Giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, chuẩn bị những năng lực, phẩm chất và các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ vào học lớp 1. Và giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội là một phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện một đứa trẻ, là nền tảng quan trọng chuẩn bị cho trẻ hành trang bước vào lớp Một. Giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời sống hằng ngày của trẻ. Để có được tình cảm kỹ năng xã hội thì trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè. Trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập, thực hiện hằng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ.. Tuy nhiên hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới thì cha mẹ lại càng có ít thời gian bên cạnh trẻ. Và cha mẹ trẻ chỉ chú trọng vào việc phát triển nhận thức, phát triển thể chất cho trẻ mà quên đi việc phát triển cho trẻ những tình cảm, kỹ năng sống hằng ngày cần thiết, thay vào đó là sự nuông chiều, bao bọc, làm hộ làm thay trẻ khiến trẻ ỷ lại, phụ thuộc vào cha mẹ, nhút nhát, thiếu sự tự tin, không có sự lắng nghe, chia sẻ, làm việc nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống hạn chế
Trang 1TRIỂN TÌNH CẢM – KỸ NĂNG XÃ HỘI CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
1 Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non luôn hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ, chuẩn bị những năng lực, phẩm chất và các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ vào học lớp 1 Và giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội là một phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện một đứa trẻ, là nền tảng quan trọng chuẩn bị cho trẻ hành trang bước vào lớp Một Giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội tạo cơ hội cho trẻ vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn gần gũi với đời sống hằng ngày của trẻ Để có được tình cảm - kỹ năng xã hội thì trẻ cần phải có thời gian, trong một quá trình tập luyện thường xuyên với sự hỗ trợ của người lớn và bạn bè Trẻ thường học các hành vi thông qua việc bắt chước, nhập tâm, qua luyện tập, thực hiện hằng ngày, lâu dần trở thành kỹ năng của trẻ Tuy nhiên hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới thì cha mẹ lại càng có ít thời gian bên cạnh trẻ Và cha mẹ trẻ chỉ chú trọng vào việc phát triển nhận thức, phát triển thể chất cho trẻ mà quên đi việc phát triển cho trẻ những tình cảm, kỹ năng sống hằng ngày cần thiết, thay vào đó
là sự nuông chiều, bao bọc, làm hộ làm thay trẻ khiến trẻ ỷ lại, phụ thuộc vào cha mẹ, nhút nhát, thiếu sự tự tin, không có sự lắng nghe, chia sẻ, làm việc nhóm, các kỹ năng trong cuộc sống hạn chế
Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi để tìm ra những cách thức hay, những biện pháp tốt nhất cho cách giảng dạy của mình để giúp trẻ phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi”
2 Phạm vi nghiên cứu
Tôi thực hiện đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi” tại lớp Lá 2
Trang 23 Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại lớp Lá 2 do tôi phụ trách giảng dạy, chăm sóc
4 Mục đích nghiên cứu
Tôi chọn đề tài này với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ, giúp trẻ phát triển một số kỹ năng sống đơn giản Giúp trẻ tự lập, tự tin, mạnh dạn, thể hiện mình Với phụ huynh thì phụ huynh có thể thấy được tầm quan trọng của phụ huynh trong công tác chăm sóc, giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội, từ đó Phụ huynh có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc giáo dục, phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ, tạo sự gắn kết, thấu hiểu nhau hơn giữa phụ huynh và trẻ, giữa phụ huynh và giáo viên, nhà trường
5 Điểm mới trong sáng kiến
Có sự tham gia tích cực, trực tiếp cũng như gián tiếp của phụ huynh vào công tác giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ tại lớp, ở nhà
II PHẦN NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
