1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình dược lý (ngành điều dưỡng cao đẳng) trường cao đẳng y tế sơn la

136 12 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 1,55 MB

Cấu trúc

  • BÀI 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÝ HỌC (15)
  • BÀI 2. THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM (26)
  • BÀI 3. THUỐC GIẢM ĐAU THỰC THỂ (35)
  • BÀI 4. THUỐC GÂY TÊ – GÂY MÊ (40)
  • BÀI 5. THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ, THUỐC CHỐNG CO GIẬT (49)
  • BÀI 6. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG (58)
  • BÀI 7. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ HÔ HẤP (64)
  • BÀI 8. VITAMIN (72)
  • BÀI 9. DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN (82)
  • BÀI 10. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA (87)
  • BÀI 11. THUỐC KHÁNG SINH - SUNFAMID KHÁNG KHUẨN (95)
  • BÀI 12. THUỐC NỘI TIẾT VÀ ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN NỘI TIẾT (109)
  • BÀI 13. THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỤ NỮ (120)
  • BÀI 14. THUỐC TÁC DỤNG TRÊN TIM MẠCH – THUỐC LỢI TIỂU (127)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (15)

Nội dung

Trình bày đƣợc một số nội dung đại cƣơng về thuốc, quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc trong cơ thể, các cách tác dụng của thuốc và những yếu tố quyết định tác dụng củ

ĐẠI CƯƠNG VỀ DƯỢC LÝ HỌC

Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về Dƣợc lý học (dƣợc động học, dƣợc lực học) để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào theo dõi và sử dụng thuốc cho người bệnh, tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc trong cơ thể

- Trình bày đƣợc các cách tác dụng của thuốc trong cơ thể và những yếu tố quyết định tác dụng của thuốc

- Vận dụng được kiến thức đã học theo dõi và sử dụng thuốc cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Thuốc là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng chất, sinh học hay tổng hợp hóa học được bào chế để dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, phục hồi hoặc điều chỉnh chức năng cơ thể, làm giảm triệu chứng bệnh, làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ, nâng cao sức khỏe, làm thay đổi hình dạng cơ thể

- Phân loại thuốc theo nguồn gốc: Thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật, tổng hợp…

- Phân loại theo dạng bào chế: Thuốc bột, thuốc viên, thuốc nước, thuốc mỡ, thuốc cốm, thuốc trứng, thuốc đạn…

- Phân loại theo cách dùng: Thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài (bôi, xoa…)

- Phân loại theo tác dụng chữa bệnh: Thuốc chống lao, thuốc chống sốt rét…

- Phân loại theo tác dụng dƣợc lý: Thuốc mê, thuốc tê, thuốc ngủ…

- Phân loại thuốc theo mã giải phẫu – điều trị - hóa học (mã ATC)

Hàm lƣợng thuốc là lƣợng thuốc nguyên chất có trong một đơn vị thành phẩm

(1 viên, 1 ống…) Một huốc có thể có nhiều loại thành phẩm với hàm lƣợng khác nhau, vì vậy khi dùng phải chú ý

Ví dụ: Viên Gardenal 0,1g và 0,01g Ống Novocain 0,02g và 0,06g

* Liều ư ng thuốc: là số lượng thuốc dùng cho người bệnh

- Dựa vào cường độ tác dụng:

+ Liều tối thiểu: là số lƣợng thuốc nhỏ nhất có tác dụng, có gây biên đổi nhẹ nhƣng chƣa chuyển bệnh

+ Liều điều trị: là liều có hiệu lực và đƣợc áp dụng để điều trị

+ Liều tối đa: là liều quy định giới hạn cho phép Nếu dùng vƣợt quá có thể bị ngộ độc

+ Liều độc: là liều gây nhiễm độc cho cơ thể

Nhƣ vậy, ranh giới giữa thuốc và chất độc rất khó phân định chỉ khác nhau về liều lƣợng

+ Liều 1 đợt điều trị (tổng liều)

- Dựa vào giai đoạn của bệnh: liều tấn công, liều duy trì

- Liều dùng cho trẻ em: Trong trường hợp nhà sản xuất không đưa ra liều dùng cụ thể cho trẻ em thì có thể tính theo cân nặng:

Liều thuốc của bệnh nhi = Liều người lớn x

Thuốc không phải là phương tiện duy nhất dùng để phòng và chữa bệnh Khỏi bệnh là kết quả tổng hợp sự tác dụng của thuốc cùng với chế độ chăm sóc người bệnh, môi trường xung quanh… Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao phải chú ý điều trị bệnh toàn diện Có nhiều bệnh không cần dùng thuốc cũng khỏi

Thuốc nào cũng có tác dụng không mong muốn (ngay cả với liều thường dùng) Nếu dùng liều cao, thì thuốc nào cũng độc

Sử dụng thuốc nhƣ sử dụng con dao hai lƣỡi Vì vậy, phải có tác phong thận trọng, chính xác, cân nhắc kỹ từng người bệnh chứ không chỉ đơn thuần chữa một bệnh chung chung Khi dùng thuốc rồi phải theo dõi phát hiện những tác dụng phụ của thuốc Hải Thƣợng Lãn Ông cũng đã dạy:

“Nhớ câu dùng thuốc tựa dùng binh Quan trọng vô cùng việc tử sinh”

2 Sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ thuốc

2.1.1 Sự hấp thu thuốc qua da

Khả năng hấp thuốc qua da nguyên vẹn rất kém Lớp biểu bì bị sừng hóa chính là “hàng thủ” hạn chế sự hấp thu thuốc qua da

Thuốc dùng ngoài da (bôi, xoa, cao dán…) có thể có tác dụng nóng tại chỗ nhƣ thuốc sát khuẩn nhƣng cũng có thuốc có thể thấm sâu bên trong và có tác dụng toàn thân

Xoa bóp mạnh sau khi bôi thuốc, sẽ làm tăng sự hấp thu thuốc

Da tổn thương mất lớp sừng làm cho thuốc và chất độc dễ xâm nhập gây tác dụng toàn thân

2.1.2 Sự hấp thu thuốc qua đường tiêu hóa

* Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc miệng

Khi uống, thuốc chỉ lưu lại ở khoang miệng một thời gian rất ngắn (2 đến 10 giây) rồi chuyển nhanh xuống dạ dày nên hầu nhƣ không có hấp thu ở đây Tuy nhiên, một số thuốc dưới dạng viên ngậm hoặc đặt dưới lưỡi được nhanh chóng hấp thu vào màu theo cơ chế khuếch tán đơn thuần Niêm mạc miệng, lƣỡi có hệ thống mao mạch

19 phòng phú nên thuốc đƣợc hấp thu nhanh vào thẳng đại tuần hoàn không qua gan tránh được nguy cơ bị phá hủy bởi dịch tiêu hóa và chuyển hóa bước một ở gan

Một số thuốc đặt dưới lưỡi như: Nitro glycerin: chữa đau thắt ngực Adalate: chữa cơn tăng huyết áp

Chú ý: Không nên ngậm các loại viên nén dùng cho đường uống vì tá dược không phù hợp để dẫn thuốc thấm sâu qua niêm mạc và có thể gây loét

* Sự hấp thu thuốc qua dạ dày

Sự hấp thu thuốc qua dạ dày bị hạn chế vì niêm mạc dạ dày ít được tưới máu Chú ý: Các thuốc kích ứng dạy dày phải uống trong hay sau khi ăn

Ví dụ: Corticoid, thuốc chống viêm không steroid, chế phẩm chứa sắt, muối kali, doxycyclin…

2.1.3 Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm

* Sự hấp thu thuốc qua cơ

Khi tiêm bắp, sự hấp thu thuốc tuân theo nguyên tắc phụ thuộc vào lưu lượng máu tới nơi tiêm

Tuần hoàn máu trong cơ vân rất phát triển Khi cơ hoạt động, lòng mao mạch giãn rộng làm cho diện tích trao đổi và lưu lượng máu tăng lên hàng trăm lần Khi tiêm bắp thuốc được hấp thu nhanh hơn tiêm dưới da vì ở cơ có nhiều mạch máu

Mặt khác, ở cơ có ít sợi thần kinh cảm giác hơn dưới da nên tiêm bắp ít đau hơn tiêm dưới da

Tuyệt đối không tiêm vào bắp các chất: calci clorid, uabain, noradrenalin, dung dịch ưu trương… vì gây hoại tử

* Sự hấp thu thuốc qua đường tiêm tĩnh mạch

Tiêm tĩnh mạch, thuốc đƣợc hấp thu nhanh, tác dụng nhanh (sau 15 giây) nhƣng nguy cơ rủi ro cao hơn tiêm bắp và dưới da Có thể tiêm tĩnh mạch những chất không đưa vào cơ thể được bằng những con đường khác như: các chất thay thế huyết tương, chất gây hoại tử khi tiêm bắp Khi cần đƣa một khối lƣợng lớn dung dịch thuốc vào cơ thể người ta truyền nhỏ giọt tĩnh mạch

Không tiêm vào tĩnh mạch dung môi đầu, dịch treo vì gây tắc mạch

Một số thuốc khi tiêm tĩnh mạch quá nhanh có thể gây rối loạn nhịp tim và hô hấp, giảm huyết áp nhƣ: diazepam, aminazin (do nồng độ thuốc tức thời quá cao ở tim, phổi, động mạch)

* Sự hấp thu thuốc qua màng khớp

Có thể tiêm thuốc vào ổ khớp để chữa bệnh tại khớp nhƣng phải triệt để vô khuẩn vì dễ gây viêm khớp mủ do không đảm bảo vô khuẩn khi tiêm

Ngoài các con đường trên, người ta còn đưa thuốc vào cơ thể bằng con đường khác nhƣ: động mạch, màng phổi, màng bụng…

2.1.4 Sự hấp thu thuốc qua niêm mạc khí, phế quản và biểu mô phế nang

THUỐC HẠ SỐT, GIẢM ĐAU, CHỐNG VIÊM

Bài 2 là bài giới thiệu tổng quan về thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm - thuốc điều trị gút để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào hướng dẫn cách dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm - thuốc điều trị gút an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc dạng thuốc, tác dụng, tác dụng không mong muốn chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lƣợng một số chế phẩm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid và thuốc điều trị gút thường dùng

- Trình bày đƣợc nguyên tắc sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học theo dõi và sử dụng thuốc thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm - thuốc điều trị gút cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm - thuốc điều trị gút an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 2 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm

* Khái niệm thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm

Thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm hay còn gọi là thuốc chống viêm không steroid (viết tắt là: thuốc CVPS hay NSAID) là những chất có khả năng làm cho nhiệt độ của cơ thể ở trạng thái hạ xuống mức bình thường (37 o C) Ngoài tác dụng hạ sốt hầu hết các thuốc trong nhóm đều có tác dụng giảm đau, chống viêm

* Tác dụng chính và cơ chế

+ Thuốc CVPS có tác dụng giảm đau đối với các chứng đau nhẹ đến vừa (đau khu trú hoặc lan tỏa) Thuốc có tác dụng tốt đối với chứng đau do viêm (viêm cơ, viêm dây thần kinh) khác với nhóm thuốc giảm đau thực thể, thuốc CVPS không có tác dụng giảm đau mạnh, không giảm đau sâu trong nội tạng (dạ dày, ruột…), không gây ngủ, không gây ức chế hô hấp và không gây lệ thuộc vào khi dùng kéo dài

+ Cơ chế giảm đau: do làm giảm tính cảm thụ của ngọn dây thần kinh cảm giác với các tác nhân gây đau

Với liều điều trị, có tác dụng hạ sốt do bất kỳ nguyên nhân gì, không làm hạ nhiệt trên người bình thường

Các tác nhân gây sốt nhƣ: vi khuẩn, độc tố… khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích bạch cầu sản xuất các chất gây sốt Nhóm thuốc này có tác dụng hạ sốt do làm tăng quá trình thải nhiệt (giãn mạch ngoại biên, ra mồ hôi) lặp lại thăng bằng cho trung tâm điều nhiệt Nhƣ vậy, thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng chữa triệu chứng chứ không tác động lên nguyên nhân gây sốt Tác dụng hạ sốt kéo dài trong 3 – 4 giờ, bệnh nhân sẽ sốt trở lại nếu vẫn còn nguyên nhân gây sốt

Thuốc nhóm này có tác dụng chống viêm (trừ dẫn xuất anilin) Vì vậy, còn đƣợc gọi là thuốc chống viêm không steroid để phân biệt với nhóm chống viêm steroid (trong cấu trúc có khung steroid)

+ Ức chế sinh tổng hợp chất trung gian hóa học của phản ứng viêm (Prostaglandin, do ức chế enzyme Cyclooxygenase (COX))

+ Đối kháng với các chất trung gian hóa học của phản ứng viêm

Dẫn xuất pyrazolon hiện nay hầu nhƣ không dùng do có độc tính cao máu, thận (suy tủy) và là một trong những nhóm thuốc đầu bảng gây hội chứng Stevens – Johnson

Bảng 2.1 Phân loại một số thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm thông dụng

Dẫn chất Thuốc cụ thể Tác dụng

Acid salicylic Acid acetylsalicylic, methylsalicylat, diflunisal

Giảm đau, hạ sốt, chống viêm

Indol Indomethacin, sulindac, tolmentin, etodolac

Acid Propiolic Ibuprofen, keloprofen, naproxen, fenoprofen, flurbiprofen, oxaprozin Acid phenylacetic Diclofenac

Acid fenamic Acid mefenamic, acid meclofenamic

Aminophenol Acetaminophen Hạ sốt, giảm đau

Acid floctafenic Floctafenin Giảm đau

+ Chống viêm (với liều >4g/ngày)

+ Chống kết dính tiểu cầu

- Tác dụng không mong muốn:

+ Kích ứng niêm mạc tiêu hóa

+ Gây rối loạn đông máu

+ Dùng hạ sốt (trừ sốt xuất huyết)

+ Dùng giảm đau trong: đau đầu, đau rang, đau dây thần kinh…

+ Viêm khớp cấp và mạn

+ Phòng và chữa huyết khối

+ Loét dạ dày – tá tràng

+ Thận trọng dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 13 tháng tuổi

Viên bao tan ở ruột: Aspirin pH 8 chứa 0,5g aspirin

Lysin Acetylsalicylat Aspegic): Là dạng muối hòa tan đóng lọ tương đương 0,5g aspirin

- Cách dùng và liều dùng

+ Uống 0,3 – 0,5g/lần, uống sau khi ăn (viên bao tan ở ruột uống xa bữa ăn và nuốt cả viên) Có thể dùng 3 – 4g/24 giờ Nếu trị thấp khớp dùng 4 – 8g/24 giờ

+ Tiêm tĩnh mạch chậm hay tiêm bắp 0,5 – 2g/24 giờ, chia 2 - 3 lần

- Tác dụng: Giảm đau và chống viêm mạnh, hạ sốt

- Tác dụng không mong muốn:

+ Kích ứng niêm mạc tiêu hóa

+ Gây nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ

+ Điều trị đợt ngắn các chứng viêm khớp thoái hóa, thấp ngoài khớp, viêm thấp khớp mạn Chứng đau bụng kinh Điều trị phối hợp các chứng viêm, trong khoa tai mũi họng

