Dođó, tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam luôn là một trong những điềuđáng lo ngại nhất.Kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Quan hệ lao động ViệtNam khảo sát với 292 người lao động
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động được quy định trong hiến pháp.
- Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
- Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa.
- Người có việc làm là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được nhận tiền công hoặc hiện vật.
- Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ THẤT NGHIỆP
Tỷ lệ thất nghiệp = (Số người thất nghiệp)/(Lực lượng lao động) x100%
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động = (Lực lượng lao động)/ (Dân số là người lớn) x 100%
+ Lực lượng lao động (L) = số người có việc làm (E) + số người thất nghiệp(U)
+ POP : dân số là người lớn ( dân số trưởng thành )
2.2.2 Phân loại thất nghiệp a) Theo lý do thất nghiệp
- Mất việc (job loser): người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó
- Bỏ việc (job leaver): là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động, ví dụ: tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không hợp không gian làm việc…
- Nhập mới (new entrant): là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
- Tái nhập (reentrant): là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. b) Theo nguồn gốc thất nghiệp
- Tạm thời: Là thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
- Cơ cấu: Là thất nghiệp xảy ra vì một số thị trường lao động không cung cấp đủ việc làm cho tất cả những người tìm việc.Hay có thể hiểu thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung - cầu trên các thị trường lao động cụ thể (theo
Document continues below kinh tế vĩ mô
Phân tích các y ế u t ố tác đ ộ ng đ ế n t ỷ giá… kinh tế vĩ mô 100% (29)
QU Ả N TR Ị 1 kinh tế vĩ mô 97% (64)
Phân tích khái quát tình hình tăng tr ưở … kinh tế vĩ mô 100% (18)
KINH TE VI MO- TRAC- Nghiem kinh tế vĩ mô 100% (18)
6 các ngành nghề, khu vực ) hoặc khi có sự chuyển đổi động thái sản xuất kinh doanh.
- Chu kỳ: Là thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu Các nền kinh tế thị trường gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại hình thất nghiệp này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.
- Mùa vụ: Là tình trạng người lao động có việc làm trong một mùa/ vụ nhất định nhưng khi chuyển sang mùa/ vụ khác thì lại không có việc (thường là những công việc gắn với thời tiết, sản xuất đặc thù theo vùng, …) c) Theo cách phân loại hiện đại
- Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment): là loại thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động không muốn làm việc hoặc vì lý do cá nhân nào đó.
- Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment): là loại thất nghiệp mà ở mức tiền công nào đó người lao động chấp nhận nhưng vẫn không được làm việc do kinh tế suy thoái, cung lớn hơn cầu về lao động.
NGUYỄN NHÂN, TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP
1.3.1 Nguyên nhân thất nghiệp a) Theo lý thuyết tiền công linh hoạt (quan điểm trường phái cổ điển)
Trong nền kinh tế giá cả và tiền lương là hết sức linh hoạt Do vậy, thị trường lao động luôn ở thế cân bằng và thị trường có một loại thất nghiệp là thất nghiệp tự nguyện. kinh tế vĩ mô 97% (33) ĐÀM-PHÁN-
TH ƯƠ NG-M Ạ I-… kinh tế vĩ mô 100% (14)
Hình 1.1 Thất nghiệp theo lý thuyết tiền công linh hoạt Đường L biểu thị lực lượng lao động xã hội, D biểu thị cầu lao động của doanh nghiệp và St biểu thị cung lao động
Thị trường lao động đạt trạng thái cân bằng tại điểm E (W , L ), với0 0
E là giao điểm của DL và SL.
Tại w cung lao động tại H ứng với số lao động L , trong khi đó cầu1 2 lao động tại K ứng với số lao động L1 dẫn đến dư cung lao động.
Do giá cả và tiền lương rất linh hoạt nên tiền lương sẽ giảm dần, khi tiền lương giảm dần cung lao động giảm đi, cầu lao động tăng lên do đó thị trường lại quay về trạng thái cân bằng tại E( w , L0 0). b) Theo lý thuyết tiền công cứng nhắc (quan điểm trường phái Keynes)
Quan điểm này cho rằng thất nghiệp xảy ra do sự suy giảm của tổng cầu trong thời kỳ suy thoái kinh tế dẫn đến mức cầu chung về lao động giảm xuống, đường cầu lao động dịch chuyển sang trái trong khi giá cả và tiền lương cứng nhắc dẫn đến toàn bộ thị trường lao động xã hội bị mất cân bằng.
