Với mục tiêu thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, khắc phục những tồn tại trong kiểm soát chi thường xuyên cũng như đảm bảo thực hiện được những mục tiêu mà TABM
T ÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế của đất nước, trong những năm qua công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) qua Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã có bước chuyển biến cơ bản, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế
Từ khi Luật NSNN ra đời, kiểm soát chi NSNN bước đầu tạo ra những thay đổi sâu sắc cả về nhận thức lý luận cũng như thực tiễn và đạt được những thành tựu quan trọng như: Xoá bỏ tình trạng bao cấp qua ngân sách tăng thu, giảm chi, hạn chế đi đến xoá bỏ phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách, kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển
Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Treasury and budget management information system – Viết tắt là TABMIS) đã đem lại nhiều lợi ích cho công cuộc cải cách quản lý NSNN của Việt Nam, tuy nhiên, TABMIS là dự án lớn cả về mục tiêu, phạm vi và đối tượng sử dụng, nên trong quá trình thực hiện sẽ gặp không ít vướng mắc, khó khăn ; việc áp dụng TABMIS đã có tác động đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính, đặc biệt là chi NSNN Để tăng cường trong kiểm soát chi NSNN trong điều kiện hội nhập quốc tế, các cấp thẩm quyền đã ban hành đồng thờ thay thế một số Luật, văn bản liên quan quản lý, sử dụng và kiểm soát các khoản chi thuộc NSNN Năm 2013, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được ban hành, năm 2015 Luật NSNN số 83/2015/QH13 thay thế Luật NSNN số 01/2002/QH11 có hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017 Hầu hết các bộ, ngành, địa phương và tổ chức đã tích cực triển khai thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Tuy nhiên, tình trạng buông lỏng quản lý, vi phạm các nguyên tắc quản lý tài chính, ngân sách, làm thất thoát tài sản của Nhà nước còn khá lớn KBNN với chức năng kiểm soát chi NSNN như “người gác cổng” giữ cho các chế độ về chi tiêu ngân sách không bị phá vỡ, góp phần hoàn thiện hơn công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN
Với mục tiêu thực hiện thành công Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, khắc phục những tồn tại trong kiểm soát chi thường xuyên cũng như đảm bảo thực hiện được những mục tiêu mà TABMIS hướng tới cần phải kiện toàn và hoàn thiện hàng loạt vấn đề có liên quan đến quá trình quản lý hệ thống tài chính công, trong đó nội dung cốt lõi là công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN ngày càng hoàn thiện
Luận văn Kinh tế quản lý
11 hơn theo hướng "Gắn kết quản lý quĩ với qui trình quản lý ngân sách từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải cách công tác kế toán ngân sách nhà nước, hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo tài chính" đó chính là lý do tôi chọn đề “Hoàn thiện công tác quản lý, kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau” để nghiên cứu với mong muốn phản ánh những tồn tại vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi thường xuyên quan KBNN Cà Mau và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau.
M ỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở các lý luận về NSNN, hệ thống TABMIS, chi thường xuyên và kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS và thực trạng kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện TABMIS tại KBNN Cà Mau đồng thời phản ánh những bất cập của kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS Qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN phù hợp với yêu cầu quản lý của hệ thống TABMIS và hướng khắc phục những điểm tồn tại hạn chế góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại KBNN Cà Mau
- Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN và công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS
- Khảo sát thực tế, phân tích, đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau.
C ÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Những yêu cầu đặt ra đối với kiểm soát chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS là gì?
Luận văn Kinh tế quản lý
Thực trạng và những bất cập trong công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau là gì? Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN qua KBNN trong điều kiện áp dụng TABMIS tại Cà Mau là gì?
Đ ỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là chi NSNN, kiểm soát chi thường xuyên NSNN; kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS
- Phạm vi nghiên cứu là thực trạng về công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với đơn vị dự toán và trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau từ năm 2014- 2017 Đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với đơn vị dự toán và trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN
P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp hệ thống hóa, khái quát hóa, tư duy logic được sử dụng để hệ thống các lý luận về NSNN, chi thường xuyên và qui trình chi thường xuyên NSNN;
Hệ thống TABMIS và các yêu cầu đối với kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS
- Phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp tham khảo ý kiến chuyên gia gồm 08 chuyên viên đang công tác trong ngành KBNN và Sở Tài chính và 08 chuyên viên đang công tác trong các sở chủ quản như: Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Giáo dục – Đào tạo; Sở Văn hoá thể thao và du lịch; Sở Lao động - Thương binh - Xã hội nhằm xác định các những hạn chế, bất cập trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các Đơn vị dự toán (ĐVDT) tại KBNN Cà Mau trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS; các khía cạnh đo lường chúng và các giải pháp hoàn thiện quản lý trong giai đoạn hiện nay
- Phương pháp thống kê mô tả (bằng SPSS) để so sánh, đối chiếu để sử dụng lượng hóa mức độ đánh giá của các chuyên gia về những bất cập của kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các đơn vị dự toán trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau Trong đó:
Luận văn Kinh tế quản lý
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Cục Thống kê, KBNN, Sở Tài chính các số liệu từ các báo cáo khoa học đã được công bố, các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả về lĩnh vực mà đề tài quan tâm
- Dữ liệu sơ cấp: Trực tiếp trao đổi, xin ý kiến chuyên gia để hiệu chỉnh bảng hỏi sau đó phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, viên chức hiện đang làm việc trong các đơn vị dự toán (cũng là các đơn vị có giao dịch với KBNN Cà Mau) và các cơ quan quản lý NSNN về chi thường xuyên từ khâu lập dự toán, sử dụng và quyết toán NSNN cho nhiệm vụ chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng TABMIS Trong đó, một số cơ quan vừa có vai trò của đơn vị dự toán vừa có vai trò của đơn vị có thẩm quyền trong quản lý chi thường xuyên như: Văn phòng Hội đồng Nhân dân (HĐND) và Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Ủy ban Nhân dân (UBND), Sở Tài chính, KBNN Cà Mau, một số sở chủ quản như Sở Khoa học - Công nghệ; Sở Giáo dục - Ðào tạo; Sở Vãn hóa – Thể thao & Du Lịch; Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, vv.
K ẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bảng biểu và phụ lục thì đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về NSNN và kiểm soát chi thường xuyên đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS
Tác giả khái quát những vấn đề cơ bản về NSNN và chi NSNN; quản lý chi thường xuyên NSNN từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán NSNN, là cơ sở pháp lý để thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các cơ quan, đơn vị
Chương 2: Kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau
Tác giả giới thiệu tổng quan về tỉnh Cà Mau và tình hình triển khai ứng dụng hệ thống TABMIS vào kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Cà Mau, tác giả trọng tâm trình bày các bước kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS tại tỉnh Cà Mau và đánh giá những hạn chế, bất cập trong quá trình tố chức thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và khảo sát lấy ý kiến đánh giá cán bộ, viên chức ở các ĐVDT, Sở Tài chính và KBNN tỉnh Cà Mau và cho qua kết quả nghiên cứu
Luận văn Kinh tế quản lý
Chương 3: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau trong giai đoạn hiện nay Tác giả đã dựa vào kết quả thảo luận nhóm tập trung; kết quả đánh giá những hạn chế, bất cập trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT trong điều kiện ứng dụng hệ thống TABMIS; chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT trong điều kiện ứng dụng hệ thống TABMIS
Luận văn Kinh tế quản lý
TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT
K HÁI QUÁT VỀ N GÂN SÁCH N HÀ NƯỚC VÀ CHI N GÂN SÁCH N HÀ NƯỚC
1.1.1 Ngân sách Nhà nước và vai trò của Ngân sách Nhà nước
NSNN hay Ngân sách Chính phủ là một phạm trù kinh tế và lịch sử, là thành phần cơ bản trong hệ thống tài chính nhà nước NSNN gắn với sự hình thành và phát triển của Nhà nước, hàng hoá và tiền tệ Nhà nước với tư cách là cơ quan quyền lực thực hiện duy trì và phát triển xã hội cần phải quy định và thực hiện các khoản thu, chi để đảm bảo yêu cầu thực hiện được các chức năng của mình, đó chính là NSNN Điều 14 Luật NSNN 2015 qui định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của
Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”
Theo đó, NSNN chính là kế hoạch thu, chi được Quốc hội phê chuẩn cho từng năm tài chính Về nội dung kinh tế (NDKT), NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh giữa Nhà nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quĩ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi tham gia phân phối các nguồn tài chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định
NSNN có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, ngoài việc đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước, NSNN còn là một trong những công cụ tài chính được sử dụng nhằm điều hành ổn định vĩ mô nền kinh tế
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và nội dung chi thường xuyên
Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh (Khoản 6, Điều 4, Luật NSNN)
Luận văn Kinh tế quản lý
Chi thường xuyên có phạm vi rộng, gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của nhà nước Khoản chi này mang tính chất tiêu dùng, quy mô và cơ cấu chi thường xuyên phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức bộ máy nhà nước Chi thường xuyên bao gồm:
- Chi cho các đơn vị sự nghiệp gồm:
Chi cho hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế của nhà nước
Chi cho hoạt động các đơn vị sự nghiệp văn hóa – xã hội
- Chi cho các hoạt động quản lý nhà nước (chi quản lý hành chính)
- Chi cho hoạt động an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội
* Đặc điểm của chi thường xuyên
Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bố tương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm trong kỳ kế hoạch
Hiệu quả của chi thường xuyên không thể đánh giá, xác định cụ thể như chi cho đầu tư phát triển Hiệu quả của nó không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà được thể hiện qua sự ổn định chính trị-xã hội từ đó thúc đẩy sự phát triển bện vững của đất nước Đặc điểm trên cho thấy vai trò chi thường xuyên có thể ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống kinh tế xã hội của một quốc gia
Chi hoạt động theo chức năng, hiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao
Chi nhiệm vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí
Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật)
* Nội dung của chi thường xuyên
Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định
Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn: chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi vật tư văn phòng, chi công tác phí, chi các khoản đặc thù, hi sửa chữa thường xuyên tài sản cố địnhphục vụ công tác chuyên môn, chi đoàn ra đoàn vào
Luận văn Kinh tế quản lý
Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện vật tư không theo các chương trình dự án sử dụng nguồn kinh phí thường xuyên
Các khoản chi thường xuyên khác
Các khoản chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí theo quy định, bao gồm: chi cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí.
Tổng quan về TABMIS
Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc - “Treasury and Budget Management Information System” - viết tắt là TABMIS là một trong 4 cấu phần quan trọng của dự án cải cách tài chính công của Chính phủ Việt Nam đã được triển khai vận hành tại tỉnh Cà Mau từ tháng 4 năm 2011
Hệ thống TABMIS bao gồm các phân hệ thực hiện các chức năng: phân bổ ngân sách, sổ cái, kiểm soát chi, cam kết chi, quản lý thu, quản lý ngân quỹ, báo cáo trong đó phân hệ sổ cái là trung tâm quản lý theo dõi số liệu hạch toán kế toán của TABMIS ; Phân hệ phân bổ ngân sách có chức năng quản lý số liệu phân bổ, điều chỉnh ngân sách các cấp; Phân hệ quản lý cam kết chi thực hiện dành dự toán ngân sách để đảm bảo thanh toán cho các hợp đồng đã ký kết giữa các ĐVSDNS với các nhà cung cấp
Trong 6 phân hệ của hệ thống TABMIS có 2 phân hệ là phân bổ NS và quản lý cam kết chi có ảnh hưởng rất lớn đến qui trình chi NSNN
Phân hệ phân bổ NS là phân hệ quản lý chu trình phân bổ, điều chỉnh và chuyển giao ngân sách, Cơ quan Tài chính thực hiện phân bổ dự toán - tức là chuyển hoá các văn bản giao dự toán của các cấp có thẩm quyền thành dự toán trên hệ thống để các ĐVSDNS thực hiện rút dự toán phục vụ cho các nhiệm vụ chi NSNN
Phân hệ quản lý cam kết chi là phân hệ ghi chép cam kết trên cơ sở dự toán được phân bổ theo từng ĐVSDNS nhằm đảm bảo dự toán NS có đủ để chi tiêu trước khi bắt đầu mua sắm và nó làm tăng công nợ phải trả
Hệ thống TABMIS với khả năng quản lý bằng 12 đoạn mã COA với thiết lập tài khoản lên đến 43 ký tự kiểm soát chi tiết đến từng đơn vị sử dụng NS thông qua mã hiệu gọi là mã đơn vị có quan hệ ngân sách (ĐVSDNS), cho phép người dùng khai thác một cách chi tiết kịp thời, đầy đủ và chính xác các thông tin số liệu phục vụ mọi yêu cầu điều hành quản lý NSNN (Quyết định số 1269/QĐ-BTC ngày 22/4/2004) Vì vậy, tham gia vào kiểm soát chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng Hệ thống
Luận văn Kinh tế quản lý
TABMIS đòi hỏi các ĐVDT phải phân tích một cách cụ thể, công khai minh bạch các nguồn kinh phí, tuân thủ các quy định về mẫu biểu, về phương pháp hạch toán, về thời gian thực hiện …
Việc áp dụng cơ chế mới, hiện đại về quản lý, cấp phát NS, đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế là một trong số các nội dung quan trọng trong quá trình cải cách quản lý Tài chính công
Hệ thống TABMIS ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, để hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên cần quan tâm đến việc ứng dụng TABMIS trong quản lý NS từ khâu dự toán, chấp hành dự toán đến khâu quyết toán NSNN Hệ thống TABMIS được xem là bước đột phát về công nghệ thông tin trong quản lý NSNN của Chính phủ Việt Nam.
