1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) bài thảo luậnhợp đồng mua bán hàng hóa hợp đồng mua bán tài sảnvận dụng xử lý tình huống

34 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Hợp Đồng Mua Bán Tài Sản Vận Dụng Xử Lý Tình Huống
Tác giả Đinh Thị Lan Anh, Hoàng Tuyết Anh, Lê Tuấn Anh, Trần Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Huyền Diệu, Lê Thị Thùy Dung, Nguyễn Anh Kỳ Duyên, Hoàng Minh Dương, Nguyễn Minh Dương, Lương Thị Thủy Tiên, Phạm Thị Vân Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Phương Đông
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Luật Kinh Tế 2
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023 - 2024
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (5)
    • 1.1 Hợp đồng mua bán hàng hóa (5)
    • 1.2 Hợp đồng mua bán tài sản (8)
    • 1.3. So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản (9)
  • CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG (23)
    • 2.1. Tình huống 1 (23)
    • 2.2. Tình huống 2 (26)
  • KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA LUẬT KINH TẾ***BÀI THẢO LUẬNHỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢNVẬN DỤNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Phương ĐôngMôn:

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định tại thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Đồng thời, tại có đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.

Trong khi đó, quy định: “Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản Kết hợp định nghĩa chung về hợp đồng mua bán tài sản và khái niệm riêng về mua bán hàng hóa, có thể rút ra kết luận sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Đặc điểm chung:

- Là hợp đồng có tính đồng thuận giữa hai bên: hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.

- Có tính đền bù: cụ thể khi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.

- Là hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bán phải bàn giao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua là thanh toán cho bên bán. Đặc điểm riêng:

Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân Theo quy định tại thì “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa Theo , hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể trên lựa chọn áp dụng Luật này.

Về hình thức, theo quy định cụ thể tại thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.

Về đối tượng, hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa Theo quy định tại , hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và cả vật gắn liền với đất đai Ngoài ra, tại

Discover more from: lu ậ t kinh t ế

Trường Đại học Thương mại

Giáo trình tài chính qu ố c t ế b ả n web luật kinh tế

Bài t ậ p thu ế - Bài t ậ p môn lu ậ t thu ế và l ờ i luật kinh tế

Câu-h ỏ i-tr ắ c-nghi ệ m-môn-Pháp-lu ậ t-ki luật kinh tế

Bài t ậ p 1 - Bài th ả o lu ậ n đ ượ c đi ể m khá ca luật kinh tế

Bài t ậ p tình hu ố ng 1 môn lu ậ t kinh t ế 1 tr ườ rõ ràng

7 đã bổ sung thêm quy định về hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện.

Do vậy, không phải hàng hóa nào cũng được phép kinh doanh mà phải theo những quy định của pháp luật tức là đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh thì mới được phép lưu thông cũng như mua bán trên thị trường.

Về mục đích, đối với hai bên chủ thể là thương nhân với nhau thì mục đích là lợi nhuận Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài chủ thể là thương nhân thì còn có các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân, trường hợp này mục đích của việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là dành cho sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động của các cơ quan tổ chức Những hợp đồng được thiết lập giữa hai bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh từ Luật Thương mại 2005 trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại 2005.

Hợp đồng mua bán tài sản

quy định Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự Luật nhà ở và luật khác có liên quan.

- Hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ

Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau Trong hợp đồng này, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua vật; ngược lại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao vật và nhận tiền bán vật.

- Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù

Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc mua bán tài sản Đặc điểm có đền bù trong Hợp đồng mua bán tài sản là yếu tố phân biệt giữa hợp đồng này với hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng không có đền bù

- Mục đích chuyển giao quyền sở hữu Đây là căn cứ kế tục quyền sở hữu tài sản Đặc điểm này là yếu tố phân biệt giữaHợp đồng mua bán tài sản với hợp đồng cho mượn tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản.

