Trongđó, việc phân tích nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài là một chủ đề quan trọng và được quan tâm trong lĩnh vực kinh tế.Phân tích này giúp
Trang 1BÀI THẢO LUẬN: KINH TẾ ĐẦU TƯ
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ VỐN ĐÂU TƯ GIÁN TIẾP GIAI ĐOẠN 2018 – 2022 LIÊN HỆ THỰC
TIỄN Ở VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN 4
BIÊN BẢN HỌP NHÓM MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ 5
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP 8
1.1 Một số lý luận về đầu tư gián tiếp 8
1.1.1 Khái niệm đầu tư gián tiếp 8
1.1.2 Đặc điểm đầu tư gián tiếp 8
1.1.3 Vai trò của đầu tư gián tiếp 9
1.2 Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp 11
1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp 11
1.2.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp 11
1.2.3 Vai trò đầu tư gián tiếp 12
1.3 Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp 13
1.4 Kinh nghiệm việc thu hút nguồn vốn ODA, FDI ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 14
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 2018 - 2022 20
2.1 Bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam 20
2.2 Những tác động ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp tại Việt Nam 23
2.3 Thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp tại Việt Nam trong giai đoạn 2018 – 2022 29
2.3.1 Thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI 29
2.3.2 Thực trạng nguồn vốn đầu tư gián tiếp qua nguồn vốn hỗ trợ ODA 34 2.4 Đánh giá chung về việc nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp ở Việt Nam trong thời gian qua 38
2.4.1 Thành tựu 38
Trang 32.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 40
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 43
3.1 Giải pháp cho nguồn vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam 43
3.2 Giải pháp cho nguồn vốn đầu tư gián tiếp tại Việt Nam 45
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
Trang 4STT HỌ TÊN NHIỆM VỤ XẾP LOẠI
tổng hợp word
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Trang 5BIÊN BẢN HỌP NHÓM MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
I Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 20h ngày 3/10/2023
- Địa điểm: Phòng Google meet
II Thành phần tham dự:
Các thành viên nhóm 6
Vắng: 0
III Nội dung cuộc họp:
- Trao đổi về đề tài thảo luận
- Thống nhất lại đề cương bài thảo luận
- Phân chia công việc
IV Đánh giá chung:
- Các thành viên tham gia đầy đủ, đúng giờ
- Các thành viên nghiêm túc, nhiệt tình đóng góp ý kiến
Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2023
Thư ký Nhóm trưởng
Ngọc Nghi
Lý Thị Ngọc Mai Nguyễn Phương Nghi
Trang 6BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2
I Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 20h ngày 30/10/2023
- Địa điểm: Phòng Google meet
- Góp ý chỉnh sửa phần thuyết trình và slide
IV Đánh giá chung:
- Các thành viên tham gia đầy đủ, đúng giờ
- Các thành viên nghiêm túc, nhiệt tình đóng góp ý kiến
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2023
Thư ký Nhóm trưởng
Ngọc Nghi
Lý Thị Ngọc Mai Nguyễn Phương Nghi
Trang 7Discover more
from:
BLAW2001
Document continues below
kinh tế đầu tư
10
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế thế giới tiếp tục phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa và hoạt độngđầu tư quốc tế cũng không nằm ngoài xu hướng đó Hiện nay, hoạt động này đã trởthành một nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học công nghệ, trình độkinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới Hoạt động đầu tư quốc tế sôi động kéotheo các loại hình đầu tư đa dạng và phong phú, hai trong số các đường dẫn phổ biếnnhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nền kinh tế, có thể kể đến đầu tư trựctiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp nước ngoài Việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ nướcngoài đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia, đặc biệt
là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam
Giai đoạn 2018-2022 đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ViệtNam Trong bối cảnh này, vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp (ODA)đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện cơ cấunguồn lực nhưng bên cạnh đó trong thời điểm này, Việt Nam cũng gặp không ít nhữngkhó khăn và thách thức khi đối mặt trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong
đó, việc phân tích nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và nguồn vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài là một chủ đề quan trọng và được quan tâm trong lĩnh vực kinh tế.Phân tích này giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình đầu tư củaquốc gia và từ đó đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu của chính phủ
