1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán với người bán tại trung tâm điều dưỡng người tâm thần

72 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Mua Nguyên Vật Liệu Và Thanh Toán Với Người Bán Tại Trung Tâm Điều Dưỡng Người Tâm Thần
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Ly
Người hướng dẫn NCS. Nguyễn Khánh Thu Hằng
Trường học Trường Đại Học Duy Tân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 12,72 MB

Nội dung

Đối với các doanh nghiệp, nguyên vật liệu là những yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất sản phẩm, là đối tượng lao động được tác động, biến đối để trở thành sản phẩm, hàng hóa. Giá trị nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất – kinh doanh. Tương tự, nguyên vật liệu trong các đơn vị sự nghiệp công lập là điều kiện vật chất cần thiết phục vụ cho các hoạt động của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, việc thanh toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công tác mua nguyên vật liệu cần tuân thủ theo các quy định của Bộ Tài chính hoặc theo Luật Ngân sách nhà nước trong việc mua sắm thường xuyên đảm bảo hoạt động của đơn vị. Do vậy, kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán người bán là khâu quan trọng của công tác kế toán tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Nó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí nhà nước và đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệp công lập. Sau 2 tháng thực tập tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần, em đã bước đầu làm quen, vận dụng lý luận vào thực tế. Nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa thực tiễn của công tác kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán người bán trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Trung tâm nói riêng. Tổ chức tốt công tác mua nguyên vật liệu và thanh toán người bán giúp cho việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đúng số lượng, chất lượng để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Từ những lý do trên đây, em đã quyết định chọn đề tài “Kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán với người bán tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Báo cáo của em ngoài phần mở đầu thì nội dung được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán với người bán Chương 2: Thực trạng kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán với người bán tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán với người

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN CHUYÊN NGÀNH: KIỂM TOÁN

Mã số sinh viên : 2220669590

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN MUA NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THANH TOÁN NGƯỜI BÁN Ở ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.2 Nhiệm vụ kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập

1.2 Công tác kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.1 Đối tượng kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.2 Nguyên tắc tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.3 Yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

1.3 Một số nội dung chủ yếu của tổ chức công tác kế toán

1.3.1 Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán

1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán

1.3.3 Tổ chức vận dụng các công việc kế toán

1.3.4 Tổ chức bộ máy kế toán

1.3.5 Tổ chức trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán

1.3.6 Tổ chức kiểm tra kế toán

1.4 Kế toán mua nguyên vật liệu

1.4.1 Khái niệm, phân loại nguyên vật liệu

1.4.3 Đánh giá nguyên vật liệu

1.4.4 Chứng từ, sổ sách sử dụng

1.4.5 Tài khoản sử dụng

1.4.6 Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu 17 1.5 Kế toán thanh toán người bán

1.5.1 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải trả người bán

1.5.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng

Trang 3

1.5.3 Tài khoản sử dụng

1.5.4 Phương pháp hạch toán

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN MUA NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THANH TOÁN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN

2.1 Tổng quan về Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần 26 2.1.4 Tổ chức bộ máy tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

2.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm điều dưỡng người tâm thần 32 2.2 Đặc điểm kế toán nguyên vật liệu tại Trung tâm

2.2.1 Phân loại

2.2.2 Đánh giá nguyên vật liệu

2.3 Công tác mua nguyên vật liệu

2.3.1 Phương thức mua hàng

2.3.2 Phương thức thanh toán:

2.3.3 Chứng từ sử dụng, sổ sách sử dụng

2.3.4 Tài khoản sử dụng

2.3.5 Kế toán chi tiết

2.3.6 Kế toán tổng hợp

2.4 Kế toán thanh toán người bán

2.4.1 Phương thức thanh toán

2.4.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng

2.4.3 Tài khoản sử dụng

2.4.5 Kế toán chi tiết

Trang 4

2.4.6 Kế toán tổng hợp CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN MUA NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN 3.1 Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán với người bán tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần 3.1.1 Ưu điểm 3.1.2 Nhược điểm 3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán người bán tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thầm KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần 28

Trang 7

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ phận kế hoạch - tài chính tại Trung tâm Điềudưỡng người tâm thần thành phố Đà Nẵng 35

MỞ ĐẦUĐối với các doanh nghiệp, nguyên vật liệu là những yếu tố không thểthiếu của quá trình sản xuất sản phẩm, là đối tượng lao động được tác động,biến đối để trở thành sản phẩm, hàng hóa Giá trị nguyên vật liệu thườngchiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất – kinh doanh Tương tự,nguyên vật liệu trong các đơn vị sự nghiệp công lập là điều kiện vật chất cầnthiết phục vụ cho các hoạt động của đơn vị theo chức năng nhiệm vụ đượcgiao Bên cạnh đó, việc thanh toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến côngtác mua nguyên vật liệu cần tuân thủ theo các quy định của Bộ Tài chính hoặctheo Luật Ngân sách nhà nước trong việc mua sắm thường xuyên đảm bảohoạt động của đơn vị Do vậy, kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toánngười bán là khâu quan trọng của công tác kế toán tài chính tại các đơn vị sựnghiệp công lập Nó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí nhànước và đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ được giao của các đơn vị sự nghiệpcông lập

Sau 2 tháng thực tập tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần, em đãbước đầu làm quen, vận dụng lý luận vào thực tế Nhận thức được tầm quantrọng, ý nghĩa thực tiễn của công tác kế toán mua nguyên vật liệu và thanhtoán người bán trong các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và Trung tâmnói riêng Tổ chức tốt công tác mua nguyên vật liệu và thanh toán người bángiúp cho việc cung ứng nguyên vật liệu kịp thời, đúng số lượng, chất lượng đểđáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của đơn vị