+ Điều trị duy trì các thể thấp khớp mạn

+ Đƣa dây thần kinh hoặc đau lƣng cấp, cơn viêm thấp khớp cấp

+ Loét dạ dày – tá tràng tiến triển

+ Phụ nữ có thai (nhất là 3 tháng đầu)

+ Cơn hen do dẫn chất salicylic ức chế tổng hợp prostaglandin

+ Mới viêm trực tràng hoặc chảy máu hậu môn (với thuốc đạn)

- Dạng thuốc: Viên 25mg và 50mg

Viên LP.75mg và LP.100mg

Dung dịch tiêm 75mg/2ml

+ Uống 50mg/lần x 3 lần/ngày, uống sau bữa ăn Viên 100mg dùng điều trị các thể mạn tính, ngày uống 1 viên

+ Đặt hậu môn 1 viên đạn/tối

- Tác dụng: hạ sốt, giảm đau

- Tác dụng không mong muốn: Với liều điều trị hầu nhƣ không có tác dụng không mong muốn, không gây tổn thương niêm mạc tiêu hóa, không gây rối loạn đông máu và ít gây dị ứng Dùng liều cao > 4g/ngày (đối với người lớn), >3g/ngày (đối với trẻ < 2 tuổi) dùng liên tục trên 2 tuần có thể gây hoại tử tế bào gan (biểu hiện: đau hạ sườn phải, gan to, vàng da, hôn mê, có thể chết sau 6 – 7 ngày)

+ Dùng hạ sốt trong mọi chứng sốt (sốt do mọi nguyên nhân)

+ Giảm đau trong: đau dây thần kinh, đau đầu, đau lƣng, vẹo cổ…

Dung dịch tiêm truyền Perfalgan (1g/100ml)

Ngoài ra còn có nhiều thuốc phối hợp chứa Paracetamol

- Cách dùng và liều dùng: Người lớn dùng liều 0,2 – 0,5g/lần, 4 giờ có thể uống

1 lần Không nên dùng quá 1g/lần, 4g/ngày, liên tục trên 2 tuần

Trẻ em dưới 11 tuổi: 80 – 500mg/lần Cứ 4 – 6 giờ dùng một lần

Indomethacin, các dẫn xuất Oxycam: Piroxicam, Tenoxicam, Meloxicam

1.3 Nguyên tắc dùng thuốc chống viêm không steroid

- Dùng thuốc vào trong hoặc sau bữa ăn

- Không chỉ định dùng thuốc cho người viêm loét dạ dày – tá tràng hoặc có tiền sử viêm loét dạ dày – tá tràng, bị sốt xuất huyết, tạng dễ chảy máu

- Chỉ định thận trọng với bệnh nhân viêm thận, suy gan

- Nếu điều trị kéo dài phải định kỳ kiểm tra công thức máu và chức năng thận

- Thời gian dùng liều tấn công chỉ nên kéo dài từ 5 – 7 ngày, sau đó chuyển sang dùng liều duy trì để tránh tai biến

- Một số chú ý khi phối hợp thuốc:

+ Không phối hợp các thuốc CVPS với nhau

+ Không dùng thuốc CVPS với thuốc chống đông máu (warfarin, dicumarol) hoặc sulfamid hạ đường huyết vì thuốc CVPS làm tăng độc tính của các thuốc đó

+ Thuốc CVPS có thể gây giảm tác dụng của một số thuốc nhƣ furosemide, meprobamat, androgen…

Bệnh gút là bệnh rối loạn chuyển hóa làm tăng nồng độ acid uric máu và lắng đọng urat ở các khớp và sụn gây viêm khớp cấp và mạn với các cơn đau tái hồi

Thuốc điều trị gút có hai loại chính:

- Thuốc chống viêm (điều trị gút cấp): Colchicin và các thuốc chống viêm không steroid

- Thuốc làm giảm acid uric máu (điều trị gút mạn): probenecid, sulfinpyrazone, allopurinol

Các thuốc chống viêm không steroid xem ở phần thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm Phần này chỉ trình bày các thuốc có tác dụng đặc hiệu với bệnh gút

THUỐC GIẢM ĐAU THỰC THỂ

Bài 3 là bài giới thiệu tổng quan về thuốc giảm đau thực thể để người học có đƣợc kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào trong nhận định và phân biệt đƣợc các triệu chứng học trên từng bệnh cụ thể

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc dạng thuốc, tác dụng, tác dụng không mong muốn chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lƣợng một số chế phẩm thuốc giảm đau thực thể thường dùng

- Trình bày đƣợc cách bảo quản một số chế phẩm thuốc giảm đau thực thể thường dùng

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào theo dõi và sử dụng thuốc giảm đau thực thể cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc thuốc giảm đau thực thể an toàn, hợp lý trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 3(cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

- Thuốc giảm đau thực thể là các thuốc có tác dụng ức chế chọn lọc trung tâm đau, làm giảm hoặc mất đau đớn cho người bệnh

- Dựa vào nguồn gốc có thể chia thuốc giảm đau thực thể làm hai loại:

+ Alcaloid của nhựa thuốc phiện và dẫn xuất của morphin

+ Các opiate tổng hợp, bán tổng hợp: Pethidin, dimethyl pethidine, fentanyl…

- Đặc điểm của thuốc giảm đau thực thể

+ Thuốc giảm đau thực thể có vai trò quan trọng trong điều trị vì đau có thể dẫn đến những rối loạn trầm trọng về hoạt động sinh lý người bệnh, đau nặng có thể choáng

+ Các thuốc nhóm này có tác dụng giảm đau mạnh với hầu hết các chứng đau nhưng chưa phải là thuốc giảm đau lý tưởng vì có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm (gây nghiện, ức chế hô hấp…)

2 Các thuốc thuốc giảm đau thực thể thường dùng

- Nguồn gốc: Morphin hydroclorid là alcaloid chủ yếu của cây thuốc phiện

+ Giảm đau mạnh do ức chế chọn lọc trung tâm đau, làm tăng ngƣỡng cảm giác đau, làm giảm khả năng thu nhận dẫn truyền cảm giác và làm giảm khả năng phân tích cảm giác đau

+ Gây ngủ, liều cao gây mê và mất tri giác

+ Giảm ho do ức chế trung tâm ho (giảm ho kém codein)

- Tác dụng không mong muốn:

+ Ức chế hô hấp: đặc biệt là trẻ em trung tâm hô hấp rất nhạy cảm với morphin

+ Gây nghiện: thuốc gây sảng khoái, mất buồn rầu, mất sợ hãi, lạc quan nên dễ gây nghiện

+ Dùng để giảm đau: trong các cơn đau dữ dội, đau ở những bệnh không chữa khỏi (ung thƣ giai đoạn cuối)

+ Dùng làm thuốc tiền mê

+ Dùng để chống khái huyết

+ Phù phổi cấp thể nhẹ và vừa

+ Làm dễ thở trong suy tim

+ Người già yếu, người có chức phận hô hấp sút kém

+ Tổn thương ở đầu, mổ sọ

+ Phù phổi cấp thể nặng

+ Bệnh gan, thận mãn tính

+ Ngộ độc thuốc ngủ barbituric, rƣợu và thuốc ức chế hô hấp khác

- Dạng thuốc: Viên nén 0,01g Ống tiêm 0,01g

- Cách dùng và liều dùng:

Người lớn uống 0,01g/lần; 0,05g/24 giờ

Tiêm dưới da 0,01g/lần/24 giờ

Liều tối đa uống và tiêm 0,02g/lần; 0,05g/24 giờ

- Bảo quản: Thuốc gây nghiện, để nơi khô ráo, tránh ánh sáng, chống ẩm

Tên khác: Pethidin hydrocloridum, dolargan, dolosal, lidol

+ Giảm đau (kém morphin 6 – 10 lần)

+ Không có tác dụng giảm ho

+ Ở liều giảm đau thuốc cũng có tác dụng an thần

- Tác dụng không mong muốn: Tương tự morphin nhưng ít nôn nao và táo bón hơn

- Chống chỉ định: nhƣ morphin

- Dạng thuốc: Viên 0,025g Ống tiêm: 0,10g/2ml

- Cách dùng và liều dùng:

Người lớn uống 0,025g/lần; 1 – 3 lần/24 giờ

Tiêm bắp, tiêm dưới da 0,05 – 0,1g/lần/24 giờ

Liều tối đa: 0,1g/lần; 0,25g/24 giờ

- Bảo quản: Thuốc gây nghiện, tránh ánh sáng, chống ẩm

- Tác dụng: tác dụng giảm đau mạnh hơn morphin 80 – 100 lần Thời gian tác dụng ngắn (30 – 40 phút), đạt tác dụng tối đa sau khi tiêm 2 – 3 phút

- Tác dụng không mong muốn: Tương tự morphin

+ Ít gây ức chế hô hấp hơn morphin

+ Liều cao gây co cơ

+ Tiền mê hoặc dùng gây mê

- Chống chỉ định: Tương tự morphin

- Dạng thuốc: ống tiờm 2ml, 10ml (50àg/1ml)

- Cách dùng và liều dùng: Tiêm tĩnh mạch người lớn 0,1 – 0,2mg sau đó 20 –

30 phỳt tiờm thờm 50àg nếu cần

- Bảo quản: Thuốc gây nghiện, tránh ánh sáng

Câu 1 Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lƣợng của Morphin hydroclorid?

Câu 2 Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lƣợng của Pethidin hydroclorid?

Câu 1 Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lƣợng của Fentanyl?

THUỐC GÂY TÊ – GÂY MÊ

Bài 4 là bài giới thiệu tổng quan về thuốc gây tê – gây mê để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào theo dõi việc sử dụng thuốc thuốc gây tê – gây mê cho người bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc tác dụng, tác dụng không mong muốn chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lượng của một số thuốc gây tê thường dùng?

- Trình bày đƣợc tác dụng, tác dụng không mong muốn chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lượng của một số thuốc gây mê thường dùng?

- Vận dụng được kiến thức đã học theo dõi việc sử dụng thuốc gây tê cho người bệnh

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học theo dõi việc sử dụng thuốc gây mê cho người bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 4

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 4 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 4) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 4 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 4

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 4

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

* Định nghĩa: Thuốc tê làm mất cảm giác (đau, nóng, lạnh…) của một vùng cơ thể tại chỗ dùng thuốc, chức năng vận động không ảnh hưởng Người bệnh vẫn tỉnh như thường

* Các phương pháp gây tê

+ Hạ nhiệt độ: Phun thuốc lên bề mặt tổn thương, thuốc bay hơi ở nhiệt độ thường, làm lạnh da và mất cảm giác đau tại chỗ phun thuốc tê Phương pháp này thường dùng để chích nhọt, áp xe

+ Gây tê bề mặt: bôi, phun hoặc nhỏ thuốc lên niêm mạc mắt, mũi, họng…để khám hay làm các thủ thuật ở vùng này

+ Tiêm các dung dịch thuốc tê theo từng lớp từ ngoài da vào trong, dùng trong phẫu thuật, chích áp xe, nhọt…

- Gây tê vùng: Tiêm thuốc tê vào mạng lưới thần kinh chi phối vùng mổ như gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng, gây tê đám rối thần kinh cánh tay, gây tê đám rối thần kinh cổ nông, gây tê thần kinh đùi…

1.2 Một số thuốc tê thường dùng

+ Gây tê ngắn và yếu

+ Ngoài ra, gây giãn mạch, hạ huyết áp Nếu dùng phối hợp với adrenalin sẽ kéo dài đƣợc thời gian gây tê nhƣng không dùng ở những nơi có mạch máu tận cùng nhƣ đầu chi (ngón tay, ngón chân…) vì có thể gây co mạch làm hoại tử đầu ngón

- Tác dụng không mong muốn:

+ Co giật rồi ức chế thần kinh trung ƣơng

+ Điều hòa thần kinh thực vật

+ Người mẫn cảm với thuốc

- Dạng thuốc: ống 1 – 2ml, dung dịch 1% - 2% - 3%

- Cách dùng và liều dùng: Tiêm

+ Gây tê tiêm thấm: dùng dung dịch 1 – 2%, tối đa không quá 3mg/kg

+ Gây tê tủy sống: dung dịch 5%, tối đa không quá 0,5g/lần

+ Phong bế thần kinh: dung dịch 0,5 – 0,75%

+ Điều hòa thần kinh thực vật: tiêm tĩnh mạch thật chậm dung dịch 0,5 – 1%

Chú ý: Trước khi dùng phải thử phản ứng

+ Gây tê: Lidocain có tác dụng gây tê bề mặt, gây tê tiêm thấm và gây tê dẫn truyền Tác dụng gây tê nhanh và mạnh hơn procain 3 lần, ít độc hơn procain Nếu dùng phối hợp với adrenalin thời gian gây tê lâu hơn

+ Trên tim: chống loạn nhịp tim

+ Trên thần kinh vận động: ức chế vận động, ức chế dẫn truyền thần kinh cơ, liều cao gây liệt cơ

- Tác dụng không mong muốn:

+ Trên thần kinh trung ƣơng: lúc đầu kích thích biểu hiện bồn chồn lo âu, vật vã nhức đầu, buồn nôn, nôn, co giật, sau đó là ức chế gây ngủ lịm, hôn mê

+ Trên hô hấp: thở nhanh rồi khó thở

+ Trên tim mạch: tim đập nhanh, tăng huyết áp sau đó là các dấu hiệu ức chế nhƣ tim đập chậm, hạ huyết áp

+ Gây tê ngoài màng cứng

+ Điều trị loạn nhịp tim (ngoại tâm thu thất trong nhồi máu cơ tim, nhịp nhanh nhất)

+ Tổn thương nặng ở niêm mạc

+ Thuốc dùng ngoài: khí dung 10%, thuốc mỡ 2,5%, kem 2%, dung dịch 2% và 4%

+ Dung dịch tiêm 1% và 2% ống 2ml, lọ 10ml, 20ml Viên 250mg

- Cách dùng và liều dùng: Tiêm

+ Gây tê tiêm thấm và dẫn truyền dùng dung dịch 1 – 2% Liều trung bình 400mg (loại có adrenalin) hoặc 500mg (loại không có adrenalin)

+ Gây tê bề mặt dùng dung dịch 6 – 10%

+ Phòng và điều trị loạn nhịp tim: uống 500mg/lần; tiêm hoặc truyền tĩnh mạch

Chú ý: Phải thử phản ứng trước khi tiêm Không được pha với Adrenalin khi tiêm đầu các ngón tay, ngón chân và quy đầu vì dễ gây hoại tử

Bupivacain, Etyl clorid (Kelen), Tetracain (Dicain), Cocain, …

* Định nghĩa: Thuốc mê là thuốc ở liều điều trị ức chế có hồi phục thần kinh trung ƣơng làm mất các linh cảm, cảm giác (đau, nóng, lạnh, đụng chạm…); làm mất phản xạ giãn cơ nhƣng vẫn duy trì đƣợc các chức năng quan trọng của sự sống nhƣ hô hấp, tuần hoàn

