1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định môi trường thích hợp nuôi trồng nấm tre dictyophora indusiata

44 16 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xác định môi trường thích hợp nuôi trồng nấm tre (Dictyophora indusiata)
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy
Người hướng dẫn Ts. Hồ Thị Thu Ba
Trường học Đại học An Giang
Chuyên ngành Nông nghiệp & Tài nguyên thiên nhiên
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố An Giang
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 1,56 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (10)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.4 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.5 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (11)
  • CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU (12)
    • 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NẤM (12)
      • 2.1.1 Khái niệm (12)
      • 2.1.2 Đặc điểm sinh thái (12)
    • 2.2 NẤM TRE (DICTYOPHORA INDUSIATA) (12)
      • 2.2.1 Giới thiệu chung (12)
      • 2.2.2 Phân loại khoa học (15)
      • 2.2.4 Điều kiện sống (16)
      • 2.2.5 Dƣợc liệu (16)
      • 2.2.6 Vòng đời (16)
      • 2.2.7 Một số nghiên cứu liên quan (17)
  • CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU (19)
      • 3.1.1 Thời gian thực hiện (19)
      • 3.1.2 Địa điểm thực hiện (19)
      • 3.1.3 Vật liệu nghiên cứu (19)
    • 3.2 DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ (19)
    • 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
      • 3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định môi trường nuôi cấy giống cấp 1 (19)
      • 3.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định môi trường nuôi cấy giống cấp 2 (21)
      • 3.3.3 Thí nghiệm 3: Xác định môi trường nuôi cấy giống cấp 3 (23)
    • 3.4 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU (24)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ (25)
    • 4.1 THÍ NGHIỆM 1: CHỌN MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG CẤP I TỐT NHẤT (25)
    • 4.2 THÍ NGHIỆM 2: CHỌN MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG CẤP II TỐT NHẤT (27)
    • 5.1 KẾT LUẬN (34)
    • 5.2 KIẾN NGHỊ (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨUXác định đƣợc môi trƣờng thích hợp nuôi trồng nấm tre Dictyophora Trang 11 1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Thí nghiệm 1 : Đánh giá sự lan tơ của nấm trên 3 môi trƣờng nu

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NẤM

Có ít nhất 12.000 loài nấm có thể đƣợc coi là nấm, với ít nhất 2000 loài ăn đƣợc (Chang, 1999)

Theo Sanchez (2004) hơn 200 loài đã đƣợc thu thập từ tự nhiên và đƣợc sử dụng cho các mục đích y học truyền thống khác nhau, chủ yếu ở Viễn Đông Khoảng 35 loài đã được nuôi thương mại và 20 loài được nuôi ở quy mô công nghiệp

Nấm tre là loại nấm thuộc ngành Basidiomycota bậc cao có thân (stipe), mũ (pileus) và phiến nấm (lamellae, sing lamella) ở mặt dưới của mũ Trên thực tế, cái tên nấm dùng để chỉ quả thể, đƣợc hình thành bởi một số sợi nấm phát triển lên trên và tạo ra các bào tử (basidiospores) Nấm từ lâu đã đƣợc đánh giá cao về hương vị, kết cấu và dinh dưỡng của chúng như nấm ăn, mà còn về các thuộc tính dƣợc phẩm và thuốc bổ nhƣ nấm dƣợc liệu Số lƣợng các loài nấm trên Trái đất hiện đƣợc ƣớc tính là 150.000 loài, nhƣng có lẽ chỉ 10% (khoảng 15.000 loài đƣợc đặt tên) đã đƣợc xác định (Yuanzheng Wu và cs., 2016)

Nấm rất giàu protein, vitamin, khoáng chất và là nguồn tuyệt vời của β-glucan, selen, thiamine, riboflavin, niacin, axit panthothenic và axit folic, v.v Người ta đã báo cáo rằng nấm mang lại những tác dụng có lợi như tăng cường sinh lực, duy trì cân nặng tối ƣu, kéo dài tuổi thọ và chống lão hóa (Yuanzheng Wu và cs., 2016)

Gần đây, nấm đã thu hút sự chú ý trên toàn thế giới với các hoạt tính sinh học đa dạng và độc đáo, bao gồm điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, chống viêm, trị đái tháo đường, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng vi-rút, chống ung thư, bảo vệ gan, giảm nồng độ glucose và lipid (Yuanzheng Wu và cs., 2016)

Dù không dễ thấy, nhưng nấm lại có mặt ở tất cả các môi trường trên Trái Đất và đóng một vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái Cùng với vi khuẩn, nấm là sinh vật phân hủy chính ở hầu hết các hệ sinh thái trên cạn (và một số là ở dưới nước), bởi vậy nên chúng cũng có vai trò quan trọng các chu trình sinh địa hóa và ở nhiều lưới thức ăn Khi sống hoại sinh hay cộng sinh, chúng phân hủy những vật chất hữu cơ thành những phân tử vô cơ, rồi sau đó những chất này sẽ đƣợc đồng hóa ở thực vật hay những sinh vật khác (Lindahl và cs.,