Q UẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN N GÂN SÁCH N HÀ NƯỚC
1.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Cơ sở pháp lý về quản lý chi thường xuyên NSNN là hệ thống các văn bản qui định từ khâu lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán NSNN do Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính ban hành Hệ thống văn bản này đã góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường pháp lý cho toàn bộ hoạt động NSNN Tạo lập khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế, tăng cường tính công khai minh bạch cho các tổ chức cá nhân tham gia vào kiểm soát chi NSNN
Quản lý chi thường xuyên NSNN tuân thủ theo kiểm soát chi NSNN nói chung bao gồm 3 khâu:
(1) Lập dự toán chi NSNN;
(2) Chấp hành dự toán chi NSNN;
Ba khâu này được thực hiện độc lập với nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, đảm bảo việc tuân thủ các qui định pháp luật về chi thường xuyên NSNN Trong đó, lập dự toán là việc các đơn vị sử dụng NSNN dự tính số chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh được giao trong năm kế hoạch; chấp hành dự toán chi thường xuyên NSNN là việc thực hiện chi thường xuyên NSNN trên cơ sở dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; còn quyết toán chi thường xuyên NSNN là việc tổng hợp các
Luận văn Kinh tế quản lý
19 khoản NSNN đã chi đảm bảo hợp pháp, hợp lệ, trong khuôn khổ dự toán đã được duyệt và thực hiện đúng các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị đã đặt ra
1.3.2 Lập dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Lập dự toán là khâu đầu tiên trong quản lý chi thường xuyên NSNN, tất cả các khoản chi NSNN đều phải được lập dự toán, khi đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt dự toán thì được xem như chỉ tiêu pháp lệnh Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh và phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh để lập dự toán cho phù hợp Ngoài ra, việc lập dự toán chi thường xuyên phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, căn cứ vào hướng dẫn cách thức lập dự toán và thông báo số kiểm tra hàng năm
1.3.3 Tổng hợp và thẩm định dự toán chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Thẩm định dự toán là quá trình mà các ĐVDT cấp trên đối với dự toán NS Trung ương và Cơ quan Tài chính đối với ĐVDT NS địa phương kiểm tra, rà soát xem việc lập dự toán của các đơn vị có đảm bảo các qui định về thời gian, mẫu biểu, đặc biệt là về các căn cứ pháp lý, tiêu chuẩn định mức, chế độ qui định hay không, mục tiêu cuối cùng của công tác thẩm định là đảm bảo dự toán sát với số thực hiện nhất
Thẩm định dự toán đối với ĐVDT là kiểm tra tính tuân thủ để ngăn ngừa và điều chỉnh những sai sót Qua thẩm định sẽ thực hiện cắt giảm những khoản chi không cần thiết hoặc bổ sung những khoản chi cần thiết cho những nhiệm vụ mới phát sinh đảm bảo vừa chủ động cân đối nguồn vừa đảm bảo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của các ĐVDT
Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, việc thẩm định và tổng hợp dự toán còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo về mẫu biểu, các chỉ tiêu làm cơ sở cho việc theo dõi, phản ánh theo đúng yêu cầu quản lý, phân bổ và đồng bộ dự toán chi thường xuyên NSNN
1.3.4 Phân bổ và đồng bộ dự toán
Việc phân bổ dự toán NSNN được chia làm 2 phần :
Luận văn Kinh tế quản lý
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Uỷ ban nhân dân cấp trên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất 10 ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định và phân bổ dự toán
Căn cứ dự toán thu, chi ngân sách được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao, ĐVDT cấp I của gân sách trung ương và các cấp ngân sách địa phương thực hiện phân bổ và giao dự toán thu, chi cho từng đơn vị trực thuộc trước ngày 31 tháng 12 năm trước
(2) Đồng bộ vào ứng dụng công nghệ thông tin:
Trong trường hợp áp dụng công nghệ thông tin, căn cứ vào quyết định giao dự toán của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ dự toán cho các ĐVDT theo quy định
Các cơ quan dự toán ở trung ương, cơ quan tài chính ở địa phương và Kho bạc Nhà nước thực hiện đồng bộ dự toán vào hệ thống ứng dụng theo phân luồng trách nhiệm trong hệ thống và quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Việc phân bổ, giao dự toán chi NS và đồng bộ dự toán cho các ĐVSDNS phải hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước
1.3.5 Tạm cấp, điều chỉnh dự toán
Trong trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được Quốc hội, HĐND quyết định, cơ quan tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước các cấp theo chức năng thực hiện tạm cấp ngân sách cho các nhiệm vụ chi không thể trì hoãn được cho đến khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định:
+ Chi lương và các khoản có tính chất tiền lương;
+ Chi nghiệp vụ phí và công vụ phí;
+ Chi bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới;
+ Một số khoản chi cần thiết khác để bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa;
+ Chi cho dự án chuyển tiếp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; các dự án đầu tư chuyển tiếp quan trọng, cấp bách khác để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh
Luận văn Kinh tế quản lý
Mức tạm cấp hàng tháng tối đa cho các nhiệm vụ quy định tại các điểm trên không quá mức chi bình quân 01 tháng của năm trước
-Điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trong trường hợp có biến động về ngân sách so với dự toán đã phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể:
+Chính phủ lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước trình Quốc hội quyết định;
+Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội về dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách nhà nước và nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, UBND các cấp lập dự toán điều chỉnh tổng thể ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định
K IỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN N GÂN SÁCH N HÀ NƯỚC
1.4.1 Điều kiện chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Chi thường xuyên NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây: Đã có trong dự toán được giao; Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; Đã được thủ trưởng đơn vị quyết định chi; và có đầy đủ hồ sơ chứng từ
1.4 2 Nguyên tắc kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên
- Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ NSNN, cấp ngân sách và mục lục NSNN Các khoản chi NSNN bằng ngoại tệ, hiện vật, ngày công lao động được quy đổi và hạch toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định
- Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ Kho bạc cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hoá dịch vụ, trường hợp chưa thực hiện được việc thanh toán trực tiếp, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán qua ĐVSDNS
- Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách Căn cứ vào quyết định của cơ quan tài chính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, KBNN thực hiện việc thu hồi cho NSNN theo đúng trình tự quy định
1.4.3 Hình thức chi trả các khoản chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
*Chi trả theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước: Hình thức này áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước; đơn vị sự nghiệp công lập; tổ chức chính trị xã hội, chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp được NSNN hỗ trợ kinh phí thường xuyên (TX) ; Đối tượng khác theo hướng dẫn riêng của cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ vào nhu cầu chi và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng Đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) lập và gửi hồ sơ theo quy định, gửi KBNN nơi giao dịch để làm căn cứ kiểm soát thanh toán
KBNN kiểm tra kiểm soát các hồ sơ của ĐVSDNS, nếu đủ điều kiện theo quy định thì thực hiện chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc chi trả qua ĐVSDNS Khi thực hiện chi trả theo hình thức rút dự toán từ
Luận văn Kinh tế quản lý
KBNN phải đảm bảo các khoản chi đáp ứng các điều kiện chi NSNN theo quy định và hạch toán đúng quy định của mục lục NSNN hiện hành
* Chi trả theo hình thức lệnh chi tiền: là hình thức Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất và kiểm soát hồ sơ, chứng từ của từng khoản chi đảm bảo các điều kiện, ra lệnh chi tiền chuyển cho KBNN để chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ NS và chi trả cho đối tượng thụ hưởng theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan Tài chính
1.4.4 Thời hạn chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước
Thời hạn chi, tạm ứng ngân sách đối với nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách được thực hiện chậm nhất đến hết ngày 31/12 Trường hợp đã có khối lượng, công việc thực hiện đến hết ngày 31/12 thì thời hạn chi ngân sách được thực hiện đến hết ngày 31/01 năm sau Thời gian chỉnh lý quyết toán của các cấp ngân sách đến 31/01 năm sau Ngoài ra, thời hạn chi đối với chi chương trình mục tiêu quốc gia có tính chất sự nghiệp được quy định riêng cho hàng năm Dự toán năm nào chỉ được chi cho nhiệm vụ năm đó
1.4.5 Kiểm soát cam kết chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước
Cam kết chi (CKC) thường xuyên là việc các đơn vị dự toán cam kết sử dụng dự toán chi ngân sách thường xuyên được giao hàng năm (có thể một phần hoặc toàn bộ) để thanh toán cho hợp đồng đã được ký giữa đơn vị dự toán với nhà cung cấp Để thực hiện CKC phải đảm bảo các điều kiện: Đề nghị CKC của đơn vị dự toán phải đầy đủ các chỉ tiêu thông tin theo mẫu quy định và đảm bảo tính pháp lý; Số tiền đề nghị trên CKC không vượt quá dự toán còn được phép sử dụng; Đề nghị CKC năm ngân sách hiện hành của đơn vị dự toán phải gửi đến KBNN chậm nhất đến hết ngày 30/12 năm hiện hành
Trên thế giới, việc kiểm soát CKC đã được thực hiện khá phổ biến, tuy nhiên CKC lại là một khái niệm mới trong quản lý NSNN ở Việt Nam, CKC vừa là một nghiệp vụ vừa là một trong những phân hệ của Hệ thống TABMIS được thiết lập và ứng dụng trong quản lý và điều hành NSNN
Về mặt pháp lý, CKC được thực hiện khi đơn vị tiến hành ký hợp đồng với đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ Đến giai đoạn xuất quỹ ngân sách thì CKC chính là sự
Luận văn Kinh tế quản lý
25 cam kết dành khoản dự toán tương ứng để thanh toán cho nhà cung cấp khi đơn vị nhận được một phần hay toàn bộ hàng hoá dịch vụ mà nhà cung cấp đã cung cấp
Giá trị của CKC đối với hợp đồng được thực hiện trong 1 năm ngân sách: là số tiền được nêu trong hợp đồng, còn đối với hợp đồng được thực hiện trong nhiều năm
NS là số tiền dự kiến bố trí cho hợp đồng đó trong năm NS, đảm bảo trong phạm vi dự toán năm được duyệt và giá trị hợp đồng còn được phép CKC của hợp đồng đó
T RÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN , ĐƠN VỊ TRONG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN
1.5.1 Các đơn vị dự toán Đơn vị dự toán (ĐVDT) cấp I trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao để thực hiện phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc; chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các ĐVDT cấp dưới trực thuộc theo quy định ĐVDT cấp II là đơn vị cấp dưới ĐVDT cấp I nhận dự toán từ ĐVDT cấp I và phân bổ dự toán cho ĐVDT cấp III ( trường hợp được uỷ quyền của ĐVDT cấp I), chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và công tác kế toán và quyết toán của các ĐVDT cấp dưới theo quy định ĐVDT cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách, có trách nhiệm tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và ĐVSDNS trực thuộc (nếu có) theo quy định Đơn vị cấp dưới của ĐVDT cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán theo quy định
Các đơn vị thụ hưởng NSNN phải mở tài khoản tại KBNN, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Cơ quan Tài chính, KBNN trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách được giao và quyết toán ngân sách theo đúng chế độ quy định
Cơ quan Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan về dự toán ngân sách; có quyền yêu cầu bố trí lại những khoản thu, chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn, chưa phù hợp với khả năng ngân sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
Chịu trách nhiệm kiểm soát trong suốt quá trình chi tiêu ở khâu xét duyệt dự toán, khâu theo dõi tiến độ sử dụng dự toán để đáp ứng cấp vốn kịp thời hoặc thu hồi vốn đọng hoặc đình chỉ cấp phát và ở khâu kế toán, quyết toán NSNN Quyết toán NSNN là khâu cuối cùng của chu trình quản lý thu - chi ngân sách Quyết toán ngân sách giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình chấp hành NSNN theo kế hoạch ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn Đồng thời, thông qua quyết
Luận văn Kinh tế quản lý
28 toán ngân sách thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chi tiêu sau cấp phát Công tác quyết toán ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của Luật NSNN
Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kế toán, bảo đảm số liệu trong báo cáo quyết toán trung thực, khách quan, chính xác Nội dung báo cáo quyết toán NSNN phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách được duyệt và phải chi tiết theo mục lục NSNN Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ chuyên quản theo dõi các đơn vị đó Hàng năm, cần tổ chức thi kiểm tra trình độ cán bộ kế toán, coi đây là việc cần thiết quan trọng, vì nó có tác động không nhỏ đến chất lượng quản lý NSNN
Chịu trách nhiệm nhập dự toán chi ngân sách vào Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) Đối với các khoản chi do Cơ quan Tài chính quyết định chi bằng hình thức
“lệnh chi tiền”, Cơ quan Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất của từng khoản chi đảm bảo đủ các điều kiện chi ngân sách và đúng đối tượng
Tổ chức, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và cấp dưới lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý;
Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương; báo cáo Thường trực HĐND hoặc Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND (đối với cấp xã) xem xét trước khi báo cáo cơ quan cấp trên;
Căn cứ nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách cấp mình, báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Ðầu tư, cấp trên trực tiếp dự toán ngân sách địa phương và kết quả phân bổ dự toán ngân sách cấp mình đã được HĐND cùng cấp quyết định;
Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung ngân sách cho cấp dưới;
Lập phương án điều chỉnh dự toán NSĐP và phương án phân bổ dự toán thu, chi ngân sách cấp mình, trình HĐND cùng cấp quyết định theo yêu cầu của cơ quan
Luận văn Kinh tế quản lý
29 hành chính nhà nước cấp trên trong trường hợp nghị quyết của HĐND cùng cấp không phù hợp với nhiệm vụ thu, chi ngân sách cấp trên giao;
Kiểm tra Nghị quyết về dự toán ngân sách của HĐND cấp dưới; yêu cầu HĐND cấp dưới điều chỉnh lại dự toán ngân sách trong trường hợp cần thiết
HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm trước
HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách
1.5.5 Cơ quan kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước
Trong qui trình kiểm soát chi thường xuyên NSNN, KBNN có trách nhiệm kiểm soát và hạch toán kế toán các khoản chi NSNN, cụ thể:
Kiểm soát các hồ sơ, chứng từ chi và thực hiện thanh toán kịp thời đối với các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán
“Tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách; xác nhận số thực chi, số tạm ứng; kinh phí cuối năm ngân sách của các ĐVSDNS tại Kho bạc Nhà nước.”
KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI
Một vài nét về tỉnh Cà Mau
Cà Mau là tỉnh cực nam của tổ quốc, thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, được tái lập vào ngày 01/01/1997 Lãnh thổ gồm 2 phần: phần đất liền và vùng biển chủ quyền
Phần đất liền: Diện tích 5.294,87 km2, xếp thứ 2 và bằng 12,97% diện tích khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,58% diện tích cả nước Trong đó, diện tích đất nuôi trồng thủy sản trên 266.735 ha, đất trồng lúa 129.204 ha, đất lâm nghiệp 103.723ha
Nằm ở 8034’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và 104043’ đến 105025 kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 370 km, cách thành phố Cần Thơ 180 km về phía nam Theo đường chim bay, từ bắc tới nam dài 100 km Phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp biển Đông và phía tây giáp Vịnh Thái Lan Cà Mau nằm trên bán đảo, có vị trí địa lý khá đặc biệt, với ba mặt tiếp giáp biển Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều
Cà Mau nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á nên rất thuận lợi giao lưu, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực
- Vùng biển: Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích 71.000 km2 Trong đó, có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Buông và Hòn Đá Bạc…
Năm 2017, tình hình kinh tế có bước tăng trưởng khá, cao hơn năm 2016 và cao hơn bình quân chung của cả nước Tổng sản phẩm trong tỉnh GRDP ước đạt 46.597,42 tỷ đồng, tăng 4,35% so với cùng kỳ Công tác thu ngân sách đạt kết quả cao, số thu ngân sách đạt và vượt so với năm cùng kỳ năm trước Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2017 đạt 4.212,37 tỷ đồng, trong đó thu nội địa ước đạt 4.166,72 tỷ đồng, chiếm 98,92% trong tổng số thu, thu thuế xuất nhập khẩu đạt 16,9 tỷ đồng, chiếm 0,41% Tổng chi ngân sách địa phương đạt 8.998,29 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển đạt
Luận văn Kinh tế quản lý
2.135,65 tỷ đồng, chiếm 23,73% trong tổng chi, chi thường xuyên đạt 5.879,82 tỷ đồng, chiếm 65,34%
Một số nét về Kho bạc Nhà nước Cà Mau
Cùng với sự ra đời và phát triển của hệ thống KBNN, KBNN Cà Mau được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1990 Trải gần 28 năm hình thành và phát triển, KBNN
Cà Mau đã khẳng định được vị thế quan trọng trong các cơ quan quản lý tài chính nhà nước KBNN Cà Mau gồm Văn phòng KBNN tỉnh và 8 KBNN huyện trực thuộc Tổng số cán bộ công chức KBNN Cà Mau hiện nay là 152 người Phân theo chức vụ và ngạch công chức có 01 chuyên viên cao cấp, 05 chuyên viên chính, 84 chuyên viên và tương tương, ngạch bậc khác 62 người Phân theo trình độ đào tạo chuyên môn có
04 Thạc sĩ, 128 Đại học, trình độ khác 20 người Về chính trị có 22 cao cấp, 35 trung cấp
Cụ thể mô hình tổ chức bộ máy KBNN Cà Mau:
Sơ đồ 1 : Cơ cấu tổ chức KBNN Cà Mau
Luận văn Kinh tế quản lý
32 Được sự chỉ đạo trực tiếp của KBNN, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau và sự phối hợp công tác của các ban ngành ở địa phương, cùng với sự cố gắng của tập thể Ban Lãnh đạo và CBCC trong những năm qua, KBNN Cà Mau đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao: Đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối hoạt động nghiệp vụ KBNN, tiền, tài sản Nhà nước giao cho KBNN quản lý Tập trung kịp thời, nhanh chóng các nguồn thu NSNN, điều tiết cho các cấp ngân sách đúng luật định Tổ chức kiểm soát chi ngân sách ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho việc điều hành ngân sách của chính quyền địa phương
Doanh số hoạt động của KBNN Cà Mau ngày một tăng theo sự phát triển của nền kinh tế, năm 2017 là 67.178 tỷ đồng, phục vụ cho 1.560 đơn vị có giao dịch thường xuyên với tổng số 9.172 tài khoản Một trong những đặc thù của công tác kiểm soát thanh toán NSNN qua KBNN Cà Mau hiện nay là số chi từ NSNN chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số chi NSNN trên toàn địa bàn
* Về Chi NSNN giai đoạn 2014 – 2017
Số chi thường xuyên NSNN không ngừng tăng lên qua các năm, các lĩnh vực chi đều cấp phát theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao, trong đó, chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục và chi cho quản lý hành chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi thường xuyên NSNN Chi ngân sách NSNN trong giai đoạn có tăng chủ yếu là do tăng lương cơ sở nên các khoản thanh toán cho cá nhân tăng, giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện thắp sáng, công tác phí có tăng nên chi chi quản lý hành chính có tăng Ngoài nhiệm vụ chi thường xuyên chung như các địa phương khác, trong tổng số chi thường xuyên của các ĐVDT tại tỉnh Cà Mau còn có một số nhiệm vụ chi đặc thù như chi cho công tác đền ơn, đáp nghĩa bao gồm: chi phục vụ thân nhân liệt sỹ; thăm hỏi, hỗ trợ gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng; chi cho công tác xây mộ, nghĩa trang ; kể cả chi cho sự nghiệp y tế, giáo dục cũng có thêm yếu tố đặc thù như: chăm sóc y tế và giáo dục cho trẻ em tàn tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn,…
Luận văn Kinh tế quản lý
Bảng 2.1 Số liệu Chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2014 - 2017 Đơn vị: Triệu đồng
A Chi cân đối ngân sách 6.710.629 7.985.995 7.401.865 8.998.286
1 Chi đầu tư phát triển 884.746 992.422 724.497 2.135.650
Trong đó: Chi đầu tư XDCB 848.746 984.222 548.176
- Chi sự nghiệp kinh tế 558.502 613.955 720.480 1.008.297
- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề 1.761.905 1.932.394 1.898.022 2.100.304
- Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ 34.800 56.421 55.863 27.892
- Chi bảo vệ môi trường 61.988 74.286 66.359 75.088
- Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 48.007 56.348 62.285 73.350
- Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 18.267 19.009 20.038 21.480
- Chi sự nghiệp thể dục thể thao 19.832 20.023 20.466 22.250
- Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội 263.522 204.357 279.637 359.985
- Chi quản lý hành chính 1.093.566 1.219.724 1.248.769 1.239.491
- Chi quốc phòng, an ninh 156.770 179.573 186.642 189.235
B Chi từ nguồn thu quản lý qua ngân sách 624.011 633.680 886.153
- Chi sự nghiệp giáo dục 36.795 42.648 45.641
- Chi đầu tư từ nguồn xố số kiến thiết 549.274 546.659
Nguồn: Niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Cà Mau
Số ĐVDT trên địa bàn tỉnh trong bốn năm (2014-2017) khá ổn định, chỉ tăng nhẹ qua các năm
Tính đến ngày 31/12/2017, có 1.458 đơn vị sử dụng ngân sách đăng ký và sử dụng 7.693 tài khoản giao dịch tại Văn phòng Kho bạc Nhà nước Cà Mau và 08 Kho
Luận văn Kinh tế quản lý
34 bạc Nhà nước huyện Trong đó: 1.029 đơn vị dự toán kinh phí thường xuyên và 199 các đơn vị mở các tài khoản tiền gửi khác, chi tiết giai đoạn từ 2014 đến 2017 như sau:
Bảng 2.2 Tổng hợp tài khoản sử dụng ngân sách của các đơn vị
I Tổng số tài khoản giao dich 8.544 7.902 8.192 7.693
1 Số tài khoản dự toán 5.587 5.232 5.570 5.340
2 Số tài khoản tiền gửi 2.957 2.670 2.622 2.353
II Chi tiết các đơn vị giao dịch 1.497 1.487 1.504 1.458
1 Đơn vị dự toán KP TX 1.031 1.041 1.031 1.029
2 Chủ đầu tư và các cơ quan khác 201 198 202 199
3 Đơn vị hưởng NS không TX 265 248 271 230
Nguồn: Phòng Kế toán nhà nước – KBNN Cà Mau
Quản lý tài khoản kế toán là việc quản lý (chủ yếu là kiểm tra và qui định mã tài khoản) hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc của các tổ chức, đơn vị, cá nhân theo qui định của Bộ Tài chính Hồ sơ đăng ký tài khoản được qui định cụ thể cho từng loại hình tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân Thông thường hồ sơ gồm: quyết định thành lập tổ chức hoặc đơn vị; người đại diện pháp lý (quyết định bổ nhiệm) thường gọi là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có chức trách là Chủ tài khoản, quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng và những người được ủy quyền liên quan Việc sử dụng tài khoản của từng loại hình tổ chức, đơn vị do cơ quan Kho bạc quy định phù hợp với tính chất giao dịch tài chính qua tài khoản do Bộ Tài chính qui định Chẳng hạn, hồ sơ đăng ký và sử dụng tài khoản tại Kho bạc hiện nay được thực hiện theo các qui định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC
Từ khâu quản lý tài khoản, phân loại tài khoản cho các đơn vị khi mở tài khoản để theo dõi và ứng với công tác kiểm soát chi tương ứng cho từng loại hình tài khoản và kiểm soát thanh toán không dùng tiền mặt, theo hướng kiểm soát chặt chẽ công tác thanh toán không dùng tiền mặt và tuyên truyền, vận động chủ tài khoản ưu tiên thanh toán không dùng tiền mặt.
Ứ NG DỤNG HỆ THỐNG TABMIS TRONG KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN TẠI KBNN C À M AU
- Là một trong những cấu phần quan trọng nhất của dự án “Cải cách tài chính công của Chính phủ” phù hợp với thông lệ quốc tế nên được chỉ đạo thực hiện một
Luận văn Kinh tế quản lý
35 cách thống nhất, quyết liệt và đồng bộ thông qua việc hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như đào tạo nguồn nhân lực
- Được đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đảm bảo phù hợp với phần mềm mang tầm quốc tế
- Số liệu tình hình thu chi NSNN hàng năm trên địa bàn ổn định, được đối chiếu quyết toán chính xác
- Là một phần mềm có sẵn bằng tiếng nước ngoài nên một số qui định về cấu hình chưa phù hợp với thực tế quản lý NS tại Việt Nam, đòi hỏi sự nâng cấp, sửa đổi hoàn thiện cũng như yêu cầu rất cao về hạ tầng truyền thông
- TABMIS tác động đến toàn bộ quá trình quản lý tài chính, ngân sách cũng như nghiệp vụ Kho bạc đòi hỏi phải thay đổi hệ thống tài khoản kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KB.
K IỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIÊN ÁP DỤNG TABMIS TẠI KBNN TỈNH C À M AU
Thực hiện các quy định của Nhà nước và các Bộ, ngành hữu quan, các ĐVDT trên địa bàn tỉnh Cà Mau cơ bản chấp hành các quy định trong quy trình chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS, tuy nhiên quá trình thực hiện có áp dụng các quy định mang tính đặc thù địa phương, vùng miền và tính chất nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Việc phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các ĐVSDNS trực thuộc được thực hiện theo nguyên tắc: “Tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực” Các ĐVDT trung ương tổng số giao cho ĐVSDNS được phân bổ chi tiết theo các nhóm mục chi chủ yếu của Mục lục NSNN, còn các ĐVDT ở địa phương thì yêu cầu phân khai chi tiết đến từng mã Nội dung kinh tế (NDKT)
Khi có Quyết định giao dự toán các ĐVDT phải thực hiện phân khai theo các tiêu chí của các đoạn mã chi tiết để làm cơ sở cho việc đồng bộ dự toán vào hệ thống Quá trình này đòi hỏi các ĐVDT phải thực hiện thêm mẫu biểu mới ngoài các mẫu biểu trong hồ sơ dự toán Sau khi các ĐVDT thực hiện phân khai, hay hoàn chỉnh lại
Luận văn Kinh tế quản lý
36 dự toán lần 2 trên cơ sở các quyết định giao dự toán của cơ quan có thẩm quyền, các
Bộ, ngành ở trung ương đã tham gia vào hệ thống TABMIS và cơ quan tài chính ở địa phương tham gia vào hệ thống TABMIS với chức năng “người nhập 1” thực hiện đồng bộ (nhập) dự toán vào hệ thống cho các ĐVSDNS KBNN thực hiện nhập dự toán ngân sách xã, phường
Quá trình phân khai và đồng bộ dự toán vào hệ thống phụ thuộc vào thao tác trên TABMIS của cán bộ được giao thực hiện Do đó, đã xuất hiện nhiều trường hợp sai sót như sai tính chất nguồn, sai mã quan hệ (nhập dự toán của đơn vị này vào đơn vị khác), sai kỳ hạch toán, nhập thừa, nhập thiếu Hơn nữa, tình trạng chia nhỏ dự toán để nhập, hoặc nhập theo từng khoản chi, nghĩa là cơ quan tài chính yêu cầu ĐVDT mang hồ sơ chứng từ lên kiểm soát xong mới nhập dự toán là sai với chế độ qui định, gây trở ngại cho ĐVDT và công tác kiểm soát của KBNN, đặc biệt trong trường hợp khi thực hiện các khoản chi buộc phải cam kết chi, thì việc chia nhỏ dự toán để nhập hay các trường hợp nhập sai dự toán đều dẫn đến việc không đủ dự toán để thực hiện CKC, điều đó gây trở ngại rất lớn cho việc kiểm soát, thanh toán của KBNN
Trong quá trình kiểm soát chi KBNN thực hiện đối chiếu giữa số liệu dự toán trong hệ thống TABMIS với quyết định giao dự toán cho các ĐVDT của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bảng phân khai dự toán, nếu phát hiện sai sót thì thông báo cho cơ quan tài chính biết và thực hiện trình tự điều chỉnh theo qui định Đương nhiên thực hiện công việc này đòi hỏi một khoảng thời gian, thủ tục và các bước nghiệp vụ nhất định gây trở ngại cho ĐVDT
Ngoài ra, về nguyên tắc đồng bộ dự toán vào hệ thống TABMIS là một yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan, đơn vị khi ứng dụng hệ thống TABMIS vào kiểm soát chi thường xuyên Nếu không thực hiện các ĐVDT sẽ không thực hiện được việc rút dự toán để chi cho nhiệm vụ chuyên môn, chính trị của đơn vị trong năm ngân sách
Nhìn chung, việc phân khai và giao dự toán chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Cà Mau hàng năm đã không ngừng được rút ngắn về mặt thời gian, dự toán năm sau luôn tăng cao so với năm trước Tuy nhiên, trong thực tế do điều kiện nguồn thu NSNN không đáp ứng, mặt khác do việc phân khai dự toán của các ĐVDT chậm, ý thức chủ quan của đội ngũ cán bộ - những người trực tiếp đồng bộ dự toán vào Hệ thống nên việc đồng bộ dự toán vào Hệ thống TABMIS thường được thực hiện chưa kịp thời,
Luận văn Kinh tế quản lý
37 chưa đồng bộ, hoặc có sự sai sót làm gây trở ngại cho các đơn vị sử dụng NSNN cũng như cơ quan kiểm soát chi
2.3.2 Tạm cấp, điều chỉnh, ứng trước dự toán
* Tạm cấp dự toán Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, trong khi dự toán năm NS chưa được giao, hoặc chưa được phân khai, điều chỉnh hoặc chưa đồng bộ kịp vào Hệ thống TABMIS, KBNN Cà Mau đã thực hiện tạm cấp dự toán cho các đơn vị sử dụng NS theo quy định của Luật NSNN Theo đó, đầu năm ngân sách trường hợp các ĐVSDNS chưa được giao dự toán thì được tạm cấp 1 tháng theo quy định của Luật NSNN Mức tạm cấp bằng 1/12 tổng chi thường xuyên năm trước Từ tháng thứ hai trở đi phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan Tài chính các cấp tại Cà Mau
Trong thực tế có một số đơn vị đã phải tạm cấp đến tháng thứ 2, thậm chí là tháng thứ 3 vẫn chưa có dự toán chính thức Khi có dự toán chính thức, KBNN các cấp thực hiện đảo(huỷ) dự toán tạm cấp trong hệ thống TABMIS theo đúng quy định
*Điều chỉnh dự toán Điều chỉnh dự toán bao gồm điều chỉnh bổ sung, điều chỉnh giảm do thu hồi, cắt giảm tiết kiệm theo điều hành của Chính phủ, điều chỉnh do nhập thừa, nhập sai và điều chỉnh nội dung chi không làm thay đổi định mức Theo đó: Đối với kinh phí chi bổ sung trong năm thông thường các cấp có thẩm quyền ban hành quyết định chỉ ghi tổng số tiền mà không chi tiết đến từng công việc, thì đơn vị thực hiện xây dựng dự toán chi tiết đến mã chương, mã ngành, mã NDKT và bản thuyết minh chi tiết dự toán gửi cơ quan tài chính để thẩm tra
Tại Cà Mau, việc bổ sung dự toán cho các ĐVDT diễn ra khá phổ biến, thậm chí có một số đơn vị được bổ sung nhiều lần trong năm (4 -5 lần) Tổng số dự toán bổ sung qua các năm lên đến gần 3000 tỷ đồng Chứng tỏ việc xây dựng và giao dự toán từ đầu năm chưa đảm bảo chất lượng Đối với việc điều chỉnh dự toán, các ĐVDT cấp I được điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc, sau khi thống nhất với cơ quan tài chính cùng cấp, song không được làm thay đổi tổng mức và chi tiết dự toán đã giao cho ĐVDT cấp I Việc điều chỉnh các nội dung chi, cũng như mức chi giữa các ĐVDT trực thuộc cũng không phải là hạn chế, nhất là đối với các ĐVDT là các sở như Sở Giáo dục, Sở Văn
Luận văn Kinh tế quản lý
38 hoá, Sở Y tế, Sở Lao động TB và xã hội các ĐVDT Trung ương như Cục Thuế, Viện Kiểm sát, Thi hành án
Khi điều chỉnh dự toán, các đơn vị lập phiếu điều chỉnh theo mẫu và có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính Trong thực tế, một số đơn vị tự điều chỉnh nội dung hoặc định mức chi mà không báo cáo cơ quan chủ quản ở trung ương hoặc cơ quan tài chính ở địa phương, chỉ đến khi có sự kiểm soát của KBNN phát hiện mới thực hiện trình tự xin điều chỉnh
Việc cắt giảm dự toán, từ năm 2014 đến 2017 thực hiện điều hành của Chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, các ĐVDT tại tỉnh Cà Mau đã thực hiện tiết kiệm 10% dự toán hàng năm, tổng số tiền tiết kiệm đến gần 420 tỷ đồng
Bảng 2.3 Tổng hợp tình hình tiết kiệm chi theo điều hành của Chính phủ ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Sở Tài chính tỉnh Cà Mau 2014-2017
Trong quá trình điều hành NS, HĐND tỉnh Cà Mau cũng quyết định ứng trước
NS cho các nhiệm vụ như: an ninh quốc phòng, các chương trình nông nghiệp nông thôn, dự trữ bình ổn giá việc ứng trước được thực hiện đúng chế độ quy định Khái niệm ứng trước thường được hiểu theo nghĩa ứng trước cho năm sau, hoặc một số năm sau, nhưng trong thực tế có một số trường hợp vẫn giao ứng trước nhưng lại là ứng trước của năm nay, thậm chí có trường hợp ứng trước cho năm trước hoặc năm trước nữa Việc bố trí nguồn NS để thu hồi dự toán ứng trước cũng chưa được kịp thời
K IỂM SOÁT CAM KẾT CHI TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS
“Quản lý cam kết chi là bước hoàn thiện hệ thống TABMIS, việc quản lý, kiểm soát cam kết chi NSNN thực hiện theo đúng quy định, tất cả các khoản chi thường xuyên NSNN đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao dự toán có hợp đồng
Luận văn Kinh tế quản lý
45 mua bán hàng hoá, dịch vụ theo chế độ quy định và từ 200 triệu đồng trở lên đều được quản lý, kiểm soát cam kết chi qua KBNN trừ một số trường hợp”(các khoản chi ngân sách xã, các khoản chi cho lính vực an ninh quốc phòng, )
Khi phát sinh hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ với các nhà cung cấp, các ĐVDT phải gửi tới KBNN 3 liên Giấy đề nghi cam kết chi, KBNN thực hiện đăng ký thông tin nhà cung cấp vào hệ thống, sau đó thực hiện hạch toán để dành 1 lượng dự toán tương ứng cho hợp đồng mua bán của ĐVSDNS, đảm bảo khả năng thanh toán của hợp đồng.Thông tin nhà cung cấp quản lý trong hệ thống TABMIS thường phải bổ sung điều chỉnh vì đăng ký ban đầu chưa đầy đủ và chưa chính xác
Việc kiểm soát cam kết chi trên hệ thống TABMIS chỉ thực hiện được khi dự toán của các ĐVDT đã được nhập trong hệ thống, vì vậy nếu việc đồng bộ (nhập) dự toán vào hệ thống không kịp thời, không chính xác thì việc quản lý kiểm soát cam kết chi cũng không thực hiện được.
