1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp giúp trẻ 5 6 tuổi vận động tốt trong âm nhạc

9 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Giúp Trẻ 5-6 Tuổi Vận Động Tốt Trong Âm Nhạc
Trường học trường mầm non
Chuyên ngành giáo dục âm nhạc
Thể loại đề tài
Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 76 KB

Nội dung

Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ. Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực cảm thụ của trẻ. Dựa trên các đặc điểm đó , chung ta hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Để hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình sư phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện. Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc. Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những giải pháp tốt nhất cho cách giảng dạy của mình để giúp trẻ vận động tốt trong âm nhạc. Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 56 tuổi vận động tốt trong âm nhạc”.

Trang 1

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP

TRẺ 5-6 TUỔI VẬN ĐỘNG TỐT

TRONG ÂM NHẠC

I PHẦN MỞ ĐẦU:

1 Lý do chọn đề tài:

Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc Đặc biệt phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật

đề ra trong tiết học Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực cảm thụ của trẻ Dựa trên các đặc điểm đó , chung ta hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng phát triển hoàn thiện hơn Để hình thành kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ tốt phải có một quá trình sư phạm dài bởi vì cho

dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải đảo xa xôi Trẻ

em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc Chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo, để tìm ra những cách thức hay, những giải pháp tốt nhất cho cách giảng dạy của mình để giúp trẻ vận động tốt trong âm nhạc Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 5-6 tuổi vận động tốt trong âm nhạc”

Trang 2

2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của tôi nằm tại lớp Lá 2

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong lớp tôi phụ trách

4 Mục đích nghiên cứu:

Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi vận động tốt trong âm nhạc” nhằm nâng cao chất lượng của việc phát triển vận động cho trẻ, giúp trẻ phát triển kĩ năng lắng nghe, cảm nhận nhịp điệu, giai điệu từ đó trẻ vận động tốt Giúp trẻ tự tin, biểu diễn tốt các động tác và có khả năng thể hiện tình cảm vào bài hát

II PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

Âm nhạc thực sự gần gũi với trẻ thơ, âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung giáo dục, vừa là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ Vận động theo nhạc là hoạt động phối hợp giữa âm nhạc và các động tác nhảy múa hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc,

gõ đệm theo nhạc tạo cho con người có được sự cảm nhận về nhịp điệu, góp phần tích cực vào việc phát triển toàn diện nhân cách Vận động theo nhạc giúp trẻ phát triển cơ bắp và các tố chất như độ bền, độ linh hoạt, dẻo dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự cân bằng, sự khéo léo Theo các nhà tâm lý học, vấn đề mấu chốt của việc vận động theo nhạc nằm ở mối tương quan giữa hoạt động thể chất và hoạt động chí não Giáo dục âm nhạc là hoạt động mang tính nghệ thuật Ở trường mầm non, giáo dục âm nhạc được tiến hành thông qua các hoạt động: dạy hát, nghe hát, vận động theo nhạc Trong đó vận động theo nhạc được tiến hành ở hoạt động học hoặc ở mọi thời điểm trong ngày của trẻ, tích hợp trong các giờ hoạt động và trong các ngày hội, ngày lễ Để làm tốt nội dung giáo dục âm nhạc, đòi hỏi giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc Đặc biệt phải có vốn

Trang 3

kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng linh hoạt những phương pháp, biện pháp, thủ thuật đề ra trong tiết học Trẻ mầm non rất yêu thích âm nhạc nhưng nhiều trẻ chưa có kỹ năng vận động theo nhạc Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn khi vận động cộng với những kỹ năng vận động của trẻ còn đơn điệu, chưa mang tính nghệ thuật Để khắc phục và nâng cao chất lượng vận động trong âm nhạc, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ, giáo viên phải tự tạo ra môi trường để trẻ được đắm mình trong

âm nhạc,tạo ra nhiều đồ chơi, đồ dùng âm nhạc phù hợp nhằm kích thích trẻ vận động một cách có hiệu quả

2 Thực trạng của vấn đề :

* Thuận lợi

Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm giúp đỡ giáo viên, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có đủ phương tiện để chăm sóc và dạy trẻ như: tham

dự các chuyên đề của trường bạn, dự các tiết dạy tốt về âm nhạc của đồng nghiệp,…

Lớp được trang bị đầy đủ cơ sở sở vật chất, các trang thiết bị, đồ dùng thuận tiện như: Máy vi tính, đàn, ti vi, đầu đĩa, máy catset… phù hợp với trẻ