Con người có những cảm xúc cơ bản như là vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm, khinh bỉ Ngoài những cảm xúc cơ bản, con người cũng trải nghiệm những cảm xúc khác như: xấu hổ, bối rối, ghen tị, tự hào, thất vọng, hối tiếc được gọi là những cảm xúc xã hội Những cảm xúc này liên quan đến sự đánh giá hành vi của con người là tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực và khả năng nhìn nhận về bản thân trong mối quan hệ với người khác, ảnh hưởng tới cách nghĩ hoặc đánh giá về bản thân mỗi con người Kỹ năng xã hội là một dạng hành động nhằm thực hiện các mối quan
hệ của cá nhân với mọi người xung quanh trên cơ sở nắm vững phương thức thực hiện
và sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm xã hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh Là một tập hợp các kỹ năng giúp con người giao tiếp, tương tác, thích nghi, hòa nhập với xã hội, được những người xung quanh chấp nhận và là một phần trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người Nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội được tích hợp lồng ghép trong tất cả các hoạt động, từ hoạt động học tập đến hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động… và được xuyên suốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi thời điểm, mọi tình huống Việc giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội được tích hợp vào hoạt
Trang 3động phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ Các hoạt động phải gần gũi, không xa lạ, gắn với thực tế của địa phương, đảm bảo
tự nhiên nhẹ nhàng Việc giáo dục tình cảm – kỹ năng xã hội không chỉ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn mà nó còn là tiền đề cho quá trình phát triển toàn diện nhân cách trẻ, là một nhiệm vụ không thể thiếu trong công tác giáo dục mầm non, là vấn đề then chốt,
là nền móng để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục Thực hiện tốt nhiệm vụ này sẽ giúp trẻ tự tin, sống có trách nhiệm và tham gia tốt hơn vào các hoạt động xã hội, để trẻ vững bước vào lớp 1
2 Thực trạng của vấn đề :
* Thuận lợi
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như: tham dự các chuyên đề của trường bạn, dự các tiết dạy tốt của đồng nghiệp,…
Lớp được trang bị đầy đủ cơ sở sở vật chất, các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: máy vi tính, đàn, ti vi, đầu đĩa, máy catset… phù hợp với trẻ
Đa số trẻ của lớp Lá nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi
Giáo viên chủ nhiệm của lớp năng động, nhiệt huyết, đạt trình độ trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác, đoàn kết giúp đỡ nhau và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 giáo viên ở lớp trong việc thực hiện các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ
* Khó khăn
Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều, một số trẻ trong lớp còn nhút nhát, thiếu tự tin, chưa chủ động làm một số công việc hàng ngày
Gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức cho trẻ mà không chú ý đến việc phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ Phụ huynh nuông chiều chăm sóc từ việc cho ăn, cho uống đến mặc quần áo, vệ sinh cá nhân … có trẻ thể hiện những hành vi ứng xử chưa phù hợp với xã hội nhưng phụ huynh không quan tâm, buông lỏng, chiều theo sở thích cá nhân của trẻ
3 Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
Trang 4Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ.
Trước khi xây dựng kế hoạch, tôi căn cứ vào mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi trong lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của chương trình giáo dục mầm non
về cơ sở vật chất của lớp, kinh tế, văn hóa, xã hội của gia đình, nhà trường, địa phương, khả năng, kinh nghiệm của trẻ Cụ thể là tôi quan sát, theo dõi, tìm hiểu, để hiểu tâm sinh lý từng trẻ thông qua các hoạt động chơi, hoạt động học, và các hoạt động khác trong ngày, sau đó ghi chép đánh giá sự phát triển của từng trẻ Căn cứ vào kết quả đánh giá tôi áp dụng phương pháp phân loại, phân trẻ thành từng nhóm Tôi xây dựng, tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm Giáo viên là người tạo điều kiện, cơ hội, hướng dẫn, gợi mở giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động hằng ngày
Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải hết sức linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thực tế xảy ra Các loại kế hoạch phải có sự thống nhất về nội dung, phương pháp…Ví dụ như là đầu năm các lớp xây dựng kế hoạch giáo dục năm và kế hoạch chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm thì các kế hoạch tháng/ chủ đề kế hoạch tuần, kế hoạch ngày phải bám vào nội dung kế hoạch năm sao cho thống nhất
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động phù hợp độ tuổi
Tạo môi trường tâm lý cho trẻ
Khi xây dựng môi trường tâm lý, giáo viên cần xây dựng môi trường tâm lý thật hân thiện, thoải mái, nhẹ nhàng gần gũi Một môi trường không có la mắng, không có bạo lực hay xúc phạm trẻ Khi trẻ cảm thấy an toàn trong môi trường của mình, trẻ sẽ mong muốn khám phá và tiếp cận những trải nghiệm cũng như những kiến thức mới; môi trường học tập an toàn là nơi mà trẻ không bị lạm dụng thể chất và lời nói Luôn tôn trọng trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự khẳng định bản thân (khuyến khích trẻ tham gia hợp tác cùng phát triển) Đối xử công bằng với mỗi trẻ Thái độ của cô với trẻ và những người khác luôn mẫu mực để trẻ noi theo
Luôn tạo cho trẻ niềm vui xuyên suốt trong tất cả các hoạt động trong ngày, từ hoạt động học, đến hoạt động chơi, hoạt động ngoài trời hay mọi lúc mọi nơi Tôi đưa
ra các câu hỏi mở hướng sự chú ý của trẻ tới mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với
Trang 5con người và những mẫu hành vi đúng, đẹp cũng như các ứng xử giữa con người với con người mà trẻ đã được nghe và quan sát Đồng thời hướng dẫn tạo điều kiện cho trẻ liên hệ bản thân với bạn, với người thân trong cuộc sống hàng ngày Tăng cường các hoạt động giao tiếp, giao lưu cảm xúc giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo và giữa trẻ với những người xung quanh, đây chính là điều kiện để giúp trẻ tự tin thiết lập sự gắn
bó và hình thành các mối quan hệ xã hội
Tạo môi trường cơ sở vật chất
Trong nhóm lớp tôi bố trí không gian để sắp xếp các góc chơi cho trẻ phù hợp, thuận tiện, đồ dùng đồ chơi để nơi dễ lấy, dễ thấy, dễ tìm và phải thuận tiện cho việc đi lại Không gian đủ diện tích cho mọi trẻ được giao tiếp và qua lại giữa các nhóm chơi với nhau Đồ dùng đồ chơi trong các góc cần đa dạng, mang tính mở, luôn được bổ sung, luân chuyển và đổi mới tạo cho trẻ sự hấp dẫn, khích thích trẻ hoạt động tích cực, mở rộng nội dung chơi, các quan hệ giao tiếp (trẻ được thực hành, luyện tập cách ứng xử trong giao tiếp) Tôi luôn bổ sung thêm đồ chơi trong các góc theo từng chủ đề
để tạo sự tò mò, khám phá của trẻ, kích thích trẻ tích cực giao tiếp với nhau, tạo cho trẻ nhiều cơ hội hợp tác với bạn, giúp đỡ bạn khi bạn cần; tạo tình huống để trẻ học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau
Biện pháp 3: Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động.
Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua hoạt động học
Hoạt động học tập nói chung mang tính bắt buộc nhưng hoạt động học tập của trẻ mầm non không mang tính bắt buộc Lứa tuổi mẫu giáo, trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội Khác với người lớn, trẻ em thực sự học trong khi chơi, trẻ lĩnh hội các tri thức khoa học trong trường mầm non qua phương châm “Chơi mà học, học mà chơi” Do vậy, chơi giữ vai trò là hoạt động chủ đạo trong các hoạt động trong trường mẫu giáo Trường mầm non là môi trường để trẻ trải nghiệm, phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội, hành vi xã hội cho trẻ, cũng như cung cấp cho trẻ những tri thức cần thiết cho giai đoạn tiếp theo
Với các hoạt động khám phá, tôi lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng
xã hội cho trẻ tương ứng với mỗi sự kiện trong tháng, mỗi đề tài khám phá Ví dụ: với
đề tài “Gia đình thân yêu của bé”, tôi hướng cho trẻ quan tâm tới các thành viên trong
Trang 6gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên, thói quen, sở thích của mỗi người Từ đó trẻ thêm yêu quý gia đình mình và tôn trọng thói quen, sở thích riêng của mỗi người Tiếp theo, tôi gợi ý cho trẻ nói về những đồ dùng gia đình, ý nghĩa của một số đồ dùng đặc biệt, đó có thể là những món qùa sinh nhật hay những đồ dùng kỷ niệm của gia đình, từ đó trẻ biết giữ gìn, trân trọng và nâng niu những đồ dùng ấy