Với tầm quan trọng của vấn đề, nhóm 6 đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phântích nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài trong giai đoạn 2018-2022 Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam”
kinh tế đầu
KINH TẾ ĐẦU TƯ Qutee - H0pe u…kinh tế đầu
1
Trang 9CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
VÀ ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP
1.1 Một số lý luận về đầu tư gián tiếp
1.1.1 Khái niệm đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó chủ sở hữu nguồn lực đầu tư dichuyển nguồn lực ra nước ngoài mà không trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiệnđầu tư cũng như vận hành kết quả đầu tư Hay chúng ta còn có thể thấy hướng đi củavốn đầu tư trong hình thức đầu tư này là từ quốc gia có tiềm lực lớn sang quốc gia cótiềm lực thấp hơn, hay nói cách khác là đi từ quốc gia phát triển hơn sang quốc giakém phát triển hơn
Đầu tư quốc tế gián tiếp thông qua nhiều cách khác nhau Đối với các nước đangphát triển như Việt Nam, trong các cách đó thì cách tiếp nhận vốn từ nước ngoài thôngqua hỗ trợ phát triển chính thức (ODA – Official Development Assistance) của chínhphủ các quốc gia khác hoặc của các tổ chức tài chính, các tổ chức phi chính phủ là cóvai trò quan trọng nhất Vậy nên trong bài thảo luận của nhóm sẽ chỉ đề cập đến hìnhthức đầu tư gián tiếp thông qua ODA
1.1.2 Đặc điểm đầu tư gián tiếp
Thứ nhất, tính ưu đãi
Vốn ODA có thời gian ân hạn và hoàn trả vốn dài (khoảng 10 năm và 40 nămđối với các khoản vay từ ADB, WB) Một phần của vốn ODA có thể là viện trợ khônghoàn lại Phần vốn ODA hoàn lại có mức lãi suất thấp hơn so với lãi suất vay thươngmại quốc tế Vốn ODA chỉ được dành cho các nước đang phát triển, có thể nhận đượcvốn ODA khi đáp ứng các điều kiện nhất định:
- Tổng sản phẩm quốc nội thấp, những nước có tỷ lệ GDP/người càng thấp thì tỷ lệviện trợ không hoàn lại và các điều kiện ưu đãi càng cao Khi các nước này đạttrình độ phát triển nhất định thì sự ưu đãi cũng sẽ giảm đi
- Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách vàphương hướng ưu tiên của các bên cho vay
Thứ hai, tính ràng buộc
Vốn ODA thường đi kèm theo những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối vớinước tiếp nhận Kể từ khi ra đời đến nay, các khoản viện trợ luôn chứa đựng hai mụctiêu song song tồn tại Một mặt nguồn viện trợ thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững vàgiảm sự nghèo khó của các nước chậm phát triển Mặt khác, các nước cho vay đều
Trang 10nhìn thấy lợi ích từ hỗ trợ các nước đi vay để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm
và vốn; có lợi về an ninh, kinh tế và chính trị
Các nước cho vay dùng ODA như một công cụ chính trị để nhằm khẳng định vaitrò của mình ở các nước và khu vực tiếp cận vốn
Tính ràng buộc còn được thể hiện qua mục đích sử dụng Mỗi thoả thuận hayhiệp định vay vốn đều dành cho một lĩnh vực đầu tư cụ thể, nước nhận ODA khôngthể tuỳ tiện thay đổi lĩnh vực đầu tư
Thứ ba, có khả năng gây ra gánh nặng nợ nần cho nước tiếp nhận
Trong thời gian đầu tiếp nhận và sử dụng ODA, do những điều kiện vay ưu đãinên yếu tố nợ nần thường chưa được xuất hiện Một số nước đi vay chủ quan vớinguồn vốn này và không sử dụng một cách có hiệu quả Kết quả là đã sử dụng mộtlượng vốn ODA lớn nhưng lại không tạo ra được những điều kiện tương ứng để pháttriển kinh tế Nước đi vay đã không trả được lãi và vốn vay ODA theo đúng cam kết
và để lại gánh nặng nợ nước ngoài cho thế hệ sau
Do đó, nước đi vay khi hoạch định chính sách tiếp nhận vốn ODA cần phải kếthợp với chính sách thu hút các nguồn vốn khác để chúng hỗ trợ nhau nhằm tăngcường tiềm lực kinh tế
1.1.3 Vai trò của đầu tư gián tiếp
ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư pháttriển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước
Vốn ODA có đặc tính ưu việt là thời hạn cho vay cũng như thời gian ân hạn dài(25 - 40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn 8-10 năm), lãi suất thấp (khoảng từ0,25% đến 2%/năm), và trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoànlại Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy chính phủ các nướcđang phát triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế Những
cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn von ODA làđiều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo Theo tínhtoán của các chuyên gia WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chínhsách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%
Trang 11ODA giúp các nước tiếp nhận phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành chođầu tư phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnhvực này, tăng cường một bước cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc dạy và học của cácnước đang phát triển Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho cácchương trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khỏe cộng đồng Nhờ có sự tài trợ củacộng đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển conngười của quốc gia mình.
