Sự tôn trọng đối với người nói và những người nghe khác có ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên Trường Đại học Thương Mại không?
Câu hỏi 2: Tư duy - nhận thức của sinh viên có ảnh hưởng tới hành vi lắng nghe của sinh viên Trường Đại học Thương Mại không?
Câu hỏi 3: Sự tập trung của sinh viên ảnh hưởng tới hành vi lắng nghe của sinh viên Đại học Thương Mại không?
Câu hỏi 4: Quan điểm của sinh viên về người nói có ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên Trường Đại học Thương Mại
Câu hỏi 5: Những tác động ngoại cảnh: hoàn cảnh, tiếng ồn, hình ảnh, … có ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên Trường Đại học Thương Mại không?
Câu hỏi 6: Sự phức tạp của vấn đề và lĩnh vực bàn tới có ảnh hưởng đến vi lắng nghe của sinh viên Trường Đại học Thương Mại không?
Giả thuyết nghiên cứu
1 Sự tôn trọng đối với người nói và những người nghe khác có thể ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên Trường Đại học Thương Mại
2 Tư duy - nhận thức của sinh viên có thể ảnh hưởng tới hành vi lắng nghe của sinh viên Trường Đại học Thương Mại
3 Sự tập trung của sinh viên có thể ảnh hưởng tới hành vi lắng nghe của sinh viên Đại học Thương Mại
4 Quan điểm của sinh viên về người nói có ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên Trường Đại học Thương Mại
5 Những tác động ngoại cảnh: hoàn cảnh, tiếng ồn, hình ảnh, … có thể ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên Trường Đại học Thương Mại
6 Sự phức tạp của vấn đề và lĩnh vực bàn tới có thể ảnh hưởng đến vi lắng nghe của sinh viên Trường Đại học Thương Mại.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên trường Đại học Thương Mại
- Không gian: Trường Đại học Thương Mại
- Thời gian: Từ ngày 19/10/2022 đến ngày 21/11/2022
- Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội
Sinh viên Trường Đại học Thương Mại
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi…
Nghiên CỨU TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA…
NCKH - Nghiên cứu các yếu tố ảnh…
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết…
NCKH Trí tuệ cảm xúc - 19 - sâdcxced
Ý nghĩa của nghiên cứu
- Khái quát cơ sở lí luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên trường Đại học Thương mại
- Xác định các nhân t ố ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên trường Đại học Thương mại
- Đo lường mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng) của từng nhân tố ảnh hưởng tới hành vi lắng nghe của sinh viên trường Đạ ọc Thương mại.i h Đối với sinh viên: Giúp các bạn sinh viên trường Đại học Thương mại hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của hành vi lắng nghe Từ đó, các sinh viên Đại học Thương mại sẽ có sự quan tâm, chú ý đến hành vi lắng nghe; biết cách rèn luyện và vận dụng kĩ năng này vào công việc cũng như cuộc sống xung quanh Đối với giảng viên: Giảng viên thấy rõ được những tác động đến hành vi lắng nghe của sinh viên, qua đó phối kết hợp với sinh viên để tìm ra những giải pháp giúp sinh viên lắng nghe hiệu quả, cải thiện hơn trong những giờ học.
