Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIBÁO CÁO TỔNG K CỨU KHOA HỌCĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNQUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN SAU TỐTNGHIỆP CỦA CỰU
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN SAU TỐT NGHIỆP CỦA CỰU SINH VIÊN KHOA TIẾNG ANH TRƯỜNG
ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Giảng viên hướng dẫn:
Cô Nguyễn Thị Xuân Phương
Nhóm sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thùy (Nhóm trưởng) Nguyễn Quỳnh Nga
Doãn Thị Phương Thảo
Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 2023
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có môi trường học tập thoải mái, cơ sở vật chất tiện nghi cùng với hệ thống thư viện đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việctìm kiếm, nghiên cứu thông tin
Trang 2Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Xuân Phương – người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn em trong suốt quátrình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang 3DANH MỤC BIỂU BẢNG/ BIỂU ĐỒ Hình 2.1 – Mô hình nghiên cứu sơ bộ về quyết định lựa chọn công việc sau khi ra trường của cựu sinh viên khoa Tiếng anh Trường Đại học Thương Mại
Hình 2.2 – Mô hình nghiên cứu chính thức về quyết định lựa chọn công việc sau khi
ra trường của cựu sinh viên khoa Tiếng anh Trường Đại học Thương Mại
Bảng 3.1 – Bảng thống kê mô tả mẫu
Hình 3.2 – Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo
Hình 3.3 – Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett lần 1
Hình 3.4 – Variance Explained lần 1
Hình 3.5 – Rotated Component Matrix lần 1
Hình 3.6 - Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett lần 2
Hình 3.7 - Variance Explained lần 2
Hình 3.8 - Rotated Component Matrix lần 2
Hình 3.9 - Kiểm định KMO và kiểm định Bartlett
Hình 3.10 - Total Variance Explained
Hình 3.11 – Component Matrixa Component
Trang 4Hình 3.12 – Kiểm định sự phù hợp của mô hình Hình 3.13 - Bảng kiểm định ANOVA
Hình 3.14 – Histogram Dependent Variable:Y Hình 3.15 - Đồ thị P-P Plot
Hình 3.16 - Đồ thị Scatterplot
Trang 5CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.Đặt vấn đề nghiên cứu
Việc làm luôn là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm hàng đầu Thực
tế là thị trường việc làm hiện cũng đang diễn ra hết sức sôi nổi và phức tạp thể hiện quacung và cầu lao động
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý IIInăm 2022 là 51,9 triệu người, tăng hơn 0,2 triệu người so với quý trước và đặc biệt tănggần 2,8 triệu người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IIInăm 2022 là 68,7%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 3,1 điểm phầntram so với cùng kỳ năm trước Thực tế là Việt Nam vẫn đang nằm trong top 5% cácnước và vùng lãnh thổ có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất Dù cho mỗi năm nước ta có thêmkhoảng 400.000 nhưng tỷ lệ thất nghiệp không tăng lên Nếu đánh giá một cách tổngquan thì thị trường việc làm và lao động Việt Nam vẫn đang có sự chuyển biến tích cực.Mỗi năm, lượng lao động được bổ sung vào nền kinh tế rất lớn trong đó đối tượng laođộng là sinh viên mới tốt nghiệp chiếm tỷ lệ khá đông Việc hội nhập kinh tế thế giớicùng sự phát triển như vũ bão của khoa học, kĩ thuật, công nghệ hiện nay đã làm nảy sinhnhiều nhu cầu mới của thị trường, đem đến nhiều cơ hội cho các lĩnh vực trong xã hộicũng như làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, từ đó đem đến nhiều cơ hội việc làm chosinh viên (ví dụ như Freelancer, Grab, Be, …) Tuy nhiên những công việc này chỉ có thể
là tạm thời, là những công việc làm thêm của sinh viên Những sinh viên này đều mơ ước