So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản

- Đều là những giao dịch dân sự, thiết lập dựa trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận giữa các bên Hai dạng hợp đồng này đều được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, đáp ứng điều kiện mà một hợp đồng dân sự phải có;

- Chịu sự điều chỉnh của Cụ thể hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại mục 1 Chương XVI Bộ luật Dân sự năm 2015 (từ Điều 430 đến Điều

454) Còn hợp đồng mua bán hàng hoá vừa chịu sự điều chỉnh của lẫn

- Cả hai loại hợp đồng này là loại hợp đồng song vụ, có đền bù

- Về hình thức: hợp đồng có thể giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.

- Hợp đồng phải đảm bảo các điều kiện chung theo quy định của Bộ luật dân sự.

Tiêu chí Hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán tài sản

Pháp luật không quy định cụ thể khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa.

Tuy nhiên có thể hiểu: Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm mục đích sinh lợi, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Đối tượng

- Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

- Những vật gắn liền với đất đai.

*Lưu ý: Đất đai không được coi là hàng hóa trong thương mại.

- Vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;

- Bất động sản và động sản (hiện có hoặc hình thành trong tương lai).

Chủ thể Có ít nhất 1 bên là thương nhân.

Cá nhân, tổ chức có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân

Chuyển giao quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua nhằm mục đích sinh lợi.

Chuyển giao quyền sở hữu từ bên bán sang bên mua với nhiều mục đích khác nhau như là tiêu dùng, để ở, tặng cho, kiếm thêm một phần thu nhập nhờ chênh lệch giá,…

Cơ quan Tòa án, Trọng tài thương mại Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Thời điểm chuyển quyền sở hữu

Quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.

Sau khi các bên thực hiện nghĩa vụ trả tiền và nhận tài sản Đối với những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, sau khi đăng kí quyền sở hữu và được cấp đăng kí hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu thì người mua có quyền sở hữu.

Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại Bộ luật Dân sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

— - HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm …… , Tại ……

Mã số doanh nghiệp: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: ……… Fax:

Mở tại ngân hàng: Đại diện theo pháp luật: Chức vụ: …

CMND/Thẻ CCCD số: Nơi cấp: … Ngày cấp: … ………. (Giấy ủy quyền số: … ngày … tháng … năm … do … chức vụ … ký)

Mã số doanh nghiệp: Địa chỉ trụ sở chính: Điện thoại: ……… Fax:

Mở tại ngân hàng: Đại diện theo pháp luật: Chức vụ:

(Giấy ủy quyền số: ngày … tháng … năm … do … chức vụ … ký).

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau: Điều 1: TÊN HÀNG - SỐ LƯỢNG - CHẤT LƯỢNG - GIÁ TRỊ HỢP ĐỒNG

Số thứ tự Tên hàng hóa Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

1 Bên B phải thanh toán cho Bên A số tiền ghi tại Điều 1 của Hợp đồng này vào ngày tháng năm

2 Bên B thanh toán cho Bên A theo hình thức Điều 3: THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC GIAO HÀNG

1 Bên A giao cho bên B theo lịch sau:

Số thứ tự Tên hàng hóa Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú

2 Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên …… chịu.

Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc ……… )

3 Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là … đồng/ngày Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.

4 Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).

5 Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (……….) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.

6 Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:

- Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;

- Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;

- Giấy chứng minh nhân dân. Điều 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN

1 Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

2 Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật thương mại năm 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

3 Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

4 Bên mua có trách nhiệm thanh toán và nhận hàng theo đúng thời gian đã thỏa thuận. Điều 5: BẢO HÀNH VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HÀNG HÓA

1 Bên A có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng …… cho bên mua trong thời gian là ……… tháng.

2 Bên A phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần). Điều 6: NGƯNG THANH TOÁN TIỀN MUA HÀNG

Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:

1 Bên B có bằng chứng về việc bên A lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;

2 Bên B có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;

3 Bên B có bằng chứng về việc bên A đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên A đã khắc phục sự không phù hợp đó;

4 Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên B đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên A thì bên B phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật. Điều 7: ĐIỀU KHOẢN PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

1 Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm.

