1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của cảnh sát QLHC về TTXH

70 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 659,24 KB

Cấu trúc

  • Chương I: Nhận thức cơ bản vềđăng ký, quản lý hộ nhân khẩu thực tế nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu (6)
    • 1.1. Nhận thức chung về quản lý hộ khẩu, nhân khẩu (6)
      • 1.1.1. Khái niệm, vai trò của quản lý hộ khẩu, nhân khẩu (6)
      • 1.1.2. Phạm vi đối tượng, nội dung phương pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu (10)
        • 1.1.2.1. Phạm vi đối tượng điều chỉnh (10)
        • 1.1.2.2. Nội dung công tác đăng ký quản lý hộ khẩu (11)
        • 1.1.2.3. Phương pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu (13)
    • 1.2. Chủ thể, phân công, phân cấp và công tác chỉđạo thực hiện công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu (14)
      • 1.2.1. Các chủ thể tiến hành quản lý hộ khẩu, nhân khẩu (14)
      • 1.2.2. Sự phân công, phân cấp và công tác chỉđạo thực hiện công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH (15)
        • 1.2.2.1. Về việc phân cấp trong quản lý hộ khẩu, nhân khẩu (15)
        • 1.2.2.2. Về công tác chỉ huy, chỉđạo thực hiện quản lý hộ khẩu, nhân khẩu (18)
    • 1.3 Cơ sở pháp lýđể giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đủđiều kiện đểđăng ký hộ khẩu (0)
      • 1.3.1. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu (19)
      • 1.3.2 Giải quyết đối với người đang cư trú nhưng chưa đủđiều kiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú (20)
    • Chương 2: Thực trạng nhân khẩu cư trú nhưng chưa đăng kýhộ khẩu và các biện pháp giải quyết của lực lượng CSQLHC về TTXH trên địa bàn huyện Từ liêm (23)
      • 2.1 Tình hình đặc điểm có liên quan (23)
        • 2.1.1 Tình hình địa lý, dân cư, kinh tế xã hội (23)
      • 2.2. Thực trạng tình hình nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH (0)
        • 2.2.1 Thực trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu (27)
        • 2.2.2. Tình hình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương của nhân khẩu cư trú chưa đăng ký hộ khẩu tại địa bàn Huyện Từ Liêm (40)
      • 2.3. Các biện pháp quản lý nhân khẩu thực tế cư trú chưa được đăng ký hộ khẩu của CSQLHC về TTXH (0)
        • 2.3.1. Chỉđạo chung (43)
        • 2.3.2. Một số biện pháp ....................................................................... 43 1 Điều tra cơ bản, thống kê lập danh sách, nắm tình hình thực trạng nhân khẩu thực tế cư trú chưa đăng ký hộ khẩu trong địa bàn phụ trách 43 (43)
          • 2.3.2.3. Tổ chức kiểm tra xử lý vi phạm điều lệđăng ký quản lý nhân khẩu hộ khẩu (48)
      • 2.4. Nhận xét, đánh giá (50)
        • 2.4.1. Ưu điểm (50)
        • 2.4.2 Hạn chế (52)
        • 2.4.3. Nguyên nhân tồn tại (53)
    • Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tácgiải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu theochức năng của CSQLHC về TTXH (54)
      • 3.1. Dự báo tình hình (54)
      • 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (54)
        • 3.2.1 Bổ sung hoàn thiện những quy định của pháp luật về tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH (54)
        • 3.2.2. Lựa chọn đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hộ khẩu nhân khẩu thực hiện cóđủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức uy tính đáp ứng yêu cầu ởđịa bàn; Tăng cường dầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phương tiện hồ sơ biểu mẫu phục vụ công tác quản lý hộ khẩu nhân khẩu (56)
        • 3.2.3. Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an Huyện Từ Liêm cần tăng cường các biện pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu trong những năm tiếp theo; đa dạng hoá các hình thức kiểm tra giáo dục; xử lý vi phạm trong quản lý hộ khẩu, nhân khẩu (59)
        • 3.2.4. Phối kế hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng nòng cốt để nắm tình hình các loại nhân khẩu trong việc thực hiện chính sách pháp luật phục vụ cho công tác quản lý (62)
        • 3.2.5. Tăng cường các biện pháp kiểm tra tạm trú, tạm vắng trong các thời gian địa bàn trọng điểm về an ninh trật tự (64)
  • Kết luận (67)

Nội dung

Nhận thức cơ bản vềđăng ký, quản lý hộ nhân khẩu thực tế nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu

Nhận thức chung về quản lý hộ khẩu, nhân khẩu

1.1.1 Khái niệm, vai trò của quản lý hộ khẩu, nhân khẩu

- Vài nét về quá trình hình thành, phát triển của công tác QLHK, NK QLHK, NK được xác định là một trong những nội dung cơ bản của QLHC về ANTT Đây thực chất là quá trình quản lý hoạt động cư trú của con người Nó có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu Hoạt động QLHK, NK không chỉ cóở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng tiến hành, chỉ khác nhau về mục đích, hình thức, biện pháp, mức độ và phạm vi áp dụng Bản thân nó thực sự là một vấn đề quan trọng và cần thiết đối với mỗi quốc gia, trong việc quản lý hoạt động của con người

