Việc xác định mức trọng yếu thực hiện phụ thuộc vàonhững xét đốn chun mơn của kiểm tốn viên.- Sửa đổi mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán: mức trọng yếu đối với tổng thểbáo cáo tài c
Trang 1.TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
Nhóm: 8 LHP: 231_FAUD0411_02
STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ Đánh giá mức độ
hoàn thành
68 Nguyễn Thị Thanh Hà 21D150235 Nội dung
69 Lê Thị Minh Hạ 21D150236 Powerpoint
70 Lại Thị Hằng 21D150006 Word
71 Nguyễn Trịnh Hoài Lâm 21D150247 Nội dung
72 Đặng Phương Linh 21D150249 Nội dung
73 Phạm Thị Hải Linh
(Nhóm trưởng) 21D150252 Nội dung
74 Nguyễn Thu Ngân 21D150260 Thuyết trình
75 Bùi Thị Hồng Ngọc 21D150261 Nội dung
76 Ngô Thị Bích Ngọc 21D150262 Thuyết trình
77 Nguyễn Thảo Nguyên 21D150263 Nội dung
2
Trang 3Trường Đại học
Thương mại CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa Kế toán – Kiểm toán
BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN (LẦN 1)
HỌC PHẦN KIỂM TOÁN CĂN BẢN NHÓM 8 – LHP: 231_FAUD0411_02
Đề tài thảo luận: Trọng yếu là gì? Rủi ro kiểm toán là gì? Mối quan hệ giữa trọng
yếu và rủi ro? Liên hệ thực tế về mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán? Ví dụ minh họa
Địa điểm thảo luận: Phòng họp Google Meet.
Thời gian: 22h ngày 11/10/2023
Mục đích cuộc họp:
- Thảo luận về đề tài của nhóm
- Phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm
Thành viên tham gia: 10/10 thành viên nhóm 8.
Nội dung cuộc họp:
- Các thành viên trong nhóm thảo luận về đề tài, xây dựng đề cương chi tiết cho đề tài
- Thực hiện chia công việc theo đề cương chi tiết và đề ra thời gian hoàn thành côngviệc
Đánh giá chung: Tất cả thành viên tham gia đúng giờ, nhiệt tình
Người lập biên bản
LinhPhạm Thị Hải Linh
3
Trang 4Trường Đại học Thương mại CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMKhoa Kế toán – Kiểm toán
BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN (LẦN 2)
HỌC PHẦN KIỂM TOÁN CĂN BẢN NHÓM 8 – LHP: 231_FAUD0411_02
Đề tài thảo luận: Trọng yếu là gì? Rủi ro kiểm toán là gì? Mối quan hệ giữa trọng
yếu và rủi ro? Liên hệ thực tế về mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán? Ví dụ minh họa
Địa điểm thảo luận: Phòng họp Google Meet.
Thời gian: 22h ngày 25/10/2023
Mục đích cuộc họp:
- Rà soát lại nội dung bài thảo luận
- Góp ý và chỉnh sửa để hoàn thành bài thảo luận
Thành viên tham gia: 10/10 thành viên nhóm 8.
Nội dung thảo luận:
- Cả nhóm cùng xem và đánh giá lại nội dung bài thảo luận Các thành viên cùng góp
ý để xây dựng bài thảo luận đầy đủ, hợp lý hơn
- Cùng nhau rà soát những thiếu sót và đánh giá tiến độ hoàn thành của bài thảo luận
để chuẩn bị cho buổi thảo luận được tốt nhất
- Thực hiện thuyết trình thử
Đánh giá chung: Tất cả thành viên tham gia đúng giờ, nhiệt tình, sôi nổi.
Người lập biên bản
LinhPhạm Thị Hải Linh
4
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
PHẦN NỘI DUNG 8
Chương 1: Cơ sở lý thuyết: Trọng yếu là gì? Rủi ro kiểm toán là gì? Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro? 8
1.1 Trọng yếu 8
1.1.1 Khái niệm 8
1.1.2 Xét đoán mức trọng yếu 8
1.1.3 Xác định mức trọng yếu 9
1.2 Rủi ro kiểm toán 11
1.2.1 Khái niệm và các loại rủi ro 11
1.2.2 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 13
1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến các loại rủi ro 14
1.3 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu 15
Chương 2: Thực trạng về việc áp dụng mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam 16
2.1 Tổng quan về Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam 16
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 16
2.1.2 Nguyên tắc hoạt động của Công ty 17
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 19
2.2 Thực trạng về việc áp dụng mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam 20
2.2.1 Trọng yếu 20
20
25
26
2.2.2 Rủi ro kiểm soát 26
26
5
Trang 630
2.2.3 Đánh giá thực trạng áp dụng mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam 38
38
40
41
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện việc áp dụng mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam 43
3.1 Giải pháp chung 43
3.2 Giải pháp về quy trình xác lập mức trọng yếu 43
3.2.1 Bổ sung các chỉ tiêu làm căn cứ để xác định mức trọng yếu tổng thể cho BCTC 43
3.2.2 Thu thập, phân tích thông tin và đánh giá mức trọng yếu 45
3.2.3 Hoàn thiện công tác xác lập mức trọng yếu phổ biến cho khách hàng .45
3.2.4 Hoàn thiện đội ngũ kiểm toán viên 45
3.3 Giải pháp về quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán 45
3.3.1 Áp dụng đánh giá rủi ro đối với khách hàng 45
3.3.2 Sử dụng bảng phân tích số liệu 47
3.3.3 Sử dụng bản phân tích rủi ro 47
PHẦN KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
6
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