NẤM TRE (DICTYOPHORA INDUSIATA)

Nấm Dictyophora indusiata thuộc họ Phallaceae, là một loại nấm lớn đƣợc phát hiện và mô tả lần đầu tiên năm 1798 bởi nhà thực vật học người Pháp

4 Étienne Pierre Ventenat Thông thường, nấm lớn được chia thành 4 nhóm: nấm ăn, nấm dược liệu, nấm độc và các loại nấm khác; nấm ăn thường có dược tính thấp và nấm dược liệu thường nghèo dinh dưỡng Tuy nhiên, nấm

Dictyophora indusiata vừa có giá trị dinh dƣỡng và vừa có giá trị dƣợc liệu, điều này đã đƣợc chứng minh bởi nhiều công trình khoa học (Jonathan và cs.,

Nó phân bố toàn cầu ở các vùng nhiệt đới và đƣợc tìm thấy ở Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Úc (Dring 1964; Kobayasi 1965; Young 2005)

Các loài thuộc chi Phallus thường có thời gian sống ngắn và sự phát triển sớm của quả thể (giai đoạn trứng) là một cấu trúc hình bầu dục hoặc hình tròn, sau đó tạo thành basidioma trưởng thành, khác nhau về màu sắc và kiểu dáng (Tuno, 1983; Gogoi và Parkash, 2014)

Loại nấm này có một số tên phổ biến nhƣ: Nấm hoàng hậu, nấm sừng, nấm mũ che, nấm tre, v.v Theo tài liệu gần đây, Phallus indusiatus đƣợc coi là tên phân loại hợp lệ mặc dù nó phổ biến hơn với tên Dictyophora indusiata (Elkhateeb và cs., 2020)

Là một loại nấm hoại sinh, nó phát triển tốt trong thân cây mục nát hoặc đất giàu chất hữu cơ Nó có ba đặc điểm: mũ hình nón, cuống và một tấm màn trắng giống như lưới treo từ đầu/mũ xuống để che chân/thân (Habtemariam,

Quả thể lúc đầu hình trứng tròn, sau trưởng thành phá vỡ bao chung

Quả thể trưởng thành có cuống xốp, trắng với bao gốc Mũ nấm hình nón, có hình trứng cụt đầu ở phía bên trên, phía dưới được phủ bởi mạng lưới màu trắng Cuống nấm màu trắng, xốp với những lỗ trên mặt, rỗng giữa Gốc cuống có bao gốc dạng đài hoa

Môi trường sống: Mọc trên đất ven làng, ven đường rừng, ven rừng Nấm mọc sau khi mưa, đơn độc hay thành cụm, thường vào mùa nóng ẩm

Loài này phân bố trên toàn thế giới và phong phú trong môi trường sống đồng cỏ (Sitinjak, 2016)

Các hợp chất của chúng có hoạt tính sinh học và ứng dụng điều trị

Quả thể của Dictyophora indusiata đƣợc đánh giá cao vì vẻ ngoài hấp dẫn, hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, cũng như các hợp chất hoạt tính sinh học của nó với các đặc tính chữa bệnh Nó đƣợc biết là sở hữu một loạt các hợp chất hoạt tính sinh học mang lại giá trị dinh dƣỡng và dƣợc liệu to lớn cho con người Nó thể hiện các hoạt động chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thƣ, điều hòa miễn dịch, kháng khuẩn, bảo vệ gan và trị đái tháo đường, cũng như chứa một số vitamin (Mallika Mazumder và cs., 2022) Ở Việt Nam, nấm Dictyophora indusiata thường mọc trong rừng và vườn đất giàu mùn và gỗ mục nát (Cổ Đức Trọng, 2020)

Quả thể chưa trưởng thành của nấm Dictyophora indusiata ban đầu được bao bọc trong một cấu trúc trên mặt đất hình trứng (hoặc hình cầu) và cấu trúc này đƣợc bọc trong một lớp bảo vệ Quả thể nấm có nhiều màu từ trắng đến nâu đỏ, và thường có một hệ chân nấm dày được gắn ở phía dưới (Kreisel, 2009)

Theo Rama R Sitinjak (2016), đặc điểm hình thái của nấm Dictyophora indusiata đƣợc mô tả nhƣ bảng 1