QLHK, NK được Nhà nước ta tiến hành từ rất sớm Ngay sau ngày hoà bình lập lại ở miền Bắc (1954), công tác ĐKQLHK được Nhà nước ta quan tâm, nghiên cứu, tổ chức chỉđạo nhằm từng bước góp phần củng cố chính quyền cách mạng, tăng cường việc quản lý xã hội, ổn định tình hình ANTT Đầu năm 1955, công tác ĐKQLHK được tiến hành thíđiểm ở một số nơi như Thành phố Nam Định, Thị xã Bắc Ninh, Thị xã Sơn Tây, sau mở rộng thêm các địa bàn Hà Nội, Thái Nguyên, HàĐông Đầu năm 1956 được mở thêm ở các địa bàn khác: Hải Phòng, Đồng Hới, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Ninh Giang, Việt Trì

Công tác ĐKQLHK cơ bản hoàn thành trong phạm vi toàn miền Bắc năm 1959 Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, công tác ĐKQLHK tiến hành trong cả nước kể từ năm 1976

Những năm đầu khi hoà bình lập lại (1954), Nhà nước ta chưa ban hành Điều lệĐKQLHK chính thức mà chỉđưa ra các quy định tạm thời do Uỷ ban hành chính tỉnh, thành phố từng địa phương công bố Năm 1957, bản Điều lệtạm thời vềĐKQLHK được chỉnh lý, bổ sung sửa đổi ban hành Điều lệĐKQLHK đầu tiên được ban hành kèm theo Nghịđịnh 104/CP ngày 27/06/1964 của Hội đồng Chính phủ Đây là văn bản chính thống do Nhà nước ta ban hành quy định về việc ĐKQLHK vàđược thực hiện chung, thống nhất trên phạm vi toàn miền Bắc Trong điều kiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ, công tác quản lý xã hội của ta còn nhiều khó khăn, cuộc điều tra dân số không cóđiều kiện thực hiện Cho nên ngày 29/02/1968, Hội đồng Chính phủ ra tiếp Nghịđịnh 32/CP về việc thống nhất công tác ĐKQLHK và thống kê dân số, lấy kết quả công tác QLHK, NK làm cơ sởđể các ngành khai thác số liệu về dân số phục vụ công tác quản lý xã hội

Do biến động của tình hình thực tế nên các quy định trong các văn bản vàđiều lệ ban hành theo Nghịđịnh 104/CP (ngày 27/6/1964) không còn phù hợp Vì vậy, Quyết định 167/QĐ, điều lệĐKQLHK ban hành theo Nghịđịnh 04/CP (ngày 7/01/1988) đã bộc lộ những thiếu sót hạn chế nhất định Chính vìđiều đó, Chính phủđã ban hành Nghịđịnh 51/CP ngày 10/05/1997 thay thế các văn bản quy định trước đây về công tác ĐKQKHK

Công tác QLHK, NK luôn được xác định là một trong những biện pháp quan trọng góp phần tăng cường việc quản lý xã hội của Nhà nước Công tác này Nhà nước giao cho cơ quan Công an trực tiếp tiến hành, các chỉđạo thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc

Nghịđịnh 51/CP ngày 10/05/1997 đã xác định rõ: "Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân, tăng cường quản lý xã hội, giữ vững ANCT và TTATXH Chính phủ giao cho BNV (Nay là Bộ Công an) phụ trách việc ĐKQLHK"

Khái niệm đăng ký, quản lý hộ khẩu: ĐK, QLHK là quá trình cơ quan Công an dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để tiến hành đăng ký, quản lý hoạt động cư trú của công dân, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật quy định phục vụ cho công tác quản lý xã hội của Nhà nước; công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm Đăng ký và quản lý hộ khẩu có những điểm khác biệt nhau nhưng thực tếđây là một quá trình liên tục, kế tiếp đan xen và có quan hệ biện chứng với nhau Trong đăng kýđã có nội dung yêu cầu của quản lý và trong quản lýđã bao hàm các nội dung của đăng ký và thực sựđây là một chỉnh thể thống nhất Ở Việt Nam, dưới chếđộ phong kiến thực dân, việc quản lý con người được coi là một phương tiện, công cụđắc lực để duy trì sự thống trị của giai cấp bóc lột Thông qua hoạt động này, Nhà nước phong kiến và giai cấp thống trị không chỉđể bóc lột người lao động màđây còn là công cụ kiểm soát khống chế, đàn áp nhân dân và những người cách mạng tiến bộ Đối với Nhà nước Việt Nam, công tác QLHK, NK được Đảng và Nhà nước ta xác định là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước Nó có vai trò, vị trí quan trọng trong việc xác định quyền cư trú của công dân, tạo điều kiện để công dân thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và hưởng các quyền lợi và Hiến pháp quy định Mặt khác, QLHK, NK còn có vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội của Nhà nước Nó cung cấp tài liệu, số liệu về

HK, NK và tạo điều kiện để các ngành các cấp trong việc định hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội

Trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH, QLHK, NK được lực lượng Công an xác định đây là một trong những công tác nghiệp vụ rất cơ bản, là vấn đề cóý nghĩa chiến lược lâu dài: "Quản lý hộ khẩu là công tác chiến lược rất cơ bản có nội dung chính trị xã hội và nghiệp vụ"

