1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích tác động của chính sách tài khóađến sản lượng và lạm phát ở việt nam tronghai năm 2021 và 2022

42 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 6,31 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (0)
    • 1.1. Khái niệm chính sách tài khóa (4)
    • 1.2. Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khóa (4)
    • 1.3. Cơ chế tác động của chính sách tài khóa (5)
    • 1.4. Tác động của chính sách tài khóa đến tổng chi tiêu và sản lượng cân bằng (8)
    • 1.5. Chính sách tài khóa cùng chiều và chính sách tài khóa ngược chiều (11)
    • 1.6. Chính sách tài khóa và vấn đề thoái lui và đầu tư (13)
    • 1.7. Các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách (13)
    • 1.8. Lạm phát (14)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT CỦA VIỆT (19)
    • 2.1. Thực trạng về sản lượng và việc làm (19)
    • 2.2. Những tác động của chính sách tài khóa lên sản lượng và lạm phát. .29 2.3. Giải pháp cho những hạn chế mà chính sách tài khóa tác động lên sản lượng và lạm phát (30)
    • 1. Ưu, nhược điểm (36)
    • 2. Thành tựu (37)
    • 3. So với các nước trên thế giới (39)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (40)

Nội dung

Với đề tài “ Phân tích tác động của chính sách tài khóa đến sảnlượng và lạm phát của Việt Nam trong năm 2021 và năm 2022”, nhóm chúng emhi vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về tác động của ch

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm chính sách tài khóa

Chính sách tài khoá là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế, khi sản lượng thực tế của nền kinh tế ở quá xa bên phải hoặc bên trái mức sản lượng tiềm năng, thì lúc đó cần tác động của chính sách tài khoá hoặc tiền tệ để đưa nền kinh tế lại gần với mức sản lượng tiềm năng.

Theo cách tiếp cận của Keynes, thì vai trò trung tâm của Chính phủ là chính sách tài khoá Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá với các công cụ khác nhau ứng với từng điều kiện cụ thể của nền kinh tế

Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp Các hãng tư nhân không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu cho tiêu dùng Tổng cầu ở mức rất thấp Lúc này để mở rộng tổng cầu Chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế để tăng mức chi tiêu của nền kinh tế Trong mô hình số nhân đầy đủ, việc Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ khiến sản lượng thực tế tăng lên và mức việc làm đầy đủ có thể khôi phục.

Ngược lại, khi nền kinh tế đang ở trạng thái phát đạt quá mức, tăng trưởng cao, lạm phát tăng lên, Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế và nhờ đó tổng cầu sẽ giảm sản lượng thực tế cũng giảm theo và lạm phát giảm

Tuy nhiên, trên thực tế chính sách tài khoá không đủ sức mạnh như vậy nhất là trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.

Mục tiêu và công cụ của chính sách tài khóa

1.2.1 Mục tiêu của chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa được sử dụng nhằm hướng nền kinh tế đạt tới những mục tiêu đã đề ra Trong ngắn hạn, những mục tiêu đó là tăng trưởng sản lượng, ổn định giá cả, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Mục tiêu hàng đầu của chính sách tài khoá là thúc đẩy tăng trưởng sản lượng của quốc gia Khi đó Chính phủ sử dụng các công cụ chính sách để tác động điều chỉnh các thành phần chi tiêu của nền kinh tế và hướng nền kinh tế đạt được mức sản lượng như mong muốn Mục tiêu thứ hai của chính sách tài khoá là giảm tỷ lệ thất nghiệp Thường thì mục tiêu sản lượng và mục tiêu tạo việc làm đi song hành với nhau bởi khi nền kinh tế đạt được tăng trưởng tốt hơn, các doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn thì nhu cầu sử dụng lao động cũng tăng lên và tỷ lệ thất nghiệp vì thế giảm đi Ngoài hai mục tiêu này, việc tác động vào các thành phần của tổng chi tiêu cũng sẽ tác động tới trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hoá và tác động lên giá cả thị trường Do vậy việc thực hiện chính sách tài khoá cũng góp phần thực hiện mục tiêu nữa là điều tiết giá cả thị trường.

Trong dài hạn chính sách tài khóa có tác dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua tác động đến cơ cấu đầu tư của nền kinh tế trong dài hạn.

1.2.2 Công cụ của chính sách tài khóa Để thực hiện chính sách tài khóa, Chính phủ sử dụng hai công cụ là chi tiêu của Chính phủ và thuế.

+ Chi tiêu của Chính phủ (G): Sự thay đổi trong chi tiêu của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi tiêu của toàn xã hội, vì G là một bộ phận của tổng chi tiêu.

+ Thuế (T): Là hình thức chủ yếu của thu ngân sách nhà nước Thuế là nguồn thu bắt buộc để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước Khi Chính phủ tăng thuế hay giảm thuế, chẳng hạn như thuế thu nhập cá nhân hay thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ tác động đến thu nhập của người dân và doanh nghiệp dẫn đến sự thay đổi của chi tiêu cho tiêu dùng và cho đầu tư Kết quả là tổng cầu, sản lượng, việc làm và giá cả thay đổi.

Cơ chế tác động của chính sách tài khóa

Việc cố gắng đưa sản lượng thực tế đến gần nhất với mức sản lượng tiềm năng, ổn định giá cả và giảm thiểu thất nghiệp là mục tiêu hướng đến của các quốc gia. Chúng ta xem xét cơ chế tác động của chính sách tài khóa trong hai trường hợp cụ thể như sau:

1.3.1 TH1: Nền kinh tế vận hành dưới mức sản lượng tiềm năng, xem xét sự biến đổi của lạm phát:

Khi nền kinh tế đang vận hành ở mức sản lượng thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, chính sách tài khóa mở rộng được sử dụng nhằm thúc đẩy gia tăng sản lượng và giảm tỷ lệ thất nghiệp Công cụ được sử dụng là tăng chi tiêu Chính phủ, giảm thuế hoặc kết hợp vừa tăng chi tiêu vừa giảm thuế Vì chi tiêu của Chính phủ là một yếu tố cấu thành nên tổng chi tiêu (hay tổng cầu) nên khi chi tiêu của Chính phủ tăng làm cho tổng cầu tăng Còn khi Chính phủ giảm thuế (chẳng hạn như thuế tiêu dùng hay thuế thu nhập doanh nghiệp) sẽ kích thích làm cho tiêu dùng hay đầu tư tăng lên, tương ứng làm cho tổng cầu tăng Khi Chính phủ kết hợp cả tăng chi tiêuChính phủ và giảm thuế thì tổng cầu càng được kích thích tăng lên nhiều hơn.Tổng cầu tăng, đến lượt nó khiến các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên, dẫn đến sản lượng tăng Để tăng sản lượng, doanh nghiệp có xu hướng huy động và sử dụng nhiều nguồn lực hơn, trong đó có nguồn lao động, khiến cho thất nghiệp có xu hướng giảm.

