Là Công ty chiếm lĩnh phần lớn thị phần trong các côngtrình lắp đặt điện nước, xây dựng tại các Khu công nghiệp tại miền ĐôngNam Bộ, tuy nhiên trong lĩnh vực xây dựng Công ty phải cạnh t
Tổng quan về thị trường chứng khoán và những phân tích tổng thể
những phân tích tổng thể
Trong chuyên đề này, cac quan sát đánh giá về các cổ phiếu chỉ bao gồm cổ phiếu được niêm yết trên sàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Các tính toán cơ bản và số liệu thống kê:
Thị giá Khối lượng giao dịch Khối lượng niêm yết
Với khối lượng cổ phiếu giao dịch được quan sát tại phiên ngày 2/4/2007 -Giá trị vốn hoá= thị giá *khối lượng niêm yết
-Giá trị giao dịch=thị giá*khối lượng giao dịch
-tỉ trọng vốn cổ phiếu i=giá trị vốn cổ phiếui/tổng giá trị vốn hoá toàn thị trường
-tỉ lệ giao dịch của cổ phiếu i=giá trị giao dịch cổ phiếu i/tổng giá trị giao dịch toàn thị trường
Từ đó ta có bảng thống kê sau
Tỷ trọng vốn hoá Tỷ lệ giao dịch ABT 1784730 405900000 0.002531682 0.00439697
Giá trị trung bình tìm được
-GTTB giá trị giao dịch:7238177.426
-GTTB giá trị vốn hoá: 1484520295
Ta tìm ra được top 10 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Khối lượng giao dịch BB
Top những cổ phiếu có khối lương niêm yết lớn nhất
Top những cổ phiếu có giá trị giao dịch lớn nhất
Thị giá Giá trị giao dịch
Top những cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn nhất
Giá trị vốn hoá FPT 520 31621319600
Xét trong phiên ngày 2/4/2007, qua bảng thống kê nhận thấy rằng có những cổ phiếu thuộc vào nhóm vừa có khối lượng niêm yết lớn nhất, đồng thời có khối lượng giao dịch lớn nhất và giá trị giao dịch lớn nhất đó là
Trong đó có STB là cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn nhất, tuy nhiên đó là xét trong trường hợp của những cổ phiếu có khối lượng giao dịch và niêm yết lớn nhất.
Xác định danh mục đầu tư
Giới thiệu về các công ty
Các cổ phiếu được lựa chọn bao gồm 5 cổ phiếu: GMD, MHC, STB, FPC,CII
1 Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
- Ra đời và hình thành: CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) được hình thành từ sự góp vốn ban đầu của 3 cổ đông sáng lập là: Quỹ Đầu tư Phát triển Đô thị Tp.HCM (HIFU), Công ty Sản xuất Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ Xuất nhập khẩu Thanh niên Xung phong Tp.HCM (VYC), Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Tp.HCM(INVESCO) CII ra đời với tư cách là một tổ chức đầu tư tài chính hoạt động với mô hình là một công ty cổ phần đại chúng, nhằm mục đích xã hội hoá lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị của Tp.HCM, góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị thông qua việc hình thành một đơn vị chuyên ngành đầu tư và khai thác cơ sở hạ tầng có đủ năng lực tài chính và chuyên môn, đồng thời hình thành một kênh huy động vốn mới, thu hút vốn nhàn rỗi trong dân để đầu tư phát triển hạ tầng thành phố
- Số lượng niêm yết 30.000.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000
2 Công ty cổ phần Full Power
- Ra đời và hình thành: Tiền thân là Công ty TNHH Điện cơ Full Power Việt Nam, được chuyển đổi thành công ty cổ phần theo giấy phép đầu tư điều chỉnh số 45CPH/GP-KCN-BD do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 18/8/2005, với vốn điều lệ là 64 tỷ đồng
- Số lượng niêm yết 1.914.611 cổ phiếu, mệnh giá 10.000
Công ty cổ phần Full Power có tiền thân là Công ty TNHH Điện cơ Full Power Việt Nam, được chuyển đổi thành công ty cổ phần theo giấy phép đầu tư điều chỉnh số 45CPH/GP-KCN-BD do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 18/8/2005, với vốn điều lệ là 64 tỷ đồng Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, Công ty đã tăng vốn điều lệ lên 100 tỷ đồng vào tháng 3/2006 Hiện tại, Công ty cổ phần Full Power được cấp phép niêm yết với tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 19,146 tỷ đồng Lĩnh vực hoạt động của Công ty gồm 3 nhóm chính, đó là công trình điện nước: thiết kế,thi công hệ thống điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cấp thoát nước trong các công trình dân dụng và công nghiệp; công trình xây dựng:thiết kế, thi công các công trình xây dựng nhà xưởng, xí nghiệp, các công trình dân dụng và công nghiệp; thiết kế, xây dựng hệ thống đường nội bộ, trang trí cảnh quan, trang trí nội ngoại thất, sân vườn Ngoài trụ sở chính của Công ty tại Khu công nghiệp Sóng Thần II, tỉnh Bình Dương, công ty còn có các chi nhánh tại Tân Uyên, Khu Công nghiệp Nhơn Trạch, Khi Công nghiệp Mỹ Xuân, Khu Công nghiệp Sông Mây và một văn phòng tại Tp.HCM
