Trung gian phân phối cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, gồm có:Nhà bán buôn: Gồm những trung gian phân phối mua sản phẩm, hàng hóa của nhà sản xuất rồi bán lại cho những người tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN
QUẢN TRỊ KÊNH PHÂN PHỐI
NHÓM 1
ĐỀ TÀIKênh phân phối xe ô tô của Vinfast
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Minh
Lớp HP: 2317BLOG2111
1
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ THUYẾT 5
1 Kênh phân phối trong chuỗi cung ứng 5
1.1 Khái niệm Kênh phân phối: 5
1.2 Vai trò Kênh phân phối: 5
1.3 Các thành viên trong kênh phân phối: 5
1.4 Chức năng trong kênh phân phối 6
2 Vận hành chiến lược kênh phân phối: 6
2.1 Vận hành chính sách kênh phân phối: 6
2.2 Phát triển quan hệ kênh phân phối 7
2 3 Quản lý logistics trong kênh phân phối 7
2.4 Kiểm soát mâu thuẫn trong kênh phân phối: 7
2.5 Sức mạnh trong kênh phân phối: 7
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI CỦA VINFAST 8
2.1 Tổng quan về Vinfast: 8
2.2 Tập hợp kênh (mạng) phân phối của Vinfast 8
a Thị trường nội địa: 9
b Thị trường quốc tế: 10
2.3 Vai trò của các thành viên trong hệ thống 10
2.4 Các khoảng trống trong chiến lược phát triển kênh hiện nay của Vinfast .11
Khoảng trống chi phí 12
Khoảng trống dịch vụ 13
CHƯƠNG 3 VẬN HÀNH CHIẾN LƯỢC KÊNH PHÂN PHỐI CỦA VINFAST .15
3.1 Thực trạng vận hành chiến lược kênh phân phối của Vinfast 15
3.1.1 Vận hành chính sách kênh phân phối: 15
3.1.2 Duy trì quan hệ kênh phân phối 16
3.1.3 Quản lý logistics trong kênh phân phối 16
3.1.4 Kiểm soát mâu thuẫn trong kênh phân phối 17
2
Trang 33.1.5 Quản lý sức mạnh kênh phân phối 18 3.2 Hạn chế trong vận hành kênh phân phối của Vinfast: 18 3.3 Giải pháp đề xuất giúp Vinfast vận hành kênh phân phối trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay 19 KẾT LUẬN 21
Tài liệu tham khảo 22
3
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp thì việc quản trị kênh phân phối làrất quan trọng, giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách nhanh nhất và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Bên cạnh đó kênh phân phối là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư hay đối tác đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, việc quản lý kênh phân phối đạt
hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế của mình trong thị trường nội địa và quốc tế
Đối với một doanh nghiệp thì việc tiêu thụ hàng hoá luôn là một vấn đề quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Không chỉ đơn giản là một sản phẩm tốt đi kèm với một dịch vụ tốt sẽ giúp doanh nghiệp thành công mà còn phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận mang sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng Điều này sẽ quyết định sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường Và trong giai đoạn thị trường cạnh tranh như hiện nay, kênh phân phối chính là cầu nối quan trọng để doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình đến khách hàng, việc quản trị một kênh phân phối có hiệu quả là một thách thức với doanh nghiệp Việc này đòi hỏi nhà quản trị phải am hiểu về sản phẩm và thị trường tiêuthụ cũng như hệ thống phân phối, nắm bắt được những thay đổi của thị trường từ đó có những quyết định kịp thời và chính xác giúp hoạt động của kênh phân phối đạt hiệu quả cao.Chiến lược phân phối tốt sẽ là một công cụ quan trọng để sản phẩm xâm nhập vào thị trường xa và mới lạ Ngược lại, nếu chiến lược phân phối không hợp lý thì quá trình lưu thông sẽ không thông suốt, tốn kém nhiều chi phí, kết quả tiêu thụ không cao hoặc có thể lỡ mất cơ hội bán hàng Phân phối có vai trò như là “một chiếc cầu nối” giữa sản xuất và tiêu dùng
Ngành sản xuất ô tô luôn là niềm tự hào của nhiều quốc gia trên thế giới bởi vì ô tô được coi
là chuẩn mực, điều kiện của một nền công nghiệp phát triển Riêng tại Việt Nam, Vingroup đang góp phần quan trọng vào quá trình tạo dựng một nền công nghiệp phát triển lên một tầm cao mới và đồng thời cũng tạo tiền để cho các ngành công nghiệp phụ trợ khác đi lên Trong đó Vinfast (thuộc tập đoàn của Vingroup) đã xây dựng một thương hiệu ô tô thể hiện
sự khát vọng vươn tầm thế giới và đã liên tục tạo được tiếng vang trong thị trường ô tô nội địa lẫn quốc tế, hoạt động và bước đi của Vinfast luôn tạo được nhiều ấn tượng sâu sắc đối với Việt Nam và các nước trên thế giới Việc phân tích hoạt động kinh doanh luôn là công tác quan trọng, đặc biệt với việc quản trị kênh phân phối
4
Trang 5CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ THUYẾT.