Có thể nhìn vào đồ thị hình 1.3.1.a để thấy rõ hơn tác động của việc thực hiện chính sách tài khoá đến sản lượng và việc làm của nền kinh tế.

Hình 1.3.1.a Giả định ban đđầu nền kinnh tế đạt trạng thái cân bằng ngắn hạn tại điểm E1 ((giao của đường AD1 và đường ASS) với mức giá chhung P1 và mức sản lượng cân bằng Y1 (YY1Y*) Tại trạng thái cân bằng E1, nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng, lạm phát gia tăng Với mục tiêu ổn định nền kinh tế, Chính phủ cần sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp làm giảm tổng cầu thì thông qua mô hình số nhân, sản lượng cân bằng giảm và mức giá chung trong nền kinh tế giảm, kiềm chế được lạm phát.

Như vậy, việc sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp giúp cho nền kinh tế kìm hãm được sự tăng trưởng nóng, đưa sản lượng về mức sản lượng tiềm năng và kiểm soát được mức giá chung của nền kinh tế.

Tác động của chính sách tài khóa đến tổng chi tiêu và sản lượng cân bằng

1.4.1 Tác động chi tiêu của chính phủ G

Với mức chi tiêu Chính phủ , ta có tổng chi tiêu trong nền kinh tế là : kinh tế vĩ mô 97% (33) ĐÀM-PHÁN-

THƯƠNG-MẠI-… kinh tế vĩ mô 100% (14)

Nền kinh tế cân bằng khi , sản lượng cân bằng của nền kinh tế là:

Với mức chi tiêu Chính phủ , ta có tổng chi tiêu trong nền kinh tế là :

Nền kinh tế cân bằng khi , lúc này sản lượng cân bằng của nền kinh tế là:

Sự thay đổi của tổng cầu:

Tóm lại, chi tiêu Chính phủ (G) tác động thuận chiều đến tổng chi tiêu và sản lượng cân bằng Khi Chính phủ thay đổi chi tiêu 1 khoản ∆G sẽ làm thay đổi trong tổng chi tiêu 1 lượng bằng ∆G và sản lượng cân bằng của nền kinh tế thay đổi 1 lượng bằng m ∆G.

Nhưng như đã phân tích ở mục 3.2.2, sản lượng cân bằng không gia tăng ngay lập tức một khoản bằng m mà trải qua một quá trình lan truyền nhất định ĐiềuG này giải thích độ trễ bên ngoài của chính sách tài khoá Chúng ta phân biệt độ trễ trong và độ trễ ngoài của chính sách tài khoá Độ trễ trong là khoảng thời gian từ khi nhận diện được tình trạng của nền kinh tế cho đến khi ban hành được chính sách phù hợp Độ trễ bên ngoài là khoảng thời gian từ khi ban hành chính sách cho đến khi chính sách phát huy hiệu quả một cách đầy đủ.

Quy trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách nhiều khi tốn kém thời gian Mặt khác, bản thân mô hình số nhân cũng cần thời gian để phát huy tác dụng đầy đủ Do gặp phải độ trễ chính sách nên trong nhiều trường hợp chính sách không phát huy được tác dụng và hiệu quả như mong đợi.

1.4.2 Tác động chi tiêu của thuế T Để đơn giản, ta giả sử thuế là thuế tự định Với mức thuế t=5, ta có tổng chi tiêu trong nền kinh tế là :

Với mức thuế ta có tổng chi tiêu trong nền kinh tế là AE2:

Mức thay đổi của tổng chi tiêu:

Sự thay đổi của sản lượng:

Tóm lại, thuế tác động ngược chiều đến tổng chi tiêu và sản lượng cân bằng

1.4.3 Chính sách tài khóa và các vấn đề thâm hụt ngân sách

Khái niệm: Ngân sách Nhà nước là tổng các kế hoạch chi tiêu và thu nhập hàng năm của Chính phủ, bao gồm các khoản thu (chủ yếu từ thuế) và các khoản chi ngân sách.

Các lý thuyết tài chính hiện đại cho rằng, Ngân sách Nhà nước không nhất thiết phải cân bằng theo tháng, theo năm Vấn đề là phải quản lý các nguồn thu và chi sao cho ngân sách không thâm hụt quá lớn và kéo dài Tuy vậy, trong nhiều nước đặc biệt là các nước đang phát triển, các Chính phủ vẫn theo đuổi một chính sách tài khóa thận trọng, trong đó chi ngân sách phải nằm trong khuôn khổ các nguồn thu ngân sách Có ba loại thâm hụt ngân sách:

 Thứ nhất là thâm hụt ngân sách thực tế: Là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.

 Thứ hai là thâm hụt ngân sách cơ cấu: Là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.

 Thứ ba là thâm hụt ngân sách chu kỳ: Là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh, bằng hiệu số của thâm hụt thực tế và thâm hụt cơ cấu Trong ba loại thâm hụt trên, thâm hụt cơ cấu phản ánh kết quả của hoạt động chủ quan của chính sách tài khóa như:định ra thuế suất, phúc lợi, bảo hiểm Vì vậy, để đánh giá kết quả của chính sách tài khóa, người ta sử dụng thâm hụt này.