Tình hình sản xuất kinh doanh và thị trường
Công ty chiếm lĩnh phần lớn thị phần thi công xây lắp tại các Khu công nghiệp miền Đông Nam Bộ (chiếm tới 95% tỷ trong bình quân giữa các công trình thi công), lợi thế của Công ty trong đấu thầu ký kết hợp đồng là Công ty gia tăng lợi ích cho khách hàng bằng việc hỗ trợ khách hàng các thủ tục pháp lý
Doanh thu và lợi nhuận của công ty khá ổn định năm 2004 tổng doanh thu thuần đạt 473 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 3,75 tỷ đồng; năm 2005 doanh thu là 362,5 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế đạt 24,6 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ các công trình xây dựng chiếm tới hơn 60% tổng doanh thu của công ty Tương ứng với tỷ trọng doanh thu thì lợi nhuận từ nhóm công trình xây dựng chiếm tới hơn 60% lợi nhuận của công ty Do đặc điểm của lĩnh vực hoạt động nên chi phí nguyên vật liệu thực hiện các gói thầu lắp đặt, xây dựng của Công ty tương đối cao, tuy nhiên do Công ty luôn đảm bảo được chất lượng và tiến độ thi công nên tạo được uy tín trong lĩnh vực thiết kế và thi công xây lắp Một trong những ưu điểm trong chiến lược phát triển củaCông ty đó là xây dựng thương hiệu, chú trọng đến tăng thị phần, tăng doanh thu hơn lợi nhuận vào năm 2004 thì đến năm 2005, công ty chuyển hướng chú trọng đến lợi nhuận, chọn lọc khách hàng nên dù doanh thu năm
2005 giảm so với 2004 nhưng lợi nhuận lại tăng rất ấn tượng Với trình độ công nghệ hiện đại, đa số máy móc thiết bị được nhập khẩu 100% từ các nước có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến, cùng với đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm, Công ty luôn đảm bảo chất lượng công trình, đây cũng là một thế mạnh của công ty
Tuy nhiên, Công ty cũng gặp một số khó khăn như thiếu nhân sự có đủ năng lực để quản lý nên công ty phải thuê chuyên gia nước ngoài dẫn đến tăng chi phí Thêm vào đó giá dầu mỏ trên thế giới tăng liên tục trong hai năm gần đây gây tăng chi phí trong việc sử dụng các phương tiện cơ giới và vận tải cũng như làm cho các nguyên liệu đầu vào khác như: thép, xi măng, dây cáp điện… tăng giá Là Công ty chiếm lĩnh phần lớn thị phần trong các công trình lắp đặt điện nước, xây dựng tại các Khu công nghiệp tại miền Đông Nam Bộ, tuy nhiên trong lĩnh vực xây dựng Công ty phải cạnh tranh với một số đơn vị của nhà nước có cùng ngành nghề
Triển vọng phát triển của công ty
Theo mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2001-2010), tăng trưởng bình quân GDP của vùng Đông Nam Bộ là 8% và tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là 9,4%, vì vậy phát triển khu công nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển công nghiệp quốc gia, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong đó vùng kinh tế trọng điểm phía Nam(Tp.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu) là khu vực có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp, có thị trường tiêu thụ lớn nên thu hút nhiều dự án đầu tư Các khu công nghiệp thu hút hàng chục vạn lao động làm việc trực tiếp và hàng vạn lao động khác trong lĩnh vực xây dựng và cung cấp dịch vụ công nghiệp Chính vì vậy, triển vọng phát triển của công ty trong lĩnh vực này là rất khả quan
Mục tiêu chiến lược của Công ty trong 5 năm tới là "giảm chi phí, hạ giá thành, đảm bảo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 15%/năm” Trong chiến lược của mình, Công ty tập trung vào phát triển hoạt động tại các khu vực công ty có lợi thế và kinh nghiệm, phát triển mảnh xây lắp và các công trình dân dụng Công ty tiếp tục đầu tư mua sắm các trang thiết bị máy móc để tiết kiệm chi phí thuê ngoài Ngoài ra, Công ty cũng rất chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của Công ty về lâu dài
