Khái niệmHọc thuyết âm dương là triết học cổ đại phương đông nghiên cứu sự vậnđộng và tiến hóa không ngừng của vật chất, giải thích nguyên nhân phát sinh,phát triển và tiêu vong
Trang 1UBND TỈNH SƠN LA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ
GIÁO TRÌNH DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN NGÀNH: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (LIÊN THÔNG)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKT ngày … tháng năm…… của Trường Cao đẳng Y tế Sơn La)
Sơn La, năm 2021
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đượcphép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và thamkhảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
Trang 3LÝ THUYẾT
Trang 4PHẦN 1 ĐẠI CƯƠNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
2 Chỉ ra tính ưu việt của y học cổ truyền Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
3 Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu về nền y học cổ truyền Việt Nam.
4 Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, trung thực, chính xác về nền y học cổ truyền Việt Nam.
NỘI DUNG
I GIỚI THIỆU
Nền y học cổ truyền được bắt nguồn từ một nền y học dân gian phong phú.Thông qua thực tiễn nhiều đời, các kinh nghiệm được đúc kết thành lý luậnphong phú Do vậy có thể khẳng định rằng đây là một nền y học của dân, do dân
và vì dân Nó có tính chất quần chúng rộng rãi, tính sáng tạo và tính nhân đạosâu sắc Nó tiếp thu tinh hoa của nền y học nước ngoài, trong đó công đầu phải
kể đến Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông người đã có công Việt Nam hóa nền yhọc cổ truyền Trung hoa vào Việt Nam Chính ông là một tài năng đã đúc kết vàsáng tạo cái di sản quý báu vừa mang sắc thái phi vật thể và vật thể của nền yhọc cổ truyền Việt Nam Nền y học cổ truyền Việt Nam dưới ánh sáng của cácNghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam và được sự quan tâm của Bác Hồ vĩđại, đã ngày càng được phát triển mạnh mẽ
II Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM THỜI THƯỢNG CỔ
Từ thời Hồng Bàng và các vua Hùng 2879-257 trước công nguyên, vàotrước những năm 1110 trước công nguyên, đã có tục ăn trầu (nhai trầu với cau,vôi và rễ vỏ) đồng thời có tục lệ nhuộm răng đen bằng cánh kiến đỏ, vỏ lựu, ngũbội tử
Phong tục ăn trầu, nhuộm răng còn có mục đích bảo vệ răng miệng, làmchắc răng, thơm miệng, tránh sâu răng, lại làm ấm cơ thể nở nang cơ mặt, làm
da mặt hồng hào tươi tắn Biết dùng gừng, tỏi, ớt làm gia vị ăn hàng ngày vừagiúp cho việc tiêu hóa tốt, lại vừa giúp cho việc phòng các bệnh đường ruột Cuối thế kỷ III trước công nguyên ở Việt Nam giao chỉ đã phát hiện cáccây thuốc như: Sắn dây, Gừng, Riềng, Đậu khấu, Ích trí, Lá lốt, Sả, Quế, Quan
âm, Vông nem,…Biết nấu rượu để làm thuốc
Trang 5III Y HỌC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 179 (trước CN) ĐẾN NĂM 938 (sau CN)
Trong thời gian này người Trung Quốc đã lấy nhiều vị thuốc của chúng
ta đem về nước như Ý dĩ, Sử quân tử, Hoắc hương, Đậu khấu, Sắn dây, Sả, …Đồng thời nhiều thầy thuốc Trung Quốc cũng sang Việt Nam để hành nghề chữabệnh Thân Quang Tôn đã chữa bệnh buốt óc của Tôn Trọng Ngạc bằng Gừngkhô, Hồ tiêu Qua những sự kiện trên chứng tỏ rằng sự giao lưu y học cổ truyềngiữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã có từ lâu
IV Y HỌC CỔ TRUYỀN TỪ NĂM 938 ĐẾN NĂM 1884
1 Y học cổ truyền dưới các triều Ngô, Đinh, Lê, Lý (938-1224)
Năm 938 nền độc lập của nhà nước phong kiến Việt Nam được thiết lậpmở đầu là nhà Ngô, tiếp theo đó là nhà Đinh, Lê, Lý Song dưới các triều đạinày chưa từng thấy tài liệu ghi chép về tổ chức y tế
Đến nhà Lý nước ta có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp Ở triều đình đã có
Ty thái y Trong đó có ngự y chuyên chăm sóc sức khỏe cho vua Năm 1136 vuaLý Thần Tông phát bệnh điên cuồng, mình mọc lông dài, miệng gào thét đãđược Minh Không thiền sư chữa khỏi bằng cách tắm nước bồ hòn
2 Y học cổ truyền dưới triều nhà Trần (1225-1399)
Trong thời kỳ này y học cổ truyền có 1 số đặc điểm sau:
- Có viện thái y với chức năng chăm lo sức khỏe cho vua quan trongtriều đình, đồng thời có nhiệm vụ quản lý y tế trong cả nước
- Từ năm 1261 nhà Trần đã mở khóa thi để tuyển lương y vào làm việc ởViện thái y Viện thái y đã chỉ đạo việc đào tạo thầy thuốc và có kế hoạch thutrữ cấp phát dược liệu, phục vụ chữa bệnh cho vua quan và quân đội Song songvới việc dùng thuốc, việc chữa bệnh bằng châm cứu cũng được tin dùng hơntrước
Dưới thời nhà Trần xuất hiện một số thầy thuốc tiêu biểu:
- Phạm Công Bân (Cẩm Bình - Hải Dương)
- Tuệ Tĩnh còn gọi là Nguyễn Bá Tĩnh một tiến sĩ hoàng giáp, một nhà
sư và là một lương y nổi tiếng đã đề xuất “thuốc Nam Việt chữa người NamViệt” ông đã biên soạn cuốn Nam dược thần hiệu với 499 vị thuốc và cácphương thuốc nam chữa 184 loại bệnh
3 Y học cổ truyền thời nhà Hồ và thời thuộc Minh (1400-1427)
Trong thời kỳ này, triều đình có chủ trương chữa bệnh rộng rãi cho dân.Trong thời kỳ này có Nguyễn Đại Năng (Hải Dương) giữ chức tá nhị ở Viện thái
y, ông đã biên soạn Châm cứu tiệp hiệu diễn ca, vận dụng 120 huyệt để chữanhiều bệnh hiểm nghèo (sốt rét, động kinh)
4 Y học cổ truyền dưới triều Lê (1428-1788)
Trang 6Dưới triều Lê, Lê Nhân Tông chú trọng phát triển nền y học cổ truyềnnước ta Trong thời kỳ này có các lương y nổi tiếng như:
+ Nguyễn Trực chuyên chữa về bệnh trẻ em bằng xoa bóp, bấm huyệt,đốt bấc; có các phương pháp trị bệnh sởi, đậu mùa
+ Chu Doãn Văn (Thanh Trì) có các y án trị bệnh ngoại cảm +Hoàng Đôn Hòa (Thanh Oai-Hà Tây) đã thành công trong việc dùng thuốc hoànchế sẵn và dược liệu trồng tại chỗ để chữa bệnh đặc biệt là bệnh sốt rét và thổ tả
Đặc biệt trong thời kỳ này, nổi bật lên như một ngôi sao sáng trong nền yhọc cổ truyền Việt Nam đó là danh y Lê Hữu Trác (1720-1791) Hải Thượng LãnÔng (Hưng Yên) Ông đã để lại một pho kinh nghiệm quý báu, đúc rút quanhiều thế hệ của các nhà y học cổ truyền trong và ngoài với bộ sách khổng lồLãn Ông tâm lĩnh sau đổi thành Hải thượng y tông tâm lĩnh 28 tập, 66 quyển đểphổ cập đào tạo thầy thuốc, lưu truyền cho hậu thế
5 Y học cổ truyền dưới triều Tây sơn (1789-1802)
Kết quả của sự chia cắt đất nước lâu dài (Trịnh-Nguyễn phân tranh) làmnhân dân vô cùng khốn khổ, bệnh tật phát triển, thái y viện đã tăng cường việcchống dịch ở các địa phương Đã thành lập Nam dược cục, mời các lão y vềnghiên cứu thuốc Nam, đứng đầu là lương y Nguyễn Hoành (Thanh Hóa) ông đãbiên soạn 500 vị thuốc cỏ cây ở địa phương
6 Y học cổ truyền dưới triều Nguyễn (1802-1905)
Nhà Nguyễn dựa vào Pháp lập các Tế sinh đường ở các tỉnh đổi thành Tylương y Những người tàn tật nghèo khổ được nuôi dưỡng ở Dưỡng tế sự ở cáctỉnh Viện thái y có quy định cụ thể các chức vụ như bào chế, kiểm tra, đóng gói,sắc thuốc, … Nhà Nguyễn có đặt quy chế riêng về nghề y, trừng phạt các thầy
thuốc chữa sai gây tử vong hoặc cố tình gây nguy hiểm cho người bệnh
V Y HỌC CỔ TRUYỀN DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1884-1945)
Sau khi chiếm được nước ta, người Pháp tổ chức y tế nước ta theo cáchtây y Có các nhà thương ở thành phố, bệnh xá ở các tỉnh lỵ, lúc đầu đều chothầy thuốc nhà binh phụ trách Từ 1905 các bệnh viện, bệnh xá do giám đốc y tếcủa 3 kỳ lãnh đạo dưới quyền thanh tra y tế Đông Dương Các Ty lương y ởNam triều bị giải tán Y học cổ truyền không còn nằm trong hệ thống y tế nhànước Tuy vậy những người dân nghèo khổ đa phần ở nông thông và miền núivẫn phải chữa bệnh bằng y học cổ truyền Y học cổ truyền bị thực dân Phápchèn ép đè nén Pháp hạn chế số người hành nghề y học cổ truyền, ở Nam bộcấp thẻ môn bài không quá 500 người hành nghề y học cổ truyền Mặc dù vậy yhọc cổ truyền vẫn cố gắng tìm cách hoạt động để giữ gìn vốn quý của cha ông
Ví dụ Hội y học Trung Kỳ thành lập ngày 14/9/1936, đã phát hành 46 số tạp chí
y học
VI Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY
Trang 7Sau khi giành được chính quyền Bác Hồ và Đảng ta đã quan tâm đến nền
y học cổ truyền Trong thư gửi cán bộ y tế 27/2/1955 Bác Hồ có viết “Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc Ta, thuốc Bắc Để mở rộng phạm vi y học các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây” Cùng với đó là đoạt các chỉ thị ra đời
Cho đến năm 2005 các tỉnh thành phố đều có Bệnh viện y học dân tộc.Hiện nay để có đủ thuốc cổ truyền phục vụ cho việc điều trị bệnh ở cáctuyến, nhất là tuyến cơ sở
Bộ Y tế chủ trương việc trồng cây thuốc tiến hành theo các hướng: vừatrồng cây thuốc, kết hợp với cây ăn quả, cây làm cảnh, cây rau ăn; và nhất thiếtphải đưa lại lợi ích kinh tế cho người dân; đây cũng là hướng đưa lại công ănviệc làm cho người dân, cải thiện đời sống cho dân, góp phần xóa đói giảmnghèo cho nhân dân
Tóm lại dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam với phương châmđúng đắn của Bộ Y tế chúng ta sẽ vươn tới một nền y tế Việt Nam có tiền đồ rựcrỡ Nhất là trong giai đoạn hiện nay Nhà nước đã có Chính sách thuốc quốc gia
về y học cổ truyền và chiến lược hiện đại hóa nền y học cổ truyền Việt Nam Đó
là những điều kiện tiếp sức, làm đà cho y học cổ truyền Việt Nam phát triểntrong thế kỷ 21