Bảng 1 Đặc điểm hình thái của nấm Dictyophora indusiata Đầu nấm

Chiểu rộng: 3,0 cm Cao: 2,6 cm

Chiều dài thân: 15,67 cm Đường kính đỉnh: 1,53 cm Đường kính đáy: 3,8 cm

Màu trắng Khi héo chuyển sang màu vàng vàng

Như lớp lưới Từ trên đỉnh xuống Dài: 10 cm

Các bào tử của Dictyophora indusiata có thành mỏng, nhẵn, hình elip hoặc hơi cong và có kích thước 2–3 x 1–1,5 μm

Theo Lee In-Kyoung và cs (2002)

Theo Rama R Sitinjak (2017), giá trị dinh dƣỡng của nấm Dictyophora indusiata đƣợc mô tả trong bảng 2 nhƣ sau:

Bảng 2: Giá trị dinh dƣỡng có trong nấm Dictyophora indusiata

STT Loại dinh dƣỡng Phần trăm dinh dƣỡng (%)

Tùy loại nấm có môi trường sống hoặc môi trường sinh trưởng khác nhau hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng có trong thể quả của nấm

Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của nấm là khoảng 24°C (75°F), độ ẩm tương đối 90-95% (Yang & Jong, 1987)

Môi trường rừng tre rất thích hợp cho nấm tre phát triển Có thể là do đất xung quanh rừng tre là nguồn thức ăn hoàn chỉnh Độ ẩm đất và không khí cao, nhiệt độ ổn định và ánh sáng phân bổ tốt (Changrong & Liubang, 1991)

Nấm Dictyophora indusiata có khả năng: Chống ung thƣ, thúc đẩy chức năng miễn dịch, cải thiện sức khỏe về tim mạch, giảm viêm nhiễm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, giảm cholesterol, bệnh viêm, dạ dày và thần kinh,… (Sabiha Naz, 2014)

Nấm có đặc tính dinh dƣỡng nhƣ phòng ngừa hoặc điều trị bệnh Parkinson, Alzheimer, tăng huyết áp và đột quỵ có nguy cơ cao (Sabiha Naz, 2014)

Người Miao miền Nam Trung Quốc tiếp tục sử dụng nó theo truyền thống cho một số bệnh bao gồm chấn thương và đau, ho, kiết lỵ, viêm ruột, bệnh bạch cầu, và nó đã được kê toa lâm sàng như là một phương pháp điều trị viêm thanh quản, lậu, sốt, và thiểu niệu (lượng nước tiểu thấp), tiêu chảy, tăng huyết áp, ho, tăng lipid máu và trong liệu pháp chống ung thƣ (Sabiha Naz, 2014)

Theo Rama R Sitinjak (2016), toàn bộ vòng đời của Dictyophora indusiata có thể diễn ra trong 15-30 ngày, bao gồm giai đoạn sinh dƣỡng (hình thành sợi nấm) và giai đoạn sinh sản Phương pháp sinh sản khác với nhiều loại nấm, sử dụng không khí để phát tán bào tử

Giai đoạn trứng -> Giai đoạn nảy mầm -> giai đoạn trưởng thành -> Giai đoạn héo (chết)

Bắt đầu với sự xuất hiện của cá thể ở dạng trứng đạt kích thước tối đa ± 3,5 cm đƣợc bao bọc bởi một lớp màu nâu trắng Giai đoạn này có thể kéo dài đến 24 giờ (Rama R Sitinjak 2016)

Màng từ đỉnh trứng rách ra, chất nhầy màu trắng chảy ra từ các kẽ hở bên trong màng rách Sau đó, phần mũ trùm lên, tiếp theo là sự phát triển từ từ của sợi nấm (que), tiếp theo là một lớp màng hoặc lớp vỏ bọc sẽ nổi lên từ bên dưới phần mũ trùm (nắp) Quá trình này mất khoảng 2 giờ (dao động từ 7-9 giờ sáng) (Rama R Sitinjak 2016)

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

Thời gian thực hiện từ tháng 3/2023 - tháng 5/2023

Phòng thí nghiệm trường Đại học An Giang

Nấm tre (Dictyophora indusiata) được lưu trữ tại phòng thí nghiệm trường Đại học An Giang.

DỤNG CỤ VÀ THIẾT BỊ

Que cấy móc Đèn cồn

Chai thủy tinh (chai nước biển)

Cốc thủy tinh Ống đong

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quá trình nghiên cứu đƣợc chia ra làm 3 thí nghiệm với 2 thí nghiệm đầu gồm

3 nghiệm thức, thí nghiệm 3 có 4 nghiệm thức

3.3.1 Thí nghiệm 1: Xác định môi trường nuôi cấy giống cấp 1

Thử nghiệm chọn ra môi trường nuôi cấy giống cấp 1 tốt nhất

Thí nghiệm đƣợc bố trí gồm 3 nghiệm thức với 5 lần lặp lại để theo dõi sự lan tơ của nấm trên môi trường PDA, môi trường PDA bổ sung nước dừa, môi trường Raper