Từ những lý do trên đây, em đã quyết định chọn đề tài “Kế toán muanguyên vật liệu và thanh toán với người bán tại Trung tâm Điều dưỡng ngườitâm thần” cho báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình

Báo cáo của em ngoài phần mở đầu thì nội dung được chia thành 3chương:

Trang 8

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toánvới người bán

Chương 2: Thực trạng kế toán mua nguyên vật liệu và thanh toán với ngườibán tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán mua nguyên vậtliệu và thanh toán với người bán tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

Trang 9

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN MUA NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THANH TOÁN NGƯỜI BÁN Ở ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP

CÔNG LẬP 1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1.1.Khái niệm

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền củaNhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy địnhcủa pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý

nhà nước.(Khoản 1, Điều 9, Luật viên chức 2010) Đơn vị sự nghiệp công lập

bao gồm:

- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thựchiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sựnghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn vềthực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị

sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ)

1.1.1.2.Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập

- Đơn vị sự nghiệp công lập được Nhà nước đầu tư và xây dựng để vậnhành, tùy vào từng loại hình mà Nhà nước có sự hỗ trợ ngân sách ở cấp độkhác nhau;

- Được thành lập để cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập trong lĩnh vực

mà Nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng cho nhân dân;

- Cơ chế hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập đang được đổi mớitheo hướng tự chủ và thực hiện hạch toán độc lập;

- Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo chế độ thủ trưởng, đảmbảo nguyên tắc tập trung dân chủ, hạn chế tình trạng lạm quyền, vượt quyền,phòng chống tham nhũng Để đảm bảo những nguyên tắc trên thì Nhà nước

đã có quy định về việc thành lập Hội đồng quản lý tại các đơn vị sự nghiệp

Trang 10

công lập, tự đảm bảo chi thường xuyên và đầu tư vào các đơn vị sự nghiệpcông lập khác trong trường hợp cần;

- Về nhân sự: chủ yếu được tuyển dụng theo vị trí việc làm, theo hợpđồng, quản lý và sử dụng dưới tư cách viên chức Bên cạnh đó, người đứngđầu đơn vị là công chức Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu vị trí việc làm trongcác đơn vị SNCL, Nhà nước đã cho phép đơn vị SNCL được ký kết Hợp đồnglao động với vị trí hỗ trợ, phục vụ, lẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

1.1.1.3.Đặc điểm nguồn thu, nhiệm vụ chi của đơn vị sự nghiệp công lập

Dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào thì đơn vị SNCL cũng có đặcđiểm về nguồn thu và nhiệm vụ chi như sau:

- Được tự chủ sử dụng tài sản và các nguồn lực ở đơn vị để cung cấpthực hiện nhiệm vụ, phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được cấp có thẩmquyền giao theo nguyên tắc: thực hiện theo đúng quy định của pháp luật

- Được quyết định giá dịch vụ bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợplý; trường hợp dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước địnhgiá thì thực hiện theo mức giá cụ thể, khung giá do cơ quan có thẩm quyềnquy định theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP

- Được tự chủ quyết định các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ chuyênmôn bảo đảm tính hợp lý, hợp lệ và phải quy định trong quy chế chi tiêu nộibộ; phải tổ chức công tác kế toán theo đúng quy định của pháp luật về kếtoán; mở sổ sách kế toán, sử dụng, quản lý chứng từ, tổ chức hạch toán, theodõi riêng bảo đảm ghi nhận đầy đủ, chính xác doanh thu và phân bổ đầy đủ,chính xác chi phí đối với từng hoạt động; phải đăng ký, kê khai, nộp đủ thuế

và các khoản thu ngân sách khác (nếu có) theo quy định của pháp luật; thựchiện chế độ kiểm toán nội bộ đầy đủ, định kỳ; thực hiện chế độ BCTC đúng,kịp thời với các cơ quan quản lý cấp trên và các cơ quan có liên quan theoquy định; thực hiện chế độ công khai, minh bạch trong quá trình thực hiệncông tác tài chính - kế toán

1.1.2 Nhiệm vụ kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 11

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dungcông việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp,thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tàisản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kếtoán

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải phápphục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

1.2 Công tác kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập

1.2.1 Đối tượng kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

Trong đơn vị có các công việc kế toán bao gồm:

- Kế toán vốn bằng tiền: có nhiệm vụ phản ánh số hiện có và tình hìnhbiến động của các loại vốn bằng tiền của đơn vị gồm tiền mặt, tiền gửi tại khobạc

- Kế toán vật tư, tài sản: Có nhiệm vụ phản ánh số lượng, giá trị hiện có

và tình hình biến động của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ; phản ánh

số lượng, nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định hiện có và tìnhhình biến động của tài sản cố định, công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sửachữa tài sản tại đơn vị

- Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ phản ánh các khoản nợ phải thu vàtình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của các đối tượng trong và ngoàiđơn vị; phản ánh các khoản nợ phải trả; các khoản trích nộp theo lương; cáckhoản phải trả công chức, viên chức, người lao động; các khoản phải nộpngân sách và tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp

- Kế toán nguồn kinh phí,vốn, quỹ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có vàtình hình biến động các nguồn kinh phí hoạt động, nguồn kinh phí khác, cácloại vốn, quỹ của đơn vị

Trang 12

- Kế toán các khoản thu: Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời cáckhoản thu phí phát sinh tại đơn vị và nộp các khoản thu phải nộp cho ngânsách hoặc cấp trên.