Trang 8Bài 2 MỘT SỐ HỌC THUYẾT Y HỌC CỔ TRUYỀN
HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
MỤC TIÊU
1 Trình bày được nội dung cơ bản của học thuyết âm dương, thuyết ngũ hành.
2 Chỉ ra sự vận dụng, ý nghĩa của thuyết âm dương, thuyết ngũ hành trong YHCT.
3 Trình bày được sự vận dụng thuyết âm dương vào đông dược.
4 Vận dụng được kiến thức để vào thuyết âm dương, thuyết ngũ hành trong YHCT.
5 Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu trong nội dung cơ bản của học thuyết âm dương, thuyết ngũ hành.
6 Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, trung thực, chính xác nội dung cơ bản của học thuyết âm dương, thuyết ngũ hành.
Học thuyết âm dương là nền tảng tư duy của các nghành học thuật, đặcbiệt là y học, từ lý luận đến thực hành, trong chẩn đoán bệnh cũng như chữabệnh, cơ chế và dùng thuốc đều dựa vào học thuyết âm dương
2 Nội dung
Âm và dương là tên gọi đặt cho 2 yếu tố cơ bản của 1 vật, 2 cực của một quátrình vận động và 2 nhóm hiện tượng có liên quan biện chứng với nhau
- Thuộc tính của âm: ở dưới, ở trong, yên tĩnh, có xu hướng tích tụ
- Thuộc tính của dương: ở trên, ở ngoài, hoạt động, có xu hướng phân tán
3 Những qui luật âm dương
3.1 Âm dương đối lập
Là sự mâu thuẫn ước chế và đấu tranh lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương Vídụ: Ngày và đêm, nóng và lạnh, lửa và nước…
3.2 Âm dương hỗ căn
Trang 9Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau Hai mặt âm dương tuy đối lập nhaunhưng phải nương tựa lẫn nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa Cả 2 mặt đều
là tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được
Ví dụ: có đồng hóa mới có dị hóa, ngược lại nếu không có dị hóa quá trình đồnghóa không tiếp tục được Có âm mới có dương
Vì vậy: âm dương mang tính chất hỗ căn nghĩa là nương tựa vào nhau, âm lấydương làm gốc dương lấy âm làm nền tảng
3.3 Âm dương tiêu trưởng
Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, âm dương tiêu trưởng nói lên sựvận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa 2 mặt âm dương
Như khí hậu có 4 mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng (âm tiêudương trưởng) hoặc nóng sang lạnh (dương tiêu âm trưởng) do đó khí hậu: mát,lạnh, ấm, nóng
Như vậy trong quá trình phát triển của bệnh tật bệnh thuộc phần dương(sốt cao) có thể ảnh hưởng đến phần âm (mất nước, mất chất điện giải) tới mứcnào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương (choáng, trụy tim mach gọi là thoátdương)
II NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ ÂM DƯƠNG
1 Về trạng thái
Thuộc dương: trạng thái động, hưng phấn, nhiệt, sáng, …
Thuộc âm: trạng thái tĩnh, hàn, ức chế, tối, …
2 Về không gian
Trời thuộc dương, đất thuộc âm: Mặt trời thuộc dương, mặt trăng thuộcâm
Trong một không gian cụ thể: phía trên là dương, phía dưới là âm, phíangoài là dương, phía trong là âm
3 Về thời gian
Ngày thuộc dương, đêm thuộc âm Trong một ngày đêm thì từ 6 giờ đến
12 giờ là dương ở trong dương, 12h đến 18 giờ là âm ở trong dương, 18 giờ đến
24 giờ là âm ở trong âm, 24 giờ đến 6 giờ là dương ở trong âm Và âm dương cứchuyển hóa liên tục như vậy, đó cũng là biểu hiện tính tương đối của âm dương
Trang 104 Về phương hướng
Phía Đông, phía Nam thuộc dương
Phía Bắc, phía Tây thuộc âm
5 Về thời tiết
Mùa xuân thuộc dương, tăng trưởng tới mùa hạ (cực dương) mùa thuthuộc âm, tăng dần tới mùa đông (cực âm) và cứ luân hồi âm dương như vậy.Tuy nhiên trong mỗi một chu kỳ như vậy cũng có những dao động song khôngthoát khỏi quy luật âm dương (Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng) Đócũng là biểu hiện quy luật của thiên nhiên Sức khỏe và bệnh tật của con ngườicũng bị phụ thuộc vào những quy luật đó Vì âm dương trong bốn mùa là nguồngốc của muôn vật, cái căn bản của vạn vật đều quy tụ ở đó
III SỰ VẬN DỤNG THUYẾT ÂM DƯƠNG TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Mặc dù thuyết âm dương ra đời đã khá lâu, cách chúng ta 30 thế kỷ, songcho đến hiện nay nó vẫn không ngừng được vận dụng và phát huy trong lĩnh vực
y học cổ truyền Vì nó đã nêu ra được những quy luật có tính tiền đề Những quyluật đó đã được các nhà y học cổ vận dụng vào lĩnh vực của mình, càng ngàycàng làm cho nó sâu sắc thêm, phong phú thêm, nó trở thành phương tiện chỉđạo cho mọi hoạt động của Y học cổ truyền, về phòng và trị bệnh, trong đó kể cảphần Y lẫn phần Dược
1 Về tổ chức học cơ thể
- Ngũ tạng: (Tâm, can, tỳ, phế, thận) thuộc âm
- Lục phủ: (Vị, đởm, tiểu trường, đại trường, bàng quang, tam tiêu) thuộcdương
Trong mỗi tạng phủ, đều có phần âm phần dương Can có can âm, candương, tâm có tâm âm, tâm dương; tỳ có tỳ âm, tỳ dương; thận có thận âm, thậndương v.v Tính chất tương đối của âm dương được thể hiện ở tạng như tâm làtạng thuộc âm trong dương (tâm nằm ở ngực thuộc phần dương); can là tạng âmtrong âm (can âm nằm ở trung tiêu-phần bụng-thuộc âm)
- Lưng thuộc dương; bụng thuộc âm; phần bụng dưới thuộc âm trong âm,phần ngực thuộc dương trong dương
- Khí, trạng thái năng lượng của cơ thể đưa lại công năng cơ nhục; hoạtđộng của tạng phủ thuộc dương; huyết, tinh, tân dịch thuộc âm; da lông thuộcdương; xương tủy thuộc âm
2 Về sinh lý học
Khi phần âm và phần dương trong cơ thể cân bằng thì cơ thể khỏa mạnh.
