Do đó, tác giả lựa chọn nội dung “Văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-/ -
BỘ NỘI VỤ
-/ -
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM HOÀNG TÙNG
VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC
TẠI BỘ PHẬN MỘT CỬA UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - 2017
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia
Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Thanh Hà
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Vân
Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Thanh Thủy
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp D, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 -Nguyễn Chí Thanh-Đống Đa- Hà Nội Thời gian: Vào hồi 16 giờ 00 ngày 26 tháng 6 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chínhQuốc gia
Trang 31
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Văn hóa ứng xử của công chức là những chuẩn mực về thái độ, hành vi của công chức trong quá trình thực thi công vụ, thể hiện cụ thể qua mối quan hệ giữa công chức với luật pháp, công chức với công dân và giữa công chức với đồng nghiệp Văn hóa ứng xử của công chức, khác với văn hóa ứng xử của những người bình thường,
có tính chất bắt buộc cao, được thể hiện trong một hệ thống các quy định có tính chất pháp lý, ràng buộc công chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao Do đó, văn hóa ứng xử của công chức đang được quan niệm theo hướng là một bộ phận cấu thành quan trọng của đạo đức công vụ, là một tiêu chí đánh giá công chức quan trọng trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật
Trong những năm gần đây, văn hóa ứng xử của công chức nhà nước đã được nhận diện như một tiêu chí khi xây dựng hoạt động của các tổ chức mang tính chuyên nghiệp Điều đó chứng tỏ lý luận và thực tiễn văn hóa ứng xử củ công chức đã đi từ chỗ mang tính chất khẩu hiệu, phong trào đến chỗ được đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng trong thực tiễn nền công vụ nước ta Những nội dung về văn hóa ứng xử của công chức được đảm bảo bằng hệ thống cơ sở pháp lý vững chắc, có sự ủng hộ cao của các nhà chính trị và đồng thời cũng được nhân dân quan tâm, đồng tình
Tuy nhiên, để văn hóa ứng xử của công chức được đảm bảo thực hiện tốt trên thực tế lại là một vấn đề khó khăn, phức tạp do mức
độ không đồng đều về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ công chức cả nước nói chung, thành phố Hà Nội nói riêng
Trang 4Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, quận Tây
Hồ, thành phố Hà Nội được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hóa, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Điều đó đòi hỏi chính quyền quận Tây Hồ phải nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, cải thiện chất lượng các dịch vụ công, mà trước hết là thay đổi thái độ, văn hóa ứng xử của các công chức làm việc tại
bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ Quá trình
tổ chức thực hiện các mục tiêu yêu cầu trên đã đạt được những kết quả mang tính tích cực song vẫn còn những hạn chế, bất cập trong văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức nói chung, công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ nói riêng
Do đó, tác giả lựa chọn nội dung “Văn hóa ứng xử của công
chức tại bộ phận một cửa Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học
chuyên ngành Quản lý công nhằm đánh giá thực trạng văn hóa ứng
xử, từ đó đề xuất các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao văn hóa ứng
xử của đội ngũ công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Văn hóa ứng xử nói chung, văn hóa ứng xử của công chức hay văn hóa ứng xử trong công vụ nói riêng là một đề tài nghiên cứu có tầm quan trọng rất lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức trong công cuộc cải cách nền hành chính quốc qia Do
đó, ở những phạm vi nghiên cứu khác nhau, các cách tiếp cận khác nhau đều ít nhiều có đề cập trực tiếp đến nội dung này, hoặc gián tiếp
Trang 53
đề cập thông qua các nghiên cứu về giao tiếp, văn hóa giao tiếp hay giao tiếp-ứng xử trong hoạt động công vụ Cụ thể:
Ở góc độ khoa học ngữ văn, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn
Phương Chi với tên đề tài “Một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa ứng
xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh)” [4] đã đề cập, phân tích mô tả những đặc điểm ngôn ngữ - văn
hóa của tiếng Việt qua hành vi từ chối; Đối chiếu với tiếng Anh và rút ra điểm tương đồng, khác biệt Sử dụng loại hành vi này trong giao tiếp liên văn hóa Đây là một nghiên cứu rất cụ thể về ngôn ngữ