Mục đích: Chọn ra được môi trường nuôi cấy giống cấp 1 để nấm

Dictyophora indusiata ra tơ nhanh nhất

 Môi trường PDA (Potato Dextrose Agar)

Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khối khoảng 1-2cm Cân chính xác 200g khoai tây đã cắt cho vào nối nấu môi trường Đổ nước cất vào và đun sôi trên bếp ga (hoặc bếp từ) Đun cho đến khi khoai tây hơi mềm, đến khi dùng đũa bẻ gãy đôi khối khoai tây là đƣợc Lọc qua màn vải để thu dịch lọc

Cân chính xác 20 g đường D-glucose vào cốc thủy tinh Đong 100 ml nước cất cho vào cốc có đường, khuấy tan đường Đun sôi môi trường từ 3-5 phút (phải khuấy môi trường liên tục, tránh để agar bị lắng, bị khét dưới đáy)

Thêm dung dịch nước đường vào môi trường Thêm nước cất cho đến khi đúng thể tích 1000ml sau đó để nguội môi trường

Tiếp đến, đổ môi trường vào bình tam giác đậy nút bông và hấp thanh trùng

121 o C trong 15 phút Khi hấp thanh trùng xong tiến hành đổ vào đĩa petri vô trùng Sau 24h kiểm tra đĩa petri nào bị nhiễm thì loại bỏ Các đĩa còn lại đƣợc mang đi cấy

Nước dừa thay cho nước cất

Môi trường PDA bổ sung nước dừa cũng chuẩn bị như môi trường PDA nhưng sử dụng nước dừa thay cho nước cất

Cho tất cả các thành phần của môi trường vào nồi, nấu sôi, khuấy đều cho tan, tiếp theo cho agar vào khuấy tan Tiếp đến đổ môi trường vào bình tam giác, sau đó đƣợc đậy nút bông và hấp thanh trùng ở 121 o C trong 15 phút Khi hấp thanh trùng xong tiến hành đổ vào đĩa petri vô trùng Sau 24 giờ kiểm tra đĩa petri nào bị nhiễm thì loại bỏ Các đĩa còn lại đƣợc mang đi cấy

Hấp thanh trùng đối với đĩa petri

Khử trùng đối với tủ cấy vi sinh: Làm sạch phòng và tất cả các dụng cụ cần thiết để cấy, vệ sinh cả trong và ngoài tủ bằng cồn Cho tất cả các dụng cụ cần thiết vào trong tủ cấy Bật tia UV, quạt thông gió Sau 10-15 phút, tắt tia UV và tiến hành cấy (trong khi đang chiếu tia UV thì nên ra ngoài phòng)

Xịt khuẩn hai tay bằng cồn trước khi vào tủ cấy

Dùng que cấy móc khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn Hơ nóng que, để nguội, sử dụng que cấy móc để móc lấy sợi nấm trong ống nghiệm đƣợc chọn để cấy truyền (ống giống gốc được lưu trữ tại phòng thí nghiệm) sang đĩa petri đã có sẵn môi trường (nên hơ miệng ống nghiệm để khử trùng)

Hơ quanh miệng đĩa petri và đậy nắp lại Thao tác cứ nhƣ thế cho đến hết đĩa Mỗi loại môi trường cấy khoảng 5 đĩa petri

Mọi thao tác đều phải đƣợc thực hiện quanh ngọn lửa đèn cồn

Ghi thông tin lên đĩa: ngày cấy, môi trường, giống nấm,… để các đĩa petri ở điều kiện phòng và theo dõi chỉ tiêu hàng ngày

Sự lan tơ của giống nấm trên các môi trường bằng cách dùng thước kẻ đo bán kính của sự lan tơ (cm) Lấy chỉ tiêu ở ngày thứ 3, thứ 5, thứ 7 sau khi cấy nấm

Ghi nhận và so sánh thời gian lan tơ của giống nấm

3.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định môi trường nuôi cấy giống cấp 2

Mục đích: chọn được môi trường nhân giống cấp 2 nấm tre (Dictyophora indusiata) tốt nhất

Có 3 nghiệm thức tương ứng với 3 loại môi trường dạng hạt: lúa, bắp vàng, gạo lức

Sử dụng dạng bình chai thủy tinh

Thí nghiệm đƣợc bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức với 5 lần lặp lại với mỗi lần lặp lại là 1 chai dạng bình nước biển

Giống cấp 1 trước khi đưa vào nhân giống cấp 2 phải được kiểm tra thật kỹ đảm bảo các yêu cầu và đang được bảo quản ở nhiệt độ thường Nếu dùng giống cấp 1 được bảo quản ở điều kiện lạnh để nhân giống, trước khi sử dụng phải đưa ra điều kiện bình thường ít nhất 1- 2 ngày