Trong giờ học làm quen với tác phẩm văn học, tôi giúp trẻ nhận thức đúng tình cảm, hành vi chuẩn mực và hành vi không chuẩn mực, mượn hình ảnh các nhân vật trong tác phẩm để khuyến khích trẻ hướng tới các hành vi chuẩn mực và tình cảm đúng đắn thông qua việc đàm thoại về nội dung truyện, hay trẻ thể hiện tình cảm của mình qua kể chuyện hoặc đọc thơ, đóng kịch Từ đó, tôi giáo dục trẻ vận dụng những tình cảm và hành vi đạo đức đúng đắn mà trẻ lĩnh hội được trong giờ học vào cuộc sống thực Ví dụ như tôi cho trẻ kể chuyện sáng tạo: “Chó sói và cừu non” Cô kể một đoạn chuyện và tạo tình huống Trẻ thảo luận sáng tạo ra kết thúc của câu chuyện Qua câu chuyện con rút ra bài học gì? Sau đó tôi giúp trẻ hiểu rằng khi gặp nguy hiểm phải thật bình tĩnh, dũng cảm nghĩ ra cách để thoát thân như chú cừu non
Bên cạnh đó, việc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội còn được tôi thực hiện thông qua các giờ học âm nhạc với những giai điệu vui tươi, hồ hởi ngọt ngào, êm đềm của các bài hát và vận động minh họa ngộ nghĩnh đáng yêu giúp trẻ thêm yêu người, yêu cuộc sống, hay tinh thần đồng đội của các bạn khi tham gia các trò chơi tập thể trong giờ học thể dục cũng luôn được tôi cổ vũ trẻ phát huy, tuy nhiên không chỉ là những tiết học chính trên lớp, song song với các giờ học trên lớp các con cũng được lĩnh hội những bài học về tình cảm và kỹ năng xã hội thông qua các giờ học năng khiếu như học vẽ, học múa, Ở đây tất cả các bạn trong khối sẽ được học cùng nhau, được chơi cùng nhau, được thể hiện mình và là một dịp để trẻ giao lưu, học hỏi rất tốt
Như vậy qua mỗi giờ học ở lớp, dường như là một sân chơi đối với trẻ, ở đó trẻ được thể hiện tất cả các cung bậc của cảm xúc của mình Đó là sự tiếc nuối cho một bạn sắp hoàn thành yêu cầu của cô mà thời gian đã hết, đó là sự hào hứng cổ vũ bạn chơi, là niềm vui được hóa thân vào các nhân vật cổ tích, là sự hứng khởi của các vận
Trang 7động viên chuẩn bị bước vào sàn thi đấu, đó cũng là những nụ cười, những tiếng hò reo trong niềm vui chiến thắng
Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
Hoạt động ngoài trời, dạo chơi tham quan là môi trường trải nghiệm thực tiễn giúp trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội một cách tự nhiên nhất Trong hoạt động này, trẻ có thể tiếp nhận những tình cảm của mọi người giành cho trẻ qua cảm nhận của chính mình Cũng qua hoạt động dạo chơi tham quan, trẻ được thể hiện tình yêu với con người, tình yêu với thiên nhiên cỏ cây hoa lá, với làng xóm, khu phố, quê hương đất nước theo cách riêng của trẻ Có thể là những câu chuyện trẻ nói với chú bảo vệ, cô lao công trong các buổi giao lưu mà tôi tổ chức cho các cháu tham gia hay những hành động nhỏ như chăm sóc cây xanh tại góc thiên nhiên của lớp, trong vườn trường Từ những hoạt động ấy, trẻ dần hình thành các hành vi giao tiếp văn minh nơi công cộng, trẻ không nóng vội, biết nhường nhịn khi chờ xếp hàng đến lượt mình, các bạn con trai lớp tôi luôn sẵn sàng nhường nhịn và bênh vực các bạn con gái Ví dụ: hàng tuần tôi phân công các tổ thay phiên nhau chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên của lớp Khi đến lượt tổ nào là trẻ tự ý thức được công việc của mình Tôi cho trẻ sử dụng những dụng cụ để chăm sóc cây xanh như bình tưới nước bằng chai lavie hay dụng cụ xới đất được làm từ vỏ hộp sữa chua
Ngoài hoạt động dạo chơi tham quan, tôi còn cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động ngoài trời Thông qua các trò chơi đó, trẻ ý thức tuân thủ cách chơi, luật chơi của trò chơi, đồng thời phát triển khả năng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa trẻ
và bạn
Ví dụ như khi tôi cho trẻ chơi trò chơi “Rồng rắng lên mây”, trẻ nắm vững cách chơi và luật chơi sao cho không để bị bắt mất khúc đuôi, để có thể hoàn thành trò chơi, trẻ và bạn cần có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau để tránh việc “ông chủ” bắt được khúc đuôi của “mẹ con rồng rắn”
Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi trong lớp.
Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là một hoạt động mang màu sắc tình cảm và kỹ năng xã hội rõ rệt, trong hoạt động này, trẻ có thể thỏa sức
Trang 8chia sẻ, giải bày và khẳng định được chính bản thân mình Với hoạt động vui chơi trong lớp phản ánh sự độc đáo, đa dạng của nhận thức, ngôn ngữ của trẻ, đó là sự tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh Khi chơi trẻ được trò chuyện, đối thoại cùng nhau, trẻ nói cho bạn nghe và bạn hiểu những lời mà trẻ nói Từ đó trẻ biết cách tôn trọng, hợp tác, chia sẻ, chấp nhận với các bạn cùng chơi Trong khi tổ chức cho trẻ chơi, tôi luôn quan sát để nhận biết các biểu hiện tình cảm phong phú, đa dạng của trẻ, tìm hiểu nguyên nhân của các biểu hiện đó để có các tác động giáo dục kịp thời
Ví dụ: ở góc “bác sĩ”, 2 bạn đóng làm bác sĩ và y tá đã không thể hiện đúng vai chơi của mình là phải nhẹ nhàng, ân cần với bệnh nhân, với cương vị là người hướng dẫn tôi đã phân tích đồng thời hướng dẫn, làm mẫu cho trẻ xem để trẻ thể hiện đúng vai chơi và đạt hiệu quả Tôi đã tạo điều kiện và mở rộng phạm vi chơi cho trẻ để trẻ chơi tốt hơn, tôi thiết kế môi trường chơi mở cho trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu với những cốc nước giải khát của cô bán hàng sau giờ làm việc mệt mỏi hay chị hai ẵm em
bé đến nhờ bác sỹ tới khám bệnh cho mẹ khi mẹ bị ốm, hay cả nhà cùng đi siêu thị dạo chơi…
Và kết quả là trẻ rất hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi và chủ động rủ các bạn cùng chơi với mình Trẻ tự do chơi theo những ý tưởng sáng tạo của mình và thỏa sức chơi đùa trong thế giới người lớn thu nhỏ Từ sự giao lưu với các nhóm chơi khác, trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người, đặc biệt là các bậc phụ huynh trong lớp, đôi lúc trẻ có những câu hỏi quan tâm tới công việc và nhu cầu, sở thích của mọi người Đồng thời qua đó, trẻ học được cách ứng xử lịch sự, cách quan tâm chia sẻ với mọi người và các kỹ năng xã hội
Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động ngày hội,
ngày lễ:
Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường mầm non có một ý nghĩa quan trọng đối với trẻ, đối với trường mầm non và ngành Mầm non nói chung Trước hết đối với trẻ, lễ, hội chính là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội, trong những thời điểm có ý nghĩa xã hội nhất, để giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ Hoạt động này đem lại cho trẻ niềm vui, những ấn tượng đẹp, đồng thời là phương tiện giáo dục mạnh mẽ về mọi mặt đối với trẻ
Trang 9Những ngày hội, ngày lễ được tổ chức vui tươi sẽ mang lại cho trẻ cái mới lạ, niềm vui, sự hưng phấn, thích thú khi tham gia Từ những trải nghiệm ấy đôi khi sẽ để lại dấu ấn suốt đời với trẻ Tổ chức ngày hội, ngày lễ sẽ nâng cao được tình cảm, tình yêu quê hương, với đất nước, với con người, với lao động Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ còn có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục những phẩm chất đạo đức cho trẻ Vì khi trẻ tham gia vào những công việc chuẩn bị cho ngày hội, ngày lễ cùng cô, là điều kiện giúp cô rèn luyện cho trẻ tính độc lập, sáng tạo, tính tập thể, lòng tự tin vào bản thân
và là điều kiện để dạy trẻ biết quan tâm niềm nở với khách, mạnh dạn trong giao tiếp Đặc biệt qua việc trang trí trường, lớp trang hoàng đẹp đẽ, những bài thơ, bài hát, điệu múa của trẻ sẽ có tác dụng giáo dục lòng yêu thích cái đẹp, thích tạo ra cái đẹp, say mê hát múa và đọc thơ
Phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động ăn ngủ, tự
phục vụ:
Việc giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội được thực hiện mọi lúc mọi nơi, từ giờ đón trả trẻ đến hoạt động ăn ngủ, tự phục vụ của trẻ Ngày nay khi xã hội phát triển cùng với đó tri thức của trẻ cũng tiến bộ rõ rệt nhưng bên cạnh đó kỹ năng xã hội của trẻ dường như bị tụt lùi Điều này càng thể hiện rõ với trẻ ở thành thị, những vùng kinh