Kết luận và thảo luận
- Khái quát cơ sở lí luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên trường Đại học Thương mại
- Xác định các nhân t ố ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên trường Đại học Thương mại
- Đo lường mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng) của từng nhân tố ảnh hưởng tới hành vi lắng nghe của sinh viên trường Đạ ọc Thương mại.i h Đối với sinh viên: Giúp các bạn sinh viên trường Đại học Thương mại hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của hành vi lắng nghe Từ đó, các sinh viên Đại học Thương mại sẽ có sự quan tâm, chú ý đến hành vi lắng nghe; biết cách rèn luyện và vận dụng kĩ năng này vào công việc cũng như cuộc sống xung quanh Đối với giảng viên: Giảng viên thấy rõ được những tác động đến hành vi lắng nghe của sinh viên, qua đó phối kết hợp với sinh viên để tìm ra những giải pháp giúp sinh viên lắng nghe hiệu quả, cải thiện hơn trong những giờ học
1.7 Kết cấu báo cáo nghiên cứu
Kết cấu đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và thảo luận.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên
Sự tôn trọng với người nói và người h khá Tư duy - nhận thức của sinh viên
Sự tập trung của sinh viên
Quan điểm của sinh viên về người nói
Sự phức tạp của vấn đề và lĩnh vực bà tới
Quy trình khung mẫu
Tổng thể nghiên cứu: hơn 20.000 sinh viên trường Đại học Thương mại
Khảo sát: 150 người (30 nam 120 nữ)-
Phần tử: Sinh viên của trường Đại học Thương mại
Năm học: Sinh viên từ năm nhất đến năm bốn
Ngành học: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Marketing, Luật Kinh tế, Kế toán – Kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin, Thương mại điện tử, Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng, Tài chính – ngân hàng, Kinh doanh quốc tế, Kinh tế quốc tế, Ngôn ngữ Anh
Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) [1] cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006) [2] n=5*m, với m là số lượng câu hỏi trong bài
Với đề tài trên, ta có m = 30 suy ra n = 30 x 5 = 150 Trong nghiên cứu này nhóm nghiên cứu xác định cỡ mẫu là 150
[1] Hair, J F., Anderson, R E., Tatham, R L., &Black, W C (1998).Multivariate Data Analysis New Jersey: Prentice Hall
[2] Comrey, A L (1973), A First Course in Factors Analysis, NewYork:Academic Press
Trong nghiên cứu định tính: Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát, phỏng vấn để thu thập thông tin về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của sinh viên trường Đại học Thương mại Thông tin được thu thập cho tới khi không có dấu hiệu mới thì lượng mới được coi là đủ
Trong nghiên cứu định lượng: Với đề tài nghiên cứu trên, nhóm lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Người điều tra lấy mẫu dựa trên sự tiện lợi hay khả năng tiếp cận đối tượng điều tra ở những nơi người điều
25 tra dễ gặp đối tượng cho đến khi đủ kích thước mà ta yêu cầu Với đề tài trên, người điều tra sẽ khảo sát trong phạm vi trường Đại học Thương mại Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì ta chuyển sang đối tượng khác cho đến khi đủ kích thước mẫu đề ra là 150.
Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này, nhóm tiến hành thực hiện dựa trên cơ sở của phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, tiến hành xây dựng khung lý thuyết về hành vi lắng nghe Trên cơ sở đó, xác định được các yếu tố có thể tác động đến hành vi lắng nghe của sinh viên, thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn sơ bộ Bước tiếp theo, nghiên cứu này thực hiện phỏng vấn trực tiếp các sinh viên về tính phù hợp của các yếu tố trong mô hình, loại bỏ những yếu tố không cần thiết, hoặc bổ sung những yếu tố chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu Từ đó, hình thành bảng câu hỏi chính thức để tiến hành khảo sát trực tiếp các sinh viên trường Đại học Thương Mại.
Nghiên cứu định lượng: Trên cơ sở dữ liệu được điều tra, nghiên cứu này tiến hành nhập và làm sạch dữ liệu, chỉ những bảng câu hỏi đầy đủ thông tin và phù hợp mới được đưa vào phân tích Một số kỹ thuật phân tích được thực hiện trong nghiên cứu này là thống kê mô tả các đặc điểm của sinh viên, các yếu tố trong mô hình nghiên cứu, kiểm định dấu, đánh giá mức độ tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu với thang đo mức độ từ 1 5, thực hiện hồi quy để kiểm đị- nh mức ý nghĩa của mô hình tổng thể, sự phù hợp của mô hình tổng thể và mức ý nghĩa của từng yếu tố trong mô hình nghiên cứu Phương pháp phân tích định lượng bao gồm: phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy đa biến.