* Tiêu chuẩn một thuốc mê tốt: Một thuốc mê lý tưởng cần đạt 5 yêu cầu:

- Có tác dụng gây mê mạnh

- Khỏi mê nhanh, êm dịu, tỉnh nhanh

- Làm mất các phản xạ và giãn cơ tốt

- Phạm vi an toàn rộng, ít gây tác dụng không mong muốn trên hô hấp, tuần hoàn; ít độc cho gan, thận

- Không cháy nổ, không hòa tan cao su, chất dẻo, không ăn mòn kim loại Tuy nhiên, không một thuốc gây mê nào có đầy đủ các tiểu chuẩn trên, do đó để gây mê cần phải phối hợp thuốc

+ Thuốc gây mê đường hô hấp: ether, halothan, enfluran, oxyd nitơ…

+ Thuốc gây mê theo đường tĩnh mạch: thiopental, ketamin, propofol…

2.2 Một số thuốc mê thường dùng

2.2.1 Thuốc mê đường hô hấp

Các thuốc gây mê đường hô hấp tồn tại dưới dạng chất khí hoặc chất lỏng Khi hít vào, thuốc mê từ mũi vào phổi, hòa loãng trong không khí của phổi rồi khuếch tán vào máu, sau đó lên thần kinh trung ƣơng và gây ức chế

+ Gây mê: ether có tác dụng gây mê mạnh, giảm đau

+ Trên tim mạch: tăng nhẹ, nhịp tim và huyết áp, giãn mạch não

+ Trên hô hấp: giãn nhẹ khí, phế quản Gây mê sâu có khả năng ức chế hô hấp + Giãn cơ vân

- Tác dụng không mong muốn:

+ Thời kỳ khởi mê kéo dài và dễ gây kích thích

+ Kích thích niêm mạc đường hô hấp là tăng tiết dịch, gây phản xạ co thắt thanh quản

+ Gây nôn do kích thích trung tâm nôn

- Chỉ định: Gây mê trong các trường hợp:

+ Các phẫu thuật nhỏ và ngắn có thời gian dưới 90 phút

+ Phẫu thuật dùng đến dao điện

+ Tăng áp lực sọ não

- Dạng thuốc: Lọ dung dịch 100 – 150 ml

- Cách dùng và liều dùng: gây mê theo đường hô hấp mỗi lần 60 – 150ml Nếu kết hợp với thuốc giãn cơ thì giảm liều

- Bảo quản: Đựng trong lọ màu, nút kín, để chỗ mát, tránh ánh sáng, xa ngọn lửa (vì thuốc dễ cháy nổ)

Chú ý: Lọ thuốc đã mở chỉ dùng trong ngày

+ Gây tê mạnh, êm dịu, tỉnh nhanh, không gây kích thích nhƣng giãn cơ và giảm đau kém

+ Trên tuần hoàn: làm chậm nhịp tim, giãn mạch, hạ huyết áp

+ Trên hô hấp: gây ức chế hô hấp, nhịp thở nhanh và nông

+ Giãn cơ vân yếu nhƣng giãn cơ trơn mạnh

- Tác dụng không mong muốn:

+ Gây viêm gan nhiễm độc (sau gây mê 2 – 5 ngày bệnh nhân có sốt, chán ăn, buồn nôn, nôn, xét nghiệm sinh hóa có biểu hiện viêm gan), tỷ lệ gặp thấp 1/10000

- Chỉ định: Gây mê trong phẫu thuật các chi, sọ não, lồng ngực

+ Không dùng trong sản khoa

- Dạng thuốc: lọ 125 ml và 250 ml nút rất kín

- Cách dùng và liều dùng: Gây mê theo đường hô hấp, nồng độ ban đầu 2 – 3%, sau giảm xuống 1% - 0,75% - 0,5%

Chú ý: Không được gây mê bằng halothan 2 lần liền nhau dưới 3 tháng

Tên khác: nitrogen monooxid, nitơ protoxyd…

+ Khởi mê nhanh, tỉnh nhanh, không gây kích thích, tác dụng giảm đau mạnh nhƣng tác dụng gây mê yếu và không gây giãn cơ

+ Khí ngửi khí oxyd nitơ, một số người bệnh cười ngặt nghẽo nên còn có tên là

+ Dùng trong các phẫu thuật nhỏ và ngắn

+ Giảm đau, trong các thủ thuật về rang và trong sản khoa

- Chống chỉ định: Có thai 3 tháng đầu

- Cách dùng và liều dùng: Hiệu lực gây mê yếu và dễ gây thiếu oxy cho tế bào nên thường dùng phối hợp với các thuốc gây mê khác Một số hỗn hợp gây mê chứa oxyd nitơ

2.2.2 Thuốc mê đường tĩnh mạch Ưu điểm: Các thuốc gây mê đường tĩnh mạch thường khởi mê nhanh, không có thời gian kích thích ban đầu, tỉnh nhanh Kỹ thuật gây mê đơn giản

Nhƣợc điểm: tác dụng giảm đau và giãn cơ kém, thời gian gây mê ngắn và khó theo dõi điều hòa lƣợng thuốc mê cần thiết

THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ, THUỐC CHỐNG CO GIẬT

Bài 5 là bài giới thiệu tổng quan về thuốc an thần, gây ngủ, thuốc chống co giật để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc nguyên tắc sử dụng thuốc chống động kinh

- Trình bày đƣợc dạng thuốc, tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lƣợng một số thuốc an thần, gây ngủ, thuốc chống co giật thường dùng

- Vận dụng được kiến thức đã học vào theo dõi và sử dụng thuốc cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học vào tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hợp lý trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 5

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 5(cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 5) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 5 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 5

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 5

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Rối loạn tâm thần là một bệnh lý thường gặp, tỷ lệ gặp là 15% dân số, thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi, biểu hiện ở trẻ em như bệnh tự kỷ hay rối loạn hành vi, rối loạn ý thức Các đối tượng khác thường biểu hiện bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, hốt hoảng, có thể dẫn tới rối loạn ý thức, cƣ xử hoặc thao cuồng Bệnh do rối loạn vỏ não Thuốc an thần có tác dụng làm giảm lo lắng, bồn chồn Trên lâm sàng thường chia thuốc an thần thành ba nhóm:

- Thuốc có tác dụng liệt thần (chống loạn thần); clopromazin, haloperidol

- Thuốc an thần trung bình nhƣ: diazepam, alprazolam, prazepam

- Thuốc an thần nhẹ hay thuốc bình thản nhƣ: meprobamat, buspiron, cao lạc tiên, viên sen vông, rotunda…

Mất ngủ thường gặp sau những bệnh mãn tính Bệnh nhân phải suy nghĩ nhiều về bệnh tật hoặc do rối loạn thần kinh trung ƣơng hoặc do ung thƣ giai đoạn cuối làm rối loạn giấc ngủ Thuốc ngủ tạo ra trạng thái buồn ngủ và duy trì giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh lý do ức chế thần kinh trung ƣơng: Barbiturat, dẫn chất của benzodiazepine, triazolam, temazepam

Co giật là tình trạng kích thích các cơ có thể do sốt cao, uốn ván, động kinh, Các thuốc chống co giật ức chế kích thích các cơ Tùy nguyên nhân co giật mà sử dụng thuốc chống co giật cho phù hợp

- Sốt cao co giật vừa dùng thuốc hạ sốt (paracetamol) vừa dùng thuốc chống co giật (diazepam)

- Co giật do uốn ván dùng huyết thanh chống uốn ván đồng thời dùng thuốc chống co giật hoặc thuốc an thần mạnh nhƣ: carbamazepine, phenolbarbital, clopromazin

- Co giật do động kinh là tình trạng có nhiều ổ dẫn truyền đến thần kinh lạc chỗ ở não bộ Thường sử dụng các thuốc ổn định các ổ dẫn truyền như: carbamazepine, phenyltoin, valproat

Thuốc an thần, gây ngủ, chống co giật là thuốc ức chế thần kinh trung ƣơng có tác dụng làm giảm kích thích và quá trình hƣng phấn vỏ não

2 Một số thuốc thường dùng

+ An thần mạnh, gây trạng thái thờ ơ, lãnh đạm, cải thiện đƣợc các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt (ảo giác, thao cuồng, vật vã…) Thuốc không gây ngủ nhƣng làm cho mơ màng, dễ ngủ

+ Hạ thân nhiệt do ức chế trung tâm điều nhiệt

+ Chống nôn do ức chế trung tâm nôn

+ Ngoài tác dụng trên thần kinh trung ƣơng, thuốc còn tác dụng trên thần kinh thực vật: làm giãn mạch ngoại vi và hạ huyết áp, làm giãn đồng tử, giảm tiết dịch, khô miệng, khô da, táo bón, bí tiểu…

- Tác dụng không mong muốn:

+ Rối loạn tâm lý: suy nghĩ chậm chạp, chóng mệt mỏi, lú lẫn, buồn ngủ, trầm cảm, Parkinson…

+ Tụt huyết áp khi đứng (nhất là sau khi tiêm), loạn nhịp tim, suy tim

+ Khô miệng, táo bón, bí tiểu

+ Nhìn mờ do giãn đồng tử, tăng nhãn áp

+ Rối loạn nội tiết, sinh dục: vô kinh, chảy sữa, giảm tình dục, tăng cân, chứng vú to ở đàn ông

+ Tâm thần phân liệt các thể, giai đoạn hƣng cảm của tâm thần lƣỡng cực + Tiền mê

+ Bệnh uốn ván (điều trị hỗ trợ)

+ Ngộ độc thuốc ngủ, thuốc ức chế thần kinh trung ƣơng

+ Có tiền sử rối loạn tạo máu, nhƣợc cơ

+ Ứ nước tiểu do rối loạn niệu đạo – tuyến tiền liệt

+ Glocôm góc đóng (do thuốc làm tăng nhãn áp)

- Dạng thuốc: Viên nén hay viên bọc đường 25 -100mg; ống tiêm: 25 – 50mg

+ Uống: 25 – 50mg/lần x 1 – 3 lần/ngày

+ Tiêm bắp sâu 25 – 50mg/ngày,

+ Tiêm tĩnh mạch 25mg pha trong 10 - 20ml dung dịch glucose 5% hoặc dung dịch natri clorid 0,9%

Chú ý: Để người bệnh nằm khi tiêm và sau tiêm 15 phút

+ An thần, giảm lo âu, giảm kích thích, căng thẳng, hồi hộp

+ Gây ngủ: kéo dài thời gian toàn thể giấc ngủ, tạo giấc ngủ sâu, nhẹ nhàng, giảm ác mộng

+ Giãn cơ trơn và cơ vân

+ Chống co giật, động kinh, thuốc có tác dụng với các cơn động kinh nhỏ, động kinh trạng thái

+ Các tác dụng khác: giãn mạch, hạ huyết áp nhẹ, chống loạn nhịp tim

- Tác dụng không mong muốn:

+ Về tâm thần đôi khi có tác dụng ngƣợc: ác mộng, bồn chồn, lo lắng, nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, muốn tự tử…

+ Khi nồng độ cao trong máu có thể gây uể oải, động tác không chính xác, lú lẫn, giảm trí nhớ

+ Dùng lâu dài dẫn đến sự lệ thuộc vào thuốc, nếu ngừng đột ngột sẽ gây hội chứng cai thuốc (đau đầu, chóng mặt, dễ bị kích thích, mất ngủ, run cơ, đau nhức xương khớp…)

+ Các trạng thái thần kinh bị kích thích, căng thẳng, lo âu

+ Các trạng thái mất ngủ

+ Động kinh cơn nhỏ, co giật do sốt cao, hội chứng cai rƣợu

+ Các bệnh co cứng cơ

- Dạng thuốc: Viên nén 2 -5 – 10mg; ống tiêm: 2ml/10mg

Uống: Người lớn uống 5 -20mg/ngày, chia làm 3 -4 lần

Tiêm tĩnh mạch chậm: 5 – 10mg trong cơn động kinh nặng

+ Kiêng rƣợu trong thời gian dùng thuốc

+ Không dùng khi lái xe, vận hành máy

+ Không nên dùng thuốc kéo dài để tránh lệ thuộc vào thuốc, nếu phải dùng kéo dài thì trước khi ngừng thuốc cần giảm liều từ từ

+ Dạng viên bảo quản theo quy chế thuốc hướng tâm thần

+ Dạng tiêm bảo quản theo quy chế thuốc gây nghiện

- Tác dụng: Trên thần kinh trung ƣơng: thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ƣơng

+ An thần (liều thấp): thuốc làm giảm lo lắng, bồn chồn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, dễ dàng đi vào giấc ngủ

+ Gâu ngủ (liều trung bình): barbiturate tạo ra được giấc ngủ tương tự giấc ngủ sinh lý nhƣng có nhiều giấc mơ

+ Chống động kinh (liều trung bình hoặc liều cao): thuốc có tác dụng chống động kinh cơn lớn và động kinh cục bộ (cục bộ vận động hoặc cảm giác) do ức chế sự phóng điện quá mức ở não, đồng thời làm tăng ngƣỡng đáp ứng của các nơ ron thần kinh trung ƣớng với kích thích

- Tác dụng không mong muốn:

+ Có thể gặp phản ứng bất thường ngay sau khi dùng lần đầu: phù mặt, mẩn ngứa, nhức đầu, nôn, ỉa lỏng, mất ngủ, kích thích, có cơn ác mộng, sợ hãi

+ Dùng lâu gây quen thuốc hoặc nghiện thuốc, ngừng thuốc đột ngột gây hội chứng cai thuốc

+ Triệu chứng khi ngộ độc cấp: Với liều 5 -10 lần liều ngủ có thể gây hôn mê với các triệu chứng: buồn nôn, mất dần phản xạ, giãn đồng tử, hạ thân nhiệt, thở chậm và nông, huyết áp giảm dẫn đến tử vong

* Rửa dạ dày bằng dung dịch thuốc tím 0,1% ngay cả khi đã ngộ độc lâu

* Hồi sức: Hút đờm dãi, thở oxy, dùng thuốc trợ tim mạch

* Thải trừ phenobarbital ra khỏi cơ thể bằng truyền dung dịch mannitol 10%, dung dịch natri bicarbonate 1,4%

* Nhiễm độc nặng phải chạy thận nhân tạo

+ Các trạng thái thần kinh bị kích thích, lo âu, căng thẳng

+ Các trạng thái mất ngủ (hiện nay ít dùng)

+ Bệnh động kinh (trừ cơn động kinh nhỏ)

+ Co giật do sốt cao tái phát ở trẻ nhỏ

+ Ngộ độc các thuốc kích thích thần kinh trung ƣơng

+ Một số rối loạn thần kinh thực vật: đau thắt ngực, đau nửa đầu (dùng phối hợp với thuốc khác

- Dạng thuốc: Viên nén: 10 – 50mg; ống tiêm: 40 – 200mg

- Cách dùng và liều dùng:

Uống: Người lớn: 50 – 400mg/ngày, chia 2 – 3 lần

Tiêm bắp: Người lớn 200 – 400mg/ngày

Trường hợp cần thiết mới tiêm tĩnh mạch (khi tiêm cần pha loãng vào dung dịch glucose 5% và tiêm thật chậm)