- Kế toán các khoản chi: Có nhiệm vụ phản ánh tình hình chi phí chohoạt động và việc thanh quyết toán các khoản chi đó

- Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán của đơn vị: Có nhiệm vụtổng hợp của các phần hành kế toán chi tiết Đây là công việc kết nối các phầnhành kế toán chi tiết, tạo ra sự hoàn chỉnh, thống nhất của hệ thống số liệu kếtoán Kết quả của phần hành kế toán tổng hợp là các báo cáo tài chính

Như vậy, tổ chức hợp lý bộ máy kế toán với sự phân công, phân nhiệm

rõ ràng, xác định mối quan hệ giữa các nhân viên kế toán với nhau, mối quan

hệ giữa bộ máy kế toán với các bộ phận quản lý khác trong đơn vị là mộttrong những nội dung quan trọng và là yếu tố quyết định hoàn toàn đến chấtlượng công tác kế toán của một đơn vị

1.2.2 Nguyên tắc tổ chức kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

 Nguyên tắc thống nhất:

Xuất phát từ vị trí của kế toán trong hệ thống quản lý với chức năngthông tin và kiểm tra hoạt động tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp, vìvậy tổ chức kế toán phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất Nguyên tắc này thểhiện trên các nội dung sau:

- Thống nhất giữa các đơn vị hành chính sự nghiệp trong một hệ thốngquản lý: thống nhất giữa cấp trên và sẵn dưới, thống nhất giữa các đơn vịtrong một ngành, thống nhất giữa các ngành với nhau

- Thống nhất trong thiết kế xây dựng các chỉ tiêu trên chứng từ, sổ kếtoán, báo cáo kế toán với các chỉ tiêu quản lý

- Thống nhất trong nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên cáctài khoản kế toán

Trang 13

- Thống nhất trong việc áp dụng chính sách tài chính, kế toán Thốngnhất giữa chế độ chung và việc vận dụng thực tế trong đơn vị về chứng từ, tàikhoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán.

- Thống nhất giữa các yếu tố chúng từ, tài khoản, sổ kế toán và báo cáo

kế toán với nhau

- Thống nhất giữa bộ máy kế toán và bộ máy quản lý của đơn vị SNCLtrong mối quan hệ với bộ máy quản lý của ngành

 Nguyên tắc phù hợp

Tổ chức kế toán một mặt phải tuân thủ khuôn khổ pháp lý chung nhưngcũng phải đảm bảo phù hợp trên các nội dung sau:

- Phù hợp với chế độ thể chế quản lý tài chính, luật ngân sách nhà nước

và chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế

- Phù hợp với hệ thống cơ sở vật chất và các trang bị hiện có của đơn vị

- Phù hợp với thực trạng đội ngũ lao động kế toán về trình độ chuyênmôn của đội ngũ quản lý, cán bộ kế toán tại chính đơn vị

- Phù hợp với lĩnh vực hoạt động, đặc điểm hoạt động của các đơn vịHCSN, các đơn vị này hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và được xếpvào 2 nhóm đơn vị sự nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước, nằm trong một

hệ thống quản lý ngân sách nhà nước và được tổ chức theo cấp đơn vị dự toán

có quy mô và phạm vi hoạt động khác nhau

 Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả

Tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị SNCL phải sao cho vừa gọn,nhẹ, tiết kiệm chi phí vừa bảo đảm thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời, chínhxác

 Nguyên tắc bất kiêm nhiệm:

Nhằm mục đích tăng cường chức năng kiểm tra, kiểm soát của hệ thống

kế toán, nguyên tắc bất kiêm nhiệm cần được quán triệt trong tổ chức Hạchtoán kế toán Trong tổ chức kế toán cần thực hiện phân công phân nhiệm rõràng, một số công việc được phân công cho nhiều người, tránh phân công cho

Trang 14

một người kiêm nhiệm như kế toán tiền mặt không được kiêm thủ quỹ hoặcthủ kho không được kiêm kế toán vật tư

1.2.3 Yêu cầu tổ chức công tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập

Tổ chức công tác kế toán trong một đơn vị SNCL phải đảm bảo đầy đủcác yêu cầu:

- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng,nhiệm vụ được Nhà nước giao và tiết kiệm chi phí trong hạch toán, kế toán;

- Tổ chức công tác kế toán khoa học, đảm bảo cung cấp chính xác, kịpthời và đầy đủ các thông tin tài chính của đơn vị cho nhà quản lý giúp họ đưa

ra các quyết định đúng đắn, kịp thời;

- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo yêu cầu khoa học và hợp lý,trên cơ sở chấp hành đúng các nguyên tắc tổ chức và phù hợp với các chínhsách, chế độ, quy chế tài chính kế toán hiện hành;

- Tổ chức công tác kế toán ở đơn vị phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm

tổ chức quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của đơn vị;

- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năngnhiệm vụ kế toán trong đơn vị, thu nhận, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin

kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý, quản trị của đơn vị;

- Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất Tổ chứccông tác kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo sự thống nhấtgiữa các bộ phận kế toán trong đơn vị, giữa kế toán và các bộ phận quản lýkhác trong đơn vị Kế toán là một trong các công cụ quản lý thuộc hệ thốngcác công cụ quản lý chung của toàn đơn vị Vì vậy, để phát huy hết vai trò vànhiệm vụ của kế toán trong hệ thống quản lý chung khi tổ chức công tác kếtoán phải chú ý đến mối quan hệ của kế toán với các bộ phận quản lý khácnhằm đảm bảo tính thống nhất trong xử lý, cung cấp thông tin, kiểm soát,điều hành các hoạt động của đơn vị