Hình 1.2 Thất nghiệp theo lý thuyết tiền công cứng nhắc
Giả sử thị trường lao động đang đạt trạng thái cân bằng tại E (W ,0
L0), tại trạng thái thị trường lao động cân bằng, EF là thất nghiệp tự nguyện và cũng đồng thời là thất nghiệp tự nhiên.
Giả sử rằng do tác động của suy thoái kinh tế làm cho tổng cầu giảm, cầu về lao động giảm, đường cầu lao động dịch chuyển sang trái từ D đến D Mặt khác, do trong thời kỳ suy thoái, giá cảL L1 và tiền lương cứng nhắc, do vậy nó không biến đổi kịp với biến động của cầu lao động trên thị trường, như vậy, với mức tiền lương vẫn là W cung lao động vẫn là L , cầu lao động lúc này đã0 giảm xuống mức L , thị trường lao động bị dư cung lao động Vậy1 trong nền kinh tế sẽ có 2 loại thất nghiệp: Thất nghiệp không tự nguyện: đoạn GE hay được gọi là thất nghiệp chu kỳ; thất nghiệp tự nguyện: đoạn EF, lúc này thất nghiệp tự nguyện không phải là thất nghiệp tự nhiên nữa.
1.3.2 Tác động của thất nghiệp
- Nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả.
- Cá nhân và gia đình người thất nghiệp chịu nhiều thiệt thòi từ việc mất nguồn thu nhập, kỹ năng xói mòn, tâm lý không tốt.
- Dễ nảy sinh ra nhiều tệ nạn xã hội.
- Chính phủ phải chi nhiều tiền trợ cấp thất nghiệp. Góc độ chính trị :
- Người lao động giảm lòng tin đối với chính sách của chính phủ.
1.3.3 Phương pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp Đối với thất nghiệp tự nhiên:
- Tăng cường hoạt động của dịch vụ giới thiệu việc làm.
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại các nguồn lực.
- Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.
- Tạo thuận lợi cho di cư lao động. Đối với thất nghiệp tự nguyện:
- Tạo ra công ăn việc làm và mức lương tốt hơn tại mọi mức tiền lương thu hút đề thu hút lao động hơn.
- Tổ chức các chương trình dạy nghề và tổ chức tốt các thị trường lao động. Đối với thất nghiệp chu kỳ:
- Áp dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thu hút được nhiều lao động hơn.
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP HIỆN NAY
Trong điều kiện kinh tế thị trường, thất nghiệp là vấn đề mang tính toàn cầu, không loại trừ một quốc gia nào, cho dù quốc gia đó là nước đang phát triển hay nước có nền công nghiệp phát triển Do vậy, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đảm đảm việc làm, ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Theo thống kê về nguồn nhân lực và thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay, tổng số lực lượng lao động cả nước là 55,35 triệu người, trong đó lao động ở khu vực nông thôn chiếm 67,4% Số lao động có việc làm là 54,25 triệu người Bình quân hàng năm, đã giải quyết việc làm cho 1,5-1,6 triệu lao động trong nước và đưa trên 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Tỷ lệ thất nghiệp được duy trì ở mức thấp với khoảng 1,2 triệu người trong độ tuổi lao động Trong đó, nam chiếm 48,3% và nữ chiếm 51,1% Tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 2,2% và thất nghiệp ở thành thị dưới 3,4% Đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên xấp xỉ 12% cao gấp đôi so với tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên nông thôn, đặc biệt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Nam Trung Bộ Xu hướng thất nghiệp còn phổ biến ở nhóm thanh niên có trình độ học vấn cao đẳng hoặc đại học trở lên Tình trạng sinh viên tốt nghiệp ra trường và thanh niên có tay nghề, không tìm được việc làm phù hợp là một vấn nạn phổ biến đối với các gia đình những năm gần đây Nhiều gia đình nhận thực cho nằng do thiếu nguồn lực tài chính nên đã không muốn đầu tư cho con cái học lên cao đẳng, đại học trong khi về sau này lại khó có khả năng xin việc, nhất là việc làm trong khu vực nhà nước.
Cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam thể hiện tỷ lệ lớn dân số trong độ tuổi lao động và giảm tỷ lệ phụ thuộc Nếu Việt Nam có thể tạo ra đủ việc làm có chất lượng cao để đáp ứng nguồn lao động đang mở rộng, có thể đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế và giải quyết những lỗ hổng trên thị trường lao động Đồng thời, sự ổn định kinh tế vĩ mô và các thể chế về thị trường lao động vững mạnh hơn sẽ giúp tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn, thu hút đầu tư và kích cầu Thêm vào đó, cải thiện chất lượng giáo dục, đào tạo và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ việc làm sẽ giúp người lao động Việt Nam và người tìm việc đáp ứng được các nhu cầu của doanh nghiệp và ngành nghề và nắm bắt những cơ hội việc làm mới và tốt hơn.
THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP TRONG 4 NĂM GẦN ĐÂY .8
Thất nghiệp là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của một quốc gia ( tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít và cán cân thanh toán có số dư) Giảm thiểu thất nghiệp, duy trì ổn định và phát triển kinh tế đó cũng là một trong những mục tiêu kinh tế mà chính phủ nước ta đề ra Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà tình hình thất nghiệp ở Việt Nam bị tác động khá lớn Qua phân tích từ nhiều khía cạnh đã cho thấy nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao chủ yếu do nguồn lao động chưa đảm bảo về chất lượng và tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra làm cho tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, gây sức ép cho vấn đề giải quyết việc làm.
Sau đây là những phân tích chi tiết về thực trạng thất nghiệp ở Việt
Nam trong những năm từ 2018 đến 2021.
2.2.1 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2017
Qúy I năm 2017: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước đạt 2,30% Trong đó, khu vực thành thị (3,24%) cao hơn nông thôn (1,83%) Vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước vẫn là Trung du và miền núi phía Bắc (0,98%, thấp hơn gần 2,4 lần so với mức chung của cả nước – 2,30%), tiếp theo là Tây Nguyên (1,0%) Các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền trung (2,94%, 2,73% và 2,70% theo tuần tự)
Qúy II năm 2017: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước đạt 2,26% Trong đó, khu vực thành thị (3,19%) cao hơn nông thôn (1,79%) Vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước vẫn là Trung du và miền núi phía Bắc (0,95%, thấp hơn gần 2,4 lần so với mức chung của cả nước – 2,26%), tiếp theo là Tây Nguyên(1,05%) Các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Đồng bằng sông
Cửu Long, Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền trung
Qúy III năm 2017: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước đạt 2,23% Trong đó, khu vực thành thị (3,14%) cao hơn nông thôn (1,77%) Vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước vẫn là hai vùng, Trung du và miền núi phía Bắc (0,98%), thấp hơn gần 2,3 lần so với mức chung của cả nước (2,23%), tiếp theo là Tây
Nguyên (1,33%), Các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền trung và Đông Nam bộ, (2,92%, 2,48% và 2,69% theo tuần tự)
Qúy IV năm 2017: Tỷ lệ thất nghiệp trong tuổi lao động của cả nước đạt 2,21% Trong đó, tỷ lệ này ở khu vực thành thị (3,13%) là cao hơn nông thôn (1,75%) Vùng có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất cả nước vẫn là Trung du và miền núi phía Bắc (0,86%, thấp hơn gần
2,6 lần so với mức chung của cả nước) tiếp theo là Tây Nguyên
(0,99%) Các vùng có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Bắc Trung Bộ và
Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ
Chưa qua đào tạo, không có chứng chỉ
Nguồn: TCTK (2016, 2017), Điều tra LĐ-VL hằng quý
Bảng 1: Thống kê tỉ lệ thất nghiệp năm 2016 - 2017.
2.2.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2018
Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ so với quý 1/2018 và cùng kỳ năm trước Thất nghiệp ở nhóm thanh niên tăng nhẹ Năm 2018, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của Việt Nam là 2,19% Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn gần 1,8 lần
(3,1% so với 1,73%) Mức độ thất nghiệp của nam và nữ trong độ tuổi lao động chênh lệch không đáng kể (1,97% so với 2,46%).