+ Kiêng rƣợu trong thời gian dùng thuốc

+ Không dùng cho người lái tàu, xe, vận hành máy khi đang làm nhiệm vụ + Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú

+ Không ngừng thuốc đột ngột trong điều trị bệnh động kinh

- Bảo quản: Theo quy chế thuốc hướng tâm thần

3 Sử dụng thuốc chống động kinh

3.1 Nguyên tắc sử dụng thuốc chống động kinh

- Lựa chọn và sử dụng thuốc chống động kinh thích hợp với tình trạng bệnh lý của bệnh nhân

- Cách dùng và liều lượng thuốc phù hợp với các thể bệnh lâm sàng của người bệnh Ưu tiên sử dụng thuốc bằng đường uống là chủ yếu

THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG

Bài 6 là bài giới thiệu tổng quan về thuốc chống dị ứng để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định chung và nguyên tắc sử dụng của thuốc kháng histamine

- Trình bày đƣợc tác dụng, tác dụng không mong muốn chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lƣợng của một số chế phẩm thuốc kháng histamin tổng hợp thường dùng

- Vận dụng được kiến thức đã học theo dõi và sử dụng thuốc cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 6

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 6(cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 6) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 6 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 6

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 6

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

- Dị ứng là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với kháng nguyên (dị nguyên) lần thứ hai và các lần sau Dị ứng xảy ra nhẹ, nhanh khỏi, dễ bỏ qua nhƣng cũng có thể xảy ra dữ dội dẫn đến tử vong

Khi cơ thể gặp kháng nguyên lần hai và các lần sau sẽ xảy ra phản ứng kháng nguyên – kháng thể làm giải phóng histamine và các chất trung gian hóa học khác nhƣ serotonin, bradykinin…

Histamin là chất nội sinh, có vai trò sinh lý nhất định với cơ thể Khi giải phóng quá mức, histamine tác dụng qua thụ thể H 1 gây nên các rối loạn gọi chung là dị ứng với các triệu chứng: nổi mần da, ngứa, phù nề, xung huyết niêm mạc, tăng co thắt cơ trơn khí – phế quản, ống tiêu hóa, tiết niệu…Tác dụng trên các tuyến làm tăng tiết nước bọt, nước mắt, dịch vị, pepsin…

- Thuốc chống dị ứng: Các thuốc có tác dụng chống lại histamin gọi là thuốc kháng histamin hay thuốc chống dị ứng, các thuốc này đều có tác dụng ngăn cản sự giải phóng và các biểu hiện lâm sàng do histamin gây ra Các thuốc chống dị ứng gồm:

+ Thuốc kháng histamin có nguồn gốc tự nhiên: adrenalin

+ Thuốc kháng histamin tổng hợp: promethazine, clorpheniramin, dimedrol…

- Ngoài ra, còn có tác dụng an thần, chống nôn, dịu ho

Thuốc kháng histamin tổng hợp có công thức cấu tạo tương tự histamin nên tranh chấp với histamin ở các cơ quan cảm thụ (Receptor) và làm mất những triệu chứng của histamin trong các phản ứng dị ứng

Nhƣ vậy, các thuốc kháng histamin tổng hợp chỉ có tác dụng chữa triệu chứng, không chữa đƣợc nguyên nhân gây bệnh Do đó, trong điều trị cần phối hợp với việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh để đạt đƣợc kết quả cao và bền vững

2.3 Tác dụng không mong muốn

- Tác dụng ức chế thần kinh trung ƣơng gây ngủ gà, mệt mỏi, giảm phản xạ, chóng mặt Do vậy, không dùng loại thuốc này cho những người đang vận hành máy móc, lái tàu xe hoặc làm việc ở những nơi nguy hiểm Tác dụng này sẽ tăng nếu dùng phối hợp với rƣợu hoặc các thuốc ức chế thần kinh trung ƣơng Đôi khi có thể thấy tác dụng kích thích thần kinh trung ƣơng đặc biệt ở trẻ nhỏ biểu hiện bồn chồn, mất ngủ Ở liều rất cao tác dùng này rõ hơn có thể gây co giật và hôn mê

- Tiêu hóa: gây khô miệng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy

- Tiết niệu, sinh dục, bí tiểu tiện, liệt dương

- Tim: đánh trống ngực, hạ huyết áp khi đứng

- Dị ứng: có thể xảy ra sau khi uống, tiêm và bôi vùng da xước

- Kích ứng da và niêm mạc, vì vậy hạn chế dùng ngoài và tiêm dưới da (gây đau)

- Dị ứng do mọi nguyên nhân: dị ứng thức ăn, côn trùng đột, bụi, phấn hoa, phòng và chống dị ứng do thuốc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản do thời tiết…

- Phòng say tàu xe: uống trước khi khởi hành 30 phút (cinatizin, diphenhydramine, promethazin…)

- Phối hợp thuốc giảm ho, gây ngủ

- Chống nôn do dùng thuốc điều trị ung thƣ, sau phẫu thuật, thai nghén…

- Phì đại tuyến tiền liệt

- Nghẽn đường tiêu hóa, tiết niệu

- Dùng thuốc sớm, dùng vài ngày và dùng liều duy trì

- Không dùng cho người đang điều khiển máy móc, phương tiện giao thông (vì thuốc gây ngủ gà, dễ gây tai nạn)

- Khi uống thuốc chỉ cần nuốt, không nhai; khi tiêm tĩnh mạch phải tiêm thật chậm, không được tiêm dưới da

- Trong điều trị cần phối hợp với việc loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng, không nên dựa hoàn toàn vào thuốc

2.7 Một số thuốc thường dùng

- Tác dụng không mong muốn: nhƣ của nhóm

- Chỉ định: Dị ứng do mọi nguyên nhân, chảy mũi, ngạt mũi do co thắt, viêm kết mạc dị ứng…

- Chống chỉ định: Người đang điều khiển máy móc, phương tiện giao thông

Thận trọng: kiêng rƣợu trong thời gian dùng thuốc

+ Viên 2 – 4 – 6mg, siro 0,5mg/5ml; ống tiêm 1ml chứa 5mg, 10mg

+ Dạng phối hợp: viên decolgen, pamin…

- Cách dùng và liều dùng:

+ Người lớn: uống 4 – 16mg/ngày

Tiêm bắp: 10 – 20mg/lần, 1 -2 lần trong ngày

+ Trẻ em uống 0,3mg/kg/ngày, chia 3 -4 lần

- Tác dụng: Kháng histamin H 1 , không có tác dụng an thần và gây ngủ

- Tác dụng không mong muốn: Khi dùng với liều lớn hơn 10mg, có thể gây đau đầu, khô miệng, chóng mặt, tăng nhịp tim

+ Viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng

- Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc

- Tương tác thuốc: khi dùng loratadin cùng một số thuốc cimetidine, ketoconazole, erythromycin sẽ làm tăng nồng độ của loratadin trong huyết tương

- Dạng thuốc: viêm 10mg, dung dịch uống 1mg/ml

- Cách dùng và liều lượng:

+ Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 10mg/24giờ

+ Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: 10ml siro/24 giờ

Diphenhydramin (Dimedrol, Dimidrin), Promethazin (Pipolphen, Phenergan)

Câu 1 Trình bày tác dụng, cơ chế tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định chung và nguyên tắc sử dụng của thuốc kháng histamine?

Câu 2 Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lƣợng của một số chế phẩm thuốc kháng histamin tổng hợp thường dùng

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ HÔ HẤP

Bài 7 là bài giới thiệu tổng quan về thuốc tác dụng trên hệ hô hấp để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lượng một số chế phẩm thuốc giảm ho - long đờm thường dùng

- Trình bày đƣợc tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lƣợng một số chế phẩm thuốc thuốc làm giãn cơ trơn khí, phế quản thường dùng

- Vận dụng được kiến thức đã học theo dõi và sử dụng thuốc cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 7

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 7 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 7) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 7 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 7

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 7

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Thuốc giảm ho - long đờm

* Ho là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhằm đẩy những dị vật nhƣ chất nhày, đờm, dãi…ra khỏi đường hô hấp Họ cũng là triệu chứng thường gặp của các bệnh đường hô hấp như viêm hong, viêm phế quản, lao phổi…

* Thuốc chữa ho có tác dụng ức chế trung tâm ho ở hành não, phóng bế các dây thần kinh cảm thụ làm nâng cao ngƣỡng kích thích của trung tâm ho, do vậy làm giảm ho Các thuốc chữa ho chỉ điều trị triệu chứng, không điều trị nguyên nhân Để điều trị triệt để cần tìm và phối hợp với thuốc điều trị nguyên nhân

* Thuốc long đờm là các thuốc có tác dụng kích thích tế bào nhầy ở đường hô hấp tăng bài tiết chất nhầy làm lỏng dịch tiết Có tác dụng cắt đứt cầu nối disulfid (-S- S) của các sợ mucôplysaccharid của đờm, do vậy làm đờm có thể di chuyển và dễ bị tống ra khỏi đường hô hấp

+ Giảm ho do ức chế trực tiếp trung tâm ho ở hành não, làm tăng độ quánh của dịch tiết phế quản

Khoảng 10% codein bị khử methyl thành morphin, nếu dùng liều cao và kéo dài, có thể gây nghiện

- Tác dụng không mong muốn:

+ Ho khan hay ho do phản xạ

+ Các cơn đau nhẹ và vừa

+ Trẻ em dưới một tuổi

+ Người suy gan, suy thận, suy hô hấp

- Dạng thuốc: Viên nén 15 – 30 – 60mg Ống tiêm 15 – 30 – 60mg/ml

Dạng kết hợp với terpin: Terpin codein

- Cách dùng và liều lượng:

Người lớn: 10 – 20mg/lần x 3 – 4 lần/ngày, không vượt quá 120mg/ngày

Trẻ em trên 1 tuổi: 3 – 5mg/lần x 3 – 4 lần/ngày, không vƣợt quá 60mg/ngày + Đau nhẹ và vừa:

Trung bình 30mg/lần, cách 4 – 6 giờ dùng 1 liều lặp lại nếu cần thiết Thường dưới dạng kết hợp với thuốc hạ sốt, giảm đau như paracetamol hoặc aspirin để tăng hiệu quả giảm đau

+ Acetylcystein làm tiêu chất nhầy (do cắt đứt cầu nối disulfid của các phân tử mucopolysaccharid, đờm dễ bị đẩy ra ngoài)

+ Ngoài ra, Acetylcystein còn đƣợc dùng để giải độc quá liều paracetamol

- Tác dụng không mong muốn:

- Chỉ định: ho có đờm

+ Tiểu sử hen phế quản

+ Loét dạ dày, tá tràng

- Dạng thuốc: gói bột 200mg, dung dịch tiêm 20%

- Cách dùng và liều lượng:

Ho có đờm: Người lớn, trẻ trên 7 tuổi uống 200mg/lần x 2 – 3 lần/ngày

Trẻ 2 – 7 tuổi: 1gói/lần x 2 lần/ngày

Trẻ dưới 2 tuổi: ẵ gúi/lần x 2 lần/ngày

Dextromethophan, Alimemazin (Theralen), Noscapin (Narcotin), Natribenzoat, Terpin hydrat, Bromhexin,…

2 Thuốc àm giãn cơ trơn khí, phế quản

Hen phế quản là biểu hiện sự tắc nghẽn đường thở có hồi phục Là hiện tưởng viêm mạn tính và tăng tính đáp ứng của biểu mô đường hô hấp

Trong cơn hen thường gặp:

- Thành khí quản bị phù nề gây hẹp long khí quản

- Tăng tiết dịch trong khí quản gây tắc nghẽn

Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhƣng quan trọng nhất là phản ứng kháng nguyên – kháng thể làm giải phóng ra chất trung gian nhƣ histamin, bradykinin…

Vì vậy thuốc chữa hen đều nhằm làm giãn khí quản, ngăn cản giải phóng và tác dụng của các chất trung gian trong phản ứng dị ứng

2.2 Thuốc chữa hen thường dùng

- Nguồn gốc: Là Alcaloid của một số loài ma hoàng (Ephedra, được dùng dưới dạng muối hydroclorid)

+ Kích thích thần kinh trung ƣogn

- Tác dụng không mong muốn

+ Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ

+ Dùng kéo dài có hiện tƣợng quen thuốc, đòi hỏi phải tăng liều

+ Phòng co thắt phế quản trong hen (hiện nay ít dùng)

+ Nhỏ mũi, chống ngạt mũi

Dung dịch sulfarin (Sulfacetamid natri và ephedrine hydroclorid)

- Cách dùng và liều dùng

Người lớn uống 0,05g/lần x 3 lần/ngày

Tiêm dưới da 0,05g/lần x 2 lần/ngày

Nhỏ mũi dung dịch 1 -2% ngày 2 -3 lần

+ Giãn cơ trơn khí quản nhanh và mạnh (do ức chế tổng hợp và ức chế giải phóng các chất trung gian hóa học làm cơ khí quản)

+ Làm giảm co bóp tử cung

- Tác dụng không mong muốn:

+ Làm tim đập nhanh và mạnh (đánh trống ngực)

+ Run cơ nhất là các chi

+ Rối loạn tiêu hóa: nôn, buồn nôn

+ Quen thuốc: Người bệnh có xu hướng làm tăng liều trong khi cơn hen nặng dần, có thể dẫn đến hen ác tính Vì vậy, dặn người bệnh cố gắng không tăng liều, nhất là khi dùng dưới dạng khí dung

+ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

+ Trong sản khoa: dọa xảy thai, đau dạ con sau đẻ

- Chống chỉ định: Nhồi máu cơ tim, suy mạch vành cấp

Thận trong khi dùng đường uống hoặc đường tiêm cho những người cường giáp, rối loạn nhịp tim, rối loạn mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường

- Dạng thuốc: Bỡnh xịt khớ dung 100àg/liều

Lọ siro 60mg/10ml, ống tiêm 0,5mg/ml

- Cách dùng và liều dùng:

Thuốc có thể dung đường khí dung và đường uống, thuốc ít hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng toàn thân Tác dụng giãn phế quản xuất hiện sau 5 – 15 phút và kéo dài 4 – 6 giờ Do vậy dạng khí dung thường được sử dụng để cắt các cơn hen cấp

Cơn hen cấp: 100àg/liều, dựng 1 – 2liều/lần Nếu khụng đỡ sau 15 phỳt hớt thêm một liều nữa Không quá 15 liều/ngày Trẻ em không quá 10 liều/ngày Đường uống: Người lớn 2 – 4mg/lần x 3 – 4 lần/ngày

Trẻ em: 0,1 – 0,2mg/kg mỗi 8 giờ

Trẻ 6 – 14 tuổi: 2mg/lần x 3 – 4 lần/ngày

Chú ý: Không dùng cùng cimetidine, erythromycin và quinolone

Theophylin cùng với cafein và theobromin thuộc dẫn xuất xanthin đƣợc chiết từ ca cao, chè, cà phê hoặc tổng hợp

+ Trên hô hấp: làm giãn phế quản, kích thích trung tâm hô hấp ở hành tủy, làm tăng nhịp và tăng biên độ hô hấp