Trọng yếu và rủi ro là hai khái niệm cơ bản luôn giữ một vai trò quan trọng trongmọi giai đoạn của cuộc kiểm toán, vì vậy, quy trình đánh giá trọng yếu, rủi ro trongkiểm toán lại càng có ý nghĩa đối với các DN Việt Nam Kiểm toán đang dần khẳngđịnh vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Hoạt động kiểm toán BCTC là hoạtđộng vốn chứa đựng nhiều rủi ro, việc xác lập trọng yếu và đánh giá rủi ro khi thựchiện kiểm toán BCTC là một yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán, là công cụ nhằmgiảm thiểu rủi ro và tăng cường tính hiệu quả của một cuộc kiểm toán Tuy nhiên trênthực tế công việc đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC của các công tykiểm toán độc lập vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện do đây là một công việc phứctạp đòi hỏi trình độ cũng như phán đoán của kiểm toán viên
Cùng với các công ty kiểm toán khác, KPMG Việt Nam là một trong số các doanhnghiệp kiểm toán năng động có doanh thu hằng năm, hệ thống khách hàng, số kiểmtoán viên và nhân viên lớn nhất hiện nay Trong quá trình hoạt động, tôn chỉ củaKPMG luôn kiên định, đổi mới, sáng tạo phát triển, xứng danh là Công ty Kế toán,Kiểm toán cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao nhất tới khách hàng
Vì vậy, việc tìm hiểu và hoàn thiện đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toánBCTC tại KPMG Việt Nam là một vấn đề rất cần được quan tâm Với ý nghĩa đó,nhóm 8 đã tìm hiểu về đề tài:
nhằm góp phần giải quyết các vấn đề về lý luận và thực tiễn của côngtác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán KPMGViệt Nam Bài thảo luận được nghiên cứu trên cơ sở những kiến thức của trường vàtham khảo thêm các tài liệu của các công ty kiểm toán
7
Nhóm-02 luận-Kiểm-toán-…
Bài-thảo-Kế Kiểm toán 100% (3)
toán-47
Financial Accounting
1 - Test 1 MCQs key
Kế Kiểm toán 100% (2)
toán-11
Trang 9PHẦN NỘI DUNGChương 1: Cơ sở lý thuyết: Trọng yếu là gì? Rủi ro kiểm toán là gì? Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro?
Mức trọng yếu thực hiện là một giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xácđịnh ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhằm giảm khảnăng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý, để tổng hợp ảnh hưởng của các sai sót khôngđược điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu đối với tổngthể báo cáo tài chính
1.1.2 Xét đoán mức trọng yếu
(số tiền cụ thể)Quy mô sai sót là nhân tố quan trọng để xem xét các sai sót trọng yếu hay không.Khi kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải xem xét từng khoản mục, từng chỉ tiêu trênBCTC Việc ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu của toàn bộ BCTC và sau đó phân bổước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các bộ phận là công việc mang tính chủ quanphụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của KTV
Một sai số có quy mô nhất định có thể là trọng yếu đối với công ty nhỏ nhưng cóthể lại là không trọng yếu ở một công ty lớn Sai sót về tổng lợi nhuận thuần trướcthuế là cơ sở quan trọng nhất để quyết định cái gì là trọng yếu, các sai sót về tài sảnngắn hạn trong tổng tài sản, nợ phải trả ngắn hạn, vốn cổ đông cũng là cơ sở quantrọng khi xét đoán tính trọng yếu
8
Trang 10(tính chất của thông tin)Trên thực tế, kiểm toán viên phải xét đoán và đánh giá cả về trị giá (số lượng) vàbản chất (chất lượng) của bất cứ sai sót nào phát hiện ra
- Một sai sót luôn luôn được coi là trọng yếu bất chấp về số lượng, quy mô, tức chỉxét bản chất
- Đối với những sai sót có tính quy tắc thì phải được coi là quan trọng trọng yếu hơn
là sai sót vô tình trên cùng một số tiền
- Những sai sót có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận hoặc chiều hướng phát triểncủa lợi nhuận phải được coi là trọng yếu
- Một số sai sót không trọng yếu ở từng khoản mục cá biệt có thể dẫn đến sai sót ởcác khoản mục có liên quan thì vẫn được coi là vấn đề trọng yếu
1.1.3 Xác định mức trọng yếu
- Mức trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo Tài chính hoặc thông tin tài chính đượckiểm toán là giá trị tối đa của toàn bộ sai sót trên báo cáo Tài chính hoặc thông tintài chính được kiểm toán mà Kiểm toán viên cho rằng từ mức đó trở xuống, báo cáoTài chính có thể bị sai nhưng chưa ảnh hưởng đến quyết định của các đối tượng sửdụng thông tin
- Mức trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo Tài chính được xác định dựa trên giá trịtiêu chí được lựa chọn và tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với giá trị tiêu chí đó
- Mức trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo Tài chính = Tỷ lệ phần trăm (%) xác địnhmức trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo Tài chính x Giá trị tiêu chí được lựa chọnxác định mức trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo Tài chính
- Chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu đối với tổng thể của Báo cáo Tài chính:+ Các yếu tố của báo cáo tài chính (ví dụ tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, doanh thu,chi phí)
+ Các khoản mục trên báo cáo tài chính mà người sử dụng thường quan tâm+ Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, đặc điểm ngành nghề
và môi trường kinh doanh mà đơn vị đang hoạt động
9
Trang 11+ Cơ cấu sở hữu vốn mà đơn của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huyđộng vốn
+ Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định
- Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tỷ lệ phần trăm ápdụng cho tiêu chí đã lựa chọn Tỷ lệ phần trăm và tiêu chỉ được lựa chọn thường cómối liên hệ với nhau Kiểm toán viên xây dựng khung tỷ lệ được sử dụng để xácđịnh mức trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo Tài chính là một khoảng tỷ lệ phầntrăm (%) tương ứng với mỗi giá trị tiêu chí được lựa chọn chi tiết như sau:
1 Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%
2 TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn 2% - 4% hoặc 3% - 6%
3 Nợ ngắn hạn 2% - 4% hoặc 3% - 6%
4 Tổng tài sản 1% - 2% hoặc 2% - 4%
- Khi lập kế hoạch kiểm toán, mức trọng yếu được xác định không nhất thiết phải làmức giá trị mà dưới mức đó, các sai sót không được điều chỉnh khi xét riêng lẻhoặc tổng hợp lại, luôn được đánh giá là không trọng yếu
- Mức trọng yếu thực hiện: liên quan tới mức trọng yếu được xác định trong nhómcác giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh cũng được đưa ra để làmgiảm tới mức thấp có thể chấp nhận được khả năng có thể xảy ra các sai sót khôngđiều chỉnh hoặc không được phát hiện trong các nhóm giao dịch số dư tài khoảnhay thông tin thuyết minh Việc xác định mức trọng yếu thực hiện phụ thuộc vàonhững xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên
- Sửa đổi mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán: mức trọng yếu đối với tổng thểbáo cáo tài chính và mức trọng yếu hoặc có mức trọng yếu đối với các nhóm giaodịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh cần phải được sửa đổi khi có các tìnhhuống phát sinh trong quá trình kiểm toán, có thêm các thông tin mới hay việc thựchiện thêm các thủ tục kiểm toán nhằm thay đổi hiểu biết của kiểm toán viên phảiđơn vị được kiểm toán vào hoạt động của đơn vị đó
10
Trang 121.2 Rủi ro kiểm toán
1.2.1 Khái niệm và các loại rủi ro
- Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phùhợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu Rủi
ro kiểm toán là hệ quả rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểmsoát) và rủi ro phát hiện
- Rủi ro kiểm toán sẽ xảy ra khi báo cáo tài chính còn chứa đựng những sai lệchtrọng yếu nhưng KTV lại nhận xét rằng chúng được trình bày trung thực và hợp lý.Rủi ro này xuất phát từ các sai lệch tiềm ẩn trong BCTC đã vượt qua hệ thống kiểmsoát nội bộ của đơn vị và không bị các thử nghiệm cơ bản của KTV phát hiện Đểnghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng rủi ro kiểm toán, người ta phân tíchrủi ro kiểm toán thành 3 bộ phận là rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro pháthiện
Theo chuẩn mực kiểm toán số 200- mục tiêu tổng thể kiểm toán viên và doanhnghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam:
Rủi ro có sai sót trọng yếu: Là rủi ro khi báo cáo tài chính chứa đựng những sai sóttrọng yếu trước khi kiểm toán Tại cấp độ cơ sở dẫn liệu, rủi ro có sai sót trọng yếubao gồm 2 bộ phận:
- Rủi ro tiềm tàng: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có, do khả năng cơ sở dẫn liệu của 1 nhómgiao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọngyếu, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào
Rủi ro có sai sót trọng yếu có thể tồn tại ở 2 cấp độ:
+ Cấp độ tổng thể báo cáo tài chính
11
Trang 13+ Cấp độ cơ sở dẫn liệu của nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minhRủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ tổng thể báo cáo tài chính là những rủi ro có saisót trọng yếu có ảnh hưởng lan tỏa đối với tổng thể báo cáo tài chính và có thể ảnhhưởng tiềm tàng tới nhiều cơ sở dẫn liệu
Rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu bao gồm 2 bộ phận: rủi ro tiềmtàng và rủi ro kiểm soát Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là rủi ro của đơn vị đượckiểm toán và tồn tại một cách độc lập đối với cuộc kiểm toán báo cáo tài chínhMột số cơ sở dẫn liệu và các nhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyếtminh liên quan có rủi ro tiềm tàng ở mức độ cao hơn so với các cơ sở dẫn liệu và cácnhóm giao dịch, số dư tài khoản, thông tin thuyết minh khác
Rủi ro kiểm soát thể hiện hiệu quả của việc thiết kế, vận hành và duy trì kiểm soátnội bộ của BGĐ nhằm giải quyết những rủi ro đã xác định có thể cản trở việc hoànthành các mục tiêu của đơn vị trong quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính Tuynhiên do hạn chế vốn có của kiểm soát nội bộ, dù nó được thiết kế phù hợp và vậnhành hiệu quả cũng không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro có sai sót trọng yếu trong báocáo tài chính mà chỉ có thể làm giảm bớt rủi ro
Rủi ro phát hiện
- Rủi ro phát hiện: Là rủi ro mà trong quá trình kiểm toán, các thủ tục mà kiểm toánviên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp nhất có thểchấp nhận được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xétriêng lẻ hoặc tổng hợp lại
- Với 1 mức rủi ro kiểm toán xác định trước, mức độ rủi ro phát hiện được chấp nhận
có mối quan hệ trái chiều với rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá ở cấp độ cơ
sở dữ liệu Ví dụ, nếu kiểm toán viên xác định là rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức
độ càng cao thì rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức càng thấp và càng cần cácbằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục cao hơn