Bản thân cơ thể luôn có sự điều chỉnh để âm dương cân bằng Sự mất thằngbằng giữa hai mặt âm dương là cơ sở cho sự phát sinh ra bệnh tật
Trang 11Ví dụ: Âm thắng thì dương bệnh và ngược lại dương thắng thì âm bịbệnh Chẳng hạn âm thắng (âm thịnh) dẫn đến nội hàn (bụng đầy, tiết tả-phủ đạitrường thuộc dương sẽ bị bệnh) Hoặc âm hư dẫn đến nội nhiệt Chân âm trong
cơ thể (tinh huyết Tân dịch) thiếu kém, phần dương hỏa lấn át làm cơ thể phátnhiệt, nóng sốt, triều nhiệt v.v…
Bởi vậy về nguyên tắc để giữ gìn sức khỏe thì phải luôn giữ âm dươngtrong cơ thể được cân bằng
3 Về bệnh lý
Một khi phần âm dương trong cơ thể không tự điều chỉnh được, dẫn đến sựrối loạn và mất thăng bằng về hoạt động của tạng phủ Ví dụ can khí phạm vị:khí của can đã ảnh hưởng tới vị (dạ dày) gây chứng bị quản thống (đau dạ dày)
Can đởm thấp nhiệt gây ra các bệnh hoàng đản (âm hoàng hoặc dươnghoàng), các bệnh viêm gan vàng da…
Hoặc các yếu tố “Lục dâm” được gây ra từ khí (phong, hàn, thử, thấp, táo,hỏa) thâm nhập vào cơ thể gây ra mất thăng bằng âm dương mà gây ra bệnh tật
Ví dụ phong hàn phậm biểu gây ra chứng cảm mạo phong hàn hoặc phong nhiệtphạm biểu gây ra chứng cảm mạo phong nhiệt v.v…
Tóm lại, về bệnh lý học theo âm dương cũng rất phức tạp Mặc dù vậycũng cần phải phân biệt thật rõ âm và dương trong từng trường hợp cụ thể Đồngthời phải không ngừng theo dõi sự chuyển biến của nó Ví dụ bệnh đang ở trạngthái hàn (bệnh nhân sốt lạnh, rét run do sốt cao) đột ngột chuyển sang trạng tháiphong co giật (nhiệt cực sinh phong)
Thêm vào đó do bệnh lý diễn ra không ngừng (sự chuyển hóa của âmdương) cho nên cần căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng đó của bệnh nhân để điềuchỉnh phương pháp cũng như phương dược cho kịp thời, phù hợp với phươngchâm của “Biện chứng luận trị” Trên cơ sở diễn biến của bệnh, việc chế biếnthuốc cũng phải phù hợp Việc sử dụng các vị thuốc cũng phải gia giảm về sốlượng và khối lượng cho phù hợp với bệnh lý đó
4 Chẩn đoán
Triệu chứng cũng được chia ra âm và dương:
- Hội chứng dương: Cơ thể có thân nhiệt lớn hơn 370C hoặc sốt cao, hoặckhông sổ nhưng hoạt động của các tạng phủ nhiệt (tâm huyết nhiệt, can nhiệt…)hoặc thể hiện ra ngoài mặt đỏ, mắt đỏ, vàng… người ra có cảm giác nóng bừng,háo khát Thích uống nước mát, thích ăn đồ mát, môi khô nứt nẻ, bụng trướngđau sợ ấn, táo kết đại tràng, nước tiểu vàng đỏ, lượng ít, rêu lưỡi vàng khô, chấtlưỡi đỏ, nếu ho thì đờm đặc mùi hôi, mạch thuộc loại hồng, sác hay huyền, phù,thực…
- Hội chứng âm: cơ thể thường biểu hiện lạnh, chân tay lạnh, sợ rét, daxanh, nhợt nhạt, mắt trắng môi nhợt, thích uống nước nóng, bụng đau sôi, tiết tả,nước tiểu trong, dài, rêu lưỡi trắng mỏng, luỡi nhợt nhạt, tiếng nói trầm khàn
Trang 12yếu ớt, nằm co sợ ánh sáng nên quay phía trong, nếu ho thì đờm loãng trắng,mạch trầm, phục, trì, vi, nhược…
Hai hội chứng âm dương rất quan trọng trong việc chuẩn đoán Vì đó
là những căn cứ để người thầy thuốc đưa ra những phương pháp điều trị thíchhợp, phương dược thích hợp cho người bệnh
5 Điều trị
Thuyết âm dương được vận dụng trong điều trị hết sức phong phú Nóđược tuân theo một nguyên tắc cơ bản sau đây: nếu bệnh thuộc chứng dương thìdùng âm dược và ngược lại nếu bệnh thuộc chứng âm thì dùng dương dược
- Bệnh nôn và buồn nôn do vị khí thượng nghịch phải dùng thuốc giáng khí chỉnôn
* Chữa bệnh phải cần phải lưu ý: “Hàn ngộ hàn tắc tử, Nhiệt ngộ nhiệt tắc
cuồng” Điều đó có nghĩa là bệnh hàn gặp thuốc hàn sẽ chết, bệnh nhiệt mà dùngthuốc nhiệt sẽ làm cho bệnh nhân phát cuồng Để ghi nhớ điều này, cần đượcnhắc nhở một câu mà cổ nhân đã dạy: “Phúc thống phục nhân sâm tắc tử”, tức
là đau bụng (thể hàn, tiết tả) uống nhân sâm sẽ chết
Mặc dù vậy theo âm dương cũng nên nhớ “Thái quá bất cập”
Trang 13Vị của thuốc thuộc âm, khí của thuốc thuộc dương Trong vị lại có âmdương, vị cay, ngọt thuộc dương; vị đắng, mặn thuộc âm; vị chua mang tính chấtlưỡng tính
Khí của thuốc cũng có âm và dương: khí hàn, lương thuộc âm; khí ôn,nhiệt thuộc dương
7.2 Âm dược
Những vị thuốc đươc gọi là âm dược, trên thực tế lâm sàng có thể dùng đểđiều trị các bệnh thuộc chứng ôn nhiệt Ví dụ: kim ngân hoa, liên kiều, huyềnsâm… có thể dùng chữa các bệnh mụn nhọt mẩn ngữa do huyết nhiệt Hoàngliên dùng điều trị các bệnh tâm nhiệt, hoàng cầm dùng điều trị các bệnh do phếnhiệt Như vậy các vị âm dược thường có vị đắng, mặn hoặc chua, tính hàn hoặclương, về công năng mang tính giải biểu nhiệt, thanh nhiệt, bổ âm, phần lớnmang tính ức chế
7.3 Dương dược
Những vị thuốc được gọi là dương dược, trên thực tế lâm sàng có thể dùng
để điều trị các bệnh thuộc chứng hàn Ví dụ sinh khương, bạch chỉ, tế tân…dùng để điều trị các bệnh cảm mạo phong hàn Quế nhục, phụ tử dùng để chữacác chứng thoát dương, vong dương, hoặc chân dương suy giảm do tâm thậndương hư v.v… về công năng nói chung dương dược mang tính giải biểu, pháthãn, ôn trung tán hàn Nói cách khác là mang tính kích thích, hưng phấn cục bộhay toàn bộ cơ thể
8 Chế biến thuốc y học cổ truyền
Thông qua việc chế biến làm thay đổi tính vị của thuốc, nhằm mục đíchtăng sự quy kinh của thuốc hoặc giảm tác dụng phụ:
- Làm giảm tính dương (tính nhiệt) Hà thủ ô đỏ, xương bồ ngâm nước vogạo…
- Làm tăng tính dương của thuốc bằng cách dùng các phụ liệu gừng, sanhân, mật ong, rượu
- Tăng tích âm cho vị thuốc: sài hồ chích, Miết giáp (máu ba ba
- Giảm tính âm của vị thuốc như sinh địa nấu với sa nhân, gừng, rượu
Trang 14HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
I ĐẠI CƯƠNG
Học thuyết ngũ hành cũng là học thuyết về triết học cổ, ra đời sau thuyết
âm dương, nhằm bổ sung vào những chỗ khiếm khuyết của thuyết âm dương.Thuyết được tác giả Trâu Diễn thời Chiến Quốc (Trung Quốc) nghiên cứu đềxuất Thuyết ngũ hành dùng 5 vật thể gần gũi trong cuộc sống, tượng trưng chovạn vật trong thiên nhiên, đó là kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa),thổ (đất) và gọi đó là ngũ hành Thuyết ngũ hành đã đề cập được các mối quan
hệ mật thiết, hữu cơ giữa ngũ hành với nhau thông qua một số quy luật hoạtđộng của chúng Đó là những quy luật tương sinh, tương khắc, tương thừa,tương vũ, …
II NHỮNG QUY LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGŨ HÀNH
1 Trong điều kiện bình thường
Ngũ hành hoạt động theo quy luật tương sinh, tương khắc
1.1 Quy luật tương sinh
Hành này hỗ trợ, thúc đẩy hành
kia, theo quy luật hành đứng sau, sinh
ra, thúc đẩy hành đứng trước: mộc sinh
hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim
sinh thủy, thủy lại sinh mộc, cứ thế phát
triển luân hồi Có thể biểu diễn theo sơ
đồ sau:
Mộc→ Hỏa → Thổ → Kim → Thủy →
Mộc
1.2 Quy luật tương khắc
Hành này ức chế, kìm hãm hành kia Hành kim khắc mộc, mộc khắc thổ,thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim Có thể theo dõi ở sơ đồ sau:
Kim -> Mộc -> Thổ ->Thủy -> Hỏa
2 Trong điều kiện không bình thường
Ngũ hành hoạt động theo quy luật tương thừa, tương vũ
2.1 Tương thừa
Hành đi khắc mạnh hơn hành được khắc
Kim > - Mộc > - Thổ > - Thủy > - Hỏa > - Kim
2.2 Tương Vũ
Hành bị khắc mạnh hơn hành đến khắc
Kim Mộc Thổ Thủy Hỏa Kim
Trang 153 Quy luật chế hóa (chế ước) ngũ hành
Trên thực tế các quy luật hoạt động của ngũ hành rất phức tạp, đan xenvào nhau bị ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quy luật Mỗi một hànhđều bị ảnh hưởng tương sinh hoặc tương khắc của các hành khác và được thểhiện ra ở quy luật tổng hợp gọi là quy luật chế hóa hay chế ước ngũ hành
III SỰ VẬN DỤNG THUYẾT NGŨ HÀNH
1 Tổ chức học cơ thể
Trước hết người ta ghép ngũ tạng lục phủ vào các bộ phận trong cơ thểvào các hành tương ứng
Bảng 1: Vận dụng ngũ hành vào cơ thể.
Ngũ
Hành
Sự vật
trường
trường
Bàng quang
Chỗ bị bệnh Cổ gáy Ngực
sườn
Sống lưng Vai lưng Eo lưng đùi
Sự sắp xếp các tạng phủ theo ngũ hành và sự liên quan của chúng đến ngũ
vị, nguc sắc, ngũ quan, thể chất và hoạt động về tính chí giúp việc học về cáchiện tượng sinh lý các tạng phủ dễ dàng, dễ nhớ
Ví dụ: Can có biểu lý với đởm, chủ về cân khai khiếu ra mắt, kích thích điều đạt,khi uất kết gây cáu giận
Trang 16Bảng 2: Vận dụng ngũ hành vào thế giới tự nhiên.
