Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụtài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trườnghợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này
Phân tích những ưu nhược điểm của công ty cổ phần so với công ty tnhh 2 thành viên trở lên
Khái niệm, đặc điểm của Công ty TNHH 2 Thành viên và Công Ty Cổ Phần
1.1.1.Công ty TNHH 2 thành viên a) Khái niệm
Hiện nay, tại điều 46, Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện đang có giá trị áp dụng thì công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định như sau: Điều 46 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.
2 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
4 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này. b) Đặc Điểm
1 Về thành viên công ty
Số lượng thành viên: Thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có tối thiểu là hai và tối đa không quá 50 thành viên.
Tư cách thành viên: Thành viên của công ty TNHH hai thành viên là cá nhân, tổ chức có thể có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài Tuy nhiên cá nhân, tổ chức này không thuộc các trường hợp cấm thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp quy định tại điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.
2 Vốn điều lệ của công ty
Theo Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020, Vốn điều lệ của công ty TNHH hai thành viên trở lên khi đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp.
3.Trách nhiệm tài sản của thành viên
Công ty tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vì công ty có tư cách pháp nhân Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Riêng đối với thời điểm thành lập công ty: Trong thời hạn góp vốn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc một thời hạn nhỏ hơn quy định tại điều lệ Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian này.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Do đó, công ty có thể nhân danh chính mình trong các giao dịch và hoạt động kinh doanh.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên không được huy động vốn bằng việc phát hành cổ phần vì cổ phần và cổ phiếu là đặc trưng riêng của mô hình công ty cổ phần nhằm huy động vốn Tuy nhiên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên vẫn có thể áp dụng các phương thức huy động vốn:
– Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách kết nạp thêm thành viên mới tuy nhiên không quá
– Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách huy động vốn từ các thành viên đang hoạt động trong công ty;
– Huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức; – Phát hành trái phiếu.
Cơ cấu tổ chức công ty TNHH hai thành viên trở lên khá chặt chẽ gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
1.1.2.Công ty cổ phần a) Khái niệm
Theo quy định tại Điều 111 của Luật Doanh Nghiệp 2020, Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa;
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp tại khoản 1 Điều 127 của Luật này.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty b) Đặc điểm
1 Về thành viên công ty
Thành viên công ty CP được gọi là các cổ đông Cổ đông là những người sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty.
Pháp luật chỉ quy định về số cổ đông công ty cổ phần tối thiểu là 03 và không giới hạn số lượng tối đa Điều này giúp công ty CP có thể mở rộng số lượng thành viên tuỳ theo nhu cầu của mình.
Công ty cổ phần có 3 loại cổ đông, bao gồm:
- Cổ đông sáng lập: Cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
- Cổ đông phổ thông: Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông.
- Cổ đông ưu đãi: Người sở hữu cổ phần ưu đãi là cổ đông ưu đãi.
2 Vốn điều lệ của công ty
Vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Ưu điểm, nhược điểm của công ty cổ phần
-Thành viên công ty : Tối thiểu từ 3 người và không có giới hạn tối đa.Thành viên công ty cổ phần Theo Điểm b Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2020
Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
-Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần:Theo Điểm c Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2020 Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần: là trách nhiệm hữu hạn, "Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;" Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ chịu rủi ro của các cổ đông thấp; Cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
-Cơ cấu vốn :Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.Như cổ phiếu là công cụ riêng của công ty cổ phần, nó đem đến ưu thế rất lớn nhờ khả năng thu hút vốn dễ dàng: có thể huy động được một nguồn vốn lớn do mở rộng đối tượng huy động; và cũng có thể giảm chi phí huy động vốn do được tiếp cận trực tiếp với người đầu tư.
-Khả năng huy động vốn :Khả năng huy động vốn rất cao và linh hoạt thông qua việc chào bán các loại cổ phần, phát hành cổ phiếu ra công chúng Hiện nay đây là loại hình duy nhất có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn;, có thể coi là lớn nhất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay Theo khoản 3 điều 111 luật doanh nghiệp :
3 Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
-Chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng :Điểm d Khoản 1 Điều
"Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này."