+ Trên tim mạch: tăng nhịp tim, giãn mạch vành

+ Trên thần kinh trung ƣơng: kích thích thần kinh trung ƣơng gây mất ngủ + Làm giãn cơ trơn đường mật và niệu quản, có tác dụng lợi niệu

- Tác dụng không mong muốn:

+ Mất ngủ, bồn chồn, đánh trống ngực Đối với trẻ em, theophylline có thể gây co giật liên tục

+ Phạm vi điều trị an toàn hẹp, nếu quá liều có thể kích thích thần kinh trung ƣơng, co giật, loạn nhịp tim dẫn đến tử vong Vì vậy, cần đo nồng độ theophylline trong huyết thanh để chỉnh liều điều trị

+ Các biểu hiện khó thở do co thắt phế quản

+ Phù nề do suy tim, hen tim

+ Phối hợp điều trị cơn đau thắt ngực

+ Bệnh loét dạ dày – tá tràng tiến triển

+ Tình trạng co giật hay động kinh

+ Trẻ em dưới 30 tháng tuổi

- Dạng thuốc: Viên nén 100 – 200 – 300mg

Dạng tiêm tĩnh mạch 0,4mg/ml, 0,8mg/ml, 1,6mg/ml

- Cách dùng và liều dùng:

Liều tiêm bắp hoặc uống 4 – 6mg/kg

Dạng tiêm tĩnh mạch dùng trong cơn hen nặng không đáp ứng với thuốc khác, liều trung bình 4 – 6mg/kg Tiêm tĩnh mạch chậm trong vòng 20 – 30 phút Đường tiêm thường dùng aminphyllin là hỗn hợp của theophylline với ethylenediamin, tan trong nước gấp 20 lần theophylline

Chú ý: Không phối hợp với erythromycin

VITAMIN

Bài 8 là bài giới thiệu tổng quan về Vitamin để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc nguồn gốc, dạng thuốc, tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lượng một số loại Vitamin tan trong nước

- Trình bày đƣợc nguồn gốc, dạng thuốc, tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lƣợng một số loại Vitamin tan trong dầu

- Vận dụng được kiến thức đã học theo dõi và sử dụng thuốc cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 8

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 8 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 8) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 8 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 8

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 8

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: 01 điểm kiểm tra (vấn đáp và /hoặc viết)

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Vitamin là các chất hữu cơ, cơ thể không tự tổng hợp đƣợc, phần lớn đƣợc đƣa từ ngoài vào, có tác đụng duy trì quá trình chuyển hoá đảm bào sự sinh trưởng và hoạt động bình thường của cơ thể

Vitamin là nhóm chất hữu cơ rất cần thiết cho sự sống của người và động vật, là những chất không thể thay thế đƣợc, chúng có vai trò quan trọng trong chuyển hoá các chất và đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường

Vitamin tham gia vào quá trình chuyển hoá các chất: Trong cơ thể, vitamin đóng vai trò nhƣ một chất xúc tác sinh học cho nhiều phản ứng chuyên hoá các chất

Vitamin đƣợc dùng nhƣ một thuốc đặc trị trong các bệnh có triệu chứng hoặc tổn thương thực thể liên quan đến Vitamin

Ví dụ: Các bệnh viêm hoặc đau dây thần kinh ngoại vi thường được điều trị bằng B - complex; các bệnh về da, mắt, thì thường dùng vitamin A và Vitamin B 2

Vitamin làm giảm tác dụng không mong muốn của thuốc

Ví dụ: Vitamin nhóm B đƣợc dùng làm giảm các triệu chứng rối loạn hoạt động của thần kinh ngoại vi do thuốc gây ra

Dựa vào tính chất hòa tan, người ta chia Vitamin thành hai nhóm:

* Nhóm tan trong nước: Vitamin B1, Vitamin B 2 , Vitamin B 6 , Vitamin B 12 , Vitamin C, Vitamin PP (Vitamin B 3 )

- Không tan trong dầu mỡ

- Dễ bị base phân hủy

- Dự trữ trong cơ thể hạn chế nên rất cần sự bổ sung hàng ngày

* Nhóm tan trong dầu: Vitamin A, D, K, E

- Trong phân tử không chứa nguyên tố N

- Rất dễ bị oxy hóa

- Dự trữ trong cơ thể một lƣợng vừa phải

- Bài xuất ít qua nước tiểu nên có hiện tượng gây độc do tích lũy nếu dùng liều cao và kéo dài

3 Nguyên tắc sử dụng Vitamin

- Chỉ sử dụng Vitamin khi nhu cầu cơ thể tăng hoặc thiếu Vitamin

- Phải biết rõ thành phần của dạng chế phẩm trước khi sử dụng

Các dạng Vitamin phối hợp trong thành phần thường có nhiều Vitamin tan trong nước và Vitamin tan trong dầu Nếu trong điều trị dùng đồng thời các Vitamin phối hợp sẽ gây thừa Vitamin (nhƣ dùng Homtamin với Multamin)

Cùng một loại Vitamin nhƣng có thể có nhiều dẫn chất khác nhau và tác dụng cùa các dẫn chất nhiếu khi khômg hoàn toàn giống nhau

Ví dụ: Vitamin pp có thể ở dạng acid nicotinic hoặc dạng nicotinamid Nếu sử dụng chống bệnh thiếu vitamin pp thì tác dụng của hai dạng nhƣ nhau, còn dùng với tác dụng giãn mạch thì không thể sử dụng Nicotinamid

- Cần chú ý đến hàm lƣợng của từng loại Vitamin

Vitamin đƣợc đóng gói nhiều dạng có hàm lƣợng khác nhau tuỳ theo mục đích điều trị hoặc dự phòng để chọn dạng thích hợp

Nếu dự phòng thì liều thường gấp 3-4 lần nhu cầu hàng ngày

Nếu điều trị thì có thể dùng mức cao gấp nhiều lần

- Phải biết chọn đường đưa thuốc thích hợp với tình trạng bệnh lý: Bệnh nhân bị tổn thương đường tiêu hóa, gan mật nên dùng dạng bôi, nhỏ tại chỗ để hiệu quả điều trị cao hơn

- Phải biết phối hợp Vitamin: Trong thiên nhiên Vitamin thường ở dạng phối hợp, ít khi ở dạng riêng lẻ

Ví dụ: trong cám gạo, men bia chứa nhiều phức hợp vitamin nhóm B Trong rau quả thường chứa Vitamin C, P, K, A, E Trong sữa chua hầu như tất cả các Vitamin cần cho sự sống

4 Nhóm Vitamin tan trong nước

- Hấp thu trực tiếp qua thành ruột vào máu

- Lọc được qua cầu thận và thải trừ qua nước tiểu khi thừa

- Vì không tích lũy trong cơ thể nên nói chung ít gây độc

- Không bền nên dễ thiếu, vì vậy phải bổ sung hằng ngày

- Tên khác: Thiamin hydroclorid, Thiamine, Bethamine, Bevittine, Vitaplex B 1

- Nguồn gốc: Vitamin B 1 có nhiều trong men bia, cám, đậu tương, sữa, gan, thịt, lòng đỏ trứng… Hiện nay đã tổng hợp được Vitamin được dùng dưới dạng muối hydroclorid, hydrobromid, nitrat và phosphate

+ Tham gia vào quá trình chuyển hoá glucid, acid amin

+ Tham gia quá trình dẫn truyền thần kinh

Thiếu Vitamin B 1 gây bệnh tê phù (còn gọi là bệnh beri - beri) biểu hiện là: mệt mỏi, kém ăn, giảm trí nhớ, đau dây thần kinh, giảm trương lực cơ, có thể suy tim

- Tác dụng không mong muốn:

+ Tiêm bắp có thể gây phát ban, nhức đầu, rối loạn tiêu hoá, khó thở, trụy mạch có thể sốc

+ Tiêm tĩnh mạch có thể gây sốc nặng dẫn dến tử vong

+ Viêm dây thần kinh, đau khớp, nhiễm độc thần kinh do rƣợu

+ Có thai, cho con bú

- Dạng thuốc: Viên nén 0,01g và 0,lg, ống tiêm 0,025g/lmL

- Cách dùng – liều dùng: Người lớn ngày uống 0,04-0,1g chia 2 lần Tiêm bắp

Chú ý: Không tiêm Vitamin B 1 vào tĩnh mạch

- Nguồn gốc: Vitamin B 6 có nhiều trong các loại thực phẩm: thịt gà, sữa, lòng đỏ trứng, mầm lúa mì…

+ Tham gia chuyển hóa acid amin, glucid, lipid

+ Tham gia dẫn truyền thần kinh

Thiếu Vitamin B 6 rất hiếm gặp, khi người bệnh suy dinh dưỡng nặng hoặc dùng một số thuốc nhƣ isoniazid, estrogen…

Thiếu Vitamin B 6 gây ra các bệnh ở da và thần kinh nhƣ viêm da, lƣỡi, khô môi, dễ bị kích thích Nếu thiếu nặng gây viêm dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu, co giật

- Tác dụng không mong muốn:

+ Có thể nôn, buồn nôn

+ Dùng liều cao dài ngày (200mg/ngày, trên 2 tháng) gây bệnh thần kinh ngoại vi: đi không vững, tê cứng bàn tay, bàn chân

+ Phòng và điều trị các bệnh do thiếu Vitamin B 6 , suy nhƣợc cơ thể, nôn do mang thai, say tàu xe

+ Viêm dây thần kinh, co giật ở trẻ em, chuột rút

+ Rối loạn thần kinh do INH

+ Còn dùng trong mỏi cơ, thiếu máu và giảm bạc cầu hạt do dùng thuốc hạ sốt, giảm đau loại Phenazon, Sulfamid

- Dạng bào chế, cách dùng – liều dùng:

+ Viên 5, 10, 20, 25, 50mg Ống tiêm 10, 50mg/ml

+ Uống, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da 100 – 200mg/ngày chia 2 lần

+ Dự phòng và điều trị ngộ độc cấp do INH: uống 10mg B 6 mỗi khi uống 100mg INH

- Nguồn gốc: Thực vật là nguồn Vitamin C phong phú nhất, tập trung nhiều ở quả có múi nhƣ: cam, chanh…, rau quả, lá xanh, cà chua, ớt…

+ Duy trì tính bền vững thành mạch (tham gia tạo collagen và tạo mô liên kết) + Tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid, glucid, protid

+ Xúc tác quá trình khử Fe 3+ thành Fe 2+ ở dạ dày và hấp thu ở tiểu tràng, tạo huyết sắc tố

+ Tăng sức đề kháng cơ thể, phòng ngừa nhiễm khuẩn

+ Giảm phản ứng dị ứng do cơ thể giảm nhạy cảm với histamin

+ Tăng tiết hormon thƣợng thận, kiếm chế phát triển tế bào ung thƣ

Thiếu Vitamin C gây bệnh Scorbut: viêm và chảy máu lợi, răng lung lay, vỡ mao mạch, gây xuất huyết dưới da và niêm mạc, thiếu máu

- Tác dụng không mong muốn:

Nếu dùng liều cao, dài ngày theo đường uống có thể gặp:

+ Loét dạ dày, tá tràng, loét đường niệu và tiêu chảy

+ Tăng tạo sỏi thận và gây bệnh gút

+ Phụ nữ có thai dùng nhiều vitamin C sẽ tạo nhu cầu cao cho thai nhi

+ Tiêm vitamin C tĩnh mạch dễ bị shock phản vệ

+ Phòng và điều trị bệnh Scorbut do thiếu vitamin C

+ Tăng sức đề kháng cơ thể khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc, chấn thương, ung thư + Thiếu máu, kết hợp với thuốc chứa sắt điều trị thiếu máu nhƣợc sắc

+ Phối hợp với các thuốc chống dị ứng

+ Loét dạ dày – tá tràng

- Dạng thuốc: Viên 50-100-500mg Viên sủi 1gam Ống tiêm 100mg/ml và

500mg/5ml Ngoài ra còn có dạng kẹo ngậm và dạng phối hợp các Vitamin khác

+ Liều điều trị thông thường

Người lớn: 100-600mg/ngày Trẻ em uống ẵ liều người lớn Điều trị thiếu máu uống k m Fe 2+

Dùng liều cao (ung thư, đái đường, lao phổi) uống 1g/ngày, đợt 7-10 ngày

+ Phũng thiếu Vitamin C: người lớn uống 50-100mg/ngày Trẻ em uống ẵ liều người lớn Trường hợp không uống được tiêm bắp cùng liều trên

Chú ý: Không nên dùng quá 1g/ngày Thận trọng khi tiêm tĩnh mạch

Vitamin B 2 (Riboflavin), Vitamin B 12 (Cyanocobalamin, Hydroxocobalamin), Vitamin PP (nicotinamide, acid nicotinic, vitamin B 3 ), …

5 Nhóm Vitamin tan trong dầu

- Hấp thu cùng với các chất mỡ vào máu, vì vậy khi cơ thể không hấp thu đƣợc mỡ thì không hấp thu đƣợc Vitamin

DUNG DỊCH TIÊM TRUYỀN

Bài 9 là bài giới thiệu tổng quan về dung dịch tiêm truyền để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào sử dụng và theo dõi việc sử dụng dịch truyền cho người bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc dạng thuốc, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng và những chú ý khi sử dụng một số loại dung dịch tiêm truyền thường dùng

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học vào theo dõi và sử dụng dung dịch tiêm truyền cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 9

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 9(cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 9) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 9 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 9

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 9

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều bệnh lý gây hậu quả mất nước và điện giải (ỉa chảy, nôn, ra nhiều mồ hôi, …), mất máu (do chấn thương, mổ ) Những trường hợp nặng có nguy cơ tử vong Có thể bù dịch bằng nước uống nhưng nếu mất nước và điện giải nặng cần thiết phải truyền dịch có chứa nước và điện giải Mất máu và mất huyết tương phải truyền máu, huyết tương hay dung dịch thay thế huyết tương

Dung dịch tiêm truyền là những dung dịch thuốc vô khuẩn phần lớn đƣợc truyền nhỏ giọt vào tĩnh mạch với khối lƣợng lớn Dung dịch tiêm truyền có nhiều loại với những nồng độ khác nhau

* Phân loại dung dịch tiêm truyền:

- Các dung dịch bù nước và diện giải:

- Các dung dịch cung cấp chất dinh dƣỡng: Dung dịch Glucose 5% - 10% - 20%

- 30%, hỗn hợp các acid amin,…

- Các dung dịch thay thế huyết lương: Dung dịch Subtosan, Dextran, huyết tương khô

* Đặc điểm của dung dịch tiêm truyền:

Dược chất dùng pha thuốc tiêm truyền thường là các chất không độc và không có tác dụng mạnh Dung môi pha chế thuốc tiêm truyền là nước cất

- Thuốc tiêm truyền đƣợc sử dụng với liều lƣợng lớn từ vài trăm ml đến vài nghìn ml trong một ngày