sẽ tìm được một công việc tốt, lâu dài và phù hợp với khả năng bản thân Nhưng việcquyết định chọn công việc đầu tiên sau tốt nghiệp là một vấn đề khó khăn đối với nhiềubạn sinh viên bởi vì quyết định trên bị chi phối bởi nhiều nhân tố Để tìm hiểu và làm rõnhững nhân tố nào đã ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc đầu tiên để làm việc
của sinh viên sau khi tốt nghiệp, nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc đầu tiên sau tốt nghiệp của cựu sinh viên Khoa Tiếng Anh-Trường Đại học Thương mại” làm đề tài nghiên cứu khoa học
của nhóm
Trang 61.2.Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài được thực hiện nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọncông việc đầu tiên sau tốt nghiệp của cựu sinh viên chuyên ngành tiếng Anh thương mạicủa trường Đại học Thương mại Từ đó giúp các bạn sinh viên hiện đang theo học ởtrường có cái nhìn khách quan hơn trong việc lựa chọn công việc sau này
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Dựa vào mục tiêu chung đề tài sẽ phân tích một số vấn đề như sau:
(1) Phân tích xu hướng lựa chọn công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp thuộc khoaNgôn ngữ Anh trường Đại học Thương Mại
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công việc của sinh viênchuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Thương Mại
(3) Đưa ra các giải pháp để các công ty thu hút sinh viên về làm việc
(4) Cung cấp một số phương hướng để sinh viên có cơ sở tham khảo lựa chọn công việcphù hợp sau tốt nghiệp.???
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Không gian
Khoa tiếng Anh trường Đại học Thương mại
1.3.2 Thời gian
Thời gian thực hiện đề tài được thực hiện từ 01/10/2022 đến 10/02/2023
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 7cứu khoa… 94% (32)
44
Nghiên CỨU TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA…
Nghiên
cứu khoa… 100% (7)
96
NCKH - Nghiên cứu các yếu tố ảnh…
Nghiên
cứu khoa… 100% (5)
61
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết…
Nghiên
cứu khoa… 100% (3)
50
NCKH Trí tuệ cảm xúc - 19 - sâdcxced
95
Trang 8Cựu sinh viên khoa tiếng Anh trường Đại học Thương mại
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các khái niệm
2.1.1.1 Các khái niệm về lao động
Trong kinh tế học, lao động được hiểu là một yếu tố sản xuất do con người tạo ra và làmột dịch vụ hay hàng hóa Người có nhu cầu về hàng hóa này là người sản xuất Cònngười cung cấp hàng hóa này là người lao động
- Nguồn lao động: là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động và theo quy định củapháp luật (đối với Việt Nam thì nữ từ 15-55, nam từ 15-60) có khả năng làm việc
- Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có việc làm, nhữngngười thất nghiệp trong nền kinh tế
- Thị trường lao động: là nơi cung và cầu lao động gặp nhau và giá lao động là tiền côngthực tế mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động
2.1.1.2 Khái niệm chung về việc làm
Theo điều 13 chương 3 Bộ luật lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1994 đã ban hành: "Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm đềuđược thừa nhận là việc làm" Với quan niệm về việc được mở rộng đã tạo ra khả năng tolớn để giải quyết vấn đề thất nghiệp cho nhiều người
Trên thực tế việc làm thể hiện dưới 3 hình thức:
- Làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc
Nghiêncứu khoa… 100% (3)
Nghiên cứu khoa học
Nghiêncứu khoa… 100% (3)
63
Trang 9- Làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền sử dụng hoặc quyền sởhữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến hành công việc.
- Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả thù lao dưới hình thứctiền lương, tiền công cho công việc đó Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tếphi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sởhữu hoặc quản lý
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến quyết định chọn công việc đầu tiên sau tốt nghiệp của cựu sinh viên Trường Đại học Thương Mại
Để có một hướng đi đúng đắn sau khi ra trường là một chuyện không phải dễ đối với sinhviên Họ phải nhận thức nhu cầu của chính bản thân mình và cần phải có những dự địnhtrong tương lai Hầu hết những sinh viên sau tốt nghiệp đều có những quyết định riêngcho tương lai của họ, trong đó có quyết định về việc lựa chọn công việc đầu tiên Quyếtđịnh này bị tác động bởi những nhân tố cơ bản sau đây:
2.1.2.1 Bản chất công việc
Bạn đã bao giờ được hỏi “chọn nghề mình thích hay chọn nghề làm ra nhiều tiền?” Có lẽmột người bạn đã hỏi bạn điều đó vì tò mò, hoặc bạn đã nghe thấy điều đó trong mộtcuộc phỏng vấn xin việc Chọn nghề mình thích hay chọn nghề làm ra nhiều tiền còn tùytheo quan điểm mỗi người Nhưng nếu bạn chọn đam mê, sở thích có rất nhiều lợi ích.Đầu tiên, là sự tự do, tiếp đến là thời gian và cuối cùng là trạng thái tin thần Việc lựachọn đam mê cũng làm giảm số tiền cần thiết cho cuộc sống
“Đừng bao giờ tiếp tục công việc mà bạn không yêu thích Nếu bạn hạnh phúc với những
gì bạn đang làm, bạn sẽ thích chính mình, bạn sẽ có được sự bình yên bên trong Và nếubạn có được điều đó, cùng với sức khỏe thể chất, bạn sẽ có được nhiều thành công hơnnhững gì bạn có thể tưởng tượng ” – Roger Caras
2.1.2.2 Bằng cấp, năng lực và kinh nghiệm làm việc
Trang 10Bằng cấp được xem là nhân tố không thể thiếu khi xin việc của bất kỳ cá nhân nào Việcbạn tốt nghiệp loại bằng nào cũng ảnh hưởng đến việc liệu bạn có phù hợp và được ứngtuyển vào công ty hay không
Năng lực là mức công việc tối ưu mà một nhân viên có thể được thực hiện trong mộtkhoảng thời gian nhất định Thông thường, nó được đo lường bằng tốc độ nhận thức, sốlượng công việc mà nhân viên đã thực hiện Ngoài ra, nó còn là những kỹ năng mềm vàkhả năng làm chủ công việc Năng lực của một người là yếu tố then chốt thực sự quyếtđịnh sự thành bại của mọi việc
Kinh nghiệm làm việc là những kiến thức, kỹ năng, tố chất mà con người tích lũy đượcthông qua quá trình tiếp xúc và trực tiếp triển khai công việc Kinh nghiệm làm việc đóngvai trò rất quan trọng khi mà nhà ứng tuyển sẽ đánh giá rất cao phần kinh nghiệm làmviệc trong CV xin việc
2.1.2.3 Điều kiện và sự ủng hộ từ gia đình
Gia đình có vai trò rất lớn trong việc định hướng nghề nghiệp, việc làm của sinh viên.Bên cạnh đó gia đình còn hỗ trợ rất nhiều cho con em họ về vấn đề xin việc, hỗ trợ về tàichính trong lúc đi xin việc hoặc nhờ vào các mối quan hệ xã hội để xin việc… điều nàyảnh hưởng rất lớn đến việc chọn nơi làm việc của những sinh viên sắp ra trường TheoNitchapa (2010) đã chứng minh rằng việc lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên và nơi làmviệc bị ràng buộc rất nhiều bởi yếu tố gia đình và nhóm người tham khảo Còn theoNatalie (2006) đã nhấn mạnh vai trò của gia đình, bạn bè ảnh hưởng đến quyết định củanhững sinh viên hay các thanh thiếu niên về vấn đề chọn ngành nghề và nơi làm việc ỞViệt Nam, bài nghiên cứu của La Nguyễn Thùy Dung (2011) và luận văn tốt nghiệp củaThảo (2010) đã chứng minh rằng yếu tố người thân, bạn bè có ảnh hưởng rất lớn đếnquyết định lựa chọn công việc đầu tiên của sinh viên sau khi tốt nghiệp Tóm lại, gia đình
là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhận thức, quyết định của sinh viên về vấn đềlựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc Một sinh viên có điều kiện hỗ trợ tốt từ gia đình sẽ
dễ dàng tìm kiếm một việc làm với môi trường làm việc tốt
Trang 112.1.2.4 Môi trường, văn hóa công ty và khu vực địa lý