Công tác QLHK, NK không chỉđơn thuần thực hiện chức năng QLXH của Nhà nước, là cơ sởđể các cấp, các ngành khai thác sử dụng đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản quan trọng giúp cho cơ quan Công an đi sâu nắm chắc từng người làm cơ sở cho các hoạt động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác Thông qua công tác QLHK, NK lực lượng Công an nắm chắc lai lịch, đặc điểm nghề nghiệp, thái độ chính trị và hoạt động của từng người dân, trên cơ sởđó mà phân biệt "người tốt", "người xấu", "người tích cựcô, "người tiêu cựcô Phát hiện vàđấu tranh đối với các loại đối tượng phạm tội và những người có hành vi vi phạm pháp luật Trên cơ sở các tài liệu của công tác này, lực lượng Công an xác định được đối tượng đấu tranh, biết dựa vào ai, tranh thủ ai, giúp đỡ ai, cảm hoá giáo dục ai Đồng thời đây còn là căn cứ, là cơ sởđể lực lượng Công an triển khai thực hiện tốt các mặt nghiệp vụ cơ bản khác

Thực tiễn trong những năm qua, bằng các hoạt động của công tác QLHK, NK lực lượng Công an đã thu thập tích lũy được rất nhiều tài liệu về từng hộ, từng người trong các khu vực dân cư Những tài liệu này có tác dụng rất to lớn trong việc khai thác phục vụ cho các mặt công tác nghiệp vụ của lực lượng Công an như: phát hiện đối tượng điều tra còn sót bổ sung kịp thời các tài liệu thông tin về con người tạo điều kiện cho các hoạt động trinh sát bí mật, kịp thời phát hiện các đối tượng truy nã, truy tìm, xác định tung tích nạn nhân QLHK, NK còn cung cấp các tài liệu cần thiết về con người phục vụ cho việc lựa chọn đặc tính, cơ sở bí mật, cộng tác viên danh dự, đội ngũ cán bộ cơ sở, lực lượng nòng cốt làm công tác ANTT tại cơ sở

QLHK, NK là cơ sở vàđiều kiện để triển khai, thực hiện các mặt công tác nghiệp vụ khác Nó cung cấp tài liệu cần thiết về lai lịch gốc tích của con người phục vụ cho việc lập hồ sơ xử lý, truy tìm kẻ phạm tội, phục vụ cho các mặt công tác điều tra, truy tố, xét xử Chính vì vậy, công tác QLHK, NK được xác định là công tác điều tra nghiên cứu sâu sát toàn diện về con người, là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng của biện pháp quản lý hành chính về ANTT Công tác QLHK, NK vừa phục vụ cho các yêu cầu trước mắt mà còn cóý nghĩa chiến lược lâu dài trong phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác đểđảm bảo bảo vệ ANQG và giữ TTATXH

1.1.2 Phạm vi đối tượng, nội dung phương pháp quản lý hộ khẩu, nhân khẩu

1.1.2.1 Ph ạ m vi đố i t ượ ng đ i ề u ch ỉ nh

QLHK, NK là hoạt động quản lý cư trú của công dân nên đối tượng điều chỉnh của QLHK, NK là con người Tuy nhiên phạm vi đối tượng điều chỉnh của công tác QLHK, NK được đưa ra phù hợp với từng thời điểm cụ thể Trước đây, đối tượng điều chỉnh của công tác QLHK, NK bao gồm tất cả công dân Việt Nam; Điều lệ hộ khẩu ban hành kèm theo Nghịđịnh 104/CP ngày 27/06/1964 của Hội đồng Chính phủ tại Điều 2 có ghi: "Công dân nước Việt Nam đều phải thi hành các quy định của Điều lệ này" Đến Điều lệ QLHK, NK ban hành kèm theo Nghịđịnh 04/CP ngày 07/01/1988 đã có sựđiều chỉnh lại phù hợp về phạm vi, đối tượng chỉáp dụng đối với công dân Việt Nam

Tại Điều 2 - Nghịđịnh 51/CP (ngày 10/5/1997) đã xác định cụ thể:

"Mọi công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền và nghĩa vụ thực hiện việc ĐK, QLHK ở nơi cư trú gọi là hộ khẩu thường trú Khi chuyển đến cư trúở nơi mới phải thực hiện đầy đủ các chếđộĐK, QLHK theo quy định" Đối với người nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam định cưở nước ngoài nay trở về nước và hiện đang có mặt trên lãnh thổ Việt Nam thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghịđịnh này

Riêng đối với người là cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng vũ trang như Quân đội, Công an được quy định cho phù hợp với tính chất công tác Tại Điều 6, Nghịđịnh 51/CP quy định: "Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, công nhân, nhân viên của quân đội và công an nhân dân ở trong doanh trại hoặc nhàở tập thể của quân đội, Công an thìĐK, QLHK theo quy định riêng của Bộ Quốc phòng và BNV (nay là Bộ Công an) Sỹ quan, quân nhân và Công an nhân dân hàng ngày ở với gia đình hoặc có nhàở hợp pháp thìđược đăng ký hộ khẩu gia đình theo quy định của Nghịđịnh này"

Chủ thể, phân công, phân cấp và công tác chỉđạo thực hiện công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu

1.2.1 Các chủ thể tiến hành quản lý hộ khẩu, nhân khẩu

Trong Nghịđịnh số 51/CP của Chính phủ ngày 10/5/1997 tại Điều 1 có ghi: "Đăng ký và quản lý hộ khẩu là biện pháp quản lý hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, tăng cường QLXH, giữ vững ANCT và TTANXH"

Chính phủ giao cho BNV (nay là Bộ Công an) phụ trách việc đăng ký và quản lý hộ khẩu