Thành phần chung của môi trường nhân giống cấp 2 bao gồm

Hạt (lúa, bắp, gạo lức)

Bột nhẹ (CaCO 3 ) tỉ lệ 1-1,5%

Hạt lúa, gạo lứt, hạt bắp vàng: Đƣợc tuyển chọn những hạt còn mới và không bị sâu mọt có màu sắc bình thường Sau đó tiến hành rửa sạch để loại bỏ những tạp chất, để bớt nước đem đi nấu chín Khi hạt vừa nở thì vớt ra Rồi trải ra để nguội

Trải ra đều và để nguội Sau khi hạt đã nguội thì cho hạt vào khoảng 2/3 bình nước biển rồi đi hấp thanh trùng 121 o C trong vòng 15 phút

Sau 24h thì kiểm tra chai nào bị nhiễm tiến hành loại bỏ và đƣợc cấy trong tủ cấy vô trùng

Hấp thanh trùng đối với chai thủy tinh

Khử trùng đối với tủ cấy vi sinh: Làm sạch phòng và tất cả các dụng cụ cần thiết để cấy, vệ sinh cả trong và ngoài tủ bằng cồn Cho tất cả các dụng cụ cần thiết vào trung tủ cấy Bật tia UV, quạt thông gió Sau 10-15 phút, tắt tia UV và tiến hành cấy (trong khi đang chiếu tia UV thì nên ra ngoài phòng)

Xịt khuẩn hai tay bằng cồn trước khi vào tủ cấy

Dùng que cấy móc khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn Hơ nóng que, để nguội Khi que cấy móc nguội dùng móc lấy sợi nấm trong ống nghiệm đƣợc chọn để cấy chuyền lấy giống từ thí nghiệm 1 ở trên vào bình nước biển đã chứa sẵn môi trường

Trong quá trình cấy chuyền giống phải thao tác trên hoặc xung quanh ngọn lửa đèn cồn

Nếu trong quá trình cấy chuyển phát hiện bình, đĩa hay giống, bị nhiễm lập tức đậy lại và loại bỏ ra khỏi tủ cấy Tiến hành khử trùng lại tủ cấy tránh bị nhiễm sang các binh, đĩa, khác

Ghi thông tin lên chai thủy tinh: ngày cấy, môi trường, giống nấm,… để các chai thủy tinh ở điều kiện phòng và theo dõi chỉ tiêu hàng ngày

Theo dõi và ghi nhận thời gian lan tơ 50% chai và 100% chai môi trường hạt

3.3.3 Thí nghiệm 3: Xác định môi trường nuôi cấy giống cấp 3

Thử nghiệm để lựa chọn môi trường cho ra quả thể đạt năng suất cao nhất

Thí nghiệm đƣợc thực hiện gồm 1 nghiệm thức đối chứng và 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại mỗi lần lặp lại là 1 bịch môi trường

Mục đích: Chọn ra môi trường nhân giống cấp 3 tốt nhất

Bảng 3 Các nghiệm thức đƣợc sử dụng trong thí nghiệm 3

Tên nghiệm thức Thành phần Đối chứng 100% Mùn cƣa

NT1 95% Mùn cƣa + 5% Cám gạo

NT3 90% Mùn cƣa + 5% Cám gạo + 5%

Mùn cƣa, cám gạo, bắp xay, rơm sau khi mua về Chọn mùn cƣa của các loại cây gỗ mềm, không có tinh dầu, không bị dính hoá chất, không bị mốc…Sàng mùn cƣa nhằm để loại bỏ các mảnh gỗ vụn, dăm bào, các nhóm mùn cƣa thô hoặc đá sỏi Dụng cụ sàng mùn cƣa: Đối với những cơ sở sản xuất ở quy mô lớn thường sử dụng máy sàng mùn cưa còn ở cơ sở sản xuất nhỏ thì dùng lưới sàng mùn cưa Sau đó đem đi ủ 1 ngày với nước vôi

Kiểm tra nhiệt độ: dùng nhiệt kế cho sâu vào đóng mùn cƣa ủ để kiểm tra nhiệt độ đóng ủ

Kiểm tra độ ẩm: Nén nguyên liệu trong nắm tay, nước hơi ẩm ở kẻ tay thì độ ẩm khối ủ đã đạt yêu cầu Độ pH = 7

Kết thúc quá trình, mùn cƣa đạt chuẩn phải có độ ẩm 60 – 65% và pH = 7

Bổ sung dinh dƣỡng theo bảng nghiệm thức trộn đều cho vào bịch nilon và đem đi hấp thanh trùng 100 o C trong vòng 8 giờ Sau khi hấp lấy bịch phôi ra ngoài để nguội Sau 24h kiểm tra bịch nilon nếu nhiễm loại bỏ ngay và cấy trong điều kiện vô trùng

PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Phân tích số liệu thô bằng phần mềm Microsoft Excel 2010

Phân tích ANOVA và phân tích DUNCAN để so sánh trung bình giữa các nghiệm thức bằng phần mềm SPSS

KẾT QUẢ

THÍ NGHIỆM 1: CHỌN MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG CẤP I TỐT NHẤT

Sau khi tơ nấm tre được cấy vào môi trường thạch với các nghiệm thức là: môi trường Rapper, môi trường PDA, môi trường PDA bổ sung nước dừa Kết quả đƣợc phân tích cụ thể nhƣ sau

Bảng 4 Tốc độ lan tơ trung bình của nấm phát triển sau 3, 5, 7 ngày cấy nấm

Nghiệm thức Bán kính trung bình của tơ nấm (cm)

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng một ký tự thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử DUNCAN (*)

Hình 2: Tơ nấm trên môi trường Raper, PDA + nước dừa và PDA sau 3 ngày cấy

Giai đoạn sau 3 ngày cấy: Kết quả cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% Kết quả cho thấy tốc độ lan tơ cao nhất ở nghiệm thức PDA + nước dừa (2,06 cm), tơ nấm lan chậm tương ứng với nghiệm thức PDA (1,80 cm) và nghiệm thức Raper (1,82 cm)

Hình 3: Tơ nấm trên môi trường Raper, PDA + nước dừa và PDA sau 5 ngày cấy

Giai đoạn 5 ngày cấy: Kết quả cho thấy có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% Tốc độ lan tơ ở nghiệm thức PDA + nước dừa (3,50 cm) vẫn tiếp tục cao hơn so với nghiệm thức PDA (2,90 cm) và nghiệm thức Raper (2,86 cm)

Nhƣng ở giai đoạn 5 ngày cấy tốc độ lan tơ nấm ở nghiệm thức PDA có phần lan nhanh hơn so với nghiệm thức Raper

Raper PDA PDA + nước dừa

Raper PDA PDA + nước dừa

Hình 4: Tơ nấm trên môi trường Raper, PDA + nước dừa và PDA sau 7 ngày cấy

Giai đoạn từ 5 đến7 ngày cấy: Kết quả cho thấy sự lan tơ kín đĩa cho tất cả các nghiệm thức nhƣng vẫn không đều ở nghiệm thức Raper

Nhưng nghiệm thức PDA + nước dừa với nghiệm thức PDA thì nhận thấy đƣợc rằng tốc độ lan tơ có phần cao, nhanh hơn và dày hơn so với nghiệm thức Raper về mặt thống kê

Từ bảng 4 và hình 3, hình 4 kết quả cho thấy 3 nghiệm thức đều cho thấy tốc độ lan tơ kín đĩa từ 5 đến 7 ngày cấy và có sự khác biệt về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%

Nhưng tốt nhất nên chọn PDA + nước dừa và PDA Vì ở 2 môi trường này tốc độ lan tơ từ ngày 5 nhanh hơn so với môi trường Raper và đây là loại môi trường cơ bản, giá thành rẻ, dễ tìm và dễ thực hiện hơn Việc bổ sung nước dừa giúp cho nghiệm thức PDA + nước dừa tăng thêm thành phần dinh dưỡng Còn môi trường Raper sẽ mất nhiều thời gian và nhiều giai đoạn hơn trong quá trình chuẩn bị hóa chất để pha môi trường.

THÍ NGHIỆM 2: CHỌN MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG CẤP II TỐT NHẤT

Từ môi trường nhân giống cấp một tơ nấm tre (Dictyophora indusiata) được cấy sang môi trường nhân giống cấp hai: hạt lúa, gạo lứt, bắp

Kết quả phân tích chỉ tiêu sự lan tơ của nấm tre (Dictyophora indusiata) trên các nghiệm thức đƣợc ghi nhận ở các giai đoạn 3 ngày cấy, 5 ngày, 7 ngày cấy và đƣợc mô tả trong bảng sau:

Raper PDA PDA + nước dừa

Bảng 5 Tốc độ lan tơ trung bình của nấm phát triển sau 3, 5, 7 ngày cấy nấm

Nghiệm thức Bán kính trung bình của tơ nấm (cm)

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng một ký tự thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử DUNCAN (*)

Bảng 6 Số ngày lan tơ trung bình (50% chai và 80% chai) của nấm tre trên môi trường nhân giống cấp II

Số ngày lan tơ trung bình (ngày)

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng một ký tự thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử DUNCAN (*)

Giai đoạn sau 3 ngày cấy tơ nấm, ta thấy thời gian lan tơ của nấm tre trên các môi trường hạt lúa, môi trường gạo lứt, môi trường bắp có sự khác biệt rõ ràng về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%