1.3.Một số nội dung chủ yếu của tổ chức công tác kế toán

Trang 15

Tổ chức công tác kế toán được coi như là một hệ thống các yếu tố cấuthành, bao gồm tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để thu nhận, xử lý

và cung cấp các thông tin; tổ chức vận dụng chính sách, chế độ, thể lệ kinh tếtài chính, kế toán vào đơn vị; tổ chức các nhân sự để thực hiện công việc kếtoán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán phát huy hết vai trò, nhiệm vụ củamình, giúp công tác quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị có hiệu quả

1.3.1 Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán

Tổ chức vận dụng các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán được quyđịnh, các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được thừa nhận là vấn đề quantrọng nhằm xác định chính sách về kế toán trong đơn vị SNCL Chính sách về

kế toán của đơn vị phải tuân thủ các quy định chung trên cơ sở vận dụng mộtcách phù hợp với điều kiện cụ thể của mình như vận dụng hệ thông tài khoản

kế toán thông nhất, mặt khác nó đề ra những phương pháp cụ thể mà kế toáncần phải thực hiện một cách nhất quán trong quá trình cung cấp thông tin

1.3.2 Tổ chức hệ thống chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán

Công tác kế toán ở bất kỳ đơn vị nào bao giờ cũng bao gồm các giaiđoạn cơ bản: lập chứng từ, ghi sổ và lập các báo cáo kế toán và quản trị Tổchức hệ thống chứng từ phù hợp với tính đa dạng của nghiệp vụ kinh tế phátsinh; đảm bảo đầy đủ các yếu tố cần thiết để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, tổchức luân chuyển chứng từ hợp lý và nhanh chóng vừa bảo đảm nguồn thôngtin ban đầu quan trọng, vừa là cơ sở để kiểm tra và ghi sổ được nhanh chóng.Hiện nay, chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL tuân theo cácquy định của Luật kế toán(2015) và nghị định 174/2016/NĐ-CP và chế độ kếtoán HCSN ban hành theo thông tư 107/2017/TT-BTC Có 2 loại chứng từ kếtoán:

- Chứng từ kế toán bắt buộc

- Chứng từ kế toán hướng dẫn

Về hình thức kế toán: là hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm:

số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu sổ, mối quan

Trang 16

hệ về trình tự và phương pháp ghi chép, kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kếtoán cũng như việc tổng hợp số liệu để lập BCTC

và đáp ứng được nhu cầu thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau là căn cứ

để đánh giá chất lượng công tác kế toán của đơn vị

1.3.3 Tổ chức vận dụng các công việc kế toán

Để thực hiện được công tác kế toán cần thiết phải sử dụng đồng thời cáccông việc: chứng từ kế toán, đối ứng tài khoản, tính giá và cân đối, tổng hợpcân đối Vận dụng các công việc này vào điều kiện thực tế của từng đơn vị đểhạch toán các nội dung cụ thể phù hợp với chính sách về kế toán của đơn vịnhằm cung cấp các thông tin cần thiết

1.3.4 Tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của một đơn vị SNCL là tập hợp những người làm kếtoán tại đơn vị cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tínhtoán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị từ khâuthu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế

về các hoạt động của đơn vị Tổ chức bộ máy kế toán cần phải căn cứ vào quy

mô, đặc điểm, cũng như yêu cầu quản lý của đơn vị Nội dung của tổ chức bộmáy kế toán bao gồm: hình thức tổ chức, phân công phân nhiệm, kế hoạchcông tác và vai trò của kế toán trưởng

Trang 17

 Tùy theo quy mô và đặc điểm và quản lý của đơn vị mà tổ chức bộ máyđược thực hiện theo các hình thức sau:

- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung

- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán

- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán

 Nội dung hạch toán tại một đơn vị bao gồm nhiều phần hành cụ thểphải được phân công cho nhiều người thực hiện Mỗi người thực hiện một sốphần hành nhất định dưới sự điều khiển chung của kế toán trưởng Các phầnhành kế toán có mối liên hệ với nhau nên việc phân công cần bảo đảm tínhkhoa học và có sự tác động qua lại đế cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ kế toáncủa đơn vị Bộ máy kế toán trong đơn vị thường tổ chức thành các phần hànhsau:

- Phần hành kế toán lao động - tiền lương

- Phần hành kế toán vật liệu - tài sản cố định

- Phần hành kế toán chi phí

- Phần hành kế toán thanh toán

- Phần hành kế toán tổng hợp (các phần hành kế toán còn lại và lập báocáo kế toán)

 Xây dựng kế hoạch công tác là biện pháp quan trọng đảm bảo cho việcthực hiện các phần hành kế toán được trôi chảy một cách thuận lợi, qua đó sẽkiểm tra được tiến độ thực hiện và điều chỉnh, phối hợp công việc một cáchnhanh chóng để tăng cường được năng suất và hiệu quả hoạt động của bộ máy

kế toán

 Kế toán trưởng là chức danh nghề nghiệp được nhà nước quyđịnh Kế toán trưởng có trách nhiệm điều hành công tác kế toán Xuất phát từvai trò của kế toán trong công tác quản lý nên kế toán trưởng có vị trí quantrọng trong bộ máy quản lý của đơn vị Kế toán trưởng không chỉ là ngườitham mưu, mà còn là người kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của đơn vị

Trang 18

Thực hiện tốt vai trò kế toán trưởng chính là làm cho bộ máy kế toán phát huyđược hiệu quả hoạt động, thực hiện được các chức năng vốn có của kế toán.