Các chỉ tiêu kế hoạch thực hiện
Các nhân tố rủi ro tác động đến giá chứng khoán của Công ty
Rủi ro biến động dòng vốn đầu tư trực tiếp: do hoạt động của công ty chủ yếu dựa vào nhu cầu xây dựng nhà máy sản xuất của các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các khu công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vì vậy sự gia tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty
Rủi ro pháp luật: Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, hoạt động của Công ty chịu ảnh hưởng của các văn bản pháp luật về công ty cổ phần, chứng khoán và thị trường chứng khoán Vì Luật và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách có thể xảy ra và khi đó ít nhiều tác động đến hoạt động quản trị, kinh doanh của Công ty
Rủi ro tỷ giá hối đoái: Do phần lớn nguyên vật liệu chính của công ty đều nhập khẩu nên tỷ giá hối đoái có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của công ty Tuy nhiên, công ty có những biện pháp cân đối nguồn ngoại tệ dùng để nhập khẩu từ các khoản thu khi ký kết hợp đồng để hạn chế rủi ro về tỷ giá
Rủi ro tài chính: Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình, những dự án này đòi hỏi vốn đấu tư lớn, tốc độ quay vòng vốn chậm nên nếu tính toán không hợp lý về giá thành, thời gian thực hiện dự án thì nguồn vốn sẽ tồn đọng, ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty
Rủi ro khác: Các rủi ro như thiên tai, địch họa, hỏa hoạn… là những rủi ro bất khả kháng nếu xảy ra cũng sẽ gây thiệt hại về người và tài sản cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
3 Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển
-Ra đời hình thành: Thành lập dưới hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 1489 QĐ/TCCB - LĐ ngày 24 tháng 7 năm 1993 do Bộ trưởng
Bộ Giao thông Vận tải cấp.
-số lượng niêm yết: 34.795.315, mệnh giá 10.000
-Tóm tắt lĩnh vực hoạt động:
Tổ chức kinh doanh vận tải đa phương thức, vận chuyển container bằng đường thủy nội địa đến Cảng cạn (ICD) và ngược lại;
Tổ chức xếp dỡ, sang mạn container và các loại hàng hóa khác từ tàu xuống sà lan và ngược lại trong khu vực các cảng;
Tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển và hàng không, kinh doanh khai thác bến bãi container và các dịch vụ có liên quan;
Mua bán, cho thuê tàu và container để kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển;
Cơ sở lý luận
Hệ thống kí hiệu và khái niệm
Khi quản lý một danh mục đầu tư gồm có các cổ phiếu, nhà đầu tư quan tâm sẽ đầu tư vào các cổ phiếu thế nào để thu được lợi nhuận cao nhất, tuy nhiên với kì vọng cho lợi nhuận cao thì mức độ rủi ro cũng cao Luôn luôn có sự tồn tại đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận Trong chuyên đề này chúng ta cũng xem xét sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận thông dựa trên danh mục gồm 5 cổ phiếu được lựa chọn là GMD, MHC, STB, FPC, CII.
Gọi I={i} là tập hợp các chỉ số (nhãn) của các cổ phiếu hay các tài phẩm, I hữu hạn.
T là thời gian nghiên cứu với các thời điểm là các phiên giao dịch
it là lợi suất cổ phiếu i tại thời điểm t, it là biến ngẫu nhiên theo thời gian t π i là giá trị trung bình lợi suất cổ phiếu i trong thời kì T: π i =E( i ) =
T π it σ i 2 là phương sai lợi suất cổ phiếu i: σ i
( π it − π i ) 2 V() là ma trận hiệp phương sai của =( 1 2 T )
ij là hệ số tương quan của lợi suất cổ phiếu I và j: ρ ij = σ ij
Xét cặp đầu tư I, thông thường chỉ bao gồm các tài phẩm có rủi ro. Gọi wi là tỉ trọng của cổ phiếu i trong cặp đầu tư I Trong trường hợp cấm bán khống, wi ¿ 0 với mọi i ¿ I
Chúng ta có thể thiết lập các đại lượng và các mối quan hệ sau:
(2) lợi suất trung bình của I E I = ∑ i ∈I w i π i
(3) phương sai lợi suất của I σ I 2 = ∑ i ∑ j w i w j σ ij
Xác định W={w i : i I} sao cho : Min σ 2 I với điều kiện :
∑ i∈I w i =1 Đây là bài toán cực tiểu rủi ro với lợi suất trung bình cặp đầu tư I cho trước.