ODA giúp các nước đang phát triển xóa đói, giảm nghèo
Xoá đói, giảm nghèo là một trong những tôn chỉ đầu tiên được các nhà tài trợquốc tế đưa ra khi hình thành phương thức hỗ trợ phát triển chính thức Mục tiêu nàybiểu hiện tính nhân đạo của ODA Trong bối cảnh sử dụng có hiệu quả, tăng ODA mộtlượng bằng 1% GDP sẽ làm giảm 1% nghèo khổ, và giảm 0,9% tỉ lệ tử vong ở trẻ sơsinh Và nếu như các nước giàu tăng 10 tỉ USD viện trợ hàng năm sẽ cứu được 25triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo
ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế
của các nước đang phát triển
Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai,gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này ODA, đặc biệt cáckhoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hóa cán cân vãng lai cho cácnước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ
ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tưnhân
Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như namchâm “hút” đầu tư tư nhân theo tỉ lệ xấp xỉ 2 USD hên 1 USD viện trợ Đối với nhữngnước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin củakhu vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của đất nước Tuy nhiên, không phải lúc nàoODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân Ở những nền kinh tế có môitrường kinh doanh bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung
mà còn “loại trừ” đầu tư tư nhân Điều này giải thích tại sao các nước đang phát triểnmắc nợ nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lạikhông hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI
Trang 12ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực thể chế thông quacác chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính
và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế
Điều này bao gồm việc cung cấp tài trợ để phát triển các nguồn lực, hạ tầng, vàcác ngành công nghiệp quan trọng như nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ Việcnày giúp các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn lực quantrọng, tạo cơ hội việc làm, tích hợp vào nền kinh tế thế giới, và giảm đói giảm nghèo,
từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân
1.2 Một số vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp
1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) là hình thức đầu
tư mà chủ sở hữu vốn (thường là doanh nghiệp) mang nguồn lực của mình sang mộtquốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư, trong đó chủ sở hữu vốn trực tiếp thamgia vào quá trình đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư
1.2.2 Đặc điểm đầu tư trực tiếp
Thứ nhất, FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợinhuận Theo cách phân loại đầu tư nước ngoài của nhiều tài liệu và theo quy định củapháp luật nhiều quốc gia, FDI là đầu tư tư nhân Tuy nhiên, luật pháp của một số nước(ví dụ như Việt Nam) quy định, trong trường hợp đặc biệt FDI có thể có sự tham giagóp vốn nhà nước Dù chủ thể là tư nhân hay nhà nước, cũng cần khẳng định FDI cómục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận Các nước nhận đầu tư, nhất là các nước đangphát triển phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDL Các nước tiếp nhậnvốn FDI cần phải xây dựng cho mình một hành lang pháp lý đủ mạnh và các chínhsách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh
tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục đích tìm kiếm lợinhuận của các chủ đầu tư
Thứ hai, các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu trongvốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giànhquyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Các nước thườngquy định không giống nhau về vấn đề này Luật pháp của Mỹ quy định tỉ lệ là 10%,Pháp và Anh là 20%, Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2014 không phân biệt đầu tưtrực tiếp và đàu tư gián tiếp mà gọi chung là đầu tư kinh doanh, còn theo quy định củaOECD (1996) thì tỉ lệ này là 10% các cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết củadoanh nghiệp - mức được công nhận cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia thực sự
Trang 13vào quản lý doanh nghiệp Tỉ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền vànghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỉ lệnày.
Thứ ba, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tựchịu hách nhiệm về lỗ, lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao,không có những ràng buộc về chính trị Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhậpkinh doanh mà không phải lợi tức
Thứ tư, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhậnđầu tư thông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát minh, sáng chế, bí quyết kĩthuật, cán bộ quản lý vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án
1.2.3 Vai trò đầu tư gián tiếp
FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế
ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư
Đối với nước đầu tư
Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ởcác nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tỉ suất lợi nhuận của vốnđầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định, với giá phải chăng.Mặt khác, đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tínchính trị Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nướcngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo
hộ mậu dịch của các nước
Đối với nước nhận đầu tư
- Đối với các nước kinh tế phát triển
FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát Qua FDI các tổ chức kinh tế nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện tình hình thanh toán và tạo việc làm cho người lao động
FDI còn tạo điều kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cảithiện tình hình bội chi ngân sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triểnkinh tế và thương mại, giúp người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh Nghiệmquản lý của các nước khác
Trang 14- Đối với các nước đang phát triển
FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế thông qua việc tạo ra những doanhnghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết một phần nạn thất nghiệp ở những nướcnày
FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo dài.Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếmđược giải quyết, đặc biệt là trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đạihóa
Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang pháttriển tiếp cận với khoa học - kỹ thuật mới Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúptiết kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triểnhên thị trường quốc tế
Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội hiện đại được du nhậpvào các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nước bắt kịp phương thứcquản lý công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việccông nghiệp cũng như hình thành dần đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi FDI giúpcác nước đang phát triển mở cửa thị trường hàng hóa nước ngoài và đi kèm với nó lànhững hoạt động marketing được mở rộng không ngừng
FDI giúp tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đánh thuế các công tynước ngoài Từ đó các nước đang phát triển có nhiều khả năng hơn trong việc huyđộng nguồn tài chính cho các dự án phát triển
1.3 Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp
Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp FDI và vốn đầu tư gián tiếp thông quanguồn vốn hỗ trợ ODA đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn nước ngoài vàthúc đẩy sự phát triển kinh tế Dưới đây là một số chính sách phổ biến mà các quốcgia thường sử dụng để thu hút cả hai loại đầu tư:
a Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI)
- Mở cửa cửa khẩu: Giảm hoặc loại bỏ các rào cản thương mại và hạn chế đối vớihàng hóa và dịch vụ, cũng như giảm thuế quan, để thu hút doanh nghiệp nướcngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu
Trang 15- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: Đảm bảo rằng môi trường kinh doanh trongnước dễ dàng để làm việc, với quy trình đăng ký doanh nghiệp đơn giản, hợp lý vàkhông mất quá nhiều thời gian.
- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản: Cung cấp bảo vệ pháp lý cho quyền sở hữu và quyền
sử dụng tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài
- Hỗ trợ tài chính: Cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính cho các dự án FDI,bao gồm cấp vốn, giảm thuế, và các ưu đãi tài chính khác để kích thích đầu tư
- Xây dựng cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào hạ tầng vận tải, điện lực, viễn thông, và hạtầng khác để làm cho việc sản xuất và kinh doanh dễ dàng hơn
b Chính sách thu hút vốn đầu tư gián tiếp
- Phát triển thị trường tài chính: Tạo ra thị trường tài chính phát triển và mạnh mẽ,bao gồm hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán, và các công cụ tài chính đadạng để thu hút vốn đầu tư gián tiếp
- Luật pháp bảo vệ nhà đầu tư: Đảm bảo rằng hệ thống luật pháp bảo vệ quyền vàlợi ích của nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm quyền sở hữu tài sản và quyền tự dogiao dịch
- Chính sách thuế hấp dẫn: Cung cấp các chính sách thuế hấp dẫn cho các nhà đầu
tư nước ngoài, chẳng hạn như miễn thuế lãi suất hoặc thuế thu nhập tài chính
- Mở cửa thị trường tài chính: Loại bỏ hoặc giảm thiểu các rào cản cho đầu tư nướcngoài trong thị trường tài chính, cho phép họ dễ dàng tham gia vào thị trường tàichính trong nước
- Hỗ trợ kỹ thuật: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và hướng dẫn cho các nhà đầu tư nướcngoài để giúp họ hiểu rõ về thị trường và cách đầu tư.
Các quốc gia thường xem xét kết hợp cả hai loại đầu tư, FDI và ODA, trong việcxây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư để tối ưu hóa sự phát triển kinh tế và thu hútvốn đầu tư nước ngoài
1.4 Kinh nghiệm việc thu hút nguồn vốn ODA, FDI ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Kinh nghiệm từ một số quốc gia
1 Singapore
Quốc đảo Singapore đã có những bước phát triển thần kỳ trở thành một đấtnước với môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện, bộ máy hành chính giải quyết việccực kỳ nhanh chóng, quản lý minh bạch và khung pháp lý hiệu quả Có thể nghiên cứu
Trang 16các bài học kinh nghiệm của Singapore trong thu hút nguồn vốn FDI với các nội dung
cơ bản sau:
Thứ nhất, định hướng chiến lược cho lĩnh vực cần ưu tiên thu hút đầu tưSingapore xác định 3 lĩnh vực cần ưu tiên trong thu hút nguồn vốn FDI bao gồm:ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu Tùy từng giai đoạn phát triển của đấtnước, Chính phủ Singapore sẽ ưu tiên thu hút nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực phùhợp Trong giai đoạn tiếp theo, tập trung vào những ngành như sản xuất điện tử, hàngbán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ thuật khai thác mỏ để phù hợp với bốicảnh phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện tử và một số công nghệ tiêntiến khác
Bên cạnh đó, để thực hiện chiến lược phát triển công nghiệp hướng ra xuất khẩu,Singapore thành lập Hội đồng Phát triển Kinh tế, là cơ quan độc lập của Chính phủ,hoạt động theo nguyên tắc một cửa, nghiên cứu, cân nhắc những yêu cầu của nhà đầu
tư và có định hướng vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước như sửa chữatàu biển, gia công kim loại, hóa chất, thiết bị và linh kiện Gần đây, Singapore đã ápdụng cách tiếp cận theo cụm, tập trung vào những công ty thuộc các ngành điện tử -bán dẫn, hóa dầu và công nghiệp chế biến để thu hút vốn FDI, đồng thời tăng cườngmối liên kết và các tác động lan tỏa Ngoài ra, Chính phủ Singapore cũng nhấn mạnhđến thu hút vốn FDI hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩyđầu tư quốc tế
Thứ hai, cải thiện môi trường pháp lý công bằng, đảm bảo đơn giản hóa thủtục và quy trình đầu tư
Đến nay, hệ thống pháp luật của Singapore được đánh giá cao về tính hiệu quả
và nhất quán, đặc biệt trong định hướng đầu tư đã giúp cho các doanh nghiệp (DN) tạiSingapore không phải chứng kiến tình trạng xử lý thủ tục pháp lý chậm chạp nhưnhiều nước trong khu vực Chính phủ coi việc tiếp cận với pháp luật là giá trị kinh tếnền tảng nhằm nâng cao uy tín cho Singapore, để trở thành một trung tâm thương mại
Trang 17Thông qua các chính sách liên quan đến các hoạt động đầu tư được điều chỉnhbởi luật chung cho thấy Singapore không có sự phân biệt đối xử giữa đầu tư nướcngoài và đầu tư trong nước, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được quy định bởiluật cụ thể.