Q UYẾT TOÁN
Các ĐVDT thực hiện quyết toán theo hệ thống mẫu biểu theo qui định riêng trong khi các thông tin số liệu chi thường xuyên của các ĐVDT đã được KBNN hạch toán trong Hệ thống TABMIS thì chỉ khai thác được dưới dạng mẫu biểu khác Tiêu chí chi thường xuyên, lĩnh vực chi, mục lục SNNN trong báo cáo chi khai thác từ Hệ thống TABMIS bao gồm tất cả phần chi của cấp NS và ĐVDT, cả chi bằng dự toán và chi bằng lệnh chi tiền, cũng như cả phần chi thường xuyên khác, chi sự nghiệp kinh tế và chi chương trình mục tiêu quốc gia
Hệ thống mẫu biểu quyết toán của các ĐVDT khác hoàn toàn với những mẫu biểu khai thác được từ Hệ thống TABMIS, hay nói cách khác chưa có sự đồng bộ về yêu cầu quyết toán chi thường xuyên NSNN và phần mềm quản lý NS -TABMIS
UBND tỉnh Cà Mau quy định thời gian nộp báo cáo quyết toán năm của các ĐVDT địa phương và các cấp NS trên địa bàn tỉnh, còn các ĐVDT trung ương thì theo qui định của Bộ ngành Trung ương Cụ thể như sau:
- Đối với ngân sách xã và ĐVDT cấp huyện: ĐVDT cấp I gửi báo cáo quyết toán năm cho phòng Tài chính - Kế hoạch trước ngày 28/2 năm sau Thời gian nộp
Luận văn Kinh tế quản lý
46 quyết toán của ĐVDT cấp 4 giao cho ĐVDT cấp I quy định, nhưng phải đảm bảo thời gian để ĐVDT cấp I tổng hợp gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan Tài chính
- Đối với ĐVDT cấp tỉnh:ĐVDT cấp I đồng thời là ĐVDT cấp 4 gửi báo cáo quyết toán năm cho Sở Tài chính trước ngày 31 tháng 3 năm sau (ĐVDT cấp I đồng thời ĐVDT cấp 4 là đơn vị được UBND tỉnh giao dự toán và trực tiếp thực hiện dự toán) ĐVDT cấp I thực hiện tổng hợp và gửi báo cáo quyết toán năm của toàn ngành cho Sở Tài chính trước ngày 30/6 năm sau Thời gian nộp quyết toán của ĐVDT cấp 4 trực thuộc, giao cho ĐVDT cấp I quy định, nhưng phải đảm bảo thời gian để ĐVDT cấp I tổng hợp gửi báo cáo quyết toán cho cơ quan Tài chính
- Đối với ĐVDT cấp Trung ương: theo thông báo hàng năm của bộ, ngành chủ quản, thông thường là tháng 6 hoặc tháng 7 năm sau
Tuy nhiên việc lập và gửi báo cáo quyết toán thường rất chậm so với qui định Một số đơn vị như Cục Thuế, Hải quan, Sở y tế, Sở Nội vụ thời gian gửi có khi là tháng 9 hoặc thậm chí tháng 10 năm sau
2.5.3 Thẩm định, tổng hợp và phê duyệt quyết toán
Các Bộ, ngành chủ quản (đối với dự toán NS trung ương ) và Cơ quan Tài chính ở địa phương thực hiện thẩm định, tổng hợp và tham mưu phê duyệt quyết toán cho các ĐVDT trên cơ sở hồ sơ báo cáo quyết toán do ĐVDT gửi đến Trọng tâm của nhiệm vụ này vẫn đang tập trung vào việc kiểm soát việc tuân thủ, chấp hành dự toán, tính trung thực trong sổ sách, báo cáo Còn hiệu quả của công tác thẩm định quyết toán là một vấn đề đặt ra mà các cơ quan chức năng tham gia vào kiểm soát chi thường xuyên cần phải xem xét một cách nghiêm túc.
C HUYỂN NGUỒN
Trong những năm qua, các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã chấp hành khá nghiêm túc việc xem xét chuyển nguồn sang năm sau Tình hình chuyển nguồn chi thường xuyên qua các năm như sau:
Luận văn Kinh tế quản lý
Bảng 2.4 Tình hình chuyển nguồn chi thường xuyên sang năm sau ĐVT: Triệu đồng
Kinh phí đương nhiên chuyển 74.913 74.166 64.282 61.651
II Kinh phí xét chuyển 84.850 134.432 126.028 152.117
Nguồn: Phòng KTNN-KBNN tỉnh Cà Mau tổng hợp
Song song với việc thực hiện trình tự, thủ tục chuyển nguồn theo quy định, KBNN là cơ quan phải thực hiện các thao tác chuyển nguồn trên hệ thống TABMIS để chuyển số dư dự toán, số dư tạm ứng chưa thanh toán sang năm sau cho các ĐVDT
Kiểm soát chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS, việc chuyển nguồn trên hệ thống TABMIS là một trong những công việc quan trọng Hàng năm KBNN đều có văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình thực hiện chuyển nguồn trên hệ thống
Thời gian chạy các chương trình chuyển nguồn tùy thuộc vào tình hình cụ thể tại từng địa phương để KBNN địa phương quyết định Nếu thời gian chuyển nguồn quá muộn sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn năm trước chuyển sang của các đơn vị
Việc chuyển nguồn thời điểm sau 31/1 còn được chia ra làm hai lần, lần 1 chuyển cho những nguồn đương nhiên chuyển, lần 2 chuyển cho những nguồn phải được cấp có thẩm quyền xét chuyển, lần này phụ thuộc vào việc các cơ quan có thẩm quyền có quyết định cho chuyển hay không, sớm hay muộn
Khi thực hiện chuyển nguồn trên hệ thống, các lệnh kỹ thuật được hệ thống xử lý rất chậm nên quá trình chuyển nguồn có thể diễn ra trong vòng 1 đến vài ngày, việc
Luận văn Kinh tế quản lý
48 chuyển nguồn lại được chạy theo từng đơn vị KBNN chứ không phải chạy chung cho toàn bộ sổ của KBNN tỉnh nên quá trình chuyển nguồn vì vậy càng phức tạp hơn.
T RÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN , ĐƠN VỊ VỀ KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN
2.7.1 Các đơn vị dự toán
“Tất cả các ĐVSDNS và các tổ chức được NSNN hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên đều đã mở tài khoản tại các đơn vị KBNN trên địa bàn tỉnh Cà Mau trên cơ sở mã quan hệ ngân sách được cơ quan Tài chính cấp; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Cơ quan Tài chính, KBNN trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách được giao và quyết toán ngân sách theo đúng chế độ quy định Lập chứng từ thanh toán theo đúng mẫu do Bộ Tài chính quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các nội dung chi đã kê trên bằng kê chứng từ thanh toán gửi Kho bạc nhà nước”
Thủ trưởng ĐVSDNS đã thể hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong quá trình sử dụng kinh phí thường xuyên NSNN
Tuy nhiên theo qui định chi thường xuyên trong điều kiện áp dụng Hệ thống TABMIS, cũng như các quy định về kiểm soát chi NSNN ĐVDT hiện nay ngoài trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng NSNN, còn phải tuân thủ các quy định của tất cả các cơ quan, ban ngành liên quan như: Chính phủ, Bộ, ngành chủ quản, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạchđầu tư, KBNN, UBND các cấp, HĐND các cấp, Chính phủ, Thuế Đối với các ĐVDT ở Trung ương vừa đóng vai trò là đơn vị sử dụng NSNN vừa đóng vai trò là cơ quan chủ quản, kiểm soát chi thường xuyên với trách nhiệm thẩm định, tổng hợp dự toán và quyết toán, nhiệm vụ này cũng là nhiệm vụ của cơ quan tài chính ở địa phương ĐVDT là chủ thể sử dụng NSNN cho nhiệm vụ chi thường xuyên, nhằm đảm bảo duy trì, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng ,nhưng với yêu cầu kiểm soát chi NSNN như hiện nay thì trách nhiệm của các đơn vị toán quá nặng nề, nhưng hiệu quả thì vẫn còn là vấn đề đặt ra cần phải xem xét, đánh giá
Vừa là ĐVDT, vừa là cơ quan chức năng kiểm soát chi NSNN, cơ quan Tài chính có vai trò hết sức quan trọng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng Thực
Luận văn Kinh tế quản lý
49 hiện thẩm định dự toán một cách kịp thời nhất, chỉ ra và yêu cầu ĐVDT điều chỉnh những nội dung và định mức chưa phù hợp
Ngoài trách nhiệm theo qui định chung, để đáp ứng yêu cầu quản lý của Hệ thống TABMIS, cơ quan Tài chính còn chịu trách nhiệm đồng bộ (nhập) dự toán chi ngân sách vào hệ thống TABMIS theo quy định về hướng dẫn quản lý điều hành NSNN trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS Tuy nhiên cơ quan Tài chính lại không được quy định trách nhiệm phải nhận văn bản giao dự toán của các ĐVDT Trách nhiệm này đòi hỏi các cơ quan Tài chính phải được trang bị hệ thống máy móc thiết bị nhất định và đội ngũ cán bộ công chức có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong khi chức năng nhiệm vụ của các Cơ quan Tài chính lại chưa được điều chỉnh
Cơ quan Tài chính có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi bằng Lệnh chi tiền, hạch toán vào hệ thống TABMIS và phối hợp chặt chẽ với KBNN Cà Mau trong việc truyền nhận thanh toán các khoản chi đến tận tay người sử dụng; đồng thời thẩm định quyết toán, tham mưu phê duyệt quyết toán cho các ĐVDT
Ngoài ra, cơ quan Tài chính cấp trung ương và cấp tỉnh còn có trách nhiệm cấp và quản lý mã quan hệ ngân sách, đoạn mã này chính là cơ sở cho việc mở tài khoản giao dịch tại KBNN, cũng là cơ sở theo dõi toàn bộ quá trình sử dụng NS của các đơn vị Trong thực tế nhiều trường hợp cách hiểu và thực hiện việc cấp mã QHNS của cơ quan tài chính không phù hợp với yêu cầu quản lý của KBNN, nảy sinh những điểm vướng mắc làm ảnh hưởng đến các ĐVDT
2.7.3 HĐND và UBND các cấp
Ngoài trách nhiệm là những cơ quan quản lý, điều hành và quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến NSNN trên địa bàn, UBND tỉnh Cà Mau còn có trách nhiệm trong việc quyết định lựa chọn nhà thầu trong nghiệp vụ của các ĐVDT
Mặt khác, trong quá trình điều hành NS một số nội dung mà UBND hoặc HĐND các cấp phải quyết định trong khi đã có điều hành của Quốc hội hoặc Chính phủ Cụ thể như trong điều hành kiềm chế lạm phát, Chính phủ quyết định dừng mua sắm tài sản, nhưng không quy định cụ thể là dừng những tài sản nào, giá trị là bao nhiêu, trong khi thực tế tại địa bàn phát sinh những nhiệm vụ không thể không mua sắm tài sản như cứu hộ, cứu nạn, khắc phục bão lụt, viện trợ quốc tế Trong các trường hợp này trách nhiệm chưa được phân định rõ ràng
Luận văn Kinh tế quản lý
2.7.4 Đối với cơ quan kiểm soát chi - Kho bạc Nhà nước Cà Mau
“ KBNN với trách nhiệm là cơ quan kiểm soát chi, kiểm soát một cách chặt chẽ và thanh toán kịp thời các khoản chi NS đủ điều kiện thanh toán cho các ĐVDT KBNN đã phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan liên quan khác.Chủ động tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng, thẩm định dự toán , xác nhận số thực chi, số tạm ứng, số dư kinh phí cuối năm ngân sách của các ĐVSDNS tại KBNN
“ Với quyền được từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho ĐVSDNS biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong các trường hợp :Chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi quy định KBNN đã góp phần nâng cao chất lượng sử dụng NSNN cho nhiệm vụ chi thường xuyên đảm bảo đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn định mức, từ chối thanh toán hàng tỷ đồng
Tuy nhiên KBNN không có trách nhiệm trong thẩm định và phê duyệt quyết toán của các đơn vị sử dụng NSNN Trong điều kiện áp dụng Hệ thống TABMIS, việc qui định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tham gia kiểm soát chi thường xuyên là một yêu cầu khách quan.