- Rủi ro phát hiện liên quan đến nội dung, lịch trình, phạm vi các thủ tục được kiểmtoán viên xác định để giảm rủi ro kiểm toán xuống mức độ thấp có thể chấp nhận
dc Do đó rủi ro phát hiện là sự kết hợp giữa tính hiệu quả của các thủ tục kiểmtoán và việc kiểm toán viên thực hiện các thủ tục đó Các vấn đề sau đây giúp tăngcường hiệu quả của các thủ tục kiểm toán và việc kiểm toán viên thực hiện thủ tục
12
Trang 14đó giúp giảm khả năng kiểm toán viên lựa chọn thủ tục kiểm toán không phù hợp,thực hiện sai thủ tục kiểm toán hoặc hiểu không đúng kết quả kiểm toán
+ Lập kế hoạch kiểm toán đầy đủ, phù hợp
+ Bố trí nhân sự phù hợp cho nhóm kiểm toán
+ Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp
+ Giám sát và kiểm tra công việc đã thực hiện
1.2.2 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
- Do tồn tại độc lập với các thử nghiệm cơ bản của KTV, nên rủi ro tiềm tàng và rủi
ro kiểm soát khác biệt với rủi ro phát hiện Nói cách khác, dù có tiến hành kiểmtoán hay không, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát vẫn tồn tại trong hoạt động vàmôi trường kinh doanh của đơn vị, cũng như nằm trong bản chất của những số dưtài khoản, các loại nghiệp vụ
- Ngược lại, rủi ro phát hiện có thể kiểm soát được bới các KTV thông qua việc điềuchỉnh nội dung, thời gian và phạm vi các thử nghiệm Đây là điểm mấu chốt giúpKTV điều chỉnh công việc kiểm toán của mình tùy theo tình hình đơn vị để đạtđược mục đích cuối cùng là rủi ro kiểm toán sẽ được giảm xuống thấp đến mứcchấp nhận được với chi phí hợp lý
- Với 1 mức rủi ro kiểm toán xác định trước, mức độ rủi ro phát hiện được chấp nhận
có mối quan hệ trái chiều với rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá ở cấp độ cơ
sở dẫn liệu Ví dụ nếu kiểm toán viên xác định là rủi ro có sai sót trọng yếu ở mức
độ càng cao thì rủi ro phát hiện có thể chấp nhận ở mức càng thấp và càng cần bằngchứng kiểm toán có tính thuyết phục cao hơn
- Giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệnghịch, khi kiểm toán viên phát hiện xác định mức độ rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểmsoát ở mức độ cao thì rủi ro phát hiện chấp nhận được ở mức độ thấp nhất
- Ngược lại khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát ở mức độ thấp, rủi ro phát hiện ởmức cao hơn vẫn có thể hạn chế được rủi ro kiểm toán ở mức độ mong muốn
13
Trang 151.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến các loại rủi ro
- Trên phương diện BCTC:
+ Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của BGĐ cũng như sự thay đổi thànhphần ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán
+ Những áp lực bất thường đối với BGĐ, đối với kế toán trưởng, nhất là nhữnghoàn cảnh thúc đẩy BGĐ, kế toán trưởng phải trình bày BCTC không trung thực+ Đặc điểm hoạt động của đơn vị như: Quy trình công nghệ, cơ cấu vốn, các đơn vịphụ thuộc, phạm vi địa lý, hoạt động theo mùa vụ
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị như các biến động vềkinh tế, về cạnh tranh, sự thay đổi về thị trường mua, thị trường bán và sự thay đổicủa hệ thống kế toán đối với lĩnh vực hoạt động của đơn vị
- Trên phương diện các khoản mục:
+ BCTC có thể chứa đựng những sai sót như BCTC có những điều chỉnh liên quanđến niên độ trước, BCTC có nhiều ước tính kế toán hoặc trong năm tài chính có
sự thay đổi chính sách kế toán
+ Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọng đòi hỏi phải có ý kiếncủa chuyên gia như xảy ra sự kiện tụng, hoặc trộm cắp
+ Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản như phát sinh nhiều nghiệp vụ thu, chi tiềnmặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn, thời gian thanh toán dài
- Rủi ro này phụ thuộc chủ yếu vào kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Kiểm soátviên xác định và chứng minh được bằng hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh trongdoanh nghiệp thì rủi ro kiểm soát sẽ ít
- KTV cần chú ý xem xét môi trường kiểm soát vì nó biểu hiện quan điểm, nhậnthức, cũng như hành động của các nhà quản lý đơn vị khi họ xác định phương thức
tổ chức đơn vị, nhận định trách nhiệm, quyền hạn của BGĐ,
- Thiếu thủ tục kiểm soát
14
Trang 16- Thủ tục kiểm soát không hữu hiệu
Nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện chính là bản thân công tác kiểm toán Rủi
ro phát hiện có nguyên nhân bắt nguồn trực tiếp từ nội dung, thời gian, phạm vi củacác thử nghiệm cơ bản do KTV thực hiện Ví dụ: Rủi ro phát hiện sẽ giảm xuống nếuKTV tăng thử nghiệm chi tiết trên số dư hoặc nghiệp vụ, mở rộng phạm vi kiểm trahoặc tăng cường cỡ mẫu thử nghiệm
1.3 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu
Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, việc xác định mứctrọng yếu có ý nghĩa rất lớn đối với việc đánh giá rủi ro kiểm toán Đó là mối quan hệ
ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tổng thể Hai loại rủi ro này luôn tồn tại trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp, KTV chỉ có thể giảm rủi ro kiểm toán tổng thể bằngcách giảm rủi ro kiểm toán khoản mục
15
Trang 17Chương 2: Thực trạng về việc áp dụng mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam.