Công tác QLHK, NK, được xác định là biện pháp QLHC của Nhà nước cho nên chủ thể tiến hành trước hết thuộc về Chính phủ và cơ quan chính quyền các cấp Đồng thời Chính phủ giao cho Bộ Công an phụ trách công tác QLHK, NK nên chủ thể trực tiếp là lực lượng Công an nhân dân Tại Điều 20 của Nghịđịnh 51/CP cũng xác định rõ: "Bộ nội vụ (nay là bộ công an) phối kết hợp với các Bộ, ngành có liên quan đểứng dụng công nghệ tiên tiến và cải cách thủ tục hành chính trong ĐKQLHK Chủ tục UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, chỉđạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện thống nhất Nghịđịnh này trong cả nướcô Tại khoản 1, Điều 2 Quyết định 384/QĐ-BNV (X13) của Bộ trưởng BNV (nay là Bộ Công an) có ghi: "Nghiên cứu đề xuất chủ trương biện pháp thể lệ hướng dẫn tổ chức thực hiện các công tác: ĐK, QLHK, cấp và quản lý chứng minh nhân dân và các giấy tờđi lại ở các khu vực đặc biệt " Với quy định này thì lực lượng cảnh sát HLHC trực tiếp thực hiện công tác QLHK, NK Quá trình tổ chức thực hiện lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH có sự phân công, phân cấp cụ thể Tại điều 4, điều lệnh CSKV ban hành theo Quyết định số 118/BNV (c13) ngày 29/6/1994 quy định CSKV thực hiện nhiệm vụ QLHK ởđịa bàn cơ sở

Như vậy, chủ thể tiến hành công tác QLHK, NK là cấp chính quyền các cơ quan có liên quan nhưng lực lượng chủ công, nòng cốt, trực tiếp tiến hành công tác QLHK, NK là lực lượng công an nhân dân cụ thể là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH và CSKH cùng Công an phụ trách xã về ANTT

1.2.2 Sự phân công, phân cấp và công tác chỉđạo thực hiện công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH

1.2.2.1 V ề vi ệ c phân c ấ p trong qu ả n lý h ộ kh ẩ u, nhân kh ẩ u

Tại Thông tư 06/TT-BNV ngày 20/6/1997 hướng dẫn thực hiện Nghịđịnh 51/CP vềĐK, QLHK đã phân cấp cho các cấp Công an thực hiện công tác đăng ký và quản lý như sau:

- Bộ Công an (trực tiếp là Cục cảnh sát QLHC về TTXH): là cơ quan chỉđạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định vềĐK, QLHK thống nhất trong toàn quốc

- Phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng những chủ trương, chính sách liên quan đến công tác này

- Chỉđạo hướng dẫn giải quyết, xử lý các trường hợp khiếu nại, tố cáo vềĐK, QLHK cho cơ quan, tổ chức và công dân theo quy định

- Giải quyết các trường hợp ngoại lệ xin đăng ký hộ khẩu vào thành phố, thị xã khi công an tỉnh, thành phố báo cáo

- Đề xuất lên Chính phủ ra những chủ trương, chính sách vềĐK, QLHK liên quan đến công tác ĐK, QLHK

* Giám đốc công an địa phương: Chịu trách nhiệm trước bộ Công an và UBND tỉnh, thành phố tổ chức chỉđạo thực hiện các quy định vềĐK, QLHK trong địa phương mình

- Có kế hoạch tiến hành triển khai thực hiện các quy định và hướng dẫn của Chính phủ và của BNV (nay là Bộ Công an) vềĐK, QLHK

- Phối hợp với các ban ngành của địa phương, tổ chức tuyên truyền phối hợp thực hiện công tác này và giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác ĐK, QLHK

- Xác minh đề xuất báo cáo lên BNV (nay là Bộ Công an) các trường hợp đặc biệt khác (nếu có) xin chuyển đến đăng ký hộ khẩu thường trúở thành phố, thị xã và những vướng mắc trong quá trình ĐK, QLHK

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo vềĐK, QLHK của công dân hoặc của cơ quan, tổ chức theo quy định

- Tổng hợp số liệu tình hình về nhân khẩu, hộ khẩu báo có lên Bộ theo quy định

* Trưởng công an cấp quận, huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Chỉđạo tổ chức thực hiện các quy định vềĐKQLHK ởđịa phương bao gồm:

- Đăng ký, lập và quản lý các loại sổ và giấy chứng nhận hộ khẩu cho những nhân khẩu, hộ khẩu ởđịa phương mình

- Trực tiếp xét duyệt cho đăng ký hộ khẩu thường trúđối với các trường hợp thuộc thẩm quyền đãđược quy định Hàng tháng phải báo cáo kết quảđăng ký hộ khẩu ở thành phố, thị xã lên Công an tỉnh, thành phố

- Đăng ký chuyển đi, chuyển đến, cấp giấy tạm trú có thời hạn đính chính những thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu theo quy định của Nghịđịnh 51/CP

- Tiếp nhận hồ sơ, xác minh, đề xuất lên Công an tỉnh, thành phố những trường hợp đặc biết khác theo quy định tại điểm 3, mục b, phần II Thông tư 06/BNV (nay là Bộ Công an) ngày 20/6/1997 đối với những người xin chuyển đến thành phố, thị xã

- Tổ chức lập, quản lý , sử dụng, khai thác tàng thư hồ sơ hộ khẩu, điều chỉnh kịp thời các biến động về hộ khẩu, nhân khẩu vào sổ hộ khẩu và tàng thư hộ khẩu

- Trả lời xác minh hộ khẩu, nhân khẩu của địa phương mình theo yêu cầu của các cấp, ngành và các địa phương khác

- Giải quyết các trường hợp khiếu nại vềĐK, QLHK theo quy định

- Tập hợp tình hình, số liệu hộ khẩu, nhân khẩu báo cáo lên Công an cấp trên theo quy định