- văn hóa ứng xử, đồng thời cũng rất cụ thể trong đó chỉ tập trung vào một dạng hành vi đặc biệt là từ chối
Ở góc độ khoa học hành chính công, trong luận án tiến sĩ với
tên đề tài “Xây dựng văn hóa ứng xử công vụ của công chức cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay” [14], tác giả Trịnh Thanh
Hà đã hệ thống hóa những nội dung lý luận về văn hóa ứng xử công
vụ của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước Đồng thời, xây dựng các giải pháp hình thành và phát triển văn hóa ứng xử công
vụ của công chức cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay
Trong cuốn sách có tiêu đề “Kỹ năng giao tiếp ứng xử” [24],
tác giả Lại Thế Luyện đã giới thiệu một cách tổng quan về giao tiếp, các kỹ năng giao tiếp cơ bản; các kỹ năng giao tiếp sử dụng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, các phương tiện thông tin liên lạc; kỹ năng ứng xử trong những tình huống tiêu cực
Cũng với nội dung liên quan đến giao tiếp - ứng xử ở một phạm vi tương đối rộng, tác giả Nguyễn Mạnh Linh trong cuốn sách
“Giao tiếp ứng xử” [23] tập trung vào việc giới thiệu các cách giao
Trang 6tiếp ứng xử trong gia đình, trong xã giao, trong quá trình nuôi dưỡng trẻ nhỏ, trong hoạt động đầu tư tiêu dùng
Trong một ấn phẩm do Tạp chí Thuế nhà nước ấn hành có tiêu
đề “Kỹ năng giao tiếp ứng xử văn hóa công sở và đạo đức công chức thuế” [30], các tác giả đã trình bày những nội dung tương đối khái
quát, tổng quan về kỹ năng giao tiếp của một nhóm đối tượng công chức cụ thể là công chức ngành thuế Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
đề cập đến nội dung xây dựng và đánh giá văn hóa công sở ngành thuế và cán bộ thuế
Trong một nghiên cứu có tính chất lý luận cao, “Giáo trình kỹ năng điều hành công sở và giao tiếp công vụ” [22] do các tác giả
Nguyễn Đỗ Kiên, Phạm Thái Linh Ngọc biên soạn đã tập hợp, hệ thống một số vấn đề lý luận chung về giao tiếp và một số kỹ năng giao tiếp cơ bản; kỹ năng giao tiếp công vụ; công sở và hoạt động của công sở; kỹ thuật điều hành công sở; kỹ thuật điều hành công sở của người lãnh đạo, quản lý
Với nhóm đối tượng khảo sát là cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở, luận án tiến sĩ ngành tâm lý học của tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm
với tên đề tài “Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ” [31] đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về trí tuệ cảm xúc trong giao tiếp công vụ của nhóm xã hội là các cán bộ chủ chốt cấp cơ sở để phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu kém về năng lực trí tuệ cảm xúc của nhóm cán bộ này biểu hiện trong giao tiếp công vụ Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở
Trang 75
Ở phạm vi tương đối rộng liên quan đến văn hóa công sở,
trong một ấn phẩm của Kho bạc nhà nước có tựa đề “Văn hóa công
sở và giao tiếp hành chính: Tài liệu học tập dành cho CBCC hệ thống Kho bạc Nhà nước” [21], các tác giả đề cập một cách có hệ
thống vai trò của văn hóa trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, tiêu thức văn minh, văn hóa nghề kho bạc Vai trò văn hóa trong hoạt động công sở, kinh nghiệm văn hóa ứng xử ở công sở như giao tiếp với đồng nghiệp, với cấp trên, cấp dưới, kỹ năng giao tiếp, môi trường giao tiếp
Cũng ở phạm vi nội dung về văn hóa công sở nói chung, giao tiếp trong công sở hành chính nhà nước nói riêng, trong cuốn sách có
tựa đề “Nghệ thuật giao tiếp hành chính, công sở” [26] các tác giả
Lương Minh Nguyệt, Lương Minh Hà (2008), đã giới thiệu các hiện tượng tâm lý, những lý luận cơ bản về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp trong hành chính, công sở;
Lương Thị Hiền (2014), Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt, Luận án: Hệ thống
hóa những nghiên cứu về ngôn ngữ học pháp luật; về quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp pháp đình nói riêng; xác định đặc điểm cơ bản của giao tiếp pháp đình trong giao tiếp hành chính tiếng Việt Hệ thống hóa những lý thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp pháp đình Nghiên cứu quyền lực trong ngôn ngữ tương tác pháp đình trên bình diện tổng thể Nghiên cứu các phương tiện cụ thể biểu thị quyền lực trong giao tiếp pháp đình;
Với phạm vi nghiên cứu liên quan đến nội dung giao tiếp của nhóm đối tượng cán bộ, công chức, tác giả Nguyễn Phương Huyền
trong luận án có tên đề tài “Kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức”