2.1 Tổng quan về Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH KPMG là một trong những “đại gia” đầy tên tuổi được biết đếntrong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ như kiểm toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính, cácthành viên của Công ty ở khắp nơi trên thế giới đã cung cấp các dịch vụ với chấtlượng cao cho các tổ chức không chỉ trong nước, khu vực mà cả các tổ chức đa quốcgia Nguyên tắc hàng đầu của Công ty là đóng góp vào sự lành mạnh của thị trường tàichính bằng việc cung cấp các báo cáo tài chính minh bạch, chính xác
Là một tập đoàn của Thụy Sĩ, KPMG được hợp thành bởi các thành viên độc lậpcủa Công ty ở khắp các nơi trên thế giới Lịch sử phát triển của Công ty đã trải quagần 3 thế kỉ KPMG được hình thành đầu tiên vào năm 1987 bởi sự sáp nhập của PeatMarwick International và Klynveld Main Goerdeler, tên gọi của Công ty “KPMG” làđược hình thành bởi sự ghép tên của bốn thành viên sáng lập: Klynveld(Netherland), Peat (USA), Marwick (UK), Goerdeler (Deutsch) Hiện nay, KPMGđang là một trong bốn công ty dẫn đầu về cung cấp các dịch vụ bảo đảm và tư vấn tàichính trên thế giới KPMG có khoảng 760 văn phòng đại diện với hơn 123 000 nhânviên tại 145 quốc gia trên khắp thế giới Tại Việt Nam, KPMG đã mở văn phòng đạidiện vào năm 1992 khi mà nước ta bắt đầu mở rộng cánh cửa đón nhận sự đầu tư củacác doanh nghiệp nước ngoài và đến ngày 17 tháng 5 năm 1994, Công ty TNHHKPMG Việt Nam đã chính thức ra đời và đi vào hoạt động dưới hình thức doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài theo Giấy phép đầu tư số 863/CP do Bộ Kế hoạch vàĐầu tư cấp
Hiện nay, trụ sở của Công ty đã được chuyển về tầng 16 toà nhà Pacific, 83B LýThường Kiệt Đồng thời, Công ty cũng mở văn phòng đại diện tại tầng 10, toà nhàSun Wah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh
Với bề dày lịch sử phát triển trong việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng trênthị trường quốc tế và cũng là một trong những công ty đi tiên phong trong làng kiểmtoán Việt Nam, KPMG luôn tự hào với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, khôngngừng trau dồi học hỏi, chính vì vậy mà qui trình kiểm toán được Công ty xây dựngkhá chặt chẽ, đặc biệt là bước công việc khởi đầu cho cuộc kiểm toán: đánh giá trọngyếu, rủi ro cũng được lên kế hoạch và thực hiện khá tốt, việc áp dụng trọng yếu luôn
16
Trang 18được các KTV theo sát trong cuộc kiểm toán nhất là với kiểm toán chu trình bán hàng– thu tiền, một chu trình quan trọng trong cuộc kiểm toán đối với bất kỳ một doanhnghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận nào Gắn liền với lịch sử phát triển của Công
ty, qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro cũng từng bước được hoàn thiện
Để thực hiện kiểm toán, Công ty không chỉ có phương pháp kiểm toán được xâydựng kỹ lưỡng, cẩn thận cho qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro mà trong thực tế kiểmtoán, việc đánh giá luôn được thực hiện bởi những KTV cao cấp, giàu kinh nghiệmtrong suốt quá trình kiểm toán để đảm bảo sự phán xét của KTV về mặt định tính vàmức trọng yếu, rủi ro được đưa ra tương đối chính xác, đảm bảo độ tin cậy cao Kinhnghiệm lâu năm cùng với kiến thức sâu rộng đã tạo nên danh tiếng của Công ty tronglàng kiểm toán, không phải dễ dàng mà Công ty TNHH KPMG đã trở thành một trongbốn công ty kiểm toán hàng đầu trên thế giới
Xứng đáng với những nỗ lực của công ty trong suốt thời gian qua, năm 2003KPMG đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính tặng bằng khen ghi nhận những đóng góp củacông ty vào ngành kiểm toán, kế toán và tài chính Việt Nam và được nhận Cúp Vàng
“Vì sự phát triển của cộng đồng”năm 2004 Cùng với đó, trong 4 năm liên tiếp
2003-2006, Công ty còn được Thời báo kinh tế Việt Nam trao tặng giải thưởng Rồng Vàngcho nhà cung cấp dịch vụ tài chính tốt nhất, cho đến năm 2006 KPMG là công ty kiểmtoán quốc tế duy nhất nhận được giải thưởng này Và mới đây vào tháng 1 năm 2008,
một lần nữa KPMG lại được nhận giải thưởng danh giá này
Trong suốt những năm qua, để chất lượng các hoạt động cung cấp cho khách hàngngày càng tốt hơn, KPMG luôn đề cao nguyên tắc hoạt động, coi đây là nền tảng, kimchỉ nam dẫn đường cho quá trình hoạt động của mình Những nguyên tắc này baogồm:
, hoạt động đa dạng trong việc cung cấp các dịch vụ, KPMG tha thiếtđược hợp tác với khách hàng để tạo ra những giá trị kinh tế đặc biệt Với kinh nghiệmcủa một tổ chức quốc tế, Công ty có thể nhìn thấy trước những khó khăn thách thức
