CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC VĨNH
1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC VĨNH
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần Phước Vĩnh
Công ty cổ phần Phước Vĩnh được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Phước Vĩnh theo giấy phép thành lập công ty số 01GP/TLDN ngày 05/01/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và tổng số vốn điều lệ là 1,5 tỷ đồng Qua quá trình phát triển công ty đã chuyển đổi thành công ty cổ phần Phước Vĩnh theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3103000169, do sở KH&ĐT tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 13/3/2006 Sau khi chuyển đổi, tổng số vốn điều lệ của công ty là 25 tỷ đồng
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ a) Chức năng
Xây lắp, sửa chữa các công trình điện có cấp điện áp từ 35 KV trở xuống, sản xuất các loại xà, cột bê tông phục vụ ngành điện, mua bán vật tư thiết bị điện, thi công các công trình giao thông (vừa và nhỏ), dịch vụ cho thuê văn phòng, dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách b) Nhiệm vụ
+ Nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ, khả năng sản xuất để tổ chức và thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả làm tăng doanh thu công ty.
+ Quản lý và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, bảo tồn và phát triển vốn của công ty.+ Thực hiện đầy đủ các hợp đồng cam kết, mua bán, hợp tác đầu tư với tổ chức kinh doanh.
1.1.3 Tổ chức công tác kế toán của Công ty
1.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ quy mô tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, bộ máy kế toán của Công ty gồm ba người với tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy kế toán công ty
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
1.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ từng phần hành kế toán
- Kế toán trưởng kiêm kê toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định, vật tư, kế toán ngân hàng và kế toán công nợ: tổ chức và thực hiện công tác kế toán, tổng hợp thông tin kế toán để lập các báo cáo Giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo, thực hiện thống nhất công tác kế toán thống kê và thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế, kiểm tra kiểm soát ở doanh nghiệp, giám sát việc chấp hành chế độ kế toán tài chính theo đúng chế độ Nhà nước quy định.
- Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thu, chi, tồn quỹ của doanh nghiệp Kế toán có trách nhiệm mở Sổ quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu chi và tính ra số tồn quỹ ở mọi thời điểm.
- Thủ Quỹ: chịu trách nhiệm quản lý và xuất, nhập quỹ tiền mặt đồng thời lập báo cáo quỹ trình kế toán trưởng.
1.1.4 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tại đơn vị theo hình thức Nhật ký - chứng từ Hình thức này có các sổ sách kế toán chủ yếu sau:
* Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán:
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
Sơ đồ1.2:Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký - chứng từ
1.1.5 Kết quả đạt được qua 2 năm (2008 – 2009):
1.1.5.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2008 - 2009
Tài sản và nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu của một doanh nghiệp, nó là tiền đề cơ sở vật chất đảm bảo sự ra đời và hoạt động của tất cả các doanh nghiệp
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng 1.1: Tình hình kinh doanh của Công ty qua 2 năm 2008 - 2009
(ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu
Giá trị % Giá trị % Chênh lệch (+/-) %
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính của Phòng kế toán)
Qua bảng số liệu ta thấy, tài sản của công ty giảm qua các năm Cụ thể tổng tài sản năm 2008 là: 39.942,47 triệu đồng, năm 2009 là: 32.660,55 triệu đồng, giảm 18,2% Trong đó, tài sản ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008 giảm 6.763,04 triệu đồng, giảm tương ứng 45% và tài sản dài hạn so với năm 2008 giảm 518,88 triệu đồng, tương ứng 2% Đồng thời, nguồn vốn của công ty cũng không tăng Năm 2009 giảm so với năm
2008 là 167,34 đồng, tương ứng giảm 0,7%
- Nợ phải trả (NPT): trong tổng nguồn vốn, NPT chiếm tỷ trọng không nhỏ nhưng giảm dần qua các năm Năm 2008, NPT là 14.439,95 triệu đồng chiếm 36,2%, năm
2009 là 7.325,37 triệu đồng chiếm 22,4% Điều này cho thấy, công ty có sự tự chủ hơn về mặt tài chính.
Như vậy, qua 2 năm 2008-2009 ta thấy cơ cấu tài sản của công ty có chiều hướng giảm dần nhưng sự tự chủ về mặt tài chính lại tăng lên Tài sản của công ty giảm chủ yếu là do công ty nhượng bán một số tài sản cố định.