Do vậy Các cổ phần hay quyền sở hữu công ty có thể được chuyển nhượng dễ dàng, chúng được ghi vào danh mục chuyển nhượng tại Sở giao dịch chứng khoán và có thể mua hay bán trong các phiên mở cửa một cách nhanh chóng Vì vậy, các cổ đông có thể duy trì tính thanh khoản của cổ phiếu và có thể chuyển nhượng các cổ phiếu một cách thuận tiện khi họ cần tiền mặt.Việc chuyển nhượng vốn dưới hình thức này rất dễ dàng và
12 thuận lợi thông qua thị trường chứng khoán Mặt khác, cổ phần có mệnh giá nhỏ kết hợp với tính thanh khoản và chuyển nhượng đã khuyến khích mọi tầng lớp dân chúng đầu tư Những đặc điểm cơ bản đó đã góp phần đưa công ty cổ phần trở thành một hình thức tổ chức kinh doanh có khả năng huy động một số lượng vốn lớn, khả năng tích tụ và tập trung vốn với quy mô khổng lồ, có thể coi là lớn nhất trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay.
Tính chất ổn định, lâu bền, sự thừa nhận hợp pháp, khả năng chuyển nhượng các cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, tất cả cộng lại, có nghĩa là nhà đầu tư có thể đầu tư mà không sợ gây nguy hiểm cho những tài sản cá nhân khác và có sự đảm bảo trong một chừng mực nào đo giá trị vốn đầu tư sẽ tăng lên sau mỗi năm."Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp." (Khoản 2 Điều 111 Luật doanh nghiệp năm 2020)
– Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề;
– Việc hoạt động của công ty đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu; – Được tính lương thưởng của các cổ đông góp vốn tại các vị trí quản lý vào chi phí hoạt động công ty để giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp;
– Mọi quyết định trong việc kinh doanh được thu thập ý kiến của các cổ đông nên rất minh bạch trong quản lý, điều hành.
Cơ cấu tổ chức công ty phức tạp, nên Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần cũng khó khăn hơn do số lượng cổ đông rất lớn, nhiều cổ đông có thể không quen biết nhau và có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đông trong công ty đối kháng nhau về lợi ích Đối với công ty cổ phần sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông… Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp;- Phía các cổ đông thường thiếu quan tâm đúng mức, rất nhiều cổ đông chỉ lo nghĩ đến lãi cổ phần hàng năm và ít hay không quan tâm đến công việc của công ty Sự quan tâm đến lãi cổ phần này đã làm cho một số ban lãnh đạo chỉ nghĩ đến mục tiêu trước mắt chứ không phải thành đạt lâu dài Với nhiệm kỳ hữu hạn, ban lãnh đạo có thể chỉ muốn bảo toàn hay tăng lãi cổ phần để nâng cao uy tín của bản thân mình.
Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông
Công ty cổ phần bị đánh thuế hai lần Lần thứ nhất thuế đánh vào công ty Sau đó, khi lợi nhuận được chia, nó lại phải chịu thuế đánh vào thu nhập cá nhân của từng cổ đông khi các cổ đông chuyển nhượng cổ phần phải có nghĩa vụ nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân và nộp thuế thu nhập cá nhân với thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng cổ phần từng lần.
Ưu điểm, nhược điểm của Công Ty TNHH 2 thành viên
Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty ít gây rủi ro cho người góp vốn.
Khi công ty TNHH 2 thành viên trở lên bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản mà tài sản của công ty còn lại không đủ để thanh toán cho các chủ nợ thì thành viên của công ty không phải mất thêm tài sản của mình ngoài số vốn đã góp vào công ty để thanh toán cho chủ nợ Điều này thể hiện cụ thể tại khoản 4 điều 47 Luật Doanh nghiệp năm 2020
Trách nhiệm hữu hạn là cơ chế bảo vệ rất tốt cho nhà đầu tư, giúp họ có thể tự tin sản xuất, kinh doanh, kể cả trong những lĩnh vực có mức độ rủi ro cao, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi những khách hàng, chủ nợ của công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên phải thận trọng, điều tra kỹ càng về công ty trước khi quyết định giao dịch.
Số lượng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Doanh nghiệp có nhiều thành viên nhưng làm chủ sở hữu không được quá 50 thành viên theo quy định: "Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50" (Điểm a Khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2020).