mà khách hàng có thể gặp phải cũng như các cơ hội họ có thể được tiếp nhận Vớichiến lược hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực, Công ty có thể cung cấp dịch vụcho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau bao gồm cả các tập đoàn đa quốc gia luôn
có những đòi hỏi rất khắt khe Để đáp ứng được điều đó, Công ty luôn đòi hỏi nhânviên có trình độ cao trong khâu tuyển dụng, đồng thời cũng không ngừng tạo điều kiện
để nhân viên được tham gia các lớp đào tạo, các kì học đạt được chứng chỉ hành nghềquốc tế như ACCA, CIA
17
Trang 19, luôn là nhà tuyển dụng sáng suốt Công ty luôn tin rằng sự phát triển làbền vững khi nó phải được xây dựng dựa trên nền tảng chất lượng và những cam kết
để thu hút nhân tài Thách thức lớn nhất với Công ty là tạo ra một môi trường làm việchấp dẫn, ở đó qui tụ những nhân viên giỏi cùng với khách hàng đặt niềm tin vào Công
ty để tạo ra sự hợp tác hai bên cùng có lợi, thúc đẩy nhau cùng phát triển Mục tiêucủa Công ty là trở thành 1 trong 3 công ty cung cấp dịch vụ hàng đầu trên những thịthường chính của công ty vào năm 2010 Để đạt được điều đó, Công ty luôn cố gắngđào tạo, thăng tiến những người có khả năng lãnh đạo tốt, tạo ra các cơ hội, phầnthưởng xứng đáng cho những người có công, thu hút nhân tài và mở rộng cộng đồngKPMG, củng cố danh tiếng về sự chuyên nghiệp của Công ty
, không ngừng trang bị những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ để phục
vụ khách hàng tốt nhất Nếu có được sự hiểu biết bao quát về ngành nghề lĩnh vựchoạt động của khách hàng thì Công ty sẽ chủ động hơn, có vị trí vững chắc trong việcgóp phần gia tăng giá trị cho khách hàng, giúp cho khách hàng thấy được viễn cảnhcủa những vấn đề họ đang phải đối mặt Việc thực hiện phương châm này trong thực
tế yêu cầu nhân viên Công ty phải xây dựng được những mối quan hệ lành mạnh, độclập với khách hàng và thực sự tìm hiểu để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng
, thống nhất phương châm và chiến lược hoạt động của KPMG trên toànthế giới Điều này giữ một vị trí hết sức quan trọng, bởi muốn xây dựng một hình ảnhKPMG đẹp thì cần phải đẹp ở tất cả mọi nơi Khi đã có được sự thống nhất trongphong cách làm việc, cách thức làm việc trong toàn bộ mạng lưới KPMG thì kháchhàng quyết định cộng tác với KPMG dù là ở đâu họ cũng biết những gì nên mong đợi
và những gì sẽ đạt được từ sự cộng tác đó Chính bởi phương châm đã được đặt ra rất
rõ ràng, thống nhất và được từng nhân viên nắm rõ nên khách hàng có thể tin tưởngvào qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro của Công ty Qui trình này có một nền tảng tốt:thứ nhất là, có phương pháp hướng dẫn thống nhất trong cả mạng lưới KPMG đượcxây dựng bởi chuyên gia giàu kinh nghiệm; thứ hai là, được thực hiện bởi các KTVcao cấp, am hiểu kiến thức chuyên ngành và cả các kiến thức trong lĩnh vực hoạt độngcủa khách hàng; thứ ba là, qui trình này được các KTV tuân theo chặt chẽ, lấy đó làm
cơ sở trong suốt quá trình kiểm toán nói chung và với kiểm toán chu trình bán hàng –thu tiền nói riêng Với phương châm hoạt động như trên, Công ty cam kết cho kháchhàng các dịch vụ công khai, minh bạch, khách quan với chất lượng cao Đây chính lànhững yếu tố quyết định sống còn tới hoạt động của khách hàng khi mà BCTC đượccông bố rộng rãi cho tất cả các đối tượng quan tâm
18
Trang 20Với qui trình đánh giá trọng yếu, rủi ro, tầm quan trọng của nó đương nhiên các nhàquản lý và mọi KTV đều nhận thấy nên để góp phần cho việc đảm bảo thực hiện đượccam kết với khách hàng, từng khâu công việc đều được xem xét, lập kế hoạch và thựchiện rất cẩn thận Để đưa ra được những thông tin minh bạch, chính xác các KTV luôntìm hiểu về bản chất nghiệp vụ của khách hàng rất kỹ lưỡng, đặc biệt với chu trình bánhàng – thu tiền Đây là chu trình mà các nghiệp vụ tương đối phức tạp lại dễ xảy racác gian lận, sai sót nên việc đánh giá rủi ro sai phạm trọng yếu có thể xảy ra vớidoanh thu và khoản phải thu luôn được thực hiện bởi KTV nhiều kinh nghiệm Trướckhi chấp nhận khách hàng, việc tìm hiểu rủi ro của khách hàng và do đó là rủi ro màKTV phải đối mặt luôn được quan tâm Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTVluôn cởi mở đưa ra cho khách hàng những tư vấn hữu ích, giúp cho khách hàng hạchtoán chính xác, KTV tìm hiểu bản chất của nghiệp vụ để phục vụ cho kiểm toán đồngthời giải thích cho kế toán của khách hàng cách thức hạch toán chính xác
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Thực hiện điều hành Công ty là Ban giám đốc gồm những chuyên gia dày dặn kinhnghiệm, am hiểu thị trường Việt Nam đến từ nhiều nước trên thế giới như Anh,Malaysia, Canada, Philipin Trong đó người đứng đầu là Tổng giám đốc Chức năng