1.3.5 Tổ chức trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán

Việc trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán hiện đại giúp cho việc xử

lý số liệu của kế toán trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều công sức.Tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý thông tin

và cung cấp thông tin được nhanh chóng, thuận lợi, mà nó còn làm tăng năngsuất lao động của bộ máy kế toán một cách đáng kể, tạo cơ sở nâng cao hiệuquả hoạt động

1.3.6 Tổ chức kiểm tra kế toán

Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổchức kế toán nhằm bảo đảm cho công tác kế toán được thực hiện đúng quyđịnh, có hiệu quả và cung cấp được thông tin phản ánh đúng thực trạng củadoanh nghiệp

Tổ chức kiểm tra kế toán tại đơn vị SNCL bao gồm:

* Tổ chức kiểm tra kế toán của đơn vị cấp trên, cơ quan NN đối với đơnvị

Định kì hàng năm các cơ quan đơn vị cấp trên sẽ tiến hành kiểm tra bộphận kế toán của đơn vị về việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán của đơn

vị Kiểm tra biên chế, tổ chức bộ máy, việc phân công nhiệm vụ trong bộ máy

kế toán của đơn vị Kiểm tra tiêu chuẩn, quy định đối với cán bộ kế toán, thựchiện chức trách, nhiệm vụ bộ máy kế toán Kết thúc đợt kiểm tra phải lập biênbản, có kết luận rõ ràng, có đầy đủ chữ ký của đoàn kiểm tra, kế toán trưởng

và thủ trưởng đơn vị

* Tổ chức kiểm tra kế toán của kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị đối với

kế toán bộ phận Hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý kế toán trưởng, thủtrưởng đơn vị tiến hành kiểm tra đối với kế toán bộ phận về chấp hành chế độ

kế toán, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, bảo quản lưu trữ tài liệu kế toánđối với các kế toán bộ phận kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo tài chính

Trang 19

đối với kế toán tổng hợp Kiểm tra mối quan hệ giữa các bộ phận trong tổchức kế toán và quan hệ giữa tổ chức toán với các bộ phận chức năng kháctrong đơn vị kế toán Kết thúc đợt kiểm tra toán trưởng, thủ trưởng đơn vị đưa

ra các biện pháp khắc phục đối với những sai phạm mà kế toán bộ phận mắcphải

1.4.Kế toán mua nguyên vật liệu

1.4.1 Khái niệm, phân loại nguyên vật liệu

1.4.1.1.Khái niệm

Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạngvật hóa Nguyên vật liệu hình thành từ những nguồn khác nhau như muangoài, tự sản xuất, nhận vốn góp… được sử dụng để phục vụ cho việc sảnxuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho việc quản lý

1.4.1.2.Phân loại

- Nguyên vật liệu: gồm các loại nguyên liệu vật liệu dùng cho công tácchuyên môn, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ,nhiên liệu, phụ tùng thay thế:

+ NVL dùng cho công tác chuyên môn ở các đơn vị SNCL tuỳ thuộcvào chức năng nhiệm vụ hoạt động bao gồm: các loại thuốc dùng để khám,chữa bệnh, giấy, bút, mực dùng cho văn phòng, in ấn ……

+ NVL dùng cho hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ: các loại NVLkhi tham gia vào sản xuất sẽ cấu tạo thành thực thể của sản phẩm hoặc giá trịdịch vụ

+ Nhiên liệu là loại vật liệu như: than, củi, xăng, dầu… có tác dụngcung cấp nhiệt lượng cho quá trình hoạt động của đơn vị

+ Phụ tùng thay thế: là loại vật liệu dùng để thay thế, sửa chữa các chitiết, bộ phận của máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

1.4.2 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu

1.4.2.1.Vai trò

Trang 20

Kế toán nguyên vật liệu là việc ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình thumua, dự trữ nhập xuất NVL Mặt khác thông qua tài liệu kế toán NVL cònbiết được chất lượng, chủng loại có đảm bảo hay không, số lượng thừa haythiếu đối với sản xuất để từ đó người quản lý đề ra các biện pháp thiết thựcnhằm kiểm soát giá cả, chất lượng NVL; hiệu quả, mục đích sử dụng NVLvào quá trình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

- Thông qua tài liệu kế toán NVL còn giúp cho việc kiểm tra chặt chẽtình hình thực hiện kế hoạch sử dụng, cung cấp nguyên vật liệu, từ đó có cácbiện pháp đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất một cách có hiệu quả nhất.Bên cạnh đó, kế toán NVL còn ảnh hưởng trực tiếp đến kế toán giá thành

- Làm tốt công tác kế toán NVL sẽ cung cấp thông tin chính xác kịp thời

về tình hình nguyên vật liệu, giúp nhà quản lý nắm bắt tình hình quản lý, sửdụng nguyên vật liệu để có biện pháp điều chỉnh phù hợp

- Chấp hành đầy đủ các thủ tục, xuất kho vật liệu, kiểm nghiệm vật liệu

- Cung cấp số liệu, tài liệu về vật liệu cho các bộ phận có liên quan

- Tham gia đánh giá lại, kiểm kê vật liệu theo đúng quy định của chế độNhà nước

1.4.3 Đánh giá nguyên vật liệu

1.4.3.1.Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho

Mua ngoài nhập kho để sử dụng cho hoạt động hành chính, sự nghiệp,

dự án, hoặc sử dụng cho hoạt động đầu tư XDCB

Các khoảngiảm trừ

Trang 21

mua cho

HĐTX cả thuế GTGT)

đến việcmua NVL

- Giá thực tế NVL mua ngoài nhập kho để sử dụng cho sản xuất, kinhdoanh:

+ Trường hợp NVL mua về sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanhhàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương phápkhấu trừ thì giá trị của nguyên liệu, vật liệu mua vào được phản ánh theo giámua chưa có thuế GTGT (thuế GTGT đầu vào của nguyên liệu, vật liệu sẽđược hạch toán vào Tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”;