2 Vận dụng vào chẩn đoán
Căn cứ vào triệu chứng về ngũ sắc, ngũ vị, ngũ quan, thể chất để tìm bệnhthuộc các tạng phủ có liên quan
a) Ngũ sắc: Sắc vàng thuộc bệnh tỳ; sắc trắng thuộc bệnh phế; sắc xanh thuộc
bệnh can; sắc đỏ thuộc bệnh tâm; sắc đen thuộc bệnh thận
b) Ngũ chí: giận, cáu gắt bệnh ở gan; sợ hãi bệnh ở thận; cười nói chuyện luyên
thuyên bệnh ở tâm; lo nghĩ bệnh tỳ; buồn rầu bệnh ở phế
c) Ngũ khiếu và ngũ thể: Bệnh ở cân: biểu hiện chân tay run, co quắp thuộc
bệnh can; bệnh ở xương tủy biểu hiện chậm biết đi, chậm mọc răng thuộc bệnhthận; bệnh ở mạch: mạch nhỏ, mạch hư thuộc bệnh tâm; bệnh ở mũi: viêm mũi
dị ứng, chảy máu cam thuộc bệnh phế vị
3 Vận dụng vào điều trị
Thuyết ngũ hành được vận dụng vào điều trị theo 2 nguyên tắc sau đây:
*) Nguyên tắc thứ nhất: “Con hư bổ mẹ”
- Hành đứng trước là mẹ Hành mộc là mẹ của hành hỏa
- Hành đứng sau là con Hành thổ là con của hành hỏa
- Hư là hư chứng
Nếu hành con (hành đứng sau) bị hư chứng thì dùng phương pháp bổ vàthuốc bổ cho hành mẹ đứng trước
Trang 17Ví dụ: bị chứng phế hư (bệnh lao chẳng hạn…) phải dùng thuốc bổ vàotỳ, với các thuốc kiện tỳ ích khí như: nhân sâm, đẳng sâm, bạch truật… hoặcphương pháp bổ bằng thức ăn thức uống cũng là một phương pháp quan trọng
để chữa bệnh lao Hoặc chứng tâm huyết kém da xanh xao, lưỡi nhạt, mắttrắng… dùng thuốc bổ vào can huyết như hà thủ ô đỏ, bạch thược (vì can tànghuyết)
*) Nguyên tắc thứ hai: “Mẹ thực tả con”
- Thực là thực chứng
- Tả là phương pháp tả, đối lập với bổ Khi hành mẹ bị thực chứng thì dùngthuốc tả vào hành con
Ví dụ: khí phế bị thực chứng gây ho đờm, suyễn tức khó thở, phải dùng thuốclợi tiểu (kim tiền thảo, xa tiền tử, trạch tả, tỳ giải…) để tả thận thủy Hoặc thậnthủy kém tiểu vàng, tiểu đỏ phải dùng thuốc lợi gan mật như long đởm thảo, sài
hồ, chi tử… để thanh can nhiệt (tức tả can)
3 Vận dụng vào quy kinh và chế biến thuốc y học cổ truyền
Thuyết ngũ hành được vận dụng vào chế biến thuốc khá phong phú Hiệnnay rất nhiều vị thuốc được chế biến vận dụng theo nguyên tắc ngũ hành Đểhiểu rõ sự vận dụng này cần nắm chắc sự quy nạp tạng phủ… vào ngũ hành vàsự quy nạp các màu sắc, mùi vị Trên cơ sở tổng hợp màu sắc, mùi vị của thuốcđối chiếu với các tạng phủ và ngũ hành biết được vị thuốc sẽ trích tẩm với phụliệu gì? Màu sắc ra sao và sẽ quy nạp vào tạng phủ nào? Kinh nào? Mặc dù vậysự quy nạp đó cũng mang tính chất tương đối
- Màu sắc và mùi vị thuốc cho phép ta biết hướng quy nạp của chúng vàotạng phủ nào? Ví dụ: phần lớn những vị thuốc có màu đỏ vị đắng được quy nạpvào tạng tâm và tiểu trường (hành hỏa) như: huyết giác, thần sa, chu sa, mã xỉhiện… Để tăng thêm sự quy kinh của thuốc vào tạng tâm, có thể tẩm hoặc tríchvới các chất có màu đỏ Ví dụ tẩm thần sa vào xương bồ để tăng tác dụng trấntâm của xương bồ; hầu hết các vị thuốc có vị đắng đều tác dụng vào tâm, tiểutrường Vào tâm: liên tâm, táo nhân, lạc tiên, ngải tượng… tác dụng an thần,trấn tĩnh Những vị đắng: hoàng liên, hoàng đằng, kim ngân, xuyên tâm liên…đều tác dụng vào tiểu trường
- Những vị thuốc có màu vàng, vị ngọt phần lớn quy nạp vào tạng tỳ, phủ
vị (hành thổ) như cam thảo, hoàng kỳ, bạch truật, hoài sơn… để tăng tác dụngvào hành thổ có thể sao vàng, sao cám cho thơm
- Một số vị thuốc có màu trắng, vị cay tác dụng vào tạng phế, đại trường(hành kim) như tang bạch bì, bối mẫu, cát cánh, bách hợp, sa nhân, bố chínhsâm, đẳng sâm Để tăng tác dụng vào phế người ta có thể tẩm trích thuốc vớidịch sinh khương như đẳng sâm, cát cánh, …
- Một số vị thuốc có vị mặn, sắc đen có tác dụng vào tạng thận, bàngquang (hành thủy) như huyền sâm, côn bố, địa long, xuyên sơn giáp, hổ cốt…
Để tăng tác dụng vào thận có thể trích với muối ăn như cẩu tích, tục đoạn, đỗ
Trang 18trọng, trạch tả, … Để có màu đen, có thể sao sém cạnh, sao cháy như hà diệp,trắc bách diệp, ngải diệp, …
- Một số thuốc có vị chua màu xanh có tác dụng vào can đởm (hành mộc)như ngưu tất, ngũ vị tử, sơn tra, mộc qua, … Cần tăng vị chua có thể trích giấmnhư nga truật, hương phụ, … Để có màu xanh có thể trích mật bò, mật lợn nhưthiên nam tinh, sau khi trích mật bò thành đởm nam tinh (đởm là mật)
Trang 19Bài 3 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN THEO
Y HỌC CỔ TRUYỀN
Nội dung bài học nhằm cung cấp cho người học các nguyên nhân gâybệnh cho người theo quan điểm, lý luận y học cổ truyền bao gồm ba nhómnguyên nhân chính đó là ngoại nhân, nội nhân và các nguyên nhân kháccùng với đặc điểm của từng nguyên nhân, các cơ sở để chẩn đoán, đưa rapháp điều trị, trên cơ sở đó ứng dụng trong kê đơn sử dụng thuốc hợp lý antoàn
MỤC TIÊU
1 Trình bày được các nguyên nhân gây bệnh theo Y học cổ truyền
2 Phân tích rõ những đặc điểm gây bệnh của từng nguyên nhân bên ngoài(ngoại nhân)
3 Mô tả và phân tích đầy đủ nội dung và ý nghĩa của tứ chẩn
4 Trình bày được ý nghĩa của bát cương
5 Mô tả được bát pháp và trình bày được mối liên quan của bát pháp với cácthuốc Y học cổ truyền
NỘI DUNG
Y học cổ truyền, chia nguyên nhân gây bệnh làm những loại sau đây:
- Hoàn cảnh thiên nhiên (khí hậu, địa lý) ảnh hưởng tới con người qua sáuthứ khí (lục khí): Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa là nguyên nhân gây bệnhbên ngoài
- Hoàn cảnh xã hội gây ra những rối loạn về tâm lý xã hội qua bảy thứ tìnhchí (thất tình): Vui, giận, buồn, lo, nghĩ, kinh, sợ, là nguyên nhân gây bệnhbên trong Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác: Đàm ẩm, ứ huyết, ănuống, lao động, sang chấn, tình dục
1 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BÊN NGOÀI (lục dâm, lục tà)
- Sáu thứ khí đó là: Phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo(độ khô), hỏa (nhiệt), khi trở thành nguyên nhân gây bệnh cũn gọi là lụcdâm, lục tà
- Gây ra những bệnh ngoại cảm (bệnh do bên ngoài đưa tới) như bệnhnhiễm khuẩn, đau dây thần kinh ngoại biên do lạnh
- Luôn luôn quan hệ với thời tiết: Phong (mùa xuân), hàn (mùa đông), thử(mùa hè), táo (mùa thu)
- Sáu thứ khí này hay phối hợp với nhau, mà phong hay xuất hiện hơn cả,làm bệnh có tính chất đa dạng như phong hàn, phong nhiệt, phong thấp,
1.1 Phong
Phong có 2 loại: Ngoại phong là gió, chủ khí về mùa xuân song bốn mùa
Trang 20đều gây bệnh, hay phối hợp với các khí khác: Hàn, thấp, nhiệt thành phonghàn, phong thấp, phong nhiệt Nội phong sinh ra do công năng của tạng can bấtthường (can phong) xuất hiện các chứng: Sốt cao co giật, chân tay co quắp,chúng mặt, hoa mắt…
1.1.1 Đặc tính của phong
Phong là dương tà hay đi lên và ra ngoài, nên hay gây bệnh ở phần trêncủa cơ thể (đầu, mặt) và phần ngoài (cơ biểu) làm da lông khai tiết: Ra mồhôi, sợ gió… Phong hay di động và biến hóa: Bệnh do phong hay di chuyểnnhư đau khớp, đau chỗ này hoặc đau chỗ khác…
1.1.2 Các chứng bệnh hay xuất hiện do phong
- Phong hàn biểu hiện: Cảm mạo do lạnh như ngạt mũi, chảy nước mũi, sợlạnh, sợ gió, ban chẩn dị ứng, đau dây thần kinh ngoại biên, đau các khớp dolạnh …
- Phong nhiệt biểu hiện: Cảm mạo có sốt, viêm khớp cấp …
- Phong thấp biển hiện: Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp , đau các dâythần kinh ngoại biên
ăn sống lạnh cũng dần dẫn đến hội chứng nội hàn
1.3 Thử
Thử có liên quan tới hỏa, đều là chủ thể của mùa hạ Thử là nóng làdương nhiệt, tính chất chủ thăng, chủ tán Do vậy, nếu thử mà xâm nhập vàongười thì làm cho tấu lý mở ra nhiều mồ hôi tổn thương đến nguyên khí vàtổn thương tân dịch dẫn đến đau đầu, chóng mặt, háo khát, nếu thử quá mạnhnhập sâu vào cơ thể gọi là "trúng thử", trúng thử dẫn tới bất tỉnh nhân sự, sốtcao, mê sảng, đờm nhiều, và sẽ ảnh hưởng tới tạng phế gây ho, nục huyết(chảy máu cam), khái huyết (ho ra máu) …
1.4 Thấp (độ ẩm thấp)
Thấp là chứng ẩm thấp, là chủ khí của cuối mùa hạ (trưởng hạ), hay gặp ởnơi ẩm thấp do vậy trưởng hạ đa phần dẫn tới bệnh thấp Thấp là âm tà, thấpgây ra trở ngại cho vận hành khí cơ, dễ làm tổn thương đến dương khí của
cơ thể
1.4.1 Thấp ngoại
Trang 21Nguyên nhân gây thấp ngoại là do ẩm thấp của môi trường khí hậu nơisinh sống hoặc nơi làm việc.