a, Môi trường làm việc
Hiện nay các ứng viên luôn đề cao và lựa chọn cho mình một công ty không chỉ phù hợp
về nghề nghiệp mà còn phù hợp về môi trường làm việc Môi trường làm việc là các điềukiện hữu hình và vô hình xung quanh các hoạt động, vận hành công việc của một doanhnghiệp
Cụ thể hơn môi trường làm việc chính là những điều kiện vật chất như: các vật dụng,thiết bị bổ trợ cho công việc, không gian làm việc, cách bố trí sắp xếp nơi làm việc,… Vềđiều kiện tinh thần như: sự tương tác xã hội trong môi trường làm việc, văn hóa công tytạo điều kiện nâng cao chất lượng làm việc, tinh thần teamwork trong tổ chức,…Đối với một doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt sẽ là yếu tố tạo điều kiện thuận lợithúc đẩy năng suất làm việc của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển nănglực, kỹ năng chuyên môn
b, Văn hóa công ty
Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị, niềm tin, hình thức mà mọi người trong doanhnghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, nói, hành động như một thói quen, giống như đờisống tinh thần và tính cách của một con người, và là phần quyết định đến sự thành bại vềlâu dài của doanh nghiệp
Văn hóa công ty mạnh mẽ là một trong những cách tốt nhất để thu hút nhân viên tiềmnăng Một nền văn hóa tích cực mang lại cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh rất lớn Tất
cả mọi người đều muốn làm việc cho các công ty có danh tiếng tốt, mà điều này do chínhcác nhân viên cũ và hiện tại thể hiện thì lại càng đáng tin Một công ty có văn hóa tíchcực sẽ thu hút các tài năng sẵn sàng biến nơi làm việc tiếp theo của họ thành nhà, thay vìchỉ là bước đệm
Trang 12c, Khu vực địa lý
Khoảng cách địa lý nhà đến nơi làm việc cũng có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọncông việc đầu tiên sau tốt nghiệp của sinh viên nói chung Khi lựa chọn công việc, cácbạn thường cân nhắc là liệu chỗ làm có quá xa chỗ ở của bạn hiện tại Bạn sẽ chẳng mongrằng việc di chuyển qua hơn nửa diện tích thành phố để đi làm là một điều lý tưởng đâu.Chưa kể đến các tình huống phát sinh như sai lệch thời gian, vấn đề thời tiết, tai nạn, kẹtxe, thì sẽ “khó càng thêm khó”
2.1.2.5 Cơ hội thăng tiến
Bên cạnh lương thưởng và các chế độ đãi ngộ, cơ hội thăng tiến cũng là một trong nhữngyếu tố mang tính quyết định để sinh viên quyết định có cống hiến cho một công ty haykhông?
Về cơ bản, thăng tiến chính là việc nhân sự trong công ty được đề bạt lên cấp bậc caohơn Lương thưởng, trách nhiệm, lợi ích và vị trí trong doanh nghiệp của nhân viên theo
đó cũng được nâng lên một tầm cao mới Cơ hội thăng tiến được coi là phần thưởng xứngđáng nhất cho những nỗ lực và sự tận tâm của nhân sự đối với tổ chức Không nhữngmang lại nhiều lợi ích hấp dẫn, thăng tiến còn đồng nghĩa với việc nhân sự đang đứngtrước cơ hội “có một không hai” để nâng cấp kiến thức và kinh nghiệm
Thăng tiến không chỉ bó buộc trong tăng lương hoặc thăng chức Có rất nhiều kiểu thăngtiến khác nhau, nhưng có thể khái quát hóa trong 3 loại chính:
Thăng tiến theo chiều ngang: bao hàm việc thăng hạng chức danh và thưởng tiền chonhân viên, nhưng sẽ không có nhiều thay đổi trong trách nhiệm công việc Hình thứcthăng tiến này giúp công nhận một nhân viên đã vượt lên trên vai trò của họ, nhưng sẽkhông đòi hỏi họ đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn
Thăng tiến theo chiều dọc: đây chính là kiểu thăng tiến phổ biến với nhiều người Hãytưởng tượng nó giống như một mũi tên thẳng đứng hướng lên cao – chức danh cao hơn,
Trang 13lương cứng tốt hơn và nhiều trách nhiệm hơn Nói cách khác, thăng tiến theo chiều dọcđòi hỏi nhân viên phải đóng góp nhiều hơn và vị trí của họ cũng sẽ thay đổi Loại hìnhthăng tiến này có thể thay đổi bản chất công việc, vì lúc này họ đã có thêm vai trò lãnhđạo và được cấp dưới báo cáo công việc trực tiếp mỗi ngày.