Doanh nghiệp có nhiều thành viên nhưng chủ sở hữu không được quá 50 thành viên theo quy định của pháp luật, thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.
Chế độ trách nhiệm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên: "Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này"
(Khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2020).
Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên được luật pháp quy định khá chặt chẽ "Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 51, 52 và 53 của Luật này" (Khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp năm 2020) nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty.
Số lượng thành viên trong công ty bị giới hạn là 50 người, nên gây khó khăn trong việc tiếp nhận vốn góp từ bên ngoài.
Mức độ chịu trách nhiệm của loại hình doanh nghiệp này là hữu hạn nên sẽ bị ảnh hưởng về uy tín đối với khách hàng và các đối tác chiến lược.
Công ty TNHH hoạt động theo nguyên tắc đối nhân, do vậy các cá nhân kết hợp với nhau dựa trên tinh thần quen biết nhau, dẫn đến cả nể ảnh hưởng trong nhiều quyết định của công ty
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được phát hành cổ phiếu.(Khoản 3 Điều 46 Luật Doanh nghiệp năm 2020) Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế Công ty sẽ không có nhiều vốn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh lớn Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần Vốn điều lệ của công ty không phân chia Vốn điều lệ của công ty TNHH
2 thành viên là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.
Khi cần thông qua một kế hoạch kinh doanh: thay đổi hay chuyển nhượng vốn; quyết định một vấn đề nào: Tùy vào nội dung thay đổi thông qua cuộc họp hội đồng cần ít nhất 51%-81% tổng số vốn góp của các thành viên chấp thuận.
Công ty TNHH chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn so với doanh nghiệp tư nhân.
Cơ cấu tổ chức công ty TNHH đơn giản nên các chủ sở hữu không để ý xây dựng nguyên tắc hoạt động, quản trị do vậy khó phát triển và nhân rộng mô hình kinh doanh
So sánh Ưu, Nhược điểm của công ty cổ phần với công ty TNHH 2 Thành viên trở nên
Chế độ trách nhiệm của công ty Cổ Phần và Công Ty TNHH 2 thành viên trở nên :Thành viên công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp công ty nên hạn chế được rủi ro của thành viên khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
Công Ty TNHH 2 Thành viên trở nên Công ty Cổ Phần
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên giới hạn đến 50 thành viên Số lượng khá nhỏ nên việc quản lý dễ dàng
Công ty TNHH hai thành viên trở lên còn mang các đặc trưng của hình thức công ty đối nhân Bởi đặc tính này, việc chuyển nhượng phần vốn của thành viên bị hạn chế và giữa các thành viên thường có mối quan hệ thân thiết… Thông thường, giữa các thành viên của công ty đã có mối quan hệ gần gũi, tin cậy Bản thân các thành viên luôn giữ vai trò rất quan trọng trong
Công ty Cổ Phần không giới hạn thành viên nên số lượng thường rất lớn dẫn đến khó quản lý nhân sự.So với loại hình công ty TNHH thì công ty cổ phần có bộ máy hoạt động phức tạp hơn, thủ tục thành lập khó khăn hơn bắt buộc phải có 03 người trở lên mới thành lập được, chi phí tốn kém hơn, khó quản lý hơn vì quy mô lớn, nhiều chủ đầu tư, nhiều loại vốn.
Khi muốn quyết định một vấn đề của công ty cũng khó khăn và mất thời gian
16 việc thành lập công ty này Hay nói cách khác, “công ty tồn tại dựa trên sự quen biết và tin tưởng giữa các thành viên Mối quan hệ cá nhân giữa họ là nền tảng cho công ty TNHH” Chính từ sự hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên nên công ty TNHH có sự đồng thuận, gắn bó chặt chẽ với nhau Khi quyết định các vấn đề của công ty sẽ dễ dàng có được sự ủng hộ, đồng tình và sự cố gắng thực hiện từ các thành viên khác Đây là lợi thế của các loại hình công ty thuộc hình thức của công ty đối nhân mà công ty TNHH hai thành viên trở lên có được.Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ vì thế phù hợp với phương thức kinh doanh tại
Việt Nam hơn khi phải thông qua Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Chính vì vậy đôi lúc sẽ làm lỡ đi nhiều cơ hội kinh doanh, thất thu cho doanh nghiệp.