Ví dụ: Thấp ngoại thường xảy ra với những người làm việc trong điều kiệntiếp xúc nhiều với nước, bùn đất hoặc sinh sống trong các nơi có độ ẩmkhông khí cao hay gây ra cảm mạo do lạnh kèm theo thấy mỏi nhừ toànthân
1.4.2 Thấp nội
Bệnh này phát sinh từ tỳ vị do ăn nhiều các thức ăn có tính lạnh, tínhnhờn béo, làm cho cơ thể khó hấp thu, khó chuyển hóa, có khi do cơ quankhác chuyển tới Ví dụ: Bệnh hoàng đản nguyên nhân từ can đởm song ảnhhưởng đến tỳ vị gây thấp nội thường biểu hiện bụng đầy trướng, buồn nôn
1.5 Táo
Táo là khô ráo, là chủ khí của mùa thu, tính của táo là khô, tương ứng vớikhí của phế Khí phế thông với bì mao, biểu lý với đại trường do đó các triệuchứng táo gây ra với cơ thể là da khô, mũi khô, họng đau, ho và đại trườngtáo kết
1.6 Hỏa
Hỏa và nhiệt giống nhau là một khí trong lục dâm Hỏa là nhiệt ở mức độcao, có liên quan tới thử Cũng là chủ khí của mùa hạ Nắng và nóng lànguyên nhân trực tiếp gây ra chứng hỏa Khi mắc chứng hỏa thì tạng phủ tândịch khí huyết của cơ thể bị thiêu đốt, cơ thể sốt cao, phát cuồng, hôn mê.Các chứng phong hàn, thử thấp, táo đều có thể dẫn đến hỏa gọi là phonghóa hỏa, thử hóa hỏa, thấp hóa hỏa, táo hóa hỏa Khi chuyển sang giai đoạnhỏa thì bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn, khó chữa hơn Triệu chứngcủa bệnh hỏa nói chung sốt cao, mặt đỏ, mắt đỏ, môi khô, nứt nẻ, miệngloét, họng sưng đỏ
2 NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH BÊN TRONG (thất tình)
2.1 Bảy thứ tình chí gây ra do những rối loạn về tâm lý tình cảm
Nội nhân có thất tình (bảy trạng thái, bảy nguyên nhân) của cơ thể ảnhhưởng tới việc phát sinh bệnh tật Bảy mức độ khác nhau của tâm lý, đó là:
Trang 22Hỷ (vui), nộ (giận), ưu (buồn), tư (nghĩ), bi (lo), khủng (sợ), kinh hoàng(kinh sợ).
2.2 Tình chí kích động
Những sang chấn về tinh thần gây ra sự mất thăng bằng về âm dương, khíhuyết, tạng phủ, kinh lạc mà gây ra các bệnh nội thương như: Cao huyết áp,suy nhược tinh thần, loét dạ dày tá tràng…
2.3 Thất tình và tạng phủ
Thất tình và tạng phủ có liên quan mật thiết với nhau:
- Tình chí bị kích động, tạng phủ sẽ biến hóa ra thất tình, can sinh ra giậngiữ, tâm sinh vui mừng, tỳ sinh ra nghĩ, phế sinh ra lo, thận sinh ra sợ
- Thất tình gây tổn thương tinh, khí, huyết của tạng phủ: Giận hại can, vuiquá hại tâm, nghĩ quá hại tỳ, lo hại phế, sợ hại thận Đặc biệt thất tình làmảnh hưởng tới khí của các phủ tạng Giận làm khí thăng (cáu gắt), vui thì khíhoãn, buồn thì khí tiêu, sợ thì khí hạ
Thất tình đặc biệt gây các chứng bệnh cho ba tạng: Tâm, can, tỳ
- Tâm: Kinh quí, khí xung, mất ngủ hay quên, tinh thần không ổn định,hoang tưởng, cười nói huyên thuyên, điên cuồng…
- Can: Tinh thần uất ức, hay cáu gắt, mạng sườn đau tức, phụ nữ đau vú,kinh nguyệt không đều, thống kinh…
- Tỳ: Ăn uống kém, không muốn ăn, bụng đầy, đại tiện thất thường, táo haylỏng, phụ nữ bế kinh, rong kinh…
3 CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC
3.1 Đàm ẩm
Là sản phẩm của bệnh lý (đàm là chất đặc, ẩm là chất loãng) Nguồn gốc
do tân dịch ngưng tụ biến hóa thành Do lục dâm, thất tình làm cơ năng của
ba tạng đó là tỳ, phế, thận bị ảnh hưởng, tân dịch không phân bố và vậnhành được ngưng tụ thành thấp, thấp hóa thành đàm ẩm Đàm ẩm sau khihình thành theo khí đi các nơi, ở ngoài đến cân xương, trong đi đến tạngphủ, làm ảnh hưởng đến sự vận hành khí huyết, sự thăng giáng của khí vàgây ra những chứng ở các bộ phận của cơ thể
- Đàm: Là chất đặc đến phế gây hen suyễn, khạc ra đờm; đàm ở tâm gây tâmquí, tâm cuồng; đàm ở vị gây lợm giọng, nôn mửa; ở ngực gây tức ngực gây
ra suyễn; ở kinh thiếu dương gây sốt rét
- Ẩm: Là chất loãng tràn ra cơ nhục gây phù thũng, ở ngực sườn gây ho, hensuyễn; ở hệ tiêu hóa gây sôi bụng, đầy bụng, kém ăn, miệng khô,
3.2 Ứ huyết
Là sự vận hành khí huyết không thông qua nguyên nhân do khí hư khí trệkhiến cho huyết ngưng trệ, hoặc chảy máu ở trong cơ thể Ví dụ: Đại tiện,
Trang 23tiểu tiện ra máu, rong kinh…
3.3 Ăn uống
Số lượng và chất lượng thức ăn, ăn quá nhiều (bội thực); thức ăn khôngsạch (nhiễm trùng); đặc biệt có tính chất của đồ ăn gây ra bệnh: Ăn đồ béongọt gây thấp, đàm, nhiệt; đồ lạnh gây tỳ vị hư hàn; đồ cay gây táo bón…
Chơi bời, rượu chè bê tha, sinh hoạt tình dục thái quá cũng sinh bệnh
3.6 Do các nguyên nhân khác
- Bẩm sinh di truyền (tiên thiên bất túc)
- Do chế độ nuôi dưỡng kém (hậu thiên bất túc)
- Do tai nạn, bị côn trùng cắn cũng thuộc bất nội ngoại nhân
Nếu cơ thể khỏe mạnh sẽ điều hòa được các yếu tố tâm lý nói trên, tức làđiều hòa được âm dương trong cơ thể Nếu cơ thể không điều hòa lại đượcthì gây bệnh
Trong những nguyên nhân nói trên, ngoại nhân (lục dâm) và nội nhân(thất tình) là những yếu tốt quan trọng dẫn tới bệnh nhưng trong đó thì nộinhân vẫn là nguyên nhân chính, quyết dịnh đến sức khỏe con người Khi sức
đề kháng của cơ thể đủ mạnh thì thời tiết, khí hậu dù có biến đổi cũng khônglàm cho cơ thể bị mắc bệnh và ngược lại
4 TỨ CHẨN
Tứ chẩn là bốn phương pháp khai thác triệu chứng lâm sàng của Y học cổtruyền Bốn phương pháp đó là vọng, văn, vấn, thiết Bốn phương phápkhông tách rời nhau mà thường kết hợp và bổ sung cho nhau
Mỗi thầy thuốc có những tâm đắc và kinh nghiệm vào một, hai phươngpháp, thiên về phương pháp đó, nhưng để có chẩn đoán chính xác cần phảitiến hành cả 4 phương pháp
Nhiều trường hợp cũng phải tham khảo những chẩn đoán cận lâm sàngcủa Y học hiện đại
4.1 Vọng chẩn
Vọng chẩn là quan sát bằng mắt Nội dung vọng chẩn gồm: Nhìn thầnsắc, nhìn hình thể, nhìn cử động, nhìn môi miệng, đặc biệt quan sát lưỡi(Thiệt chẩn)
Trang 244.1.1 Quan sát thần
Thần thể hiện ra vẻ mặt, ánh mắt lời nói và cử chỉ:
- Thần tốt: Ý thức và tiếp xúc tốt, vẻ mặt tươi nhuận, ánh mắt linh hoạt, lờinói rõ ràng, cử chỉ phù hợp
- Thần yếu: Ý thức về mặt không gian, thời gian kém chính xác, tiếp xúcchậm chạp, vẻ mặt tối, ánh mắt kém hoạt, cử chỉ không phù hợp
- Lạc thần (loạn thần): Ánh mắt đờ đẫn hoặc sáng một cách bất thường, ýthức không chính xác, cười nói không phù hợp hoặc trầm lặng không chịutiếp xúc
- Giả thần: Bệnh tình đang rất nặng, bỗng tỉnh táo như không có bệnh, ánhmắt sáng, ý thức minh mẫn, trí nhớ tốt Đây là dấu hiệu bệnh nhân sắp chết
4.1.2 Quan sát sắc da
- Da đỏ là nhiệt chứng, bệnh liên quan tạng tâm Nếu chỉ phớt hồng ở gò
má, môi đỏ là bình thường hoặc âm hư toả vượng
- Da trắng bệch, tái nhợt là chứng hư hàn do âm thịnh hoặc dương hư, phế khí hư
- Da xanh là khí ứ trệ, đang đau đớn, bệnh thuộc can
- Da vàng là chứng hoàng đản, thấp nhiệt can kinh hoặc tỳ đàm nhiệt
- Da xạm đen là dương khí suy, huyết ứ hoặc thận hư
4.1.3 Quan sát lưỡi (Thiệt chẩn): Xem lưỡi là phương pháp đặc thù của
Đông y cần chú ý 3 nội dung chính là:
- Hình lưỡi:
+ To bè, có ít vết răng ở rìa lưỡi là do khí hư hoặc đàm thấp, thận tỳ dương hư.+ Thon nhỏ là do âm hư, huyết hư
+ Lưỡi ngắn, rụt lại hoặc lệch là đàm mê tâm khiếu
- Chất lưỡi là tổ chức cơ của lưỡi, bình thường hồng nhuận
+ Chất lưỡi nhạt, mềm là khí huyết hư
+ Chất lưỡi đỏ là nhiệt chứng
+ Chất lưỡi hồng có những điểm đỏ thẫm là huyết ứ
+ Chất lưỡi đỏ thẫm là bệnh nặng đã vào tâm hệ
- Rêu lưỡi: Là chất mới được tạo ra, phủ trên mặt lưỡi, bình thườngkhông có hoặc rất mỏng
+ Màu sắc của rêu lưỡi: Trắng mỏng bệnh thuộc biểu; rêu vàng thuộcnhiệt, lý chứng rêu xám đen là bệnh nặng
+ Tính chất rêu lưỡi: Rêu mỏng, bệnh nhẹ, bệnh ở biểu; rêu dày là bệnh ởlý có tích trệ, rêu khô là âm hư, tâm dịch cạn, rêu ướt mọng là phong hàn,ướt dày dính nhớt là thấp trệ
Trang 254.2.1 Hỏi về hàn nhiệt
- Có sợ lạnh không
+ Mới phát sốt sợ lạnh là cảm phong hàn
+ Bệnh lâu ngày, sợ lạnh, chân tay lạnh là dương hư
+ Lạnh vùng thắt lưng kèm tiểu đêm nhiều là thận dương hư
+ Bụng đầy ấm ách kèm chân tay lạnh, ỉa lỏng hoặc phân nát sống là tỳ dươnghư
- Có sợ nóng, có sốt không
+ Sốt nhẹ kèm rức đầu, sổ mũi là cảm phong hàn
+ Sốt cao về sáng và trưa, mồ hôi nhiều kèm khát nước, thích uống nướcmát là thực nhiệt
+ Sốt nhẹ, thường về chiều và đêm kèm mồ hôi đêm khi ngủ là âm hư
+ Lúc sốt, lúc rét là chứng bán biểu bán lý, bệnh sốt rét hoặc thiếudương chứng
4.2.2 Hỏi về mồ hôi
- Sốt không ra mồ hôi là biểu thực, có mồ hôi là biểu hư
- Sốt cao ra nhiều mồ hôi khát nước là thực nhiệt
- Tự ra mồ hôi không do lao động hoặc thời tiết nóng là dương hư
- Ra mồ hôi ban đêm khi đang ngủ là âm hư
4.2.3 Hỏi về đau
- Tính chất đau:
+ Lúc đau lúc không, vị trí đau không rõ rệt là do khí trệ
+ Đau nhiều, vị trí cố định là do huyết ứ
+ Đau kèm co cứng, lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau là do hàn tà
+ Đau kèm sưng nóng đỏ là do nhiệt tà
Trang 26- Vị trí đau:
+ Đau vùng trán thuộc kinh Dương minh
+ Đau đầu vùng 2 bên thái dương thuộc kinh Thiếu dương
+ Đau vùng gây thuộc kinh Thái dương
4.2.4 Hỏi về tiểu tiện, đại tiện
- Đại tiện:
+ Táo bón ở người khoẻ thường do thực nhiệt, ở người già yếu thường do âm
hư, khí hư
+ Ỉa chảy cấp gặp sau bữa ăn là ngộ độc thức ăn
+ Phân mùi thối khắm là tích trệ, lý nhiệt; phân tanh nồng, ít thối là do hư hàn.+ Thường hay ỉa lỏng vào sáng sớm là thận dương hư
- Tiểu tiện:
+ Tiểu ít, nóng, màu đậm là thực nhiệt
+ Tiểu thường nhất, trong là hư hàn
+ Đái rắt, buốt, đục là thấp nhiệt bàng quang
+ Tiểu đêm nhiều lần hoặc đái dầm là thận khí hư
4.2.5 Hỏi về kinh nguyệt
- Kinh sớm trước kỳ, lượng nhiều, màu đỏ là huyết nhiệt
- Kinh muộn sau kỳ, kèm đau, màu thẫm có cục là hàn tà, huyết ứ
- Kinh muộn, ít, màu nhạt là huyết hư
- Khí hư màu trắng đục là tỳ thận hàn thấp
- Khí hư màu vàng, mùi hôi là thấp nhiệt
4.3 Văn chẩn (Nghe, ngửi)
4.3.1 Tiếng nói
- Nói nhỏ, đứt quãng là hư chứng, phế khí hư
- Tiếng nói to, rõ là thực chứng
- Nói mê sảng là nhiệt nhập tâm bào
4.3.2 Tiếng ho
- Tiếng ho khô, thành cơn, không có đờm là phế âm hư
- Tiếng ho ông ổng, không đờm là phong hàn thực phế
Trang 27- Tiếng ho ướt, lọc xọc, ho cơn dài là đàm trọc.
4.3.3 Tiếng nấc
- Mạnh, liên tục là thực nhiệt
- Tiếng nấc yếu, đứt quãng là hư hàn
- Bệnh nặng mà nấc là nguy kịch
4.3.4 Ngửi
- Nước tiểu mùi rất khai là ăn nhiều thịt hoặc thực nhiệt
- Mùi phân ít thối mà tanh nồng là hư hàn
- Mùi phân chua hoặc thối khẳm là thực tích, thực nhiệt
4.4 Thiết chẩn: Bao gồm xem mạch và sờ nắn.
+ Ngang với mỏm trâm xương trụ là bộ quan
+ Lui về phía bàn tay là bộ thốn
+ Lui về phía cẳng tay là bộ xích
- Khoảng cách giữa các bộ tuỳ theo tay của từng người dài hoặc ngắn, nói chung cách nhau một khoát ngón tay
- Ý nghĩa từng bộ vị:
+ Tay phải thuộc khí
+ Tay trái thuộc huyết
Bảng: Cách xác định các bộ vị để xem mạch
Bộ vị Tay trái (Huyết) Tay phải (Khí)
Xích Thận âm, bàng quang Thận dương, tam tiêu
Trang 28* Tiến hành bắt mạch
Người bệnh ngồi ghế, để tay lên bàn ngang ngực, trên một gối mỏng, hoặcnằm ngửa, tư thế thoải mái Bệnh nhân đến khám cần được nghỉ 5 - 10 phúttrước khi xem mạch
Thầy thuốc ngồi đối diện, tay phải bắt mạch tay trái của bệnh nhân, sau đótay trái bắt mạch tay phải bệnh nhân Ngón tay giữa đặt vào bộ quan ngang vớimỏm trâm xương trụ, ngón trỏ đặt vào bộ thốn, ngón nhẫn đặt vào bộ xích
Tập trung tư tưởng, thoạt đầu ngón tay đặt nhẹ lên mạch (Khinh án) rồi ấnnhẹ (trung án) sau đó ấn mạnh (trọng án) Lúc đầu xem tổng quát cả 3 bộ (tổngquan) để biết tình hình chung: Biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực của bệnh Sau đómới xem từng bộ vị để biết tình trạng của từng tạng phủ
* Các loại mạch chủ yếu
- Mạch bình thường: Khinh án đã thấy mạch đẩy nhẹ, trung án mạch rõ hơn, không nhanh, không chậm, đều đặn không căng cũng không mềm yếu
- Xem mạch để biết vị trí nông sâu của bệnh:
+ Mạch phù: Ấn nhẹ mạch rõ, ấn vừa mạch hơi yếu đi, bệnh ở phần biểu
+ Mạch trầm: Ấn mạnh mới thấy mạch (Người béo, về mùa rét mạch thường trầm) bệnh ở phần lý
- Xem mạch để biết tính chất hàn nhiệt của bệnh
+ Mạch sác: Mạch đập nhanh trên 80 lần/phút, biểu hiện chứng nhiệt
+ Mạch trì: Mạch đập chậm dưới 60 lần/phút biểu hiện chứng hàn
- Xem mạch để biết trạng thái thực hư của bệnh:
+ Mạch thực: Mạch có lực, ấn mạnh, sức cản của mạch tăng nhưng thành mạchkhông căng cứng, biểu thị khí lực còn tốt
+ Mạch hư: Ấn hơi mạnh, mạch lẩn mất, thành mạch mềm yếu, biểu thị khí lực kém
4.4.2 Sờ nắn: Mục đích để xem thân nhiệt, tìm điểm đau (Kinh lạc chẩn) ngoài
ra có thể xem những khối u
- Xem thân nhiệt: Thường sờ trán để xem có sốt không, trán, chân tay đều nóng
là thực nhiệt Lòng bàn tay ấm nóng, mu bàn tay lạnh là hư nhiệt, chân tay đều
giá lạnh là dương hư, nặng nữa là thoát dương (Truỵ tim mạch)
- Tìm điểm đau: Nắn tìm điểm đau nằm trên kinh lạc nào hoặc nắn ấn các huyệt
mộ để tìm tạng phủ đang bị đau, nắn tìm những khối cơ co cứng
Trang 29- Phúc chẩn (sờ nắn bụng):
+ Thiện án: Sờ nắn, day bụng người bệnh thấy dễ chịu là chứng hư.+ Cự án: Sờ nắn, day bụng người bệnh thấy đau, gạt tay thầy thuốc ra là chứng thực
Trang 30Bài 4 PHÉP TẮC TRỊ BỆNH VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG THUỐC Y HỌC
CỔ TRUYỀN MỤC TIÊU
1 Trình bày được nhiều cơ sở lý luận trong chẩn đoán bệnh theo YHCT.
2 Trình bày được một số phương pháp điều trị theo y học cổ truyền.
3 Trình bày được nội dung của phương thuốc cổ truyền.
4 Vận dụng được kiến thức để điều trị bệnh theo phương thuốc y học cổ truyền.
5 Thể hiện được năng lực tự học, tự nghiên cứu về phương pháp điều trị theo y học cổ truyền.
6 Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, trung thực, chính xác về phương pháp điều trị theo y học cổ truyền.