1 Kênh phân phối trong chuỗi cung ứng
1.1 Khái niệm Kênh phân phối:
Kênh phân phối là đầu ra của chuỗi cung ứng Được hiểu là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân sở hữu một hàng hóa cụ thể trong quá trình chuyển đổi từ điểm xuất phát (cung ứng) tới các điểm tiêu thụ (nhu cầu)
Mô hình Kênh phân phối:
Cấu trúc quản lý trong Kênh phân phối:
Kênh phân phối vật chất : Kênh dịch chuyển sản phẩm vật chất từ điểm sản xuất đến các điểm trung chuyển, quyết định số khâu vận động vật chất trong kênh
Kênh phân phối thương mại: Khía cạnh phi vật chất liên quan đến trình tự giao dịch, đàm phán, mua bán và chuyển quyền sở hữu hàng hóa, quyết định cấp/mức kênh
1.2 Vai trò Kênh phân phối:
- Chuỗi cung ứng bán hàng qua các kênh phân phối, kênh phân phối ảnh hưởng trực tiếp đếndoanh số bán của chuỗi cung ứng
- Kênh phân phối là cầu nối giữa doanh nghiệp trung tâm và người tiêu dùng cuối cùng Kênh phân phối hiệu quả giúp mở rộng tiếp xúc và tăng tính hấp dẫn của sản phẩm với người mua
- Kênh phân phối cung cấp trải nghiệm cho người tiêu dùng Vì thế tạo cho người tiêu dùng nhận thức về thương hiệu, về doanh nghiệp trung tâm và nhận thức về chất lượng
- Kênh phân phối mạnh là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững, không dễ dàng bắt chước
1.3 Các thành viên trong kênh phân phối:
Các cá nhân hay tổ chức tham gia kênh phân phối được coi là các thành viên của kênh Các thành viên ở giữa nhà sản xuất và người mua cuối cùng được gọi là các nhà trung gian phân phối Trung gian phân phối cũng được chia thành nhiều loại khác nhau, gồm có:
Nhà bán buôn: Gồm những trung gian phân phối mua sản phẩm, hàng hóa của
nhà sản xuất rồi bán lại cho những người trung gian khác hoặc cho các khách hàngcông nghiệp
5
Trang 6Nhà bán lẻ: Gồm những trung gian phân phối mua sản phẩm, hàng hóa từ nhà sản
xuất hoặc nhà bán buôn rồi trực tiếp bán những sản phẩm ấy người mua cuối cùng(hay chính là người tiêu dùng)
Nhà phân phối: Họ chính là những nhà bán buôn hoặc các trung gian phân phối
trên thị trường công nghiệp
Đại lý, môi giới: Họ là những trung gian phân phối có quyền thay mặt cho nhà sản
xuất để bán sản phẩm, hàng hóa; tuy nhiên họ lại không được quyền sở hữu sản phẩm
1.4 Chức năng trong kênh phân phối
- Chức năng giao dịch:
+ Marketing: Các nhà bán buôn và bán l} đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu Marketing Trong quá trình hoạt động trên thị trường, họ có thể thu thập và cung cấp thông tin nghiên cứu Marketing về nhu cầu, mong muốn, thị hiếu của khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, về các đối thủ cạnh tranh, và về các nhân tố và lực lượng ảnh hưởng trong môi trường Marketing Như vậy, họ giúp cho nhà sản xuất có căn cứ để xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, định giá và các chính sách chiến lược Marketing
+ Quản lý/ thương lượng: Các thành viên trong kênh thực hiện thương lượng bán hàng để đạt được thoả thuận về giá cả và các điều kiện khác trong quá trình tham gia vào kênh phân phối, đảm bảo hài hoà quyền lợi và trách nhiệm của các thành viên.+ Chấp nhận rủi ro: Khi mua đứt bán đoạn, các thành viên đã chia s} rủi ro cho người bán Sau bán hàng xong, rủi ro được chia s} cho các thành viên trong kênh Người bán có điều kiện tài chính để đầu tư tiếp tục