Bảng 1.2: Tình hình lao động của Công ty qua 2 năm 2008 - 2009
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Phòng nhân sự)
- Ta thấy tình hình lao động của công ty có xu hướng gia tăng Tổng số lao động tăng dần qua từng năm là hợp lý vì quy mô công ty ngày càng mở rộng, thì đòi hỏi nhân lực cũng phải tăng lên mới đáp ứng được nhu cầu của công việc Bên cạnh đó do công ty mở rộng thêm thị trường để đáp ứng nhu cầu của người dân Số lượng lao động tăng lên là điều tất yếu Trong đó số lao động nam tăng nhanh hơn so với lao động nữ, số lao động nam chiếm tỉ lệ lần lượt là 58,14%, 60,00%, còn lao động nữ chiếm tỉ lệ lần lượt là 41,86%, 40,00% Thấp hơn nhiều so với lao động nam, điều này cho thấy cách sử dụng nguồn nhân lực của công ty là rất hợp lý, bởi tính chất, đặc thù công việc đòi hỏi phải có chuyên môn về kỹ thuật như vận chuyển, bóc dỡ hàng hóa cho nên nhu cầu lao động là nam cao hơn lao động nữ.
1.1.6 Tình hình kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2008 - 2009
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu kinh tế của công ty cổ phần Phước Vĩnh
3 Thu nhập bình quân lao động 1,7 1,7 0 0
Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu mà công ty đạt được tăng nhanh qua hai năm, cụ thể năm 2009 so với năm 2008 doanh thu thuần tăng 2.668,95 triệu đồng, tương đương với 121,4% nhưng lợi nhuận sau thuế của năm 2009 chỉ tăng 8,6% so với năm 2008
Tóm lại, qua 2 năm qua tình hình kinh doanh của công ty có những chuyển biến theo hướng tích cực, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên hiệu quả SXKD của công ty chưa cao đòi hỏi công ty phải có chính sách đầu tư hợp lý hơn.
1.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY
Tại công ty cổ phần Phước Vĩnh các nghiệp vụ kế toán TSCĐ phát sinh rải rác các tháng trong năm Do đó, để có thể phân tích tổng quát, chúng tôi đã chọn nghiên cứu các nghiệp vụ phát sinh trong năm 2009.
Bảng 1.4: BẢNG PHÂN LOẠI TSCĐ CỦA CÔNG TY THEO
1.Nhà cửa vật kiến trúc 1.447,64 40,17
2.1.1 Khái niệm về tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có hình thái vật chất hoặc những tài sản không có hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài Những TSCĐ của doanh nghiệp đảm bảo đủ các điều kiện về tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng được quy định trong chế độ quản lý tài chính của Nhà nước mới được gọi là TSCĐ
2.1.2 Nhiệm vụ hạch toán tài sản cố định Để có được những thông tin hữu ích nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý, sử dụng TSCĐ, kế toán phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình tăng giảm TSCĐ của toàn doanh nghiệp cũng như từng bộ phận trên các mặt số lượng và chất lượng, cơ cấu, giá trị đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
+ Tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất phù hợp với mức độ hao mòn TSCĐ và theo đúng chế độ quy định.
+ Tham gia lập kế hoạch sửa chữa TSCĐ, giám sát chi phí và kết quả công việc sửa chữa.
+ Tính toán, phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng, trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ làm tăng, giảm nguyên giá TSCĐ cũng như tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
+ Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận phụ thuộc trong doanh nghiệp thực hiện chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo quy định.
+ Tham gia kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước và yêu cầu bảo toàn vốn, tổ chức phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản, sử dụng TSCĐ trong đơn vị.
2.1.3 Phân loại tài sản cố định
2.1.3.1 Căn cứ theo hình thái biểu hiện và kết cấu
Tài sản cố định được phân thành:
- Tài sản cố định hữu hình là các TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể, bao gồm:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc
+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý
+ Cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm
+ Tài sản cố định khác
- Tài sản cố định vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong SXKD, bao gồm:
+ Quyền sử dụng đất có thời hạn
+ Bản quyền, bằng sáng chế
+ Phần mềm máy vi tính
+ Giấy phép hay giấy phép nhượng quyền
+ Tài sản cố định vô hình khác
2.1.3.2 Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu
Căn cứ theo quyền sở hữu TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài, trong đó:
- Tài sản cố định tự có là những TSCĐ được xây dựng, mua sắm và được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp, nguồn vốn vay, vốn cổ phần… Giá trị của những tài sản này được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán
- Tài sản cố định thuê ngoài là những tài sản mà doanh nghiệp đi thuê lại của các đơn vị khác trong một thời gian nhất định TSCĐ đi thuê được chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.
+ Tài sản cố định thuê tài chính thực chất đây là sự thuê vốn Doanh nghiệp có quyền sử dụng lâu dài trong thời gian theo hợp đồng ký kết và có trách nhiệm quản lý và trích khấu hao như đối với TSCĐ của doanh nghiệp.
