1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích học thuyết nhân quả phật giáo và vận dụng vào trong giáo dục đạo đức thế hệ trẻ ở việt nam ngày nay

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích học thuyết nhân quả Phật giáo và vận dụng vào trong giáo dục đạo đức thế hệ trẻ ở Việt Nam ngày nay
Tác giả Nguyễn Thị Kiều Trinh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hùng Vương
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quốc tế học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 211,5 KB

Nội dung

Người Việt Namta rất coi trọng học thuyết nhân quả của Phật giáo, từ xưa đến nay ông cha ta đã vận dụng họcthuyết này vào việc xây dựng đạo lý để răn dạy con cháu của mình như một luật b

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

KHOA QUỐC TẾ HỌC -

🙞🙜🕮🙞🙜 -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: CÁC TƯ TƯỞNG VÀ TÔN GIÁO PHƯƠNG ĐÔNG

Đê tài: “Phân tích học thuyết nhân quả Phật giáo và vận dụng vào trong giáo dục đạo đức thế hệ trẻ ở Việt Nam ngày nay”

Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Trinh Lớp: 21CNĐPH01

Mã sinh viên: 416210030 Khoa: Quốc tế học

GVHD: TS Nguyễn Hùng Vương

Đà Nẵng, ngày 28 tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: 3

1 VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO 4

1.1 Sự ra đời của Phật giáo 4

1.2 Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam 4

2 HỌC THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO 5

2.1 Khái niệm học thuyết nhân quả Phật giáo 5

2.2 Mối quan hệ giữa nhân và quả 7

2.3 Ảnh hưởng của thuyết nhân quả Phật giáo đến nhân sinh quan người Việt .7

3 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY 9

3.1 Tích cực 9

3.2 Tiêu cực 10

3.3 Nguyên nhân 11

4 VẬN DỤNG THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO VÀO TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THẾ HỆ TRẺ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

12

5 KẾT LUẬN 15

DANH MỤC THAM KHẢO 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới, với số lượng tín đồ đông đảo, có nguồn gốc ra đời ở Ấn Độ Phật giáo tập trung chủ yếu ở Châu Á, đặc biệt là ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á và Phật giáo đã tồn tại và phát triển qua hàng nghìn năm cho đến ngày nay Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Phật giáo vẫn là một tôn giáo có đống góp trong dòng chảy lịch sử nhân loại, đặc biệt là vấn đề về nhân sinh

Phật giáo luôn quan tâm đến đời sống con người ở hiện thực, hướng con người đến những điều tốt đẹp, tự giải thoát cho bản thân tìm đến sự hạnh phúc trong tương lai Học thuyết nhân quả Phật giáo là một trong những giáo lý quan trọng nhất của Phật giáo, ngay từ đầu nó

đã ăn sâu vào trong tư tưởng, suy nghĩ, tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân Người Việt Nam

ta rất coi trọng học thuyết nhân quả của Phật giáo, từ xưa đến nay ông cha ta đã vận dụng học thuyết này vào việc xây dựng đạo lý để răn dạy con cháu của mình như một luật bất thành văn

đễ mỗi người phải biệt tự suy xét về hành động, sống sao cho thật tốt

Thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay đặc biệt là thanh thiếu niên đang đứng trước nhiều thử thách và cám dỗ của cuộc sống Họ rất dễ dàng học tập cũng như tiếp cận những nguồn kiến thức, thông tin, tư tưởng mới mẻ nhưng cũng dễ bị tác động bởi những tiêu cực của xã hội Chính vì thế, học thuyết nhân quả Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc vận dụng vào trong giáo dục đạo đức của thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay Phật giáo với những học thuyết dễ

đi vào lòng người, khuyến khích con người hướng thiện, trong đó học thuyết nhân quả Phật giáo có tác dụng to lớn trong việc hoàn thiện nhân cách đạo đức, luôn thận trọng trong từng lời nói việc làm, luôn cố gắng gieo nhân lành để gặt quả ngọt Lời Phật dạy về nhân quả báo ứng không chỉ đơn thuần là lý thuyết, mà nó thực sự là kim chỉ nam để mỗi người sống hướng thiện

và ý nghĩa hơn

Trang 4

1 VÀI NÉT VỀ PHẬT GIÁO

1.1 Sự ra đời của Phật giáo

Tôn giáo là một nhu cầu của bộ phận văn hóa tinh thần của từng con người, từng cộng đồng xã hội Trong đó Phật giáo là một trào lưu tôn giáo với cái đích là hướng con người tới sự giải thoát khoi nỗi thống khổ Nó xuất hiện vào cuối thế kỉ thứ VI trước công nguyên ở Ấn Độ thuộc vùng đất Nepal ngày nay Đạo Phật ra đời trên nền tảng của một nền văn hóa, văn minh lớn – Văn minh Vêđa với người sáng lập là Thích Ca Mâu