Phương pháp thu nhập dữ liệu
Từ tài liệu tham khảo: Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu tham khảo có sẵn như giáo trình, tài liệu từ Internet, các bài nghiên cứu khoa học trước đó đã qua xử lý hoặc chưa xử lý để hình thành cơ sở lý luận chứng minh giả thuyết
Thông qua phỏng vấn: Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 20 sinh viên ngẫu nhiên Các câu hỏi phỏng vấn sẽ có cấu trúc mở nhằm khơi gợi được quan điểm, ý kiến của sinh viên về các nhân tố ảnh hưởng ảnh hưởng đến hành vi lắng nghe của họ Phương pháp này yêu cầu phải thực hiện nhanh chóng tránh làm phiền sinh viên được phỏng vấn Do vậy, nội dung phỏng vấn phải ngắn gọn, súc tích, tránh rườm rà, lan man Người phỏng vấn cũng phải có kỹ năng tiếp cận và thuyết phục sinh viên cộng tác Tuy nhiên, tính ngẫu nhiên của mẫu cũng có thể không được đảm bảo
Thông qua thảo luận nhóm: Dưới sự hướng dẫn của giảng viên và nhóm trưởng, dữ liệu được thu thập, tổng hợp từ các thành viên trong nhóm
Thông qua khảo sát: Nhóm nghiên cứu tạo phiếu khảo sát bằng google forms, sau đó gửi cho sinh viên điền phiếu Thông tin được thu thập bằng phiếu điều tra, nội dung của phiếu điều tra bao gồm:
Phần mở đầu: giới thiệu ngắn gọn mục đích, ý nghĩa thông tin cung cấp đối với nghiên cứu Phần 2: Các câu hỏi liên quan đến các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến hành vi lắng nghe mà sinh viên đã/đang gặp phải
Thông tin thu thập được bằng phiếu phỏng vấn sâu với sinh viên trường Đại học Thương mại là để từ những phiếu phỏng vấn đó, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá được các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi lắng nghe của sinh viên trường Đại học Thương mại.
Phương pháp phân tích dữ liệu (sử dụng SPSS)
Thu thập dữ liệu từ khảo sát, phân tích, đánh giá dựa trên phần mềm xử lí số liệu SPSS với các bước phân tích chính: phân tích thống kê mô tả, phân tích độ tin cậy và giá trị Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy giữa các biến
● Thống kê mô tả (Descriptive Statistics) là các phương pháp sử dụng để tóm tắt hoặc mô tả một tập hợp dữ liệu, một mẫu nghiên cứu dưới dạng số hay biểu đồ trực quan Các công cụ số dùng để mô tả thường dùng nhất là trung bình cộng và độ lệch chuẩn Các công cụ trực quan thường dùng nhất là các biểu đồ
● Trong loạt bài “Thống kê mô tả trong nghiên cứu”, 4 nhóm đại lượng của thống kê mô tả sẽ lần lượt được giới thiệu một cách tổng quát và đưa ra những trường hợp sử dụng, bao gồm:
- Các đại lượng về trung tâm
- Các đại lượng về độ phân tán
- Các đại lượng về hình dáng phân phối
- Các đại lượng về sự tương quan
“Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại qua hệ số Cronbach’s Alpha Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả” (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)
“Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều - cho sự mô tả của khái niệm cần đo” (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
– Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,3); tiêu chuẩn chọn thang đo - khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally
& Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009)
– Các mức giá trị của Alpha: lớn hơn 0,8 là thang đo lường tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới trong bối cảnh nghiên cứu (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
– Các biến quan sát có tương quan biến tổng nhỏ (nhỏ hơn 0,4) được xem là biến rác thì sẽ được loại - ra và thang đo được chấp nhận khi hệ số tin cậy Alpha đạt yêu cầu (lớn hơn 0,7)
Dựa theo thông tin trên, nghiên cứu thực hiện đánh giá thang đo dựa theo tiêu chí:
– Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến-tổng nhỏ hơn 0,4 (đây là những biến không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo và nhiều nghiên cứu trước đây đã sử dụng tiêu chí này) – Chọn thang đo có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (các khái niệm trong nghiên cứu này là tương đối mới đối với đối tượng nghiên cứu khi tham gia trả
Phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn Trong nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất nhiều các biến quan sát trong đó có liên hệ tương quan với nhau Thay vì đi nghiên cứu 20 đặc điểm nhỏ của một đối tượng, chúng ta có thể chỉ nghiên cứu 4 đặc điểm lớn, trong mỗi đặc điểm lớn này gồm 5 đặc điểm nhỏ có sự tương quan với nhau Điều này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhiều hơn cho người nghiên cứu
Với kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha, chúng ta đang đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố, chứ không xem xét mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát ở các nhân tố khác Trong khi đó, EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu
Trong nghiên cứu, chúng ta thường phải kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến, trong đó có một biến phụ thuộc và một hay nhiều biến độc lập Nếu chỉ có một biến độc lập, mô hình được gọi là mô hình hồi quy đơn biến SLR (Simple Linear Regression) Trường hợp có từ hai biến độc lập trở lên, mô hình được gọi là hồi quy bội MLR (Multiple Linear Regression) Những nội dung tiếp theo ở tài liệu này chỉ đề cập đến hồi quy bội, hồi quy đơn biến tính chất tương tự với hồi quy bội
- Phương trình hồi quy đơn biến: Y = β0 + β1X + e
- Phương trình hồi quy bội: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + e
Y: biến phụ thuộc, là biến chịu tác động của biến khác
X, X1, X2, Xn: biến độc lập, là biến tác động lên biến khác
28 β0: hằng số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số chặn Đây là chỉ số nói lên giá trị của Y sẽ là bao nhiêu nếu tất cả X cùng bằng 0 Nói cách khác, chỉ số này cho chúng ta biết giá trị của Y là bao nhiêu nếu không có các X Khi biểu diễn trên đồ thị Oxy, β0 là điểm trên trục Oy mà đường hồi quy cắt qua β1, β2, βn: hệ số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số góc Chỉ số này cho chúng ta biết về mức thay đổi của Y gây ra bởi X tương ứng Nói cách khác, chỉ số này nói lên có bao nhiêu đơn vị Y sẽ thay đổi nếu X tăng hoặc giảm một đơn vị e: sai số Chỉ số này càng lớn càng khiến cho khả năng dự đoán của hồi quy trở nên kém chính xác hơn hoặc sai lệch nhiều hơn so với thực tế Sai số trong hồi quy tổng thể hay phần dư trong hồi quy mẫu đại diện cho hai giá trị, một là các biến độc lập ngoài mô hình, hai là các sai số ngẫu nhiên Trong thống kê, vấn đề chúng ta muốn đánh giá là các thông tin của tổng thể Tuy nhiên vì tổng thể quá lớn, chúng ta không thể có được các thông tin này Vì vậy, chúng ta dùng thông tin của mẫu nghiên cứu để ước lượng hoặc kiểm định thông tin của tổng thể Với hồi quy tuyến tính cũng như vậy, các hệ số hồi quy tổng thể như β1, β2 … hay hằng số hồi quy β0 là những tham số chúng ta muốn biết nhưng không thể đo lường được Do đó, chúng ta sẽ sử dụng tham số tương ứng từ mẫu để ước lượng và từ đó suy diễn ra tổng thể Phương trình hồi quy trên mẫu nghiên cứu:
B1, B2, Bn: hệ số hồi quy ε: phần dư
Tất cả các nội dung hồi quy tiếp sau đây chỉ nói về hồi quy trên tập dữ liệu mẫu Do vậy, thuật ngữ sai số sẽ không được đề cập mà chỉ nói về phần dư.
Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi
Bước 2: Xác định số lượng mẫu và tiến hành khảo sát
Bước 3: Thu nhận phản hồi
Bước 4: Xử lý dữ liệu
Bước 5: Đưa ra kết luận