2 Các dung dịch tiêm truyền thường dùng

2.1 Các dung dịch bù nước và điện giải

- Tác dụng: Na là thành phần cơ bản nhất trong các chất điện giải, đặc biệt là trong máu, có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quá trình thẩm thấu và khuếch tán các chất trong cơ thể Giảm Na + sẽ làm giảm áp lực thẩm thấu của huyết tương từ ngoài tế bào sẽ đi vào trong tế bào đặc biệt là tế bào thần kinh sẽ bị trương gây triệu chứng: kích thích, mệt mỏi, tăng phản xạ, co giật, hôn mê

+ Dùng để bù nước, bù điện giải Na + và Cl - cho cơ thể, làm tăng huyết áp trong trường hợp mất nhiều máu nhiều nước

+ Pha chế thuốc bột để tiêm

+ Rửa vết thương, vết mổ

- Dạng thuốc: Đóng chai 500ml Ống tiêm 20mL, 10ml, 5ml

+ Tiêm truyền tĩnh mạch trung bình người lớn 200 - 500ml

+ Làm dung môi pha thuốc bột tiêm

+ Rửa vết thương, vết mổ

Là dung dịch hỗn hợp các chất điện giải

Trong 1 lít dung dịch Ringer có: Natri lactat 3,10g Natri clorid 6,00g Kali clorid 0,40g Calci clorid 0,40g

Chỉ định: Dùng bù nước và điện giải

Cách dùng - liều dùng: Tuỳ theo yêu cầu điều trị Thông thường truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 500 - 1000ml

2.2 Các dung dịch cung cấp năng ƣ ng

Là hỗn hợp AA và các chất điện giải như Na + , K + , Cl - , Mg + , đẳng trương

Chỉ định: Mất nhiều máu, mất nước, điện giải, mới ốm dậy,…

Chống chỉ định: tăng Kali máu, suy thận nặng

Cách dùng, liều dùng: người lớn truyền tĩnh mạch 500ml/lần

Bảo quản: nhiệt độ mát, tránh ánh sáng

Dung dịch Glucose đẳng trương 5%

Dung dịch Glucose ưu trương 10%, 20%, 30% (Dung dịch Dextrose 30%)

2.3 Các dịch thay thế huyết tương

Tác dụng: duy trì áp lực máu

Chỉ định: dùng để thay thế huyết tương do mất máu, mất huyết tương nhiều

Chống chỉ định: tăng huyết áp, huyết khối ở phổi hoặc ở tim cấp, chảy máu não, viêm gan, suy tim

Cách dùng – liều dùng: truyền tĩnh mạch 500 – 1000ml, tuỳ trường hợp

3 Chú ý khi sử dụng dung dịch tiêm truyền

Khi sử dụng dung dịch tiêm truyền, người bệnh có thể bị sốc Sốc xảy ra tức thì trong khi truyền hay ngay sau khi truyền Bắt đầu bằng cơn rét run đột ngột sau đó sốt, mạch nhanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh, huyết áp hạ, khó thở, nhịp thở nhanh nông Người bệnh lo lắng, bồn chồn có khi vật vã

Nguyên nhân sốc có thể do chất lƣợng thuốc, dụng cụ truyền, tốc độ truyền, cơ địa người bệnh

Dù nguyên nhân nào thì cũng phải ngừng truyền, lau sạch mồ hôi, ủ ấm cho người bệnh, động viên người bệnh yên tâm và thực hiện phác đồ chống sốc Để hạn chế tai biến khi dùng cần chú ý:

+ Kiểm tra thuốc, nhãn, hạn dùng, chất lƣợng

+ Nút chai đã châm kim thì không dùng

+ Dung dịch ưu trương chỉ tiêm tĩnh mạch

+ Theo dõi sát người bệnh trong suốt thời gian truyền để phát hiện và xử trí kịp thời khí bị sốc

Câu 1 Trình bày dạng thuốc, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng một số loại dung dịch tiêm truyền thường dùng?

Câu 2 Trình bày những chú ý khi sử dụng một số loại dung dịch tiêm truyền thường dùng?

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA

Bài 10 là bài giới thiệu tổng quan về thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều dùng một số loại thuốc điều trị bệnh đường tiêu hóa thường dùng

- Vận dụng được kiến thức đã học theo dõi và sử dụng thuốc cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 10

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 10 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 10) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 10 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 10

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 10

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

1 Thuốc điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng

Các thuốc điều trị dạ dày – tá tràng nhằm mục đích:

- Giảm yếu tố gây loét: ức chế bài tiết acid clohydric và pepsin dạ dày, trung hòa acid clohydric

- Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày: Bao phủ niêm mạc dạ dày, băng bó ổ loét

- Diệt xoắn khuẩn Helicobacter-pylori

- Tác dụng: Là thuốc kháng histamin H 2 , do đó có tác dụng giảm bài tiết acid clohydric và pepsin ở dạ dày

- Tác dụng không mong muốn:

+ Chóng mặt, nhức đầu, đau cơ

+ Liều cao kéo dài gây thiểu năng tình dục, chứng vú to ở đàn ông, giảm bạch cầu, suy tủy

- Chỉ định: Loét dạ dày – tá tràng

+ Dạng thuốc: Viên nén 200 – 300 – 4000mg

Viên sủi 200 – 800mg Ống tiêm 2ml/200mg

+ Uống 200mg/lần x 3 lần/ngày và 400mg trước khi ngủ Thời gian dùng 4 – 8 tuần Liều duy trì 400mg, uống vào buổi chiều

+ Khi có loét đang tiến triển, có chảy máu dạ dày hoặc bệnh nhân có nôn thì tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 4 – 8 ống/ngày Sau 7 ngày chuyển sang đường ống

Chú ý : Một số thuốc cùng cơ chế tác dụng nhƣ cimemtidin nhƣng ở các thế hệ sau và có ƣu điểm hơn cimettidin vì:

+ Thời gian làm ổ loét nhanh hơn

+ Khi ngừng thuốc, thỉ lệ tái phát ít hơn

- Tác dụng: Ức chế bài tiết acid clohydric dạ dày, tỷ lệ liền sẹo đạt tới 95% sau

- Tác dụng không mong muốn:

+ Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, táo bón

+ Nhức đầu, chóng mặt, lú lẫn

+ Loét dạ dày – tá tràng

+ Viêm thực quản và hồi lưu dạ dày – thực quản

+ Phụ nữ có thai (nhất là 3 tháng đầu)

+ Phụ nữ cho con bú

- Dạng thuốc: Viên nang 20mg

- Cách dùng – liều dùng: Uống 20mg/ngày, uống 1 lần vào trước bữa ăn sáng

Malox, Ranitidin , Famotidin, Nizatidin, Viên nghệ mất ong, Sucralfat,…

2 Thuốc điều trị tiêu chảy

Thuốc điều trị bệnh tiêu chảy gồm nhiều loại:

- Thuốc bồi phụ nước và điện giải: orsesol

- Thuốc kháng khuẩn: Điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn Tùy theo vi khuẩn gây bệnh là gì mà người ta chọn kháng sinh cho phù hợp

- Thuốc có tác dụng hấp phụ các chất độc: than hoạt

- Thuốc làm giảm nhu động ruột và giảm tiết dịch ở ruột

- Các chế phẩm vi sinh vật dùng điều trị tiêu chảy, loạn khuẩn đường ruột

- Thành phần: Glucose khan: 20g Natri clorid: 3,5g

- Tác dụng: Bù nước điện giải

- Dạng thuốc: Gói thuốc bột

- Cách dùng – liều dùng: Pha 1 gói Oresol trong 1000ml nước sôi để nguội

+ Trẻ em dưới 6 tháng uống 250 – 500ml/24 giờ

+ Từ 6 tháng đến 2 tuổi uống 500 – 1000ml/24 giờ

+ Từ 2 tuổi đến 5 tuổi uống 750 – 1500ml/24 giờ

+ Thận trọng dùng Oresol cho nguời bị bệnh tim mạch, gan, thận

+ Oresol đã pha, chỉ dùng trong 24 giờ

- Tác dụng: Thuốc chứa một số lƣợng lớn các vi khuẩn không gây bệnh, khi vào cơ thể các vi khuẩn này phát triển nhanh và có tác dụng đối lập với vi khuẩn gây bệnh

+ Trẻ em ỉa phân sống

- Dạng thuốc: Thuốc bột đóng khô: gói 1g chứa 10 5 – 10 7 chủng Bacillus subtilis sống

- Cách dùng – liều dùng: Hòa với ít nước rồi uống

Chú ý: Trong thời gian uống biosubtyl không đƣợc dùng kháng sinh

- Tác dụng: Kích thích tế bào gan tăng bài tiết mật

- Chỉ định: Rối loạn tiêu hóa như: Trướng bụng, đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn

+ Không dùng khi có tắc đường mật,

+ Nghệ: Uống dưới dạng bột nghệ 0,2 – 0,3g/lần x 2 -3 lần/ngày

+ Artiso: Dùng thân hoặc lá tươi sác uống: 2 - 10g

- Tác dụng: Thông mật là do gây co thắt túi mật và giãn cơ tròn Oddi

- Chỉ định: Các rối loạn tiêu hóa nhƣ đầy bụng, chậm tiêu, đầy hơi, buồn nôn

- Chống chỉ định: Sỏi đường mật

+ Sorbitol: Gói bột 5g pha vào nước, uống 1 gói/lần, trước bữa ăn

+ Magnesi sulfat: uống 2 – 5g pha vào nước, uống buổi sáng lúc đói

4 Thuốc nhuận tràng và thuốc tẩy

+ Uống liều thấp có tác dụng nhuận tràng, lợi mật Liều cao có tác dụng tẩy

+ Tiêm có tác dụng chống phù não, co giật

+ Rối loạn đường dẫn mật

+ Phối hợp thuốc tẩy giun sán, tẩy ngộ độc ăn uống

+ Co giật khi động kinh

+ Phù não (Tăng áp lực sọ)

+ Người bệnh quá suy kiệt

+ Bệnh cấp tính đường tiêu hóa

+ Thuốc tiêm: Magnesi sulfat 500mg/ml, ống 2ml, 10ml

+ Cách dùng: Uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch Đối với tiêm tĩnh mạch, nồng độ magnesi sulfat không đƣợc vƣợt quá 20% (pha một phần dung dịch tiêm magnesi

93 sulfat 50% với ít nhất 1,5 phần nước để tiêm); Đối với tiêm bắp trộn dunh dịch tiêm magnesi sulfat 50% với 1ml dung dịch lidoocain 2%

Dự phòng cơn co giật tái lại trong sẩn giật: Tiêm tĩnh mạch, người lớn, ban đầu 4g trong 5 – 15 phút, tiếp theo lag truyền tĩnh mạch 1g/giờ trong ít nhất 24 giờ sau cơn co giật cuối cùng hoặc tiêm bắp sâu 5g vào 1 mông, sau đó 5g cách nhau 4 giờ/lần vào mông bên kia ít nhất 24 giờ ssau cơn giật cuối cùng; nếu con giật tái lại có thể cần phải tiêm thêm tĩnh mạch 2g

Dự phòng cơn giật trong tiền sản giật: Truyền tĩnh mạch, người lớn ban đầu 4g trong 5 – 15 phút, tiếp theo là truyền tĩnh mạch 1g/giờ trong 24 giờ hoặc tiêm bắp sâu 5g vào một bên mông, sau đó 5g cách nhau 4 giờ/lần vào mông bên kia tronng 24 giờ, nếu con giật tái xuất hiện, tiêm thêm 1 liều tĩnh mạch 2g

- Bảo quản: Đựng lọ thủy tinh, nút kín, để nơi khô ráo, chống nóng

+ Tiêm phải thật chậm (thuốc có tác dụng ức chế hô hấp)

+ Nếu khi dùng bị ức chế hô hấp phải tiêm tĩnh mạch ngay từ 5 – 10ml calci clorid đồng thời cho thở oxy và hô hấp nhân tạo

+ Khi pha thành dung dịch uống để dễ uống cho thêm cồn vỏ cam, cồn bạc hà, cồn cà phê

+ Sau khi tẩy có thể bị táo bón

- Tác dụng: Làm trơn thành ruột do có tác dụng nhuận tràng

+ Dầu parafin: Uống 1 – 2 thìa canh

Chú ý: Dùng lâu gây thiếu vitamin tan trong dầu và làm ƣớt hậu môn gây khó chịu

* Thuốc nhuận tràng ngoại: Thường dùng cho trẻ em như:

- Tác dụng và cơ chế: Là các muối ít đƣợc hâp thu, khi uống làm tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột, giữ nước, làm tăng thể tích lòng ruột

- Cách dùng – liều dùng: Magnesi sulfat, natri sulfat uống 15-30g pha vào 200ml nước, uống 1 lần vào buổi sáng lúc đói

4.2.2 Thuốc tẩy dầu : Dầu thầu dầu

- Tác dụng và cơ chế: Kích thích niêm mạc ruột làm tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột

4.2.3 Một số thuốc tẩy khác

5 Thuốc điều trị bệnh lỵ amíp

- Tác dụng: là kháng sinh có nguồn gốc thực vật, đƣợc chiết xuất từ cây vàng đắng, hoàng đằng, hoàng liên gai, có tác dụng với amíp, trực khuẩn lỵ, tụ cầu, liên cầu

+ Người lớn uống 0,1 - 0,2g/lần, ngày uống 2 lần

+ Trẻ em dưới 24 tháng uống 0,01 - 0,02g/lần/ngày

+ Diệt trùng roi âm đạo

+ Diệt một số vi khuẩn kị khí

- Tác dụng không mong muốn:

+ Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, chán ăn

+ Thần kinh: Dùng liều cao, dài ngày có thể viêm dây thần kinh, co giật

+ Viêm âm đạo, niệu đạo

+ Loét dạ dày, tá tràng

- Chống chỉ định: Có thai 3 tháng đầu Đang cho con bú Mẫn cảm với thuốc

Câu 1 Trình bày tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều dùng một số loại thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng?

Câu 2 Trình bày đƣợc tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều dùng một số loại thuốc điều trị bệnh tiêu chảy?

Câu 3 Trình bày đƣợc tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều dùng một số loại thuốc thông mật, lợi mật và thuốc tẩy?

Câu 4 Trình bày đƣợc tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều dùng một số loại thuốc điều trị lỵ amip?