Chính sách tài khóa cùng chiều và chính sách tài khóa ngược chiều

Khi Chính phủ lựa chọn giữa mục tiêu về sản lượng là giữ cho nền kinh tế luôn đạt mức sản lượng tiềm năng và mục tiêu đảm bảo ngân sách luôn cân bằng thì Chính phủ sẽ áp dụng các chính sách tài khóa khác nhau.

1.5.1 Chính sách tài khóa cùng chiều

Chính sách tài khóa cùng chiều là chính sách mà khi mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được ngân sách cân bằng (B = 0) bất kể sản lượng có thay đổi như thế nào.

Khi nền kinh tế suy thoái, ngân sách bị thâm hụt, Chính phủ có thể sử dụng chính sách tài khóa cùng chiều với chu kỳ kinh tế với mục tiêu giữ cho ngân sách cân bằng Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp sẽ khiến cho sản lượng cân bằng giảm đi và nền kinh tế đang vận hành ở mức sản lượng thấp dưới mức sản lượng tiềm năng có thể bị suy thoái trầm trọng hơn.

Thực vậy, khi nền kinh tế bị suy thoái, việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa cùng chiều thông qua biện pháp giảm chi tiêu hoặc tăng thuế hoặc kết hợp cả hai biện pháp trên với mục tiêu giữ cho ngân sách cân bằng sẽ làm cho tổng cầu

AD giảm, sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng giảm theo mô hình số nhân Do vậy, nền kinh tế sẽ lâm vào tình trạng suy thoái hơn.

Việc sử dụng chính sách tài khóa cùng chiều giúp giảm được thâm hụt, giữ cân bằng ngân sách trong ngắn hạn Tuy nhiên, trong dài hạn, ngân sách vẫn bị mất cân bằng do việc giảm sản lượng sẽ khiến cho nguồn thu từ thuế giảm theo khi thuế là một hàm của thu nhập.

1.5.2 Chính sách tài khóa ngược chiều

Chính sách tài khóa ngược chiều là chính sách mà khi mục tiêu của Chính phủ là luôn đạt được mức sản lượng cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng (Y = Y*) và mức việc làm đầy đủ bất kể ngân sách bị thâm hụt như thế nào.

Khi nền kinh tế bị suy thoái, với mục tiêu giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng và mức việc làm đầy đủ, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng Nói cách khác, chính sách tài khóa ngược chiều với chu kỳ kinh tế được thực hiện để giữ chi tiêu của nền kinh tế ở mức cao, sản lượng tăng lên đến mức sản lượng tiềm năng, nhưng ngân sách có thể bị thâm hụt và đó là thâm hụt ngân sách cơ cấu.

Thực vậy, việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa ngược chiều thông qua biện pháp tăng chi tiêu hoặc giảm thuế hoặc kết hợp cả hai biện pháp trên khi nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng thấp sẽ làm cho tổng cầu AD tăng, sản lượng cân bằng của nền kinh tế cũng tăng theo mô hình số nhân Kết quả là nền kinh tế sẽ hướng tới mức sản lượng tiềm năng và thoát khỏi tình trạng suy thoái, nhưng ngân sách Chính phủ có thể bị thâm hụt trong ngắn hạn Tuy nhiên, trong dài hạn, việc gia tăng sản lượng sẽ giúp cho nguồn thu thuế của Chính phủ gia tăng và hạn chế được thâm hụt ngân sách do thuế là một hàm của thu nhập.

Chính sách tài khóa và vấn đề thoái lui và đầu tư

Việc Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng can thiệp vào nền kinh tế khiến cho sản lượng cân bằng của nền kinh tế đó tăng theo cấp số nhân Khi đó, nhu cầu về tiền giao dịch trong nền kinh tế cũng tăng lên, trong khi cung tiền không thay đổi Điều này khiến cho lãi suất trên thị trường gia tăng và hoạt động đầu tư trong nền kinh tế giảm do đầu tư nhạy cảm với lãi suất.

Mặt khác, đầu tư là một thành tố quan trọng của tổng cầu Do đó, khi đầu tư giảm, tổng cầu của nền kinh tế cũng giảm theo và sản lượng cân bằng của nền kinh tế giảm theo mô hình số nhân Kết quả là thu ngân sách giảm do thuế là một hàm của thu nhập và là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Chính phủ. Đó chính là cơ chế thoái lui đầu tư và thường xuất hiện với hiện tượng thâm hụt cơ cấu Điều này hàm ý rằng, khi Chính phủ muốn tăng chi tiêu để tăng trưởng kinh tế sẽ dẫn đến bóp nghẹt đầu tư và giảm sản lượng Về mặt ngắn hạn, quy mô của thoái lui đầu tư là nhỏ, nhưng trong dài hạn quy mô này có thể rất lớn Để hạn chế thoái lui đầu tư cần có sự phối hợp hài hoà các chính sách khác nhau trong việc ổn định hóa nền kinh tế.

Các biện pháp bù đắp thâm hụt ngân sách

Ngân sách Chính phủ bị thâm hụt sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các hoạt động khác nhau trong nền kinh tế Điều này đòi hỏi Chính phủ phải có các biện pháp để hạn chế ngân sách bị thâm hụt Dưới đây là một số biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách:

1.7.1 Biện pháp cơ bản: tăng thu – giảm chi

Khi thâm hụt quá lớn và kéo dài, các Chính phủ đều phải nghĩ đến các biện pháp hạn chế thâm hụt Biện pháp cơ bản thường là “tăng thu và giảm chi” Tăng thu ở đây bao gồm việc tăng thuế và tăng thu các loại phí, lệ phí; còn giảm chi là việc giảm chi tiêu của Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, phí sản xuất vật chất, chi viện trợ, chi trả nợ và chi an ninh quốc phòng Tuy nhiên, việc tăng thu, giảm chi có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, nếu Chính phủ tăng chi tiêu (G) và tăng thuế (T) một lượng như nhau thì ngân sách không đổi và sản lượng cân bằng sẽ tăng một lượng tương ứng bằng đúng lượng tăng chi tiêu hay tăng thuế.

Khi các biện pháp tăng thu và giảm chi không giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách, Chính phủ phải sử dụng các biện pháp tài trợ khác.