Đa số trẻ của lớp Lá nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi

Giáo viên chủ nhiệm của lớp nhiệt tình, có đủ trình độ chuyên môn, đạt trình độ trên chuẩn, nhiệt tình trong công tác, đoàn kết giúp đỡ nhau trong việc chăm sóc giáo dục trẻ

* Khó khăn

Khả năng nhận thức, cảm nhận âm nhạc của mỗi trẻ không giống nhau; Một số trẻ quá hiếu động, một số trẻ còn rụt rè, chưa mạnh dạn, chưa phát huy hết khả năng của mình trong vận động trong âm nhạc; Phụ huynh đa phần là công nhân lao động, không có thời gian, ít quan tâm đến trẻ

Trang 4

3 Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:

Biện pháp 1: Làm mẫu chuẩn vận động theo nhạc và xây dựng các động tác vận động phù hợp.

Âm nhạc là trừu tượng nhưng có tính giáo dục nghệ thuật sâu sắc Vì vậy việc sớm tư duy trực quan và kích thích những yếu tố ban đầu là rất cần thiết Vai trò của cô giáo trong vấn đề này là phải tạo được sự hướng thú để trẻ say

mê, ham thích hoạt động nghệ thuật Vì vậy trước khi cho trẻ hoạt động nghệ thật cô cần có những hình thức gợi mở, dẫn dắt giới thiệu và được xem cô biểudiễn mẫu với mức độ hoàn thiện nhất Làm mẫu là biện pháp quan trọng nhằm mục đích cho trẻ tri giác toàn vẹn (Tri giác âm nhạc và vận động trong một khối thống nhất) Với những bài hát rõ nhịp, phách, hoặc các loại hình tiết tấu tôi chọn hình thức vận động theo nhịp, phách, tiết tấu Dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi âm nhạc gõ đệm theo bài hát cũng có nhiều cách dạy Giáo viên cần căn cứ vào loại nhịp, cấu trúc hình tiết tấu của bài hát để chọn hình thức vỗ tay, gõ đệm và cách dạy cho phù hợp

Trong tổ chức có nhiều trẻ tham gia vận động, di chuyển đội hình, múa động tác của trẻ nam khác động tác của trẻ nữ…Muốn thể hiện toàn vẹn trong

sự kết hợp với âm thanh, âm nhạc cùng một lúc là không thể được Vì vậy để đảm bảo tính toàn vẹn của tri giác, cô cần sử dụng biện pháp trình bày cùng với lời giải thích động tác của trẻ nam trước, động tác của trẻ nữ sau Có thể giải thích dưới hình thức dựng hình ảnh mô phỏng hoặc chỉ dẫn ngắn gọn, dễ

hiểu Ví dụ khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài: “Chú bộ đội” có động tác hai

tay vung tự nhiên chân dậm mạnh, cô có thể nói: “Hai tay các con vung tự nhiên, chân dậm mạnh giống như chú bộ đội đang hành quân đấy các con ạ.” Trong chương trình một số bài múa đã có biên soạn động tác múa gợi ý, song

cô có thể dạy trẻ phối hợp các động tác tay chân, thân hình và thể hiện qua nét mặt kết hợp với âm nhạc

Trang 5

Biện pháp 2: Chính xác hóa các động tác vận động.

Đây là biện pháp quan trọng giúp trẻ nắm vững các kỹ năng vận động Vận động theo nhạc là hoạt động mang tính sáng tạo nên trước khi định hướng các động tác vận động, tôi thường tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng sáng tạo của mình và cho trẻ thực hiện thử Với những bài thực hiện theo nhịp phách tiết tấu trẻ đã biết, tôi cho trẻ nhớ lại hình thức vận động và thực hiện thử ghép vào lời bài hát Sau đó tôi chính xác lại bằng cách thực hiện động tác cho trẻ quan sát kết hợp với lời giải thích ngắn gọn giúp trẻ nắm vững kỹ năng vận động Ví dụ: Khi cho trẻ vận động bài hát “Múa cho mẹ xem” của tác giả Xuân Giao tôi cho trẻ suy nghĩ một số động tác theo ý mình