cụ thể của Ban giám đốc được qui định như sau:
Tổng giám đốc là người điều hành và quản lý cao nhất mọi hoạt độngcủa Công ty tại Việt Nam, điều hành trực tiếp công việc tại văn phòng ở TP Hồ ChíMinh và điều hành gián tiếp hoạt động của văn phòng tại Hà Nội thông qua Phó Tổnggiám đốc Tổng giám đốc phụ trách việc xây dựng và ra các quyết định cuối cùng chochiến lược kinh doanh dài hạn, ngắn hạn cũng như việc đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ trong toàn Công ty Tổng giám đốc cũng là người thông qua các quyết định vềnhân sự như thăng chức bất thường, yêu cầu việc sử dụng nhân sự hợp lý Trong Công
ty, phần lớn các giao dịch giữa các thành viên đều được thực hiện thông qua thư điện
tử bằng mạng nội bộ của Công ty nên việc quản lý điều hành khá thuận tiện
Phó Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm và điều hành trực tiếp cáchoạt động tại văn phòng Hà Nội Phó Tổng giám đốc tham gia vào việc xây dựngchiến lược kinh doanh chung của toàn Công ty, triển khai thực hiện chiến lược đó vàbáo cáo tình hình hoạt động của văn phòng Hà Nội lên Tổng giám đốc Thêm vào đó,Phó Tổng giám đốc cũng trực tiếp phụ trách một số hợp đồng kiểm toán, xem xét lạigiấy tờ làm việc của đội kiểm toán để ra quyết định về báo cáo kiểm toán
19
Trang 21Thành viên Ban Giám đốc đồng thời là các thành viên tham gia góp vốnsáng lập Công ty (partner - chủ phần hùn) Về chuyên môn, họ là người trực tiếp kícác hợp đồng kiểm toán với khách hàng, tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán và thựchiện rà soát cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán Thành viên Ban giám đốc cũng làngười đại điện của Công ty trong việc ký và phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản
lý cho khách hàng
Dưới Ban giám đốc có các nhà quản lý cao cấp (senior manager) là người trực tiếpchịu trách chịu về các hợp đồng được kí kết với khách hàng, cùng một lúc có thể đảmnhiệm nhiều hợp đồng Các nhà quản lý thực hiện lập kế hoạch về thời gian các bướccông việc thực hiện, lựa chọn nhân sự phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng, hướngdẫn cho các nhân viên nếu có phát sinh trong khi thực hiện công việc và xem xét lạicông việc, giấy tờ làm việc (GTLV) của nhân viên trước khi chuyển lên cho chủ phầnhùn rà soát lần cuối Các nhà quản lý cấp cao đều có chứng chỉ hành nghề theo lĩnhvực của mình
Đối với dịch vụ kiểm toán, trong mỗi đội kiểm toán sẽ có kiểm toán viên cao cấplàm trưởng nhóm kiểm toán (senior in-charge) Trưởng nhóm kiểm toán là nguời cùngquản lý cấp cao trực tiếp điều hành việc thực hiện hợp đồng kiểm toán, thực hiện tiếpxúc với khách hàng, trình bày những tài liệu chính cần thiết yêu cầu khách hàng cungcấp phục vụ cho việc kiểm toán, phân chia công việc cho các thành viên trong độikiểm toán và lựa chọn KTV giỏi để đảm nhiệm những chu trình quan trọng như kiểmtoán chu trình bán hàng – thu tiền
2.2 Thực trạng về việc áp dụng mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại Công ty Kiểm toán KPMG Việt Nam
2.2.1 Trọng yếu
Ở KPMG, do tầm quan trọng của mức trọng yếu đối với hiệu quả của cuộc kiểmtoán là rất lớn, việc xác định mức trọng yếu không phùhợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc phát hiện các rủi ro kiểm toán cũng như chi phí để thực hiện cuộc kiểm toán Vìvậy, để thận trọng, việc ước lượng ban đầu về mức trọng yếu này hoàn toàn do thànhviên ban giám đốc thực hiện và sau đó, nhóm KTV thực hiện kiểm toán sẽ tiến hànhcuộc kiểm toán theo sự hướng dẫn về mức trọng yếu đã được xây dựng
20
Trang 22Nhằm lượng hóa tính trọng yếu, KTV phải thiết lập một cơ sở thích hợp cho việcxác định mức trọng yếu Việc xác định cơ sở phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của đại
bộ phận đối tượng sử dụng thông tin tài chính (nhà đầu tư, ngân hàng, công chúng, cơquan nhà nước ) Ngoài ra, việc xác định cơ sở còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như:
- Các yếu tố của BCTC (ví dụ: tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn, doanh thu, chi phí)
và các thước đo hoạt động theo các quy định chungvề lập và trình bày BCTC (vídụ: tình hình tài chính, kết quả hoạt động, dòng tiền)
- Các khoản mục trên BCTC mà người sử dụng có xu hướng quan tâm
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh, đặc điểm ngành nghề của đơn vị được kiểm toán
- Cơ cấu vốn chủ sở hữu của đơn vị được kiểm toán và cách thức đơn vị huy độngvốn