1.7.2 Vay trong nước (Vay dân)

Vay trong nước là Chính phủ vay chính người dân nước đó Chính phủ vay dân chúng thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước Các khoản vay trong nước thường không gây ra lạm phát trong ngắn hạn, không làm giảm dự trữ ngoại tệ của quốc gia và tránh được nguy cơ phụ thuộc vào nước ngoài Thế nhưng việc làm này lại có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng tiếp cận vốn của khu vực kinh tế tư nhân và gây ra tác động làm tăng lãi suất.

Vay nước ngoài là việc nhận viện trợ hoặc vay từ các Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài chính phát triển quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IFM) Vay nước ngoài giúp giảm sức ép lạm phát đối với nền kinh tế và tạo nguồn vốn giúp phát triển kinh tế đất nước Tuy nhiên, nếu khoản vay này lớn thì Chính phủ nước sở tại phải có thặng dư thương mại để trả, tức là trả lãi và gốc trên khoản vay từ trước Gánh nặng trả các khoản vay nước ngoài này cũng làm giảm tiêu dùng của một quốc gia Thêm nữa, nó dễ khiến các quốc gia đi vay bị phụ thuộc vào nước ngoài về cả kinh tế, chính trị, quân sự…

1.7.4 Sử dụng quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia

Việc sử dụng dự trữ ngoại tệ có thể giúp đạt được mục tiêu bù đắp cho thâm hụt ngân sách mà không gây ra gánh nặng nợ nần Tuy nhiên nó lại có thể ảnh hưởng xấu tới tỷ giá hối đoái, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá trong xuất khẩu và có thể gây tác động tiêu cực tới sự dịch chuyển của dòng vốn đầu tư.

Là việc Ngân hàng Trung ương gia tăng in thêm tiền để bù đắp thâm hụt Việc này có thể giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu bù đắp thâm hụt, không gây ra áp lực trả nợ Nhưng việc in thêm tiền đưa vào lưu thông trong khi sản lượng nền kinh tế không gia tăng sẽ khiến cho giá cả tăng cao, lạm phát xảy ra Điều này làm đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, các vấn đề không chỉ kinh tế mà xã hội, chính trị của quốc gia đó có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng Chính vì vậy, các Chính phủ thường sẽ phải hạn chế tối đa việc sử dụng công cụ này.

Lạm phát

1.8.1 Thế nào là lạm phát ?

Lạm phát xảy ra khi mức giá cả chung thay đổi Khi mức giá tăng lên được gọi là lạm phát, khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát Vậy lạm phát là sự tăng lên của mức giá cả trung bình theo thời gian.

Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số chung của giá cả và loại chỉ số biểu hiện lạm phát gọi là chỉ số lạm phát hay chỉ số giá cả chung của toàn bộ nền kinh tế đó là GNPdanh nghĩa/ GNPthực tế Trong thực tế thường được thay thế bằng một trong hai loại chỉ số giá thông dụng khác là: chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá cả sản xuất.

Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự biến động giá cả của một giở hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu của nền kinh tế trong một thời kỳ nào đó:

Trong đó: + IP chỉ số giá cả của giở hàng hoá

+ ip chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng

+ d tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại

Nhóm hàng trong giở sẽ có ∑ d = 1 nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội

Thường thì người ta lựa chọn một thời kỳ cố định nào đó làm gốc để tính các chỉ số giá cá thể và tỷ trọng mức tiêu dùng của các loại hàng hoá Thời kỳ gốc để tính chỉ số cá thể và thời kỳ gốc để tính tỷ trọng tiêu dùng có thể trùng nhau (cùng một năm gốc) hoặc cũng có thể khác nhau (năm gốc tính giá khác với năm gốc tính cơ cấu tiêu dùng).

Khác với tỷ số giá tiêu dùng, chỉ số giá cả sản xuất phản ánh sự biến động giá cả của đầu vào, thực chất là sự biến động của chi phí sản xuất Xu hướng biến động giá chi phí tất yếu sẽ tác động đến xu hướng biến động hàng hoá trên thị trường Hiện nay, ở Việt Nam chỉ số giá được dùng để biểu hiện lạm phát là chỉ số giá tiêu dùng (được tính cho hàng tháng, hàng quý, hàng năm)

+ Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ, quy mô và biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát.

+ Tỷ lệ lạm phát trong kinh tế vĩ mô được xem là sự gia tăng dịch vụ theo thời gian, sự mất giá trị của một loại tiền tệ hay sự gia tăng mức giá chung của hàng hóa.

+ Tỷ lệ lạm phát được xem là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác trong trường hợp so sánh với các nước khác.

+ Tỷ lệ lạm phát là việc giá cả hàng hóa tăng lên so với mức giá ở thời điểm trước hay còn gọi là vật giá leo thang.

+ Tỷ lệ lạm phát là do tiền lưu hành trong xã hội tăng lên khi Chính phủ không quản lý được khối lượng tiền lưu hành.

+ Tỷ lệ lạm phát là do Chính phủ phát hành thêm tiền để bù đắp vào việc thâm hụt ngân sách nhà nước.

Công thức tính tỉ lệ lạm phát

Trong đó: + GP = Tỉ lệ lạm phát ( %)

+ IP = chỉ số giá cả của thời kì nghiên cứu

+ IP – 1 = Chỉ số giá cả của thời kì trước đó

Tuỳ theo mức độ của tỉ lệ lạm phát mà người ta chia lạm phát ra ba loại:

 Lạm phát vừa phải, còn gọi là lạm phát 1 con số có tỉ lệ lạm phát dưới 10% một năm Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế.

 Lạm phát phi mã khi mức tăng trưởng tương đối nhanh với tỉ lệ 2 hoặc 3 con số một năm (dưới 20%) Loại này khi phát triển chín mùi sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

 Siêu lạm phát khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao, vượt xa lạm phát phi mã (>20%) Siêu lạm phát thường xảy ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc Tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra.

1.8.2 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế

Tùy theo tỉ lệ lạm phát mà mức độ ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế là ít hay nhiều, một ví dụ thực tế như ở Việt Nam hiện nay, tỉ lệ lạm phát đang dao động ở ngưỡng từ 3,5% - 4%, chỉ số này tỉ lệ thuận với sự gia tăng của giá cả thị trường tuy nhiên vẫn khống chế và kiểm soát được.