và cho một hoặc hai trẻ thực hiện thử Sau đó sẽ cùng trẻ nhận xét, đánh giá xem động tác đó có phù hợp với lời bài hát và tính chất nhạc không Nếu phù hợp tôi sẽ lựa chọn động tác đó của trẻ cùng với những động tác tôi định hướng để tổng hợp thành một hệ thống các động tác liên hoàn theo lời ca của bài hát Để trẻ thực hiện đúng và chính xác thì cô cần thực hiện lại cho trẻ quan sát và kết hợp phân tích động tác Hoặc cho trẻ vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non” của nhạc sĩ Phạm Tuyên tôi sẽ để trẻ nhớ lại cách vỗ tay theo tiết tấu chậm Sau đó tôi chính xác lại hình thức vận động này bằng cách thực hiện vỗ câu hát đầu tiên kết hợp giải thích ngắn gọn Với việc hướng dẫn chính xác của tôi nên tất cả trẻ đều thực hiện đúng và rất hứng thú trong hoạt động Việc chính xác hóa các động tác bằng cách phân tích và giải thích giúp trẻ nắm vững các kỹ năng vận động, góp phần nâng cao khả năng vận động theo nhạc cho trẻ

Biện pháp 3: Tăng cường luyện tập, phát triển năng khiếu vận động theo nhạc cho trẻ.

Với âm nhạc từ học hát hay vận động theo nhạc trẻ phải được bắt chước

và luyện tập nhiều lần các động tác mới một cách chính xác và chi tiết Tôi cần sử dụng một số biện pháp sau:

Trang 6

Làm mẫu lại các động tác có sự kết hợp của âm nhạc với mục đích khôi phục lại trong trí nhớ, tri giác thính giác và trình tự động tác Khi luyện tập cô phải cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát (Bản nhạc) Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca trọn vẹn câu hát Chỉ dẫn trẻ thực hiện động tác cùng với âm nhạc Chỉ dẫn chi tiết, chính xác, đặc điểm động tác cùng với âm nhạc, đồng thời khích thích trẻ hoạt động độc lập

Sửa chữa dần những chi tiết không chính xác (Tách ra để tập riêng) Tổ chức linh hoạt, đa dạng cách học thuộc các động tác để gây hứng thú và trẻ tích cực hoạt động dưới các hình thức cả lớp, tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ hát, tổ vận động Cô khuyến khích trẻ tự vận động để tạo khả năng theo dõi, và giúp trẻ làm chính xác lại

Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, vận động minh hoạ, múa…Cô luôn chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho

cô làm mẫu, tất cả nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ

Mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt với các đặc điểm tâm sinh lý khác nhau,

do đó khả năng vận động theo nhạc của từng trẻ khác nhau Trong đó có một

số trẻ có năng khiếu vận động theo nhạc, khả năng tiếp nhận nhanh, động tác đúng, đẹp Với các trẻ này tôi thường dành thêm thời gian để giúp trẻ luyện tập và phát triển năng khiếu của mình Ngoài ra tôi còn cho các bé làm quen với một số điệu múa cơ bản qua đĩa hình và dạy trẻ một số động tác múa đơn giản, phù hợp như: hái đào, guộn đèn, lắc mông, đánh cồng, nhún giật, mõ mời, mõ ký, mõ sẹt để nâng cao kỹ năng vận động theo nhạc cho trẻ

Củng cố và hoàn thiện kỹ năng là bước tiếp theo giúp trẻ thể hiện độc lập, sáng tạo, truyền cảm, đồng cảm với hình tượng nghệ thuật, tôi có thể yêu cầu trẻ nhớ lại trình tự các động tác, biết phối hợp với các bạn sẵn sàng thực hiện bài tập

Trang 7

Sự hình thành các kỹ năng vận động theo nhạc cần phải tăng cường luyện tập, vận dụng các phương pháp, biện pháp linh hoạt, sáng tạo

Biện pháp 4: Tạo môi trường âm nhạc.

Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêuthích Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mầm non Do đặc diểm tâm sinh lý lứa tuổi Mẫu giáo, các cháu tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc

là rất cần thiết Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn trang trí xung quanh lớp

Sử dụng đồ dùng điện tử hiện đại như: đàn Organ, ti vi, đầu đĩa, vi tính,

vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh từ hoạ báo, lịch…có nội dung về hoạt động âm nhạc, nội dung bài sắp học để trang trí hoặc làm đồ dùng cho giảng dạy, chuẩn bị đồ chơi âm nhạc, bởi vì đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ như Đàn, xắc xô, trống, kèn, mõ, trang phục, đồ chơi tự tạo có muôn hình muôn vẻ bởi chúng được tạo ra từ những vật sẵn có,

dễ kiếm, dễ làm Nguồn gốc của đồ chơi tự tạo là vô tận Làm đồ chơi tự tạo

là hoạt động sáng tạo và độc đáo Có thể dùng luôn những đồ vật thông thường trong sinh hoạt hàng ngày, sử dụng trực tiếp những vật liệu tự nhiên làm đồ chơi và bằng những vật liệu thu lượm được