Thăng tiến “khô”: đây là kiểu thăng tiến mà nhân viên thường muốn “né” Bởi lẽ, nó đòihỏi trách nhiệm của chức danh mới, nhưng lại không có lợi ích gì đi kèm Nói cách khác,công ty yêu cầu nhiều hơn ở nhân viên, nhưng lại những chế độ đãi ngộ thì vẫn giữnguyên hoặc tăng lên không đáng kể
Tùy vào định hướng phát triển mà mỗi người sẽ mong muốn những kiểu thăng tiến khácnhau
2.1.2.6 Mức lương và chế độ đãi ngộ của công ty
a, Mức lương
Lương là một trong những động lực giúp người lao động tìm việc và làm việc TheoTorado (1969) cho rằng tiền lương bình quân ở thành thị cao hơn vùng nông thôn đã dẫnđến việc người lao động rời bỏ nông thôn lên thành thị để tìm việc, để có cơ hội tìm kiếmthu nhập nhiều hơn Còn theo Lee (1966) đã nhấn mạnh rằng nhóm người có trình độ họcvấn và kỹ năng cao sẽ có xu hướng ít quan tâm đến tiền lương vì họ chỉ quan tâm đến cơhội học tập và thăng tiến, ngược lại, nhóm người có trình độ thấp thì vấn đề tiền lươngcao ở thành thị đã hấp dẫn họ đến thành thị tìm việc làm Lewis (1954) cho rằng việcchênh lệch tiền lương giữa thành thị và nông thôn là một trong hai yếu tố chính làm cholao động ở nông thôn di chuyển lên thành thị Một nghiên cứu của Nitchapa (2010) cũng
đã khẳng định rằng tiền lương phần nào cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn về quê nà làmviệc của những sinh viên năm cuối, nếu địa phương tiền lương hấp dẫn được họ thì họ sẽsẵn sàng trở về quê làm việc Còn Natalie (2006) đã nhấn mạnh rằng thu nhập là mộttrong những yếu tố quyết định rời bỏ nông thôn để lên thành thị để làm việc của thanh
Trang 14thiếu niên vùng nông thôn Pennsylvania Những nhận định trên đã cho thấy rằng mứclương sẽ tác động mạnh mẽ đến việc lựa chọn công việc của người lao động.
b, Chế độ đãi ngộ của công ty
Ngoài lương thưởng, các khoản chính sách đãi ngộ, phúc lợi cũng là yếu tố quan trọng đểgiữ chân người tài, giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ, thoải mái làm việc và gắn bó lâu dàivới đơn vị Khi có chế độ đãi ngộ nhân viên phù hợp tạo điều kiện cho người lao động cảithiện đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người lao động bởi nhờ có chế độđãi ngộ nhân viên, người lao động được đảm bảo họ được nhận những gì xứng đáng vớicông sức và tâm huyết mà họ đã đóng góp cho công việc, cho doanh nghiệp Đây cũng lànguồn động lực, nguồn cảm hứng cho người lao động cống hiến hết mình cho công việc,
từ đó hiệu quả, năng suất công việc được nâng cao Không chỉ vậy, chế độ đãi ngộ nhânviên trong doanh nghiệp còn khẳng định được vị trí của người lao động bởi mỗi vị trícông việc có một chế độ đãi ngộ nhân viên khác nhau, vị trí càng cao, đãi ngộ càng lớn,
từ đó nó tác động mạnh mẽ tới tinh thần làm việc năng động, sáng tạo, hăng hái của nhânviên, gia tăng hiệu quả công việc
Các chế độ đãi ngộ nhân viên cũng đóng góp một vai trò to lớn cho doanh nghiệp Cácchế độ đãi ngộ nhân viên trong doanh nghiệp chính là một trong những điều kiện để cóthể giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng cũng như tính hiệu quả của hoạtđộng doanh nghiệp
Thêm nữa, chế độ đãi ngộ góp phần giúp doanh nghiệp có thể duy trì sự ổn định vềnguồn nhân lực bởi chế độ đãi ngộ là một trong những phương thức để doanh nghiệp thuhút nhân sự, giữ chân những lao động tài năng ở lại làm việc, từ đó nâng cao tính hiệuquả của những chức năng quản trị của doanh nghiệp