Quý 2/2018, cả nước có 1061,5 nghìn người trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 5,6 nghìn người so với quý 1/2017 và 20,1 nghìn người so với quý 2/2017 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm nhẹ còn 2,19% Số người thất nghiệp dài hạn (12 tháng trở lên) chiếm
34,93% tổng số người thất nghiệp Quý 2/2018 có 511,2 nghìn thanh niên thất nghiệp, tăng nhẹ 0,4 nghìn người so với quý 1/2018, chiếm
48,16% tổng số người thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong quý 2/2018 ước là 7,1%, tăng nhẹ 0,03 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,57 điểm phần trăm so với quý 2/2017.
Nguồn: TCTK (2017, 2018), Điều tra LĐ-VL hằng quý
Bảng 2: Thống kê tỉ lệ thất nghiệp năm 2017 - 2018
Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là ở vùng Đông Nam Bộ (2,84%, tăng mạnh so với quý trước là 0,45%), tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (2,62%); tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất ở vùng Trung du miền núi phía Bắc (1,07%) và Tây Nguyên (1,37%) Số người thất nghiệp có trình độ “đại học trở lên” giảm xuống còn 126,9 nghìn người, giảm 15,4 nghìn người so với quý 1/2018; tỷ lệ thất nghiệp của nhóm này là 2,47% (quý trước là 2,85%) Nhóm trình độ “cao đẳng” có 70,8 nghìn người thất nghiệp, giảm 18 nghìn người so với quý 1/2018; tỷ lệ thất nghiệp nhóm này giảm còn 3,82% nhưng vẫn ở mức cao nhất.
Nhóm trình độ “sơ cấp nghề” tăng nhẹ 3,5 nghìn người so với quý 1/2018 với số lượng là 23,6 nghìn người và tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên 1,31% (quý trước là 1,12%).
2.2.3 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2019
Số lượng và tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức thấp. Quý 4/2019, cả nước có trên 1,06 triệu lao động trong độ tuổi lao động thất nghiệp, giảm 0,37 nghìn người so với quý trước nhưng tăng 1,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,15%, thấp hơn so với quý trước và cùng kỳ năm trước.
Nguồn: TCTK (2018, 2019), Điều tra LĐ-VL hằng quý.
Bảng 3: Thống kê tỉ lệ thất nghiệp năm 2018 - 2019
Thất nghiệp ở nhóm thanh niên: Quý 4/2019, cả nước có 431 nghìn lao động thanh niên thất nghiệp (chiếm 40,5% tổng số người thất nghiệp), giảm 9,45 nghìn người so với quý 3/2019 nhưng tăng 39,31 nghìn người so với quý 4/2018 Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên trong quý 4/2019 là 6,38%, thấp hơn quý trước 0,15 điểm phần trăm nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm trước 0,76 điểm phần trăm Thất nghiệp ở nhóm có trình độ cao đẳng và đại học trở lên: Quý 4/2019, số người thất nghiệp có trình độ cao đẳng là 92,5 nghìn người (tăng 13,5 nghìn người so với quý 3/2019 và tăng hơn 11 nghìn người so với quý 4/2018), trình độ đại học trở lên là 200,2 nghìn người (tăng 13,4 nghìn người so với quý 3/2019 và tăng 64,39 nghìn người so với cùng kỳ năm trước) Tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm trình độ cao đẳng là 4,42%, của nhóm trình độ đại học là 3,2%.
2.2.4 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2020
Quý I năm 2020: Dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ cuối tháng 1 năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia thị trường lao động của người lao động Thất nghiệp tăng lên, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở mức cao nhất trong vòng
5 năm gần đây Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2020 là gần 1,1 triệu người, tăng 26,1 nghìn người so với quý trước và tăng 26,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2020 là 2,22%, tăng 0,07 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,05 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực 4 thành thị là 3,18%, tăng 0,08 điểm phần trăm so với quý trước và cùng kỳ năm trước; tỷ lệ này của khu vực nông thôn là 1,73%, tăng 0,06 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,03 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Số thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) thất nghiệp ước khoảng 492,9 nghìn người, chiếm 44,1% tổng số người thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong quý I năm 2020 ước là 7,0%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,56 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên cao gấp 5,4 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của dân số trưởng thành (những người từ 25 tuổi trở lên).
CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU
Từ thực tiễn tình trạng thất nghiệp hiện nay trong giai đoạn 2017 -2021 có thể nhận thấy các yếu tố tác động đến thất nghiệp ở Việt nam như:
- Mức lương chưa hấp dẫn: Mức lương ở thị trường lao động chưa thực sự hấp dẫn với người lao động Nhiều lao động vẫn còn loay hoay tìm việc vì mức lương của thị trường không xứng đáng với trình độ của họ.
- Lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý kinh tế, chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng (không bao gồm Hà Nội): 15,2%, đồng bằng sông Cửu Long: 19,1%; trong khi các vùng đất rộng có tỉ trọng lao động thấp như trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,7%, Tây Nguyên chiếm 6,3% lực lượng lao động Vì vậy, chưa tạo điều kiện phát huy được lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và góp phần phân bố lại lực lượng lao động, đây chính là nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối cục bộ về lao động và là tác nhân của thất nghiệp, thiếu việc làm.
- Lực lượng lao động có chất lượng thấp.
+ Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á.
+ Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp Trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm khoảng 19% Khoảng cách khác biệt về tỉ lệ này giữa khu vực thành thị và nông thôn là khá cao (20,4% và 8,6%).
+ Ngoài ra, thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ Công tác chăm sóc sức khỏe và an toàn nghề nghiệp chưa tốt; bên cạnh đó, kỷ luật lao động còn kém so với nhiều quốc gia trong khu vực.
+ Một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. + Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.
- Năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế thấp và có sự khác biệt đáng kể giữa khu vực nông nghiệp với khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.
- Tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra.
Thị trường lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, nơi có nhiều KCX-KCN như: Long
An, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Ngược lại một số tỉnh như Bạc Liêu, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An lại có tình trạng dư cung, đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao.
Mặc dù đã tiến hành hai đợt cải cách tiền lương, bước đầu tách bạch tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh và khu vực hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới chính sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường nhưng mức tiền lương tối thiểu thấp chưa được tính đúng, tính đủ cho mức sống tối thiểu và chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu cơ bản của người lao động, thấp hơn mức lương tối thiểu thực tế trên thị trường khoảng 20% và hiện nay mới đạt khoảng 45% mức tiền lương tối thiểu trung bình của khu vực ASEAN.
- Công tác quản lý nhà nước về lao động - việc làm còn nhiều hạn chế:
+ Các chính sách, pháp luật đang từng bước hoàn thiện, hệ thống thông tin thị trường lao động còn sơ khai thiếu đồng bộ.
+ Chính sách bảo hiểm thất nghiệp hết sức tiến bộ nhưng chưa đạt được mục tiêu như mong muốn nhằm không chỉ hỗ trợ cuộc sống người lao động khi mất việc làm mà còn phải đào tạo nghề, tư vấn, hỗ trợ để giúp quay lại thị trường lao động.
Do tác động của đại dịch covid, khi tình hình diễn biến phức tạp, số ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng, việc áp dụng quy định giãn cách toàn xã hội đã khiến cho tỷ lệ thất nghiệp tăng cao Nền kinh tế bị ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp phải cho lao động ngừng, giãn hoặc nghỉ việc Điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng kỷ lục trong vài năm gần đây.
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP
Về phía Chính phủ
Gói kích cầu của chính phủ
- Nhằm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc bơm vốn và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm.
- Kích cầu bằng việc đầu tư và phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
- Đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công và làm mới, cải tạo, nâng cấp các công trình đang xuống cấp trên phạm vi rộng nhằm giải quyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta như phàn nàn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mà hơn thế là sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề lao động dư thừa do mất việc làm từ ảnh hưởng của suy thoái.
- Khi nền kinh tế suy thoái: Biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia ở mức thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế hoặc cả hai Kết quả làm tổng cầu tăng lên, sản lượng tăng, tạo thêm nhiều việc làm và giảm thất nghiệp.
- Chương trình cắt giảm thuế: Bộ tài chính đã nhanh chóng hướng dẫn thi hành các ưu đãi trong lĩnh vực thuế, phí và thủ tục Giảm thuế VAT cho một loạt các mặt hàng.