Không chỉ riêng Việt Nam, lạm phát đang trở thành một vấn đề nhức nhối ở nhiều Quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triển Khi nhu cầu về nợ nước ngoài lớn, đồng tiền trong nước suy giảm về giá trị so với đồng tiền nước ngoài đồng nghĩa với tỉ giá hối đoái từ đó mà tăng theo, dẫn đến gánh nặng nợ công và khả năng thanh toán.

Lạm phát tăng thúc đẩy lãi suất tiền vay, khi lạm phát tăng lên, người cho vay đòi hỏi phải có thêm một khoản lãi suất để bù đắp sự suy giảm về giá trị tiền tệ do tác động của lạm phát gây nên, kéo theo nhu cầu về tăng lãi suất, ảnh hưởng tới sự phân phối không đồng đều về thu nhập danh nghĩa đối với người cho vay và người đivay.

Cũng từ thực tế đó, các ngân hàng cần thiết phải tăng tỉ lệ lãi suất danh nghĩa, khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, đó chính là vấn nạn lớn nhất mà lạm phát cùng hậu quả của nó mang tới Không chỉ thế, nó còn khiến hoạt động tín dụng lâm vào tình trạng vướng mắc và làm thâm hụt ngân sách Nhà nước.

THỰC TRẠNG SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT CỦA VIỆT

Thực trạng về sản lượng và việc làm

2.1.1 Thực trạng về sản lượng và việc làm năm 2021

 Về sản lượng a) Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23%.

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năng suất của phần lớn cây trồng đạt khá so với năm trước, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản năm 2021 tăng cao góp phần duy trì nhịp tăng trưởng của cả khu vực. Ngành nông nghiệp tăng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,37%, đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm. Ngành khai khoáng giảm 6,21%, làm giảm 0,23 điểm phần trăm do sản lượng dầu mỏ thô khai thác giảm 5,7% và khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 19,4% Ngành xây dựng tăng 0,63%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước, làm giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm Ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức tăng 42,75%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 9,42%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,97%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%; khu vực dịch vụ chiếm 40,95%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.

Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09% so với năm 2020; tích lũy tài sản tăng 3,96%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,01%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,16%.

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2021 ước tính đạt 171,3 triệu đồng/lao động (tương đương 7.398 USD/lao động, tăng 538 USD so với năm 2020) Theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2021 tăng 4,71% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2021 đạt 26,1%, cao hơn mức 25,3% của năm 2020). b) Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất cây trồng và chăn nuôi đạt khá Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đặc biệt trong quý III/2021, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội kéo dài làm ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng sản xuất – chế biến – tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản Trước những thuận lợi và khó khăn đan xen, ngành nông nghiệp có nhiều giải pháp ứng phó kịp thời cùng với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ để ổn định và phát triển sản xuất, đạt mức tăng trưởng cao Kết quả hoạt động năm 2021 của ngành nông nghiệp đã thể hiện rõ vai trò bệ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, là cơ sở quan trọng để thực hiện an sinh, an dân trong đại dịch.

Diện tích lúa cả năm ước đạt 7,24 triệu ha, giảm 38,3 nghìn ha so với năm trước; năng suất lúa ước đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 43,88 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn.

Kết quả sản xuất một số cây hằng năm: Sản lượng ngô đạt 4,43 triệu tấn, giảm2,9% so với năm 2020; khoai lang đạt 1,22 triệu tấn, giảm 11,2%; lạc đạt 426,9 nghìn tấn, tăng 0,3%; đậu tương đạt 59,2 nghìn tấn, giảm 9,5%; rau, đâ Žu các loại đạt 18,4 triệu tấn, tăng 1,7%.

Chăn nuôi trâu, bò trên cả nước nhìn chung ổn định Ước tính tháng 12/2021, tổng số trâu cả nước giảm 3% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số bò tăng 1,3%; tổng số gia cầm tăng 2%; tổng số lợn tăng 3% Sản lượng thịt hơi các loại năm nay đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng đạt 120,9 nghìn tấn, tăng 0,5% so với năm trước; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng đạt 458,3 nghìn tấn, tăng 3,8%; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 4.180,2 nghìn tấn, tăng 3,6%; sản lượng sữa đạt 1.159,3 nghìn tấn, tăng 10,5%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt 1.940,9 nghìn tấn, tăng 3,2%; sản lượng trứng gia cầm đạt 17,5 tỷ quả, tăng 5,1.

Năm 2021, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước ước tính đạt 277,8 nghìn ha, tăng 2,8% so với năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 99 triệu cây, tăng 3%; sản lượng gỗ khai thác đạt 18,1 triệu m , tăng 5,4%; sản lượng củi khai 3 thác đạt 18,8 triệu ste, giảm 1,6% Diện tích rừng bị thiệt hại là 2.081 ha, tăng 29,3% so với năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1.229 ha, gấp 1,7 lần; diện tích rừng bị chặt, phá là 852 ha, giảm 6,2%.

Tính chung năm 2021, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 8.726,6 nghìn tấn, tăng 1% so với năm 2020, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 4.805,8 nghìn tấn, tăng 1,0% (quý IV đạt 1.452,7 nghìn tấn, tăng 3,5%); sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.920,8 nghìn tấn, tăng 0,9% (quý IV đạt 863,6 nghìn tấn, tăng 1,7%). c) Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương trên cả nước thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%.

Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2021 ước tính tăng 4,82% so với năm trước (quý I tăng 6,44%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 4,4%; quý IV tăng 6,52%) Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37% (quý I tăng 8,9%; quý II tăng 13,35%; quý III giảm 4,09%; quý IV tăng 7,96%), đóng góp 1,61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 6,21% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm

5,7% và khí đốt tự nhiên giảm 19,4%), làm giảm 0,23 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Những tác động của chính sách tài khóa lên sản lượng và lạm phát .29 2.3 Giải pháp cho những hạn chế mà chính sách tài khóa tác động lên sản lượng và lạm phát

2.2.1 Tác động của chính sách tài khóa lên sản lượng và lạm phát trong năm 2021

2.2.1.1 Nội dung các yếu tố tác động

- Chi tiêu công của chính phủ: Nếu chính phủ tăng chi tiêu, đặc biệt là đầu tư công, thì có thể giúp tăng sản lượng kinh tế bằng cách kích thích nhu cầu tiêu dùng và đầu tư Tuy nhiên, điều này cũng có thể tạo ra áp lực tài chính đối với chính phủ, đặc biệt là nếu không thu được đủ thu nhập từ nguồn thuế tăng trưởng.

- Thuế và lỗ hổng thuế: Chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và cạnh tranh của các doanh nghiệp Nếu chính sách thuế được thiết kế để thúc đẩy đầu tư và tăng cường cạnh tranh, nó có thể tăng sản lượng kinh tế Tuy nhiên, nếu có những lỗ hổng trong chính sách thuế, có thể ảnh hưởng đến nguồn lực của chính phủ và có thể tạo ra tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.

- Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ, như tỷ giá và tốc độ lãi suất, có thể ảnh hưởng đến sản lượng kinh tế và lạm phát Nếu chính sách tiền tệ được điều chỉnh để giảm lạm phát, nó có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, cũng có thể có một tác động phụ tiêu cực nào đó khi giảm lạm phát sớm hơn khi kinh tế vẫn chưa đủ mạnh.

- Chính sách tiền tệ có liên quan đến hệ thống tài chính toàn cầu: Chính sách tiền tệ có thể được ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn cầu, như dao động của giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, đầu tư năng suất cao và tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế khác Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến việc giảm lạm phát và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia.

2.2.1.2 Những thay đổi của các yếu tố sản lượng và lạm phát, các chỉ số thể hiện sự thay đổi

- Sản lượng: Sản lượng kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-

19 và các biện pháp hạn chế mà nhiều quốc gia đã áp đặt trong năm 2020 Tuy nhiên, trong năm 2021, kinh tế toàn cầu dần phục hồi và đang có xu hướng tăng trưởng trở lại, nhờ vào các biện pháp hỗ trợ kinh tế của chính phủ, sự gia tăng tiêm chủng vaccine, nhu cầu tiêu thụ tăng đột biến của các quốc gia lớn Các chỉ số sản lượng kinh tế như GDP, sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, xuất khẩu và nhập khẩu đều cho thấy sự tăng trưởng tích cực trong năm 2021.

- Lạm phát: Lạm phát được định nghĩa là sự tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định Trong năm 2021, các nước đã phải đối mặt với sự tăng lạm phát kéo dài do một số yếu tố như giá vật liệu xây dựng, giá thực phẩm, giá năng lượng, tăng chi tiêu nhà nước, lạm phát cung tiền và một số yếu tố khác Các chỉ số lạm phát cho thấy tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng và các chỉ số lạm phát khác đã tăng đáng kể trong năm 2021 Tuy nhiên, những tăng giá này có thể được kiểm soát bởi các biện pháp điều chỉnh của chính phủ và Ngân hàng Trung ương để giảm tác động tiêu cực lên nền kinh tế toàn cầu.

- Chỉ số thể hiện sự thay đổi: Các chỉ số thể hiện sự thay đổi bao gồm chỉ số Dow

Jones, chỉ số S&P 500, chỉ số Nikkei và chỉ số FTSE 100 đều cho thấy sự thay đổi từng ngày trong năm 2021 Các chỉ số này phản ánh sự thay đổi của thị trường chứng khoán và hoạt động của các công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Trong năm 2021, các chỉ số này đã có sự tăng trưởng tích cực mặc dù vẫn còn đối mặt với sự không chắc chắn về tình hình kinh tế toàn cầu trong tương lai.

2.2.1.3 Những vấn đề nào còn chưa được giải quyết

- Chính sách chi tiêu công của chính phủ: Khi chính phủ tăng chi tiêu công, đặc biệt là đầu tư công, điều này có thể giúp kích thích tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn Tuy nhiên, khi chi tiêu tăng quá mức, sẽ gây ra áp lực tài chính đối với chính phủ, đặc biệt là nếu không tăng thu nhập từ nguồn thuế đầy đủ để bù đắp chi tiêu tăng cao.

- Chính sách thuế: Chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và mức độ hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia, chính sách thuế vẫn còn nhiều bất cập, lỗ hổng và lệch lạc, điều đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp và cản trở tăng trưởng kinh tế.

- Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến mức độ lạm phát và sản lượng kinh tế, nhưng có thể gặp phải nhiều khó khăn khi áp dụng Một số vấn đề chưa được giải quyết trong chính sách tiền tệ có thể bao gồm: sự cạnh tranh tiền tệ trên thế giới, tình hình nợ công và lạm phát cung tiền.

- Sự chưa ổn định về kinh tế toàn cầu: Trong bối cảnh quan hệ thương mại quốc tế đang phức tạp và sự ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều quốc gia vẫn đối mặt với sự chưa ổn định trong tình hình kinh tế Điều này có thể ảnh hưởng đến việc triển khai chính sách tài khóa ở một số quốc gia và gây ra các tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

2.2.2 Tác động của chính sách tài khóa lên sản lượng và lạm phát trong năm 2022

2.2.2.1 Nội dung các yếu tố tác động

- Chi tiêu công của chính phủ: Tăng chi tiêu công có thể giúp thúc đẩy sản lượng kinh tế nhờ kích thích nhu cầu tiêu dùng và đầu tư Tuy nhiên, chính sách này cũng có thể tạo ra áp lực tài chính đối với chính phủ, đặc biệt là nếu không thu được đủ thu nhập từ nguồn thuế để đáp ứng chi tiêu tăng cao.

- Chính sách thuế: Chính sách thuế có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và mức độ hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư. Những chính sách thuế được thiết kế để thúc đẩy đầu tư và tăng cường cạnh tranh có thể tăng sản lượng kinh tế Tuy nhiên, nếu các lỗ hổng của chính sách thuế không được giải quyết thì có thể ảnh hưởng đến nguồn lực của chính phủ và cản trở tăng trưởng kinh tế.

- Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ, như tỷ giá và tốc độ lãi suất, có thể ảnh hưởng đến sản lượng kinh tế và lạm phát Chính sách tiền tệ đúng đắn, hoặc được điều chỉnh để giảm lạm phát có thể ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nếu không phù hợp với tình hình kinh tế, chính sách tiền tệ có thể gây ra những tác động tiêu cực đến mức giá và tăng trưởng kinh tế.

- Chính sách tài khóa liên quan đến hệ thống tài chính toàn cầu: Chính sách tài khóa có thể ảnh hưởng bởi các yếu tố toàn cầu, như giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới, đầu tư năng suất cao và tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế khác. Những yếu tố toàn cầu này có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát của một quốc gia.

2.2.2.2 Những thay đổi của các yếu tố sản lượng và lạm phát, các chỉ số thể hiện sự thay đổi

Ưu, nhược điểm

Nhờ thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, chủ động mà Việt Nam đã đạt được những thành tựu vô cùng nổi bật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách tài khóa vẫn còn tồn tại, hạn chế đáng chú ý như:

+ Tính ổn định, bền vững của thu NSNN chưa cao (Mặc dù tổng thể thu NSNN năm 2022 vượt so dự toán, song chủ yếu là tăng thu từ tiền sử dụng đất, thu dầu thô và hoạt động xuất, nhập khẩu Bên cạnh đó, số thu nội địa trong những tháng cuối năm 2022 có xu hướng giảm tốc Thu nô Ži địa bình quân 5 tháng đầu năm đạt 130,8 nghìn tỷ đồng/tháng, từ tháng 6 đến nay thu bình quân chỉ đạt gần 100 nghìn tỷ đồng, trong đó thu tháng 9 chỉ còn 71,2 nghìn tỷ đồng, tháng 10 không kể các khoản thu kê khai thu theo quý nộp thì số thu chỉ đạt khoảng 70 nghìn tỷ đồng Thu nội địa tháng 11 ước giảm khoảng 41 nghìn tỷ đồng so với tháng 10 Tính chung cả năm 2022, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN ước đạt khoảng 80%, giảm so với mức 83% của năm 2021 Nguyên nhân do một số ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh (như sản xuất vật liệu xây dựng, sắt thép, thiết bị công nghệ; điện thoại di động; tivi các loại) thị trường tiêu thụ vẫn còn nhiều khó khăn Chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển tăng cao do ảnh hưởng của giá xăng dầu, nguyên liê Žu đầu vào, lãi suất, tỷ giá tăng, suy giảm kinh tế trên toàn cầu)

+ Giải ngân chi đầu tư phát triển còn chậm (Triển khai phân bổ dự toán chi NSNN chậm, nhất là các nhiệm vụ chi thuộc Chương trình phục hồi, Chương trình mục tiêu quốc gia; giải ngân vốn đầu tư công thấp, nhất là vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2022, giải ngân vốn đầu tư công nguồn NSNN ước đạt khoảng 434,47 nghìn tỷ đồng (bằng 74,09% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021 là 77,30% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) Trong đó, vốn trong nước ước đạt khoảng 423,08 nghìn tỷ đồng; vốn nước ngoài ước đạt 11,39 nghìn tỷ đồng).

+ Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp khó khăn; niềm tin thị trường thấp, sụt giảm (Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp biến động mạnh, một số ít doanh nghiệp vi phạm pháp luật về phát hành trái phiếu, thao túng chứng khoán đã tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của thị trường và tâm lý nhà đầu tư, ảnh hưởng đến việc huy động vốn của Chính phủ và doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán).

Thành tựu

- Tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, song với những nỗ lực điều tiết nền kinh tế của Chính phủ, Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương đạt 2,58% trong năm 2021 Đặc biệt, quý IV-2021 có sự hồi phục đáng kể, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục mới, vào Top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, GDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, khu vực dịch vụ tăng 1,22%.

- Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế Năm

2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm

2020 Năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 668,5 tỷ USD Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt kết quả tích cực Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20-12-2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020

- Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN)

6 tháng đầu năm 2021 được triển khai trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước tiếp tục chịu ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch Covid-19 Theo đó, tổng thu NSNN 6 tháng đầu năm 2021 của ngành Tài chính ước đạt 781.180 tỷ đồng, bằng 58,2% dự toán, bằng 116,3% so với cùng kỳ.

Trong đó: thu NSNN do cơ quan thuế quản lý là 656.374 tỷ, bằng 58,8% dự toán, bằng 114,3% so với cùng kỳ bao gồm: Số thu từ dầu thô là 18.725 tỷ đồng, bằng 80,7% dự toán, bằng 87,8% cùng kỳ Số thu nội địa (không bao gồm dầu thô) do cơ quan thuế quản lý là 637.649 tỷ đồng, bằng 58,3% dự toán, bằng 115,3% cùng kỳ; thu cân đối từ xuất nhập khẩu đạt 124.105 tỷ đồng, bằng 69,5% dự toán, bằng 137,5% cùng kỳ; thu hồi vốn NSNN tại các tổ chức kinh tế đạt 135 tỷ, bằng 0,3% dự toán, bằng 2% so với cùng kỳ (khoản thu này do Cục Tài chính DN theo dõi quản lý) thu viện trợ đạt 556 tỷ, bằng 7% dự toán, bằng 72,6% cùng kỳ.;

Trong 6 tháng vừa qua, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đạt 5,64%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 (đạt 1,81%), lạm phát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo và Viê h t Nam là quốc gia duy nhất trong các nước được cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc gia giữ nguyên hệ số tín nhiệm và nâng triển vọng lên mức tích cực Trong bối cảnh hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh còn khó khăn, kết quả thu NSNN 6 tháng nêu trên là tích cực Các khoản thu từ hoạt đô Žng sản xuất,kinh doanh đều đạt trên 52% dự toán và tăng trên 17% so với cùng kỳ, như: thu từ khu vực DNNN đạt 52,8% dự toán, tăng 17,8%; thu từ khu vực DN có vốn đầu tư nước ngoài đạt 57,7% dự toán, tăng 19,9%; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 59,3% dự toán, tăng 39,6% so với cùng kỳ.