NỘI DUNG
I PHÉP TẮC TRỊ BỆNH THEO YHCT
Chẩn đoán học YHCT là phương pháp nhìn, nghe, hỏi, sờ, nắn để khai tháccác triệu chứng bệnh rồi căn cứ vào vị trí, tính chất, trạng thái và xu thế chung củabệnh tật để qui nạp thành các hội chứng tạng phủ, kinh lạc, khí huyết
1.1 Cơ sở lý luận trong chẩn đoán bệnh
Thông qua tứ chẩn (vọng, vấn, văn, thiết) xác định nguyên nhân gây bệnh(lục tà, thất tình, nội thương, ngoại cảm ), xác định vị trí của bệnh (tạng, phủ, kinhlạc, biểu – lý) xác định tình trạng của bệnh (cấp, hoãn) Để chẩn đoán chính xáccần dựa theo cơ sở lý luận sau:
1.1.1 Chẩn đoán bệnh trên cơ sở học thuyết âm dương
Xác định tình trạng bệnh thuộc âm hay dương; hàn hay nhiệt Căn cứ để xácđịnh gồm:
- Nguyên nhân gây bệnh: có thể là âm tà (như hàn thấp) hoặc dương tà (như phong,thử, táo, hỏa) VD: Phong nhiệt thuộc dương, phong hàn thuộc âm
Thấp nhiệt thuộc dương, hàn thấp thuộc âm
- Triệu chứng bệnh: các triệu chứng có thể thuộc âm hoặc thuộc dương Ví dụ:Phong hàn phạm biểu gây sót rét sợ gió lạng Thấp nhiệt gây sốt nóng
Trong một số trường hợp triệu chứng bệnh không cùng xu hướng với nguyênnhân gây bệnh Các trường hợp “chân” – “giả”, như “chân hàn giả nhiệt”, “chân hưgiả thực”
Trang 31Ví dụ: Chân hàn giả nhiệt thì triệu chứng thuộc nhiệt, nguyên nhân gây bệnh thuộchàn
Chân nhiệt giả hàn thì triệu chứng bệnh thuộc hàn, nguyên nhân gây bệnhthuộc nhiệt
* Quy luật phát sinh bệnh:
Bệnh do tà khí gây nên thì bệnh nhân thường “sợ” khí đó hoặc gặp khí đó thì bệnhtăng
Bệnh do phong tà: Người bệnh sợ gió khi gặp gió thì bệnh tăng
Bệnh do nhiệt tà: Người bệnh sợ nóng, khi gặp nóng thì bệnh tăng
Bệnh do hàn tà: Người bệnh sợ lạnh, khi gặp lạng thì bệnh tăng
Bệnh do thấp tà: Người bệnh sợ nước, khi gặp nước, ẩm ướt thì bệnh tăngBệnh do táo tà: Người bệnh sợ thời tiết khô, khi gặp thời tiết khô thì bệnhtăng
- Quy luật phát sinh bệnh theo khí hậu: thời tiết các mùa khác nhau, khí hậu khácnhau sẽ tác động trực tiếp đến người bệnh gây ra chứng bệnh riêng
Mùa đông chủ khí hàn thường phát sinh chứng bệnh hàn
Mùa thu chủ khí táo thường phát sinh chứng bệnh táo
Mùa hạ chủ khí nhiệt thường phát sinh chứng bệnh nhiệt
Mùa xuân chủ khí thấp thường phát sinh chứng bệnh thấp
Ví dụ: Mụn nhọt (nhiệt độc) thường phát sinh vào mùa hè
- Quy luật phát sinh bệnh theo thời điểm
Trong năm, ở thời điểm khác nhau, sự phát sinh bệnh cũng khác nhau
Trong một ngày, thời điểm khác nhau thì quy luật sinh bệnh cũng khác nhau
Ví dụ: Thận dương hư gây tiết tả về sáng sớm (ngũ canh tả)
1.1.2 Chẩn đoán bệnh dựa trên cơ sở học thuyết tạng tượng (tạng phủ)
Xác định bệnh ở tạng phủ nào hay do tạng phủ nào gây ra bệnh dựa trênchức năng tạng phủ
Ví dụ: Đau mắt đỏ do can nhiệt
Tai ù, tai điếc do thận hư
Mất ngủ do bệnh ở tạng tâm
1.1.3 Chẩn đoán bệnh dựa trên cơ sở học thuyết kinh lạc
Trang 32Xác định bệnh thuộc đường kinh nào, mối quan hệ đường kinh với các tạngphụ tương ứng với tứ chi, gân xương
1.1.4 Chẩn đoán bệnh xác định tình trạng “cấp hoãn”
Dựa vào triệu chứng lâm sang để xác định:
- Chứng bệnh cấp: là thực chứng, triệu chứng dữ dội, tiến triển nhanh, diễn biếnphức tạp
Ví dụ: tiêu chảy cấp tính thể nhiệt (thấp nhiệt) có các triệu chứng: Đau bụng dữ dội,đại tiện nhiều lần, phân lỏng, sống, sốt cao có thể xuất huyết đường ruột
- Chứng bệnh hoãn: thường là hư chứng (mạn tính) triệu chứng bệnh nhẹ nhàng,tiến triển chậm, diễn biến từ từ không phức tạp
Ví dụ: tiêu chảy mạn do tỳ dương hư, đau bụng âm ỉ hoặc không đau, không sốt,người lạnh, đại tiện ít, phân lỏng nát
1.1.5 Chẩn đoán bệnh xác định tình trạng “tiêu bản”
Dựa vào triệu chứng lâm sàng xác định:
- Tiêu (ngọn): Là triệu chứng bệnh Xét về vị trí bệnh tiêu ở ngoài, xét về thời điểmtiêu phát sinh sau bản
- Bản (gốc): Là nguyên nhân gây bệnh, ở trong sinh ra trước tiêu
Nguyên nhân có thể là một nguyên nhân hoặc nhiều nguyên nhân
1.1.6 Chẩn đoán bệnh xác định vị trí bệnh
- Bệnh ở ngoài là (biểu), ở trong (lý)
Ví dụ: Phong hàn phạm biểu gây bệnh ở biểu Thấp nhiệt can đởm gây bệnh ở canđởm bệnh thuộc lý
1.2 Nguyên tắc cơ bản trong điều trị bệnh
1.2.1 Chính trị - phản trị
Chính trị: Là phương pháp dùng thuốc âm (âm dược) để trị chứng bệnhdương (dương chứng), dùng dương dược để trị âm bệnh (âm chứng)
Ví dụ: Ho do phế hàn thì dùng thuốc ôn phế chỉ ho Ho do phế nhiệt thì dùng thuốcthanh phế chỉ ho
Âm hư thì trị bằng thuốc bổ âm Dương hư thì trị bằng thuốc bổ dương
Phản trị (tòng trị) là phương pháp dùng âm dược để trị âm chứng, dùngdương dược để trị dương chứng
1.2.2 Bệnh hư thì trị bằng thuốc bổ, bệnh thực thì trị bằng thuốc tả “hư thì bổ, thực thì tả”
Trang 33- Bệnh hư: Là bệnh biểu hiện sự suy yếu của toàn cơ thể hoặc từng tạng phủ, từng
bộ phận của cơ thể Bệnh kéo dài, diễn biến từ từ không dữ dội
1.2.3 Bệnh hoãn thì trị bản, bệnh cấp thì trị tiêu
Bệnh hoãn là bệnh có diễn biến từ từ, không dữ dội thường là bệnh mới phát hoặcbệnh hư (mạn tính) thì chữa nguyên nhân là chính (bản) phối hợp với thuốc đặc trịtriệu chứng (tiêu)
Ví dụ: Tỳ hư tiết tả thì trị bằng thuốc kiện tỳ là chính, phối hợp với thuốc ôn lý trừhàn, hành khí, chỉ tả
Âm hư hỏa vượng thì trị bằng thuốc bổ âm là chính, phối hợp với các thuốcgiáng hỏa
Bệnh cấp có triệu chứng dữ dội, diễn biến nhanh thì trị triệu chứng phối hợpvới thuốc trị nguyên nhân
Ví dụ: sốt cao, sốt nóng do hỏa độc thì trị chứng sốt cao (bài Bạch hổ thang),phối hợp với thuốc thanh nhiệt giải độc
1.2.4 Bệnh thế đi xuống thì trị bằng thuốc thăng bệnh thế đi lên thì trị bằng thuốc giáng
Bệnh thế biểu hiện xu hướng của bệnh: Đi lên hay đi xuống
Ví dụ: Các chứng bệnh sa giáng; như sa dạ dày, tử cung, sa trực tràng thì dung cácthuốc thăng như bổ trung ích khí Bệnh đau đầu do can hỏa vượng thì trị bằngthuốc bình can giáng hỏa, tiềm dương
II NỘI DUNG PHƯƠNG THUỐC CỔ TRUYỀN
Các thành phần cấu tạo nên phương thuốc
1 Xuất xứ tên gọi là các thành phần trong phương thuốc
Bài thuốc y học cổ truyền được tạo thành do sự phối hợp các vị thuốc đểchữa một bệnh, một hội chứng của bệnh hay một triệu chứng của bệnh
Các bài thuốc này được hình thành từ các triều đại phong kiến, do đó trong yhọc cổ truyền cách gọi các thành phần trong phương thuốc cũng tuân thủ theo quyước về vị trí ngôi thứ của chế độ phong kiến Đó là Quân, Thần, Tá, Sứ
2 Các thành phần
2.1 Quân (vua)
Vị thuốc chính còn gọi là chủ dược dùng để chữa nguyên nhân gây ra bệnh,triệu chứng chính của hội chứng bệnh Vị thuốc chính có thể nhiều vị thuốc, thôngthường có từ 1 đến 2 vị
2.2 Thần
Trang 34Là vị thuốc hỗ trợ cho vị thuốc chính tăng tác dụng chữa bệnh.