- Chức năng Logistics: Các thành viên trong kênh chia s} nhiệm vụ dự trữ, bảo quản, vận chuyển hàng hoá từ người cung cấp đến nơi tiêu dùng Do công suất sản xuất và nhu cầu thị trường không đồng nhất, cần phải quản lý mức dự trữ và lưu kho bảo quản hàng hoá
- Chức năng hỗ trợ: Để quá trình mua bán thuận lợi, các thành viên trong kênh có trách nhiệm cung cấp các dịch vụ khách hàng khác nhau cho các thành viên khác trong kênh Đó là các dịch vụ về tài chính, (hỗ trợ thanh toán, cung cấp tín dụng, tư vấn, bảo hành, giao hàng, đổi hàng, chăm sóc khách hàng, huấn luyện k€ năng bán hàng
2 Vận hành chiến lược kênh phân phối:
2.1 Vận hành chính sách kênh phân phối:
Chính sách bao phủ thị trường: là việc doanh nghiệp quyết định số lượng điểm bán ở mỗi khu vực địa lý và khoảng cách giữa các điểm bán nhằm phục vụ nhu cầu của khách hàng hiện tại và tiềm năng
Chính sách khách hàng: chính sách khách hàng để đảm bảo rằng các trung gian bán hàng hóa và dịch vụ trong kênh hoàn toàn có khả năng cung cấp sản phẩm vad dịch
vụ cụ thể cho doanh nghiệp
Trang 7Discover more
from:
Document continues below
kênh phân phối
34
Tailieuxanh huy nh kim vu 3916
kênh phân
107
Nhóm 1 Qtkpp - thảo luận quản trị kppkênh phân
22
Nhóm 6 Quản trị kênh phân phốikênh phân
Trang 82.2 Phát triển quan hệ kênh phân phối
Phát triển quan hệ kênh phân phối bản chất là việc hai hay nhiều tổ chức có các kết nối (pháp lý, kinh tế hoặc giữa các cá nhân) để theo đuổi cùng một lợi ích và được chia s} giữa các bên
Động lực xây dựng quan hệ kênh:
Xây dựng quan hệ kênh với các thành viên cuối kênh nhằm tìm kiếm các mối quan hệ
để thúc đẩy thành viên kênh đại diện; phát triển thị trường mới, kênh mới, sản phẩm mới; tiếp cận tốt hơn với người tiêu dùng; giảm làn sóng sát nhập trong bán buôn và giúp nhà sản xuất tạo ra các rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.Xây dựng quan hệ kênh với các thành viên đầu kênh nhằm có nguồn cung ổn định vàsản phẩm mong muốn; cắt giảm chi phí và tạo sự khác biệt đối với các nhà phân phối,bán buôn, bán l} khác
Duy trì quan hệ kênh phân phối giúp doanh nghiệp xây dựng và tạo niềm tin với các đối tác khác
2 3 Quản lý logistics trong kênh phân phối
Logistics cho kênh phân phối là những hoạt động liên quan đến việc dự trữ, thu gom, bảo quản thành phẩm/ hàng hóa, xây dựng quy trình đặt hàng và phân phối các sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng bằng những phương thức phù hợp nhấtQuản lý logistics nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình phân phối; giảm chi phí phân phối; hỗ trợ cho hoạt động phân phối lại, quá trình cung ứng và quản lý kho, dự trữ, vận chuyển
2.4 Kiểm soát mâu thuẫn trong kênh phân phối:
Mâu thuẫn là trạng thái đối lập hoặc bất hòa giữa các tổ chức trong kênh phân phối Mâu thuẫn nảy sinh khi một thành viên nhận thấy hành vi của các thành viên khác làm ảnh hưởng đến mục tiêu của doanh nghiệp hay ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp
2.5 Sức mạnh trong kênh phân phối:
Sức mạnh trong kênh phân phối là khả năng một thành viên kênh có thể quản lý hoặc ảnh hưởng đến hành vi của các thành viên khác
Các loại sức mạnh trong kênh:
1
Trang 9Tên gọi Vinfast là viết tắt của từ: VIỆT NAM- PHONG CÁCH- AN TOÀN- SÁNG TẠO- TIÊN PHONG
Từ VinFast thể hiện khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp và được công nhận trên trường quốc tế, mở ra cơ hội sở hữu ô tô, xe máy phù hợp với thị trường, thị hiếu và thu nhập của người dân Thông qua lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy, Tập đoàn Vingroup cũng mong muốn góp phần tạo động lực, thúc đẩy công nghiệp nặng, công nghiệpchế tạo, công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam phát triển hơn nữa Với Vingoup, trong tương lai VinFast sẽ là một lĩnh vực mới, mang tính đột phá trong chiến lược phát triển, đóng vai trò chủ lực của tập đoàn
Các sản phẩm của Vinfast:
Ngày 02/10/2018, Vinfast chính thức giới thiệu hai sản phẩm của Vinfast là: Vinfast LUX A2.0 và Vinfast LUX SA2.0 tại triển lãm Paris Motor Show Đây là lần đầu tiên thương hiệu ô tô Việt Nam có mặt tại triển lãm ô tô lớn nhất thế giới
Hiện tại, VinFast đang phân phối các sản phẩm ô tô và xe máy điện tại thị trường Việt Nam,trong đó những cái tên như: Fadil, Ô tô điện VFe34, Lux A2.0 và Lux SA2.0 lần lượt vươn lên đứng TOP những xe bán chạy trong phân khúc trong thời gian vừa qua Đặc biệt, Vfe34
là mẫu xe điện đầu tiên của VinFast đã đạt được kỷ lục hơn 3000 đơn đặt hàng trong vòng 24h kể từ thời điểm mở bán
Các mốc lịch sử của Vinfast:
20/3/2019: Lô xe Vinfast đầu tiên được tiến hành kiểm thử chất lượng tại 4 châu lục14/6/2019: Khánh thành nhà máy sản xuất ô tô Vinfast
28/7/2019: Bàn giao 9 xe Lux đầu tiên cho khách hàng
10/2019: Vinfast lần đầu tham gia VietNam Motor Show
11/2019: Vinfast được lựa chọn là phương tiện chính thức của ASEAN 2020
12/2019: gần 100 chiếc xe Vinfast chinh phục vùng đất Tây Bắc
Nhà máy của Vinfast: Tổ hợp nhà máy ôtô VinFast diện tích 335 hecta nằm tại khu công
nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng, nơi trước đây vốn là đầm lầy nuôi tôm của người dân Cát Hải Chỉ sau hơn một năm kể từ ngày khởi công, tổ hợp nhà máy VinFast đã thành hình,
đa số nhà xưởng đã hoàn thiện và đang lắp ráp dây chuyền sản xuất
Các giải thưởng và thành tích nổi bật mà Vinfast đạt được:
Vinfast được Autobest (một trong những hiệp hội đánh gá ô tô có uy tín nhất thế giới) chọn
là hãng xe chiến thắng đầu tiên của giải thưởng “A Star is Born” tại Triển lãm Ô tô Paris.Vinfast giành được hai xếp hạng NCAP 5 sao tại ASEAN NCAP (Chương trình đánh giá ô
tô mới cho các quốc gia Đông Nam Á) nhờ cam kết của Vinfast về độ an toàn giao thông đường bộ với những mẫu xe đầu tiên mà ASEAN NCAP đã thử nghiệm
Giải thưởng Xuất sắc cho Cam kết An toàn của Nhà sản xuất Mới
2.2 Tập hợp kênh (mạng) phân phối của Vinfast
8
Trang 10Dù mới chỉ ra mắt thị trường trong khoảng thời gian ngắn từ năm 2017 cho đến nay, nhưng thương hiệu ô tô của người Việt - Vinfast đã đạt được những thành tựu đáng mong đợi và sựủng hộ to lớn từ người tiêu dùng Để đạt được kết quả đó, Vinfast đã rất thành công trong chiến lược quản trị phân phối sản phẩm ô tô của mình.