* Trưởng công an phường xã, thị trấn: có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định vềĐKQLHK ởđịa phương

- Lập các loại sổ và giấy chứng nhận về hộ khẩu cho các hộ trong xã, thị trấn mình (trừ công an xã, thị trấn ở các thành phố trực thuộc trung ương)

- Thực hiện việc đăng ký chuyển đi , chuyển đến, điều chỉnh những thay đổi khác theo quy định của Nghịđịnh 51/CP và Thông tư 06/TT-BNV

Tổ chức đăng ký, quản lý TTTV và cấp giấy tạm trú có thời hạn

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo vềĐKQLHK của công dân hoặc cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi phụ trách theo quy định

- Thông báo những thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu cho tàng thư hồ sơ hộ khẩu và báo cáo thống kê số liệu tình hình lên công an cấp trên Được xử phạt hành chính trên lĩnh vực này theo quy định của pháp luật

1.2.2.2 V ề công tác ch ỉ huy, ch ỉđạ o th ự c hi ệ n qu ả n lý h ộ kh ẩ u, nhân kh ẩ u

Tại điều 20 của Nghịđịnh 51/CP của Chính phủ ngày 10/5/1997 đã quy định rõ:

- BNV (nay là Bộ Công an), Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, uỷ ban quốc gia dân số kế hoạch hoá gia đình và Tổng cục thống kê có trách nhiệm phối hợp công tác hộ khẩu với công tác hộ tịch, đăng ký lao động, thống kê dân số và kế hoạch hoá gia đình đảm bảo sự thống nhất về tình hình và số liệu báo cáo để phục vụ cho công tác quản lý, của Nhà nước

- BNV (nay là Bộ Công an) phối hợp với các bộ, ngành liên quan đểứng dụng công nghệ tiên tiến và cải cách thủ tục hành chính trong công tác ĐK, QLHK

- Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉđạo thực hiện công tác ĐK, QLHK ởđịa phương mình

- BNV (nay là Bộ Công an) có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi và chỉđạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện thống nhất Nghịđịnh này trong cả nước

Cơ sở pháp lýđể giải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đủđiều kiện đểđăng ký hộ khẩu

1.3.1 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu

Ngày 10/5/1997 Chính phủ ban hành Nghịđịnh 51/CP vềĐK, QLHK thay thế Nghịđịnh 04/NĐ-HĐBT ngày 07/01/1988 Nghịđịnh 51/CP của Chính phủ là văn bản pháp lý làm cơ sởđể thực hiện ĐKQLHK trong bối cảnh đất nước tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới, phát triển kinh tế xã hội, cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền, nền dân chủ XHCN Thực hiện Nghịđịnh của Chính phủ cóý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo quyền tự do cư trú và nghĩ a vụ của công dân theo Hiến pháp và pháp luật; công tác QLHK, NK hướng tới mục tiêu đảm bảo ANQG và giữ gìn TTATXGH, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn mới trên phục vụ toàn quốc

Qua thực hiện Nghịđịnh 51/NĐ-CP đã giúp Chính phủ, các Bộ, ngành cũng như cấp uỷ, chính quyền ở các địa phương có cơ sởđể nắm vững thực trạng HK, NK, chất lượng và cơ cấu tiềm năng nhân lực lao động làm cơ sởđể hoạch định các chủ trương chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳở từng địa phương cũng như phạm vi toàn quốc Thực tế trong mấy năm gần đây triển khai thực hiện Nghịđịnh này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, tổ chức lao động tạo thếổn định dân cư, phục vụ có hiệu quả một số chiến lược phát triển kinh tế, xã hội quan trọng của Nhà nước Công tác QLHK, NK còn là cơ sởđể các cấp, các ngành khai thác số liệu, tài liệu phục vụ cho các yêu cầu quản lý xã hội của Nhà nước Đối với công dân, sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể là tài liệu có giá trị pháp lý là cơ sởđể xác định việc cư trú hợp pháp của công dân Nghịđịnh 51/CP quy định rõ:

"Cơ quan Công an lập hồ sơ khẩu gốc theo khu vực dân cư của đơn vị hành chính hoặc nhàở tập thể phục vụ việc QLHK, NK Ngoài sổ lưu của cơ quan Công an, mỗi cơ quan, tổ chức cóđăng ký hộ khẩu tập thể phải có bản sao sổ nhân khẩu tập thể của mình để theo dõi và quản lý Sổ này không thay thế cho sổ hộ khẩu gốc lưu tại cơ quan Công an

+ Mỗi hộ gia đình có một sổ hộ khẩu gia đình

+ Trong một nhà có nhiều gia đình, thì mỗi gia đình được lập thành một số hộ khẩu gia đình riêng

+ Mỗi người đăng ký nhân khẩu tập thểđược cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể

Sổ hộ khẩu gốc, sổ hộ khẩu gia đình và giấy tờ chứng nhận nhân khẩu tập thể nói trên do cơ quan Công an cấp theo mẫu thống nhất của BNV (nay là

Bộ Công an) và là tài liệu có giá trị pháp lý, là cơ sởđể xác định việc cư trú hợp pháp của công dân