P HÂN TÍCH NHỮNG HẠN CHẾ CỦA KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DUNG TABMIS TẠI TỈNH C À M AU
vị dự toán trong điều kiện áp dung TABMIS tại tỉnh Cà Mau
Mục đích của việc đánh giá là đặt cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS tại KBNN Cà Mau trong giai đoạn hiện nay Vì thế, tôi tập trung đánh giá những hạn chế, bất cập theo phương pháp sau:
Bước 1 : Tham khảo ý kiến chuyên gia gồm 08 chuyên viên đang công tác trong ngành KBNN và Sở Tài chính và 08 chuyên viên đang công tác trong các sở chủ quản như: Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Giáo dục – Đào tạo; Sở Văn hoá thể thao và du lịch; Sở Lao động - Thương binh - Xã hội (Danh sách tham gia thảo luận được trình bày tại Phụ lục 2) nhằm xác định các những hạn chế, bất cập trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại các ĐVDT trên địa bàn tỉnh Cà Mau trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS; các khía cạnh đo lường chúng và các giải pháp hoàn thiện quản lý
Luận văn Kinh tế quản lý
51 trong giai đoạn hiện nay (Kịch bản thảo luận và phỏng vấn thử được trình bày ở Phụ lục 3)
Bước 2 : Dựa vào kết quả lấy ý kiến chuyên gia tác giả thiết kế thang đo cùng bản câu hỏi nháp và thực hiện phỏng vấn thử 15 cán bộ, viên chức (Phụ lục 4) trong ngành kho bạc và các ĐVDT để kiểm tra về mặt hình thức của các câu hỏi (từ ngữ, văn phạm); mức độ hiểu biết và khả năng cung cấp thông tin của những người được phỏng vấn
Bước 3: Căn cứ vào kết quả phỏng vấn thử, hiệu chỉnh bản câu hỏi (dạng thang
Likert 5 bậc: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- không có ý kiến; 4- đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý) và thực hiện phỏng vấn chính thức 145 người ( 29 biến x
5 mẫu/biến) cán bộ, viên chức hiện đang làm việc trong các ĐVDT thuộc 4 cấp ngân sách (cũng là các đơn vị có giao dịch với KBNN Cà Mau) theo phương thức chọn mẫu thuận tiện kết hợp định mức theo số lượng cán bộ, viên chức của các đơn vị này về kiểm soát chi thường xuyên; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các bên có liên quan từ khâu lập dự toán, sử dụng và quyết toán, kiểm soát chi và cam kết chi thường xuyên NSNN trong điều kiện áp dụng TABMIS Trong đó, một số cơ quan vừa có vai trò của ĐVDT vừa có vai trò của đơn vị có thẩm quyền trong kiểm soát chi thường xuyên như: Văn phòng HĐND và Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng UBND,
Sở Tài chính, KBNN Cà Mau, một số sở chủ quản như Sở KH-CN, Sở y tế, Sở LĐ- TB-XH
Bước 4 : Phân tích dữ liệu đánh giá thu thập được từ kết quả khảo sát
Với mục tiêu nghiên cứu, việc thống kê mô tả cho từng nhân tố dành sự quan tâm lớn nhất cho giá trị trung bình (Mean) nhằm nhận xét mức độ đánh giá của các bên liên quan với từng quan sát trong mỗi nhân tố và từ đó có giải pháp thích hợp để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên tại Kho bạc Nhà nước Cà Mau
Theo kết quả của bảng cho đánh giá với 145 bảng hỏi Mẫu thu thập với các đặc điểm: giới tính, độ tuổi, vị trí làm việc, số năm trong lĩnh vực kế toán, đơn vị làm việc Trong tổng số chuyên gia, nam chiếm 10%, nữ chiếm 90% Độ tuổi được phân thành bốn lớp: dưới 30 tuổi chiếm 7,5%, từ 31 – 40 tuổi chiếm 17,5%, từ 41 – đến 55 tuổi chiếm 22,5%, và trên 55 tuổi chiếm 52,5% Số năm làm việc: dưới 5 năm chiếm
Luận văn Kinh tế quản lý
12,5%, từ 5 năm đến 10 năm chiếm 15%, từ 10 năm đến 15 năm chiếm 12,5%, trên 15 năm chiếm 60%
Những khó khăn hay gặp của người trả lời câu hỏi, thứ nhất là Biểu mẫu phức tạp, tiếp theo đó là Không có khó khăn gì, thủ tục rườm rà, khó hiểu, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5 Những khó khăn của các đơn ĐVSDNS với Kho bạc Nhà nước Cà Mau
1 Biểu mẫu Chưa phù hợp 26,19
2 Định mức lập và giao dự toán còn thấp 23,81
3 Thủ tục rườm rà, nhiều tầng nắc 16,67
4 Hệ thống văn bản làm căn cứ pháp lý còn rải rác, chắp vá, chưa phù hợp
5 Không cần thiết phải thực hiện CKC 7,14
6 Chờ đợi mất nhiều thời gian 7,14
(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018)
2.8.2.1 Đánh giá những bất cập ở khâu dự toán
Dựa vào chỉ số giá trị trung bình của các biến đo lường những hạn chế, bất cập ở khâu dự toán (phụ lục 5.1), kết hợp phân tích thực tiễn kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS tại KBNN Cà Mau, kết quả khảo sát như sau:
Luận văn Kinh tế quản lý
Bảng 2.6 Kết quả đánh giá những bất cập ở khâu dự toán
STT Ký hiệu Phát biểu Giá trị trung bình
1 DT1 Khâu lập dự toán hiện tại quá gồm nhiều thủ tục 4,35
2 DT2 Hệ thống mẫu biểu áp dụng trong khâu lập dự toán chưa phù hợp với yêu cầu quản lý của hệ thống TABMIS 3,82
Việc thực hiện phân khai theo các tiêu chí quản lý, cũng như thời gian đồng bộ dự toán vào hệ thống TABMIS còn chậm
“Phương pháp xây dựng và phân bổ dự toán theo định mức chi phí các yếu tố đầu vào mà chưa quan tâm đến hiệu quả đầu ra”
Qui trình phân bổ dự toán trong hệ thống TABMIS quá phức tạp, phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ năng của người thực hiện
6 DT6 Việc điều chỉnh dự toán hay ứng trước dự toán vẫn còn diễn ra khá phổ biến 3,65
Hệ thống cơ quan quản lý chồng chéo, trùng lắp, cơ chế, chính sách, nhiều thủ tục khiến cho công tác lập, tổng hợp, quyết định, phân bổ dự toán trở nên phức tạp, kém hiệu quả và kéo dài
8 DT8 Định mức lập và phân bổ dự toán còn thấp, chưa được xem xét điều chỉnh phù hợp 3,42
9 DT9 Dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa được nhập kịp thời vào hệ thống TABMIS 4,20
(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2018) Dựa vào bảng kết quả, tác giả xác định những hạn chế, bất cập ở khâu dự toán chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT trọng tâm vào các vấn đề sau:
Thứ nhất, hệ thống cơ quan quản lý còn chồng chéo, trùng lắp, cơ chế, chính sách, chế độ qui định rườm rà khiến cho công tác lập, tổng hợp, quyết định, phân bổ dự toán trở nên phức tạp, kém hiệu quả và kéo dài:
- Khâu lập dự toán hiện tại nhiều tầng nấc, thủ tục
- Các ĐVDT khi xây dựng dự toán vừa chịu sự hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; vừa chịu sự hướng dẫn của cơ quan tài chính do đó đôi khi không có sự thống nhất
Luận văn Kinh tế quản lý
Thứ hai , thời gian lập dự toán quá sớm và bị kéo dài trong khi thời gian cho các cơ quan đơn vị thực hiện nhiệm vụ xây dựng, thẩm định, tổng hợp hay quyết định dự toán lại quá ngắn Cụ thể là:
- Theo qui định hiện hành thì giai đoạn lập dự toán của các ĐVDT thường bắt đầu cuối tháng 5 và kết thúc vào 31/12 năm kế hoạch Vì thế, căn cứ để xây dự toán ngân sách cho năm sau thiếu cơ sở khoa học, chưa xuất phát từ kết quả thu, chi của năm hiện hành; đồng thời, những nhân tố ảnh hưởng đến dự toán được xác định quá sớm cũng khó có thể đầy đủ và chính xác Kết quả là việc xây dựng dự toán cho năm sau chủ yếu dựa vào kết quả của những năm trước, hoặc định mức chi chi dẫn đến dự toán khó đảm bảo bao quát hết được nhu cầu chi của năm sau, vì vậy việc bổ sung, điều chỉnh dự toán sẽ có xảy ra
- Khoảng thời gian cho khâu lập dự toán là 6 tháng, nhưng trong thực tế có thể là 7,8 thậm chí là 9 tháng kể từ khi bắt đầu xây dựng dự toán
N GUYÊN NHÂN
Thứ nhất, Tình hình kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp và khó lường, tác động hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài tác động đó, và đương nhiên tỉnh Cà Mau cũng không thể tránh khỏi
“ Tình hình lạm phát tăng cao làm tăng chi phí đầu vào đồng thời làm giảm hiệu quả đầu ra, khả năng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài trở nên khó khăn, làm ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, điều hành ngân sách, khó hoàn thành được các mục tiêu, kinh tế xã hội của tỉnh”
Thứ hai, Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau cũng là một trong những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến kiểm soát chi thường xuyên NSNN, trong đó một trong những bất cập lớn nhất là mâu thuẫn giữa nhu cầu chi và khả năng đảm nguồn thu, nên việc điều hành đôi khi còn bị động, lúng túng
Thứ ba, Hệ thống cơ chế chính sách, văn bản, chế độ tiêu chuẩn chưa đồng bộ, chưa kịp thời, chưa sát với thực tế, đặc thù của địa phương Thẩm quyền điều hành bị trùng lắp, chồng chéo, đặc biệt quan điểm điều hành hồi tố khiến cho việc thực hiện càng trở nên khó khăn, phức tạp Phân cấp điều hành ngân sách chưa tạo điều kiện nhiu cho địa phương, và chưa thực sự tạo sự chủ động cho các ĐVDT
Thứ tư, Hệ thống TABMIS được xem là một trong những cấu phần quan trọng nhất của dự án cải cách tài chính công mà Chính phủ lựa chọn nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và điều hành ngân sách, hướng tới sự công khai minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng phần mềm lại là phần mềm có sẵn, còn nhiều tồn tại bất cập chưa phù hợp với thực tế ở Việt Nam, làm thay đổi toàn diện hệ thống văn bản chế độ trong điều hành ngân sách kể cả Luật Ngân sách
Thứ năm,“Chưa có các quy định về khung chi tiêu trung hạn hoặc ít nhất là ngân sách nhiều năm, Luật Ngân sách hiện nay quy định việc lập dự toán hàng năm, tuy nhiên khi các quyết định các chính sách chi hoặc một số nhiệm vụ chi, hoặc nghiệp vụ chuyển nguồn thì đã hình thành các nhu cầu chi tiêu nhiều năm, như vậy nếu không quy định khung chi tiêu trung hạn, hay ngân sách nhiều năm thì các ĐVDT phải đối
Luận văn Kinh tế quản lý
65 mặt với việc nhiệm vụ thì đã có nhưng nguồn tài trợ thì chưa xác định được” Hay nói cách khác nếu không có khung chi tiêu trung hạn cũng có nghĩa là không phân tích, đánh giá hay lựa chọn được các dự án, kế hoạch chi tối ưu, không thể chủ động bố trí nguồn lực một cách tối ưu, không tránh khỏi việc chi tiêu dàn trải, không trọng tâm, trọng điểm, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng ngân sách
Thứ nhất , Chính quyền địa phương đã được giao quyền xây dựng và quyết định hệ thống định mức phân bổ ngân sách trên địa bàn, được quy định, hướng dẫn các ĐVDT ở địa phương từ khâu lập dự toán, đến khâu quyết toán NSNN trên cơ sở đó sẽ nhận diện toàn diện về các điều kiện, khả năng, mục tiêu nhằm lựa chọn những mục tiêu ưu tiên phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tuy nhiên chính quyền địa phương lại chưa thực sự chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong điều hành ngân sách, có sự chồng chéo trong thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành Áp dụng thiếu linh động mô hình lập ngân sách theo đầu vào do đó việc phân bổ dự toán thường không nhất quán
Thứ hai, Công tác tuyên truyền, công khai về ngân sách đến nhân dân chưa được thực hiện một cách hiệu quả Số liệu ngân sách được công khai lên cổng thông tin của tỉnh, vì vậy người dân cũng ít được tham gia vào quy trình ngân sách dẫn đến hiệu quả của việc sử dụng ngân sách không cao, không đạt được mục tiêu của nhiệm vụ chi
Thứ ba, Chưa thực sự quan tâm đến việc đào tạo, bổ nhiệm, tuyển dụng, đội ngũ cán bộ công chức - những người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ liên quan trong kiểm soát chi NSNN Ý thức chấp hành kỷ luật trong quy trình nghiệp vụ chưa cao, khi có sai sót chưa được xử lý kịp thời, dứt điểm và chế tài xử lý chưa đủ mạnh nên không đảm bảo tính răn đe, rút kinh nghiệm
Tại chương 2 sau khi giới thiệu tổng quan về tỉnh Cà Mau và tình hình triển khai ứng dụng hệ thống TABMIS vào kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại tỉnh Cà Mau, tác giả trọng tâm trình bày các bước kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với các ĐVDT trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS tại tỉnh Cà Mau và đánh giá những hạn chế, bất cập trong quá trình tố chức thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và khảo sát lấy ý kiến đánh giá cán bộ, viên chức ở các ĐVDT, Sở Tài chính và KBNN tỉnh Cà Mau Kết quả cho