Tôi xây dựng góc hoạt động âm nhạc với cách trang trí đẹp, nhiều đồ chơi đảm bảo an toàn, đa dạng về chủng loại, chất liệu Các đồ chơi được sắp xếp sao cho gọn gàng, dễ lấy, dễ cất, có thể sử dụng vào các hoạt động khác

Biện pháp 5: Tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình vận động theo nhạc.

Vận động theo nhạc là quá trình trẻ thực hành trải nghiệm và cảm thụ nghệ thuật Để quá trình vận động không bị đơn điệu, nhàm chán Tôi tổ chức

Trang 8

cho trẻ thực hiện vận động dưới nhiều hình thức thi đua có lồng yếu tố vui chơi Ví dụ như khi cho trẻ vận động bài “Đố bạn” tôi tổ chức cuộc thi tài giữa các đội: Đội voi con, đội hươu sao, đội gấu đen Sau đó cho trẻ bình chọn đội xuất sắc nhất Qua việc tổ chức thi đua sôi động như vậy, trẻ rất hứng thú vận động và rất mạnh dạn tự tin thể hiện khả năng của mình

Và để giúp trẻ hứng thú hơn tôi còn sử dụng các dụng cụ âm nhạc trong quá trình trẻ vận động Ngoài các dụng cụ được nhà trường cung cấp tôi còn

sử dụng các loại dụng cụ tự làm như: lon bia làm trống lắc, thanh tre làm phách, mũ múa làm từ xốp lá Vừa sử dụng nhạc cụ trẻ còn được quan sát hình ảnh, mặc trang phục biểu diễn phù hợp Ví dụ: dạy trẻ gõ đệm theo nhịp bài “Cháu yêu cô chú công nhân” của tác giả Hoàng Văn Yến Cô tạo hứng thú cho trẻ bằng cách cho trẻ quan sát tranh, ảnh về các cô chú công nhân Cô trò chuyện cùng trẻ về các cô chú công nhân, giáo dục trẻ yêu quý và biết ơn các cô chú công nhân Cô hỏi trẻ đã được làm quen với bài hát nào nói về nghề công nhân? Ai sáng tác bài hát? Sau đó cô dạy trẻ vận động theo nhạc Hoặc khi dạy trẻ vận động minh hoạ bài “trống cơm” nhạc dân ca Tôi cho cả lớp mặc trang phục dân gian và đeo trống cơm Tôi nhận thấy trên nét mặt vui tươi, hồ hởi trên mỗi trẻ Trẻ vui sướng hòa mình vào bài hát với trang phục dân gian và trống cơm Trẻ được mặc trang phục và sử dụng đạo cụ và biểu diễn phù hợp với tính chất âm nhạc và nội dung bài hát sẽ làm phong phú thêm đời sống văn hoá, có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, góp phần vào việc hình thành nhân cách trẻ thơ

Kết quả tôi thấy trẻ rất hứng thú, có ý thức, tích cực tham gia hoạt động, đạt được những yêu cầu của bài soạn Với những bài múa, thể dục nhịp điệu tôi sử dụng một số dụng cụ phù hợp với bài hát như lựa chọn dây hoa, vải lụa, dây nơ Việc sử dụng hợp lý các dụng cụ âm nhạc trong quá trình trẻ vận động làm tăng hứng thú, phát huy tích cực vận động của trẻ, từ đó nâng cao hiệu quả quá trình vận động theo nhạc của trẻ

Trang 9

4 Kết quả mang lại của sáng kiến

Sau thời gian áp dụng một số biện pháp giúp trẻ vận động tốt trong âm nhạc, tôi nhận thấy có những chuyển biến rất là rõ rệt, phần lớn trẻ trong lớp

đã có hướng chuyển biến rất tích cực:

+ Các cháu rất yêu thích và có hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc + Khả năng cảm nhận âm nhạc, nhịp điệu, giai điệu của trẻ tốt hơn

+ Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, biết thể hiện sắc thái tình cảm và vận động tốt hơn trong âm nhạc

Củ Chi, ngày 03 tháng 12 năm 2020 Người viết

Ngày đăng: 20/02/2024, 22:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w