Ni Sự ra đời của đạo Phật thể hiện tinh thần phản kháng của những người nghèo chống lại thuyết bốn đẳng cấp của đạo Bà la môn, tìm con đường giải thoát con người khỏi nỗi thống khổ triền miên trong xã hội nô lệ Ấn Độ Là một đạo giáo hòa bình tràn đầy đức tính từ bi, trí tuệ dũng cảm, bình đẳng, vô ngã, vị tha,…hiện nay Phật giáo lan khắp ra năm châu bốn biển Không chỉ thu hẹp trong vùng Châu Á như trước đây, mà nó còn được truyền đi khắp các xứ lân cận với số tín đồ chính thức khoảng trên 300 triệu người Phật giáo bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên Đến thế kỷ thứ 10, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo chính của Việt Nam

1.2 Một số đặc điểm của Phật giáo Việt Nam

Phật giáo Việt Nam có sự dung hòa giữa các tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống đã tiếp nhận Phật giáo ngay từ đầu Công nguyên Sau đó Phật giáo cùng tín ngưỡng truyền thống tiếp nhận Đạo giáo Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo để làm nên “Tam giáo đồng nguyên” (cả ba tôn giáo có cùng một gốc) và “Tam giáo đồng quy” (cả ba tôn giáo

có cùng mục đích)

Phật giáo Việt Nam có sự dung hòa giữa các tông phái, các tông phái Phật giáo Đại thừa sau khi du nhập vào Việt Nam đã trộn lẫn với nhau Dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi pha trộn với Mật giáo Nhiều vị thiền sư đời Lý Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không,… đều giỏi pháp thuật và có tài thần nông biến hóa Thiền tông còn kết hợp với Tịnh Độ tông như là trong việc tụng niệm Phật A Di Đà và Bồ Tát Các điện thờ

ở chùa miền Bắc vô cùng phong phú các loại tượng Phật, Bồ Tát, La Hán của các tông phái khác nhau Các chùa miền Nam còn có xu hướng kết hợp Tiểu thừa với Đại thừa

Trang 5

Nhiều chùa mang hình thức Tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo lý Đại thừa; bên cạnh Phật Thích Ca Mâu Ni còn có các tượng phật nho khác, bên cạnh áo vàng còn có áo nâu, áo lam Phật giáo Việt Nam mang tính hài hòa âm dương

Sau tính tổng hợp thì hài hòa âm dương là một trong những đặc tính khác của lối

tư duy nông nhiệp, nó ảnh hưởng đến Phật giáo Việt Nam làm cho Phật giáo Việt Nam thiên về nữ tính Các vị Phật Ấn Độ xuất thân là nam giới, khi vào Việt Nam bị biến thành “Phật ông – Phật bà” Phật Bà Quan Âm (biến thể của Quán Thế Âm Bồ Tát) là vị thần hộ mệnh của vùng Nam Á nên còn được gọi là Quan Âm Nam Hải

Phật giáo Việt Nam mang tính linh hoạt, Phật giáo Việt Nam còn một đặc điểm

đó là rất linh hoạt, mà các nhà Phật thường gọi là “tùy duyên bất biến; bất biến mà vẫn thường tùy duyên” Điều này có nghĩa là tùy vào tình huống cụ thể mà người ta có thể

tu, giải thích Phật giáo theo các cách khác nhau Nhưng vẫn không xa rời giáo lý cơ bản của nhà Phật (Sự tác động và ảnh hưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo đối với quan niệm,thái độ sống của người Việt Nam, 2013)