VẬN DỤNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Tình huống 1

Chị A vào siêu thị điện máy X để mua 10 chiếc quạt cây Panasonic giá 3 triệu/chiếc Theo hợp đồng với siêu thị thì quạt màu ghi xám, thời hạn bảo hành là 2 năm kể từ ngày nhận hàng, thời gian giao hàng sáng 1/7/2023, thanh toán ngay sau khi nhận hàng Nếu bên siêu thị giao hàng không đúng mẫu mã, chất lượng thì phải chịu phạt 20% giá trị hợp đồng, nếu không đúng thời hạn thì phải chịu phạt 20% giá trị hợp đồng.Những vi phạm khác của hai bên thì bên nào vi phạm thì phải bồi thường thiệt hại không quá 50% giá trị hợp đồng Những nội dung khác theo quy định của pháp luật. Đến ngày giao hàng, siêu thị X không giao hàng và không hề thông báo hay giải thích lý do cho chị A Đến ngày 2/7/2023, chị A gọi điện hỏi thì bên X trả lời là hàng chưa về và đến 3/7/2023 thì mang 10 chiếc quạt đến giao nhưng trong đó chỉ có 5 chiếc màu ghi xám, còn 5 chiếc còn lại là màu trắng sữa và không đúng mẫu mã đã thoả thuận trong hợp đồng Chị A không nhận hàng, yêu cầu X giao hàng đúng theo thỏa thuận, đồng thời yêu cầu X trả tiền phạt và bồi thường thiệt hại cho chị A 15 triệu đồng theo thoả thuận trong hợp đồng Hỏi:

1 Hợp đồng trên chịu sự điều chỉnh của văn bản Luật nào?

2 Các yêu cầu của chị A có hợp pháp không?

1 Hợp đồng trên chịu sự điều chỉnh của các văn bản bao gồm: Luật Thương Mại số 36/2005/QH11; Luật Dân sự số 91/2015/QH13; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

2 Các yêu cầu của chị A là không hợp pháp, bởi vì:

Xét các yêu cầu của chị A:

- Chị A không nhận hàng, yêu cầu X giao hàng đúng theo thỏa thuận là hợp pháp về Buộc thực hiện đúng hợp đồng : “Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.Trường hợp bên vi phạm giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.”

Trường hợp này, Chị A có quyền từ chối bởi Siêu thị X đã vi phạm các điều khoản trong hợp đồng về mẫu mã, chất lượng và thời gian giao hàng Chị A có thể yêu cầu bên siêu thị giao hàng đúng với thỏa thuận ban đầu.

- Chị A yêu cầu X trả tiền phạt là hợp pháp về Mức phạt vi phạm : “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Dựa vào thoả thuận trong hợp đồng nếu bên siêu thị giao hàng không đúng mẫu mã, chất lượng thì phải chịu phạt 20% giá trị hợp đồng, nếu không đúng thời hạn thì phải chịu phạt 20% giá trị hợp đồng Trường hợp này chị A có quyền yêu cầu X bồi thường thiệt hại 40% (vi phạm 2 điều khoản được nêu trong hợp đồng) giá trị hợp đồng, tức 12 triệu đồng.

- Chị A yêu cầu siêu thị X bồi thường thiệt hại cho chị A 15 triệu đồng theo thoả thuận trong hợp đồng là không hợp pháp về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

1 Có hành vi vi phạm hợp đồng;

2 Có thiệt hại thực tế;

3 Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.” Ở đây, siêu thị X đã có hành vi vi phạm hợp đồng khi không thực hiện đúng về thời gian giao hàng chậm 2 ngày so với hợp đồng mà không thông báo hay giải thích cho chị A; sai sót về màu sắc sản phẩm khi mang 10 chiếc quạt đến giao nhưng trong đó chỉ có 5 chiếc màu ghi xám đúng màu sắc thỏa thuận ban đầu, 5 chiếc còn lại là màu trắng sữa và không đúng mẫu mã đã thoả thuận trong hợp đồng.