THUỐC KHÁNG SINH - SUNFAMID KHÁNG KHUẨN

Bài 11 là bài giới thiệu tổng quan về thuốc kháng sinh - sunfamid kháng khuẩn để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào việc tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc thuốc kháng sinh - sunfamid kháng khuẩn an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc cách phân loại kháng sinh và nguyên tắc sử dụng kháng sinh

- Trình bày đƣợc tác dụng, cơ chế tác dụng, dƣợc động học, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định các nhóm kháng sinh - sunfamid kháng khuẩn

- Trình bày đƣợc dạng thuốc, tác dụng, cách dùng, liều dùng và những chú ý khi sử dụng một số thuốc đại diện các nhóm kháng sinh - sunfamid kháng khuẩn thường dùng

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học theo dõi và sử dụng thuốc thuốc kháng sinh - sunfamid kháng khuẩn cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc thuốc kháng sinh - sunfamid kháng khuẩn an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 11

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 11 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 11) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 11 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 11

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Người đầu tiên tìm ra kháng sinh là Alexando Fleming (1929) Trong quá trình nuôi cấy tụ cầu Ông nhận xét thấy; nuôi cấy bị ức chế trong một vùng mà vô ý để lẫn nấm Penicillium notatum Những năm sau ông đã chứng minh rằng khả năng ức chế đó còn gặp cả với các vi khuẩn khác Sau mười năm, người ta đã phân lập được Penicillium từ môi trường nuôi cấy nấm Penicillium notatum và bắt đầu các thí nghiệm để điều trị trên người Từ đó đến nay có rất nhiều kháng sinh được tìm ra Từ khi có kháng sinh, y học y học đã có một thuốc hiệu nghiệm để điều trị đa số các bệnh nhiễm khuẩn Kháng sinh đã góp phần giảm đáng kể tỷ lệ tử vong, nâng cao tuổi thọ con người Định nghĩa thuốc kháng sinh: Kháng sinh là những chất có nguồn gốc vi sinh vật, bán tổng hợp hoặc tổng hợp hóa học Với liều thấp có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh

* Dựa vào tính nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh

Kháng sinh diệt vi khuẩn: Pennicillin, Cephalosporin, Aminoglycoside…

Kháng sinh kìm khuẩn: Tetracylin, Cloramphenicol, Macrolid…

* Dựa vào cơ chế tác dụng của kháng sinh

Kháng sinh có cơ chế tác dụng là ức chế tổng hợp vách của tế bào vi khuẩn: Pennicillin, Cephalosporin

Kháng sinh có cơ chế tác dụng là ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn: Aminoglycosid, Cloramphenicol, Tetracylin, Macrolid, Lincosamid…

Kháng sinh có cơ chế tác dụng là ức chế tổng hợp acid nhân của vi khuẩn: Quinolon, Rifampicin…

Kháng sinh có cơ chế tác dụng là thay đổi tính thấm của màng tế bào vi khuẩn: Amphotesricin, Plymycin…

* Dựa vào cấu trúc hóa học

+ Các penicillin: benzylpenicillin, Ampicilin, Oxacilin…

+ Các Cephalosporin: Cephalexin, Cefaclor, Cefotaxim…

- Nhóm Aminoglycosid (AG): Gentamicin, Amikacin, Streptomycin…

- Nhom Macrolid: Erythromycin, Spiramycin, Clarithromycin…

- Nhóm Quinolon: Acid nalidixic, Ciprofloxacin, Ofloxacin…

- Nhóm kháng sinh chống nấm: Nystatin, Griseofulvin, Ketoconazole…

- Nhóm 5 - nitro - imidazol: Metronidazol, Tinidazol, Secnidazol…

Chú ý: Có một số kháng sinh có tác dụng chống ung thƣ do phân huỷ đƣợc một số loại tế bào ung thƣ nhƣ: Actinomycin, Bruncomycin Các kháng sinh chống ung thư thường có độc tính cao nên phải quản lý theo quy chế thuốc độc

Một số tài liệu xếp Sulfamid kháng khuẩn là một nhóm kháng sinh

1.3 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh

- Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn

- Lựa chọn kháng sinh hợp lý

- Sử dụng kháng sinh đúng liều, đúng cách và đủ thời gian

- Dùng kháng sinh phải dùng ngay liều điều trị mà không tăng dần liều, dùng liên tục không ngắt quãng và không giảm liều trước khi dùng thuốc

- Thời gian điều trị kháng sinh thông thường từ 7 – 10 ngày

- Phối hợp kháng sinh hợp lý

- Dùng kháng sinh dự phòng hợp lý

1.4.1 Tác dụng và cơ chế tác dụng

Khỏng sinh nhúm ò-lactam cú tỏc dụng diệt vi khuẩn do ức chế transpeptidase Enzym này cần cho sự tạo thành vách của lế bào vi khuẩn, làm cho vi khuẩn bi tiêu diệt

1.4.2 Tính chất và dược động học

- Tính chất: có tính acid, tính không bền

+ Khả năng hấp thụ của mỗi loại penicillin rất khác nhau nhƣ: Benzyl penicillin hấp thụ tốt khi tiêm bắp và nhanh đạt độ cao trong máu, phenoxymetyl penicillin và các penicillin bán tổng hợp được hấp thụ qua đường uống

+ Các penicillin khi vào cơ thể đƣợc phân bố nhanh đến các tổ chức bị viêm (nhƣ dịch não tủy, màng não, màng phỏi,…) nồng độ penicillin tập trung nhiều ở thận, gan, phổi Phân bố hầu khắp các tế bào tổ chức hay dịch cơ thể

+ Các Penicillin đƣợc thải trừ nhanh qua thận, không gây tích lũy trong cơ thể

1.4.3 Tác dụng không mong muốn

Gây dị ứng, có thể gây sốc phản vệ dẫn tới tử vong

- Suy thận (với các Cephalosporin)

Các Pennicillin: (penicillin G; Penicillin V; Oxacillin; Methycillin; Ampicillin; Amoxicillin; Augmentin; Unasyn; Klamentin )

- Tác dụng; Penicillin G là thuốc kháng sinh diệt khuẩn, có tác dụng với các cầu khuẩn Gram dương (như tụ cầu, liên cầu, phế cầu), các cầu khuẩn Gram âm (lậu cầu màng não cầu), trực khuẩn bạch hầu, xoắn khuẩn giang mai , không có tác dụng với trực khuẩn lao, nhóm trực khuẩn ruột

-Tác dụng không mong muốn: Penicillin G ít độc Tai biến nguy hiểm nhất là sốc phản vệ Những dấu hiệu sớm của sốc phản vệ là: bồn chồn, hốt hoảng, khó thở, tim nhanh, trụy tim mạch Tốc độ diễn biến càng nhanh thì tiên lƣợng càng xấu Cấp cứu không kịp thời, người bệnh có thể lử vong

+Nhiễm khuẩn đường hô hấp: nhiễm khuẩn Tai, Mũi, Họng, viêm phổi…

+Nhiễm khuẩn não – màng não

+Bệnh lậu, giang mai, bạch hầu…

+Phòng bệnh thấp tim (dung penicillin chậm)

- Chống chỉ định: Dị ứng với nhóm β – lactam

- Cách dùng - liều dùng: Thuốc bị dịch dạ dày phá hủy nên không dùng đường uống Tiêm bắp, tĩnh mạch chậm 2 triệu UI/ngày, chia 4 lần Trường hợp đặc biệt có thể dùng liều cao hơn Penicillin G có nhƣợc điểm là thải trừ nhanh nên phải tiêm nhiều lần Người ta đã tạo ra các dẫn xuất có lác dụng kéo dài (Penicillin chậm) bằng cách kết hợp peniciỉlin với một chất khác tạo thành phức hợp Phức hợp này giải phóng penicilỉin một cách từ từ

Nhóm phenoxy làm cho thuốc không bị phá huỷ bởi độ toan ở dạ dày đƣợc hấp thu tốt qua đường uống

Phổ tác dụng tương tự Penicillin G Thường dùng điều trị nhiễm trùng nhẹ phòng bệnh thấp tim

Cách dùng - liều dùng: uống 3-4 triệu UI/24 giờ chia làm nhiều lẩn Uống trước bưa ăn 1 giờ (vì thuốc bị giảm hấp thu bởi thức ăn)

Là dẫn xuất của Ampicillin, có tác dụng giống Ampicillin nhƣng đƣợc hấp thu tốt hơn Ampicillin qua ống tiêu hoá (Amoxicillin đƣợc hấp thu 80% - 90% qua Ống tiêu hoá còn Ampicillin chỉ đƣợc hấp thu 40%)

Cách dùng - liều dùng: Người lớn uống 0,25g/lần Uống trước bữa ăn 1 giờ, ngày uống 3 lần

* Thuốc phối hợp: Do vi khuẩn khỏng lại cỏc thuốc nhúm ò - lactam, bằng cỏch tiết ò - lactama.se (men phỏ huỷ p-lactam) Người ta phối hợp thuốc nhúm này với acid clavulanic hoặc sulbactam (những chất cú tỏc dụng khỏng sinh yếu nhƣng ức chế ò - lactamuse làm cho thuốc phối hợp có tác dụng bền vững.)

Augmentin (Amoxicillin + Acid clavulanic) Unasyn (Ampicillin + Sulbactam)

Phân loại theo thế hệ: có 5 thế hệ

Thế hệ I: Cefalexin, Cefazolin, Cefadroxil

Thế hệ II: Cefuroxim (Zinat); Cefaclor, Cefoxitin, cefprozil

Thế hệ III: Cefotaxim, Cefazolin, Cefixim; Ceftnaxon, Cefpodoxim; Cefdinir, Ceftazidin

Thế hệ sau có phổ tác dụng rộng hơn và cường độ tác dụng trên vi khuẩn

Gram (-) mạnh hơn thế hệ trước

1.5.1 Tác dụng và cơ chế tác dụng

AG diệt khuẩn do tác động vào riboxom của vi khuẩn và ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn AG có tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram âm, tụ cầu (tác dụng với cả tụ cầu đã kháng penicillin)

Streptimycin ƣu tiên tác dụng với trực khuẩn lao

THUỐC NỘI TIẾT VÀ ĐIỀU CHỈNH RỐI LOẠN NỘI TIẾT

Bài 12 là bài giới thiệu tổng quan về một số thuốc nội tiết và điều chỉnh rối loạn nội tiết để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào việc tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc nội tiết an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc tác dụng, tác dụng không mong muốncủa một số thuốc nội tiết tố thường dùng

- Trình bày đƣợc chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều dùng một số thuốc nội tiết tố thường dùng

- Vận dụng được kiến thức đã học theo dõi và sử dụng thuốc nội tiết cho người bệnh

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc nội tiết an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 12

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 12 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 12) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 12 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 12

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

Hormon (nội tiết tố) là những chất truyền tin hóa học dc bào chế đặc biệt sản xuấ ra với 1 lƣợng nhỏ, hormone đƣợc bài tiết và hoạt động của các tế bào

Nội tiết tố có tác dungh kích thích cung nhƣ điều hòa ác hoạt động sinh lý của nhiều cơ quan bộ phận trọng cơ thể

Nếu lượng nội tiết tố được tiết ra đều đặn thì cơ thể hoạt động bình thường Nếu sự bài tiết tăng hay giảm sẽ gây những rối loạn chức năng trong cơ thể Để điều trị các bệnh nội tiết, người ta dùng các nội tiết tố tương ứng lấy từ tuyến nội tiết của động vật hoặc tổng hơp

Ngoài ra, nội tiết tố còn có một sô tác dụng khác và đƣợc dung điều trị những bệnh không phải nội tiết

- Nội tiết tố là những chất hưu cơ có hoạt tính sinh học cao (tác dụng với liều lƣợng nhỏ)

- Sau khi phát huy tác dụng, nội tiết tố thường bị phân hủy rất nhanh

- Nội tiết tố có tác dụng tương hỗ:

- Các nội tiết tố không có tính đặc hiệu cho loài

- Nội tiết tố bài tiết theo nhịp sinh học tùy loại hormone mà sự bài tiết có thế theo chu kì ngày đêm (glucocorticoid) theo tháng (hormone sinh dục nữ ,theo màu)

- Các tác dụng chính đƣợc dùng trong điều trị:

+ Chống viêm (vì vậy nhóm này còn đƣợc gọi là thuốc chống viêm steroid) + Chống dị ứng

- Tác dụng trên chuyên hóa: Glucocorticoid tham gia vào quá trinh chuyển hóa cơ thể nếu thiếu đột ngột hormone này có thể chết do thiếu năng lượng, mất nước và điện giải

+ Đối với chuyên hóa glucid: Thúc đẩy tạo glucose, tập trung thêm glycogen ở gan, làm tăng đường máu

+ Đối với chuyển hóa protid; làm tăng dị hóa protid

+ Đối với chuyển hóa và điện giải

+ Gây sảng khoái, về sau bứt dứt, bồn chồn, khó ngủ

+ Tăng tiết acid và pepsin dạ dày, làm giảm sản xuất độ nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày

+ Làm chậm liền sẹo các viết thương

2.1.2 Tác dụng không mong muốn

Trong nhưng trường hợp sử dụng glucocorticoid thiếu cân nhắc hoặc dùng liều cao trong thời gian dài có thể gặp một số tác dụng không mong muốn nhƣ sau:

- Gây phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước

- Dễ bị nhiễm virut, nhiễm nấm… (do ức chế miễn dịch)

- Gây viêm hoặc tái phát viêm loét dạ dày – tá tràng

- Tăng đường máu, có thể gây đái tháo đường

- Gây nhƣợc cơ mệt mỏi do giảm kali máu

- Gây loãng xương, xương xốp

- Gây ứ mỡ ở nửa trên cơ thêt (cổ, mặt, lƣng, bụng)

- Dùng kéo dài gây suy tiến thƣợng thận

- Ngoài ra, có thể gặp các tác dụng không mong muốn khác nhƣ, đục thủy tinh thể, mất ngủ, rối loạn tâm thần, khi dùng tại chỗ có thể gây viêm da, teo da, rạn da

* Suy tuyến thượng thận cấp hoặc mạn: thường dùng hydrocortisone

* Bệnh mà cơ chế bệnh sinh là phản ứng miễn dịch, phản ứng viêm, dị ứng:

- Điều trị các bệnh tự miễn (bệnh Collagen) nhƣ: lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, thấp tim và dùng trong các phẫu thuật cấy ghép cơ quan để chống phản ứng loại mảnh ghép cơ thể

- Điều trị dị ứng, shock phản vệ và các bệnh liên quan đến phản ứng dị ứng nhƣ hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viên da tiếp xúc

- Điều trị viêm cơ, khớp, viêm da

- Chuẩn đoán hội chứng Cushing

- Chống chỉ định tuyệt đối:

+ Loét dạ dày – tá tràng

- Chống chỉ định tương đối:

+ Bệnh lao đang tiến triển

+ Bệnh rối loạn tâm thần…

+ Khi dùng thuốc kéo dài phải có chế độ ăn hợp lý: ăn tăng đạm, giảm đường, giảm mỡ, giảm muối, bổ sung thêm K + , Ca 2+

+ Luôn cho 1 liều duy nhất vào 7-8 giờ

+ Cần theo dõi cân nặng, huyết áp, đường máu, đường niệu, phân và chất nôn để sớm phát hiện tai biến

+ Tuyệt đối vô khuẩn khi tiến vào ổ khớp

+ Khi dùng kéo dài (kể cả liều thấp 5- 10mg prednisolone) phải giảm liều dần trước khi ngừng thuốc

- Tác dụng: chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch

- Tác dụng không mong muốn nhƣ của nhóm glucocorticoid

+ Dùng để chống viêm, chống dị ứng, dùng trong điều trị các bệnh tự miễn

- Chuyên chỉ định: nhƣ nhóm glucocorticoid

+ dạng hỗn dịch 125mg/5ml hydrocortisone acetat hoặc 25mg/1ml,

Người lớn: Uống ở liều tấn công: 80- 100mh/ngày, chia làm 2-3 lần; liều duy trì 20-40mg/ngày, tiêm quanh khớp 15-50mg/ngày, chia làm 2 lần Tiêm tĩnh mạch dùng trong trƣợng hợp choáng phản vệ, liều dùng từ 100-500mg/24giờ