- Khả năng thay đổi tương đối của tiêu chí đã được xác định: Thông thường KTVnên lựa chọn những tiêu chí mang tính tương đối ổn định qua các năm
Giá trị tiêu chí thường dựa trên số liệu trước kiểm toán phù hợp với kỳ/năm màcông ty kiểm toán phải đưa ra ý kiến kiểm toán hoặc soát xét Trong trường hợp kiểmtoán giữa kỳ để phục vụ cho kiểm toán cuối năm, KTV có thể sử dụng số liệu ước tínhtốt nhất cho cả năm dựa trêndự toán và số liệu thực tế đến giữa kỳ kiểm toán KTV phải sử dụng xét đoán chuyên môn khi xác định tiêu chí và tỷ lệ % áp dụngcho tiêu chí đã lựa chọn Việc xác định tiêu chí và tỷ lệ % phụ thuộc vào đánh giá vềrủi ro có sai sót trọng yếu của KTV và sẽ ảnh hưởng đến khối lượng công việc kiểmtoán được thực hiện mà cụ thể số mẫu cần phải kiểm tra
Tại KPMG, một số chỉ tiêu thường được sử dụng cho việc xác lập mức trọng yếutổng thể bao gồm: Tổng nguồn vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản, Doanh thu, Lợi nhuậntrước thuế Để tìm hiểu về thực trạng Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểmtoán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toánKPMG Việt Nam, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể thông qua Giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán tại công ty khách hàng A được KPMG thực hiện kiểm toán Báo cáo tài chính
Giới thiệu về khách hàng A
- Tên khách hàng: Công ty Cổ Phần A (được gọi tắt là Công ty)
21
Trang 23- Trụ sở chính: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
Kinh doanh nhà, môi giới, cho thuê bất động sản
Kinh doanh kho bến bãi, kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa
Sản xuất mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, café rang –xay – phin – hòa tan
Sản xuất mua bán bao bì, in trên bao bì
Sản xuất mua bán sản phẩm nhựa
Qua tìm hiểu thì KTV thu thập được các số liệu năm 2022 đối với các chỉ tiêuchính để xác định mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch như sau:
22
Trang 24Báo cáo tài chính qua các năm của Công ty A
STT Chỉ tiêu Số liệu BCTC năm 2022 Số liệu BCTC năm 2021
4 Lợi nhuận trước thuế 9.802.985.000.000 11.998.058.000.000
Căn cứ vào số liệu trước kiểm toán của Công ty, KTV lựa chọn chỉ tiêu xác địnhmức trọng yếu dựa trên tiêu chí thận trọng và ổn định giữa các năm Đồng thời công
ty A là đơn vị niêm yết trên sàn chứng khoán nên chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế sẽđược quan tâm đặc biệt trên BCTC được kiểm toán từ các nhà đầu tư và Ủy ban chứngkhoán Nhà nước nên KTV quyết định lựa chọn Lợi nhuận trước thuế làm tiêu chí đểước tính mức trọng yếu tổng thể KTV thực hiện lựa chọn tiêu chí để xác định mứctrọng yếu tổng thể trên Cơ sở thận trọngvà tính ổn định giữa các kỳ, bao gồm:
Trang 25Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị được kiểm toán, nếu có một hoặc một sốnhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) cósai sót với mức thấp hơn mức trọngyếu đối với tổng thể BCTC nhưng có thể ảnhhưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC, thì KTVphải xác định mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giaodịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh Đối với Công ty A, sau khi lựa chọnđược tiêu chí xác định mức trọng yếu tổng thể là Lợi nhuận trước thuế thì KTV tiếptục lựa chọn tỷ lệ % áp dụng cho tiêu chí đã lựa chọn, cụ thể:
Số liệu BCTC năm 2021
667.800.300.000
(A) 361.720.860.000 (B)
496.528.280.000
(C) 271.185.115.000 (D)
514.558.970.000
(E) 259.170.725.000 (F)
518.341.450.000
24
Trang 26(G) 599.902.900.000 (H)
2.2.1.2 Xác lập mức trọng yếu thực hiện
- Xác định mức trọng yếu thực hiện
Mức trọng yếu thực hiện là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác địnhnhằm giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng củacác sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọngyếu đối với tổng thể BCTC
Mức trọng yếu thực hiện thông thường nằm trong khoảng từ 50% -80% so với mứctrọng yếu tổng thể đã xác định ở trên Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểmtoán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV và chính sách của từngcông ty, tuy nhiên khi áp dụng tỷ lệ nào cũng cần được giải thích lý do tại sao KTV lạichọn như vậy
Đối với Công ty A, vì đây là khách hàng truyền thống của KPMG , đã kiểm toánnhiều năm nên dựa trên kinh nghiệm và xét đoán của mình, KTV lựa chọn tỷ lệ % đểxác định mức trọng yếu thực hiện là 70% (rủi ro kiểm toán trung bình) tương ứng vớigiá trị là:
70%* 490.149.250.000 = 343.104.475.000 VNĐ
- Xác định ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua
25