+ Trường hợp nguyên liệu, vật liệu mua về dùng cho hoạt động sảnxuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theophương pháp trực tiếp hoặc dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hànghóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì giá trị nguyên liệu,vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua bao gồm cả thuế GTGT (tổnggiá thanh toán)

- Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tự sản xuất nhập kho là toàn bộchi phí đơn vị bỏ ra để chế biến nguyên liệu, vật liệu đó

1.4.3.2.Giá thực tế vật liệu xuất kho

Được tính theo một trong các phương pháp sau:

- Giá thực tế bình quân gia quyền: theo phương pháp này, kế toán phảitính đơn giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập hoặc ở thời điểm cuối kỳ,sau đó lấy số lượng xuất kho nhân với đơn giá bình quân đã tính, cụ thể:

Giá thực tế từng

loại xuất kho =

Số lượng từngloại xuất kho 

Giá đơn vị bìnhquânTrong đó giá đơn vị bình quân có thể tính theo một trong hai cách sau:+ Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ

Giá đơn vị bình quân cả = Giá thực tế từng loại tồn đầu kỳ và nhập

Trang 22

kỳ dự trữ (cuối kỳ)

trong kỳLượng thực tế từng loại tồn đầu kỳ và

nhập trong kỳ+ Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập: Theo phươngpháp này, sau mỗi lần nhập, kế toán phải xác định đơn giá bình quân của từngloại nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Căn cứ vào đơngiá bình quân và lượng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hànghóa xuất kho giữa 2 lần nhập kế tiếp để kế toán xác định giá thực tế của hàngxuất kho

Giá đơn vị bình quân

sau mỗi lần nhập =

Giá thực tế từng loại tồn sau mỗi lần

nhậpLượng thực tế từng loại tồn sau mỗi

lần nhập

- Giá thực tế nhập trước, xuất trước: Theo phương pháp này, vật tư nàonhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó là giá của vật tư xuấtkho

- Giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này, đơn vị phải quản lý vật

tư theo từng lô hàng, khi xuất lô vật tư nào thì lấy giá thực tế của lô vật tư đó Công thức tính:

Đơn giá xuất kho = Đơn giá thực tế nhập kho (Theo đích danh lô hàng chọn

Trang 23

- Sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu.

- Bảng tổng hợp chi tiết nguyên liệu, vật liệu

- Hóa đơn mua hàng

Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu, ấn chỉ xuất kho;

Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu thiếu phát hiện khi kiểm kê.

Số dư bên Nợ:

Giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu, ấn chỉ hiện còn trong kho của đơn vị.

1.4.6 Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

 Mua nguyên liệu, vật liệu nhập kho bằng nguồn NSNN

a) Rút dự toán mua nguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612)

Đồng thời, ghi:

Có TK 008- Dự toán chi hoạt động

b) Rút tiền gửi (kể cả tiền gửi được cấp bằng Lệnh chi tiền thực chi) muanguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

Đồng thời, ghi:

Trang 24

- Khi chuyển tiền mua nguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có các TK 112, 331, 366 (36622)

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 337- Tạm thu (3372)

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36622)

 Nhập kho NL, VL mua bằng nguồn phí được khấu trừ, để lại:

- Khi chuyển tiền mua nguyên liệu, vật liệu, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 014- Phí được khấu trừ, để lại

 Nhập kho nguyên liệu, vật liệu do mua chịu dùng cho các hoạt độnghành chính, sự nghiệp, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (tổng giá thanh toán)

Có TK 331- Phải trả cho người bán

- Khi thanh toán các khoản mua chịu, ghi:

Trang 25

Nợ TK 331- Phải trả cho người bán

 Nhập kho nguyên liệu, vật liệu mua ngoài bằng tiền tạm ứng, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (tổng giá thanh toán)

 Nhập kho nguyên liệu, vật liệu vay mượn của các đơn vị khác, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Trang 26

Có TK 338- Phải trả khác (3388).

 Nhập kho nguyên liệu, vật liệu do được viện trợ không hoàn lại hoặc

do được tài trợ, biếu, tặng nhỏ lẻ, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36621, 36622)

 Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài nhập kho để sử dụng cho hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Nguyên liệu, vật liệu nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ nếu được khấu trừ thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 331, (tổng giá thanh toán)

- Nguyên liệu, vật liệu nhập kho sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc khôngđược khấu trừ thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112, 331, (tổng giá thanh toán)

 Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu để dùng cho hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3337) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, (tổng giá thanh toán)

- Số thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ với số thuếGTGT phải nộp, ghi:

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 333- Thuế GTGT phải nộp (33312)

 Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu để dùng cho hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặckhông được khấu trừ thuế GTGT, ghi:

Trang 27

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (tổng giá thanh toán)

Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33312)

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3337) (chi tiết thuế nhậpkhẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, (số tiền phải trả người bán)

 Nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê, chưa xác định nguyênnhân chờ xử lý:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết ấn chỉ cấp)

Có các TK 111, 112, 366 (chi phí liên quan)

- Khi có báo cáo thanh quyết toán của người nhận ấn chỉ về số ấn chỉ đãcấp cho các tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị, ghi:

Nợ TK 611- Chi phí hoạt động

Có TK 141- Tạm ứng

Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

- Nhập kho các loại ấn chỉ, ghi:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết ấn chỉ bán)

Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

1.5.Kế toán thanh toán người bán

1.5.1 Nhiệm vụ kế toán các khoản phải trả người bán

Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanhtoán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thờihạn thanh toán

Trang 28

Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấphành kỷ luật thanh toán…

1.5.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng

- Hoá đơn mua hàng

- Giấy đề nghị thanh toán

- Giấy đề nghị tạm ứng

- Giấy rút dự toán ngân sách Nhà nước

- Bảng theo dõi công nợ với nhà cung cấp

+ Các khoản nợ vay đã thanh toán

+ Xử lý kiểm kê phát hiện thừa

- Bên Có:

+ Số tiền phải trả cho người bán

+ Các khoản phải trả nợ vay

+ Kiểm kê phát hiện thừa

- Dư Có: Số tiền còn phải trả cho các đối tượng

Hoặc dư Nợ: Số tiền đã ứng trước, đã trả trước cho các đối tượng.