2 HỌC THUYẾT NHÂN QUẢ PHẬT GIÁO

2.1 Khái niệm học thuyết nhân quả Phật giáo

Học thuyết nhân quả Phật giáo là một trong những giáo lý lớn nhất của Phật giáo Học thuyết này dựa trên quan niệm rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có nhân duyên sinh khởi, mỗi hành động của con người ở hiện tại sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính bản thân họ Thuyết nhân quả của nhà Phật, nói đủ là nhân-duyên và quả là một triết lý mang tính khoa học, quy luật tự nhiên của vũ trụ, không mang tính chất hình thức của sự thưởng phạt từ một đấng quyền năng nào (Thuyết Nhân Quả, 2011)

Theo học thuyết nhân quả Phật giáo, tư tưởng nhân quả Phật giáo đứng trên lập trường vô thần với giáo lý Duyên khởi làm nền tảng, do đó mà chỉ ra được tính khách quan, tất yếu, vô tận của chuỗi nhân quả Giáo lý duyên khởi là một trong những giáo lý quan trọng nhất của Phật giáo, được Đức Phật giảng dạy trong kinh Tương Ưng Bộ,

Trang 6

kinh Trung Bộ Giáo lý này cho rằng, mọi hiện tượng trong vũ trụ đều do nhân duyên sinh ra, không có gì là tự nhiên, ngẫu nhiên Giáo lý duyên khởi cho thấy rằng, mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có liên hệ với nhau, không có gì là tự nhiên, ngẫu nhiên Mọi hiện tượng đều là kết quả của những nhân tố trước đó, và chính bản thân nó cũng là nhân tố của những hiện tượng tiếp theo (Tang kinh-Kinh truong bo-Kinh Dai Duyen, 2021)

Giáo lý duyên khởi có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người Nó giúp con người hiểu được bản chất của khổ đau, từ đó có thể tìm ra cách giải thoát khỏi khổ đau Giáo lý này cũng giúp con người có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội

Nhân nghĩa là nguyên nhân, quả nghĩa là kết quả Nhân và quả có mối quan hệ mật thiết với nhau, nhân nào thì quả nấy, nhân thiện thì quả sẽ thiện, nhân ác thì gặp quả

ác Nhân tức là nguyên nhân, là động lực, là tiền đề dẫn đến kết quả, những tác động bên trong hay bên ngoài dẫn đến một kết quả nhất định Nhân có thể là những hành động, suy nghĩ, lời nói hoặc là những ý niệm của con người Quả là kết quả, là những tác động, hậu quả của một hành động, lời nói, ý niệm của con người Quả có thể là những hiện tượng đời sống xảy ra trong hiện tại hoặc xảy ra trong tương lai của con người

Thượng tọa Thích Thanh Huân có nói: “Giáo lý nhân quả có thể nói đó là một quy luật tự nhiên, tự vận hành và chi phối tất cả mọi sự việc trong xã hội Không chỉ con người mà kể cả các loài vật cũng đều trong quy luật nhân quả Quy luật nhân quả tồn tại

và vận hành tự nhiên trong cuộc sống của mỗi con người và của cả muôn loài Đức Phật

đã nhìn thấu được rõ giáo lý nhân quả một cách sâu sắc và toàn diện.” (Luật nhân quả và chuyện tạo nghiệp của những người gian dối trong mùa dịch , 2020) Tất cả chúng ta sống trong cuộc đời này đều do nghiệp quả biểu hiện từ những kiếp trước Mọi hậu quả chúng ta đang mang đều chính do bản thân chúng ta tạo tác Các pháp chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác, tâm lý chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, thì nghiệp cũng chuyển biến từ trạng thái này đến trạng thái khác, không có cái gì đứng yên một chỗ Vì vậy, nghiệp có thể chuyển, từ người ác có thể thành người hiền, từ người hiền nếu không tu cũng có thể trở thành người ác

Trang 7

Nhân quả thể hiện qua ba phạm trù thời gian, gọi là hiện báo, sanh báo và hậu báo Hiện báo là kết quả trổ ngay trong hiện kiếp, có thể ngay tức khắc, hoặc một ngày, một tháng, một năm, nhiều năm…trong một đời này Sanh báo là kết quả trổ ở kiếp sau khi vừa thọ nhận một thân mới Vì vậy, có những người tạo việc lành bây giờ mà vẫn gặp điều không tốt vì nhơn ác đã tạo từ kiếp trước Hậu báo là khi mình tạo việc lành hay việc dữ ở kiếp này, quả không trổ liền ở kiếp này hay kiếp tiếp theo mà nhiều kiếp

về sau mới trổ, vì duyên chưa đủ (Thuyết Nhân Quả, 2011)