Chế độ đãi ngộ nhân viên có những tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của xã hội Chế
độ đãi ngộ đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất cho người lao động, nâng cao chấtlượng cuộc sống, giảm tệ nạn xã hội, duy trì được tính ổn định của xã hội Đồng thời hiệu
Trang 15quả công việc mà người lao động tạo ra cho doanh nghiệp cũng đóng góp một phần nào
đó vào nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống kinh tế – xã hội của đất nước
Trên thực tế, các chế độ đãi ngộ được chia làm 2 hình thức cụ thể dó là: chế độ đãi ngộbằng hiện vật và đãi ngộ bằng tinh thần
Chế độ đãi ngộ nhân viên bằng hiện vật: Đó là những lợi ích mà các doanh nghiệp traocho nhân viên của mình một cách thiết thực, có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống của ngườilao động Các chế độ đãi ngộ nhân viên bằng hiện vật như: Tiền mặt, vàng, tiền lương cơbản, các khoản tiền thưởng, các loại phụ cấp: phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, quàtặng sinh nhật, hiếu hỷ, khoản tiền doanh nghiệp chi cho nhân viên đi ăn uống, liên hoan,
du lịch, teambuilding,…
Chế độ đãi ngộ nhân viên bằng tinh thần: Các chế độ đãi ngộ mà doanh nghiệp trao chonhân viên có thể kể đến như: tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, thờigian làm việc linh hoạt, tổ chức các lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn chongười lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhân viên,…
2.2 Mô hình nghiên cứu sơ bộ
Trang 16Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu sơ bộ về quyết định lựa chọn công việc sau khi ra trường của cựu sinh viên khoa Tiếng anh Trường Đại học Thương Mại 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phần 2.2 đã đưa ra các khái niệm về các lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh chọn nơi làm việc của người lao động Phần này chủ yếu trình bày cụ thể phươngpháp thực hiện nghiên cứu, đặc biệt nội dung chính của phần 2.3 này là nêu rõ các bướcphân tích định tính và hiệu chỉnh lại mô hình cần nghiên cứu lý thuyết đã đề ra dựa trênkết của việc nghiên cứu này
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Bài nghiên cứu được trình bày qua 2 bước nghiên cứu như sau:
Trang 17Bước 1: Nghiên cứu định tính bằng cách phỏng vấn trực tiếp, thảo luận tay đôi với nhằmphát hiện, điều chỉnh, bổ sung các phát biểu trong bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng.Bước 2: Nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câuhỏi chi tiết được thiết kế sẵn nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết
đề xuất
2.3.2 Quy trình nghiên cứu
2.3.2.1 Nghiên cứu định tính
a, Thảo luận trực tiếp
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận trực tiếp với các cựu sinh viênkhoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Thương Mại Thông qua việc thảo luận nhằm pháthiện ra các nhân tố thực tiễn ảnh hưởng đến quyết định chọn công việc của sinh viênkhoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Thương Mại và loại bỏ những yếu tố và những biếnkhông rõ hoặc không phù hợp
Việc thảo luận dựa trên dàn bài được thiết kế sẵn Trong đó, các yếu tố mà mô hình lýthuyết đưa ra bao gồm: (1)Bản chất công việc, (2) Bằng cấp, năng lực và kinh nghiệmlàm việc, (3) Điều kiện và sự ủng hộ từ gia đình, (4) Môi trường, văn hóa công ty và khuvực địa lý, (5) Cơ hội thăng tiến, (6) Mức lương và chế độ đãi ngộ của công ty Sau khithảo luận những yếu tố nào không phù hợp sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu, đồng thời