Tuy nhiên, theo hợp đồng đã ký kết giữa chị A và siêu thị X thì những vi phạm khác của hai bên thì bên nào vi phạm thì phải bồi thường thiệt hại không quá 50% giá trị hợp đồng Những nội dung khác theo quy định của pháp luật

Trường hợp này, công ty X không có thêm vi phạm nào khác ngoài,ngoài việc vi phạm về mẫu mã, chất lượng, thời gian giao hàng đã quy định rõ trong hợp đồng về mức phạt vi phạm Thế nên, chị A không có quyền yêu cầu công ty X bồi thường thiệt hại 15 triệu đồng cho mình.

Tình huống 2

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Y do ông B (quốc tịch Mỹ) thành lập kinh doanh sản phẩm bánh kẹo làm từ hạt dinh dưỡng Tháng 8/2022, nhân dịp tết trung thu để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo, Công ty Y đưa ra chương trình khuyến mại: mua 1 sản phẩm tặng 1 sản phẩm cùng loại, riêng đối với sản phẩm bánh làm từ hạt óc chó được giảm giá từ 70.000 đồng/gói xuống còn 25.000 đồng/gói Chương trình khuyến mãi kéo dài đến khi hết sản phẩm khuyến mại. Đồng thời, Công ty Y ký kết hợp đồng với Công ty Z (sản xuất và kinh doanh trà thảo mộc) để các sản phẩm của mình được bày bán tại các cửa hàng bán sản phẩm của Công ty Z trong nhân dịp trung thu Tuy nhiên, do xảy ra mưa lớn không thể khắc phục được khiến cho hàng hóa của công ty Y đặt tại văn phòng của Công ty Z bị hư hỏng một nửa Hỏi:

1 Xác định hoạt động thương mại mà Công ty Y đã thực hiện? Hoạt động khuyến mại mà Công ty Y thực hiện có hợp pháp không?

2 Trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng thì ai chịu rủi ro đối với hàng hóa bị hư hỏng?

1 Hoạt động thương mại mà Công ty Y đã thực hiện và nhận định về hoạt động khuyến mại mà Công ty Y:

- Hoạt động thương mại mà Công ty Y đã thực hiện là

, Công ty Y đưa ra chương trình khuyến mại: mua 1 sản phẩm tặng 1 sản phẩm cùng loại, riêng đối với sản phẩm bánh làm từ hạt óc chó được giảm giá từ 70.000 đồng/gói xuống còn 25.000 đồng/gói áp dụng chương trình khuyến mại cho hết khi hết hàng

“ a) Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh.”

Người thực hiện hoạt động khuyến mại theo điểm a khoản 2 điều 88 là ông B, chủ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyên kinh doanh sản phẩm bánh kẹo làm từ hạt dinh dưỡng cũng chính là người trực tiếp khuyến mại hàng hóa dịch vụ mà mình kinh doanh.

, Công ty Y ký kết hợp đồng với công ty Z (sản xuất và kinh doanh trà thảo mộc) để các sản phẩm của mình được bày bán tại các cửa hàng bán sản phẩm của Công ty Z trong nhân dịp trung thu). về ủy thác mua bán hàng hóa: “Uỷ thác mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thoả thuận với bên uỷ thác và được nhận thù lao uỷ thác.”

Việc Công ty Y ký kết hợp đồng với Công ty Z (sản xuất và kinh doanh trà thảo mộc) để các sản phẩm của mình được bày bán tại các cửa hàng bán sản phẩm của Công ty Z trong nhân dịp trung thu được thực hiện dưới hình thức hoạt động thương mại là ủy thác mua bán hàng hóa với bên nhân ủy thác là công ty Z và bên ủy thác là công là.