1.3.2 Giải quyết đối với người đang cư trú nhưng chưa đủđiều kiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú

Trong quá trình tiến hành đăng ký quản lý hộ khẩu luôn luôn xuất hiện một số trường hợp cư trú nhưng chưa đủđiều kiện thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú Đó là nhân khẩu thực tếđã cư trú, đang có mặt tại địa bàn nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu thường trù Số nhân khẩu này tồn tại với rất nhiều lý do, nguyên nhân vàđiều kiện khác nhau Nhà nước và các địa phương cũng đã có một số quy định để giải quyết tình trạng trên Vì vậy trong quá trình tiến hành quản lý hộ khẩu đòi hỏi chúng ta phải nắm vững các quy định của Nhà nước, căn cứ vào tình hình vàđiều kiện thực tế của địa phương có biện pháp, giải quyết và quản lý chặt chẽ số nhân khẩu cư trú thuộc loại trên

- Giải quyết đối với người đang cư trúở thành phố, thị xã nhưng chưa đủđiều kiện, thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú

Khi giải quyết những vấn đề cư trúở thành phố, thị xã ngoài việc căn cứ vào các quy định trong Nghịđịnh, các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, cần phải xem xét tới các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá xã hội ở từng địa bàn để vận dụng, giải quyết cho phù hợp Đối với từng trường hợp phải xem xét, phân loại xác định rõ nguyên nhân, lý do điều kiện chưa làm thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trúđểđề nghị cấp có thẩm quyền có biện pháp giải quyết cho chính xác, phù hợp theo các hướng sau

+ Đối với những trường hợp bản thân và gia đình họ chưa đủđiều kiện đăng ký hộ khẩu nhưng thực tế họđã cư trú trên địa bàn thời gian lâu (từ 5 năm trở lên), có nhàở hợp pháp, có công việc làm, cuộc sống ổn định, không vi phạm pháp luật, có nguyên vọng cư trú lâu dài ởđịa phương thì phải xem xét và có kế hoạch giải quyết nhanh chóng đúng thủ tục pháp luật

+ Một số trường hợp đi làm ăn buôn bán ở các địa phương đã quá thời hạn này quay trở về nơi ở cũ và những trưởng hợp đi khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới nhưng do đời sống khó khăn hoặc lý do khác phải quay trở về cũng phải xem xét cụ thể, vận động họ làm các thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trúđể có biện pháp quản lý cho sát hợp với phương châm “ởđâu có người ởđó có công tác đăng ký quản lý hộ khẩu”

+ Đối với những trường hợp liên quan đến vấn đề nhà cửa, đất đai chưa đầy các giấy tờ hợp lệ cũng phải xem xét cụ thể từng trường hợp đểđề xuất các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết trước khi làm thủ tục đăng ký hộ khẩu

+ Đối với một số nhân khẩu cư trú tự do ở các khu vực công cộng, gầm cầu, bờđê, xóm liều, chợ, nhà ga thì cần vận động thu gom vào những nơi quy định, kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, hướng dẫn kê khai bản thân nhân khẩu, phân loại và phối hợp với các ngành có liên quan để có biện pháp giải quyết:

Những trường hợp lang thang cơ nhỡ, không xác định được nơi cư trú, không có nhà cửa, cư trú tự do có thểđề nghịđưa vào các cơ sở nhân đạo, các trật tự xã hội để quản lý

Những người xác định được nơi cư trú cũ, cần phối hợp với chính quyền địa phương nơi ở cũ vận động họ trở về và giải quyết vấn đề cư trú cho họ

Những đối tượng hoạt động lưu động trên các địa bàn, đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội cần phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ khác để phân loại, đồng thời căn cứ vào các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước vàđịa phương đểđề xuất biện pháp giải quyết cho phù hợp

Những trường hợp khác mới phát sinh cần xem xét lý do, đối chiếu với các quy định vềđăng ký quản lý hộ khẩu để hướng dẫn họ làm thủ tục cần thiết vàđề xuất các biện pháp giải quyết

Việc giải quyết đối với những người đang cư trú nhưng chưa đủđiều kiện thủ tục đăng ký thường trúở thành phố, thị xã rất phức tạp không thể giải quyết một lần là xong Đòi hỏi phải tiến hành thường xuyên một cách có thệ thống có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan để giải quyết nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả Quá trình giải quyết phải dựa vào Nghịđịnh 51 và các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Bộ Công An

Thực trạng nhân khẩu cư trú nhưng chưa đăng kýhộ khẩu và các biện pháp giải quyết của lực lượng CSQLHC về TTXH trên địa bàn huyện Từ liêm

2.1.1 Tình hình địa lý, dân cư, kinh tế xã hội

Từ Liêm là một Huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội cách trung tâm 10 km Phía Bắc Từ Liêm là sông Hồng ngăn cách với Huyện Đông Anh, phía Tây và phía Nam Huyện giáp tỉnh Hà Tây ( Huyện Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã HàĐông)

Từ thị trấn Cầu Diễn trung tâm của Huyện Từ Liêm theo đường Nam Thăng Long ( đường vành đai 3) ngược Đông Anh 10km sẽ tới sân bay quốc tế Nội Bài, phía Nam cách 5km là thị xã HàĐông, phía Tây theo đường 32 cách 25 km là thị xã Sơn Tây

Hầu hết các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc khi vào trung tâm thủđôđều phải đi qua địa bàn Huyện Từ Liêm, các tỉnh phía Nam sông Hồng muốn tới sân bay Nội bài đều phải đi qua Huyện Từ Liêm ở vị tríđó, Huyện

Từ Liêm rất thuận lợi trong việc giao lưu rộng rãi trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật với các tỉnh, giữa thủđô với cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và với các thành phố vệ tinh trong tương lai Đây là một lợi thế của Huyện trong việc phát triển sản xuất, giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh khác, qua đóđã tạo điều kiện và thuận lợi đề tạo việc làm cho người lao động nhất là lao động nông nghiệp, nông thôn