Trẻ em: Uống với liều tấn công 20-40mg/ngày, chia làm 2 lần, liều duy trì 10- 20mg/ngày

+ Chữa bệnh ngoài da, niêm mạc:

Tra mắt chữa viêm ở mắt

Thuốc mỡ chữa dị ứng ngoài da

+ Prednisolone có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch nhƣng tác dụng chống viêm, chống dị ứng mạnh hơn hydrocortion từ 3 – 5 lần, ít giữ muối natri và nước nên ít gây phù

Liều thấp có tác dụng chống viêm

Liều cao ức chế miễn dịch, gây chết tế bào không bình thường bao gồm cả tế bào ung thƣ

+ Có hiệu lực trong hen phế quản nặng

+ Có tác dụng tốt với bệnh viêm loét đại tràng mãn tính

- Tác dụng không mong muốn: tương tự nhóm glucocorticoid

- Chống chỉ định: tƣợng tự nhóm glucocorticoid

+ Dùng trong phẫu thuật cấy ghép các cơ quan; bệnh tự miễn (nhƣ lupus ban đỏ, viêm gan mãn tính)

+ Viêm khớp cấp và mãn tính, viêm khớp dạng thấp, viêm mạch, viêm loét đại tràng (dùng để chống viêm, chống dị ứng)

+ Ung thƣ vú, ƣng thƣ tuyến tiền liệt (giao đoạn cuối); dị ứng, hen phế quản nặng

+ Dung dịch hoặc dich keo; dạng tiêm 25mg/1ml

Người lớn: uống liều tấn công 20-40mg/24 giờ sau giảm dần liều duy trì từ 5- 10mg/ 24 giờ, Ngày uống 1 lần vào 8h sáng sau bữa ăn sáng Tiêm dưới dạng dung dịch hoặc dịch keo với liều nhƣ dùng uống

Trẻ em dùng từ 1 - 2mg/lkg thể trọng/24 giờ, cách dùng và dạng thuốc nhƣ trên + Chữa viêm, dị ứng cấp ở mắt, mũi

Nhỏ thuốc 2 - 3 lần trong ngày dưới dạng thuốc nhò mắt hoặc thuốc nhỏ mũi (không dùng thuốc khi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm)

- Tác dụng: chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch mạnh hơn

- Tác dụng không mong muốn: Tương lự như nhóm glucocorticoid

- Chỉ định: Dùng để chống viêm, chống dị ứng

Chống chỉ định: Tương tự như nhóm Glucocorticoid

+ Lọ dịch keo 1ml/40mg hoặc 2ml/80mg

+ Lọ thuốc bột tiêm 20 - 40mg kèm dung môi

- Cách dùng và liều dùng:

+ Tiêm bắp hoăc tiêm lại chỗ hoặc tiêm tĩnh mạch

Tiêm bắp: 1-3ml dịch keo/lần cứ 10 ngày tiêm 1 lần

Tiêm tại chỗ: 0.1 - 2ml dịch keo/lần, cứ 7 - 10 ngày tiêm 1 lần

Tiêm tĩnh mạch: 20 - 60mg thuốc bột/lần x 1 - 3 lần/24 giờ

Nguồn gốc: Insulin là hormon tuyến tuỵ, do tế bào beta đảo Langhans tiết ra Trước đây insulin được chiết từ tuyến tụy của các động vật, ngày nay đã tổng hợp đƣợc

- Tác dụng: gây hạ glucose máu do:

+ Tăng sử dụng glucose ở cơ

+ Tăng chuyển hoá glucid thành lipid, tăng quá trình tạo lipid

+ Tăng tích luỹ glycogen ở gan và giảm phóng thích glycogen từ gan vào máu - Tác dụng không mong muốn:

+ Gây phán ứng tại chỗ tiêm

+ Nếu dùng quá liều gây hạ đường máu quá mức

+ Dị ứng, hay găp khi dùng insulin động vật Đế hạn chế phản ứng dị ứng nên dùng Prednisolon trước

Bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin (type 1) (điều trị thay thế): bệnh đái tháo đường khởi đầu tuổi thiếu niên, bệnh đái tháo đường nhiễm ceton

THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH PHỤ NỮ

Bài 13 là bài giới thiệu tổng quan về một số thuốc điều trị bệnh thường gặp ở phụ nữ để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào việc theo dõi và sử dụng thuốc điều trị bệnh cho phụ nữ

Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:

- Trình bày đƣợc tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định một số thuốc điều trị bệnh phụ nữ

- Trình bày đƣợc chống chỉ định, cách dùng, liều dùng và những chú ý khi sử dụng một số thuốc điều trị bệnh phụ nữ

- Vận dụng đƣợc kiến thức đã học theo dõi và sử dụng thuốc điều trị bệnh cho phụ nữ

- Áp dụng được kiến thức đã học tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả trong điều trị, phòng bệnh

 Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

- Chủ động nghiên cứu, tích cực trong các hoạt động học tập

- Có trách nhiệm trong công tác chuyên môn và trong thực tập lâm sàng

 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 13

- Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 13 (cá nhân hoặc nhóm)

- Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Bài 13) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận bài 13 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định

 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 13

- Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết

- Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác

- Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan

- Các điều kiện khác: Không có

 KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 13

 Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức

 Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng

 Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần:

+ Nghiên cứu bài trước khi đến lớp

+ Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập

+ Tham gia đầy đủ thời lượng môn học

+ Nghiêm túc trong quá trình học tập

- Phương pháp kiểm tra đánh giá:

 Điểm kiểm tra thường xuyên: Không có

 Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có

- Trong sản khoa, gặp những ca sinh đẻ không bình thường (đẻ khó, đe dọa sảy thai) cần dùng hai loại thuốc:

+ Thuốc làm tăng co bóp tử cung: có tác dụng làm tăng cường độ và tần số cơn co tử cung, gây chuyển dạ hoặc chống hiện tƣợng đờ tử cung, không cầm đƣợc máu sau khi đẻ hoặc nạo thai

+ Thuốc làm giảm co bóp tử cung có tác dụng làm giảm cường độ và tần số cơn co tử cung, chống co thắt, không ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp của thai nhi Thường dùng trong trường hợp tử cung co bóp mạnh đe dọa sảy thai

- Để thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, một trong những biện pháp tránh thai đang được sử dụng rộng rãi là thường xuyên thuốc tránh thai

Tác dụng chính của thuốc tránh thai là ngăn cản hiện tƣợng rụng trứng hàng tháng ở phụ nữ Hiệu quả của thuốc có thể đạt tới 100% nếu đảm bảo dùng thường xuyên Tuy nhiên, không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng dùng được thuốc tránh thai hoặc dùng thuốc tránh thai nào cũng đƣợc

Có 2 loại thuốc tránh thai:

+ Viên phối hợp một loại estrogen với một loại progesterone

+ Viên progesterone dùng đơn thuần với liều thấp và liên tục

2 Thuốc tăng co bóp tử cung

Là hoocmon do thuỳ sau tuyến yên bài tiết

Co bóp các cơ trơn làm tăng cơn co tử cung (thúc đẻ), tăng bài tiết sữa

Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, dị ứng, loạn nhịp tim,…

Chỉ định: Hỗ trợ chuyển dạ đẻ, phòng và điều trị băng huyết sau sinh, tăng tiết sữa,…

Chống chỉ định: khung chậu hẹp, nguy cơ vỡ tử cung, ngôi không thuận,… Dạng thuốc: ống tiêm1UI/1ml, 2UI/2ml, 5UI/1ml, 10UI/1ml

Gây chuyển dạ: truyền nhỏ giọt tĩnh mạch 1 ống 5UI pha với 500ml dung dịch glucose 5%, 8-10 giọt/phút sau đó điều chỉnh tốc độ theo tính chất cơn co tử cung, tối đa 40 g/phút

Băng huyết sau đẻ: tiêm bắp 5-10UI hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 5UI

Trong mổ lấy thai: tiêm cơ tử cung 5UI

- Tác dụng: Là một loại alkaloid chiết xuất từ nấm cựa gà, có tác dụng trực tiếp trên cơ làm tăng co bóp tử cung

- Tác dụng không mong muốn:

+ Tăng huyết áp chốc lát

+ Tiêm nhiều lần vào cổ tử cung có thể gây hoại tử cổ tử cung

+ Dự phòng và điều trị chảy máu sau đẻ do đờ tử cung

+ Phòng ngừa băng huyết trong và sau nạo thai

+ Các trường hợp xuất huyết tử cung do các nguyên nhân khác nhau

+ Đau nửa đầu và đau đầu do các rối loạn vận mạch khác

+ Bệnh mạch máu ngoại vi

+ Bệnh tim nặng, cao huyết áp nặng

- Dạng thuốc: ống tiêm 1ml=0,2mg

- Cách dùng, liều dùng: tiêm bắp 0,15 – 1mg/24 giờ

3 Thuốc làm giảm co bóp tử cung

Là một alkaloid từ thuốc phiện hoặc tổng hợp, có tác dụng trực tiếp trên sợi tử cung làm giảm co bóp, không ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp của thai nhi

- Tác dụng không mong muốn:

+ Chuyển dạ cơn co cường tính

- Chống chỉ định: block nhĩ thất hoàn toàn

- Dạng bào chế: viên 0,04g, ống tiêm 1ml=0,04g

- Cơ sở sinh lý: trong nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, dưới tác dụng của hormone giải phóng của vùng dưới đồi, tuyến yên bài tiết FSH làm cho nang trứng trưởng thành và tiết foliculin Sau đó vùng dưới đồi tiết hormone giải phóng LH – RH làm tuyến yên bài tiết LH Đến ngày thứ 14, khi FSH/LH đạt đƣợc tỷ lệ thích hợp thì buồng trứng sẽ phóng noãn Nếu gặp tinh trùng, trứng sẽ thụ tinh và làm tổ

- Khi đưa vào cơ thể người phụ nữ bình thường 1 lượng progestin tương ứng với hàm lƣợng progestin nhƣ khi có thai thì cũng tạo ra khả năng chống rụng trứng

4.2 Thuốc chống thụ thai phối h p

- Là dạng thuốc trong thành phần có estrogen và progesterone Hiện nay có 3 loại viên tránh thai kết hợp

+ Tác dụng trung ƣơng: Theo cơ chế điều hòa ngƣợc, khi dùng thuốc nồng độ hormone trong máu cao, estrogen gây ức chế vùng dưới đồi làm giảm tiết các hormone giải phóng FSH - RH và LH-RH, vì vậy tuyến yên sẽ giảm tiết FSH và LH, FSH và

LH thấp nên không đạt nồng độ và tỷ lệ thích hợp để giải phóng noãn, nang trứng khó phát triển

+ Tác dụng ngoại biên: làm thay đổi dịch nhầy cổ tử cung, tinh trùng khó hoạt động, niêm mạc tử cung kém phát triển, trứng không làm tổ đƣợc

- Tác dụng không mong muốn:

+ Dấu hiệu giống nghén: mệt mỏi, buồn nôn, đau ngực

+ Rối loạn kinh nguyệt: tăng cân, vàng da, ứ mật

+ Viêm tắc tĩnh mạch, huyết khối

- Chỉ định: chống thụ thai cho phụ nữ

+ Cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn về máu, viêm gan

+ Ung thƣ vú, cổ tử cung

4.3 Thuốc chống thụ thai đơn thuần

- Cơ chế: Trong thành phần chỉ có progesterone nên tác dụng chủ yếu ở ngoại biên, làm thay đổi dịch nhầy cổ tử cung, nội mạc tử cung kém phát triển

Hiệu lực chỉ có sau 15 ngày dùng thuốc và chỉ đảm bảo nếu uống thuốc liên tục và đều đặn

- Chỉ định: Tránh thai cho phụ nữ đang nuôi con bú và người không dùng được thuốc tránh thai phối hợp

- Chống chỉ định: Do thuốc có tác dụng làm khô niêm mạc dịch âm đạo nên không dùng cho phụ nữ trẻ dưới 40 tuổi

- Tác dụng phụ: rối loạn kinh nguyệt, không có tai biến tim mạch

- Liều dùng và cách dùng: Bắt đầu uống viên thứ nhất vào ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt Mỗi ngày uống 1 viên vào 1 giời nhất định để khỏi quên, uống liên tục cho đến khi hết vỉ thuốc

Nếu hôm trước quên thì hôm sau uống bù 1 viên mà vẫn tiếp tục uống 1 viên nữa như bình thường Nếu quên 12 giờ thì nên áp dụng biện pháp tránh thai khác đồng thời vẫn tiếp tục uống bình thường

4.4 Thuốc tránh thai khẩn cấp

Tránh thai khẩn cấp là cách tránh thai đƣợc dùng khi giao hợp không đƣợc bảo vệ hoặc giao hợp ngoài ý muốn Có 2 cách:

+ Dùng viên tránh thai khẩn cấp Các thuốc này đƣợc dùng 1 viên ngay sau khi giao hợp Nếu trong vòng 8 giờ mà lại có giao hợp thì dùng thêm 1 viên nữa Tuy nhiên, do hàm lƣợng progesterone cao hơn nên không dùng quá 4 viên trong 1 tháng

+ Dùng viên tránh thai phối hợp loại 1 pha: trong vòng 72 giờ giao hợp dùng 4 viên, sau đó 12 giờ dùng tiếp 4 viên nữa

Rigevidon gồm: estrogen và progesterone

- Tác dụng: Ức chế phóng noãn

- Tác dụng không mong muốn:

+ Giảm tiết sữa ở phụ nữ đang cho con bú

+ Ung thư vú, ung thư đường sinh dục

+ Tăng huyết áp, phụ nữ trên 40 tuổi

+ Bệnh gan, viêm túi mật

+ Tai biến mạch máu não

+ Chảy máu âm đạo chƣa rõ nguyên nhân

+ Phụ nữ chƣa sinh đẻ mà kinh nguyệt ít hoặc không thấy kinh

- Tác dụng: ức chế phóng noãn

- Tác dụng không mong muốn:

+ Xuất huyết nhẹ giữa vòng kinh

+ Ung thƣ vú và tử cung

- Dạng thuốc: viên nén vỉ 28 viên, mỗi viên chứa 0,35mg norgestrinon

* Thành phần: Desogestrel 150àg, Ethinyl estradiol 30àg

* Cách dùng: uống 21 ngày mỗi ngày 1 viên, viên đầu uống vào ngày đầu vòng kinh: nghỉ 7 ngày sau đó lại dùng tiếp

* Chống chỉ định: tương tự các thuốc tránh thai có 2 thành phần khác

Câu 1 Trình bày tác dụng, tác dụng không mong muốn, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng một số thuốc điều trị bệnh phụ nữ?

Câu 2 Trình bày những chú ý khi sử dụng một số thuốc điều trị bệnh phụ nữ?

Ngày đăng: 21/02/2024, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w