Thứ ba, chính sách ưu đãi thuế hấp dẫn
Hệ thống thuế của Singapore được coi là biểu tượng của sự “đơn giản và thânthiện với nhà đầu tư” Mức thuế DN cao nhất là 17% (mức thấp nhất thế giới).Singapore cũng ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) với hơn 80 quốc giatrên thế giới góp phần quan trọng trong giảm gánh nặng thuế cho DN nước ngoài đầu
tư vào quốc gia này
2 Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những nền kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng cao hàngđầu thế giới và trở thành điểm đến thứ hai thế giới trong thu hút FDI với rất nhiều bàihọc thành công trong sử dụng chính sách đầu tư, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thận trọng trong định hướng đầu tư và luôn xuất phát từ thực tiễnphát triển kinh tế - xã hội
Chính phủ Trung Quốc luôn xác định cần thận trọng trong mở cửa đầu tư, pháttriển cân đối các vùng miền Điều này được thể hiện trong xây dựng khuôn khổ pháp
lý trên cơ sở vừa tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, vừa giám sát chặt chẽ nguồn vốnnày Trung Quốc luôn giữ vững nguyên tắc “mở cửa từng điểm, tiến tới mở cửa toàndiện, khi đã có kết quả thì nhân rộng ra các vùng khác” và được cụ thể hóa trong luậtpháp
Mọi chính sách đầu tư của Trung Quốc luôn xuất phát từ thực tiễn phát triển kinh
tế - xã hội Những năm đầu cải cách, Luật 1979 có hiệu lực, Trung Quốc chỉ giới hạnthu hút đầu tư ở một số đặc khu kinh tế Đến năm 1982, khi đã có những đánh giá hiệuquả về mở cửa và thu hút nguồn vốn FDI, Trung Quốc mới sửa đổi lại Hiến pháp vàliên tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Thứ hai, hỗ trợ đầu tư đặc biệt, ưu đãi thuế và trợ cấp nhằm thúc đầy đầu tưvào những ngành công nghệ cao, thân thiện môi trường
Trang 18Những năm gần đây, Trung Quốc tập trung đẩy mạnh các chính sách ưu đãi vềthuế, đất đai nhằm ưu tiên đầu tư nước ngoài vào công nghệ 5G, thiết bị điện toán đámmây, robot công nghiệp, ô tô năng lượng mới, phụ tùng linh kiện ô tô thông minh, vậtliệu mới trong các ngành dược phẩm, hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo, logistic, sảnxuất sạch, nông nghiệp xanh
Luật Đầu tư nước ngoài mới của Trung Quốc có hiệu lực từ 01/01/2020 còn tạođiều kiện cho ưu đãi vay, miễn thuế, trợ cấp cho các DN nước ngoài đầu tư vào quốcgia này Luật này tạo sự thống nhất về tiếp cận, thúc đẩy đầu tư, quản lý đầu tư nướcngoài trên cơ sở luật pháp và bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước
Bên cạnh đó, để khuyến khích đầu tư hiệu quả, Chính phủ Trung Quốc đã xácđịnh nhóm đối tượng hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt bao gồmcác dự án thành lậpmới trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia được thành lập theo quyết định; dự án đầu tưthuộc ngành, nghề có quy mô vốn đầu tư lớn; dự án đầu tư đặc biệt quan trọng khác ;thực hiện các mức ưu đãi về thuế thu nhập DN (giảm 5% thuế suất tối đa không quá37,5 năm; miễn giảm thuế: 6 năm miễn, 13 năm giảm 50% thuế phải nộp); ưu đãi vềtiền thuê đất, thuê mặt nước (thời gian miễn tiền thuê không quá 22,5 năm và mứcgiảm không quá 75% tiền thuê đất); hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư, hỗ trợ đào tạo, pháttriển nguồn nhân lực, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh,
hỗ trợ cơ sở sản xuất, hỗ trợ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển
Trang 19thúc đẩy quản trị tốt); 4 chiến lược hỗ trợ (gồm: phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thốnglogistics, khoa học công nghệ nghiên cứu và đổi mới, phát triển đô thị, vùng miền vàkhu kinh tế, hợp tác quốc tế).
Thứ hai, ưu đãi đầu tư thông qua mức miễn, giảm thuế hấp dẫn
Từ năm 2019, các gói chính sách ưu đãi mới được đưa ra nhằm thu hút các DNnước ngoài đầu tư vào Thái Lan như giảm thêm 59% thuế thu nhập DN trong 5 năm,tăng gấp đôi mức chiết khấu đối với các chi phí dành cho đào tạo và miễn thuế DNtrong 5 năm khi thành lập các cơ sở phát triển kỹ năng Đối với các DN đặt trụ sởngoài thủ đô Bangkok, ngoài việc miễn thuế từ 5-8 năm còn được giảm thêm 50%thuế thu nhập DN trong vòng 5 năm Để phát triển các nguồn nhân lực và xây dựnglực lượng lao động tay nghề cao, các công ty được khuyến khích chủ động đào tạo,thành lập các cơ sở đào tạo và dạy nghề trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹthuật, chính những chi phí liên quan đến đầu tư phát triển nguồn nhân lực sẽ được đưavào mục chiết khấu để hưởng miễn thuế DN mà không có điều kiện về mức chi tốithiểu
Đối với các cơ sở mới thành lập được miễn thuế nhập khẩu máy móc cần thiết,trong đó hồ sơ phải được nộp trong năm 2021 và phải thuộc lĩnh vực của chương trìnhkhuyến khích đầu tư hiện nay của Chính phủ
Bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số quốc gia
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia cho thấy, để sử dụng chínhsách thu hút đầu tư hiệu quả thì trước hết Việt Nam cần:
Trong định hướng đầu tư, xác định cụ thể các lĩnh vực tập trung ưu tiên đầu tư
và phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời
kỳ Trên cơ sở đó, cần xây dựng các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triểnvàcông bố các tài liệu này công khai, minh bạch nhằm tạo cơ sở cho các nhà đầu tư tiếpcận thông tin nhanh chóng, kịp thời cũng như tạo tâm lý, niềm tin cho các nhà đầu tưtrong và ngoài nước
Trong ưu đãi đầu tư, cần hướng vào những ngành nghề cụ thể, các lĩnh vực cókhả năng tạo ra các hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế Tập trung vào các ngành nghề,lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, năng lượngsạch, năng lượng tái tạo, đầu tư cho con người, logistics, sản xuất nông nghiệp côngnghệ cao, nông nghiệp thông minh, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại Chính
Trang 20sách ưu đãi đầu tư nên được cụ thể hơn phù hợp với từng đối tượng đối tác đầu tư theothứ tự ưu tiên.