1.5.4 Phương pháp hạch toán

 Đơn vị mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, tài sản

cố định, nhận dịch vụ của người bán, người cung cấp; nhận khối lượng xâydựng cơ bản hoàn thành của bên B nhưng chưa thanh toán, căn cứ các chứng

từ có liên quan, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 241,

Trang 29

Có TK 331- Phải trả cho người bán.

 Đơn vị mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ,TSCĐ chưa thanh toán, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ chịuthuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156 (nếu nhập kho)

Nợ TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang (nếu dùng ngay cho hoạtđộng SXKD)

Nợ các TK 211, 213 (nếu mua TSCĐ dùng ngay cho hoạt động SXKD)

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (số thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ) (nếu có)

Có TK 331- Phải trả cho người bán

 Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa,TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGTtính theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 154, 156, 211, 213

Có TK 331- Phải trả cho người bán (số tiền phải trả người bán)

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (3337) (nếu có)

Đồng thời phản ánh thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp NSNN vàđược khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ (số thuế GTGT đầu vào đượckhấu trừ)

Có TK 333- Các khoản phải nộp Nhà nước (33312)

 Khi nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hóa,TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuếGTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trựctiếp, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 154, 156, 211, 241,

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (số tiền phải trả người bán)

Có TK 3337- Thuế khác (chi tiết thuế nhập khẩu, thuế TTĐB) (nếu có)

Trang 30

Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33312) (thuế GTGT hàng nhậpkhẩu phải nộp NSNN).

 Thanh toán các khoản phải trả cho người bán, người nhận thầu XDCB,căn cứ vào chứng từ trả tiền, ghi:

Nợ TK 331- Phải trả cho người bán

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 131- Phải thu khách hàng

Trang 31

\CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN MUANGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THANH TOÁN TẠI TRUNG TÂM ĐIỀUDƯỠNG NGƯỜI TÂM THẦN

2.1 Tổng quan về Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

2.1.1 Giới thiệu khái quát về Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

- Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần ra đời vào ngày 01/08/1980

- Đơn vị được quản lí bởi Cục Thuế TP Đà Nẵng

- Loại hình DN: Đơn vị sự nghiệp công lập

- Số lượng công viên chức, người lao động: 87

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

Đầu những năm 80 thế kỷ trước, đất nước đang gặp rất nhiều khó khăntrong việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh, trong đó có vấn đề quản lý,điều trị cho người mắc bệnh tâm thần Trong bối cảnh đó, ngày 01 tháng 8năm 1980, Trại Tâm thần - một cơ sở chữa bệnh tâm thần đã ra đời tại xãBình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng

Năm 1993, Trại Tâm thần được chuyển về khu đất nay thuộc phường AnKhê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và đổi tên thành Khu điều dưỡngbệnh tâm thần trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh QuảngNam - Đà Nẵng với nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng chongười bệnh tâm thần mãn tính, đặc biệt là chăm sóc cho thương bệnh binh, thânnhân gia đình liệt sĩ mắc căn bệnh tâm thần, rối nhiễu tâm trí Năm 1995, cơ sởđược đổi tên thành Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần TP.Đà Nẵng

Trang 32

Năm 1997, sau khi Đà Nẵng trở thành đơn vị hành chính trực thuộcTrung ương, Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần thành phố Đà Nẵng được

tổ chức lại và là đơn vị SNCL thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.Năm 2006, Trung tâm được chuyển về tổ 56 Đà Sơn, phường Hòa KhánhNam, quận Liên Chiểu

Năm 2021, Trung tâm chuyển đổi loại hình từ đơn vị được NSNN đảmbảo chi thường xuyên (nhóm 4) sang là đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên(nhóm 2) Trung tâm được đặt hàng cung cấp dịch vụ SNC sử dụng NSNN vềtrợ giúp xã hội theo Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 19/8/2020 củaUBND thành phố Đà Nẵng

Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển với nhiều tên gọi khácnhau, nhưng dù bất cứ giai đoạn nào, Trung tâm luôn đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ ngày càng cao trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng người tâm thần,góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội của thành phố

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

2.1.3.1.Chức năng

Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần thành phố Đà Nẵng là đơn vịSNCL về trợ giúp xã hội sử dụng kinh phí NSNN, trực thuộc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng, có chức năng tổ chức tiếp nhận,quản lý, chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh tâmthần phân liệt và người rối nhiễu tâm trí theo quy định của pháp luật Trungtâm chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và

Xã hội và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các Phòng chuyên mônliên quan thuộc Sở

2.1.3.2.Nhiệm vụ

- Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu, kế hoạch và có biện pháp triểnkhai thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ đã được lãnh đạo Sở phê duyệt hoặcgiao cho Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần thành phố Đà Nẵng

Trang 33

- Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, khám chữa bệnh và tổ chứccác hoạt động phục hồi chức năng, lao động liệu pháp tăng khả năng phục hồi

để bệnh nhân đủ điều kiện hòa nhập cộng đồng theo đúng các quy định củaNhà nước

- Liên hệ, phối hợp Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng định kỳ khám, kiểm tra

và xây dựng đơn thuốc tâm thần phù hợp cho từng bệnh nhân

- Phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan, các Phòng chuyên mônthuộc Sở nghiên cứu áp dụng đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nướctrong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng bệnh nhân; liên hệ thường xuyênvới gia đình, địa phương, các tổ chức, cá nhân để tranh thủ nguồn lực nângcao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng cho bệnh nhân