- Hoạt động khuyến mại mà Công ty Y thực hiện là không hợp pháp Bởi vì:

Căn cứ về Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại: “Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm, không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.” và về Thông tin phải thông báo công khai: “Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại.”

Dựa vào đề bài thì công ty Y đã không đưa ra thời gian kết thúc khuyến mại (bắt đầu vào tháng 8/2022 cho đến khi hết sản phẩm khuyến mại), họ cũng không đưa ra tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại này là bao nhiêu Như vậy, hoạt động khuyến mại mà Công ty Y thực hiện là không hợp pháp vì chương trình này đã không đáp ứng đủ mọi điều kiện mà các điều luật nêu trên đã đề ra.

Căn cứ về Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại: “ Mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.”

Thực tế công ty Y đã giảm giá sản phẩm bánh làm từ hạt óc chó từ 70.000 đồng/gói xuống còn 25.000 đồng/gói Công ty Y đã không thực hiện đúng theo luật và đã giảm vượt quá 50% giá hàng hóa ngay trước thời gian khuyến mại Thực tế họ chỉ được phép giảm giá sản phẩm này từ 70.000 đồng/gói xuống còn 35.000 đồng/gói Do đó, hoạt động khuyến mại của công ty Y là không hợp pháp.

Hoạt động khuyến mại của công ty Y đã thực hiện theo đúng quy định về các yêu cầu đối với chủ thể, cách thức khuyến mại và nội dung khuyến mại; tuy nhiên,công ty Y đã vi phạm các quy định về hạn mức tối đa với hàng hóa khuyến mại và quy định về thời gian khuyến mại của hàng hóa Vậy nên, trong trường hợp này, hoạt động khuyến mại của công ty Y là

2 Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng thì trách nhiệm chịu rủi ro thuộc về:

1 Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Việc công ty Y ký hợp đồng với công ty Z để bày bán hàng hóa sản phẩm của mình ở công ty Z có thể coi là một hoạt động nhằm mục đích sinh lợi cho công ty Y với cách thức thực hiện là kí kết hợp đồng thương mại. Điều 165 Nghĩa vụ của bên nhận uỷ thác.

“4 Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác.”

Trong tình huống trên, việc xác định ký kết hợp đồng giữa hai bên và việc hàng hóa của công ty Y đặt ở văn phòng công ty Z để phục vụ cho hoạt động bày bán sản phẩm của cả hai công ty nhân dịp trung thu như đã thảo luận chứng minh: Công ty Y là bên ủy thác và Công ty Z là bên nhận ủy thác Do đó, trách nhiệm của bên Z là bên nhận ủy thác phải đảm bảo rằng trong suốt khoảng thời gian ký hợp đồng thì hàng hóa phải luôn trong tình trạng nguyên vẹn, không bị mất mát hư hỏng, hỏng hóc Nhưng bên nhận ủy thác là công ty Z đã không bảo quản tốt tài sản là hàng hóa của công ty Y khi đã để hàng hóa của công ty Y đặt ở công ty Z bị hư hỏng 1 nửa do mưa lớn

Có thể coi thời tiết mưa lớn là nguyên nhân chính khiến cho hàng hóa bị hư hỏng nhưng trời mưa to không thể nào được coi là lời bào chữa mang tính thuyết phục cao được vì việc bảo hành hàng hóa phải được bên công ty Z thực hiện một cách chi tiết, cẩn thận nhất, hàng hóa phải đặt ở nơi kín đáo có thể tránh mưa tránh gió Khi đó, có thể khẳng định chính công ty Z sẽ phải chịu rủi ro với số hàng hóa bị hư hỏng của công ty Y.

Ngoài ra trong trường hợp trên, công ty Z có thể bị áp dụng chế tài thương mại buộc thực hiện đúng hợp đồng, có thể áp dụng song song với việc bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm.

: Công ty Y và công ty Z đã ký kết hợp động thương mại Cụ thể, Công ty

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w