Hiện nay, cả nước có 60/63 địa phương đảm bảo tiến độ dự toán thu nội địa (đạt trên 50%), trong đó 48 địa phương đạt trên 55% dự toán; có 54/63 địa phương có tăng trưởng thu, trong đó mô Žt số địa phương có mức tăng trưởng thu trên 15% so với cùng kỳ năm 2020.

- TS Doãn Hữu Tuệ khẳng định các giải pháp chính sách tài khóa được áp dụng trong năm 2021 và đặc biệt trong các năm 2022-2023 theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội khá toàn diện, kịp thời Qua đó, chỉ số tăng trưởng GDP năm 2022 đã đạt 8,02% Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực về tình hình kinh tế- xã hội của Việt Nam và dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng năm 2023 Cụ thể, trong Báo cáo tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý IV/2022 và triển vọng 2023 do bộ phận Global Economics & Markets Research của Ngân hàng UOB (Singapore) thực hiện, UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 ở mức 6,6%, nhất quán với dự báo chính thức là 6,5% Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,2% trong năm 2023, còn Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo mức 6,7% Đây là triển vọng lạc quan so với triển vọng khá u ám ở những nền kinh tế khác.

- Giải pháp thu NSNN: Thu NSNN cả năm ước đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, vượt 27,8% dự toán Trong đó, thu ngân sách trung ương vượt 25,8% dự toán; thu ngân sách địa phương vượt 29,9% dự toán Tổng số tiền miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí cho doanh nghiệp và người dân ước tính đến hết tháng 12/2022 đạt khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng; trong đó, gia hạn khoảng 105,9 nghìn tỷ đồng, miễn, giảm khoảng 87,5 nghìn tỷ đồng

+ Cùng với việc tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí theo các văn bản đã ban hành cuối ăm 2021 có hiệu lực thi hành trong năm 2022 , chính sách thu 1 NSNN được tiếp tục mở rộng ưu đãi trong năm 2022 theo tinh thần Nghị quyết số43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợChương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội như giảm thuế suất thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống còn 8% từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022+Trước diễn biến phức tạp của thị trường xăng, dầu thế giới, giá xăng, dầu tăng mạnh, gây áp lực lên lạm phát và hoạt đô Žng sản xuất, kinh doanh trong nước và đời sống Nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành các nghị quyết về mức 2 thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn Cụ thể, giảm 50% mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng (trừ etanol), dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn và giảm 70% đối với dầu hỏa từ ngày 01/4/2022; sau đó, tiếp tục giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu xuống mức sàn từ ngày 11/7/2022 đến hết ngày 31/12/2022 Đồng thời, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng cũng được điều chỉnh giảm từ mức thuế suất 20% xuống mức thuế suất 10% từ ngày 08/8/2022 để đa dạng hóa nguồn cung xăng nhập khẩu cho thị trường trong nước 3 Ngoài ra, nhiều chính sách hỗ trợ khác cũng được ban hành như gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước

+ Bộ Tài chính đã đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng thu và chống thất thu NSNN, chống gian lận trục lợi thuế Kể từ ngày 01/7/2022, toàn bộ doanh nghiệp và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên cả nước đã thực hiện đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử Đồng thời, Bộ Tài chính đã xây dựng Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài; đến nay, đã có 39 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế

- Chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả: Lũy kế chi NSNN 12 tháng năm 2022 ước đạt 1.562,3 nghìn tỷ đồng, bằng 87,5% dự toán; trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 82,8% dự toán, chi thường xuyên ước đạt 92,4% dự toán; đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi phát sinh theo tiến độ thực hiện của đơn vị sử dụng ngân sách; khắc phục hâ Žu quả thiên tai, dịch bê Žnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh, an sinh xã hô Ži và thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn

- Bội chi NSNN được kiểm soát, nợ công đảm bảo trong ngưỡng Quốc hội cho phép: Năm 2022 đã thực hiện phát hành 214,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, với kỳ hạn bình quân 12,67 năm, lãi suất bình quân 3,48%/năm Việc quản lý và sử dụng vốn vay được kiểm soát chặt chẽ, các khoản vay được thực hiện hiệu quả hơn, góp phần đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ công trong giới hạn Quốc hội cho phép Đến cuối năm 2022, dư nợ công ước đạt 38% GDP, dư nợ Chính phủ ước đạt 34,7% GDP, dư nợ vay nước ngoài của quốc gia ước đạt 36,8% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ ước đạt 16,3% tổng thu NSNN; trong phạm vi Quốc hội cho phép Kết quả tích cực từ phát triển kinh tế - xã hội, tài chính - NSNN, quản lý, kiểm soát nợ công đã góp phần nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia Năm 2022, Việt Nam tiếp tục được S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, “triển vọng ổn định”; và Moody's Investors Service nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn từ mức Ba3 lên mức Ba2, “triển vọng ổn định”.

So với các nước trên thế giới

Trong bối cảnh đó tình hình lạm phát thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt tại khu vực châu Âu và Mỹ Lạm phát của khu vực đồng Euro tháng 11/2022 tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát của Mỹ tăng 7,1% và FED tiếp tục duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ Tại Châu Á, lạm phát tháng 11/2022 của Thái Lan tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc tăng 5%; Indonesia tăng 5,4%; Trung Quốc tăng 1,6%; Nhật Bản tăng 3,8% Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung khi CPI tháng 12/2022 tăng 4,55% so với cùng kỳ năm trước GDP năm 2022 tăng cao ở mức 8,02% so với năm trước, là mức tăng cao nhất các năm trong giai đoạn 2011-2022 Trong khu vực Đông Nam Á, nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á với tổng giá trị hàng hóa dự kiến tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷUSD Với mức tăng trưởng 31% trong giai đoạn 2022-2025, hãng này dự báo, nền kinh tế số Việt Nam sẽ đạt mức khoảng 49 tỷ USD vào năm 2025 và đạt mốc kỷ lục từ 120-200 tỷ USD vào năm 2030.

Ngày đăng: 21/02/2024, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w