2.2 Mối quan hệ giữa nhân và quả

Nhân và quả có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó được hiểu theo hai cách khác nhau Thứ nhất, nhân là tất yếu, quả là sự tùy duyên Nghĩa là, nhân là cái chắc chắn có, quả là cái có thể xảy ra hoặc không xảy ra Ví dụ, nếu một người gieo hạt đậu, thì chắc chắn sẽ có cây đậu mọc lên Tuy nhiên, cây đậu có cao to hay không, quả đậu có nhiều hay ít, thì lại tùy thuộc vào những yếu tố khác, như: đất đai, nước, ánh sáng, phân bón, Thứ hai, nhân và quả đều là tất yếu Nghĩa là, nhân và quả đều có mối quan hệ nhân quả mật thiết, và đều có sự tác động qua lại lẫn nhau Ví dụ, một người gieo hạt đậu, thì chắc chắn sẽ có cây đậu mọc lên Cây đậu mọc lên sẽ cho quả đậu Quả đậu sẽ lại trở thành nhân cho những hạt đậu mới (Vận dụng tư tưởng nhân quả của Phật giáo qua các câu chuyện cổ tích Việt Nam để định hướng giáo dục văn hóa ứng xử cho học sinh trung học phổ thông hiện nay., 2010)

Thuyết nhân quả Phật giáo cho rằng, mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có nhân và quả, không có hiện tượng nào tự nhiên mà có Do đó, con người cần phải hiểu rõ mối quan hệ giữa nhân và quả để có thể làm chủ cuộc đời của mình

Nếu hiểu rõ mối quan hệ giữa nhân và quả, con người sẽ có được động lực để sống thiện, tránh ác Con người sẽ nhận thức được rằng, những hành động thiện của mình sẽ mang lại những quả báo tốt đẹp, còn những hành động ác của mình sẽ mang lại những quả báo xấu xa

2.3 Ảnh hưởng của thuyết nhân quả Phật giáo đến nhân sinh quan người Việt

Trang 8

Người Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử và văn hóa gắn bó với Phật giáo Thuyết nhân quả Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân sinh quan của người Việt Nam, thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống bởi vì nó có nhiều nét tương đồng với cách ứng xử của người Việt trong cuộc sống hằng ngày

Thuyết nhân quả Phật giáo hướng con người đến thái độ sống hướng thiện, giúp con người hiểu rằng mọi hành động của mình đều có hậu quả, và hậu quả đó có thể là tốt hoặc xấu Điều này giúp con người có ý thức hơn trong việc hành động, tránh làm những điều xấu, và tích cực làm những điều thiện, có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống,

đó là cuộc sống có khổ đau, nhưng cũng có hạnh phúc Khổ đau là do nhân ác, hạnh phúc là do nhân thiện Do đó, để có được hạnh phúc, con người cần phải tu tập, làm lành lánh dữ Trong văn hóa Việt Nam, người ta thường có câu: "Gieo gió gặt bão", "Chữ tâm là chữ thiện", "Làm việc thiện không bao giờ thiệt", Những câu nói này thể hiện quan niệm của người Việt Nam về tầm quan trọng của việc làm thiện, tránh làm ác

Thái độ sống lạc quan, tin tưởng vào tương lai cũng giúp con người hiểu rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có nguyên nhân, và không có gì là ngẫu nhiên Điều này giúp con người có niềm tin vào cuộc sống, và có ý chí vượt qua khó khăn, thử thách Trong văn hóa Việt Nam, người ta thường có câu: "Có công mài sắt có ngày nên kim",

"Nước chảy đá mòn", Những câu nói này thể hiện quan niệm của người Việt Nam về

sự nỗ lực, kiên trì sẽ mang lại thành công

Thái độ sống hòa hợp với thiên nhiên, thuyết nhân quả Phật giáo cho rằng mọi hiện tượng trong vũ trụ đều có mối quan hệ mật thiết với nhau Điều này giúp con người

có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, hòa hợp với thiên nhiên Trong văn hóa Việt Nam, người ta thường có câu: "Cây xanh là lá phổi của con người", "Mỗi hạt mầm

là một cuộc đời", Những câu nói này thể hiện quan niệm của người Việt Nam về tầm quan trọng của thiên nhiên đối với cuộc sống của con người