+ Chính sách thu hút vốn đầu tư
- Cần quyết liệt đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy cổ phần hóa Cũng như phải có cơ chế cụ thể để các doanh nghiệp này minh bạch hóa hoạt động, niêm yết trên thị trường chứng khoán.
- Nhà nước cần thực hiện chính sách kinh tế mở cửa để hội nhập quốc tế và đặc biệt là thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
+ Chính sách xuất khẩu lao động
- Cần có những chính sách hỗ trợ cho vay đối với người lao động đi xuất khẩu, theo đó người lao động đi xuất khẩu lao động Theo đó người lao động đi xuất khẩu lao động không thuộc diện chính sách được vay tối đa là 20 triệu đồng mà không yêu cầu thế chấp tài sản, điều này đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn cho người lao động, nhất là đối với lao động nghèo ở nông thôn.
+ Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động.
Một trong những nguyên nhân gây ra thất nghiệp là do chất lượng của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Do đó vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được đặt thành một chiến lược quốc gia Cần huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng quy mô và chất lượng cho việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Thứ nhất, công tác giáo dục và đào tạo cần phải phù hợp với yêu cầu và thực tế phát triển của nền kinh tế, vì thế ngành GD&ĐT phải không ngừng cải cách chương trình, nội dung cũng như phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp mà đặc biệt quan tâm đến giáo dục ở bậc đại học và dạy nghề cho phù hợp với thực tế Đào tạo nghề cần căn cứ trên định hướng phát triển kinh tế, coi trọng công tác dự báo nhu cầu lao động theo các trình độ.
- Thứ hai, thực hiện phương châm giáo dục và đào tạo không ngừng, suốt đời.
- Thứ ba, nghiên cứu các chính sách phân luồng học sinh ngay từ khi tốt nghiệp phổ thông trung học như: quy định đối tượng được phép tham gia thi vào các trường đại học, cao đẳng thông qua điểm học tập; khuyến khích học nghề bằng các học bổng từ ngân sách nhà nước.
- Ngoài ra còn phải định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên.
+ Các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp
- Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách xã hội quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Đây chính là công cụ quan trọng của chính sách thị trường lao động nhằm góp phần điều tiết quan hệ cung- cầu trên thị trường lao động Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ đảm bảo bù đắp một phần thu nhập cho người lao động mất việc làm, mà còn tích cực hỗ trợ đào tạo lại nghề, giới thiệu việc làm, giúp người lao động sớm trở lại thị trường lao động Đồng thời, người sử dụng lao động cũng nhận được các quyền lợi khuyến khích nhằm tiếp nhận và giữ người lao động làm việc lâu dài, nhất là đối với người lao động thuộc nhóm yếu thế.
Về phía doanh nghiệp
Quan tâm, phối hợp cùng thực hiện các chương trình, chính sách thu hút lớp lao động trẻ, năng động nhất là những sinh viên mới tốt nghiệp và chưa tìm được việc làm, sẵn sàng tuyển dụng họ vào công ty để đào tạo bài bản, thay thế dần các khâu đang bị thiếu hụt nguồn lao động.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp, cần khuyến khích các hình thức làm việc phù hợp, ví dụ như làm việc từ xa Cho người lao động được tiêm vacxin từ 2 mũi trở lên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người lao động Mở rộng tiếp cận nghỉ phép có trả lương, áp dụng cho người lao động đang bị ốm hoặc đang cách ly.
Đối với những người lao động
• Trong giai đoạn khó khăn này cần giữ vững tâm thế bình tĩnh và chủ động liên hệ trao đổi với chủ doanh nghiệp về những khó khăn, khúc mắc đang gặp phải, nhằm đưa những giải pháp xử lý kịp thời và phù hợp nhất.
• Người lao động tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật Khi có điều kiện và cơ hội, bản thân người lao động nên chủ động học hỏi, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chuyên môn và tay nghề của mình Đó là cách giúp người lao động tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến trong công việc, đồng thời thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng lên.
• Người lao động nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp để khi họ mất việc làm sẽ có một khoản tiền trang trải cho cuộc sống và có cơ hội tìm một công việc mới.