(1.4) là một qui hoạch toàn phương với ràng buộc tuyến tính Vấn đề tìm lời giải của (1.4) không có gì là khó khăn, tuy nhiên khi tham số hoá E0 ta nhận được những kết quả đáng quan tâm và có thể phân tích rủi ro chính bằng lời giải này, c Mô hình ma trận và lời giải các kí hiệu:
Véc tơ lợi suất trung bình:
Các công thức (1),(2),(3) có thể viết lại như sau σ 2 I =W ' VW trong đó W' là chuyển vị của W
Mô hình ma trận Min(W'VW) với các ràng buộc W'E=E P (2.4)
Phương pháp nhân tử Larange
Bài toán cực trị (2.4) được giải nhờ phương pháp nhân tử Larange như sau Tìm cực tiểu hàm L(w, 1 , 2 )= W'VW +2 1 (E P -W'E) + 2 2 (1-W'U) Điều kiện cần:
Dễ dàng kiểm tra điều kiện đủ luôn thoả mãn với nghiệm nhận được từ điều kiện cần( tính chất của V)
Vì V xác định không âm nên tồn tại V -1 từ(4) ta có: W =V -1 1 E + V -1 2 U (7) thay vào (5) và (6) ta có: 1 E' V -1 E+ 2 E 'V -1 U = E P
Ta có: λ 1 = cE P −b ac −b 2 ; λ 2 = a −bE P ac− b 2 (8)
Thay nghiệm của (8) vào (7) ta có
Nhóm lại theo Ep ta có W =
V −1 ( cE−bU ) ac−b 2 E P + V −1 (aU −bE ) ac −b 2 (10) d Phân tích cận biên của rủi ro theo lợi suất trung bình
Một thực tế đơn giản là khi lợi suất càng cao thì rủi ro càng cao, quan hệ này có thể mô tả như thế nào về mô hình trên.
Mô hình(1.4) có giá trị cực tiểu của rủi ro đo bởi phương sai của lợi suất, tại chiến lược đầu tư tối ưu ta có W'VW = W' 1 E + W' 2 U
Thay 1 , 2 từ (8) sau một vài biến đổi ta có:
W'VW = cE P 2 ac−b 2 −2 b ac− b 2 E P + a ac−b 2 đặt a 2 = c ac−b 2 ; a 1 =−2 b ac−b 2 ; a 0 = a ac−b 2 ta có: σ 2 I =a 0 + a 1 E P + a 2 E 2 P (11) có thể chứng minh rằng hệ số a2 trong (11) dương, vì vậy hàm rủi ro lợi suất trung bình cực tiểu xác định từ phương trình dσσ 2 I dσE P =a 1 +2 a 2 E P = 0
U ' V −1 U = E P (E,V) (13) e Biến động cơ cấu cặp đầu tư I khi Ep thay đổi với rủi ro tối thiểu
Cặp đầu tư xác định theo (10) làm tối thiểu rủi ro Có thể viết biểu thức trên dưới dạng W = AE P + B với A=
V −1 ( cE−bU ) ac−b 2 ;B = V −1 ( aU −bE ) ac −b 2 trong đó A và B là hai véc tơ trong R I Với mỗi tài phẩm ta có: w i = a i E P + b i (14) từ đây ta có hệ số co giãn của wi theo Ep có thể xác định như sau ε i = a i a i E P + b i E P với i=1,2, ,I (15)
ChươngIII: Ứng dụng mô hình đối với một danh mục đầu tư
1 Quan sát giá của 5 cổ phiếu trong khoảng thời gian từ tháng 10/2006 đến tháng 4/2007 ta có bảng chuỗi giá sau, và có chuỗi lợi suất tương ứng theo ngày (ví dụ: cổ phiếu GMD có tương ứng chuỗi lợi suất
GMD RGMD MHC RMHC STB RSTB FPC RFPC CII RCII
Sử dụng Eview ta có thể vẽ đồ thị cho các chuỗi lợi suất a, chuỗi lợi suất của GMD( xem phần phụ lục) b,chuỗi lợi suất của MHC (xem phần phụ lục) c, chuỗi lợi suất của STB (xem phần phụ lục) d, chuỗi lợi suất của FPC (xem phần phụ lục) e, chuỗi lợi suất của CII (xem phần phụ lục)
Bằng SPSS, ta thống kê mô tả chuỗi lợi suất của 5 cổ phiếu trên, có:
Deviation Chuỗi lợi suất của
Bằng chương trình Eview ta có bảng ma trận Covariance sau
RGMD RMHC RSTB RFPC RCII
Tương ứng ta có ma trận nghịch đảo