tế phát triển Chúng ta dễ dàng bắt gặp trẻ 5 - 6 tuổi vẫn còn được bố mẹ chăm bẵm từng ly từng tí từ việc vệ sinh cá nhân, mặc quần áo đến việc xúc cơm cho ăn Những việc này vô tình sẽ làm mất dần kỹ năng tự phục vụ ở trẻ Đối với đứa trẻ kỹ năng tự phục vụ là rất cần thiết, nếu không có kỹ năng đó thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày cho đứa trẻ sau này Thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh, kỹ năng tự phục vụ của trẻ được rèn luyện, giáo dục thường xuyên nhất
Ngay từ đầu năm học tôi đã dạy trẻ biết giữ gìn quần áo chân tay sạch sẽ, trước khi ăn là phải rửa tay, lau mặt, dạy trẻ có những hành vi văn hóa trong ăn uống, qua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: biết tự rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết mời trước khi ăn, khi ăn ngồi ngay ngắn, biết cách
sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống gọn gàng, không làm rơi vãi thức ăn, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn Ăn xong cất bát thìa vào nơi quy định, đi vệ sinh rồi phụ giúp cô lau bàn, cất ghế Trong giờ ngủ rèn cho trẻ nề nếp khi ngủ không nói chuyện, không nằm sấp, không cầm đồ chơi trong tay, khi ngủ dậy giúp cô gấp chiếu, cất gối… Cứ như thế ngày này qua ngày khác, lâu dần trẻ thực hiện thành nề nếp mà
Trang 10không cần giáo viên phải nhắc nhở Những kỹ năng ấy không chỉ được trẻ thực hiện ở trường mà còn phối hợp, trao đổi với phụ huynh để trẻ thực hiện ở nhà hay ở bất kì đâu khi trẻ đi đến Bên cạnh đó nêu gương là cách tôi giúp trẻ nhút nhát, thụ động thành trẻ mạnh dạn, tự tin hơn với mọi hoạt động trong ngày Tôi tạo một góc, đó là góc “ cháu ngoan Bác Hồ”, mỗi khi trẻ làm tốt tôi thường cho trẻ cắm cờ lên “ cháu ngoan Bác Hồ”, mỗi lần như vậy trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào với các bạn, mong chờ được khoe với bố mẹ vào mỗi buổi chiều, khoe với bố mẹ vì sao hôm nay trẻ được cắm cờ cho bố mẹ biết Với cách làm này trẻ sẽ luôn vui vẻ, tự tin, phấn đấu để đến cuối ngày được lên cắm cờ từ đó luôn diễn ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trẻ Kết quả giúp trẻ có nhu cầu hoàn thiện bản thân cao, dần dần thói quen tốt nảy sinh trở thành một nhu cầu, kỹ năng sống tốt của trẻ, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành nhân cách tốt cho trẻ
Biện pháp 4: Phối hợp với đồng nghiệp, tuyên truyền với phụ huynh giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ
Phối hợp với đồng nghiệp giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ
Phối hợp với đồng nghiệp trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ cũng rất quan trọng Hai cô trong một lớp cần có sự thống nhất với nhau về phương thức, cách thức chăm sóc, giáo dục trẻ Để thực hiện được điều đó tôi thường ngồi lại cùng nhau, bàn bạc cùng lên kế hoạch chăm sóc, nuôi dạy trẻ Đồng thời, tôi cũng học tập từ các đồng nghiệp khác thông qua các buổi họp, thảo luận tổ, các buổi tham quan, dự giờ học tập tại trường bạn
Phối hợp, tuyên truyền với phụ huynh giáo dục tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ
Trong giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, những tác động giáo dục cần thống nhất, tránh mâu thuẫn nhau Việc thống nhất những tác động giáo dục không chỉ được thực hiện trong trường mầm non hay trong gia đình mà còn phải thống nhất trong nhận thức và hành động giáo dục giữa trường mầm non với các gia đình, giữa cô giáo
và cha mẹ các cháu Điều đó rất cần cho sự hình thành và phát triển thái độ, hành vi ứng xử tốt đẹp của mỗi đứa trẻ đối với con người và cuộc sống xung quanh Cha mẹ trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ Vì cha mẹ trẻ là một phần không thể thiếu trong con đường hình thành và phát triển các tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ, là sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất giữa nhà trường