Dân số toàn huyện năm 2005 là 262.339 người, trong đó nữ có 118.305 người, chiếm tỷ lệ 45,1%; mật độ dân cư cao 3483 người/km 2 , là một trong hai huyện có mật độ dân cư cao nhất trong các huyện ngoại thành

Trong những năm qua, tỷ lệ tăng dân số là tương đối cao, tỷ lệ tăng dân số là 5,51% trong đó, tỷ lệ tăng cơ học khá cao 4,46%, tỷ lệ tăng tự nhiên là 1,05% Như vậy sự gia tăng về dân sốđang làáp lực đối với vấn đề việc làm và tạo việc làm

Tổng số người trong độ tuổi lao động là 173.250 người, trong đó có khả năng lao động là 158.733 người Trình độ người lao động tương đối thấp, số lao động không qua đào tạo có 97.621 người chiếm tỷ lệ 56,35% tổng số lao động trong độ tuổi, số người không có việc làm là 9.012 chiếm 5,2% trong tổng số lao động

Thị trấn và 15 thị xã của huyện Từ Liêm đều có trạm xá Tuy nhiên hầu hết các trạm xá còn thiếu thốn trang thiết bị hoặc trang thiết bịđã lạc hậu, xuống cấp nghiêm trọng, khó có thểđáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân

Sau khi tách khỏi cơ sở cũ (Bệnh viện Thăng Long), Trung tâm y tế của huyện Từ Liêm đãđược xây dựng xong Hiện nay Từ Liêm có một phòng khám khu vực đặt ở giáp ranh 2 xã Thụy Phương vàĐông Ngạc Đây vốn là cửa hàng và chuyển giao cho y tế Phòng khám khu vực Từ Liêm có trang thiết bị khá hoàn chỉnh vàđảm nhiệm công tác cấp nước và khám chữa bệnh thông thường Trên địa bàn huyện hoặc kề bên huyện còn có bệnh viện 198 (ở xã MỹĐình) là bệnh viện của ngành công an và bệnh viện

E ( gần xã Cổ Nhuế) chủ yếu phục vụ cán bộ nhân viên nhà nước

Hệ thống trường học được phân bố rộng khắp tại các xã trong huyện Không những cóđầy đủ các trường học cấp 1,2, 3 mà trên địa bàn huyện còn có rất nhiều các trường đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp Hầu hết các trường học trong huyện đều đạt tiêu chuẩn quốc gia Đây làđiều kiện thuận lợi để con em người dân huyện được tiếp thu nền văn hóa tiên tiến

* V ề tình hình phát tri ể n kinh t ế

Sau nhiều lần thu hẹp địa giới hành chính, huyện Từ Liêm mất đi hầu hết những khu vực đô thị và các địa bàn công nghiệp, thương mại - dịch vụ hoạt động sôi nổi nhất, vàđến nay, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, Từ Liêm đã từ một huyện có sản xuất nông nghiệp là chính trở thành một huyện có sản xuất công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu kinh tế

Năm 2005, giá trị ngành công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ lệ 56,1%, ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ 27%, ngành nông – lâm - thủy sản chiếm tỷ lệ 16,9% trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện ( Bảng 2) Đối với sản xuất nông nghiệp, ngoài sản xuất lúa, rau, Từ Liêm còn có các loại đặc sản như bưởi Diễn, cam Canh, hoa Tây Tựu… và những năm qua, huyện đã tích cực đầu tư chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giảm diện tích cây lúa, tăng diện tích các loại cây có giá trị kinh tế cao Năm

2004, tuy giảm 252,6 ha đất nông nghiệp nhưng giá trị sản xuất nông – lâm

- thủy sản vẫn tăng 2,3% so với năm 2003

Cơ cấu kinh tế Huyện Từ Liêm

(Tính theo giá hiện hành)

Nguồn : Phòng Kế hoạch – Kinh tế và PTNT Huyện Từ Liêm

Công tác giáo dục-đào tạo của Huyện có bước phát triển rất vững vàng, từ năm 1995, trong huyện đã thực hiện hoàn thành phổ cập cấp I, vàđến cuối năm 2000 đã hoàn thành phổ cập cấp II cho toàn bộ 16 xã và thị trấn

Toàn Huyện có 25 trường mẫu giáo, 19 trường tiểu học, 16 trường trung học cơ sở, 2 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề Ngoài ra, huyện còn có 4 lớp mẫu giáo tư thục, 7 trường dân lập phổ thông, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp ( Trung cấp công nghiệp in, Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Công nhân kỹ thuật cầu Thăng Long) và có 6 trường đại học và cao đẳng ( Đại học

Mỏ - Địa chất, Học viện Tài Chính kế toán, Đại học Ngoại Ngữ, Học việc Kỹ thuật quân sự, Học viện Cảnh sát và trường Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tácgiải quyết tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa được đăng ký hộ khẩu theochức năng của CSQLHC về TTXH

GIẢIQUYẾTTÌNHTRẠNGNHÂNKHẨUTHỰCTẾCƯTRÚNHƯNGCH ƯAĐƯỢCĐĂNGKÝHỘKHẨUTHEO CHỨCNĂNGCỦA CSQLHC VỀ TTXH

- Về tình hình chung: Tình hình dân số Huyện Từ Liêm sẽ tăng trong những năm tiếp theo cả về cơ học và tự nhiên theo đúng quy luật chung của sự phát triển kinh tế, xã hội