Luận văn Kinh tế quản lý
66 thấy, những hạn chế, bất cập của kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS tại tỉnh Cà Mau tập trung ở các khâu: (1) dự toán (lập dự toán, thẩm định, tổng hợp, quyết định dự toán); (2) chấp hành dự toán và kiểm soát chi qua KBNN; (3) kiểm soát cam kết chi; (4) Chất lượng, trình độ độ ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện kiểm soát chi; (5)Hệ thống cơ sở vậ chất Trên cơ sở này chương 3 sẽ trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng TABMIS tại tỉnh Cà Mau trong giai đoạn hiện nay
Luận văn Kinh tế quản lý
THIỆN KIỂM SOÁT CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TOÁN TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI
Đ ỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN TẠI TỈNH C À
3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau đến 2020
Quản lý ngân sách nói chung và quản lý chi NSNN trên địa bàn Cà Mau có những cơ hội trong việc tiếp cận chuẩn mực quốc tế nhưng cũng chịu sức ép đáng kể trong điều kiện kinh tế- xã hội trên địa bàn còn nhiều khó khăn, nguồn thu ngân sách quá hạn hẹp Trong bối cảnh đó định hướng phát triển chủ yếu của tỉnh Cà Mau đến năm 2020 có tính tới sự phối hợp liên tỉnh và hội nhập quốc tế, đặc biệt là sự liên kết, phát triển với các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây, trong khu vực và tiểu vực sông Mê Kông mở rộng, tạo cơ hội cho tỉnh nhanh chóng hoà nhập với xu thế phát triển chung của đất nước và thế giới Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng bền vững, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người so với cả nước Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội Phối hợp nhịp nhàng việc phát triển kinh tế xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái
Phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và khai thác hiệu quả tiềm năng nội lực, lợi thế so sánh của tỉnh cho phát triển tăng cường hợp tác kinh tế trong và ngoài nước, chủ động tham gia hội nhập quốc tế có hiệu quả Quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá
Xây dựng 5 trọng điểm phát triển bứt phá:
Trọng điểm 1: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp với mức tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế
Trọng điểm 2: Tạo bước phát triển vượt bậc về hệ thống doanh nghiệp, kinh tế hợp tác xã, phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, tăng khả năng đóng góp cho nền kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập dân cư
Luận văn Kinh tế quản lý
Trọng điểm 3: Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, thâm canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch gắn với công nghiệp chế biến, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, kết hợp với giữ gìn môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển bền vững
Trọng điểm 4: xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển mạng lưới đô thị theo hướng hiện đại, tạo nền tảng vững chắc cho bước phát triển tiếp theo
Trọng điểm 5: Chú trọng đầu tư lĩnh vực xã hội như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực và chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế, hoàn thiện các thiết chế văn hoá- thể thao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước Để thực hiện được các chỉ tiêu trong Nghị quyết quy hoạch tổng thể, HĐND tỉnh Cà Mau cũng đã xác định 8 nhóm giải pháp trong đó có nhóm giải pháp số 1 là huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư và nhóm giải pháp số 7 là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính Những chỉ tiêu, giải pháp nêu trên là định hướng cho những đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN sao cho vừa đảm bảo khoa học, vừa chặt chẽ, nhưng cũng thuận lợi và hiệu quả
3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách Nhà nước tại tỉnh
* Quan điểm:”Hoàn thiện kiểm soát chi NSNN tất yếu phải dựa trên các đặc thù của địa phương, mục tiêu phát triển của tỉnh, song phải tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể phát triển trong môi trường cạnh tranh bình đẳng cả trong và ngoài nước, phải đảm bảo NS thực sự trở thành công cụ, chìa khóa của các cơ quan quyền lực nhà nước trên địa bàn Theo đó quan điểm và mục tiêu hoàn thiện quản lý NSNN tại tỉnh
Cà Mau tập trung vào các vấn đề sau”:
Thứ nhất : Kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo hiệu quả Các quyết định NS phải chuẩn xác, đầu tư phải đảm bảo đúng hướng Việc phân bổ NS phải tập trung, đảm bảo tiến độ Muốn vậy việc phân bổ NS phải dựa trên cơ sở một hệ thống tiêu chuẩn định mức chi tiêu hợp lý Quá trình sử dụng phải được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, phát hiện kịp thời các lãng phí, tiêu cực
Thứ hai: Chi NS phải tính đến hiệu quả đầu ra, gắn liền với mục tiêu chiến lược phát triển KTXH, phù hợp với đặc thù kinh tế trên địa bàn
Luận văn Kinh tế quản lý
Thứ ba : Hoàn thiện kiểm soát chi NSĐP phải lấy cơ sở tham chiếu là lý luận kiểm soát chi NS theo các chuẩn mực quốc tế và phù hợp với thực tế Việt Nam và tỉnh
Cà Mau nói riêng Theo đó các chuẩn mực đều hướng tới mục tiêu là làm cho NS trở thành công cụ đắc lực của các cấp chính quyền trong quản lý và điều tiết KTXH
Thứ tư :”Hoàn thiện kiểm soát chi cần được thực hiện từng bước Phân cấp NS là một trong những nội dung không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý NSĐP, tuy nhiên phân cấp luôn tiềm ẩn nguy cơ chênh lệch vùng , miền và các nhóm đối tượng xã hội Vì vậy để hướng tới mục đích phát triển bền vững, quản lý NS phải hài hòa, cần phải thực hiện từng bước, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng giai đoạn”
Thứ năm :“Quản lý NSNN phải gắn liền với hoàn thiện bộ máy, nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NS”
Mục tiêu cơ bản là khắc phục những nhược điểm, từng bước hướng tới quản lý
NS theo các chuẩn mực hiện đại phù hợp với điều kiện KTXH trên địa bàn
Kiểm soát chi NSNN phải nhằm thiết lập và duy trì được kỷ luật tài khóa chặt chẽ Phải cải cách cơ bản công tác phân tích, dự báo nguồn lực để giới hạn và kiểm soát chi trong phạm vi nguồn lực cho phép mà vẫn kiểm soát được tổng nhu cầu
“ Kiểm soát chi NS phải tập trung cải thiện hiệu quả sử dụng NS, cần áp dụng các công cụ phân tích kinh tế để lựa chọn cách thức có chi phí thấp nhất, gắn NS với kết quả đầu ra và tạo ra các hình thức thưởng, phạt nhằm nâng cao trách nhiệm của các đơn vị sử dụng NS”
M ỘT SỐ NỘI DUNG MỚI CỦA L UẬT NSNN TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ NSNN
Luật NSNN cũ ra đời đã hơn 10 năm, đã bộc lộ những tồn tại vướng mắc cần được sửa đổi hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu mới trong cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Ngày 25/6/2015, Quốc Hội đã thông qua Luật NSNN sửa đổi số 83/2015/QH13 thay thế Luật NSNN năm 2002 Trong đó có nhiều điểm mới, khắc phục những bất
Luận văn Kinh tế quản lý
70 hợp lý của Luật cũ trước đây Trong phạm vi nghiên cứu, xin lược trích những điểm liên quan cơ bản, tác động đến kiểm soát chi NSNN, như sau:
Về nguyên tắc cân đối ngân sách (điều 8) , có thay đổi theo hướng gắn khoản thu với mục tiêu sử dụng được bố trí dự toán chi tương ứng với số thu trong dự toán NSNN; để bảo đảm đưa đầy đủ vào dự toán NSNN, mà không ảnh hưởng cân đối NS của cơ quan, đơn vị, địa phương Không được thực hiện nhiệm vụ chi khi chưa có nguồn tài chính, dự toán chi ngân sách làm phát sinh nợ Bảo đảm ưu tiên bố trí NS để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển KT-XH, xóa đói, giảm nghèo, chính sách dân tộc, mục tiêu bình đẳng giới, phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ và những chính sách quan trọng khác (Khoản 5, Điều 8)
Về điều kiện chi NSNN (Điều 12) có làm rõ thêm đối với 1 số nhiệm vụ chi cụ thể: chi XDCB theo Luật Đầu tư công; Chi thường xuyên đúng chế độ tiêu chuẩn định mức; Chi dự trữ Quốc gia theo luạt Dự trữ Quốc gia; các khoản phải thực hiện đấu thầu; các khoản chi theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch phải theo chế độ quy định
Kế hoạch tài chính 5 năm (Điều 17) để làm cơ sở để cấp thẩm quyền xem xét quyết định Kế hoạch đầu tư công trung hạn Định hướng xây dựng kế hoạch Tài chính
3 năm, dự toán NSNN hàng năm
Quy định lập dự toán (Điều 41-48) Quy định chi tiết, cụ thể hơn, Thời gian bắt đầu từ 15/5 (hiện hành từ 31/5) Thời hạn Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến là trước 20/9 hàng năm
Cả nước hoàn thành quyết định dự toán, giao dự toán cho đơn vị sử dụng trước ngày 31/12
Chấp hành ngân sách nhà nước (Điều 49 -62):
- Phương án phân bổ NSTW chi tiết từng bộ, cơ quan TW, chi tiết từng lĩnh vực, cho cả chi đầu tư và chi thường xuyên NSĐP tương tự, chi tiết theo từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực cả chi đầu tư và chi thường xuyên
- Đơn vị dự toán cấp I phân bổ, giao dự toán cho đơn vị sử dụng NS trực thuộc; đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp, kho bạc nhà nước nơi giao dịch
- Cơ quan tài chính cùng cấp kiểm tra phân bổ dự toán của đơn vị dự toán cấp I về tổng mức, chi tiết lĩnh vực, theo chính sách, chế độ đã được bố trí trong dự toán
Luận văn Kinh tế quản lý
71 được giao; nếu không đúng, cần điều chỉnh, thì có yêu cầu điều chỉnh trong phạm vi
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo phân bổ dự toán của đơn vị cấp I
- Thời hạn hoàn thành phân bổ giao dự toán NS năm sau theo như hiện hành là hoàn thành trước 31/12 năm trước (tức là năm hiện hành)
Trường hợp được giao bổ sung dự toán, chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày được giao dự toán bổ sung, đơn vị dự toán cấp trên, UBND cấp dưới phải hoàn thành việc phân bổ và giao dự toán theo quy định ( điểm b, K2, Điều 50)
- Chi đầu tư từ vốn ODA chưa được dự toán hoặc vượt dự toán, Chính phủ báo cáo UBTV Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện và báo cáo QHội kỳ họp gần nhất
- Điều chỉnh dự toán đã giao cho đơn vị sử dụng ngân sách chậm nhất trước 15/11 năm hiện hành
- Ứng trước dự toán năm sau (Điều 57): Chỉ cấp TW,Tỉnh, Huyện được ứng trước; và chỉ được ứng trước vốn đầu tư cho dự án quan trọng quốc gia, dự án cấp bách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, mức ứng không quá 20% dự toán chi đầu tư năm thực hiện Khi phân bổ năm sau, phải bố trí đủ để thu hồi hết số đã ứng trước; không được ứng tiếp khi khi chưa thu hồi hết số đã ứng
- Xử lý tăng thu như hiện hành, và thêm so với cũ là xử lý giảm thu NSĐP do khách quan
- Chế độ báo cáo quy định cụ thể hơn;
- KBNN được giao quản lý ngân quỹ nhà nước an toàn và sử dụng có hiệu quả
Về kế toán, kiểm toán, quyết toán (Điều 63-Điều 73):
- Có thêm 1 tháng chỉnh lý quyết toán Nên chi NSNN trong 13 tháng, không chỉ 12 tháng
- Có 7 khoản dự toán chi được chuyển sang năm sau:
Vốn XDCB theo Luật đầu tư công
Mua sắm trang thiết bị có hợp đồng trước 31/12 năm thực hiện dự toán Nguồn cải cách tiền lương
Kinh phí được giao tự chủ của các đơn vị HCSN
Các khoản dự toán được bổ sung sau ngày 30/9/ năm thực hiện dự toán Kinh phí nghiên cứu khoa học
Các khoản tăng thu, tiết kiệm chi có phương án sử dụng năm sau được cấp có thẩm quyền duyệt
Luận văn Kinh tế quản lý
Các khoản tạm ứng được chuyển năm sau thanh toán theo quy định
Như vậy, Luật NSNN mới sửa đổi có nhiều điểm thay đổi, tác động rõ nét hơn trong việc lập, chấp hành đến công tác kế toán, hạch toán, quyết toán NSNN Và như vậy, quy trình chi NSNN có những thay đổi tích cực, theo hướng minh bạch và cụ thể hơn
Những nội dung sửa đổi Luật NSNN sẽ làm cơ sở quan trọng cho việc đề xuất kiện nghị hoàn thiện quy trình mà tác giả nghiên cứu.
M ỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NSNN ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ DỰ TRONG ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TABMIS TẠI C À M AU
dự trong điều kiện áp dụng TABMIS tại Cà Mau
3.3.1 Hoàn thiện các qui định ở khâu dự toán
Thứ nhất, rút ngắn thời gian lập dự toán và quyết định dự toán Theo đó, thời gian lập dự toán và quyết định dự toán nên rút ngắn xuống còn 4 tháng cuối năm theo hướng giảm thời gian thực hiện của các đơn vị tham gia vào kiểm soát chi thường xuyên NSNN, nhằm thúc đẩy các ĐVDT, các cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện nhiệm vụ của mình trong khâu lập dự toán một cách tích cực, hiệu quả hơn, như vậy mới đảm bảo việc dự báo các nhiệm vụ cho năm sau được chính xác hơn, đảm bảo bao quát được nhu cầu chi của năm sau, hạn chế chênh lệch khá lớn giữa dự toán và kết quả thực hiện trong thực tế, đồng thời hạn chế việc bổ sung, điều chỉnh dự toán, và tiết kiệm được thời gian, công sức trong khâu lập và quyết định dự toán
Cụ thể thời gian bắt đầu lập dự toán ở các ĐVDT sẽ bắt đầu từ tháng 9, thời gian thẩm định tổng hợp của các đơn vị chủ quản sẽ thực hiện trong tháng 10, thời gian cho các cơ quan quyết định sẽ là tháng 11, và thời gian đồng bộ sẽ là tháng 12 Đảm bảo chậm nhất 31/12 dự toán đã được đồng bộ vào hệ thống TABMIS sẵn sàng cho việc thực hiện các nhiệm vụ chi của năm sau Trong đó, giao cho các đơn vị chủ quản ở trung ương và cơ quan tài chính ở địa phương qui định cụ thể thời gian lập và gửi dự toán cho các ĐVDT
Thứ hai, đổi mới phương pháp và cơ sở xây dựng dự toán theo hướng quan tâm đến hiệu quả đầu ra
Những qui định về hệ thống NSNN chi phối các qui định khác khi điều chỉnh các quan hệ NSNN, trong đó có kiểm soát chi thường xuyên NSNN, vì vậy để hoàn thiện kiểm soát chi NSNN thì trước hết phải đổi mới hệ thống NSNN, tức là hệ thống
Luận văn Kinh tế quản lý
73 các cơ quan thực hiện qui trình ngân sách Cần phải có những qui định cụ thể để khắc phục tính lồng ghép, chồng chéo, thủ tục rườm rà, khá nhiều mẫu biểu nhưng thông tin vẫn thiếu như đã trình bày ở chương 2
Theo đó các ĐVDT chỉ phải xây dựng và bảo vệ dự toán 1 lần chứ không phải 2 hay 3 lần như hiện nay
Cần phải qui định cụ thể và có sự thống nhất về thẩm quyền của các cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn việc xây dựng dự toán cho các ĐVDT
Công tác thẩm định dự toán cần phải được thực hiện trên cơ sở những căn cứ khoa học, trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ của ĐVDT, tôn trọng những qui định có tính đặc thù của các ngành, quan tâm đến yếu tố vùng miền, địa bàn, thời vụ và tính chất công việc, khắc phục triệt để quan điểm áp đặt dự toán
Về phương pháp xây dựng và phân bổ dự toán ở thời điểm hiện tại chủ yếu theo định mức chi phí các yếu tố đầu vào mà chưa quan tâm đến hiệu quả đầu ra, trong khi mục tiêu của kiểm soát chi NSNN là nâng cao kết quả đầu ra và cao hơn nữa là nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN Chính vì vậy cần đổi mới quan điểm, phương pháp, cơ sở chi NSNN gắn với mục tiêu nhằm khuyến khích được đối tượng sử dụng NSNN tiết kiệm NSNN Đó chính là việc quan tâm đến hiệu quả đầu ra, tạo mọi điều kiện để phát huy quyền tự chủ, chủ động cho các đơn vị sử dụng NS, hạn chế tâm lý cứ xây dựng dự toán để đảm bảo sự an toàn hơn là xây dựng dự toán phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
Thứ ba, tiêu chuẩn hóa định mức lập và phân bổ dự toán một cách khoa học Trong khi chưa áp dụng quản lý NSNN theo hiệu quả đầu ra thì định mức chi hành chính là một trong các cơ sở quan trọng để lập dự toán Vì vậy định mức chi hành chính cần phải được nghiên cứu xây dựng một cách khoa học, dựa trên những cơ sở xác thực, bao quát hết được các nhiệm vụ chi của các cơ quan, đơn vị, lĩnh vực, trong đó cần phải tính đến đặc điểm vùng, miền, đặc thù chuyên môn từng lĩnh vực, hay nói cách khác định mức phải sát với thực tế
Mặt khác định mức chi hành chính cần được xây dựng cao hơn mức hiện tại của tỉnh để tối thiểu đáp ứng thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ Bởi vì, nếu dự toán bao quát hết nhiệm vụ thì sẽ hạn chế được tình trạng bổ sung dự toán quá nhiều lần trong năm, và tạo điều kiện cho ĐVDT chủ động hơn trong việc quản lý, thực hiện dự toán Định mức chi hành chính cũng cần được xây dựng ổn định và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là 5 năm, nhưng có hệ số điều chỉnh năm sau cao hơn
Luận văn Kinh tế quản lý
74 năm trước chứ không cố định 3 năm như hiện nay Cụ thể là cần phải qui định thành khung 2 năm đầu một mức, 2 năm tiếp theo 1 mức và 1 năm cuối cùng 1 mức, trong đó cần tính đến mức độ biến động của thị trường và mức tăng qui mô hoạt động thuộc nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn, hướng tới xây dựng kế hoạch chi trung hạn hay là dự toán nhiều năm
Thứ tư, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống mẫu biểu áp dụng trong khâu lập, thẩm định, phân khai và quyết định dự toán Theo đó, hệ thống mẫu biểu dùng trong khâu lập dự toán cần phải được nghiên cứu hoàn thiện theo hướng đảm bảo thuận lợi trong thực hiện, vừa phù hợp với yêu cầu quản lý ngân sách cũng như yêu cầu quản lý của hệ thống TABMIS trong qui trình chi NSNN và qui trình phân bổ dự toán trong hệ thống TABMIS, trên cơ sở đó đảm bảo sự thống nhất, phản ảnh được đầy đủ các thông tin từ các ĐVDT, đến việc quyết định của các cấp thẩm quyền
Việc hoàn thiện hệ thống mẫu biểu cần phải theo hướng: ĐVDT thể hiện được các nội dung chính của nhiệm vụ chi và các thông tin cần thiết như mã quan hệ ngân sách, mã nguồn ngân sách, mã chương, mã ngành kinh tế, vv
Quyết định của cơ quan có thẩm quyền khi giao dự toán cho ĐVDT cũng cần có đầy đủ các thông tin trên, nhằm khắc phục hiện tượng sau khi dự toán được quyết định ĐVDT lại phải phân khai thêm các mẫu biểu khác phục vụ cho yêu cầu nhập dự toán vào hệ thống TABMIS và công tác kiểm soát chi của KBNN
Ngoài ra, do qui trình phân bổ dự toán trong hệ thống TABMIS quá phức tạp, phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ năng của người thực hiện, nên việc xảy ra sai sót là không thể tránh khỏi, khi sai sót thì qui trình điều chỉnh cũng rất phức tạp nên thông tin trên mẫu biểu giao dự toán đầy đủ thì sẽ hạn chế được những sai sót trong quá trình phân bổ dự toán vào hệ thống
Thứ năm, hoàn thiện chế độ tạm cấp dự toán, điều chỉnh dự toán hay ứng trước dự toán theo hướng phù hợp, linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐVDT nhưng vẫn đảm bảo công tác dự toán khoa học và kỷ luật hơn
N HỮNG GIẢI PHÁP MANG TÍNH ĐIỀU KIỆN
3.4.1 Kiến nghị với Quốc Hội, Chính phủ
Thứ nhất , xem xét những hạn chế, bất cập, sự chồng chéo, trùng lắp về thẩm quyền, trách nhiệm của các bên liên quan trong quản lý Ngân sách nói chung và kiểm soát chi thường xuyên NSNN nói riêng để có hướng sửa đổi, điều chỉnh phù hợp, mà trước hết là khẩn trương sửa đổi Luật Ngân sách và Luật Kế toán
Thứ hai , nghiên cứu triển khai áp dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn hay ngân sách nhiều năm và quan điểm điều hành chi tiêu ngân sách theo hiệu quả đầu ra gắn với chính sách và kế hoạch ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành ngân sách, phù hợp với thông lệ quốc tế
Thứ ba, thống nhất các qui định khung đối với các nội dung liên quan đến kiểm soát chi NSNN, chi thường xuyên NSNN; đồng thời thực hiện phân cấp mạnh hơn cho HĐND cấp tỉnh trong việc xây dựng các qui định, định mức cho phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và điều kiện địa lý, tình hình kinh tế xã hội của từng địa phương Trong đó, cần xây dựng định mức khung theo tính chất công việc thay cho việc áp dụng định mức theo biên chế như hiện nay Ban hành hệ thống tiêu chuẩn trang thiết bị, đảm bảo các điều kiện làm việc phù hợp với từng ngành, từng chức danh, vị trí công việc áp dụng một khung thống nhất trong các cơ quan nhà nước nhưng cho phép các cơ quan đơn vị được quyền điều chỉnh trong quá trình thực hiện cho phù hợp với khả năng ngân sách và điều kiện thực tế của đơn vị
3.4.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính
Thứ nhất, phát huy hơn nữa trách nhiệm là cơ quan quản quản lý NSNN, có chức năng tham mưu cho Chính phủ trong việc điều hành NSNN Trong đó, cần chủ động và kịp thời hơn trong việc ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện kiểm soát chi thường xuyên NSNN đảm bảo tính đồng bộ và nhất quán, đảm bảo tính khoa học, cơ sở pháp lý và phù hợp với điều kiện thực tế
Thứ hai, có kế hoạch nâng cấp hoàn thiện hệ thống TABMIS và thực hiện sự phân quyền hướng tới giao trách nhiệm cho toàn bộ các đơn vị, tổ chức tham gia vào
Luận văn Kinh tế quản lý
83 hệ thống, đồng thời hoàn thiện hệ thống báo cáo, số liệu khai thác từ chương trình được thuận lợi và thống nhất từ khâu dự toán đến khâu quyết toán và công khai NSNN
Thứ ba , tham mưu cho Chính phủ triển khai việc kiểm soát chi tiêu trung hạn, kiểm soát chi ngân sách theo kết quả đầu ra và qui trình, thủ tục, tiêu chí, phạm vi công khai NSNN Đồng thời thực hiện phân quyền mạnh hơn cho cơ quan Tài chính cấp dưới trong chức năng quản lý NSNN tại các địa phương
3.4.3 Kiến nghị cơ quan Chính quyền địa phương
Thứ nhất, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với việc điều hành thực hiện kiểm soát chi NSNN và chi thường xuyên NSNN trên địa bàn Lãnh đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, công khai xin ý kiến nhân dân trong tất cả các khâu của qui trình chi NSNN Quán triệt thực hiện nghiêm túc điều hành của Chính phủ, chỉ đạo của Bộ, Ngành liên quan trong quá trình chi NSNN đảm bảo thực hiện tốt yêu cầu chi NSNN là công cụ trong chính sách tài khoá, điều hành nền kinh tế
Thứ hai , chủ động nghiên cứu, đào tạo và thí điểm mô hình kiểm soát chi
NSNN theo kết quả đầu ra gắn với tầm nhìn trung hạn, xây dựng định mức chi hành chính phù hợp hơn với yêu cầu thực tế tại địa phương; đồng thời chủ động xây dựng qui chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị tham gia kiểm soát chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh
Thứ ba, trong khi Luật NSNN chưa có hiệu lực và Luật Kế toán chưa được ban hành, cần mạnh dạn đề xuất Bộ, Ngành liên quan, Chính phủ áp dụng những biện pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên đối với ĐVDT trong điều kiện áp dụng hệ thống TABMIS phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, cũng như những đặc thù khác của địa phương
3.4.4 Kiến nghị các đơn vị dự toán
Thứ nhất , nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong việc xây dựng dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi thường xuyên NSNN với trách nhiệm là chủ thể trong kiểm soát chi thường xuyên NSNN
Thứ hai, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ kế toán trưởng, chủ động tham mưu cho cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân phiên, luân chuyển, khen thưởng đối với kế toán trưởng đảm bảo những cán bộ tham gia kiểm soát chi thường xuyên NSNN có đủ trình độ, năng lực, kỹ
Luận văn Kinh tế quản lý
84 năng và phẩm chất đạo đức, cũng như được hưởng chế độ đãi ngộ tương xứng với trách nhiệm quan trọng của mình
3.4.5 Kiến nghị Kho bạc nhà nước
Thứ nhất , quán triệt quan điểm xác định TABMIS là một hệ thống thông tin quản lý tập trung, đòi hỏi qui trình phức tạp, chặt chẽ, nhất là khâu vận hành và khai thác có hiệu quả thông tin, dữ liệu báo cáo từ hệ thống Chỉ đạo thực hiện tốt các nguyên tắc vận hành hệ thống TABMIS, phát huy tinh thần trách nhiệm, có biện pháp tổ chức hợp lý và thống nhất theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Tài chính
Thứ hai , không ngừng nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản qui định chế độ kiểm soát chi, chế độ kế toán nhà nước, các phương thức thanh toán trong điều kiện ứng dụng hệ thống TABMIS
Thứ ba , chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ chế, về con người để triển khai thanh tra chuyên ngành hiệu quả
3.4.6 Kiến nghị cơ quan Thanh tra, Kiểm toán
Tăng cường hơn nữa qui mô và chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm toán đối với tất cả các đơn vị tham gia vào kiểm soát chi NSNN trong điều kiện ứng dụng hệ thống TABMIS