Ngoài ra, cần rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách tránh chồng chéo hướng tớitạo môi trường đầu tư ổn định, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, gópphần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, tránh phân biệt đối xử giữa nhà đầu tưtrong nước và nước ngoài nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư đa dạng cho phát triển.Cần hoàn thiện đồng bộ quy hoạch, quan tâm phát triển nguồn nhân lực, đáp ứngtốt hơn yêu cầu của các nhà đầu tư cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng Chú trọngxây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, thủ tục giấy phép đơngiản, thuận tiện, nhanh chóng tạo điều kiện cho các dự án đầu tư có thể bước vào sảnxuất trong thời gian ngắn nhất Tăng cường kiểm soát, giám sát, đánh giá các côngnghệ nhập khẩu, bảo vệ môi trường
Cuối cùng, cần xây dựng danh mục các lĩnh vực hạn chế thu hút đầu tư và thựchiện áp dụng hàng rào kỹ thuật đối với các dự án đầu tư như điều kiện về vốn đầu tưtối thiểu; điều kiện về suất đầu tư tối thiểu; điều kiện về công nghệ sử dụng trong dựán để hạn chế những dự án không phù hợp với định hướng phát triển của vùng và cảnước
Trang 21CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 2018 - 2022
2.1 Bối cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một đất nước bước vào tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế với
“hành trang” là một nền sản xuất lạc hậu, khép kín Dẫu vậy sau công cuộc đổi mới,Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển cóthu nhập trung bình với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ,kinh tế tăng trưởng khá cao, liên tục và bao trùm, bảo đảm mọi người dân được hưởnglợi từ quá trình phát triển Giai đoạn 2018-2022 cũng chính là giai đoạn thể hiện được
rõ nhất những biến động và phát triển đáng kể, nền kinh tế Việt Nam cũng đạt đượcnhiều bước tiến phát triển quan trọng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022:
Nhìn lại bức tranh nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 5 năm, trong đó sự tăngtrưởng kinh tế đạt ở mức tương đối khá trong giai đoạn 2018-2022 Mặc dù tốc độtăng của GDP năm 2020, 2021 tăng thấp hơn tốc độ tăng của những năm trong giaiđoạn vì đại dịch COVID 19 nhưng trong năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá,tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu chính phủ đề ra trongnăm
Trong năm 2018 thì GDP tăng 7,08% và là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 5năm Mức tăng trưởng năm 2019 tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưngcao hơn mức tăng của các năm 2011-2017 Riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế chỉđạt 2,91%, theo các nhà kinh tế học đánh giá “Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biếnphức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trênthế giới thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm caonhất thế giới” Năm 2021, kinh tế Việt Nam đã cán đích với mức tăng trưởng GDP là2,58%, thấp hơn so với mức tăng 2,91% năm 2020, cũng so với mục tiêu đặt ra là6,5% Đây cũng là mức tăng thấp nhất từ năm 2018 đến 2022 Năm 2022 tăng 8,02%(quý I tăng 5,05%; quý II tăng 7,83%; quý III tăng 13,71%; quý IV tăng 5,92%) so vớinăm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giaiđoạn 2011-2022 Tính chung cả giai đoạn 2018-2020, GDP tăng trưởng trung bình6%, tuy chưa đạt mục tiêu đề ra là 7%, nhưng cũng cao hơn trung bình của giai đoạntrước Tạp chí The Economist tháng 8/2020 xếp Việt Nam trong nhóm 16 nền kinh tếmới nổi thành công nhất thế giới
Trang 22Với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốcgia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới nhờ nội lực, tận dụngtốt cơ hội và khả năng đa dạng hóa, thích ứng linh hoạt mặc dù nền kinh tế của đấtnước đang chịu tác động lớn từ đại dịch COVID-19 Triển vọng kinh tế trung và dàihạn của Việt Nam được dự báo rất tích cực, được nâng cao nhờ tham gia vào các hiệpđịnh thương mại song phương và đa phương mới, và hưởng lợi từ sự chuyển dịchchuỗi cung ứng hiện nay sang các nước có chi phí thấp hơn và cũng được đánh giá sẽthu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiềukhó khăn, thách thức Đặc biệt:
- Đại dịch COVID-19 kéo dài trên toàn cầu sẽ là nguy cơ lớn nhất; căng thẳng
thương mại toàn cầu, dẫn đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng và rủi ro tàichính có thể trở nên trầm trọng hơn do đại dịch kéo dài Tiêu dùng trong nước tiếptục ở mức thấp do thu nhập hộ gia đình và doanh nghiệp giảm, tỷ lệ thất nghiệptăng và nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động Triển vọng đầu tư không đồng đều,đầu tư tư nhân vẫn yếu và đầu tư nước ngoài liên quan đến thương mại tiếp tục suygiảm
- Năm 2022, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với 4 nguy cơ, thách thức chính: (i)
Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùngphát các đợt tiếp theo; (ii) Căng thẳng thương mại và công nghệ giữa Mỹ và TrungQuốc và giữa các nước lớn khác; iii) Rủi ro địa chính trị ở các quốc gia và khu vực
ví dụ như xung đột Nga – Ucraina; (iv) Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu Việt Namcũng không tránh khỏi tác động chung này bởi hiện nay nền kinh tế đất nước đanghội nhập sâu rộng và có độ mở lớn
- Vấn đề của nền kinh tế hiện nay nằm ở chỗ thiếu nhu cầu vay vốn trong bối cảnh
kinh tế bất ổn chứ không phải lãi suất nên khó có thể cắt giảm lãi suất để hỗ trợnền kinh tế Hơn nữa, cố gắng gắn tín dụng với nền kinh tế có thể gây ra tình trạngđầu tư quá mức dẫn đến rủi ro hệ thống
- Việc phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu khiến nền kinh tế đất nước dễ bị ảnh
hưởng bởi các cú sốc bên ngoài Thực tế này đòi hỏi Việt Nam phải đa dạng hóahơn nữa các đối tác thương mại, từ đó giảm thiểu những cú sốc đối với một đối tácthương mại cụ thể
Trang 23Dòng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài
Tính đến ngày 20/05/2022 đã có 139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại ViệtNam với 34.989 dự án, tổng vốn đăng ký trên 426,14 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt259,31 tỷ USD, tương đương với 60,9% Tính đến ngày 20 tháng 6 năm 2022, cả nước
có 752 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 4,49 tỷ USD, giảm48,2% so với cùng kỳ năm 2021 Tính chung cả cấp mới, tăng vốn và góp vốn mua cổphần, từ đầu năm đến ngày 20 tháng 6 năm 2022, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng
ký đầu tư vào Việt Nam trên 14,3 tỷ USD, bằng 91,1% so với cùng kỳ năm 2021.Tổng số vốn thực hiện trong năm tháng đầu năm 2022 ước đạt 7,71 tỷ USD, tăng7,8% so với cùng kỳ năm 2021
Điều này đã mạnh mẽ khẳng định những dấu hiệu tích cực của dòng vốn FDIvào Việt Nam sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu cũng nhưtrong nước và đại dịch COVID-19 kéo dài trên toàn cầu
và vốn vay ưu đãi ký kết là 12,99 tỷ USD, giảm tới 51% so với giai đoạn 2011 – 2015,
do nhiều quốc gia dừng hoặc giảm vốn ODA cho Việt Nam khi Việt Nam đã trở thànhnước thu nhập trung bình thấp từ năm 2010 và dòng vốn ODA vào Việt Nam trở nên ít
ưu đãi hơn khi đất nước “tốt nghiệp” khóa học viện trợ chính thức của Hiệp hội Pháttriển Quốc tế – IDA (2017) và Quỹ Phát triển Châu Á – ADF (2019) đồng thời phùhợp với chính sách huy động nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi đặt trọng tâm vàochất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi để đảm bảo nợcông bền vững
Trước thực tế đó, Việt Nam đã xây dựng kế hoạch quốc gia nhằm ưu tiên cáclĩnh vực cần ODA Nguồn vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài vẫn
là một trong những nguồn lực quan trọng để đầu tư cho những công trình cơ sở hạtầng kinh tế – xã hội trọng điểm, có tính lan tỏa cao và quan trọng Bộ Kế hoạch và
Trang 24Đầu tư cho biết, quy mô vốn ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài có thểcung cấp cho Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 25,82 tỷ USD (tức khoảng 5,13
tỷ USD/năm); riêng năm 2022, dự kiến huy động nguồn vốn vay ưu đãi là 2,5 tỷ USD.Trong đó, vốn vay ODA chiếm khoảng 30,9%, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nướcngoài chiếm khoảng 64,8%, ODA viện trợ không hoàn lại chiếm khoảng 4,3% Nếutính thêm lượng vốn chuyển tiếp từ giai đoạn trước, khả năng nguồn vốn ODA và vay
ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài dành cho Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2025
sẽ cao hơn Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân đã giảm xuống còn hơn 0,44 tỷ USD năm 2021,
so với khoảng 3,5 tỷ USD năm 2010, và 1,64 tỷ USD trong năm 2020
Cũng chính bởi một số dự án khởi công mới đang trong quá trình hoàn thiện thủtục đấu thầu, thương thảo hợp đồng trong khi tác động bởi đại dịch COVID-19 dẫnđến giải ngân chậm do không có khối lượng, hoặc khối lượng cũng chậm được xácnhận (do cán bộ quản lý, chuyên gia hoặc các nhà tài trợ nước ngoài không thể vàoViệt Nam) theo giải trình của Bộ Tài chính; áp lực lạm phát, giá vật tư, vật liệu xâydựng sắt thép, cát đá, xi măng tăng cao làm cho tiến độ thi công các dự án ODA bịchậm lại
2.2 Những tác động ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp tại Việt Nam
Các nhân tố tác động của nước nhận đầu tư
- Môi trường chính trị - xã hội
Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút đầu tư nướcngoài bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sởhữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư củamột nước Ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi
ro cho các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư nước ngoài
Một khi tình hình chính trị không ổn định thì sẽ dẫn tới việc bất ổn chính sách vàđường lối phát triển không nhất quán Chính phủ đương thời cam kết không quốc hữuhóa tài sản, vốn của người nước ngoài nhưng chính phủ mới chưa chắc đã thống nhấtvới quan điểm này và tiến hành những thay đổi khiến quyền sở hữu vốn của ngườinước ngoài bị đe dọa Điều này khiến các nhà đầu tư ở tình trạng rút lui không được