- Về biến động dân cư: tình hình biến động cơ học của nhân khẩu, diễn biến phức tạp Do đó sự thay đổi của cơ chế chính sách sự tự do tìm kiếm việc làm và tìm nơi cư trú sẽ làm cho sự biến động về nhân khẩu phức tạp, sự chuyển đi, chuyển đến, thay đổi chỗở và nơi làm việc sẽ làm cho công tác ĐKHK khó khăn phức tạp hơn

3.2.1 Bổ sung hoàn thiện những quy định của pháp luật về tình trạng nhân khẩu thực tế cư trú nhưng chưa đăng ký hộ khẩu theo chức năng của CSQLHC về TTXH

+ ĐKQLHK là hoạt động quản lý con người đểđảm bảo tính khoa học cần phải tiến hành trên quy định cụ thể của pháp luật, quy định hành chính về ANTT, quy định tiến hành ĐKQLHK, NK cụ thể: pháp luật hành chính, Nghịđịnh 51/CP, các văn bản hướng dẫn chỉđạo của Công an TP Hà Nội

+ Việc bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật được xác định là hoạt động thường xuyên, cần thiết của cơ quan lập pháp tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các cơ quan chức năng cóđịnh hướng, thống nhất Bên cạnh đó, đảm bảo tính thực thi của hệ thống quy phạm pháp luật trong từng thời kỳ nhất định

+ Trên thực tế hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn cũng như các quy định của địa phương vẫn chưa thực sựđáp ứng các yêu cầu đề ra Do đó, dẫn đến sự bất cập giữa lý luận và thực tiễn đòi hỏi cần giải quyết

+ Nhà nước cần chủđộng xây dựng kế hoạch nghiên cứu khảo sát việc thực hiện các quy định vềĐKQLHK theo vùng, khu vực, lĩnh vực để có quy định đăng ký, quản lý cho sát hợp tạo điều kiện cho quá trình thực hiện Ví dụ: Quy định đăng ký hộ khẩu đối với người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài khi đến lưu trúở Việt Nam

+ Tổng hợp kết quả nghiên cứu Nhà nước cần xây dựng luật cư trúđểđiều chỉnh chung đối với mọi công dân khi đến cư trú tại Việt Nam

+ Luật cư trú xây dựng trên cơ sởđảm bảo thống nhất với các quy định khác đồng thời phải đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội, công tác nghiệp vụ và quyền nghĩa vụ hợp pháp của công dân, cóý nghĩa thực tiễn đối với mọi tầng lớp nhân dân trên cả nước

+ Nghiên cứu tình hình thực tế nhân khẩu hộ khẩu trên địa bàn để có những đánh giá chính xác, khách quan, toàn diện về tình trạng nhân hộ khẩu ở Huyện Từ Liêm

+ Có văn bản hướng dẫn tiến hành phân cấp trong ĐKQLHK cho phù hợp:

+ Công an TP Hà Nội với trách nhiệm làđơn vị trực tiếp, thực hiện các quy định vềĐKQLHK cần sớm có kế hoạch tổng kết để làm rõ những điểm hợp lý và chưa hợp lý của các quy định vềĐKQLHK Từđó chỉđạo Công an Huyện Từ Liêm thực hiện tốt công tác ĐKQLHK

+ Thông qua thực tiễn hoạt động, cụ thể hoá các vi phạm pháp luật, các quy định của địa phương của lực lượng Công an cơ sở như: nắm tình hình ĐKQLHK, đăng ký TTTV, quản lý giáo dục đối tượng vận động quần chúng tham gia vào công tác quản lý để tìm ra những cơ sở, thiếu sót cho việc tham mưu đề xuất, xây dựng và ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật làm hành lang pháp lý cho quá trình tổ chức thực hiện công tác ĐKQLHK

+ Công an cấp trên quan tâm lãnh đạo, chỉđạo Công an cơ sở thường xuyên tiến hành rà soát đăng ký quản lý TTTV của các nhân khẩu trên địa bàn, qua đó tổng kết rút kinh nghiệm đánh giá chất lượng công tác, có kế hoạch nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩở cơ sở và kịp thời động viên khen thưởng đối với những người có thành tích tốt, hoàn thành nhiệm vụ tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm trong công tác

+ Trước hết những vấn đề vướng mắc Công an Huyện Từ Liêm cần có văn bản đề nghị Công an TP; đề nghị Bộ Công an có hướng dẫn cụ thểđểđịa phương thực hiện, tránh tuỳ tiện không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ vi phạm quyền làm chủ của công dân

3.2.2 Lựa chọn đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý hộ khẩu nhân khẩu thực hiện cóđủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức uy tính đáp ứng yêu cầu ởđịa bàn; Tăng cường dầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật phương tiện hồ sơ biểu mẫu phục vụ công tác quản lý hộ khẩu nhân khẩu

Cán bộ là gốc của mọi công việc năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm là hai điều kiện cần vàđủđể mỗi cán bộ, chiến sĩ có khả năng thực hiện tốt có hiệu quả nhiệm vụ của mình Do đó, muốn công tác có hiệu quả không thể thiếu hai điều kiện trên Trong khi đó hiện nay ởđịa bàn Huyện Từ Liêm còn một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm trong công tác chưa cao khiến cho hiệu quả công tác ĐKQLHK luôn bị hạn chế Yêu cầu đặt ra là cần phải có các biện pháp cụ thểđể nâng cao trình độ, cải tiến phong cách, lề lối làm việc cho cán bộ, chiến sĩ Xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và kiến thức thực tiễn kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Ngày đăng: 29/02/2024, 02:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w