Chiều dài kênh phân phối:
Đối với Vinfast, doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối 1 cấp (Vinfast- nhà phân phối- khách hàng) hay có thể nói là chỉ sử dụng 1 khâu trung gian là kênh phân phối có sẵn được mua lại Trên thực tế, Vinfast đã chính thức tiếp quản hệ thống đại lý bán hàng Chevrolet trên toàn quốc Bên cạnh đó, thay vì độc quyền mô hình kinh doanh, Vinfast chuyển đổi thành hệ thống đại lý hai thương hiệu Vinfast- Chevrolet
Chiều rộng kênh phân phối:
Đối với Vinfast, doanh nghiệp đã chọn xây dựng kênh phân phối đa dạng và rộng khắp Cáckênh phân phối chủ yếu của Vinfast hiện nay bao gồm:
Sơ đồ kênh (mạng) phân phối của Vinfast
a Thị trường nội địa:
Kênh phân phối trực tiếp:
Vinfast thiết lập kênh phân phối trực tiếp cho hệ thống phân phối của mình Cụ thể, độ dài của kênh phân phối là 0 khi Vinfast không thông qua bất cứ cấp trung gian phân phối nào
mà chỉ sử dụng hệ thống phân phối tại đại lý chính của công ty để thực hiện các công việc nhằm mang sản phẩm và quyền sở hữu sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng
Kênh phân phối này giúp Vinfast tiết kiệm được đáng kể chi phí trung gian, tiếp cận và nhận phản hồi trực tiếp từ phía người tiêu dùng để công ty có thể đưa ra những quyết định hợp lý nhất trong việc hoàn thiện sản phẩm, cải thiện dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng Hiện nay, công ty sở hữu hơn 200 showroom chính thức riêng tại thị trường Việt Nam Bên cạnh đó, Vinfast cũng xây dựng hệ thống bán l} điện tử riêng thông qua các website, fanpage của công ty khách hàng đặt cọc sản phẩm cũng như cung cấp dịch vụ, lựa
9
Trang 11chọn sản phẩm và tìm kiếm những đại lý trực thuộc công ty gần nhất để được tư vấn và chăm sóc
Kênh phân phối tại chỗ:
Vinfast cũng thiết lập kênh phân phối cấp 1 cho hệ thống phân phối của mình Cụ thể độ dàikênh phân phối là 1 khi Vinfast chỉ thông qua 1 cấp trung gian là nhà bán l} (các showroom
và hệ thống phân phối của đối tác mà Vinfast đã mua lại hoặc được nhượng quyền) để thực hiện các công việc nhằm mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng cuối cùng
Ngoài hệ thống đại lý và các showroom trên, khách hàng mua xe Vinfast có thể mua tại các showrooom của Vinfast tại các trung tâm thương mại Vincom trên toàn quốc Đây chính là lợi thế của Vinfast so với các dòng ô tô khác bởi có sự hậu thuẫn mạnh mẽ bởi tâp đoàn Vingroup- tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam Với kênh này, Vinfast vừa có thể đảm bảoquản lý sản phẩm ở mức độ nhất định sau khi đã nhượng quyền, vừa có thể mở rộng và tích hợp hơn thị trường mua bán tới tay người tiêu dùng
b Thị trường quốc tế:
Kênh 3: Vinfast dự tính xâm nhập thị trường thế giới Ngày 11/6/2020, Vinfast đã khai trương văn phòng tại Úc Đây có thể coi là một cơ hội lớn để mở rộng thương hiệu ô tô ViệtNam tiếp cận thị trường quốc tế và kết nối các nhà cung cấp trên toàn cầu
Loại trung gian trong kênh phân phối:
Vinfast đã tài trợ và hợp tác với các cơ quan bộ ngành, các chính quyền địa phương để sử dụng xe Vinfast cho hệ thống công cộng và xe công Như hợp đồng cung cấp 1500 xe cho FASTGO để tham gia thị trường xe công nghệ Hợp tác để đưa xe Vinfast LuxA và LuxSA làm xe phục vụ trong ngành cảnh sát giao thông
2.3 Vai trò của các thành viên trong hệ thống
Thành viên chính thức
Chức năng chính của Vinfast đối với nhà sản xuất trong kênh phân phối bao gồmCung cấp các sản phẩm, dịch vụ
Các chương trình xúc tiến thương mại, kích cầu
Liên kết với các bên bổ trợ kênh phân phối