RGMD RMHC RSTB RFPC RCII
⇒ ma trận U’ (1 1 1 1 1 ) a=E' V -1 E b=E' V -1 U c=U' V -1 U qua bảng tính excel ta có các giá trị tìm được a 0.06129
Có bảng ma trận cE
V −1 (cE−bU ) ac−b 2 E P + V −1 ( aU −bE ) ac −b 2
Wp+B ta có bảng sau:
Với véc tơ A và B ta có thể tính toán hệ số co giãn nói trên
Trong trường hợp có bán khống ta có bảng tỉ trọng đầu tư vào các cổ phiếu khi lợi suất trung bình thay đổi
E(p) piGMD piMHC pi STB pi FPC piCII tổng
Từ đây ta cũng có thể xác định được hệ số co giãn tỉ trọng các thành phần trong cặp đầu tư, dựa vào công thức:
Hệ số co giãn của wi theo Ep được xác định như sau ε i = a i a i E P + b i E P
Từ bảng trên ta có thể xác định được đồ thị biểu diễn độ co giãn tỷ trọng các thành phần trong cặp đầu tư.
Nhìn vào đồ thị ta nhận thâý rằng cổ phiếu GMD và cổ phiếu STB tương đối ổn định trước sự thay đổi của lợi suất.
Tại Việt Nam hiện nay, trong các lệnh thực hiện giao dịch, chưa có lệnh thực hiện bán khống khi đó để tạo ra một danh mục đầu tư hiệu quả: với lợi nhuận là cao nhất mà rủi ro thấp nhất ta phải sử dụng Gamsid để tìm ra danh mục với tỉ trọng không âm.
Với các mức lợi suất kì vọng là 0,03: 0,04: 0,05: 0,06: 0,07 ta có bảng danh mục đầu tư sau, và mức độ rủi ro sau biểu đồ hệ số co giãn tỷ trọng các thành phần trong cặp đầu tư
0 05 0 05 0 05 0 05 0 05 0 06 0 06 0 06 0 06 0 06 0 06 0 06 0 06 0 06 0 06 0 07 0 07 0 07 0 07 0 07 0 07 0 07 0 07 0 07 lợi suất kì vọng đ ộ c o g iã n piGMD piMHC piSTB piFPC piCII lợi suất kì vọng wgmd wmhc wstb wfpc wcii độ rủi ro
Khi kì vọng lợi suất danh mục r=0,03 ta nên đầu tư vào danh mục với tỉ trọng các cổ phiếu 12,2% cho GMD, 47% cho MHC, 16,5% cho STB, 24,2% cho FPC, và mức độ rủi ro sẽ chấp nhận là 0,000478
Với mức lợi suất kì vọng là r=0,04 ta nên đầu tư vào danh mục với tỉ trọng cổ phiếu là 24,7% cho GMD, 16,3% cho MHC, 35,1% cho STB, 19,2% cho FPC, 4,7% cho CII, và mức độ rủi ro sẽ chấp nhận là 0,000358
Với mức lợi suất kì vọng là r=0,05 ta nên đầu tư vào danh mục với tỉ trọng cổ phiếu là 11,6% cho GMD và 88,4% cho STB, và mức độ rủi ro sẽ chấp nhận là 0,000627
Với mức lợi suất kì vọng là r=0,06 hay 0,07 chỉ nên đầu tư vào STB, khi đó mức độ rủi ro là 0,000792.
Nhận thấy rằng, trong trường hợp đa dạng được danh mục đầu tư thì độ rủi ro bao giờ cũng thấp hơn, trường hợp đầu tư chỉ một cổ phiếu thì độ rủi ro vẫn là cao nhất
ChươngIV Thực trạng thị trường chứng khoán Việt
Tình hình thị trường chứng khoán châu Á
Thời điểm này thị trường chứng khoán ở Châu Á đều có những biến động mạnh, theo như các chuyên gia thì xu hướng thị trường chung là tăng giá ít và giảm giá nhiều, dĩ nhiên như vậy thì Việt Nam cũng không là một ngoại lệ Thực trạng hiện nay, khi mà giá dầu cao đang đe doạ lợi nhuận và triển vọng của nhiều doanh nghiệp trong khu vực, đặc biệt là các đại gia mà nghành sản suất của họ phải sử dụng nhiều tới xăng dầu như các coong ty vận tải, bán lẻ, vì qua đó làm cổ phiếu của họ mất giá, góp phần làm chứng khoán châu Á xuống điểm.