Người Việt có ý thức xây dựng xã hội tốt đẹp, thuyết nhân quả Phật giáo cho rằng, xã hội là một tổng thể, giúp con người có cách nhìn nhận đúng đắn về xã hội, đó là

xã hội là một tổng thể, mọi người đều có liên hệ với nhau Mọi hành động của mỗi

Trang 9

người đều có tác động đến xã hội Do đó, con người cần phải sống thiện, xây dựng xã hội tốt đẹp mọi người đều có liên hệ với nhau Mọi hành động của mỗi người đều có tác động đến xã hội Do đó, người Việt luôn mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp, nơi mọi người được sống hạnh phúc

3 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Ở tất cả các quốc gia, thanh niên cần phải được chuẩn bị để có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội bền vững Thanh niên bước vào độ tuổi lao động được trang bị đầy đủ các kỹ năng và năng lực phù hợp sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lượng của đất nước Nói theo một cách khác, thanh niên là một nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển và tăng trương lâu dài của đất nước, thanh niên là lực lượng nòng cốt của xã hội, là chủ nhân tương lai của đất nước (Anh huong Phat giao doi voi dao duc thanh nien o Viet Nam hien nay, 2016) Đạo đức là nền tảng của nhân cách con người, là yếu tố quan trọng để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ Thực trạng đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay có những mặt tích cực và tiêu cực song hành

3.1 Tích cực

Nhìn chung, đa số thanh niên Việt Nam có phẩm chất tốt, nhận thức đúng đắn về đạo đức, thanh niên Việt Nam có ý thức được tầm quan trọng của đạo đức, coi trọng việc rèn luyện đạo đức, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, sống có văn hóa, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, có ý thức công nhân, chấp hành pháp luật

Thanh niên Việt Nam có tinh thần xung kích, tình nguyện, thanh niên Việt Nam luôn có tinh thần xung kích, tình nguyện tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, tinh thần tương thân tương ái được khơi dậy, trở thành xu hướng chủ đạo và lôi cuốn giới trẻ

Trang 10

Trình độ học vấn, nhận thức của thanh niên được nâng cao, thanh niên Việt Nam hiện nay có trình độ học vấn ngày càng cao, tiếp cận được với nhiều thông tin, kiến thức

từ nhiều nguồn khác nhau, giúp họ có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về đạo đức Tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc của thanh niên được phát huy, luôn có tinh thần yêu nước,

tự hào dân tộc, ý thức được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước

Thanh niên Việt Nam có ý thức vươn lên trong học tập, lao động, thanh niên Việt Nam có ý thức vươn lên trong học tập, lao động, phấn đấu trở thành những người có ích cho xã hội Không ít thanh niên dám đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, tỏ thái độ lo lắng, băn khoăn trước các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội Bất bình trước những sai phạm của các bộ, vi phạm pháp luật Phần lớn thanh niên hiện nay

có đời sống tinh thần, văn hóa phong phú, nhu cầu giải trí lành mạnh, lên án những hoạt động giải trí không lành mạnh, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc

3.2 Tiêu cực

Bên cạnh những lối sống, đạo dức đẹp và tốt đẹp của đa số thanh thiếu niên trẻ Việt Nam thì vẫn còn tồn tại một bộ phận thanh niên còn có những suy nghĩ sai lệch, đề cao hưởng thụ, sống sai lệch, ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân, không quan tâm đến người khác, không có tinh thần trách nhiệm với xã hội, đua đòi, xa hoa lãng phí, sùng bái thần tượng thái quá, ít quan tâm đến cộng đồng và những người xung quanh Thiếu ý thức rèn luyện, không tích cực tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, địa phương

tổ chức, lười học tập, lười lao động, không có tinh thần dám đứng lên đấu tranh chống lại những điều sai trái, tiêu cực Bất hiếu với cha mẹ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, không quan tâm đến tình hình đất nước

Tình trạng vi phạm đạo đức, pháp luật của thanh niên vẫn còn diễn ra: Tình trạng

vi phạm đạo đức, pháp luật của thanh niên vẫn còn diễn ra, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội, như: nghiện ngập ma túy, mại dâm, trộm cắp, đánh nhau,

Một bộ phận thanh niên bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội: Một bộ phận thanh niên bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội, như: bạo lực học đường, bạo lực gia đình,

Ngày đăng: 04/02/2024, 14:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w