Một vị hay nhiều vị có tác dụng hỗ trợ vị Quân để giải quyết triệu chứng chính,đồng thời vị thần cũng có tác dụng giải quyết một khía cạnh nào đó của bệnh
2.5 Phương pháp tiến hành nhận dạng các thành phần trong phương thuốc
* Quân (chỉ xác định 1 vị quân), là vị thuốc đóng vai trò chính trong
phương, giải quyết triệu chứng chính của bệnh, thường là vị thuốc có tác dụngmạnh trong phương, có liều lượng lớn, hoặc mang tên đầu của phương thuốc
* Thần là những vị thuốc có tác dụng hỗ trợ cho vị quân để giải quyết triệu
chứng chính; đồng thời tham gia giải quyết một số triệu chứng khác của bệnh
- Thần thường cùng dãy phân loại với vị quân, song có sức tác dụng kémhơn
- Có khi ở dãy phân loại khác, song có công năng tương tự vị quân nhưngyếu hơn
- Thần có thể phân ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm ngoài việc hỗ trợ vịquân, còn có tác dụng với một triệu chứng nào đó của bệnh
* Tá là những vị thuốc có tác dụng giải quyết một triệu chứng nào đó của
bênh Có thể có nhiều nhóm tá khác nhau, mỗi nhóm giải quyết một triệu chứngphụ
*Sứ là vị thuốc:
- Có tác dụng dẫn thuốc vào kinh mà phương thuốc cần qui vào
- Có tác dụng điều hoà phương thuốc khi phương thuốc tác dụng quá mạnh
- Có tác dụng giải quyết một triệu chứng nào đó của bệnh
3 Công năng của phương thuốc
Công năng của phương là sự tổng hợp các công năng của từng thành Phần,lấy Quân làm trung tâm, song không có nghĩa là cộng các công năng của thànhphần
4 Chủ trị của phương thuốc
Trang 35Trên cơ sở công năng, có thể chỉ ra cách dùng cho phương thuốc Có thể từmột công năng vận dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.
5 Liều lượng thuốc trong phương
a) Liều lượng
Liều lượng có ý nghĩa quan trọng trong phương thuốc Liều trung bình của từng vịtrong phương là 6- 8- 12g (đối với thuốc không độc), đối với vị thuốc có độc thìliều lượng thường thấp hơn, thường từ 4- 8g; khi dùng cần phải thận trọng
b) Đơn vị đo lường trong phương
Dùng đơn vị cân đong làm đồng cân, một đồng cân tương đương 3,78g
6 Cách uống thuốc và kiêng kỵ
a) Cách uống thuốc
Thường lấy bữa ăn làm thời điểm tính cho thời gian uống thuốc
Không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói Lúc quá no làm kém hiệuquả của thuốc, lúc quá đói kích thích niêm mạc đường tiêu hóa gây cồn cào, khóchịu Tốt nhất uống sau bữa ăn 1 giờ hoặc 2 giờ Nếu uống trước bữa ăn cần ăn nhẹ
1 chút để tránh kích ứng dạ dày, ruột Tuy nhiên có một số loại thuốc cần uống lúcđói như thuốc tả hạ, thuốc tiêu đạo
b) Những chú ý khi dùng thuốc
Để phát huy hiệu quả của thuốc trong khi uống cần kiêng kỵ các thức ăn mang tínhđối lập với chiều hướng của thuốc
Những vị thuốc cấm kỵ khi mang thai
- Loại cấm dung: Ba đậu (tả hạ); Khiêm ngưu; Đại kích (trục thủy); Tam thất (hoạthuyết); Xạ hương (phá khí); Nga truật (phá huyết)
- Loại dùng thận trọng: Đào nhân, Hồng hoa (hoạt huyết); Bán hạ, Đại hoàng (tảhạ); Chỉ thực (phá khí); Phụ tử, Can khương, Quế nhục (đại nhiệt)
Các vị thuốc tương phản lẫn nhau
Cam thảo chống: Cam tọa, Nguyên hoa, Hải tảo
7 Một số phương thuốc cổ truyền
* Phương thuốc giải biểu
a) Phương thuốc phát tán phong hàn
Ma hoàng thang
Ma hoàng 10g Hạnh nhân 8g
Trang 36Quế chi 10g Cam thảo 4g
Công năng: Phát tán phong hàn, bình suyễn, chỉ ho
Chủ trị: Cảm lạnh, có cân hen phế quản, ho
Quế chi thang
Quế chiBạch ThượcCam Thảo
12g12g6g
Đại táoSinh khương
2g4g
Công năng: Phát tán phong hàn, thông kinh lạc
Chủ trị: Cảm lạnh, có đau dây thần kinh ngoại biên
b) Phương phát tán phong nhiệt
Tang cúc ẩm
Tang diệpCúc hoaBạc hàLiên kiều
10g6g4g6g
Lô cănHạnh nhânCát cánhCam thảo
6g4g4g4g
Công năng: Phát tán phong nhiệt, chỉ ho
Chủ trị: Cảm nhiệt có phát ban, ho (sởi, dị ứng nóng, sốt phát ban)
* Phương thuốc thanh nhiệt
Ngân kiều tán
Kim ngân hoaLiên kiềuBạc hà diệpKinh giới tuệNgưu bàng tử
40g40g24g16g24g
Trúc diệpCát cánhĐậu xịCam thảo
16g24g20g20g
Công năng: Thanh nhiệt giải độc, trừ phong nhiệt
Chủ trị: Nhiệt độc gây ra mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, ban sởi.
* Phương thuốc hóa đàm, chỉ ho bình suyễn
Trang 37Hạnh tô tán
Hạnh nhân
Tô diệpTrần bì Cát cánhTiền hồCam thảo
10g10g4g8g10g6g
Bạch phục linhBán hạ chếChỉ xácSinh khươngĐại táo
6g6g6g2g16g
Công năng: Hóa đàm, chỉ ho
Chủ trị: Ho do phế hàn, đờm loãng (viêm phế quản, viêm họng)
Lục quân tử thang
Đảng sâmBạch phục linhBạch truật
16g16g16g
Bán hạTrần bìCam thảo
16g8g6g
Công năng: Bổ khí hóa đàm, chỉ ho
Chủ trị: Ho do khí hư đàm thấp (viêm phế quản mạn tính)
* Phương thuốc bình can, tắt phong, an thần
Quy tỳ thang
Bạch truậtĐảng sâmHoàng kỳ
Đương quyCam thảo
16g16g16g12g4g
Phục thầnHắc táo nhânViễn chíMộc hương
16g16g4g8g
Công năng: Kiện tỳ, an thần
Chủ trị: Chứng tỳ hư gây ra chán ăn, đầy bụng, ít ngủ, ngủ khó.
* Phương thuốc lý huyết
Huyết phủ trục ứ thang
Đào nhânHồng hoa
16g12g
Chỉ xácSài hồ
8g6g
Trang 38Xuyên khungNgưu tấtĐương quy
6g12g12g
Cát cánhSinh địaCam thảo
6g12g4g
Công năng: Phá huyết, tiêu ứ, thông kinh
Chủ trị: Huyết ứ trệ ở tạng phủ, bế kinh, tắc mạch máu, chấn thương tụ máu
Sinh hóa thang
Đương quyXuyên khungĐào nhân
20g12g12g
Bào khươngCam thảo
4g4g
Công năng: Hoạt huyết, thông kinh, chỉ thống
Chủ trị: Thống kinh, phụ nữ sau đẻ ứ huyết gây đau.
* Phương thuốc hóa thấp
Hoắc hương chính khí tán
Hoắc hươngHậu phácBạch phục linhBạch truậtBán hạTrần bì
120g80g80g80g80g80g
Đại phúc bì
Tô tửBạch chỉ
Cát cánhCam thảo
80g80g80g80g80g
Công năng: Phát tán phong hàn, hóa thấp, kiện tỳ
Chủ trị: Tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng
* Phương thuốc trừ phong thấp
Quyên tý thang
Khương hoạtPhòng phongKhương hoàngSinh khươngĐương quy
12g12g12g8g12g
Hoàng kỳ
Xích thược Đại táoCam thảo
12g12g12g4g
Trang 39Công năng: Trừ phong thấp, ích khí, giảm đau
Chủ trị: Đau dây thần kinh ngoại biên, đau lưng, vai gáy, chân tay co rút do lạnh
* Phương thuốc cố sáp
Cố tinh hoàn
Liên nhụcLiên tuHoài sơn
20g10g20g
Khiếm thựcKim anh tửGạc hươu
5g5g10g
Công năng: Bổ thận, cố tinh sáp niệu
Chủ trị: Thận dương hư gây ra di tinh, di niệu
* Phương thuốc tả hạ
Bổ âm nhuận tràng
Sinh địaMạch mônTang diệp
20g20g20g
Chút chítMuồng trâu
10g10g
Công năng: Bổ âm, sinh tân dịch, nhuận tràng
Chủ trị: âm hư nội nhiệt gây ra táo bón
* Phương thuốc bổ khí
Bổ trung ích khí thang
Hoàng kỳ
Bạch truậtĐảng sâmĐương quy
16g16g16g16g
Trần bìThăng maSài hồCam thảo
8g10g10g6g
Công năng: Bổ trung, ích khí, thăng dương khí
Chủ trị: Sa dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng, thoát vị bẹn
* Phương thuốc bổ khí huyết
Thập toàn đại bổ
Thục địaĐương quy
16g12g
Đảng sâmBạch linh
16g16g
Trang 40Xuyên khungBạch thượcHoàng kỳ
8g12g16g
Bạch truậtCam thảoQuế nhục
16g6g4g
Công năng: Bổ khí huyết, ôn dương
Chủ trị: huyết hư người mệt mỏi, gầy yếu, chán ăn, sợ lạnh.
* Phương thuốc bổ âm
Lục vị địa hoàng thang
Thục địaHoài sơnSơn thù du
32g16g16g
Mẫu đơn bìBạch phục linhTrạch tả
12g12g12g
Công năng: Bổ âm (bổ can thận âm)
Chủ trị: âm hư nội nhiệt, đau lưng mỏi gối, di tinh hoạt tinh.
* Phương thuốc hòa giải
Tiêu giao tán
Sài hồ Bạch thượcBạch linh
100g100g100g
Cam thảoĐương quyBạch truật
50g100g100g
Công năng: Hòa giải can tỳ (Sơ can kiện tỳ)
Chủ trị: Sốt lúc nóng lúc rét, đau tức ngực sườn, rối loạn kinh nguyệt.