Ví dụ như lúc 16h ngày 24/4, chỉ số Châu Á-Thái Bình Dương của Morrgan Stanley Capital International tăng 0,06% so với phiên liền trước, lên mức 147,73 điểm Riêng chứng khoán Trung Quốc lại tăng mạnh lên kỉ lục mới. Chỉ số chứng khoán củ các thị trường Ấn Độ, Pakistan, Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan và Thái Lan cũng tăng trong ngày Trong khi đó thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei giảm 0,1% xuống mức 17.451,77 điểm Chỉ số hoạt động chứng khoán trong ngày hầu hết là giảm trong đó có Việt Nam.Trong thời gian gần đây chỉ số VN-index liên tục giảm, xuống gần 900 điểm.
Thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Tại Việt Nam trong thời gian dài vừa qua, giá chứng khoán giảm liên tục, thậm trí có khoảng thời gian còn liên tục giảm sàn Và trong một số phiên trở lại đây đã bắt đầu tăng giá trở lại Theo một số chuyên gia, TTCK Việt Nam đang diễn biến theo chiều hướng tích cực Theo đó, việc suy giảm trong 5 tuần vừa qua không nằm ngoài quy luật giảm sốt sau một thời gian dài tăng nóng, điều này không có nghĩa là do các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả Bởi trên thực tế, các thông tin được phát đi từ các doanh nghiệp niêm yết đều rất tốt và có lợi cho giới đầu tư chứng khoán Và đợt suy giảm này, không nằm ngoài dự báo và dự đoán của nhiều người.
Việc lượng cung hàng hoá (bao gồm cổ phiếu của nhiều đại gia) sẽ tăng đột biến trong vài tháng tới, theo các chuyên gia, có thể sẽ làm giá một số cổ phiếu của doanh nghiệp nhỏ, ít thương hiệu giảm nhưng xét về tổng thể thì lượng hàng hoá tốt này lên sàn sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh hơn, bền vững hơn Tính thanh khoản sẽ gia tăng chứ không giảm đi do các nhà đầu tư tổ chức (các nhà đầu tư lớn) khi đó sẽ tham gia vào thị trường Điều này cũng được một số công ty chứng khoán công nhận với thông tin lượng tài khoản của nhà đầu tư có tổ chức trong nước đang tăng nhanh hơn so với các nhà đầu tư cá nhân đến mở mới.
Hơn nữa, việc khớp lệnh liên tục được thực hiện từ 7/5 tới sẽ góp phần làm tăng tính thanh khoản của các cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM mặc dầu có thể việc áp dụng phương thức khớp lệnh mới này ban đầu có thể chuệch choạc.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế của Việt Nam được dự báo rất khả quan. Theo báo cáo công bố ngày 23/4 của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), tăng trưởng GDP của VN trong năm nay vào khoảng 8,5%, còn lạm phát trung bình ở mức 7,7%
Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc một khối lượng tiền khổng lồ lên đến 35 tỷ USD đang chuẩn bị được đổ vào Việt Nam thông qua các dự án đầu tư nước ngoài cũng góp phần kích thích tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán Nó chứng tỏ Việt Nam đang tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và qua đó thị trường chứng khoán cũng sẽ nhận được một lượng vốn đầu tư gián tiếp khác Với các phân tích trên đây, nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo, TTCK tập trung của Việt Nam sẽ khởi sắc từ Quý 3/2007.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong quá trình phát triển, mặc dù còn non trẻ nhưng chính nó cũng đang dần thích nghi để đóng vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả, phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước Đồng hành với chứng khoán là các nhà đầu tư, và thực trạng các nhà đầu tư Việt Nam hiện nay ra sao? Mặc dù lụât chứng khoán luôn có xu hướng để bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, họ chiếm số đông Tuy nhiên, trong quá trình phát triển luôn diễn ra quá trình sàng lọc, nó đòi hỏi các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, họ cần tìm hiểu thật kĩ, tìm hiểu thấu đáo các con số được công bố để có phương thức đầu tư an toàn và hiệu quả.