Tốc độ lan tơ nghiệm thức hạt lúa cao nhất (4,62cm), nghiệm thức gạo lứt (4,46 cm) cao hơn nghiệm thức bắp (3,86 cm)

Hình 5: Tơ nấm trên môi trường hạt lúa, gao lứt và bắp sau 3 ngày cấy

Giai đoạn 5 ngày sau cấy tơ nấm kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% Kết quả so sánh cho thấy tơ lan nhanh nhất môi trường gạo lứt (6,36 cm), môi trường lúa (6,12 cm) tơ phát triển chậm vẫn môi trường bắp (5,04 cm)

Từ hình 5 có thể nhận thấy ở giai đoạn 5 ngày cấy tốc độ lan tơ sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% Nghiệm thức gạo lứt có phần lan tơ nhanh hơn một chút (6,36 cm) so với nghiệm thức lúa (6,12 cm) và nghiệm thức bắp (5,04 cm)

Từ bảng 6 và hình 6 ta nhận thấy số ngày lan tơ 50% chai của các nghiệm thức có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% Nghiệm thức hạt lúa và nghiệm thức gạo lứt có số ngày lan tơ ngắn nhất (6 ngày) so với nghiệm thức bắp (8 ngày)

Hình 6: Tơ nấm trên môi trường hạt lúa, gao lứt và bắp sau 5 ngày cấy

Giai đoạn 7 ngày cấy tơ nấm kết quả cho thấy có sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% Tốc độ lan tơ cao nhất tương ứng với môi trường gạo

21 lứt (7,32cm), môi trường hạt lúa (6,94cm) Tốc độ lan tơ chậm hơn tương ứng với môi trường bắp (6,38cm)

Sau 7 ngày khảo sát kết quả phân tích để lựa chọn được môi trường nhân giống cấp II thích hợp tơ nấm phát triển có tính ổn định trên môi trường gạo lứt và môi trường hạt lúa

Vì ở môi trường gạo lứt và môi trường hạt lúa có phần lan tơ nhanh hơn sơ với môi trường bắp

Từ hình 7 ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% Ở gian đoạn 7 ngày cấy trở đi các môi trường hạt lúa, gạo lứt, bắp đều lan tơ ở mức độ 80% đến 100% chai Nghiệm thức gạo lứt có số ngày lan tơ trung bình ngắn nhất (8 ngày)

Hình 7 Tơ nấm trên môi trường hạt lúa, gao lứt và bắp sau 7 ngày cấy

Sự lan tơ ở các môi trường hạt đều khác nhau Môi trường gạo lứt có tốc độ lan tơ cao nhất là do gạo lứt có nhiều dinh dƣỡng nên tơ bám và sử dụng nhanh hơn Môi trường bắp lan tơ chậm nhất do trong quá trình hấp nước còn động bên dưới làm cho môi trường bắp dễ hư, dễ nhiễm và có mùi nên nó làm ảnh hưởng đến sự phân triển của tơ nấm

Vì vậy nên sử dụng môi trường hạt lúa, gạo lứt làm môi trường nuôi cấy giống cấp II Nếu sử dụng môi trường giống cấp II để tiếp tục cấy chuyền tìm ra môi trường nuôi cấy giống cấp III thì nên sử dụng môi trường hạt lúa Vì môi trường hạt lúa dễ cấy chuyền hơn so với môi trường gạo lứt Mặc dù tơ nấm phát triển mạnh nhất ở môi trường gạo lứt nhưng sau vài ngày cấy nó dính vào nhau rất khó để cấy chuyền

4.THÍ NGHIỆM 3: CHỌN MÔI TRƯỜNG NHÂN GIỐNG CẤP III TỐT NHẤT

Thí nghiệm nhân giống cấp II cho thấy rõ về sự phát triển nhanh và tốt nhanh của nấm tre là trên môi trường gạo lứt và hạt lúa Tiến hành cấy chuyền từ môi trường cấp II (hạt lúa) sang môi trường cấp III

Hạt lúa Gạo lứt Bắp

Do môi trường hạt lúa cứng, dễ cấy chuyền hơn môi trường gạo lứt nên sẽ tiến hành cấy chuyền từ môi trường hạt lúa

Các loại môi trường được sử dụng trong thí nghiệm 3:

NT1: 95% Mùn cƣa + 5% cám gạo

NT2: 95% Mùn cƣa + 5% bột bắp

NT3: 90% Mùn cƣa + 5% cám gạo + 5% bắp

Sau khoảng thời gian, ta thấy rõ sự khác nhau về độ lan tơ của nấm tre trên các loại môi trường Kết quả phân tích chỉ tiêu tơ lan 50% bịch và 100% bịch của nấm tre đƣợc ghi nhận nhƣ sau:

Bảng 7 Số ngày lan tơ trung bình (50% bịch phôi và 100% bịch phôi) trên môi trường nuôi trồng

Nghiệm thức Trung bình số ngày lan tơ

Ghi chú: Các giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng một ký tự thì không có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trong phép thử DUNCAN (*)

Từ bảng 6, ta nhận thấysự khác biệt rõ ràng về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%

Số ngày lan tơ trung bình 50% bịch phôi ở trên các loại môi trường từ 20 đến

41 ngày Ở gian đoạn lan tơ ở 50% bịch phôi nấm có thể thấy rõ đƣợc sự khác biệt ở các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% với hệ số biến thiên tương ứng là 8,38%

Số ngày lan tơ trung bình ngắn nhất tương ứng với NT3 (90% Mùn cưa + 5% cám gạo + 5% bắp) là 18 ngày Còn dài nhất là nằm ở NT4 (100% Rơm) với thời gian là 41 ngày Còn ở NT1 (95% Mùn cƣa + 5% cám gạo) và NT2 (95% Mùn cƣa + 5% bột bắp) thì không quá chênh lệch so với nhau, dao động từ 21 đến 22 ngày ở cả 2 nghiệm thức

Hình 8 Tơ nấm tre lan ở 28 ngày trên các loại môi trường

Ghi chú: NT1: 95% Mùn cưa + 5% cám gạo, NT2: 95% Mùn cưa + 5% bột bắp, NT3: 90% Mùn cưa + 5% cám gạo + 5% bắp, NT4: 100% Rơm Ở gian đoạn lan tơ ở 100% bịch phôi nấm cho thấy có sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% với hệ số biến thiên tương ứng là 5,04% Số ngày lan tơ trung bình ngắn nhất là 30 ngày tương ứng với NT3 (90% Mùn cƣa + 5% cám gạo + 5% bắp) Số ngày lan tơ trung bình dài nhất là 63 ngày tương ứng với NT4 (100% Rơm) Còn ở NT1 (95% Mùn cưa + 5% cám gạo) và NT2 (NT2: 95% Mùn cƣa + 5% bột bắp) số ngày lan tơ trung bình lần lƣợt là 33 ngày và 34 ngày

Trên 4 nghiệm thức tương ứng với 4 môi trường khác nhau, có thể thấy được sự chênh lệch ở 3 nghiệm thức đầu về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5% (NT1:

95% Mùn cƣa + 5% cám gạo, NT2: 95% Mùn cƣa + 5% bột bắp, NT3: 90% Mùn cƣa + 5% cám gạo + 5% bắp) so với nghiệm thức cuối (NT4: 100% Rơm) về số ngày lan tơ trung bình

Do nấm tre thường sống ở những nơi ẩm ướt, nơi có gỗ, tre nên những nghiệm thức có mùn cƣa nó sẽ có tốc độ lan tơ cao hơn so với rơm

Việc lan tơ nhanh hay chậm phụ thuộc vào các thành phần dinh dƣỡng đƣợc bổ sung thêm vào

KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát rút ra một số kết luận sau:

Môi trường nhân giống cấp I chọn môi trường PDA + nước dừa là môi trường nhân giống cấp I vì môi trường PDA+ nước dừa có tốc độ lan tơ nhanh nhất (4,1 cm) sau 7 ngày cấy nấm so với 2 môi trường PDA (3,94 cm) và môi trường Raper (3,78 cm) Ngoài ra có thể sử dụng môi trường PDA (3,94 cm) để nhân giống nấm tre

Môi trường nhân giống cấp II chọn môi trường gạo lứt là môi trường nhân giống cấp II với thời gian lan tơ trung bình ngắn nhất 8 ngày cho 80% chai Kế đến là môi trường hạt lúa 9 ngày cho 80% chai còn thấp nhất là môi trường bắp 12 ngày cho 80% chai

Môi trường nuôi trồng cấp III chọn môi trường có thành phần 90% Mùn cưa + 5% cám gạo + 5% bắp là môi trường nuôi trồng nấm tre tốt nhất với số ngày lan tơ trung bình 50% bịch phôi là 18 ngày và số ngày lan tơ trung bình 100% bịch phôi là 30 ngày Môi trường có số ngày lan tơ chậm nhất là môi trường 100% Rơm với số ngày lan tơ ở 50% bịch phôi là 41 ngày và tốc độ lan tơ trung bình ở 100% bịch phôi là 63 ngày.

KIẾN NGHỊ

Nếu có điều kiện, tôi sẽ:

Theo dõi thêm chỉ tiêu năng suất, thời gian và nhiệt độ thích hợp

Nghiên cứu về các hoạt chất có dƣợc tính trong nấm tre để nâng cao khả năng ứng dụng

Ngày đăng: 21/02/2024, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w