và tiến hành tiếp cũng không xong và phải chấp nhận thua lỗ
- Môi trường luật pháp
Trang 25Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là một trongnhững yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trợ cho cácnhà đầu tư nước ngoài Vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là: Môi trườngcạnh tranh lành mạnh, quyền sở hữu tài sản tư nhân được pháp luật bảo đảm; Quy chếpháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền hồi hương lợi nhuận đối với các hình thứcvận động cụ thể của vốn nước ngoài; Quy định về thuế, giá, thời hạn thuê đất Bởi tất
cả các yếu tố này tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm và tỷ suất lợi nhuận Nếugiải quyết tốt những vấn đề mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thì khả năng thuhút vốn đầu tư nước ngoài càng cao
- Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Đó là những yếu tố tự nhiên như khí hậu, tài nguyên, dân số, khoảng cách, liênquan đến việc lựa chọn về đầu tư và khả năng sinh lời Khí hậu nhiệt đới gió mùathường ảnh hưởng không tốt đến tuổi thọ của máy móc thiết bị có nguồn gốc từphương Tây nếu như không được bảo quản tốt Nguồn nguyên liệu đầu vào phong phú
sẽ thu hút các nhà đầu tư, giảm chi phí và giá thành
Dân cư đông sẽ là nguồn cung cấp sức lao động dồi dào và là thị trường tiềmnăng để tiêu thụ hàng hóa Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút, vừa là nhân tố
sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài Trình độ lao động phù hợp với yêu cầu,năng lực quản lý cao sẽ tạo ra năng suất lao động cao Bên cạnh đó, các nhà đầu tưnước ngoài sẽ giảm một phần chi phí đào tạo và bớt được thời gian đào tạo nên tiến độ
và hiệu quả của các dự án sẽ đạt đúng theo mục tiêu đề ra
- Trình độ phát triển kinh tế
Trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia ảnh hưởng rất nhiều đến việc thuhút và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là FDI Trình độ phát triểnkinh tế được thể hiện qua những nội dung sau:
+ Mức độ phát triển của quản lý kinh tế vĩ mô, chất lượng cung cấp dịch vụ chohoạt động sản xuất và kinh doanh, mức độ cạnh tranh của thị trường trong nước + Mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô thấp dần với các hiện tượng lạmphát cao, nợ nước ngoài nhiều, tham nhũng, thủ tục hành chính rườm rà, tăng trưởngkinh tế thấp là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên khủng hoảng
+ Chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng kém ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hànhcủa các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như đời sống của các nhà đầu tư nướcngoài, khiến tăng chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm không cao
Trang 26+ Chất lượng các dịch vụ khác như cung ứng lao động, tài chính cũng là nhữngyếu tố rất cần thiết để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
+ Tính cạnh tranh của nước chủ nhà cao sẽ giảm được rào cản đối với đầu tư nướcngoài, các nhà đầu tư có thể lựa chọn lĩnh vực đầu tư để phát huy lợi thế so sánh củamình
- Đặc điểm phát triển văn hóa xã hội
Các yếu tố về ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ, hệthống giáo dục, đạo đức… cũng có tác động không nhỏ tới việc lựa chọn lĩnh vực đầutư
Sự bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa trong một số trường hợp đã mang lại nhữnghậu quả không lường trong kinh doanh Tinh thần tự trọng dân tộc quá cao cùng vớithái độ bài ngoại sẽ là rào cản lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Các nhà đầu tưkhông muốn đầu tư vào một nước có quá nhiều phong tục tập quán khác nhau, nhiều
lễ hội, nhiều điều kiêng kỵ, bởi điều này khiến cho họ và khó hòa nhập và khôngthuận lợi trong việc kinh doanh Bên cạnh đó, thẩm mỹ dân tộc của nước chủ nhà làmột yếu tố quan trọng để chủ đầu tư nước ngoài chọn các hình thức quảng cáo và bao
bì sản phẩm
Trình độ phát triển giáo dục đào tạo sẽ quyết định chất lượng của đội ngũ laođộng Mặc dù sau khi tuyển dụng lao động thì đã đa số các doanh nghiệp FDI phải đàotạo lại nhưng sự khác biệt quá lớn trong quan điểm cũng như nội dung đào tạo ở nướcnhận đầu tư và nhu cầu của doanh nghiệp sẽ làm hạn chế hiệu quả đầu tư và làm nảnlòng những nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng nhiều lao động
Các nhân tố tác động của nước đi đầu tư
- Thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô
Những chính sách như tài chính - tiền tệ xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối củanước đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến luồng đầu tư trực tiếp của nước này sang các nướckhác
Sự thay đổi các chính sách tài chính tiền tệ tác động mạnh đến lãi suất, làm tănghoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của các nhà đầu tư Thay đổi chính sách tiền tệ sẽlàm ảnh hưởng đến lạm phát, lạm phát cao có nghĩa là đồng tiền nội tệ mất giá khiến