- Nghiên cứu đề xuất cấp trên giải quyết các yêu cầu cấp thiết về tổ chức

bộ máy, chế độ chính sách, công tác quản lý, điều dưỡng và phục hồi chứcnăng cho bệnh nhân

- Thực hiện và thanh quyết toán các nguồn kinh phí được cấp theo đúngLuật Ngân sách Nhà nước

- Phối hợp xây dựng các đoàn thể Công đoàn, Thanh niên, Cựu chiếnbinh và xây dựng Đảng vững mạnh

- Quản lý tài chính, tài sản, viên chức và người lao động theo quy địnhcủa pháp luật

- Quản lý và bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ cho bệnh nhân, điều kiệnlàm việc cho viên chức và người lao động, bảo vệ chính trị nội bộ, trật tự anninh trong cơ quan

- Thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất về thực hiện công tác tài chính, chế độđiều dưỡng; thực hiện dân chủ, công khai hóa các hoạt động cơ quan; tổ chứctiếp công dân và giải quyết kịp thời các đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ, viênchức, người lao động và các tổ chức, cá nhân theo đúng thẩm quyền

2.1.4 Tổ chức bộ máy tại Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần

Trang 34

- Nhóm 2: các Phòng, bộ phận tham gia gián tiếp trong công tác chămsóc nuôi dưỡng trợ giúp đối tượng là Ban Giám đốc, đội ngũ nhân viên hànhchính, bảo vệ, lái xe

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

- Ban giám đốc

Trang 35

+ Giám đốc: điều hành cơ quan theo chế độ một thủ trưởng, tôn trọngchức năng tham mưu, quản lý của các Phó giám đốc và các Trưởng phòng.Giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Trung tâm, trực tiếp chỉđạo công tác tổ chức bộ máy, kế hoạch tài chính, công tác đối ngoại, công táckhen thưởng, kỷ luật, xét nâng lương đối với cán bộ viên chức, người laođộng

+ Phó giám đốc: giúp việc cho Giám đốc và được Giám đốc ủy quyềnchỉ đạo một số công việc của Trung tâm Phó giám đốc chịu trách nhiệmtrước Giám đốc và trước pháp luật về những nhiệm vụ được giao của Giámđốc

- Phòng Tổng hợp – Tổ chức – Hành chính:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án vị trí việc làm, quản

lý hồ sơ, cán bộ, viên chức và người lao động của Trung tâm; công tác xâydựng tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo tập huấn, bồidưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp

vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo thực hiện tốt quy địnhthi đua khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động tạiđơn vị;

+ Tổ chức quản lý và sử dụng tài sản, lập kế hoạch về công tác tài chính,báo - cáo nguồn kinh phí, báo cáo quyết toán, báo cáo tổng hợp sử dụng cácnguồn kinh phí Đề xuất các giải pháp tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thựchiện các nguồn kinh phí và các quỹ của Trung tâm đúng quy định;

+ Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ, viên chức và ngườilao động và bệnh nhân theo chế độ quy định của nhà nước;

+ Xây dựng và giám sát việc thực hiện Quy trình tiếp nhận, quản lýchăm sóc - bệnh nhân; tiếp nhận, thiết lập và quản lý hồ sơ, theo dõi diễn biến tăng,giảm bệnh nhân, đảm bảo trình tự thủ tục quản lý bệnh nhân đúng quy định

+ Xây dựng phương án và đề xuất hướng giải quyết cho bệnh nhân hòanhập cộng đồng;

Trang 36

+ Tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình công tác tháng, quí, năm

và theo dõi đôn đốc các Phòng chuyên môn trong việc triển khai thực hiện;tổng hợp báo cáo thống kê đúng kỳ, đầy đủ, chính xác;

+ Quản lý con dấu cơ quan; công văn đi, đến; in ấn phát hành, lưu trữ tài liệu;+ Sửa chữa phòng ở, phòng làm việc, điện nước, phương tiện làm việc,

đi lại của cơ quan; đảm bảo công tác hậu cần của Trung tâm; Tham mưu xâydựng nội quy, quy chế làm việc của Trung tâm; đồng thời, theo dõi, kiểm traviệc chấp hành nội quy, quy chế;

+ Xây dựng và triển khai thực hiện phương án bảo vệ giữ gìn an ninh,trật tự an toàn trong cơ quan, đảm bảo bí mật về số liệu; kế hoạch phòng,chống thiên tai, bão lụt, phòng cháy, chữa cháy trong Trung tâm;

+ Thực hiện công tác quản lý nuôi ăn cho bệnh nhân;

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Trung tâm phân công

+ Phối hợp với Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng, ngành Y tế của thành phố

để có sự phối hợp, hỗ trợ về chuyên môn và các phương pháp điều trị tạiTrung tâm; Phối hợp với các phòng thực hiện qui trình tiếp nhận, quản lý,chăm sóc, phục hồi chức năng bệnh nhân tại Trung tâm;

+ Theo dõi tình hình điều trị đối với các trường hợp bệnh nhân được bàngiao cho gia đình quản lý, điều trị bệnh có thời hạn;

+ Kiểm tra công tác môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; lập phương

án, kế hoạch và tổ chức phòng, chống dịch bệnh tại Trung tâm;

+ Quản lý, lưu trữ hồ sơ bệnh án, thuốc, y dụng cụ và tài sản được cấp;

Ngày đăng: 22/02/2024, 09:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w