sẽ sẽ phát hiện thêm những yếu tố chưa chính xác hoặc cần phải thêm các yếu tố mới, từ
đó đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức Đồng thời dựa vào kết quả phân tích định tính
để thiết kế bảng câu hỏi dùng trong nghiên cứu định lượng tiếp theo
b, Điều chỉnh mô hình nghiên cứu
Mục đích của việc thảo luận với các cựu sinh viên và sinh viên sắp tốt nghiệp chuyênngành Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Thương Mại để nhận diện các yếu tố trong mô
Trang 18hình nghiên cứu, xem có thực tế ảnh hưởng đến quyết định về quê hương làm việc củasinh viên hay không Nếu 50% số người tham gia thảo luận đồng ý trở lên thì yếu tố đó sẽđược giữ lại trong mô hình nghiên cứu, ngược lại sẽ bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu.Yếu tố nào cần điều chỉnh và bổ sung cho hợp lý hơn Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ
sở điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu của đề tài
Kết quả thảo luận cho thấy 5 trên 6 nhân tố được đại đa số cựu sinh viên và sinh viên sắptốt nghiệp khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Thương Mại đồng ý là có ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn công việc đầu tiên sau tốt nghiệp Trong đó nhân tố (1)Bản chất côngviệc chiếm 13/20 phiếu đồng ý, (2) Bằng cấp, năng lực và kinh nghiệm làm việc 14/20,(3) Điều kiện và sự ủng hộ từ gia đình chiếm 13/20, (4) Môi trường, văn hóa công ty vàkhu vực địa lý chiếm 11/20, (5) Mức lương và chế độ đãi ngộ của công ty chiếm 17/20;nhân tố Cơ hội thăng tiến chỉ chiếm 9/20 phiếu đồng ý do đó sẽ bị loại khỏi mô hìnhnghiên cứu Ngoài ra, sau khi thảo luận các cựu sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh TrườngĐại học Thương Mại còn cung cấp thêm một nhân tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đếnquyết định lựa chọn công việc đầu tiên sau tốt nghiệp là “Độ hot của thị trường việc làm
và nhu cầu xã hội”
Như vậy mô hình nghiên cứu được điều chỉnh như sau:
Trang 19Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu chính thức về quyết định lựa chọn công việc sau khi
ra trường của cựu sinh viên khoa Tiếng anh Trường Đại học Thương Mại 2.3.2.2 Nghiên cứu định lượng
a Mục tiêu:
Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn công việc đầu tiênsau tốt nghiệp của sinh viên các nhân tố này đã được nhận diện từ nghiên cứu định tính
b Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu 1: đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả số liệu để đưa ra xuhướng hiện nay của sinh viên kinh tế sắp tốt nghiệp Phân tích thống kê mô tả là quá trìnhchuyển dịch dữ liệu thô thành dạng thích hợp hơn cho việc hiểu và giải thích chúng Phântích mô tả được thực hiện qua hai giai đoạn Một là, mô tả các câu trả lời hay các quan sát
Trang 20cụ thể bằng các kỹ thuật lập bảng, sắp xếp thứ tự các dữ liệu đã được thu thập Hai là,tính toán các chỉ tiêu thống kê như số trung bình, phân phối tần số, phân phối tỷ lệ… Ngoài ra có thể sử dụng đồ thị, biểu đồ để phân tích dữ liệu ở giai đoạn này Đề tài sẽ sửdụng phần mềm Excel, SPSS để tính giá trị trung bình, Min, Max, tần suất… và dựa vào
đó để mô tả, phân tích các vấn đề có liên quan
Đối với mục tiêu 2: Đề tài sẽ sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha đểloại biến không phù hợp sau đó phân tích nhân tố EFA để sàng lọc và nhóm các nhân tố