Trang 8[18] đã tập trung trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về kỹ năng
giao tiếp của cán bộ, công chức hành chính Đồng thời, nghiên cứu thực trạng kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp cho công tác bồi dưỡng, góp phần nâng cao kỹ năng giao tiếp của cán bộ, công chức;
Trong luận án tiến sĩ khoa học hành chính công với tên đề tài
“Kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước Việt Nam” [34], tác giả Đào Thị Ái Thi từ các tiếp cận trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá
thực trạng về kỹ năng giao tiếp của đội ngũ công chức hành chính đã
đề xuất các giải pháp và xây dựng mô hình rèn luyện kỹ năng giao tiếp của công chức hành chính trong tiến trình cải cách hành chính nhà nước;
Các nghiên cứu trên vừa có những nội dung đề cập cụ thể đến văn hóa ứng xử, đồng thời vừa có những nội dung bao quát với phạm
vi rộng hơn hoặc có liên quan như giao tiếp của công chức hay văn hóa trong công sở Trong những phạm vi nghiên cứu nhất định, các nghiên cứu trên đều cơ bản đạt được các mục đích, nhiệm vụ đặt ra Đây là những tư liệu tham khảo quý báu cho các nghiên cứu về văn hóa giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức nói chung, công chức làm việc tại bộ phận một cửa nói riêng
Tuy có sự phong phú về nội dung, các cách tiếp cận, đặt vấn đề
và đối tượng nghiên cứu cụ thể song các công trình nghiên cứu hiện
có chưa đề cập đến văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa, đặc biệt là công chức bộ phận một cửa thuộc Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện Đây là một nội dung nghiên cứu tương đối mới song có vai trò rất quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất
Trang 97
lượng đội ngũ công chức cấp huyện nói riêng, công chức bộ phận một cửa nói riêng Do đó, từ thực tiễn của địa phương, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu về văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa thuộc UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội nhằm phân tích, đánh giá văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa trên cơ
sở lý luận để từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể nâng cao văn hóa của công chức nói chung, công chức bộ phận một cửa cấp huyện nói riêng; bổ sung vào các nghiên cứu về văn hóa ứng xử nói chung, văn hóa ứng xử của công chức nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận văn hóa ứng xử của đội ngũ công chức nói chung, công chức tại bộ phận một cửa nói riêng, tiến hành đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao văn hóa ứng xử tại bộ phận một cửa UBND quận Tây
Hồ, thành phố Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa ứng
xử của công chức, công chức tại bộ phận một cửa;
Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa ứng xử của công
chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;
Ba là, đề xuất giải pháp hoàn thiện văn hóa ứng xử của công
chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng chính là văn hóa ứng
xử của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, thành
Trang 10phố Hà Nội với những nội dung lý luận và thực tiễn cụ thể, gắn liền với đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Luận văn tiến hành nghiên cứu trong phạm vi quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu đối tượng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015
5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
và đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp của Nhà nước, trong việc xây dựng văn hóa ứng xử
5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp hệ thống hóa lý luận nhằm tập hợp, rà soát các nội dung lý luận về văn hóa, văn hóa ứng xử, văn hóa ứng xử của công chức, công chức làm việc tại bộ phận một cửa; phương pháp phân tích – tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong cả ba chương của luận văn nhằm làm rõ các nội dung về lý luận, thực tiễn, về thực trạng văn hóa ứng xử của công chức tại bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ, về logic lập luận trong việc chứng minh, luận giải các giải pháp nhằm nâng cao văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ; phương pháp so sánh, đối chiếu những nội dung lý luận với thực trạng văn hóa ứng xử của công chức bộ phận một cửa UBND quận Tây Hồ từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại cần khắc phục; phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng nhằm thu thập các thông tin bổ