Hạn chế rất lớn của công ty TNHH hai thành viên trở lên là luôn bị pháp luật ràng buộc, không cho phép ít hơn 02 thành viên và không được vượt quá 50 thành viên. Điều này gây khó khăn rất lớn, vì với biến động kinh doanh và nhu cầu phát triển thì khó có thể khẳng định trước rằng, đến giai đoạn nào, công ty cần phải mở rộng quy mô, hoặc có thêm nhu cầu huy động vốn.Pháp luật quy định công ty TNHH hai thành viên trở lên có thể huy động vốn qua hình thức phát hành trái phiếu khi đáp ứng các điều kiện của luật định Tuy nhiên,
Khả năng huy động vốn rất cao thông qua phát hành cổ phiếu ra công chúng. Đây là đặc điểm riêng biệt chỉ công ty cổ phần có Công ty không hạn chế số lượng cổ đông và có thể huy động vốn cả trên thế giới Khi công ty cổ phần đó có doanh thu chưa cao thì cũng giảm bớt được nguy cơ phá sản trong trường hợp bị mất khả năng chi trả nợ. ngay cả khi công ty được phép huy động vốn bằng phương pháp phát hành trái phiếu thì cũng phải thỏa mãn các quy định không mấy dễ dàng
Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ Công ty trách nhiệm hữu hạn hạn chế chuyển nhượng vốn cho người không phải là thành viên Về nguyên tắc thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn thành viên cần phải tiến hành thủ tục chặt chẽ như sau:
Phải chào bán cho các thành viên khác của công ty trong cùng điều kiện và theo tỷ lệ phần vốn góp.
Nếu kể từ ngày chào bán 30 ngày mà không có ai mua hoặc không mua hết thì thành viên có thể chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức không phải là thành viên. Điều 52 Chuyển nhượng phần vốn góp
1 Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, khoản 6 và khoản 7 Điều 53 của
Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây: a) Chào bán phần vốn góp đó cho các Ưu điểm:
Chế độ chuyển nhượng cổ phần mang tính tự do linh hoạt hơn.
Chế độ chuyển nhượng cổ phần mang tính tự do linh hoạt hơn Điều đó tạo cho công ty cổ phần một cấu trúc vốn mở với việc cổ đông trong công ty cổ phần thường xuyên thay đổi.
Theo quy định của pháp luật thì các cổ đông trong công ty cổ phần có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác theo hợp đồng thông thường hoặc thông qua giao dịch trên sàn chứng khoán trừ hai trường hợp bị hạn chế quyền chuyển nhượng sau: + Cô đông sáng lập trong 3 năm đầu từ khi thành lập công ty chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông sáng lập khác Các trường hợp chuyển nhượng cổ phần cho đối tượng khác phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
+ Điều lệ công ty quy định những hạn chế chuyển nhượng cụ thể đối với loại
18 thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán; b) Chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chào bán.
2 Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của
Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
3 Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên công ty thì công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn
15 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng. cổ phần nhất định.
Tính tự do chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng cổ phần cũng là đặc điểm chỉ có ở công ty cổ phần và có ý nghĩa quan trọng như sau:
PHẦN BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Xác định tòa án có thẩm quyền, các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Luật phá sản 2014:
“ Điều 8 Thẩm quyền giải quyết phá sản của Toà án nhân dân
(1) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau: a Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; b Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; c Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau; d Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.”
Vậy trong trường hợp trên, Công ty Hương Sắc có nhiều chi nhánh và có trụ sở chính tại quận Đống Đa thành phố Hà Nội nên cơ quan thẩm quyền giải quyết phá sản đối với công ty cổ phần Hương Sắc là Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Nội.