Ngay như tình hình mức giá dự kiến niêm yết cũng ảnh hưởng tới các nhà đầu tư rất nhiều Hiện nay, quy định giá chào sàn của cổ phiếu (CP) niêm yết không được vượt quá 20% so với giá dự kiến vừa được Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM ban hành đang làm cho các nhà đầu tư (NĐT) và các công ty chuẩn bị niêm yết xôn xao Điểm gây xôn xao nhất không phải là biên độ 20% mà là mức giá dự kiến là mức giá ncó thể hiểu mức giá dự kiến này là giá dự kiến khởi điểm của các doanh nghiệp cổ phần hóa đem ra phát hành lần đầu; một số NĐT thì hiểu mức giá dự kiến này là mức giá đấu thành công bình quân trong đợt phát hành đầu tiên và biên độ 20% sẽ xoay quanh mức giá này Chính vì cách hiểu này khiến nhiều NĐT trở nên lo lắng vì rất nhiều người đã mua CP trên thị trường OTC với mức giá cao hơn khá nhiều so với mức giá khởi điểm của cuộc đấu giá và cũng cao hơn nhiều so với mức giá đấu bình quân (đều vượt biên độ 20%) Với cách hiểu giá dự kiến như trên, tại phiên giao dịch đầu tiên khi doanh nghiệp niêm yết, NĐT chỉ có khả năng bán với giá tối đa thấp hơn cả mức giá mà họ đã mua trên thị trường OTC.Tổng giám đốc một công ty chuẩn bị đấu giá CP cho biết:
"Việc NĐT hiểu sai về mức giá dự kiến sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tất cả các đợt đấu giá sắp tới của các công ty cổ phần" Chuyên viên phân tích của một công ty chứng khoán lớn có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh nói: "Nếu bị hiểu sai mức giá dự kiến là mức giá khởi điểm đưa ra tại buổi đấu giá thì các NĐT sẽ chỉ bỏ mức giá đấu chênh lệch không đáng kể so với mức giá khởi điểm Đây là chưa kể đến việc họ lại hiểu sai rằng, giá khi lên sàn cũng không được vượt quá 20% mức giá khởi điểm khi đấu giá thì với tình hình thị trường hiện nay, giá của các CP được đấu giá chỉ có khả năng giảm sau phiên đấu giá".
Vị chuyên viên này cũng nói thêm, hiểu giá dự kiến khi lên sàn là mức giá đấu thành công bình quân trong đợt phát hành lần đầu (IPO) cũng sai Trong trường hợp hiểu sai này, giá CP của các công ty đấu giá cũng không có triển vọng tốt bởi thời gian từ lúc đấu giá đến lúc lên sàn cách nhau nhiều tháng mà biên độ 20% thì không phải là một biên độ hấp dẫn cho NĐT với rủi ro là khoảng thời gian dài như vậy Ông này kết luận: "Cần có giải thích từ cả phía các cơ quan quản lý và các công ty tư vấn để các khách hàng hiểu rõ hơn về việc xác định mức giá dự kiến khi lên sàn nhằm giúp NĐT không bị hoang mang và các công ty chuẩn bị phát hành lần đầu không bị ảnh hưởng lớn".
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết về mức giá dự kiến: "Thông thường tại các TTCK khác, các công ty tiến hành IPO và niêm yết luôn nên mức giá IPO cũng là mức giá tham chiếu cho phiên giao dịch đầu tiên Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc phát hành lần đầu và niêm yết trên TTCK có một khoảng thời gian khá dài nên giá dự kiến của phiên giao dịch đầu tiên sẽ khác Mức giá dự kiến này không phải là mức giá khởi điểm mà các doanh nghiệp cổ phần hóa đưa ra trong đợt đấu giá CP lần đầu, cũng không phải là mức giá đấu thành công trong đợt phát hành lần đầu Mức giá dự kiến trong phiên giao dịch đầu tiên của doanh nghiệp niêm yết là mức giá do tổ chức tư vấn và tổ chức niêm yết xác định" Vị đại diện của UBCKNN cũng cho biết, trong bản cáo bạch thì mức giá dự kiến này sẽ không được nêu cụ thể vì thời gian của việc làm, xét duyệt hồ sơ và ngày giao dịch đầu tiên của doanh nghiệp niêm yết cách nhau khá dài Trong bản cáo bạch, công ty niêm yết và công ty chứng khoán tư vấn chỉ cần nêu ra phương pháp xác định giá dự kiến và những căn cứ cho việc xác định mức giá dự kiến đó.
Và mặc dù thị trường chứng khoán là nơi cung cấp thông tin minh bạch,công khai và hiệu quả Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này vẫn còn hạn chế,chính vì thế cũng là ảnh hưởng không tốt đến các nhà đầu tư, Việt Nam cần một hệ thống thông tin nâng cấp hơn để phù hợp với đà chứng khoán phát triển nóng như hiện nay.