+ Tài sản cố định thuê hoạt động là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê để hoạt động trong thời gian ngắn và phải hoàn trả cho bên thuê khi hết hợp đồng.
2.1.3.3 Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng
- Tài sản cố định dùng trong SXKD là những tài sản đang được sử dụng trực tiếp trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, những tài sản này được trích và tính khấu hao vào chi phí SXKD của doanh nghiệp.
- Tài sản cố định dùng ngoài SXKD là những tài sản dùng cho mục đích khác ngoài hoạt động SXKD như đảm bảo an toàn, đảm bảo môi trường, dùng cho hoạt động sự nghiệp, an ninh quốc phòng.
2.1.3.4 Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành
- Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn cổ phần, vốn kinh doanh…
- Tài sản cố định được hình thành từ các khoản nợ phải trả là vốn vay, nợ phải trả
Ngoài các cách phân loại nêu trên thì TSCĐ trong DN có thể phân loại căn cứ theo một số tiêu thức như tình hình sử dụng, theo công dụng…
KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC VĨNH.
3.1 Đánh giá chung tình hình quản lý và kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần Phước Vĩnh
Cải tiến tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì nó có thể giúp cho công ty tiết kiệm được vốn đầu tư vào TSCĐ, tăng được hiệu suất TSCĐ, ngoài ra còn hạ thấp được chi phí cho doanh nghiệp
Qua thực tế tìm hiểu tại công ty, chúng tôi có một số đánh giá về tình hình sử dụng TSCĐ tại công ty:
- Công tác quản lý TSCĐ của công ty còn khá lỏng lẻo Việc khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng là rất phù hợp Tuy nhiên, các TSCĐ chưa được theo dõi trên thẻ TSCĐ và sổ theo dõi tại nơi sử dụng.
- Công tác kế toán chủ yếu được thực hiện bằng thủ công và có hỗ trợ tính toán từ máy vi tính nhưng công ty chưa sử dụng phần mềm kế toán.
Tuy nhiên còn có một số khác biệt so với lý thuyết:
Trong nghiệp vụ mua sắm TSCĐ, khi tiến hành hạch toán tại công ty kế toán đã không kết chuyển nguồn hình thành nên tài sản Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và thu hồi vốn đầu tư Ở nghiệp vụ giảm TSCĐ, công ty đã không lập hội đồng định giá khi thanh lý hay nhượng bán TSCĐ và cũng không ghi giảm TSCĐ ở Nhật ký - chứng từ số 9 (ghi
3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định
Trên cơ sở kết quả đánh giá thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty, để nâng cao hiệu quả công tác kế toán của công ty trong thời gian tới, chúng tôi có một số đề xuất như sau:
+ Công ty nên tiến hành phân loại tài sản theo nguồn hình thành để có kế hoạch thu hồi nguồn vốn một cách thích hợp Từ đó, kế toán có cơ sở để kết chuyển nguồn hình thành TSCĐ do mua sắm hoặc XDCB.
+ Công ty nên đầu tư mua sắm thiết bị phù hợp với mục tiêu sản xuất kinh doanh Công ty nên thanh lý, nhượng bán những TSCĐ không còn sử dụng hay sử dụng không hiệu quả để có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn.
+ Về công tác hạch toán khấu hao TSCĐ: Một số TSCĐ của công ty hiện nay phục vụ cho công tác quản lý nhưng khấu hao thì hạch toán vào TK 154 Do đó, kế toán nên xác định lại tài sản nào phục vụ cho công tác quản lý để hạch toán chính xác.
+ Tiến hành thanh lý hoặc thôi trích khấu hao những TSCĐ đã hư hỏng, không cần dùng, chờ thanh lý nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cố định bổ sung vốn cho hoạt động SXKD
+ Công ty nên mở thẻ TCSĐ và sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng Phân cấp rõ ràng trong việc quản lý tài sản, phải xác định rõ người quản lý, người sử dụng chịu trách nhiệm đối với từng TSCĐ ở từng bộ phận
+ Phải đánh giá TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác để làm cơ sở cho việc trích khấu hao thích hợp nhằm thu hồi vốn và bảo toàn vốn.
+ Nâng cao trình độ nói chung của CBCNV để có thể sử dụng và vận hành TSCĐ theo đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng sử dụng TSCĐ
+ Công ty phải tiến hành kiểm kê, đánh giá lại TSCĐ hàng năm về mặt số lượng cũng như chất lượng để đề ra các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả,
Công ty Phước Vĩnh từ một công ty TNHH mới chuyển đổi sang hình thức cổ phần - với những khó khăn ban đầu, công ty đã dần dần vượt qua và trở thành một doanh nghiệp làm ăn có lãi.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần phải có TSCĐ TSCĐ có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.