có liên quan lại với nhau sau đó dùng phân tích hồi quy logistic để đánh giá các yếu tốảnh hưởng như thế nào đến quyết định lựa chọn công việc đầu tiên của sinh viên sau tốtnghiệp
2.3.3 Phương pháp thu thập thông tin
2.3.3.1 Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp gồm những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội hiện nay, thực trạngviệc làm hiện nay, hiện trạng sinh viên sắp tốt nghiệp của khoa Ngôn ngữ Anh TrườngĐHTM, Các thông tin này được thu thập từ trang Website của Tổng cục thống kê, Bộlao động thương binh & Xã hội, các bài báo, tạp chí
2.3.3.2 Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn những sinh viên sắptốt nghiệp từ khoa Ngôn ngữ Anh Trường Đại học Thương Mại bao gồm các yếu tố tácđộng đến quyết định chọn công việc đầu tiên của sinh viên sắp ra trường
Bảng câu hỏi đã được đưa vào phỏng vấn thử 20 sinh viên sắp tốt nghiệp để phát hiệnnhững sai sót, những câu hỏi chưa rõ ràng hoặc gây hiểu nhầm cho đối tượng phỏng vấntrong quá trình trả lời Sau đó tác giả đã hiệu chỉnh lại bảng câu hỏi trước khi tiến hànhphỏng vấn chính thức
Trang 212.3.4 Thiết kế mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.3.4.1 Phương pháp chọn mẫu
Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, bất cứ sinh viên nào sắp tốt nghiệp từ khoaNgôn ngữ Anh hoặc cựu sinh viên Trường Đại học Thương Mại sẽ là đối tượng đượcphỏng vấn Việc phỏng vấn được tiến hành kết hợp giữa hình thức phỏng vấn trực tiếp tạicác phòng học, trong khoa, ký túc xá và hình thức gửi link khảo sát online
Như vậy, căn cứ vào số biến ban đầu của mô hình nghiên cứu là 28 biến thì cỡ mẫu đạtyêu cầu để phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy dự kiến là 105 mẫuquan sát, và theo nguyên tắc chọn cỡ mẫu khi biết tổng thể thì số mẫu là 115 mẫu Tuynhiên, với phương pháp lấy mẫu thuận tiện thì cỡ mẫu càng lớn mới đảm bảo đại diệncho tổng thể nghiên cứu Số lượng bảng câu hỏi đã phát ra là 200 bảng, chỉ thu về được
106 bảng Sau khi kiểm tra các mẫu đều đạt yêu cầu Như vậy, số mẫu hợp lệ sử dụngtrong đề tài là 106 mẫu
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày các kết quả xử lý dữ liệu dựa trên các dữ liệu thu thập được từ các nghiên cứu chính thức Các nội dung chính bao gồm khái quát chung về vấn đề nghiên cứu, kết quả phân tích dữ liệu thu thập và các kết luận và phát hiện qua quá trình nghiên cứu
3.1 Khái quát chung về vấn đề nghiên cứu
Trang 223.1.1 Thống kê mô tả.
Nghiên cứu thực hiện với số phiếu khảo sát phát ra là 106, thu về 106 phiếu, lấy chuẩn được 106 phiếu Dữ liệu sau khi được nhập vào phần mềm SPSS 20 sẽ tiến hành làm sạch và phát hiện, xử lý các giá trị khuyết bằng cách sử dụng bảng tần số để tiến hành rà soát tất cả các biến nhằm phát hiện sai sót trong quá trình nhập dữ liệu do nhập sai nội dung hoặc thiếu mục trả lời
Kết quả, không phát hiện sai sót nào, không có giá trị khuyết, các biến có đầy đủ thông tin hợp lệ Như vậy toàn bộ dữ liệu gồm 106 mẫu sau khi được kiểm tra tính hợp lệ
sẽ đưa vào phân tích các bước tiếp theo phục vụ cho quá trình nghiên cứu và cho kết quả như sau:
Mẫu n = 106 Tỷ lệ (%)
Giới tính
Độ tuổi người tham gia
Công việc đầu tiên được tìm kiếm qua
nguồn thông tin nào?
Internet hoặc các trang mạng xã hội 56,6
Khoa/Nhà trường hợp tác và giới thiệu 17,9
Người thân bạn bè và mọi người xung
quanh giới thiệu
17,9Trung tâm giới thiệu vệc làm 2,8
Thu nhập hàng tháng công việc đầu tiên