Một số những bất cập và hạn chế trong thị trường chứng khoán Việt Nam
Hiện nay, do sức phát triển quá mạnh và nhanh của thị trường chứng khoán, thật dễ để nhận ra điều này thông qua số tài khoản tăng thêm ở các công ty ngày càng đông và thậm trí trở nên quá tải, chính vì thế dẫn đến thái độ phục vụ của các nhân viên đối với các nhà đầu tư cũng vì thế mà không còn tốt như trước nữa, để tạo ra một môi trường chuyên nghiệp và tốt đẹp, chúng ta cần nâng cấp hệ thống máy cũng như đào tạo ra lượng nhân viên phải có đạo đức nghề nghiệp, đặc biệt là chúng ta đang trong quá trình quá độ để hoàn thiện như hiện nay.
Như hiện trạng nữa của các công ty, cũng dễ tạo ra thị trường ảo, hay hiện tượng bong bóng chứng khoán Đó là việc các công ty không chia cổ tức bằng tiền mà bằng cổ phiếu Mùa đại hội cổ đông vừa kết thúc, hàng loạt công ty công bố mức chia cổ tức hấp dẫn: thấp cũng 10% - 15%, cao lên tới 30%, 40% Những nhà đầu tư (NĐT) có kinh nghiệm thì hiểu ngay rằng tỷ lệ cổ tức đó tính trên mệnh giá Nhưng nhiều NĐT mới tham gia thị trường đã ngộ nhận tỷ lệ đó tính trên thị giá của cổ phiếu (CP).
Một số chuyên gia chứng khoán cho biết ở nước ngoài, chuyện gây ngộ nhận cho các NĐT không bao giờ xảy ra bởi lẽ chẳng ai công bố như vậy Chuyện các công ty công bố cổ tức bao nhiêu phần trăm chỉ xảy ra ở Việt Nam.Theo ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital, rất nhiều doanh nghiệp (DN) khi huy động vốn đã "hứa" với các NĐT một tỷ lệ phần trăm cổ tức hấp dẫn tính trên mệnh giá Sau khi niêm yết, giá CP tăng gấp nhiều lần so với mệnh giá nhưng các DN vẫn tiếp tục công bố tỷ lệ cổ tức như ban đầu "Tôi không hiểu, có thể là do truyền thống văn hóa hay một lý do gì khác Nếu VN đã gia nhập WTO thì không thể công bố cổ tức theo tỷ lệ phần trăm như hiện nay mà phải công bố là số tiền cụ thể Ở nước ngoài không bao giờ có chuyện chia cổ tức 12%, 15% hay 20% mà chỉ có thể là 12.000 đồng, 15.000 đồng ".
Lấy cổ phiếu REE là ví dụ, ông Dominic phân tích, REE mới công bố mức cổ tức chia cho các cổ đông là 16% trên mệnh giá 10.000 đ/CP Thế nhưng nếu tính theo giá trung bình của REE hiện tại khoảng 220.000 đ/CP thì cổ tức thực lãnh của các cổ đông chỉ khoảng trên 0,7% thị giá mà thôi.
Rất bức xúc về vấn đề này, ông Huy Nam, chuyên gia tài chính chứng khoán nhận định, ở thị trường VN có nhiều cách thực hiện chưa theo chuẩn mực quốc tế Vấn đề công bố cổ tức theo tỷ lệ phần trăm hiện nay là một điển hình và đây là trở ngại lớn cho các NĐT Ở nước ngoài, cổ tức luôn phải công bố bằng số tiền tuyệt đối để NĐT lấy đó làm cơ sở tính toán xem việc họ đầu tư vào CP đó có thực sự hấp dẫn hay không Ông Nam khẳng định:
"Công bố cổ tức phải bằng số tiền tuyệt đối chứ tỷ lệ phần trăm như hiện nay không có ý nghĩa gì cả".
Với những CP giá tăng gấp vài chục lần thì cổ tức nhận được rất nhỏ so với thị giá Tương tự trong trường hợp chia cổ tức bằng CP thì phải tính bằng tỷ lệ CP được nhận Các DN hiện nay thường công bố trả cổ tức bao nhiêu phần trăm là tiền mặt và bao nhiêu phần trăm là CP, đó là cách tính rất khó hiểu Về nguyên tắc, cổ tức phải tính bằng tiền mặt, ví dụ NĐT sở hữu CP A được nhận cổ tức là 1.000 đ/CP và 1.000 đồng bằng CP "Trả bao nhiêu không cần biết nhưng tất cả vẫn phải tính ra tiền trước" - ông Nam khẳng định.