Phân chia tài sản phá sản của công ty cổ phần Hương Sắc
Phân chia tài sản phá sản của công ty cổ phần Hương Sắc theo quy định của Luật phá sản 2014 biết rằng tài sản hiện có của công ty là 1 tỷ (chưa bao gồm các khoản nợ có đảm bảo) và các khoản nợ, các nghĩa vụ tài chính của công ty như sau:
- Nợ tiền từ hợp đồng mua bán hàng hóa với công ty Dược liệu là 2 tỷ
- Nợ ngân hàng Vietinbank 2 tỷ với tài sản thế chấp là 1 tỷ
- Nợ ngân hàng Vietcombank 1,5 tỷ với tài sản thế chấp là 2 tỷ
- Nợ tiền thuê mặt bằng 500 triệu
- Nợ tiền lương và trợ cấp là 1 tỷ
- Nợ tiền bảo hiểm xã hội 750 triệu
- Trong quá trình tiến hành thủ tục phục hồi công ty có vay của công ty TNHH ABC 1 tỷ
- Nợ tiền điện, nước, điện thoại là 200 triệu (Các khoản nợ đều phát sinh từ 2014 đến 2019)
- Và trong tháng 11/2019 công ty có tặng cho bạn hàng của mình khoản tiền là
Trước hết, xử lí các khoản nợ có bảo đảm theo điều 53 luật phá sản 2014 Điều 53 Xử lý khoản nợ có bảo đảm
1 Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau: a) Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ; b) Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân
22 đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2 Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3 Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau: a) Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó; b) Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Nợ ngân hàng Vietinbank 2 tỷ đồng, tài sản thế chấp bán được 1 tỷ đồng, còn nợ 1 tỷ đồng, thanh toán cùng các khoản nợ không đảm bảo.
Nợ ngân hàng Vietcombank 1,5 tỷ đồng, tài sản thế chấp bán được 2 tỷ đồng, thanh toán hết nợ; 0,5 tỷ đồng là tài sản của công ty.
Căn cứ vào điểm d khoản 1 điều 59 Luật phá sản 2014 về các giao dịch bị coi là vô hiệu :
1 Giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau: d) Tặng cho tài sản;
Trong trường hợp này, Công ty Hương Sắc đã tặng cho bạn tài sản 500 triệu đồng vào tháng 11/2019 và giao dịch này đã thực hiện trong vòng 6 tháng trước ngày công ty bị ra quyết định mở thủ tục phá sản (1/2020) nên giao dịch này thuộc trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu là hai bên hoàn trả cho nhau những gì đã cho, nhận Do đó, bạn hang này phải trả cho công ty Hương Sắc 500 triệu. (=0.5 tỷ).
Vậy tổng tài sản của công ty Hương Sắc là: 1 tỷ + 0,5 tỷ + 0,5 tỷ = 2 tỷ (đã bao gồm giá trị tài sản thế chấp).
Thanh toán thứ tự phân chia tài sản căn cứ theo Điều 54 Luật phá sản 2014:
Khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản 2014 quy định: “Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau: a) Chi phí phá sản; b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết; c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.”
+) Thanh toán chi phí phá sản: Không có
+) Thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết:
Lương + trợ cấp + bảo hiểm =1,75 tỷ
Tài sản còn lại của công ty: 2 tỷ - 1,75 tỷ = 0,25 tỷ
Tổng tài sản còn lại không đủ thanh toán hết khoản nợ Căn cứ vào khoản 3 điều 54: Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Ở đây, số nợ mà công ti Hương Sắc vẫn cần phải thanh toán gồm: Nợ công ty Dược liệu là: 2 tỷ; Nợ ngân hàng Viettinbank: 1 tỷ đồng; nợ tiền thuê mặt bằng: 500 triệu; nợ công ty TNHH ABC: 1 tỷ (vì khoản nợ không nằm trong thời gian khi mở thủ tục phá sản nên được tính theo các khoản nợ không đảm bảo); nợ tiền thuế: 300 triệu; nợ tiền điện, nước, điện thoại là 200 triệu (các khoản nợ đều phát sinh từ 2014 đến 2019)
Tổng khoản nợ không đảm bảo mà công ty Cổ phần hóa mỹ phẩm Hương Sắc nợ là : 5 tỷ
Thanh toán các khoản nợ theo phần trăm tương đương :
- Nợ ngân hàng Viettinbank: x 0,25 = 0,05 tỷ đồng
- Nợ tiền thuê mặt bằng: x 0,25 = 0,025 tỷ đồng
- Nợ công ty dược liệu: x 0,25 = 0,1 tỷ đồng
- Nợ công ty TNHH ABC: x 0,25 = 0,05 tỷ đồng
- Nợ tiền thuế: x 0,25 = 0,015 tỷ đồng
- Nợ tiền điện, nước, điện thoại: x 0,25 = 0,01 tỷ đồng