Điều hòa hệ thống kênh phân phối
Đem lại những điều kiện tốt nhất cho trung gian để tiếp cận gần hơn với kháchhàng
Cung cấp thông tin, thông số, thông điệp của sản phẩm và các chiến lược đưa
ra từ nhà quản lý
Đẩy giá trị của sản phẩm, giữ chân trung gian phân phối
Chức năng chính của Vinfast đối với đại lý bán l} trong kênh phân phối bao gồmThực hiện các tiếp xúc bán
Cung cấp cấc khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường
Giữ tồn kho, đảm bảo sự sẵn của hàng hóa
Thu nhận thông tin từ thị trường, thực hiện đặt hàng
Chăm sóc, tư vấn và trợ giúp k€ thuật cho khách hàng
Trang 12Công ty vận chuyển thực hiện các dịch vụ vận chuyển qua các phương tiện như ô tô, đường tàu biển, đường hàng không,…
Công ty lưu kho sử dụng các kho bãi để lưu giữ hàng hóa nhằm thu phí, đôi khi đi kèm một số dịch vụ bảo quản, quản lý,…
Công ty quảng cáo giúp hỗ tợ và phát triển các chiến lược cổ động, từ việc thông điệp quảng cáo đến thiết kế và hoàn thành chiến dịch quảng cáo,
Trung gian tài chính như US Bank của M€, nhằm cung cấp vốn, chuyển vốn, san s} kinh nghiệm quản lý tài chính cho các nhà quản lý kênh
Công ty bảo hiểm như PTI, PIJICO,giúp chia s} rủi ro với tất cả các thành viên trong kênh khi xảy ra các trường hợp đáng tiếc
Công ty ứng dụng phần mềm như INFORM giúp triển khai các hệ thống mạng lưới quản lý hệ thống vận tải phương tiện
2.4 Các khoảng trống trong chiến lược phát triển kênh hiện nay của Vinfast
Giới hạn từ môi trường bên ngoài
Cơ sở hạ tầng hiện nay tại Việt Nam chưa quá phát triển, không có nhiều trạmsạc điện hoặc chỉ có tại các khu trung tâm Do đó, cơ sở hạ tầng hiện tại chưa phù hợp để sử dụng và lưu hành các dòng sản phẩm xe điện của Vinfast
Áp lực cạnh tranh thị phần cũng chiếm một phần, mặc dù Vinfast là dòng xe
do người Việt làm, do người Việt tạo ra nhưng vẫn rất khó để có thể cạnh tranh với các dòng xe khác cùng phân khúc giá nhưng có độ nhận diện và thương hiệu lâu năm
Chính sách khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam hiện vẫn còn rất ít
Xe điện đến nay mới chỉ nhận được ưu đãi về thuế suất như thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ Các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn chung và hạ tầng là các trạm sạc xe điện vẫn chưa có nhiều, VinFast đang phải áp dụng tiêu chuẩn riêng của chính doanh nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế
Một số rào cản từ địa phương về việc xây dựng các tuyến đường điện như phải băng đường, băng sông, vướng mắc đền bù giải tỏa mặt bằng cho người dân để trồng cột điện… Hay ở một số khu vực, trạm sạc đặt ở các khu vực xa nguồn điện hoặc nguồn điện còn dư không còn nhiều
Giới hạn trong quản lý Tính đến thời điểm hiện tại, các nhà quản trị của Vinfast luônđược mức tín nhiệm cao và đồng thời cũng là những người có kinh nghiệm về phân phối – bán, do đó các chính sách phân phối của Vinfast vẫn nằm trong nguồn lực của hãng và không đi ngược lại pháp luật
11
Trang 13Bảng thống kê các chi phí cấu thành sản phẩm của Vinfast
Khoảng trống chi phí
Bảng thống kê trên đây nêu ra những chi phí mà các dòng sản phẩm của hãng xe Vinfast phải chịu khi bán ra thị trường Không khó để thấy chi phí bán hàng của Vinfast chiếm tới 18%-19% trên giá bán l} (Chưa thuế) của hãng xe Chiếm tới gần 20% giá thành của một sản phẩm, điều đó có nghĩa chi phí của hãng bỏ ra cho kênh phân phối là rất lớn
Cụ thể hơn như:
Chi phí lưu kho và vận chuyển
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí khuyến mại và bán hàng khác
12